1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2025

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2025
Tác giả Lương Hải Sơn
Người hướng dẫn PGS.TS. Từ Quang Phương
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Đầu tư
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 25,14 MB

Nội dung

Khôngchỉ có những tác động trực tiếp, FDI còn góp phần thúc đây các yếu tố khác của nền kinh tế, nhưkích thích thu hút nguồn đầu tư trong nước, nâng cao sức cạnh tranh, đổi mới và chuyên

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo thuộc khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo của trường đã giảng dạy

-và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập -và nghiên cứu

Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS

Từ Quang Phương, người đã trực tiếp định hướng, hướng dẫn va góp ý dé tôi hoàn thành chuyên

đề này

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện, song, chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót,rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các Thầy Cô và các bạn đề luận văn này được hoànthiện hơn.

Tôi xin tran trọng cảm on!

Hải Phong, tháng 4, năm 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Sau quá trình thực tập và nghiên cứu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng, tôi

đã hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp với đề tài là: "Công tác thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2025"'

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn củaPGS.TS Từ Quang Phương Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề này là trung thực, do chínhtôi thu thập và tổng hợp, tuyệt đối không sao chép từ bat kỳ tài liệu nào

Hải Phòng, tháng 4 năm 2022

Tác giả luận văn

Lương Hải Sơn

Trang 3

98955100 AM 1

CHUONG 1:CO SO LY LUAN VE THU HUT DAU TU TRUC TIEP NUGC NGOAI VAO

MOT DIA PHUONG cccsscccsscsesscsecsssscscsececsvsussesucsssucessucecsecussvsusarsucassucassusassvsucavsucasseeassneasaneasaveneess 3

1.1: Cơ sở lý luận chung về dau tư trực tiếp nước ngoài - +: 5¿©cs+2x++Extzxerkrrkerrkrrrerree 3

1.1.1: Khái niệm dau tư frực tiếp 7198/1017 8000n0nẼ058585 Ả 3

1.1.2: Đặc điểm cua đầu tư trực tiếp NUOC NZOGL 000100n858Ẻ a 41.1.3: Phân loại dau tư trực tiẾp nƯỚC NGO eccescesscsscesseseessessessessesseesesssssessessessessessessessessesseeses 51.2: Lý luận chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương 7

1.2.1: Cơ sở chính sách thu hút vốn dau tư trực tiếp nước ngoài vào một dia phương 71.2.2: Nội dung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương - 91.2.3: Các nhân tô ảnh hưởng đến thu hút dau tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương 131.2.4: Đánh giá hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương 161.3: Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương và bài học kinh

nghiệm cho thành phô Hải Phòng - - 6 5 E218 9% 13118911911 911 30 v1 HH ng ni Hư 20

1.3.1: Thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh -ccccccccxerrrrttrrrrrrtrrrrtrtrrrrrrtrirrrrrrrree 201.3.2: Thu hút dau tư vào tỉnh Bình Duong veccecscsscessesssesssessesssessesssecsessesssessesssessesssessessseesessses 211.3.3: Bài học kinh nghiệm cho thành pho Hải PRON w.csscecsscsscesessesesveseesesveseesesseesesseseesesseeees 22CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐÀU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN

DIA BAN THÀNH PHO HAI PHONG GIAI DOAN 2015-2021 c 5-55 S+x+s+exsexsrses 25

2.1 Khái quát môi trường dau tư của thành phố Hải Phòng 2-2 2 s2 se: 25

2.1.1: Diéu kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội -cc-c-cccccccsccceerrerrxeerrrrrrererrre 252.1.2: Đánh giá lợi thé và hạn chế của thành phố Hải Phòng trong thu hút EDI 312.2: Thực trang thu hut đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phong giai đoạn 2015-

02 32

2.2.1: Hệ thống chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng 322.2.2: Nội dung công tác thu hút dau tư trực tiếp nước ngoài vào thành pho Hải Phòng 342.3: Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng giai đoạn

“0n 0 : :.: -.-.dÂ.)Â.:  ”^”L)L))^€HẦH L)HẦH)H.ÔỎ 47

2.3.1: Đánh giá kết quả thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2021 47

Trang 4

2.3.2: Đánh giá tác động của FDI lên thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2021 51

2.3.3: Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác thu hút FDI vào thành phố Hải Phong giai doan 9200502720117 ., 61

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TANG CƯỜNG THU HUT DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHO HAI PHONG G22 2112112 1191121119112 TH TH gu ng 65 3.1 Định hướng công tác thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025 65

3.2: Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng 3131, 66

3.2.1: Đẩy mạnh xúc tiến đâu tur «5-52 S£+E‡EE‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1EE11111111111 1111 66 3.2.2: Tiếp tục cải cách hành chính dé đẩy mạnh thu hút FDI, -55:©5<5sc2c<+cxcccsee: 68 3.2.3: Phát triển kết cấu hạ tang tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thực hiện tốt công /137/738/11.12,000ẼnẼnẼ0578A8e 68

3.2.4: Lập danh mục uu tiên lĩnh vực thu hút đầu tư và day mạnh vốn dau tu vào các lĩnh vực [71/a/2/8/7/1/4.8://78 /0800nn0n8n808n8 Ầ.ẦẦẮẦÀaa 71

3.2.5: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao AON -. - 72

3.2.6: Tăng cường kiểm tra các vấn dé thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp FDI 74

3.2.7: Giải pháp thu hút dau tư nước ngoài trong thời kì COVID và hậu COVID 75

3.2.8: Một số giải pháp khúác ¿- + SSkéE SE E21 1E1121121117111111 1111111 enrree 76 3.3: Một số kiến nghị, đỀ Xuất - ¿© 2++£+EE+EE£EE£EESEEEEEEEEEEEE2112112112112111111 1111111 xe 76 3.3.1: Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành pho Hải Phòng, -2- 5c ©5<2cxcccccxescseei 76 3.3.2: Kiến nghị với trung WON csecsecsessessescsessessessessessessessscsusssssusssessessessessessessessussesesssesseeseeses 78 0n 80 TÀI LIEU THAM KHẢO - 5c SkSESE SE EEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEETE111111111111111111111111 11 1.1E 81

iv

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

STT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt

1 FDI- Foreign Direct Đâu tư trực tiếp nước ngoài

Investment `

2 DTNN Đâu tu nước ngoài

3 GRDP Tổng sản phâm trên địa bàn

4 KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư

5 NĐT Nhà dau tư

6 KT-XH Kinh tế xã hội

7 UBND Ủy ban nhân dân

8 HĐND Hội đồng nhân dân

9 KCN Khu công nghiệp

10 CCN Cụm công nghiệp

11 CNHT Công nghiệp hỗ trợ

12 MNCs Công ty đa quốc gia

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU

STT Số hiệu Nội dung Trang

1 2.1 GRDP và cơ cấu kinh tế thành phố Hải Phong 30

4 2.4 Các chính sách ưu đãi dau tư tại thành phô Hải Phòng 40

5 2.5 Xếp hạng chỉ số Cơ sở hạ tầng của thành phô Hải 46

Phòng giai đoạn 2015-2020

6 2.6 Tông hợp sô dự án và quy mô dự án FDI vào thành 47

phô Hải Phòng giai đoạn 2015-2021

7 2.7 Cơ câu dau tu FDI theo lĩnh vực vào thành phô Hải 48

Phòng giai đoạn 2015-2021

8 2.8 Cơ câu FDI vào thành phô Hải Phòng phân theo đôi 49

tác

9 2.9 FDI vào thành phố Hải Phòng theo hình thức dau tư 50

10 2.10 Tỷ trọng vốn FDI/VĐT của thành phô Hải Phòng giai 51

13 2.13 Dong gop thu ngân sách cua khu vực FDI tại thành 54

pho Hai Phong giai doan 2015-2021

14 2.14 Tri gia xuat khau FDI cua thanh pho Hai Phong giai 56

doan 2015-2021

15 2.15 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Hai 57

Phòng giai đoạn 2015-2021

vi

Trang 7

DANH MỤC BẢN ĐÒ

STT Số hiệu Tên bản đồ Trang

1 2.1 Vị trí địa ly của thành phô Hải Phong 25

2 2.2 Các khu công nghiệp lớn tại thành phố Hải Phòng 45

vii

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦUTrong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment - gọi tắt làFDI) đã đóng góp đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng cũng như đóng vai trò quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Về kinh tế, Đầu tư trực tiếp nướcngoài là một trong những động lực chính thúc đây tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đóng gop

dang kể vào GDP của cả nước và đồng thời là nguồn vốn bồ sung quan trong cho đầu tư phát triển của Việt Nam Về xã hội, khu vực FDI đã tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động cũng như góp

phần vào chuyên dịch co cấu lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của nước ta Khôngchỉ có những tác động trực tiếp, FDI còn góp phần thúc đây các yếu tố khác của nền kinh tế, nhưkích thích thu hút nguồn đầu tư trong nước, nâng cao sức cạnh tranh, đổi mới và chuyên giao côngnghệ từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Thành phó Hải Phòng là một trong năm thành phố lớn trực thuộc trung ương, với vị trí địa

lí thuận lợi nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đồng thời có hệ thống cảng biện hiện daibậc nhất cả nước Do đó, thành phố được định hướng phát triển các ngành mũi nhọn như vận tảibiển, logistics, tài chính- ngân hàng, khoa học- công nghệ

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng

những năm qua mặc dù đã được cải thiện về cả lượng vốn đầu tư cũng như chất lượng dự án

nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương Các dự án FDI lớn chủ yếu

dựa vào lợi thé so sánh về chi phí lao động giá rẻ, tập trung chủ yếu vào các khâu như gia công

lắp ráp có giá trị gia tăng thấp không thúc day phát triển công nghệ Trong khi đó, hoạt động củacác doanh nghiệp FDI cũng phát sinh những tác động tiêu cực lên sự phát triển KT-XH của thànhphố Hải Phòng như là: sự phát triển mat cân bằng về cơ cấu ngành, công nghệ chuyền giao còn

lạc hậu, 6 nhiễm môi trường tự nhiên

Do vậy, việc thu hút có chọn lọc các dự án chất lượng, có hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã

hội là nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra với thành phố Hải Phòng Đề đạt được mục tiêu đó, công tácthu hút FDI đóng vai trò vô cùng quan trọng, có vai trò quyết định đến việc cải thiện chất lượngđầu tư FDI của địa phương Mặc dù tới nay, công tác thu hút FDI tại thành phố Hải Phòng đã cónhiều cải tiến, tuy nhiên vẫn còn ton tai những han chế với nhiều dự án FDI chưa đạt hiệu quả như

mong đợi Chính vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài: " Công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2025" nhằm chỉ ra những kết quả đã đạtđược cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác thu hút FDI tại thành phố Hải Phòng,đồng thời đề xuất một số giải pháp đề hoàn thiện công tác này Chuyên đề gồm có 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương

Trang 9

Chương II: Thực trang thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải PhongChương III: Một số giải pháp tăng cường công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàitại thành phố Hải Phòng.

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE THU HUT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO MOT DIA

PHƯƠNG

1.1: Cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1: Khái niệm đầu tư trực tiếp Hước ngoài

Hoạt động FDI ngày nay đã trở nên rất phố biến trên thế giới Bản chất của hoạt động này

là một tuy nhiên lại có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo từng khía cạnh được xem xét

Về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là hình thứcđầu tư mà chủ sở hữu vốn (thường là các doanh nghiệp) mang nguồn lực của mình sang một quốcgia khác dé thực hiện hoạt động dau tư, trong đó chủ sở hữu vốn trực tiếp tham gia vào quá trìnhđầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện bởidoanh nghiệp trên lãnh thé của nền kinh tế khác với nền kinh tế nước chủ đầu tư nhằm dat đượcnhững lợi ích dài hạn Mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp

Theo Tổ chức Hop tác và phát triển kinh tế (OECD) thi FDI được thực hiện nhằm mục tiêuthiết lập các quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản đầu tư có khảnăng tạo ra ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên băng các hình thức: (1) Thànhlập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư;(2) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (3) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (4) Cấp tíndụng dài hạn (thường là trên 5 năm).

Còn theo Hội nghị Liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển (UNCTDA), FDI được

xác định là một hoạt động đầu tư có tính chất dài hạn nhằm thu về những lợi ích cùng với sự kiểm

soát lâu dài bởi một thực thê ( nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) của một đấtnước trong một doanh nghiệp ( chi nhánh nước ngoài) ở một quốc gia khác Mục đích của nhà đầu

tư FDI là muốn tạo nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế đó

Trong khi đó, Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) cho rằng :" Đầu tư trực tiếp nước ngoàidiễn ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản tại một nước khác (

nước tiếp nhận đầu tư) với quyền quan lý tài sản đó" Khái niệm này nhắn mạnh rang FDI là một

loại tài sản và được phân biệt với các công cụ tài chính khác dựa trên phương diện quản lý Trong

trường hợp này, nhà đầu tư thường được gọi là " công ty mẹ" và các tài sản được coi là " công tycon" hay " chi nhánh công ty".

Trang 11

Các khái niệm trên về cơ bản là thống nhất với nhau về mối quan hệ, vai trò cũng như lợiích của nhà đầu tư và thời gian trong hoạt động FDI Hiện nay, định nghĩa FDI của IMF và

UNCTAD đang được quốc tế chấp nhận rộng rãi nhất dựa theo khái niệm về cán cân thanh toán.

Tóm lại, FDI có thé hiểu là một hình thức đầu tư quốc tế mà trong đó chủ đầu tư của một

quốc gia đầu tư một phần vốn hay toàn bộ vốn cho một dự án ở quốc gia khác nhằm mục đích làgiành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó

1.1.2: Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

- FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Theo cách phân loạihình thức đầu tư của nhiều tổ chức và quy định của pháp luật nhiều quốc gia, FDI được xem làđầu tư tư nhân Tuy vậy, luật pháp một số nước ( trong đó có Việt Nam) quy định trong trườnghợp đặc biệt FDI có thé có sự tham gia góp vốn của nhà nước Dù chủ thé là nhà nước hay tư nhânthì cũng phải khăng định mục tiêu hàng đầu của FDI là tìm kiếm lợi nhuận Các quốc gia nhậnđầu tư, nhất là các quốc gia dang phát triển cần phải đặc biệt chú ý điều này khi tiến hành thu hútFDI Các nước tiếp nhận FDI cần xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh cùng với các chính sáchthu hút FDI hợp lý dé hướng nguồn FDI vào việc phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hộicủa quốc gia so tại, tránh để tình trạng FDI chỉ phục vụ mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ

nước ngoài đầu tư 100% vốn thì họ có toàn quyền quản lý và điều hành công ty Trong trường

hợp là công ty liên doanh, nhà đầu tư có quyền tham gia diéu hành theo mức độ góp vốn của

mình.

- Thu nhập của chủ đầu tư sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ

rót von đầu tư, nó mang tinh chat là thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức

- Chủ đầu tư quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về

lỗ lãi Nhà đầu tư nước ngoài có quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trườngđầu tư, quy mô đầu tư và công nghệ cho mình

- FDI thường đi kèm với việc chuyền giao công nghệ cho nước tiếp nhận dau tư khi thực

hiện hoạt động đầu tư nước ngoài, bên cạnh vốn bằng tiền cùng với các tài sản hữu hình như máy

Trang 12

móc, thiết bị, bất động san , nhà đầu tư còn mang theo quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất

tiên tiến, các sáng chế cũng như kỹ năng và công nghệ quản lý đến nước tiếp nhận đầu tư Đây là

một trong những yếu tố quan trọng mà các quốc gia tiếp nhận đầu tư hướng đến khi kêu gọi thu

hút FDI.

- FDI có tác động trực tiếp và lâu dài đến cơ cấu kinh tế và mức độ phát triển của nước tiếpnhận đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoải mang đến các nước tiếp nhận đầu tư các công nghệ mới,góp phan tạo ra những ngành nghề và lĩnh vực mới Sự phát triển của khu vực FDI trong một số

ngành nhất định trong dài hạn có thé trực tiếp làm thay đổi cơ cau kinh tế và tác động đến mức độ

phát triển của nước tiếp nhận dau tư

1.1.3: Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.3.1: Phân loại theo hình thức pháp lý

e_ Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết giữa hai hoặc nhiều bên nhằm tiến hành

đầu tư kinh doanh, trong đó nêu rõ trách nhiệm phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bêntham gia mà không thành lập pháp nhân mới.

e Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp

đồng liên doanh kí kết giữa các bên, trong trường hợp đặc biệt có thé được thành lập trên

cơ sở Hiệp định kí kết giữa các quốc gia, dé tiến hành đầu tư kinh doanh tại nước sở tại

e©_ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu

tư nước ngoài, do nha đầu tư nước ngoài thành lập tại nước nhận đầu tư, tự quản lý và chiu

trách nhiệm về kết quả kinh doanh

e BOT (Build- Operate- Transfer) có nghĩa là Xây dựng- Vận hanh- Chuyền giao: là hình

thức đầu tư đưới dạng hợp đồng do nhà nước kêu gọi các chủ đầu tư tư nhân bỏ vốn xâydựng trước, sau đó vận hành khai thác và cuối cùng chuyên giao lại cho nước Sở tai

e BTO (Build- Transfer- Operate) có nghĩa là Xây dựng- Chuyén giao- Vận hành: là hình

thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thâm quyền và nhà đầu tư dé xây dựng

công trình sau đó bàn giao lại cho nước sở tại Nhà đầu tư được cho phép kinh vận hành

công trình đó nhằm kinh doanh, thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận trong khoảng thời giannhât định.

e_ BT (Build- Transfer) có nghĩa là Xây dựng- Chuyền giao: là hình thức đầu tư được ký kết

giữa cơ quan nhà nước có thâm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạtầng, sau đó ban giao lại công trình cho nước sở tại Bu lại, nha nước cũng tọa điều kiện

Trang 13

cho nhà đầu tư đó thực hiện các dự án khác nhằm thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc thanh toáncho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng.

1.1.3.2: Phân loại theo cách thức xâm nhập

e Đâu tư mới: là việc một công ty dau tư đê xây dựng cơ sở sản xuât, cơ sở hành chính hay

cơ sở marketing mới Điêu này trái ngược với việc mua lại những cơ sở sản xuât kinh doanh đang hoạt động.

e_ Mua lại: là việc đầu tư hay trực tiếp mua một công ty hay cơ sở sản xuất kinh doanh dang

hoạt động ở nước sở tại.

e Sap nhập: là một dạng đặc biệt của hình thức mua lại, trong đó hai công ty sẽ cùng góp vốn

chung đề thành lập một công ty mới lớn hơn Sap nhập là hình thức phô biến giữa các công

ty có cùng quy mô bởi vì họ có khả năng hợp nhất các hoạt động của mình dựa trên cơ sở

cân bằng tương đồi.

1.1.3.3: Phân loại theo định hướng của nước nhận dau tư

e FDI thay thế nhập khẩu: là hoạt động FDI được tiễn hành nhằm sản xuất và cung ứng cho

thị trường nước nhận đầu tư các sản phâm mà trước đây nước này phải nhập khẩu

e FDI tăng cường xuất khâu: hoạt động đầu tu này không chỉ nhắm tới thị trường nước nhận

đầu tư mà còn là thị trường toàn cầu Các yếu tố quyết định đến dòng vốn FDI theo hìnhthức này là khả năng cung ứng các yếu tô đầu vào giá rẻ của các nước nhận dau tư

e FDI theo các định hướng khác của chính phủ: chính phủ quốc gia nhận đầu tư có thé áp

dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư dé tùy chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình

theo mục tiêu họ đặt ra.

1.L4: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc day quá trình phát triển kinh tế đối với các quốc

gia nhận đầu tư, cụ thê:

- FDI giúp giải quyết các khó khăn kinh tế, xa hội như tình trạng thất nghiệp và lạm phát.Thông qua FDI, các công ty nước ngoài có thé mua lại các công ty, doanh nghiệp nhỏ va tạo radoanh nghiệp lớn hơn, giúp cải thiện can cân thanh toán cũng như tạo thêm việc làm cho người

lao động.

Trang 14

- FDI đóng góp một lượng thu ngân sách đáng ké cho quốc gia sở tại thông qua các loạithuế, phí và lệ phí Điều này góp phan cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trườngcạnh tranh, thúc đây sự phát triển kinh tế, thương mại.

- FDI giúp đây mạnh tốc độ phát triển kinh tế, khắc phục tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư

- FDI mang công nghệ, kỹ thuật san xuất tiên tiến đến nước tiếp nhận đầu tư Quá trình đưacông nghệ vào sản xuất cũng giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của các quốcgia đang phát triển trong đó có Việt Nam

1.2: Lý luận chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương

1.2.1: Cơ sở chính sách thu hút von dau tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương

Mỗi địa phương đều có những thế mạnh và những điểm hạn chế riêng trong thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài, đi kèm với đó là những cơ hội và thách thức Các địa phương cần căn cứ vào

tình hình thực tế trên địa bàn minh và định hướng chung dé từ đó khuyến khích đầu tư vào lĩnh

vực nào, vùng nào cần thu hút FDI, đây là căn cứ dé các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn ngành,lĩnh vực dé đầu tư vào địa phương Các chính sách chung về thu hút FDI vào địa phương gồm có:

- Chính sách về hình thức dau tư, góp vốn và quy hoạch tại địa phương: nước sở tại cần có

những chính sách, quy định về vốn góp, hình thức dau tư và định hướng đầu tư nhăm giúp các nhàđầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư thích hợp Việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chuyểnđổi hình thức đầu tư một cách linh hoạt trong quá trình đầu tư là một biện pháp tăng thêm tính hapdẫn trong tìm kiếm cơ hội đầu tư Tuy nhiên, nước sở tại cũng phải có những quy định chặt chẽ đề

cả nước nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài đều có lợi

Đối với việc góp vốn giữa các bên, cần quy định rất chặt chẽ, nhất là đối với các loại vốngóp như là công nghệ, đất đai, tài sản, bởi việc quản lý dòng vốn này rất phức tạp Do đó, xây

dựng quy định góp vốn phải đảm bảo công bằng, hợp lý và đúng giá trị của các bên tham gia, đảm

bảo hài hòa lợi ích của chủ đầu tư và địa phương nhận đầu tư

Quy hoạch đầu tư của địa phương có tác động mạnh lên cơ cau đầu tư nước ngoài của địa

phương đó Do vậy, quy hoạch đầu tư tại địa phương sẽ là căn cứ cho các nhà đầu tư nước ngoài

tìm kiếm và có chiến lược đầu tư phù hợp

- Chính sách về thuế, phí và lệ phí: các chính sách thuê thuận lợi, phù hợp với thông lệ

quốc tế sẽ tạo niêm tin và sự yên tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Trong quá trình đầu tưkinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí và lệ phí với nhà nước

sở tại, điều này sẽ tăng thêm chi phí và trực tiếp làm giảm lợi nhuận của bên chủ đầu tư Do đó,các nhà đầu tư nước ngoài thường ưu tiên những nơi chịu mức thuế, phí và lệ phí thấp Các địaphương cần đưa ra những chính sách ưu đãi về thuế, phí và lệ phí nhăm thu hút FDI như: ưu đãi

Trang 15

về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài; ưu đãi về phí và lệ phí trong quátrình đầu tư kinh doanh tại địa phương, miễn thuế nhập khẩu với một số loại máy móc, trang thiết

bị nhất định:

- Chính sách về đất dai: địa phương dành ra những vị trí đắc địa, thuận lợi là cơ sở dé thuhút FDI Bên cạnh đó, các thủ tục liên quan đến việc cấp quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựngcũng phải nhanh chóng, thuận tiện để không làm ảnh hưởng đén tiến độ xây dựng và sản xuất kinhdoanh của các nhà đầu tư nước ngoài Ngoài ra, các địa phương cũng cần có những chính sách ưuđãi về đất như: trong trường hợp bồi thường giải phóng mặt bằng, các nhà dau tư có thé ứng trước

dé trả tiền sau đó địa phương sẽ có hình thức hỗ trợ khác; giá thuê đất có thé dé ở mức tối thiểutrong giai đoạn nhất định

- Chính sách về thủ tục hành chính: đơn giản hóa các thủ tục hành chính là việc làm cấpthiết dé thu hút FDI Cụ thé là: cắt giảm các thủ tục không cần thiết; kiên quyết xử lý nghiêm cáctrường hợp những nhiễu, gây khó dé cho nhà đầu tư nước ngoài; tăng cường phối hợp giữa các cơ

quan có thâm quyền, phân rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan trong việc giải quyết các

vấn đề phát sinh.

- Chính sách về lao động: muốn thu hút nguồn vốn FDI chất lượng, các địa phương cần

phải chuan bị nguồn nhân lực tương xứng nhằm đáp ứng nhu cau của nhà đầu tư Do đó, pháttriển nguồn nhân lực là việc làm cấp thiết mà các địa phương cần chủ động thực hiện, không nêncoi đó là vấn đề riêng của nhà đầu tư Sự biến động về giá thuê lao động và chất lượng lao động

có ảnh hưởng đến việc nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyên vốn đi và đến địa phương Thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên các địa phương có nhân công giá rẻ, dồi dào và chất

lượng đáp ứng được yêu cầu của họ

- Chính sách xúc tiến thu hút vốn dau tư: các địa phương cần chủ động tiến hành các hoạt

động xúc tiến với các nhà đầu tư nước ngoài Thông qua các hoạt động xúc tiến, các địa phương

sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài những lợi thế, ưu đãi của địa phương mình, đó là cơ

sở cho các nhà đầu tư lựa chọn Trên thực tế, các địa phương thực hiện tốt công tác này sẽ thu hútFDI hiệu quả hơn Đề hoạt động xúc tiến đầu tư tốt, các địa phương phải tiễn hành quảng bá hìnhảnh một cách phù hợp; t6 chức các hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; gặp gỡ thườngxuyên các nhà đầu tư và trực tiếp đối thoại với họ; thành lập các cơ quan chuyên trách hoạt độngxúc tiến đầu tư

- Chính sách hỗ trợ dau tư: đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm thu hút FDI,

tuy nhiên việc ban hành các chính sách hỗ trợ phải phù hợp với quy định chung và pháp luật của

nhà nước Một số chính sách hỗ trợ đầu tư có thé ké đến như: hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao

động; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng:

Trang 16

1.2.2: Nội dung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương

Đề thu hút FDI, các địa phương cần thực hiện chuỗi các hoạt động nhằm thu hút sự quan

tâm, chú ý của nhà dau tư nước ngoài, từ đó họ sẽ dịch chuyền dòng vốn đầu tư vào địa phương.

Nội dung các công việc bao gồm:

1.2.2.1: Xây dựng chiến lược quảng bá địa phương nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Công tác quảng bá hình ảnh địa phương đến các nhà đầu tư luôn được coi là có vai trò tốiquan trọng trong chiến lược thu hút FDI vào một địa phương Qua các hình thức quảng bá, nhàđầu tư có thể năm được cơ bản tình hình kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng, các lợi thế cạnh tranh đặc

biệt của địa phương, từ đó họ sẽ quyết định xem có nên đầu tư vào tỉnh, thành phố đó hay không.

Trên thực tế, từ những năm 1980 lý thuyết về quảng bá địa phương hay chính xác hơn là

"Marketing địa phương" ( Local Marketing) đã ra đời và là kim chỉ nam cho các địa phương nóichung trong việc định hình và vận hành chiến lược quảng bá hình ảnh địa phương Tại Việt Namcũng đã có một số địa phương chú trọng sử dụng marketing địa phương dé thu hút FDI nhằm pháttriển kinh tế- xã hội Lý thuyết về Local Marketing chọn hướng tiếp cận mỗi địa phương như làmột sản phầm cần được tiếp thị đến các khách hàng mục tiêu (các nhà đầu tư), do đó chiến lượcmarketing được xây dựng nhằm đánh giá công bằng những lợi thế và hạn chế của địa phương

cũng như dự báo xu thé phát triển và đề ra các giải pháp cải thiện Do đó, ta xác định được nhiệm

vụ cơ bản của Local Marketing chính là thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệpnhằm mục tiêu phát triển kinh tế địa phương Từ đó, có thé khang định rằng chiến lược marketing

địa phương có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu thu hút FDI.

Khi xây dựng chiến lược quảng bá cho địa phương, các cấp lãnh đạo của địa phương đócần định hướng trả lời 3 câu hỏi: (1) VỊ thế hiện tại của địa phương trên thị trường FDI; (2) VỊ thếmong muốn trong tương lai của địa phương trên thị trường FDI; (3) Giải pháp của địa phương dé

đạt được vị thế đó Còn về cụ thể, các chiến lược marketing thương hiệu địa phương được sử dụng

là: (1) Marketing hình ảnh địa phương; (2) Marketing nét đặc trưng nỗi bật của địa phương: (3)Marketing hạ tầng cơ sở của địa phương; (4) Marketing con người của địa phương

Có thé nói, việc xây dựng chiến lược quảng bá địa phương là bước khởi đầu cho chuỗi các

hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương Việc hoạch định được một chiếnlược cụ thé, sát với thực tế sẽ là cơ sở dé địa phương tự đánh gia được vi thế của mình trên thịtrường FDI, từ đó xác định được mục tiêu chiến lược trong dài hạn và đề ra những công việc cụ

thé dé hiện thực hóa các mục tiêu đó

Về công tác quảng bá hình ảnh địa phương đến các nhà đầu tư nói riêng, các hình thứcđang được sử dụng phô biến hiện nay thường là phát hành các ấn phẩm nhằm giới thiệu và quảng

bá thế mạnh của tỉnh, thành phó; thực hiện các chương trình, phóng sự thực tế tại địa phương

Trang 17

nhằm mang đến cho các nhà đầu tư cái nhìn chân thật nhất về địa phương đó nhằm giúp họ có đủ

cơ sở đề đưa ra quyết định đầu tư và quan trọng nhất là các hoạt động xúc tiến đầu tư

1.2.2.2: Xúc tiến dau tư

Thực tế cho đến nay, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thé định nghĩa củaxúc tiễn đầu tư, song theo một số chuyên gia kinh tế thì khái niệm xúc tiến đầu tư có thể đượchiểu là những hoạt động của các cơ quan có thâm quyền nhằm thu hút các tập đoàn kinh tế, các cánhân, đơn vi và các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đến địa phương minh dé thực hiện đầu

tư Kết quả của hoạt động này chính là các nguồn lực đầu tư được thu hút vào địa phương, trong

đó có FDI.

Xúc tiến đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây thu hút đầu tư nói chung và

đầu tư FDI nói riêng; hình thành các KCN, khu chế xuất đáp ứng hoạt động sản xuất trên quy mô

lớn; tạo điều kiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH của

10

Trang 18

Thứ ba, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư Các hoạt động hỗ trợ đầu tư

là cực kì quan trọng đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà ĐTNN, giúp họ yên tâm đầu tư vào địaphương.

Thứ tư, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở đữ liệu phục vụ cho các hoạt động xúc tiếnđầu tư Đây là cơ sở thông tin giúp các cơ quan có thâm quyền thực hiện xúc tiến đầu tư hiệu quả,

đồng thời cũng là cơ sở dé phân tích, đánh giá tình hình thực tế nhằm đưa ra các giải pháp trong

tương lai.

Thứ nam, xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư Danh mục này giúp các nhà dau tư lựachọn được những dự án phù hợp với năng lực và mục tiêu của họ và cũng là cơ sở để cơ quan xúctiến quản lý các dự án tại địa phương

Thự sáu, xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư Các tai liệu này

có thé coi là một cách xây dựng hình ảnh địa phương, tuyên truyền cho hoạt động xúc tiễn đầu tư,

các tài liệu cũng góp phan thúc đây hoạt động xúc tiến diễn ra hiệu quả hơn

Thứ bảy, đào tạo, tăng cường năng lực xúc tiến đầu tư Đây là hoạt động bồi dưỡng, nângcao năng lực của nhân sự thực hiện công tác xúc tiễn đầu tư

1.2.2.3: Phát triển cơ sở hạ tang

Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại có vai trò đặc biết quan trọng đối với sự phát triển kinh tếnói chung và thu hút đầu tư nói riêng Sự phát triển cơ sở hạ tầng luôn là điều kiện vật chất hàng

đầu, có sức hap dẫn lớn đối với các nhà dau tư, đặc biệt là các nhà DTNN trong việc quyết định

đầu tư vào một địa phương

Hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung cần đáp ứng được những nhu cầu cơ bản trong hoạt độngsản xuất kinh doanh như đảm bảo cung cấp điện, nước sạch, dịch vụ viễn thông, Internet, hệ thốnggiao thông tại địa phương và kết nối đến các địa phương khác được thông suốt Bên cạnh đó, déthực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc thu hút FDI vào các ngành côngnghiệp luôn được chú trọng, do đó việc xây dựng các khu công nghiệp theo tiêu chuân quốc tế làmột nhiệm vụ rất quan trọng bên cạnh việc phát triển hạ tầng cơ bản Hiện nay, nhiều nhà DTNN

đang có xu hướng quan tâm đến các KCN xanh, thân thiện với môi trường nhằm giúp họ đạt được

chứng chỉ xanh cho doanh nghiệp và tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do Ngoài ra, các

KCN xanh còn là lợi thế giúp các địa phương thu hút được các dự án FDI có hàm lượng khoa học,

công nghệ cao và hiệu quả cả về kinh tế cũng như bảo vệ môi trường

Bên cạnh cơ sở hạ tâng kinh tê, các địa phương cũng cân chú trọng phát triên cơ sở hạ tâng

về xã hội, bao gôm các chính sách phát triên văn hóa, giáo dục va dao tạo, các dịch vụ y tê, sức

khỏe, Mục đích của công tác này là nhắm nâng cao trình độ dân trí, nâng cao năng lực va chat

11

Trang 19

lượng lao động cũng như nâng cao đời sống người dân Suy cho cùng, một địa phương có trình độdân trí cao, nguồn nhân lực chất lượng tốt và mức sống người dân ổn định sẽ là một thị trường

tiêu thụ tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư, đây cũng là điểm hap dẫn trong thu hút FDI.

Đề thực hiện tốt công tác phát triển cơ sở hạ tầng, vai trò của các cấp quản lý là tối quantrọng, cụ thể ở địa phương là UBND cấp tỉnh, thành phó Vì đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cầnnguồn kinh phí rất lớn nên hiện nay ngoài nguồn ngân sách công, các cấp lãnh đạo thường huy

động sự tham gia của các bên tư nhân thông qua hình thức hợp tác công tư (PPP).

1.2.2.4: Cải thiện môi trường dau tư

Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố về tự nhiên, chính trị, pháp luật, kinh tế và văn

hóa- xã hội Trên thực tế việc cải thiện môi trường tự nhiên đòi hỏi nguồn kinh phí khổng 16 và

trình độ khoa học công nghệ rất cao, nên công tác này thường tập trung vào cải thiện các yếu tốcòn lại Hiện nay, chất lượng môi trường đầu tư thường được đo lường và đánh giá dựa trên Chỉ

số cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index- viết tắt là PCI) Day là chỉ số nhằmđánh giá mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường đầu tư kinh doanh và nỗ lực cải cách hànhchính của chính quyền các tỉnh thành phố tại Việt Nam Chỉ số PCI bao gồm 10 chỉ số thành phan,

bao quát những yếu tổ chính của điều hành kinh tế các địa phương có liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp Một địa phương được có chât lượng điều hành tốt cần đáp ứng các tiêu chí sau:

(1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; (2) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinhdoanh công khai; (3) Tiếp cận dat đai dé dàng và sử dụng đất ồn định; (4) Môi trường cạnh tranhbình đăng; (5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh

chóng; (6) Chi phí không chính thức thấp; (7) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng

cao; (8) Chính quyền địa phương năng động, sáng tạo trog giải quyết vấn đề của doanh nghiệp;

(9) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bang, hiệu qua va an ninh trật tự được duy trì; (10) Chính

sách dao tao lao động tot

Có thé thay, công tác cải thiện môi trường đầu tư phụ thuộc phan nhiều vào sự lãnh đạocủa chính quyền địa phương Do đó, UBND tỉnh, thành phố cần có chiến lược cụ thé, linh hoạt,phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương mình

1.2.2.5: Hỗ trợ đâu tư

Hỗ trợ đầu tư là các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi về tài chính, ha tầng kỹ thuật, nhằm thu hút các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư FDI nói riêng Các chính sách hỗ trợ đầu tư

đã được quy định rõ trong Luật Đầu tư, cụ thé tại Khoản 1 Điều 18 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14

nêu rõ các hình thức hỗ trợ đầu tư bao gồm: (1) Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân luc; (2) Hỗ

trợ phát triển hệ thống kết cầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; (3) Hỗ trợ tín dụng; (4) Hỗ trợ tiếpcận mặt băng sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của

12

Trang 20

cơ quan nhà nước; (5) Hỗ trợ phát triển thi trường, cung cấp thông tin; (6) Hỗ trợ khoa học, kỹthuật và chuyên giao công nghệ; (7) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển Ngoài ra, các chính quy định

hỗ trợ cụ thể cũng đã được đề cập đầy đủ trong Luật Đầu tư 2020.

UBND các tỉnh, thành phố cần tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật hiện hành.Ngoài ra, tùy vào tình hình thực tiễn tại địa phương, chính quyền co sở có thé đề xuất những biệnpháp hỗ trợ đặc biệt nhằm đây mạnh thu hút FDI, tuy nhiên vẫn phải dựa trên những nguyên tắcchung và phù hợp với định hướng chiến lược của Chính phủ, đảm bảo hài hòa lợi ích của cảdoanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như địa phương nói riêng và đất nước nói chung Các chính sáchmới cũng cần trình lên các cấp trung ương dé phê duyệt mới được đưa vào thi hành

1.2.2.6: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Lao động có trình độ chuyên môn cao được coi là yếu tố quan trọng giúp thu hút nguồn

đầu tu FDI, đặc biệt là tại các dia phương không có nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên Trong

những năm gần đây, lao động giá rẻ đã không còn là lợi thế cạnh tranh đặc biệt nữa, đặc biệt là

khi Chính phủ đã có chủ trương thu hút các dự án FDI có hàm lượng khoa học, công nghệ cao thì

việc phát triển nguồn nhân lực các trình độ, tay nghề tốt càng cần được chú trọng triển khai

Dé thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực, cần có sự phối hợp đồng bộ của các

sở, ban ngành tại địa phương UBND tỉnh, thành phố cần có định hướng cụ thể về tiêu chuân nhân

lực tai địa phương, tiến tới tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ cần kĩ năng chuyên môn mà còn phải có

trình độ ngoại ngữ, tin học và tác phong công nghiệp Tùy vào tình hình thực tiễn và chính sáchthu hút FDI của địa phương, các cấp lãnh đạo cần chỉ đạo mở thêm các trường dao tạo nghềchuyên sâu, tổ chức định hướng nghề nghiệp sớm cho lứa học sinh, sinh viên Ngoài ra, các cơquan có thâm quyền cũng cần phối hợp với các doanh nghiệp cũng cần tổ chức các dot tập huấnnâng cao chất lượng nhân lực theo định kỳ và chế độ đãi ngộ hợp lý đối với nguồn nhân lực chấtlượng cao nhằm khuyến khích người lao động tích cực nâng cao trình độ bản thân

1.2.3: Các nhân tố ảnh hướng đến thu hút dau tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương

1.2.3.1: Các nhân tổ vĩ mô ảnh hưởng đến thu hút dau tư trực tiếp nước ngoài

a, Môi trường chính tri- xã hội

Sự 6n định về mặt chính trị- xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút, huy động vốndau tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài Những bat ôn về mặt chính trị, đặc biệt là về thé chế chính

trị sẽ khiến cho mục tiêu va phương thức thực hiện đầu tư có nhiều thay đôi Hệ quả là lợi ích của

các nhà đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó niềm tin của các nhà đầu tư FDI bịsuy giảm Mặt khác, nếu tình hình chính trị không ổn định thì Nhà nước cũng không đủ kha năngkiểm soát các hoạt động của nhà DTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục tiêu lợi

13

Trang 21

nhuận, không tuân theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của chính phủ Do đóhiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp, không mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia sở tại.

b, Sự ôn định của môi trường kinh tê vĩ mô

Đây được coi là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động FDInói riêng Dé thu hút đầu tư nước ngoài, nền kinh tế địa phương phải là vùng an toàn cho sự vânđộng của dòng vốn đầu tư và đồng thời là nơi có khả năng sinh lợi cao Sự an toàn đòi hỏi môitrường vĩ mô phải 6n định, từ đó việc sử dung FDI mới có hiệu quả

Mức độ 6n định kinh tế vĩ mô được đánh giá dựa trên các tiêu chí: én định tài chính tiền tệ

và chống lạm phát Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ như lãi suất, tỷ giá hồi

đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở và đồng thời phải kiểm soát được mức thâm

hụt ngân sách.

c, Hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện

Môi trường luật pháp là một bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI Hệ thốngpháp luật đồng bộ, thống nhất, hoàn thiện và vận hành hiệu quả là yếu tố tạo ra môi trường dau tưkinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trợ cho các nhà ĐTNN Khi quyết định đầu tư vào mộtquốc gia, các nhà DTNN thường quan tâm đến các yêu tố pháp luật như:

- Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được đảm bảo

- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các

hình thức cụ thé của vốn FDI

- Quy định về thuế, giá và thời hạn thuê đất Yếu tố này có tác động trực tiếp đến giá thành

sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận Do đó, các quy định pháp lý đảm bảo an toàn dé vốn FDI không bị

quốc hữu hóa trong hoạt động đầu tư, không phương hại đến an ninh quốc gia, đảm bảo mức lợinhuận và di chuyền lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao

Tóm lại, hệ thống pháp luật phải thé hiện được các nội dung cơ bản của nguyên tắc: tôntrọng độc lập, chủ quyền, bình đăng, cùng có lợi và tuân theo thông lệ quốc tế Đồng thời cũngphải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý nhằm tạo niềm tin cho các nhà ĐTNN

d, Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Kết cau hạ tầng kỹ thuật là cơ sở dé thu hút FDI và cũng là yếu tố thúc đây hoạt động FDIdiễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu qua sản xuất kinh doanh Đây cũng là mốiquan tâm hàng đầu của các nhà ĐTNN trước khi đưa ra quyết định đầu tư Quốc gia có hệ thống

cơ sở hạ tầng tốt, cụ thê là hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống giao

14

Trang 22

thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống tài chính ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi chocác dự án FDI phát triển Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tư thường chỉ tập trung vàosản xuất kinh doanh, do đó nếu thời gian vận chuyên được rút ngắn, chi phí các khâu được cắtgiảm sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư.

e, Hệ thống thị trường đồng bộ

Hoạt động sản xuất kinh doanh muốn đạt được hiệu quả cao thì phải diễn ra trong môitrường thuận lợi, có đầy đủ các thị trường: thị trường lao động, thị trường tài chính, thì trườnghàng hóa- dịch vụ, Các nhà DTNN cũng tiễn hành sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà nên đòihỏi ở nước sở tại phải có hệ thống thị trường đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động đầu tư hiệu quả.Thị trường lao động cung cấp nguồn lực lao động cho nhà dau tư Thị trường tài chính cung cấpvốn vay và các hoạt động tai chính cho nha đầu tư dé tiến hành sản xuất kinh doanh; còn thịtrường hàng hóa- dịch vụ là nơi tiêu thụ sản phẩm, lưu thông hàng hóa Hệ thống thị trường này sẽbảo đảm cho toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi

g, Năng lực quản lý và trình độ của người lao động

Nguồn nhân lực là yếu tô dé thu hút và đồng thời là yếu tố dé sử dụng hiệu qua FDI Người

lao động có trình độ đào tạo tốt, phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý tốt sẽ tạo ra năng suất cao

Bên cạnh đó, các nhà DTNN cũng sẽ giảm được một phan chi phí và thời gian đáng ké dé đào tạo

lao động, từ đó tiễn độ và hiệu quả dự án đầu tư cũng được cải thiện hơn Trình độ quản lý kém sẽ

là điểm bat lợi cho nước nhận FDI, sai lầm của cán bộ quản lý có thé gây thiệt hại về thời gian, tàichính cho nhà DTNN và cả nước sở tại Do vậy, nước chủ nhà cần phải chủ động, tích cực nângcao trình độ người lao động và cán bộ quản lý, không chỉ nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ,

kỹ thuật mà còn cả về quản lý kinh tế

h, Tình hình kinh tế- chính trị trong khu vực và trên thế giới

Nhân tố này không chi tác động lên các nhà DTNN dang tìm kiếm cơ hội đầu tư mà cònvới cả các dự án đang triển khai Khi tình hình khu vực và thế giới ôn định thì các nhà DTNN sé

tập trung được tối đa nguồn lực dé đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp nhận đầu tư sẽ thu hút

được nhiều vốn FDI hơn Sự thay đổi về các chính sách của nước chủ nhà đòi hỏi các nhà ĐTNNcần thời gian đề thích nghi Ngoài ra, tình hình của nước chủ nhà cũng chịu ảnh hưởng nên họphải có những thay đối trong chiến lược dau tư

1.2.3.2: Các nhân tổ vi mô ảnh hưởng đến thu hút dau tư trực tiếp nước ngoài

Trên thực tế có rất nhiều có yếu tố vi mô ảnh hướng đến thu hút FDI, trong một nghiên cứu

khảo sát các yếu tô thu hút đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam theo chương trình đánh

giá chỉ số PCI được thực hiện năm 2011, các chuyên gia đã chỉ ra 20 yếu tô vi mô bao gồm: (1)

15

Trang 23

Chi phí lao động: (2) Ưu đãi về thuế, dat đai, đầu tư; (3) Sự ôn định chính trị; (4) Chat lượng laođộng; (5) Chi phí nguyên liệu, dich vụ trung gian; (6) Sức mua của người tiêu dùng; (7) Sự sẵn có

của nguồn nguyên liệu, dịch vụ trung gian; (8) Quy mô thị trường nội địa; (9) Sự sẵn có các khu

công nghiệp; (10) Sự ồn định kinh tế vĩ mô; (11) Kha năng tiếp cận nhà hoạch định chính sách dé

giải quyết khó khăn của doanh nghiệp; (12) Phân bé dat đai; (13) Khoảng cách đến các thi trường

xuất khẩu; (14) Rủi ro thu hồi đất; (15) Đầu tư hoặc hiệp định thương mại song phương hoặc đaphương; (16) Thực thi hợp đồng; (17) Kiểm soát tham những; (18) Khả năng tham gia quá trìnhxây dựng chính sách; (19) Bảo vệ quyền về tài sản; (20) Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

1.2.4: Đánh giá hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương

1.2.4.1: Tiêu chí đánh giá hoạt động thu hút dau tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương

a, Các chỉ số phản ánh kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài về lượng

- Số lượng dự án đầu tư thu hút được: đây là số dự án mà nhà đầu tư đã quyết định đầu tư

và được địa phương chấp thuận cấp phép Dé tăng số lượng dự án dau tư đòi hỏi phải thu hút đượcnhiều nhà đầu tư có năng lực, tiềm lực rót vốn vào các lĩnh vực mà địa phương quan tâm

- Quy mô vốn đầu tư thu hút được: đây là lượng vốn được phân bồ cho một dự án đầu tư

được quy đổi bang tién Quy mô vốn đầu tư có thé cho ta thấy được dự án đầu tư đó là lớn hay

nhỏ, mức độ ảnh hưởng đến lĩnh vực cần thu hút

- Lĩnh vực thu hút vốn đầu tư: việc thu hút FDI vào lĩnh vực kinh tế mà địa phương có lợithế hay nhu cầu tiếp nhận đầu tư sẽ đảm bảo cho sự phát triển kinh tế- xã hội đúng hướng của địaphương, phù hợp với các mục tiêu của địa phương và quốc gia, đồng thời phát huy được lợi thế sosánh của địa phương.

Nguồn thu hút vốn đầu tư: là nguồn sốc sở hữu của vốn đầu tư theo loại hình kinh tế, lãnhthé kinh tế Nó thé hiện tính đa dang của chủ sở hữu vốn đầu tư và mưc độ năng động của việc thuhút vốn đầu tư, do đó cần được chú trọng khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và thu hútvốn đầu tư

- Von dau tư thực hiện: là sô vôn thực tê mà bên chủ dau tư đã giải ngân đê thực hiện dau

tư Mức độ giải ngân vôn đâu tư còn phụ thuộc cào khả năng tài chính của nhà đâu tư và tiên độ

triên khai dự án.

b, Các chỉ số phản ánh kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài về chất

- FDI cung cấp các công nghệ hiện đại mới Đối với những nước đang phát triển như ViệtNam, với trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế thì giải pháp thu hút FDI từ các nhà đầu tư cótrình độ cao là khả di hơn cả Vai trò này được biểu hiện qua quá trình chuyên giao công nghệ sẵn

16

Trang 24

có và từ các cơ sở nghiên cứu của dự án FDI Phần lớn công nghệ được chuyên giao là thông qua

các công ty 100% vốn nước ngoài có công ty mẹ là các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) hoặc là

phần vốn góp trong công ty liên doanh mà bên nước ngoài nắm tỷ trọng lớn dưới dạng công nghệ.

- FDI bé sung nguồn vốn cho nền kinh tế: Nguồn vốn FDI giúp các nước tiếp nhận dau tư

cơ cấu lại nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tẾ, phát triển xã hội FDI là

nguồn vốn có sự ôn định hơn so với các nguồn đầu tư nước ngoài khác như ODA, FDI dựa trên

triển vọng tăng trưởng, không tạo ra khoản nợ cho chính phủ nước sở tại và không bị ràng buộccác điều kiện của nhà đầu tư, do đó có ít rủi ro hơn

- Nguồn vốn FDI giúp giải quyết van đề việc làm và phát triển nguồn nhân lực của nước sởtại: FDI góp phần tăng quy mô hoạt động; thành lập các ngành, lĩnh vực kinh doanh mới và thuhút thêm lao động Đặc biệt, các dự án FDI thường kéo theo nhu cầu các ngành nghệ và dịch vụphụ trợ, do đó cũng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Đây cũng được xem làgiải pháp để giải quyết vấn đề thất nghiệp hay dư thừa lao động ở các nước đang phát triển vàchậm phát triển Nguồn FDI cũng đồng thời góp phần nâng cao chất lượng lao động của nước tiếpnhận đầu tư thông qua hoạt động chuyên giao công nghệ, dao tạo lao động, hình thành nên tácphong công nghiệp cho lực lượng lao động nước sở tại Nguồn lực này là nhân tố quan trọng giúpcác nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện rút ngắn khoảng cách về kinh tế với các nước phát triển

- FDI góp phần thúc đây chuyền dịch cơ cấu kinh tế: hoạt động FDI là một phần quan trọngtrong hoạt động kinh tế đối ngoại, các nước nhận đầu tư thông qua đó có cơ hội tham gia sâu hơn

vào quá trình hội nhập và phân công lao động quốc tế Đề đạt được mục tiêu này đòi hỏi các quốc gia phải thay déi co cau nền kinh tế cho phù hợp Sự chuyền dịch cơ cấu kinh tế này tạo điều kiện

thuận lợi cho thu hút FDI Mặt khác, FDI cũng góp phần dịch chuyên cơ cấu kinh tế của nước sở

tại, tạo ra nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới, thúc đây tăng trưởng kinh tế.

- FDI tạo điều kiện mở rộng thị trường và thì trường xuất khâu: xuất khâu là nhân tố quantrọng trong tăng trưởng kinh tế và cân bằng cán cân thương mại của mỗi quốc gia Nhờ hoạt độngxuất khẩu mà các lợi thế so sánh của nước chủ nhà mới được khai thác một cách hiệu quả Cácdoanh nghiệp FDI đa phần là MNCs, do đó sẽ dem lại cho nước sở tại cơ hội thâm nhập vào thitrường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu

1.2.4.2: Đánh giá kết quả thu hút dau tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương

a, Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chỉ tiêu số lượng dự án và quy mô vốn FDI cho thấy sức hút của địa phương đối với cácnhà đầu tư nước ngoài Số lượng dự án càng nhiều, quy mô vốn càng lớn chứng tỏ địa phương đó

là khu vực đầu tư hấp dẫn.

17

Trang 25

b, Cơ cấu dau tư theo lĩnh vực của các dự án FDI

Chỉ tiêu này thé hiện định hướng phát triển kinh tế cũng như cơ cấu chuyền dịch kinh tếcũng như những lợi thế sẵn có của địa phương đó Các địa phương có lợi thế về đất canh tác, môitrường phù hợp cho sản xuất nông nghiệp sẽ thu hút nhiều dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp,

đa phần là các dự án nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sản phầm nông- lâm- ngư nghiệp Mặt

khác, các địa phương có lợi thế về tài nguyên khoáng sản thường thu hút các dự án trong lĩnh vực

công nghiệp, khai khoáng: trong khi ở các thành phó lớn, đô thị phát triển có cơ sở hạ tang về viễn

thông, giao thông, tài chính ngân hàng lại thu hút nhiều dự án trong lĩnh vực dịch vụ

c, Cơ cau đầu tư theo địa bàn

Trong một địa phương, các địa bàn có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, vị trí thuận lợi,

trình độ dân trí và độ ổn định xã hội cao sẽ thu hút được nhiều vốn và dự án FDI hơn các địa bàncòn lại.

d, Cơ cau FDI phân theo đối tác

Bên cạnh số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư thì đối tác đầu tư cũng là khía cạnh đánhgiá độ hấp dẫn đầu tư của địa phương Thu hút được các nhà đầu tư lớn, đến từ các quốc gia pháttriển được xem là mục tiêu hàng đầu vì họ sở hữu tiềm lực lớn, công nghệ sản xuất hiện đại, trình

độ chuyên môn cao, điều này giúp dự án FDI không chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà còn góp phần

nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động tại địa phương; công nghệ hiện đại cũng

giảm bớt sự ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên; thu nhập của người lao động cũng được cải thiện.

e, Cơ cấu các hình thức đầu tư FDI

Đa phần vốn FDI vào Việt Nam nói chung và vào các địa phương nói riêng đều chủ yếuthông qua hình thức 100% vốn nước ngoài Điều này sẽ gây khó khăn trong việc tiếp thu kinhnghiệm quản ly cũng như chuyên giao công nghệ hiện đại từ đối tác nước ngoài

1.2.4.3: Tac động cua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng phát triển với quy mô tăngdan theo từng năm Điều nay cũng khiến khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng khang đinh đượcvai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế địa phương nói riêng Đâycũng là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất Sau hơn 30 năm từ khi chính thức tiếp nhận

đầu tư trực tiếp nước ngoài, vai trò của FDI lên nền kinh tế Việt Nam ngày càng sâu sắc, tiêu biểu

là:

- FDI là nhân tố góp phần chuyên dich cơ cấu kinh tế va cơ cấu lao động cũng như nângcao năng lực sản xuất công nghiệp Trong thời gian qua, FDI giữ vai trò quan trọng trong phát

18

Trang 26

triển, tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng ngành công nghiệp nói riêng, từng bước trởthành nguồn đầu tư tối quan trọng Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài cao hơn rõ rệt so với mức tăng trưởng công nghiệp chung của địa phương,

đồng thời cũng góp phần vào việc thúc đây chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa

- FDI trực tiếp tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và đồng thời tăng cường năng lực sảnxuất của nhiều ngành công nghiệp như hóa chất, ô tô, thép, điện tử và điện gia dụng, công nghiệpchế biến, da giày, dệt may Trong những năm đầu nước ta mở cửa đón nhận đầu tư, các nhà đầu

tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, dựa vào nguồn

nguyên liệu, tài nguyên có sẵn ở các địa phương tiếp nhận đầu tư Về sau, vốn FDI dần chuyên

dịch sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao tiêu biểu là: sản xuất linh kiện điện tử, sản xuấtnhựa PVC, sản xuất phụ tùng xe máy và ô tô, sản xuất đồ điện gia dụng

- FDI cũng đóng góp đáng ké vào khoản thu ngân sách của các địa phương tiếp nhận đầu

tư Mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách ngày càng tăng FDI có những

tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như câm đối ngân sách, cải thiện cán cânvãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và gián tiếp mở

rộng nguồn thu ngoại tệ bằng tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu

- FDI góp phần cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt tròng lĩnh vực bưu chính viễnthông, tín dụng, bảo hiểm, giao thông vận tai

- FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện chấtlượng nguồn nhân lực Số lượng và quy mô dự án FDI vào nước ta ngày càng tăng đồng nghĩa vớiviệc nhu cầu tuyên lao động tại địa phương cũng tăng, từ đó giảm được tỷ lệ thất nghiệp và đói

nghèo Các công nghệ sản xuất hiện đại được mang đến Việt Nam cùng tác phong công nghiệp trong các tập đoàn, công ty lớn giúp tăng năng suất lao động Ngoài ra, việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI tại các địa phương cũng đã hình thành nên đội ngũ

các bộ quản lý, công nhân có trình độ và tay nghề cao, từng bước tiếp cận với kỹ thuật, công nghệcao, từ đó cải thiện chất lượng nhân lực trong nước Các dự án FDI ngoài đóng góp cho ngân sách

và tăng thu nhập cho người dan, cũng đã cũng cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩmhiện đại, chất lượng cao, góp phần thay đổi phong cách sống theo xu thế công nghiệp hóa

- Hoạt động của các doanh nghiệp khu vực FDI cũng tạo động lực cho các doanh nghiệp

trong nước không ngừng đổi mới sáng tạo cả về công nghệ sản xuất và phương thức quản lý, nâng

cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam Với những đóng góp nêu trên, có thé nói vai tròcủa FDI đối với nên kinh tế quốc dân cũng như tại các địa phương là vô cùng quan trọng, do đómuốn phát triển kinh tế địa phương, tất yếu phải có sự đóng góp của FDI

19

Trang 27

1.3: Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương và bài học kinhnghiệm cho thành phố Hải Phòng.

Sau hơn 30 năm "Đổi mới", Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế

xã hội, từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước thuộc nhóm quốc gia đang phát triển

với tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ồn định trong nhiều năm Dé đạt được những thành tựu

đó không thể không kế đến những đóng góp của khu vực FDI, đây có thể coi là nền tảng quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta Trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã cónhiều địa phương trở thành điểm sáng trong thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI mà trong

đó tiêu biểu phải ké đến là tinh Quang Ninh, tỉnh Bắc Ninh và tinh Bình Duong

1.3.1: Thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh

Tinh Bắc Ninh là một trong những địa phương có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất ở Việt

Nam nhưng không vì thế mà sức hút với các nhà đầu tư FDI suy giảm, trái lại tỉnh này còn đứngthứ 5 cả nước về thu hút vốn FDI trong năm 2021 Đề đạt được kết quả ấn tượng này, lãnh đạotỉnh ngoài những chính sách thu hút thông thường còn táo bạo đưa ra mô hình mới với thươnghiệu " 2 ít, 3 cao, 4 sẵn sàng" Tiêu chí "2 ít" là chỉ diện tích đất ít, nguồn lao động không quá dồidào nên tỉnh tập trung khuyến khích các dự án FDI công nghệ cao nhằm tiết kiệm đất, dùng ít laođộng Tiêu chí "3 cao" tức là suất vốn đầu tư các dự án FDI cao; dự án công nghệ cao gắn với giải

quyết ô nhiễm môi trường; hiệu quả cao, tập trung thu hút nguồn lực cho ngân sách Tiêu chí " 4

sẵn sàng" gồm có: san sàng mặt băng cho nha dau tư; san sàng nguồn lực chất lượng cao; sẵn sàng

cơ chế, thủ tục, chính sách ưu đãi nhà đầu tư; sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết mọi khó khăn.

Các nhà đầu tư, doanh nghiệp đều được tỉnh hỗ trợ giải quyết khó khăn qua cơ quan cao

nhất của tỉnh, nhanh chóng và thuận lợi Do vậy, hiệu quả thu hút FDI vào tỉnh Bắc Ninh đã đượccải thiện rõ rệt trong những năm gần đây với mũi nhọn là đầu tư cho các ngành công nghệ cao,tiêu biểu là công nghệ điện tử với cơ cấu tỉ trọng lĩnh vực này chiếm 86% tổng vốn FDI

Năm 2021, vốn FDI đăng ký mới vào tinh Bắc Ninh đạt trên 1,17 tỉ USD, góp vốn mua cổphan đạt trên 171 triệu USD và vốn đăng ký điều chỉnh tăng hơn 320 triệu USD Dự án nổi bậtnhất có thé ké đến là dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn của Công ty

Amkor Technology tại KCN Yên Phong II-C với tổng vốn dau tư đến năm 2035 là khoảng 1,6 tỷ

USD, trong đó giai đoạn đầu có tổng vốn đầu tư khoảng 520 triệu USD Dé có được kết quả nhưtrên, tỉnh Bắc Ninh đã định hướng thu hút vốn FDI dựa trên một nhóm các tiêu chí, cụ thê:

Thứ nhất, tỉnh tập trung ưu tiên thu hút đối với ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao,hiện đại, thân thiện với môi trường như: điện tử - viễn thông, công nghệ cơ điện tử, công nghệ hóa

dược, sản xuất thiết bị y tế; nông nghiệp sử dụng công nghệ cao Đối với nhóm ngành thương mại

dịch vụ, tỉnh Bắc Ninh tập trung thu hút nhóm ngành dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe Mặtkhác, dé phát triển hạ tang công nghiệp, tinh Bắc Ninh tích cực mời gọi các tập đoàn lớn trong và

20

Trang 28

nước ngoài tiến hành xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, các dự án phát triển đô thị và trungtâm thương mại, khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Thứ hai, tinh Bắc Ninh ưu tiên các đối tác đến từ các nền kinh tế lớn trên thế giới như NhậtBan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore đến dau tư Tinh chú trọng khai thác các mối quan hệvới các đối tác chiến lược, chú trọng phát triển đối với khu vực EU, G7, các công ty đa quốc gia

hàng đầu trên thế giới, các tập đoàn có sức mạnh về tài chính, công nghệ.

Thứ ba, tỉnh Bắc Ninh chú trọng phân vùng các dự án công nghiệp theo tính chất đầu tư

của dự án nhằm tạo mạng lưới chung các doanh nghiệp có tính chất tương tự, cụ thể: - Khu vực Bắc sông Đuống: Tập trung thu hút các dự án về dịch vụ đô thị, công nghiệp; - Khu vực Nam

sông Đuống: Tập trung thu hút các dự án đầu tư về lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch; Các khu công nghiệp: Tập trung thu hút các dự án về thương mại, dịch vụ, phát triển đô thị, đồngthời không cấp phép các dự án sản xuất ngoài khu công nghiệp Với môi trường kinh doanh thôngthoáng, vị trí tiếp giáp chiến lược với các tỉnh thành, hạ tầng ngày càng được đồng bộ hoàn thiện,tỉnh Bắc Ninh ngày càng có sức hút lớn với các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài Đây làthế mạnh của Bắc Ninh trong thu hút vốn, phát triển kinh tế của tỉnh và góp phần vào sự phát triểncủa đất nước

-1.3.2: Thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương

Bình Dương luôn là một trong những địa phương thuộc top đầu cả nước về số vốn kêu gọiđầu tư trực tiếp nước ngoài Tính tới tháng 01 năm 2020, Bình Dương đã vượt thành phó Hà Nội

vươn lên vị trí thứ 2 trong danh sách các tỉnh thành thu hút nguồn vốn FDI, chỉ sau thành phó Hồ Chí Minh Tổng số vốn lũy kế do các nhà đầu tư FDI đăng ký vào tỉnh Bình Dương tới đầu năm

2020 đạt 34,23 tỷ Đô la Mỹ Với vị thé và tốc độ phát triển, thu hút vốn như hiện nay, Bình

Dương có nhiều du địa dé tạo đột phá trong phát triển kinh tế Trong năm 2019, tốc độ phát triển

kinh tế của tỉnh Bình Dương tăng gấp hai lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước, đồng

thời lượng vốn FDI đăng ký dau tư vao tinh tăng 50% so với năm 2018, hoàn thành trên 119,57%

so với chỉ tiêu năm 2019 Điểm nồi bật trong các dự án FDI của tỉnh Bình Dương là các dự án của

các công ty đa quốc gia lớn trên thé giới tập trung vào các lĩnh vực san xuất linh kiện điện tử công

nghệ cao, thiết bị máy, điện gia dụng, dược phẩm, sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao, các dịch vụcao cấp và bất động sản Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo về số lượng dự án vàtong vốn dau tư, chiếm tới 92,75% số dự án và 71,60% số vốn dau tư đăng ký; Các lĩnh vực khácchiếm tỷ trọng thấp hơn như kinh doanh bat động sản (15,58% vốn đầu tư); Dịch vụ (3,43% vốnđầu tư); Lĩnh vực xây dựng (4,86% vốn đầu tư với 43 dự án) Đề đạt được tốc độ tăng trưởng kinh

tế cao với vị trí một tỉnh có quy mô kinh tế lớn là một bài toán khó đối với các cấp chính quyềntỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Dương đã về đích trước kế hoạch thu hút vốn FDI trong giai đoạn

2020 bang một loạt các giải pháp đồng bộ từ chính quyền tỉnh tới các cấp địa phương, cụ thé như

Sau:

21

Trang 29

Thứ nhát, tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều chính sách quyết liệt và trọng yếu nhằm tạomột hành lang thông thoáng, nhất quán để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn Các giải

pháp bao gồm cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục đăng ký thành lâp doanh nghiệp, giảm

bớt thủ tục thanh kiểm tra doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư đồng thời không ngừng nângcao khả năng cạnh tranh so với các tỉnh thành khác nhằm thu hút vốn đầu tư FDI Nhằm thực thihóa các giải pháp này, lãnh đạo tỉnh Bình Dương thường xuyên tiếp xúc với các nhà đầu tư để

lắng nghe nguyện vọng, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình kinh doanh đồng thời

làm co sở dé điều chỉnh cơ chế chưa phù hợp, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các nhà đầu tưtiễn hành sản xuất kinh doanh

Thứ hai, tỉnh Bình Dương chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thu hút vốn FDI như cáccông trình công gồm đường xá, bến bãi đồng thời phát triển, mở rộng hạ tầng khu công nghiệp

như khu công nghiệp VSIP I, khu công nghiệp VSIP II, khu công nghiệp Tân Đông Hiệp Hiện

tại, tỉnh Bình Dương có tới hơn 10 khu công nghiệp trên toàn tỉnh, là một trong những địa phương

có hệ thống khu công nghiệp lớn nhất cả nước Đây là một yếu tố nồi bật giúp tinh Bình Dươngthu hút được sự chú ý, quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài

Thứ ba, tỉnh Bình Dương thu hút có chọn lọc đối với các dòng vốn FDI vào đầu tư tại tỉnh.Tỉnh chủ trương thu hút các nhà đầu tư FDI thuộc các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ

cao, các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô; các ngành kinh doanh,

sản xuất thân thiện với môi trường, sử dụng ít lao động đồng thời có giá trị gia tăng cao; cácngành dịch vụ tài chính và dịch vụ hỗ trợ công nghiệp; ngành nông nghiệp công nghệ cao Tỉnh

Bình Dương ưu tiên thu hút đối với ngành công nghiệp hỗ trợ để các doanh nghiệp có thể tham

gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty đa quốc gia.

Thứ tư, tỉnh Bình Duong có vi tri địa lý nam tại khu vực phát triển kinh tế vùng Đông Nam

Bộ với trung tâm phát triển là thành phố Hồ Chí Minh Điều nay giúp các nhà đầu tư nước ngoàicân nhắc đầu tư do vị trí địa lý gần đầu tàu kinh tế khu vực phía Nam Ngoài ra, do có vi trí ganthành phố Hồ Chí Minh, lực lượng lao động quản lý chất lượng cao sẵn sàng di chuyên làm việctại Bình Dương, tạo ra thị trường lao động phong phú cho các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết

định đầu tư tại tỉnh.

1.3.3: Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hải Phòng

Hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Ninh nêu trên có những nét tương đồng với thành phố HảiPhòng: đều nằm trong Khu vực kinh tế trọng điểm phía bắc, có hệ thống cơ sở hạ tang tương đối

phát triển, mạng lưới giao thông thuận lợi, kết nối với thủ đô Hà Nội, đặc biệt Quảng Ninh là tỉnh

nằm giáp ranh với thành phố Hải Phòng, cùng có cảng biển phát triển, do đó thành phố có thé rút

ra nhiều kinh nghiệm quý báu từ hoạt động thu hút EDI của hai tỉnh trên Ngoài ra, hai tỉnh Bình

22

Trang 30

Dương và Quảng Nam cũng có nhiều điều đáng dé học tập trong công tác thu hút dau tư trực tiếpnước ngoài Một số kinh nghiệm mà thành phố Hải Phòng có thé áp dụng là:

Thứ nhất, tạo môi trường ôn định về kinh tế, chính trị và xã hội, trong đó vai trò quản lýcủa chính quyền địa phương phải được đặt lên hàng đầu Chính quyền cần tham gia đồng hànhcùng doanh nghiệp và nhà đầu tư, giúp họ tháo gỡ những khó khăn trong quá trình đầu tư kinh

doanh tại địa phương Ngoài ra cũng cần quyết liệt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của

địa phương, tạo môi trường thuận lợi cho nha đầu tư FDI

Thứ hai, tăng cường cải cách về mặt pháp lý nhăm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu

tư Địa phương cần đưa ra những ưu chính sách ưu đãi như giảm thuế, phí, lệ phí, đồng thời cải

cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn và hiệu quả, tăng cường áp dụng khoa học công nghệtrong các thủ tục như cấp phép đầu tư, khai báo thuế, hải quan,

Thứ ba, cần lập ra quy hoạch cụ thể bao gồm định hướng dòng vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư

trọng điểm, quy hoạch vùng đầu tư, phù hợp với địa phương Cụ thé, thành phố Hải Phòng cầnxác định rõ các ngành ưu tiên thu hút vốn; có kế hoạch xúc tiến đầu tư với các đối tượng ưu tiên;xác định rõ các chính sách ưu đãi cho từng nhóm ngành Trên thực tế cho thấy các địa phương thuhút FDI hiệu quả đều xác định rõ ràng và triển khai đồng bộ các quy hoạch được vạch sẵn

Thứ tw, chuan bị cơ sở hạ tầng thuận lợi để đón các dòng vốn FDI Đây là yếu tố quantrọng, có tính chất quyết định trong thu hút FDI bởi vì hệ thống cơ sở hạ tang là nền móng dé triểnkhai và vận hành dự án Do đó cần chú trọng cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ bao gồm hệthống cầu đường, kho bãi, hệ thống xử lý chất thải, hạ tầng viễn thông, Đề làm được điều đó,thành phố Hải Phòng cần kết hợp hiệu quả nguồn vốn công và tư nhân, nguồn vốn trong và ngoàinước cho phát triển cơ sở hạ tầng

Thứ năm, phát triển công nghiệp phụ trợ, đặc biệt đối với các ngành công nghệ điện tử, lắp

ráp chế tạo Việc chủ động được nguồn cung linh kiện phụ trợ là một lợi thế lớn trong thu hút FDIcác ngành trên, giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí tìm kiếm Tuy nhiên với trình độ khoa học côngnghệ còn hạn chế, giải pháp khả dĩ nhất có thé xét đến là tiến hành liên doanh với doanh nghiệpcông nghệ nước ngoài để được chuyên giao công nghệ

Thứ sáu, cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Muốn thu hút được các dự ánlớn, chất lượng cũng đòi hoi phải có nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cau, do đó địa phương can

có chương trình đổi mới dao tạo, dạy nghề theo nhu cầu thị trường, hướng tới tiếp cận với các tiêuchuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động tại địa phương

Thứ bảy, đây mạnh tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như quảng bá hình ảnh

thành phố Một trong những địa phương làm rat tốt công tác này là tỉnh Quảng Ninh, không chỉ

23

Trang 31

quảng bá qua các hội nghị, hội thảo trong nước mà còn tô chức các đoàn sang nước ngoải đê xúc tiên dau tư Thanh phô Hải Phòng cân chú trọng hơn vao công tác nay nham tìm kiêm được các nhà đâu tư có năng lực.

Thứ tim, tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động FDI nhằm đưa ranhững điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế Cụ thẻ, thành phố cần tăng cường công tác quản

lý của cơ quan nhà nước đối với hoạt động FDI, tăng cường thanh tra, kiểm tra các dự án theo quyđịnh, có những biện pháp xử lý thích đáng với các dự án không thực hiện đúng cam kết

24

Trang 32

CHƯƠNG 2

THUC TRANG THU HUT VON ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TREN DIA BAN

THANH PHO HAI PHONG GIAI DOAN 2015-2021 2.1 Khái quát môi trường đầu tư của thành phố Hai Phòng

2.1.1: Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội

2.1.1.1: Điều kiện tự nhiên

a, Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình

Hải Phòng là thành phố ven biên, nằm ở Vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng, có tọa độ

địa lý từ 20°30°39” — 21°01°15” vĩ độ Bắc và 106°23°39”- 107°08°39” kinh tuyến Đông Về ranh

giới hành chính: Phí Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Tây giáp tỉnh

Hải Phòng; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Nguồn: Internet

25

Trang 33

Hải Phòng hội tụ đủ các loại hình giao thông: đường biển, đường bộ, đường sắt, đườngthủy nội địa, đường hàng không và có vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tếthông qua hệ thống giao thông quan trọng như quốc lộ 5, quốc lộ 10, cao tốc Hà Nội — Hải Phòng,đường sắt Hà Nội — Hải Phòng, cảng hang không quốc tế Cát Bi, cảng Hải Phong , là đầu mốiquan trọng, cửa chính ra biển của các địa phương miền Bắc, kết nối các tuyến giao thông hàng hảiquốc tế Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ 2 vùng trọng

điểm Bắc Bộ và là một trong ba đầu tầu thúc đây phát triển kinh tế của vùng (cùng với Hà Nội và

Quảng Ninh) Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa ViệtNam và Trung Quốc, thành phó Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trong

Các điểm cực của thành phó Hai Phòng là:

* Cực Bắc là xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên

* Cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo.

* Cực Nam là xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo.

* Cực Đông là phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn

Tổng diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.519 km bao gồm cả huyện đảo (Cát Hải vàBach Long Vi) Đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố chủ yếu ở phía Bắc, do vậy địa hình phíabắc có hình đáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với những đồng bằng xen đôi; phía nam cóđịa hình thấp và khá bằng phẳng kiểu địa hình đặc trưng vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng rabiển, có độ cao từ 0,7 — 1,7 m so với mực nước biển Vùng biển có đảo Cát Bà được ví như hònngọc của Hải Phòng, một đảo đẹp và lớn nhất trong quần thể đảo có tới trên 360 đảo lớn, nhỏquây quần bên nó và nối tiếp với vùng đảo vịnh Hạ Long Đảo chính Cát Bà ở độ cao 200 m trênbiển, có điện tích khoảng 100 km’, cách thành phố 30 hải lý Cách Cát Bà hon 90 km về phíaĐông Nam là đảo Bạch Long Vi, khá bằng phang và nhiều cát trắng

- Đôi núi, đồng băng

Địa hình phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả

thấp dần về phía nam ra biển Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh, di tích của nền

móng uốn nếp cô bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm cácloại cát kết, đá phiến sét và đá vôi có tuéi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theohướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển gồm hai dãy chính Day chạy từ An Lão đến D6

Sơn đứt quãng, kéo dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, Phù

Liễn, Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu Dãy Kỳ Sơn Tràng Kênh và An Sơn Núi Déo, gồm hai nhánh: nhánh An Sơn - Núi Déo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc

-26

Trang 34

đông nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng và Núi Đèo; và nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh cóhướng tây tây bắc - đông đông nam gồm nhiều núi đá vôi.

- Bờ biên và biên

Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km”, thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là cát bùn do 5 cửa

sông chính đồ ra biển Chính vì điều này đã làm cho biển Đồ Sơn thường xuyên bị van đục nhưngsau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát mịn vàng, phong cảnh đẹp Ngoài ra, HảiPhòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyền thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nướctrong xanh cùng các vịnh Lan Hạ đẹp và kì thú Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực vịnh

Hạ Long.

b, Tài nguyên thiên nhiên

Diện tích đất tự nhiên là 156.176,6 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 82.821,6 ha; đất

phi nông nghiệp 65.472,2 ha; đất chưa sử dụng 7.881,8 ha Có 19.246,3 đất rừng, có hơn 4.500 ha

rừng sản xuất, có hon 6.606 ha rừng phòng hộ và 8.139 ha rừng đặc dụng

Khoáng sản: Đá vôi tập trung chủ yếu ở Tràng Kênh với trữ lượng 180-200 triệu tấn Đávôi có chất lượng tốt, rất thích hợp cho sản xuất xi mang; Puzolan (chất phụ gia) dé sản xuất ximăng ở xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên; cát tập trung ở các vùng giữa bãi sông ở các huyện CátHải, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Đồ Sơn; đất sét và các loại khoáng sản khác như: Nước khoáng, sắt,kẽm, cao lanh, phốt phát, dầu khí

Hải Phòng có 08 quận, huyện tiếp giáp với biển, chiều dai đường bờ biển là 125 km, thuận

lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản, phát triển cảng biển, du lịch biển Đặc biệt là vùng

Lach Huyện - Cát Hải rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu Vùng biển Hải Phong nam

ở vị trí trung tâm với 3 ngư trường lớn là Bạch Long Vĩ, Long Châu và Cát Bà - Long Châu - Ba

Lạch.

c, Hệ thống cơ sở hạ tang

Trong những năm gan đây, thành phố Hải Phong đã tập trung nguồn lực cho việc phát triển

cơ sở hạ tầng Điều kiện hạ tầng đã được cải thiện rõ rệt, không chỉ là bộ mặt của thành phố màcòn là điểm nhắn dé thu hút FDI vào địa phương, cụ thé bao gồm:

- Hệ thống đường bộ: Các tuyến đường huyết mạch nối Hải Phòng với các tỉnh thành khác

như: Quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37, và các tuyến đường cao tốc như Đường cao tốc Hà Nội

-Hải Phòng, đường cao tốc ven biên Quảng Ninh - -Hải Phong - Ninh Bình.

27

Trang 35

Là nơi toàn bộ các nhánh hạ lưu của sông Thái Bình đồ ra biển nên Hải Phòng có mạnglưới sông ngòi dày đặc Chính vì điều đó, việc xây dựng cầu đường trở nên rất quan trọng đối vớithành phó.

Một số công trình cầu tiêu biểu như: cầu Bính bắc qua sông Cam nối giữa quan Hồng Bang

và huyện Thủy Nguyên, được cho là một trong những cây cầu đẹp nhất Đông Nam Á; cầu LạcLong bắc qua sông Tam Bạc, thuộc quận Hồng Bàng, và được xem đây là cây cầu có đường dẫnđẹp nhất thành phố; và cầu Quay còn gọi là cầu Xe Lửa, bắc qua sông Tam Bạc, "cây cầu lịch sử"được xây dựng vào thời thời Pháp thuộc Những năm gần đây, thành phỗ đã xây dựng và đưa vào

sử dụng thêm một sé cay cầu mới, hiện đại như cầu Hoàng Văn Thụ, cầu vượt Tân Vũ- LạchHuyện Ngoài ra, hệ thống đường bộ cũng được nâng cấp và mở rộng, hơn 95% đường bộ được

rải nhựa.

- Hệ thống đường sắt

Hải Phòng có một tuyến đường sắt là tuyến Hà Nội - Hải Phòng, do Pháp xây dựng từ năm

1901 đến ngày 16.6.1902 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng Hiện được sử dụng dé vận chuyênhành khách và hàng hóa, tuyến đường sắt này đang có kế hoạch được nâng cấp và điện khí hóa

tuyến đường sắt này dài 102 km, gần như song song với quốc lộ 5A, đi qua địa phận các tỉnh

thành: Hải Phòng, Hải Phòng, Hưng Yên Ga Hải Phòng là ga hành khách cuối cùng trên tuyến

đường sắt Hà Nội- Hải Phòng Cùng với ga Huế và ga Nha Trang, ga Hải Phòng năm trong số ítnhững ga đường sắt vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc thời Pháp thuộc

Bao gồm các Bến cảng: Hải Phòng (Hoàng Diệu); Vật Cách; Đầu tư và phát triển cảngĐình Vũ; Xăng dầu 19-9; Đoạn Xá; Transvina; Hải Đăng; Greenport; Chùa Vẽ; Cửa Cam; Thuysản II; Thượng Ly; Gas Đài Hai; Total Gas Hai Phong; xăng dầu Petec Hai Phong; cảng khí hóalỏng Thăng Long; đóng tàu Bạch Đằng: cảng Caltex; cảng công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu;

28

Trang 36

đóng tàu Phà Rừng; Lilama Hải Phòng; cảng cá Hạ Long; cảng cơ khí Hạ Long; cảng dầu K99;cảng Biên phòng; cảng Công ty 128; cảng thiết bị vật tư Chùa Vẽ; cảng Đông Hải; Hải An; TiếnMạnh; Tân Vũ; Công ty 189; Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tự Long; Nam Hải; Công tyvận tải và cung ứng xăng dầu Quỳnh Cư; cảng DAP; PTSC Đình Vũ; cảng công ty Hóa dầu quânđội (Mipec); Công ty TNHH MTV 189; Euro Đình Vũ; Công ty Cổ phần Dầu khí Hải Linh HảiPhong; Nam Hai Đình Vũ; cảng nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng; cảng Container Vip Greenport;

cảng Việt Nhật; cảng Nam Ninh; bến cảng chuyên dùng rau quả, thực phẩm tổng hợp Hùng

Vương: cảng Nam Đình Vũ và bến cảng Container quốc tế hải Phòng thuộc khu Bến cảng LạchHuyện.

- Hệ thông điện nước

Nha máy Nhiệt điện Hai Phòng 1&2 đặt tại xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, thành phố

Hải Phòng có công suất 4x300MW, tổng mức đầu tư hon 1,2 tỷ USD tương ứng khoảng

24.000MW, sản xuất ra 7,2 tỉ kwh điện mỗi năm, cung cấp một sản lượng điện lớn cho lưới điệnQuốc gia tạo ra doanh thu khoảng 9000 tỷ đồng và góp vào ngân sách địa phương và nhà nướctrên 400 tỷ đồng tiền thuế hàng năm Chu trình sản xuất điện của nhà máy bao gồm 2 thiết bịchính là lò hơi và tuabin, máy phát với hệ thống truyền tải điện bao gồm 2 phân phối 220kv và

110kv

8 nhà máy xử lý nước ở Hải Phòng với tổng công suất là 380.000 m3/ngày có thé phục vụcác loại nhu cầu với chất lượng nước đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thé giới (WHO) Hơn nữa, ởmỗi huyện nông thôn, có các nhà máy xử lý nước nhỏ đáp ứng mọi nhu cầu của địa phương

- Hệ thống bưu chính, viễn thông

Thành phố Hải Phòng có hệ thống bưu chính phủ khắp địa bàn, mạng lưới viễn thông vàInternet cũng đã phủ sóng toàn thành phố, đảm bảo nhu cầu sử dụng của người dân và doanhnghiệp trên địa ban.

- Hệ thống tín dụng và ngân hàng

Hầu hết các ngân hàng của Việt Nam đều có đặt chỉ nhánh tại thành phố Hải Phòng, một sỐngân hàng còn đặt chi nhánh tại tất cả các quận, huyện trên địa ban, đáp ứng nhu cầu của ngườidân và doanh nghiệp Một số ngân hàng tiêu biéu như: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Dau

tư phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Thành phố hiện có 44 tô chức tin dụng với 62 chi nhánh, trong đó có 3 chỉ nhánh ngânhàng nước ngoài là Shinhan Bank, Public Bank và Woori Bank.

2.1.1.2: Tình hình kinh tế- xã hội của thành phố Hải Phòng

29

Trang 37

a, Khái quát chung

Thành phó Hải Phòng hiện nay có 7 quận nội thành và 8 huyện ngoại thành, trong đó có 2huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vỹ Dân số thành phố ước tính khoảng 2.053,3 nghìn người,trong đó lực lượng lao động là khoảng 1.113,3 nghìn người, chiếm khoảng 54,22% GRDP bìnhquân đầu người ước đạt 5.863 USD ( 2020), thuộc nhóm dan đầu cả nước Tình hình chính trị ônđịnh, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 0,2% vào cuối năm 2020

b, Tăng trưởng và cơ cau kinh tế

- Về tăng trưởng kinh tế: tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2021 đạtkhoảng 11,2%/ năm, là địa phương có mức tăng trưởng cao nhất cả nước GRDP năm 2021 ước

đạt 11,99 tỷ USD còn GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.863 USD (2020), năm trong nhóm

dân đâu cả nước

- Vệ cơ câu kinh tê

Bảng 2.1: GRDP và cơ cấu kinh tế thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2021Năm GRDP ( Tỷ đồng) Cơ câu kinh tế ( NN-CN-DV)

Trang 38

2.1.2: Đánh giá lợi thế và hạn chế của thành phố Hải Phong trong thu hút FDI

2.1.2.1: Mặt thuận lợi

- Về vị trí địa lý và địa hình tự nhiên:

Thành phố Hải Phòng có vị trí đắc địa, năm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Hệthống giao thông phát triển, có đầy đủ đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường

hàng không Đặc biệt là một số dự án đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, Hải Phòng- Quảng Ninh

đã được đưa vào sử dụng, rút ngắn đáng ké thời gian va chi phi di chuyển giữa các địa phương.Ngoài ra, điểm sáng của thành phố trong những năm gần đây là việc đưa vào sử dụng cầu Tân Vũ-Lạch Huyện, đây là cây cầu vượt biển đài nhất Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong kết nối hệthống giao thông toàn thành phố và nâng tầm cơ sở hạ tang của cảng Lach Huyện, một cảng cửangõ quốc tế của địa phương

Thành phố chỉ có khoảng 15% diện tích là đồi núi, tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc.Diện tích đất đủ lớn dé thành phố quy hoạch, xây dựng được nhiều khu công nghiệp rộng lớn,hiện đại nhằm tạo sức hút với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà DTNN

Thành phố Hải Phòng còn được biết đến là cửa ngõ ra biên của miền bắc, đây là một lợi thếcực kì to lớn của thành phố Hệ thống cảng biển được đầu tư nâng cấp hiện đại, dam bảo lưuthông hàng hóa băng đường biên Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thu hút FDI vì nógiúp các nhà đầu tư cắt giảm được đáng kê chi phí vận tai, logistics

- Về cơ sở hạ tâng

Thành phố Hải Phòng có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại, hệ thống giao thông

nội đô 100% được phủ nhựa và phân làn theo tiêu chuẩn Các cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, Hải Phòng- Quảng Ninh đã được đưa vào vận hành, rút ngắn đáng kể thời gian và chi phí di chuyền.

Hệ thống cảng biển hiện dai, có thé tiếp nhận được các tàu hang trọng tải lớn, đây là điểmthu hút được các nhà đầu tư FDI theo hướng xuất khẩu

- Về mặt kinh tế- xã hội

Thành phố Hải Phòng có tình hình chính trị ôn định, dân trí cao và đời sống người dânđược đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 2% GRDP của thành phố luôn tăng trưởng ở mứchai con số trong những năm trở lại đây, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng gần 5.900 USD(năm 2020), cao hơn bình quân chung của cả nước Dân số cơ học của địa phương đạt khoảng hơn

2 triệu người, là một thị trường tiêu thụ sản phẩm tiềm năng Lực lượng lao động đạt khoảng 1,1triệu người, cung cấp nguồn nhân lực déi dào cho các doanh nghiệp và công ty trên địa ban

31

Trang 39

2.1.2.2: Mặt hạn chế

Một trong những hạn chế của thành phố Hải Phòng trong thu hút đầu tư nói chung va đầu

tư FDI nói riêng là về các thủ tục hành chính, được đánh giá là còn nhiều quy định chồng chéo,chưa rõ rang, minh bach, gây khó dé cho nhà dau tư Điều này đã được cải thiện đáng ké trongnhững năm gần đây, thành phố đang thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn,hiệu quả đồng thời cũng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong các thủ tục như nộp thuế

hay đăng ký thành lập doanh nghiệp Các thông tin sẽ được công khai minh bạch, tạo thuận lợi vàniềm tin cho các nhà đầu tư

Một vấn đề tồn đọng nữa là chất lượng nguồn lao động Lực lượng lao động trong các khu

công nghiệp (KCN) phần lớn là lao động phố thông, trình độ không cao Đây là một thách thứclớn đối với địa phương trong việc thu hút FDI các dự án công nghệ hiện đại, mang lại hiểu quả cả

về kinh tế cũng như phát triển xã hội, bảo vệ môi trường

2.2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng giai đoạn

2015-2021

2.2.1: Hệ thống chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng

Sau 09 năm thực hiện Luật Đầu tư 2005, ngày 01/7/2015, Luật Đầu tư 2014 đã có hiệu lựcthay thế với nhiều thay đổi mạnh mẽ, có những bước đột phá quan trọng Luật mới đã cải cách

mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản và bảo đảm hiệu quả quản lý nhà

nước về đầu tư thông qua việc bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu

tư trong nước; đơn giản hoá hồ sơ, trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấpgiấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn tối đa 15 ngày thaycho 45 ngày như trước đây Cùng với đó, Luật Dau tư 2014 cũng bổ sung, hoàn thiện một số quyđịnh nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư như:

bổ sung quy định về bảo đảm nghĩa vụ thực hiện dự án của nhà đầu tư dưới hình thức ký quỹ; bổsung quy định về giám định chất lượng máy móc, thiết bị, công nghệ nhập khẩu đề thực hiện dự

án đầu tư; hoàn thiện các quy định về chuyên nhượng dự án đầu tư, giãn tiến độ đầu tư, tạmngừng hoạt động đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấm dứt hoạt động của dự

án đầu tư theo hướng xác định cụ thé điều kiện, thủ tục thực hiện các hoạt động nảy, cũng nhưtrách nhiệm của nhà dau tu và thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý ở địa phương; hoànthiện chính sách ưu đãi đầu tư nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút đầu tư thông qua

việc hoàn thiện các quy định về ngành, nghề ưu đãi đầu tư nhằm bảo đảm thu hút đầu tư có chọn

lọc, chất lượng vào các ngành sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, dự án sản xuất có quy môlớn, dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng nhiều lao động, dự án sản xuất các sản phẩm công

nghiệp hỗ trợ, dự án thực hiện trong các lĩnh vực xã hội hóa đầu tư (y tẾ, giáo dục, dạy nghề, văn

hóa ).

32

Trang 40

Sau khi Luật Dau tư 2014 có hiệu lực, thầm quyền cấp mới, điều chỉnh, thu hồi giấy chứngnhận đăng ký đầu tư trên địa bàn ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế lại một lần nữa phân cấpmạnh hơn từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như trước đây sang Sở Kế hoạch và Đầu tư Việc phân cấp

này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục giảm bớt thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian

cấp phép cho nhà đầu tư, đồng thời cũng tạo sự chủ động hơn cho Sở Kế hoạch và Đầu tư trongviệc thu hồi Giây chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các trường hợp thuộc diện cơ quan đăng ký

dau tư ra quyết định cham dứt hoạt động dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, một trong những điểm mới, nổi bật nữa là Luật đầu tư 2014 không còn khái

niệm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp, sử dụng khái niệm “Đầu tư kinh doanh” để thay

thé hai khái niệm trước đây là “Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp”, đồng thời cải cách quy trình

gop von, mua cô phan, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng cho phép nhà đầu tư

nước ngoài trực tiếp thực hiện thủ tục thay đôi thành viên theo quy định của pháp luật về doanhnghiệp mà không phải thực hiện thủ tục đầu tư Theo đó, hình thành một nhóm mới: các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc góp vốn, mua cô phan, phần vốn góp trong doanhnghiệp Việt Nam của nha đầu tư nước ngoài Hình thức này đã bước đầu tạo chuyền biến mạnh

mẽ trong thu hút thêm nguồn vốn FDI trên cả nước nói chung và tại Hải Phòng nói riêng, tuynhiên, hiệu quả từ những doanh nghiệp này đến nay chưa có cơ sở dé thống kê, đánh giá do taiLuật Đầu tư 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa có hướng dẫn về chế độ báocáo, chế tài quản lý Về việc này, thành phố Hải Phòng đã có văn bản báo cáo Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, đề xuất bổ sung quy định về quản lý tổ chức kinh tế có nhà đầu tu nước ngoài đầu tư

thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phan, phan von gop.

Song song với việc nỗ lực rút ngắn thời gian thủ tục hành chính về đầu tư, kế từ tháng

9/2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã tô chức Hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp định kỳhàng tháng nhằm tiếp nhận và chỉ đạo xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp trong nước và nướcngoài trên địa bàn thành phó

Quan điểm coi trọng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của

thành phố Hải Phòng còn được thé hiện qua việc lần lượt trong hai năm 2012 và 2014 thành phố

đã ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác Nhật Bản (Japan Desk) và Tổ công tác Hàn Quốc

(Korea Desk) tại Hải Phòng với các thành viên Tổ là các lãnh đạo, cán bộ chuyên trách của các

Sở, ban, ngành của thành phố Các Tổ công tác họp định kỳ và đột xuất nhằm hỗ trợ kịp thời giải

quyết những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đang hoạt động trên

địa bàn thành phố; cung cấp thông tin, trợ giúp ban đầu cho các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc

tìm hiểu môi trường đầu tư tại Hải Phòng; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản Hoạt động của các Tổ công tác được Hiệp hội doanh nghiệp

Nhật Bản và Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng đánh giá cao về hiệu quả hỗ trợ nhà

33

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w