1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Hàng Gia Dụng Được Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Việt Nam.pdf

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
Tác giả Bùi Nguyễn Diệu Hiền
Người hướng dẫn TS. Hồ Công Hưởng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 5,41 MB

Nội dung

Tiêu đề: Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.. LỜI CAM ĐOAN Em là Bùi Nguy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG

ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG GIA DỤNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN

SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 7 34 02 01

BÙI NGUYỄN DIỆU HIỀN

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG

ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG GIA DỤNG ĐƯỢC NIÊM YẾT

TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 7 34 02 01

Họ và tên sinh viên: BÙI NGUYỄN DIỆU HIỀN Mã số sinh viên: 050608200060

Lớp sinh hoạt: HQ8-GE05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS HỒ CÔNG HƯỞNG

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 3

TÓM TẮT

1 Tiêu đề: Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh

nghiệp sản xuất hàng gia dụng được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

2 Tóm tắt: Quản trị vốn lưu động - một trong những chính sách được các nhà quản trị

doanh nghiệp xem xét và ưu tiên hàng đầu Vốn lưu động được biết đến là một chỉ số đóng vai trò trọng yếu vì sự tác động trực tiếp của nó đến tính thanh khoản và tính liên tục trong quá trình duy trì hoạt động kinh doanh Trong suốt quá trình này, các doanh nghiệp luôn phải lựa chọn giữa việc duy trì thanh khoản và kiếm được lợi nhuận Đề tài này đã được nghiên cứu trước đó nhưng chưa có nghiên cứu được thực hiện đối với ngành sản xuất hàng gia dụng ở Việt Nam Vì vậy, tác giả đã dựa trên cơ sở đó để phát triển đề tài này ở khía cạnh khác, cụ thể là khía cạnh về ngành sản xuất gia dụng Nhóm ngành sản xuất hàng gia dụng tại Việt Nam bao gồm các ngành như may mặc công nghiệp; vải, sợi thành phẩm; nội thất gia đình; may mặc dệt kim…Đề tài nghiên cứu đã

sử dụng dữ liệu bảng của 22 doanh nghiệp thuộc nhóm sản xuất hàng gia dụng được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong thời gian từ 2016 - 2022

Trang 4

ABSTRACT

1 Title: The impact of working capital management on the profitability of household

goods manufacturing enterprises listed on the Vietnamese stock exchange

2 Abstract: Working capital management - one of the policies considered and given top

priority by business administrators Working capital is known as an indicator that plays

a key role because of its direct impact on liquidity and continuity in the process of maintaining business operations Throughout this process, businesses always have to choose between maintaining liquidity and earning profits This topic has been researched before, but no research has been conducted on the household goods manufacturing industry in Vietnam Therefore, the author has based on that basis to develop this topic from another aspect, specifically the aspect of the household manufacturing industry The household goods manufacturing industry in Vietnam includes industries such as industrial garments; finished fabrics and yarns; home furniture; knitted garments The research used panel data of 22 enterprises in the household goods manufacturing group listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange and the Hanoi Stock Exchange during the period period from 2016 - 2022

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Em là Bùi Nguyễn Diệu Hiền, em xin đảm bảo rằng đề tài “Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam" là công trình nghiên cứu của cá nhân em, được hoàn thành từ quá trình làm việc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS Hồ Công Hưởng

Em cam đoan bài nghiên cứu là của riêng tác giả, có tính mới so với các đề tài đã được công bố trước đây ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong đề tài Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024

Sinh viên

Bùi Nguyễn Diệu Hiền

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng TPHCM đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình được tiếp thu kiến thức tại trường Đồng thời em chân thành cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô, đặc biệt là các Thầy cô khoa Tài chính - những người đã truyền đạt kiến thức và thắp sáng những đam mê cho em trong suốt thời gian tham gia lớp cử nhân, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng niên khoá 2020 - 2024 Hơn nữa, em xin vô cùng biết ơn sâu sắc đến Thầy Hồ Công Hưởng - người đã đưa ra những lời hướng dẫn hữu ích, dìu dắt em trong quãng thời gian mà em thực hiện khóa luận này

Vì sự hạn chế cả về mặt thời gian cũng như kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên

đề tài sẽ không tránh được việc tồn tại những sai sót Em hy vọng rằng bản thân sẽ nhận được sự góp ý hữu ích từ phía của quý Thầy Cô Sau cùng, em xin dành sự biết ơn vô hạn đến quý Thầy Cô và kính chúc quý Thầy Cô tràn đầy nhiệt huyết và thành công trên con đường sự nghiệp của mình

Bùi Nguyễn Diệu Hiền

Trang 7

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 7

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

2.1.1 Khả năng sinh lời và cách thức đo lường 7

2.1.2 Vốn lưu động và các thành phần của vốn lưu động 8

2.1.2.1 Vốn lưu động 8

2.1.2.2 Các thành phần của vốn lưu động 9

2.1.3 Quản trị vốn lưu động 11

2.2 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 12

2.2.1 Các công trình nghiên cứu quốc tế 12

2.2.2 Công trình nghiên cứu trong nước 15

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 20

3.2 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

Trang 8

3.3 CÁC BIẾN 25

3.3 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 27

3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 27

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 29

4.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON 31

4.3 KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN 33

4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY 34

4.4.1 Kết quả hồi quy mô hình 34

4.4.2 Các kiểm định lựa chọn mô hình 36

4.5 KIỂM ĐỊNH VI PHẠM HỒI QUY ĐA BIẾN 37

4.5.1 Kiểm định đa cộng tuyến 37

4.5.2 Kiểm định phương sai thay đổi 37

4.5.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 37

4.6 KHẮC PHỤC MÔ HÌNH 38

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 44

5.1 KẾT LUẬN 44

5.2 KHUYẾN NGHỊ 45

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 48

5.3.1 Hạn chế của đề tài 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 54

Phụ lục 01 Danh sách các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng được thu thập 54

