MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát
Tác giả quyết định làm đề tài với mục tiêu tổng quát là nghiên cứu thực trạng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, giúp đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế; bên cạnh đó, phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu tổng quát được cụ thể hoá thành các mục tiêu sau:
– Phân tích thực trạng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại Việt Nam giai đoạn
2021 - 2023, đưa ra đánh giá, làm rõ những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV;
– Trên cơ sở các nguyên nhân, đề xuất giải pháp và kiến nghị đối với Nhà nước, NHTM và các doanh nghiệp nhằm góp phần phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Với các mục tiêu trên, tác giả tiến hành thu thập thông tin, phân tích và tìm đáp án cho các câu hỏi:
– Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV giai đoạn 2021 - 2023 tại Việt Nam như thế nào? Những kết quả đã đạt được và những hạn chế nào còn tồn tại? Những hạn chế đó xuất phát từ nguyên nhân gì?
– Giải pháp nào cho việc phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNNVV trong thời gian tới?
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này sử dụng các nguồn dữ liệu, số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu Cụ thể, đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các số liệu thống kê của các Sở, Ban, Ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê; các tạp chí khoa học, tài liệu, hồ sơ liên quan đến đối tượng nghiên cứu để phân tích về thực trạng tiếp cận tín dụng của DNNVV tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023;
– Phương pháp diễn giải và quy nạp: Phương pháp sử dụng để tổng hợp lại các kết quả, thông tin rời rạc thu được trong quá trình nghiên cứu Từ việc phân tích các thông tin về thực trạng của đối tượng nghiên cứu, rút ra đặc điểm, bản chất của đối tượng, cụ thể là tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, hướng đến mục tiêu của đề tài mà tác giả hướng đến – Phương pháp khảo sát, phỏng vấn: Tác giả thực hiện khảo sát, phỏng vấn ý kiến của 25 cán bộ, viên chức đang làm việc ở các bộ phận, phòng ban có chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi cấu trúc, nhằm rút ra được những nguyên nhân dẫn đến hạn chế và giải pháp khắc phục.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào 3 nội dung nghiên cứu chính như sau:
Thứ nhất, tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 Từ đó, chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến hạn chế
Thứ ba, đề ra một số giải pháp và kiến nghị cho Nhà nước, NHTM và doanh nghiệp nhằm khắc phục hạn chế và phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý luận, đề tài đóng góp một phần vào công tác nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động tín dụng ngân hàng, cụ thể là với đối tượng DNNVV Thông qua các phương pháp nghiên cứu được áp dụng, đề tài không chỉ mở rộng hiểu biết về tình hình tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023, mà còn đưa ra những cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng trên
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở nguồn thông tin và dữ liệu được thu thập, đề tài có sự kết hợp về lý thuyết và thực tiễn để đánh giá thực trạng của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV Từ đó, giúp người đọc có cái nhìn bao quát hơn về sự cần thiết phải hoàn thiện, nâng cao khả năng tiếp cận vốn đối với loại hình doanh nghiệp trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam Ngoài ra, đề tài cũng đi sâu vào phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng đối với DNNVV, đề xuất các giải pháp chủ yếu dành cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng Về phía DNNVV có thể khắc phục khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng Về phía các tổ chức tín dụng, cụ thể là các NHTM có thể cải thiện hiệu quả hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng, mang lại kết quả kinh doanh tốt Đồng thời, đề tài này còn là nguồn tài liệu tham khảo đối với các nghiên cứu sinh, sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Một số nghiên cứu nước ngoài
Thông qua nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMES) trong việc vay vốn (Factors Influencing Small Medium Enterprises (SMES) in Obtaining Loan)” nhóm tác giả Hasnah Harno, Saniza Binti Said,
K.Jayaraman và Ishak Ismail (2014) đã khảo sát, phỏng vấn 63 NHTM và các doanh nghiệp tại Penninsular thuộc Malaysia, sau đó sử dụng mô hình phân tích hồi qua đa biến và phân tích logit để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và quy mô vốn vay của DNNVV tại khu vực này Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (1) tư cách người chủ doanh nghiệp, (2) quy mô doanh nghiệp và (3) tài sản đảm bảo là các yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến khả năng và quy mô vốn tín dụng mà các DNNVV tại Penninsular, Malaysia có thể tiếp cận được
Theo Santiago và các cộng sự (2013) trong nghiên cứu về “Tín dụng thương mại
– nguồn vốn thay thế vốn vay ngân hàng (Commercial credit -alternative source of bank loans, Small Business Economics)”, các DNNVV gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay từ hệ thống NHTM đã chuyển hướng sang phụ thuộc vào tín dụng thương mại trong bối cảnh khủng hoảng tài chính Bên cạnh đó, các DNNVV có tình hình tài chính tốt, đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu và thủ tục vay vốn tại ngân hàng thì vẫn duy trì huy động nguồn vốn chủ yếu từ hệ thống ngân hàng
Trong nghiên cứu “Chiến lược tiếp cận tín dụng của DNNVV: Một nghiên cứu điển hình về thị trấn Kakamega, Kenya (Strategies for Accessing Credit by Small and Medium Enterprises: A Case Study of Kakamega Town, Kenya)” của Henry (2017) cho thấy các chủ DNNVV phải đối mặt với những thách thức trong việc tiếp cận tín dụng vì các điều kiện về tài sản thế chấp của ngân hàng Nghiên cứu khuyến nghị các DNNVV phát huy kiến thức chuyên môn, xây dựng chiến lược tiếp cận thông tin về các chính sách cho vay của ngân hàng
8.2 Một số nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm phát huy vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội” của PSG,TS Nguyễn Tất
Giáp và TS Đỗ Văn Quân (2023) đã đề cập đến các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như những nỗ lực triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hoàn thiện khung pháp lý nhằm đổi mới, tạo động lực cho DNNVV phát triển Tuy nhiên, theo các tác giả, thể chế quản lý nước ta còn nhiều nhược điểm: không rõ ràng, minh bạch; không nhất quán; không thông suốt; và không được thi hành nghiêm túc Các DNNVV khó tiếp cận với tín dụng ngân hàng, phài chấp nhận sử dụng các kênh vốn có chi phí cao Việc vay vốn tại ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục, tiêu tốn thời gian, công sức, chi phí và thậm chí vượt quá năng lực của DNNVV Xuất phát từ đóng góp quan trọng và thực trạng khó khăn của DNNVV, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp phát huy vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Oanh (2017) trong luận văn thạc sĩ “Khả năng tiếp cận các dịch vụ của Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV trên địa bàn TP.HCM” nhằm xác định các nhân tố tác động đến việc tiếp cận sử dụng dịch vụ Bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng (QBLTD) TP.HCM đối với DNNVV Tác giả nhận định nguyên nhân cốt lõi khiến DNNVV thường xuyên vấp phải khó khăn trong quá trình vay vốn ngân hàng là do đặc trưng về quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh Sự ra đời của QBLTD có thể giúp các DNNVV tiếp cận nguồn vốn từ các NHTM dễ dàng hơn Thông qua việc nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng dịch vụ bảo lãnh tín dụng, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc tiếp cận dịch vụ này đối với các DNNVV trên địa bàn TP.HCM
Kết quả nghiên cứu của Đinh Hoàng Minh (2019) trong luận văn thạc sĩ “Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV vùng kinh tế trọng điểm phía nam” cho thấy có 04 nhóm nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV bao gồm: (1) năng lực của DNNVV, (2) bất cân xứng thông tin giữa NHTM và doanh nghiệp, (3) rào cản từ NHTM, (4) khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp; trong đó, năng lực của DNNVV được xem là nhân tố tác động mạnh nhất Dựa trên kết quả phân tích định lượng của 04 nhân tố trên và tình hình thực tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nghiên cứu gợi mở một số giải pháp cho các DVVVN, khối NHTM và các nhà hoạch định chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của đối tượng doanh nghiệp này
Nghiên cứu “Vai trò của đổi mới công nghệ và xuất khẩu đối với đổi mới sản phẩm của các DNNVV tại Việt Nam” của Võ Văn Dứt (2022) nhận định khả năng huy động tài chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Đa số nguồn lực tài chính của các DNNVV đến từ các ngân hàng, nếu doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ các TCTD này, sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Tác giả cho rằng DNNVV còn gặp khó khăn trong đổi mới công nghệ một phần là vì chưa có nhiều hỗ trợ về tài chính để doanh nghiệp thực hiện, chưa có hướng dẫn cụ thể để DNNVV tiếp cận và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Từ đó, giải pháp được đề ra để khắc phục vấn đề trên là cần bổ sung các quy định và hướng dẫn cụ thể về trích lập, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; bổ sung các ưu đãi đối với sản phẩm từ chuyển giao, đổi mới công nghệ dành cho DNNVV tại Việt Nam Để có thể, Lý Nhựt Long (2023) tập trung vào các ngân hàng thương mại cổ phần để làm rõ khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNNVV tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” Tương tự với nghiên cứu của Đinh Hoàng Minh (2019), tác giả chỉ ra năng lực của DNNVV có ảnh hưởng lớn đến quyết định chấp chận cho vay của ngân hàng Bên cạnh đó, những yếu tố còn lại ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động cấp tín dụng là tài sản thế chấp, kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính, lịch sử tín dụng và mối quan hệ Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra các hàm ý nhằm xây dựng và hoàn thiện chính sách cho vay DNNVV của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam
Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên được thực hiện ở các quốc gia, thời điểm, và bộ dữ liệu khác nhau nên dẫn đến các kết quả khác nhau Có thể nói rằng, thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, từng khu vực và giai đoạn nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu đề cập đến những yếu tố bên trong mỗi quốc gia và về phía DNNVV và NHTM là chủ yếu Còn các nguyên nhân từ môi trường kinh tế thế giới và chính sách của các nhà cầm quyền, các cấp lãnh đạo vẫn chưa được chú trọng nhiều Từ đó, các giải pháp và kiến nghị đưa ra có thể vận dụng và phát triển khi nghiên cứu cho Việt Nam trong tương lai Tuy nhiên, cần phải xem xét đến sự khác biệt về đối tượng, thời gian và không gian nghiên cứu.
KẾT CẤU KHOÁ LUẬN
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Thực trạng hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Theo quan điểm của Khrystyna Kushnir (2010), việc định nghĩa DNNVV có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như văn hoá kinh doanh, quy mô dân số, nền công nghiệp và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của một đất nước Các nền kinh tế trên thế giới có nhiều lý do để áp dụng các định nghĩa khác nhau về DNNVV tuỳ thuộc vào nền văn hoá, chính trị của mỗi quốc gia Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng không có định nghĩa tiêu chuẩn duy nhất về DNNVV Nghiên cứu của Parth S Tewari và các cộng sự (2013) chỉ ra rằng định nghĩa về DNNVV ở đa số các quốc gia thường dựa trên các yếu tố: Số lượng lao động; Tài sản/Doanh thu/ Vốn đầu tư; Nền công nghiệp và các yếu tố khác (tuỳ thuộc vào đặc thù của mỗi quốc gia, chẳng hạn như quyền sở hữu)
Theo Khuyến nghị số 2003/361/EC ngày 06/5/2003 của Ủy ban Châu Âu, DNNVV là những doanh nghiệp sử dụng ít hơn 250 lao động và có doanh thu hàng năm không vượt quá 50 triệu Euro và/hoặc tổng bảng cân đối kế toán không vượt quá
43 triệu Euro (Trích đoạn Điều 2 của Phụ lục Khuyến nghị 2003/361/EC)
Theo định nghĩa của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), doanh nghiệp được phân loại vào phân khúc DNNVV phải đáp ứng hai trong ba tiêu chí định nghĩa của IFC (số lao động dưới 300 người; tài sản, doanh thu dưới 15 triệu USD), hoặc nếu khoản vay dành cho doanh nghiệp đó nằm trong tiêu chuẩn quy mô khoản vay có liên quan (dưới
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCED) phân loại DNNVV chủ yếu dựa theo số lượng lao động Cụ thể, doanh nghiệp nhỏ có từ 10 đến 49 lao động, doanh nghiệp vừa sở hữu dưới 250 lao động
Tại Việt Nam, tiêu chí xác định DNNVV được Chính phủ quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 26/08/2021 bao gồm số lao động tham gia bảo hiểm xã hội và tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn, cụ thể:
- Theo lao động và doanh thu:
DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Doanh thu (Tỷ đồng) Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng
Thương mại và dịch vụ < 10 < 10 < 50 < 100 < 100 < 300
- Theo lao động và nguồn vốn:
DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Nguồn vốn (Tỷ đồng) Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng
< 10 < 3 < 100 < 20 < 200 < 100 Thương mại và dịch vụ < 10 < 3 < 50 < 50 < 100 < 100
Thứ nhất, quy mô vốn ban đầu không lớn So với các doanh nghiệp lớn, DNNVV không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư ban đầu, các hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và vốn tín dụng Điều này mang lại lợi thế cho DNNVV với thời gian thu hồi vốn nhanh, tuy nhiên đây cũng là yếu tố gây trở ngại cho việc phát triển của doanh nghiệp Hạn chế về quy mô vốn khiến doanh nghiệp dễ đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn khi nhu cầu phát triển, đổi mới, nâng cấp và đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng Việc cung ứng vốn cho DNNVV chủ yếu được thực hiện qua thị trường tài chính phi chính thức, một phần vì chủ doanh nghiệp có tâm lý ưu tiên vay vốn của người thân, bạn bè Mặt khác là do việc tiếp cận vốn tín dụng thường gặp rất nhiều khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Thứ hai, cơ cấu tổ chức tinh giản, có xu hướng kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý doanh nghiệp Đa số DNNNV là DN cá nhân hoặc gia đình, tổ chức hoạt động linh hoạt, đơn giản Công tác điều hành, quản lý thường được chủ DN trực tiếp thực hiện, giúp việc đưa ra quyết định nhanh chóng, tiết kiệm chi phí quản lý Tuy nhiên, cách vận hành này không có độ chuyên môn hoá cao, trình độ chuyên môn đối với các nghiệp vụ hoặc khả năng nghiên cứu thị trường của chủ doanh nghiệp đôi khi không đạt kết quả tốt được như những người được đào tạo chính quy và có trình độ cao
Thứ ba, số lượng và trình độ lao động còn hạn chế Lực lượng lao động tại Việt
Nam dồi dào, tuy nhiên phần lớn các DNNVV sử dụng nhiều lao động giản đơn, trình độ tay nghề chưa cao Điều kiện, môi trường làm việc và đãi ngộ ở đa số các DNNVV không đủ sức thu hút đối với những lao động năng lực chuyên môn cao Nguồn nhân lực được đào tạo ở DNNVV chiếm tỷ lệ thấp Ngoài ra để giảm thiểu chi phí và phù hợp với quy mô hoạt động, các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức lao động thời vụ hoặc hợp đồng gia công với các hộ dân cư Điều này làm cho các DNNVV gặp khó khăn trong điều hành, quản lý, thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh
Thứ tư, hoạt động chủ yếu hướng vào các lĩnh vực phục vụ đời sống xã hội của thị trường nội địa Do đặc thù về loại hình doanh nghiệp, phạm vi hoạt động chính của
DNNVV là thị trường trong nước, tập trung vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ Khi tập trung vào thị trường nội địa, các chủ doanh nghiệp khai thác được tối đa nguồn lao động và tài nguyên tại địa phương, nắm bắt kịp thời nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Tuy nhiên, điều này khiến sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế của DNNVV bị hạn chế Thị phần của DNNVV không lớn, khả năng chi phối thị trường không cao, để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác là một điều thách thức Hơn thế nữa, đối với thị trường mở như Việt Nam, nền kinh tế rất nhạy cảm với biến động kinh tế thế giới, DNNVV nhìn chung không có đủ nguồn lực để kịp thời thích ứng và hội nhập quốc tế
Thứ năm, năng lực kết nối với thị trường và các doanh nghiệp lớn còn hạn chế Đa số các DNNVV thiếu thông tin thị trường, cũng như các cổng liên lạc với các bộ, ngành để tìm kiếm sự hỗ trợ Đặc biệt là các thông tin về các chính sách hỗ trợ, quy định mới, thủ tục mua bán, xuất nhập khẩu, giá cả hàng hoá,…Sự liên kết giữa DNNNV với nhau hoặc với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn cả trong nước và nước ngoài rất ít Việc kết nối thị trường, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ ít được đầu tư đẩy mạnh Điều này làm cho hình ảnh của các DNNNV không được biết đến rộng rãi, dẫn đến sức ảnh hưởng và khả năng thu hút người tiêu dùng bị hạn chế
Khu vực DNNNV đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển theo hướng bền vững của Việt Nam, cụ thể:
Thứ nhất, DNNNV là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế DNNNV xuất hiện ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước Sự ra đời của các DNNVV đã nâng cao tính cạnh tranh của môi trường, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và gia tăng hàng hoá, dịch vụ cung ứng ra thị trường, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế Quá trình hội nhập kinh tế thế giới tại Việt Nam ngày càng sâu rộng, thêm vào đó là số lượng DNNVV ngày một gia tăng, đây là động lực để các DN tích cực đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ; nâng cao khả năng cạnh tranh nội địa cũng như với thị trường nước ngoài
Thứ hai, cung cấp một lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đáng kể cho nền kinh tế Các DNNNV thường hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, dung lượng thị trường lớn, phân khúc sản phẩm có sức tiêu thụ cao Các loại hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ được DNNVV cung ứng ra thị trường với số lượng lớn, đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu nhờ khả năng phản ứng linh hoạt với xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng Trong đó có thể kể đến các mặt hàng thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ, hàng xuất khẩu, các dịch vụ giải trí, ăn uống,…đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội
Thứ ba, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định trật tự xã hội Hiện nay, giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội là vấn đề nan giải và cấp thiết DNNNV phát triển cả về số lượng và phạm vi hoạt động ở đa dạng các lĩnh vực, đảm bảo cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập cho nhiều đối tượng lao động thuộc các độ tuổi với trình độ khác nhau ở nhiều vùng, miền Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đơn giản, không yêu cầu trình độ, tay nghề cao nên loại hình DN này dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động
Thứ tư, DNNVV là trụ cột kinh tế địa phương, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cân bằng trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng miền Các DN lớn thường tập trung ở các thành phố lớn, trung tâm kinh tế, có điều kiện phát triển thuận lợi, càng làm phân hoá sâu sắc thêm khác biệt về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn DNNVV với các lợi thế về quy mô, nguồn vốn và cơ cấu tổ chức, dễ dàng thâm nhập vào các thị trường, đặc biệt là thị trường nhánh, tận dụng và khai thác được tối đa tiềm năng và thế mạnh ở các vùng DNNVV là chủ thể tác động tích cực nhất trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương như gốm sứ, điêu khắc, dệt, đan tre,…
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Theo quan điểm của Marx: ‘Tín dụng nói chung là chuyển động cho vay và đi vay, tức là chuyển động của hình thức chuyển nhượng duy nhất có điều kiện duy nhất này cùa tiền hoặc hàng hoá” Tại Việt Nam, Khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 quy định: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”
Như vậy, tín dụng ngân hàng thể hiện mối quan hệ giữa các ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác, trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản theo nguyên tắc có hoàn trả cho bên đi vay sử dụng, với thời hạn nhất định theo thoả thuận Để thực hiện được quan hệ này, ngân hàng phải đứng ra huy động vốn bằng tiền từ thị trường và cho vay lại Có thể nói, trong mối quan hệ tín dụng này, ngân hàng đóng vai trò trung gian, với tư cách là “người đi vay” và “người cho vay”
1.2.2 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Về phía Nhà Nước, những năm qua Việt nam đã và đang nỗ lực tháo gỡ rào cản nhằm thúc đẩy khu vực DNNVV phát triển Chính phủ tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ với nội dung cụ thể: phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNVV; hỗ trợ đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp; hỗ trợ đổi mới, sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực; cải cách thủ tục hành chính,…Đặc biệt là các chính sách tín dụng cho DNNVV như ưu đãi về lãi suất, cơ cấu thời hạn trả nợ, điều kiện vay,… Tuy còn nhiều bất cập và vướng mắc trong quá trình thực hiện, nhưng nhìn chung đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV
Về phía NHTM, bên cạnh những quy định có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của Nhà nước, các NHTM thường ban hành các quy trình, chính sách nội bộ riêng biệt để vận hành trong toàn bộ hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của mình Nhìn chung, các quy định này thường áp dụng chung cho nhiều đối tượng khách hàng, chưa thực sự tập trung chuyên sâu vào DNNVV Tất nhiên, tại một số ngân hàng cũng đã chỉ đạo thực hiện những chính sách riêng biệt dành cho phân khúc khách hàng DNNVV Tuy nhiên, việc triển khai vẫn chưa được sâu rộng và chưa đạt hiệu quả cao Những quy định có thể khác nhau phụ thuộc vào ngân hàng, nhưng các DNNVV đều gặp khó khăn giống nhau liên quan đến việc đáp ứng điều kiện vay vốn Song, cùng với mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước, các NHTM cũng đã xác định DNNVV là khách hàng mục tiêu, chiến lược và có sự ưu đãi nhất định về quy trình vay vốn, lãi suất và tài sản đảm bảo,…
Về phía DNNVV, mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong cả nước, nhưng trình độ quản trị, năng lực am hiểu chính sách còn hạn chế, chưa biết cách xây dựng phương án sử dụng vốn khả thi, đúng quy định để làm cơ sở vay vốn Ngoài ra, các DNNVV vì quy mô vốn và mô hình hoạt động đơn giản, ít chú trọng đến công tác kiểm soát nội bộ, dẫn đến việc không phản ánh được rõ ràng, minh bạch tình hình sức khoẻ tài chính của DN, không tạo được niềm tin với ngân hàng Ngoài ra, tài sản đảm bảo của DNNVV cũng là một vấn đề gây khó khăn cho chủ DN khi muốn tiếp cận tín dụng ngân hàng
1.2.3 Vai trò tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ quan trọng cho doanh nghiệp khi thành lập cũng như mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Theo “Báo cáo chính sách DNNVV và khởi nghiệp tại Việt Nam” của OECD năm 2021, cho vay DNNVV chiếm 22% tổng các khoản vay của NHTM Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự hình thành và phát triển của khu vực tư nhân thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, giúp DNNVV duy trì hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, triển khai các dự án đầu tư Sự hình thành và phát triển của DNNVV tại Việt Nam đa số là sau một quá trình tích luỹ nguồn lực ngắn hạn, dựa vào vốn tự có và huy động từ người thân, bạn bè Nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân có giới hạn, không thể hỗ trợ nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của doanh nghiệp Với bản chất năng động, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, các DNNVV cần có được nguồn vốn kịp thời, giúp đưa ra quyết định nhanh chóng trước các biến động thường xuyên của thị trường Chính vì vậy, tín dụng ngân hàng là kênh dẫn vốn cần thiết, an toàn và quan trọng đối với DNNNV
Thứ hai, góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với các DNNVV, vì có một số hạn chế nhất định, để chiếm ưu thế trước các doanh nghiệp lớn là một vấn đề khó khăn Xu hướng của khối doanh nghiệp này thường là tăng cường hợp tác, liên doanh; tập trung vốn đầu tư, trang bị kỹ thuật hiện đại, đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả xuất kinh doanh Tuy nhiên, vốn tự có của DNNVV lại hạn chế, khả năng tích luỹ thấp Để đáp ứng kịp thời nhu cầu, chủ doanh nghiệp phải tìm đến tín dụng ngân hàng Các chuyên gia kinh tế đã xác định, hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng là một trong tám yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Quang Tuyến, 2009)
Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và giảm thiểu rủi ro về nợ phải trả cho doanh nghiệp So với tín dụng thương mại và vay vốn thông qua thị trường tài chính phi chính thức, tín dụng ngân hàng có độ ổn định và an toàn hơn cho DNNVV Tín dụng thương mại chỉ phát sinh giữa các doanh nghiệp có sự liên kết, quen biết, tín nhiệm lẫn nhau; thời gian bị phụ thuộc vào khả năng và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; số lượng vốn bị hạn chế Tín dụng ngân hàng giúp chủ doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về số lượng tín dụng, thời hạn và phương thức vay; hơn hết là an toàn và kiểm soát được rủi ro Khi sử dụng vốn ngân hàng, mục tiêu của DN là thu hồi đủ vốn và phải tìm cách sử dụng vốn hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất NHTM nhằm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả gốc lẫn lãi mà vẫn thu được lợi nhuận cao
1.2.4 Phân loại tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tín dụng ngân hàng khá đa dạng, áp dụng cho từng đối tượng và tuỳ theo nhu cầu của khách hàng Việc phân loại tín dụng được dựa vào một số tiêu thức nhất định, giúp ngân hàng thiết lập quy trình tín dụng phù hợp, nâng cao hiệu quả tín dụng, kiểm soát rủi ro Đối với phân khúc khách hàng DNNVV, có một số sản phẩm tín dụng phổ biến, thường được ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp
1.2.4.1 Căn cứ thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: có kỳ hạn tối đa là 12 tháng, thường áp dụng để bổ sung vốn lưu động bị thiếu hụt, phù hợp với chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp Ngân hàng có thể xem xét cấp tín dụng từng lần hoặc theo hạn mức tín dụng tuỳ thuộc vào tình hình và nhu cầu thực tế của khách hàng
- Tín dụng trung hạn: phục vụ mua sắm tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến và đổi mới công nghệ, kỹ thuật có quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh với thời hạn từ 1 đến 5 năm
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn từ 5 năm trở lên, với mục đích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo vị thế và khả năng hợp tác đa ngành với quy mô lớn và thời gian hoàn vốn dài
1.2.4.2 Căn cứ mục đích sử dụng vốn
- Vay sản xuất kinh doanh: nhằm phục vụ mọi nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp, mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ, chi lương, nộp thuế,…
- Vay bất động sản: gồm các khoản cho vay xây dựng, giải phóng mặt bằng; mua nhà, đất đai hoặc bất kỳ loại bất động sản nào khác
1.2.4.3 Căn cứ mức độ tín nhiệm
- Tín dụng có bảo đảm: Là khoản vay được bảo đảm bằng việc cầm cố, thế tài sản của khách hàng hoặc bảo lãnh của bên thứ ba Đây là biện pháp để ngân hàng giảm thiểu rủi ro, bổ sung nguồn thu nợ trường hợp khách hàng không có khả năng hoàn trả
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
Cấp tín dụng là hoạt động ẩn chứa nhiều loại rủi ro với các mức độ tần suất khác nhau Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng ngân hàng có thể hiểu là những biến cố không chắc chắn, phát sinh trong quá trình cấp tín dụng, dẫn đến những tổn thất về thu nhập, giá trị vốn hoặc tổn hại danh tiếng, hình ảnh của ngân hàng Trong đó, rủi ro tín dụng là quan trọng nhất bởi tính phổ biến và mức độ tổn thất của loại rủi ro này
- Rủi ro hoạt động: gây ra tổn thất cho các nguyên nhân nội bộ (quy trình, hệ thống, nhân viên, ) hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngoài Có thể phân biệt rủi ro hoạt động căn cứ vào nguồn gốc phát sinh biến cố bao gồm: vật chất, con người, pháp lý và gian lận
- Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra tổn thất, thiệt hại cho ngân hàng, khi khách hàng vi phạm cam kết: không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả gốc và lãi cho ngân hàng
- Rủi ro lựa chọn: liên quan đến khâu thẩm định và phân tích khách hàng trước khi đưa ra quyết định tín dụng Do hiện tượng thông tin bất cân xứng (Asymmetric information), ngân hàng luôn phải đối mặt với lựa chọn bất lợi (Adverse selection): chấp nhận một khách hàng xấu, một khoản vay rủi ro cao, đồng nghĩa với việc loại bỏ một khách hàng tốt, một khoản vay có độ an toàn cao
- Rủi ro bảo đảm: xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo cho sự an toàn của một khoản tín dụng được ngân hàng chấp nhận, có thể là tài sản bảo đảm, vốn đối ứng, bảo lãnh của bên thứ ba hoặc những thoả thuận giữa hai bên Các rủi có thể gặp phải chẳng hạn là tài sản bảo đảm mất giá, không còn tồn tại; mất vốn, khả năng bảo lãnh của bên thứ ba không cao
- Rủi ro nghiệp vụ: liên quan đến những tác nghiệp trong quá trình thực hiện giao dịch tín dụng như thu thập thông tin, thẩm định tín dụng, định giá tài sản bảo đảm, kiểm soát trong và sau khi cấp tín dụng, quy trình xử lý nợ Những sai sót trong quá trình tác nghiệp có thể làm gia tăng rủi ro và tổn thất cho ngân hàng
- Rủi ro danh mục: bao gồm rủi ro nội tại liên quan đến bản chất, đặc thù lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và rủi ro tập trung xuất phát từ sự thiếu đa dạng trong danh mục tín dụng của ngân hàng.
