1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai.pdf

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai
Tác giả Hứa Ngọc Minh Châu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Bình
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận Tốt nghiệp Đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

TÓM TẮT LUẬN VĂNKhoá luận này tập trung vào việc nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại chi nhánh Đồng Nai của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn năm 2019

Trang 1



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: Tài chính – Ngân hàng

Trang 2



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: Tài chính – Ngân hàng

Mã ngành: 7340201

Họ và tên sinh viên: HỨA NGỌC MINH CHÂU

Mã số sinh viên: 050606180039 Lớp sinh hoạt: HQ6-GE11

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN THẾ BÍNH

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 3

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Khoá luận này tập trung vào việc nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng

cá nhân tại chi nhánh Đồng Nai của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn năm 2019-2023 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ngân hàng để đánh giá, phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao quy trình đánh giá hiệu quả huy động vốn, kiểm soát rủi ro

và chất lượng huy động vốn Mục đích của nghiên cứu là đánh giá, phân tích và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn, tăng cường kiểm soát rủi ro

và cải thiện linh hoạt huy động vốn khách hàng là những cá nhân Phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích tài liệu và khảo sát thị trường để thu thập dữ liệu Kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ hỗ trợ ngân hàng tăng cường khả năng đánh giá khách hàng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh Ngoài ra, nghiên cứu cũng

sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng và ngành tài chính nói chung

Các nhà quản lý ngân hàng có thể sử dụng kết quả đã thử nghiệm thành công

để cải thiện độ chính xác trong đánh giá khách hàng và giảm thiểu rủi ro trong quá trình huy động vốn Luận văn cũng đề xuất các định hướng cụ thể và giải pháp để nâng cao sự hiệu quả khi huy động vốn khách hàng cá nhân của VietinBank trong tương lai, góp phần vào sự phát triển toàn diện của ngân hàng Với việc áp dụng các giải pháp được đề xuất từ nghiên cứu này, VietinBank chi nhánh Đồng Nai sẽ đạt được tiến bộ nhưng hiệu quả đáng kể về việc huy động vốn từ khách hàng và tạo được sự tin tưởng tuyệt đối cho khách hàng Điều này sẽ có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển bền vững của ngân hàng trong tương lai

Trang 4

ABSTRACT

This thesis focuses on improving the efficiency of individual customer capital mobilization at the Dong Nai branch of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade during the period from 2019 to 2023 The study uses data from the bank's financial statements and annual reports to evaluates, analyzes and proposes solutions to improve the process of evaluating capital mobilization efficiency, control of risk and quality of capital mobilization The purpose of the research is to evaluate, analyze and propose solutions to improve capital mobilization efficiency, enhance risk control and improve capital mobilization efficiency for individual customers Research methods include document analysis and market surveys to collect data The research results are expected to support banks in enhancing their ability to evaluate customers, reduce risks and improve business efficiency In addition, the research will also contribute to the sustainable development of the banking industry and the financial industry in general

Bank managers can use research results to improve customer assessment accuracy and minimize risks in the capital mobilization process The thesis also proposes specific directions and measures to improve the efficiency of VietinBank's individual customer capital mobilization in the future, contributing to the comprehensive development of the bank By applying the solutions proposed from this study, VietinBank Dong Nai branch will make significant progress in improving the efficiency of mobilizing capital from individual customers and creating trust for customers This will have a positive impact on the bank's business operations and sustainable development in the future

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu

là trung thực, trong đó không có nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận

Tác giả

Hứa Ngọc Minh Châu

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi đến tất cả các Thầy/ Cô trong trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn trân trọng nhất Dưới sự hướng dẫn và dạy bảo của các Thầy/ Cô trong gần 4 năm qua tôi đã tích lũy được rất nhiều kiến thức bổ ích và thiết thực qua đó giúp tôi có được nền tảng vững chắc khi bước ra môi trường lớn hơn Nhờ những kiến thức đó mà nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI”

Để có thể thực hiện đề tài một cách đúng đắn và tốt nhất, tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy TS Nguyễn Thế Bính đã tận tình giúp đỡ cung cấp các tài liệu tham khảo cần thiết để xây dựng được bài nghiên cứu hoàn chính Qua những lời chỉ bảo, lời chúc của Thầy tôi như được tiếp thêm động lực để hoàn thành

đề tài một cách chỉn chu nhất

Trong quá trình thực hiện, dù đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu thực tế, nhưng với sự hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện có hạn nên cũng không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong sẽ được nhận thêm những đóng góp, ý kiến của các Thầy/ Cô để đề tài được hoàn thiện và nâng cao tính học thuật

Tôi kính chúc quý Thầy/ Cô dồi dào sức khỏe và có nhiều thành tựu hơn nữa trong sự nghiệp

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trang 7

MỤC LỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

ABSTRACT ii

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu đề tài 2

2.1 Mục tiêu tổng quát 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Nội dung nghiên cứu 4

7 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 4

8 Bố cục bài nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 Huy động vốn khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 7

Trang 8

1.1.1 Khái niệm huy động vốn khách hàng cá nhân của NHTM 7

1.1.2 Các hình thức huy động vốn 7

1.1.3 Đặc điểm, vai trò 8

1.2 Hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 9

1.2.1 Khái niệm 10

1.2.2 Tiêu chí đánh giá 10

1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân của một số Chi nhánh Ngân hàng Thương mại và bài học đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai 12

1.3.1 Kinh nghiệm về huy động vốn của một số Chi nhánh Ngân hàng thương mại 10

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 10

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai 10

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2019 – 2023 20

2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2021 – 2023 20

2.3 Đánh giá hiệu quả huy động khách hàng cá nhân vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai 30

2.3.1 Những kết quả đạt được 30

Trang 9

2.3.2 Hạn chế 32

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 33

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 36

3.1 Định hướng trong huy động vốn khách hàng cá nhân 36

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai 37

3.2.1 Chính sách thu hút khách hàng 37

3.2.2 Về công tác huy động vốn 37

3.2.3 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 39

3.2.4 Tăng cường hoạt động tiếp thị, quảng cáo, trang bị cơ sở hạ tầng 40

3.2.5 Giải pháp nâng cấp sự hỗ trợ của nhân viên ngân hàng 43

3.2.6 Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ của nhân viên ngân hàng 44

3.2.7 Chính sách chăm sóc khách hàng 45

3.3 Kiến nghị 46

3.3.1 Kiến nghị với NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước 46

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 47

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai 50

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTƯ Ngân hàng trung ương

NHTM Ngân hàng thương mại

TGTKKKH Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

TGTT Tiền gửi thanh toán

TMCP Thương mại Cổ phần

TTQT Thanh toán Quốc tế

VHĐ Vốn huy động

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2019-2023 20 Bảng 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi KHCN tại Vietinbank Đồng Nai giai đoạn

2019 – 2023 21 Bảng 2.3 Cơ cấu vốn huy động của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm 2019 –

2023 23 Bảng 2.4 Cơ cấu huy động tiền gửi không kỳ hạn của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm 2019 – 2023 24 Bảng 2.5 Cơ cấu huy động vốn tiết kiệm của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm

2019 – 2023 26 Bảng 2.6 Chi phí huy động bình quân giai đoạn 2019 – 2023 tại Vietinbank Đồng Nai 27 Bảng 2.7 Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu cho vay từ nguồn vốn giai đoạn 2019 – 2023 tại Vietinbank Đồng Nai 29

Hình 2.2 Mô tả tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi KHCN tại Vietinbank Đồng Nai giai đoạn 2019 – 2023 22 Hình 2.3 Mô tả cơ cấu vốn huy động của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm 2019 – 2023 23 Hình 2.4 Mô tả cơ cấu huy động tiền gửi không kỳ hạn của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm 2019 – 2023 25 Hình 2.5 Mô tả cơ cấu huy động vốn tiết kiệm của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm 2019 – 2023 27 Hình 2.6 Mô tả chi phí huy động bình quân giai đoạn 2019 – 2023 tại Vietinbank Đồng Nai 28 Hình 2.7 Mô tả tỷ lệ đáp ứng yêu cầu cho vay từ nguồn vốn giai đoạn 2019 – 2023 tại Vietinbank Đồng Nai 30

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Dòng tiền vốn được huy động từ khách hàng thật sự mang lại giá trị kinh doanh tiền tệ của NHTM Thực tiễn vốn được huy động từ khách hàng chiếm tỷ lệ trên 90% tổng nguồn vốn Tuy rằng vốn của các NHTM đều được huy động từ nhiều nguồn, tuy nhiên thực tế vốn huy động được từ những khách hàng cá nhân lại chính là nguồn vốn liên tục, ổn định, ít rủi ro hơn những nguồn còn lại Nên vì thế thúc đẩy việc huy động vốn KHCN là mục tiêu tất yếu các NHTM đều đang hướng đến Vốn ngân hàng huy động càng cao thì tổng vốn của ngân hàng sẽ tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sử dụng vốn, giúp đơn vị phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nhằm đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng

Thị phần huy động vốn trong nước của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai biến động không đều qua các năm cụ thể: 8,1% năm

2019, 10,9% năm 2020 và 10,9% năm 2019 Năm 2021 là 17,3%, năm 2022 là 9,3% và năm 2023 là 7,9% VietinBank Đồng Nai là một trong những chi nhánh có quy mô lớn lâu đời trong hệ thống chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và có kinh nghiệm kinh doanh rất phong phú Thời kỳ đầu nó tồn tại với số lượng lớn ở tỉnh Đồng Nai Tuy nhiên, những năm gần đây, thị phần huy động vốn đơn vị liên tục giảm trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, cho thấy các chính sách, sản phẩm, kênh huy động vốn đã và đang áp dụng trong thời kỳ mới chưa hiệu quả Vì vậy, cần có những giải pháp tối ưu hơn nữa để gia tăng thị phần huy động vốn, đặc biệt việc huy động tiền gửi công nghệ tại Ngân hàng Đồng Nai tại Việt Nam cần được tăng cường và trở nên cấp bách

Nhận thức được thực trạng trên, cùng kiến thức được trau dồi trong quá trình học tại trường của bản thân tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh

Trang 13

Đồng Nai” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp một số đề xuất đối với các bất cập hiện có tại chi nhánh để nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại chi nhánh nói riêng và đối với hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai

3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1) Hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai thời gian qua như thế nào? Đâu là những hạn chế?

2) Cần thực hiện các giải pháp và kiến nghị gì để nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai trong giai đoạn 2019-2023?

Trang 14

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả huy động vốn và nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Đồng Nai

Về thời gian: Các số liệu được tập hợp từ năm 2019 – 2023

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khóa luận sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu định tính, gồm các công cụ:

1 Thống kê : Trên cơ sở thu thập, tổng hợp phương pháp thống kê được sử dụng nhằm phân tích và mô tả dữ liệu về quá trình huy động vốn khách hàng cá nhân

2 Phân tích, so sánh : phân tích, so sánh các số liệu về tình hình huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2019-2023

Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp gồm:

- Thu thập số liệu qua các Báo cáo thống kê về tình hình cho vay;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai;

- Tài liệu báo cáo thường niên năm 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và các văn bản hiện hành liên quan hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam để đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh, từ đó phân tích được nguyên nhân của các bất cập hiện hữu

Trang 15

và sau đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai

6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Tổng hợp các lý luận về huy động vốn, hiệu quả huy động vốn của NHTM

2 Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2019-2023, làm rõ những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

3 Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai

7 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Vấn đề huy động vốn của các ngân hàng thương mại luôn là vấn đề then chốt

ở nhiều nơi trên thế giới, nội dung này luôn là đề tài nghiên cứu trong kinh tế, quản

lý kinh tế và các ngành khác Đây là kết quả của nhiều nghiên cứu, thử nghiệm, khảo sát của các nhà khoa học, nhà quản lý và hoạch định chính sách

Dương Văn Bổn và cộng sự 2021, Một số lưu ý về hoạt động huy động và cho

vay vốn của các ngân hàng thương mại, đăng trên Tạp chí Tài chính ngày

16/01/2021 Hoạt động huy động vốn và cho vay của các TCTD Việt Nam diễn biến phức tạp kể từ đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Trong khi tiền đưa vào từ các dân cư bắt đầu tăng không đều kể từ tháng 6 năm 2020 thì tiền đưa vào từ doanh nghiệp lại tăng nhanh chóng trong những tháng gần đây Bài viết phân tích những vấn đề cần cân nhắc đối với hoạt động huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh này

Nguyễn Thu Hồng 2020, ‘‘Tiếp thị huy động vốn của Ngân hàng Thương

mại’’, đăng trên tạp chí "Tiền tệ và thị trường tài chính" ngày 14/09/2020 Trong

Trang 16

những năm gần đây, thị trường tài chính tiền tệ của các ngân hàng ở Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng và có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế Để đảm bảo kinh phí cho hoạt động điều hành, việc huy động từ bên ngoài có vai trò vô cùng cấp thiết Cần sử dụng các phương tiện marketing để huy động vốn ngân hàng thương mại Qua bài nghiên cứu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Hà Tây, bài báo đưa một vài ưu, khuyết điểm từ các ngân hàng thương mại đối với hoạt động tiếp thị huy động vốn, nhờ đó kiến nghị một số biện pháp để khắc phục, cải thiện tốt hoạt động tiếp thị

Ninh Thị Thuý Ngân 2019, ‘‘ Biện pháp tăng cường huy động vốn của ngân

hàng thương mại ”, tác giả dùng phương pháp đánh giá tình hình huy động vốn toàn

chuỗi của những NHTM tại Việt Nam Bài báo cũng nêu một số chính sách để cải thiện lượng vốn huy động các NHTM trong bối cảnh hiện tại và đưa ra 3 yếu tố chính tạo hình thành nên chính sách huy động vốn, gồm: tình hình kinh tế - xã hội thực tế; các quy định và nội quy của NHNN; kế hoạch huy động vốn được các ngân hàng thương mại thực hiện Trên cơ sở phân tích này, bài viết đề xuất 4 đề xuất huy động vốn hiệu quả trong bối cảnh cạnh tranh khó khăn hiện nay: thực hiện kế hoạch thu hút khách hàng; lãi suất hợp lý; mở rộng kinh doanh và thúc đẩy kế hoạch tiếp thị

Tác giả Đoàn Vũ Hải Đăng Đề tài luận văn thạc sĩ: “Tăng cường huy động vốn

của khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh

Hà Nội” được diễn đạt năm 2012 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tác giả liệt kê

quá trình lý luận liên quan đến các phương pháp huy động vốn của KHCN và hiệu quả của chúng Ngoài ra, tác giả phân tích thực trạng các hình thức huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội và hiệu quả huy động vốn của khách hàng cá nhân Trên cơ sở những hạn chế đã được xác định và nguyên nhân của hạn chế, tác giả đề xuất một số giải pháp về huy động vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thanh Thủy “Nâng cao huy động vốn

Trang 17

tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Hoàn Kiếm” đã diễn đạt tại Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân năm 2009 Tác giả liệt kê một số hình thức huy động nguồn vốn kèm theo hiệu quả của việc huy động tại chi nhánh Hoàn Kiếm của Ngân hàng Công thương, nhận xét lợi ích, hạn chế của những hình thức huy động vốn và số tiền có thể huy động tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Hoàn Kiếm

8 BỐ CỤC BÀI NGHIÊN CỨU

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và các nội dung khác, nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương, cụ thể:

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Trang 18

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương 1 sẽ nghiên cứu về hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại và quan trọng hơn là thành quả của hoạt động huy động vốn

từ khách hang cá nhân Chúng ta sẽ tìm hiểu về các khái niệm và đặc điểm cốt lõi của hiệu quả quá trình huy động vốn khách hàng cá nhân, cùng với những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn

Bên cạnh đó, chương này sẽ đem đến một cái nhìn toàn diện bằng cách phân tích kinh nghiệm của các NHTM khác, nhằm tìm hiểu cách họ đã nâng cao hiệu quả huy động vốn trong hoạt động của mình Từ đó, mọi người sẽ có những bài học quý giá và áp dụng vào Vietinbank chi nhánh Đồng Nai, để tiến xa hơn trong việc cải thiện hiệu quả huy động vốn

1.1 Huy động vốn khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm huy động vốn khách hàng cá nhân của NHTM

Theo Trầm Thị Xuân Hương (2018) "Huy động vốn là hoạt động tạo nguốn vốn cho ngân hàng thương mại và có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng"

Theo Luật Các tổ chức tín dụng 32/2024/QH15, Chương 4, Chương 1, Điều

13, “Huy động vốn là hoạt động trong mà các tổ chức, cá nhân nhận tiền dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, trái phiếu Chính phủ và các loại tiền gửi khác, phát hành phiếu thu theo nguyên tắc lãi cho người gửi tiền và tiền gốc theo thỏa thuận”

Huy động vốn từ KHCN là huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư của KHCN thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, giấy tờ có giá

1.1.2 Đặc điểm, vai trò

- Đặc điểm

Quy mô đa dạng: NHTM huy động vốn từ khách hàng cá nhân thông qua

Trang 19

nhiều sản phẩm và dịch vụ như tiết kiệm, gửi tiền thanh toán, trái phiếu, quỹ đầu tư, v.v

Tính linh hoạt: NHTM cung cấp các lựa chọn và điều kiện hấp dẫn để cải thiện quá trình thu vốn từ KHCN

Tính an toàn: NHTM cam kết bảo đảm vốn và lợi nhuận cho khách hàng cá nhân thông qua các sản phẩm và chính sách bảo mật

Quản lý rủi ro: NHTM cần quản lý rủi ro liên quan đến việc huy động vốn từ khách hàng cá nhân để đảm bảo vận hành ổn định và tin cậy của ngân hàng

* Vai trò

- Nguồn vốn huy động là cơ sở để NHTM hoạt động KD

Theo Peter S (2004), Vốn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng và phát triển sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng thương mại Với vai trò của một tổ chức kinh doanh tài chính, vốn có thể hiểu công cụ kinh doanh, cũng là đối tượng chủ yếu của hoạt động kinh doanh Vốn là một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Vì vậy, ngoài nguồn vốn cốt lõi, các ngân hàng thương mại phải huy động vốn bên ngoài Nguồn vốn này có tác động đến kinh doanh và đầu tư của các NHTM và do đó có ảnh hưởng đến thu nhập của các NHTM Lượng vốn công bố lớn là cơ sở để các ngân hàng thương mại có được ưu thế khi đầu tư vào các dự án lớn, qua đó củng cố vị thế của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực này Vốn là điểm tất yếu phải có trong quá trình kinh doanh của ngân hàng thương mại Vì vậy các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tìm nguồn vốn trong quá trình hoạt động

- Huy động vốn tác động đến các hoạt động khác của NHTM

Davidz Cox Z (2007) cho rằng: ” Huy động vốn của một ngân hàng có tác động trực tiếp đến hầu hết mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại bao gồm hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán và hoạt động ngân hàng Bảo lãnh thanh toán hoặc kinh doanh trao đổi tiền tệ Nếu vốn được huy động tốt, nguồn cung tiền của ngân hàng sẽ tăng lên, từ đó làm phong phú thêm danh mục cho vay, đầu tư

và tăng vốn cho vay Ngoài ra, việc huy động vốn thành công tạo ra một lượng vốn

Trang 20

lớn Điều này cho phép các ngân hàng thương mại thay đổi chính sách tín dụng của

họ, có thể bằng cách giảm lãi suất và tăng khối lượng cho vay Khi nguồn vốn của ngân hàng thương mại dồi dào, ngân hàng thương mại có điều kiện phát triển chi nhánh, đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ, thu hút khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường ”

- Hoạt động huy động vốn tác động rõ rệt đến khả năng thanh toán của NHTM cũng như uy tín

Một trong những yếu tố cốt yếu nhất để ngân hàng trường tồn và lớn mạnh trong nền kinh tế thị trường là xây dựng được sự tin tưởng từ khách hàng dành cho phía ngân hàng Độ tin cậy chủ yếu thể hiện ở việc dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đây là một điều luôn khiến các ngân hàng lo lắng nhất trong nền kinh tế bất ổn hiện nay Khách hàng sẽ luôn tin tưởng khi giao dịch với ngân hàng nếu họ

có kêu gọi vốn hiệu quả và năng lực thanh toán kịp thời Đặc biệt, Khách hàng chủ động gửi tiền vào các ngân hàng có uy tín cao hơn Theo Phan Thị Thu Hà (2009), Nguyễn Đăng Đô (2014), “Ngân hàng có thể đầu tư vào hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch hiện đại và xây dựng niềm tin trong quần chúng nhờ nguồn vốn huy động lớn Huy động vốn càng mạnh thì ngân hàng càng có khả năng sống sót qua thời kỳ khó khăn.”

- Huy động vốn tác động rõ rệt đến khả năng cạnh tranh của NHTM

Đối với các ngân hàng thương mại, điều kiện tiên quyết để tăng lượng tín dụng

là phải có đủ vốn huy động, chủ động về thời hạn, thời gian cho vay và khả năng lựa chọn lãi suất thích hợp với từng chủ thể khách hàng Điều này sẽ giúp ngân hàng hấp dẫn được đa dạng khách hàng hơn, doanh thu của ngân hàng được đề ra sẽ tăng cao, ngân hàng sẽ thu nhiều lợi ích hơn trong kinh doanh Huy động đủ vốn là điểm khởi đầu tốt để ngân hàng đầu tư vào thiết bị công nghệ mới, thu hút nhân lực

và tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, trình độ và kỹ năng của đội ngũ nhằm cho cán bộ nhân viên ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn Phùng Thị Lan Hương (2020), nghiên cứu gần đây của Olivier B (2021) đều khẳng định

“Ngân hàng có lượng vốn huy động lớn thực hiện các hoạt động kinh doanh đa

Trang 21

dạng Ngày nay, các ngân hàng không chỉ tham gia cho vay mà còn mở rộng sang các dịch vụ khác, liên doanh, hợp tác, dịch vụ chuyển nhượng, mua bán nợ và giao dịch trên thị trường ngoại hối Đa dạng hóa các hình thức kinh doanh giúp ngân hàng phân tán rủi ro kinh doanh, tạo thêm vốn và thu nhập, chủ yếu là tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Vai trò của huy động vốn trong ngân hàng rất quan trọng, do đó các ngân hàng thương mại phải luôn chú trọng đến việc đảm bảo kiểm soát việc huy động vốn trong hoạt động của mình.’’

1.2 Hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm

Theo nghiên cứu của Lê Cường, H (2019) Hiệu quả huy động vốn của NHTM chính là kết quả huy động mà ngân hàng đạt được, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinh lợi cao cho ngân hàng trong từng thời

kỳ

1.2.2 Tiêu chí đánh giá

Nếu khả năng huy động vốn của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn hợp lý và cam đoan khả năng sinh lãi của ngân hàng trong từng giai đoạn, thì quá trình huy động vốn của ngân hàng được coi là có hiệu quả Theo quan điểm từ phía ngân hàng, đó là phải theo dõi kỹ nhu cầu sử dụng vốn, việc huy động vốn không chỉ theo nhu cầu mà còn theo cơ cấu vốn (kỳ hạn, đồng tiền…) với chi phí duy trì sự ổn định của nguồn vốn huy động có thể hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và tăng lợi nhuận cho ngân hàng Để đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá chung sau:

(1) Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động năm sau với năm trước

Theo nghiên cứu của Quỳnh, P X (2017) “Về tổng vốn, tốc độ tăng trưởng tính toán cũng có thể được nghiên cứu riêng cho từng loại vốn Sự biến động của tổng nguồn vốn không giống như sự biến động của từng loại vốn Chỉ tiêu này cùng với tỷ lệ khả năng thanh toán giúp đánh giá năng lực huy động vốn của các ngân hàng thương mại một cách sâu sắc và toàn diện hơn ” Từ đó, đưa ra được tỷ lệ

Trang 22

tăng trưởng theo công thức :

(2) Cơ cấu vốn huy động

Theo nghiên cứu của Ngọc, L T Á (2010) “Cơ cấu vốn của một ngân hàng là một phần quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng Bằng cách xem xét tỷ trọng các loại trên tổng số nguồn vốn mà ngân hàng huy động được, ngân hàng có thể xem xét cơ cấu vốn huy động của mình ” Từ đó ta có công thức :

Việc tính toán tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là tương đối khó khăn Điều này có thể được thực hiện bằng cách phân loại vốn theo nhiều tiêu chí khác nhau: theo đối tượng huy động, thời hạn, tính chất hoặc loại tiền tệ Những phân tích, đánh giá được trình bày theo từng khía cạnh phản ánh tốt hơn khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại

Các loại vốn chiếm tỷ trọng lớn thể hiện lợi thế trong việc huy động các loại vốn Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với một số hình thức huy động nhất định Bằng cách này, mọi người có thể xem chính sách huy động vốn của ngân hàng và ước tính liệu ngân hàng có thể đạt được mục tiêu nếu thay đổi cơ cấu vốn hay không

(3) Chi phí huy động vốn bình quân năm sau so với năm trước

Theo PGS.TS Lê Văn Tư và ThS Đặng Ngọc Lan (2005), diễn đàn Nghiên cứu về Tài chính tiền tệ, Ngân hàng truyền thống bao gồm hai phần chính: huy động vốn và lựa chọn tài sản sinh lời để đầu tư các nguồn vốn huy động được Các ngân hàng luôn cố gắng kiếm lợi nhuận từ hai ngành này Do đó, phương pháp xác định chi phí huy động vốn là một phương pháp rất hữu ích cho ngân hàng khi xây dựng chính sách kinh doanh hiệu quả Ngân hàng quan tâm đến chi phí huy động vốn vì

Trang 23

(4) Khả năng đáp ứng yêu cầu cho vay từ nguồn năm sau so với năm trước

Theo Thông tư 08/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Quốc gia ngày 14/8/2020 sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Quốc gia, các ngân hàng phải giảm tỷ lệ vốn tối đa trong ngắn hạn, trung bình và lâu dài cho vay liên tục từ 1/10/2023 xuống 30% thay vì 34% như hiện nay

Phần trăm thoả mãn nhu cầu tín dụng cao hơn hoặc thấp hơn so với năm trước

từ nguồn Một đô la vốn ngân hàng huy động có thể đáp ứng vài % yêu cầu tín dụng của khách hàng Từ đó ta có công thức :

1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân của một số Chi nhánh Ngân hàng Thương mại và bài học đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Đồng Nai

Trang 24

1.3.1 Kinh nghiệm về huy động vốn của một số Chi nhánh Ngân hàng thương mại

1.3.1.1 Ngân hàng Thương mại cố phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - Chi nhánh Hoàn Kiếm

Chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm là một trong những chi nhánh huy động vốn thành công nhất của Ngân hàng tại Hà Nội Quy mô huy động vốn của chi nhánh tăng trung bình 56% mỗi năm Để đạt được kết quả này, chi nhánh đã triển khai các giải pháp sau:

- Về kế hoạch thu hút tài trợ: Công ty con lập kế hoạch yêu cầu vốn và đặt chỉ tiêu huy động vốn cho từng bộ phận, nhân lực và kết quả đạt được dựa trên mục tiêu huy động vốn do trụ sở chính đặt ra Huy động vốn được thực hiện để đánh giá khả năng của nhân viên và tạo ra một hệ thống thu nhập phù hợp Theo đó, nhân viên chi nhánh sẽ phấn đấu đạt KPI kêu gọi vốn đã đề ra

- Về thu xếp huy động vốn: Để hấp dẫn thêm khách hàng, công ty con đã gia hạn thời gian huy động vốn Chính xác hơn khách hàng có thể ấn định khoảng thời gian phù hợp cho mình ví dụ một ngày, một tuần hay một tháng và mỗi kỳ hạn tương ứng với một mức lãi suất phù hợp vì tiền không được sử dụng của cá nhân, tổ chức với một thuật ngữ nhất định từ ngân hàng Cách làm này khiến khách hàng cảm thấy thoải mái, thuận tiện khi gửi tiền vào ngân hàng vì có lãi và có thể lấy ra theo ý muốn và đây là lựa chọn tốt hơn so với việc giữ vàng hay ngoại tệ

Ngoài ra, theo báo cáo kinh doanh 2018 - 2020 của Chi nhánh Hoàn Kiếm, chi nhánh hiện cũng áp dụng phương thức phối hợp hạn mức tín dụng với tài khoản có

kỳ hạn Nếu khách hàng gửi một số tiền nhất định vào ngân hàng thì có thể dùng số tiền này làm vật đảm bảo để vay vốn nếu cấp thiết, số vốn khách hàng được vay tùy thuộc vào số dư tài khoản của khách hàng Hình thức này mang lại lợi ích chung cho cả ngân hàng và khách hàng, vì ngân hàng có thể tăng dư nợ cho vay và bảo lãnh đồng thời “khách hàng không phải rút tiền trước thời hạn mà vẫn giữ được lãi”

Trang 25

- Về đánh giá hoạt động huy động vốn: Chi nhánh ước tính các tiêu chuẩn theo quy mô và cơ cấu huy động vốn dựa trên kết quả huy động vốn Đây là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá nhân viên và huy động tài trợ cho các

kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo Chi nhánh đã phát hiện ra những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó trong quá trình đánh giá, giúp họ tìm ra một giải pháp phù hợp cho việc huy động vốn

1.3.1.2 Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi nhánh Hoàn Kiếm

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nắm bắt được xu hướng phát triển công nghệ của ngành ngân hàng, đã tiếp tục thúc đẩy các gói sản phẩm trực tuyến Tiết kiệm trên Internet được coi là một sáng chế vĩ đại của ngân hàng khi sử dụng tiến bộ công nghệ, đó là phương pháp an toàn và có lợi cho cả ngân hàng và người gửi tiền Hiện nay, tiết kiệm trực tuyến đang trở thành một xu hướng mới và được sử dụng rộng rãi Để được hưởng lãi suất hấp dẫn, khách hàng chỉ cần

mở tài khoản thanh toán Vietcombank và đăng ký dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB-iBanking để chuyển tiền thủ công từ tài khoản thanh toán sang tài khoản online

Chương trình sản phẩm online của Vietcombank có những lợi ích sau: Rút ngắn tối đa thời gian lưu trữ và cải thiện hiệu quả sử dụng vốn thụ động Không tốn kém, an toàn và hiệu quả Tài khoản online và có các loại kỳ hạn khác đều được thanh toán online mà không cần phải đến trực tiếp VietcomBank, 2021 Là ngân hàng đi đầu về cách thức gửi tiết kiệm trên banking online, VCB chiếm lĩnh gần như toàn bộ sự phân chia thị trường

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai

Trang 26

Dựa trên kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng nêu trên, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai cần ý nghĩa của những bài học kinh nghiệm từ việc huy động vốn như sau :

Tạo một phương pháp để mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến: NH nhanh chóng

áp dụng chương trình mở tài khoản tiết kiệm, khách hàng không cần tới giao dịch với ngân hàng Từ đó tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho khách hàng khi không phải di chuyển tới lui Ngoài ra, ngân hàng giảm chi phí thanh toán cho nhân

sự, giúp giải công việc cho bộ máy hành chính

Chủ động nâng cao, đa dạng hóa các hình thức huy động, linh hoạt cả về lãi suất và cách thức trả lãi (trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ ) Tích cực tìm kiếm khách hàng giúp tăng doanh số cho vay Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn phải phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ khác, đào tạo cán bộ, nhân viên đặc biệt cải thiện chất lượng dịch vụ trong giao dịch thanh toán và chi tiêu để tạo ấn tượng tốt với người sử dụng

Phân loại người dùng: Thông qua phân loại người sử dụng, ngân hàng có những cách thức phục vụ hợp lý với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm người sử dụng Trong mỗi nhóm người dùng, ngân hàng nên tập trung vào một số dịch vụ chính và sử dụng tối đa các chính sách đó

Phong phú hơn sản phẩm: Thông qua tìm hiểu và phân loại người sử dụng, mỗi ngân hàng dùng những loại dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng nên đa dạng hơn dịch vụ sản phẩm là yếu tố quan trọng Đa dạng dịch vụ sản phẩm

để ngân hàng phục vụ được nhiều người sử dụng hơn và phục vụ các yêu cầu ngày càng phong phú của người sử dụng Mục đích của hệ thống ngân hàng là duy trì và thu hút ngày càng nhiều hơn người sử dụng bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau để họ có thể cảm thấy hài lòng

Nâng cao công nghệ: Với ngân hàng, hệ thống công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống Nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ,

Trang 27

ngân hàng không thể phát triển khi số lượng khách hàng tăng lên và sản phẩm dịch

vụ ngày càng phong phú Việc tận dụng công nghệ giúp ngân hàng giảm bớt khối lượng công việc, người điều hành và nhân viên cũng tiết kiệm được thời gian khi thực hiện các công việc, từ đó tăng khả năng hiệu quả công việc

Trang 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nâng cao hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng Thương mại là một vấn đề vô cùng quan trọng và ngày càng trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Hoạt động huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và bền vững của hệ thống tài chính Đồng thời, nó cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế và xã hội

Trong Chương 1 của nghiên cứu, chúng tôi đã xác định và đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến hiệu quả huy động vốn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của các NHTM và đã tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố như hình thức, đặc điểm và vai trò huy động vốn khách hàng cá nhân Đồng thời, cũng rút ra bài học từ kinh nghiệm cải thiện hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân của các ngân hàng lớn, từ đó áp dụng vào Vietinbank - CN Đồng Nai Sau khi đã có nền tảng lý thuyết trong chương 1, các phần tiếp theo sẽ tiếp tục phân tích tình hình hoạt động huy động vốn KHCN và hiệu quả huy động vốn KHCN tại Vietinbank - CN Đồng Nai

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Dựa trên lý thuyết về huy động vốn KHCN của NHTM được trình bày trong Chương 1, Chương 2 của nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích thực trạng huy động vốn KHCN tại chi nhánh Đồng Nai của Vietinbank Qua quá trình này, chúng

ta sẽ đánh giá các kết quả đạt được, nhận diện hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân đằng sau hiệu quả huy động vốn hiện tại Chương 2 sẽ xây dựng một cái nhìn chi tiết về tình hình HĐV của Vietinbank chi nhánh Đồng Nai, từ đó rút ra những kết quả quan trọng Chúng ta sẽ phân tích những thành tựu đã đạt được, những hạn chế và khó khăn đang tồn tại, cũng như tìm hiểu nguyên nhân đằng sau những vấn

đề này Việc này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về hiện trạng hiệu quả HĐV KHCN của Vietinbank chi nhánh Đồng Nai và chuẩn bị cơ sở để đề xuất các giải

pháp cải thiện trong các chương tiếp theo

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

MST 0100111948-033

Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Tỉnh Đồng Nai

Địa chỉ: 77D, đường Hưng Đạo Vương, Phường Trung Dũng, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam

Điện thoại: 02513822851

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai (Vietinbank Đồng Nai) thành lập tháng 03/1999 và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 7/7/1999 Trải qua chặng đường 25 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu to lớn, khẳng định vị thế, thương hiệu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Vietinbank

Trang 30

Mô hình tổ chức hiện nay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai: Quy mô tổ chức hoạt động của NHCT Đồng Nai gồm 01 Hội

sở, 8 phòng chuyên môn và 11 phòng giao dịch loại 1 với tổng số 214 lao động Với

sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của CBNV, hoạt động của chi nhánh ngày càng được mở rộng, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng tăng nhanh

Chi nhánh thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh ngân hàng như huy động vốn, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán và quản lý ngân quỹ, tuân thủ quy định của pháp luật, chi nhánh không ngừng được cải tiến trên cơ sở vừa hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh thực tế, đảm bảo vận hành thông suốt theo quy định và các chỉ thị từ Trung Ương, vừa kiểm soát rủi ro, an toàn cho toàn hệ thống

Cụ thể như sơ đồ bên dưới:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức VietinBank Đồng Nai

(Nguồn: Phòng TC-HC - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN Đồng Nai)

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2019 – 2023

Trang 31

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2019-2023

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2019-2023 của Vietinbank Đồng Nai)

Dựa vào bảng 2.1 ta có thể thấy tổng thu nhập năm 2019 là 67.412 tỷ đồng tăng lên 74.748 tỷ đồng năm 2020 Sau năm 2021 thu nhập của chi nhánh tăng lên 73.543 tỷ đồng và tăng vượt bậc 90.477 tỷ đồng năm 2022 và năm 2023 là 94.311

tỷ đồng Nhưng bên cạnh đó chi phí cho các khoản ngân hàng cũng sử dụng rất nhiều như năm 2019 chi 48.389 tỷ đồng, năm 2020 là 50.712 tỷ đồng vì vậy lợi nhuận chi nhánh thu được năm 2019 và năm 2020 là 19.023 tỷ đồng và 24.036 tỷ đồng Năm 2021 – năm 2022 và năm 2023 chi phí lần lượt là 49.435 tỷ đồng, 60.773 tỷ đồng và 68.106 tỷ đồng nên lợi nhuận tương ứng 24.108 tỷ đồng, 29.704

tỷ đồng và 26.205 tỷ đồng Nhìn chung thì lợi nhận cũng có tăng dần qua các năm nhưng chi phí cũng chiếm tỷ trọng khá nhiều

2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2021 –

2023

Chi nhánh chú trọng tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua tiện ích chăm sóc KH; triển khai kịp thời những chương trình khuyến mãi do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành Đồng thời, thường xuyên tổ chức cho các Phòng,

Trang 32

Tổ nghiệp vụ học tập, nghiên cứu nội dung, các tiện ích, tính ưu việt của từng loại sản phẩm để kịp thời quảng bá, giới thiệu, tiếp thị với khách hàng

Nguồn vốn kêu gọi từ KH của Chi nhánh Đồng Nai đạt tốc độ tăng vọt đáng

kể Cơ cấu nguồn vốn tăng trưởng theo hướng ổn định và bền vững

(1) Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động năm sau với năm trước

Bảng 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi KHCN tại Vietinbank Đồng Nai giai đoạn 2019 – 2023

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2019-2023 của Vietinbank Đồng Nai)

Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể thấy tổng tiền gửi của các TCKT tăng từ 535 tỷ đồng (tỷ trọng tăng 41,5% so với năm trước) năm 2019 đến 1204 tỷ đồng (21,99%)

năm 2023

Hình 2.2 Mô tả tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi KHCN tại Vietinbank Đồng Nai giai đoạn 2019 – 2023

Trang 33

Đơn vị : tỷ đồng

Dựa vào hình 2.2 mô tả tổng tiền gửi của dân cứ năm 2019 là 757 tỷ đồng tăng tỷ trọng 8,45% và tăng lên 821 tỷ đồng năm 2020 (6,7%) Dù kinh tế đang bị gián đoạn do dịch bệnh covid nhưng cũng không thể làm giảm nguồn vốn tiền gửi KHCN như năm 2021 tăng thêm 876 tỷ đồng (tăng 16,55%) Đến năm 2022 tiền gửi dân cư là 1021 tỷ đồng (16,55%) và tiền gửi của TCKT là 987 tỷ đồng ( tăng 23,07% so với năm ngoái) Giai đoạn năm 2023, tiền gửi của TCKT và dân cư cùng tăng vượt trội 1204 tỷ đồng (21,99%) và 1357 tỷ đồng (21,91%) Từ đó có thể thấy rằng nguồn huy động vốn đến từ dân cư chiếm chủ yếu

(2) Cơ cấu vốn huy động

- Cơ cấu vốn kêu gọi từ tiền gửi KHCN không kỳ hạn

+ Tiền gửi thanh toán: “ Đây là loại tiền gửi mà KH gửi cho chi nhánh để mua hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của KH Theo quan điểm của khách hàng, đó là tiền được gửi tại văn phòng để sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt Họ có quyền hủy bất cứ lúc nào bằng phương thức thanh toán Đây sẽ được coi là tiền của khách hàng có thể được trả lại bất cứ lúc nào ”

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn huy động của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm

Tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi KHCN

Tổng tiền gửi của các TCKT Tổng tiền gửi của dân cư

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Văn Ban 2009, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Thống kê
2. Lê Thẩm Dương 2006, Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng
Nhà XB: NXB Tài chính
3. Học viện Ngân hàng 2014, Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Lao động- Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tín dụng ngân hàng
Nhà XB: NXB Lao động- Xã hội
4. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc 2012, Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Tài chính
5. David Cox 1994, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
6. F. Rederic S. Myshkin 1994 , Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội
7. Dương Văn Bôn và cộng sự 2021, Một số lưu ý về hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng thương mại, Tạp chí Tài chính, ngày 16/01/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số lưu ý về hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng thương mại, Tạp chí Tài chính
8. Nguyễn Thu Hồng 2020, Marketing huy động vốn của ngân hàng thương mại, Tiền tệ và thị trường tài chính, ngày 14/09/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing huy động vốn của ngân hàng thương mại, Tiền tệ và thị trường tài chính
9. Ninh Thị Thúy Ngân 2019, Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại
10. Đoàn Vũ Hải Đăng 2012, Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ KH cá nhân của Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, Luận án thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ KH cá nhân của Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
11. Phạm Thị Thanh Thủy 2009, Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Hoàn Kiếm, Luận án thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Hoàn Kiếm
12. Lê Cường Huy 2019, Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại
13. Học viện ngân hàng 2001, Lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2002, Quyết định 1287/2002/QÐ-Ngân hàng Nhà nước của Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước, Hà Nội Khác
15. Vietinbank Đồng Nai 2019-2023, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức VietinBank Đồng Nai - Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai.pdf
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức VietinBank Đồng Nai (Trang 30)
Bảng  2.1.  Kết  quả  hoạt  động  kinh  doanh  tại  Ngân  hàng  TMCP  Công  Thương Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2019-2023 - Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai.pdf
ng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2019-2023 (Trang 31)
Bảng 2.2.  Tỷ lệ tăng  trưởng vốn tiền  gửi  KHCN tại Vietinbank Đồng Nai  giai đoạn 2019 – 2023 - Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai.pdf
Bảng 2.2. Tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi KHCN tại Vietinbank Đồng Nai giai đoạn 2019 – 2023 (Trang 32)
Bảng 2.3.  Cơ cấu vốn huy động của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm - Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai.pdf
Bảng 2.3. Cơ cấu vốn huy động của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm (Trang 33)
Hình 2.3. Mô tả cơ cấu vốn huy động của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn  năm 2019 – 2023 - Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai.pdf
Hình 2.3. Mô tả cơ cấu vốn huy động của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm 2019 – 2023 (Trang 34)
Bảng 2.4. Cơ cấu huy động tiền gửi không kỳ hạn của  Vietinbank Đồng  Nai giai đoạn năm 2019 – 2023 - Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai.pdf
Bảng 2.4. Cơ cấu huy động tiền gửi không kỳ hạn của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm 2019 – 2023 (Trang 35)
Hình 2.4.  Mô tả  cơ cấu huy động tiền gửi không kỳ hạn của  Vietinbank  Đồng Nai giai đoạn năm 2019 – 2023 - Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai.pdf
Hình 2.4. Mô tả cơ cấu huy động tiền gửi không kỳ hạn của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm 2019 – 2023 (Trang 36)
Bảng 2.5.  Cơ cấu huy động vốn tiết  kiệm  của Vietinbank  Đồng Nai  giai  đoạn năm 2019 – 2023 - Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai.pdf
Bảng 2.5. Cơ cấu huy động vốn tiết kiệm của Vietinbank Đồng Nai giai đoạn năm 2019 – 2023 (Trang 37)
Bảng  2.6.  Chi  phí  huy  động  bình  quân  giai  đoạn  2019  –  2023  tại  Vietinbank Đồng Nai - Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai.pdf
ng 2.6. Chi phí huy động bình quân giai đoạn 2019 – 2023 tại Vietinbank Đồng Nai (Trang 38)
Hình 2.6.  Mô  tả  chi  phí huy động bình quân  năm sau so với  năm trước  giai đoạn 2019 – 2023 tại Vietinbank Đồng Nai - Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai.pdf
Hình 2.6. Mô tả chi phí huy động bình quân năm sau so với năm trước giai đoạn 2019 – 2023 tại Vietinbank Đồng Nai (Trang 39)
Bảng 2.7. Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu cho vay từ nguồn vốn giai đoạn 2019 – 2023  tại Vietinbank Đồng Nai - Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đồng Nai.pdf
Bảng 2.7. Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu cho vay từ nguồn vốn giai đoạn 2019 – 2023 tại Vietinbank Đồng Nai (Trang 40)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w