1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lý nông nghiệp

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tên sáng kiến:“Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần Địa lí Nông nghiệp trong bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều”.. Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học th

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

I Thông tin về tác giả đăng ký sáng kiến

1 Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN 2 Ngày sinh: 17/03/1977

3 Đơn vị công tác: Trường THPT Kim Ngọc 4 Chuyên môn: Địa Lý

Nhiệm vụ được phân công trong năm học: Giảng dạy môn Địa Lý

lớp 10A7, 11A2, 11A6, 12A1, 12A2, 12A5

II Thông tin về sáng kiến

1 Tên sáng kiến:“Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần Địa lí Nông nghiệp trong bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều”

2 Cấp học: Trung học phổ thông

3 Mã lĩnh vực (Theo danh mục tại Phụ lục 3): 58

4 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2023 đến tháng 2/2023 5 Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Kim Ngọc

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10A7 trường THPT Kim Ngọc

Ngày tháng 2 năm 2023 Ngày tháng 2 năm 2023 Ngày 17 tháng 2 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 1 Lời giới thiệu

2 Tên sáng kiến kinh nghiệm 3 Tác giả sáng kiến

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 7 Mô tả nội dung của sáng kiến

7.1 Về nội dung của sáng kiến 7.1.1 Cơ sở lí luận

7.1.2 Cơ sở thực tiễn

7.1.3 Về mục tiêu giáo dục 7.1.4 Giải pháp thực hiện

7.4 Về khả năng áp dựng của sáng kiến

8 Những thông tin cần được bảo mật

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được

11 Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

Phụ lục

Danh mục các chữ cái viết tắt

3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 5 5 5 5 6 7 8 15 17 17 18 18 18 19

20 32

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa to lớn đối với đất nước Một trong những nhiệm vụ đặt ra là đổi mới phương pháp giảng dạy trong chương trình phổ thông, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chỗ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học

Bộ môn Địa lý trong trường THPT là môn học khô khan, nhiều thuật ngữ mang tính khái quát, trừu tượng, hiện nay rất ít học sinh chọn làm môn thi đại học nên học sinh chưa chú trọng Vì vậy làm thế nào để giúp học sinh hứng thú với môn học, khiến cho kiến thức học được ở trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống một phần phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp dạy học của giáo viên

Trong xu hướng dạy học hiện đại, việc áp dụng phương pháp dạy học theo dự án là một yêu cầu cần thiết nhằm khắc phục lối truyền thụ máy móc, một chiều và phát

huy được phẩm chất, năng lực của học sinh Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lí Nông nghiệp trong bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều”

2 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lí Nông nghiệp trong bài 21- Địa lý 10 sách Cánh diều”

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Kim Ngọc - Số điện thoại: 0982868366

- Email: nguyenhuyen77.kn@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Huyền

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng trong giảng dạy phần địa lí nông

nghiệp, bài 21- Địa lý ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong chương trình Địa lý 10- sách Cánh Diều

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: từ ngày

1/2/2023 đến ngày 15/2/2023

Trang 4

7 Mô tả nội dung của sáng kiến: 7.1 Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1 Cơ sở lí luận

Dạy học theo dự án là gì ?

Với phạm vi đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong bài 21- Địa lý ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Địa lý 10 sách Cánh Diều” tôi quan niệm: DHTDA là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó HS dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lí thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày được

Mục tiêu của DHTDA

Hướng tới các vấn đề của thực tế, gắn lý thuyết- thực hành, tư duy- hành động, nhà trường- xã hội

Rèn luyện cho người học phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng sống, làm việc theo nhóm

Kích thích hứng thú học tập của người học, phát triển khả năng sáng tạo

Trong Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ra ngày 8/10/2014 cũng đã hướng dẫn chúng ta rất rõ về cách thức sinh hoạt chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá Mục đích là “Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh Tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”

Từ mục tiêu đã nêu ở trên, giáo viên chúng ta có thể lựa chọn việc đa dạng hóa hình thức dạy học để tạo hứng thú và phát huy được phẩm chất, năng lực của người học

Trang 5

án đó cần: Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, phát triển năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học

7.1.4 Giải pháp thực hiện

7.1.4.1 Xác định mục tiêu dự án

Xuất phát từ nội dung học tập, GV phải đưa ra một chủ đề với những gợi ý hấp dẫn, kích thích HS tham gia thực hiện Chủ đề đưa ra phải gắn với thực tiễn cuộc sống, HS có thể làm việc độc lập để hình thành kiến thức và cho ra những kết quả thực tế, thông qua việc thực hiện dự án HS hình thành kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề Ví dụ: phần Địa lí Nông nghiệp trong bài 21 “ Địa lý ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản”

Thông qua dự án HS biết được vai trò của ngành nông nghiệp, sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới, tại sao lại phân bố ở đó Ngoài ra còn giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để giải thích thực tế sản xuất nông nghiệp ở địa phương nơi mình sinh sống Từ đó giúp HS thích học Địa lý, yêu lao động và biết trân trọng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp

Từ mục tiêu đề ra GV tiến hành thiết kế ý tưởng và xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho dự án

7.1.4.2 Thiết kế ý tưởng và xây dựng bộ câu hỏi định hướng

Là hệ thống câu hỏi do GV đưa ra nhằm mục đích định hướng cho HS nội dung kiến thức trong bài học Bộ câu hỏi định hướng là sự thể hiện cụ thể và sinh động mục tiêu dạy học: Các yêu cầu về kiến thức, năng lực, phẩm chất…

Ví dụ: Khi dạy phần địa lí Nông nghiệp trong Bài 21 “ Địa lý ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản” GV thiết kế 3 dự án:

- Dự án 1: Tìm hiểu về ngành trồng trọt

Phần thuyết trình trên các slide và hoạt động nhóm có thể dựa trên bộ câu hỏi định hướng như sau:

Trang 6

+ Vai trò và đặc điểm của ngành trồng trọt?

+ Có những loại cây lương thực chính nào? Đặc điểm sinh thái và phân bố? + Các cây lương thực khác gồm những cây nào? chủ yếu dùng để làm gì? + Liên hệ thực tế nước ta?

+ Vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp?

+ Có những loại cây công nghiệp nào? Đặc điểm sinh thái và phân bố? + Giải thích vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu?

+ Liên hệ thực tế nước ta?

- Dự án 2: Tìm hiểu ngành chăn nuôi

Với sản phẩm là video giới thiệu về hoạt động của ngành chăn nuôi có thể dựa trên bộ câu hỏi định hướng:

+ Vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi?

+ Đặc điểm phân bố của các vật nuôi chính? tại sao lại được phân bố ở đó? + Liên hệ thực tế ở nước ta?

- Dự án 3: Tìm hiểu về dịch vụ nông nghiệp

Phần thuyết trình trên các slide và hoạt động nhóm có thể dựa trên bộ câu hỏi định hướng như sau:

+ Vai trò của dịch vụ nông nghiệp? + Cơ cấu? Phân bố?

+ liên hệ với thực tế về dịch vụ nông nghiệp ở nước ta

7.1.4.3 Lập kế hoạch dự án

Để dạy tốt và bảo đảm HS tham gia tích cực vào quá trình học GV cần:

Lập kế hoạch bài dạy với các mục tiêu học tập của HS đáp ứng yêu cầu về kiến thức, năng lực, phẩm chất của chương trình do bộ GD&ĐT quy định trong chương trình GDPT 2018 Phần này GV thiết kế một bài giảng điện tử, trong đó có lồng ghép dự án của HS cho phù hợp với bài dạy

Gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung liên quan, thành lập nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, thời gian thực hiện và dự kiến kết quả

Ví dụ: Phần địa lí nông nghiệp trong Bài 21- Địa lí 10 sách Cánh Diều Gv chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện 3 dự án

Các nhóm không thực hiện dự án của nhóm khác nhưng vẫn phải tìm hiểu thông tin của các dự án đó để tiến hành nhận xét, đánh giá

- Dự án 1: Tìm hiểu ngành trồng trọt (nhóm 1)

Trang 7

- Dự án 2: Tìm hiểu ngành chăn nuôi (nhóm 2)

- Dự án 3: Tìm hiểu về dịch vụ nông nghiệp (nhóm 3) Thời gian hoàn thành dự án là: 2 tuần Trong đó:

+ Sau khi nhận dự án 1 tuần HS nộp dự án cho GV để tiến hành nhận xét, chỉnh sửa cho phù hợp

+ Sau đó tiếp tục hoàn thành dự án và nộp lại cho GV trước tiết học 4 ngày + GV kết hợp dự án của HS vào bài giảng đã thiết kế

- Hướng dẫn HS cách tìm hiểu thông tin

- Thống nhất thời gian trình bày dự án cho mỗi nhóm

7.1.4.4 Các bước tổ chức DHTDA

1 Chuẩn bị

- Xây dựng ý tưởng - Lựa chọn chủ đề, tiểu chủ đề

- Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập

- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

- Thiết kế dự án: Xác định nội dung học ,ý tưởng và tên dự án - Thiết kế nhiệm vụ cho HS - Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ - Định hướng, tổ chức, giám sát, giúp đỡ HS thực hiện dự án

- Làm việc nhóm

- Xây dựng kế hoạch dự án: Xác định những việc cần làm, thời gian, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm

-Tìm kiếm thông tin

-Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án

2 Thực hiện dự án

-Thu thập thông tin -Thảo luận với các thành viên khác -Tham vấn GV hướng dẫn

- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá HS trong quá trình thực hiện

-Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện dự án

-Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

- Tiến hành thu thập, xử lí thông tin thu được

Trang 8

-Trình bày kết quả - Phản ánh lại quá trình học

-Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm

- Tự đánh giá sản phẩm

- Đánh giá sản phẩm của các nhóm khác

7.1.4.5 Bài giảng minh họa

Tiết 45+46- Bài 21: ĐỊA LÝ NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

+ Trình bày được vai trò, đặc điểm các ngành trong nông nghiệp

+ Trình bày và giải thích được phân bố cây trồng, vật nuôi chủ yếu trên thế giới + Vận dụng kiến thức giải thích thực tế sản xuất ngành nông nghiệp ở địa phương + Đọc được bản đồ , xử lí, phân tích số liệu thống kê và vẽ được biểu đồ về nông nghiệp

2 Về năng lực:

a Năng lực chung:

❖ Tự học tự chủ:

- Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao

- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp

- Ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết

+ Trình bày được vai trò, đặc điểm các ngành trong nông nghiệp

+ Trình bày và giải thích được phân bố cây trồng, vật nuôi chủ yếu trên thế giới

Trang 9

- Chăm chỉ: tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học

- Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Thiết bị dạy học

- Giáo án, 1 số bản đồ - Phiếu học tập

2 Học liệu:

Vở ghi, giấy note

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu (Nhóm/ trò chơi/ 7 phút) a Mục tiêu:

- Tạo kết nối, kiểm tra kiến thức tích lũy của học viên với nội dung bài học - Khơi gợi sự hứng thú, tính tò mò để học viên học tập tích cực, sáng tạo hơn

b Nội dung:

- HV chơi trò chơi “ AI TINH MẮT HƠN ” c Sản phẩm:

Trang 10

d Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức trò chơi “ Ai tinh mắt”, trong vòng 3 phút tìm từ khóa về chủ đề cây trồng vật nuôi

- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời

- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

- Kết luận, nhận định: GV tổng kết, khen ngợi HS và để dẫn dắt HS vào bài mới Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về ngành trồng trọt (Dự án của nhóm 1) a Mục tiêu

- Trình bày được vai trò và đặc điểm của ngành trồng trọt - Giải thích được sự phân bố của các loại cây trồng chính

b Nội dung

- Học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập đã được giao về nhà

c Sản phẩm

Trang 11

I Ngành nông nghiệp 1 Ngành trồng trọt a Vai trò:

Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến Là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị…

b Đặc điểm:

- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và cây trồng là đối tượng sản xuất Hoạt độngngành trồng trọt có tính mùa vụ và phân bố rộng

c Phân bố:

Cây lương thực chính Phân bố chủ yếu Giải thích

nhiệt

Ưa khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa màu mỡ

đai màu mỡ

ở khu vực cận nhiệt, nhiệt đới, ôn

Ưa đất ẩm, nhiều mùn, khí hậu nóng, dễ thích nghi dao động của thời tiết

Cây CN chính Phân bố chủ yếu Giải thích

Mía, cao su, cà phê Khu vực nhiệt đới Ưa nhiệt, ẩm cao

Củ cải đường Ôn đới , cận nhiệt Ưa khí hậu ôn hòa, đất đen Đạu tương Phân bố rộng khắp Khí hậu ẩm, đất tơi xốp

d Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho nhóm 1 chuẩn bị bài thuyết trình trên Powerpoint

- Thực hiện nhiệm vụ: học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định học sinh thuộc nhóm 1 lên trình bày, trả lời câu

hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức

Trang 12

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu học tập

CHUYÊN GIA

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho chia lớp thành 2 cụm mỗi cụm 2 nhóm nhỏ thảo

luận nhiệm vụ như sau:

- Chuyên gia 1:+ Kể tên các loại cây lương thực chính?

+ Đặc điểm sinh thái của từng loại cây lương thực chính

Chuyên gia 2: + Kể tên các loại cây công nghiệp chính?

+ Đặc điểm sinh thái của từng loại cây công nghiệp chính

Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập MẢNH GHÉP

Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho chia lớp thành 2 cụm mỗi cụm 2 nhóm nhỏ mới ghép

từ chuyên gia thảo luận nhiệm vụ như sau: Quan sát hình 21.1, 21.3 điền vào phiếu học tập

Cây lương thực chính Phân bố chủ yếu Giải thích

Lúa gạo Lúa mì Ngô

Cây công nghiệp chính

Mía Cao su Cà phê Chè

Củ cải đường Đậu tương

- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận, hoàn thành phiếu học tập

- Báo cáo, thảo luận: GV cho các nhóm đổi chéo sản phẩm, bổ sung nếu có

- Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức, hướng dẫn thông tin ghi bài

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về ngành chăn nuôi (Dự án của nhóm 2) a Mục tiêu

-Trình bày được vai trò của ngành chăn nuôi

Trang 13

- Giải thích được sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn

- Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của các ngành chăn nuôi: gia súc, gia cầm

- Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người như: thịt, trứng, sữa,…

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp

- Tạo mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ, tăng GDP đất nước

- Thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa

d Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Cá nhân

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh đọc SGK liên hệ thực tế trả lời câu

hỏi: Nêu vai trò của ngành chăn nuôi?

Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tự nghiên cứu trả lời, ghi câu trả lời vào vở

Trang 14

- Báo cáo, thảo luận: GV cho HS báo cáo vòng tròn HS có thể bổ sung

- Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức

Nhiệm vụ 2: Cặp đôi

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các cặp, yêu cầu HV tìm hiểu SGK kết

hợp với kiến thức của bản thân:

+ Nêu đặc điểm của ngành chăn nuôi?

+ Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển trong đó có VN, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất NN?

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành nhiệm vụ

- Báo cáo, thảo luận: GV cho 1 cặp đôi báo cáo ngẫu nhiên HS có thể bổ sung

- Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức

Nhiệm vụ 3: nhóm

- Chuyển giao nhiệm vụ:

1, Chuẩn bị 1 video về hoạt động của ngành chăn nuôi trên thế giới

2, GV tổ chức trò chơi Ai tinh mắt, yêu cầu HS quan sát hình 21.4, nêu sự phân bố của bò, trâu, lợn, cừu, dê, gia cầm? Ai nhanh và đúng nhất sẽ được cộng điểm

3, Giải thích tại sao có sự phân bố như vậy?

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ được giao về nhà (Dự án 2)

- Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS thuộc nhóm 2 báo cáo ngẫu nhiên HS có thể bổ

- Cung ứng giống, máy móc, phân bón và các sản phẩm hỗ trợ quá trình sản xuất nông nghiệp

Trang 15

- Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa , tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh đọc SGK liên hệ thực tế trả lời câu

hỏi: Nêu vai trò, cơ cấu và phân bố của dịch vụ nông nghiệp? (Dự án 3)

- Thực hiện nhiệm vụ: HS tự nghiên cứu và trình bày nội dung của mình trên

Powerpoint

- Báo cáo, thảo luận: GV cho HS thuộc nhóm 3 báo cáo vòng tròn HS của nhóm

khác có thể bổ sung

- Kết luận, nhận định: GV tổng hợp kiến thức 7.2 Kết quả thực hiện

Qua lấy ý kiến 39 HS lớp 10A7 của trường THPT Kim Ngọc sau khi tiến hành DHTDA trong phần Địa lí Nông nghiệp của bài 21 " Địa lý ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản" và thu được một số kết quả đánh giá như sau:

* Mức độ hứng thú của HS khi học theo dự án ( Bảng 1)

Bảng 1 Mức độ hứng thú của HS khi học theo dự án

Bảng 1 cho thấy có đến 94,9% HS có hứng thú khi học theo dự án

* Những mặt tích cực của HS khi học theo dự án( Bảng 2)

Bảng 2 Những mặt tích cực của HS khi học theo dự án

Trang 16

STT Nội dung Số HS/Tổng số HS Tỉ lệ (%)

3 HS vận dụng được KT vào thực tiễn 37/39 94,9

5 Rèn những kĩ năng như làm việc nhóm, thuyết trình…

Bảng 2 cho thấy sau khi tiến hành DHTDA đã mang lại những mặt tích cực cho HS

như: HS chủ động trong học tập từ xây dựng kế hoạch đến thực hiện dự án và hoàn thành các sản phẩm, phát triển khả năng ứng dụng CNTT, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn

* Những khó khăn của HS khi học theo dự án (Bảng 3)

Bảng 3.Những khó khăn của HS khi thực hiện dự án

4 Thiếu những phương tiện hỗ trợ như: máy ảnh, máy quay phim, máy tính

Bảng 3 cho thấy khó khăn lớn nhất của HS khi thực hiện dự án là mất nhiều thời gian,

một số bạn trong nhóm có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn khác khiến cho hiệu

Ngày đăng: 13/07/2024, 14:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Mức độ hứng thú của HS khi học theo dự án - vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lý nông nghiệp
Bảng 1. Mức độ hứng thú của HS khi học theo dự án (Trang 15)
Bảng 2 cho thấy sau khi tiến hành DHTDA  đã mang lại những mặt tích cực cho HS - vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lý nông nghiệp
Bảng 2 cho thấy sau khi tiến hành DHTDA đã mang lại những mặt tích cực cho HS (Trang 16)
Bảng 3 cho thấy khó khăn lớn nhất của HS khi thực hiện dự án là mất nhiều thời gian, - vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lý nông nghiệp
Bảng 3 cho thấy khó khăn lớn nhất của HS khi thực hiện dự án là mất nhiều thời gian, (Trang 16)
Hình ảnh: Giáo viên chuẩn kiến thức cho học sinh sau khi các nhóm đã trình bày  xong dự án - vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy phần địa lý nông nghiệp
nh ảnh: Giáo viên chuẩn kiến thức cho học sinh sau khi các nhóm đã trình bày xong dự án (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN