1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.pdf

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Tác giả La Tiến Nhật
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Châu
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 0,92 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (13)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 6. Đóng góp của đề tài (14)
    • 6.1. Đóng góp về khoa học (14)
    • 6.2. Đóng góp về thực tiễn (15)
  • 7. Nội dung nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ FINTECH VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (18)
    • 1.1. Cơ sở lý thuyết về Fintech (18)
      • 1.1.1. Khái niệm về Fintech (18)
      • 1.1.2. Hệ sinh thái Fintech (19)
    • 1.2. Cơ sở lý thuyết về ngân hàng thương mại (22)
      • 1.2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại (22)
      • 1.2.2. Vai trò của một ngân hàng thương mại (23)
    • 1.3. Ảnh hưởng của Fintech đến ngân hàng thương mại (24)
      • 1.3.1. Ưu điểm của ứng dụng công nghệ Fintech (24)
      • 1.3.2. Những mặt cần cải thiện (26)
    • 1.4. Các chỉ tiêu tác động của Fintech lên ngân hàng thương mại (28)
      • 1.4.1. Tác động của thanh toán trực tuyến (28)
      • 1.4.2. Tác động từ công nghệ 4.0 (29)
      • 1.4.3. Tác động từ sự tiến bộ Fintech .......................................................... 18 1.4.4. Tác động đến từ việc liên kết với các công ty công nghệ tài chính (29)
      • 1.4.5. Đánh giá những tác động của Fintech đối với ngân hàng dựa trên kết quả kinh doanh (31)
  • CHƯƠNG 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (33)
    • 2.1. Bối cảnh chung về phát triển Fintech trên thế giới và Việt Nam (33)
      • 2.1.1. Sự phát triển Fintech trên thế giới (33)
      • 2.1.2. Xu hướng phát triển Fintech ở Việt Nam (34)
      • 2.1.3. Các hoạt động đầu tư Fintech ở Việt Nam (36)
    • 2.2. Đôi nét về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (37)
      • 2.2.1 Những sản phẩm ứng dụng công nghệ tài chính Fintech của BIDV (38)
    • 2.3. Thực trạng tác động của Fintech đến hoạt động của BIDV (40)
      • 2.3.1. Tác động từ sự tiến bộ của Fintech đến quá trình cung cấp dịch vụ của (40)
      • 2.3.2. Tác động đến từ việc liên kết với các công ty công nghệ tài chính (44)
      • 2.3.3. Kết quả tác động của việc ứng dụng Fintech (47)
    • 2.4. Nhận xét chung (51)
      • 2.4.1. Kết quả đạt được (51)
      • 2.4.2. Hạn chế còn tồn tại (52)
      • 2.4.3. Nguyên nhân (52)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG TY FINTECH (16)
    • 3.1. Định hướng của BIDV đối với và các giải pháp được đưa ra (56)
      • 3.1.1. Định hướng của BIDV trong lĩnh vực Fintech (56)
      • 3.1.2. Giải pháp đối với BIDV (57)
      • 3.1.3. Giải pháp đối với Nhà nước và các công ty Fintech (58)
    • 3.2. Khuyến nghị (60)
      • 3.2.1. Đối với BIDV (60)
      • 3.2.2. Đối với các công ty Fintech (61)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là đưa ra các chỉ tiêu, từ đó đánh giá những tác động của Fintech lên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam dựa trên những chỉ tiêu trên Ngoài ra, nêu lên những hạn chế còn tồn tại, để đưa ra những giải pháp và khuyến nghị cho các bên nhằm tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức

- Đầu tiên là trình bày khái niệm về Fintech và ngân hàng thương mại, hệ sinh thái và các ứng dụng của Fintech, từ đó nêu ra những cơ hội hợp tác của Fintech và ngân hàng

- Sau đó, nêu xu hướng phát triển Fintech ở Việt Nam và trên thế giới, tiếp cận để tìm hiểu sự phát triển về sử dụng công nghệ của BIDV theo thời gian, đặc biệt là khoảng thời gian trước và sau khi Fintech phát triển, cộng với việc trình bày kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong khoảng thời gian trên, từ đó thể hiện rõ những ảnh hưởng của sự xuất hiện của Fintech đối với BIDV;

- Cuối cùng, nêu ra những hạn chế còn tồn tại trong việc ứng dụng Fintech vào hoạt động của ngân hàng, từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị đối với BIDV và các công ty Fintech nhằm đảm bảo việc tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro của tác động từ Fintech.

Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Sự phát triển Fintech ở Việt Nam và trên thế giới như thế nào?

- Câu hỏi 2: Thực trạng tác động của Fintech đến BIDV như thế nào?

- Câu hỏi 3: Cần có những chính sách, chiến lược gì để phát huy những kết quả đã đạt được, từ đó tăng cường sự hợp tác giữa ngân hàng và các công ty Fintech?

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua những công cụ phân tích dưới đây:

Tổng hợp: Tổng hợp dữ liệu từ thị trường tài chính Việt Nam, các doanh nghiệp Fintech và BIDV để xác định tình trạng hoạt động của những tổ chức trên

So sánh: So sánh dữ liệu theo thời gian để thấy sự thay đổi của các công ty Fintech và BIDV theo thời gian để từ đó thấy sự phát triển của cả hai

Sử dụng các phân tích để đánh giá tác động của Fintech đối với BIDV, những nguyên nhân gây ra những tác động đó, từ đó đề xuất những khuyến nghị và giải pháp để tận dụng cơ hội phát triển.

Đóng góp của đề tài

Đóng góp về khoa học

Nghiên cứu “Tác động của Fintech tới ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” nhấn mạnh sự thay đổi về mô hình và chiến lược kinh doanh của BIDV trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Fintech Ngoài ra, nghiên cứu còn cung cấp cái nhìn về tác động của Fintech đối với BIDV thông qua sự hợp tác và cạnh tranh giữa ngân hàng và các công ty Fintech Cuối cùng, nghiên cứu này giúp định hình chiến lược hoạt động của ngân hàng trong việc tận dụng tiềm năng công nghệ tài chính trong thời đại kỹ thuật số.

Đóng góp về thực tiễn

Nghiên cứu cung cấp thông tin cụ thể và chiều sâu giúp ngân hàng quyết định các kế hoạch phát triển trong tương lai Điều này quan trọng trong bối cảnh ngành tài chính đang phải đối mặt với những biến động lớn do sự phát triển của công nghệ, giúp ngân hàng tối ưu lợi ích từ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ Cuối cùng, nghiên cứu giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về cơ hội và thách thức mà mình đối mặt, từ đó định hình các giải pháp phát triển cụ thể và hiệu quả trong tương lai.

Nội dung nghiên cứu

Bài nghiên cứu được trình bày theo 3 chương chính:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trình bày về khái niệm của Fintech và ngân hàng thương mại, mối quan hệ giữa Fintech và NHTM Sau đó là trình bày những chỉ tiêu nhằm đánh giá tác động của Fintech đối với ngân hàng:

- Tác động của việc thanh toán trực tuyến: Chỉ ra sự thuận lợi của việc thanh toán trực tuyến so với việc giao dịch truyền thống Và sự phát triển mạnh mẽ của những phương thức thanh toán, đặc biệt là ví điện tử ảnh hưởng như thế nào đến các ngân hàng Cung cấp thông số về số lượng ngân hàng hàng sử dụng thanh toán liên kết ví điện tử, thị phần thẻ ngân hàng, điểm chấp nhận thẻ POS,… của BIDV và so sánh với các NHTM khác

- Tác động của Công nghệ 4.0: Những ưu điểm vượt trội của các công nghệ tiên tiến và sự phổ biến rộng rãi của những Big Data, Trí tuệ nhân tạo (AI),… sẽ có những tác động như thế nào đối với ngân hàng Sau đó sẽ chỉ ra BIDV đã áp dụng những công nghệ nào để tích hợp vào dịch vụ ngân hàng và đem lại hiệu quả như thế nào

- Tác động từ sự tiến bộ của Fintech: Nêu ra những lợi thế từ những sản phẩm của Fintech so với các giao dịch ngân hàng truyền thống như cho vay, chuyển tiền, bảo hiểm, Cung cấp thông tin về số lượng tài khoản ngân hàng của khách hàng qua thời gian, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, ngoài ra là các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng được BIDV phát triển, bao gồm cả dịch vụ trực tuyến và di động Cuối cùng là những giải thưởng mà BIDV đạt được cả trong và ngoài nước để khẳng định vị thế mà ngân hàng có được trong quá trình chuyển đổi số

- Tác động của việc hợp tác với các công ty Fintech: Nêu ra những ưu điểm của ngân hàng khi hợp tác với các công ty công nghệ tài chính, cung cấp số liệu về các ví điện tử liên kết với các ngân hàng, từ đó đưa ra nhận xét trong việc cho ra những sản phẩm nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng và trải nghiệm khách hàng

Chương 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM:

Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Bối cảnh chung về tình hình phát triển Fintech ở Việt Nam và trên thế giới Nêu mối quan hệ giữa Fintech và BIDV và những sản phẩm công nghệ tài chính nổi bật mà BIDV đã áp dụng trong thời gian qua Từ đó đánh giá những tác động của Fintech đối với BIDV bằng những chỉ tiêu đã nêu ra ở chương 1

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG TY FINTECH

Trong chương này đưa ra quan điểm phát triển của ngân hàng, nêu ra giải pháp và các khuyến nghị cho ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Fintech trong việc tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức dựa trên những tác động của Fintech đã nêu ở chương 2

TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU Ở phần mở đầu, tác giả cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về luận án bao gồm tóm tắt nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, đóng góp và cấu trúc của bài nghiên cứu Ngoài ra, chương này còn bao gồm các chủ đề và phạm vi cùng với phương pháp luận và đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn và khoa học.

