Tóm lại, nghiên cứu này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc vào cách mà người tiêu dùng quyết định về việc sử dụng dịch vụ Home-Sharing mà còn đề xuất những phương hướng cụ thể để các tổ
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ HOME-SHARING: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 7 34 01 01
HOÀNG NGỌC HƯƠNG VY
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ HOME-SHARING: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 7 34 01 01
Họ và tên sinh viên: HOÀNG NGỌC HƯƠNG VY Mã số sinh viên: 050607190647
Lớp sinh hoạt: HQ7-GE13
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS NGUYỄN TRỌNG HƯNG
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 3đã tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện tại thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế lớn của đất nước, để thu thập thông tin từ khách hàng đã từng sử dụng dịch
vụ Home-Sharing Phương pháp nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phân tích định tính
và định lượng, nhằm phân tích nhân tố khám phá EFA và nhân tố khẳng định CFA
để hiểu rõ các yếu tố đa dạng có thể ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, có 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn này, bao gồm: “Lợi ích cảm nhận được”, “Cảm nhận về sự tin cậy”, “Ảnh hưởng của công nghệ thông tin”, “Thái độ đối với dịch vụ Home-Sharing” và “Chuẩn mực chủ quan”
Tóm lại, nghiên cứu này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc vào cách mà người tiêu dùng quyết định về việc sử dụng dịch vụ Home-Sharing mà còn đề xuất những phương hướng cụ thể để các tổ chức và cá nhân liên quan có thể cải thiện trải nghiệm của khách hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của mô hình lưu trú mới mẻ này trong thời gian tới
Từ khóa: Kinh tế chia sẻ, quyết định sử dụng chia sẻ lưu trú, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy bội, phân tích phương sai
Trang 4This study aims to delve deeper into the influencing factors of consumer decisions when choosing to use Home-Sharing accommodation services, a lodging model that is gradually gaining popularity in Vietnam To achieve this, the study conducted a comprehensive survey in Ho Chi Minh City, a major economic center of the country, to gather information from customers who have used Home-Sharing services The research method employed a combination of qualitative and quantitative analysis, utilizing exploratory factor analysis (EFA) and confirmatory factor analysis (CFA) to understand the diverse factors that may influence customer decisions
The results of the study indicate that there are 5 groups of factors influencing this choice, including: Perceived benefits, Perceptions of trustworthiness, Influence
of information technology, Attitudes towards Home-Sharing services, and Subjective norms
In summary, this study not only provides insight into how consumers decide
to use Home-Sharing services but also proposes specific directions for relevant organizations and individuals to enhance customer experience, thereby promoting the development of this emerging lodging model in the future
Keywords: Sharing economy, intention to use shared accommodation, exploratory factor analysis, multivariate regression analysis, variance analysis
Trang 5Tôi tên là Hoàng Ngọc Hương Vy, mã số sinh viên 050607190647, sinh viên lớp HQ7-GE13 thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Tôi cam kết rằng tất cả các thông tin và dữ liệu được trình bày trong bài khoá luận này là hoàn toàn chính xác và được trích dẫn một cách công bằng từ các nguồn tham khảo đã được đề cập Tôi cam kết không sao chép hoặc tham khảo một cách trái phép từ bất kỳ nguồn nào khác và chấp nhận trách nhiệm pháp lý cho sự tôn trọng bản quyền và quy định về trí tuệ Tất cả các quan điểm và ý kiến được biểu đạt trong bài khoá luận là của riêng tôi và không phản ánh ý kiến của tổ chức, cá nhân nào khác
TP.HCM, ngày ……tháng…… năm 2024
Tác giả thực hiện
Hoàng Ngọc Hương Vy
Trang 6Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người đã hỗ trợ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện bài luận tốt nghiệp này
Đầu tiên và quan trọng nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Trọng Hưng, người thầy đã đồng hành cùng tôi trong những ngày đầu thực hiện đề cương khóa luận với sự tận tình hướng dẫn, sự kiên nhẫn và những ý kiến quý báu trong suốt quá trình để giúp tôi hoàn thiện khoá luận này
Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy/cô của trường và các quý thầy/cô khoa Quản trị kinh doanh đã truyền đạt và trang bị cho tôi nhiều kiến thức để tôi có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến những bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ và chia
sẻ ý kiến trong quá trình nghiên cứu và viết bài
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã chia sẻ kiến thức và thông tin quý báu để tôi có thể nắm bắt được cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề bài
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng vì kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế trong quá trình thực hiện Kính mong nhận được sự góp ý chân thành từ Quý thầy cô
để nội dung của bài khóa luận được hoàn chỉnh và có giá trị hơn
Trang 7TÓM TẮT i
ABSTRACT ii
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu 5
1.4.1 Nghiên cứu định tính 5
1.4.2 Nghiên cứu định lượng 6
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 6
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 6
1.6 Đóng góp của nghiên cứu 7
1.7 Kết cấu đề tài 7
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 8
2.1 Các khái niệm 8
2.1.1 Home-Sharing là gì? 8
2.1.2 Các mô hình Home-Sharing phổ biến ở Việt Nam 8
2.2 Các yếu tố chính tác động đến loại hình lưu trú Home-Sharing 9
2.2.1 Mức độ hài lòng của dịch vụ lưu trú Home-Sharing mang lại 9
2.2.2 Đặt phòng với giá tốt so với các phương thức khác 10
2.2.3 Tiết kiệm được thời gian cho việc đặt phòng 10
Trang 82.2.5 Không tốn nhiều công sức cho tìm kiếm và đặt phòng 11
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro đến dịch vụ lưu trú Home-Sharing 11
2.3.1 Không đáng tin cậy trong cung cấp dịch vụ 11
2.3.2 Không an toàn khi cung cấp thông tin cá nhân trong quá trình giao dịch 11 2.3.3 Không an tâm khi thanh toán trực tuyến trong quá trình giao dịch 12
2.3.4 Không được bảo đảm về mặt pháp lý 14
2.4 Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 16
2.5 Các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình Home-Sharing 18
2.5.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 18
2.5.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 20
2.6 Cơ sở lý thuyết 28
2.7 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 31
2.7.1 Thái độ đối với dịch vụ Home-Sharing 31
2.7.2 Chuẩn mực chủ quan 33
2.7.3 Cảm nhận về sự tin cậy 35
2.7.4 Các lợi ích cảm nhận được 36
2.7.5 Mong muốn về chỗ ở độc đáo và đa dạng 37
2.7.6 Ảnh hưởng của công nghệ thông tin 38
2.7.7 Cảm nhận về rủi ro 39
2.7.8 Quyết định sử dụng Home-sharing 40
2.8 Mô hình giả thuyết nghiên cứu đề xuất 42
2.9 Bảng tổng hợp thang đo nghiên cứu 42
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 45
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 47
3.1 Quy trình nghiên cứu 47
3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
Trang 93.3.2 Phương pháp phân tích 48
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 50
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
4.1 Phân tích thống kê mô tả 51
4.2 Kết quả kiểm định thang đo 59
4.3 Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA 61
4.4 Phân tích nhân tố khẳng định ( CFA – Confirmatory Factor Analysis) 71
4.5 Phân tích tương quan 74
4.6 Phân tích hồi quy bội 75
4.7 Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm 79
4.7.1 Kiểm định sự khác biệt về giới tính 79
4.7.2 Kiểm định sự khác biệt theo nhóm tuổi 81
4.7.3 Kiểm định thang đo theo trình độ học vấn 82
4.7.4 Kiểm định sự khác biệt theo tình trạng thu nhập 83
4.7.5 Kiểm định sự khác biệt theo giá cả một lượt lưu trú trên mỗi cá nhân 83 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 84
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
5.1 Kết luận 86
5.2 Hàm ý quản trị 88
5.2.1 Với “Lợi ích cảm nhận được” 88
5.2.2 Với “Thái độ đối với loại hình Home-sharing” 88
5.2.3 Với “Chuẩn mực chủ quan” 89
5.2.4 Với “Mong muốn về chỗ ở độc đáo và đa dạng” 89
5.2.5 Với “Ảnh hưởng của công nghệ thông tin” 90
5.2.6 Với “Cảm nhận về sự tin cậy” 90
5.2.7 Với “Cảm nhận về sự tin cậy” 91
5.3 Hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai 91
5.3.1 Hạn chế đề tài 91
5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai 92
Trang 10PHỤ LỤC 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
Trang 11Hình 1 Mô hình hóa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn chia sẻ lưu trú
(Home-Sharing) của du khách ở Việt Nam Error! Bookmark not defined
Hình 4 1 Sơ đồ đường dẫn phân tích phương pháp giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng trong thang đo của mô hình đo lường chưa chuẩn hóa 67Hình 4 2 Sơ đồ đường dẫn phân tích phương pháp giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng trong thang đo của mô hình đo lường chưa chuẩn hóa 68
Trang 12Bảng 4 1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và
chuyên môn 51
Bảng 4 2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về thu nhập, loại hình từng sử dụng và loại hình dự định sẽ sử dụng 53
Bảng 4 3 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về loại hình và địa phương được lựa chọn 54
Bảng 4 4 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về mạng xã hội, nền tảng được sử dụng, phương tiện và tiêu chí lựa chọn 56
Bảng 4 5 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về số người, thời gian, giá cả một lượt lưu trú và lợi ích mang lại cho mỗi cá nhân 58
Bảng 4 6 Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo 59
Bảng 4 7 Chỉ số dùng để xem sét sự thích hợp để phân tích tích nhân tố 61
Bảng 4 8 Phương sai trích của nhân tố phụ thuộc 62
Bảng 4 9 Ma trận xoay nhân tố 64
Bảng 4 10 Ma trận xoay nhân tố 65
Bảng 4 11 Chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố 66
Bảng 4 12 Tổng phương sai trích 67
Bảng 4 13 Ma trận xoay nhân tố 68
Bảng 4 14 Chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố 69
Bảng 4 15 Tổng phương sai trích 70
Bảng 4 16 Kết quả các chỉ số phân tích nhân tố khẳng định CFA cơ bản 69
Bảng 4 17 Kết quả ước lượng sự ảnh hưởng của các biến đo lường bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA Regression Weights: (Group number 1 - Default model) 69 Bảng 4 18 Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model) 71 Bảng 4 19 Kết quả phân tích tương quan pearson 74
Bảng 4 20 Tóm tắt mô hình 75
Bảng 4 21 Phân tích phương sai mô hình (ANOVAb) 75
Bảng 4 22 Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính 76
Bảng 4 23 Kết quả nghiên cứu 78
Trang 13Bảng 4 25 So sánh giá trị trung bình ở hai nhóm 80
Bảng 4 26 Giá trị trung bình ở hai nhóm 81
Bảng 4 27 So sánh giá trị trung bình ở hai nhóm 81
Bảng 4 28 Phân tích phương sai mô hình 82
Bảng 4 29 Phân tích phương sai mô hình 83
Bảng 4 30 Phân tích phương sai mô hình 84
Trang 14EFA Exploratory Factor Analysis
CFA Confirmatory Factor Analysis
SEM Structural Equation Modeling
Trang 15CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong chương 1, nhóm nghiên cứu giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu như: Giới thiệu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu và kết cấu của đề tài
1.1 Lý do chọn đề tài
Kinh tế chia sẻ trên thế giới đã trở nên phổ biến từ cuối những năm 2000, khởi đầu bởi sự ra đời của các công ty Airbnb (lưu trú), Uber (đi xe) và các nền tảng dựa trên cộng đồng (community-based platforms) cho phép các thành viên chia sẻ việc tiếp cận hàng hóa và dịch vụ Cùng với đó, các thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” (sharing economy), “tiêu dùng hợp tác” (collaborative consumption), “kinh tế hợp tác” (collaborative economy), kinh tế tiếp cận (access economy) và “kinh tế ngang hàng” (peer economy) ngày càng được sử dụng thường xuyên để mô tả các hiện tượng chia
sẻ ngang hàng với ưu tiên khả năng tiếp cận và sử dụng sản phẩm và dịch vụ hơn là việc sở hữu nó Botsman & Rogers (2010) đã chỉ ra rằng tiêu dùng hợp tác làm cho mọi người nhận ra những lợi ích to lớn của việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ so với quyền sở hữu, đồng thời tiết kiệm tiền, không gian và thời gian, kết bạn mới và trở thành công dân tích cực; mạng xã hội; lưới thông minh và công nghệ thời gian thực cũng giúp tạo ra các hệ thống sáng tạo dựa trên việc sử dụng chung như chia sẻ
xe đạp hoặc xe ô tô; các hệ thống này mang lại những lợi ích đáng kể về môi trường bằng cách tăng hiệu quả sử dụng, giảm chất thải, khuyến khích phát triển các sản phẩm tốt hơn và giải quyết tình trạng thặng dư do sản xuất và tiêu thụ quá mức Khái niệm kinh tế chia sẻ về cơ bản là sự “giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế”, thông qua
đó mọi người có thể kiếm tiền bằng cách cho thuê hoặc dùng chung các tài sản chưa
sử dụng hết công suất, chẳng hạn như xe ô tô và phòng ở trống Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông đã cho phép người dùng tạo nội dung của riêng họ, chia sẻ thông tin, cộng tác và thực hiện các giao dịch thông qua các nền tảng trực tuyến (Kaplan & Haenlein, 2010)
Trang 16Đã có nhiều định nghĩa về kinh tế chia sẻ hay kinh tế tương tác, chẳng hạn như theo Botsman (2015) “kinh tế hợp tác là một hệ thống kinh tế gồm các mạng lưới và thị trường phi tập trung khai thác giá trị của các tài sản chưa sử dụng hết công suất bằng cách ghép nối cung-cầu,theo cách bỏ qua các trung gian truyền thống” Theo Schlagwein và các đồng sự (2019) thì “nền kinh tế chia sẻ là một mô hình ngang hàng dựa trên công nghệ thông tin để chia sẻ thương mại hoặc phi thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ chưa sử dụng hết công suất thông qua một trung gian mà không chuyển quyền sở hữu” Tương tự, theo Chappelow (2020) thì “nền kinh tế chia sẻ được định nghĩa là một mô hình kinh tế dựa vào hoạt động ngang hàng (peer-to-peer - P2P)
để mua, cung cấp hoặc chia sẻ việc tiếp cận hàng hóa và dịch vụ mà thường được thúc đẩy bởi nền tảng trực tuyến dựa trên cộng đồng”
Theo Botsman và Rogers (2010) công bố trong cuốn sách về sự gia tăng của tiêu dùng đã sử dụng các thuật ngữ “kinh tế chia sẻ”, “tiêu dùng cộng tác” và “kinh
tế ngang hàng” là những thuật ngữ thường xuyên được sử dụng để mô tả các hiện tượng như chia sẻ ngang hàng những sự tiếp cận vào hàng hóa và dịch vụ không được tận dụng một cách triệt để, ưu tiên việc sử dụng và khả năng tiếp cận sản phẩm dịch
vụ hơn là việc sở hữu nó Kinh tế chia sẻ có nhiều hình thức, trong đó mạnh mẽ nhất
là việc ứng dụng công nghệ thông tin cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng các năng lực hàng hóa và dịch vụ dư thừa Một tiền đề phổ biến là khi thông tin về hàng hóa được chia sẻ (thường là thông qua một thị trường trực tuyến), từ đó người sở hữu có thể tạo ra những lợi ích từ việc gia tăng tính hiệu quả, người sử dụng dịch vụ cũng được lợi từ mức giá cạnh tranh và có nhiều lựa chọn hơn - “đôi bên cùng có lợi”, hay nói cách khác giá trị của hàng hóa và dịch
vụ có thể tăng cho doanh nghiệp, cho cá nhân, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung
Ngày nay người dùng có cơ hội tương tác lẫn nhau, trao đổi thông tin với vô
số người khác trên toàn cầu; tạo ra sự khuyến khích cho việc cung cấp các nguồn lực địa phương và không được sử dụng đúng mức cho một thị trường toàn cầu Sự phát triển của những nền tảng công nghệ không chỉ đem đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn với chi phí hợp lý và thường thấp hơn so với dịch vụ truyền thống, mà còn giúp
Trang 17cho nhà đầu tư tiết kiệm nguồn vốn cho cơ sở vật chất và chi phí vận hành cố định Trong đó một đã xuất hiện một rủi ro đáng xem xét trong giao dịch ngang hàng liên quan đến thông tin bất cân xứng giữa người bán và người mua về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được giao dịch Lý thuất thông tin bất cân xứng này xuất hiện đầu tiên năm 1970 bởi các nhà nghiên cứu George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz Thật vậy, thiếu sự chuyên nghiệp và thiếu danh tiếng, ít nhất cũng là những trở ngại ban đầu để mở rộng mô hình kinh tế chia sẻ Tuy nhiên, vấn đề này đã được loại bỏ trong bối cảnh kinh tế chia sẻ bằng việc áp dụng các cơ chế xếp hạng và đánh giá thông qua sự thúc đẩy bởi các phiên bản Web 2.0 trở đi Người mua và người bán
có thể xếp hạng và đánh giá lẫn nhau và cung cấp thông tin này cho cộng đồng tiếp cận dựa vào các nền tảng Chẳng hạn, điều này xảy ra trên các nền tảng lưu trú ngang hàng như Foody, Shopee, Tiki, Travaloka, Airbnb và Couchsurfing, nơi mà cả người thuê và chủ tài sản có thể xem xét và đánh giá các khía cạnh khác nhau của cơ sở lưu trú, do đó giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin của người dùng và nhà cung cấp trong tương lai
Cuối cùng, sự phát triển của các hệ thống thanh toán trực tuyến đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế chia sẻ Các nền tảng người
sử dụng với qui mô lớn thông qua việc cung cấp khả năng thanh toán và tiếp cận dịch
vụ thông qua thiết bị di động bằng ứng dụng di động đơn giản và dễ sử dụng Chẳng hạn như, các nền tảng về dịch vụ vận tải ô tô như Uber, Gojeck, Bee,Vato, MyGo Sự dễ dàng, tốc độ và tính phổ biến của các giao dịch rõ ràng đã tạo thuận lợi cho việc
áp dụng kinh tế chia sẻ trực tuyến Ngoài ra, trong các phương thức thanh toán ngang hàng (chẳng hạn như công nghệ blockchain) có thể vượt trội các hệ thống truyền thống dựa trên các trung gian tài chính và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ
Thế hệ Millennials (những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) được đánh dấu bởi sự trưởng thành của họ gắn liền với thời đại thông tin, và họ rất thoải mái trong việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số và mạng
xã hội với thói quen sử dụng và tích hợp công nghệ hiện đại đã tạo ra xu thế đưa công
Trang 18nghệ thâm nhập ngày càng nhiều vào các chuyến đi, trong đó có việc chọn cơ sở lưu trú Các nền tảng lưu trú ngang hàng, chẳng hạn như Airbnb đã được dự báo sẽ trở thành thương hiệu khách sạn lớn thứ hai thế giới vào năm 2020 (sau Marriott-Starwood) với doanh thu sẽ vào khoảng 40 tỷ đô la (Euromonitor International); vì thế đã tác động không hề nhỏ đến ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú nếu không muốn
là đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với nhóm khách sạn truyền thống Tuy nhiên vào năm 2020 đã xảy ra đại dịch COVID- 19 doanh số của AirBnB năm 2020 chỉ đạt 3.38 tỷ USD do các lệnh cấm bay cũng như nhiều nước đóng cửa du lịch Mặc dù vậy, vào cuối năm này, họ vẫn có đợt IPO tương đối rầm rộ khi thu được 3,5 tỷ USD với cổ phiếu đóng cửa ở mức giá trên 144 USD/ cổ phiếu
Về thị trường Home-Sharing tại Việt Nam, theo số liệu từ các bài báo đầu tư online, trang web Grandtthonron hay các bài báo từ tập chí công thương như: Grant Thornton & AirDNA tính đến 1/2019, Airbnb có 40,804 chỗ nghỉ (listing) chính thức,
và theo công bố mới nhất của nền tảng đặt phòng Airbnb, Việt Nam đang là quốc gia
có mức tăng trưởng cao nhất về lượng khách du lịch quốc tế, đặc biệt là lượng đặt phòng tăng mạnh tại các khu vực Hà Nội (212%) và Đà Nẵng (225%) (Outbox Consulting 2019) Cũng theo Grant Thornton & AirDNA, Travoloka, – nền tảng Home-Sharing số 1 Việt Nam đang sở hữu hơn 15,000 chỗ nghỉ tập trung chủ yếu vào các khu vực thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và các điểm du lịch như Nha Trang, Sapa, Hạ Long, Đà Nẵng, Đà Lạt Ngoài ra, trong vòng 3 năm từ khi thành lập đến nay, Luxstay có mức gia tăng về mặt số lượng chỗ nghỉ luôn dao động
ở mức 98%, không hề kém cạnh đối thủ Airbnb với mức tăng trưởng hàng năm tại
Tp Hồ Chí Minh là 97%, Hà Nội và Đà Nẵng lần lượt là 112% và 111% (Outbox Consulting 2019)
Ngoài ra trên trang web designwebhotel.com, còn có các nên tảng được lựa chọn nhiều nhất hiện nay như Booking có hơn 6 triệu đăng ký khách sạn, homestay, căn hộ… khắp 154.200 điểm đến tại 225 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; Agoda Có trụ sở chính tại Singapore, Bangkok và Philippines có hơn 10.000 khách sạn ở châu Á và hơn 150.000 khách sạn trên toàn thế giới Đây là một trong những
Trang 19“cầu nối” phổ biến giữa khách sạn và người dùng trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Á và Việt Nam
Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ
lưu trú Home-Sharing: nghiên cứu trường hợp khách hàng trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh” nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tham
gia của người sử dụng loại hình lưu trú Home- Sharing, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển loại hình kinh doanh này ở Việt Nam
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tôi nghiên cứu thực hiện đề tài này nhằm đạt được 2 mục tiêu sau:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ lưu trú Sharing: nghiên cứu trường hợp khách hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Home Đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển loại hình kinh doanh này ở Việt Nam
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Trong khi nghiên cứu đề tài này có các câu hỏi cần giải quyết :
Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tham gia của người sử dụng loại hình lưu trú Home-Sharing của khách hàng trên địa bàn thành phố
Trang 20Thống kê các nhân tố khẩu học về giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, trình độ, chuyên môn có ảnh hưởng đến việc lựa chọn Home-Sharing thông qua bảng câu hỏi khảo sát
1.4.2 Nghiên cứu định lượng
Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích độ tin cậy hệ số Cronbach’s alpha
Phân tích nhân tố khám phá EFA với mục đích nhóm các nhân tố tương quan lại với nhau, cho phép rút gọn nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu
Phân tích nhân tố khẳng định CFA nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình phân tích với dữ liệu nghiên cứu để xác định nhóm nhân tố và các chỉ báo Phân tích tương quan kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập Phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ lưu trú Home-Sharing: nghiên cứu trường hợp khách hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
➢ Là những người đã sử dụng dịch vụ Home-Sharing sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát gần 300 mẫu quan sát đặc biệt nhấn mạnh vào sự tác động của một số nhân tố: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập
Trang 211.6 Đóng góp của nghiên cứu
➢ Về mặt khoa học: Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa các lý thuyết nền tảng
có liên quan đến dịch vụ Home-Sharing Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dịch vụ Home-Sharing trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đề tài hoàn thành là tài liệu tham khảo cho tác giả có cùng đề tài nghiên cứu trong tương lai
➢ Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định về các nhân tố mới và mức độ ảnh hưởng của chúng đến các kinh doanh dịch vụ Home-Sharing trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, gợi ý cho các bên liên quan xem xét đến các chỉ số có nguy cơ tác động tiêu cực đến các nhà đầu tư, kịp thời đưa ra các phương án cải thiện hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.7 Kết cấu đề tài
Chương 1: Giới thiệu tổng quan Chương đầu đặt vấn đề nghiên cứu, giới
thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đóng góp và kết cấu của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm Chương 2 trình
bày những khái niệm chủ chốt được sử dụng trong đề tài như Home-Sharing là gì, các mô hình phổ biến, các yếu tố chính tác động đến mô hình, ảnh hưởng của đại dịch covid- 19, nghiên cứu trước liên quan, giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 3 trình bày phương pháp nghiên
cứu, cách chọn mẫu quan sát, biến nghiên cứu, hình thành mô hình, và các kiểm định
mô hình
Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 4 trình bày và thảo luận kết quả
nghiên cứu thực nghiệm, qua đó chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết được xây dựng
Chương 5: Kết luận Chương 5 đưa ra kết luận và kiến nghị của đề tài, nêu ra
một số hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 22TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã thể hiện một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ những nội dung quan trọng của đề tài Lần lượt các nội dung về sự cần thiết của đề tài, cách tạo lập mô hình, lý do lựa chọn phương pháp ngiên cứu Chương này cũng tóm tắt những nội dung quan trọng trong từng chương của đề tài giúp người đọc dễ theo dõi
Trang 23CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
Trong chương 2, nhóm nghiên cứu chủ yếu trình bày chi tiết các vấn đề có liên quan đến dịch vụ Home-Sharing và lý thuyết nền được sử dụng trong bài nghiên cứu Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng giới thiệu qua một số nghiên cứu trước trong và ngoài nước có cùng chủ đề làm nền tảng cho việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Home-Sharing là gì?
Theo Nguyễn Thị Hoàn (2021) “Home-Sharing là dịch vụ chia sẻ nhà hay còn được gọi là dịch vụ lưu trú Đây là hoạt động kinh doanh cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn, dài hạn cho những người có nhu cầu Loại hình này phục vụ cho những khách
du lịch, đi công tác ngắn hạn hay nhu cầu dài hạn như sinh viên, người lao động
Mô hình Sharing được coi là mô hình của nền kinh tế chia sẻ vì Sharing chính là chia sẻ những gì chúng ta đang có để từ đó có thể kiếm thêm lợi nhuận ngay trên chính những gì mà mình đang sở hữu Mô hình này được hoạt động chủ yếu trên ứng dụng nên khi nền công nghệ thay đổi thì ứng dụng cũng phải trở nên dễ sử dụng đối với người dùng, và cần được cập nhật những tính năng mới nhất, và những người muốn chia sẻ Home-Sharing cũng nên được cập nhật một cách đa dạng
Home-và thường xuyên nhất”
2.1.2 Các mô hình Home-Sharing phổ biến ở Việt Nam
Như Phương (2019) có cái nhìn về Hostel là nhà nghỉ giá rẻ, thường dành cho dân du lịch bụi Hostel được thiết kế theo nhiều kiểu phòng khác nhau như phòng có giường tầng, phòng sinh hoạt chung, phòng riêng tư Loại hình này cực kỳ phổ biến tại châu Âu và đang dần trở lên phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây Hostel thường đơn giản, thoáng và cởi mở hơn so với hotel, tiện nghi cũng không được phân cấp rõ rệt như khách sạn
Theo Nguyễn Thị Thu Trang (2021) các loại hình dịch vụ lưu trú hiện nay:
“Hotel (khách sạn) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ 10 phòng ngủ trở lên, sở hữu công trình kiên cố với trang thiết bị và đồ dùng tiện nghi nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách
Trang 24Khách sạn được phân cấp từ 1 sao đến 5 sao dựa trên tiêu chuẩn Mỗi hotel được chia thành nhiều loại phòng khác nhau như executive, twin, dorm, triple, để khách hàng thoải mái lựa chọn loại phòng phù hợp với nhu cầu của mình
Theo Phạm Thị Kim Ly (2015) Homestay là loại hình du lịch xanh, phù hợp với những du khách ưa thích khám phá, trải nghiệm tại các vùng đất mới Homestay giúp khách du lịch được trải nghiệm chân thực đời sống sinh hoạt, văn hóa của một vùng đất mới
Khi lựa chọn ở hình thức Homestay, khách du lịch sẽ không ở khách sạn hay nhà nghỉ mà sẽ sinh hoạt trực tiếp ở nhà dân để gần gũi và hiểu đời sống của người dân ở đó hơn Đây cũng là cơ hội để khách du lịch có cơ hội nói chuyện với người dân bản địa, làm chuyến du lịch trở nên thú vị hơn
Bên cạnh đó theo Tô Bội Huyên (2019) thì cho rằng Villa là loại biệt thự du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách đồng thời cung cấp trang thiết bị dịch vụ tiện ích tự phục vụ cho khách trong thời gian lưu trú Villa là mô hình lưu trú được xây dựng trên một khoảng đất có diện tích lớn và cách biệt với xung quanh, sở hữu không gian thông thoáng và gần gũi với thiên nhiên Các khu có nhiều villa gọi là khu biệt thự du lịch
Tiêu chuẩn thông thường đối với villa là bao gồm phòng khách, phòng ngủ,
hồ bơi và sân vườn riêng Villa là sự lựa chọn nghỉ dưỡng của nhiều khách hàng vì
có không gian riêng tư để tụ họp gia đình, bạn bè
Đây là một trong những địa điểm du lịch được yêu thích bởi tích hợp nhiều loại hình giải trí, thích hợp với những nhóm đông người, gia đình, công ty vì có không gian rộng Các làng du lịch thường có nét văn hóa địa phương từ kiến trúc đến ẩm thực
2.2 Các yếu tố chính tác động đến loại hình lưu trú Home-Sharing
2.2.1 Mức độ hài lòng của dịch vụ lưu trú Home-Sharing mang lại
Theo Phí Hải Long (2019) “khi nói về sự hài lòng của khách hàng, chúng ta
có thể lượng hóa nó thông qua chất lượng dịch vụ mà Home-Sharing cung cấp cho
Trang 25khách hàng Thiết kế nội thất rất phong cách và đẹp, cách bày trí đơn giản, làm cho bạn cảm thấy như ở nhà của mình Địa điểm thuận lợi nằm ngay trung tâm thuận lợi cho việc di chuyển đến các nơi khác, thuận tiện đi chơi và ăn uống Có nhà bếp, tiệc Ban quản lý ngoài trời đầy đủ tiện nghi”
2.2.2 Đặt phòng với giá tốt so với các phương thức khác
Theo Thanh Hà (2017) chúng ta có thể tham khảo giá cả nơi ở để lên kế hoạch cho 1 chuyến du lịch nghĩ dưỡng tuyệt vời dựa vào các trang như traveloka, agoda,…,vv chúng ta có thể so sánh giá cả lựa chọn mức giá phù hợp với mỗi cá nhân
2.2.3 Tiết kiệm được thời gian cho việc đặt phòng
Theo Thanh Hà (2017) nếu như Facebook và Instagram phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh của các loại dịch vụ lưu trú đến với mọi người thì AirBnB và Booking lại tạo điều kiện cho khách hàng đặt phòng dễ dàng hơn và có điều kiện tiếp cận với khách du lịch nước ngoài nhiều hơn Việc tích hợp các kênh thương mại điện
tử như AirBnB, Facebook, Instagram, Booking tạo nên lợi thế cho các loại dịch vụ lưu trú trong việc bán phòng khách hàng không cần đến tận nơi để coi phòng, khách hàng có thể xem qua hình ảnh trên các trang thương mại điện tử của mô hình lưu trú
đó và lựa chọn loại phòng thích hợp nhằm tránh mất nhiều thời gian
2.2.4 Tiết kiệm tiền khi đi đông người
Theo của tạp chí du lịch Mỹ Travel + Leisure (2021) nếu đi một nhóm từ 3 người trở lên bạn có thể tiết kiệm tiền khi đi du lịch bằng cách thuê một căn hộ thay
vì đặt nhiều phòng ở khách sạn Căn hộ có đầy đủ tiện nghi, lại có cả bếp ăn giúp bạn tiết kiệm chi phí ăn uống hoặc nếu đông hơn nữa như đi theo nhóm gia đình bạn bè, đồng nghiệp, vv… bạn có thể thuê một căn villa hoặc một phần của khu Tourist village để chia tiền phòng thì giá thành sẽ hợp lí với túi tiền mà bạn có, trong khi đó bạn có thể nhận lại được dịch vụ chăm sóc tốt, khu ở sạch sẽ, tiện nghi và đầy hiện đại mang tính riêng tư
Trang 262.2.5 Không tốn nhiều công sức cho tìm kiếm và đặt phòng
Theo Ms Smile (2020) nếu như Facebook và Instagram phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh của các loại dịch vụ lưu trú đến với mọi người thì AirBnB và Booking lại tạo điều kiện cho khách hàng đặt phòng dễ dàng hơn và có điều kiện tiếp cận với khách du lịch nước ngoài nhiều hơn Việc tích hợp các kênh thương mại điện
tử như AirBnB, Facebook, Instagram, Booking tạo nên lợi thế cho các loại dịch vụ lưu trú trong việc bán phòng khách hàng không cần đến tận nơi để coi phòng, khách hàng có thể xem qua hình ảnh trên các trang thương mại điện tử của mô hình lưu trú
đó và lựa chọn loại phòng thích hợp nhằm tránh mất nhiều thời gian
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro đến dịch vụ lưu trú Home-Sharing
2.3.1 Không đáng tin cậy trong cung cấp dịch vụ
Theo Pacific Cross (2019) không đáng tin cậy khi cung cấp dịch vụ với giá 0 đồng Vì tò mò với tour du lịch siêu rẻ, thậm chí được quảng cáo là “0 đồng”, rất nhiều người đăng ký Nhưng khi tới lại không nhận được phòng và không có lịch đặt phòng
Mục tiêu chiêu lừa này nhắm đến không phải bạn mà là bạn bè và người thân của bạn Một số kẻ lừa đảo sẽ lân la tìm kiếm tài khoản cá nhân của họ trên mạng xã hội, sau đó thông báo rằng họ đang đi du lịch
Sau đó, kẻ đột nhập đăng nhập tài khoản của người đó rồi gửi một tin nhắn tới bạn, nói là họ đang mắc kẹt ở nước ngoài và cần một khoản tiền ngay lập tức Với mối quan hệ thân thiết sẵn có, bạn sẽ dễ dàng cho người thân vay tiền không chút nghi ngờ
2.3.2 Không an toàn khi cung cấp thông tin cá nhân trong quá trình giao dịch
Vũ Hòa (2019) cho rằng theo xu hướng hiện đại chúng ta có thể thấy thời gian qua, rất nhiều vụ việc lộ, lọt thông tin cá nhân đã xảy ra để lại hậu quả nghiêm trọng cho người dùng Thực tế cho thấy, nhiều đơn vị trung gian thanh toán lưu lại thông tin của khách hàng để tiện cho các giao dịch lần sau, nếu những đơn vị này không bảo mật tốt thì mất an toàn thông tin khách hàng có thể xảy ra
Trang 27Các ứng dụng app thường có liên kết dịch vụ nạp tiền từ ví để khách hàng thanh toán trước, khách hàng phải điền thông tin, tài khoản lần đầu, hệ thống sẽ lưu giữ lại Những lần sau, khách hàng muốn nạp tiền thì hệ thống đã có thông tin sẽ tự động trừ số tiền muốn nạp vào tài khoản ngân hàng mà không cần phải xác thực từ phía ngân hàng hay qua tin nhắn Như vậy, nếu những người đánh cắp thông tin chiếm đoạt được cơ sở dữ liệu thì những thông tin của khách hàng sẽ không được bảo đảm
an toàn
Khi đó việc sử dụng thông tin cá nhân không được bảo mật hoặc thông tin cá nhân được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội đã và đang tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi giúp kẻ xấu có thể tìm kiếm, sử dụng để trục lợi và thực hiện các mục đích xấu khác Tình trạng rò rỉ thông tin cá nhân, hình ảnh trên không gian mạng đang là mối
lo chung của nhiều cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dùng mạng Internet
Nhưng trong kỷ nguyên số, việc mất dữ liệu sẽ khiến người dùng mất niềm tin đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ, kéo theo nhiều sự cố về hệ thống và tốn kém chi phí để xử lý
Chính vì vậy, những ứng dụng app Home-Sharing thực hiện việc giao dịch trực tuyến cần có phương án bảo đảm an toàn, an ninh mạng, còn người sử dụng dịch
vụ nên giao dịch ở những địa chỉ uy tín, tin cậy và luôn có biện pháp tăng cường bảo mật thanh toán như mật khẩu, số điện thoại, tin nhắn mã xác thực OTP… Kể cả khi khách hàng đã thay đổi số thẻ thì thông tin về số điện thoại, thư điện tử, lịch sử mua hàng, địa chỉ nhà… cũng là nguồn thông tin mà tin tặc có thể sử dụng để thực hiện các hành vi trái pháp luật Trước nguy cơ mất an ninh mạng ngày càng cao, các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng những chiến lược an ninh bảo mật thông tin tổng thể, luôn có phương án nâng cấp hệ thống trong quá trình hoạt động, giảm rủi ro, thiệt hại cho người tiêu dùng
2.3.3 Không an tâm khi thanh toán trực tuyến trong quá trình giao dịch
Theo Nguyễn Văn Dương (2020) nhiều người công ty du lịch khi đặt phòng đều có những điều khoản, điều kiện đi kèm Có những điều kiện khi đặt phòng không cho phép khách hủy phòng với bất cứ lý do nào
Trang 28Khách hàng bị lừa đảo cọc tiền khi đó Website giả mạo quá tinh vi khiến người dùng không thể phân biệt: Trên website đó có hình ảnh, logo cũng như các bài viết được sao chép từ trang chính thức của ngân hàng Nếu truy cập các đường dẫn này, người dùng có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu, thông tin cá nhân và nhiều thiệt hại khác nghiêm trọng hơn như mất tiền, khóa tài khoản…
Các đối tượng lừa đảo giả danh chủ khách sạn Sau đó, đối tượng sẽ gửi đường link giả mạo của website cổng thanh toán điện tử hoặc ngân hàng để yêu cầu bạn xác nhận các thông tin như mật khẩu, tên truy cập, mã OTP, số thẻ, mã số bảo mật của thẻ… Khi thông tin tài khoản của bạn bị đánh cắp đồng nghĩa với rủi ro mất tiền khá cao
Khách hàng bị sập bẫy thông tin ảo về tình trạng website đăng mức giá phòng không chính xác để thu hút khách nhưng thực tế, khách thuê phòng phải chi trả cao hơn mức giá hiển thị
Theo ông James Osmond, Giám đốc điều hành Triptease - một tập đoàn hợp tác với hàng ngàn khách sạn trên thế giới - một số website tung “chiêu” báo chỉ còn rất ít phòng trống, để khách sợ hết phòng, không chần chừ và thanh toán ngay Nhiều trang web có thể chỉ hiển thị hai phòng trống của một khách sạn, trong khi còn rất nhiều phòng trống được cập nhật trên website riêng
Thông thường, khách hàng sẽ nghĩ, các yếu tố giá cả, đánh giá của khách lưu trú, số lượng phòng trống… sẽ quyết định thứ hạng của khách sạn được xếp trên website Trên thực tế, tỷ lệ phần trăm hoa hồng thỏa thuận giữa khách sạn và website đặt phòng mới là yếu tố then chốt quyết định khách sạn nào được ưu tiên xếp ở trên, thay vì những khách sạn tốt
Bên cạnh đó, không ít website lập nick ảo để đánh giá các khách sạn trên diễn đàn, mạng xã hội với thông tin không chính xác, khiến khách hàng chọn phải phòng giá cao mà ngỡ được giá “hời” Để tránh bị hớ, không chỉ xem bao nhiêu sao ở phần bình luận, bạn còn cần đọc kỹ, tỉnh táo nhận diện các bình luận thật - ảo
Trang 29Để đặt phòng với giá tốt nhất, bạn nên truy cập trực tiếp vào website của khách sạn dự định lưu trú Đây không chỉ là hình thức đặt phòng rẻ nhất mà khách còn có
cơ hội nhận được những ưu đãi hấp dẫn, như: check-in nhanh hơn, tặng thức uống chào mừng, nâng hạng phòng lưu trú…
Một trong những rủi ro xảy ra là khách đã đặt phòng và thanh toán tiền nhưng lại không nhận được phòng khi đến nơi Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận không ít vụ việc liên quan đến việc đặt phòng khách sạn nhưng không được
ở Có trường hợp khách hàng đặt phòng khách sạn ở nước ngoài với giá khoảng 15 triệu đồng/đêm thông qua một công ty du lịch Khi đến nơi, khách sạn thông báo khách “chưa đặt phòng” Vì vậy, sau khi đặt phòng qua trung gian, bạn nên kiểm tra lại phía khách sạn
Khi đặt phòng khách sạn trực tuyến, khách hàng cần nắm rõ thông tin về trang web, bao gồm cả thông tin về địa chỉ liên hệ của công ty trước khi tiến hành giao dịch Trong trường hợp công ty có địa chỉ trong nước, có thể kiểm tra xem công ty đã đăng ký hoạt động kinh doanh
Đặc biệt, những công ty du lịch nhỏ lẻ, làm ăn kiểu chụp giật, không có uy tín
có thể cài bẫy khách hàng Họ cố tình tạo ra lỗi kỹ thuật để khách hàng thanh toán tiền, sau đó báo là chưa thanh toán để trốn tránh nghĩa vụ với khách Bên cạnh đó, với các giao dịch trực tuyến, thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền đặt phòng được chuyển; khi có sự cố, khách hàng rất khó đòi hỏi quyền lợi
Vì vậy, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ, tránh những công ty, trang web quảng cáo giá siêu rẻ, khuyến mãi rầm rộ nhưng không có điều kiện rõ ràng đảm bảo quyền lợi cho khách hàng Trước khi thanh toán, nên xem đơn vị cung cấp dịch vụ có uy tín không, nếu có lịch sử hoạt động quá ngắn thì không nên thanh toán vì nguy cơ mất tiền cao
2.3.4 Không được bảo đảm về mặt pháp lý
Thực tế cho thấy, các cá nhân khi mua tour du lịch, họ hướng sự quan tâm nhiều hơn giá cả, hình thức thoanh toán, điểm đến, dịch vụ đi lại, nghỉ dưỡng thế nào,
Trang 30còn lại hầu như không quan tâm đến hợp đồng hay những điều khoản bắt buộc trong hợp đồng Chính vì vậy, việc đảm bảo quyền lợi của khách hàng nói riêng và người tiêu dùng nói chung không được đảm bảo, những vấn đề phát sinh sau đó rất khó để giải quyết một cách thỏa đáng Có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp lữ hành mở bán những tour du lịch với giá cả, địa điểm và tất cả các dịch vụ theo quảng cáo thì rất tuyệt vời, khách hàng khi nghe được những quảng cáo như vậy thì chấp nhận giao kết mua tour bằng hành động đăng ký danh sách và trả tiền Nhưng thực tế trải nghiệm tour du lịch đó lại không như những gì quảng cáo, không như những gì đã nói với nhau khi xác lập giao dịch Khi đó, khách hàng, người tiêu dùng cũng không thể làm
gì được Thậm chí, những trường hợp có tranh chấp xảy ra sẽ giải quyết như thế nào?
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào sẽ đại diện người tiêu dùng để bảo vệ họ? Muốn làm được điều đó, trước tiên chúng ta phải xác định được tranh chấp trong hợp đồng du lịch nói chung và hợp đồng du lịch lữ hành nói riêng thuộc hợp đồng thương mại hay dân sự?
Nội dung của hợp đồng thương mại nói riêng và hợp đồng nói chung là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản về nội dung hợp đồng thương mại là hoạt động thương mại Về chủ thể của hợp đồng thương mại, hợp đồng thương mại được kí kết giữa các bên là thương nhân, hoặc có một bên là thương nhân Vậy, hoạt động du lịch
lữ hành có phải là hoạt động thương mại? Khi xác lập hợp đồng thì có căn vào Luật Thương mại hay không, hay chỉ căn cứ Luật Dân sự và Luật Du lịch?
Điều 398 BLDS 2015 quy định, nội dung hợp đồng phải bao gồm những nội dung như: đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp Bên cạnh
đó, Điều 39 Luật Du lịch 2017 quy định hợp đồng du lịch lữ hành phải có đủ các nội dung, như: mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch; giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
Trang 31điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng; điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng; điều khoản
về bảo hiểm cho khách du lịch
Hai điều luật này về cơ bản là giống nhau Bộ luật Dân sự là bộ luật chung, quy định chung, còn Luật Du lịch là luật chuyên ngành quy định cụ thể từng nội dung trong lĩnh vực du lịch Nhưng ở Luật Du lịch, điều khoản về giải quyết tranh chấp đã không được đưa vào hợp đồng, dẫn đến khi giải quyết tranh chấp gặp nhiều bất cập
2.4 Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
- Covid–19 đã gây ra sự ảnh hưởng thực sự nặng nề lên toàn bộ các ngành nghề và nền kinh tế thế giới trong năm 2020 và chưa hề có dấu hiệu sụt giảm trong năm 2021 Đại dịch liên tục bùng phát khiến kinh tế Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, ngành dịch vụ lưu trú cũng không ngoại lệ
- Sự bùng nổ mạnh mẽ của dịch Covid-19 đã tạo nên làn sóng cách ly xã hội
và hạn chế di chuyển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Xu hướng này khiến cho thị trường du lịch và mô hình Home-Sharing tại Việt Nam gần như rơi vào trạng thái ngủ đông trong suốt nửa đầu năm 2020 Sau nhiều năm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng
du lịch ấn tượng, Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa trong 6 tháng đầu năm 2020 với mức giảm lần lượt là 56% và 50%
so với cùng kỳ năm trước Việt Nam tạm dừng các chuyến bay quốc tế kể từ cuối tháng 3, vì vậy lượng khách quốc tế đến giảm mạnh gần 99% chỉ trong quý 2
- Theo CBRE Việt Nam, “dịch bệnh bùng phát khiến nhiều kế hoạch du lịch
bị trì hoãn và ngành kinh doanh khách sạn vì thế gặp nhiều khó khăn hơn Doanh thu trên mỗi phòng (RevPAR) trong nửa đầu năm tại thị trường Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh lần lượt giảm khoảng 56% và 64% so với cùng kỳ năm 2019 Doanh thu trên mỗi phòng (RevPAR) cho cả Việt Nam trong cùng kỳ cũng ghi nhận mức giảm tương tự khoảng 55% Công suất phòng giảm sút nghiêm trọng trong tháng 4, giai đoạn diễn ra cách ly toàn xã hội, và bắt đầu được cải thiện trong tháng 5 và tháng 6 nhờ vào lượng khách nội địa bắt đầu du lịch trở lại”
Trang 32- “Tuy nhiên, đối với thị trường khách sạn cao cấp tại Hà Nội và Thành Phố
Hồ Chí Minh, do có sự phụ thuộc đáng kể vào nguồn khách quốc tế nên công suất phòng tại hai thị trường này chỉ tăng nhẹ trong khoảng từ 1-1,5 điểm phần trăm mỗi tháng Sự hồi phục hoàn toàn của ngành dịch vụ lưu trú sẽ còn phải đối mặt với nhiều biến động khó lường và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch của thế giới
Du khách nội địa được kỳ vọng sẽ dẫn dắt sự phục hồi của thị trường và bù đắp phần nào sự sụt giảm lượng khách quốc tế trong năm 2020”, CBRE nhận định
- Những chủ đầu tư ngành dịch vụ lưu trú đang phải đau đầu vật lộn với những hàng tá những thách thức, đáng kể đến sau đây:
+ Ảnh hưởng lớn đến chi phí vận hành doanh nghiệp trong đại dịch: đối với các chủ doanh nghiệp, quản lý khách sạn việc vận hành một doanh nghiệp gồng gánh qua thời điểm khó khăn trong khi vẫn phải chịu các chi phí khác như tiền thuê đất hay khách sạn, chi phí điện, nước, lương nhân viên, khấu hao tài sản… là bài toán khó tìm ra lời giải Do vậy, giải pháp tạm thời của các khách sạn là giảm thiểu đội ngũ nhân sự vận hành, thắt chặt, tiết kiệm các chi phí điện, nước, các chi phí sinh hoạt khác
+ Doanh thu từ các nguồn khách ổn định bị sụt giảm nghiêm trọng: Theo thống kê tính chung quý I/2020, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 3.686,8 nghìn lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, nơi mà các nguồn thu chính của khách sạn là các kênh OTAs như Booking, Agoda, Traveloka… lượng khách đặt phòng cũng sụt giảm kể từ khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu
+ Cơ hội với khách sạn trong thời kỳ khủng hoảng: Khách sạn mùa dịch
Covid-19 đã chịu nhiều khó khăn, thách thức tại thị trường lưu trú Việt Nam cũng toàn thế giới Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia quản lý khách sạn cho rằng đây là thời gian tốt để cùng nhìn lại, đánh giá tình hình, kế hoạch kinh doanh vận hành của doanh nghiệp trong suốt thời gian vừa qua để quản lý khách sạn hiệu quả hơn Tìm một hướng đi mới tinh gọn, tốt hơn và phù hợp hơn cho doanh nghiệp Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp khách sạn thay đổi định hướng và có bài toán vận hành tối ưu hơn nữa trong tương lai Hãy là người sáng suốt và bình tĩnh trong thời điểm này để
Trang 33tìm ra những cơ hội để có thể bứt phá sau khi dịch bệnh được khống chế Đây là cơ hội khách sạn có được trong giai đoạn khó khăn, xem như đây là một thử thách cần vượt qua
2.5 Các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình
Home-Sharing
2.5.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Maggie and Adrian (2020) phân tích dựa trên thông tin hoạt động du lịch thông qua hình thức đặt phòng trên Airbnb Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tính toán thông qua dữ liệu về các ca mắc bệnh Virus Corona Hơn nữa, họ còn sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, nghĩa là họ quan sát dựa trên các ca bệnh mỗi ngày tại địa phương, và luật lệ đóng cửa địa phương Nghiên cứu này cho thấy rằng đại dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đáng kể đến thị trường du lịch, sự lo lắng của khách
du lịch về việc sẽ bị lây nhiễm virus khi đi du lịch Những phát hiện này làm sáng tỏ những yếu tố quan trọng đối với sự phục hồi của ngành du lịch Việc nới lỏng đóng cửa sẽ tạo ra sự thúc đẩy lớn nhất cho tất cả các khu vực, mặc dù là hiện tại các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đã giảm tại địa phương và nỗi sợ lây nhiễm bệnh quan trọng cũng không kém để thu hút khách
Theo Yang và cộng sự (2019) phân tích dựa trên toàn bộ dữ liệu thu nhập từ một cuộc khảo sát du lịch hộ gia đình quy mô lớn trên toàn quốc Họ đã áp dụng phân tích thực nghiệm hai bước để điều tra các tiền đề và hậu quả của việc ở chung nhà Bên cạnh đó họ còn sử dụng đối sánh điểm xu hướng để so sánh sự hài lòng trong chuyến đi và giá trị cảm nhận giữa người dùng Home-Sharing và người dùng khách sạn được đối sánh dựa trên xu hướng chọn chia sẻ nhà tương tự Kết quả cho thấy rằng mặc dù người dùng chia sẻ nhà cảm nhận được giá trị cao hơn cho chuyến đi, nhưng không có sự khác biệt đáng kể tồn tại giữa sự hài lòng về chuyến đi của hai nhóm
Bên cạnh đó Jokela và cộng sự (2019) Airbnb đã được nghiên cứu ở các thành phố du lịch lớn, nhưng hiện tượng này ở các thành phố Bắc Âu lại ít được biết đến hơn nhiều Trong bài nghiên cứu này, họ đã xem xét tình hình ở Helsinki, thủ đô của
Trang 34Phần Lan, phần lớn chưa được khám phá trong các tài liệu nghiên cứu Sử dụng kiến thức về vị trí của tôi làm điểm khởi đầu, nghiên cứu này dựa trên phân tích thống kê địa lý, phân tích định tính về danh sách Airbnb, các cuộc trò chuyện theo chủ đề với các chuyên gia và phân tích các cuộc thảo luận công khai thông qua phương tiện truyền thông, để minh họa cách phân phối danh sách Airbnb trong thành phố cũng như nhận thức và phản hồi nào hiện tượng này đang phát sinh Trong nghiên cứu này,
họ thách thức câu chuyện công khai miêu tả việc cho thuê nhà ngắn hạn ở Helsinki như một hình thức kinh tế chia sẻ, trái ngược với sự phát triển mang tính hủy hoại hơn ở các thành phố du lịch lớn của châu Âu
Thì Tiamiyu và cộng sự (2022) nghiên cứu kiểm tra vai trò của nhận thức về giá, danh tiếng, niềm tin và giá trị cảm nhận đối với quyết định đặt phòng của khách
du lịch trên Airbnb Ngoài ra, nghiên cứu này điều tra vai trò trung gian của giá trị cảm nhận và niềm tin của người tiêu dùng đối với Airbnb về mối liên hệ giữa các nguyên nhân được quy cho và quyết định đặt phòng của khách Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc Một cuộc khảo sát cắt ngang được thiết kế để kiểm tra khung lý thuyết, mang lại 311 phản hồi Nghiên cứu cho thấy danh tiếng và ý thức về giá ảnh hưởng đến đánh giá nhận thức của khách du lịch
về dịch vụ Airbnb và ảnh hưởng đến quyết định đặt chỗ ở trên nền tảng Airbnb của
họ Những phát hiện của nghiên cứu này có thể là cơ sở để thiết kế các công cụ tiếp thị hiệu quả nhằm hiểu rõ hơn những nguyên nhân có thể thúc đẩy quyết định đặt phòng của khách
Theo Fischer và cộng sự (2022) Nghiên cứu về cộng đồng chủ nhà Airbnd ở Anrhus ở Đan Mạch Đây là một nghiên cứu tình huống quy mô nhỏ đa phương pháp định tính, dựa trên các cuộc phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận nhóm tập trung được thực hiện với một nhóm chủ nhà liên kết với Cộng đồng chủ nhà Airbnb ở Aarhus, Đan Mạch Được cung cấp thông tin bằng phương pháp diễn giải, nghiên cứu này nhằm mục đích hiểu được trải nghiệm chủ quan của mọi người với việc đón tiếp khách trên nền tảng Airbnb, cũng như cách họ tiếp tục và điều chỉnh các hoạt động tiếp đón khách của mình trong đại dịch Bài viết này khám phá trải nghiệm của chủ
Trang 35nhà Airbnb đối với và phản ứng với cuộc khủng hoảng sức khỏe do vi-rút corona
2019 (COVID-19) có thể khác nhau như thế nào tùy theo động cơ chủ nhà cũng như loại và cách bố trí không gian của chỗ ở Airbnb của họ Dựa trên những hiểu biết sâu sắc này, phản ánh những bài học rút ra cho tương lai của dịch vụ cho thuê ngắn hạn
Riêng về LXie và cộng sự (2019): mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra tác động của các thuộc tính chủ nhà và tần suất lưu trú trước đây của khách du lịch
và sự tương tác của họ đối với khả năng mua lại các dịch vụ chia sẻ nhà ở cả cấp độ chủ nhà và danh sách Một sự kết hợp của các phân tích kinh tế lượng bằng cách sử dụng bộ dữ liệu quan sát trực tuyến chi tiết, quy mô lớn được thu thập từ một nền tảng chia sẻ nhà đã được thực hiện Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng lặp lại của khách hàng ở cả cấp độ máy chủ lưu trữ và danh sách, cho phép máy chủ lưu trữ, quản trị viên của trang web chia sẻ nhà và thậm chí
cả chủ khách sạn đưa ra các chiến thuật cụ thể để thúc đẩy việc mua hàng lặp lại của khách du lịch
2.5.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Lê Minh Đức (2021) nghiên cứu kiểm tra tác động của việc đổi mới dịch
vụ và hành vi cùng tạo ra giá trị đến trải nghiệm của khách hàng (trải nghiệm cảm xúc, hạnh phúc, sự ghi nhớ) Sử dụng mô hình phương án cấu trúc SEM, nghiên cứu
đã kiểm tra mô hình đề xuất với thiết kế cắt ngang bằng cách tiến hành phân tích mẫu
335 khách du lịch Các nhà phát triển cho thấy rằng sự thay đổi dịch vụ ảnh hưởng mới đáng kể đến hành vi cùng tạo ra giá trị, trải nghiệm cảm xúc (niềm vui và sự hưng phấn), và hạnh phúc của khách hàng Kết quả tiếp tục tiết lộ ảnh hưởng tích cực của hành vi cùng tạo ra giá trị đến trải nghiệm cảm xúc và ghi nhớ trải nghiệm Đặc biệt, cùng tạo ra giá trị của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp tích cực đến hạnh phúc của khách hàng – đây là phát hiện khá thú vị Ngoài ra, trải nghiệm cảm xúc của khách hàng có tác động tích cực đến cả hạnh phúc và sự ghi nhớ Hơn nữa, hạnh phúc của khách hàng có liên kết tích cực đến sự ghi nhớ trải nghiệm của họ Việc đóng góp về mặt học thuật và chức năng quản lý các kết quả này đối với ngành tiếp thị và du lịch sẽ được thảo luận
Trang 36Trong kinh doanh dịch vụ lưu trú Homestay tại thành phố Huế của Phạm Minh Hiếu và cộng sự (2019) đã nghiên cứu những lý do tại sao ngày càng có nhiều khách
du lịch chọn lịch sử apply Homestay thay vì lựa chọn ở khách sạn Nghiên cứu này
sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá và mô tả sự phát triển về việc ứng dụng Airbnb trong kinh doanh dịch vụ lưu trú Homestay tại thành phố Huế Kết quả cho thấy danh sách hoạt động của các Homestay ngày càng tăng
Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (2019) thông qua phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp, tham vấn và khảo sát thực địa để đánh giá kết quả khả năng tiềm ẩn của du lịch Homestay tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang
Ngoài ra cũng còn có Trần Huy (2021) yếu tố thúc đẩy khách du lịch Việt Nam lựa chọn dịch vụ lưu trú chia sẻ khi đi du lịch tại Hà Nội Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định yếu tố thúc đẩy khách du lịch Việt Nam lựa chọn dịch vụ lưu trú chia
sẻ được cung cấp bởi thương hiệu Airbnb khi du lịch tại Hà Nội Nghiên cứu này phát triển và sử dụng bảng hỏi dựa trên các nghiên cứu trước, với thang đo Likert năm điểm được sử dụng để đo lường ý kiến của người trả lời về yếu tố thúc đẩy họ lựa chọn Airbnb Nghiên cứu đã khảo sát 100 khách du lịch Việt Nam đã sử dụng Airbnb tại Hà Nội Dữ liệu thu thập được phân tích theo phương pháp định lượng bằng Excel Kết quả cho thấy các yếu tố thúc đẩy khách du lịch Việt Nam lựa chọn lại Airbnb Hà Nội bởi các yếu tố: kinh tế, tiện lợi, xã hội, môi trường Trong đó, yếu tố tiện lợi nhận được sự ủng hộ của mẫu khảo sát là yếu tố có ảnh hưởng tích cực nhất, theo sau lần lượt là các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế
Bên cạnh đó Phạm Minh Hiếu và cộng sự (2019) đã nghiên cứu tìm hiểu lý do tại sao lại ngày càng có nhiều khách du lịch chọn sử dụng Homestay thay vì ở khách sạn Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá và mô tả sự phát triển ứng dụng lưu trí Airbnb trong kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay ở Thành phố Huế Kết quả mô hình này cho thấy danh sách sử dụng homestay ngày càng tăng lên
Đào Minh Ngọc và cộng sự (2020) trên cơ sở hệ thống thông tin về các mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú chia sẻ (Home-Sharing Economic) phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, nghiên cứu tập trung làm rõ khái niệm, bản chất và một số loại
Trang 37hình kinh doanh dịch vụ lưu trú chia sẻ Áp dụng phương pháp tổng quan, phân tích tài liệu, nghiên cứu thảo luận về các khía cạnh khác nhau của các mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú chia sẻ và chỉ ra một số vấn đề đối với việc phát triển dịch vụ lưu trú chia sẻ ở Việt Nam
Với bà Phạm Thúy Quỳnh Nga (2019) một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển dịch vụ lưu trú ở Ninh Bình Với những tiềm năng sẵn có của tỉnh Ninh Bình việc chú trọng đầu tư để phát triển kinh tế du lịch đặc biệt là phát triển dịch vụ lưu trú không chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế của tỉnh mà còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội Việc nghiên cứu, tìm ra những giải pháp để phát triển dịch vụ lưu trú là cần thiết, không chỉ với lý luận mà còn có giá trị thực tiễn cao Đem lại kết quả phát triển nền du lịch
Ngoài ra, Hà Hải và cộng sự (2020) nghiên cứu giải pháp cho xu hướng Sharing đối với khách nội địa của thị trường Thành phố Hồ Chí Minh trong đại dịch Covid-19 Bài này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lượng khách du lịch nội địa
Home-sử dụng dịch vụ Home-Sharing của Tp.HCM trong đại dịch Covid, và đề xuất một số giải pháp để cân bằng lại mức lợi nhuận, thích nghi với trạng thái “bình thường mới” cho doanh nghiệp của Home-Sharing trong tương lai Kết quả đạt được thành một xu hướng chiến lược trong kinh doanh, giúp các chủ thể kinh doanh có thể đi tắt đón đầu, nhanh chóng có được lợi thế cạnh tranh và thu được lợi nhuận siêu ngạch
Riêng về Lê Đức Thọ và cộng sự (2021) có bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp nghiên cứu về thực trạng loại hình dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay Kết quả cho thấy, giai đoạn 2011 - 2019, số lượng cơ sở dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng tăng nhanh từ 260 cơ sở năm 2011 lên 943 cơ
sở lưu trú năm 2019 Việc tăng trưởng quá nhanh các cơ sở lưu trú cũng gây ra những hạn chế nhất định trong kinh doanh du lịch, nhất là trong tác động của đại dịch Covid-
19 Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch
vụ lưu trú ở Đà Nẵng hiện nay
Và Nguyễn Thế Cường (2019) nghiên cứu trình bày về mô hình dịch vụ lưu trú chia sẻ trên nền tảng số những thuận lợi và khó khăn của dịch vụ lưu trú chia sẻ
Trang 38và hàm ý ứng dụng vào thị trường Việt Nam Áp dụng phương pháp tổng quan, phân tích tài liệu, nghiên cứu thảo luận về các khía cạnh khác nhau Từ đó kết luận là ngành
du lịch Việt Nam cần phải tìm ra những giải pháp phù hợp và lâu dài để tối đa hóa những thuận lợi và giảm thiểu những thách thức mà dịch vụ lưu trú chia sẻ mang lại
Qua các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình Home-Sharing thì có thể tổng hợp được qua bảng sau đây:
Bảng 2 1 Tổng hợp các chỉ báo/biến đo lường
Nhóm nhân tố Biến đo lường/Chỉ báo Nguồn
Thái độ đối với dịch
vụ Home- Sharing
Khách hàng cảm thấy loại hình Home- Sharing mang lại những trải nghiệm thú vị
Botsman & Rogers (2011); Guttentag (2015); Tussyadiah và Pesonen (2015); Wang
và cộng sự (2016) Khách hàng thấy loại hình
Home-Sharing hợp với sở thích của khách hàng
Botsman & Rogers (2011)
Khách hàng thấy Sharing hợp với xu hướng hiện đại
Home-Christensen (1997)
Khách hàng nhận thấy Home-Sharing sẽ phát triển trong tương lai
Zervas và cộng sự (2015); Karlsson và cộng sự (2016); Tussyadiah và cộng sự (2015) Khách hàng cảm thấy loại
hình lưu trú Home - Sharing mang đến cho khách hàng cảm giác
“thoải mái như ở nhà”
Sommerville (2015); Tussyadiah & Zach (2016)
Trang 39Khách hàng cảm thấy loại hình Home- Sharing cung cấp dịch vụ đáp ứng tốt tiêu chuẩn chất lượng
Guttentag (2015); Chu và Choi (2000); Dolnicar và Otter (2003)
Chuẩn mực chủ quan
Khách hàng nhận thấy loại hình Home- Sharing thúc đẩy việc hình thành và phát triển cộng đồng chung sở thích với khách hàng
Ikkala & Lampinen (2015); Oskam (2016); Kaplan và Haenlein
(2010)
Khách hàng lựa chọn loại hình Home-Sharing dựa vào các chia sẻ đánh giá (review) tích cực của những người đã trải nghiệm
Zervas và cộng sự (2015); Kaplan và Haenlein (2010); Ytreberg (2016); Cha McCleary, và Uysal (1995); Sirakaya, Uysal,
và Yoshioka (2003) Khách hàng tích cực tương
tác, chia sẻ các đánh giá (review) trải nghiệm của bản thân đối với loại hình Home-Sharing
Kaplan và Haenlein (2010); Cha, McCleary, và
Uysal (1995)
Khách hàng bị thu hút bởi quảng cáo trực tuyến lên quyết định lựa chọn loại hình Home-Sharing
Sirakaya, Uysal, và Yoshioka (2003)
Cảm nhận về sự tin
cậy
Khách hàng nhận thấy loại hình lưu trú Home-Sharing đáng tin cậy trong cung cấp dịch vụ
Yaraghi & Ravi (2017)
Khách hàng cảm thấy an toàn khi cung cấp thông tin
cá nhân trong quá trình giao dịch
Ytreberg (2016)
Trang 40Khách hàng cảm thấy an tâm khi thanh toán trực tuyến trong quá trình giao dịch
Chu và Choi (2000); Dolnicar và Otter (2003)
Khách hàng nhận thấy các giao dịch được bảo đảm về mặt pháp lý
Chu và Choi (2000); Dolnicar và Otter (2003)
Khách hàng cảm thấy an toàn đối với tài sản và sinh hoạt cá nhân khi sử dụng loại hình lưu trú Home- Sharing
Gnoth (1999); Hawkins, Mothersbaugh, and Best
(2007) Khách hàng cảm thấy an
tâm về vệ sinh khi sử dụng loại hình lưu trú Home-Sharing
Chu và Choi (2000); Dolnicar và Otter (2003)
Các lợi ích kinh tế
Home-Sharing giúp khách hàng đặt phòng với giá tốt
so với các phương thức khác
Grybaitė và Stankevičienė (2016); Rivera và cộng sự (2017) Home-Sharing giúp khách
hàng tiết kiệm được thời gian cho việc đặt phòng
Grybaitė và Stankevičienė (2016); Rivera và cộng sự (2017)
Home-Sharing cho phép khách hàng tiết kiệm tiền khi đi đông người
Möhlmann (2015); Hamari và cộng sự (2015); Basselier và cộng
sự (2018); Botsman và Rogers (2010) Home-Sharing giúp khách
hàng không tốn nhiều công sức cho tìm kiếm và đặt phòng
Hasslinger và các cộng sự
(2007)