MỤC LỤC
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các làng nghề truyền thống, hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống tại Đông Hưng, Thái Bình; tìm ra những thuận lợi và khó khăn về hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống của huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. - Nghiên cứu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động quản lý, quản lý nhà nước cũng như những quan điểm của Đảng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam và các văn bản quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống. Đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu thứ cấp,.
Ngày nay, dưới tác động của cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất và kinh doanh trong các làng nghề truyền thống thường trở về với mô hình truyền thống là các hộ gia đình, cùng với sự xuất hiện của các doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần kinh doanh sản phẩm làng nghề truyền thống. Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống là việc triển khai các biện pháp quản lý bằng cách sử dụng các công cụ như pháp luật, chính sách, quy hoạch và kế hoạch để ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các làng nghề truyền thống tại địa phương.
Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất tại các làng nghề đều có quy mô nhỏ, nằm trong khu dân cư, mặt bằng sản xuất chật hẹp nên rất khó xây dựng hệ thống xử lý môi trường, các hộ sản xuất chưa đầu tư các biện pháp nhằm giảm thải ô nhiễm môi trường không khí, bụi, chất thải rắn; nước thải sản xuất chưa qua xử lý cùng với nước thải sinh hoạt được xả vào hệ thống thoát nước mặt, đồng thời, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao… là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Bởi làng nghề có nhiều mối quan hệ phức tạp trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, lao động và môi trường, và sự phát triển của làng nghề kết hợp với du lịch đang ngày càng phổ biến, nên quản lý nhà nước cần phải linh hoạt, nhanh nhạy và sáng tạo trong việc áp dụng pháp luật phù hợp, giải quyết các tình huống phát sinh một cách hiệu quả.
Mỗi năm, Bộ phải lập kế hoạch và dự toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn để gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp và phân bổ ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, cùng với đó phải thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, và đánh giá định kỳ hoặc đột xuất về việc thực thi chính sách, pháp luật và hiệu quả hoạt động của các làng nghề. Như vậy, xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống ở địa bàn tỉnh là việc tổ chức không gian của địa phương; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân; sắp xếp, cân nhắc, tính toán việc sử dụng, bố trí các nguồn lực của địa phương nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất, thúc đẩy, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề, trong đó thể hiện những tầm nhìn, bố trí chiến lược về thời gian và không gian phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Trong quản lý thực thi chính sách phát triển làng nghề truyền thống được thể hiện ở các năng lực như lập kế hoạch, tổ chức, ủy quyền, điều phối, kiểm soát, đề ra các mục tiêu thực thi chính sách làng nghề truyền thống, thiết lập các hệ thống, thực hiện các quy chế, quy định, và vận hành các quy trình thủ tục liên quan tới thực thi chính sách phát triển làng nghề truyền thống. Việc thực hiện phân cấp QLNN đổi với làng nghề truyền thống cho các địa phương phải đảm bảo được những nguyên tắc cơ bản, gồm: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảm bảo sự lãnh đạo duy nhất của Đảng, Nhà nước trong QLNN đối với làng nghề truyền thống; Đảm báo nguyên tắc tập trung - dân chủ trong phân cấp QLNN đối với làng nghề truyền thống; Đảm bảo hoạt động phân cấp tuân thủ pháp chế; Đảm bảo tỉnh thống nhất của quyền lực nhà nước trong QLNN đối với làng nghề truyền thống: Đảm bảo tính hiệu quả của quá trình phân cấp (khả năng đạt được mục tiêu, chất lượng và yêu cầu quản lý với chi phí thấp nhất và thời gian ngắn nhất); Đảm bảo tỉnh phù hợp trong phân cấp QLNN đối với làng nghề - nghĩa là phù hợp giữa nhiệm vụ QLNN đối với làng nghề đối với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn; phù hợp với đặc thủ QLNN trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống; phù hợp với đặc điểm của đơn vị hành chính - lãnh thổ ở tỉnh.
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện đề án, từ chỗ toàn huyện chỉ có 5 làng nghề, đến nay toàn huyện Hải Hậu đã xây dựng và phát triển được thêm 35 làng nghề mới với đa dạng các ngành nghề như: sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (mộc, dệt chiếu, kéo sợi PE, chế biến lương thực, thực. phẩm), sinh vật cảnh (trồng cây cảnh, trồng hoa), trồng cây dược liệu và nuôi thủy sản. Các làng nghề mới được nhân cấy, xây dựng thành công trong giai đoạn 2015-2020 không chỉ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 9.000 lao động nông thôn mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của nhiều địa phương, là “củ hích" đề huyện Hải Hậu thực hiện và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXV.
Thu nhập của người lao động tại các làng nghề tăng so với lao động thuần nông (tỷ trọng bình quân chiếm từ 40% - 70% tổng thu nhập). Hiện tại lao động được sử dụng tại các làng nghề mang tính đa dạng, lao động trực tiếp làm theo phương pháp thủ công, gia truyền. Việc quản lý sản xuất còn theo kinh nghiệm, trình độ văn hoá của người lao động tương đối thấp. Trình độ tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại chậm, tri thức quản lý không có do vậy nhiều khi dẫn đến sản xuất kinh doanh thua. lỗ hoặc thậm chí có hộ bị phá sản. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh biết rằng yếu tố con người có vai trò quyết định, song thực tế hiện nay cho thấy hầu hết trình độ sản xuất kinh doanh của lực lượng lao động tại các làng nghề truyền thống là được đào tạo theo sự kèm cặp tại chỗ, người đi trước chỉ người đi sau, không được đào tạo cơ bản do vậy khi chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghệ sản xuất đã gặp không ít khó khăn, nhiều hộ do quá kém về năng lực và trình độ hiểu biết đã dẫn tới việc mua phải những thiết bị không đủ chất lượng hoạt động, công suất hoạt động thấp, chất lượng sản phẩm không cao, trong quá trình sản xuất liên tục phải sửa chữa nên dẫn đến thua lỗ rất nhiều trong sản xuất kinh doanh. *Về thực trạng nguồn vốn. Thực tế ở nước ta và cụ thể là huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình cho thấy kinh tế làng nghề truyền thống chiếm vị trí không nhỏ trong sự phát triển kinh tế chung, kinh tế làng nghề truyền thống phát triển mạnh không chỉ về sức tiêu thụ sản phẩm mà cả về vốn lẫn hình thức hoạt động. Vốn cho nhu cầu đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất ngày càng nhiều hơn vì thực tế cho thấy các làng nghề muốn tồn tại và phát triển phải được đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhu cầu vốn lưu động dùng cho cả 3 khâu: Dự trữ nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ là rất lớn. Việc tiêu thụ sản phẩm tự do theo cơ chế thị trường nên thường cần khối lượng vốn tồn trong khâu thanh toán nhiều, nguyên vật liệu ở dạng thu gom nên thường phải trả ngay cho người bán, còn sản phẩm xuất đi nằm tại các đại lý với số lượng khá lớn. Để có thể duy trì sản xuất thường xuyên thì nhu cầu vốn lưu động đối với các làng nghề phải gấp 3-4 lần trị giá tài sản cố định. Từ những lý do đó nên thời gian vừa qua, nhiều hộ và doanh nghiệp tư nhân lao vào sản xuất với số vốn chỉ đạt ở mức cần thiết để sản xuất ban đầu, sau khi giao hàng đi không còn tiền để tiếp tục chu kỳ sản xuất do vậy gặp rất nhiều khó khăn, tuy hàng tiêu thụ được mà vốn đọng trong thanh toán lớn, dẫn tới khó khăn cho một số doanh nghiệp và hộ sản xuất đặc biệt là những cơ sở mới đầu tư nâng cấp dây chuyền thiết bị. Qua tổng hợp tình hình vốn tại các làng nghề cho thấy sự phát triển của làng nghề đã huy động được nguồn vốn đáng kể trong nhân dân vào phát triển kinh tế của tỉnh, phát huy tính cần cù, sáng tạo, yêu lao động của người dân Việt Nam, mở mang một số ngành nghề mới có công nghệ hiện đại, khai. thác và tận dụng nguồn nguyên liệu thừa, nguyên liệu sẵn có, thu hút được nguồn lao động không có việc làm trong và ngoài tỉnh. Nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất trong các làng nghề kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả. Tuy nhiên, trong những làng nghề không phải cơ sở sản xuất nào cũng tốt, mà cũng còn có nhiều hộ, nhiều doanh nghiệp làm ăn lúng túng, chưa có kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. *Về quảng bá thương hiệu. Huyện Đông Hưng có những làng nghề truyền thống nổi tiếng, sản phẩm xuất hiện ở rất nhiều nơi nhưng việc xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm cho làng nghề còn khá yếu ớt, chủ yếu là tự phát, hiệu quả chưa cao. Lấy truyền thống trăm năm, nghìn năm để thay thế cho việc quảng bá thương hiệu làng nghề là nếp nghĩ của khá nhiều người làm nghề thủ công. Theo họ, vì đã có truyền thống lâu đời nên sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm của làng nghề mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả của cách làm này không cao. Cả làng với hàng trăm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhưng chưa có hoặc mới chỉ có một vài trang web cá nhân, còn website riêng cho cả làng nghề thì chưa có. Một trong những nguyên nhân của khó khăn trên là sản xuất trong các làng nghề hiện còn manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình, mạnh ai nấy làm. Thế nên, để xây dựng thương hiệu chung không phải chuyện dễ. Ngoài ra việc mang sản phẩm ra trưng bày tại các trung tâm thương mại lớn cũng tốn khá nhiều chi phí, hơn nữa do khó khăn chung của nền kinh tế nên sản phẩm bán không chạy lắm. Mặc dùng Phòng Công thương của huyện đã có những chính sách hỗ trợ, xúc tiến quảng bá thương mại dành cho các làng nghề nhưng hiệu quả chưa cao bởi ngoài những nỗ lực của Phòng còn đòi hỏi sự nhận thức và sự đầu tư của chính các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. *Về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, tổ chức kinh tế làng nghề vẫn còn mang hình thức độc đáo theo kiểu “truyền thống gia đình” sản xuất mang tính tự phát, nhiều khi chạy theo lợi nhuận trước mắt nên hạn chế rất nhiều đến quá trình bảo tồn và phát triển thường xuyên của các làng nghề, có những làng đang phát triển thịnh vượng thì bị đột ngột co lại, lý do là sự ồ ạt ra đời những sản phẩm mà thị trường không tiếp tục chấp nhận dẫn tới có thời kỳ có làng nghề việc sản xuất. kinh doanh gặp nhiều khó khăn, có những làng không thích ứng với thị trường do công nghệ và chủng loại sản phẩm không được cải tiến dẫn tới hầu như ngừng hoạt động. Một số làng nghề phụ thuộc hoàn toàn vào một thị trường nhất định nên khi thị trường này hết nhu cầu thì gần như cả làng nghề đóng cửa. Hoạt động của làng nghề truyền thống huyện Đông Hưng. - Nhóm nghề dệt, may, thêu, thảm, móc sợi, mây tre đan thu hút trên 17.888 lao động là nhóm nghề có giá trị sản xuất lớn trong đó có nhiều nghề thu hút được nhiều lao động như:. công nghiệp tập trung). - Nhóm nghề cơ khí, sửa chữa kim loại thu hút 830 lao động, trong nhóm nghề này có các làng nghề truyền thống như Dũa thép Mê linh 350 lao động, làng đa nghề Long Bối xã Đông Hợp 150 lao động, xã Đông La 300 lao động, làng nghề Kinh Nậu xã Đông Kinh có nghề Trạm bạc truyền thống nhưng số lao động làm nghề trạm bạc đến nay đã giảm nhiều chỉ còn 15 hộ với 30 lao động làm nghề do thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, các sản phẩm làm ra tự tiêu thụ hoặc làm gia công cho làng Đồng Xâm huyện Kiến Xương, còn lại chuyển sang làm nghề đệm ghế cói xuất khẩu.
Chính sách cũng hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất: Các cơ sở ngành nghề nông thôn đang hoạt động trong hoặc ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản di dời; khi thực hiện di dời đến các khu, cụm công nghiệp, cụm làng nghề hoặc đến địa điểm quy hoạch được hỗ trợ các chi phí tháo dỡ, bốc xếp, vận chuyển, lắp đặt trang thiết bị, nhà xưởng. Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực là hỗ trợ một phần chi phí lớp học cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề, đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề của nghệ nhân, thợ thủ công và các hình thức hỗ trợ chi phí đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện theo quy định hiện hành và theo Nghị quyết số 207/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016- 2020;.
- Nước ta đã gia nhập thành viên của WTO đã mở ra hướng đi mới cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống; các cơ sở đã có cách nhìn khác về việc tạo ra sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. - Sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân địa phương về chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống chưa trở thành hành động mạnh mẽ của người dân.
Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, các yếu tố mới lạ thường không duy trì được thời gian dài, vì thế, bảo hộ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với các tinh hoa, đặc trưng riêng có của từng sản phẩm gắn với làng nghề truyền thống sẽ là công cụ cạnh tranh lâu dài và hiệu quả, điều này cũng giúp các làng nghề truyền thống phát triển bền vững hơn. - Tăng cường sự chỉ đạo và quản lý từ phía UBND huyện đối với các làng nghề truyền thống, đặc biệt là việc bổ sung cán bộ chuyên trách và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề để nắm bắt kịp thời thông tin và hỗ trợ cho sự phát triển của làng nghề.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp thực hiện các dự án bảo tồn các nghề, làng nghề truyền thống; xây dựng và triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch làng nghề; chỉ đạo phát triển làng nghề gắn với du lịch, nhất là xây dựng và triển khai thực hiện các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề. - Tăng cường sự chỉ đạo quản lý Nhà nước của UBND tỉnh và UBND huyện đối với làng nghề truyền thống, đặc biệt bổ sung cán bộ chuyên trách và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề truyền thống để cung cấp và nắm bắt kịp thời các thông tin phục vụ, hỗ trợ cho làng nghề phát triển.