TỔNG QUAN VỀ FINTECH VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Cơ sở lý thuyết về Fintech

Dưới góc nhìn của (Vives, 2018) và Blake & Vanham (2015), Fintech là việc sử dụng công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin và tự động hóa trong việc cung cấp dịch vụ tài chính để cải thiện dịch vụ tài chính Trong quá khứ, thuật ngữ này chỉ được sử dụng để chỉ đơn giản công nghệ được tích hợp trong cơ sở hạ tầng của các tổ chức tài chính; tuy nhiên, ngày nay nó bao gồm bất kỳ sự đổi mới nào trong nền công nghiệp dịch vụ tài chính

Trong khi đó, ở một phạm vi rộng hơn, (Arner, 2015) cho rằng định chế tài chính mới và các định chế tài chính đang tham gia trong ngành đều có thể được xem là Fintech bất kể quy mô hay danh mục sản phẩm

(Bofondi & Gobbi, 2017) trích nhận định của Ủy ban ổn định tài chính FSB năm 2017, cho rằng Fintech được chia thành 5 mảng hoạt động chính, bao gồm: thanh toán, bù trừ và quyết toán; gửi tiết kiệm, cho vay và huy động vốn; bảo hiểm; quản lý đầu tư và hỗ trợ thị trường

Trong bài viết này, tác giả sử dụng khái niệm Fintech theo nghĩa rộng, nghĩa là Fintech là sự đổi mới sáng tạo trong dịch vụ tài chính Điều này coi Fintech như một cách tiếp cận và triển khai công nghệ trong dịch vụ tài chính để tạo ra các giải pháp và dịch vụ mới Cụ thể ở trong bài viết là việc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã áp dụng những công nghệ nào của Fintech và áp dụng các công nghệ đó như thế nào trong hoạt động ngân hàng để tăng cường khả năng cạnh tranh và tối ưu hóa quy trình kinh doanh

Bảng 1.1 Các phân khúc chính trong lĩnh vực Fintech

Công nghệ mà ngân hàng có thể liên kết với các công ty Fintech:

Ví điện tử là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái Fintech, cung cấp giải pháp thanh toán di động tiện lợi cho người dùng Xuất hiện từ những năm 2000, các ứng dụng như PayPal đã đưa ra lựa chọn cho người tiêu dùng khi thực hiện thanh toán trực tuyến Các ứng dụng ví điện tử cho phép người dùng lưu trữ thông tin thanh toán và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng và an toàn Bằng cách này, ví điện tử giúp tối ưu hóa quá trình thanh toán trực tuyến, chia sẻ chi phí, và thuận tiện cho việc gửi tiền giữa các cá nhân và doanh nghiệp Tính đến hiện nay, với sự phát

Gây quỹ bằng phần thưởng

Gây quỹ quần chúng đầu tư

Quản lý tài sản cá nhân Đầu tư và ngân hàng

Phương pháp thanh toán thay thế

Công nghệ blockchain và đồng tiền số

Công nghệ tìm kiếm và so sánh

Công nghệ thông tin và thiết bị hạ tầng

Khác triển của công nghệ di động, ví điện tử như Momo hay VNPAY đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày với tính ưu việt trong thanh toán Ngoài ra, ví điện tử còn ngày càng trở nên an toàn thông qua các biện pháp bảo mật hiện đại như xác minh sinh trắc học và mã hóa dữ liệu

Insurtech (Công Nghệ Bảo Hiểm):

Insurtech, hay Công nghệ Bảo hiểm, là một phần quan trọng của hệ sinh thái Fintech, đã phát triển và hình thành vào cuối những năm đầu của thế kỷ 21 Xuất phát từ nhu cầu cần cải thiện và đổi mới trong ngành bảo hiểm, Insurtech mang lại sự thay đổi đáng kể về cách chúng ta hiểu và tiếp cận bảo hiểm

(Bộ Tài chính, 2023) chỉ ra rằng ngành công nghệ bảo hiểm trở thành tiêu điểm nổi bật trong thập kỷ qua và trong khi nó tạo ra những thay đổi có tính đột phá cho ngành bảo hiểm, nó cũng đã đưa ngành này lên đỉnh cao của tiến bộ công nghệ và đặt nền móng cho việc áp dụng công nghệ trong tương lai

Tính đến hiện nay, Insurtech không chỉ đơn thuần là về quy trình mua bảo hiểm trực tuyến mà còn bao gồm những đổi mới lớn trong việc đánh giá rủi ro, tính toán giá cả và cung cấp dịch vụ khách hàng

Bằng cách này, Insurtech không chỉ giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng cường minh bạch, mà còn mở ra những cơ hội mới trong việc tạo ra các sản phẩm bảo hiểm độc đáo và linh hoạt, đồng thời thách thức các phương thức truyền thống trong ngành

Trong ngành ngân hàng ở Việt Nam, nổi bật nhất là vào năm 2021, ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và CoverGo - Công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ bảo hiểm - đã hợp tác để ra mắt iTCBlife - công cụ đột phá giúp hợp lý hóa việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của Techcombank tại hơn 300 chi nhánh Techcombank iTCBlife là một nền tảng bảo hiểm số, cho phép khách hàng thảo luận với chuyên viên tư vấn của Techcombank để tìm ra sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phù hợp với nhu cầu và tham gia sử dụng sản phẩm một cách dễ dàng

Công nghệ Ngân hàng chủ động áp dụng trong cung cấp dịch vụ:

Kỹ thuật số hóa tài chính

Số hóa tài chính là việc sử dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) để thay đổi toàn diện của ngành ngân hàng

AI là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ máy tính đạt được khả năng tư duy và lập luận giống như con người, hiểu và tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên và tiếng nói, cũng như có khả năng học và thích nghi tự động (Russell & Norvig, 2016) AI rất quan trọng đối với hệ sinh thái Fintech vì nó có thể phân tích và dự báo xu hướng thị trường, hỗ trợ việc ra quyết định chiến lược và quản lý rủi ro hiệu quả cho các quyết định tài chính của tổ chức

Trong hệ thống ngân hàng, dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh hoạt động, từ các dịch vụ truyền thống như gửi tiền và cho vay, đến các lĩnh vực như đầu tư và quản lý tài sản Với sự tăng trưởng vượt bậc của dữ liệu và sự giảm chi phí của việc lưu trữ và xử lý dữ liệu, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang được đánh giá cao về tiềm năng trong việc cải thiện hoạt động của các ngân hàng Hiện nay, các ứng dụng của AI được triển khai thực hiện nhiều hơn trong lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là các ứng dụng trong xây dựng Chatbot, quản lý tài sản và danh mục đầu tư, thu thập và phân tích dữ liệu lớn, chấm điểm tín dụng, bảo mật thông tin,… Ở Việt Nam, nhờ AI, VCB có thể triển khai dự án đầu tư hệ thống giải pháp

AI ChatBot trong hoạt động chăm sóc khách hàng Cụ thể, ngày 2/3/2022, với sự hợp tác từ FPT IS, dự án trọng điểm của Vietcombank được triển khai nhằm mở kênh liên lạc tự động 24/7 nhằm tăng cường tương tác với khách hàng, đồng thời giảm tải cho hoạt động Contact Center tại Vietcombank

Cơ sở lý thuyết về ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách xác nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên (Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2011)

NHTM là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: Ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển kinh tế - xã hội ở tốc độ cao

Như vậy có thể nói rằng, NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội

1.2.2 Vai trò của một ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia và có nhiều nhiệm vụ chính, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Dưới đây là hai vai trò được cho là quan trọng nhất của ngân hàng thương mại đối với một quốc gia

Quản lý lượng tiền trong nền kinh tế

Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý lượng tiền trong nền kinh tế Bằng cách cung cấp dịch vụ tín dụng và điều chỉnh lãi suất, ngân hàng tác động đến lưu thông tiền tệ, giúp kiểm soát giá cả và duy trì ổn định tài chính quốc gia Qua quá trình cấp tín dụng, ngân hàng tạo ra nguồn tiền mới, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng Đồng thời, bằng cách điều chỉnh lãi suất, họ còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự động viên chi tiêu và đầu tư, ngăn chặn những biến động đột ngột trong lạm phát hoặc giảm giá, giữ cho hệ thống tài chính ổn định

Hỗ trợ phát triển kinh tế

Hỗ trợ phát triển kinh tế là một trong những trách nhiệm quan trọng của ngân hàng thương mại Bằng cách cung cấp tài trợ tài chính và dịch vụ tín dụng, ngân hàng giúp doanh nghiệp và các dự án phát triển có nguồn lực cần thiết Việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, tạo ra việc làm và thúc đẩy sản xuất, từ đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Ngân hàng thương mại cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng Bằng cách cung cấp vốn cho các dự án xây dựng như đường sắt, đường cao tốc, và các công trình quan trọng khác của quốc gia, ngân hàng giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất của cơ sở hạ tầng quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế toàn diện.

