Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà còn là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống.. 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tập quán ăn uống của ngư
Trang 1KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
BÁO CÁO HỌC PHẦN DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
CHỦ ĐỀ: TẬP QUÁN ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM
GVHD: Ths NGUYỄN XUÂN HỒNG
Nhóm sinh viên thực hiện - Nhóm 3
CẦN THƠ
Trang 2MỤC LỤC
1 Lời mở đầu 1
2 Nội dung 1
2.1 Khái quát về tập quán ăn uống ở Việt Nam 1
2.1.1 Khái niệm về tập quán và ăn uống 1
2.1.2 Quan điểm ăn uống của người Việt Nam 1
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tập quán ăn uống của người Việt Nam 2
2.2.1 Vị trí địa lí và khí hậu 2
2.2.2 Lịch sử và văn hóa 3
2.2.3 Tôn giáo 3
2.2.3.1 Đạo Phật 3
2.2.3.2 Đạo Hồi 3
2.2.3.3 Đạo Do Thái 4
2.3 Tập quán ăn uống của người Việt Nam theo vùng miền 4
2.3.1 Ẩm thực miền Bắc 4
2.3.2 Ẩm thực miền Trung 4
2.3.3 Ẩm thực miền Nam 5
2.4 Tập quán uống của người Việt Nam 6
2.4.1 Uống rượu 6
2.4.1.1 Văn hóa uống rượu của người Việt Nam 6
2.4.1.2 Mặt tích cực và tiêu cực trong văn hóa uống rượu 7
2.4.2 Uống chè (trà) 8
2.4.2.1 Văn hóa uống trà của người Việt Nam 8
2.4.2.1 Mặt tích cực và tiêu cực trong văn hóa uống trà 8
2.5 Những nét đặc trưng trong tập quán ăn uống của người Việt Nam 10
2.5.1 Dọn thành mâm 10
2.5.2 Sử dụng đũa trong bữa ăn 11
2.5.3 Nước mắm trong bữa ăn 12
2.5.5 Ứng xử trong ăn uống 13
2.5.5.1 Mời trước khi ăn 13
2.5.5.2 Trò chuyện khi ăn 13
2.6 Chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn 14
2.6.1 Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe 14
Trang 32.6.2 Cơ cấu các thực phẩm trong bữa ăn 14
3 Kết luận 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 41
1 Lời mở đầu
Ăn uống đó là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của tất cả mọi người, từ xưa khi các công cụ để sản xuất ra lương thực thực phẩm chưa ra đời thì con người đã săn bắn hái lượm để phục vụ nhu cầu sinh sống và để tồn tại Dần dần khi xã hội phát triển thì nhu cầu ăn của con người cũng phát triển theo và đến ngày này ăn uống không chỉ đơi thuần là nhu cầu ăn uống của con người nữa mà nó còn là thể hiện thính thẩm mỹ trong từng món ăn
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với
đó là 54 dân tộc anh em Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu, điều kiện kinh tế đã có những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền Mỗi miền có một tập quán và khẩu vị ăn uống đặc trưng, điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà còn là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống Chúng được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ, đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn Điều đó đã tạo nên một nền văn hóa trong
ăn uống của người Việt Nam rất riêng và độc đáo
2 Nội dung
2.1 Khái quát về tập quán ăn uống ở Việt Nam
2.1.1 Khái niệm về tập quán và ăn uống
Tập quán là thói quen, là những cách ứng xử lập đi lập lại trở thành nề nếp được lan truyền rộng rãi trong một cộng đồng người Tập quán được xem như một khía cạnh củ tính dân tộc, mang bản sắc văn hóa dân tộc Có những tập quán tốt, tích cực, có những tập quán lạc hậu tiêu cực
Tập quán ăn uống của một dân tộc, một vùng, một quốc gia là thói quen đã được hình thành trong ăn uống, được mọi người chấp nhận và làm theo Tập quán ăn uống phụ thuộc vào phong tục tập quán địa phương và điều kiện kinh tế
2.1.2 Quan điểm ăn uống của người Việt Nam
Nền văn hóa của Việt Nam mang dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước Trải qua sự biến đổi bốn nghìn năm, những yếu tố địa lí và lịch sử văn hóa đã ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống của nước ta Văn hóa ẩm thực của Việt Nam chịu ảnh hưởng của khu vực Châu Á và đặc biệt chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa
ẩm thực Trung Quốc Mặt khác, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa ẩm
Trang 52
thực Pháp, Mỹ, nhưng do truyền thống độc lập, tự chủ của dân tộc nên nền văn hóa ẩm thực của dân tộc vẫn được bảo tồn và giữ gìn bản sắc riêng
Cho dù sống ở bất cứ thời đại nào và bất cứ nơi đâu thì người Việt Nam cũng có nhu cầu dinh dưỡng để tồn tại, phát triển và phục vụ cho mọi hoạt động thiết yếu hằng ngày Người xưa có quan niệm rằng “có thực mới vực được đạo’ việc ăn uống là rất quan trọng, trẻ em có ăn mới lớn và phát triển khỏe mạnh, người lớn có ăn mới đủ sức lao động và người già có ăn mới đủ sức duy trì sự sống Đối với người Việt Nam cũng như nhiều nước xuất phát từ nước nghèo, nông nghiệp lạc hậu, ngày xưa do lao động vất vả nặng nhọc, chủ yếu làm ruộng, đánh bắt cá,… nên ăn uống đơn giản, không quan trọng đến chế độ dinh dưỡng mà chỉ cần “ăn cho no đủ để duy trì sự sống và phát triển” Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển thì con người lại rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong ăn uống hằng ngày, từ “ăn nó mặc ấm” theo sự phát triển của kinh tế thì con người lại quan tâm đến “ăn ngon mặc đẹp”
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tập quán ăn uống của người Việt Nam
2.2.1 Vị trí địa lí và khí hậu
Việt Nam nằm trong nội chí tuyến nóng ẩm, gần sát với chí tuyến Bắc, đồng thời lại
ở trung tâm khu vực Đông Nam Á còn được gọi là Châu Á gió mùa vừa gắn vào lục địa Châu Á như là rìa phía đông của bán đảo Trung Ấn, vừa thông qua Thái Bình Dương qua biển Đông Việt Nam là quốc gia mang tính biển lớn nhất trong các nước Đông Nam
Á, có một chiều dài đường biên giới rất lớn tiếp giáp với nhiều nước cả trên đất liền lẫn trên biển Bờ biển dài có nhiều sông gạch, ngòi, là nguồn cung cấp thủy sản phong phú
và đa dạng
Ngoài ra Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nằm trong vùng nội chí tuyến nóng ẩm lại ở khu vực Đông Nam Châu Á thuộc vùng nhiệt đới gió mùa Khí hậu có mùa nóng, mùa lạnh ở miền Bắc, mùa khô và mùa mưa ở miền Nam, khí hậu đa dạng vì vậy các nguồn thực phẩm trong tự nhiên rất phong phú
Đó là hai yếu tố cơ bản tác động đến tập quán và khẩu vị ăn uống của các vùng dân
cư hoặc mỗi dân tộc Vì vậy, mùa nóng người Việt Nam thường sử dụng các món mát, nguội nhiều nước, nhiều rau, nhiều nguyên liệu chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật Mùa lạnh thường sử dụng các món ăn đặc, nóng, ít nước, nhiều chất béo hoặc nhiều tinh bột
Trang 63
2.2.2 Lịch sử và văn hóa
Việt Nam có lịch sử hùng mạnh bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước lại liên tục
bị giặc ngoại xâm xâm lược trong đó có sự thống trị của triều đình phong kiến Trung Quốc nhiều nhất và kéo dài nhất Yếu tố lịch sử đã chi phối nền văn hóa ăn uống của Việt Nam rất nhiều, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa ẩm thực Trung Hoa, văn hóa ẩm thực Pháp ở miền Bắc và miền Nam chịu ảnh hưởng cửa ẩm thực Mỹ
Việt Nam có nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và giàu bản sắc bởi có sự giao hóa văn hóa của năm mươi bốn sắc tộc cùng tồn tại trên lãnh thổ Bên cạnh đó văn hóa Việt Nam còn có một số yếu tố từ sự kết tinh giao thoa giữa nên văn hóa Trung Quốc và Ấn
Độ cùng với nền văn minh lúa nước của người dân Việt Nam đã tạo nên sự đa dạng trong tập quán ăn uống của người Việt Nam
2.2.3 Tôn giáo
2.2.3.1 Đạo Phật
Văn hóa ẩm thực nói chung và ẩm thực Phật giáo nói riêng là một nét văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia, phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ Đệ tử Phật giáo không ăn thịt, vì lòng từ bi chỉ có thể dùng rau quả để ăn như một món ăn để bảo tồn cơ thể Khi
du nhập vào Đông Nam Á, ảnh hưởng tư tưởng của những vị thiền sư truyền giáo Cho nên các tăng sĩ tiếp nhận việc ăn chay như một quy luật tất yếu Đạo Phật dạy mọi người yêu thương, chăm sóc động vật
Người theo đạo Phập có thể ăn chay hoàn toàn hoặc chỉ ăn chay vào ngày 1 và 15 hoặc các ngày cuối tháng Các món ăn chay rất phong phú được chế biến chủ yếu từ đậu,
đỗ, vừng, lạc và các loại rau, nấm, các loại thảo mộc khác
2.2.3.2 Đạo Hồi
Đạo hồi có những luật lệ rất nghiêm ngặt, lễ hội Hồi giáo là ngày sinh của thánh Mohamet vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 Trong lễ hội rượu và thịt lợn bị cấm trong bửa
ăn, họ chỉ ăn thịt các loài động vật khác khi được chuẩn bị theo những quy định của luật đạo Họ thường chỉ định cụ thể những người hoặc cơ sở sản xuất, chế biến thịt loại động vật mà họ sử dụng trong bữa ăn
Tháng Ramadan hay còn gọi là tuần lễ chay là tháng thứ 9 theo lịch Hồi giáo là tuần
lễ quan trọng nhất và cũng là dịp lễ tết năm mới của tín đồ Hồi Giáo Vào những ngày của tháng này các tín đồ phải nhịn ăn, nhịn uống, nhịn hút thuốc, nhịn yêu đương vào lúc mặt trời mọc Các tín đồ được ăn uống khi tắt ánh sáng mặt trời, tuy nhiên cả những lúc này cũng phải ăn uống thanh tịnh và uống nước trong (chỉ miễn cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, trẻ em và binh lính đang làm nhiệm vụ)
Trang 74
2.2.3.3 Đạo Do Thái
Đạo Do Thái ra đời sớm hơn các tôn giáo khác như Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo,… Người Do Thái có rất nhiều quy định nghiêm ngặt trong ăn uống, theo đạo Do Thái các loại thực vật, chim, gà đều có thể ăn Đối với các loại thú, chỉ cho phép ăn các loại động vật chân có móng và động vật nhai lại, trên thực tế chỉ ăn được thịt bò và thịt cừu Đối với động vật thủy sinh chỉ ăn những loại có vây, có vảy và người Do Thái chỉ ăn thịt do chính người Do Thái giết mổ chuẩn bị và bán riêng cho họ
2.3 Tập quán ăn uống của người Việt Nam theo vùng miền
2.3.1 Ẩm thực miền Bắc
Miền Bắc do ảnh hưởng của gió mùa đông nam nên khí hậu được phân ra bốn mùa
rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông trong khi miền Trung và miền Nam chỉ có hai mùa mưa và nắng Cho nên ở miền Bắc rau quả rất đa dạng và phong phú, vì vậy cách ăn uống của người miền Bắc cũng đa dạng và có những đặc sản riêng theo từng mùa
Khẩu vị của người miền Bắc thường có vị tương đối hài hòa và không đậm vị giữa cay, chua, mặn, ngọt và thực phẩm thường dùng là các loại thịt gia súc hay gia cầm, cá, cua,… Trong các món ăn của người miền Bắc thì vị chua thường sử dụng vị chua của dấm bỗng, sấu, tai chua, nhất là mẻ chứ không dùng chanh, me, khế như người miền Nam Và vị ngọt của mật, vị mặn của mắm tôm, mắm ngấu, vị cay thơm của cà cuống Khi chế biến người miền Bắc thường ít khi cho đường, ớt trực tiếp vào các món ăn Một nét đặc biệt của người miền Bắc là vào những dịp xuân về, tết đến thì họ thường tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và trên mâm cúng của mọi nhà không thể thiếu món bánh chưng, bánh dày, giò chả, gà luộc để cúng gia tiên Sau những ngày Tết, mọi người lại trở về với món ăn dân dã thường ngày với những bát canh rau cần, rau nhút, cà ôm, cá ám,
Một số đặc sản lâu đời mang tính độc đáo của các địa phương miền Bắc như: phở
Hà Nội, bánh xu xê Bắc Ninh, bánh đa cua Hải Phòng, cơm lam Lai Châu,
Bên cạnh đó tập quán trong ăn của người miền bắc trước bữa ăn thường mời nhau, trong khi ăn thường chú ý đến cách nói năng, ý tứ khi ngồi và ăn phải đúng mực, không
ăn quá nhanh hay quá chậm cũng như ăn quá nhiều hay quá ít
2.3.2 Ẩm thực miền Trung
Người Việt Nam rất có tài trong việc sáng tạo món ăn Đó là một khoa học và còn
là nghệ thuật Ở mỗi miền đều có cách chế biến món ăn tạo ra những hương vị khác nhau, cách thưởng thức cũng có những nét riêng, vùng này không giống vùng kia Người miền Bắc sử dụng vị chua từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như me, dấm, mẻ nhưng
độ chua và cay thì ít hơn so với người miền Trung và miền Nam
Đặc điểm nổi bật của khẩu vị miền Trung là các món ăn có vị chua, cay và mặn, còn
vị ngọt thì không bằng người miền Nam Nói đến miền Trung không thể không nhắc
Trang 85
đến món ăn Huế Thừa Thiên Huế được xem là một vùng đất khá phong phú về mọi mặt: văn hoá, nghệ thuật và tập quán ẩm thực Người miền Trung do ảnh hưởng của cung đình Huế thời xa xưa nên có một đặc điểm nổi bật là ăn uống theo mùa “Mùa nào thức nấy”, mùa nào cũng có món ăn riêng và cách trang trí món ăn khá cầu kì và trong bữa cơm dù là trung lưu hay bình dân cũng đều có khá nhiều món nhất là các món ăn xứ Huế
Thực phẩm thường dùng của người miền Trung là các loại thịt gia súc, gia cầm, ngoài ra còn sử dụng một loại mắm nổi tiếng là mắm ruốc hay các loại cá khô Và những món ăn được chế biến từ nguyên liệu dân dã, phổ thông, mộc mạc và không đắt nhưng trình bày đẹp mắt và quyến rủ, nó được thể hiện rõ nhất trong ngững món ăn xứ Huế như nem công chả phượng, bún bò Huế, mì Quảng, cơm hến, nem nướng Ninh Hòa, bún
cá Nha Trang,…
2.3.3 Ẩm thực miền Nam
Điểm nổi bật trong khẩu vị người miền Nam là thích các món ăn lại có xu hướng vị cay, chua, ngọt và béo ngậy của nước cốt dừa Người miền Nam thường sử dụng vị ngọt của đường rất nhiều trong món ăn, từ món canh, mặn hay xào và đặc biệt là trong các loại bánh như bánh bía, bánh bò, bánh đậu xanh, chè và cả trong các món xôi Miền Nam còn là xứ dừa nên trong món ăn của người miền Nam hay sử dụng nước dừa tươi, nước cốt dừa và cả cơm dừa để làm tăng vị béo, vị ngọt của món ăn
Cũng vào các dịp lễ, Tết người ta còn dùng các loại trái cây khá phổ biến của miền Nam để chế biến ra một số món đãi khách, đó là dừa và sầu riêng dùng nấu xôi sầu riêng, xôi dừa, bánh bía nhân sầu riêng, nhân dừa Đặc biệt hơn là vào dịp Tết và giỗ, người dân Nam Bộ thường có món thịt heo kho với trứng vịt thường được ăn kèm với dưa chua
và thêm một loại bánh tét, loại bánh được gói bằng lá chuối, nấu bằng nếp với nước cốt dừa Bánh tét là một loại sản phẩm độc đáo của người Nam Bộ, nó được chia làm 3 loại: nhân mặn làm bằng đậu xanh với thịt mỡ; nhân ngọt thì có chuối và nhân chay thì có đậu đen, đậu phộng Dù cho loại nhân nào thì bánh tét miền Nam cũng có thành phần nước cốt dừa trộn lẫn với nếp Nếp được xào với nước cốt dừa tạo độ dẻo rồi mới gói, khác với bánh tét của miền Trung dùng nếp sống để gói bánh
Thực phẩm của miền Nam thường dùng là thịt lợn, thịt bò, cá,… còn có nhiều loại tương khác nhau như tương ngọt, tương cay và sử dụng nhiều loại nước mắm như mắm
cá, mắm ruốc, mắm nêm, nước cốt dừa dùng để tăng độ ngon cho thức ăn Món ăn của miền Nam mang tính hoang dã và hào phóng thể hiện qua các món như cơm tay cầm,
cá kho tộ, canh chua, bánh xèo, mắm chưng,…là các món được xem là đặc sản Người miền Nam chấp nhận rộng rãi các món ăn từ nước ngoài vào nhưng cái hồn Việt vẫn sâu đậm trong mọi món ăn mà chúng ta rất dễ cảm nhận Đó là sự đơn giản và dân dã chỉ cần một chút thức ăn, ít nước mắm kèm thêm rau hái ở vườn là đủ cho một bửa ăn
Trang 96
2.4 Tập quán uống của người Việt Nam
2.4.1 Uống rượu
Với sự khác biệt về vị trí địa lý, phong tục tập quán, con người đã dẫn đến sự khác
biệt trong văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới Nếu như các nước Châu Âu luôn
được biết đến với loại đồ uống sang trọng như rượu vang hay nước Anh tạo được sự thu
hút với những ấm trà tao nhã, tinh khiết Thì Việt Nam lại nổi tiếng với đồ uống là rượu
2.4.1.1 Văn hóa uống rượu của người Việt Nam
Có thể nói rằng, văn hóa uống rượu của người Việt Nam là một trong những nét đẹp
truyền thống có từ lâu đời Đối với người Việt Nam rượu đã trở nên rất quen thuộc với
đời sống của người Việt Nam, đi vào thơ ca của ông cha ta ngàn đời này Lễ hội, tiệc
cưới, tiếp khách, đám cỗ,… không thể nào thiếu đi hình ảnh của rượu ngoài ra còn có
tục lệ uống rượu khi ăn, mang ý nghĩa tương sinh hài hòa, thuận theo nguyên lý “âm
dương phối triển” của phương Đông Vì vậy, uống rượu luôn được xem là một phạm trù
văn hóa không thể thiếu của người Việt từ trước đến nay
Khác với những lễ nghi trang trọng như rượu vang của phương Tây, người Việt
Nam khi uống rượu không chú trọng về lễ tiết mà chỉ muốn có một cuộc trò chuyện vui
vẻ, trọn vẹn, nơi mà mọi người có thể thoải mái, tự do nhất Đặc biệt đối với người cùng
uống trên bàn rượu, họ thường không nói nhiều, cũng không có nhưng câu chúc hoa
mỹ ,mà chỉ dùng một từ “Dô… ô… ô” cũng đủ thay cho lời chào lâu ngày không gặp,
lời chúc sức khỏe, động viên, chia sẻ niềm vui, thể hiện tình bạn thân thiết, thấu hiểu lẫn
nhau Đây chính là cầu nối khiến mọi người có thể sát lại gần với nhau hơn
Cách uống rượu của người Việt Nam, tại miền Bắc thì mọi người thường rót rượu
ra ly, sau đó uống và phải uống lượng rượu bằng nhau Còn tại miền Nam, mọi người
thường uống rượu bằng bát và thường thì rượu sẽ được để chung trong một cái chum,
mọi người thường không uống như ở miền Bắc, họ có thể uống tùy theo tửu lượng của
bản thân Ở một số vùng miền khác người dân thường có văn hóa uống rượu cần, rượu
được để trong chum và mọi người dùng cần để hút rượu Rượu là một trong những loại
đồ uống quen thuộc và phổ biến nhất Việt Nam, vì vậy rượu đã trở thành một nét đẹp
trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam và nên được lưu giữ
Trang 107
2.4.1.2 Mặt tích cực và tiêu cực trong văn hóa uống rượu
(i) Mặt tích cực trong văn hóa uống rượu
Rượu tồn tại từ rất xa xưa, đồng hành với con người trong quá trình xây dựng và phát triển Trong những câu ca dao, tục ngữ, trong các nguồn sử liệu thì rượu là một trong những sản phẩm của nền văn hóa lúa nước, là biểu trưng cho giá trị tinh thần, vượt
ra khỏi giá trị vật chất, góp phần làm phong phú, đa dạng cho ẩm thực Việt Nam Ngày nay rượu được sử dụng phổ biến trong giao tiếp, xã giao,…Ngoài ra, uống rượu còn giúp cho những thi ca có cảm hứng sáng tác, mang lại những tác phẩm bất hủ Nét đẹp văn hóa uống rượu của người Việt Nam luôn được bạn bè trên khắp thế giới ngưỡng mộ vì sự vui vẻ, hào hứng, thoải mái, không câu nệ và rất tự nhiên
Nếu uống rượu ở mức hợp lý sẽ giúp tiêu hóa tốt và phòng ngừa các bệnh về tim mạch, phòng trầm cảm, phòng ung thư tuyến tụy, giảm sỏi mật, giảm đau khớp và loãng xương Ngoài ra rượu còn được ngâm với các loại dược phẩm còn có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể,…
(ii) Mặt tiêu cực trong văn hóa uống rượu
Bên cạnh những lợi ích của việc uống rượu thì rượu là một trong những chất kích thích vô cùng có hại cho sức khỏe con người Người uống rượu nhiều và không hợp lí
sẽ khiến tê liệt hệ thần kinh và cũng là một trong những nguyên nhân của rất nhiều các bệnh như: tim, gan, dạ dày, mỡ máu,…Đặc biệt những đồ uống có cồn mà điển hình là rượu khi đi vào trong cơ thể người sử dụng sẽ sản sinh ra chất độc có tên acetaldehyde,
là một chất có khả năng gia tăng nguy cơ mắc ung thư
Ảnh hưởng đến gan: Gan là bộ phận rất quan trọng với cơ thể, chúng lọc các chất độc trong cơ thể, giúp con người trở nên khỏe mạnh Nhưng với những người uống nhiều rượu, nghiện rượu gan phải hoạt động quá tải, lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh lí về gan như: gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến chức năng gan Không chỉ vậy, uống rượu lâu
sẽ dẫn đến hình thành các sẹo ở gan và dẫn đến xơ gan Khi gan bị xơ, chúng sẽ hoàn toàn mất chức năng hoạt động của cơ thể
Không chỉ tác động đến gan, rượu còn tác động trực tiếp đến tim Khi uống nhiều rượu, các cơ tim sẽ dần bị thay thế bằng mô xơ gây khó khăn cho quá trình co bóp, làm cho tim ngày càng yếu đi, mất dần khả năng co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể Nếu kéo dài
sẽ dẫn đến hiện tượng suy tim, biểu hiện cơ bản nhất là khó thở, dẫn đến rối loạn nhịp tim Ngoài ra việc lạm dụng rượu còn dẫn đến một số ảnh hưởng như: mất trí nhớ, giảm chức năng của thận, gây béo phì, tiểu đường và thậm chí gây ung thư,…
Đối với phụ nữ việc dùng nhiều rượu bia gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ có thai dùng rượu sẽ khiến cho thai nhi bị thiếu oxi và dưỡng khí,
tăng khả năng thai nhi bị dị dạng và chậm phát triển trí tuệ