1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vì sao nói chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vì sao nói chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật
Tác giả Tạ Hà Hiếu
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Triết Học Marx-Lenin
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANHBÀI TẬP LỚNMôn : Triết Học Marx-LeninĐề 1 :Câu 1 : Vì sao nói chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cao nhất của chủ ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN Môn : Triết Học Marx-Lenin

Đề 1 : Câu 1 : Vì sao nói chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật ?

Câu 2 : Chứng minh rằng khái niệm “vật chất” trong Triết học Marx-Lenin đạt đến trình độ Triết học.

Họ và tên : Tạ Hà Hiếu Lớp : EBDB1 MSV : 11191973

Hà Nội, ngày 8, tháng 11, năm 2019

Trang 2

Câu 1 : Vì sao nói chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật ?

1/ Chủ nghĩa duy vật và các hình thức

Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm: bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất

có trước quyết định ý thức Chủ nghĩa duy vật quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm: bản chất thế giới là ý thức; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức

có trước và quyết định vật chất

Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật và sự tồn tại, phát triển của

nó có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, đồng thời thường gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử Nó là kết quả của quá trình đúc kết, khái quát kinh nghiệm để vừa phản ánh những thành tựu mà con người đã đạt được trong từng giai đoạn lịch sử, vừa định hướng cho các lực lượng xã hội tiến bộ hoạt động trên nền tảng của những thành tựu ấy Trên cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua các hình thức của nó, trong đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật

Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã được hình thành và phát triển với ba hình thức cơ bản là: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng

Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy

vật thời cổ đại Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của vũ trụ Nhận thức của các nhà triết học duy

Trang 3

vật cổ đại mang nặng tính trực quan nên những kết luận của họ về thế giới còn ngây thơ, chất phác

Tuy còn rất nhiều hạn chế nhưng chủ nghĩa duy vật thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, nó không viện đến một thần linh hay một đấng sáng tạo nào để giải thích thế giới Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX Đây là thời kỳ cơ học cổ điển đạt được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển Đây là phương pháp nhận thức thế giới như một cỗ máy

cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật do Mác và Ăngghen bắt đầu xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ XIX, sau

đó được Lênin và những người kế tục ông bảo vệ và phát triển Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại và chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại, đạt tới trình độ là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã cung cấp công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng

2/ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất cho đến nay

A Chủ nghĩa duy vật ra đời đã khắc phục được hạn chế của những chủ nghĩa duy vật trước đó

a) Chủ nghĩa duy vật chất phác

Chủ nghĩa duy vật chất phác là hình thức sơ khai của chủ nghĩa duy vật Xuất phát từ sự quan sát thực tế, chủ nghĩa duy vật thời kì cổ đại đã đưa ra nhiều quan điểm đúng đắn nhưng mang tính ngây thơ, chất phác

*Quan niệm chủ nghĩa duy vật ở phương Đông

Trang 4

Trong thời kì cổ đại ở phương Đông nổi lên có triết học Ấn Độ và Trung Quốc

Ấn Độ

Ở Ấn Độ những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và khoa học…là những cơ sở cho sự phát sinh và phát triển của những tư tưởng triết học Mặc dù xuất hiện từ rất sớm nhưng triết học Ấn Độ chỉ thực sự xuất hiện vào cuối giai đoạn Vesda với những thành tựu nổi bật là sự ra đời của các trường phái triết học:

Trường phái Samkhuya: Vào thời kì đầu, trường phái Samkhuya không

thừa nhận “tinh thần là vũ trụ tối cao’’, phủ nhận sự tồn tại của thần

và khẳng định thế giới này là thế giới vật chất Đây là quan điểm có tính chất định hướng, là cơ sở lý luận cho sự khai phá của chủ nghĩa duy vật những giai đoạn sau Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh chống lại các quan điểm khác đề cao yếu tố tinh thần tối cao của vũ trụ

Trường phái Nyaya: Thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất và khẳng

định thế giới vật chất rất phong phú, đa dạng bao gồm nhiều sự vật, hiện tượng Thế giới này tồn tại trong không gian do các hạt nhỏ cấu tạo nên và được gọi là nguyên tử Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới kể cả con người

đều được hình thành từ nguyên tử- đơn vị nhỏ nhất, cơ bản nhất hình thành nên thực thể Nguyên tử của thực thể này khác nguyên tử của thực thể kia ở chất, hình dạng và cách kết hợp các vật thể chỉ tồn tại nhất thời, thường xuyên thay đổi và chuyển hóa Đây là một quan điểm đúng đắn vượt thời đại, xét trong điều kiện khoa học tự nhiên thời bấy giờ chưa phát triển Với quan diểm cho rằng thế giới được cấu tạo từ các nguyên tử, trường phái Nyaya đã đặt nền móng cho chủ nghĩa duy vật đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất và mở ra các ngành khoa học mới như vật lý, hóa học trong những giai đoạn sau Là tiền đề cho các ngành khoa học tự nhiên ra đời và phát triển Cùng với sự thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất các nhà triết học theo trường phái Nyaya cũng đã thấy được sự khác nhau trong bản chất của các

sự vật, đặt nền tảng cho tư tưởng lượng đổi, chất đổi trong triết học duy vật hiện đại

Không chỉ vậy, ta có thể kể đến Thuyết Tứ Đại : Talet cho rằng bản nguyên của sự tồn tại là nước, Heraclit lại cho rằng đó là lửa, Annasimen thì cho rằng đó là không khí,

Tuy nhiên, do hạn chế về khoa học tự nhiên, các trường phái và học thuyết này cũng chỉ dừng lại ở quan niệm cho rằng thế giới vật chất được tạo nên bởi 4 yếu tố là đất, nước, lửa, không khí, đồng thời cho rằng nguyên

Trang 5

tử không biến đổi, không chia cắt được Đây là những hạn chế mang tính lịch sử và là hạn chế chung của thời đại

Trung Quốc

Trung Quốc cổ đại là quốc gia rộng lớn có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và được chia làm hai giai đoạn lớn Thời kỳ từ thế kỷ thứ IX TCN trở về trước và thời kỳ từ thế kỷ IX TCN đến thế kỷ thứ III TCN Trong thời kì thứ nhất những tư tưởng triết học manh nha xuất hiện, đến thời kì thứ hai, thường được gọi là thời kì “Xuân thu – chiến quốc’’ thì những tư tưởng triết học phát triển nở rộ Trong đó có những hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng Tiêu biểu:

Thuyết Âm – Dương: Đi sâu dựa vào suy tư về nguyên lý vận hành đầu

tiên và phổ biến của vạn hữu Theo thuyết âm – dương thì mọi sự biến hóa

vô cùng, vô tận, thường xuyên của vạn hữu đều có thể quy về nguyên nhân của sự tương tác giữa 2 thế lực đối lập vốn có của chúng là âm và dương

Âm – dương không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong tương quan quy định chế ước lẫn nhau Âm –Dương được xác định thống nhất, cố hữu trong thái cực, thái cực trở thành nguyên lý của sự thống nhất của hai mặt đối lập là

âm và duong Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, chỉnh thể, cân bằng của cái đa dạng, đối lập nhưng thống nhất Nghĩa là trong thế giới vật chất, con người luôn tồn tại hai thế cực âm và dương Vạn vật có quy luật sinh khắc, kiềm chế lẫn nhau Nguyên lý này trở thành cơ sở của tư tưởng biện chứng

về cái bất biến và biến đổi Trong âm có dương và trong dương có âm để giải thích sự biến hóa từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng, phong phú của vạn hữu Từ thuyết âm – dương đưa ra nguyên lý của sự biến hóa: Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật Đây là sự lý giải cho nguồn gốc đơn cũng như sự phong phú của vạn vật

Thuyết ngũ hành: Với 5 tố chất khởi nguyên là: Kim, Mộc,Thủy, Hỏa,

Thổ Trong đó Kim được tượng trưng cho tính chất trắng, khô, phía tây… Mộc tượng trưng cho chất xanh, chua, phía đông,…Thủy tượng trưng cho chất đen, mặn, phía bắc… Hỏa tượng cho chất đỏ, đắng, phía nam,… Thổ tượng trưng cho chất vàng, ngọt, ở giữa năm yếu tố này không tồn tại tách biệt nhau mà quan hệ tương tác với nhau trong 1 hệ thống, trong đó Thổ giữ

vị trí trung tâm của hệ thống, nơi tụ, chuyển hóa các yếu tố còn lại Trong mối quan hệ của các chất khởi nguyên này có 2 nguyên lý căn bản: Tương sinh và Tương khắc Tương sinh là quá trình sinh hóa lẫn nhau: Thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy Tương khắc

là quá trình khắc chế lẫn nhau: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim và Kim khắc Mộc Nếu tương sinh thì sẽ cùng phát triển, tương khắc thì sẽ lụi tàn Thuyết này có xu hướng phân tích cấu tạo

Trang 6

hiện hữu và quy nó về nhân tố chất khởi nguyên với những tính chất khác nhau Từ đó tạo nên biến hóa vô cùng của vạn hữu Thành tựu lớn nhất về mặt triết học của thuyết Âm – Dương, ngũ hành là đã hướng sự tư duy của con người về những tố chất khởi nguyên của vạn vật, về cội nguồn đầu tiên của vận động Từ đó đưa ra một thế giới quan triết học, lý giải về sự biến dịch của vũ trụ Tuy nhiên những tư tưởng triết học Âm – Dương, ngũ hành

ít đề cập đến quan điểm phát triển của vạn vật và do đó không đưa ra được những nguyên lý của sự phát triển, được xem là trung tâm của phép biện chứng

*Quan niệm chủ nghĩa duy vật ở phương Tây

Chủ nghĩa duy vật nổi lên ở phương Đông, điển hình là Hy Lạp với các trường phái khác nhau

Trường phái Milet

Trường phái triết học Milet là trường phái của các nhà triết học đầu tiên

xứ Lonie, một vùng đất nổi tiếng của Hy Lạp Trường phái này do ba nhà triết học lập nên như: Thales, Anaxi-mène và Anaximandes Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là đã đặc nền móng do sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ xung và làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu tranh của các mặt đối lập v.v… Một điều đáng quý nữa là các triết gia đã xuất phát từ thế giới để giải thích thế giới, khẳng định thế giới xuất phát từ một thời nguyên vật chất duy nhất

Trường phái Héraclite

Do nhà ẩn dật Héraclite sáng lập Ông sớm trở thành một nhà triết học duy vật thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phát từ thời cổ Hy Lạp Ông coi bản nguyên của thế giới là lửa Vũ trụ không phải do Thượng Đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó đã và sẽ mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng bùng cháy và lụi tàn Tàn lụi và bùng cháy theo cái logos tức là “quy luật, trật tự” nội tại của chính mình Ông xem thế giới

“vừa tồn tại vừa không tồn tại”, “không ai tắm hai lần trong một dòng sông” Thế giới vật chất “vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa mang tính hài hòa vừa xung đột”.

Như vậy, Héraclite là nhà triết học đã nêu lên các phỏng đoán thiên tài

về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, mà sau này Marx

đã đề cập và đi sâu Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết

học Héraclite vào kho tàng tư tưởng của nhân loại “Thế giới chỉ là ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt ngày đêm”

Trường phái đa nguyên

Để giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật Empedocles ( 490 – 430 TCN ) và Anaxagoras ( 500 – 428 TCN ) cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sự khai minh của các trường phái như

Trang 7

Milet - trường phái Héraclite xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng Empedocles thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố : đất, nước, lửa và không khí Anaxagorax cho rằng cơ sở

đầu tiên của tất cả mọi sự vật là “những hạt giống” Anaxagorax xem “ mọi cái được trộn lẫn trong mọi cái”

Tuy nhiên, quan điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, nghĩa là còn hạn chế Những hạn chế này được thuyết phục bởi thuyết nguyên tử luận Nhưng thuyết này vẫn còn sơ khai và nhận định bằng cảm tính

Trường phái nguyên tử luận

Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại được thể hiện trong trường phái nguyên tử luận thế kỷ V – III BC Leucippe là người sáng lập và Démocrite là người kế thừa và phát triển

Leucippe (500 – 440 BC), ông cho rằng, mọi sự vật được cấu thành từ những nguyên tử Đó là những hạt vật chất tuyệt đối không thể phân chia được, nó vô hạn về số lượng và vô hạn về hình thức, nó vô cùng nhỏ bé, không thể thẩm thấu được Tư tưởng của ông không được hiểu một cách đầy

đủ, nhưng ông đã để lại qua những trang viết của các học trò ông tổng hợp Démocrite (460 – 370 BC) là học trò của Leucippe đã kế thừa và phát triển thuyết nguyên tử luận trên một phương diện mới Theo ông vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không Hai thực thể này

là căn nguyên của các sự vật hiện tượng

Nhận xét: Tuy các quan niệm trên đều xuất phát từ chính thế giới vật

chất để giải thích thế giới, đều cho rằng vật chất là cơ sở đầu tiên của mọi

sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, song họ đã đồng nhất vật chất với một dạng vật thể cụ thể, lấy một vật chất cụ thể để giải thích cho toàn

bộ thế giới vật chất ấy Hơn thế, những yếu tố khởi nguyên mà các nhà tư tưởng nêu ra đều mới chỉ là các giả định, mang tính chất trực quan cảm tính, chưa được chứng minh dựa trên cơ sở khoa học

b) Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, nổi bật với tư duy siêu hình, xem xét thế giới như là một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo ra nó không vận động, không biến đổi,

mà có vận động đi chăng nữa cũng chỉ là tăng giảm về lượng

Sang đến thời cận đại (thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX), tuy đã chứng minh được sự tồn tại của nguyên tử chính là phần tử nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất vĩ mô qua thực nghiệm vật lý, giải thích được sự vận động của thế giới vật chất trên nền tảng cơ học, tách rời vật chất ra khỏi vận động, không gian và thời gian, nhưng cuối cùng các học thuyết vẫn không đưa ra được khái quát triết học trong quan niệm về thế giới vật chất

Trang 8

Người đầu tiên sinh ra chủ nghĩa duy vật thời cận đại là Ph.Bêcơn

(1561-1626, Anh), người cho rằng mục đích tối cao của khoa học là bảo đảm cho

sự thống trị của con người đối với tự nhiên T.Hốpxơ (1588-1679, Anh) là người sáng lập ra hệ thống toàn diện đầu tiên của chủ nghĩa duy vật máy móc Nếu như Ph.Bêcơn và T.Hốpxơ, trong chừng mực nào đấy, đưa ra phương pháp nghiên cứu trực quan về giới tự nhiên, thì R.Đềcáctơ

(1596-1650, Pháp) là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý, cố soạn ra một phương pháp chung cho mọi khoa học Tính chất đặc trưng của học thuyết đó là tính nhị nguyên: cái "biết suy nghĩ" và cái "quảng tính" của thực thể B.Xpinôda (1632-1677, Hà lan) chống lại tính nhị nguyên của Đềcáctơ bằng chủ nghĩa nhất nguyên duy vật Lốccơ (1632-1074, Anh) phát triển thuyết duy cảm (cảm giác luận)

Nửa cuối của thế kỷ XVIII là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng của chủ nghĩa phong kiến ở nước Pháp và là thời kỳ của cuộc cách mạng tư sản Pháp Vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng đặt lên vai các nhà triết học duy vật Pháp như La Mêtri (1709-1751), Điđrô (1713-1784), Hônbách (1723-1789), Henvenxi, họ là những nhà tư tưởng chống lại thần học và chủ nghĩa duy tâm Đặc điểm nổi bật của triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII là sự tuyệt đối hoá vai trò của ý thức trong

sự phát triển của xã hội, nhận thức duy tâm về lịch sử

Giai đoạn quan trọng của lịch sử triết học Tây Âu là triết học cổ điển Đức (Cantơ, Phíchtơ, Sêlinh, Hêghen là những người phát triển phép biện chứng duy tâm) Đỉnh cao của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức là phép biện chứng của Hêghen (1770-1831), mà hạt nhân của phép biện chứng đó là học thuyết về mâu thuẫn và sự phát triển Phoiơbắc (1804-1872) chống lại triết học duy tâm và tôn giáo, phát triển học thuyết về chủ nghĩa duy vật nhân bản

Vào các thế kỷ XVIII-XIX, tư tưởng triết học duy vật tiến bộ đã phát triển ở nước Nga Tư tưởng đó đã đi vào truyền thống lịch sử của chủ nghĩa duy vật, mà người đầu tiên sinh ra tư tưởng đó là M.V.Lômônôxốp (1711-1765) và tư tưởng đó, bắt đầu từ Rađisép, vững bước đi vào thế giới quan của những nhà hoạt động xã hội tiên tiến của nước Nga Trong các tác phẩm của V.G.Bêlinxki (1811-1848), A.I.Gécxen (1812-1870), N.G Trernưxépxki (1828-1889), N.A Đốpbờraliubốp (1836-1861) và của những người bạn chiến đấu của họ và những người đi sau họ đã tạo ra được sự phát triển của triết học cách mạng dân chủ Nga, gắn trong mình một nấc thang mới trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật trước Mác

Trang 9

*Cuộc cách mạng khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

và sự phá sản của các quan điểm siêu hình về vật chất

 1895: Rơn-Ghen phát hiện ra tia X

 1896: Béc-cơ-ren phát hiện được hiện tượng phóng xạ

 1897: Tôm-xơn phát hiện ra điện tử

 1901: Kaufman chứng minh khối lượng biện đổi theo vận tốc điện tử

 1905,1916: A.Anhxtanh cho ra thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng

=> Những phát minh to lớn của vật lý học đương thời không hề bác bỏ vật chất mà chỉ làm rõ hơn hiểu biết hạn chế của con người về vật chất

=> Tuy những tư tưởng trên góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời Phục Hưng ở các nước Tây Âu, nhưng chưa phản ứng đúng hiện thực trong mỗi liên hệ phổ biến và sự phát triển

Nhận xét: Với quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ chứng tỏ các nhà duy vật trước Mác đã đồng nhất vật chất với vật thể Việc đồng nhất này là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều hạn chế trong nhận thức: không hiểu được bản chất của các hiện tượng ý thức cũng như mối quan hệ giữa vật chất với ý thức; không có cơ sở để xác định những biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội nên cũng không có cơ sở để đứng trên quan điểm duy vật khi giải quyết các vấn đề xã hội Hạn chế đó tất yếu dẫn đến quan điểm duy vật nửa vời, không triệt để: khi giải quyết những vấn đề tự nhiên, các nhà duy vật đứng trên quan điểm duy vật, nhưng khi giải quyết những vấn

đề xã hội họ lại trượt qua chủ nghĩa duy tâm

B Chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời đã kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng triệt để những thành tựu khoa học tự nhiên đương thời nên nó có sự thống nhất giữa CNDV và khoa học, CNDV và phép biện chứng

Vào thập niên 1840, Mác và Ăngghen đã đề xuất chủ nghĩa duy vật biện chứng Có ba tiền đề then chốt cho sự hình thành của nó:

 Kinh tế xã hội- : Đầu thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển, đồng thời cũng bộc lộ những mâu thuẫn, tiêu biểu

đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

 Lý luận: Mác đã kết hợp chủ nghĩa duy vật của Ludwig Andreas Feuerbach với phép biện chứng của Hegel, làm như vậy, theo Mác,

sẽ phát hiện ra cái hạt nhân sau vỏ thần bí

Trang 10

 Khoa học tự nhiên: Gồm 3 lý thuyết ảnh hưởng đến chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa

* Sự thống nhất giữa CNDV và khoa học

Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở thành công

cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ.

Trước khi triết học Mác ra đời, các nhà triết học thường tập trung chủ yếu vào giải thích thế giới, mà ít chú ý tới cải tạo thế giới Đúng như C.Mác đã từng nhận định: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” Cũng đã có một số nhà triết học muốn cải tạo thế giới nhưng lại dựa vào các lực lượng siêu nhiên, bằng “khai sáng”, mở mang dân trí, bằng con đường giáo dục đạo đức,v.v

Có thể nói, không một nhà triết học nào trước C.Mác hiểu được thực tiễn và vai trò của nó đối với cải tạo thế giới Các nhà triết học Khai sáng Pháp muốn thay thế các quan hệ xã hội phong kiến lạc hậu, lỗi thời bằng các quan hệ xã hội tiến bộ hơn cũng không hiểu được rằng, phải thông qua hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng mới thực hiện được điều này Ngay cả L.Phoiơbắc - đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác

- “cũng chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của con người, còn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét và xác định trong hình thức biểu hiện Do Thái bẩn thỉu của nó mà thôi” Không phải ngẫu nhiên mà sau này, C.Mác

đã nhận định: “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, thực tiễnlà ”

Khác với các nhà triết học trước đó, C.Mác đã chỉ ra rằng, chỉ có thể cải tạo được thế giới thông qua hoạt động thực tiễn của con người Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức nói riêng, vào triết học nói chung, C.Mác đã làm cho triết học của ông hơn hẳn về chất so với toàn bộ triết học trước đó Trong triết học Mác, không có sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản Hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản được soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, định hướng bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngược lại, hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản lại là cơ

sở, động lực cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Giữa triết học Mác với hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản có sự thống nhất hữu cơ với nhau Đúng như C.Mác đã khẳng định: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình” Do vậy, triết học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của giai cấp

vô sản và của toàn thể nhân loại tiến bộ

Ngày đăng: 13/07/2024, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w