Ảnh hưởng của Fintech đến ngân hàng thương mại

1.3.1 Ưu điểm của ứng dụng công nghệ Fintech

Sự tiện lợi và truy cập dễ dàng

Fintech đã mang lại sự thuận tiện và truy cập dễ dàng trong quản lý tài chính, đặc biệt là thông qua ứng dụng di động Người dùng có thể tiếp cận và quản lý tài chính cá nhân mọi lúc, mọi nơi, thực hiện các giao dịch và thanh toán hóa đơn một cách nhanh chóng từ các thiết bị di động của họ Điều này không chỉ giúp họ theo dõi tình hình tài chính hàng ngày mà còn thực hiện quyết định tài chính thông minh, tạo ra trải nghiệm quản lý tài chính linh hoạt và hiệu quả Đa dạng về sản phẩm

Sự đa dạng trong sản phẩm của Fintech đáp ứng đa dạng nhu cầu tài chính của người tiêu dùng Khả năng cung cấp nhiều lựa chọn tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi động, thúc đẩy đổi mới và tiến bộ trong ngành Sự đa dạng này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thanh toán và ngân hàng di động, mà còn mở rộng vào bảo hiểm, quản lý đầu tư, cho vay ngang hàng, và nhiều dịch vụ khác, giúp người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tài chính của họ Đồng thời, sự đa dạng này kích thích sự đổi mới, tạo điều kiện cho xuất hiện của mô hình kinh doanh mới và nâng cao chất lượng dịch vụ

Sự đổi mới về công nghệ

Fintech đang làm thay đổi cảnh quan tài chính bằng cách tích hợp công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, machine learning, blockchain, và đám mây Những đổi mới này không chỉ mang lại tính linh hoạt và trải nghiệm người dùng tiện lợi mà còn tối ưu hóa quy trình quản lý tài chính và giảm chi phí giao dịch quốc tế Hơn nữa, tích hợp các biện pháp nhận diện biometric đảm bảo an toàn và xác thực trong giao dịch, tạo ra một hệ sinh thái tài chính hiện đại và kết nối

Sự phổ cập tài chính

Nhờ vào sự phát triển trong công nghệ Fintech giúp người dùng nâng cao kiến thức và nhận thức về các dịch vụ tài chính, mở rộng và phổ biến kiến thức tài chính đến với cộng đồng, đặc biệt là những vùng khó tiếp cận được với công nghệ tiên tiến

Sự phổ biến tài chính mở ra cơ hội cho những người không có quy mô tài chính lớn, tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào thị trường tài chính và sử dụng các dịch vụ tài chính tiện ích Sự gia tăng khả năng tiếp cận tài chính của người dùng cũng khiến họ ra quyết định tài chính một cách dễ dàng và thuận tiện hơn, làm tăng sự thích ứng của Fintech đối với cuộc sống Theo Ngọc Hà (2017), Fintech có thể cung cấp dịch vụ trực tiếp đến khách hàng cuối mà không phải qua bất kì tổ chức trung gian nào khác Ngoài ra, Fintech còn cung cấp cho khách hàng những giải pháp tài chính thông qua những khoản vay mà khách hàng không đạt điều kiện để vay nợ ở ngân hàng

Tận dụng hợp tác với các công ty Fintech

Tóm lại rằng, từ những lợi thế trên, ngân hàng hoàn toàn có thể lựa chọn hợp tác với các công ty Fintech một cách chính thống, điều này có thể giúp đáp ứng hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số của ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021) trích dẫn một khảo sát thực hiện bởi McKinsey chỉ ra rằng, trong năm 2021, tỷ lệ người sử dụng dịch vụ ngân hàng số ít nhất một lần mỗi tháng tại Việt Nam đã tăng mạnh, đạt đến mức 82%, gấp đôi so với năm 2017 Đặc biệt, có một sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng dịch vụ từ các công ty Fintech tại Việt Nam, với tỷ lệ tăng từ 16% lên 56% McKinsey tiên đoán rằng quy mô hệ sinh thái số của Việt Nam hiện đang ở mức 50 tỷ USD và có thể tăng thêm 100 tỷ USD vào năm 2025 Những con số này phản ánh xu hướng tăng cường nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính và ngân hàng số trong thời gian tới Dù có những sự khác biệt, cả ngân hàng và Fintech đều có nhiều lợi ích khi hợp tác Fintech có thể hưởng lợi từ lịch sử hoạt động dài hạn và nền tảng có sẵn mà các ngân hàng cung cấp Ngược lại, ngân hàng cũng hưởng lợi từ giá trị mà những người tham gia mới mà Fintech mang lại

1.3.2 Những mặt cần cải thiện

Tuy phát triển mạnh mẽ thời gian gần đây nhưng dù sao Fintech vẫn là một ngành còn non trẻ, cơ sở hạ tầng vẫn chưa thể một cách toàn diện và đồng bộ nên việc gặp rủi ro trong vận hành là điều không thể tránh khỏi Những sự cố kỹ thuật có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không những gây ảnh hưởng đến người dùng mà còn tác động tiêu cực đến uy tín của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong công tác vận hành, yêu cầu khả năng thích ứng và sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh

Khung pháp lý chưa đầy đủ

Khung pháp lý chưa đầy đủ là một trong những thách thức quan trọng đối với doanh nghiệp Fintech Trong môi trường pháp lý thường xuyên biến động và phức tạp, việc duy trì tuân thủ và đồng thời thích ứng với sự thay đổi là một nhiệm vụ khó khăn Sự không chắc chắn trong các quy định và khung pháp lý có thể tạo ra rủi ro và thách thức trong việc hoạt động và mở rộng quy mô Điều này đặt ra một thách thức đối với sự đổi mới và sự nhanh chóng cần thiết để thích ứng mỗi khi có sự thay đổi về pháp lý liên quan đến mô hình kinh doanh của doanh nghiệp

Rủi ro an ninh mạng

Rủi ro an ninh mạng trong lĩnh vực Fintech đặt ra những thách thức đáng kể và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt từ phía doanh nghiệp Một trong những khía cạnh quan trọng là nguy cơ xâm nhập dữ liệu, nơi mà các hacker cố gắng truy cập vào hệ thống để thu thập thông tin cá nhân và tài chính của người dùng Nếu thông tin này rơi vào tay kể xấu, có thể tạo ra những hậu quả lớn, từ việc gian lận tài khoản đến sử dụng thông tin cá nhân cho mục đích lừa đảo Điều này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể vào các biện pháp bảo mật và giám sát liên tục để ngăn chặn và đối phó với các mối đe dọa mạng đang ngày càng tinh vi

Rủi ro bảo mật là một khía cạnh đặc biệt quan trọng khi nói đến Fintech mà trong đó, rủi ro được coi là lớn nhất là việc ảnh hưởng thông tin cá nhân của người dùng Kẻ gian có thể lợi dụng từ lỗ hổng của các ứng dụng hoặc hệ thống Fintech để tấn công những dữ liệu nhạy cảm như tên, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng hay thông tin thẻ tín dụng Theo Trương Thị Hoài Linh (2021), Fintech làm gia tăng nguy cơ rủi ro CNTT trên phạm vi hệ thống Fintech dựa trên các công nghệ mới để cung ứng dịch vụ tài chính, do vậy, quản lý rủi ro CNTT là thách thức hàng đầu của cơ quan quản lý Sự gia nhập của các công ty Fintech vào thị trường dịch vụ ngân hàng làm tăng độ phức tạp của hệ thống và gia tăng rủi ro chung của hệ thống

Rủi ro chiến lược xuất phát từ sự mở rộng của các dịch vụ ngân hàng phát triển bởi các tập đoàn Fintech lớn Xu hướng mở rộng dịch vụ ngân hàng từ doanh nghiệp bên ngoài hệ thống ngân hàng và những những doanh nghiệp Fintech lớn làm tăng rủi ro lợi nhuận của từng ngân hàng (Hoàng Thế Thỏa, 2018) Điều này đặt ra thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng và tổ chức tài chính truyền thống trước sức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các đối thủ Fintech đang nhanh chóng thay đổi cả bức tranh tài chính toàn cầu

Mối quan hệ cạnh tranh giữa Fintech và ngân hàng thương mại thể hiện sự đua tranh giành thị phần và khách hàng Fintech, với tính linh hoạt và sự nhanh chóng trong việc triển khai các giải pháp mới, thường đặt ra thách thức cho ngân hàng truyền thống bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính hiện đại và tiện ích cao cấp

Sự canh tranh với ngân hàng truyền thống

Ngoài những mặt tích cực về sự hợp tác, các công ty Fintech từ những sản phẩm của mình được nhận thấy có nguy cơ cạnh tranh với các ngân hàng thương mại

Ngoài ra, với khả năng cung cấp các phê duyệt trong vài giây và đóng khoản vay trong khoảng thời gian ngắn, tránh được tương tác vật lý và tạo ra niềm tin, Fintech đang dần cạnh tranh với ngân hàng bằng các sản phẩm và dịch vụ mới của mình (Trương Thị Hoài Linh, 2021) Trong hoạt động cho vay, cho vay ngang hàng (P2P Lending) cũng là một trong những thách thức đe dọa các ngân hàng khi khách hàng có thể tiếp cận phương thức cho vay này mà không cần hiểu biết quá nhiều về tài chính Ngoài ra, quy trình cho vay ngang hàng nhanh hơn quy trình cho vay tại ngân hàng vì nó là sự kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay mà không cần thông qua trung gian Theo PwC (2019), các nền tảng cho vay ngân hàng đang cung cấp những lựa chọn cho vay đối với khách hàng mà theo họ là sẽ thay thế cho các khoản vay mà khách hàng đã từng nhận được bởi các ngân hàng

Các chỉ tiêu tác động của Fintech lên ngân hàng thương mại

1.4.1 Tác động của thanh toán trực tuyến:

Thanh toán điện tử hay thanh toán trực tuyến là hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt, đã phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây Có thể hiểu, thanh toán điện tử là việc giao dịch qua mạng internet, thông qua đó người sử dụng thực hiện các hoạt động thanh toán; chuyển, nạp hay rút tiền,… (Lê Trung Can, 2020) Thanh toán trực tuyến mang lại sự thuận tiện cho khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt sự phiền hà liên quan đến việc giao dịch tài chính Nó cũng mở ra cơ hội cho ngân hàng cung cấp các dịch vụ linh hoạt và sáng tạo hơn, đồng thời tăng cường sự kết nối với khách hàng thông qua các kênh số

Trong bài viết này, tác giả tập trung về việc thu thập số liệu về mảng thanh toán trực tuyến ở Việt Nam nói chung và ngân hàng thực hiện nghiên cứu nói riêng, bao gồm những số liệu:

- Số lượng doanh nghiệp được cấp phép triển khai ví điện tử ở Việt Nam (2015-2023)

- Các ví điện tử được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam

- Số lượng ngân hàng liên kết với các ví điện tử ở Việt Nam

- Số lượng thẻ lưu hành bởi các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

- Thị phần chấp nhận thanh toán bằng thẻ POS của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Từ đó, sinh viên đưa ra so sánh và kết luận về việc áp dụng Fintech trong thanh toán trực tuyến của ngân hàng, những thành tựu đã đạt được và những điểm cần phát triển thêm trong tương lai

1.4.2 Tác động từ công nghệ 4.0 Đằng sau sự phát triển của Fintech là những công nghệ tiên tiến Sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ 4.0, bao gồm Trí tuệ Nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data) đã tạo ra một đợt sóng đổi mới đối với ngân hàng thương mại Với khả năng phân tích dữ liệu, xử lý thông tin, hệ thống tự động hóa và quyết định thông minh giúp ngân hàng nhanh chóng thích ứng với biến động thị trường và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tối ưu cho người dùng

Về phía ngân hàng, bài viết nêu ra những tiến bộ của công nghệ 4.0 mà ngân hàng đã áp dụng trong quá trình thanh toán trực tuyến và những dịch vụ khác của ngân hàng, những tiến bộ công nghệ đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình hoạt động của ngân hàng như thế nào Từ đó tận dụng để phát triển trong tương lai và khắc phục những hạn chế còn tồn tại

1.4.3 Tác động từ sự tiến bộ Fintech

Những ứng dụng đa dạng của Fintech đang dần dần thay đổi bộ mặt của hầu hết những lĩnh vực liên quan tới tài chính và ngân hàng Điều này tạo ra áp lực đối với các hình thức giao dịch truyền thống của ngân hàng như cho vay, thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền… Đặc biệt trong hai năm 2020 –2021, dưới tác động chung của đại dịch Covid 19, các hoạt động chủ yếu được chuyển sang hình thức trực tuyến, hoạt động thanh toán cũng như các dịch vụ giao dịch khác chủ yếu được thực hiện thông qua các ứng dụng công nghệ Điều này càng làm cho những ưu thế từ công nghệ Fintech trở nên rõ ràng hơn Bối cảnh đó vừa là thách thức vừa là động lực để các ngân hàng mạnh tay áp dụng công nghệ, đẩy mạnh phát triển dịch vụ Fintech vào hoạt động ngân hàng để có thể giúp tối ưu hiệu quả kinh doanh

Chương 2 của cung cấp những số liệu trong việc một ngân hàng hợp tác với các công ty Fintech trong việc cung cấp các dịch vụ khách hàng và những thành tựu mà ngân hàng đã đạt được như sau:

- Số lượng khách hàng sử dụng Ngân hàng điện tử

- Số lượng khách hàng kênh số của ngân hàng

1.4.4 Tác động đến từ việc liên kết với các công ty công nghệ tài chính Fintech đến hoạt động của ngân hàng

Việc liên kết với các công ty công nghệ tài chính (Fintech) có thể mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động ngân hàng Một trong những tác động chính là việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng Bằng cách sử dụng các giải pháp công nghệ mới của Fintech, các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến thuận tiện hơn, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn Điều này có thể bao gồm cả việc cải thiện giao diện người dùng trên các ứng dụng di động và website, cũng như tăng cường khả năng quản lý tài chính cá nhân của khách hàng Đồng thời, việc liên kết với Fintech cũng có thể thúc đẩy sự đổi mới trong sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, giúp ngân hàng cung cấp các giải pháp tài chính mới mẻ và phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng

Trong chương 2, tác giả cung cấp số liệu về:

- Số lượng các ngân hàng liên kết với các ví điện tử ở Việt Nam

- Danh sách các ví điện tử đã liên kết với ngân hàng được nghiên cứu

Từ đó, đưa ra nhận xét về sự hợp tác giữa ngân hàng và các công ty công nghệ tài chính đã mang lại những kết quả gì cho ngân hàng và khách hàng của mình

1.4.5 Đánh giá những tác động của Fintech đối với ngân hàng dựa trên kết quả kinh doanh:

Trong chương 2, tác giả dựa trên những chỉ tiêu đã nêu ra ở trong chương 1 để đánh giá tác động của Fintech đối với một ngân hàng thương mại Sau đó, về mặt số liệu, tác giả cung cấp số liệu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong các khoảng thời gian trước khi áp dụng các công nghệ Fintech đầu tiên vào hoạt động ngân hàng

Tiếp theo đó, dựa trên những chỉ tiêu tác động của Fintech đối với ngân hàng và các sản phẩm số liên quan đến Fintech, ở phần kết quả của mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và Fintech, tác giả cung cấp những số liệu về định lượng và định tính:

Về định tính: Các giải thưởng, bằng khen mà ngân hàng đạt được ở trong nước và quốc tế, được trao bởi nhiều tổ chức uy tín và lâu đời

Về định lượng: Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trước khi sau khi áp dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng số

Từ những số liệu trên, tác giả đánh giá sự hiệu quả của những tác động của Fintech đối với ngân hàng và những kết quả đó mang lại những ý nghĩa như thế nào đối với ngân hàng

Trong chương này, tác giả tóm tắt các lý thuyết cơ bản về Fintech và ngân hàng thương mại, giúp người đọc có cái nhìn sơ bộ về bản chất, vai trò cũng như sản phẩm, dịch vụ của Fintech và các ngân hàng thương mại Ngoài ra, chương này còn đề cập tới các chỉ tiêu ảnh hưởng dùng để xem xét sự tác động của Fintech đến một NHTM, từ đó làm tiền đề đánh giá tác động của Fintech đến BIDV ở chương 2.

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bối cảnh chung về phát triển Fintech trên thế giới và Việt Nam

2.1.1 Sự phát triển Fintech trên thế giới

Theo Bảng xếp hạng trung tâm Fintech toàn cầu năm 2021 của Findexable, điểm Fintech của Việt Nam xếp hạng 70 thế giới Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh lần lượt đứng hai vị trí đầu tiên với những thành phố phát triển rất mạnh về Fintech Trong khi London là được coi là trung tâm Fintech số 1 của Vương Quốc Anh, thì

Mỹ đóng góp tới 4 cái tên trong top 10 thành phố có điểm Fintech cao nhất thế giới (San Francisco, New York, Boston, Los Angeles) Bảng dưới đây là 10 quốc gia dẫn đầu về Fintech trên toàn thế giới theo Findexable

Bảng 2.1: Bảng xếp hạng các quốc gia Fintech trên thế giới (2021)

Xếp hạng Quốc gia Khu vực

2 Vương Quốc Anh Châu Âu

4 Singapore Châu Á – Thái Bình Dương

6 Australia Châu Á – Thái Bình Dương

(Nguồn: Global Fintech Index, Findexable 2021)

Bảng trên, dễ dàng nhận thấy sự vượt trội của Châu Âu so với các khu vực khác khi có tới 6 thành phố góp mặt trong top 10 Fintech ở Châu Âu đang trải qua một giai đoạn phát triển nhanh, chứng tỏ sự đa dạng và tích cực trong ngành công nghiệp tài chính Với sự xuất hiện của các trung tâm Fintech hàng đầu như London,

Berlin, và Paris, Châu Âu trở thành địa điểm quan trọng cho sự đổi mới và phát triển trong lĩnh vực này Chính sách hỗ trợ từ các quốc gia và tổ chức khu vực, cùng với sự tăng cường hợp tác quốc tế, đang tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech mở rộng quy mô và cung cấp các dịch vụ toàn cầu

Singapore và Australia là hai đại diện từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong top 10 quốc gia Fintech trên thế giới, và cả hai đều đóng góp mạnh mẽ vào sự đổi mới và phát triển trong lĩnh vực tài chính và công nghệ Sự xuất hiện của hai quốc gia này trong danh sách hàng đầu của Fintech chứng tỏ sự quyết tâm và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong việc định hình tương lai của ngành công nghiệp tài chính

Trong khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của Fintech đã thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng Các công ty Fintech lớn đã nổi lên với vai trò quan trọng trong việc thay đổi cách mà người dùng tại đây tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính Ở Singapore, Grab Financial Group đã đóng góp vào sự phong phú hóa dịch vụ, cung cấp không chỉ dịch vụ gọi xe mà còn các giải pháp thanh toán và tài chính Đối với Indonesia, Gojek đã mở rộng từ mô hình gọi xe thành một nguồn tài chính đa dịch vụ

Việt Nam, thông qua VNG Corporation, đã tham gia tích cực vào lĩnh vực Fintech với ZaloPay và ZaloBank, đóng góp vào sự phát triển trong ngành tài chính nói chung Theo số liệu của Bộ Tài chính (2021), ở Việt Nam đã có 48 công ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng hơn 2 lần, từ con số khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới gần 100 công ty ở thời điểm trên, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau

2.1.2 Xu hướng phát triển Fintech ở Việt Nam

Sự bùng nổ của Covid 19 cùng với căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine đã có những tác động lớn đối với nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh tốc độ số hóa Không nằm ngoài xu hướng phát triển chung, ngành Fintech ở Việt Nam cũng đang theo đà phát triển

Theo Phương Thùy (2023) dẫn số liệu khảo sát của Hyperlead – nền tảng tiếp thị liên kết hàng đầu Việt Nam, số lượng công ty Fintech ở Việt Nam đã tăng gần 13%, từ 156 công ty năm 2021 lên 176 công ty vào năm 2022 Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tỷ lệ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã tăng lên 95%, một trong những tỷ lệ cao nhất ở Đông Nam Á Robocash Group dự báo rằng vào năm 2024, thị trường fintech của Việt Nam sẽ đạt mức 18 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2016 khi chỉ đạt 4,5 tỷ USD Theo ước tính của họ, 93% tổng số vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam sẽ được góp vào lĩnh vực ví điện tử và thanh toán điện tử (Nhuệ Mẫn, 2023)