Phụ lục 02: Thống kê mô tả 55

Phụ lục 03: Tương quan Pearson 56

Phụ lục 04: Đa cộng tuyến 57

Phụ lục 05: Kết quả hồi quy mô hình 01 59

Trang 9

Phụ lục 06: Kết quả hồi quy mô hình 02 61

Phụ lục 07: Kết quả hồi quy mô hình 03 64

Phụ lục 08: Kết quả hồi quy mô hình 04 67

Phụ lục 09: Kiểm định Hausman 70

Phụ lục 10: Kiểm định phương sai thay đổi 72

Phụ lục 11: Kiểm định hiện tượng tự tương quan 74

Phụ lục 12: Khắc phục mô hình 75

Trang 10

Pooled OLS Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó 17

Bảng 3.1: Tổng hợp dấu kỳ vọng của nghiên cứu 26

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 29

Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến 31

Bảng 4.3: Tổng hợp hiện tượng đa cộng tuyến 33

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS 34

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình FEM 35

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình REM 35

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định giữa Pooled OLS, FEM và REM 36

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định giữa FEM và REM 37

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS 38

Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả nghiên cứu 42

Trang 12

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Với sự phát triển ngày càng hiện đại và nhanh chóng trên mọi lĩnh vực như hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi được tìm thấy bao gồm:thu nhập ngoài lãi, nợ xấu, quản trị vốn lưu động, v.v Trong đó, quản trị vốn lưu động được nhiều học giả nổi tiếng quan tâm đến như David M Mathuva (2010); Marc Deloof (2003); Abdul Raheman và Mohamed Nasr (2007); Amarjit Gill, Nahum Biger và Neil Mathur (2010); A.K Sharma

và Satish Kumar (2011) Mặc dù,chủ đề này được không ít nhà khoa học trên thế giới quan tâm nhưng lại có khá ít nghiên cứu ở Việt Nam và các kết quả ngoài nước cũng chưa thật sự phù hợp để ứng dụng với thị trường doanh nghiệp Việt Nam Do đó, để nâng cao hiệu suất sinh lời cho các doanh nghiệp thì chính bản thân các doanh nghiệp

phải quản trị công ty thật tốt, trong đó có quản trị vốn lưu động Theo Niman (2015),

mọi doanh nghiệp nên đầu tư một phần vốn của mình vào tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn nhằm tạo ra một phần gọi là vốn lưu động để thực hiện hoạt động hàng ngày Tài sản hiện tại hay còn gọi là tài sản ngắn hạn như tiền mặt, chứng khoán, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác

sẽ được chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm hoặc dưới một năm Vậy nên, việc quản trị vốn lưu động là việc quản trị hiệu quả các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho… Một doanh nghiệp nếu quản trị nguồn vốn lưu động tốt sẽ có tác động tích cực

đến lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu các công ty duy trì hoạt động kinh doanh mà không

có đủ nguồn vốn lưu động thì khả năng tạo ra lợi nhuận của họ sẽ bị hạn chế Thiếu vốn lưu động thường được coi là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong kinh doanh ở nhiều nước phát triển và đang phát triển Phần lớn các doanh nghiệp gặp thất bại trong việc kinh doanh được cho là do nhà quản lý tài chính của công ty chưa có khả năng lập

kế hoạch và kiểm soát vốn lưu động tốt Do đó, quản trịvốn lưu động và khả năng sinh lời có mối quan hệ chặt”chẽ với nhau Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên

Trang 13

cứu về tác động của quản trị vốn lưu”động đến khả năng sinh lợi Tuy nhiên, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp SXHGD

Với những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu “Tác động của quản trị vốn lưu

động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” nhằm tìm hiểu mối quan hệ của quản trị vốn lưu động trong thực nghiệm các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng Qua đó, cũng góp phần giúp ích cho một bộ phận các doanh nghiệp tham khảo và thiết lập chính sách quản trị vốn lưu động tốt hơn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tác động của quản trịvốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng (SXHGD) tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các gợi ý chính sách giúp tăng khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp SXHGD được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp

SXHGD được niêm yết trên TTCK Việt Nam?

Câu hỏi 2: Quản trị vốn lưu động tác động như thế nào đến khả năng sinh lời của các

doanh nghiệp SXHGD được niêm yết trên TTCK Việt Nam?

Trang 14

Câu hỏi 3: Những đề xuất, kiến nghị nào có thể đưa ra để nâng cao khả năng quản trị

vốn lưu động nhằm tối đa hoá lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng gia dụng tại Việt Nam?

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Khóa luận phân tích mẫu dữ liệu gồm 22 doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng tại Việt Nam Đây là những doanh nghiệp có đầy đủ số liệu cần thiết để tiến hành nghiên cứu, được công khai đầy đủ và rõ ràng trên báo cáo tài chính (BCTC)

đã kiểm toán

- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu được lựa chọn nghiên cứu là trong vòng 7 năm, từ năm 2016 đến 2022 Giai đoạn này được chọn vì đây là giai đoạn mà các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng công bố đủ các số liệu cần thiết cho nghiên cứu và thời gian đủ để đại diện cho

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đánh giá ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đối với khả năng sinh lãi của các doanh nghiệp SXHGD đang niêm yết trên TTCK Việt Nam Tác giả chọn phương pháp định lượng để phân tích trong bài, bộ dữ liệu được thu thập từ các nguồn: cafef, vietstock, cophieu68 và trang web của các doanh nghiệp trong vòng 7 năm (từ năm 2016 đến năm 2022) Sau khi thu thập được số liệu, tác giả sẽ tính toán các biến và đưa bộ dữ liệu vào phần mềm Stata để phân tích

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thông qua hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình Đầu tiên, nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai

Trang 15

số thay đổi Sau đó, nghiên cứu sử dụng các phương pháp hồi quy để giải quyết các vấn

đề khuyết tật trong mô hình nếu có

Các kết quả sẽ được trình bày theo trình tự: thống kê mô tả, tương quan Pearson, kiểm định đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và kết quả hồi quy Với kết quả như vậy, mô hình sẽ được viết ra chi tiết và từ

đó sẽ phân tích tác động cụ thể giữa các biến số để xem xét KNSL Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đưa ra các khuyến nghị cụ thể, thiết thực và phù hợp với đặc thù các doanh nghiệp trong ngành về quản trị VLĐ hiệu quả để nâng cao KNSL

Khoá luận sẽ trình bày các kết quả bắt đầu từ thống kê mô tả để cung cấp thông tin chi tiết về dữ liệu nghiên cứu, bao gồm số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất cúa các biến trong mô hình Phân tích tương quan Pearson giúp tác giả đánh giá được mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Sau khi chạy mô hình và có được kết quả hồi quy thì sẽ thực hiện kiểm định đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan để kiểm tra vi phạm mô hình Khi phát hiện các vi phạm, tác giả sẽ tiến hành khắc phục vi phạm bằng phương pháp GLS

Dựa trên kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực và phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động, từ đó cải thiện KNSL

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Về mặt khoa học: Khoá luận cung cấp nhiều bằng chứng thực tiễn về mối quan hệ quan

trọng giữa quản trị vốn lưu động hiệu quả và khả năng sinh lời cao của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng (SXHGD) niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các doanh

nghiệp SXHGD và các nhà quản trị trong ngành, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị VLĐ, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành Ngoài ra, nghiên cứu này cũng

có thể được áp dụng cho các ngành nghề khác để đánh giá tác động của vốn lưu động

Trang 16

đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho nền kinh tế

1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu tác động của quản trị VLĐ đối với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp SXHGD được niêm yết trên TTCK Việt Nam bao gồm 5 chương nội dung như sau:

Chương 1: Giới thiệu Trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối

tƣợng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và đóng góp của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu có liên quan Chương này sẽ

trình bày các khái niệm, lý thuyết liên quan, tóm lược các nghiên cứu trong nước và ngoài nước và mô hình nghiên cứu đề xuất

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu,

từ cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ở chương 2, chương 3 này nêu ra giả thuyết nghiên cứu về quản trị vốn lưu động, đề xuất các mô hình nghiên cứu định lượng, phương pháp để xác định các biến định lượng có trong mô hình, nguồn dữ liệu nghiên cứu và cuối cùng là quy trình nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Căn cứ vào các nội dung lý thuyết ở

chương 2, chương 3 đề cập cụ thể về mô hình nghiên cứu cũng như quy trình, dữ liệu và phương pháp mà tác giả đã cân nhắc để nghiên cứu; trong đó, mô tả chi tiết ý nghĩa các biến và lý do hình thành dấu giả thuyết nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị Chương này sẽ tóm tắt nội dung kết quả nghiên

cứu, từ đó đưa ra các biện pháp xây dựng chính sách quản trị VLĐ hợp lý giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng xây dựng chính sách quản trị VLĐ để nâng cao KNSL doanh nghiệp

Trang 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 tác giả đã trình bày sự cần thiết để nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị VLĐ lên KNSL của các doanh nghiệp SXHGD Nội dung chương này cũng xác định được 3 mục tiêu cụ thể của vấn đề nghiên cứu và 3 câu hỏi nghiên cứu tương ứng, phạm

vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu Trong đó cụ thể phạm vi cả về không gian và thời gian và các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu Sau khi nêu lên các đóng góp về mặt học thuật và mặt thực tiễn của đề tài, tác giả cung cấp thông tin khái quát cấu trúc đề tài bao gồm 5 chương nội dung chính

Trang 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ

LIÊN QUAN 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Khả năng sinh lời và cách thức đo lường

Một doanh nghiệp có thành công hay không sẽ được kiểm tra bằng cách đo lường KNSL của nó (Deeposhree 2013) Theo Hermanson và Edward (2005) khả năng sinh lời

là khả năng tạo ra thu nhập của một tổ chức kinh doanh Đồng quan điểm đó, Warrad và

Al Omari (2015) nhận định rằng KNSL là một bức tranh tổng quan về hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp và được sử dụng như một thước đo sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (Margaretha và Supartika, 2016).KNSL là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên cần được xem xét cùng với các chỉ số khác và các yếu tố bên ngoài để có cái nhìn toàn diện và chính xác nhất KNSL là nhân tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp, quyết định doanh nghiệp có tồn tại được không (Yazdanfar, 2013) Bởi khả năng sinh lời sẽ tác động trực tiếp đến các chỉ số và mục tiêu tài chính khác của doanh nghiệp Các chỉ số này lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, chúng sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng kinh

tế, tỷ lệ thất nghiệp, sự đổi mới và thay đổi công nghệ…

Theo Malik (2011): “Khả năng sinh lời là một trong những thước đo, mục tiêu quan trọng nhất của quản lý tài chính Khả năng sinh lời liên quan chặt chẽ đến lợi nhuận nhưng có điểm khác biệt chính Trong khi lợi nhuận là một số tiền tuyệt đối, khả năng sinh lời là tương đối Khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả về sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp” Trong Từ điển kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc (2012), tác giả

đã lý giải khả năng sinh lợi rằng: “Khả năng sinh lời là một con số đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp trong thời gian dài, giả sử tất cả các điều kiện hoạt động hiện tại nói chung là không đổi Khả năng sinh lời là khả năng một doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình để tạo ra doanh thu vượt quá chi phí của mình”

Trang 19

Murphy and Hill (1996) đã sử dụng giá trị thị trường (các hệ số về tăng trưởng tài sản) và giá trị kế toán (các hệ số về lợi nhuận) nhằm đánh giá toàn diện khả năng sinh lời của DN Dù sử dụng chỉ tiêu nào để đánh giá thì DN phải chú tâm vào các chỉ tiêu cơ bản là lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Ngoài ra, còn có các tiêu chí đo lường bổ sung khác như tỷ suất cổ tức, tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách, giá trị vốn hóa thị trường và tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách… Đề

tài khoá luận chỉ chọn ROA để đánh giá KNSL của các công ty mẫu thu thập được

2.1.2 Vốn lưu động và các thành phần của vốn lưu động

Thuật ngữ vốn lưu động bắt nguồn từ một người bán rong ở Yankee chất hàng hóa lên xe ngựa của mình và đem đi bán ở Yankee Anh ta đã gọi hàng hóa là VLĐ bởi bởi vì đó là thứ anh ta bán và chuyển giao thành lợi nhuận của anh ta Người bán rong

ấy sở hữu ngựa và xe ngựa, chúng được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu Vậy nên, xe ngựa và ngựa là tài sản cố định của người này Tuy nhiên, anh ta đã vay tiền để mua hàng hóa thì những khoản vay này là khoản vay VLĐ và chúng phải được hoàn trả sau mỗi chuyến

Trang 20

đi để chứng minh với ngân hàng rằng khoản tín dụng đó là hợp lý Nếu người bán hàng rong có thể hoàn trả khoản vay thì ngân hàng sẽ thực hiện một khoản vay khác và các ngân hàng tuân theo thủ tục này được cho là đang áp dụng “sound banking practices” (Mulualem, 2011)

Theo Calmguy Chaitu (2013), "để duy trì dòng doanh thu từ hoạt động, mỗi doanh nghiệp cần một lượng tài sản ngắn hạn nhất định Ví dụ, tiền mặt để thanh toán chi phí hoặc đáp ứng các nghĩa vụ đối với dịch vụ nhận được hoặc hàng hóa được mua Với lý

do tương tự, hàng tồn kho được yêu cầu phải cung cấp sự liên kết giữa sản xuất và bán hàng Tương tự, các khoản phải thu được tạo ra từ việc bán chịu hàng hóa Toàn bộ tài sản lưu động này tạo thành VLĐ của doanh nghiệp" VLĐ được xác định là chênh lệch giữa tài sản hiện tại và nợ ngắn hạn Việc thâm hụt VLĐ sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp có

ít tài sản hiện tại hơn nợ ngắn hạn

2.1.2.2 Các thành phần của vốn lưu động

Tiền (tiền và các khoản tương tiền)

Tiền mặt được sử dụng để mua bán hàng hóa và dịch vụ, thanh toán hóa đơn và thực hiện các giao dịch khác Việc nắm giữ nhiều tiền mặt có thể mang lại một số lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định DN cần cân nhắc kỹ lưỡng yếu tố này để đưa ra phán đoán phù hợp về mức độ tiền mặt cần nắm giữ Tiền mặt là phương tiện thanh toán trực tiếp, giúp doanh nghiệp thanh toán các khoản chi phí, nghĩa vụ một cách nhanh chóng và thuận tiện, đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp Việc nắm giữ nhiều tiền mặt giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro thiếu hụt tiền mặt để thanh toán các khoản chi phí, nghĩa vụ, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường tài chính dao động liên tục như hiện nay DN sẽ có thể có vị thế đàm phán tốt hơn khi thanh toán bằng tiền mặt, ví dụ như được chiết khấu khi mua hàng hóa hay dịch vụ Nắm giữ nhiều tiền mặt đồng nghĩa với việc DN sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào các kênh sinh lời khác như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản… Việc lưu trữ và bảo quản lượng tiền mặt lớn có thể dẫn đến chi phí như chi phí bảo mật, bảo hiểm… tăng lên

Trang 21

Theo Keynes (1936), tính thanh khoản là một chức năng đặc biệt của tiền Tính thanh khoản của doanh nghiệp được thể hiện thông qua khả năng thanh toán của nhiều loại tài sản trong doanh nghiệp và tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất Nhờ vào tính thanh khoản, doanh nghiệp có thể hạn chế những tác động tiêu cực về dòng tiền như

áp lực trả nợ, áp lực vốn…

Hàng tồn kho

Theo Firth (1976), hàng hóa hoặc nguyên vật liệu chờ bán và sẽ được chuyển đổi sang tiền mặt trong thời gian ngắn được gọi là HTK HTK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty nên việc phải giảm tối thiểu chi phí lưu trữ, quản lý HTK là thực sự cần thiết thông qua các chính sách quản trị hiệu quả nhằm tăng KNSL cho doanh nghiệp Hampton & Wagner (1989) nói rằng “mục tiêu của quản trị hàng tồn kho là tối thiểu hóa chi phí lưu trữ và chi phí tài chính trong khi duy trì một mức hàng tồn kho đáp ứng nhu cầu bán hàng” Quản trị HTK hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa nguồn vốn, giảm chi phí, tăng KNSL và duy trì khả năng thanh toán cho doanh nghiệp Doanh nghiệp cần cân bằng giữa việc giảm thiểu tiền mặt bị trói buộc và đáp ứng nhu cầu khách hàng để đạt được hiệu quả quản trị HTK tối ưu

Tài sản lưu động khác

Tài sản lưu động khác là một phần trong báo cáo tài chính của DN, cho thấy giá trị của các tài khoản khác không được hiển thị trong báo cáo tài chính chính thức, chẳng hạn như chi phí trả trước ngắn hạn, các khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, tạm ứng, ký quỹ và các khoản cầm cố Chi phí trả trước ngắn hạn phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ hạch toán, chẳng hạn như các khoản tiền

đã được thanh toán trước cho nhà cung cấp để đặt hàng hoặc ký hợp đồng dịch vụ trong tương lai Khoản tiền hoặc vật tư được ứng trước cho người lao động để thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất hoặc giải quyết các vấn đề được lãnh đạo phê duyệt được gọi là tạm ứng

Trang 22

2.1.3 Quản trị vốn lưu động

Quản trị VLĐ được định nghĩa là liên quan đến các vấn đề nảy sinh trong nỗ lực quản lý tài sản lưu động, nợ ngắn hạn và mối quan hệ qua lại giữa chúng Brigham (1977) Quản trị vốn lưu động hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự nỗ lực và theo dõi chặt chẽ của ban lãnh đạo doanh nghiệp Bằng cách áp dụng các chiến lược phù hợp, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn vốn, đảm bảo thanh khoản, gia tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Mục tiêu của việc quản trị vốn lưu động

là tối đa hóa tài sản của cổ đông được hướng dẫn bởi các nguyên tắc quyết định dòng tiền của tài chính doanh nghiệp Quản trị hợp lý VLĐ có khả năng làm giảm chi phí sản xuất của công ty, trong trường hợp các công ty sản xuất, điều này sẽ nâng cao lợi nhuận

và do đó làm tăng giá trị công ty (Madhou, 2011)

Theo Aktas, Croci và Petmezas (2015), muốn xây dựng chính sách quản trị VLĐ tốt, DN phải đánh đổi giữa khả năng sinh lời và rủi ro thanh khoản Theo một nghiên cứu khác, quản trị VLĐ tốt không chỉ ảnh hưởng đến kế toán mà còn làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường, có lợi cho sự phát triển của giá vốn cổ phần Ngược lại, quản trị VLĐ không tốt sẽ khiến cho doanh nghiệp thiếu thanh khoản, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp Nhận biết được sự quan trọng của quản trị VLĐ là đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ lượng tiền để liên tục kinh doanh mà không gặp trở ngại và gián đoạn về thanh toán trong ngắn hạn (Filbeck, Krueger & Preece, 2007) Do đó, sự hiểu biết sâu sắc về vai trò của VLĐ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN sẽ giúp người quản trị thiết lập kế hoạch và chiến lược tốt

Chu kỳ vốn lưu động là thước đo để lo lường hiệu quả quản trị vốn lưu động (Richards & Laughlin, 1980) Ngoài ra, theo Ngô Kim Phượng (2018), chu kỳ vốn lưu động bao gồm 3 giai đoạn liền kề nhau: mua nguyên vật liệu, sản xuất, bán hàng và thu tiền về Do đó, chu kỳ vốn lưu động là khoảng thời gian trung bình tính từ khi doanh nghiệp trả tiền mua nguyên vật liệu cho người bán, sản xuất hàng hóa bán ra và thu tiền

Trang 23

về từ khách hàng Theo đó, chu kỳ vốn lưu động được tính bằng số ngày tồn kho cộng cho số ngày thu tiền bán hàng và trừ đi số ngày trả tiền mua hàng Để nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn, các doanh nghiệp có thể đạt được một chu kỳ vốn lưu động ít nhất bằng cách giảm số ngày tồn kho hàng hóa, giảm thời gian thu tiền khách hàng hoặc không cho khách hàng trả chậm và tăng số ngày trả tiền mua hàng lâu nhất có thể Tuy nhiên, điều này sẽ không thực tế do các chính sách mua bán hàng hóa phải phù hợp với thị trường cạnh tranh Do đó, chu kỳ vốn lưu động nên được tối ưu một cách hợp lý phù hợp với thị trường chung, không quá dài cũng không quá ngắn trên cơ sở đảm bảo khả năng sinh lời tối ưu cho doanh nghiệp

2.2 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.2.1 Các công trình nghiên cứu quốc tế

Deloof (2003) cho rằng DN có thể có mức vốn lưu động tối ưu, đồng thời tối đa hóa được giá trị của chúng Deloof sử dụng dữ liệu của 1009 Công ty phi tài chính trong

5 năm giai đoạn 1992 – 1996 Do có tính chất đặc thù trong hoạt động ngành nghề nên tác giả đã loại bỏ một số công ty thuộc nhóm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, cho thuê

và một số dịch vụ khác Quản trị vốn lưu động được đo lường bởi các biến độc lập như:

AP, INV, AR và CCC; và các biến kiểm soát khác là: FZ, SG và DR Kết quả của nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa lợi nhuận gộp với AR và INV là mối quan hệ nghịch nhau Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra kết luận nhằm tối đa hoá lợi nhuận bằng cách giảm

AR, INV và tăng AP

Mifta (2016) đã phân tích tác động của quản trị VLĐ đến KNSL của 16 công ty

cổ phần sản xuất nộp thuế lớn trong thời gian 7 năm 2008 - 2014 Ông đã sử dụng phương pháp OLS để phân tích báo cáo tài chính các công ty mẫu Chỉ tiêu ROA được tác giả chọn làm biến phụ thuộc để đo lường KNSL doanh nghiệp; AR, INV, AP và CCC được chọn làm thước đo quản trị vốn lưu động Kết quả nghiên cứu cho thấy: mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa lợi nhuận trên tài sản với kỳ thu tiền bình quân (AR) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC); mối quan hệ tiêu cực không đáng kể giữa lợi nhuận trên tài sản và

Trang 24

thời gian chuyển đổi hàng tồn kho (INV) và mối quan hệ tích cực không đáng kể giữa lợi nhuận trên tài sản và thời gian thanh toán các khoản phải trả (AP)

Abdul Raheman và Mohamed Nasr (2007) đã điều tra mối quan hệ giữa quản trị VLĐ và KNSL của doanh nghiệp tại Pakistan Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 94 công

ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Karachi trong giai đoạn 1999-2004 Dữ liệu bao gồm AR, INV, AP và thu nhập hoạt động Hầu hết các công ty Pakistan đều đầu tư một lượng lớn tiền mặt vào vốn lưu động Do đó, có thể kỳ vọng rằng quản trị VLĐ sẽ

có tác động đáng kể đến KNSL của các công ty đó Kết quả hồi quy mô hình cho thấy việc quản trị VLĐ có quan hệ ngược chiều với ROA của doanh nghiệp Bài nghiên cứu

đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận hoạt động ròng và AR, INV và AP, CCC đối với một mẫu các công ty Pakistan niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Karanchi Mối quan hệ tiêu cực giữa các khoản phải trả và lợi nhuận phù hợp với quan điểm cho rằng các công ty có lợi nhuận thấp hơn sẽ phải chờ đợi lâu hơn để thanh toán hóa đơn của mình

Dr Jayaramaih N và Dr P Amalanathan (2017) nói rằng, ngoài việc quản trị VLĐ, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy và tốc độ tăng trưởng doanh thu vì những điều này có ảnh hưởng đáng kể đến KNSL của họ Tác giả đã sử dụng mô hình nghiên cứu với:

+ 01 biến phụ thuộc (ROA);

+ 04 biến độc lập: CR, tỷ số tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ số tài sản ngắn hạn trên doanh thu và tỷ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn;

+ 03 biến kiểm soát: DR, SG, FZ

Số liệu được tác giả thu thập được từ 5 doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh được niêm yết trên sàn Bombay (Ấn Độ) trong vòng 15 năm (2002- 2016) Tác giả đã chạy hồi quy và kết quả cho thấy tỷ số thanh toán nhanh, tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn với ROA là các mối quan hệ cùng chiều

Trang 25

Falope và Ajilore (2009) đã thực hiện xem xét tác động của quản trị VLĐ đối với KNSL của 50 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Nigeria năm 1996-2005 Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm ra mối liên

hệ tiêu cực đáng kể giữa ROA và CCC, AR, INV Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa thời gian thanh toán các khoản phải trả và khả năng sinh lời Mối quan hệ này cho ta thấy rằng doanh nghiệp trì hoãn thanh toán càng lâu thì công ty

sẽ dự trữ được một nguồn VLĐ để làm tăng lợi nhuận Kết quả phân tích tương quan nhìn chung chỉ ra rằng quản lý vốn lưu động ảnh hưởng rất đáng kể và mạnh mẽ đến hiệu quả sinh lời của các doanh nghiệp Nigeria

Mulualem (2011) nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của 13 doanh nghiệp tại thành phố Addis Ababa trong thời gian 5 năm (2005- 2009) KNSL trong bài nghiên cứu này được đo bằng lợi nhuận gộp hoạt động, tất cả các thước đo vốn lưu động, thời gian thu tiền trung bình, vòng quay hàng tồn kho theo ngày, thời gian thanh toán trung bình và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Ông đã sử dụng phân tích theo phương pháp Pooled OLS để tìm ra mối quan hệ tiêu cực giữa các biến độc lập so với biến phụ thuộc

Mối quan hệ tiêu cực giữa ROA và AR được hiểu là các công ty có ít lợi nhuận hơn có xu hướng giảm các khoản phải thu để giảm chênh lệch tiền mặt trong chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Theo kết quả đánh giá được, tác giả cho rằng vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng lên thì lợi nhuận của công ty sẽ càng thấp Mối quan hệ khả nghịch giữa AP và ROA cũng hàm ý rằng khả năng sinh lời của công ty sẽ ít hơn khi họ phải chờ một khoảng thời gian dài hơn để thanh toán các khoản phải trả Cuối cùng, ông kết luận rằng các công ty sản xuất có thể tăng lợi nhuận bằng cách giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và giữ từng biến độc lập ở mức tối ưu

Trang 26

2.2.2 Công trình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Việt Thủy (2012) phân tích ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động và giá trị thị trường, kết quả không có mối liên hệ đáng chú ý nào giữa 2 chỉ tiêu trên Tác giả nghiên cứu hơn 173 công ty hoạt động trong giai đoạn 2009-2011 với mô hình nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc (Tobin Q, ROA, ROE), biến độc lập (AR, INV, AP và CCC)

và biến kiểm soát (DR, CR)

Thành quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các biến độc lập có mối quan hệ tương phản với ROA, ROE Ngoại trừ, biến AP lại có mối quan hệ cùng chiều với các biến phụ thuộc

Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014) đã tìm hiểu tác động của VLĐ đến hiệu quả kinh doanh của 220 công ty được niêm yết trên HOSE và HNX Các biến độc lập AR, AP và INV được tác giả sử dụng để đại điện cho quản trị vốn lưu động Để nghiên cứu mối quan hệ đối nghịch nhau giữa lợi nhuận của doanh nghiệp và quản trị vốn lưu động, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng Thực tế, kết quả hồi quy cũng cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa chúng

Huỳnh Phương Đông và Jyh-tay Su (2010) phát hiện ra rằng hiệu quả kinh doanh của công ty cao hơn nếu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn Vậy nên, tác giả đã đưa

ra đề xuất giảm chu kì tiền mặt xuống để tăng khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu thì AR và INV có mối quan hệ nghịch với ROA Do

đó, tác giả đã đưa ra đề xuất là rút ngắn số ngày thu tiền khách hàng và dự trữ hàng tồn kho để nâng cao tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp Tác giả cũng nhận định: “thanh toán các khoản nợ càng chậm cũng cho thấy khả năng sinh lời càng cao”

Chu Thị Thu Thủy (2014) nghiên cứu mối liên hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu suất sinh lời của 97 doanh nghiệp cổ phần ngành chế biến, chế tạo được niêm yết trên sàn HOSE trong năm 2012 Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng

để phân tích thống kê mô tả, tương quan Pearson, các phương pháp kiểm định và đánh giá mô hình hồi quy theo OLS Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan ngược

Trang 27

chiều giữa chu kỳ vốn lưu động và khả năng sinh lời Nghĩa là khi doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ vốn lưu động thì sẽ làm tăng khả năng sinh lời Tác giả đề xuất tăng cường quản

lý khoản phải thu khách hàng, rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng nhằm tác động tích cực đến khả năng sinh lời Ngoài ra, nghiên cứu gợi ý có quan hệ cùng chiều giữa quy

mô doanh nghiệp với khả năng sinh lời, nhưng đòn bẩy tài chính và tỷ lệ đầu tư vào tài sản tài chính có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời

Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) thực hiện xem xét trên mẫu

42 công ty sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam trong 5 năm từ năm 2012 đến năm

2016 Tác giả sử dụng biến phụ thuộc (ROA), biến độc lập (AR, INV, AP và CCC) và các biến kiểm soát (FZ, CR, DR và FATA)

Nghiên cứu cho rằng vốn lưu động có tác động đến sự tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp, cụ thể là AR nghịch biến với ROA, biến AP có tác động cùng chiều tới ROA, tuy nhiên biến INV và CCC lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình Ngoài

ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng các biến kiểm soát có ảnh hưởng tới khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp

Trang 28

Bảng 2.1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó

STT Tác giả Biến độc lập Biến số nghiên cứu Biến kiểm soát

Trang 30

không đi vào phân tích cụ thể từng ngành Do đó, kết quả thu được ở các nước khác nhau tương đối khác biệt và có thể không thích hợp để áp dụng trong hoàn cảnh và môi trường khác Trong khóa luận này, tác giả đã xem xét cụ thể các biến trong ngành sản xuất hàng gia dụng tại Việt Nam; từ đó, đưa ra kết quả thích hợp nhất với đặc thù với lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng và thị trường doanh nghiệp Việt Nam

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã thực hiện khảo lược 6 nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài và 5 nghiên cứu thực tế tại Việt Nam Từ đó, chương này đã thảo luận nhằm khẳng định khoảng trống nghiên cứu về tác động của quản trị VLĐ đến KNSL của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng được niêm yết tại Việt Nam Ngoài ra, tác giả đã nêu lên cơ sở

lý thuyết liên quan đề tài nghiên cứu: khả năng sinh lời, vốn lưu động, quản trị vốn lưu động

Trang 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

Thống kê mô tả và tương

quan Pearson

Lựa chọn mô hình hồi quy

OLS, FEM hoặc REM

Chọn mô hình FEM và REM

Thực hiện kiểm định

Hausman

Chọn mô hình FEM

Thực hiện F-test để chọn giữa

Pooled OLS, FEM hoặc REM

Chọn

mô hình GLS

Trang 32

Diễn giải trình tự thực hiện quy trình nghiên cứu:

Bước 1: Thực hiện thống kê mô tả

Sau khi đưa dữ liệu file excel vào phần mềm Stata, tác giả lệnh “sum” để thực hiện thống kê mô tả rồi xuất ra kết quả Tiếp theo, tác giả thực hiện phân tích tương quan pearson giữa các biến theo cú pháp “pwcorr <ROA> <biến độc lập>, sig” và xuất ra kết quả

Bước 2: Thực hiện chạy mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM

- Cú pháp chạy mô hình hồi quy tuyến tính Pooled OLS: reg <ROA> <biến độc lập>

- Cú pháp chạy mô hình quy tuyến tính FEM: xtreg <ROA> <biến độc lập>, fe

- Cú pháp chạy mô hình quy tuyến tính REM: xtreg <ROA> <biến độc lập>, re

Bước 3: Thực hiện F-test để lựa chọn giữa 3 phương pháp Pooled OLS, FEM và REM

Với mức ý nghĩa 5%, nếu P_value < 0.05 thì lựa chọn mô hình FEM và REM, sau đó tiếp tục thực hiện bước 4 Ngược lại thì chọn mô hình Pooled OLS và thực hiện bước 5

Bước 4: Thực hiện kiểm định Hausman

Tác giả thực hiện chạy mô hình theo phương pháp FEM và REM, tác giả tiến hành lưu tên mô hình theo cú pháp “est sto <tên>”, sau đó sẽ tiến hành thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn giữa 2 mô hình

- Cú pháp thực hiện kiểm định Hausman: hausman <tên lưu mô hình FEM> <tên lưu mô hình REM>

Với mức ý nghĩa 5%, nếu P_value < 0.05 thì lựa chọn mô hình FEM, ngược lại thì chọn mô hình REM và tiếp tục thực hiện bước 5

Trang 33

Bước 5: Thực hiện kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai của sai số

thay đổi

Trước khi đi kiểm định thì tác giả sẽ chạy lại mô hình hồi quy tuyến tính, tiếp theo mới nhập cú pháp như sau để thực hiện kiểm định:

- Cú pháp thực hiện kiểm tra đa cộng tuyến: vif

Nếu hệ số VIF < 10 thì mô hình hình không có hiện tượng đa cộng tuyến

- Cú pháp thực hiện kiểm định tự tương quan: xtserial <ROA> <biến độc lập>

Với mức ý nghĩa 5%, nếu P_value < 0.05 thì mô hình có hiện tượng tự tương quan

và chuyển sang bước 6, ngược lại thì không xảy ra hiện tượng tự tương quan sẽ chọn mô hình trước khi kiểm định

- Cú pháp thực hiện kiểm định phương sai của sai số thay đổi:

+ Đối với phương pháp Pooled OLS: imtest,white

+ Đối với phương pháp FEM: xttest3

+ Đối với phương pháp REM: xttest0

Với mức ý nghĩa 5%, nếu P_value < 0.05 thì mô hình có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và chuyển sang bước 6, ngược lại thì mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi sẽ chọn mô hình trước khi kiểm định và kết thúc

Bước 6: Khắc phục mô hình khuyết tật bằng mô hình hồi quy tuyến tính GLS

- Cú pháp chạy mô hình GLS: xtgls <ROA> <biến độc lập>, panels(h), corr(ar1)

Dùng panels(h) cho mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và corr(ar1) cho

mô hình có hiện tượng tự tương quan Nếu mô hình cần khắc phục cả 2 hiện tượng thì dùng cả hai Ngoài GLS, còn có nhiều phương pháp thống kê khác có thể được sử dụng

để khắc phục các khuyết tật trong mô hình hồi quy tuyến tính Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của dữ liệu và mô hình đề xuất trong khoá luận

Trang 34

3.2 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu định lượng sử dụng được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh đã được kiểm toán của các công ty mẫu chuẩn bị cho giai đoạn 2016 - 2022 Sau khi có bộ dữ liệu, tác giả tiến hành chỉnh sửa các biến giá trị được tính toán với sự

hỗ trợ của Microsoft Excel và phân tích dữ liệu thông qua phần mềm phiên bản STATA

14 Phân tích dữ liệu được thực hiện để chứng minh tác động của quản trị vốn lưu động đến KNSL của các doanh nghiệp SXHGD Trong nghiên cứu này, cả thống kê mô tả, phân tích tương quan Pearson, phân tích tự tương quan và phương sai sai số thay đổi đều được sử dụng để phân tích dữ liệu

Phân tích mô tả giúp tóm tắt về các dữ liệu mình thu thập được Trong nghiên cứu này, thống kê mô tả được dùng để xác định các mô hình về các khía cạnh liên quan của giá trị dữ liệu và thông tin chi tiết về các biến được chọn Nó thể hiện giá trị trung bình,

độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các biến

Phân tích định lượng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bản chất và mức

độ mối quan hệ giữa lợi nhuận và hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp được thể hiện bằng các biến số khác nhau

Phân tích tương quan là một phương pháp thống kê quan trọng được sử dụng để

đo lường mức độ liên quan giữa hai hoặc nhiều biến Phân tích này giúp ta hiểu rõ hơn

về mối quan hệ giữa các biến trong một tập dữ liệu, từ đó đưa ra những nhận định và dự đoán có giá trị Hệ số tương quan (r) là thước đo chính trong phân tích tương quan Hệ

số này nằm trong khoảng từ -1 đến +1:

- r = 0: Giữa hai biến không có mối quan hệ nào

- 0 < r < 1: Giữa hai biến có mối quan hệ tích cực Khi giá trị của một biến tăng, giá trị của biến kia cũng có xu hướng tăng theo

- -1 < r < 0: Giữa hai biến có mối quan hệ tiêu cực Khi giá trị của một biến tăng, giá trị của biến kia có xu hướng giảm theo

- r = -1: Giữa hai biến có mối quan hệ tiêu cực hoàn hảo

Trang 35

Mức độ mạnh yếu của mối quan hệ được thể hiện bởi giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan:

- |r| gần 0: Mối quan hệ yếu

- |r| > 0.3: Mối quan hệ trung bình

- |r| > 0.7: Mối quan hệ mạnh

Mối quan hệ tích cực giữa các biến thể hiện sự gia tăng của một biến dẫn đến sự gia tăng của biến kia và mối quan hệ tiêu cực cho thấy sự gia tăng của một biến này sẽ dẫn đến sự giảm đi ở biến kia

Kiểm định phương sai sai số thay đổi là một bước quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả mô hình hồi quy tuyến tính Giả thiết cơ bản của mô hình hồi quy tuyến tính là phương sai sai số đồng nhất, nghĩa là phương sai sai số không phụ thuộc vào giá trị của biến độc lập Tuy nhiên, trong thực tế, giả thiết này thường bị vi phạm, dẫn đến tình trạng phương sai sai số thay đổi

Kiểm định tự tương quan là một bước quan trọng trong việc đánh giá tính hiệu quả của mô hình Giả thiết cơ bản của mô hình hồi quy tuyến tính là không có tự tương quan giữa các sai số Nghĩa là sai số của một quan sát không phụ thuộc vào sai số của các quan sát trước đó Tuy nhiên, trong thực tế, giả thiết này thường bị vi phạm, dẫn đến tình trạng tự tương quan Phương pháp kiểm định Wooldridge được dùng để phát hiện tình trạng tự tương quan xảy ra trong mô hình

Để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu và điều tra tác động của quản trị VLĐ đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tác giả đã sử dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng tổng hợp Trước khi phân tích hồi quy, việc kiểm định các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính được thực hiện Theo đó, các giả định cơ bản của mô hình hồi quy tuyến tính

cổ điển được thử nghiệm trong nghiên cứu này là tính chuẩn tắc của phân bố số hạng sai

số, đa cộng tuyến (hệ số lạm phát phương sai (VIF)) và tính phương sai thay đổi

Trang 36

3.3 CÁC BIẾN

Biến phụ thuộc

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Tổng tài sản bình quân (3.1)

Biến độc lập

- Thời gian thu tiền bình quân (AR): Biểu thị độ trễ thời gian trung bình mà công ty cho phép khách hàng thanh toán sau khi bán sản phẩm

AR = Khoản phải thu BQ

Doanh thu thuần ∗ 365 (3.2)

- Thời gian tồn kho bình quân (INV): đề cập đến số ngày trung bình mà một công ty giữ hàng tồn kho trong cửa hàng

Biến kiểm soát

- Quy mô doanh nghiệp được xem như một biến kiểm soát để giữ cho tác động của nó không đổi đối với hoạt động của doanh nghiệp

Trang 37

- Tỷ lệ thanh toán hiện hành là cho thấy mối quan hệ giữa tiền mặt và các tài sản lưu động khác của công ty với các khoản nợ ngắn hạn của công ty Nó là thước đo tính thanh khoản chung và được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích tình hình tài chính ngắn hạn hoặc tính thanh khoản của một công ty (Fabozzi & Peterson, 2003)

Biến độc lập

Biến kiểm soát

Trang 38

3.3 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Theo tổng quan các nghiên cứu đã trình bày tại chương 2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng sinh lời và các chỉ tiêu liên quan đến việc quản trị vốn lưu động: AR, INV, AP và CCC Dựa trên các nghiên cứu thực tế và kỳ vọng về dấu quan hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập, tác giả đưa ra giả thuyết cho bài khoá luận như sau:

- H01 : AR có mối quan hệ ngược chiều với ROA

- H02 : INV có mối quan hệ ngược chiều với ROA

- H03 : AP có mối quan hệ cùng chiều với ROA

- H04 : CCC có mối quan hệ ngược chiều với ROA

3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình dữ liệu bảng, đã kế thừa và sử dụng

mô hình của các nghiên cứu trước đây như Deloof (2003); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Padachi (2006); Rahman và Nasr (2007); Mulualem, (2011) Mô hình tổng quát

sử dụng trong khoá luận này được thể hiện như sau:

- ROAit = Lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp i tại thời điểm t =1, 2, 3

- β0 = Giao điểm của phương trình

Trang 39

cứu này Vì lý do này, bốn mô hình hồi quy cụ thể đã được chỉ định cho từng biến độc lập như sau:

Mô hình 1: được xác định cho biến AR và để kiểm tra giả thuyết đầu tiên ROAit = β0+ β1∗ ARit+ β2∗ FZit + β3∗ CRit+ β3∗ DRit + β3∗ FATAit+ ε

Mô hình 2: được xác định cho biến INV và để kiểm tra giả thuyết thứ hai ROAit = β0+ β1∗ INVit+ β2∗ FZit + β3∗ CRit+ β3∗ DRit + β3∗ FATAit+ ε

Mô hình 3: được xác định cho biến AP và để kiểm tra giả thuyết thứ ba

và độc lập Từ đó, tác giả bắt đầu viết tiếp Chương 4

Trang 40

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ

(Nguồn: Phân tích thống kê mô tả thông qua phần mềm Stata)

Từ bảng 4.1 cho thấy các biến xây dựng trong mô hình thu được 149 quan sát về các doanh nghiệp sản xuất hàng gia dụng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian 7 năm Biến phụ thuộc ROA đại diện cho khả năng sinh lời có giá trị trung bình dương là 5.27% với độ lệch chuẩn 8.66% ROA thấp nhất

là -0.47 của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (năm 2019), trong khi đó ROA đạt lớn nhất là 0.29 của CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (năm 2017)

Số ngày thu tiền bình quân (AR) là 67.64 ngày có độ lệch chuẩn là 58.39 ngày Khi thực hiện bán chịu các doanh nghiệp SXHGD phải chờ trung bình khoảng 68 ngày

để nhận tiền từ khách hàng và nó lệch khỏi giá trị trung bình 59 ngày cho cả hai bên Kỳ thu tiền bình quân thấp nhất là CTCP Đầu tư và Thương mại Vũ Đăng với 0 ngày (năm 2018) biểu thị rằng công ty đang dùng chính sách chỉ dùng tiền mặt vào năm này Trong khi đó, kỳ thu tiền bình quân cao nhất là CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN