Mục tiêu + Nghiên cứu cách hoạt động và tổ chức của nhà trường, của tổ chuyên môn + Học hỏi và rút kinh nghiệm từ các tiết dự giờ để có các phương pháp dạy học phù hợp cho học sinh theo
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA SƯ PHẠM NGOẠI NGỮ
SẢN PHẦM DỰ ÁN HỌC PHẦN NHẬP MÔN NGÀNH SƯ PHẠM
Lớp LT_15
(Nhóm trưởng)
235714023130012
(Thư ký)
235714023130006
Nghệ An, 2024
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Đồ án học tập là một sản phẩm quan trọng, là kết tinh của tri thức, là đứa con tinh thần của tất cả sinh viên Chính vì vậy, sau khi được sự chỉ đạo của Trường Đại học Vinh về chuyến trải nghiệm tại trường THPT Lê Viết Thuật, phục vụ cho việc làm đồ án cho học phần “Nhập môn Ngành Sư phạm” để kết thúc học phần, chúng em đã cố gắng học hỏi, tham khảo và tìm hiểu các đề tài thực tế, hấp dẫn, bổ ích.
Nghề giáo viên là một nghề cao quý, đòi hỏi phải có kiến thức cơ bản và được đào tạo bài bản Vì vậy, theo học ngành nhà giáo là chúng em đã xác định được trách nhiệm lớn lao của mình và xác định được mình phải làm gì và rèn luyện như thế nào để có kiến thức đào tạo lớp trẻ sau này Qua thời gian học lý thuyết ở trường và đặc biệt là sau chuyến trải nghiệm tại trường THPT Lê Viết Thuật bản thân em nhận thấy ngành giáo dục là rất quan trọng.
Tại trường THPT Lê Viết Thuật, bước đầu tiếp xúc về công việc giảng dạy với một sinh viên còn bỡ ngỡ, nhưng qua đợt trải nghiệm này bản thân em đã được học hỏi kinh nghiệm từ những người thầy đi trước trong công tác giảng dạy và nghiệp vụ Từ đó, chúng em nhận thấy việc thiết kế bài học cho học sinh trung học phổ thông là một việc rất cần thiết để học sinh dễ dàng tiếp cận với kiến thức một cách chủ động, không quá khô khan và khơi gợi tinh thần sáng tạo của học sinh từ đó mà chất lượng giảng dạy của giáo viên được nâng cao hơn.
Với mong muốn thể hiện được những tri thức mà mình tích lũy được sau chuyến trải nghiệm ở trường Lê Viết Thuật, sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu, các thầy cô của trường THPT Lê Viết Thuật cùng với giảng viên Thái Thị Hồng Lam và với tinh thần tự học hỏi, khám phá cũng như tham khảo ý kiến các anh chị đi trước, chúng em đã cố gắng hoàn thành đồ án một cách đầy đủ nhất
Chúng em mong rằng sẽ nhận được những phản hồi tích cực, những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đồ án của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
MỤC LỤC 3
A PHẦN MỞ ĐẦU 4
I Mục tiêu 4
II Nhiệm vụ 4
III Phương pháp thực hiện 5
1 Thời gian, địa điểm 5
2 Lịch trình cụ thể 5
B PHẦN NỘI DUNG 6
I Tìm hiểu chung về trường THPT Lê Viết Thuật 6
1 Lịch sử thành lập và phát triển của trường 6
2 Cơ sở vật chất 7
3 Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trường 7
4 Học sinh, chất lượng đào tạo của nhà trường 8
5 Tầm nhìn và mục tiêu của nhà trường 8
5.1 Tầm nhìn 8
5.2 Mục tiêu 9
II Tìm hiểu tổ chuyên môn: 10
1 Tổng quan 10
2 Khái niệm, cơ cấu, chức năng 11
3 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn: 11
4 Hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn 14
5 Chỉ đạo sinh hoạt tổ 15
III Tìm hiểu phương pháp giảng dạy 16
1 Tổng quan: 16
2 Dự giờ môn tiếng Anh: 16
3 Các phương pháp giảng dạy: 17
4 Nhận xét 18
IV Tìm hiểu hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của nhà trường 18
1 Sinh hoạt đầu tuần vào buổi chào cờ 18
2 Sinh hoạt lớp vào cuối tuần 19
3 Nhận xét 19
3.1 Ưu điểm 19
3.2 Nhược điểm 20
C KẾT LUẬN 20
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
I Mục tiêu
+ Nghiên cứu cách hoạt động và tổ chức của nhà trường, của tổ chuyên môn
+ Học hỏi và rút kinh nghiệm từ các tiết dự giờ để có các phương pháp dạy học phù hợp cho học sinh theo chương trình GDPT 2018
+ Đề xuất một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp với môn tiếng Anh
II Nhiệm vụ
Để những mục tiêu đề ra có kết quả tốt thì việc xây dựng, phát triển và giải quyết nhiệm
vụ rất quan trọng Nó đòi hỏi tính logic, khoa học, rõ ràng và chân thực Thông qua các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, chúng tôi có thể tiến hành hoàn chỉnh bài cáo cáo nghiên cứu Các nhiệm vụ đề ra như:
- Lập được kế hoạch trải nghiệm ở trường Phổ thông theo yêu cầu của học phần và đề ra một số ý tưởng cho hoạt động trải nghiệm
- Tìm hiểu lịch sử phát triển, cơ sở vật chất của trường Phổ thông
- Tìm hiểu về tổ chuyên môn- tổ tiếng Anh của trường, cách thức hoạt động của tổ
- Tìm hiểu về phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh ở trường, những khó khăn và thách thức khi dạy chương trình SGK mới
- Tìm hiểu hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của nhà trường
=>Từ những mục tiêu và nhiệm vụ trên để đưa ra bảng phân công nhiệm vụ cho các thành viên như sau:
Phạm Nguyệt
Vân Thư
(leader)
23571402313001
2 - Tìm hiểu và trình bày nội dung phương
pháp giảng dạy tiếng Anh ở trường phổ thông
- Tổng hợp thông tin bài báo cáo và hoàn chỉnh bản báo cáo
- Bàn bạc để đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện
- Cùng đưa ra nhận xét
và đánh giá về cách thức hoạt động của nhà trường, phương pháp dạy học môn tiếng Anh của giáo viên có đáp ứng được mục tiêu của chương trình GDPT
2018 hay không
- Cùng nhau tổ chức trò chơi “Đố vui có thưởng” cho các em học sinh trường phổ thông
- Nhận xét để hoàn chỉnh bản word và slide báo cáo
Nguyễn Thị
Minh Thuý 235714023130015 - Tìm hiểu lịch sử phát triển và cơ sở vật
chất của trường
- Tìm hiểu hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của nhà trường
- Chủ trì và đưa ra ý tưởng về phần chơi góp vui cho các bạn học sinh trường phổ thông
- Làm slide cho nội
Trang 5dung đã tìm hiểu (Mỗi người đều tham
gia tích cực đóng góp ý kiến)
9 - Tìm hiểu về đội ngũ giáo viên của nhà
trường
- Phụ trách chụp ảnh, quay video để lấy tư liệu và minh chứng quá trình thực hiện
- Tìm hiểu tổ chuyên môn
- Làm slide nội dung
tổ chuyên môn
5 - Tìm hiểu về tầm nhìn và mục tiêu của
nhà trường
- Tìm hiểu tổ chuyên môn tiếng Anh của nhà trường
- Làm slide cho nội dung tổ chuyên môn
Lê Thị Thuỳ
Trang (Thư ký)
23571402313000
6
- Ghi chép các hoạt động nhóm
- Làm slide nội dung phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh
III Phương pháp thực hiện
1 Thời gian, địa điểm
- Địa điểm: tại trường THPT Lê Viết Thuật
- Thời gian trải nghiệm: từ ngày 27/11/2023 đến ngày 02/12/2023
2 Lịch trình cụ thể
nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường
2 Tìm hiểu trường THPT
Lê Viết Thuật
- Theo dõi, quan sát các hoạt động trong tiết chào cờ, ghi chép lại những điều cần lưu ý
- Nghe báo cáo của nhà trường (cô PHT và Bí thư Đoàn trường)
- Tìm hiểu thêm các tài liệu từ sách báo, trang thông tin của nhà trường…
Ngoại ngữ của trường - Họp tổ chuyên môn, nghe hướng dẫn của tổ trưởng tổ Ngoại ngữ về
Trang 6việc hình thành và phát triển tổ
- Ghi chép những nội dung chính
học ở trường phổ thông
- Dự giờ tiết học đã được phân công (Tiết 1 môn tiếng Anh)
- Ghi chép lại bài học, các phương thức, hình thức giảng dạy; các hoạt động và thái độ của học sinh
- Phỏng vấn 1 số học sinh về cách học và thích nghi với chương trình GDPT 2018
sinh hoạt - Dự tiết sinh hoạt lớp- Ghi chép những hoạt động của lớp
- Giao lưu với các em học sinh bằng 1 trò chơi
B PHẦN NỘI DUNG
I Tìm hiểu chung về trường THPT Lê Viết Thuật
1 Lịch sử thành lập và phát triển của trường
Trường THPT Lê Viết Thuật được tách ra từ trường cấp 3 Vinh 1 (nay là trường THPT Huỳnh Thúc Kháng), tiền thân là trường cấp 3 Vinh 2 và sau này là Vinh 3 Trường được thành lập từ năm 1976 nhưng vì một số khó khăn nhất định, phải gần một năm sau, vào tháng 11/1977 trường mới chính thức đi vào hoạt động với quy mô đầu tiên chỉ có 14 lớp và 630 học sinh Ba năm học đầu tiên, trường đối diện với muôn vàn khó khăn gian khổ và phải chuyển địa điểm nhiều lần
Bước ngoặt của trường, bắt đầu từ năm học 1980 - 1981 khi trường chuyển về địa điểm mới, vùng đất giáp ranh thuộc ba phường Hưng Dũng - Bến Thủy - Trường Thi Từ đây trường cũng được đổi tên thành Trường PTTH Lê Viết Thuật 15 năm sau nhà trường lại đối mặt với đói nghèo, lạc hậu Tuy vậy, lửa nhiệt huyết và say mê với nghề trong các thầy cô trường THPT Lê Viết Thuật khi đó luôn cháy mạnh mẽ, đánh bại mọi rào cản để truyền thụ những kiến thức của mình đến cho học sinh
Và nhờ nền tảng vững chắc ban đầu này, trường đã có những chuyển biến mạnh mẽ vào giai đoạn 1992-2012 Cơ sở vật chất của trường được nâng cao, từ phòng học cấp 4 lên các dãy nhà cao tầng; luôn chú trong đến việc tìm kiếm, thu hút và chú trọng các giáo viên giỏi về trường Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã nhận được nhiều thành tích, nhiều bằng khen và giấy khen ở các cấp địa phương, của nhà nước Năm 2012, nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì Từ năm học 2012-2013, nhà trường là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện thí điểm dạy Toán và Vật lý bằng tiếng Anh và được Sở Giáo dục và Đào tạo chọn
để xây dựng thành trường điển hình về việc thực hiện đổi mới toàn diện công tác dạy và
Trang 7học tiếng Anh Năm học 2013 – 2014, trường THPT Lê Viết Thuật là 1 trong 8 trường phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí điểm về “phát triển chương trình nhà trường” Nhà trường 5 năm liền được xét tặng danh hiệu Tập thể điển hình tiên tiến, trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh Năm học 2016-2017, trường được xếp thứ nhất trên tổng số 5 trường trong toàn tỉnh tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100%, tỷ lệ đậu Đại học và học sinh giỏi tăng cao Và gần đây, năm học 2023-2024, trường tiếp tục nhận được bằng khen của
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường THPT Lê Viết Thuật đã trở thành một địa điểm giáo dục uy tín, được nhiều phụ huynh và các thế hệ học sinh tin tưởng, gửi gắm những ước mơ tương lai Nhà trường hiện nay đang có những mục tiêu, kế hoạch trong tương lai để nâng cao thêm vị thế của mình về chất lượng giảng dạy và môi trường học tập
2 Cơ sở vật chất
- Nhà trường có đủ phòng học văn hoá, phòng học bộ môn và trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ khác phục vụ cho giảng dạy và học tập
- Hiện nay nhà trường có 47 lớp học gồm 3 khối (10, 11, 12) với 2237 học sinh Mỗi lớp học đều rộng rãi, thoáng mát với 6 cửa sổ lớn, 4 quạt trần, 2 điều hoà và 1 tivi, máy chiếu phục vụ cho việc học tập
- Bên cạnh đó, trường có sân thể dục lát cỏ nhân tạo, hội trường, nhà đa năng rộng rãi, khu nhà thể chất có sân tập thể dục trong nhà….và thường được chọn để tổ chức các hội thi như Hội khoẻ Phù đổng cấp quốc gia, thi tiếng Anh qua mạng toàn quốc…
- Các công trình khác: Nhà xe giáo viên, học sinh; phòng truyền thống; thư viện; nhà vệ sinh sạch sẽ
- Sân trường, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ vì có các cô lao công quét dọn thường xuyên
- Nhìn chung cơ sở vật chất của trường khá tốt, phục vụ 1 cách tốt nhất đến việc dạy và học trong nhà trường
3 Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trường
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên gồm 109 người (Ban giám hiệu 4 người, giáo viên
99 người, nhân viên 6 người)
+ Ban giám hiệu gồm:
1 hiệu trưởng: thầy Hoàng Minh Lương
3 phó hiệu trưởng: cô Thái Thị Thanh Thuỷ, cô Thái Thị Phương Chi và thầy Nguyễn Tường Lân
- Về chất lượng đội ngũ:
+ Năm học 2022-2023:
100% CBGV có trình độ đạt chuẩn và tiêu chuẩn, trong đó có 66 người có trình độ Thạc sĩ, 67 người từng là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
+ Năm học 2023-2024:
5 giáo viên được công nhận CSTĐ cấp tỉnh
3 giáo viên được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen
Trang 8 1 giáo viên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen
8 thầy cô được công nhận GVDG cấp tỉnh trong Hội thi GVDG cấp Tỉnh năm 2023
1 cô giáo được nhận thưởng quỹ tài năng GD lần thứ 18
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên đều có tinh thần nhiệt huyết, có trách nhiệm, yêu nghề, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục
- Tập thể giáo viên là một tập thể đoàn kết, gắn bó lâu năm với nhà trường và luôn rèn luyện nâng cao trình độ để ngày càng phát triển
4 Học sinh, chất lượng đào tạo của nhà trường
- Nhà trường có chất lượng đào tạo tương đối tốt, có tỉ lệ học sinh khá giỏi và học sinh đậu tốt nghiệp cao
- Cụ thể năm 2022-2023, đánh dấu 45 năm thành lập trường, các kết quả về chất lượng học sinh đạt được như sau:
+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm : Tốt và Khá đạt trên 99,5%
+ Kết quả xếp loại học lực: Giỏi 62,2%; Khá 36,8%; Trung bình 1%
+ Kết quả các cuộc thi, hội thi do Sở và Bộ tổ chức:
HSG cấp tỉnh: 7 giải Nhất, 15 giải Nhì, 5 giải Ba, 6 giải Khuyến khích => đứng thứ 10 trong toàn tỉnh
Thi KHKT cấp tỉnh: đứng thứ nhất với 2 giải Nhất, 2 giải Nhì; có 1 đề tài dự thi cấp quốc gia và đạt giải triển vọng
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 100%, học sinh thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ, nhà trường đứng trong tốp đầu các trường THPT trong tỉnh
- Năm học 2023-2024:
Về thi HSG tỉnh của khối 12: đứng thứ 4 toàn tỉnh với 4 giải Nhất, 19 giải Nhì, 14 giải Ba, 8 giải Khuyến khích
5 Tầm nhìn và mục tiêu của nhà trường
5.1 Tầm nhìn
* Với sứ mạng là tạo dựng được môi trường học tập về nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, học sinh có động cơ học tập tốt, chăm ngoan, lễ phép, biết tự lập để khắc phục khó khăn của bản thân và gia đình vươn lên học khá, học giỏi; có năng lực phát triển toàn diện, biết tự đào tạo để có năng lực học tập suốt đời Trường Lê Viết Thuật luôn
cố gắng là một trong những trường hàng đầu của tỉnh mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập
và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên và được trang bị tốt cho tương lai
* Giá trị nhà trường mang lại
- Tình đoàn kết
- Tinh thần trách nhiệm
- Lòng tự trọng
- Tính trung thực
- Lòng nhân ái - Tinh thần trách nhiệm
Trang 9- Lòng tự trọng
- Tính trung thực
5.2 Mục tiêu
a Mục tiêu chung
Trường Lê Viết Thuật đặt ra mục tiêu theo phương hướng “Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến” nhằm đề phù hợp với xu thế phát triển của đất nước xã hội và thời đại
b Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu về tổ chức các hoạt động dạy học: Thực hiện Chương trình giáo dục tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới, cũng như triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 và thực hiện tốt điều lệ trường trung học phổ thông
+ Chất lượng bài giảng: Chuẩn bị tốt bài giảng, cân đối thời gian và hợp lý nội dung Đảm bảo tính logic mạch lạc phù hợp đặc trưng bộ môn, ứng dụng CNTT và thiết bị vào bài dạy
+ Sinh hoạt chuyên môn: nhóm sinh hoạt chuyên môn thường kỳ 2 lần/tháng Buổi sinh hoạt có chất lượng chú trọng sâu việc học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu chuyên môn, tập trung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, phát huy tính chủ động của giáo viên
+ Kiểm tra đánh giá học sinh: học sinh được kiểm tra và đánh giá theo quy định , theo thông tư 58-TT/BGDDT và thông tư 26-TT/BGDDT đã được ban hành Tăng cường đánh giá quá trình, dự án, sản phẩm, kết quả Kiểm tra giữa kỳ, học kỳ theo hình thức tập trung Đề kiểm tra giữa kỳ và học kỳ theo ma trận đề chung và đảm bảo theo 4 yêu cầu của kiểm tra đánh gia theo định hướng năng lực của người học
- Mục tiêu về tổ chức các hoạt động học tập và rèn luyện:
+ Tất cả học sinh đều đi học đầy đủ, tập trung nghe giảng bài, học bài và làm bài tập ở nhà một cách tự giác để có thể tiếp thu kiến thúc 1 cách đầy đủ và hiệu quả nhất Học sinh còn được tham gia các họat động ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, trải nghiệm theo chương trình nhà trường, các hoạt động đoàn thể, xã hội nhằm phát triển các kĩ năng cũng như định hướng tương lai của hình phù hợp với năng lực và yêu cầu của xã hội
+ Mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức: Năng lực chuyên mộn của đội cũ cán
bộ giáo viên đạt loại khá giỏi chiếm phần lớn và đều phải thông thạo kĩ năng tin học văn phòng, vận dụng phần mềm vào dạy học Hơn nữa giáo viên phải đáp ứng yêu cầu dạy chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu dạy
Trang 10chương trình hệ 10 năm, tham gia bồi dưỡng kĩ năng NN để đáp ứng dạy tăng cường của Tỉnh
- Mục tiêu về huy động các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất - thiết bị hạ tầng kỹ: Cơ sở vật chất được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu về phát triển phẩm chất và năng lực người học và theo hướng hiện đại hoá Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn mở, thư viện điện tử Một môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp”
- Mục tiêu về nâng cao chất lượng giáo dục và tự kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia: Xây dựng ngôi trường đáp ứng các yêu cầu về năng lực học sinh và chất lượng đạo đức, kĩ năng sống
- Mục tiêu về xây dựng quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội: Thực hiện tốt quan hệ phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội Đảm bảo thông tin liên lạc giữa nhà trường
và phụ huynh học sinh trong giáo dục, cung cấp thông tin đầy đủ trên mạng thông tin sổ liên lạc điện tử, cuối học kỳ và cả năm về kết quả đánh giá xếp loại rèn luyện học tập của học sinh
- Mục tiêu về xây dựng môi trường giáo dục: Đảm bảo xây dựng môi trường, cảnh quan
sư phạm sạch đẹp, ngăn chặn kịp thời các tác nhân tiêu cực ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục và phát triển nhà trường; đảm bảo an toàn trường học và trở thành nhà trường thân thiện, học sinh tích cực
- Mục tiêu về tổ chức bộ máy và quản lý điều hành các hoạt động nhà trường: Phấn đấu trường đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng nhân sự, theo kế hoạch nhà trường, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa trong toàn bộ
hệ thống quản lý giáo dục nhà trường
II Tìm hiểu tổ chuyên môn:
1 Tổng quan
- Trường gồm có 5 tổ chuyên môn:
+ Tổ Toán – Tin
+ Tổ Ngoại ngữ
+ Tổ Văn
+ Tổ KHTN
+ Tổ KHXH
- Trong đó tổ Ngoại ngữ gồm có 15 thành viên
- Cô Phan Thị Oanh làm tổ trưởng tổ chuyên môn Ngoại ngữ
- Cô Oanh triển khai các vấn đề về tổ chuyên môn như quy trình xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ, cơ cấu, vai trò, nhiệm vụ và các hoạt động cần làm của tổ