Bảng 2.2: Số lượng nhà cung cấp sản phẩm Fintech tại Việt Nam theo thời gian

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong 11 tháng đầu năm 2022, hoạt động thanh toán không sử dụng tiền mặt đã có mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2021 Giao dịch không sử dụng tiền mặt tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị Giao dịch qua kênh Internet tăng lần lượt là 89,36% về số lượng và 40,55% về giá trị, qua kênh điện thoại di động tăng lần lượt là 116,1% và 92,3% Giao dịch

2017 2018 2019 2020 2021 2022 qua phương thức QR code cũng ghi nhận mức tăng đáng kể là 182,5% về số lượng và 210,6% về giá trị Trong khi đó, giao dịch qua POS tăng 53,57% về số lượng và 48,78% về giá trị, giao dịch qua ATM cũng tăng tương ứng 13,28% và 14,04% Điều đó cho thấy, Việt Nam đã và đang là mảnh đất màu mỡ cho việc phát triển Fintech

2.1.3 Các hoạt động đầu tư Fintech ở Việt Nam

Theo Bộ Tài chính (2020), tổng lượng vốn đầu tư đổ vào Fintech ở Việt Nam tăng vọt từ 0% năm 2018 lên 36% năm 2019 so với toàn bộ khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore với 51%, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của Fintech Việt Nam

Trong năm 2021, có 15 thương vụ với tổng số tiền 388 triệu USD được chốt thành công tại thị trường Việt Nam Cũng trong năm đó, hai công ty gọi được số vốn lớn, đóng góp vào sự gia tăng nguồn đầu tư cho Fintech là VNpay với 250 triệu USD và Momo với 100 triệu USD (Phạm Thị Linh, 2023)

Cụ thể, VNLife, công ty mẹ của VNPay vào năm 2021 đã công bố việc gọi vốn thành công 250 triệu USD nhằm cải thiện thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt cũng như nâng cấp các giải pháp tiên tiến trong thương mại, dịch vụ Thành công lần của VNLife này được xem là một trong những vòng huy động vốn lớn nhất của các Startup tại Việt Nam, mang đến kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng các mảng kinh doanh của công ty, hỗ trợ tạo ra và phát triển các nền tảng công nghệ mới cho người tiêu dùng Việt Nam

Về phía Momo, năm 2021, công ty gọi vốn thành công vòng Series D với giá trị 100 triệu USD, chiếm 77.5% tổng giá trị đầu tư của giới khởi nghiệp Việt Nam Không dừng lại ở đó, vào cuối năm 2021, Momo xác nhận đã hoàn thành vòng gọi vốn thứ 5 (Series E) từ các nhà đầu tư toàn cầu, dẫn dắt bởi Mizuho Bank, bên cạnh Ward Ferry, Goodwater Capital và Kora Management Từ nguồn vốn này, công ty cho biết sẽ sử dụng để tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính đến khách hàng, cung cấp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và đầu tư mở rộng hệ sinh thái

Một số hoạt động đầu tư Fintech khác ở Việt Nam có thể được nhắc đến như:

Đôi nét về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) chính thức được thành lập BIDV tự hào là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam Lịch sử xây dựng và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam

BIDV tự hào là định chế tài chính lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín và giá trị hàng đầu Việt Nam; Top 2.000 công ty lớn và quyền lực nhất thế giới (Forbes bình chọn); Top 300 Thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu (Brand Finance); Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng

Thương hiệu BIDV được sử dụng lần đầu vào ngày 26/4/1992, qua hơn 22 năm, thương hiệu BIDV đã được nhiều tổ chức, cá nhân biết đến với sựtin tưởng vào các dịch vụ ngân hàng do BIDV cung cấp BIDV là đơn vị đầu tiên trong hệ thống

NH Việt Nam đã xây dựng, áp dụng và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000

2.2.1 Những sản phẩm ứng dụng công nghệ tài chính Fintech của BIDV

BIDV luôn được biết đến trong việc đi đầu trong áp dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng của mình và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này Bằng cách kết hợp sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng, BIDV đã tạo ra những giải pháp và dịch vụ tiên tiến, đem lại lợi ích lớn cho cả khách hàng và đối tác

Dịch vụ Ngân hàng điện tử

Năm 2012, BIDV đã đưa vào triển khai chính thức dịch vụ Ngân hàng điện tử (Internet Banking Mobile Banking - IBMB) đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích nổi bật Các dòng sản phẩm như BIDV Online, BIDV Mobile, BIDV Business Online hay các dịch vụ thẻ như MasterCard Platinum, thẻ ghi nợ Mastercard, thẻ ghi nợ quốc tế BIDV Ready đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong kỷ nguyên thương mại điện tử, góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của BIDV (BIDV, 2013)

Ngày 20/03/2021, BIDV chính thức ra mắt dịch vụ Ngân hàng số hoàn toàn mới SmartBanking trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế cho các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước Việc hợp nhất nền tảng giao dịch trực tuyến là Mobile Banking và Internet Banking trong ứng dụng SmartBanking thế hệ mới đưa BIDV trở thành ngân hàng đầu tiên hỗ trợ người dùng trải nghiệm đồng bộ, liền mạch trên các kênh: web, ứng dụng di động, đồng hồ và bàn phím thông minh

Ngày 11/06/2022, trong khuôn khổ Ngày hội Sáng tạo và Công nghệ của BIDV, BIDV ra mắt phiên bản hợp kênh của ứng dụng ngân hàng số BIDV iBank (Omni BIDV iBank) Là ứng dụng ngân hàng số dành cho tất cả khách hàng tổ chức với trải nghiệm đồng nhất và liền mạch trên cả 02 nền tảng: Website và Mobile App, giúp các giao dịch tự động được lưu trữ, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi mà không bị ngắt quãng Ommi BIDV iBank còn cung cấp một số chức năng khác như: Thanh toán lương tự động; Chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế; Tiền gửi có kỳ hạn online; Nộp NSNN cho phép khách hàng thực hiện nộp các loại thuế, phí, nộp BHXH, BHYT… theo cơ chế tự động Ứng dụng công nghệ AI trong giải pháp eKYC trên SmartBanking

Là sản phẩm giúp BIDV đạt giải Sao Khuê 2022 trong Lĩnh vực các giải pháp công nghệ tiên phong Đây là giải pháp định danh xác thực khách hàng điện tử, cho phép ngân hàng định danh khách hàng 100% online dựa vào các thông tin sinh trắc học (biometrics), nhận diện khách hàng bằng trí tuệ nhân tạo (AI),… mà không cần gặp mặt trực tiếp như quy trình hiện tại (BIDV, 2022)

Ngày 29/11/2023, tại Hà Nội, ngân hàng chính thức ra mắt hệ thống BIDV Open API (Application Programming Interface) – hệ sinh thái mở giúp tích hợp các dịch vụ ngân hàng vào các ứng dụng, phần mềm, nền tảng số của khách hàng, qua đó cung cấp những giải pháp tài chính ưu việt và trải nghiệm dịch vụ liền mạch trên không gian số BIDV đã công bố 15 gói API với các tính năng phổ biến như truy vấn thông tin ngân hàng, BIDV QR, eKYC khách hàng cá nhân, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và ví điện tử Điều này giúp đối tác dễ dàng sáng tạo và tích hợp các sản phẩm ngân hàng vào ứng dụng và nền tảng của họ.

Thực trạng tác động của Fintech đến hoạt động của BIDV

2.3.1 Tác động từ sự tiến bộ của Fintech đến quá trình cung cấp dịch vụ của BIDV

Sự bùng nổ của Fintech cũng như sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ Sự tiến bộ của Fintech đã tạo ra một loạt các thách thức và cơ hội đối với ngành tài chính ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng Các sản phẩm và dịch vụ tài chính mới lạ và tiện lợi của các công ty Fintech, cùng với sự xuất hiện của các thiết bị di động, ví điện tử và nền tảng thanh toán trực tuyến khiến các ngân hàng, cụ thể trong bài này là BIDV cảm nhận được ít nhiều những áp lực cạnh tranh, đòi hỏi sự nhanh chóng thích nghi của ngân hàng để không bị tụt lại phía sau

Huy Thắng (2023) cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85.6% về số lượng và 31.39% về giá trị; qua kênh Internet tăng 89,36% về số lượng và 40,55% về giá trị; qua kênh điện thoại di động lần lượt tăng 116,1% và 92,3%; trong khi đó qua phương thức QR code tăng 182,5% và 210,6% Các con số này phản ánh một xu hướng rõ ràng: người dùng đang chuyển dần từ việc sử dụng tiền mặt sang việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là qua các nền tảng kỹ thuật số Điều này cho thấy sự gia tăng của sự tiện lợi, linh hoạt và an toàn mà các dịch vụ Fintech mang lại, đồng thời phản ánh sự thích ứng của người dùng với các công nghệ mới trong lĩnh vực tài chính

Theo dõi số liệu, có thể thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán trực tuyến tại Việt Nam Tuy nhiên, mặc dù có sự tiến bộ, hiện nay chỉ có khoảng 63% người lớn (trên 15 tuổi) ở Việt Nam sở hữu tài khoản ngân hàng Mức này thấp hơn so với Trung Quốc (80%) và khu vực châu Á - Thái Bình Dương (70%) theo thống kê của Ngân hàng Thế giới vào tháng 11/2019 Điều này cho thấy còn tiềm ẩn tiềm năng lớn để mở rộng sự tham gia vào các dịch vụ tài chính số tại Việt Nam Vậy nên việc phát triển thanh toán điện tử ở Việt Nam trở nên khả thi và cần thiết trong tương lai gần

Do đó, sự tiến bộ của Fintech cũng sẽ mở ra những cơ hội mới cho các ngân hàng thương mại Họ có thể hợp tác với các công ty Fintech để tận dụng công nghệ tiên tiến và cung cấp các dịch vụ tài chính mới mẻ cho khách hàng Vì vậy, BIDV xác định công nghệ và số hóa là yếu tố then chốt để duy trì khả năng hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách tốt nhất

Trong vài năm trở lại đây, xu hướng sử dụng định danh điện tử eKYC đang dần trở nên phổ biến trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số, BIDV đã tích hợp tính năng mở tài khoản trực tuyến bằng eKYC với việc ra mắt dịch vụ BIDV SmartBanking thế hệ mới, đem lại trải nghiệm hoàn toàn mới cho khách hàng Sau khi đăng ký, khách hàng có ngay tài khoản để thực hiện giao dịch hay sử dụng dịch vụ tiện ích online của BIDV Tương tự như tài khoản mở tại quầy, tài khoản eKYC cũng cho phép khách hàng giao dịch, chuyển khoản liên ngân hàng với hạn mức tới 100 triệu đồng/tháng Ngoài ra, eKYC cũng góp phần tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất làm việc và tạo điều kiện cho ngân hàng phục vụ, chăm sóc khách hàng tốt hơn

Ngoài ra, ngân hàng cũng xây dựng các mô hình khai thác Big Data, dữ liệu phi cấu trúc, ứng dụng các mô hình phân tích để đánh giá giá trị vòng đời khách hàng, tiếp thị, bán chéo sản phẩm sao cho đúng đối tượng khách hàng,… Nhờ việc này, ngân hàng có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và ưu tiên của từng đối tượng khách hàng

Họ có thể tạo ra các chiến lược tiếp thị tùy chỉnh, đáp ứng đúng nhu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng, từ đó tăng cơ hội bán chéo sản phẩm và tăng doanh số bán hàng

BIDV còn ứng dụng công nghệ RPA (tự động hóa quy trình bằng Robot) trong nghiệp vụ thanh toán theo bảng kê tại BIDV Ứng dụng này được hình thành từ 3 công nghệ tiên tiến nhất hiện nay là Robotic, trí tuệ nhân tạo (AI) và nhận diện ký tự quang học Việc thay thế nhân viên bằng robot đã giúp BIDV tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí tiền lương và đẩy mạnh tự động hóa quy trình nghiệp vụ Tổng thời gian xử lý công việc của Robot chỉ bằng 20% thời gian xử lý của con người, do vậy tiết giảm được 80% thời gian thao tác khi sử dụng Robot, đem lại lợi ích giúp BIDV tiết giảm được 2,7 tỷ đồng chi phí lương nhân viên dành cho nghiệp vụ này hàng năm Theo Tạp chí Ngân hàng (2019) , sản phẩm Robotic cũng là 1 trong 3 sản phẩm công nghệ của BIDV đã được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) trao danh hiệu Sao Khuê 2019 Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ năm 2022 đến nay, BIDV đã cho ra mắt nhiều sản phẩm nổi bật trong lĩnh vực chuyển đổi số; đặc biệt là các sản phẩm số được thiết kế riêng cho các tệp khách hàng khác nhau như: BIDV Private Banking, BIDV SmartBanking thế hệ mới, BIDV iBank, BIDV Smart Kids

Theo số liệu từ BIDV, số lượng khách hàng cá nhân qua kênh số của BIDV cũng ghi nhận mức tăng 38.69% từ gần 4.4 triệu khách hàng năm 2020 lên 6.1 triệu khách hàng vào năm 2021 (BIDV, 2021) Ngoài ra, đến ngày 30 tháng 9 năm 2023, số lượng khách hàng kênh số của ngân hàng đạt gần 12.5 triệu khách hàng cá nhân (tăng 3.5 triệu so với cùng kỳ năm 2022), và hơn 132 nghìn khách hàng tổ chức (tăng hơn 29000) khách hàng so với cùng kỳ năm 2022) Số lượng giao dịch tài chính của khách hàng cá nhân trên các nền tảng số đạt gần 90%, điều này thể hiện sự tin tưởng và sự ưu tiên của khách hàng đối với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến Đây là một dấu hiệu rõ ràng của sự thích ứng của người tiêu dùng với công nghệ và sự chuyển đổi của ngành ngân hàng sang mô hình số hóa

Về phía ngân hàng, theo báo cáo năm 2021 của Chi Hội thẻ - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, BIDV đứng thứ 2 về số lượng thẻ đang lưu hành với 15,3 triệu thẻ, chiếm 14% Trong 4 ngân hàng chiếm thị phần thẻ nhiều nhất Việt Nam còn có Viettinbank, Vietcombank và MB Bank (Bảng 2.4)

Bảng 2.4: Số lượng thẻ lưu hành bởi các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Về thị phần điểm chấp nhận thẻ POS, năm 2021, mạng lưới điểm chấp nhận thẻ đã có tổng số 188.395 máy, BIDV đứng thứ 2 về thị phần với hơn 37000 POS lưu hành, chiếm hơn 20%, thể hiện ở Bảng 2.5

Bảng 2.5: Thị phần điểm chấp nhận thẻ POS ở Việt Nam (2021)

Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Với sự nỗ lực trong việc áp dụng các sản phẩm công nghệ tài chính Fintech,

BIDVViettinbankAgribankSacombankKhác

BIDV đã nhận được nhiều sự công nhận từ các đơn vị và tổ chức trong và ngoài nước về thành tựu trong việc chuyển đổi số Trong đó, BIDV đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng Bằng khen năm 2023 cho kết quả chuyển đổi số nổi bật Ngoài ra, BIDV cũng đã được VINASA trao giải thưởng Sao Khuê cho gần 40 sản phẩm và giải pháp số từ năm 2011 đến nay Tạp chí IDG cũng đã trao giải Ngân hàng số tiêu biểu năm 2020 và 2021 cho BIDV Đặc biệt, giải thưởng do ASOCIO trao tặng năm

2023 tiếp tục khẳng định vị thế của BIDV là một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số tại Việt Nam và góp phần khẳng định thương hiệu của họ trên trường quốc tế (BIDV, BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023., 2023)

2.3.2 Tác động đến từ việc liên kết với các công ty công nghệ tài chính Fintech đến hoạt động của BIDV

Sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã thúc đẩy sự bùng nổ của ví điện tử Với sự tiện ích và linh hoạt mà nó mang lại, ví điện tử đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho người tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch hàng ngày Nếu như vào năm 2015, chỉ có 5 doanh nghiệp ví điện tử được cấp phép, thì đến cuối năm 2023, con số này đã tăng lên hơn 40, phân khúc ví điện tử cũng là phân khúc được xem là sôi động nhất và có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thanh toán kỹ thuật số ở Việt Nam (Nguyễn Minh, 2023) Theo báo cáo của “Người tiêu dùng số - The Connected Consumer” công bố, trong những người được hỏi, Momo là ví điện tử được sử dụng nhiều nhất với 68% người sử dụng, tiếp theo đó lần lượt là ZaloPay (53%), Viettel Money (27%), ShopeePay (25%) và VNPay (16%)… Hiện nay, hầu hết các ví điện tử đều đang đẩy mạnh để mở rộng hệ sinh thái của mình Bên cạnh các tiện ích cơ bản như chuyển tiền, thanh toán tiền điện, nước, học phí,… thì các ví điện tử này còn liên kết với các sàn thương mại điện tử lớn như: Tiki, Lazada, Shopee, Sendo,… để gia tăng trải nghiệm và tiện ích cho người tiêu dùng

Ngoài việc tác động tới các ngân hàng, các công ty cung cấp dịch vụ ví điện tử cũng được ảnh hưởng bởi các ngân hàng Khi các nhà cung cấp ví điện tử và các ngân hàng hợp tác với nhau, đây được xem như là hợp tác mà cả hai bên cùng có lợi Đối với các nhà cung cấp ví điện tử, việc hợp tác giúp họ mở rộng phạm vi dịch vụ và tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường Đối với ngân hàng, việc hợp tác với các ví điện tử mang lại cơ hội để tiếp cận người dùng trẻ tuổi và những khách hàng tiềm năng khác, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng các ứng dụng di động và công nghệ tiên tiến Đồng thời, việc tích hợp ví điện tử vào hệ thống thanh toán của họ có thể giúp tăng cường sự linh hoạt và tiện lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch tài chính

GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG TY FINTECH

Định hướng của BIDV đối với và các giải pháp được đưa ra

3.1.1 Định hướng của BIDV trong lĩnh vực Fintech

Xác định được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, BIDV làm rõ phát triển ngân hàng số tại BIDV nằm trong chiến lược quan trọng nằm trong chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng tới năm 2025, tầm nhìn đến năm

2030 Theo đó việc phát triển không chỉ là thực hiện các dự án công nghệ mà còn là đổi mới mô hình kinh doanh từ truyền thống sang kinh doanh ngân hàng số Trước đó, năm 2019, để thực hiện nắm bắt xu hướng phát triển, BIDV đã cho ra mắt Trung tâm Ngân hàng số với mục tiêu trở thành trung tâm sáng tạo, là nơi sản sinh ra các sản phẩm tiên tiến hướng tới khách hàng

Trong tờ trình “Đại hội cổ đông Về việc Phê duyệt Phương án cơ cấu lại BIDV giai đoạn 2021-2025” vào năm 2024, ngân hàng nhận định trong giai đoạn tới, nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng có cả những cơ hội và thách thức đan xen có ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng Những thách thức có thể kể tới như: lạm phát, suy thoái kinh tế, dịch bệnh, xung đột, biến đổi khí hậu,… Song các cơ hội cũng dần xuất hiện nhờ cuộc cách mạng số phát triển nhanh chóng BIDV dự kiến rằng số lượng người dùng dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di động sẽ tiếp tục tăng nhanh với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo Theo đó, BIDV đặt một trong những mục tiêu ưu tiên trong giai đoạn này là phát triển mô hình ngân hàng số và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành, triển khai có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, với tầm nhìn đến năm 2030 như sau: “Là định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đấu thuộc nhóm 100 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á” Để đạt được những mục tiêu về ngân hàng số, BIDV và cả các công ty Fintech cần triển khai những giải pháp có hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển Fintech trong hoạt động ngân hàng, dựa trên những hạn chế đã được đề cập

3.1.2 Giải pháp đối với BIDV

Phát triển và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin (Để giải quyết vấn đề “Hệ thống công nghệ thông tin chưa hoàn hảo”)

Không chỉ BIDV mà các ngân hàng tại Việt Nam cũng có nguồn thông tin khách hàng riêng của mình, vì vậy việc nâng cấp này cũng cần thiết cho ngân hàng để có thể đối phó với nguy cơ đánh cắp thông tin người dùng Đầu tiên, BIDV cần tập trung nâng cao bảo mật thông tin khách hàng bằng việc đầu tư công nghệ bảo mật tiên tiến, thường xuyên kiểm tra, đánh giá các lỗ hổng bảo mật để đảm bảo dữ liệu khách hàng được bảo vệ an toàn, tin cậy

Thứ hai, BIDV có thể tăng cường giáo dục, phổ biến kiến thức về an ninh mạng cho cả nhân viên và khách hàng Ngân hàng cần phổ biến kiến thức về các sản phẩm và dịch vụ cho người dùng để hạn chế rủi ro trong giao dịch, tích hợp hệ thống hướng dẫn trong ứng dụng của những khách hàng mới Điều này có thể giúp cả hai bên nhận ra và ngăn chặn các hình thức tấn công mạng phổ biến như lừa đảo qua email, lừa đảo và phần mềm độc hại Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, BIDV đã thường xuyên nâng cấp cũng như bảo trì các ứng dụng SmartBanking chính của mình Những lần nâng cấp, bảo trì nhằm mục đích tạo giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tích hợp các tính năng mới giúp khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch, tương tác với ngân hàng Ngoài ra, đối với các lỗi xuất hiện trên BIDV SmartBanking, BIDV cũng đã cung cấp các thông báo cho khách hàng về những thay đổi hoặc bảo trì dự kiến sẽ giúp tăng sự hài lòng và tin cậy của khách hàng

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Để giải quyết vấn đề “Thiếu nguồn nhân lực vận hành hệ thống”)

Hiện nay, các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ở Việt Nam, có nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin ngày càng cao Các ngân hàng đang tập trung nâng cấp và phát triển hệ thống CNTT để cung cấp dịch vụ tốt hơn và đáp ứng những thay đổi nhanh chóng trong nhu cầu của khách hàng Để đương đầu với thách thức, việc duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT cũng là thách thức đối với các ngân hàng thương mại

Về phần mình, BIDV có thể tập trung đầu tư vào đào tạo, phát triển kỹ năng cho nhân viên, xây dựng môi trường làm việc sáng tạo, năng động cũng như tăng cường tuyển dụng và giữ chân những nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT BIDV cũng thường xuyên thông tin về các thông báo tuyển dụng các vị trí về chuyên về công nghệ thông tin trong ngân hàng Điều này giúp BIDV nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

3.1.3 Giải pháp đối với Nhà nước và các công ty Fintech

Hoàn thiện khung pháp lý cho Fintech

Nguyên nhân của những rủi ro về bảo mật là do sự thiếu sụt trong quy định chung, do đó Chính phủ cần đẩy mạnh để đưa ra các chính sách phù hợp để giải quyết các vấn đề này Điều này có thể giải quyết các vấn đề, giúp ngân hàng có thể hợp tác một cách an toàn và toàn diện với các công ty Fintech, các công ty Fintech từ đó có thể nhận được sự tin tưởng từ ngân hàng và khách hàng trong các hợp tác giao dịch

Năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP phê duyệt đề xuất phát triển Nghị định về Sandbox quy định cho hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng Điều này tuy vẫn chưa phải là một khung pháp lý chính thức cho ngân hàng số và Fintech và chỉ là một nền tảng, một chương trình để thành lập một khung pháp lý cho Fintech nhưng mang đến hi vọng lớn cho các công ty Fintech trong tương lai về khung pháp lý Việc phê duyệt đề xuất này cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đối với vai trò của Fintech đối với ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung

Ngoài ra, cũng trong năm 2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg (Quyết định 942) phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030 (Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, 2021) Điều này thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính

Những quyết định, nghị quyết này đã tạo ra những điểm sáng ban đầu cho các công ty Fintech trong tương lai Tuy nhiên, vẫn cần có những bước phát triển hơn nữa để cung cấp thêm nhiều đề xuất và quy định nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp Fintech Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, bao gồm chính phủ, cơ quan quản lý, các ngân hàng và các doanh nghiệp Fintech Xây dựng khung pháp lý đúng đắn và linh hoạt không chỉ tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và đáng mơ ước cho các công ty Fintech mà còn giúp tăng cường niềm tin từ các ngân hàng và khách hàng

Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực (Để giải quyết vấn đề “Thiếu nhân sự và chuyên gia về CNTT”)

Một giải pháp cho việc thiếu nhân lực chuyên ngành Fintech là đầu tư nhiều hơn vào đào tạo, phát triển kỹ năng cho nhân viên Các công ty Fintech có thể hợp tác với các trường đại học và các tổ chức đào tạo chuyên ngành để xây dựng các chương trình giáo dục, khóa đào tạo phù hợp Ngoài ra, họ có thể thiết lập các chương trình thực tập và sáng kiến tuyển dụng cộng đồng để thu hút và phát triển những tài năng trẻ đầy triển vọng trong lĩnh vực này

Hơn nữa, hợp tác với các chuyên gia và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành là một cách hiệu quả để nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên Các công ty Fintech có thể tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ, hội thảo và sự kiện kết nối để tạo cơ hội học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm

Cuối cùng, việc tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo và hỗ trợ là rất quan trọng Các công ty cần nuôi dưỡng một nền văn hóa khuyến khích sự sáng tạo, nảy sinh ý tưởng và phát triển cá nhân giữa các nhân viên trong một môi trường hỗ trợ và thúc đẩy họ phát triển.

Khuyến nghị

Tiếp tục phát triển quá trình chuyển đổi số (nhằm thúc đẩy việc “Đạt được những thành tựu trong phát triển công nghệ”)

Mặc dù đã có những nền tảng và thành công bước đầu trong chuyển đổi số, BIDV vẫn còn gặp phải những thách thức về nguồn nhân lực vận hành và việc áp dụng công nghệ vào các hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên với nền tảng tốt về chuyển đổi số cũng như sự quan tâm của Chính phủ bằng sự hỗ trợ từ các văn bản pháp luật, việc đẩy mạnh phát triển chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết cho việc củng cố hệ thống thanh toán của ngân hàng, không chỉ hiện tại mà còn trong tương lai Để tiếp tục quá trình chuyển đổi số trở nên hiệu quả, trước hết cần thống nhất về chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng được tích hợp chặt chẽ vào chiến lược phát triển chung, đồng bộ mục tiêu và sự phát triển dài hạn của BIDV Bên cạnh đó, việc tập trung nâng cao năng lực kỹ thuật và số hóa của nhân viên cần được đặc biệt quan tâm, điều này đòi hỏi sự cập nhật liên tục về kiến thức để nhân viên có thể hiểu và áp dụng công nghệ một cách hiệu quả

Ngoài ra, quá trình thực hiện các dịch vụ số của ngân hàng cần được thực hiện một cách ngắn gọn, rõ ràng và hiệu quả Các giao dịch của khách hàng cần vừa được tối giản hóa để đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng, vừa cung cấp cho cách hàng các tiện ích phù hợp với nhu cầu

Chuyển đổi số thành công và hoàn chỉnh là khi ngân hàng vượt qua được những thách thức nêu trên, từ đó mang lại những giá trị về trải nghiệm của khách hàng, sự gắn kết của nhân viên và quan trọng nhất là hiệu quả tài chính

Tăng cường hợp tác với các công ty Fintech (nhằm thúc đẩy việc “Có sự tăng trưởng vượt bậc trong kinh doanh”)

BIDV nên tận dụng sự tăng trưởng về lợi nhuận mà họ đã đạt được thông qua việc áp dụng các công nghệ số và hợp tác với các công ty Fintech trong quá khứ Điều này chứng tỏ rằng sự đổi mới và hợp tác trong lĩnh vực này đã mang lại hiệu quả đáng kể cho ngân hàng Việc tăng cường hợp tác tiếp tục sẽ làm tăng cường thêm năng lực cũng như mang lại cơ hội mới cho BIDV trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính, từ đó củng cố vị thế của họ trên thị trường Đồng thời, hợp tác với các công ty Fintech cũng có thể giúp BIDV tiếp cận đối tượng khách hàng mới và mở rộng thị trường, đồng thời tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tài chính tiên tiến hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng

Việc chọn lựa các đối tác Fintech uy tín không chỉ giúp BIDV nâng cao sức hút của mình đối với khách hàng mà còn cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các yêu cầu và nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng Điều này cũng góp phần vào việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và củng cố vị thế của BIDV trong ngành ngân hàng

3.2.2 Đối với các công ty Fintech

Mở rộng tầm ảnh hưởng và hệ sinh thái Fintech (Để thúc đẩy “Thế mạnh về công nghệ và hệ sinh thái”)

Các công ty Fintech có thể xem xét mở rộng tầm ảnh hưởng và hệ sinh thái của mình bằng cách tận dụng sự đa dạng trong hệ sinh thái hiện có Các công ty Fintech còn có thể hợp tác với những công ty Fintech khác trên thị trường để tạo ra những giải pháp toàn diện cũng như tối ưu hóa nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng Việc các công ty Fintech hợp tác với nhau cũng giúp tạo ra một hệ sinh thái Fintech lành mạnh, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển trong ngành

Ngoài ra, với sự đa dạng trong sản phẩm dịch vụ, các công ty Fintech có thể xem xét hợp tác thêm nhiều ngành nghề, bên cạnh ngân hàng, như cung cấp dịch vụ công nghệ, giáo dục và nghiên cứu để mở rộng tầm ảnh hưởng Điều này không chỉ mang lại lợi ích độc lập cho các công ty Fintech mà còn tạo ra một cộng đồng đa dạng và phong phú, tạo ra một hệ sinh thái Fintech vững mạnh

Tăng cường hợp tác với các ngân hàng

Những lợi thế về dịch vụ Fintech sẽ giúp các công ty Fintech dễ dàng hơn trong việc hợp tác với những đối tác uy tín, đặc biệt là các ngân hàng Điều này giúp các công ty Fintech mở rộng quy mô hoạt động và tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn Đồng thời, việc hợp tác với các ngân hàng lớn sẽ cung cấp cho các công ty Fintech quyền truy cập vào các tài nguyên và dữ liệu quan trọng, giúp họ hiểu rõ hơn về nhu cầu và ưu tiên của khách hàng Điều này sẽ hỗ trợ họ phát triển và tối ưu hóa các sản phẩm và dịch vụ của mình để phù hợp với hành vi chi tiêu của người dùng, từ đó tạo ra giá trị lâu dài và củng cố vị thế của họ trên thị trường

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Ở chương 3, tác giả đã căn cứ vào tình hình phát triển thực tế của Fintech ở Việt Nam và BIDV ở chương 1, kết hợp với việc đánh giá tác động của Fintech đến BIDV ở chương 2, để có thể đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế và kiến nghị nhằm phát huy những mặt có lợi của cả Fintech và BIDV

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1 BIDV (2021) BIDV - Ngân hàng chuyển đổi số xuất sắc 2021 BIDV

2 BIDV (2022) eKYC là gì? Vai trò và tầm quan trọng của eKYC với ngân hàng

3 BIDV (2023) BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO

4 BIDV (2023) TTBC số 34/2023: BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

5 BIDV (2023, 11 21) TTBC số 34/2023: BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023 Thông cáo báo chí

7 Bộ Tài Chính (2020) Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

8 Bộ Tài chính (2021) Vai trò của công nghệ tài chính đối với thúc đẩy tài chính toàn diện

9 Bộ Tài chính (2023) Công nghệ bảo hiểm: Đặt nền móng cho tương lai

10 Cổng thông tin điện tử Chính Phủ (2021) Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030

11 Đinh Thị Thu Hồng, N H (2021) Tác động của Fintech tới hiệu quả hoạt động của NHTM Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ

12 Hoàng Thế Thỏa (2018) Một số lợi ích và rủi ro cơ bản của fintech đối với hệ thống ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

13 Hoang, H (2020) Fintech And Industrial Revolution 4.0, The Impact On The

14 Huy Thắng (2023) Ngân hàng đón xu hướng, thanh toán không tiền mặt phát triển mạnh Báo Điện tử Chính phủ

15 Khoa, D T (2019) Fintech trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam ISBN

16 Lê Trung Can (2020) Thanh toán điện tử - Điều kiện phát triển và giải pháp

17 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021) Ngân hàng - Fintech: Hợp tác để gia tăng giá trị

18 Ngọc Hà (2017) 5 cách Fintech sẽ thay đổi ngân hàng Thị trường tài chính tiền tệ

19 Ngọc, Đ B (2022) Thị trường Fintech tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức Tạp chí Ngân hàng

20 Nguyễn Đăng Dờn (2011) Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

21 Nguyễn Minh (2023) Ví điện tử ngày càng cạnh tranh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

22 Nhuận Hoa (2023) Điểm mặt 5 startup fintech gọi vốn thành công nhất Việt Nam 2022: Hàng tỷ USD đã chảy vào nhà phát triển VNPay, Momo, Axie Infinity, Be và ''mảnh ghép đặc biệt" của Masan Cafef

23 Nhuệ Mẫn (2023) Fintech Việt: Cơ hội lớn nếu sớm có “sandbox”

24 Phạm Thị Linh (2023) Triển vọng thị trường công nghệ tài chính ở Việt Nam Tạp chí Tài chính

25 Phương Thùy (2023) Báo cáo Fintech Việt Nam 2022

26 Tạp chí Ngân hàng (2019) Sản phẩm ứng dụng AI, Robotic của BIDV đạt giải Sao Khuê 2019

27 Triết, T T (2020) Fintech và những tác động tới thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam

28 Trương Thị Hoài Linh (2021) Một số thách thức của Fintech đối với ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam Tạp chí Ngân hàng

1 Arner, D W (2015) The Evolution of FinTech: A New Post-Crisis

Ngày đăng: 10/07/2024, 16:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. BIDV. (2023). BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023. BIDV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023
Tác giả: BIDV
Năm: 2023
4. BIDV. (2023). TTBC số 34/2023: BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TTBC số 34/2023: BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc
Tác giả: BIDV
Năm: 2023
5. BIDV. (2023, 11 21). TTBC số 34/2023: BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023. Thông cáo báo chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023
11. Đinh Thị Thu Hồng, N. H. (2021). Tác động của Fintech tới hiệu quả hoạt động của NHTM. Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của Fintech tới hiệu quả hoạt động của NHTM
Tác giả: Đinh Thị Thu Hồng, N. H
Năm: 2021
15. Khoa, D. T. (2019). Fintech trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam. ISBN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fintech trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam
Tác giả: Khoa, D. T
Năm: 2019
19. Ngọc, Đ. B. (2022). Thị trường Fintech tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức. Tạp chí Ngân hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường Fintech tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Tác giả: Ngọc, Đ. B
Năm: 2022
23. Nhuệ Mẫn. (2023). Fintech Việt: Cơ hội lớn nếu sớm có “sandbox” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fintech Việt: Cơ hội lớn nếu sớm có “sandbox
Tác giả: Nhuệ Mẫn
Năm: 2023
28. Trương Thị Hoài Linh. (2021). Một số thách thức của Fintech đối với ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Ngân hàng
Tác giả: Trương Thị Hoài Linh
Năm: 2021
1. BIDV. (2021). BIDV - Ngân hàng chuyển đổi số xuất sắc 2021. BIDV Khác
2. BIDV. (2022). eKYC là gì? Vai trò và tầm quan trọng của eKYC với ngân hàng Khác
7. Bộ Tài Chính. (2020). Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Khác
8. Bộ Tài chính. (2021). Vai trò của công nghệ tài chính đối với thúc đẩy tài chính toàn diện Khác
9. Bộ Tài chính. (2023). Công nghệ bảo hiểm: Đặt nền móng cho tương lai Khác
12. Hoàng Thế Thỏa. (2018). Một số lợi ích và rủi ro cơ bản của fintech đối với hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Khác
13. Hoang, H. (2020). Fintech And Industrial Revolution 4.0, The Impact On The Financial World Khác
14. Huy Thắng. (2023). Ngân hàng đón xu hướng, thanh toán không tiền mặt phát triển mạnh. Báo Điện tử Chính phủ Khác
16. Lê Trung Can. (2020). Thanh toán điện tử - Điều kiện phát triển và giải pháp. Tạp chí Công thương Khác
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2021). Ngân hàng - Fintech: Hợp tác để gia tăng giá trị Khác
18. Ngọc Hà. (2017). 5 cách Fintech sẽ thay đổi ngân hàng. Thị trường tài chính tiền tệ Khác
20. Nguyễn Đăng Dờn. (2011). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Các phân khúc chính trong lĩnh vực Fintech - Tác Động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.pdf
Bảng 1.1. Các phân khúc chính trong lĩnh vực Fintech (Trang 19)
Bảng 2.1: Bảng xếp hạng các quốc gia Fintech trên thế giới (2021). - Tác Động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.pdf
Bảng 2.1 Bảng xếp hạng các quốc gia Fintech trên thế giới (2021) (Trang 33)
Bảng 2.2: Số lượng nhà cung cấp sản phẩm Fintech tại Việt Nam theo - Tác Động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.pdf
Bảng 2.2 Số lượng nhà cung cấp sản phẩm Fintech tại Việt Nam theo (Trang 35)
Bảng 2.3: Các thương vụ gọi vốn Fintech thành công ở Việt Nam – 2021 - Tác Động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.pdf
Bảng 2.3 Các thương vụ gọi vốn Fintech thành công ở Việt Nam – 2021 (Trang 37)
Bảng 2.5: Thị phần điểm chấp nhận thẻ POS ở Việt Nam (2021) - Tác Động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.pdf
Bảng 2.5 Thị phần điểm chấp nhận thẻ POS ở Việt Nam (2021) (Trang 43)
Bảng 2.4: Số lượng thẻ lưu hành bởi các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - Tác Động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.pdf
Bảng 2.4 Số lượng thẻ lưu hành bởi các ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 43)
Bảng 2.6: Số lượng ngân hàng liên kết với các ví điện tử. - Tác Động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.pdf
Bảng 2.6 Số lượng ngân hàng liên kết với các ví điện tử (Trang 45)
Bảng 2.7: Danh sách các ví điện tử liên kết với BIDV - Tác Động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.pdf
Bảng 2.7 Danh sách các ví điện tử liên kết với BIDV (Trang 46)
Bảng 2.8: Lợi nhuận trước thuế của BIDV từ 2009 – 2012 - Tác Động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.pdf
Bảng 2.8 Lợi nhuận trước thuế của BIDV từ 2009 – 2012 (Trang 48)
Bảng 2.9: Lợi nhuận trước thuế BIDV từ 2009 – 2023 - Tác Động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.pdf
Bảng 2.9 Lợi nhuận trước thuế BIDV từ 2009 – 2023 (Trang 49)
Bảng 2.10: Số lượng khách hàng cá nhân sử dụng BIDV SmartBanking - Tác Động Của Fintech Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.pdf
Bảng 2.10 Số lượng khách hàng cá nhân sử dụng BIDV SmartBanking (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN