1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận những quy định về kết hôn trái pháp luật thực trạng và hướng giải quyết hiện nay

34 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những quy định về kết hôn trái pháp luật, thực trạng và hướng giải quyết hiện nay
Tác giả Phan Thị Mỹ Duyên, Trần Hữu Đạo, Thái Hữu Lợi, Trần Trọng Nguyên, Lê Nhật Nam
Người hướng dẫn Phạm Cường Thiện Định
Trường học Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

Khái niệm kết hôn Kết hôn là sự kiện pháp lí được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ , khi hai bên nam nữ tuân thủ quy định của pháp luật v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐIỆN ĐI– ỆN TỬ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT, THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

HIỆN NAY Giảng viên hướng dẫ n: Phạm Công Thiên Đỉnh

Trang 2

sự hướng dẫn của Thầy Phạm Công Thiên Đỉnh

Tất cả nội dung trình bày trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực, chính xác và được chúng tôi thu thập từ hệ thống tài liệu tham khảo chính thống, không có bất kỳ sự gian lận hay sao chép nào từ người khác Đó là sản phẩm của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và đạt được sau thời gian học tập tại trường, cũng như các nghiên cứu khác Số liệu và dẫn chứng đều hoàn toàn đúng sự thật và chính thống, chúng em thu thập từ nguồn đáng tin cậy bao gồm: các giáo trình, sách chuyên giáo, bài báo khoa học, các văn bản pháp luật, tài liệu báo chí,…

Chúng tôi hiểu rằng việc vi phạm lời cam đoan này sẽ có những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập và uy tín cá nhân chúng tôi Vì vậy, nếu có bất kỳ sai sót hoặc kỳ lân nào trong quá trình thực hiện tiểu luận, chúng tôi xin cam kết hoàn toàn trách nhiệm trước học viên bộ môn và hội đồng chấm thi

Trân trọng!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2023

Đại diện nhóm tác giả

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU……… 4

1 Lý do chọn đề tài……… 4

2 Tình hình nghiên cứu……… 4

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài……… 5

4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài……… 5

5 Phương pháp nghiên cứu………5

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn………6

7 Kết cấu của khoá luận……….6

PHẦN NỘI DUNG……… 6

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM……… 6

1.1 Khái niệm……… 6

1.1.1 Khái niệm kết hôn……… 6

1.1.2 Điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn………6

1.1.3 Khái niệm kết hôn trái pháp luật……… 10

1.1.4 Khái niệm về hủy kết hôn trái pháp luật………10

1.2 Hủy kết hôn trái pháp luật qua các thời kỳ……… 11

1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đối với hủy kết hôn trái pháp luật……… 12

1.3.1 Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật………… 12

1.3.2 Xử lý việc kết hôn trái pháp luật……… 12

1.3.3 Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật……… 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……… 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT……… 18

2.1 Thực trạng……… 18

2.1.1 Khảo sát……… 19

2.1.2 Thống kê, xử lý ……….19

2.1.3 Kết quả ……….19

Trang 4

2.1.4 Nguyên nhân……….20

2.2 Hướng giải quyết……… 20

2.2.1 Nâng cao nhận thức về kết hôn trái pháp luật……… 20

2.2.2 Giảm thiểu tình trạng kết hôn trái pháp luật………21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……… 23

KẾT LUẬN……….24

Trang 5

và đăng ký kết hôn Theo đó, không phải cứ có tình yêu hay hai người muốn kết hôn là kết hôn, pháp luật quy định khi có đủ các điều kiện nhất định thì mới được kết hôn và được nhà nước công nhận là kết hôn hợp pháp Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ pháp luật và hiểu hết các điều kiện để có thể kết hôn hợp pháp, bằng chứng cho thấy trên thực tế vẫn tồn tại rất nhiều cuộc hôn nhân là kết hôn trái pháp luật dẫn tới hậu quả là bị hủy kết hôn trái pháp luật Kết hôn được coi là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Trong nhiều năm qua, hệ thống giá trị trong hôn nhân, gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới được nhiều người quan tâm như hôn nhân đồng tính, quan hệ tình dục trước hôn nhân, giáo dục sức khỏe sinh sản, sống chung như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn, Để tìm hiểu rõ hơn về những thay đổi này và những quan niệm mới về

hệ giá trị Hôn nhân và gia đình, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Nhóm chúng

tôi xin tìm hiểu vấn đề “Những quy định về kết hôn trái pháp luật trong pháp luật Việt Nam,

thực trạng và hướng giải quyết hiện nay.”

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu một số nội dung của vấn đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật đƣợc đăng tải trên tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật kể cả một số luận văn thạc sĩ và luận văn tiến sĩ luật học nghiên cứu liên quan Một

số các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật đƣợc đăng tải trên các Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Luật học cũng đã có đề cập tới vấn đề này, tuy nhiên chỉ dừng lại một khía cạnh nào đó Nhờ

Trang 6

vậy, có thể nhận thấy mỗi công trình nghiên cứu là một sự khai thác khác nhau, nhìn nhận vấn đề với các góc độ khác nhau Với công trình của mình, nhóm tác giả tiếp cận vấn đề một cách tổng quan về lý luận cũng như thực tiễn của huỷ việc kết hôn trái pháp luật

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm minh bạch, rõ ràng khái niệm huỷ việc kết hôn trái pháp luật, hướng giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cũng như các quy định pháp lý về vấn đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo trật tự an toàn

xã hội Đồng thời, phân tích, đánh giá, thực trạng và xu hướng phát triển các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nâng cao nhận thức, hiểu biết của công dân về vấn đề này, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật của Nhà nước

4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi nghiên cứu: ở Việt Nam, chủ yếu về các vấn đề lý luận về hái niệm huỷ việc kết hôn trái pháp luật; những quy định về huỷ việc kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình ệt Nam năm 2000 cũng như Vi thực tiễn giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn hiện nay ở ệt Nam, từ đó tìm ra những Vibất cập và đưa ra các phương hướng giải quyết

- Đối tượng nghiên cứu: tình trạng kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn hiện nay, một

số bài báo, công trình nghiên cứu, văn bản có liên quan về kết hôn trái pháp luật

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một số phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin

- Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Pháp luật đại cương

− Phương pháp nghiên cứu sưu tầm, so sánh, đối chiếu, thống kê dữ liệu và chọn lọc

− Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp dữ liệu

Trang 7

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Bài tiểu luận này làm rõ quy định kết hôn của pháp luật nước ta, đồng thời cũng cho thấy được tình trạng kết hôn trái pháp luật hiện nay và những biện pháp khắc phục tình trạng này

7 Kết cấu của khoá luận

Bài tiểu luận có hai phần chính:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam

- Chương 2: Thực trạng kết hôn trái pháp luật hiện nay và phương hướng giải quyết

PHẦN NỘI DUNG

LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm kết hôn

Kết hôn là sự kiện pháp lí được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền nhằm xác lập quan

hệ vợ chồng giữa nam và nữ , khi hai bên nam nữ tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.1

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

1.1.2 Điều kiện kết hôn

1.1.2.1 Tuổi kết hôn

1 Khoảng 5 Điều 3 Luậ Hôn nhân và gia đình 2014 t

Trang 8

Ở Việt Nam, độ tuổi kết hôn được quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 luật Hôn nhân và gia đình là Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

1.1.2.2 Sự tự nguyện của hai bên kết hôn

Hôn nhân là sự liên kết lâu dài giữa một người nam và một nữ nhằm xây dựng gia đình, sinh đẻ và nuôi dạy con cái Để đảm bảo lợi ích của vợ chồng, của con cái, đảm bảo cho hôn nhân tồn tại bền vững thì những người kết hôn phải hoàn toàn tự nguyện Nó được thể hện qua những điều sau:

Thứ nhất: thể hiện mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống nhằm

thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai người

Thứ hai: thể hiện tự mình quyết định việc kết hôn, không chịu bất kì sự thúc ép hoặc

áp lực nào khiến họ phải kết hôn trái ý muốn của họ

1.1.2.3 Người kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự

Theo điểm c khoản 1 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì người kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự.2

Căn cứ điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định Mất năng lực hành vi dân sự

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,

tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

1.1.2.4 Việc kết hôn không thuộc trường hợp cấm kết hôn

2 Là người không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình

Trang 9

Thứ ba, cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn

Thứ tư, cấm những người cùng dòng máu về trực hệ7 hoặc những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau Điều này xuất phát từ cơ sở khoa học, phong tục tập quán

và thuần phong mĩ tục nhằm tránh những hệ lụy không đáng có

Thứ năm, cấm người là cha nuôi hoặc mẹ nuôi với con nuôi hoặc người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng kết hôn với nhau Quy định này nhằm làm ổn định các mối quan hệ trong gia đình, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc

mà có thể xảy ra hành vi cưỡng ép kết hôn

1.1.2.5 Hai người kết hôn phải không cùng giới tính

Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ nhằm xây dựng gia đình, Gia đình phải thực hiện các chức năng xã hội, đặc biệt là chức năng duy trì nòi giống Luật Hôn nhân và gia đình 2014 trên cở sở hội nhập với thế giới, không cấm những người cùng giới tính kết hôn với nhau nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới

1.1.2.6 Đăng kí kết hôn

Theo Điều 11, Điều 12, Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

3 Là việc lợi dụng kết hôn để mưu lợi bản thân không nhằm mục đích xây dựng gia đình

4 Là việc lấy vợ, chồng khi một trong hai hoặc cả hai chưa đủ ổi kết hôn tu

5 Là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, yêu sách hoặc hành vi để ộc người khác kết hôn bu

6 Là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, yêu sách hoặc hành vi để ắn cản việc kết hôn của người có đủ ều kiện kết hôn ng đi

7 Là những người có quan hệ huyết thống

Trang 10

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý

Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn

- Thẩm quyền đăng ký kết hôn: UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài

- Nghi thức kết hôn: Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên

1.1.2.6.1 Thẩm quyền đăng kí kết hôn

Thứ nhất, về thẩm quyền của UBND cấp xã

Căn cứ luật hộ tịch 2014 khoản 1 Điều 17 Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

Căn cứ khoản 1 điều 19 nghị định 126/2014/NĐ-CP

Thứ hai, về thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp huyện Căn cứ điều 37 Luật hộ tịch

2014, Thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

1.1.2.6.2 Thủ tục đăng kí kết hôn

Trang 11

Thứ nhất, đăng kí kết hôn tại UBND cấp xã tuân theo quy định tại Điều 18 Luật hộ tịch 2014 Thủ tục đăng ký kết hôn cho hai người đều là công dân Việt Nam và sinh sống ở Việt Nam

Thứ hai, đăng kí kết hôn tại UBND cấp tỉnh tuân theo quy định tại Điều 38 Thủ tục đăng ký kết hôn cho vợ chồng có yếu tố nước ngoài

Ngoài ra, Nghị định 126/2014/NĐ-CP, Điều 49 Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn

1.1.2.6.3 Hiệu lực của việc đăng kí kết hôn

Thứ nhất, về nguyên tắc chung

Kể từ khi đăng kí kết hôn, quan hệ hôn nhân phát sinh Các bên có các quyền và nghĩa

vụ vợ chồng theo quy định của pháp luật

Thứ hai về xử lí việc đăng kí kết hôn không đúng thẩm quyền

Việc đăng kí kết hôn tại cơ quan không có thẩm quyền không làm phát sinh quan hệ hôn nhân Nếu việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn nên có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án không hủy việc kết hôn trái pháp luật mà không công nhận các bên kết hôn là vợ chồng

1.1.3 Khái niệm kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật8 là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

1.1.4 Khái niệm về hủy kết hôn trái pháp luật

Hủy kết hôn trái pháp luật là việc Tòa án ra quyết định tuyên bố việc kết hôn của nam

nữ không có giá trị pháp lí, hai bên kết hôn chưa từng phát sinh quan hệ hôn nhân, việc chung sống giữa họ là vi phạm pháp luật và hai bên nam nữ phải chấm dứt việc sống chung

đó

8 Khoản 6 Điều 3 Luậ Hôn nhân và gia đình năm 2014 t

Trang 12

Xuất phát từ hệ quả của việc kết hôn trái pháp luật, yêu cầu hạn chết kết hôn trái pháp luật hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn Pháp luật quy định các biện pháp xử lí bao gốm: hủy việc kết hôn trái pháp luậ và xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự

Hủy việc kết hôn hay còn gọi là biện pháp tiêu hôn được đề cập khá sớm trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, nhưng vẫn chưa có văn bản pháp luật nào giải nghĩa chúng Theo Từ điển giải thích thuật ngữ của trường Đại học Luật Hà Nội đã có sự giải thích khá đầy đủ: “Hủy việc kết hôn trái pháp luật được hiểu là biện pháp chế tài của Luật Hôn nhân

và gia đình đối với trường hợp nam nữ kết hôn nhưng không tuân thủ đầy đủ các điều kiện được Luật Hôn nhân và gia đình quy định”

1.2 Hủy kết hôn trái pháp luật qua các thời kỳ

• Thời kì phong kiến

Trong thời kì phong kiến, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về hủy kết hôn trái pháp luật Tuy nhiên, trong thực tế, việc hủy kết hôn trái pháp luật vẫn được thực hiện thông qua các thủ tục dân sự

• Thời kì thuộc Pháp

Dưới thời thuộc Pháp, pháp luật Việt Nam có quy định về hủy kết hôn trái pháp luật Theo đó, việc hủy kết hôn trái pháp luật được thực hiện thông qua thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

• Thời kì sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, pháp luật Việt Nam tiếp tục có quy định về hủy kết hôn trái pháp luật Theo đó, việc hủy kết hôn trái pháp luật được thực hiện thông qua thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

• Thời kì hiện nay

Trang 13

Từ năm 1995, pháp luật Việt Nam quy định việc hủy kết hôn trái pháp luật được thực hiện thông qua thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án

Nhìn chung, quy định về hủy kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam qua các thời kì đã có

sự phát triển theo hướng đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan Cụ thể, việc hủy kết hôn trái pháp luật hiện nay được thực hiện thông qua thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án, đảm bảo tính công bằng, khách quan và đúng pháp luật

1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đối với hủy kết hôn trái pháp luật 1.3.1 Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Hôn nhân và gia đình năm 2014 về người có quyền Theo quy định tại Điều 10 Luật

yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm:

Thứ nhất, Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn

Thứ hai, Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha,

mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật

Thứ ba, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình

Thứ tư, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em

Thứ năm, Hội liên hiệp phụ nữ

1.3.2 Nguyên tắc xử lí đối với việc kết hôn trái pháp luật.

Kết hôn là quyền cá nhân đã được pháp luật quy định Tuy nhiên, khi cá nhân thực hiện quyền kết hôn thì phải có nghĩa vụ tuân theo pháp luật về điều kiện kết hôn Nếu không tuân thủ những điều kiện đó thì nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật

là vợ chồng

Kết hôn trái pháp luật là trường hợp nam nữ kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn Do vậy, tương ứng với mỗi điều kiện kết hôn bị vi phạm là một căn cứ hủy việc kết hôn Cụ thể:

Trang 14

Thứ nhất, nam nữ kết hôn khi chưa đến độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Thứ hai, nam nữ kết hôn khi một trong hai bên bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối Thứ ba, một hoặc hai bên kết hôn là người mất năng lực hành vi dân sự

Thứ tư, việc kết hôn là giả tạo

Thứ năm, một hoặc hai bên kết hôn là người đang có vợ hoặc có chồng

Thứ sáu, những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau

Thứ bảy, nam nữ kết hôn với nhau khi họ có quan hệ là cha nuôi hoặc mẹ nuôi với con nuôi hoặc người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Thứ tám, hai người cùng giới tính kết hôn với nhau

Giải quyết các trường hợp kết hôn trái pháp luật

Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về vấn đề xử lý việc kết hôn trái pháp luật như sau:

- Trường hợp nam, nữ có đăng ký kết hôn nhưng việc kết hôn đăng ký tại không đúng cơ quan có thẩm quyền (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) => yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ đồng thời hủy Giấy chứng nhận kết hôn và thông báo cho cơ quan hộ tịch đã đăng ký kết hôn để xử lý theo quy định

- Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) và có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật Hôn nhân và gia đình tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa

họ

Trang 15

- Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn thì Tòa án sẽ giải quyết theo một trong các hướng sau:

+ Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn

+ Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa

vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật Hôn nhân và gia đình

+ Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình ( Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn) ; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều

59 Luật Hôn nhân và gia đình ( Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn)

- Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định thì thực hiện như sau: + Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;

+ Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật

Trang 16

* Thẩm quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật

Theo khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án thực hiện việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật

về tố tụng dân sự

Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa

án phải căn cứ vào các yếu tố sau để quyết định như:

- Yêu cầu của đương sự;

- Điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

- Điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

(Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch BTP)

Trường hợp hai bên kết hôn trái pháp luật vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn tại thời điểm Tòa án giải quyết

Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình

2014 thì thực hiện như sau:

- Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;

- Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật

Trong các trường hợp trên thì Tòa án áp dụng quy định tại Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

Trang 17

1.3.3 Hậu quả pháp lí của việc hủy kết hôn trái pháp luật.9

Căn cứ điều 12 luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lí của việc hủy kết trái pháp luật Khi tòa án ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật không chỉ dẫn đến những hậu quả pháp lí đối với hai bên kết hôn mà còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chung (nếu có)

Thứ nhất, quan hệ giữa các bên kết hôn trái pháp luật với nhau

Về quan hệ nhân thân: Giữa họ không tồn tại quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng Việc sống chung như vợ chồng giữa họ là trái pháp luật, nên kể từ ngày quyết định hủy kết hôn trái pháp luật của tòa án có hiệu lực, hai bên phải chấm dứt việc sống chung như vợ chồng với nhau

Về quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản giữa họ được giải quyết như trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng theo luật dân sự Về nguyên tắc, tài sản riêng của ai thì thuộc quyền sở hữu của người đó còn tài sản chung thì sẽ chia theo sự thỏa thuận của hai bên, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết Luật Hôn nhân và gia đình quy định nguyên tắc chia tài sản chung phải xem xét công sức góp của mỗi bên Công sức góp ở đây chỉ những lao động tạo thu nhập tạo nên tài sản đó Công sức góp đối với vợ chồng khi ly hôn là gồm lao động có thu nhập và không có thu nhập

Về nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo sự thỏa thuận của họ Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của BLDS về nghĩa vụ và hợp đồng

Thứ hai, quan hệ giữa các bên với con chung

Về nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được pháp luật quy định không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay không, còn tồn tại hay chấm dứt Do

đó, tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ mỗi bên đối với con chung Luật Hôn nhân và gia đình quy định khi hủy việc kết hôn trái pháp luật, vấn đề con chung được giải quyết như khi vợ chồng li hôn Nếu không thỏa thuân

9 Điều 12 Luậ Hôn nhân và gia đình t 2014

Ngày đăng: 12/07/2024, 23:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  I:  Bạn  đã  từng  nghe  qua  “Kết  hôn  trái  pháp  luật”  chưa? - tiểu luận những quy định về kết hôn trái pháp luật thực trạng và hướng giải quyết hiện nay
nh I: Bạn đã từng nghe qua “Kết hôn trái pháp luật” chưa? (Trang 28)
Hình  3:  Nơi  bạn  sinh  sống? - tiểu luận những quy định về kết hôn trái pháp luật thực trạng và hướng giải quyết hiện nay
nh 3: Nơi bạn sinh sống? (Trang 29)
Hình  6:  Kết  hôn  trái  pháp  luật  thường  do? - tiểu luận những quy định về kết hôn trái pháp luật thực trạng và hướng giải quyết hiện nay
nh 6: Kết hôn trái pháp luật thường do? (Trang 30)
Bảng  2:  Số  liệu  chạy  bằng  SPSS  Custom  Tables - tiểu luận những quy định về kết hôn trái pháp luật thực trạng và hướng giải quyết hiện nay
ng 2: Số liệu chạy bằng SPSS Custom Tables (Trang 31)
Bảng  6:  Số  liệu  chạy  bằng  SPSS - tiểu luận những quy định về kết hôn trái pháp luật thực trạng và hướng giải quyết hiện nay
ng 6: Số liệu chạy bằng SPSS (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN