1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động Của Đầu Tư Công Nghệ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.pdf

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

HOÀNG ĐÌNH KHẢ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

TÓM TẮT

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đầu tư công nghệ và hiệu quả hoạt động là hai yếu tố chủ chốt đánh giá khả năng thành công và bền vững của các NHTMCP Việt Nam Khi các ngân hàng chú trọng đến đầu tư công nghệ hơn, họ có khả năng thu hút nhiều KH hơn, tăng doanh số kinh doanh & mở rộng mạng lưới dịch vụ dẫn đến tăng trưởng về tài sản và lợi nhuận Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập vào quá trình hiện đại hóa thì đầu tư công nghệ cũng có nhiều điểm bất lợi, chủ yếu là khách hàng đã quen sử dụng thủ công Vì vậy, mục đích của bài nghiêm cứu nhằm phân tích “Tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam” giai đoạn 2011 - 2021 tập trung nghiên cứu, khai thác và xử lý các số liệu thứ cấp tổng hợp từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các NHTMCP Việt Nam

Dữ liệu nghiên cứu cho khóa luận được thu thập từ báo cáo tài chính của 28 NHTMCP tại Việt Nam và số liệu vĩ mô được lấy từ Tổng cục thống kê, Ngân hàng Thế giới (The World Bank) trong giai đoạn từ 2011 đến 2021 với phương pháp được sử dụng bao gồm ước tính dữ liệu bảng và ước lượng hồi quy bình phương nhỏ nhất (GLS) Sau khi thực hiện nghiên cứu & kiểm định

Dựa trên kết quả nghiên cứu, khóa luận kiến nghị những gợi ý cho các nhà quản trị để góp phần giúp cho các NHTMCP có được tầm nhìn bao quát về tác động của đầu tư công nghệ để có chiến lược xây dựng thành công về dài hạn, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như sự ổn định cho ngành và nền kinh tế

Trang 4

ABSTARCT

In the context of international integration, technology investment and operational efficiency are two key factors assessing the success and sustainability of Vietnamese joint stock commercial banks When banks pay more attention to technology investment, they are able to attract more customers, increase business sales and expand service networks leading to growth in assets and profits However, in the context that Vietnam is integrating into the modernization process, investing in technology also has many disadvantages, mainly because customers are used to using it manually Therefore, the purpose of the study is to analyze "The impact of technology investment on the performance of Joint Stock Commercial Banks in Vietnam" in the period 2011 - 2021, focusing on research, exploitation and Processing secondary data compiled from audited financial reports of Vietnamese joint stock commercial banks

Research data for the thesis is collected from financial reports of 28 joint stock commercial banks in Vietnam and macro data taken from the General Statistics Office, the World Bank in the period from 2011 to 2021 with the methodology used including panel data estimation and least squares (GLS) regression estimation After doing research & testing

Based on the research results, the thesis proposes suggestions for administrators to help joint stock commercial banks have a comprehensive vision of the impact of technology investment to have a successful long-term building strategy limit risks and improve operational efficiency as well as stability for the industry and the economy

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Em cam kết đề tài “Tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam” là khóa luận do chính em thực hiện cùng sự hỗ trợ và hướng dẫn của giảng viên TS Nguyễn Phước Kinh Kha Nội dung của khóa luận và số liệu có trong bài là trung thực và không có sự sao chép, các thông tin, tài liệu trích xuất đều được nêu rõ nguồn trích Trong khóa luận có sử dụng các nội dung từ các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác và đều có chú thích nguồn đầy đủ để dễ tra cứu, kiểm chứng

Tác giả

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn bằng tất cả sự kính trọng đối với TS Nguyễn Phước Kinh Kha - người đã trực tiếp hướng dẫn cho em thực hiện khóa luận ngay từ những bước đầu tiên Cảm ơn cô vì đã hỗ trợ định hướng em trong quá trình lựa chọn đề tài, cùng với sự chỉ dẫn nhiệt tình và tâm huyết của cô đã hướng dẫn, góp ý và định hướng cho em tìm hiểu và tham khảo nguồn nghiên cứu để trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng để em có động lực để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nói chung và thầy cô Khoa Tài chính – Ngân hàng nói riêng đã truyền đạt cho em tất cả những kiến thức trong suốt thời gian đào tạo tại trường để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp một cách tốt nhất

Với kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và giai đoạn nghiên cứu còn giới hạn, nên những quan điểm, đánh giá của bản thân trong bài báo cáo sẽ có thể có những sai sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét của quý thầy cô để bài nghiên cứu này được chuẩn chỉnh hơn

Lời sau cùng, em chân thành gửi lời chúc sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy đến toàn thể quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 7

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IX DANH MỤC BẢNG XI DANH MỤC HÌNH XI

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3

1.2.1.Mục tiêu tổng quát 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.5.1 Nguồn dữ liệu 5

1.5.2 Phương pháp và công cụ nghiên cứu 5

1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

1.7 ĐÓNG GÓP VỀ MẶT THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 9

2.1 NĂNG LỰC ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 9

Trang 8

2.1.1 Khái niệm về đầu tư công nghệ của ngân hàng thương mại cổ phần 9

2.1.2 Đo lường sự đầu tư công nghệ của các ngân hàng thương mại cổ phần 11

2.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 11

2.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần 11

2.2.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần 12

2.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 15

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài 15

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước 17

2.4 THẢO LUẬN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ KHOẢNG TRỐNG CỦA 20

NGHIÊN CỨU 20

2.4.1 Thảo luận các nghiên cứu trước 20

2.4.2 Khoảng trống của đề tài nghiên cứu 22

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 25

3.1.1 Khái quát mô hình 25

3.1.2 Giải thích các biến 27

3.1.3 Quy trình nghiên cứu 32

3.2 DỮ LIỆU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU 34

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 34

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU 38

Trang 9

4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 38

4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

4.2.1 Thống kê mô tả 39

4.2.2 Phân tích tương quan mô hình 43

4.2.3 Kiểm định đa cộng tuyến 44

4.3 KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH 45

4.3.1 Kết quả mô hình nghiên cứu về tác động của đầu tư công nghệ đối với tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) 45

4.3.2 Kết quả mô hình nghiên cứu về tác động của đầu tư công nghệ đối với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) 54

4.4 KẾT LUẬN VỀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 64

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 66

5.1 KẾT LUẬN 66

5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 67

5.2.1 Đối với yếu tố ĐTCN 67

5.2.2 Đối với yếu tố quy mô ngân hàng 69

5.2.3 Đối với yếu tố tỷ lệ VCSH 69

5.2.4 Đối với yếu tố chi phí hoạt động 70

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH 28 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 81

Trang 10

PHỤ LỤC 2 82

Trang 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GMM Phương pháp hồi quy tổng quát của thời điểm

Trang 12

TSSL Tỷ suất sinh lời

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 2.1.TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 20

BẢNG 4.2.KẾT QUẢ KHAI BÁO DỮ LIỆU 39

BẢNG 4.3.THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN 40

BẢNG 4.4.MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN 43

BẢNG 4.5.BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN VIF 44

BẢNG 4.6.KẾT QUẢ HỒI QUY BẰNG BA PHƯƠNG PHÁP CỦA BIẾN ROA 45

BẢNG 4.7.KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CỦA BIẾN ROA 48

BẢNG 4.8.KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN CỦA MÔ HÌNH ROA 49

BẢNG 4.9.KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI CỦA MÔ HÌNH ROA 49

BẢNG 4.10.KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN 50

BẢNG 4.11.KẾT QUẢ HỒI QUY THEO PHƯƠNG PHÁP FGLS VỚI BIẾN ROA 50

BẢNG 4.12.KẾT QUẢ HỒI QUY BẰNG BA PHƯƠNG PHÁP CỦA BIẾN ROE 54

BẢNG 4.13.KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CỦA BIẾN ROE 57

BẢNG 4.14.KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN CỦA MÔ HÌNH ROE 58

BẢNG 4.15.KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI CỦA MÔ HÌNH ROE 58

BẢNG 4.16.KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN 59

BẢNG 4.17.KẾT QUẢ HỒI QUY THEO PHƯƠNG PHÁP FGLS VỚI BIẾN ROE 59

DANH MỤC HÌNH HÌNH 3.1.QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 32

Trang 14

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Ở chương này, tác giả nêu lên tính cấp thiết của đề tài để từ đó xác định câu hỏi, phạm vi, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu tương ứng Đồng thời, chương này cũng sẽ trình bày về nguồn số liệu cũng như phương pháp nghiên cứu cụ thể cho khoá luận Ý nghĩa nghiên cứu của khóa luận cũng như kết cấu tổng thể của đề tài sẽ được trình bày ở cuối chương này

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra theo xu hướng phát triển mạnh trên toàn cầu, đầu tư công nghệ được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới Hiện nay, đa số các NH đang nỗ lực ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện lợi và nhanh chóng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khuyến khích các NHTM cổ phần chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh vào phát triển công nghệ trong sản phẩm, dịch vụ và quản trị của mình Tuy nhiên, với một nước trong giai đoạn phát triển như Việt Nam, hạ tầng công nghệ vẫn còn thiếu đồng bộ, do đó các NHTM cổ phần gặp nhiều khó khăn trong việc hiện đại hóa hệ thống

Đổi mới công nghệ giúp cho các NHTMCP có ưu điểm để phát triển hơn, cho phép các ngân hàng xử lý và truyền tải thông tin đến khách hàng thuận tiện hơn, mở rộng được mạng lưới dựa trên những dịch vụ ngân hàng, dễ dàng niêm yết các dịch vụ của mình trên các trang thông tin chuyển đổi số, tăng cường khả năng kết nối trong và ngoài nước, do đó cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (Campanella và cộng sự 2017) Ở Việt Nam, đa số các ngân hàng khẳng định rằng đầu tư vào công nghệ là yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh và hơn 90% NH đã có những bước chuyển mình trong thời đại số Mặc dù các NHTM chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự chuyển

Trang 15

giao công nghệ trong thời đại mới, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào nói về tác động của đầu tư công nghệ vào hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam Hầu hết các nghiên cứu trong nước như Sáng (2013), Hoàng và Huân (2016), Thương (2017) đều chỉ nghiên cứu một vài yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH, tuy nhiên tất cả các nghiên cứu này đều chưa được coi là có tác động của ĐTCN đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Trong đó có Mai Bình Dương (2014) đã minh chứng được tác động của ĐTCN và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy sự ảnh hưởng của đầu tư công nghệ đến lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Ngoài ra, tác giải chỉ tập trung quan sát dữ liệu vào 5 NHTM trong thời gian 5 năm, chưa đủ cơ sở để kết luận

Một số nghiên cứu trước đây thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư công nghệ và hiệu quả hoạt động được đo lường bằng ROA (Shin, 2001; Tam, 1998; Rai, Patnayakuni & Patnayakuni, 1997; Hitt & Brynjolfsson, 1996; Barua, Kriebel & Mukhopadhyay, 1995; Ahituv & Giladi, 1993; Weill, 1992) Đầu tư công nghệ và hiệu quả hoạt động được đo lường bằng ROE (Shin, 2001; Tam, 1998; Rai & ctg, 1997; Hitt & ctg, 1996; Alpar & Kim, 1990) Tuy nhiên đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được mối tương quan rõ ràng giữa đầu tư công nghệ và khả năng sinh lời (Strassmann, 1993; Ahituv & Giladi, 1993; Markus & Soh, 1993) Chỉ có một vài nghiên cứu gần nây tìm thấy được bằng chứng về tác động tích cực rõ rệt của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động các NHTMCP (Shin, 2001; Tam, 1998; Rai & ctg, 1997; Hitt & Brynjolfsson, 1996; Barua & ctg, 1995)

Trước những thách thức, nguy cơ tiềm tàng mà các NHTMCP Việt Nam phải đối mặt, đồng thời hiểu được tầm quan trọng của đầu tư công nghệ đối với NHTMCP, đề tài “Tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” được thực hiện với mong muốn tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP, đồng thời đóng góp các hàm ý quản trị,

Trang 16

giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá mức độ tăng trưởng của lợi nhuận, đề ra giải pháp nâng cao lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường và phát triển hoạt động ngân hàng

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1.Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu chung là phân tích và đo lường tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất và đưa ra các khuyến nghị về chính sách về đầu tư công nghệ và hoạt động quản lý giám sát cho các nhà hoạch định chính sách và NHTM để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống ngân hàng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện mục tiêu tổng quát, khoá luận nghiên cứu sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể như sau:

Một là, phân tích mức độ tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động

của các NHTMCP Việt Nam

Hai là, đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến đầu tư công nghệ nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Qua các mục tiêu nghiên cứu đã xác định, khoá luận nghiên cứu cần làm rõ những câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau:

Câu hỏi thứ nhất, mức độ tác động của ĐTCN đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi thứ hai, hàm ý chính sách nào cần thực hiện để gia tăng sự ổn định hệ thống NHTMCP Việt Nam thông qua việc chi tiêu vào công nghệ?

