1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

56 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt Nam
Tác giả Ngụ Thị Phương Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Cụng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Học
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 12,64 MB

Nội dung

DANH MỤC TỪ VIET TATSTT Ký hiệu Giải thích 1 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á 3 GDP Tổng sản phẩm trong nước 4 UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về thương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

CAC NHAN TO ANH HUONG TOI THU HUT VON DAU

TU TRUC TIEP NUOC NGOAI TAI VIET NAM

Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Phương Anh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các

số liệu khảo sát và thống kê là hoàn toàn xác thực Kết quả nghiên cứu trong chuyên

đê chưa được ai công bô trong bât cứ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Ngô Thị Phương Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn

Công vì những chỉ bảo, hướng dẫn tận tình trong thời gian tôi thực hiện Chuyên

đề thực tập

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Lớp Kinh tế học 61 và Khoa Kinh tế học đãtạo điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành tốt việc học tập và nghiên cứu trong

thời gian qua.

Xin trân trọng cảm ơn!

il

Trang 4

MỤC LỤC

LOT CAM ĐOAIN -o< 5< S4 se sEs4E34EESESSEASEE5E75813813535738738015025758789035 250 i09)89.9 I 0)\ ii

MUC LUỤCC 0 G0 G5 9 Họ nọ 0.000.000 000000096 Hi

DANH MỤC TỪ VIET TẮTT - 2s s°s£ssSs£EssEss£ss£xseEseEseessesserssrse V

DANH MỤC BANG BIEU 2-2 5° se SsSsEseEssESseEseEssvssessesssrssre vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH 2-5 5£ 2< se Ss£EsEseExsEEserserseessessrrsrre vi

)/ 98271055 1CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ THUYET VÀ TONG QUAN THỰC NGHIEM VECAC NHAN TO ANH HUONG TOI DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI

1.1 Co sở lý thuyết về các nhân tố anh hưởng tới dau tu trực tiếp nước ngoài

09001 4

1.1.1 Tổng quan về dau tư trực tiếp nước ngOài -scccccccccccsceeei 4

1.1.2 Lý thuyết về dau tư trực tiẾĐ nước NOL s-cccccccccscscxered 101.2 Tong quan nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - 2+ +++2++2E++Ex+2ExtEExerkrerkrsrkrrrre 19

1.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu to ảnh hưởng thu hút FDI nước ngoài

2.1 Thực trạng thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam -. -<<<x+ 24

2.1.1 Xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nai 2-2-5 ©5z+c<+c+scsez 242.1.2 Đánh gia và so sánh vốn FDI Việt Nam thu hút được với các nước trong

77.017.282 81Ẻ8ẺẼ8eaea A111 25 2.2 Phương pháp nghiên CỨU - - 5 1332111311139 118 11111 re 27

2.2.1 Đề xuất mô hình nghién CỨI + + + 5t+S£+S£+E£+E£Ee£EeEEeEerrrssxee 27

2.2.2 Dữ liệu nghiÊH CÚ H cv TH TH kg tk khu 28 2.2.3 Phương pháp HghiÊH CUU càng ng trệt 29

2.2.4 Giả thuyết nghiÊH CUU ceeeccescecsessesssessessesssessecsesssessessessesssessessessesssesseeses 292.3 (0 0i nh ÔỎ 31

1H

Trang 5

CHUONG 3: KET QUÁ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TO ANH HUONG

THU HUT DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 32

3.1 Thống kê, mô tả các bin - 2-2 ©5¿©+2+2++2E+£EE2EEEEEtrEEtrkrsrxrrrrers 32

3.1.1 Bảng thống kê các biẾn -+-©5£©52+E+E‡EEeEEEEEEEEEEerkrrkrrkerkee 323.1.2 Mô tả các biến trong mô hìnhh - + Sc+St+E‡E+EEEeEEeEkerkerkrrerree 323.1.3 Kiểm định tính dừng của các biẾn số - z- z©ccsecs+csczrzxez 333.2 Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu - 2-2 2 2+2 +x+£x+£s+£+zxszsez 34

3.2.1 Kết quả hồi quy mô hình ARDL -©2¿©25+2c+c2zevcxerxrsrxerreees 34

3.2.2 Kết quả mô hình ARDL về moi quan hệ dài hạn -5-©5- 353.2.3 Kết quả của mô hình sửa lỗi (ECM) trong ngắn hẠqH ««.« s2 403.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu ¿- ¿+ +++++z+zx++zx++zxzzxeex 41

3.3.1 Kiểm định tính nhiễu trắng của sai số của mô hình - 4I3.3.2 Kiểm định đường ĐaO 5S kEềEEEEEEEEEE2111 11211111111 xe 423.3.3 Kiểm định tự tuOng qIHđH 5-55 ÉEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkerkrrkrkee 423.3.4 Kiểm định phương sai SAi SỐ - ¿5c St St EEEEEEEEEEEEEkerkerkrrrree 433.4 Kết luận chương - Set E111 1111 ke 43CHUONG 4: KET LUẬN VÀ CAC HAM Ý CHÍNH SÁCH 44

AD K6t nẽẽ 44

4.2 Kiến nghị ¿- 25s t2 1E 1EE12211211211211111211 2112111111111 erree 444.3 Hạn chế của nghiên CỨU - 2 2 + E++E£+EE+EE+EE£EEE2EEEEEEEEtrErrExrrkerreee 46TÀI LIEU THAM KHẢO 2< cs£©s©s££ss se ssezssessevsserssezsee 47

IV

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

STT Ký hiệu Giải thích

1 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

2 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

3 GDP Tổng sản phẩm trong nước

4 UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển

5 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

6 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

7 NSLD Năng suất lao động

8 CN Công nghiệp

9 FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài

10 CPI Chỉ số giá tiêu dùng

11 REER Tỷ giá hối đoái thực bình quân

12 LP Tỷ lệ lạm phát

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 1.1: Yếu tố điều kiện “Day — Kéo” của FDI (Nguồn: UNCTAD) 6Bảng 1.2: Mô hình OLI đối với đầu tư quốc tẾ ¿2+ ©z+cx++zxz+seeex 16

Bang 1.3 Các yếu tố quyết định FDI của nước nhận dau tu theo tổ chức UNCTAD

5 18

Bang 2.1 Tổng hop dữ liệu nghiên CUU c.cceccssessessessessessessesesesseesessessessesseesesees 28

Bang 3.1 Thống kê, mô ta các biến của mô hình ¿2 eeseseesesseaees 32Bảng 3.2 Thống kê kiêm định tính dừng của các biến -: :-¿-: 33Bang 3.3 Kết qua hồi quy mô hình ARDL 2 2 2 s2 +E2££+£++£xecseeẻ 34Bảng 3.4 Kết quả ước lượng dài hạn mô hình ARDL 2-2-5: 35Bảng 3.6 Kết quả kiểm định tính nhiễu trắng của sai số của mô hình 41Bảng 3.7 Kết quả kiêm định đường ba0 cecccssscsssesssessessseessecseesseessecssecseesseessecs 42

Bang 3.8 Kết quả kiểm định tự tương quan -22 2 s+s+£xezz+xserxerseee 42

Bảng 3.9 Kết quả kiêm định PSSS -22- 5522 2+EE2EE2EEEEEerkrerkrrrree 43

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Các DK quyết định lợi thế cạnh tranh của quốc gia -. - 12Hình 1.2 Vòng đời quốc tế của sản phẩm 2-22 2 2+++£x+zEzxzrxerseee 14Hình 2.1 Xu hướng biến động FDI vào Việt Nam năm 1991-2021 25Hình 3.1 Xu hướng biến động của FDI và GDP thực của Việt Nam giai đoạn 1991-

2021 G22 222122122121211211 011211211 11.111 1 11 11g 36

Hình 3.3 Xu hướng biến động của tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam

Bal doan 1991-2021 0011717Ẽ757 38

Hình 3.4 Xu hướng biến động của ty lệ lao động 15 tuổi đã qua đào tạo của Việt

Nam giai đoạn 1991-2021 2 3+ 3231331119113 115115311111 1 1 1H ng rệt 39

Hình 3.5 Xu hướng biến động của tổng đầu tư trong nước của Việt Nam giai đoạn

109/201 d 40

vi

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

FDI đã và đang trở thành xu hướng nồi bật của thời đại toàn cầu hóa, khu vực

hóa Đây là một trong những công cụ quan trọng trong thúc đây phát triển kinh tế của

nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Thực tế chothấy, FDI có tác động tích cực đối với cả nước đầu tư lẫn nước nhận đầu tư Đặc biệt,

đối với các nước nhận đầu tư đang trong quá trình công nghiệp hóa, FDI không những

bổ sung nguồn vốn quan trọng, giúp mở rộng thị trường ở nước ngoài dé thúc daytăng trưởng kinh tế, mà còn góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong

nước, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động Trong môi trường chính sách phù

hợp, nó còn có thé đóng vai trò như một chìa khóa quan trọng dé phát triển doanhnghiệp địa phương và củng có, cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp và chủ

dau tư.

Thực tế cho thấy, toàn cầu hóa đã gây ảnh hưởng lớn tới xu hướng chuyền dịchcủa dòng vốn FDI Theo báo cáo “Investment Trends Monitor” của Hội nghị LiênHiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố ngày 24/01/2021: Tổng

vốn FDI trên toàn thế giới năm 2020 giảm 42% so với năm trước đó Cụ thé là 859

tỷ Con số này được đánh giá là thấp ki lục ké từ 1990 đến nay Thậm chí, nó cònthấp hơn 30% vốn FDI của những năm xảy ra các sự kiện gây ảnh hưởng kinh tếnhư: khủng hoảng tài chính toàn cau, FDI của những quốc gia có nền kinh tế phát

triển nam trong khu vực EU27 cũng giảm mạnh, đặc biệt là Đức và Pháp

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải quốc gia nào cũng gặp thực trạng là vốnFDI giảm Chăng hạn như tại Thụy Điền, dù đối mặt với dịch Covid 19 nhưng FDI

thu hút được ước tính đạt 29 ty USD, tăng 1.41 lần so với năm 2019 Tại Châu Á,

nhìn chung, FDI cũng có xu hướng giống như nhiều quốc gia trên thé giới là giảm.

Nhưng nếu xét riêng Đông Á thì FDI của khu vực này vẫn tăng mạnh với 12% và

đạt 283 tỷ USD Và đây cũng là lần đầu tiên khi Trung Quốc vượt Mỹ trở thànhquốc gia thu hút FDI lớn nhất thé giới với dấu mốc163 tỷ USD

Riêng tại Việt Nam, dòng vốn FDI đồ vào được thống kê giảm nhiều so với năm

2019, giống với xu hướng của thế giới Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Tính đến20/12/2020, tông vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cô phần (GVMCP)

của nhà đầu tư nước ngoài đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2019 Vốn

thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 19,98 tỷ USD, bang 98% sovới cùng kỳ năm 2019 Tính lũy kế đến ngày 20/12/2020, cả nước có 33.070 dự án còn

Trang 9

hiệu lực với tông vốn đăng ký 384 tỷ USD Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư

trực tiếp nước ngoài ước đạt 231,86 ty USD, bằng 60,4% tông vốn dau tư đăng ký còn

hiệu lực Nhìn chung, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm sáng trong việc thu hút FDI

và nhận được khá nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời kì đại dịch

Covid-19.

Có thé thấy, sự di chuyên của nguồn lực FDI không theo một quy tắc nhất định

Nó biến động theo thời gian và không gian Năm 2020 — dưới sự tác động của đại

dịch Covid 19, chúng ta đã chứng kiến một năm ảm đạm của dòng vốn FDI khi cáccon số cho thấy xu hướng FDI giảm sâu tại hầu hết các khu vực và nền kinh tế trênthế giới Tuy nhiên, theo các số liệu báo cáo trên thì không phải quốc gia, khu vựcnào cũng giảm vốn FDI Điều này đã đặt ra câu hỏi lớn: Vậy các yếu tố nào ảnhhưởng tới thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam? Với tầm quantrọng của FDI, việc trả lời câu hỏi này là rất cần thiết dé từ đó tìm ra giải pháp phùhợp, giúp tăng cường thu hút hơn nữa dòng vốn FDI vào Việt Nam Từ lý đo trên, tôixin chon đề tài “Nghiên cứu các nhân to ảnh hưởng tới thu hút vốn dau tư trực tiếp

nước ngoài tại Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của chuyên đề là xác định được các nhân té ảnh hưởng tới thuhút vốn FDI Cụ thé, chuyên dé sẽ tập trung làm rõ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu

thực nghiệm về các nhân tổ anh hưởng tới dòng vốn FDI trước đây Sau đó, đề xuất

mô hình, thực hiện phương pháp của nghiên cứu và giải thích kết quả Từ đó, đưa racác hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu trên

3 Câu hỏi nghiên cứu

Chuyên đề này sẽ tập trung trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu sau

- Các nhân tô nào ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam

- Hàm ý chính sách từ các kết luận liên quan tới nhân tố ảnh hưởng tới thu hút

von đâu tu trực tiêp nước ngoài tai Việt Nam là gi?

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của chuyên đề là các yêu tố tác động đến thu hútvốn FDI tại Việt Nam

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Không gian: Phạm vi lãnh thé Việt Nam

- Thời gian: Từ 1991-2021

5 Kết cầu của chuyên đề:

Bên cạnh phan mở dau và danh mục các tài liệu tham khảo, kêt cau của chuyên

đê bao gôm các chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tong quan thực nghiệm về các nhận tô ảnh hưởng

tới đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu các nhân tổ ảnh hưởng tới thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Việt Nam

Chương 4: Kết luận và các hàm ý chính sách

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN THỰC

NGHIEM VE CÁC NHÂN TO ANH HUONG TỚI ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

1.1 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDD

1.1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.1 Khải niệm chung về vốn dau tư trực tiếp nước ngoài

Theo Quỹ Tiên tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là

hình thức dau tư quốc tế, được thực hiện nhằm thiết lập các moi quan hé kinh tế lâu

đài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nên kinh tế khác nên kinh

tế nước chủ dau tư Mục đích của chủ dau tư là có mức độ ảnh hưởng đáng kể trongquản lí doanh nghiệp Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chi bao gồm những giaodich ban đầu dé thiết lập mối quan hệ giữa nhà dau tư và doanh nghiệp mà còn gom

cả những giao dịch tiếp theo của họ và giữa những doanh nghiệp, dù có tư cách pháp

nhân hay không có tu cách pháp nhân ”.

Định nghĩa này nhằm mục đích phân biệt động cơ của đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) va đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) Mục đích của FDI là chủ đầu tưmuốn có quyền quản lí thực sự trong doanh nghiệp Trong khi đó, FPI thì sẽ không

kèm theo việc tham gia vào hoạt động quản lí và nghiệp vụ của doanh nghiệp.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 1996) đưa ra khái niệm: Đầu tư

trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tếlâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo

ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách thành lập hoặc mởrộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư;mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới; cấp tíndụng dài hạn (> 5 năm) Dé có quyền kiểm soát nhà đầu tư cần năm từ 10% cô phiếuthường hoặc quyền biéu quyết trở lên Tuy nhiên không phải lúc nào cũng áp dụng

tiêu chí này Ví dụ, có thê thực hiện quyền kiểm soát đối với các công ty được giaodich rộng rãi hơn mặc dù sở hữu ty lệ cô phiếu có quyền biểu quyết nhỏ hơn

Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Đầu tư trực tiếp nướcngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn băng tiền hoặc bat kỳ tàisản nào đề tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này

Trang 12

Như vậy, chúng ta có thé khái quát lại khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

là hình thức đầu tư quốc tế, trong đó dòng vốn được di chuyền từ quốc gia này quaquốc gia khác Vốn này có thê là tiền hoặc bắt kì tài sản nào Và mục tiêu cuối cùng

của các nhà đầu tư là tham gia trực tiếp vào việc quản lý doanh nghiệp của nước nhậnđầu tư

1.1.1.2 Đặc điểm của vốn dau tư trực tiếp nước ngoài

- FDI được thực hiện chủ yêu từ nguôn vôn tư nhân và mục tiêu ưu tiên hàng

đầu của FDI là tìm kiếm lợi nhuận:

Ở các nước phát triển, kinh tế tư nhân được cho là trụ cột đảm bảo cho kinh tế

phát triển một cách ồn định bởi chúng chiếm ty trọng lớn trong GDP Khi sản xuất

trong nước không đem lại được lợi nhuận cao thì các công ty, doanh nghiệp tư nhân

sẽ có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường nước ngoài thông qua hoạt động đầu

tư và sản xuất kinh doanh

Trong khi nếu đầu tư gián tiếp, chủ đầu tư cũng nhằm mục đích kiếm lời nhưngkhông kèm theo việc tham gia vào hoạt động quản lí và nghiệp vụ tức là nguồn thu

của nhà đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họđầu tư vốn thì đối với đầu tư trực tiếp thì nhà đầu tư được tham gia vào quản lí doanh

nghiệp, có quyền can thiệp vào những chiến lược trong hoạt động kinh doanh Khidoanh nghiệp nhận đầu tư lãi hoặc lỗ thì nhà đầu tư cũng sẽ phải chịu trách nhiệmcùng Chính vì vậy, bên cạnh việc đồ vốn thì các nhà đầu tư cũng có nhiệm vụ cùngdoanh nghiệp thực hiện và đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm nâng cao kết quảcủa hoạt động kinh doanh dé tiến tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Đây cũng chính

là lý do hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thường mang lại hiệu quả kinh doanhcao hơn so với các hình thức khác Tuy nhiên, FDI thiết lập một mối quan hệ, camkết dài hạn chứ không vì mục đích kiếm lợi nhuận nhanh nên trong dài hạn, chúng

cũng có những tác động trực tiếp tới cơ cau và mức độ phát triển kinh tế

- Mức vốn đầu tư trực tiếp sẽ quyết định mức độ tham gia quản lí doanh nghiệp

Tùy theo luật pháp của từng quốc gia mà chủ dau tư phải đóng góp tối thiêu bao

nhiêu tỷ lệ vào vốn điều lệ hoặc vốn pháp định dé dành quyền kiểm soát doanh nghiệpnhận đầu tư Luật pháp của Mỹ quy định tỉ lệ là 10%, Pháp và Anh là 20%, còn theoquy định của OECD (1996) thì “ti lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyềnbiểu quyết của doanh nghiệp”

Tỷ lệ góp vốn này sẽ là cơ sở dé quyết định mức độ quản lý doanh nghiệp của

nha dau tư, kèm với đó trách nhiệm của cả hai bên khi có lợi nhuận hoặc gặp rủi ro.

Trang 13

Đông nghĩa với việc nêu chủ đâu tư góp vôn toàn bộ thì họ sẽ được toàn quyên điêu

vi đầu tư ra bên ngoài của FDI nhằm tìm kiếm một thị trường tiềm năng hơn hay tănghiệu quả kinh doanh với chi phí sản xuất thấp hơn ở nước thu hút Sau đây là bảng

mô tả các yêu tô “đây” và “kéo” dân đên xu hướng dau tư của FDI.

Bang 1.1: Yếu tố điều kiện “Day — Kéo” của FDI (Nguồn: UNCTAD)

Yếu tố “Day” - Nước chú đầu | Yếu tố “Kéo” - Nước thu

tư hút

¬ | Quoc gia của chủ đâu tư cạnh ¬ ah gen apo

Thi trường va eo SA Có đủ điêu kiện đáp ứng nhu

tranh gay gat nén can tim thi , , ak

Thuong mai ` 1 câu của chủ đâu tư

trường mời

Chỉ phí sản xuất trong nước cao

Chỉ phí sản do lạm phát, do khan hiếm nên Chi phi lao động, chi phí

xuât can tìm thị trường có chi phí | nguyên vật liệu đầu vào thấp

đầu vào thấp

to Cac doanh nghiép dia

Cạnh tranh gay gat giữa các "

" " „ phương có năng lực cạnh

Doanh nghiệp doanh nghiệp trong nước tạo l má"

ˆ ANH tranh kém do yêu về khoa địa phương động lực tìm kiêm các thị

` ¬ ay học công nghệ, nên thị trường khác đê đâu tư

trường ít gay gắt hơn

Có nhiều chính sách thu hútFDI như ưu đãi giá thuê đất,giảm thuế, hỗ trợ làm thủ tục

đầu tư,

Không có nhiêu chính sách ho

»

Thể chế trợ đầu tư trong nước nên doanh

nghiệp thu ít lợi nhuận

Trang 14

1.1.1.3 Các hình thức dau tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1.3.1 Thành lập doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là doanh nghiệp được thànhlập trong nước nhận đầu tư nhưng lại chịu sự quản lí và thuộc quyền sở hữu của chủ

đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư được toàn quyền đưa quyết định và chịu toàn bộ trách

nhiệm hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật của nước nhận đầu

tư Thông thường, những doanh nhiệp này được thành lập dưới dạng một công ty con

thuộc công ty mẹ xuyên quốc gia

Ưu điểm điểm của hình thức này là chủ đầu tư toàn quyền quản lí kinh doanh

và chịu trách nhiệm lãi, lỗ nên đây sẽ là động lực dé họ đưa những phương thức quan

lí hiệu qua, đầu tr khoa học công nghệ và có những chính sách nhằm nâng cao hiệuquả kinh doanh một cách tối đa Đối với nước nhận đầu tư, không chỉ không cần bỏvon mà họ còn có thé thu được những chi phí phát sinh từ việc dau tư là chi phí thuênhà đất, Ngoài ra, các doanh nghiệp được thành lập thì sẽ góp phần giải quyết đượcvan đề việc làm cho người dân Tuy nhiên, hình thức này cũng có những hạn chế nhấtđịnh Đó là việc chủ sở hữu được toàn quyền quản lí nên nước nhận đầu tư sẽ ít có

cơ hội được học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lí Bên cạnh đó, sự khác biệt về văn

hóa đối cũng có thé là một trở ngại lớn đối với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước

ngoài.

1.1.1.3.2 Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà

dau tư nước ngoài

“Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên hợp tác, thành

lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa chính phủcủa các quốc gia Hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

hợp tác với doanh nghiệp nước sở tại, hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với

nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh” Như vậy, với hình thức này,

cả nước đầu tư và nước nhận đầu tư phải đóng góp một số vốn nhất định theo camkết và chịu trách nhiệm theo mức vốn đã đóng góp khi có lợi nhuận hoặc rủi ro Hiệu

quả kinh doanh sẽ phụ thuộc vào môi trường cả hai bên liên doanh Những yếu tố này

có thê bao gôm: văn hóa, xã hội, chính tri, kinh tê,

Hình thức này được sử dụng khá phổ biến bởi chúng có ưu điểm là an toàn hơn

so với thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài của nhà đầu tư Họ cóthé chia sẻ những rủi ro với nước nhận đầu tư thông qua mức đóng góp vốn Hơn

nữa, có sự hợp sức từ nước nhận dau tư thì sự khác biệt vê văn hóa, xã hội, chính tri

Trang 15

sẽ dễ dàng giải quyết hơn Còn đối với nước nhận đầu tư, khi tham gia vào doanh

nghiệp liên doanh, họ sẽ có cơ hội học hỏi được kinh nghiệm quan lý, dé dàng tiếp

thu được những thành tựu khoa học công nghệ của nước đầu tư Ngoài ra, khi kết quả

kinh doanh tốt, nước nhận đầu tư còn được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn Dựavào doanh nghiệp liên doanh, nước nhận đầu tư còn có cơ hội mở rộng thị trườngsang nước ngoài và thu hút được nhiều nguồn nhân lực từ trong và ngoài nước Tuynhiên, vì doanh nghiệp chịu sự quản lí đồng thời từ cả hai nước nên dễ xảy ra nhữngbất đồng, mẫu thuẫn trong quá trình hoạt động sản xuất

1.1.1.3.3 Đầu tu theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Theo Luật Đầu tư 2014 của Việt Nam: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BusinessCooperation Contract) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác

kinh doanh dé phân chia lợi nhuận, phân chia sản phâm mà không thành lập tô chứckinh tế”

Vì không phải “thành lập tổ chức kinh tế” nên hình thức này giúp nhà đầu tu vànước nhận đầu tư tiết kiệm cả thời gian va tiền bạc, giải quyết được tinh trang thiéuvốn, trong quá trình hợp tác thì sẽ giúp đỡ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Tuy

nhiên nó có nhược điểm là, cũng vì không thành lập tổ chức kinh tế, nên hình thức

này thường hữu hạn, thường được sử dụng trong ngắn hạn

1.1.1.3.4 Hình thức hợp đồng đầu tư

Có rất nhiều loại hợp đồng đầu tư và phô biến nhất là hợp đồng BOT, BT, BTO

“BOT (Build — Operate — Transfer) là hình thức dau tu được thực hiện theo hợpđồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thâm quyên và nhà đầu tư nước ngoài dé xâydựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định Hết thời

han, nhà dau tư chuyên giao không bôi hoàn công trình đó cho nước nhận đâu tư.”

“BTO (Build — Transfer — Operate) là hợp đồng đầu tư được ký bởi chủ đầu tưvới cơ quan nhà nước có thâm quyền về lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng Sau khi xâydựng xong, chủ đầu tư sẽ phải tiến hành chuyên giao lại cho nhà nước chịu tráchnhiệm Cơ quan nhà nước sẽ dé nhà đầu tư vận hành, khai thác trong một khoảng thờigian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận”

“BT (Build — Transfer) là hình thức đầu tư được ký kết giữa nhà dau tư và cơ

quan nhà nước dé xây dựng các công trình kết cau hạ tang Sau khi công trình hoàn

thiện, nhà đầu tư sẽ chuyên giao công trình đó lại cho cơ quan nhà nước có thâm

quyên Cơ quan nha nước sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác đề thu

Trang 16

hồi vốn và lợi nhuận hoặc có thể thoả thuận thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng

BT”.

Việc đầu tư dưới hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT diễn ra ngày càng nhiều,

nó làm giảm áp lực vốn cho ngân sách nhà nước bởi thông thường các dự án này sẽđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, một số ít thì đầu tư công trình du lịch Bên cạnh đó,thị trường các nhà đầu tư đủ điều kiện đấu thầu cũng đang cạnh tranh khốc liệt, nênviệc lựa chọn nhà đầu tư tốt diễn ra thuận lợi hơn Và từ đó, tạo điều kiện cho cácnguôn lực khác trong kinh tế phát triển

1.1.1.4 Vai trò của FDI đến các nước nhận đầu tư

Với những đặc điểm trên, ta có thể thay được vai trò của FDI rat quan trọng đặcbiệt là đối với các nước đang phát triển Cụ thể:

- FDI bé sung, đóng góp nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế dé phát triển xãhội, tăng trưởng kinh tế:

Rơi vào “vòng luan quan đói nghèo” là thực trạng mà nhiều nước dang pháttriển đang gặp phải Đầu tiên là thu nhập thấp kéo theo tiết kiệm và đầu tư thấp, dẫntới trình độ kỹ thuật thấp làm cho năng suất lao động thấp và cuối cùng hậu quả vẫn

là thu nhập thấp Dé thoát ra khỏi vòng luân quân này thì các nước phải gỡ nút từ thunhập thấp Nếu cứ trông chờ vào nguồn vốn trong nước thì đôi khi lại làm cho quốcgia day rơi vào tinh trang tụt hậu so với thế giới Nên khi nhận được đầu tư trực tiếpnước ngoài, nó sẽ giống như “cú hich” giúp quốc gia có thé phá vỡ vòng luân quanđói nghèo này bởi nó làm giảm áp lực cho nguồn vốn nhà nước và tạo điều kiện dé

phát triển các nguồn lực khác của kinh tế

- FDI giúp thúc day quá trình chuyên giao công nghệ của nước nhận đầu tư

Đề đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì nhà đầu tư thường đưa nhữngthành tựu khoa học công nghệ, cùng với những kĩ thuật tiên tiễn sẵn có vào các nướcnhận dau tư cùng với đó là sự chuyền giao kinh nghiệm, những chính sách đào tạolao động có trình độ chuyên môn cao Có thể nói, các nước nhận đầu tư không chỉnhận mỗi vốn bang tién hay hiện vật mà còn nhận được những tài san vô hình như kinăng, kiến thức, kinh nghiệm FDI còn là động lực thúc đây việc đầu tư đào tạo các

kỹ sư, nhà quản lý có chuyên môn cao dé tham gia vào doanh nghiệp Xét lâu dài,đây chính là một trong những lợi ích tốt nhất của FDI

- FDI tạo điêu kiện cho các nước nhận đâu tư hội nhập quôc tê và tham gia vào

thị trường thế giới

Trang 17

FDI chính là bàn đạp để các nước nhận đầu tư thâm nhập, tham gia vào thịtrường thé giới Khi nhận được vốn đầu tư của các công ty liên doanh hoặc các công

ty đa quốc gia thì nước nhận đầu tư sẽ có cơ hội được tham gia vào mạng lưới kinh

doanh toàn cầu, giúp thúc đây xuất khâu Hơn nữa, FDI còn có tác động tích cực tớixây dựng hình ảnh, vi thế và có được nhiều mối quan hệ hợp tác trên thị trường thếgiới Dé từ đó, nhiều quốc gia khác sẽ chú ý đến nước nhận dau tư hơn Đây là cơ hội

để quảng bá thương hiệu sản phẩm uy tín, chất lượng cao, là bước đầu để các sảnphẩm trong nước tìm được chỗ đứng trên thị trường tiêu dùng thé giới

- FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước

Bên cạnh nhận được nguồn vốn đóng góp vào vốn điều lệ hoặc vốn pháp định

từ chủ đầu tư, thì các nước nhận đầu tư còn nhận được nguồn thu từ thuế Ở một sốnước đang phát triển thì đây chính là nguồn thu quan trọng đóng góp cho ngân sách

của chính phủ Như phân tích ở trên, FDI góp phan giải quyết van đề việc làm chongười dân, khi đó, nếu thu nhập của người dân càng nâng cao thì nguồn thu của nhànước cũng tăng nhờ thuế thu nhập cá nhân Ngoài ra, FDI còn thúc day hoạt động

xuât khâu tạo ra các khoản thu ngoại tệ.

- FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm và nâng cao năng suất

lao động:

Vì mục tiêu của các nhà dau tư là tìm kiếm thị trường quốc tế có chi phí rẻ déthu được lợi nhuận cao nên bên cạnh các nguyên liệu đầu vào rẻ thì họ còn ưu tiênnhững quốc gia có thị trường lao động lớn, chi phí nhân công rẻ Các doanh nghiệp

có vốn FDI sẽ thuê các lao động tại địa phương Trong quá trình sản xuất kinh doanh,các lao động này liên tục được trau đồi kĩ năng và phong cách làm việc của nước

ngoài Thậm chí, họ còn được đào tạo thành các kĩ sư, chuyên gia, quản lí với trình

độ chuyên môn cao dé phù hợp với công việc Các doanh nghiệp có vốn FDI còn cóthể gián tiếp tạo việc làm cho các công ty hỗ trợ sản xuất bằng cách hợp tác kinhdoanh hoặc nhập nguyên liệu, mua hàng hóa, dich vụ từ các tô chức đó

1.1.2 Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.2.1 Lý thuyết nội bộ hóa

Lý thuyết nội bộ hóa được khái quát lại boi Buckley và Casson năm 1976

Buckley và Casson cho rằng: “Nội bộ hóa là việc MNE kiểm soát toàn bộ quá trình

sản xuất kinh doanh từ nguyên liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra.Trong thị trường không hoàn hảo, công ty luôn phải đối mặt với các van dé: chấtlượng sản phẩm, chỉ phí thực thi hợp đồng với đối tác và kiểm soát chất lượng sản

10

Trang 18

pham Khi đó, công ty phải tự tạo ra thị trường bằng cách tự tạo ra giao dịch nội bộ,

sử dụng tài sản trong công ty mẹ - con, con — con Lợi ích của việc nội bộ hóa là

tránh được độ trễ của thời gian, về mặc cả khi mua bán và tình trạng thiếu thốn

người mua Nội bộ hóa được thiết lập khi lợi ích lớn hơn chi phí phát sinh Nội bộhóa là cách dé công ty kiêm soát được chat lượng sản phẩm của minh và vì thé họ

ưa thích FDI hơn là nhượng quyền thương hiệu hoặc chuyền giao công nghệ” Tức

là ở đây, hai ông cho răng, việc giao dịch trong nội bộ sẽ có lợi hơn là ở bên ngoài.Bởi như thé có thé tránh được tri thức là hàng hóa công cộng Nhu vậy, lý thuyếtnày sẽ giải thích cho động cơ đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức mua lạitoàn bộ doanh nghiệp, thành lập công ty đa quốc gia

1.1.2.2 Lý thuyết về lợi thé cạnh tranh

Năm 1990, M.Porter đã đưa ra lý thuyết về lợi thế cạnh tranh Đây là “công

trình nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học ở 12 nước bắt đầu từ năm 1986” Lý

thuyết được phát triển dựa trên quan điểm cho rằng: “Khả năng cạnh tranh của một

ngành công nghiệp được thê hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngànhđó” M Porter đã dựa vào đây để đưa ra được khái niệm khả năng cạnh tranh quốcgia Như vậy, quan điểm trên đã được khái quát cho đối tượng lớn hơn là quốc gia.Tất nhiên, nó vẫn có khả năng áp dụng cho một khối liên kết kinh tế quốc tế nhấtđịnh Lý thuyết của M.Porter đã kế thừa và kết hợp nhiều lý thuyết thương mại quốc

tế trước đó dé đưa ra cách giải thích tối ưu nhất

Theo lý thuyết này, khả năng cạnh tranh quốc gia được thé hiện qua sự tác động

qua lại và mối liên kết của bốn nhóm yếu tố Mối liên kết của bốn nhóm tạo thành

mô hình (Hình 2.2) có tên là mô hình kim cương Porter Các nhóm yếu tố điều kiệnbao gồm: (1) Điều kiện về yếu tố sản xuất, (2) Điều kiện về cau; (3) Các ngành Côngnghiệp hỗ trợ và có liên quan; (4) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộngành Yếu tổ tác động của Chính phủ và cơ hội kinh doanh cũng là những yếu tổ rat

quan trọng bên cạnh nhóm các yêu tô trên.

11

Trang 19

Chiến lược, cơ cấu và cạnh

môn tinh xảo, Nhóm yếu tố cơ bản bao gồm: những nhân tố thuộc về tự nhiên (nguồn

tài nguyên thiên nhiên déi dào, vị trí địa lý thuận lợi hoặc khí hậu ôn hòa, ) hoặcnguôn lao động chưa qua dao tạo hoặc dao tạo giản đơn và nguồn vốn Giữa hai nhómyếu tô này luôn có mối liên hệ rằng nhóm yếu tố tiên tiến thường được hình thành từnhóm yếu tô cơ bản va chúng được xem là yếu tô cốt lõi quyết định khả năng cạnhtranh của quốc gia

Thứ hai, Diéu kiện về cầu

Ở đây, M.Porter quan tâm về tiềm năng của thị trường Thị trường trong nướchay thị trường quốc tế đặt ra những tiêu chuẩn cao về dịch vụ, sản phẩm thì đòi hỏidoanh nghiệp nếu muốn giữ được vị thế thì phải thường xuyên có những chiến lược

cải tiễn và đôi mới sản phẩm Xu hướng quốc tế hóa đang dan rút ngắn sự khác biệtgiữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài Vì vậy, kế cả phục vụ thị trường

trong nước thì sản phẩm được sản xuất ra cũng phải đạt chất lượng cao

12

Trang 20

Thứ ba, các ngành Công nghiệp hỗ trợ và các ngành Công nghiệp liên quan

Không một ngành nào có thể tồn tại tách biệt một cách lâu dài vậy nên khả năngcạnh tranh của quốc gia còn phụ thuộc vào các ngành CN hỗ trợ và các ngành CNliên quan Thông thường, dé đáp ứng đủ nguyên liệu đầu vào, các doanh nghiệp cầnnguồn cung từ các doanh nghiệp có thé trong cùng ngành hoặc ngành khác Người tagọi đấy là ngành CN hỗ trợ Khi doanh nghiệp phát triển hùng mạnh làm cho ngành

CN hỗ trợ cũng phát triển Theo một cách tự nhiên, các nganh CN liên quan đếnngành CN này cũng sẽ nỗi lên theo Chúng tác động qua lại, bổ trợ và thúc đây lẫnnhau tạo thành một cụm công nghiệp Và sự phát triển của cụm CN này sẽ làm tăng

lợi thê cạnh tranh của quôc gia đó.

Thư tu, chiên lược, cơ câu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành

Mỗi doanh nghiệp thì có những mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược và tầm nhìnriêng Đây chính là định hướng phát triển làm nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.Yếu tố này sẽ tác động xuyên suốt tới hoạt động kinh doanh và thị trường của công

ty trong ngành đấy Đề có những lợi thế cạnh tranh thì ngay từ ban đầu cần xác định,định hướng chiến lược đúng đắn Ngoài ra, cơ câu ngành công nghiệp hợp lý cũng cóảnh hưởng rat lớn tới lợi thế cạnh tranh của quốc gia Tập trung phát triển các ngành

công nghiệp mũi nhọn và giữa các các ngành công nghiệp có sự tương tác hỗ trợ lẫn

nhau Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của nội bộ ngành sẽ làm cho thị trường trong nước

thêm phan gay gắt, đòi hỏi các công ty phải chủ động cải thiện chất lượng sản phẩmsao cho tốt nhất Như vậy, khi mang ra ngoài thị trường quốc tế, sản phẩm này cũng

sẽ có được tính cạnh tranh cao.

Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của M.Porter đã đưa ra các nhóm yếu tố quyết địnhkhả năng cạnh tranh của các quốc gia và giải thích Lý thuyết này đã xem xét và đánhgiá khả năng cạnh tranh theo sự biến chuyền của thời gian chứ không phải chỉ trạngthái tĩnh Từ việc phân tích lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, Các nước đầu tư sẽ cócăn cứ dé so sánh và đánh giá môi trường kinh doanh giữa các nước dé đưa ra quyếtđịnh đầu tư trực tiếp vào nước đó

1.1.2.3 Lý thuyết chu kì của sản phẩm (Product Life Cycle Theories)

Lý thuyết này được Raymond Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm

1966 trong bối cảnh phan lớn các sản phẩm mới trên thế giới được phát minh ra và

bán tại Mỹ.

Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm phát biểu rằng: Một công ty sẽ bat đầu

xuât khâu sản phâm của mình và sau đó tiên hành đâu tư nước ngoài khi sản phâm

13

Trang 21

trải qua các giai đoạn thuộc vòng đời của nó Mỗi sản phẩm thường trai qua ba giaiđoạn: giai đoạn sản phẩm mới, giai đoạn sản pham chin mudi, giai đoạn sản phẩm

chuẩn hóa Lý thuyết này lý giải cho quá trình chuyền dich của các thành tựu khoa

học, công nghệ và xu hướng đầu tư nước ngoài của các nước tiên phong trong việc

Giai đoạn 1 Sản Giai đoạn 2: Sản Giai đoạn 3: Sản t

phâm mới phẩm chin mudi phâm chuân hóa

Hình 1.2 Vòng đời quốc tế của sản phẩm

e Giai đoạn 1 (giai đoạn sản phẩm mới): Lượng cầu của khách hang ở một quốcgia công nghiệp càng cao thì sẽ tạo động lực thúc đây công ty sáng chế và phát minh

ra sản phẩm mới Do mức cầu chính xác trên thị trường nội địa chưa thể xác địnhđược tại thời điểm này, cho nên công ty sẽ chỉ sản xuất với số lượng nhỏ trong nước.Việc tổ chức sản xuất các sản pham này chỉ diễn ra ở nước phát minh Cuối giai đoạnsản phẩm mới, mặt hàng này bắt đầu được xuất khâu ra ngoài thị trường

14

Trang 22

e Giai đoạn 2 (Giai đoạn sản phẩm chin mudi): Những lợi ích mà sản phammang lại được thị trường trong nước và nước ngoài nhận thức một cách đầy đủ Công

ty sẽ tập trung sản xuất tại cơ sở có mức cầu cao nhất khi những doanh số xuất phát

từ xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu Cuối giai đoạn 2, các nước đangphát triển cũng đã có thé nhập khâu những sản pham này hoặc hơn nữa là có thé tô

chức sản xuât trong nước.

e Giai đoạn 3 (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa): Sự cạnh tranh từ các công ty

khác cùng bán ra mặt hàng tương tự sẽ tạo áp lực với công ty phát minh Khi đó công

ty buộc phải giảm giá để đảm bảo và duy trì lượng bán Sự giảm giá này làm cho lợinhuận thu được không cao Lúc này công ty phải tìm kiếm giải pháp mới bằng cách

bắt đầu tìm kiếm thị trường quốc tế với các chi phí nguyên liệu đầu vào và chỉ phí

sản xuất rẻ từ các nước dang phát triển Hơn nữa, khi phần lớn sản xuất được tiếnhành ngoài phạm vi nước phát minh, thì sản xuất sản phẩm trong nước đang tiễn vào

con đường chấm dứt hoàn toàn Và để đáp ứng nhu cầu trong nước thì nước phát

minh sẽ nhập khẩu sản pham được sản xuất ra từ cơ sở của các nước đang phát trién

đó.

Từ lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm có thể thấy, việc đầu tư trực tiếp từnước ngoài của các nước phát minh sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của sảnphẩm Khi sản phẩm ngày càng phổ biến thì quá trình sản xuất sẽ được di chuyền tớicác quốc gia nhằm khai thác yêu tố đầu vào rẻ Vậy nên, đối với những quốc gia cókhả năng cung cấp đầu vào rẻ như có nguồn nhân lực déi dào, chi phí thuê lao động

rẻ, có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phù hợp sản xuất san pham, thì sẽ cólợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước phát minh

1.1.2.4 Lý thuyết về loi thé độc quyên (The Theory of Firm-Specific Ownership

Advantages)

Ly thuyết này được khát quát bởi Hymer (năm 1960) Kết quả của lý thuyết này

đã giải thích được xu hướng của đầu tư nước ngoài trên quan điểm xuất phát từ cácngành kinh tế công nghiệp Hymer đã khăng định rằng: Một công ty muốn vượt quacác rào cản quốc tế, tham gia vào quá trình sản xuất khi công ty phải có lợi thế độc

quyền Thông điệp của lý thuyết Hymer cho thấy: Đề hoạt động đầu tư nước ngoài

diễn ra, thị trường phải là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, tạo ra những lợi thếcũng như bat lợi cho doanh nghiệp Việc đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp giảm sựcạnh tranh, giúp doanh nghiệp loại bỏ các rào can và có thé khai thác lợi thế của thị

trường nước ngoài.

15

Trang 23

1.1.2.5 Lý thuyết chiết trung Eclectic Paradigm (OLI)

Nham đưa ra lời giải thích về FDI, Dunning đã xây dựng công trình được đánh giá

là làm cơ sở cho việc đánh giá và xếp loại tính cạnh tranh cho các nước thu hút FDI saunày Đây là công trình được xây dựng và cải tiến qua nhiều năm: 1977, 1979, 1981,

1988, 1996, 1998, 2000, 2001 Theo Dunning: Một công ty tiến hành đầu tư nước ngoàikhi có các lợi thế OLI - bao gồm Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages- viết tắt làlợi thế O), lợi thế về khu vực (Locational advantages - viết tắt là lợi thế L) và lợi thế vềnội hoá (Internalisation advantages) Các lợi thế được mô tả trong hình 2.3

Bảng 1.2: Mô hình OLI đối với đầu tư quốc tế

Khuôn khổ Mô hình OLI

1 Lợi thế quyền sở hữu (O)

- Khuôn khô thê chế (thương mại, pháp lý, quan liêu)

- Lao động giá rẻ và có tay nghề cao

- Quy mô thị trường và khả năng tăng trưởng

- Điều kiện kinh tế vĩ mô

- Tài nguyên thiên nhiên

3 Lợi thế nội bộ hóa (I)

- Dé giảm chi phí giao dịch

16

Trang 24

- Dé tránh hoặc khai thác sự can thiệp của Chính phủ (hạn ngạch, kiểm soát giá

cả, chênh lệch thuế, v.v.) - Dé dat được các hiệp đồng kinh tế

- Dé kiểm soát nguồn cung cấp đầu vào

- Dé kiểm soát các cửa hàng thị trường

(Nguồn: Dunning 1993, p 81)

Theo Dunning, lợi thé về O và lợi thé I là được quyết định bởi nhà đầu tư nướcngoài, còn lợi thế L lại phụ thuộc vào nước nhận đầu tư Nên việc tự điều chỉnh cácyếu tô thuộc lợi thé L sẽ giúp cho quốc gia chủ nhà thu hút được nhiều vốn FDI hơn

Các quốc gia có những giai đoạn phát triển khác nhau, nên ở những thời điểm cụ thécần có những sự điều chỉnh khác nhau Mức độ điều chỉnh sẽ làm ảnh hưởng tới xuhướng chuyền dịch của FDI Vi vậy, có thé nói, những lợi thé này được đánh giá dưới

trạng thái động, chúng dịch chuyền theo thời gian và không gian

Đặc biệt, năm 1998 tổ chức UNCTAD đã đưa ra ba nhóm yếu tố ảnh hưởng thuhút FDI của nước nhận đầu tư từ cơ sở lý thuyết OLI của Dunning, trong đó bao gồm

“nhóm yếu tố khung chính sách cho đầu tư nước ngoài; nhóm yếu tố kinh tế và nhómyếu t6 thứ ba là tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi” được thé hiện cụ thể trong hình

dưới Tổ chức UNCTAD đã thực hiện cuộc điều tra thường niên dé xếp hang rankgiữa các quốc gia trong việc thu hút FDI Dựa vào đây, các quốc gia sẽ tự điều chỉnh

và có những chính sách nham cải thiện những yếu tố dé thu hút vốn FDI

17

Trang 25

Bang 1.3 Các yếu tố quyết định FDI của nước nhận đầu tư theo tổ chức

UNCTAD (1998)

Các loại hình FDI Yếu tố kinh tế của

Các yếu tố quyết định

i dựa trên động cơ nước sở tai

quôc gia sở tại

I Yêu tô khung chính sách đôi với Qui mô thị trường và

FDI GDP/người

CS kinh tế, chính tri, xã hội ồn

định

Các tiêu chuẩn về nhập cảnh và

hoạt động kinh doanh

Tiêu chuân đối xử với công ty liên kết nước ngoài

CS về chức năng và cấu trúc của

thị trường (đặc biệt là cạnh tranh

A Tìm kiếm

thị trường

Tiềm năng thị trường

Mức độ tham gia vào

CS thuế B Tìm kiêm nang :

tài nguyên Công nghệ, cải tiên

và khác

Cơ sở hạ tầng vật chất (cảng, đường

sá, điện, viễn

II Yếu tố tạo lợi nhuận kinh thông)

doanh

Nguyên liệu thô

Lao động phô thông

chi phí thâp Lao động có kỹ

II Yếu tố kinh tế

Xúc tiến đầu tư (bao gồm các

hoạt động xúc tiễn và các dịch vụ

hỗ trợ đầu tư);

Ưu đãi đầu tư;

Chi phí phức tạp (liên quan đến hiệu qua

tham nhũng, hiệu quả hành

chính, vv);

Chi phí tài nguyên

và tài sản được liệt

C.Tìm kiếm kê dưới B, được điều

chỉnh theo năng suât

cho nguồn lao động Chỉ phí đầu vào khác

Tiện nghỉ xã hội (trường học (chỉ phí vận chuyên,

Song ngữ, chất lượng cuộc sống, chi phí liên lạc, chỉ

VV.); phí sản phâm trung

Dịch vụ sau khi đầu tư gian

Như vậy, mô hình OLI của Dunning đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan vềcác nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI bao gồm yếu tố khung chính sách, yếu tốkinh tế, yếu tố tạo lợi nhuận kinh doanh

18

Trang 26

1.2 Tong quan nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tổ ảnh hưởng tới thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tổ ảnh hưởng thu hút FDI nước ngoài

Bevan and Estrinb (2004) đã vận dụng mô hình REM (Random Effect Model)

dé phân tích dòng vốn FDI song phương từ 18 nên kinh tế thị trường đến 11 nềnkinh tế chuyền đổi thuộc Trung và Đông Âu trong giai đoạn 1994 — 2000 Mô hìnhphân tích được thực hiện đối với cả dữ liệu hiện tại va dé liệu quá khứ (có nghĩa

là trễ) Biến phụ thuộc mà nhà nghiên cứu lựa chọn là FDI, các biến giải thích lần

lượt là: quy mô thị trường (biến đại diện: chênh lệch GDP giữa nước đầu tư và

nước thu hút), chỉ phí vốn trong nước (chênh lệch lãi suất giữa nước đầu tư vànước thu hút ), mức mở rộng thương mại (tổng kim ngạch nhập khẩu của nước sởtai từ EU-15 ), chi phí lao động (chi phí lao động đơn vi trong san xuất nước thuhút ), khoảng cách địa lý (khoảng cách giữa thủ đô nước chủ đầu tư và nước thuhút), chính trị 6n định (chỉ số rủi ro quốc gia) Kết quả nghiên cứu cho thấy: quy

mô thị trường của cả nước chủ đầu tư và nước thu hút có tác động thuận chiều lênFDI, nhưng FDI lại chịu tác động ngược chiều từ biến khoảng cách địa lý giữa cácquốc gia và chỉ phí lao động đơn vị Đối với kim ngạch nhập khẩu của nước sở tại

được xác định có ý nghĩa thống kê đối với dữ liệu quá khứ thay vì dữ liệu hiện tại.Các yếu tố thể chế của nước chủ nhà như (chất lượng thể chế, luật pháp, chính trị)

được chứng minh không phải là yếu tố đáng quan tâm của các nhà đầu tư Ngoài

ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thông báo về gia nhập Liên minh Châu Âu có ảnhhưởng đến thu hút FDI đối với các nước thành viên trong tương lai

Carstensen and Toubal (2004) đã sử dung mô hình moment tổng quát (GMM)

để xác định các yếu tố khuyến khích và cản trở vốn đầu tư nước ngoài từ các nướcOECD vào 7 quốc gia chuyền đổi ở Trung và Đông Au trong giai đoạn 1993-1999.Tác giả đã sử dụng biến phụ thuộc là biến FDI,¡ Các biến giải thích lần lượt làchính sách thuế doanh nghiệp (biến đại diện là: chênh lệch thuế suất thuế thu nhậpdoanh nghiệp giữa nước đầu tu và nước thu hút), đôi mới nền kinh tế (tỷ trọng giátrị sản xuất khu vực tư nhân so với GDP), quy mô thị trường (biến đại diện: chênhlệch GDP giữa nước đầu tư và nước thu hút), mở cửa thương mại (thuế thương mạiđại diện cho chi phí thương mại), chi phí lao động (chênh lệch chi phí tương đốigiữa nước đầu tư và nước thu hút), kĩ năng lao động (tỉ lệ nhập học tiểu học, trung

học cơ sở, phô thông) Trong số các biến truyền thống, kết quả phân tích cho thay

thị trường tiềm năng, lợi thế so sánh (ví dụ như chỉ phí lao động thấp, thuế suất

thuế doanh nghiệp thấp và các nguồn lực khai thác) có tác động đến vốn đầu tư

19

Trang 27

nước ngoài Hơn nữa, lực lượng lao động có tay nghề cao sẽ giúp thu hút nhà đầu

tư nước ngoài, bởi vì nó rất quan trọng để áp dụng công nghệ sáng tạo trong sảnxuất và thích ứng với văn hóa kinh doanh phương Tây Tuy vậy, biến truyền thống

không đủ dé giải thích vốn đầu tư nước ngoài vào CEECs, mức độ tư nhân hóa cótác động tốt trong khi đó rủi ro quốc gia chỉ ra rằng sự không chắc chắn của môitrường pháp lý, chính trị, và kinh tế là một yếu tố cản trở đối với FDI Quan trọnghơn, quyết định đầu tư trong ngắn hạn của các nhà đầu tư lại bị chi phối bởi kết

quả thu hút FDI của nước sở tai trong năm trước (FDI¡).

Shahmoradi and Baghbanyan (2011) đã thực hiện nghiên cứu yếu tố ảnhhưởng thu hút FDI vào 25 nước đang phát triển giai đoạn 1990-2007 Biến giảithích mà tác giả dùng là tỉ lệ lạm phát, hỗ trợ ODA (tổng giá trị công nghệ xuấtkhâu), quy mô thị trường (GDP/người), mở cửa thương mại (ty lệ kim ngạch xuất,

nhập khau/GDP), nguồn nhân lực (tỉ lệ lao động làm việc/ tổng dân số), cơ sở hạ

tầng (số điện thoại di động, Internet trên 1000/dân), trình độ công nghệ (tổng giá

trị công nghệ xuất khẩu) Theo kết quả phân tích: quy mô thị trường, sự mở cửa

nên kinh tế, tính sẵn có của lực lượng lao động, vốn hỗ trợ phát triển chính thức,

điện thoại di động, Internet và công nghệ có tác động thu hút dòng vốn FDI trong

các nước dang phát triển Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên hoàn toàn phù hợp

vì trên thực tế sự mở cửa kinh tế và tăng cường xuất khẩu sẽ hấp dẫn dòng vốnFDI chảy vào các quốc gia này vì rào cản thương mại thấp hơn sẽ thuận lợi hơncho các doanh nghiệp FDI có thê xuất khâu hàng hóa ra thị trường nước ngoài Tỷ

lệ dân số cao có thê là một trở ngại trong phát triển kinh tế ở các nước đang pháttriển vì phải tốn kém chi phí cho các khoản phúc lợi xã hội và chất lượng dân tríkém sẽ dẫn đến sự e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên với quy môdân số lớn đã làm cho các nước đang phát triển trở thành thị trường “béo bở” chocác công ty đa quốc gia Dấu hiệu tốt trong kết quả phân tích về cơ sở hạ tầng ởcác nước dang phát triển chỉ ra rằng phát triển cơ sở hạ tang với chat lượng tốt sẽlàm tăng năng suất tiềm năng của các khoản đầu tư và do đó kích thích dong vốnFDI Cùng với cơ sở hạ tầng yếu tổ lao động cũng có ý nghĩa đối với dòng vốnFDI vào các nước đang phát triển Chi phí lao động thấp kết hợp với một trình độtay nghề tương đối là nguồn tài nguyên quan trọng cho các nước này trong thu hútcác doanh nghiệp FDI muốn tìm kiếm hiệu quả Và cuối cùng tác động của vốnODA lên dòng vốn FDI vào các nước dang phát triển là đáng ké và tốt Kết qua

cho thấy nguồn vốn ODA là rất quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư bêntrong của các nước đang phát triển, cụ thé vốn ODA hỗ trợ đảm bảo sự phát triển

20

Trang 28

của các lĩnh vực xã hội, cơ sở hạ tầng kinh tế, và thúc đây hội nhập khu vực vàtoàn cầu hóa Ngoài ra, nguồn vốn ODA sẽ là cần thiết dé hỗ trợ sự phát triển củađầu tư toàn cầu, từ đó sẽ xác định và công nhận các tổ chức trung gian, có thể sànglọc các dự án có vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển bền vững và khả năng phát

triên thương mại.

Bên cạnh các yếu tố kinh tế truyền thống (được xây dựng trên nền tảng lýthuyết OIL của Dunning (1993)), Kang and Jiang (2012) đã đưa thêm yếu tổ théchế vào mô hình nghiên cứu Mục đích của các tác giả nhằm tìm hiểu ảnh hưởngcủa các yếu tố này đến quyết định của các nhà đầu tư Trung Quốc tại 8 nền kinh

tế thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á Các biến giải thích của tác giả bao gồm:

Tự do kinh doanh, mở cửa đối với FDI (chỉ số hạn chế FDJ), thương mại songphương, quy mô thị trường (GDP/người), tăng trưởng quy mô thị trường (tốc độtăng trường GDP), mở cửa thương mại (tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu/tổng giá trị

thương mại giao dịch với nước ngoài), tài nguyên cho khai thác (Kim ngạch quặng

và kim loại xuất khẩu), khoảng cách văn hóa, ảnh hưởng chính tri Hầu hết các yếu

tố kinh tế truyền thông giữ nguyên kết quả trong khi đó các biến liên quan đến chất

lượng thé chế thì ngược lại Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu chỉ có 4 biến có ý nghĩa

thống kê tại mức ý nghĩa 5%, các biến này bao gồm: tự do kinh doanh, ảnh hưởng

chính tri, và thương mại song phương, khoảng cach văn hóa Trong đó, tự do kinh doanh và thương mại song phương tương quan dương còn khoảng cách văn hóa và ảnh hưởng chính trị tương quan âm.

1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI trong nước

Trang, Linh, Linh (2020) đã tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL (Autoregressive Distributed Lag) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đếnđầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Bài viết đã sử dụng biến giải thích làtong sản phẩm quốc nội (GDP), độ mở thương mại của nền kinh tế (OPEN), lãi

-suất thực (INR), tỷ lệ thất nghiệp (UNE) Kết quả thống kê cho thấy: Với mức ý

nghĩa 10%, tất cả các yếu tố đều tác động tới FDI trong dài hạn Trong đó, độ mởthương mại của nên kinh tế tác động mạnh nhất, sau đó là tỷ lệ thất nghiệp, GDP

và cuối cùng là lãi suất cho vay Ở mức ý nghĩa 1% và 5%, lãi suất cho vay không

có tác động đến FDI Hệ số co giãn của LnOPEN là 2.50, hàm ý rằng, khi độ mởthương mại tăng 1% sẽ thúc đây FDI tăng 2.50% Tỷ lệ thất nghiệp cũng là mộtyếu tố quan trọng khi có mức tác động mạnh mẽ chỉ đứng sau độ mở của nền kinh

tế Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng 1%, FDI cũng tăng 2.37% GDP tăng 1% sẽ làm FDItăng 0,75% Trong dai hạn, lãi suất cho vay có tác động cùng chiều với FDI Khi

21

Ngày đăng: 20/05/2024, 00:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Các ĐK quyết định lợi thế cạnh tranh của quốc gia Thứ nhất, Điều kiện về yếu to sản xuất - Chuyên đề thực tập: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Hình 1.1. Các ĐK quyết định lợi thế cạnh tranh của quốc gia Thứ nhất, Điều kiện về yếu to sản xuất (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN