Thông qua việc nghiên cứumột cách toàn diện và có hệ thong vé hinh phạt tù chung thân trong luật hình sự Việt Nam và so sánh quy định này với các nội dung tương ứng trong luật hình sự mộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC
Ths Lưu Hải Yến
Hà Nội — 2023
Trang 3lôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cua riêng tôi, các két luận, số liệu trong khóa luận tot nghiệp là trung thực, dam bao độ tin cậy./.
Xác nhận cua Tác giả khóa luận tốt nghiệpgiảng viên hướng dan (Ký và ghi rõ họ tên)
Yến Thảo
Lưu Hải Yến Phạm Thị Phương Thảo
Trang 4BLHS : Bộ luật hình sự
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
TNHS : Trach nhiệm hình sự
Trang 5Trang Phu Diao eee i
//82.1/020.00000Nn0n0n8Ẻ8 nan iiiDANH MỤC CAC CHU VIET TẮTT - 2-2 s+SE+EE+EE£E££E£EEEEESEEeEerrerrerxee iv
De TH a sen cen rs ss sa 0 0 Ss SEE V
CHƯƠNG 1 HÌNH PHẠT TU CHUNG THAN THEO QUY ĐỊNH CUALUAT HINH SỰ MOT SO QUOC GIALuu ciccccccscessessssesssscsessesscetsessesesseeveneees 9
1.1 Hình phat tù chung thân theo quy định của luật hình sự Việt
TÏHT TT seer a nà nero sc a cs ah WS Ca Rah STR A RE I5 GHA0802008080.18 9 1.1.1 Phạm vi áp dụng ccccccceeneeeceeesneeeceeeeneeeeesecaeeeeeseneeeeeeeaaes 9
1.1.2 Điều kiện áp dụng - ¿2-52 +sE SE 2121112111111 11 111.11 ce, 121.1.3 Hậu quả pháp lý có thể phát sinh đối với người bị kết án tù chungCAM oe eee 161.1.4 Các van đề pháp lý khác có liên quan -.-¿55:555ccscse2 17
1.2 Hình phạt tù chung thân theo quy định của luật hình sự Pháp 20 1.3 Hình phạt tù chung thân theo quy định của luật hình sự Canada
¬— 26
KET LUẬN CHƯNG l 2-52 SEEESEEEEEEE12E121121717111111111 1e re 34
CHƯƠNG 2 SO SÁNH QUY ĐỊNH VE HÌNH PHẠT TU CHUNG THÂN
TRONG LUAT HÌNH SỰ MOT SO QUOC GIA VÀ KIÊN NGHỊ HOÀNTHIỆN QUY ĐỊNH CUA LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM - 362.1 Đánh giá so sánh về hình phạt tù chung thân trong luật hình sự
một số quốc gia - - 2-52 SE SE2ESEE9E1215E1212121121112111111211111 111111 0 1e 362.1.1 Những điểm tương đồng 2 2S SE EEE 2E EEEkrrkrtee 362.1.2 Những điểm khác biệt 2-2-5252 2 212212121121 ckrrki 392.2 Bài học kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thiện quy định của luật
hình sự Việt Nam về hình phạt tù chung thân 2- 2 s+s2+secxzse2 452.2.1 Bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong quy định về hình7181) 89.10)/1107.7).00ẮẺ na.ẳồ'ễồễồ®ồ" 45
Trang 62.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định của luật hình sự Việt Nam về hình
hạt Từ ea THẤN ¿sex sa se nà cas a nn nà Gà Gan HH gà tổ Lạ RADA NA 47
KET LUẬN CHƯNG 2 - 2-52 SE 1EE12112112112111211111111 111 re 51KẾT LUAN.Aooeccecccceccccccccscssescssesscssscsscsesucsusensecssaesucsssucsssavsusatsessusassesansasssessseeaes 53
PHU LUỤCC - 2-52-5225 E21 E1EE1921211211211212121111111121121111111110111 11111 1e re 54
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 22c©22+cEExEt2EEEteEExerrrkeree 57
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, mang tính lịch sử và bản chất giai cap
sâu sắc Thực tiễn đã chứng minh xã hội càng phát triển thì tội phạm càng gia tăng về sốlượng và mức độ nghiêm trọng Bên cạnh những biện pháp về kinh tế, chính trị, xã hội,giáo dục ; với tư cách là một chế định cơ bản của luật hình sự, hiện nay, hình phạt đượcđánh giá là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, xã hội và lợi ích hợp pháp của công dân Dựa vào tính chất, mức độ nguyhiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhà làm luật đã xây dựng đa dạng các loại hìnhphạt với các mức độ nghiêm khắc khác nhau, từ hình phạt tác động vào quyên tài sản đếncác loại hình phạt hạn chế, tước bỏ quyền tự do, thậm chí tước bỏ quyền song của người
phạm tội.
Chỉ đứng sau hình phạt tử hình, tù chung thân là một trong những hình phạt có tính
nghiêm khắc cao trong hệ thống hình phạt Theo luật hình sự Việt Nam, hình phạt tùchung thân là hình phạt chính, giữ vị trí trung chuyên giữa hình phạt tù có thời hạn đến
20 năm và hình phạt tử hình Mang tinh chất kinh điển và truyền thống, tù chung thânđược quy định nhằm tạo ra khả năng phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thé hóa hìnhphạt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Đây cũng là loại hình phạt có quá trình pháttriển song hành cùng với quá trình phát triển của cả hệ thống hình phạt trong pháp luật
hình sự Việt Nam Qua đó bảo đảm mục đích phòng ngừa chung, cũng như phòng ngừa
riêng của hình phạt, làm cho hệ thống hình phạt giữ được tính thống nhất nội tại của nó
Trên thực tế, hệ thống hình phạt của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tô khácnhau như điều kiện lich sử cụ thé về kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức; tình hình tội
phạm và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm; kinh nghiệm, truyền thống làm luật
Bên cạnh đó, chế định hình phạt nói chung, quy định về hình phạt tù chung thân nói riêngtrong Bộ luật hình sự của quốc gia là sự thể hiện rõ nét các chính sách hình sự, các quanđiểm xử lý trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Nói cách khác, hình phạt tù chungthân theo quy định trong luật hình sự của mỗi nước là không giống nhau ở các phươngdiện nhất định Nhằm góp phan hoàn thiện quy định của BLHS, đáp ứng yêu cầu cải cách
tư pháp, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế thông qua việc chọn lọc, học hỏi những kinhnghiệm lập pháp nước ngoài tiến bộ; nghiên cứu so sánh các quy định của luật hình sự
Trang 8gia có giá trị học thuật và ý nghĩa thực tiễn quan trọng Mặt khác, Việt Nam đã và đanghướng đến hội nhập, hợp tác lâu dài với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới
về mọi mặt, bao gồm cả pháp luật Chính vì vậy, việc tiến hành và tăng cường hoạt động
nghiên cứu so sánh, đặc biệt là nghiên cứu so sánh luật hình sự là một đòi hỏi tất yếu,
khách quan trong bối cảnh hiện nay
Với những hiểu biết và khả năng nghiên cứu nhất định, tác giả đã lựa chọn thựchiện đề tài: “Hình phạt tù chung thân dưới góc độ so sánh luật” làm đề tài khóa luậntốt nghiệp của mình Do giới hạn về mặt thời gian và dung lượng khóa luận nên trong bàiviết này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu so sánh các quy phạm pháp luật hiện hành vềhình phạt tù chung thân trong hệ thống pháp luật Việt Nam với hệ thống pháp luật củahai quốc gia cũng có nền tảng tương tự về quy định này là Pháp và Canada
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cho đến nay, ở phạm vi quốc tế, các công trình nghiên cứu, các budi hội thảo khoahọc quốc tế về hình phạt tù chung thân đã xuất hiện tương đối phổ biến trên diễn dannghiên cứu khoa học pháp lý Một số tác giả với các nghiên cứu đề cập trực tiếp đến hìnhphạt tù chung thân dưới góc độ so sánh như: Tác gia Leon Sheleff với “The Mandatory
Life Sentence - A Comparative Study of the Law in Israel, Great Britain, the United States
and West Germany Conference on Comparative Legal Education”, tam dich “Ban ánchung thân bắt buộc - Một nghiên cứu so sánh về luật pháp ở Israel, Anh, Hoa Kỳ và Tây
Đức ”, Conference on Comparative Legal Education, 1982; Tác gia Dirk van Zyl Smit với
“Life imprisonment: Recent issues in national and international law’’, tam dich “Hình
phat tù chung thân: Những van dé gan đây trong pháp luật quốc gia và luật pháp quốcté”, International Journal of Law and Psychiatry, Volume 29, Issue 5, 2006; Nhom tacgia Nurmanbetov K.E và Dulatova G.S với “Some aspects of the use of life imprisonment
in world and national pracfice ”, tam dich “Một vài khía cạnh vé viéc ap dung tu chungthân trên thé giới và trong thực tiễn quốc gia”, V International scientific practical
Conference, 2018; Nhóm tác gia Nikola Paunovié va Zoran S Pavlovié với “Life imprisonment in the comparative law framework as well as in the jurisprudence of the
European Court of Human Rights”, tam dich: “Hình phạt tù chung thân trong khuôn khổ
Trang 9Rights Protection, 2021.
Bên cạnh đó, đã có các công trình, bài viết nghiên cứu độc lập và chuyên sâu về
hình phạt tù chung thân dưới các góc độ khác nhau, nghiên cứu song song tù chung thân
cùng với các hình phạt khác trong hệ thống hình phạt hay cùng với một số vẫn đề chịu sựảnh hưởng của hình phạt này, có thể kế đến Tác giả LS Sheleff với “Ultimate Penalties:Capital Punishment, Life Imprisonment, Physical Torture”, tam dich “Hình phat toi da:
Tử hình, Tu chung thân, Nhuc hình ”, Ohio State University Press AddressHitchcock Hall, 1987; Nhóm tac gia J.J.Neser va D.Takoulas với “The imposition and implementation of
life imprisonment”, tạm dich: “Viéc áp dung và thi hành hình phạt tù chung thân ”, Acta
Criminological: African Journal of Criminology & Victimology, Volume 9, Issue 2, 1996; Tac gia Esther Gumboh với “The penalty of life imprisonment under international
criminal law”, tam dich: “Hình phat tù chung thân theo luật hình sự quốc tế”, African
Human Rights Law Journal, 2011; Tác gia Robert Z.Lawrence với “Crime and
Punishment (Retaliation Under the WTO)” , tam dich: “Tội phạm va hình phạt (Sự trừng
phat theo WTO)”, Institute for International Economics, 2013; Nhom tac gia Dirk Van Zyl Smit, Catherine Appleton va Georgie Benford với “Life Imprisonment and Human
Rights”, tam dich: “Ti chung thân va nhân quyên”, Ofiati International Series in Law
and Society, 2019; Nhóm tac gia Dirk van Zyl Smit, Catherine Appleton và Giao Vucong
voi “Life Imprisonment in Asia”, tạm dịch: “Hình phat tu chung thân ở Chau A®*,
Palgrave Advances in Criminology and Criminal Justice in Asia, 2023; Nhom tac gia Dr.
A Md Samiulla va Jaivik Bhatt Uday với “A comprehensive analysis of
life-imprisonment in the UK - An analysis”, tam dich: “Một phân tích toàn diện về hình phạt
tù chung thân ở Anh - Phân tích ”, Russian Law Journal, Volume 11, Issue 5, 2023;
Các công trình đã được dé cập trên chủ yếu là những nghiên cứu riêng biệt về hình
phạt tù chung thân hoặc nghiên cứu tù chung thân là một trong những nội dung quan trọng
trong hệ thống hình phat chung Qua đó, có thé thấy, nghiên cứu một cách tông thé, toàndiện về tù chung thân dưới góc độ so sánh luật hình sự của một số quốc gia khác nhauchưa nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu nước ngoài
2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trang 10được ghi nhận khá sớm trong luật hình sự Việt Nam Vì vậy, trong những năm qua, đã có
nhiều công trình nghiên cứu độc lập về hình phạt này dưới một số khía cạnh cụ thé, cũngnhư nghiên cứu so sánh ở các mức độ khác nhau về hình phạt và hệ thống hình phạt, trong
đó có hình phạt tù chung thân.
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, có các công trình: “Ti chung thân trong Luậthình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trường Đại học Luật Hà Nội,2012; “Hình phat tù chung thân trong Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn ThịHải Yến, Dai học Quốc gia Hà Nội, 2012; “Hệ thống hình phạt - So sánh giữa pháp luậthình sự Lào và Việt Nam” của tác giả Phaivanh Ounvilai, Trường Dai học Luật Hà Nội,2015; “Thi hành hình phạt tù chung than” của tac gia Nguyễn Thị Nhung, Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2017; “Hình phạt tù chung thân theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 ”của tác giả Nguyễn Đình Bình Bac, Trường Dai học Luật Hà Nội, 2022; “Các hình phatchính trong Bộ luật Hình sự năm 2015 ” của tác giả Dương Minh Nghĩa, Trường Đại học
Luật Hà Nội, 2020 Ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học, có các công trình “Các hìnhphạt chính trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Sơn, Viện nhà nước và phápluật, 2002; “Những van đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tù chung thân trong luật hình
sự Việt Nam” của tác gia Mạc Minh Quang, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021
Về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận, có các công trình: “Giáo trình Luậthình sự Việt Nam — Phan chung ` của Trường Đại học Luật, Dai học Quốc gia Hà Nội,2023; “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam — Phan chung ” của Trường Dai học Luật HaNội, NXB Tư pháp, 2022; “Gido trình Luật hình sự Việt Nam — Phân chung” của TrườngĐại học Kiểm sát Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2020; “7rách nhiệm hình sự
và hình phat” của PGS TS Trịnh Tiến Việt (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,2021; “Hệ thống hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam và Trung Quốc: sách chuyên
khảo ” của tác giả Lê Trung Kiên, NXB Tư pháp, 2018
Dưới hình thức dé tài nghiên cứu khoa học, có thê ké đến một vài công trìnhsau: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Quy định tội phạm và hình phạt trong các vănbản pháp luật chuyên ngành - Kinh nghiệm nước ngoài và phương hướng đổi mới nguồnvăn bản pháp luật hình sự” - Đỗ Đức Hồng Hà (chủ nhiệm đề tài), Viện Khoa học Pháp
ly, 2010; Dé tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Nghiên cứu so sánh hệ thong hình phạt
Trang 11Đại học Luật Hà Nội, 2020.
Ngoài ra, một số bài viết được công bố trên các tạp chí khoa học pháp lý cóliên quan đến van đề này như: “Về hình phạt tù chung thân, tử hình trong Bộ luật hình sựnăm 1999 và một số kiến nghị ” của tác giả Dương Tuyết Miên, Tạp chí Tòa án nhân dân,
Số 9/2009: “Hệ thống hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam so sảnh với pháp luật củamột số quốc gia khác và định hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Văn Lam, Tạp chíNghề Luật, Số 1/2015; “Tính nặng, nhẹ của hệ thong hinh phat chinh đối với người phạmtội trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và những vướng mắc can tháo gỡ” của tac giả HoangQuảng Lực, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 8/2019; “Hoàn thiện quy định về một số loạihình phạt chính tại phần chung cua Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015” của tác giảDương Thị Hồng Thuận, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, Số 41/2019; “Ban về hình phạtchính và hình phạt bồ sung trong pháp luật hình sự Việt Nam từ kinh nghiệm của một sốnước trên thé giới ” của tác giả Hoàng Hải Yến, Tạp chi Khoa học Kiểm sát, Số 3/2022
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên chủ yêu đề cập đến nội dung lýluận và thực tiễn áp dụng hình phạt tù chung thân, hình phạt tù chung thân trong mối quan
hệ với các hình phạt chính khác hoặc trong cả hệ thống hình phạt; so sánh các hình phạtchính hoặc hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam với một số quốc giakhác, trong đó có hình phạt tù chung thân Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứunào đề cập một cách độc lập và có hệ thống về hình phạt tù chung thân dưới góc độ so
sánh giữa luật hình sự Việt Nam và luật hình sự nước ngoai.
Vì vậy, có thê nói, đề tài “Hình phạt tù chung thân dưới góc độ so sánh luật" là
đề tài có tính mới và là một yêu cầu cấp thiết trong xu hướng quốc tế hóa của pháp luậthình sự Các công trình, bài viết nêu trên đây cũng là cơ sở cho tác giả tham khảo, tiếpthu và tìm hiểu đề tiễn hành, thực hiện việc nghiên cứu đề tài một cách toàn điện và đầy
đủ hơn.
3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ góc độ nghiên cứu so sánh, khóa luận được nghiên cứu nhằm hướng đến làm
rõ những điểm tương đồng, khác biệt giữa quy định về hình phạt tù chung thân trong luật
hình sự Việt Nam với luật hình sự của một sô quôc gia và đưa ra kiên nghị hoàn thiện quy
Trang 12pháp quốc tế.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đã được đề ra, khóa luận tập trung thực hiện những
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thr nhất, phân tích và đánh giá các quy định hiện hành về hình phạt tù chungthân trong luật hình sự Việt Nam và luật hình sự của một sé quốc gia;
- _ Thứ hai, nghiên cứu so sánh quy định về hình phạt tù chung thân trong luật hình
sự Việt Nam với các quy định tương ứng trong luật hình sự nước ngoài; thông qua
đó, chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt trong pháp luật hình sự của các quốcgia được chọn làm đối tượng so sánh về hình phạt tù chung thân
- _ Thứ ba, đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tùchung thân trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm lập pháp hình sự của một số nước
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các quy định về hình phạt tù chung thântrong luật hình sự Việt Nam và luật hình sự của một SỐ quốc gia
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, khóa luận chỉ nghiên cứu về hình phạt tù chung thân mà không phảicác hình phạt khác trong hệ thống hình phạt
Về thời gian, khóa luận nghiên cứu các quy định hiện hành về hình phạt tù chung
thân trong Bộ luật hình sự năm 2015 của Việt Nam, Bộ luật hình sự năm 1992 của Pháp
và Bộ luật hình sự năm 1985 của Canada.
và không gian, được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và so sánh luật, khóaluận tập trung vào việc so sánh quy định về hình phạt tù chung thân trong luật hình sựViệt Nam với luật hình sự của một số quốc gia cụ thể, có nền tảng tương tự về quy địnhnày, được tác giả lựa chọn, bao gồm Cộng hòa Pháp và Canada, mà không mở rộng ra tất
cả các hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới
Tại sao tác giả lựa chọn luật hình sự của hai nước, Cộng hòa Pháp (gọi tắt làPháp) và Canada là những đối tượng trong nghiên cứu so sánh về hình phạt tù chung
thân với luật hình sự Việt Nam?
Trang 13(thuộc hệ thống Civil Law), trong khi Canada là quốc gia sử dụng Thông luật (hay Luật
án lệ, thuộc hệ thống Common Law) nhưng có sự pha trộn với hệ thống pháp luật thànhvăn Các nước này đều có quy định về hình phạt tù chung thân trong BLHS của quốc gia
Một trong những điểm đáng chú ý, thu hút tác giả thực hiện dé tài: Do là đối lậpvới Việt Nam, Pháp và Canada là hai nước đã ghi nhận tù chung thân là hình phạt tối đa,nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt Dưới sự ảnh hưởng của Công ước Châu Âu
về nhân quyền, không chỉ trong pháp luật thực định mà kế cả trong thực tiễn áp dụng,các hình phạt mang tính chất giam giữ như tù có thời hạn, tù chung thân luôn được hạnchế áp dụng một cách tối đa ở cả hai quốc gia.! Điều này đã phản ánh phần nào chínhsách, quan điểm lập pháp mang tính tiến bộ “dé cao chủ nghĩa ty do và công bằng xã hội,chú trọng đến các yếu tô liên quan đến nhân quyên ” trong pháp luật hình sự của Pháp vàCanada Mặt khác, luật hình sự Việt Nam đang dần tiễn đến xóa bỏ hình phạt tử hình Làhình phạt có tính nghiêm khắc cao thứ hai trong hệ thống hình phạt, tù chung thân trởthành lựa chọn được ưu tiên hang đầu khi tiến hành xem xét, đánh giá mức độ hiệu quảcủa việc áp dụng các hình phạt thay thế hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay
Bởi vậy, tác giả nhận thấy rằng nghiên cứu quy định về hình phạt tù chung thân
của luật hình sự Việt Nam trong mối tương quan so sánh, đối chiếu với luật hình sự của
hai quốc gia tiêu biểu, theo đuôi hai truyền thống pháp luật lớn trên thé giới là Pháp vàCanada, là một yêu cầu thiết thực trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là quốc tế hóa củapháp luật hình sự Trên cơ sở đó, nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, tham khảo kinh nghiệmlập pháp tiến bộ cũng như thực tiễn áp dụng có hiệu quả hình phạt tù chung thân ở một
số nước trên thế giới; sửa đôi, bố sung những nội dung không còn phù hợp và tạo ra sựtương thích với các chuẩn mực quốc tế
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chi Minh, các quan điểm của Dang và Nhà nước ta về đấu tranh phòng,chống tội phạm
! Sanchez, M I (2022), Lifetime Imprisonment and the Identity of the Constitution, Verfassungsblog: On Matters Constitutional, tr.3.
https://intr2dok.vifa-recht.de/receive/mir_mods_ 00011877 truy cập ngày 10/10/2023.
Trang 14khóa luận, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phươngpháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp tông hợp.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu ở cấp độ cử nhân luật Thông qua việc nghiên cứumột cách toàn diện và có hệ thong vé hinh phạt tù chung thân trong luật hình sự Việt Nam
và so sánh quy định này với các nội dung tương ứng trong luật hình sự một số quốc gia,
khóa luận có những đóng góp mới sau:
Về mặt khoa học, nội dung và kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần xâydựng và hoàn thiện ở cả hai phương diện lý luận và pháp luật về hình phạt tù chung thântrong luật hình sự Việt Nam thông qua nghiên cứu so sánh với luật hình sự một số quốcgia;
Về ý nghĩa thực tiễn, nội dung nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phan vào quátrình giải quyết những bắt cập, hạn chế về mặt pháp lý; tạo ra hướng thống nhất trongnhận thức, xây dựng và áp dụng các quy định về hình phạt tù chung thân trong pháp luậthình sự Việt Nam trên cơ sở tham khảo, học hỏi kinh nghiệm lập pháp tiễn bộ của một sốnước; nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt này trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống
tội phạm ở Việt Nam trong thời gian tới.
7 Co cầu của khóa luận
Khóa luận bao gồm lời nói đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục Nội dung của khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Hình phat tù chung thân theo quy định của luật hình sự một sé quốc
gia
Chương 2: So sánh quy định về hình phạt tù chung thân trong luật hình sự một sốquốc gia và kiến nghị hoàn thiện quy định của luật hình sự Việt Nam
Trang 15LUAT HINH SU MOT SO QUOC GIA
1.1 Hình phat tù chung thân theo quy định của luật hình sự Việt Nam
Trước khi ban hành BLHS đầu tiên của Việt Nam, hình phạt tù chung thân đã đượcquy định trong nhiều văn bản như Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945;? Sắc lệnh số 12/SLngày 12/3/1948;3 Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953 Có thé khang định, tù chungthân là một trong số ít các hình phạt có quá trình phát triển song song cùng với quá trìnhphát triển của toàn bộ hệ thống hình phạt
Đến thời điểm hiện tại, mặc du không có nhiều thay đổi so với những lần phápđiển hóa trước đó, được quy định trong cả Phần chung và Phần Các tội phạm của BLHSnăm 2015 (sửa đôi, b6 sung năm 2017), hình phạt tù chung thân luôn giữ một vị trí nhấtđịnh, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hình phạt của Việt Nam Sự ngày càng hoànthiện quy định hình phạt tù chung thân trong luật hình sự Việt Nam được thể hiện thông
qua các phân tích cơ sở pháp lý của hình phạt này trong nội dung dưới đây.
1.1.1 Phạm vi ap dung
Dựa vào tính chat, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, Điều 9 BLHS năm
2015 quy định tội phạm được phân thành bốn loại, bao gồm tội phạm it nghiêm trong, tộiphạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trong và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng." Theo
đó, căn cứ Điều 39 BLHS năm 2015, hình phạt tù chung thân được giới hạn áp dụng đốivới người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình
Thứ nhất, hình phạt tù chung thân là hình phạt áp dung đổi với người phạm tộiđặc biệt nghiêm trọng Theo khoản 4 Điều 9 BLHS năm 2015, tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, mà mức caonhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm
tù, tù chung thân hoặc tử hình.” Thực tiễn điều tra, truy tô và xét xử các vụ án hình sự chothấy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố
2 Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 tạm thời áp dụng các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Bộ miễn là phù hợp với chế độ mới.
3 Sắc lệnh số 12/SL ngày 12/3/1948 quy định phạt tội ăn cắp, lẫy trộm các vật dụng của nhà binh trong thời bình và trong
thời kỳ chiến tranh.
4 Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953 quy định việc trừng trị những địa chủ chống pháp luật trong khi và ở những nơi
phát động quan chúng thi hành chính sách ruộng dat.
Š Điều 9 BLHS năm 2015.
6 Điều 39 BLHS năm 2015.
7 khoản 4 Điều 9 BLHS năm 2015.
Trang 16khác nhau, bao gồm cả các yếu tố mang tính chủ quan lẫn khách quan, chang hạn nhưtính chất của hành vi phạm tội, tính chất và tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâmhại; nhận thức, thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi phạm tội và đối với hậuquả của hành vi đó, tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra Việc xácđịnh những yếu tố này vừa thé hiện sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi phạm tội,đồng thời tạo tiền đề xác định hình phạt áp dụng một cách phù hợp.Š Trên cơ sở đó, nhàlàm luật đã tiến hành hình sự hóa và ghi nhận những hành vi gây nguy hiểm cho xã hộivới tính chất, mức độ nhất định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; quy định trong khunghình phạt đối với loại tội phạm này, tù chung thân là một chế tài có thé lựa chọn dé ápdụng Nội dung áp dụng hình phạt tù chung thân đối với từng tội danh được quy định cụthé, rõ rang trong Phan Các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Có thể thấy, hình phạt tù chung thân được quy định ở Phần chung là những luậnđiểm xuất phát cho việc quy định chế tài này một cách công bằng đối với tội phạm cụ thê
ở Phần Các tội phạm của BLHS BLHS năm 2015 hiện hành có 56/314 điều luật quyđịnh áp dụng hình phạt tù chung thân, chiếm ty lệ 17,8% trên tổng số điều luật Trong
đó, 27 điều luật quy định tù chung thân là hình phạt cao nhất trong khung hình phạt, baogồm các tội danh như Tội hiếp dâm (Điều 141); Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đếndưới 16 tuôi (Điều 144); Tội mua bán người đưới 16 tuổi (Điều 151); Tội cướp tài sản(Điều 168); Tội bắt cóc nhăm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều171); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều193); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy(Điều 252) So với BLHS năm 1999, số lượng các điều luật có quy định áp dụng hìnhphạt tù chung thân giảm 3,7%.'° Nhăm thê chế hóa chủ trương của Đảng về hạn chế ápdụng hình phạt tù,!! đồng thời đáp ứng các yêu cầu đấu tranh phòng chống, ngăn ngừa tộiphạm trong điều kiện kinh tế - xã hội ở giai đoạn hiện nay, BLHS năm 2015 đã bãi bỏ
8 Trần Thị Thu Trang (2011), Luận văn thạc sỹ “Dấu hiệu định tội thuộc mặt chủ quan của tội phạm trong luật hình sự
Việt Nam”, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/5465/1/00050000484.pdf truy cập ngày 10/10/2023.
2 Phụ lục 1.
10 Nguyễn Dinh Bình Bắc (2022), Luận văn thạc sỹ “Hình phat tù chung thân theo quy định của Bộ luật hình sự năm
2015”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.47-49.
‘I Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Trang 17hình phạt tù chung thân áp dụng đối với 10 tội danh,!? và quy định mức hình phạt caonhất thay thế là tù có thời hạn đến 20 năm.
Thứ hai, hình phạt tù chung thân là hình phạt chỉ áp dụng đối với người phạm tộiđặc biệt nghiêm trọng, chưa đến mức bị xử phạt tử hình Khoản 1 Điều 32 BLHS năm
2015 quy định tù chung thân là hình phạt chính, được tuyên một cách độc lập đối vớingười phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.! Pháp luật cũng vạch ra giới hạn cụ thể khi ápdụng hình phạt này, đó là “chi áp dung hình phạt tù chung thân nếu sau khi xem xét tat
cả các tình tiết có liên quan đến vụ án, Tòa án xét thấy bị cáo chưa đến mức bị xử phạt
tử hình ”!* Các tình tiết có liên quan có thé là các tình tiết, sự kiện liên quan trực tiếphoặc gián tiếp đến vụ án, mang tính chủ quan hoặc khách quan mà Tòa án phải căn cứvào đó dé ra quyết định áp dụng hay không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với ngườiphạm tội đặc biệt nghiêm trọng Cụm từ “ca đến mức ” ở đây mang tính chất đo lường,được hiểu một cách tương đối là không đủ căn cứ để áp dụng Bên cạnh đó, hiện nay,pháp luật chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng cũng như chưa có quy định nào giải thíchmột cách cụ thể, rõ ràng nội dung nảy
Thực tiễn xét xử cho thấy, mức án chung thân thường được áp dụng trong nhữngtrường hợp khi hình phạt tù có thời hạn đến 20 năm vẫn còn nhẹ đối với người phạm tội,nhưng hình phạt tử hình là chưa thực sự cần thiết Khi đó, người phạm tội được đánh giá
là còn khả năng nhận thức, giáo dục và có thé tự cải tạo.!Š Hoặc trường hợp người phạmtội mà trong điều luật về tội phạm do người đó thực hiện, quy định áp dụng tù có thờihạn, nhưng đồng thời ở họ tập trung nhiều tình tiết ting nặng TNHS Lúc này, tù chungthân có thé được Tòa án xem xét dé áp dụng nhằm đảm bảo quyết định hình phạt tươngxứng với tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội trên thực tế Ngoài ra, hìnhphạt tù chung thân cũng có khả năng được áp dụng trong trường hợp một người đã bị kết
án tử hình nhưng sau đó được ân giảm xuống chung thân hoặc được khoan hồng đặc biệttrong nhiều trường hợp khác.!6
!2 Phụ lục 2.
'3 khoản 1 Điều 32 BLHS năm 2015
'4 Điều 39 BLHS năm 2015.
15 Trương Thị Thu Hang (2023), Mục đích của hình phạt trong chính sách pháp luật hình sự và pháp luật thi hành án hình
sự ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Kỳ 2 (Số 379).
'6 Điều 258 Bộ luật TTHS năm 2015.
Trang 18Từ tính chất “ng chuyển ” của hình phạt tù chung thân, pháp luật đặt ra giới hạn
áp dụng hình phạt này dựa vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và trên cơ sở
so sánh tính tương xứng của hình phạt với hành vi đó, giữa trường hợp áp dụng tù chung
thân với trường hợp áp dụng hai loại hình phạt có tính nghiêm khắc liền ké, là tù có thờihạn đến 20 năm và tử hình Có thé hiểu, PLHS Việt Nam ghi nhận hình phạt tù chungthân đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng chỉ được áp dụng trong trường hợpthực sự cần thiết
1.1.2 Điều kiện áp dụng
1.1.2.1 Diéu kiện về đối tượng áp dung
Bản chat tù chung thân là hình phạt tù không xác định thời hạn, người bị kết án cókhả năng bị giam giữ đến hết phan đời còn lại của mình Vì vậy, chủ thé của hình phạt tùchung thân chỉ có thé là cá nhân, mà không phải là pháp nhân hay tô chức; có thé là côngdân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch
Theo khoản 1 Điều 2 BLHS năm 2015, chỉ người thực hiện hành vi phạm tội
được quy định trong BLHS mới phải chịu TNHS.!” Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện
một trong SỐ những tội phạm thuộc Phần Các tội phạm của BLHS, TNHS chỉ đặt ra saukhi người phạm tội đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chủ thẻ, lỗi, thời hiệu truy cứu TNHS
va cá nhân đó phải không thuộc trường hop được miễn TNHS
Liên quan đến chế định chủ thê của tội phạm, cá nhân thực hiện hành vi phạm tộiphải là người đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS và có năng lực TNHS Theo
đó, độ tuổi chịu TNHS, căn cứ tại Điều 12 BLHS năm 2015, là từ đủ 16 tuổi trở lên.!8Riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, họ chỉ bị truy cứu TNHS về các tộiphạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng — quy định tại 28 điều luật đã đượcliệt kê.!' Ngoài dấu hiệu về tuổi, người phạm tội phải có năng lực TNHS, bao gồm nănglực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi mà người đó thực hiện và năng lực điều khiểnhành vi của minh theo những đòi hỏi và chuẩn mực của xã hội.?? Điều này đồng nghĩangười phạm tội, vào thời điểm xảy ra vu VIỆC, CÓ thê lựa chọn thực hiện hay không thực
hiện hành vi nguy hiém cho xã hội.
17 khoản 1 Điều 2 BLHS năm 2015.
'8 Điều 12 BLHS năm 2015.
!9 khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015.
20 Nguyễn Thị Hiên (2015), Luận văn thạc sy “Chi thể đặc biệt trong Luật Hình sự Việt Nam ”, Đại học Quốc gia Hà
Nội, tr.11-15.
Trang 19Bên cạnh việc đáp ứng điều kiện chịu TNHS của cá nhân, luật hình sự Việt Namquy định không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.?!Đây là trường hợp ngoại lệ duy nhất khi áp dụng hình phạt này Các đối tượng khác nhưphụ nữ, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, người trên 75 tuổi đều có thểtrở thành đối tượng áp dụng của hình phạt tù chung thân.
Nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế về bảo đảm lợi ích tốt nhất củangười dưới 18 tuổi, Điều 91 BLHS năm 2015 đã quy định việc xử lý người đưới 18 phạmtội phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
“1 Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới
18 tuổi và chủ yếu nhằm muc dich giáo duc, giúp đỡ họ sửa chữa sai lam, phát triển lành
mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của
họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây
phạm, cũng như tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà mình thực hiện
Hơn nữa, đây cũng là lứa tuổi có những diễn biến phức tạp về mặt tâm, sinh lý; họ dé bị
?! Điều 39 BLHS năm 2015.
?2 Điều 91 BLHS năm 2015.
? Lê Bá Đức - Pham Quỳnh Hương (2022), Nguyên nhân, điều kiện phạm tội của người chưa thành niên và giải pháp
phòng ngừa, Tap chí Dân chủ và Pháp luật.
https://danchuphapluat.vn/nguyen-nhan-dieu-kien-pham-toi-cua-nguoi-chua-thanh-nien-va-giai-phap-phong-ngua truy
Trang 20xúi giục và đặc biệt là rất đễ bị lôi kéo vào con đường phạm pháp do suy nghĩ, hành vi
của họ dễ thay đôi, phụ thuộc nhiều vào sự thay đôi của môi trường xung quanh.
Từ những đặc điểm về tâm lý, nhận thức và hành vi có tính đặc thù của người dưới
18 tuổi, có thé thay, đây là đối tượng đòi hỏi một sự bảo vệ tương ứng từ phía Nhà nước
và pháp luật Mặt khác, với tính chất vô cùng nghiêm khắc của tù chung thân, nếu áp dụng
với người dưới 18 phạm tội, mức hình phat này có kha nang mang tính trừng tri, ran đe
và nghiêm khắc quá mức Những hệ quả tiêu cực khi áp dụng hình phạt tù chung thân vớiđối tượng này cũng đã được dự liệu trước như: những ảnh hưởng tiêu cực của môi trườngtội phạm; sự gián đoạn trong các mối liên hệ với gia đình, người thân, bạn bè; lối ứng xử
bình thường của con người ” Ngoài ra, mục đích giáo dục, cải tạo của hình phat sẽ
không được đảm bảo trên thực tế
Kế thừa BLHS năm 1999, quy định về đối tượng áp dụng hình phạt tù chung thântrong BLHS năm 2015 tiếp tục thể hiện nguyên tắc nhân đạo và phân hóa TNHS, phù hợp
với chính sách hình sự áp dụng với người chưa thành niên phạm tội của Nhà nước.” Qua
đó, góp phần xây dựng môi trường pháp lý an toàn, nhân văn; có khả năng xác lập, duytrì, bảo đảm quyền con người nói chung, bảo đảm sự bảo vệ đầy đủ và có hiệu quả hơnđối với quyền của người đưới 18 tuổi nói riêng
1.1.2.2 Điễu kiện về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Phản ánh chính sách hình sự của Nhà nước, bàn về việc xác định thời hiệu truycứu TNHS, đã có quan điểm cho rằng: “Hiéu quả của việc truy cứu trách nhiệm hình sự
và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội phụ thuộc rất nhiều vào khoảng thời giangiữa thời điểm thực hiện tội phạm và thời điểm áp dụng hình phạt ”? Khoảng thời gian
đó càng nhỏ thì hiệu quả đạt được của việc truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt càng
cao; và ngược lại, khoảng thời gian đó càng dài thì hiệu quả đạt được càng thấp
Theo đó, điểm d khoản 2 Điều 27 BLHS năm 2015 quy định đối với các tội phạmđặc biệt nghiêm trọng thì thời hiệu truy cứu TNHS là 20 năm, ké từ ngày tội phạm được
thực hién.78 Do hình phạt tù chung thân áp dụng với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng - tội
phạm có tính nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội, nên khoảng thời gian mà pháp luật cho
? Dương Thi Hồng Thuận - Dương Thị Cẩm Nhung (2020), Nhận diện một số nguyên tắc của việc hình sự hóa trong bộ luật hình sự Việt Nam, Tap chí Pháp luật và Thực tiễn Số 45/2020, tr.95-96.
26 Điều 34 BLHS năm 1999.
?' Lê Văn Cảm (chủ biên), Giáo trinh Luật Hình sự Việt Nam - Phan chung, Dai hoc Quốc gia Hà Nội, 2023.
28 điểm d khoản 2 Điều 27 BLHS năm 2015.
Trang 21phép các cá nhân, cơ quan chức năng có tham quyền truy cứu TNHS cũng dai hơn so vớicác loại tội phạm khác Bên cạnh đó, thực tiễn đã ton tại trường hợp phạm tội nhưng dothiếu sót của các cơ quan tiễn hành tổ tụng mà tội phạm đó không bị phát hiện hoặc xử
lý Trong một thời hạn tương đối dài giữa thời điểm thực hiện tội phạm và truy cứu TNHS,việc người phạm tội biết ăn nan hồi cải, tự cải tao trở thành người lương thiện, sống cóích cho xã hội là có khả năng xảy ra; đồng thời, cá nhân đó không phạm tội mới, không
cô tình trốn tránh tội phạm Khi đó, nhà làm luật đánh giá việc truy cứu và áp dụng hìnhphạt tại thời điểm bấy giờ không còn phù hợp, và rõ ràng là không cần thiết từ góc độgiáo dục, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung, đi ngược lại nguyên tắc nhân đạo của
pháp luật hình sự Việt Nam.
Mặt khác, quy định trên cũng có trường hợp ngoại lệ Căn cứ Điều 28 BLHS năm
2015, pháp luật quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS đối với các tội xâmphạm an ninh quốc gia (Chương XIII); các tội phá hoại hòa bình, chống loài người vatội phạm chiến tranh (Chương XXVJ); Tội tham 6 tai sản, Tội nhận hối lộ thuộc trườnghợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353, Điều 354.72
Tóm lại, nhằm hạn chế tình trạng để lọt tội phạm, quy định về thời hiệu truy cứuTNHS đã đặt ra yêu cầu cho các cơ quan điều tra, xét xử, trong thời hạn hợp lý, cần phảitiến hành các giai đoạn điều tra, phát hiện và xử lý tội phạm kip thời, làm cơ sở cho việcquyết định hình phạt một cách phù hợp, có hiệu quả trên thực tế
1.1.2.3 Điêu kiện về thời hiệu thi hành bản án
Thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là giai đoạn cuốicùng có vai trò vô cùng quan trọng trong tố tụng hình sự Bởi nếu công tác thi hành ban
án không được chú trọng và thực hiện tốt, nó sẽ triệt tiêu thành quả của các giai đoạntrước đó, bao gồm cả điều tra, truy tố và xét xử vụ án Liên quan đến hình phạt tù chungthân áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, thời hiệu thi hành bản ánđược căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 60 BLHS năm 2015 là 20 năm.30 Đây cũng là điểmkhác biệt, tiến bộ hơn so với BLHS năm 1999.3! Theo quan điểm của luật hình sự ViệtNam, thời hạn 20 năm dé bản án được thi hành được xác định là tương đối dài đối với
?? Điều 28 BLHS năm 2015.
39 điểm d khoản 2 Điều 60 BLHS năm 2015
-3! BLHS năm 1999 không có quy định về nội dung liên quan đến thời hiệu thi hành đôi với bản án tù chung thân.
Trang 22một người bị kết án tù chung thân Người phạm tội có thé đã phải sống trong nỗi sợ hãi
và mặc cảm tội lỗi về hành vi phạm tội của mình
Hiện nay, thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật phát sinh không ít các trường hợp
do thiếu sót của cơ quan thi hành án, dẫn đến hệ quả là bản án, quyết định đã có hiệu lựccủa Tòa án không được thi hành trên thực tế Do đó, trong khoảng thời gian này, nếungười bị kết án tù chung thân không phạm tội mới, không có ý thức trốn tránh pháp luật,
có khả năng tự cải tạo dé trở thành người tốt, sông có ích cho xã hội thì việc thi hành ban
án chung thân đối với người phạm tội lúc này được cho là không cần thiết
Như vậy, xét về mối quan hệ giữa thời hiệu thi hành bản án và hình phạt tù chungthân, đứng dưới góc độ các cơ quan thi hành án, trong trường hợp thiếu trách nhiệm dẫnđến người bị kết án phải chờ đợi, hoặc vì lý do khác mà bản án tù chung thân có hiệu lực
pháp luật lại không được thi hành trong thời han 20 năm thì cơ quan thi hành án sẽ không
có quyền buộc người bị kết án phải thi hành bản án cũng như chấp hành hình phạt tù
chung thân đã tuyên trong bản an đó.
1.1.3 Hậu quả pháp lý có thé phát sinh doi với người bị kết án tù chung thân
Tù chung thân là hình phạt mang tính chất cưỡng chế và nghiêm khắc cao Hậuqua pháp lý đầu tiên mà hình phạt này gây ra cho người bị kết án có thé kế đến đó là sựtước đoạt quyền tự do vô thời hạn Hiểu theo nghĩa rộng, “/ước tu do” ở day là việc bỏ
tù, tạm giam hoặc hạn chế một phần hay toàn bộ tự do của một người dưới nhiều hìnhthức khác nhau (như tạm giữ, quản chế, đưa vào trường giáo dưỡng ).32 Dưới sự kiểm
soát và giám sát chặt chẽ của luật pháp, phạm nhân mang bản án chung thân bị tước tự
do, sẽ bị cách ly khỏi môi trường sống xã hội bình thường Họ có nghĩa vụ phải tuân thủcác chế độ sinh hoạt, học tập, lao động được quy định trong cơ sở giam giữ Mặt khác, về
mặt luật thực định cũng như trong thực tiễn xét xử, tính chất “không xác định thời han”
của hình phạt tù chung thân chỉ mang ý nghĩa tương đối Trong trường hợp người bị kết
án tù chung thân cải tạo tốt, có nhiều tiễn bộ thì có thể được giảm mức hình phạt màkhông phải chấp hành hình phạt tù đến hết cuộc đời
Ngoài ra, với tư cách là một chế tài hình sự, bất kế ở mức độ nghiêm khắc nao,đều dẫn tới hậu quả pháp lý chung là làm cho người bị kết án phải mang án tích trong một
32 Lê Xuân Tùng (2023), Bao đảm quyền của người bị mat tự do, Tap chí Xây dung Đảng.
https://www.xaydungdang.org.vn/nhan-quyen-va-cuoc-song/bao-dam-quyen-cua-nguoi-bi-mat-tu-do-19844 truy cập
ngày 10/10/2023.
Trang 23khoảng thời gian nhất định Căn cứ Điều 70 và Điều 71 BLHS năm 2015, trong trườnghợp bị kết án tù chung thân nhưng đã được giảm án và đáp ứng đầy đủ các điều kiện dopháp luật quy định, người bị kết án có thể đương nhiên được xóa án tích hoặc xóa án tíchtheo quyết định của Tòa án.33 Có thể thấy, án tích là hậu quả pháp lý của việc bị kết án,
và cũng là một dạng TNHS Án tích có thé khiến người bị kết án chịu một số hạn chế nhấtđịnh Chang han như khi một người thực hiện tội phạm, việc xác định ho có hay không
có án tích là một vẫn đề quan trọng Vì tình tiết có án tích sẽ là một đặc điểm bat lợi vềnhân thân, có khả năng trở thành yếu tô ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định truy cứu haykhông truy cứu TNHS cũng như đến việc định khung và quyết định hình phạt của Tòa
an.*4
Như vậy, thông qua việc áp dụng hình phạt tù chung thân, người bị kết án phảigánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định, Nhà nước đã thể hiện sự lên án về mặt chínhtrị, pháp lý và đạo đức đối với tội phạm Chính những hậu quả pháp lý đó sẽ tác động đến
người phạm tội và các cá nhân khác trong xã hội, giáo dục họ ý thức, thái độ tôn trọng và
tuân thủ pháp luật, nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm
1.1.4 Các vẫn dé pháp lý khác có liên quan
1.1.4.1 Giảm thời hạn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án tù chung thân trong
trường hợp thông thường
Theo pháp luật hình sự Việt Nam, hình phạt không chỉ nhăm mục đích trừng trị
mà còn hướng đến giáo dục, ngăn ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm Trên cơ sở
đó, Điều 63 BLHS năm 2015 quy định người bị kết án tù chung thân, nếu đã chấp hànhhình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phầnnghĩa vụ dân sự; theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thâm quyền, Tòa án cóthé ra quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phat.*> Thời hạn chấp hành hình phạt đểđược xét giảm lần đầu là 12 năm đối với tù chung thân Người bị kết án chung thân cóthê được giảm nhiều lần, lần đầu được giảm xuống 30 năm, nhưng phải đảm bảo thời gianthực tế chấp hành hình phạt là 20 năm
Khoản 3 của điều luật cũng quy định giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho người
bị kết án về nhiều tội, trong đó có tội bị áp dụng tù chung thân Đây là trường hợp mà
33 Điều 70 và Điều 71 BLHS năm 2015.
a4 Nguyén Ngọc Hòa (chủ biên), Trách nhiệm hình sự va hình phạt, Nxb Công an Nhân dan, Ha Nội, 2001.
35 Điêu 63 BLHS năm 2015.
Trang 24tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của một hoặc nhiều hành vi phạm tội được đánh
giá là đã cao hơn so với mức thông thường Vì vậy, luật hình sự quy định thời gian thực
tế chấp hành hình phạt trong trường hợp này là 15 năm đối với lần đầu xét giảm và phảiđảm bảo thời gian thực tế chấp hành là 25 năm.” Mức xét giảm này được áp dụng tươngứng đối với người đã được giảm một phần hình phạt nhưng sau đó lại thực hiện hành viphạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; mà hình phạtchung cho tất cả những tội danh đó là tù chung thân Hơn nữa, đối với người bị kết án tửhình được ân giảm xuống tù chung thân, van đề giảm nhẹ TNHS chỉ được đặt ra sau khingười đó đã chấp hành hình phạt trên thực tế được 25 năm.3” Họ vẫn được xét giảm ánnhiều lần nhưng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm
Thực tiễn xét xử cho thấy, hình phạt đã tuyên có thể được miễn hoặc giảm một
phần dựa trên hoàn cảnh, thái độ, ý thức chấp hành của chính người phạm tội Điều nàykhông chỉ giúp người phạm tội biết ăn năn, hối cải, nhận thức được sai lầm của mình, màcòn tạo động lực cho họ trong việc phan đấu cải tao tốt dé được hưởng các chính sáchkhoan hồng của Nhà nước Bên cạnh đó, việc pháp luật ấn định thời gian thực tế chấphành hình phạt dé được xét giảm đối với người bị kết án tù chung thân là 20 năm hoặc tối
đa là 25 năm, vừa đảm bảo tính nghiêm khắc, răn đe hiệu quả của hình phạt này, tránhtình trạng người phạm tội có thé lợi dụng, câu kết với các bên liên quan dé trén tránh sự
3 khoản 3 Điều 63 BLHS năm 2015.
37 khoản 6 Điều 63 BLHS năm 2015.
38 Điều 64 BLHS năm 2015.
39 Phụ lục 3.
Trang 25hơn là bao nhiêu, tuy nhiên, thực tiễn xét xử thường xác định thời hạn chấp hành tối thiểu
dé được xét giảm trong trường hợp này là 10 năm đối với người bị kết án tù chung than.*°
Tóm lại, các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bịkết án tù chung thân là biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo và cũng là biện pháp phân hóa,
cá thé hóa trong thi hành án phạt tù chung thân, tạo động lực thúc đây người bị kết án lao
động, cải tạo tốt.
1.1.4.3 Tổng hợp hình phạt tù chung thân với các hình phạt khác
Dựa trên nguyên tac “mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được pháthiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”*! và mọi bản án, quyếtđịnh đều phải được thi hành tông hợp hình phạt có thê hiểu là quyết định hình phạt trongtrường hợp đặc biệt, bao gồm quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội vàtổng hợp hình phạt của nhiều bản án, được quy định tại Điều 55 và Điều 56 BLHS năm
2015.
Đối với quyết định hình phat trong trường hợp phạm nhiễu tội, đây là trường hợpmột người đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội hoặc chỉ thực hiện một hành vi phạm tộinhưng đã thỏa mãn nhiều cau thành tội phạm khác nhau và bị xét xử cùng một lần về cáctội phạm đó Lúc này, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội theo quy định chung
về các căn cứ quyết định hình phạt, sau đó tổng hợp các hình phạt đã tuyên để có đượchình phạt chung Theo điểm ce khoản 1 Điều 55 BLHS năm 2015, nếu hình phạt nặngnhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung
thân.“
Đối với tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, về bản chất, đây là một dang quyếtđịnh hình phạt trong trường hợp đặc biệt và căn nguyên của nó cũng là do người bị kết
án đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau nhưng các hành vi đó đã được xét xử
ở những thời điểm khác nhau và hình phạt đã được tuyên ở các bản án khác nhau Nguyêntac va cách thức thực hiện có phần khác so với tổng hợp hình phạt của nhiều tội.“ Tuynhiên, việc quyết định hình phạt chung trong trường hợp hình phạt nặng nhất trong số các
40 Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bồ sung năm 2017 - Phan
chung, Nxb Tư pháp, 2017, tr.311-312.
41 điểm a khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015.
* điểm c khoản 1 Điều 55 BLHS năm 2015.
43 Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án có khoảng cách về thời gian hoặc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án ở nhiều địa phương khác nhau, giữa các bản án đã có hiệu lực pháp luật chưa chấp hành hoặc đang chấp hành.
Trang 26bản án đã tuyên có hiệu lực pháp luật là hình phạt tù chung thân, thì vẫn được thực hiệntheo quy định tại Điều 55 BLHS năm 2015 Điều này có nghĩa là hình phạt chung chotat cả các bản án trên là tù chung than.“
Bằng việc quy định như vậy, pháp luật bảo đảm thực hiện nguyên tắc pháp chế xãhội chủ nghĩa, dé mọi hành vi phạm tội đều bị áp dụng biện pháp TNHS là loại và mứchình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi đó Đồng thời,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, tránh tình trạng lạm quyền của Tòa
án khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
1.2 Hình phạt tù chung thân theo quy định của luật hình sự Pháp
1.2.1 Quan niệm về hình phạt tù chung thân trong luật hình sự Pháp
Xuất phát điểm từ các trại lao động nơi thực hiện hình phạt lao động khô sai thay
cho hình phạt thân thẻ, hệ thống nhà tù ở Pháp hiện nay đã trở thành nơi mà người bị kết
án về trọng tội sẽ được giáo dục, cải tạo trước khi tái hòa nhập xã hội Khoảng giữa thế
kỷ XVIII, khi số lượng các ban án tuyên áp dụng hình phạt tử hình bắt đầu giảm xuống,các hình phạt thân thé như nhục hình sau đó đã không còn ton tại, hình phạt lao động khôsai và hình phạt giam giữ được thay thé bang hình phạt tù hình sự (1960).* Theo đó, hìnhphạt tù hình sự có thể là hình phạt tù không xác định thời hạn (tù chung thân) hoặc hìnhphạt tù có thời hạn Cho đến thời điểm hiện tại, các quy định về hình phạt, trong đó cóhình phạt tù chung thân được ghi nhận chủ yếu trong BLHS năm 1992 của Pháp (hay viếttắt là BLHS Pháp) Đây là văn bản được đánh giá là có sự cải tiến mới, đề cao nguyên tắcnhân đạo, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong luật hình sự một cách toàn
diện hon so với BLHS cũ.*° Ngoài ra, Pháp cũng quy định áp dụng hình phat tù chung
thân đối với một số tội phạm cụ thé Các quy định này nam rải rác trong các văn bản quyphạm pháp luật mang tính chuyên ngành như: Bộ luật Quốc phòng năm 2004, Bộ luật Tư
pháp quân sự năm 2007, Bộ luật Giao thông vận tải năm 2010, Bộ luật Tư pháp hình sự người chưa thành niên năm 2019
* Điều 56 BLHS năm 2015.
45 Louis-José Barbancon (2018), Chronologie relative a la déportation, transportation et relégation francaise, Journal de
la société des océanistes.
https://journals.openedition.org/criminocorpus/142#quotation truy cập ngày 10/10/2023.
46 John H Langbein (1976), The historical Origin of the Sanction of Imprisonment for Serious Crime, the Journal of
Legal Studies, Volume V (1), January 1976.
Trang 27Căn cứ vào đối tượng áp dụng, BLHS Pháp hiện hành sở hữu hai hệ thống hìnhphạt áp dụng riêng biệt, bao gồm hệ thống hình phạt áp dụng với thể nhân và hệ thốnghình phạt áp dụng với pháp nhân Trong mỗi hệ thống hình phạt, căn cứ vào mức độnghiêm trọng của tội phạm, hình phạt tiếp tục được chia thành hình phạt trọng tội, hìnhphạt khinh tội và hình phạt vi canh.4” Mặt khác, dưới tác động của Công ước châu Âu vềNhân quyền (ECHR), tử hình đã không còn tồn tại trong hệ thống hình phạt của Pháp, kể
từ ngày 09/10/1981 và bị coi là vi hiến vào năm 2007.*8 Do đó, hiện nay, hình phạt tùchung thân là hình phạt tối đa và có tính nghiêm khắc cao nhất trong hệ thống hình phạtcủa quốc gia này
Về cơ bản, luật hình sự Pháp tiếp cận tù chung thân dưới góc độ là hình phạt tùvới tính chất tước bỏ vĩnh viễn quyên tự do cá nhân Khi đó, Tòa án sẽ “áp dat” lên ngườiphạm tội một bản án chung thân đi kèm với thời hạn bao đảm, buộc chủ thé đó phải chaphành hình phạt tại cơ sở giam giữ đến hết thời gian cuộc đời của họ.“? Tuy nhiên, về mặtluật thực định cũng như trên thực tế, người bị kết án tù chung thân ở Pháp vẫn có cơ hộiđược trả tự do nhưng phải đảm bảo một khoảng thời gian thực tế chấp hành hình phạt do
pháp luật quy định.
1.2.2 Pham vi áp dung
Theo Diéu 111-1 BLHS Pháp, tội phạm được phân chia thành ba loại, bao gồmtrọng tội, khinh tội và tội vi canh.°° Xuất phát từ chức năng chính của hình phạt là “xửphạt người thực hiện hành vi phạm toi và thúc đẩy họ cải tạo, phục hôi hoặc tái hòa
nhập ”,`! luật hình sự Pháp xác định tù chung thân là một loại hình phat tù, có thời hạn
suốt đời và chỉ áp dụng đối với trong tội quy định tại bậc 1
Căn cứ Điều 131-1 BLHS Pháp, trọng tội là loại tội phạm nghiêm trọng nhất,thuộc thâm quyền xét xử của Tòa đại hình.” Mức hình phạt tương ứng với trọng tội đượcquy định thấp nhất là tù có thời hạn 15 năm và cao nhất là tù chung thân Do tính chất,mức độ nghiêm trọng của mỗi hành vi phạm tội được chuyên tải qua hình phạt áp dụng
47 Nguyễn Hồng Hanh (2017), Sự phát triển của hình phat tù — Nhìn từ thực tiễn Cộng hòa Pháp, Tap chí Nghề luật,
Trang 28với hành vi đó, nên hình phat tù chung thân có thể phản ánh rõ loại tội phạm mà bị cáo bịkết án Đây cũng chính là biểu hiện của phân hóa TNHS.
Luật hình sự Pháp đặt ra giới hạn chỉ áp dụng hình phạt tù chung thân đối với trọngtội quy định tại bậc 1 La một trong số các hình phạt chính quan trọng được ghi nhậntrong BLHS, thế nhưng ở Pháp, tù chung thân với tính chất vô cùng nghiêm khắc, chỉđược quy định và áp dụng trên thực tế trong những trường hợp nghiêm trọng nhất và nhưmột biện pháp cuối cùng Hiện nay, trong BLHS Pháp và một số văn bản pháp luật khác,hình phạt tù chung thân được quy định áp dụng với các tội chống lại loài người, các tộichống lại Nhà nước và hòa bình công cộng, các tội xâm phạm tính mạng con người, tộitrộm cắp trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng
Dựa vào nội dung mô tả hành vi phạm tội trong các quy định về tội phạm cụ thể,phạm vi áp dụng của hình phạt tù chung thân đối với trọng tội bậc 1 được BLHS Phápxác định thông qua tính chất, mức độ nguy hiểm đặc biệt cao của một số tội phạm như tộigiết người, tội hiếp dâm, tội sản xuất trái phép chất ma túy Kèm theo đó là các tình tiết,
sự kiện như thực hiện nhiều hành vi phạm tội trong cùng một thời điểm, thực hiện tộiphạm có tô chức, hành vi phạm tội đi kèm các hành vi khác có tính chất man rợ hoặc gây
ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến cho tội phạm đó trở thành những tội nghiêm
trọng nhất trong BLHS Chắng hạn như, đối với tội giết người, nếu người phạm tội thực
hiện hành vi cố ý giết người trong trường hợp thông thường thì căn cứ tại Điều 221-1BLHS Pháp, hình phạt được áp dụng là tù có thời hạn 30 nam Tuy nhiên, nếu tội giếtngười mà xảy ra trước đó, đồng thời hoặc liền sau một trọng tội khác thì theo Điều 221-
2 BLHS Pháp, hình phạt áp dụng trong trường hợp này phải là tù chung thân." Hay Điều222-23-1 BLHS Pháp quy định hình phạt áp dụng đối với người phạm tội hiếp dâm mànạn nhân là người chưa thành niên dưới 15 tuổi, là tù có thời hạn 20 năm.°5Š Vẫn thuộctrường hợp trên nhưng kèm theo sau đó người phạm tội thực hiện các hành vi tra tan hoặchành hạ dã man, pháp luật lúc này lại ấn định mức hình phạt tối đa là tù chung thân.°5
53 Điều 221-1 BLHS Pháp.
54 Điều 221-2 BLHS Pháp.
55 Điều 222-23-1 BLHS Pháp.
56 Điều 222-26 BLHS Pháp.
Trang 29Có thê thấy, trong BLHS Pháp, hình phạt tù chung thân luôn có xu hướng đượcquy định và áp dụng hạn chế đến mức tối đa, chỉ áp dụng với những tội phạm nghiêmtrọng nhất.
1.2.3 Đối trợng áp dụng
Xuất phát từ nguyên tắc trách nhiệm cá nhân: “Không ai phải chịu trách nhiệm
hình sự ngoại trừ hành động cua chính minh” >’ luật hình sự Pháp quy định hình phat tù
chung thân là hình phạt áp dụng đối với thé nhân/ cá nhân (personne) và không áp dụnghình phạt này đối với pháp nhân Trên thực tế, việc xác định một cá nhân khi thực hiệnhành vi phạm tội, có phải chịu TNHS hay không là cơ sở, tiền đề để xác định khả năng bịtruy tố và cuối cùng là bị kết án bởi hệ thông tư pháp hình sự của cá nhân đó Vì vậy, luậthình sự Pháp lưu ý hai nội dung pháp lý cơ bản là năng lực TNHS và độ tuổi chịu TNHS
Ngoài ra, cá nhân thực hiện tội phạm phải không thuộc các trường hợp loại trừ TNHS.*®
Vé độ tuổi chịu TNHS, căn cứ Điều 122-8 BLHS Pháp và Điều L11-1 Bộ luật Tư
pháp hình sự người chưa thành niên (có hiệu lực từ ngày 30/9/2021), việc truy cứu
TNHS đối với một cá nhân phạm tội chỉ được thực hiện khi người đó có khả năng phânđịnh.” Tức là, người phạm tội ít nhất từ đủ 13 tuổi trở lên, chịu TNHS về mọi loại tộiphạm, bao gồm cả trọng tội Tuy nhiên, Pháp cũng quy định trường hợp ngoại lệ mà ở đóngười dưới 13 tudi vẫn có khả năng phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của minh
Về năng lực TNHS, căn cứ Điều 122-1 BLHS Pháp, tại thời điểm thực hiện tộiphạm, nếu một người bị rỗi loạn tâm thần hoặc tâm thần kinh, mat khả năng nhận thứchoặc kha năng kiểm soát hành vi của minh thì người đó không phải chịu TNHS.°! Hơnnữa, pháp luật cũng dự liệu trong trường hợp các rối loạn tâm thần hoặc tâm thần kinhchỉ làm suy giảm khả năng nhận thức hoặc cản trở việc kiểm soát hành vi của người phạmtội, van đề truy cứu TNHS vẫn sẽ được đặt ra như trong trường hợp thông thường Mặc
dù đoạn thứ 2 của Điều 122-1 không nêu cụ thé nhưng sự suy giảm khả năng nhận thức
hoặc khó khăn trong điêu khiên hành vi do rôi loan tâm thân có thê được coi là một yêu
Trang 30tố làm giảm nhẹ TNHS.” Do đó, trong trường hợp này, nếu người phạm tội có khả năng
bị kết án tù chung thân thì Tòa án khi áp dụng hình phạt, phải tính đến tình tiết trên và cóthé ra quyết định giảm mức hình phạt từ tù chung thân xuống tù có thời hạn 30 năm.53
Bên cạnh đó, luật hình sự Pháp quy định không áp dụng hình phạt tù chung thân
đối với người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) Căn cứ Điều L11-5 Bộ luật Tư pháphình sự người chưa thành niên, yêu cầu về giảm nhẹ TNHS cũng như giảm mức hìnhphạt áp dụng với người chưa thành niên phạm tội là một trong những nguyên tắc có giátrị hién định, làm nền tảng cho việc xác lập và thực thi công lý hình sự của người chưathành niên.5 Thực tiễn xét xử ở quốc gia này đã cho thấy, các cơ quan tư pháp rất hiếmkhi áp dụng các loại hình phạt có tính chất giam giữ đối với người chưa thành niên phạmtội, mà chủ yếu sử dụng các biện pháp giáo dục, cải tạo mang tính nhân văn, nhân đạo,
“nhằm mục đích bảo vệ, trông nom, chăm sóc và giáo duc người đó là chính ”.5 Vì vay,nếu người phạm tội là người từ đủ 13 tuổi đến 16 tudi và pháp luật quy định áp dụng tù
chung thân với trọng tội mà người đó đã thực hiện, hình phạt tù chung thân lúc này được
giảm xuống tù có thời hạn 20 năm® hoặc tôi đa có thê lên đến 30 năm đối với người phạmtội trên 16 tuổi trong trường hợp đặc biét.®
Một số vấn đề pháp lý khác có liên quan, ảnh hưởng đến khả năng áp dụng củahình phạt, bao gồm thời hiệu truy cứu TNHS và thời hiệu thi hành bản án cũng được Phápquy định trong BLHS của mình.5Š Qua đó, nhằm đảm bảo tính tương xứng và có hiệu quảcủa hình phạt tù chung thân trên thực tế
1.2.4 Hậu quả pháp lý có thé phát sinh doi với người bị kết án tù chung thân
Là hình phạt tù có thời hạn suốt đời, người bị kết án tù chung thân theo luật hình
sự Pháp có khả năng phải dành cả phần đời còn lại của mình dé cải tạo trong cơ sở giamgiữ Hình phạt này cũng sẽ ngăn chặn người bị kết án tiếp xúc với xã hội, khiến cho họkhông thể tiếp tục tự tô chức cuộc sông của mình Trong thời gian chấp hành hình phat
% Proposition de loi, adoptée par le Sénat, relative a l'atténuation de responsabilité pénale applicable aux personnes
atteintes d'un trouble mental ayant altéré leur discernement au moment des faits, n° 42 , déposé(e) le jeudi 6 juillet 2017
(Đề xuất luật số 42 liên quan đến việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với những người mắc chứng rối loan
tâm thần làm suy giảm khả năng nhận thức của họ tại thời điểm xảy ra sự việc).
Trang 31tù, người đang thụ án chung thân được xác định là không đủ điều kiện được áp dụng cácbiện pháp điều chỉnh bản án như: tạm đình chỉ hoặc tách hình phạt, tạm vắng mặt, bántha, chấp hành bản án bên ngoài cơ sở giam giữ, trả tự do có điều kiện
Ngoài việc phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt trong cơ sở giam giữ, Điều
131-36-1 BLHS Pháp quy định người bị kết án tù chung thân có thé bị áp dụng lệnh giám sát tưpháp — xã hội (lệnh quản chế) trong một thời hạn không xác dinh.” Trong thời hạn quanchế, dưới sự giám sát của thấm phán thi hành án, người bị kết án có nghĩa vụ thực hiện,
áp dụng các biện pháp kiểm soát bao gồm: trả lời giấy triệu tập của thâm phán tuyên án,thông báo cho cơ quan quản chế về những thay đổi trong việc làm, về việc thay đổi nơi
cư trú ”' Qua đó, góp phan hỗ trợ những nỗ lực tự giáo dục, tự cải tạo của người phạmtội trong quá trình tái hòa nhập xã hội, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phạm của họ.1.2.5 Thời hạn bảo đảm doi với người bị kết án tù chung thân
Luật hình sự Pháp đã đặt ra một khoảng thời gian chấp hành án mà cá nhân bị kết
án tù chung thân không được xem xét áp dụng các hình thức sửa đôi bản án Khoảng thờigian này được gọi là thời hạn bảo đảm Theo Điều 132-23 BLHS Pháp, thời hạn bảo đảmđối với người bị kết án tù chung thân được quy định ít nhất là 18 năm.7? Thông qua mộtquyết định đặc biệt, Tòa đại hình cũng có thé kéo dài thời hạn này lên đến 22 năm; giảmthời hạn bao đảm hoặc quyết định cham dứt thời hạn này nếu xét thấy người bị kết án cóhành vi cải tạo tốt và có sự nỗ lực nghiêm túc trong việc tái hòa nhập.” Trong một sétrường hợp phạm tội giết người được quy định tai Điều 221-3 và Điều 221-4 BLHS
Pháp, Tòa đại hình, bằng một quyết định đặc biệt, có thể tăng thời hạn bảo đảm đến 30
năm hoặc tuyên bản án chung thân với thời hạn bảo đảm không xác định Tuy nhiên, trên
thực tế, thời hạn bảo đảm trong các trường hợp này thường kết thúc hoặc được rút ngắnsau khi người bị kết án chấp hành hình phạt trong một thời hạn ít nhất là 20 năm hoặc 30năm và phải đáp ứng các điều kiện khác do pháp luật quy dinh.”
Có thé thấy, mặc dù tiếp cận bản chất của tù chung thân là hình phạt tù có thời hạn
vĩnh viễn, tuy nhiên, trong pháp luật thực định cũng như thực tiễn xét xử ở quốc gia này
Trang 32đã cho thay những phạm nhân mang bản án chung thân vẫn có thé được trả tự do sau mộtthời gian thụ an nhất định Khác với thời hạn bảo đảm, thời hạn này được gọi là thời hạnchấp hành án phạt tù dé được trả tự do có điều kiện (hay thời gian thử thách) và được quyđịnh đối với người bị kết án tù chung thân là 18 năm hoặc tối đa là 22 năm trong trườnghợp tái phạm nghiêm trọng.” Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người bị kết
án tù chung thân đã từ đủ 70 tuổi trở lên có thé yêu cầu giảm thời hạn này, tối đa là 5 nămtheo Điều 721-3 và Điều 721-4 BLTTHS Pháp.”5
1.3 Hình phạt tù chung thân theo quy định của luật hình sự Canada
1.3.1 Quan niệm về hình phạt tù chung thân trong luật hình sự Canada
Xuất phát từ phong trào nhân quyền đã diễn ra trong xã hội Canada vào nhữngnăm 1970, pháp luật hình sự của quốc gia này ngày càng coi trọng những mục đích mangtính nhân đạo hơn như ngăn chặn tội phạm, đối xử công bằng với tù nhân, cung cấp dịch
vụ cải tạo và tái hòa nhập cho những người phạm tội Sau nhiều năm tranh luận, Canada
đã bãi bỏ hình phạt tử hình khỏi BLHS của quốc gia vào năm 1976, 7? thay vào đó làtuyên các bản án chung thân bắt buộc với thời gian chấp hành tối thiêu dé có đủ điều kiệnđược tạm tha đối với những bị cáo bị buộc tội giết người Nghị viện đã đưa ra quyết địnhnày dựa trên lập luận rằng Nhà nước không có quyền chấm dứt mạng sống của một conngười và không có gì chắc chắn hình phạt tử hình sẽ là biện pháp ngăn chặn tội phạm một
cách lâu dai và hiệu quả.”Š
Đến thời điểm hiện tại, tù chung thân là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thốnghình phạt ở Canada Mặt khác, một số nhà nghiên cứu cho rằng khi xây dựng các quyđịnh về hình phạt tù chung thân, BLHS Canada hiện hành đã sử dụng cách tiếp cận nhânđạo hơn dé đối xử với người bị kết án khi chú trọng đến việc tái hòa nhập cộng đồng vàcác biện pháp dé giảm mức hình phạt nếu phạm nhân có hành vi cải tạo tốt Thông qua
đó, bằng cách giúp người phạm tội cải tạo và hòa nhập xã hội tốt hơn thì nguy cơ tái phạmcủa họ sẽ giảm trong tương lai.
1.3.2 Phạm vi úp dụng
75 Điều 729 BLTTHS Pháp.
76 Điêu 721-3 và Điêu 721-4 BLTTHS Pháp.
77 Paul Gendreau, Wayne Renke (2006), Capital Punishment in Canada, The Canadian Encyclopedia.
https://www.thecanadianencyclopedia.ca/en/article/capital-punishment truy cap ngay 10/10/2023.
78 Mugambi Jouet (2023), The Abolition and Retention of Life Without Parole in Europe: A Comparative and Historical
Perspective, European Convention on Human Rights Law Review 4, tr.348-350.
Trang 33Là quốc gia chịu ảnh hưởng của cả hai truyền thống pháp luật lớn trên thế giới là
Common law va Civil law, Canada quy định tội phạm và hình phạt trong cả BLHS và các
đạo luật chuyên ngành Tuy nhiên, nguồn luật chính được sử dung để ghi nhận hình phạt
tù chung thân vẫn là Bộ luật hình sự năm 1985 của Canada (hay viết tắt là BLHS Canada)
Theo đó, tội phạm được chia thành ba loại, gồm có tội phạm ít nghiêm trọng(summary offences), tội phạm có thé bị truy tô (indictable offences) và tội phạm hỗn hợp(hybrid offences) Trong đó, tội phạm có thê bị truy tô là những hành vi phạm tội có tínhchất đặc biệt nghiêm trọng như trộm cắp trên $5.000, xâm phạm chỗ ở của người khác,hành hung, tan công tình duc nghiêm trọng và giết người ”? Hình phạt tối đa áp dụng vớiloại tội phạm này được pháp luật quy định tương đối đa dạng, trong đó hình phạt nghiêmkhắc nhất là tù chung thân
Căn cứ Điều 745 BLHS Canada, nhà làm luật liệt kê năm trường hợp Tòa án cóthé áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người bị kết án về tội phạm có thê bị truy tố,
cụ thể: Trường hợp thứ nhất là người bị kết án về tội phản quốc hoặc tội giết người cấp
độ 1; Trường hợp thứ hai là người bị kết án về tội giết người cấp độ 2 khi người này trước
đó đã bị kết án về tội có lỗi làm chết người nhưng hiện nay được quy định trong BLHS
là tội giết người; Trường hợp thứ ba là người bị kết án về tội giết người cấp độ 2 mà trước
đó đã bị kết án về một tội theo Điều 4 hoặc Điều 6 Đạo luật Tội ác chống lại loài người
và Tội ác chiến tranh mà có tinh chất có Ý, bat ké là nó đã được lên kế hoạch hoặc có chủ
ý hoặc không; Trường hợp thứ tư là người bị kết án về tội giết người cấp độ 2; Trườnghợp thứ năm là người bị kết án về bất kỳ tội nào khác mà tội đó có quy định áp dụng hình
phạt tù chung than.*°
Có thé thấy, luật hình sự Canada không có điều luật quy định cụ thé về phạm vi ápdụng hình phạt tù chung thân Bên cạnh đó, dựa vào Điều 745, có thé suy ra, pháp luậtchỉ quy định mức án chung thân là mức án bắt buộc đối với người phạm tội giết ngườicấp độ 1, giết người cấp độ 2 và tội phản quốc Do các trường hợp còn lại không đượcliệt kê trong điều luật, nên việc xác định trường hợp nào thì áp dụng tù chung thân vàtrường hợp nào thì áp dụng các hình phạt khác, phụ thuộc vào nhiều yếu tố được nêu
”
https://www2.gov.be.ca/gov/content/justice/criminal-justice/bes-criminal-justice-system/if-you-are-accused-of-a-crime/understanding-charges/types-of-offences?keyword=type&keyword=of&keyword=crimes truy cập ngày
10/10/2023.
80 Điều 745 BLHS Canada.
Trang 34trong BLHS, trong đó có các điều luật mô tả tội phạm riêng biệt và ấn định hình phạt tối
đa là tù chung thân áp dụng tương ứng với hành vi phạm tội được nêu trong điều luật đó.Chang hạn như đối với tội buôn người, được quy định tại khoản 1 Điều 279.01 BLHSCanada, người phạm tội thực hiện một trong những hành vi như tuyển dụng, vận chuyền,chuyền giao, tiếp nhận, giam giữ, che giấu hoặc chứa chấp một người nhằm mục đích bóclột hoặc tạo điều kiện cho việc bóc lột người đó Đồng thời, những hành vi trên được thựchiện cùng với hành vi tấn công tình dục nghiêm trọng, pháp luật xác định đây là loại tộiphạm có thé bị truy tố và hình phạt tối đa có thé áp dụng trong trường hợp nay là tù chung
thân.Ÿ! Ngoài ra, luật hình sự Canada còn quy định phạm vi áp dụng của hình phạt tù
chung thân có khả năng phụ thuộc vào quyên tự quyết định của Tòa án bị giới hạn bởimức án tối thiêu cho mỗi tội phạm.Ÿ?
Không chỉ được ghi nhận trong BLHS, hình phạt tù chung thân cũng được quy
định, nằm rải rác trong các đạo luật chuyên ngành của Canada Tuy nhiên, các điều luật
có quy định áp dụng hình phạt này chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 1% và được áp dụngđối với một số ít các tội đặc biệt nguy hiểm như: Tội buôn bán bat hợp pháp chat ma túy(khoản 1 Điều 5 Đạo luật về kiểm soát ma túy năm 1996); Tội chiếm hữu chất ma túyvới mục đích buôn bán (khoản 2 Điều 5 Dao luật về kiếm soát ma túy năm 1996); Tộigián điệp (Điều 78 Đạo luật quốc phòng năm 1985)
1.3.3 Đối twong áp dụng
Luật hình sự Canada quy định hình phạt tù chung thân chỉ áp dụng đối với cá nhânngười phạm tội Theo đó, các căn cứ dé xác định một cá nhân khi thực hiện hành vi phạmtội có phải chịu TNHS hay không, bao gồm độ tuôi chịu TNHS và năng lực TNHS Trướchết, Điều 13 BLHS Canada quy định về độ tuôi chịu TNHS như sau: “Không người nào
bị kết án về một tội liên quan đến hành động hoặc không hành động từ phía mình khingười đó chưa đủ 12 tuổi "3 Điều này có nghĩa là một cá nhân khi chưa đủ 12 tudi sẽđược pháp luật coi là không có tội, ngay cả khi hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà
người đó thực hiện được BLHS quy định là tội phạm và ý định thực hiện hành vi này đã
được chứng minh Bên cạnh đó, Điều 16.1 BLHS Canada quy định về năng lực TNHS,
đó là không ai phải chịu TNHS về một tội liên quan đến việc hành động hoặc không hành
8! khoản | Điều 279.01 BLHS Canada.
82 https://lop.parl.ca/sites/PublicWebsite/default/en_CA/ResearchPublications/202006E#a5.6 truy cập ngày 10/11/2023.
83 Điêu 13 BLHS Canada.
Trang 35động, được thực hiện khi người đó đang bị tác động tiêu cực của rỗi loạn tâm thần, làmmat khả năng nhận thức bản chất và tính chất của hành vi, hoặc không thê biết được rằnghành vi của mình là tội pham.** Như vậy, pháp luật hình sự Canada chỉ đặt ra van đề truycứu TNHS đối với cá nhân người phạm tội đáp ứng cả hai điều kiện trên.
Mặt khác, Canada nghiêm cắm việc áp dụng hình phạt tù chung thân đối với hành
vi phạm tội do cá nhân dưới 18 tuổi thực hiện Thay vào đó, hệ thống tư pháp hình sự củaquốc gia này có các lựa chọn tuyên án thay thế dành cho người chưa thành niên, đượcquy định trong Đạo luật Tư pháp hình sự thanh thiếu niên năm 2003 Trong một số trườnghợp đặc biệt, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuôi, nếu thực hiện hành vi phạm tội đượcquy định trong BLHS, vẫn có thể bị xét xử tại tòa án dành cho người đã thành niên (từ đủ
18 tuổi trở lên) nhưng sẽ không bị áp dụng hình phạt tù chung thân trong bất ké tình huốngnào Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, giết ngườicấp độ 1 và giết người cấp độ 2 đều được quy định là những tội nghiêm trọng nhất Vivậy, nếu bị xét xử về hai tội danh trên khi đã thành niên, người phạm tội vẫn có khả năng
bị áp dụng hình phạt tù chung thân.
Các quy định trên đã phản ánh quan điểm lập pháp tiến bộ cũng như chính sách xử
lý người chưa thành niên phạm tội mang tính nhân đạo của Canada Theo đó, hệ thống tưpháp hình sự người chưa thành niên của quốc gia này vẫn buộc đối tượng phải gánh chịunhững trách nhiệm nhất định về hành vi phạm tội của mình Đồng thời, việc áp dụng cácbiện pháp thay thế hình phạt tù chung thân, cũng phải đảm bảo một sự đối xử công bằng,
tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm và mức độ trách nhiệm của người chưa thành niên phạm tội.
1.3.4 Hậu quả pháp lý có thé phát sinh doi với người bị kết án tù chung thân
Trước hết, hậu quả pháp lý đầu tiên mà việc áp dụng hình phạt tù chung thân cókhả năng trực tiếp tác động đến người phạm tội đó là sự tước quyên tự đo Họ sẽ bị giamgiữ tại Trung tâm Cải huấn Liên bang (Đây là nhà tù nơi giam giữ người phạm tội bị kết
án phạt tù từ 2 năm trở lên) Trong khoảng thời gian chấp hành bản án, người bị kết ánchung thân sẽ không được xem xét các điều kiện dé tạm tha hoặc trả tự do theo Đạo luật
về Cải huấn va Trả tự do có điều kiện hoặc bat kỳ luật nào khác của Nghị viện trong mộtthời hạn tối thiểu nhất định Tuy nhiên, họ vẫn sẽ có khả năng được tạm tha trong trường
84 Điều 16.1 BLHS Canada.
Trang 36hợp Nghị viện có quy định khác thông qua một văn bản có dẫn chiếu rõ ràng đến nội dungnày Ngoài ra, các hình thức trả tự do có điều kiện khác cũng được pháp luật ghi nhận,bao gồm vắng mặt tạm thời và tạm tha trong ngày, cũng không được áp dụng với người
bị kết án tù chung thân cho đến thời điểm 3 năm trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt
tù tối thiêu mà không đủ điều kiện được tạm tha của người đó.3Š
Mặc dù luật hình sự Canada cho phép người bị kết án tù chung thân có thể đượctrả tự do, tái hòa nhập cộng đồng sau một hạn nhất định Tuy nhiên, về mặt luật thực địnhcũng như trên thực tế, họ sẽ không còn khả năng được hưởng quyền tự do cá nhân mộtcách trọn vẹn Người bị kết án tù chung thân đã được tạm tha sẽ phải chịu sự giám sát củaHội đồng Tạm tha và Cơ quan Cải huấn Canada.*° Dưới sự giám sat của các cá nhân, cơquan có thấm quyền, lệnh tạm tha có thé bị thu hồi và người phạm tội có thé bi bat quaytrở lại nhà tù vào bất kỳ thời điểm nào nếu họ vi phạm các điều kiện tạm tha hoặc thực
hiện hành vi phạm tội mới.
bị kết án tù chung thân không đủ điều kiện được tạm tha từ 15 năm trở lên; cũng nhưnhững kẻ phạm tội bị kết tội phản quốc hoặc giết người cấp độ 1 không đủ điều kiện đượctạm tha trong 25 năm; và những kẻ phạm tội bị kết tội giết người cấp độ 2, có thời hạnchấp hành án tối thiểu là từ 10 đến 25 năm Ngoài ra, đối với người bị kết án về tội giếtngười mà trước đó đã bị kết án về một hoặc nhiều vụ giết người khác, thầm phán có thêquyết định thời gian không đủ điều kiện được tạm tha cho mỗi tội giết người sẽ được thihành liên tiếp.°Š Tức là, thời hạn này có thé được kéo dai cho đến khi kết thúc thời gianthực tế mà người bị kết án phải chấp hành hình phạt về tội giết người được thực hiệntrong thời gian gần nhất
85 khoản 2 Điều 746.1 BLHS Canada.
Trang 37Riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bị kết án tù chung thân, BLHS Canadaquy định áp dụng các khoảng thời gian chấp hành hình phạt để được tạm tha khác nhautrong từng trường hợp cụ thé Theo Điều 745.1 BLHS Canada, người dưới 18 tuôi bị kết
án tù chung thân về tội giết người cấp độ 1 hoặc giết người cấp độ 2 sẽ không đủ điềukiện được tạm tha cho đến khi chấp hành xong một số năm tù nhất định, khoảng từ 5 đến
7 năm trong trường hợp người đó chưa đủ 18 tuổi vào thời điểm thực hiện tội phạm; hoặc
5 năm nếu người phạm tội chưa đủ 16 tuổi vào thời điểm thực hiện tội phạm Bên cạnh
đó, thời hạn chấp hành án lần lượt sẽ là 10 năm hoặc 7 năm trong trường hợp người bịkết án về tội giết người cấp độ 1 hoặc tội giết người cấp độ 2 Hơn nữa, cả hai trường hợpnày, người bị kết án đều phải đủ 16 hoặc 17 tuôi vào thời điểm thực hiện hành vi phạm
toi.°°
Tom lại, nội dung của các quy định trên chính là co sở tạo ra cầu nối giữa việcgiam giữ và tái hòa nhập cộng đồng của người bị kết án tù chung thân Việc áp dụng tùchung thân không những thé hiện tinh ran đe của hình phạt, mà còn tạo điều kiện cho các
cơ quan có thâm quyền có khả năng xem xét, đánh giá các điều kiện phù hợp của phạmnhân trước khi ra quyết định áp dụng các hình thức giảm nhẹ TNHS đối với họ
1.3.5.2 Giảm số năm tù đối với người bị kết án tù chung thân
Căn cứ khoản 1 Điều 745.01 và 745.6 BLHS Canada, vấn đề giảm số năm tùđược thực hiện tại thời điểm sau khi bản án chung thân đã tuyên có hiệu lực pháp luật vàngười bị kết án đã chấp hành hình phat trong thời hạn ít nhất là 15 năm.°0 Theo đó, người
bị kết án tù chung thân có thé nộp đơn lên Chánh án cấp tỉnh có thâm quyền nơi họ bị kết
án, dé xin giảm một số năm tù nhất định mà không đủ điều kiện được tạm tha Quy địnhnày không áp dụng đối với người bị kết án về hai hoặc nhiều lần tội giết người.°!
Đơn xin giảm số năm tù có thể được chấp thuận hoặc không được chấp thuận.Trong trường hợp xét thấy thời hạn chấp hành án của người bị kết án cần được giảm bớt,Bồi thâm đoàn có thé thay thế số năm ít hơn số năm được áp dụng và không đủ điều kiệnđược tạm tha; hoặc chấm dứt tình trạng không đủ điều kiện được tạm tha của người bi kết
án Không chỉ có quyền được yêu cầu giảm số năm tù sau một thời hạn chấp hành án nhấtđịnh, luật hình sự Canada còn thừa nhận quyền được yêu cầu và nộp đơn xin tạm tha của
3° Điều 745.1 BLHS Canada.
?° khoản 1 Điêu 745.01 và 745.6 BLHS Canada.
2! Khoản 2 Điêu 745.6 BLHS Canada.