Trang 17

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mà tác giả muốn trong bài tiểu luận là tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Giai đoạn thực hiện nghiên cứu cho đề tài là từ năm 2011 đến năm

2021 Cụ thể trong năm 2011, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có những bước đổi mới đột phá, tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập quốc tế nhất là khi một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết Bên cạnh việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã mở ra nhiều cơ hội đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam Tuy nhiên đến cuối năm 2019, đại dịch Covid 19 xuất hiện và tác động nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam và toàn thế giới, khiến cho nền kinh tế bị trì trệ Như vậy, trong giai đoạn này có thể phản ánh những thay đổi rõ rệt của nền kinh tế tác động đến ngành, góp phần đưa ra các dẫn chứng cụ thể liên quan đến đề tài khi phân tích xu hướng của đầu tư công nghệ qua các năm và tác động của nó đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam

Về không gian: Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến thời

điểm 30/06/2021 hệ thống ngành của Ngân hàng của Việt Nam có 31 NHTMCP cổ phần, tuy nhiên vì lý do thu thập thông tin không đầy đủ và các NH không công bố nên đề tài thu nhập dữ liệu thứ cấp từ BCTC và báo cáo thường niên của 28 NHTMCP cổ phần Việt Nam Ngoài ra, dữ liệu về chỉ số vĩ mô được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (The World Bank)

Trang 18

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1 Nguồn dữ liệu

Khoá luận nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu thứ cấp là báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 28 NHTMCP cổ phần Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2021 Ngoài ra, dữ liệu về các chỉ số vĩ mô được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (The World Bank)

1.5.2 Phương pháp và công cụ nghiên cứu

Khoá luận sử dụng kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Phương pháp định tính: tác giả lược khảo các nghiên cứu trong nước và nước

ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Phương pháp định lượng: tác giả nghiên cứu mẫu dữ liệu của 28 NHTMCP Việt

Nam từ năm 2011 đến hết năm 2021 Khoá luận nghiên cứu sử dụng phần mềm Excel và Stata 14, kết quả thực nghiệm từ việc chạy mô hình và kế quả kiểm định sẽ được sử dụng làm cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết của nghiên cứu, đảm bảo tính phù hợp của mô hình, từ đó xác định mức độ ảnh hượng của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam

1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Giới thiệu

Tác giả tổng quát về đề tài nghiên cứu, bao gồm cơ sở lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu & câu hỏi nghiên cứu, cũng như phương pháp nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu & đóng góp của nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Trang 19

Trình bày cơ sở lý thuyết, công cụ đo lường đồng thời thực hiện khảo lược những

lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu bằng cách tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm trước ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài Từ đó, tác giả đưa ra nhận định về khoảng trống nghiên cứu

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Dựa trên nền lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm được lược khảo từ chương 2, tác giả tiến hành xây dựng mô hình, quy trình, nguồn dữ liệu & mẫu nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu cho đề tài Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất các giả thuyết nghiên cứu & ước tính về chiều tác động của các biến vi vô và vĩ mô có liên quan

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận nghiên cứu

Thể hiện kết quả nghiên cứu cũng như thực trạng vấn đề nghiên cứu, phân tích đào sâu kết quả nghiên cứu có được từ phần mềm Stata Sau đó, kết quả từ việc chạy mô hình và kết quả kiểm định sẽ được dùng để giải thích ảnh hưởng của các biến phụ thuộc đối với các biến độc lập

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Trình bày những kết luận suy luận từ vấn đề được nghiên cứu sẽ được trình bày, đồng thời tác giả đưa ra một số giải pháp cho các nhà quản trị ngân hàng, một số luận điểm có thể áp dụng trong nghiên cứu tiếp theo

1.7 ĐÓNG GÓP VỀ MẶT THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Về mặt lý luận, dựa trên cơ sở dữ liệu quá khứ các NHTMCP và mô hình nghiên

cứu được lựa chọn, nghiên cứu sẽ chỉ ra được tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP như thế nào để xác định được tầm quan trọng của việc đầu tư công nghệ Từ đó đưa ra một số khuyến nghị phù hợp giúp các NHTMCP Việt

Trang 20

Nam đầu tư công nghệ hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể được xem như một

nguồn tài liệu tham khảo, một gợi ý chính sách giúp các nhà quản trị ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được diễn biến đầu tư công nghệ thời gian qua tại Việt Nam hiện đang như thế nào, có liên quan gì đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP và qua đó đề ra giải pháp hành động phù hợp

Trang 21

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã phác khảo bối cảnh kinh tế và đưa ra những luận điểm cho việc lựa chọn đề tài “Tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” Nghiên cứu đã thu thập được dữ liệu của 28 NHTMCP từ năm 2011 đến năm 2021 và được xử lý thông qua phần mềm Stata 14 trên nền tảng kế thừa và mở rộng nghiên cứu trước đó, cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Cuối cùng, chương 1 đưa ra bố cục năm chương của khóa luận và giới thiệu những nội dung quan trọng sẽ được thảo luận trong mỗi chương

Trang 22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chương 2 giới thiệu những khía cạnh lý thuyết quan trọng liên quan chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu Chương này cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu khoa học đã công bố ở nước ngoài và ở Việt Nam, xác định các khoảng trống ở kết quả công bố trước đây, cũng như xác định các yếu tố có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động làm cơ sở hình thành mô hình

2.1 NĂNG LỰC ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

2.1.1 Khái niệm về đầu tư công nghệ của ngân hàng thương mại cổ phần

Yếu tố tạo nên sự tác động đặc biệt đối với mỗi thị trường, mỗi lĩnh vực nghiên cứu trên toàn thế giới chính là sự đầu tư công nghệ Đối với vấn đề ĐTCN trong ngành ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn, sự ổn định của NHTM và ngành tài chính, thậm chí là mở rộng hơn với toàn bộ nền kinh tế Theo Drucker (2013), đầu tư liên quan đến việc nâng cao các cơ sở tiện ích mới, nâng cao hoặc mở rộng Điều này được minh họa bằng việc giới thiệu các sản phẩm, quy trình, dịch vụ, công nghệ hoặc khái niệm đổi mới mà thị trường, chính phủ và xã hội có thể tiếp cận được (BCG, 2009) Ngược lại, công nghệ thể hiện việc sử dụng các sản phẩm và quy trình, phương pháp, công cụ và hệ thống được công nhận để tạo ra hoặc cung cấp hàng hóa và dịch vụ (Khalil, 2000) Do đó, công nghệ ban đầu xuất hiện thành công từ đổi mới hệ thống mới, đổi mới quy trình, đổi mới lực lượng lao động và đổi mới thiết bị làm việc trong một thực thể (Oke & Goffin, 2011) Theo lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (1962), trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư công nghệ sở hữu một khả năng độc đáo giúp khuếch đại lợi thế của các ngân hàng bằng cách cho phép họ giới thiệu các sản phẩm đổi mới Theo lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (1962), đầu tư công nghệ có khả năng đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng thông qua việc giới thiệu các dịch vụ mới trên nền tảng ngân hàng của họ Những dịch vụ này xuất phát từ các hệ thống ngân hàng lõi tiên tiến được mua lại từ các công ty tham gia

Trang 23

phát triển, sản xuất, bán giấy phép phần mềm và cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính, như IBM, Mysis và Microsoft (Langley et al , 2011)

Đầu tư vào công nghệ có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty về mặt lợi nhuận, mặc dù không đáng kể, với những thay đổi trong mục tiêu đầu tư (Beccalli, 2007) An và Rau (2021) đề xuất rằng việc phân bổ nguồn lực cho các dịch vụ CNTT do các đơn vị bên ngoài cung cấp (bao gồm các dịch vụ tư vấn, phát triển, triển khai, đào tạo, giáo dục và hỗ trợ) mang lại kết quả tích cực Việc triển khai các dịch vụ như vậy góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, trong khi việc tích hợp cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm hoàn chỉnh dường như làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng Farouk và DanDago (1970) cho rằng đầu tư công nghệ không cải thiện đáng kể tỷ suất lợi nhuận của công ty, phù hợp với phát hiện của Gupta, Raychaudhuri và Haldar (2018) Hơn nữa, bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối tương quan phi tuyến tính giữa các sáng kiến đầu tư công nghệ và khả năng quản lý rủi ro hiệu quả và tạo ra lợi nhuận của ngân hàng (Wang và cộng sự, 2021) Một chiến lược đầu tư công nghệ khác trong lĩnh vực tài chính liên quan đến xu hướng hợp tác mới nổi giữa các công ty đầu tư công nghệ (công ty Fintech) và các ngân hàng truyền thống Theo Acar & Çıtak (2019) và Phan et al (2020), có niềm tin rằng các ngân hàng nên tăng cường quan hệ đối tác với các công ty FinTech để hợp lý hóa hoạt động ngân hàng của họ Có thể lập luận rằng việc tích hợp công nghệ đang phát triển thành một yêu cầu quan trọng đối với ngành ngân hàng để thích ứng với những thay đổi đang diễn ra trong ngành

Trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào sự đầu tư vào công nghệ của các NHTM Việt Nam, do đó, đầu tư vào công nghệ được xem là hành vi tiêu dùng và các NHTM được xem là các khách hàng Hay có thể hiểu đó là sự mua sắm cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại của ngân hàng Vì vậy, khi đã xem sự đầu tư vào công nghệ của ngân hàng là một hành vi mua của khách hàng do đó sẽ tuân theo các lý thuyết liên quan đến tiêu dùng và xu hướng của tiêu dùng

Trang 24

2.1.2 Đo lường sự đầu tư công nghệ của các ngân hàng thương mại cổ phần

Để đo lường sự đầu tư công nghệ (ĐTCN), người ta tính logarit cơ số tự nhiên của tất cả các khoản chi phí đầu tư đầu tư vào công nghệ của ngân hàng, bao gồm các loại chi phí liên quan đến phần mềm, phần cứng, xử lý dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật thuê ngoài và nhân viên đào tạo (Beccalli, 2007; Farouk and DanDago, 1970; Gupta et al., 2018; Leckson-Leckey et al., 2011; Uddin et al., 2020) Tuy nhiên việc thu nhập dữ liệu chi tiết về các khoản chỉ tiêu công nghệ đối với hệ thống NH Việt Nam là điều khó thực hiện vì dữ liệu trên BCTC chưa được phân tách và thể hiện rõ ràng, riêng biệt các chi phí này, do đó trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ thu nhập theo chi tiêu đầu tư vào TSCĐHH về máy móc thiết bị và TSCĐVH về phần mềm công nghệ trong thuyết minh BCTC hợp nhất đã được kiểm toán ở mục tài sản cố định, coi các chi phí phát sinh khác liên quan đến công nghệ là rất nhỏ so với chi phí này

2.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 2.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần

Thước đo hiệu quả hoạt động là khả năng tạo ra lợi nhuận mà một doanh nghiệp kiếm được từ hoạt động kinh doanh và nó phụ thuộc vào chi phí hoạt động Khi hiệu quả hoạt động tăng, lợi nhuận của một công ty hoặc khoản đầu tư cũng tăng lên, bởi vì doanh nghiệp có tiềm năng tạo ra thu nhập hoặc lợi nhuận vượt trội mà không tăng chi phí hoặc thậm chí có thể giảm chi phí so với các lựa chọn kinh doanh thay thế Ở môi trường kinh doanh cạnh tranh, doanh nghiệp phải tham gia vào cuộc đua cạnh tranh gay gắt, vì vậy để tồn tại họ phải hoạt động một cách hiệu quả hơn Bản chất NHTM được Perter S.Rose (2014) nhận định là các tập đoàn kinh doanh thương mại có mục tiêu hoạt động là tối đa hóa lợi nhuận ở mức rủi ro có thể chấp nhận được Tuy nhiên, lợi nhuận mới là mục tiêu chính bởi vì thu nhập cao giúp họ duy trì vốn, mở rộng thị phần và thu hút đầu tư

Berger và Mester (1997) đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM là khả năng biến đổi các nguồn lực đầu vào thành đầu ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của

Trang 25

NHTM, hay nói cách khác đó chính là dựa trên tương quan giữa doanh thu đạt được và chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào Cụ thể chính là NHTM có khả năng tạo ra doanh thu đầu ra lớn nhất bằng cách sử dụng ít nhất các nguồn lực đầu vào Như vậy với Berger và Mester thì hiệu quả hoạt động của NHTM có thể hiểu theo ba góc độ khác nhau: Trước hết, nó liên quan đến việc tối thiểu hóa chi phí, nghĩa là sử dụng tối thiểu các yếu tố đầu vào như vốn, cơ sở vật chất, lao động, v.v tạo ra đầu ra tương tự như trước Thứ hai đó là duy trì mức đầu vào không thay đổi, đồng thời tạo ra lượng đầu ra nhiều hơn Thứ ba, đó là tăng yếu tố đầu vào nhưng tốc độ tăng đầu ra nhanh hơn tốc độ đầu vào

Trương Quang Thông (2013) cho rằng, hiệu suất hoạt động của ngân hàng được đánh giá dựa trên lợi nhuận mà hoạt động ngân hàng thu được trong một thời gian nhất định Còn theo Trần Huy Hoàng và Nguyễn Thị Ngọc Hằng (2019) thì hiệu quả hoạt động của NHTM, có thể được hiểu ở hai khía cạnh: (i) Khả năng biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác; (ii) Xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng

Trong phạm vi nghiên cứu này, hiệu quả hoạt động của một NHTM được hiểu là mức độ mà nó đạt được sự cân bằng giữa việc tạo ra lợi nhuận và sử dụng các tài nguyên của mình Điều này bao gồm việc cung cấp dịch vụ & quản lý tốt tài chính, quản lý rủi ro hiệu quả cho KH và thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách có lợi cho cả ngân hàng và cộng đồng Sự thành công và sự bền vững của một NHTM phụ thuộc lớn vào hiệu quả hoạt động của nó và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp dịch vụ tài chính cho nền kinh tế

2.2.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần

Hiệu quả hoạt động kinh doanh đặt ra mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng giá trị của ngân hàng & đảm bảo quyền lợi cho cổ đông Theo Zou và Li (2014) thì khả năng tạo ra lợi nhuận là yếu tố chiến lược trong quản lý và định vị cạnh tranh của ngân hàng

Trang 26

trong thị trường Ta có thể áp dụng hai khía cạnh: kế toán và thị trường để đánh giá kết quả hoạt động của NH Khi đánh giá từ góc độ kế toán, thông qua các chỉ số như ROA, ROE và EPS còn trên góc độ thị trường, dựa vào các chỉ số như Tobin'Q cũng như chỉ số P/B & P/E để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Naser Ali (2013) cho rằng các chỉ số này giúp các ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro cụ thể và hỗ trợ trong việc xử lý các vấn đề ngắn hạn mà họ đối mặt Trong ngành ngân hàng, chỉ số ROA, chỉ số ROE và chỉ số NIM có vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của NH

Nhiều nghiên cứu đã đề xuất rằng có thể đo lường hiệu quả hoạt động bằng chỉ số ROA (Return on Assets) như Cebenoyan và Strahan (2004); Cai và Zhang (2017); Almekhlafi và cộng sự (2016); đều đưa ra quan điểm rằng ROA có thể là một chỉ số thích hợp để đo lường hiệu quả hoạt động của một NHTM Quan điểm toàn diện nhất về khả năng đầu tư tài sản mang lại lợi nhuận sau khi tính tất cả các loại thuế và phí được cung cấp bởi Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) (Paul và cộng sự, 2013) ROA thấp cho thấy những thách thức trong việc quản lý tài sản của ngân hàng hoặc sự kém hiệu quả trong việc tận dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, trong khi điều ngược lại vẫn đúng Hơn nữa, các nghiên cứu được thực hiện bởi Musiega et al (2017) và Cheung và cộng sự (2007) đã chứng minh rằng các ngân hàng lớn hơn có mức độ hiệu quả giảm do ROA thấp hơn

ROA = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒓ò𝒏𝒈

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏

Trong nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, ngoài nghiên cứu về tác động của chỉ số ROA thì các nhà nghiên cứu như Dezfouli và cộng sự (2014); Paul và cộng sự (2013); Siaw (2013) cũng xem ROE như một chỉ số quan trọng để chỉ khả năng tạo ra lợi tức đầu tư của ngân hàng (Alshatti, 2014) ROE tính bằng cách so sánh lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu để thể hiện khả năng sinh lời và hiệu quả quản lý của ngân hàng Nếu ROE cao, điều đó thể hiện ngân hàng đang tạo ra lợi nhuận từ vốn

Trang 27

chủ sở hữu cao và họ đang sử dụng tốt hiệu quả vốn tự có để tạo ra doanh thu và lợi nhuận

ROE = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế

𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖

Bên cạnh ROA và ROE, Chen và cộng sự (2018); Siaw (2013), Trầm Thị Xuân Hương và Trần Thị Thanh Nga (2018); Chung Hua Shen và cộng sự (2009); Adusei (2015) sử dụng NIM để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng NIM đo lường sự chênh lệch giữa lãi suất thu được từ hoạt động cho vay và lãi suất trả cho tiền gửi & thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận từ hoạt động cho vay và cấp tín dụng NIM dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM trong việc thu lợi nhuận từ các hoạt động liên quan đến lãi suất Nếu NIM của ngân hàng cao thì đó là biểu hiện cho thấy họ có khả năng kiếm được lợi nhuận cao hơn từ việc cung cấp dịch vụ tài chính so với các đối thủ cạnh tranh

NIM = 𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒍ã𝒊−𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒍ã𝒊

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒍ờ𝒊 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

Có rất nhiều chỉ số có thể đại diện cho thước đo về hiệu suất hoạt động, chẳng hạn như hiệu suất sử dụng tài sản, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, v.v Tuy nhiên, ba chỉ số trên là những chỉ số được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu trước Trong ba chỉ số trên, tác giả sử dụng hai chỉ số tài chính là ROA và ROE để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2021 bởi các nguyên nhân sau:

• ROA (Return on Assets) là một chỉ số đánh giá khả năng tạo ra thu nhập từ tổng tài sản của NHTMCP Chỉ số ROA phản ánh khả năng tài sản được sử dụng và khả năng sinh lời, ROA cao cho thấy NHTMCP đang sử dụng tài sản một cách vô cùng hiệu quả và tạo ra nguồn lợi nhuận tốt từ hoạt động kinh doanh

• ROE (Return on Equity) là một chỉ số dựa trên vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận cho cổ đông của NHTMCP ROE thể hiện khả năng sinh lời

Trang 28

và hiệu quả quản lý, ROE cao đồng nghĩa rằng NHTMCP đang tạo ra lợi nhuận tốt cho cổ đông và quản lý vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả

Hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trong phạm vi khóa luận được nghiên cứu dưới góc độ lợi nhuận hoặc khả năng sinh lời của chúng ở một môi trường ổn định và được kiểm soát về rủi ro thông qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE

2.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Wilson U Ani, Cosmas O Odo và Ezeudu Ikenna (2014) xem xét tác động của

đầu tư công nghệ đến lợi nhuận của ngân hàng, bài nghiên cứu sử dụng 21 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Nigeria, các dữ liệu được thu thập từ các ngân hàng lấy mẫu từ báo cáo tài chính đã công bố trong khoảng thời gian 5 năm Nghiên cứu kết luận rằng việc triển khai đầu tư công nghệ không có tác động đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng Hơn nữa, vì không có hạn chế nào đối với việc mua lại đầu tư công nghệ ngoại trừ những hạn chế về chi phí rõ ràng mà tất cả các ngân hàng đều có thể đáp ứng, nên một ngân hàng đầu tư vào công nghệ sẽ không thể tăng đáng kể lợi nhuận của mình nhờ khoản đầu tư này Do đó, giả thuyết được chứng minh là chi tiêu cho công nghệ trong một giai đoạn không có tác động đáng kể đến hiệu suất hoạt động trong các giai đoạn trong tương lai Tuy nhiên, đầu tư vào công nghệ là điều bắt buộc đối với các tổ chức ngân hàng để giúp họ tiếp tục hoạt động hiệu quả, năng suất và cạnh tranh hơn trong thị trường cạnh tranh khốc liệt phổ biến trong ngành ngân hàng Nigeria

Zifeng Feng and Zhonghua Wu (2018) nghiên cứu mối tương quan tích cực

giữa hiệu quả hoạt động ngân hàng (giá trị thị trường) và đầu tư công nghệ chủ yếu được thúc đẩy bởi các ngân hàng lớn Bài nghiên cứu sử dụng mẫu mới có sẵn của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Hoa Kỳ từ năm 2000-2017, nghiên cứu cho thấy rằng đầu tư công nghệ của ngân hàng gần như đơn điệu trong thời kỳ trong cuộc khủng hoảng tài

Trang 29

chính Bài viết muốn các cơ quan quản lý phải đưa ra các chính sách mới và giúp các ngân hàng nhỏ cải thiện hiệu suất và định giá trong thời kỳ tiến bộ công nghệ nhanh chóng

Bilkisu Kabiru Usman Farouk (2015)nghiên cứu này điều chỉnh mối tương quan giữa hiệu suất đầu tư vào công nghệ và hiệu quả tài chính trong lĩnh vực ngân hàng của Nigeria Quá trình phân tích kéo dài 5 năm và bao gồm 24 ngân hàng ở Nigeria, cùng với 10 mẫu được chọn ngẫu nhiên, mỗi mẫu gồm 10 ngân hàng Dữ liệu được thu thập được xem xét kỹ lưỡng thông qua việc khôi phục bảng dữ liệu có cấu trúc trong đó các khoản đầu tư vào CNTT (bao gồm phần cứng, phần mềm và Máy rút tiền tự động [ATM]), tổng thu nhập (TR) và tổng chi phí (TC) của 10 ngân hàng được chọn đã được sử dụng dưới dạng các biến độc lập Trong khi đó, hiệu quả tài chính được coi là biến phụ thuộc, được đặc trưng bởi các chỉ số như lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận ròng (NPM) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) Sau đó, bốn giả thuyết lý thuyết đã được xây dựng và đánh giá dựa trên các biến đại diện cho các yếu tố phụ thuộc Các kết quả thu được từ phân tích hồi quy bảng cho thấy mối liên hệ đáng chú ý giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Ngược lại, kết quả kiểm định t cho thấy ảnh hưởng đáng kể của đầu tư công nghệ đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng Nigeria, đặc biệt đối với ROA, ROE và EPS ở mức ý nghĩa 5% Tuy nhiên, tác động này không được coi là đáng kể đối với NPM ở cả mức ý nghĩa 5% và 10% Người ta quan sát thấy rằng tác động của TR có xu hướng tích cực trong khi tác động của TC thể hiện xu hướng tiêu cực trên tất cả bốn chỉ số hiệu suất tài chính, bao gồm cả tác động của đầu tư công nghệ

Uddin et al., (2020) tập trung việc đánh giá tác động của chi tiêu công nghệ mạng

đến với sự ổn định của NH Tác giả sử dụng dữ liệu từ đầu tư Cybertech để đánh giá tác động lên chỉ số ZSCORE (chỉ số ổn định ngân hàng) của 354 NH từ 43 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017, sử dụng hai mô hình OLS và GMM

Trang 30

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ổn định của NH có thể được cải thiện thông qua đầu tư vào công nghệ Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng khi chi tiêu vượt qua một ngưỡng nhất định, có thể gây tác động tiêu cực đến sự ổn định của NH Hiệu ứng này được thấy rõ hơn ở các nước phát triển so với các nước đang phát triển

Wang et al., (2021) tập trung nghiên cứu vào Trung Quốc trong giai đoạn 2011

đến 2018 để kiểm tra ảnh hưởng của mức độ phát triển Fintech và công nghệ đối với việc chấp nhận rủi ro của các NH Tác giả thóng kê tính toán dữ liệu về chỉ số ZSCORE và ROA dưới dạng dữ diệu bảng không cân bằng kết hợp với những số liệu từ thông tin truyền thông liên quan đến Fintech để đánh giá sự phát triển của Fintech Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa phát triển công nghệ, Fintech và khả năng chịu đựng rủi ro của NH có xu hướng như hình chữ U, nghĩa là công nghệ và Fintech ban đầu tăng cường nhưng sau đó làm suy yếu lợi nhuận và sự ổn định của hệ thống NH Hơn nữa phản ứng này là không đồng nhất giữa các cơ cấu sở hữu khác nhau, đối với các NHNN và NH liên doanh thì ảnh hưởng này không đáng kể nhưng lại tác động mạnh đến hoạt động các NH thành phố, NH nước ngoài và NH nông thôn

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Phan Thị Hằng Nga, Trần Thị Phương Thanh (2019) nghiên cứu ảnh hưởng

của yếu tố công nghệ đến hiệu quả hoạt động của 21 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2017 bằng cách sử dụng mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp tổng quát hóa mô hình hồi quy mômen (GMM) Các biến phụ thuộc được xem xét kỹ lưỡng là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), trong khi các biến độc lập bao gồm các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam Phân tích GMM cho thấy lợi nhuận của các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như việc sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tích hợp công nghệ để thanh toán tự động qua thiết bị điện tử và tiến bộ công nghệ Hơn nữa,

Trang 31

nghiên cứu còn xác định các biến số khác ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, cụ thể là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, khả năng quản lý chi phí, quy mô ngân hàng và tác động của lạm phát đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trần Thị Thanh Nga (2022) việc kiểm tra tác động của nỗ lực đầu tư công nghệ

đến năng lực chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam được thực hiện trên mẫu gồm 25 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2009 đến 2019 sử dụng phương pháp SGMMM (Arellano & Bond, 1991) Phân tích cho thấy hoạt động đầu tư công nghệ thực sự có ảnh hưởng tới việc nâng cao năng lực chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Hơn nữa, người ta nhận thấy rằng khả năng chấp nhận rủi ro của các ngân hàng phản ứng đáng kể với các yếu tố khác nhau đặc trưng của ngành ngân hàng (như cơ cấu tài chính, quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng và đa dạng hóa) cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô (bao gồm tốc độ tăng trưởng và lạm phát) ) Nghiên cứu cung cấp bằng chứng ủng hộ thực nghiệm cho quan điểm cho rằng hoạt động đầu tư công nghệ góp phần nâng cao năng lực chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đồng thời nêu bật mức độ nhạy cảm đáng kể của năng lực chấp nhận rủi ro của ngân hàng với nhiều yếu tố khác như cơ cấu tài chính, quy mô ngân hàng, tín dụng rủi ro, đa dạng hóa, tốc độ tăng trưởng và lạm phát

Võ Thị Thúy Kiều, Nguyễn Chí Đức và Lê Thông Tiến (2019) Nghiên cứu ảnh

hưởng của công nghệ đầu tư đến hiệu quả sử dụng dữ liệu từ BCTC sơ cấp của các ngân hàng thương mại cổ phần 13 NHTMCP 2009-2018 Phân tích sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi - FGLS) để đánh giá tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng đồng thời xem xét các biến kiểm soát như doanh thu, chi phí, tốc độ tăng trưởng doanh thu, số lượng chi nhánh và số phòng giao dịch, tổng số phòng được giao dịch tài sản Các phát hiện này cho thấy tác động đáng kể của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trên nhiều số liệu khác nhau bao gồm ROA, ROE và lợi nhuận sau thuế trên

Trang 32

số lượng nhân viên trung bình (ROL) Nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch về hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng có mức đầu tư công nghệ cao và những ngân hàng có mức đầu tư thấp hơn, đặc biệt là về ROE và ROL

Vũ Thị Huyền Trang và cộng sự (2022) nghiên cứu hoạt động của tầng lớp công

nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tài chính Việt Nam Tiến hành một cuộc điều tra sử dụng Mô hình tác động nghiên cứu nỗ lực (FEM) sử dụng dữ liệu được thu thập từ 30 Thành viên thương mại quốc gia (NTM) trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020 Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy việc tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở các địa phương nông thôn bao gồm các vấn đề kỹ thuật cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực và dịch vụ trực tuyến có ảnh hưởng có lợi đến hiệu quả tài chính (Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) của các tổ chức tài chính Ngược lại, việc nâng cao cơ sở hạ tầng CNTT ở ngoại vi các ứng dụng nội bộ lại có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng trung ương, từ đó cản trở hiệu quả hoạt động của họ Tuy nhiên, nghiên cứu cũng xác định những hạn chế tương tự như các nghiên cứu trước đó, đặc biệt là sự thiếu hoàn thiện của hệ thống ngân hàng dữ liệu và thời lượng phân bổ cho nghiên cứu không đủ so với thời gian xuất bản Hơn nữa, nghiên cứu bỏ qua việc tích hợp các yếu tố ổn định trong diễn ngôn, do đó hạn chế tính chất toàn diện của các kết quả phân tích

Nguyễn Đức Trung và cộng sự (2022) thực hiện phân tích dữ liệu 12 NHTM từ

năm 2011 đến năm 2019 bằng cách sử dụng phương pháp mô hình OLS, kết quả cũng cho thấy ĐTCN có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến giá trị NIM (tỷ lệ thu nhập lãi nhuần) của NH Tuy nhiên, không tìm thấy bằng chứng mối quan hệ giữa chỉ tiêu cho ngân sách công nghệ và độ ổn định của NH

Trang 33

2.4 THẢO LUẬN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ KHOẢNG TRỐNG CỦA NGHIÊN CỨU

2.4.1 Thảo luận các nghiên cứu trước

Tác giả đã tổng hợp được các nghiên cứu trong và ngoài nước mà có liên quan đến sự ảnh hưởng của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau Dưới đây là bảng tổng hợp các kết quả của các tác giả trước đã được chắt lọc trong thời gian 15 năm gần nhất so với thời điểm tác giả thực hiện nghiên cứu này

Bảng 2.1.Tổng hợp các nghiên cứu trước Ảnh hưởng

Yếu tố

Cùng chiều (+) Ngược chiều (-)

Không có ý nghĩa thống kê

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Trần Thị Thanh Nga (2022); Wilson U Ani, Cosmas O Odo và Ezeudu Ikenna (2014); Zifeng Feng and Zhonghua Wu (2018)

Phan Thị Hằng Nga, Trần Thị Phương Thanh

(2019); Võ Thị Thúy

Kiều, Nguyễn Chí Đức và Lê Thông Tiến (2019)

Tỷ lệ thanh khoản

Wilson U Ani, Cosmas O Odo và Ezeudu Ikenna (2014)

Trần Thị Thanh Nga (2022)

Vốn nhà nước Nguyễn Đức Trung và

cộng sự (2022)

Phan Thị Hằng Nga, Trần Thị Phương Thanh

Trang 34

(2019); Trần Thị Thanh Nga (2022)

Quy mô ngân hàng

Trần Thị Thanh Nga (2022); Võ Thị Thúy Kiều, Nguyễn Chí Đức và Lê Thông Tiến (2019); Wilson U Ani, Cosmas O Odo và

Ezeudu Ikenna (2014);

Zifeng Feng and Zhonghua Wu (2018)

Phan Thị Hằng Nga, Trần Thị Phương Thanh

(2019); Bilkisu Kabiru

Usman Farouk (2015)

Tăng trưởng kinh tế

Phan Thị Hằng Nga, Trần Thị Phương Thanh (2019); Võ Thị Thúy Kiều, Nguyễn Chí Đức và Lê Thông Tiến (2019); Wilson U Ani, Cosmas O Odo và Ezeudu Ikenna (2014); Zifeng Feng and Zhonghua Wu (2018)

Trần Thị Thanh Nga

(2022); Bilkisu Kabiru

Usman Farouk (2015)

Tỉ lệ chi phí hoạt động

Phan Thị Hằng Nga, Trần Thị Phương Thanh (2019)

Trang 35

Lạm phát

Trần Thị Thanh Nga (2022)

Phan Thị Hằng Nga, Trần Thị Phương Thanh (2019)

Đầu tư công nghệ

Zifeng Feng and Zhonghua Wu (2018); Bilkisu Kabiru Usman Farouk (2015)

Trần Thị Thanh Nga (2022); Võ Thị Thúy Kiều, Nguyễn Chí Đức và

Lê Thông Tiến (2019);

Wilson U Ani, Cosmas O Odo và Ezeudu Ikenna (2014)

Phan Thị Hằng Nga, Trần Thị Phương Thanh (2019)

Rủi ro tín dụng

Trần Thị Thanh Nga (2022); Wilson U Ani, Cosmas O Odo và Ezeudu Ikenna (2014); Bilkisu Kabiru Usman Farouk (2015)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.4.2 Khoảng trống của đề tài nghiên cứu

Từ bảng tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước về đề tài này ở thị trường Việt Nam, có thể thấy rất ít học giả tiến hành nghiên cứu và đưa ra các chứng cứ thực nghiệm cho tác động này Hầu hết họ sẽ tập trung nghiên cứu cụ thể một ngân hàng nào đó trong hệ thống NHTMCP Vì vậy, tác giả đã dựa trên những nghiên cứu trước & phát triển đề

Trang 36

tài khoá luận bằng cách sử dụng chỉ số Tech để đo lường tác động của ĐTCN đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2011-2021 Qua đây, khoá luận sẽ đưa ra các hàm ý chính sách cần thiết làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách và các NHTM tại Việt Nam

Trang 37

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về ĐTCN và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP, đồng thời giới thiệu các chỉ số quan trọng dùng để đo lường những lý thuyết này Ngoài ra, tác giả thực hiện khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam và trên thế giới, chính những điều này đã đặt nền móng cho sự phát triển của mô hình nghiên cứu cho đề tài Dựa trên cơ sở lý thuyết, khảo lược của các nghiên cứu trước, tác giả đã tìm ra khoảng trống từ đó tiến hành nghiên cứu của mình Đây cũng là cơ sở để chọn ra các biến độc lập cho mô hình nghiên cứu chủ đề ở chương kế tiếp

Trang 38

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương 3 sẽ trình bày quy trình, mẫu & dữ liệu nghiên cứu, mô hình với phương pháp và các giải thiết nghiên cứu nhằm tiến hành xác định tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam

3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1.1 Khái quát mô hình

Kết quả mô hình này lựa chọn và điều chỉnh các biến áp dụng vào mô hình hồi quy dựa trên kết quả của những kết quả thực nghiệm trước đây, nhằm phản ảnh thực tế và đặc điểm đặc thù của Việt Nam Đặc biệt, nó sẽ kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu đã được thực hiện tại Việt nam và các nước có tình hình kinh tế tương đồng Từ bảng 2.1 tổng hợp kết quả nghiên cứu tại chương 2, tác giả vận dụng và chọn những biến số phản ánh sự tương tác giữa ĐTCN và các yến tố ảnh hưởng đến hiệu quả của NHTM để từ đó thiết lập mô hình nghiên cứu tại nước ta

Trong các nghiên cứu đã lược khảo, tác giả nhận thấy sự tương đồng về các biến độc lập cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả NH theo khung lý thuyết đã trình

bày trước đó Dựa vào sự nghiên cứu của Võ Thị Thúy Kiều, Nguyễn Chí Đức và Lê Thông Tiến (2019), tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu này để kế thừa và phát triển

Nguyên nhân có sự lựa chọn này vì do tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đó hầu như chỉ nghiên cứu riêng biệt, các kết quả nghiên cứu vẫn còn đưa ra nhiều ý kiến trái chiều nhau, do đó tác giả muốn kiểm nghiệm lại vấn đề này đến thời điểm năm tài chính là 2021 với thực tiễn tại nước ta

Mô hình nghiên cứu được tổng quát hóa thành công thức như sau :

𝐘𝐢𝐭 = 𝛂 + 𝐓𝐄𝐂𝐇𝐈𝐍𝐕𝐄𝐒𝐓𝐢𝐭+ 𝐂𝐎𝐍𝐓𝐑𝐎𝐋𝐢𝐭+ 𝛉𝐢 + 𝛆(𝐢,𝐭) (𝟏)

Trong đó :

Trang 39

• 𝑌𝑖𝑡 : là biến phụ thuộc đo lường chỉ số hiệu quả hoạt động của NH thông qua tính toán ROA, ROE

• 𝑇𝐸𝐶𝐻𝐼𝑁𝑉𝐸𝑆𝑇𝑖𝑡 : là biến độc lập đo lường mức chi tiêu đầu tư vào công nghệ của NHTM Việt Nam

• 𝐶𝑂𝑁𝑇𝑅𝑂𝐿𝑖𝑡: là biến kiểm soát bao gồm các biến đại diện cho đặc trưng NH như quy mô NH (SIZE), tỷ lệ VCSH (CAP), tỷ lệ dự phòng RRTD (LRR), tỷ lệ chi phí hoạt động (EXPENSE), đo lường tác động của vốn nhà nước (STATE) và các biến đại diện cho các điều kiện cho các điều kiện kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF)

Cụ thể, mô hình nghiên cứu đề xuất:

Mô hình 1: Biến phụ thuộc là ROA, nghiên cứu tác động của ĐTCN đến lợi

nhuận thông qua biến ROA

𝐑𝐎𝐀𝐢𝐭 = 𝛂𝟎 + 𝛃𝟏 ∗ 𝐓𝐄𝐂𝐇𝐈𝐍𝐕𝐄𝐒𝐓𝐢𝐭+ 𝛃𝟐∗ 𝐂𝐎𝐍𝐓𝐑𝐎𝐋𝐢𝐭+ 𝛉𝐢 + 𝛆(𝐢,𝐭)(2)

Tỷ suất sinh lời (TSSL) là mục tiêu quan trọng về mặt chiến lược cả trong ngắn hay dài hạn của bất kỳ doanh nghiệp nào kể cả NH, việc đạt được mục tiêu lợi nhuận là mối bận tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo và các chuyên gia kinh tế (Taylor, 2008) Chỉ tiêu ROA phản ánh để tạo lợi nhuận sau thuế mà không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay VCSH Với những nhận định khác nhau đúc kết từ các thực nghiệm trước, tác giả đưa ra hai giả thuyết sau:

H1: Hoạt động của ĐTCN tác động đến TSSL ROA của NH, nghĩa là hệ số 𝛽1của phương trình âm hoặc dương

Trang 40

Mô hình 2: Biến phụ thuộc là ROE nghiên cứu tác động của ĐTCN đến lợi nhuận

thông qua biến ROE

𝐑𝐎𝐄𝐢𝐭= 𝛂𝟎+ 𝛃𝟏∗ 𝐓𝐄𝐂𝐇𝐈𝐍𝐕𝐄𝐒𝐓𝐢𝐭+ 𝛃𝟐∗ 𝐂𝐎𝐍𝐓𝐑𝐎𝐋𝐢𝐭+ 𝛉𝐢 + 𝛆(𝐢,𝐭)

(3)

Tương tự ROA, ROE cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả HĐKD của một doanh nghiệp nhưng thiên về xem xét mức thu nhập nhận được từ khoản đầu tư của VCSH Đối với biến ROE tác giả cũng đưa ra hai giả thuyết sau trái ngược nhau như sau:

H2: Hoạt động ĐTCN tác động đến hiệu quả hoạt động ROE của NH, nghĩa là hệ số 𝛽1 của phương trình âm hoặc dương

Tuy nhiên, việc phân tích tác động của biến ĐTCN đến lợi nhuận của NH sẽ không mang lại ý nghĩa nghiên cứu tốt nếu không xem xét cùng các biến kiểm soát Do đó, tác giả tiếp tục xây dựng giả thuyết cho các biến này dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đó

3.1.2 Giải thích các biến

Quy mô ngân hàng (SIZE) được tính bằng logarit tự nhiên cho tổng tài sản Khi

xem xét bảng cân đối kế toán từ năm 2011 đến năm 2021, người ta có thể rút ra giá trị tích lũy của tài sản được biểu thị bằng NHTM

𝑺𝑰𝒁𝑬 = 𝐋𝐧(𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧)

Trong các nghiên cứu trước đây về lợi nhuận NH, tổng tài sản thường được sử dụng để đại diện cho quy mô NH Tài sản là yếu tố quan trọng, quyết định đến quá trình vận hành và phát triển của NH Có nhiều nghiên cứu cho thấy quy mô NH có tác động khác nhau đến lợi nhuận và sự ổn định NH, nhưng phần lớn là tác động cùng chiều như nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga (2022); Võ Thị Thúy Kiều, Nguyễn Chí Đức và Lê

Ngày đăng: 10/07/2024, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w