1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: So sánh Luật Khuyến khích đầu tư của CHDCND Lào và Luật Đầu tư của Việt Nam

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So Sánh Luật Khuyến Khích Đầu Tư Của CHDCND Lào Và Luật Đầu Tư Của Việt Nam
Tác giả Noymani Pixa
Người hướng dẫn PGS. Trần Ngọc Dũng
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 52,19 MB

Nội dung

SO SANH LUẬT KHUYEN KHICH DAU TƯ CUA CONGHOA DCND LAO VA LUAT DAU TU CUA CONG HOA XHCN VIET NAM TRONG CHÍNH SÁCH VE ĐẦU TƯ SO SANH LUAT KHUYEN KHICH DAU TU CUA CONG HOA DCND LAO VA LUAT

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NOYMANI PIXA

Chuyén nganh: Luat Kinh té

Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THAC SĨ LUẬT HOC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: PGS TRAN NGỌC DŨNG

HÀ NOI - 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong hai năm học cao học tại trường Đại học Luật Hà Nội, tác giả luận

văn đã được học và sinh sống trong môi trường giáo dục tốt nhất Việt Nam Vớilòng say mê học hỏi và yêu mến đất nước, con người Việt Nam, tác giả luận văn

đã rất vinh dự được học tập ở trường Dai học Luật Hà Nội Tac giả luận văn xinchân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ, giáo viên trường Đạihọc Luật Hà Nội và khoa sau Đại học trường Đại học Luật Hà Nội Đặc biệt làthầy PGS TS Trần Ngọc Dũng đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tác giả luậnvăn trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp

Tác giả

NOIMANY PIXA

Trang 3

CO SO LY LUAN CUA VIEC BAN HANH LUAT

KHUYEN KHICH DAU TU CUA NUOC CONG HOA

DCND LAO VA LUAT DAU TU CUA NUOC CONG

HOA XHCN VIET NAM

ĐƯỜNG LOI, CHÍNH SÁCH CUA DANG NDCM LAO VA

CUA DANG CONG SAN VIET NAM VE THU HUT VA

KHUYEN KHICH DAU TU

Khải niệm về khuyến khích dau tư

Đường lối chính sách của Đảng Nhân dân cách mang Lào về

thu hút và khuyến khích đâu tư

Đường lỗi, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về thu hút

và khuyến khích dau tư:

VỊ TRÍ, VAI TRO CUA LUAT ĐẦU TU DOI VỚI VIỆC

THU HUT VÀ KHUYEN KHÍCH ĐẦU TU Ở LAO VA

VIET NAM

NHUNG TIEU CHI CUA VIỆC SO SANH LUẬT KKĐT

CUA CHDCND LAO VA LUAT DAU TU CUA CONG

HOA XHCN VIET NAM

MỤC DICH CUA VIỆC SO SANH LUẬT KKĐT CUA

CHDCND LAO VA CUA CONG HOA XHCN VIET NAM

CHUONG 2

SỰ TƯƠNG BONG VA KHAC BIET TRONG LUAT

KHUYEN KHICH DAU TU CUA CONG HOA DCND LAO

VA LUAT DAU TU CUA CONG HOA XHCN VIET NAM

Trang 4

SO SANH LUẬT KHUYEN KHICH DAU TƯ CUA CONG

HOA DCND LAO VA LUAT DAU TU CUA CONG HOA

XHCN VIET NAM TRONG CHÍNH SÁCH VE ĐẦU TƯ

SO SANH LUAT KHUYEN KHICH DAU TU CUA CONG

HOA DCND LAO VA LUAT DAU TU CUA CONG HOA

XHCN VIET NAM TRONG BAO DAM DAU TU

SO SANH LUAT KHUYEN KHÍCH DAU TƯ CUA CONG HÒA

DCND LAO VÀ LUAT DAU TƯ CUA CONG HÒA XHCN VIỆT

NAM VE QUYEN VA NGHĨA VU CUA NHÀ DAU TƯ

SO SANH LUAT KHUYEN KHICH DAU TU CUA CONG

HOA DCND LAO VA LUAT DAU TU CUA CONG HOA

XHCN VIET NAM VE HINH THUC DAU TU

SO SANH LUAT KHUYEN KHICH DAU TU CUA CONG

HOA DCND LAO VA LUAT DAU TU CUA CONG HOA

XHCN VIET NAM VE LINH VUC, DIA BAN DAU TU; UU

DAI, HO TRO DAU TU

Vé những lĩnh vực uu đãi dau tư:

Về dia bàn được khuyến khích đấu tư:

Về ưu đãi, hỗ trợ dau tư

Về wu đãi chuyển lỗ của doanh nghiệp

Vé wu đãi quyên sử dung dat

Những ưu đãi về thuế

Về uu đãi đối với nhà dau tư vào khu công nghiệp, khu chế

xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

SO SÁNH LUẬT KKĐT CỦA CỘNG HÒA DCND LÀO VÀ

LUẬT ĐẦU TƯ CUA CONG HÒA XHCN VIỆT NAM VE

ĐẦU TƯ KINH DOANH VON NHÀ NƯỚC

SO SÁNH LUẬT KKĐT CỦA CỘNG HÒA DCND LÀO VÀ

LUẬT ĐẦU TU CUA CONG HÒA XHCN VIỆT NAM VE

ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

60

62

Trang 5

SO SÁNH LUẬT KKĐT CỦA CỘNG HÒA DCND LÀO VÀ

LUẬT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM

TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

LUẬT KHUYEN KHÍCH DAU TU CUA CONG HOA

DCND LAO

CAC NGUYEN TAC CUA VIEC HOAN THIEN LUAT

KHUYEN KHICH DAU TƯ CUA NƯỚC CỘNG HÒA

DCND LAO

Luật Dau tư của Lao phải thé chế hóa được đường lỗi chính

sách của Đảng nhân dân Cách mạng Lào và Nhà nước Lào về

khuyến khích dau tu

Luật Khuyến khích Đầu tư phải được hoàn thiện dong bộ với

việc hoàn thiện các đạo luật khác về kinh tế của Lào

Việc hoàn thiện Luật Khuyến khích Dau tư của Lào phải huy

động sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học pháp lý, của

những nhà đâu tư và của nhân dân Lào

Việc hoàn thiện Luật Khuyến khích Đầu tư của Lào phải tham

khảo kinh nghiệm phù hợp cuai các nước khác, đặc biệt là kinh

nghiệm của Việt Nam

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN LUẬT KHUYEN KHÍCH

ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DCND LÀO

Sửa đối, bổ sung các quy định liên quan đến khuyến khích dau

tư trong Hiến pháp hiện hành của Lào

Sửa đổi bồ sung các quy định trong Luật Khuyến khích dau tr

Sửa đổi, bồ sung các quy định về khuyến khích đầu tư trong

các đạo luật kinh tế liên quan

74

Trang 6

3.2.4 Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dan thi hành chính _

sách về khuyên khích dau tu

3.3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LUAT KHUYEN KHÍCH

ĐẦU TƯ Ở CỘNG HÒA DCND LÀO

KẾT LUẬN 78DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

75

Trang 7

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Association of South-East Nations

(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A)

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Dân chủ Nhân dân

Khuyến khích đầu tưLuật Khuyến khích Đầu tưLuật Đầu tư

Nhân dân Cách mạng

Việt Nam đồng

World Trade Organisation

(Tổ chức Thương mại Thế giới)

Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Xu hướng quốc tế hóa đời sông kinh tế thế giới là kết quả của quá trìnhphân công lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới làm cho các nước

và vùng lãnh thé từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới Trong xu thé đó,một quốc gia không thể tách biệt khỏi thế giới Những thành tựu của khoa học

và kinh tế đã kéo các quốc gia xích lại gần nhau hơn Dưới tác động của toàncầu hóa, các nước hội nhập ngày càng sâu rộng Mặt khác, trong xu hướng mởcửa, các nước đều muốn thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài dé phat triénkinh tế đặc biệt là nguồn vốn dau tu trực tiếp nước ngoài; vì thé các nước đềumuốn tạo ra những điều kiện ưu đãi để thu hút được nhiều kênh đầu tư nước

ngoài.

Nhận thức được vấn đề này, Nhà nước Lào và Việt Nam đã thực hiệnđường lối đổi mới theo hướng mở cửa với bên ngoài Có thé nói trên thế giớihiểm có các quốc gia láng giềng nào có mối quan hệ truyền thống lâu đời và cótinh thần hợp tác hữu nghị khang khít anh em như mối quan hệ Việt Nam - Lào.Hai quốc gia cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, cùng trải qua biết bao thăngtrầm lịch sử Khi hai nước bước ra khỏi cuộc chiến tranh vệ quốc vi đại, cơ sovật chất của cả Việt Nam và Lào đều bị tàn phá nặng nề, hai nước bắt đầu xâydựng XHCN với mức xuất phát thấp Trong khi đó, nền kinh tế thế giới ngàycàng phát triển, xu thé toàn cầu hóa được thé hiện ngày càng rõ nét, các quốc giakhông phân biệt về chế độ chính trị, văn hóa đều đổi mới mình dé hội nhập vàphát triển Một trong những cách thức quan trọng mà các quốc gia cần thay đôi

dé "đi tắt, đón đầu" tiến kịp với xu thé chung đó là xây dựng, hoàn thiện hệthống pháp luật, nhất là pháp luật kinh tế Việc xây dựng pháp luật kinh tế đòihỏi phải phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước và trình độ phát triển chungcủa thế giới

Đề bảo đảm cho nên kinh tế phát triển thường xuyên, liên tục, việc thu hútvôn đâu tư, xây dựng cơ sở hạ tâng là vô cùng cân thiệt Tuy nhiên, khả năng thu

Trang 9

hút được nhiều hay ít vốn đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhân tốquan trọng là chính sách, pháp luật về đầu tư Hệ thống pháp luật đầu tư đượccoi là thước đo đánh giá môi trường đầu tư của mỗi quốc gia Bởi vậy, van đềquan trọng là quan tâm xây dựng pháp luật về khuyên khích đầu tư nhằm nângcao khả năng thu hút các nguồn vốn từ trong và ngoài nước.

Pháp luật được xây dựng trên nền tảng kinh tế-chính trị-xã hội, rồi sau khi

được ban hành nó lại được dùng dé điều chỉnh chính thực tế cuộc song Trai qua

quá trình áp dung, thông thường hệ thống pháp luật nào cũng sẽ thé hiện nhữnghạn chế và những điều không phù hợp Bởi vậy, việc sửa đổi pháp luật là vấn đềcần thiết và tất yếu Trải qua 9 năm áp dụng Luật Dau tư 2005 của Việt Nam, 5năm áp dụng Luật Khuyến khích đầu tư của Lào, bên cạnh những thành công và

ưu điểm đạt được, thì pháp luật khuyến khích đầu tư của hai nước đã bộc lộ một

số điểm bất cập và hạn chế

Đề kết thúc quá trình học cao học luật tại Việt Nam, tác giả đã lựa chọnvấn đề " So sánh Luật Khuyến khích Đầu tư của nước CHDCND Lào và LuậtĐầu tư của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sỹ Luậthọc của mình Việc so sánh pháp luật của hai nước nói chung, pháp luật khuyếnkhích đầu tư nói riêng là cần thiết Một mặt điều đó ghi nhận và khăng định

những thành công, mặt khác nhận thức và khắc phục những hạn chế, bất cập

trong pháp luật của nhau Bởi không có một hệ thống pháp luật nào là hoànchỉnh, vấn đề là cần biết điều chỉnh nó phù hợp với thực tế, cần hoàn thiện nómột cách thường xuyên Việc tìm hiểu các quy định pháp luật về khuyến khíchđầu tư của Việt Nam và Lào không chỉ là học những cái hay mà còn rút ra đượckinh nghiệm của nước bạn, dé từ đó làm bài học cho việc xây dựng chính sách

và pháp luật khuyên khích đầu tư tại nước mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Khuyến khích đầu tư là một van dé quan trọng, vì vậy, hoàn thiện phápluật khuyến khích đầu tư được Việt Nam và Lào quan tâm từ rất sớm Đã có một

sô công trình khoa học trong nước cũng như ngoài nước nghiên cứu về vân dé

Trang 10

này, thí dụ như “Tìm hiểu pháp luật đầu tư của Việt Nam trong sự so sánh vớipháp luật CHDCND Lào” của Poumy Sinlatanathamatheva, khóa luận tốtnghiệp, trường Đại học Luật Hà Nội, 2007,"Pháp luật về khuyến khích đầu tư ởnước CHDCND Lào- Thực trạng và phương hướng hoàn thiện" luận văn Thạc

sỹ Luật của Phut Sa Dy Bu Đa Phét năm 2009 tại trường Dai học Luật Ha Nội;

"Hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu tư nhằm hình thành và phát triển khu

công nghiệp ở Lao" Luận văn Thạc sỹ Luật học năm 2010 của Phon Sa Dy tại

trường Đại học Luật Hà Nội; Như vậy là có một số công trình so sánh pháp luật

của hai nước Việt Nam và Lào, nhưng những công trình nghiên cứu này chỉ nêu

pháp luật về đầu tư của Việt Nam và CHDCND Lào mà chưa đi sâu so sánh mộtcách đầy đủ, có hệ thống và sâu sắc giữa Luật Đầu tư của Việt Nam với LuậtKhuyến khích Đầu tư của Lào

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trong phạm vi của một luận văn Thạc sỹ Luật học, tac gia tập trung

nghiên cứu một số vấn đề sau:

- Đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam và ĐảngNhân dân Cách mạng Lào, Nhà nước Lào trong lĩnh vực đầu tư

- Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư của Lào và

của Việt Nam.

- Đánh giá thành công, hạn chế của pháp luật khuyến khích đầu tư củaLào và Luật Đầu tư của Việt Nam, từ đó đưa ra phương hướng và giải phápnhằm hoàn thiện pháp luật về khuyến khích đầu tư của Lào

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Khi nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp luận biện chứngduy vật để phân tích, đánh giá các vấn đề Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụngphương pháp diễn dịch, phân tích, so sánh dé tìm ra điểm giống nhau và khácnhau trong các quy định của pháp luật về đầu tư của mỗi quốc gia

5 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu dé tài:

Trang 11

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là dưới góc độ so sánh với Luật Đầu

tư của Việt Nam đưa ra phương hướng và những giải pháp cụ thể nhăm hoànthiện pháp luật về khuyến khích đầu tư ở Lào

Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là:

Nghiên cứu những van đề lý luận pháp lý về Dau tư ở Việt Nam và

CHDCND Lào; Phân tích va so sánh các quy định hiện hành của Việt Nam và

Lào về đầu tư; Đưa ra các nguyên tắc, phương hướng và giải pháp nhằm hoànthiện pháp luật khuyến khích đầu tư ở Lào

6 Những đóng góp của luận văn

Luận văn đã trình bày khái niệm cơ bản về khuyến khích đầu tư, sơ lượcquá trình hình thành và phát triển của pháp luật khuyến khích đầu tư của Lào vàpháp luật đầu tư của Việt Nam

Trên cơ sở trình bày, phân tích, luận văn đã nghiên cứu so sánh một cách

toàn điện quy định pháp luật khuyến khích đầu tư ở Lào và Luật Đầu tư ở Việt

Nam.

Luận văn cũng trình bày được những nguyên tắc, phương hướng và cácgiải pháp cụ thé, thiết thực dé hoàn thiện pháp luật khuyến khích đầu tư của Lào

7 Kết cau luận van

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn cókết câu gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc ban hành Luật Khuyến khích dau tư củanước Cộng hòa DCND Lào và Luật Đầu tư của nước Cộng hòa XHCN Việt

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VIỆC BAN HANH LUẬT KHUYEN KHÍCH DAU

TƯ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DCND LÀO VÀ LUẬT ĐẦU TƯ CỦA

NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM1.1 DUONG LOI, CHÍNH SÁCH CUA DANG NHÂN DAN CÁCHMẠNG LAO VA CUA DANG CONG SAN VIET NAM VE THU HUT VAKHUYEN KHICH DAU TU

1.1.1 Khái niệm về khuyến khích dau tư

Khi nền kinh tế thế giới càng phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanhdiễn ra càng mạnh mẽ thì các quốc gia ngày càng chú trọng đến việc hoàn thiệnpháp luật đầu tư Cũng vì thế mà khái niệm khuyến khích đầu tư ngày càng trởnên pho biến

Dưới góc độ ngôn ngữ học, "khuyén khích" được hiểu là việc tạo điềukiện thuận lợi hơn bình thường dé phat triển một công việc nào đó "Đầu tư" làviệc bỏ ra giá tri nào đó, bao gồm nhân lực, vật lực, của cải vật chất với mụcđích thu về một giá tri lớn hơn giá tri bỏ ra Như vậy, khuyến khích đầu tư là

việc tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư bỏ ra một gia tri vật chat, phi vat chat

vào một mục đích kinh doanh nhất định

Dưới góc độ pháp lý, pháp luật của Lào và của Việt Nam đều không đưa

ra khái niệm "khuyến khích dau tr" mà chỉ có định nghĩa về "dau tu" Khoản 1,Điều 3, Luật Dau tư (2005) của Việt Nam định nghĩa "Pau tur là việc nha dau tr

bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình dé hình thành tài sản tiếnhành các hoạt động đâu tư theo quy định của Luật này và các quy định có liênquan" Khoản 1, Điều 3 Luật Khuyến khích dau tư (2009) của Lào định nghĩangắn gon hơn, nhưng nội dung cũng tương tự "Dau tu có nghĩa là nhà dau tư sửdụng vốn hữu hình và vô hình vào kinh doanh, sản xuất"

Theo định nghĩa của Diễn đàn Thương mại và phát triển của Liên hợpquốc (UNCTAD) thì “Khuyến khích dau tư hay còn gọi là wu đãi đâu tư là biện

Trang 13

pháp được Chính phủ sử dung dé thu hút đầu tư, hướng các du án đầu tr vàocác ngành, các khu vực cân thiết hoặc ảnh hưởng đến tinh chất của dau tư".

Như vậy, khuyến khích đầu tư được hiểu là một sự ưu đãi hơn so với mứcthông thường nhằm thúc day, tác động tích cực tới các chủ thé được khuyếnkhích là các nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình détiễn hành sản xuất, kinh doanh, hình thành tài sản trong các hoạt động đầu tư

Qua các cách tiếp cận khác nhau, tác giả luận văn xin đưa ra khái niệmchung nhất về khuyến khích đầu tư như sau:

Khuyến khích dau tư là việc một Chính phủ dua ra hệ thống các chínhsách, biện pháp thuận lợi hơn bình thường để thu hút sự dau tư của các nhà dau

tư trong và ngoài nước hoặc dé định hướng phát triển kinh tế theo những mụctiêu nhất định

Trong pháp luật đầu tư tồn tại hai khái niệm phổ biến, đó là “ưu đãi đầutư” và “bảo đảm đầu tư” Theo đó, để khuyên khích các nhà đầu tư đưa vốn radau tư thì bất kỳ quốc gia nào cũng phải đưa ra các biện pháp dé nhà đầu tư cảmthấy an toàn khi tiến hành đầu tư Biện pháp đó là việc đảm bảo đầu tư Đảmbảo đầu tư là các cam kết của Nhà nước đối với nhà dau tư dé khang định rănghoạt động đầu tư sẽ không bị Nhà nước can thiệp bởi các điều kiện không thuộc

về cạnh tranh trong kinh doanh như: trưng thu, trưng mua hay việc đảm bảonhững quyên tối thiêu của nhà dau tư như bảo đảm về vốn, tài sản, bảo hộ quyền

sở hữu trí tuệ, quyền chuyên vốn, tài sản ra nước ngoài Có thé nói đảm bảođầu tư là cái nền cơ bản mà mọi quốc gia hiện nay đều cam kết và đáp ứng chonhà đầu tư dù là trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài Cũng vì vậy mà cácquốc gia trên thế giới quy định bao đảm dau tư tương tự nhau Khi tiến hành đầu

tư, người ta thường quan tâm tới các biện pháp ưu đãi đầu tư của mỗi quốc gia.Biện pháp ưu đãi đầu tư chính là biện pháp khuyến khích đầu tư Như vậy, ta cóthé phân biệt được “khuyên khích đầu tư” với “đảm bảo dau tư” mặc dù việcđưa ra các biện pháp đảm bảo đầu tư hay khuyến khích đầu tư đều nhằm thúcđầy, thu hút hoạt động đầu tư và đều được quy định trong Luật Đầu tư của Việt

Trang 14

Nam, Luật Khuyến khích đầu tư của Lào Như vậy, ngày nay, nói đến khuyếnkhích đầu tư, ta hiểu đó là việc các Nhà nước đưa ra và áp dụng các biện pháp

ưu đãi đầu tư

1.1.2 Đường lỗi chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về thuhút và khuyến khích đầu tw

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa làm cho các nền kinh tế xíchlại gần nhau hơn, Chính phủ Lào đã có chính sách hợp tác với nước ngoài tronglĩnh vực kinh tế bắt đầu từ năm 1989 Chính phủ Lào đã mở cửa đón nhận việcđầu tư của nước ngoài, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư theongành nghề kinh doanh do Nhà nước quy định trên cơ sở pháp luật của Cộnghòa DCND Lào Trên cơ sở Hiến pháp, Đảng và Nhà nước Lào đã thực hiệnchính sách mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế đa phương và song phương, đa dạnghóa quan hệ với mọi quốc gia, mọi tô chức quốc tế theo nguyên tắc tôn trọng, tự

do, hòa bình và cùng có lợi Đảng và Nhà nước Lào cũng khuyến khích mọithành phần kinh tế trong nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thực hiện mụctiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế quốc gia Bên cạnh

đó, Nhà nước Lào cũng ban hành các văn bản pháp luật về công nhận đầu tư đốivới hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài Tuy nhiên, pháp luật về đầu tưcủa Lào vẫn còn tồn tại những bat cập, thiếu đồng bộ ở nhiều văn bản pháp luật

khác nhau.

Mục tiêu quan trọng của Chính phủ Lào trong việc mở rộng mối quan hệhợp tác kinh tế với nước ngoài là hướng tới việc thực hiện chính sách đổi mớitoàn diện, trong đó đặc biệt quan trọng là lĩnh vực kinh tế, thực hiện mục tiêuchuyên đổi việc quản lý kinh tế, phát huy sức mạnh dân chủ, thông nhất chínhsách tiền tệ, đây mạnh phát triển các ngành công nghiệp năng lượng Mặtkhác, trong khi phát triển kinh tế thì phải giải quyết được những đòi hỏi về vốn,máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại, trình độ lao động và trình độ quản

lý Huy động vốn đầu tư không chỉ đem lại lợi ích cho nền kinh tế mà còn gópphan tăng nguồn thu ngân sách, tạo việc làm cho người lao động, chính sách

Trang 15

quan tâm dành cho người nghèo, vấn đề trật tự an toàn xã hội được đảm bảo

hơn.

Nhận thay được vai trò to lớn của chính sách đầu tu, Ban chấp hành trungương Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hộicủa Cộng hòa DCND Lào trong giai đoạn 2010-2020: “77c đẩy việc phát triểnkinh tế nhiều thành phan trong đó quan tâm đến việc phát triển doanh nghiệp turnhân và doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài, tạo môi trường đâu tư kinh

doanh có sự hài hòa thông thoáng, dam bao sự an toàn, lành mạnh và có tính

cạnh tranh cao so với khu vực Phát triển kinh doanh có quy mô trung bình vànhỏ, lam cho tài chính kinh doanh có sự ổn định vững chắc, từng bước giảiquyết và tiễn tới việc giải quyết các khoản nợ nước ngoài Tăng vốn cho việcdau tư phát triển kinh tế — xã hội, lập dự án đâu tư phù hợp, tiếp tục mở rộng và

nâng cao chất lượng của quan hệ kinh té với nước ngoài, tao diéu kiện thuận lợi

cho việc xuất khẩu, thu hút vốn khoa học kỹ thuật nước ngoài và thực hiện ky kếtcác hiệp định song phương va da phương ở phạm vi cấp Nhà nước, cấp dia

phương va trong phạm vi các doanh nghiệp với nhau `.

Thẻ chế hóa đường lối chính sách của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào,Chính phủ Lào đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, trong đó quyđịnh các cá nhân, tổ chức không chỉ là nhà đầu tư trong nước mà còn là các nhàđầu tư nước ngoài có quyền đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bêncùng có lợi, hoạt động trên cơ sở pháp luật của Cộng hòa DCND Lào, nhà đầu

tư sẽ được bảo vệ bởi pháp luật của Cộng hòa DCND Lào

Pháp luật đầu tư của Lào nhìn chung đã bảo đảm được tính thống nhất

giữa các văn bản pháp luật liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản trong đó Luật Doanh nghiệp quy định việc thành lập công ty, hình thức, loại

hình và ké cả việc góp vốn của các nhà đầu tư Luật Khuyến khích đầu tư trongnước và Luật Đầu tư nước ngoài chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu

tư, quy định về việc xem xét đơn xin phép đầu tư của các nhà đầu tư Trong từngthời điểm cụ thể, CHDCND Lào đã ban hành một số văn bản pháp luật về công

Trang 16

nhận đầu tư đối với hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài, như : Pháp lệnh

về đầu tư nước ngoài ngày 9/4/1988 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Khuyếnkhích và quản lý đầu tư nước ngoài số 01/1994-QH ngày 14/3/1994, LuậtKhuyến khích và quản lý đầu tư trong nước số 03/95-QH ngày 14/10/1995 đượcsửa đổi, bố sung bởi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước số 10/QH ngày22/10/2004; Nghị định của Chính phủ về việc quản lý đầu tư của Nhà nước ngày22/5/2002; Quyết định về tổ chức thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư nướcngoài tại Lào ngày 22/3/2001, ngoài ra còn có một số văn bản pháp luật liênquan khác Hiện nay, hoạt động đầu tư của Lào đang được thực hiện theo hệthống các văn bản sau:

Một là, Luật Đầu tư nước ngoài : Luật Đầu tư nước ngoai đầu tiên củaCHDCND Lào được ban hành ngày 19/4/1988, đã được thay thé bằng LuậtKhuyến khích và quản lý đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua ngày14/3/1994, có hiệu lực tháng 6/1994 (sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoàicủa CHDCND Lào) Luật này chỉ điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài TheoĐiều | Luật này, nước CHDCND Lào khuyến khích tư nhân và pháp nhân nướcngoài đầu tư tại CHDCND Lào trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, tuân theopháp luật của CHDCND Lào Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài có thê hoạtđộng đầu tư trong mọi ngành kinh tế được Nhà nước cho phép đầu tư tại Lào,bao gồm kinh doanh mở nhưng phải thông qua Ủy ban Quản lý đầu tư nướcngoài (FIMC) Còn những ngành nghề kinh doanh dành cho công dân Lào, thìtrong một số trường hợp, Ủy ban quản lý đầu tư nước ngoài sẽ xem xét giảiquyết nêu thấy sự can thiết

Hai là, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước: Luật Khuyến khích đầu tư

trong nước được Quốc hội Lào thông qua ngày 22/10/2004, quy định đối tượng

áp dụng như sau: Luật khuyến khích đầu tư quy định nguyên tắc, thủ tục và biệnpháp khuyến khích, quản lý dau tư dé hoạt động đầu tư được thuận lợi, đảm baoquyền và lợi ích của nhà đầu tư, Nhà nước và nhân dân nhằm tăng cường đầu tư

trong và ngoài nước, góp phan quan trọng trong việc phát triên vững chắc và bên

Trang 17

vững kinh tế — xã hội (Điều 1) Việc Khuyến khích đầu tư nhằm tạo môi trường

và điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tiến hành kinh doanh trong các ngành vàkhu vực đầu tư tại CHDCND Lào (Điều 2)

Mục tiêu của việc khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tạiCHDCND Lào nhăm mở rộng các ngành kinh doanh thu hút vốn và ngoại tệ vàolưu thông trong nước, khuyến khích xuất khẩu và tìm kiếm thị trường nướcngoài để từ đó tiếp thu và học hỏi trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thếgiới, phát triển và nâng cao trình độ cho người lao động trong nước, tạo ra nhiềucông ăn việc làm cho người dân lao động, từ đó góp phần cải thiện và nâng caođời sông xã hội Vì mục tiêu nêu trên mà nội dung cơ bản pháp luật đầu tư củaLào quy định những nguyên tắc trong hoạt động đầu tư, các loại hình và ngànhnghề đầu tư, các biện pháp khuyến khích, bảo hộ va quản lý việc đầu tu trongnước và nước ngoài quan trọng nhất là việc quy định quyền và nghĩa vụ của cácnhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Tuy nhiên, do quy định ở nhiều văn bản khác nhau nên không tránh khỏiviệc tồn tại những quy định khác nhau đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu

tư nước ngoài Đây cũng là bất cập, vướng mắc mà Việt Nam gặp phải trongthời gian trước đây Để việc đầu tư được quản lý thống nhất trên toàn lãnh thổLào, cả về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, cũng giống như Việt Nam,Đảng, Nhà nước, Quốc hội Lào quyết định ban hành một đạo luật mới chuyênbiệt về đầu tư gọi là Luật Khuyến khích đầu tư của CHDCND Lào (2009) thaythế cho Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, số 10/QH, ngày 22/10/2004 vàLuật Khuyến khích đầu tư nước ngoài số 11/QH, ngày 22/10/2004 Theo đó,Luật Khuyến khích đầu tư của CHDCND Lào (2009) bao gồm 10 chương và

Trang 18

1.1.3 Đường lỗi, chính sách của Dang Cộng sản Việt Nam về thu hit

và khuyến khích dau tu:

Từ sau khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc 1945,

trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, Nhà nước còn non trẻ, Đảng và Nhà nước

Việt Nam chủ trương vừa “kháng chiến kiến quốc” vừa bảo toàn lãnh thổ, hoànthành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước Thời

kỳ Dang và Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nên kinh tế vận hành theo

cơ chế kế hoạch hóa tập trung với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốcdoanh và kinh tế tập thể, pháp luật về đầu tư chưa được hình thành, Đảng vàNha nước điều hành nền kinh tế chủ yêu bằng phương thức mệnh lệnh hànhchính và chính sách của Đảng Về mặt pháp ly, dé đảm bảo cho mọi mam mồngkinh tế tư bản không xâm nhập vào nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa thì khu vựckinh tế tư nhân không được thừa nhận trong giai đoạn này

Pháp luật về Đầu tư chỉ thực sự được quan tâm xây dựng trong nhữngnăm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước và nền kinh tế Đánh dau băng thắnglợi của Đại hội VI (12/1986) là một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược pháttriển kinh tế nói chung và pháp luật đầu tư nói riêng, bằng việc quy định pháttriển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Với quan điểm huy động tối đa nguồn lực dé pháttriển kinh tế, kiến thiết đất nước, pháp luật đầu tư của Việt Nam đã từng bướcđược xây dựng và hoàn thiện theo hướng ngày càng thông thoáng và đảm bảocho các nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốnkinh doanh Cụ thể, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luậtquy định về hoạt động đầu tư của Nhà nước vào doanh nghiệp nhà nước Cácvăn bản pháp luật này cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo thànhmột hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh về đầu tư với phương pháp, nộidung điều chỉnh mới, quy định các van đề pháp lý về dau tư trong nền kinh tế thịtrường trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản như tự do, bình đăng, cạnh tranh lànhmạnh Điều này góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả huy động

Trang 19

vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao đời sống của nhân dân.

Cùng với chủ trương huy động tối đa nguồn lực trong nước, Đảng và Nhànước Việt Nam thực hiện chính sách tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế Trongviệc tăng cường các quan hệ kinh tế đối ngoại, việc mở rộng thu hút đầu tư nướcngoài, trao đổi công nghệ là một hướng ưu tiên quan trọng Điều lệ đầu tư banhành kèm theo Nghị định số 115/CP ngày 18/4/1977 của Chính phủ là văn bảnpháp lý đầu tiên được ban hành nhăm khuyến khích và điều chỉnh hoạt động đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Theo văn bản này tại Điều 1, Chính PhủViệt Nam : “chấp thuận đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trênnguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam vàcác bên cùng có lợi” Điều lệ đầu tư đã tạo ra một khung pháp lý ban đầu chohoạt động đầu tư nước ngoài, làm tiền đề cho những cải cách sau này Xuất phát

từ thực tiễn nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, có tham khảo, chon lọc kinhnghiệm của các nước trên thế giới và rút kinh nghiệm từ Điều lệ Đầu tư (1977),ngày 29/12/1987, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam Các quy định của đạo luật này đã thé hiện vai trò, vị trí, tác dụng của đầu

tư nước ngoài đối với nền kinh tế quốc dân Ngay sau khi ra đời, Luật Đầu tư

nước ngoài (1987) đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xây dựng hoàn thiện

khung pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh tế mới với nhiều thành phần kinh

tế tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật Sự phát

triển của nền kinh tế vận động không ngừng làm cho Luật Đầu tư nước ngoài

1987 tại Việt Nam bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót trong việc thi hành cũng nhưbản thân nội dung luật Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được hoàn thiệntừng bước Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đôi bô sung vàocác năm 1990, 1992, Năm 1996, Luật Đầu tư nước ngoài (mới) tại Việt Namđược thông qua thay thé cho Luật năm 1987 và các văn bản luật sửa đối bổ sungnăm 1990, 1992 Ngày 9/6/2000, Việt Nam tiếp tục ban hành Luật sửa đổi bổsung một số điều Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996

Trang 20

Qua gần 30 năm thực hiện công cuộc đôi mới, hệ thống pháp luật đầu tưtrực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã được hoàn thiện từng bước Luật Đầu tưnước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đôi, bố sung liên tục Trên cơ sở Luật Đầu

tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam và các bộ, ban ngành đã ban hành một sỐlượng lớn các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo thành hệ thống pháp luật về đầu

tư nước ngoài; điều chỉnh khá toàn diện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàitại Việt Nam So với pháp luật nhiều nước khác trong khu vực, pháp luật hiệnhành về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam được coi là khá thông thoáng,cởi mở và có tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, nhữngyêu cầu của đổi mới sâu rộng nền kinh tế, day mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước chủ động hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những đòi hỏi kháchquan đối với việc cần thiết phải xây dựng một Luật Đầu tư chung nhằm huyđộng mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế — xã hội, cu thé là:

Một là - Nghị quyết BCH Trung ương Đảng lần thứ IX đã đặt ra mục tiêuphát triển kinh tế xã hội, đây nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khắcphục nguy cơ tụt hậu của nước ta so với thế giới và khu vực, đưa Việt Nam rakhỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp Do đó, trong những năm tới,nhu cầu vốn đầu tư cho phát trién là rất lớn Day là một nhiệm vụ khó khăn đòihỏi phải tiếp tục quán triệt đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng được khắngđịnh trong Đại hội Đảng lần thứ IX, cụ thé ở Nghị quyết BCH TW Đảng khóa

IX : gắn huy động nguồn nội lực và ngoại lực, gắn cải cách trong nước với hộinhập dé tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách trong giai đoạn tới; điều đó mộtmặt đòi hỏi phải xây dựng đồng bộ và hoàn thiện cơ bản thể chế kinh tế thịtrường theo định hướng XHCN; mặt khác cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thốngpháp luật và các giải pháp đồng bộ nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực; trong đó có việc phải xây dựng một Luật Đầu tư áp dụng thống nhấtnhằm đảm bảo quyên bình đăng, tự do đầu tư kinh doanh, nâng cao khả năngcạnh tranh và tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế

Trang 21

Hai là — Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, hệ thống pháp luật về đầu

tư, kinh doanh không ngừng được cải thiện theo hướng phù hợp với việc xây

dựng nên kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Trong quá trình đó, môitrường kinh doanh tại Việt Nam cũng không ngừng được hoàn thiện, thay đổitheo hướng bình dang, không phân biệt, tạo lập “cùng một sân chơi chung” chocác hình thức đầu tư, các thành phần kinh tế, thể hiện qua hàng loạt các đạo luật

mới được ban hành, hoặc sửa đôi, bố sung Những khác biệt về điều kiện đầu tư,

kinh doanh như điều kiện gia nhập thị trường, các yêu tố đầu vào, đầu ra và hoạtđộng quản lý doanh nghiệp giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đãđược thu hẹp đáng kẻ

Tuy nhiên, do các luật liên quan đến đầu tư được ban hành riêng lẻ, lạichưa có sự thống nhất về nội dung, phạm vi điều chỉnh nên trên thực tế chưathực sự tạo được “một sân chơi” bình đăng như chủ trương của Đảng và yêu cầuhội nhập Những khác biệt như vậy đã và đang tiếp tục làm cho hệ thống phápluật về đầu tư, kinh doanh thiếu nhất quán, minh bạch; tình trạng phân biệt đối

xử giữa các nhà Đầu tư và các loại hình doanh nghiệp khác nhau đang tôn tại, đãhạn chế việc phát huy các nguồn lực Thêm vào đó, sự phát triển năng động, đadạng của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã càng làm bộc lộ nhữngbat cập của hệ thống pháp luật tách biệt theo thành phan kinh tế

Do đó, việc xây dựng Luật Đầu tư áp dụng thống nhất cho các nhà đầu tư

là yêu cầu thiết yếu và bức xúc nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinhdoanh, nhất là môi trường pháp lý nham củng cố niềm tin của các nhà đầu tư tạođiều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư tối đa và sử dụng hiệu quả các hoạt độngđầu tư

Ba là — trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã kýkết nhiều hiệp định song phương và đa phương liên quan đến hoạt động đầu tư,hiện nay đang ở giai đoạn thực hiện về cơ bản các cam kết quốc tế đó như

những cam kết trong khuôn khô AFTA, Hiệp định khung về khu vực đầu tưASEAN, Hiệp định thương mại song phương với Hoa Ky, Hiệp định tự do hóa,

Trang 22

khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản và những cam kết khi gia nhậpWTO Việc ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến hoạt động đầu

tư một mặt đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa thị trường, xóa bỏ các rao can thuếquan, phi thuế hoặc các trợ cấp không phù hợp với thông lệ quốc tế, mặt khácvẫn phải duy trì một số chính sách bảo hộ sản xuất trong nước có điều kiện, có

thời gian, mở cửa thị trường theo lộ trình xác định Do đó, việc xây dựng và

hoàn thiện pháp luật phục vụ cho hội nhập kinh té quéc té trong đó có Luật Đầu

tư, là yêu cầu cấp thiết

Bốn là, Cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới vaokhu vực đang diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là khi Trung Quốc gia nhập Tổchức Thương mại thế giới (WTO) Trong bối cảnh đó, các nước trong khu vựcđang cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư theo hướng tự do hóa chính sách đầu

tư, thương mai với các đối tác kinh tế lớn nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tu,công nghệ, Hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam trước đây đượccoi là hap dẫn, thông thoáng nay giảm dan tính cạnh tranh so với những chuyểnbiến mới về những chính sách thu hút đầu tư của các nước trong khu vực và thếgiới Vì vậy, cần phải ban hành Luật Dau tư (mới) thé hiện rõ ràng, minh bạchhơn chính sách bảo đảm đầu tư, khuyến khích ưu đãi đầu tư, đơn giản hóa thủ

nghiệp Nhà nước còn kém hiệu quả, công tác giảm sát, thanh tra chậm được chú

Trang 23

ý và còn lúng túng trong hướng dẫn triển khai thực hiện Một trong những

nguyên nhân quan trọng của tình trạng nói trên là chưa có văn bản pháp luật có

đủ hiệu lực dé điều chỉnh hoạt động đầu tư từ nguồn vốn nhà nước

Như vậy, việc ban hành Luật Đầu tư chung đã trở thành đòi hỏi tất yếukhách quan của việc tiếp tục hoàn thiện thé chế kinh tế thị trường theo địnhhướng XHCN, bắt nguồn từ chủ trương đường lối của Dang, từ thực tiễn hoạtđộng đầu tư, đòi hỏi của hội nhập và cạnh tranh quốc tế nhằm huy động nhiềuhơn, sử dụng có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí các nguồn lực đầu tưtrong nước và nước ngoài của mọi thành phần kinh tế Trước nhu cầu đó, LuậtDau tư được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, gồm có 10chương, 89 điều quy định về bảo đảm đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu

tư, hình thức hoạt động đầu tư và các lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi đầu tư và

hỗ trợ đầu tư (Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 1/7/2006) Cho đến nay (2014)một dự thảo về sửa đôi Luật Đầu tư đang tiếp tục được xem xét thông qua

1.2 VỊ TRÍ, VAI TRO CUA LUAT ĐẦU TƯ DOI VỚI VIỆC THU HUT

VÀ KHUYEN KHÍCH ĐẦU TU Ở LAO VA VIỆT NAM

Việc khuyến khích đầu tư được ghi nhận trong các văn bản pháp luật củaquốc gia Hệ thống các văn bản pháp luật này bao gồm Luật Đầu tư của Việt

Nam, Luật Khuyến khích đầu tư của Lào Ngoài ra còn có các văn bản dưới luật,

như các nghị định, thông tư về khuyến khích đầu tư Trong các văn bản đó cócác điều khoản ghi nhận đầy đủ các biện pháp, thủ tục để các nhà đầu tư đượchưởng ưu đãi đầu tư Việc ghi nhận này thể hiện sự quan tâm rõ ràng, cụ thể, cótính hệ thống của các quốc gia đối với việc khuyến khích đầu tư Vai trò to lớncủa Luật Đầu tư được thê hiện ở những điểm sau :

Thứ nhất, Luật Khuyến khích đầu tư là một cách thức để thúc đây hoạtđộng đầu tư được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả Hoạt động đầu tư từ khiphát sinh ý tưởng đến khi đưa vào thực tiễn đầu tư sản xuất là cả một quá trình,phải trải qua nhiều giai đoạn, thủ tục Những giai đoạn và thủ tục này ảnh hưởng

tới tiên độ góp vôn, hiệu quả công việc và tâm lý của nhà đâu tư Bởi vậy, việc

Trang 24

khuyến khích đầu tư góp phan rút ngắn thời gian chờ đợi đầu tư, góp vốn Điềuquan trọng là giúp nhà đầu tư nhận ra được sự quan tâm, ưu ái của Chính phủđối với hoạt động đầu tư, không chỉ trong giai đoạn khởi đầu dự án đầu tư màtrong suốt quá trình hoạt động của dự án Nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi

về sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, được tạo

thuận lợi trong việc kinh doanh cũng như chia sẻ những rủi ro khi gặp khó khăn.

Chính điều này sẽ thúc day hoạt động đầu tư về số lượng cũng như quy mô dự

án đầu tư Như vậy, băng các biện pháp khuyến khích đầu tư, quốc gia đưa rachính sách sẽ thu hút được nguồn vốn lớn vào quá trình phát triển kinh tế nướcmình Đồng thời, nhà dau tư bỏ ra nguồn vốn lớn cũng được hưởng nhiều quyềnlợi và thu được nhiều lợi nhuận hơn [21,tr.10]

Thứ hai, thông qua việc ban hành Luật Khuyến khích đầu tư, Nhà nướcchủ động cơ cấu lại nền kinh tế Bởi mục đích của việc khuyến khích đầu tư làthu hút đầu tư vào địa bàn, ngành, lĩnh vực nào đó Trong từng giai đoạn pháttriển, Nhà nước có những chủ trương phát triển khác nhau với từng ngành nghé,khu vực nhằm tận dụng lợi thế quốc gia, xây dựng bàn đạp vực dậy cả nền kinh

tế hay dé ứng dụng kỹ thuật hiện đại Các chính sách ưu đãi được áp dụng đốivới những nhà đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khănnhằm mục đích hình thành nhiều dự án đầu tư, tạo ra nhiều việc làm cho laođộng quanh khu vực, tận dụng những thế mạnh của vùng; ưu đãi đầu tư được ápdụng vào những ngành nghề ứng dụng khoa học kỹ thuật cao nham đưa nềnkhoa học quốc gia tiễn kịp với tốc độ phát triển của quốc tế Như vậy, thông quacông cụ pháp luật khuyến khích đầu tư, Chính phủ có thé định hướng các nhàdau tư đầu tư vào những lĩnh vực, khu vực can được phát trién

Thứ ba, thông qua việc ban hành Luật Khuyến khích đầu tư, người ta cóthể đánh giá sự thông thoáng của pháp luật đầu tư nói riêng và pháp luật quốcgia nói chung Như đã phân tích, khuyến khích đầu tư bao gồm hai biện phápkhuyến khích đầu tư và bảo đảm đầu tư Hai biện pháp này được đưa ra đềunhăm thúc đây hoạt động đầu tư Mỗi biện pháp đảm nhiệm một vai trò nhất

Trang 25

định trong hoạt động khuyến khích đầu tư Trong điều kiện kinh tế hiện nay,khuyến khích đầu tư được xem là một biện pháp quan trong, mau chốt dé thúcđây việc đầu tư Hoạt động đầu tư trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ.Cùng với sự phát triển đó có sự hoàn thiện pháp luật về đầu tư Có thể nói hầuhết các biện pháp trong nhóm biện pháp bảo đảm đầu tư ở các nước trên thế giớiđều được quy định tương tự nhau Vì vậy, khi tiến hành hoạt động đầu tư, cácnhà đầu tư thường quan tâm tới nhóm biện pháp khuyến khích đầu tư hơn lànhóm bảo đảm đầu tư Thông qua nội dung khuyên khích đầu tư, chúng ta có thểđánh giá mức độ thông thoáng, cơ chế chính sách của một quốc gia Việckhuyến khích đầu tư càng mở rộng với nhiều biện pháp ưu đãi càng chứng tỏ sự

ưu ái của quốc gia đó với các nhà đầu tư và sự quan tâm tới hoạt động phát triểnkinh tế Ngược lại, chính sách khuyến khích đầu tư của quốc gia bị hạn chế, thắtchặt phần nao chứng tỏ sự khép kin của pháp luật nước đó Từ góc độ pháp luậtkhuyến khích đầu tư, các nhà đầu tư sẽ cảm nhận, hình dung và đánh giá cả hệthống pháp luật nước sở tại

1.3.NHUNG TIEU CHI CUA VIỆC SO SANH LUAT KKĐT CUACONG HOA DCND LAO VA LUAT DAU TU CUA CONG HOA XHCN

VIET NAM

“Những nguyên ly của phương pháp so sánh trong luật so sảnh hoàn toàn

không vượt ra ngoài nguyên ly chung cua phương pháp so sánh được sử dụngtrong các lĩnh vực khoa học nói chung Mặc dù các sự vật và hiện tượng déu cóthể so sánh được với nhau nhưng việc so sánh chỉ thực sự có ÿ nghĩa khi các đốitượng so sánh (yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh) có những điểm chungnhất định” [22.tr.26] Trong phạm vi của một Luận văn Thạc sĩ, tác giả tiễn

hành so sánh Luật Khuyến khích đầu tư của Cộng hòa DCND Lào và Luật Đầu

tư của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên những tiêu chí sau:

- So sánh về chính sách về đầu tư;

- So sánh về Bảo đảm đầu tư;

- So sánh về Quyên và nghĩa vụ của nhà đâu tu;

Trang 26

- So sánh về Hình thức đầu tư;

- So sánh về Lĩnh vực, địa bàn đầu tư; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư;

- So sánh về Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước;

- So sánh về Đầu tư ra nước ngoài;

- So sánh về Quản lý nhà nước về đầu tư

1.4 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC SO SÁNH LUẬT KKĐT CỦA CHDCNDLÀO VÀ LUẬT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM

Việc so sánh Luật Khuyến khích Dau tư của Lào và Luật Đầu tư của Việt

Nam nhằm mục đích sau:

1.4.1 Thay được sự tương đồng trong chính sách, pháp luật về thu hút vàkhuyến khích đầu tư của nước CHDCND Lào và của nước Cộng hòa XHCNViệt Nam

Việt Nam và Lào là hai quốc gia có tình cảm anh em truyền thống,hữunghị đặc biệt, có quan hệ rất khăng khít trên nhiều lĩnh vực Trong bối cảnh lịch

sử tương tự nhau, việc hoạch định chính sách, thể chế hóa đường lỗi của Đảngvào hoạt động đầu tư phát triển kinh tế — xã hội ở hai nước sẽ là điều kiện thuậnlợi dé tìm hiểu, học hỏi và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho hoạtđộng xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Việt Nam và pháp luật của Lào vềkhuyến khích đầu tư

1.4.2 Thấy được sự tương thích của Luật Đầu tư của Lào và của ViệtNam với Luật Dau tư của các nước khác, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đôimới, mở cửa và hội nhập của mỗi nước

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đầu tư là một trong những giải pháp quantrọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư cũng như huy động nguồn lực về vốn,công nghệ, khoa học kỹ thuật cho phát triển kinh tế Để giải bài toán này thìtrước hết pháp luật đầu tư về thu hút và khuyến khích đầu tư phải bao hàmnhững quy phạm pháp luật, những chính sách, nguyên tắc đầu tư, bảo đảm đầu

tư tương thích với pháp luật quốc tế Trong những năm qua, Việt Nam và Làoluôn chủ động xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật quốc gia dé từng bước

Trang 27

phù hợp với thông lệ quốc tế, tập quán quốc tế bằng việc ký kết các hiệp địnhsong phương, đa phương Các cam kết quốc tế của Việt Nam và Lào có hìnhthức, phạm vi và mức độ khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu chung lànhằm tự do hóa hoạt động đầu tư bằng việc mở cửa các lĩnh vực kinh tế và thựchiện chế độ không phân biệt đối xử đối với nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trìnhnhất định, đồng thời thiết lập một cơ chế khuyến khích, bảo hộ đầu tư và giảiquyết tranh chấp phù hợp với thông lệ quốc tế.

1.4.3 Thấy được những ưu điểm và thành công, nhược điểm và bất cậptrong các quy định của hai nước về thu hút và khuyến khích đầu tư, nhằm hoànthiện pháp luật về Đầu tư của Cộng hòa DCND Lào

Hoạt động nghiên cứu pháp luật thu hút và khuyến khích đầu tư có vai trò

hỗ trợ cho việc cải cách pháp luật quốc gia Những tri thức có được từ kết quảcủa việc nghiên cứu so sánh sẽ hỗ trợ rất lớn cho các nhà làm luật trong việc xâydựng hoặc cải tổ hệ thống pháp luật của quốc gia Dựa vào các nghiên cứu sosánh, tác giả nhận thấy “thay vì phải dự đoán và có nguy cơ phải chịu những giảipháp kém thích hợp, chúng ta có thé khai thác, tham khảo các kinh nghiệm quýbáu, phong phú từ hệ thống pháp luật nước khác” Việt Nam là nước có nền kinh

tế đang phát triển, trình độ lập pháp đi trước Lào, do đó việc nghiên cứu phápluật của Việt Nam về thu hút và khuyến khích đầu tư sẽ giúp cho Lào những bàihọc kinh nghiệm về sự thành công dé học tập và những hạn chế, sai lầm cầnkhắc phục

Trang 28

Chính sách đầu tư được hiểu là những quan điểm, định hướng, tư tưởngchỉ đạo trong khuyến khích đầu tư Chính sách đầu tư còn được coi là cơ sở choviệc xây dựng các biện pháp, chế độ ưu đãi cho hoạt động đầu tư.

Chính sách đầu tư được quy định tại Điều 4, Luật KKĐT của Lào, theo đó

“Nhà nước khuyến khích đâu tr mọi thành phan kinh té trong và ngoàinước thông qua việc lập chính sách nhằm tạo môi truong, điều kiện thuận lợi,đáp ứng thông tin can thiết, xây dựng chính sách hải quan, thuế, quyên sử dungdat, dịch vụ dau tư một cửa, chỉnh sách về lao động và chính sách khác bao gồmviệc công nhận, bảo hộ quyên sở hữu, quyên và lợi ích hợp pháp của nha đầu tư

Nhà nước khuyến khích đầu tư vào mọi ngành nghề, lĩnh vực và khu vựctrừ hoạt động liên quan tới an ninh và ồn định quốc gia, tác động mạnh mẽ tớimôi trường hiện nay và lâu dài, tới sức khỏe người dân hoặc văn hóa tốt đẹpcủa đất nước ”

Chính sách đầu tư cũng được quy định tại Điều 4 Luật Đầu tư của ViệtNam, theo đó Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cũng giống như Lào đảm bảo

“Nhà dau tư được dau tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật khôngcam; được tự chủ và quyết định hoạt động dau tư theo quy định của pháp luậtViệt Nam” (khoản 1 Diéu 4) Về van đề này, Luật Khuyến khích đầu tư của Làoquy định dễ hiểu hơn, nhà đầu tư chỉ cần quan tâm tới chính sách đầu tư của mộtquốc gia Ở Lào, nhà đầu tư được đầu tư vào mọi “ngành nghề, lĩnh vực và khu

vực trừ hoạt động liên quan tới an ninh và ôn định quôc gia, tác động mạnh mẽ

Trang 29

tới môi trường hiện nay và lâu dài, tới sức khỏe người dân hoặc văn hóa tốt đẹpcủa đất nước” nghĩa là ngoài ngành nghé, lĩnh vực và khu vực liên quan tới anninh và 6n định quốc gia, tác động mạnh mẽ tới môi trường, tới sức khỏe ngườidân hoặc văn hóa tốt đẹp của đất nước thì nhà đầu tư được đầu tư vào tất cảngành nghé, lĩnh vực và khu vực còn lại, phạm vi rộng hơn phạm vi được quyđịnh trong Luật Đầu tư của Việt Nam Luật Đầu tư của Việt Nam quy định cáclĩnh vực, ngành, nghề mà pháp luật không câm phải diễn giải ở hai điều luậtkhác là Điều 29 về Lĩnh vực đầu tư có điều kiện, Điều 30 Lĩnh vực cấm đầu tu

và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật Đầu tư ngày 22/9/2006 Tuy nhiên, tác giả cho răng việc quyđịnh như vậy là hợp lý vì nó góp phần tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ tronghoạt động quản lý hoạt động đầu tư tốt hơn (ở Lào không có quy định về lĩnhvực dau tư có điều kiện như ở Việt Nam, trong tương lai sắp tới, khi mà dòngvốn FDI và ODA tuôn chảy vào Lào thì cần thiết phải có quy định này)

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư luôn được đối xử bình đăng trong ưu đãi,không phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; Nhà nướcluôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tu dé phat triénkinh tế : “Nhà nước đổi xử bình dang trước pháp luật doi với các nha dau twthuộc mọi thành phan kinh tế, giữa dau tư trong nước và dau tư nước ngoài;khuyến khích và tạo diéu kiện thuận lợi cho hoạt động dau tu’’(khoan 2, Diéu 4)

Rõ ràng quy định về nha đầu tư theo Luật Dau tu Việt Nam thé hiện quan điểmkhông phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc các hình thức sở hữu, cácthành phần kinh tế khác nhau, không phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư Đây là

cơ sở quan trong đảm bảo quyên tự do và sự bình dang giữa các nha đầu tư, đápứng yêu cầu bảo đảm về khuyến khích đầu tư trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế

Tiếp đó, các chính sách đầu tư cũng được quy định tại khoản 3, khoản 4,khoản 5, Điều 4:

Trang 30

Khoản 3 : “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyên sở hữu tài sản, von dau

tu, thu nhập và các quyên, lợi ích hợp pháp khác của nhà đấu tư; thừa nhận sựton tại và phát triển lâu dài của các hoạt động dau tư

Khoản 4 : Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đếnhoạt động dau tu mà Cong hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam là thành viên

Khoản 5 : Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với dau tưvào các lĩnh vực, dia bàn ưu đãi đấu tư ”

Trên cơ sở đó, tùy thuộc vào mỗi thời kỳ phát triển kinh tế mà Chính phủ

đề xuất những chính sách ưu đãi phù hợp Chính sách đầu tư còn được quyđịnh rải rác ở những điều khoản khác nhau Cu thé, tại Điều 32, Luật Dau tu củaViệt Nam còn ghi nhận : “/.Nha dau tr có dự án đâu tư thuộc lĩnh vực và diabàn wu đãi dau tư quy định tại Diéu 27 và 28 của Luật này được hưởng các uuđãi của Luật này và luật có liên quan.2 Việc áp dụng ưu đãi dau tư quy định tạikhoản 1 Diéu này cũng được áp dung đối với dự án dau tư mới và dự án dau tư

mở rộng quy mô, nâng cao năng suất năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ,nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường” Có thê đánh giárằng đây là một quy định kha chặt chẽ, tiễn bộ của pháp luật của Việt Nam.Pháp luật của Lào chưa có quy định tương tự Điều này có nghĩa là dự án đầu tưđược hưởng tất cả những ưu đãi mà Luật Đầu tư và các luật khác quy định, cónhững ưu đãi mà Luật Đầu tư chỉ nêu ra mang tính nguyên tắc, cơ sở , địnhhướng, còn các luật khác như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thunhập cá nhân, Luật Nhà 6 quy định chi tiết Hon thé nữa, các chính sách ưuđãi không chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư mới, mà còn áp dụng cả với các dự

án mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, giảm ô nhiễm môi trường Để đảmbảo quyền lợi tối đa cho mọi nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu

tư, pháp luật của Việt Nam còn có những quy định kha chặt chẽ tại Điều 11 LuậtDau tư và Điều 20 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006.Theo đó, trường hợp có chính sách mới ban hành có quyền lợi ưu đãi cao hơnquyền lợi nhà đầu tư được hưởng trước đó, thì kể từ khi chính sách mới có hiệu

Trang 31

lực, nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi mới này Trường hợp chính sách mới banhành gây bắt lợi cho nhà đầu tư thì khi chính sách đó có hiêu lực, nhà đầu tư vẫnđược đảm bảo quyên lợi bằng việc tiếp tục được hưởng ưu đãi hoặc xem xét bôithường, được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế Việc pháp luật của ViệtNam đưa ra những quy định này đã thể hiện sự nhất quán trong chính sáchkhuyến khích dau tư, góp phan củng có lòng tin và khuyến khích hoạt động đầu

tư của nhà đầu tư vào Việt Nam

2.2 SO SÁNH LUẬT KHUYEN KHICH ĐẦU TƯ CUA CỘNG HÒADCND LÀO VÀ LUẬT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAMTRONG BAO DAM DAU TƯ

Luật Dau tư (2005) của Việt Nam đã quy định rõ các nguyên tắc và nộidung bảo đảm của Nhà nước đối với vốn, tài sản của nhà đầu tư, cũng như hoạt

động đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Luật khang định sự tuân thủ nguyên

tắc của Hiến pháp là vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bịquốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính Trường hợp thậtcần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua,trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồithường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng.Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư

và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư Đối với nha đầu tư nước ngoài,việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản được thực hiện bằng đồng tiền tự dochuyên đổi và quyền được chuyên thu nhập ra nước ngoài (Điều 6)

Đáp ứng yêu cầu của quá trình đàm phán gia nhập WTO và phù hợp vớicác quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Luật quy địnhcam kết của Nhà nước Việt Nam về việc mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với

lộ trình đã cam kết Đồng thời, Nhà nước Việt Nam không bắt buộc nhà đầu tưphải thực hiện các yêu cầu ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sảnxuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước; xuất khâu hàng hóa hoặc xuấtkhâu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và

Trang 32

dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước, nhập khâu hàng hóa với

số lượng giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải

tự cân đối ngoại tệ từ nguồn von xuất khâu dé đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; đạtđược tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất; đạt được một mức độnhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trongnước; cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thé ở trong nước hoặc ởnước ngoài; đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể (Điều 8) Đây là điểm rấtquan trọng mà các nước đối tác đàm phán WTO rất quan tâm Quy định thể hiện

sự nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc tạo sân chơi bình đăng giữa cácthành phan kinh tế, xóa bỏ dần những bảo hộ theo yêu cầu của hội nhập kinh tếquốc tế

Trước đây, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng,

và các tô chức, cá nhân nước ngoài nói chung thường bị áp dụng giá, phí khi sửdụng hàng hóa, dịch vụ trong nước cao hơn so với cá nhân, tô chức là nguoiViệt Nam Điều này đã tao su bat bình đăng, phan biệt đối xử giữa tô chức, cánhân nước ngoài và tô chức, cá nhân Việt Nam, gây ra sự cản trở đối với hoạtđộng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Dé giải quyết van dé này, Luật Dau tư(2005) đã quy định: Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư

được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước

kiểm soát (Điều 10)

Một nội dung quan trọng được Luật Đầu tư (2005) quy định là vấn đề bảođảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách (Điều 11) Theo đó,trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãicao hon so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó, thi nhàdau tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp

luật, chính sách mới đó có hiệu lực Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban

hành làm ảnh hưởng bat lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởngtrước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực, thì nhà đầu tư đượcbảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được

Trang 33

giải quyết băng một số biện pháp, như tiếp tục hưởng các quyên lợi, ưu đãi;được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; được điều chỉnh mục tiêu hoạt độngcủa dự án; được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết Căn cứvào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòaXHCN Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể về việc bảo đảm lợiich của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính sách ảnh hưởng bat lợi đếnlợi ích của nhà đầu tư.

Theo nguyên tắc đảm bảo việc quản lý đầu tư trong nước và nước ngoàithì tài sản của nhà đầu tư sẽ được quản lý bởi pháp luật, bao gồm nhiều lĩnh vực

như Luật Lao động, Luật Bảo hiểm, Luật Bảo hiểm trong hợp đồng, Luật Bảo

hiểm ngoài hợp đồng với mục tiêu cao nhất là tạo ra môi trường đầu tư thuậnlợi khuyến khích đầu tư trong nước va thu hút đầu tư nước ngoài Cụ thé, theoĐiều 3, Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài thì: tài sản và vốn đầu tư của nhàđầu tư nước ngoài tại Lào sẽ được bảo vệ bằng pháp luật của Lào, không bị nhànước trưng thu, trưng dụng, quốc hữu hóa Trường hợp cần thiết sử dụng vào lợiích chung, nhà đầu tư sẽ được Nhà nước Lào bồi thường nhanh chóng và hợp lý

Cũng theo Điều 5 của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, tài sản, voncủa nhà đầu tư được đảm bảo bằng các quy định cụ thể của pháp luật Nhà nướckhông tịch thu vốn và tài sản đầu tư của các doanh nghiệp Tuy nhiên, trongnhững trường hợp cần thiết phải sử dụng những tài sản, vốn đầu tư đó, thì cácnhà đầu tư sẽ được bôi thường và thanh toán theo quy định của pháp luật

CHDCND Lào.

Theo Điều 100, Luật Khuyến khích đầu tư (2009) thì : quyền lợi của cácdoanh nghiệp có được từ hai luật trước hoặc hợp đồng đã ký với Chính phủ sẽkhông bị thay đổi

Như vậy, cơ chế bảo đảm đầu tư theo Luật Đầu tư của Việt Nam và LuậtKhuyến khích đầu tư của Lào đã tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, để nhà đầu tưyên tâm khi bỏ vốn đầu tư Chính phủ Lào cũng đã và đang cỗ gắng tạo điều

kiện thuận lợi cho các chủ đâu tư.

Trang 34

2.3 SO SÁNH LUẬT KHUYÉN KHÍCH ĐẦU TƯ CỦA CỘNG HÒADCND LAO VA LUAT ĐẦU TƯ CUA CONG HÒA XHCN VIỆT NAM VEQUYEN VA NGHIA VU CUA NHA DAU TU

Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư là nội dung co bản của quan hệ phápluật đầu tư Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư được ghi nhận bởi pháp luật.Trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư , trên cơ sở pháp luật, nhà đầu tư còn

có thé ấn định các quyền và nghĩa vụ cho mình gắn với những quan hệ đầu tư cụthể

Luật Đầu tư chỉ quy định ở mức độ nguyên tắc (luật khung) những quyền

và nghĩa vụ cơ bản của nhà đầu tư Ngoài ra, gắn với từng dự án đầu tư, cácquyền và nghĩa vụ cụ thể của nhà đầu tư được quy định trong các văn bản phápluật thuộc các lĩnh vực khác như : pháp luật về tô chức doanh nghiệp, lao động,pháp luật về đất đai, tài nguyên, pháp luật về thuế, pháp luật về quản lý ngoạihối, pháp luật về bảo vệ môi trường

Theo Luật Khuyến khích đầu tư của Lào (2009) thì nhà đầu tư có :

- Quyên làm chủ trong việc dau tu;

- Quyên quan lý điều hành dự án đâu tư của minh;

- Quyên thuê lao động;

- Quyên cư trú đối với nhà đầu tu nước ngoài;

- Quyên của nhà đầu tư nước ngoài trong việc chuyển vốn, tài sản và thu nhập

ra nước ngoài (Điều 64)

Quyên làm chủ trong việc dau tu được hiểu là nhà đầu tư có quyền đầu tưvào tất cả các ngành, lĩnh vực và khu vực mà pháp luật khuyến khích và khôngcấm Trong đó, nha đầu tư có quyền tự do lựa chọn hình thức và cách thức kinhdoanh, lập chi nhánh, mở văn phòng đại diện Trong trường hợp đầu tư khônghiệu quả hoặc do có sự thay đổi về chính sách hoặc quy định của pháp luật Laogây bat lợi cho nha đầu tư thì nhà dau tư có quyền xin chuyên đổi mục đích hoặc

dự án đầu tư Tùy từng trường hợp, nhà đầu tư có thé xin tô nhượng dự án từChính phủ hoặc chính quyền địa phương hoặc từ đặc khu kinh tế của Chính phủ

Trang 35

Đề thuận tiện cho hoạt động kinh doanh đầu tư tại Lào, pháp luật còn quy địnhnhà đầu tư được mở tài khoản bằng tiền kíp ngoại tệ tại ngân hàng bất kỳ củaLào (Điều 65).

Quyên quản lý diéu hành dự án đấu tư được hiểu là nhà đầu tư tự lập kếhoạch đầu tư; tìm kiếm và sử dụng vật liệu, phương tiện, máy móc, vật tư, vậtliệu và công nghệ trong việc đầu tư; Nhà nước đảm bảo cho nhà đầu tư đượcquyền tiếp cận thị trường trong nước và thị trường nước ngoài; tiến hành thảoluận về việc đầu tư của mình; trao hoặc chuyển giao, rut von hoặc thêm vốnkinh doanh va ủy quyền cho nhà dau tư khác tiễn hành kinh doanh tam thời; đềnghị lên cơ quan có thâm quyền nhằm xem xét việc tạm dừng, hủy bỏ hoặcchuyền doanh nghiệp của mình sang hình thức kinh doanh khác (Điều 66)

Quyên tuyển dung lao động được hiểu là dé tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động kinh doanh của nhà đầu tư diễn ra một cách suôn sẻ Pháp luật chophép nha đầu tư tự do ky hợp đồng tuyển dụng chuyên gia, các nhà chuyên mônvào làm việc; bồ trí, điều động người lao động vào các vi trí khác nhau theo nhucầu của doanh nghiệp Việc ký hợp đồng phải đảm bảo thực hiện các chế độ,chính sách đối với người lao động (Điều 67)

Quyên cư trú đối với nhà dau tư nước ngoài:

So với pháp luật Việt Nam thì đây là một điểm khác biệt Trong khi ViệtNam mặc nhiên thừa nhận nhà đầu tư sang đầu tư và làm việc tại Việt Nam, nếuđáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu, được cư trú, sinh sống và kinh doanh trênlãnh thé Việt Nam va sẽ do một Luật chuyên ngành điều chỉnh thì pháp luật Làolại quy định riêng một điều luật trong Luật Khuyến khích đầu tư của mình Theo

đó, nhà đầu tư nước ngoài cùng với các thành viên trong gia đình có quyền cưtrú tại Lào theo thời hạn đầu tư Chuyên gia, chuyên viên nước ngoài có quyền

cư trú tại Lào theo hợp đồng lao động Nhà đầu tư nước ngoài cùng các thànhviên trong gia đình, các chuyên gia, chuyên viên nước ngoài được tạo điều kiệnthuận lợi nhập cảnh vào CHDCND Lào, kế cả việc xin visa xuất nhập cảnh

nhiêu lân, môi lân không quá 5 năm (Điêu 68).

Trang 36

Quyền của nhà đầu tư nước ngoài trong việc chuyên vốn, tài sản và thunhập nước ngoài: đây được coi như là biện pháp bảo đảm đầu tư và ưu đãi đầu

tư dành cho nhà đầu tư nước ngoài Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài sau khihoàn thành và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các lệ phí đối với Nhà nước thì

có quyền chuyên vốn, tài sản va thu nhập của minh, đặc biệt là thu nhập từ việcđầu tư, tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu cá nhân (Điều 69)

Nếu như pháp luật của Lào có xu hướng khái quát hóa các quyền của nhàdau tư vào một điều luật, thì pháp luật của Việt Nam quy định quyền và nghĩa

vụ của nhà đầu tư thành những điều luật riêng biét cụ thể ở Chương IIT Luật Đầu

tư của Việt Nam từ Điều 13 về quyên tự chủ đầu tư, kinh doanh, Điều 14 vềquyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư, Điều 15 về quyền xuất khâu, nhậpkhẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu

tư, Điều 16 về quyền mua ngoại tệ, Điều 17 về quyền chuyển nhượng, điềuchỉnh vốn hoặc dự án dau tư, Điều 18 về thé chấp quyền sử dụng dat, tài sản gắnliền với đất, Điều 19 về các quyền khác của nhà đầu tư Như vậy so với LuậtKhuyến khích đầu tư (2009) của Lào, thì Luật Đầu tư của Việt Nam quy định cụthé và chi tiết hơn, điều chỉnh những van dé phát sinh trong quá trình hoạt độngđầu tư, từ đó tạo cơ sở đề thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư, ưu đãi, hỗ trợđầu tư cũng như trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư Đối với nhà đầu tưthì nó tạo cơ sở pháp lý dé nhà đầu tư thực hiện quyền va bảo vệ quyền đầu tư

của mình.

Vé nghĩa vụ của nhà dau tư:

Nhằm thu hút tối đa các nguồn lực, vốn, công nghệ cho phát triển kinh tế,Nhà nước một mặt quy định cụ thể quyền năng đầu tư dành cho các nhà đầu tư,một mặt khác nhà đầu tư phải thực hiện những nghĩa vụ của nhà đầu tư đối vớiNhà nước Nhìn chung, pháp luật của Việt Nam và của Lào đều cho rằng, nhàđầu tư khi tiễn hành kinh doanh trên lãnh thé hai nước phải :

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê;

Trang 37

- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động;

- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ

chức chính trị — xã hội, đặc biệt là Công đoàn;

- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

Ngoài những điểm chung trên, thì Luật Khuyến khích đầu tư của Lào cònquy định mang tính khuyến nghị, theo đó nhà đầu tư phải “khuyến khích sửdựng lao động Lào, chú ý phát triển tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn vàchuyên giao công nghệ cho lao động Lào” Khi nhà đầu tư tiễn hành hoạt độngđầu tư phải có nghĩa vụ “Phối hợp với chính quyền địa phương trong hoạt độngkinh doanh của mình , đền bù mất mát do tiến hành kinh doanh, góp phần giảiquyết khó khăn cho người dân vùng dự án” Có thé nói, pháp luật về Khuyếnkhích đầu tư của Lào quy định nghĩa vụ của nhà đầu tư rõ ràng hơn và dễ hiểuhơn Ví dụ, khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư Việt Nam quy định nhà đầu tư phải

“thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật”, khoản 2,Điều 70, Luật Khuyến khích đầu tư (2009) của Lào quy định ngay nhà đầu tưphải có nghĩa vụ “nộp thuế hải quan, thuế nội địa, lệ phí và phí dịch vụ khácmột cách đầy đủ đúng hạn”, chú ý đến các vấn đề xã hội hơn (quy định riêngmột điều luật về nghĩa vụ bảo vệ môi trường Điều 71) Tuy nhiên, nhà làm luậtcủa Lào đường như bỏ quên điều quan trọng nhất trong hệ thống nghĩa vụ củanhà đầu tư, đó là “tudn thi quy định của pháp luật về thi tục dau tu; thực hiệnhoạt động dau tư theo đúng nội dung đăng ký dau tư, nội dung quy định tại Giấychứng nhận dau tr” (khoản 1, Điều 20 Luật Dau tư của Việt Nam)

2.4 SO SÁNH LUẬT KHUYEN KHICH ĐẦU TƯ CUA CONG HÒADCND LÀO VÀ LUẬT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM VỀHÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Hình thức dau tư là cách tiễn hành hoạt động đầu tư của các nha đầu tưtheo quy định của pháp luật Trong điều kiện kinh tế thị trường, hình thức đầu tưkinh doanh ngày càng phong phú, đa dạng Mỗi hình thức đầu tư có những đặc

Trang 38

điểm riêng nhất định về cách đầu tư vốn, tính chất liên kết và phân chia kết quảkinh doanh giữa các nhà đầu tư Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện cụ thể củamình, các nhà đầu tư có quyền lựa chọn các hình thức đầu tư thích hợp theo quyđịnh của pháp luật.

Luật Đầu tư (2005) của Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư của Lào(2009) đều phân chia các hình thức đầu tư thành hai nhóm là : Đầu tư trực tiếp

và đầu tư gián tiếp:

2.4.1 Các hình thức đâu tư trực tiếp:

“Dau tu trực tiếp là hình thức dau tư do nhà dau tu bỏ vốn dau tr vàtham gia quản ly hoạt động dau tư ”(khoản 2, Điều 3 Luật Dau tư của Việt Nam(2005) Theo Luật Đầu tư (2005) của Việt Nam, các hình thức đầu tư trực tiếpbao gồm:

- Đầu tư vào tô chức kinh tế (thành lập hoặc góp vốn)

Đầu tư vào các tô chức kinh tế có nội dung là việc nhà đầu tư bỏ vốnthành lập mới các cơ sở kinh doanh hoặc góp vốn vào vốn điều lệ để nắm quyềnquản tri của đơn vi kinh doanh đang hoạt động Theo quy định hiện hành, đầu tưvào tô chức kinh tế bao gồm các nhóm hình thức đầu tư chủ yếu sau:

- Thanh lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư Thuộc nhóm hìnhthức đầu tư này gồm có : doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH1 thành viên (domột cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu), hộ kinh doanh cá thé

- Thành lập, góp vốn vào tô chức kinh tế có sự hợp tác giữa nhiều nhà đầu

tư, ở nhóm hình thức đầu tư này, nhà đầu tư có thể thành lập hoặc góp vốn vàocông ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cô phan, tổ hợp

tác, hợp tác xã, và liên hiệp hợp tác xã.

Trong nhóm hình thức đầu tư vào tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanhcủa các nhà đầu tư được tiễn hành thông qua tư cách pháp lý của các tổ chứckinh tế Ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật Dau tư, việc thành lập, tổchức hoạt động của các tô chức kinh tế còn chịu sự điều chỉnh của các quy địnhtrong các văn bản pháp luật về hình thức tô chức kinh doanh

Trang 39

- Đầu tu theo hợp dong :

Khác với hình thức đầu tư vào các tổ chức kinh tế, ở nhóm hình thức đầu

tư theo hợp đồng, việc đầu tư vốn dé kinh doanh của nhà đầu tư được tiến hànhtrên cơ sở hợp đồng được giao kết giữa các nhà đầu tư hoặc giữa nhà đầu tư vớiNhà nước (các cơ quan Nhà nước có thâm quyền) Nhà đầu tư trực tiếp tiến hànhhoạt động kinh doanh với tư cách pháp lý của mình phù hợp với nội dung thỏathuận trong hợp đồng Khi nhà đầu tư lựa chọn đầu tư theo hợp đồng, ngoài việcphải tuân thủ Luật Đầu tư, việc giao kết, thực hiện hợp đồng còn phải phù hợpvới các quy định chung về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại Theo quyđịnh hiện hành, đầu tư theo hợp đồng bao gồm các hình thức sau:

- Hợp tác kinh doanh (hợp doanh) : là hình thức đầu tư được thực hiệntrên cơ sở hợp đồng giao kết giữa các nhà dau tư nhằm hợp tác kinh doanh phânchia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyền giao(BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), va hợp đồng xâydựng - chuyên giao (BT): BOT, BTO, BT là những hình thức đầu tư thông quahợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền va nhà đầu tư.Theo các hợp đồng này, nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng, kinh doanh các côngtrình kết cấu hạ tang và chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo nhữngphương thức thanh toán, đền bù khác nhau

- Đầu tư phát triển kinh doanh

Đầu tư phát triển kinh doanh là hình thức đầu tư, theo đó, nhà đầu tư bỏvốn để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở kinh doanh.Đầu tư phát triển kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả

sử dụng von đầu tư hiện có đồng thời bố sung von đầu tư mới, tạo nền tảng cho

sự tăng trưởng và phát triển bền vững của cơ sở kinh doanh Đầu tư phát triểnkinh doanh bao gồm các hình thức cụ thê là : mở rộng quy mô, nâng cao công

suất, năng lực kinh doanh (thành lập chi nhánh), văn phòng đại diện, các đơn vi

Trang 40

trực thuộc ; đôi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễmmôi trường.

- Đầu tư thực hiện việc sắp nhập và mua lại doanh nghiệp, chỉ nhánhdoanh nghiệp:

Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức đầu tư được thực hiện thông qua việcchuyền toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bịsáp nhập sang doanh nghiệp nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của

doanh nghiệp bị sáp nhập Mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp là

hình thức đầu tư, theo đó nhà đầu tư nhận chuyên giao quyền sở hữu doanh

nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp có thanh toán.

2.4.2 Các hình thức dau tư gián tiếp:

Sự khác nhau cơ bản giữa các hình thức đầu tư trực tiếp và các hình thứcđầu tư gián tiếp là mức độ, phạm vi quản lý và kiểm soát của chủ đầu tư đối vớihoạt động kinh doanh Trong các hình thức đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư khôngtrực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và sử dụng các nguồnlực đầu tư Nhà đầu tư gián tiếp về cơ bản chỉ được hưởng các lợi ích kinh tế từhoạt động đầu tư Đầu tư gián tiếp bao gồm những hình thức phổ biến như đầu

tư thông qua mua chứng khoán (cổ phan, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ cógiá khác); đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; đầu tư thông qua ngânhàng, doanh nghiệp bảo hiểm

So sánh với những quy định trên trong Luật Đầu tư của Việt Nam, hìnhthức đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư của nước CHDCND Lào có một

số khác biệt Sự khác biệt đầu tiên phải ké đến đó là sự phân chia hình thức đầu

tư theo loại hình đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại hai đạo luật riêngbiệt.

Theo Điều 4, Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào, nhà đầu tưnước ngoài được phép đầu tư vào CHDCND Lào theo 2 hình thức sau: liêndoanh với một hoặc nhiều nhà đầu tư Lào; doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước

ngoài.

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Boun SeNo (2008), Xé rào dau tư, thực trạng và nguyên nhân, Tap chi Target số 11/2008 Khác
2. Boun Thavy Inmedy (2003), Cam kết hội nhập kinh tế quốc tế ở Lào, Nxb.Quốc gia, Viêng Chăn Khác
3. Boun Thavy Lee (2005), Yếu t6 quan trọng đảm bảo tăng trưởng và phát triển bên vững, Nxb.Quốc gia, Viêng Chăn Khác
4. Cha Khăm Bupha Livan (2005), Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời kỳ hội nhập. luận văn thạc sĩ luật học Khác
5. Khay Van na VongXi (2006), Mở rộng quan hệ kinh tế giữa CHDCND Lào với các nước láng giêng trong giai đoạn hiện nay.Luận án tiến sĩ kinh tế học Khác
6. Phu Kham Lenin (2004), Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời kỳ hội nhập, Nxb.Quéc gia Khác
7. Soun Puoang Miya (2004), Cải cách thủ tục hành chính trong giaiđoạn mới, Nxb.Quốc gia, Viêng chăn Khác
8. Tổng cục thống kê, báo cáo phát triển kinh tế Khác
9. Toong Kao Maya (2005), Mot số kiến nghị cải thiện môi trường đâutu, Nxb.Tu pháp Khác
10. Truong Dai hoc quốc gia Lào (2004), Giáo trình Luật Dau tu, Nxb.TuPhap Khác
11.Từ điển Tiếng Lào. Nxb.Chính tri.2006 Khác
12.Uang Bonsoon (2006), M6t số vấn dé công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Lào trong giai đoạn hiện nay. luận văn thạc sĩ kinh té Khác
13. Văn kiện Dai hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV, IX, X Khác
14.Xoom Khay Xikha Chay (2002), Hoàn thiện pháp luật kinh té trong quá trình đổi mới kinh tế hiện nay, Nxb.Tư pháp Khác
15.Yoo Lang Sa (2007), Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật khuyến khích dau tư ở Lào Khác
16.Nguyén Thị Lan Anh (2012), Các biện pháp khuyến khích dau tư theo Luật đầu tư 2005 và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam —Đại học Luật Hà Nội Khác
18.Phone Sobong (2011), Hoàn thiện pháp luật khuyến khích dau tw nhằm hình thành và phát triển khu công nghiệp 6 CHDCND Lào Khác
19.Phutsady Phannhaxit (2008), Pháp luật về khuyến khích dau tư ởCHCDND Lào, thực trạng và phương hướng hoàn thiện Khác
20.SomPhone Sibounhueng (2008) Các biện pháp khuyến khích dau tu theo Luật khuyến khích đâu tư trong nước của Lào Khác
21.Trường Dai học Luật Ha Nội (2006), Giáo trinh luật Đầu tư,Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w