1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan điểm của hồ chí minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức liên hệ tư tưởng này đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay

28 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

Tên đề tài: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức.. CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA: KINH TẾ - QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC LIÊN HỆ TƯ TƯỞNG NÀY ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

Chuyên ngành: DIGITAL MARKETING

Môn học: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN ĐÌNH SƠN

Sinh viên thực hiện:

Lớp: K15MAKT02

TP Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA: KINH TẾ - QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC LIÊN HỆ TƯ TƯỞNG NÀY ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

Chuyên ngành: DIGITAL MARKETING

Môn học: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN ĐÌNH SƠN

Sinh viên thực hiện:

PHAN DIỆU ÁI – 2109110272

NGUYỄN THỊ KIM CHI – 2109110269

PHƯƠNG THỊ MỸ LÊ – 2109110294

PHẠM THỊ XUÂN TRANG – 2109110298

Lớp: K15MAKT02

TP Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2023

Trang 3

Khoa/Viện: KINH TẾ - QUẢN TRỊ

NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

TIỂU LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Họ và tên:

Phan Diệu Ái MSSV: 2109110272

Nguyễn Thị Kim Chi MSSV: 2109110269

Phương Thị Mỹ Lê MSSV: 2109110294

Phạm Thị Xuân Trang MSSV: 2109110298

2 Tên đề tài: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức Liên

hệ tư tưởng này đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay

3 Nhận xét:

a) Những kết quả đạt được:

b) Những hạn chế:

4 Điểm đánh giá (theo thang điểm 10, làm tròn đến 0.5): Sinh viên:………

Điểm chữ: ……….…… Điểm chữ: ………

TP HCM, ngày … tháng … năm 20……

Giảng viên chấm thi

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Gia Định đã tạođiều kiện để sinh viên chúng em có một môi trường học tập thoải mái về cơ sở hạ tầngcũng như cơ sở vật chất

Chúng em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đình Sơn đã giảng dạy môn TưTưởng Hồ Chí Minh giúp chúng em được mở rộng kiến thức về tư tưởng Hồ ChíMinh, một tư tưởng hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với vận mệnh nướcnhà Qua đó chúng em có thể nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện cuộc đời, sựnghiệp, những đóng góp và vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn thể dân tộcViệt Nam Và chúng em cũng cảm ơn thầy đã hướng dẫn tận tình để nhóm chúng emhoàn thành tiểu luận này

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng rộng lớn và bao quát mà Chủtịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nên trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình Vậynên, với những giới hạn về kiến thức và thời gian, trong quá trình tìm hiểu nhómkhông thể nào tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy tận tình góp ý để chúng em hoànthiện hơn nữa những kiến thức của mình

Một lần nữa cảm ơn và kính chúc thầy và gia đình thật nhiều sức khỏe, hạnhphúc và gặt hái được nhiều thành công trên con đường giảng dạy

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 1

4 Phạm vi nghiên cứu 1

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu tiểu luận 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC 3

1.1 Quan điểm về vai trò của đạo đức 3

1.1.1 Đạo đức là gốc, là sức mạnh của người cách mạng 3

1.1.2 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội 3

1.1.3 Đức và tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau 4

1.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 5

1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân 5

1.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 7

1.2.3 Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa 8

1.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng 9

1.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng 9

1.3.1 Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức 9

1.3.2 Xây đi đôi với chống 11

1.3.3 Tu dưỡng đạo đức suốt đời 13

Trang 6

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

15

2.1 Vai trò của đạo đức đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay 15

2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay 16

2.2.1 Thực trạng của đạo đức đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay…… 16

a) Tích cực 17

b) Tiêu cực 17

2.2.2 Giải pháp 18

PHẦN KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 7

sự quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng về chủ đề “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức Liên hệ tư tưởng này đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay”, hy vọng bài luận này sẽ mang lại những giải pháp rất thiết thực,

giúp nâng cao nhận thức đạo đức của sinh viên, đồng thời góp phần vào sự phát triểntoàn diện của Việt Nam như hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu quan điểm Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức của con người ViệtNam thời đại mới Làm rõ vai trò, sức mạnh của đạo đức theo quan điểm Hồ Chí Minh

và vận dụng nó vào việc bồi dưỡng tinh thần học sinh Những phát hiện này hỗ trợ chocuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiểu luận nghiên cứu về vai trò và sức mạnh của đạo đức theo quanđiểm của Hồ Chí Minh

4 Phạm vi nghiên cứu

Trang 8

Đề tài tiểu luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi về vai trò và sức mạnh củađạo đức theo quan điểm của Hồ Chí Minh nằm trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện bài tiểu luận này chúng em đã áp dụng kiến thức sử dụng phươngpháp viết tiểu luận, khảo cứu tài liệu kết hợp với các phương phân tích tổng hợp nhằmchọn lọc thông tin và đưa ra các ý chính cần thiết để phục vụ đề tài

6 Kết cấu tiểu luận

Bài tiểu luận gồm có 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận

Với phần nội dung gồm có 2 chương:

Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đứcChương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức đối với

sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC

1.1 Quan điểm về vai trò của đạo đức

1.1.1 Đạo đức là gốc, là sức mạnh của người cách mạng

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thế giới bànnhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức Khi đánh giá vai trò của đạođức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: đạo đức là nguồn nuôi dưỡng

và phát triển con người Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức là gốc, là nềntảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng Người cách mạngphải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhândân Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc totát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thìcòn làm nổi việc gì?" Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958), Hồ Chí Minh viết:

“Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang,nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài,gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải cóđạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang".Người chỉ rõ cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục, thì cần nhớ rằng:

“Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họyêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức”

1.1.2 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội

Đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi công việc,phẩm chất mỗi con người Bởi vì, có đạo đức cách mạng trong sáng mới làm đượcnhững việc cao cả, vẻ vang Người quan niệm, “Việc nước lấy Đoàn thể làm cốt cán.Việc Đoàn thể lấy cán bộ làm cốt cán Cán bộ lấy đạo đức làm cốt cán” Theo Hồ ChíMinh, “Đại đa số chiến sĩ cách mạng là người có đạo đức: Cả đời hết lòng hết sức

Trang 10

phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì làm gương mẫu: gian khổ, chất phác,kính trọng của công

Hồ Chí Minh thường nhắc lại tinh thần của V.I Lênin: Đảng Cộng sản phảitiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại Trong Di chúc, Ngườiviết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấmnhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìnĐảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trungthành của nhân dân ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việcđều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm

lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xâydựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đờisau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực

tế làm thước đo Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắnđức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế Người nói: “Phải lấykết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chícách mạng của mình Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hìnhthức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”

1.1.3 Đức và tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Đức và tài phải là những phẩm chất thống nhất của con người Nếu đạo đức làtiêu chuẩn cho mục đích hành động thì tài là phương tiện thực hiện mục đích đó Vìvậy, con người cần có cả đức và tài, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng thiếuđạo đức thì vô dụng, thậm chí có hại Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức vàtài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực phải thống nhất làm một Trong đó, đạođức là gốc, là nền tảng của người cách mạng Hồ Chí Minh thường khuyên: “Dạy cũngnhư học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc,rất quan trọng Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”

Trang 11

Hồ Chí Minh hết sức quan tâm giáo dục toàn diện cho các em học sinh, sinhviên cả “Đức, Trí, Thể, Mỹ" Trong đó, đức là gốc, là trước hết; tài là cực kỳ quantrọng, không có tài thì không xây dựng, phát triển được đất nước Đức bao gồm nếp ăn

ở, sinh hoạt hằng ngày, trước hết là với gia đình, anh em, bạn bè, rộng ra là với quốcgia, dân tộc; học để làm việc, làm người, làm cán bộ

1.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàngđầu của người cách mạng Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảngthì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc vàtiến lên chủ nghĩa xã hội Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyếtđịnh sự thắng lợi của mọi công việc Nhưng như vậy không có nghĩa Hồ Chí Minhtuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng “có tài mà không có đức làngười vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Cho nên, đức là gốcnhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng.Những chuẩn mực đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh quan niệm là: trungvới nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính; thương yêu con người, sống có tìnhnghĩa; tinh thần quốc tế trong sáng

1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân

Theo Hồ Chí Minh, đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chiphối các phẩm chất khác.Từ quan niệm cũ “ trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạođức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó mộtnội dung mới, cao rộng hơn là “trung với nước, hiếu với dân”, đã tạo nên một cuộccách mạng sâu sắc trong lĩnh vực đạo đức Người chỉ rõ: “Đạo đức, ngày trước thì chỉtrung với vua, hiếu với cha mẹ Phải trung với nước Phải hiếu với toàn dân, với đồngbào

Theo Người, trung với nước là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc,với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nước ở đây với ý nghĩa "Dân là con nước,

Trang 12

nước là mẹ chung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứ không phải của riêng ai.Mối quan hệ nước – dân, dân –nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện vớinhau trong một thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân vớicộng đồng, quốc gia, dân tộc.

Nội dung chủ yếu của trung với nước bao gồm:

Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết

Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng

Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Với chữ “hiếu”, theo Hồ Chí Minh là hiếu với dân Hiếu với dân không phảichỉ là hiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàndân tộc, vì “nước lấy dân làm gốc”, dân là “gốc” của nước Bác Hồ từng chỉ rõ: “Nhândân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế Từ khi có Đảng ta lãnh đạo vàgiáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tìnhnghĩa năm châu bốn biển một nhà….đạo đức ngày nay rộng hơn: không phải chỉ cóhiếu với bố mẹ, mà phải trung với nước, hiếu với dân”

Nội dung của hiếu với dân bao gồm:

Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân

Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận đồng nhân dân cùng thực hiện tốtđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước

Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Mọi đường lối, chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân

Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu Người khẳngđịnh: Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổquốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượtqua, kẻ thù nào cũng đánh thắng

Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn mong muốn mỗi người Việt Nam phải trung vớinước, hiếu với dân; còn đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh cho rằng điều chủ

Trang 13

chốt nhất của đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng; với nhân dân, làtrung với nước, hiếu với dân; thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớtrung thành của nhân dân Vì vậy phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tậpdân, lấy dân làm gốc.

1.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cáchmạng, đó là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người, là đạicương đạo đức Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, bọn phong kiến ngày xưa nêu ra “cần, kiệm,liêm, chính” nhưng không bao giờ thực hiện mà lại bắt nhân dân tuân theo để phụng sựquyền lợi cho chúng Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiệnlàm gương cho nhân dân là để đem lại hạnh phúc cho dân

Cũng như khái niệm “Trung, Hiếu”, “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vôtư” cũng là những khái niệm cũ trong truyền thống dân tộc, được Hồ Chí Minh lọc bỏnhững nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu củacách mạng Theo Hồ Chí Minh:

Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, cónăng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại,không dựa dẫm Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồnhạnh phúc của chúng ta”

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân,của đất nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏcộng lại thành cái to, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô phươnghình thức, không liên hoan

Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạmmột đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân” Phải “trong sạch, không thamlam”, “Không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sung sướng Không hamngười tâng bốc mình Vì vậy, mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa”

Trang 14

Theo Hồ Chí Minh các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ vớinhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ, đảng viên phải là người thực hành trước đểlàm kiểu mẫu cho dân Người thường nhắc nhở cán bộ, công chức, những người trongcác công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hạn

Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư” là để ngườicách mạng vững vàng qua mọi thử thách: “Giàu sang không quyến rũ, nghèo khókhông thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục” Bác nói: “Đem lòng chí công vô

tư mà đối với người, với việc”

Theo quan điểm của Bác thì Cần, Kiệm, Liêm, Chính là thước đo giá trị giàu

có, là nền tảng của đời sống mới, của các phong trào thi đua yêu nước Một dân tộcbiết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dântộc văn minh tiến bộ Để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, phải hội đủ cácyếu tố cần, kiệm, liêm, chính Người coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cơ bảncủa con người, giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất

1.2.3 Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa

Hồ Chí Minh đã xác định tình thương yêu con người là một trong những phẩmchất đạo đức cao đẹp nhất Người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cáchmạng mới đi làm cách mạng Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà HồChí Minh sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập cho dân tộc, tự

do hạnh phúc cho con người

Tư tưởng yêu thương con người của Hồ Chí Minh rất rõ ràng, cụ thể, khôngtrừu tượng chung chung Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc, rộnglớn, trước hết dành cho những người bị nghèo khổ, những người bị mất quyền, nhữngngười bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc Tình yêu thương conngười thể hiện trước hết là tình yêu thương với đại đa số nhân dân, những người laođộng bình thường trong xã hội, những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột Yêuthương con người phải làm mọi việc để phát huy sức mạnh của mỗi người, đoàn kết để

Ngày đăng: 12/07/2024, 17:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w