Điều này đề cập đến khả năng của một số loài Trichoderma hình thành mối quan hệ nội sinh hỗ sinh với một số loài thực vật.. Bộ gen của một số loài Trichoderma đã được giải trình tự và đư
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP
MÔN: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SINH HỌC
CHẾ PHẨM SINH HỌC
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ BÙI THÙY DƯƠNG
Thủ Đức, tháng 03 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
BUỔI 1 THỰC HÀNH LÀM BỊCH GIỐNG Trichoderma spp 1
1.1 Tổng quan tài liệu 1
1.2 Vật liệu và phương pháp 2
1.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2
1.2.2 Vật liệu 2
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu 2
1.3 Kết quả 5
1.3 Kết luận 6
BUỔI 2: KIỂM TRA MẬT ĐỘ KHUẨN LẠC Pseudomonas spp .7
2.1 Tổng quan tài liệu 7
2.2 Vật liệu & phương pháp 7
2.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 7
2.2.2 Vật liệu 7
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu 8
2.3 Kết quả 10
2.4 Kết luận 11
Trang 3BUỔI 1 THỰC HÀNH LÀM BỊCH GIỐNG Trichoderma spp
1.1 Tổng quan tài liệu
Trichoderma là một chi nấm thuộc họ Hypocreaceae hiện diện trong tất cả các loại
đất, nơi chúng là loại nấm nuôi cấy phổ biến nhất Nhiều loài trong chi này có thể được
coi là cộng sinh thực vật có tính độc cơ hội Điều này đề cập đến khả năng của một số loài
Trichoderma hình thành mối quan hệ nội sinh hỗ sinh với một số loài thực vật Bộ gen của
một số loài Trichoderma đã được giải trình tự và được công bố rộng rãi từ JGI
Nấm Trichoderma là một loại nấm đối kháng có khả năng kiểm soát tất cả các loại
nấm gây bệnh khác, giết được nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium,
Rhizoctonia và Fusarium
Công dụng của nấm Trichoderma đối với cây trồng: Nấm Trichoderma tiết ra một loại emzyme có khả năng làm tan vách tế bào của các loại nấm khác Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại biến chúng thành thức ăn và tạo nên những hữu cơ có lợi Nấm Trichoderma còn tạo ra chất có hoạt tính tương tự như “thuốc kháng sinh", có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh đồng thời nó là một “ký sinh" giết chết các loài gây bệnh, tiết ra các enzyme phân hủy chúng Nấm Trichoderma bám vào những vùng rễ cây như những sinh vật cộng sinh khác, sự đeo bám này mang lại lợi ích cho cả cây trồng lẫn Trichoderma Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp
dinh dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây
Trang 41.2 Vật liệu và phương pháp
1.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 23/02/2024
Địa điểm: Thí nghiệm tiến hành tại Xưởng thực tập, Khoa Khoa học Sinh học, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
1.2.2 Vật liệu
- Gạo tấm: 8kg
- Trấu: 150g
- Nước: 1L
- Nitơ: 100g
- Nấm Trichoderma
- Bịch nilong, dây thun, bông gòn, cân, thiết bị cần thiết trong tủ cấy
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Cân 150g trấu, cân 8kg tấm
Hình 1.1 Cân 150g trấu
Trang 5Bước 2 Cân 100g Nitơ, sau đó hòa tan với 1L nước Tưới vào hỗn hợp tấm với trấu
trộn đều
Hình 1.2 Pha 100g Nitơ với 1L nước và trộn đều
Bước 3 Cho hỗn hợp vừa trộn vào bịch nilong, mỗi bịch 400g đầu xếp hình Z và nhét
nút bông
Hình 1.3 Cho vào bịch và đóng bịch
bằng nút bông
Trang 6Bước 4 Bỏ tất cả các bịch môi trường vào nồi hấp ở nhiệt độ 121ºC
Hình 1.4 Đem vào nồi hấp và hấp
Bước 5 Chuẩn bị dịch khuẩn bỏ vào môi trường Đổ nước cất vào đĩa giống
nấm Trichoderma và cạo nấm trong đĩa để trộn lẫn nước với nấm
Hình 1.5 Đĩa giống nấm
Trichoderma spp
Trang 7Bước 6 Sau đó đổ dung dịch vừa thu được vào bình tam giác để pha loãng, đong 30ml
chuẩn bị đổ vào bịch
Hình 1.6 Bình chứa giống
Trichoderma spp
Bước 7 Đổ 30ml dung dịch vào các bịch và lắc đều để nấm có thể phát triền đều
Hình 1.5 Đổ dịch pha loãng vào bịch và lắc đều
1.3 Kết quả
- Hình ảnh bịch giống sau 7 ngày
Trang 8Hình 1.6 Kết quả sau 7 ngày cấy
1.4 Kết luận
Kết quả sau 7 ngày ta thấy các bịch giống chuyển xanh do nấm Trichoderma phát triển,
nấm phát triển nhanh, lan khắp bịch Ngoài ra vẫn có một số bịch phát triển không đều,
có thể do nấm phát triển không đều, lắc không đều, lượng nấm ít hoặc thao tác lỗi
Trang 9BUỔI 2: THỰC HÀNH KIỂM TRA MẬT ĐỘ KHUẨN LẠC Pseudomonas spp
2.1 Tổng quan tài liệu
Pseudomonas là một chi vi khuẩn gram âm thuộc họ Pseudomonadaceae thuộc
lớp Gammaproteobacteria Việc nuôi cấy in vitro dễ dàng và số lượng trình tự bộ gen của chủng Pseudomonas ngày càng tăng đã khiến chi này trở thành trọng tâm tuyệt vời cho nghiên cứu khoa học; các loài được nghiên cứu nhiều nhất bao gồm P aeruginosa với vai trò là mầm bệnh cơ hội ở người, mầm bệnh thực vật P syringae, vi khuẩn đất P
putida và P fluorescens thúc đẩy tăng trưởng thực vật, P lini, P migulae, và P graminis
Các đặc điểm khác có xu hướng liên quan đến các loài Pseudomonas (với một số
trường hợp ngoại lệ) bao gồm sự tiết ra pyoverdine, một siderophore huỳnh quang màu
vàng lục trong điều kiện hạn chế sắt Một số loài Pseudomonas nhất định cũng có thể tạo
ra các loại siderophore bổ sung, chẳng hạn như pyocyanin của Pseudomonas aeruginosa
và thioquinolobactin của Pseudomonas fluorescens Các loài Pseudomonas cũng thường
cho kết quả dương tính với xét nghiệm oxidase, không tạo thành khí từ glucose, glucose
bị oxy hóa trong xét nghiệm oxy hóa/lên men bằng xét nghiệm Hugh và Leifson O/F, tan máu beta (trên thạch máu), indole âm tính, đỏ methyl âm tính, xét nghiệm Voges– Proskauer âm tính và citrate dương tính
2.2 Vật liệu và phương pháp
2.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 01/03/2024
Địa điểm: Thí nghiệm tiến hành tại Xưởng thực tập, Khoa Khoa học Sinh học, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2 Vật liệu
Trang 10- Chế phẩm sinh học Pseudomonas spp.
Hình 2.1 Chế phẩm sinh học
Pseudomonas spp
- Nước cất hấp khử trùng
- Ống nghiệm, nút bông, đèn cồn, que cấy,micropipette,…
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Bước 1: Dùng micropipette hút 10 mL dịch khuẩn từ chế phẩm sinh học cho vào
bình chứa 90 mL nước muối sinh lý và lắc bằng máy lắc 15-20p
Hình 2.2 Đong và lắc
Trang 11Bước 2: Lấy 6 ống nghiệm, mỗi ống chứa 9ml nước hấp khử trùng Pha loãng tới 10-6
Hình 2.3 Chuẩn bị ống nghiệm
Bước 3: Dùng micropipette hút 1 mL dịch khuẩn cho vào ống nghiệm thứ nhất và trộn
đều dung dịch, sau đó hút 1 mL dịch khuẩn từ ống nghiệm thứ nhất sang ống nghiệm thứ hai và trộn đều dung dịch Tương tự tiến hành thao tác trên với các ống nghiệm còn lại
Bước 4: Tiến hành cấy trang, cấy 6 đĩa tương ứng với 1 nồng độ 2 đĩa (3 nồng độ liên tiếp
độ pha loãng đã chọn để cấy trang
Hình 2.3 Cấy trang
Trang 12- Mang các đĩa đi ủ trong điều kiện thích hợp để vi khuẩn phát triển
- Quan sát và ghi nhận kết quả sau 3 ngày
2.3 Kết quả
Hình 2.4 Kết quả ở nồng độ 10-6
- Kết quả sau 3 ngày cấy ở nồng độ 10-5
Hình 2.5 Kết quả ở nồng độ 10-5
Trang 13Hình 2.6 Kết quả ở nồng độ 10-4
2.4 Kết luận
Sau 3 ngày quan sát ta thấy các đĩa đã có bào tử, các bào tử nấm phát triển khá nhanh
Công thức tính mật độ khuẩn lạc (bào tử):
Trong đó:
N: tổng số khuẩn lạc (bào tử) CFU/g
ni: số đĩa đếm được ở các nồng độ pha loãng i
fi: Độ pha loãng thứ i
- Bảng số liệu thu được:
Nồng độ
Số khuẩn lạc
Trang 14- Theo công thức, ta có:
Kết luận:
- Mật độ khuẩn lạc nấm Trichoderma trong việc tạo chế phẩm sinh học cho kết quả thấp hơn so với mật độ trên bao bì sản phẩm Như vậy, sản phẩm chưa đủ điều kiện, chất lượng
để sử dụng