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN THẾ GIỚI
Mỹ là quốc gia khởi đầu trong công cuộc luật hoá chính sách hỗ trợ DNNVV Với vị thế là một trong những nền kinh tế phát triển bậc nhất, nhưng Chính phủ Mỹ vẫn hết sức coi trọng sự tồn tại và phát triển của đối tượng doanh nghiệp này Chính phủ Mỹ đã có những động thái tích cực đối với lĩnh vực tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ thông qua nhiều sáng kiến Đạo luật Tái đầu tư Cộng đồng (CRA), Tổng Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), Hệ thống Dự trữ Liên bang và Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC) đánh giá các hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ của “các tổ chức tài chính được quản lý” Ngoài ra, Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ (SBA) quản lý một số chương trình cho vay, chủ yếu tập trung vào nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp nhỏ không thể nhận được tín dụng từ các nguồn thông thường khác cũng như các doanh nghiệp ở các cộng đồng chưa được phục vụ đầy đủ, các công ty khởi nghiệp và các công ty trẻ không có nhiều, hoặc bất kỳ lịch sử tài chính nào
Bên cạnh những sáng kiến lâu dài, các cơ quan Chính phủ đã tạo ra một số chương trình và mở rộng các chương trình hiện có để hỗ trợ khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ sau đại dịch COVID-19 Điểm nổi bật nhất trong số các chương trình này là đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), các chương trình hỗ trợ khác đáng chú ý bao gồm việc mở rộng khoản vay khắc phục thiệt hại kinh tế do thảm họa (EIDL) và thành lập Cơ sở thanh khoản của Chương trình bảo vệ tiền lương (PPPLF) và Chương trình cho vay Main Street (MSLP)
- Đạo luật tái đầu tư cộng đồng (The Community Reinvestment Act - CRA): Được quốc hội ban hành vào năm 1977 để khuyến khích các tổ chức lưu ký được liên bang bảo hiểm giúp đáp ứng nhu cầu tín dụng của cộng đồng nơi họ được cấp phép, giải quyết sự phân biệt đối xử trong các khoản vay dành cho các cá nhân và doanh nghiệp từ các vùng lân cận có thu nhập thấp và trung bình CRA yêu cầu các cơ quan quản lý liên bang kiểm tra các tổ chức ngân hàng về việc tuân thủ CRA và xem xét thông tin này khi phê duyệt đơn đăng ký cho các chi nhánh ngân hàng mới hoặc để sáp nhập hoặc mua lại Đạo luật không bắt buộc bất kỳ hình phạt nào khác đối với việc không tuân thủ CRA Năm 1981, để giúp đạt được các mục tiêu của CRA, mỗi ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang đã thành lập Văn phòng các vấn đề cộng đồng để làm việc với các tổ chức ngân hàng và công chúng trong việc xác định nhu cầu tín dụng trong cộng đồng và cách giải quyết những nhu cầu đó
- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (The Small Business Act - SBA):
Ban hành lần đầu tiên vào năm 1953 nhằm hỗ trợ và bảo hộ quyền lợi của các DNNVV ở mức cao nhất; đảm bảo đối xử công bằng với các DN lớn trong việc tiếp cận các nguồn lực của Chính phủ Luật này cũng quy định việc thành lập cơ quan hỗ trợ DNNVV của Mỹ (SBA) SBA hoạt động như một tổ chức độc lập để hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp nhỏ thông qua việc hỗ trợ vốn và tạo cơ hội ký hợp đồng Các khoản vay không được cung cấp trực tiếp mà thông qua cơ chế bảo lãnh một phần hoặc thông qua hệ thống NH theo quy định Mức lãi suất, phí của khoản vay có bảo lãnh của SBA tương đương với các khoản vay không có bảo lãnh Một mạng lưới 900 trung tâm hỗ trợ phát triển DNNVV với vai trò là kênh thông tin tương tác với Chính phủ để kết nối khách hàng có nhu cầu tiếp cận Trong số các mục tiêu chính sách tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ của các chương trình cho vay SBA là mục tiêu thúc đẩy cơ hội kinh doanh cho phụ nữ và người thiểu số
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung Quốc đã và đang trở thành một trong những động lực dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tế trong chiến lược cải cách của quốc gia này Nhằm xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của khu vực DNNVV trong nền kinh tế, Nhà nước thực hiện nhiều chính sách thích hợp và có lộ trình nhất định Luật thúc đẩy Doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời năm 2003, làm hành lang pháp lý quan trọng, tạo môi trường thể chế thuận lợi cho hoạt động thực tiễn của khu vực doanh nghiệp này Đến năm 2006, Trung Quốc thực hiện Dự án quốc gia về tăng trưởng DNNVV, hướng đến các mục tiêu cơ bản là: hoàn thiện hệ thống chính sách; chuyển dịch cơ cấu DNNVV trong tổng thể nền kinh tế; tạo sự bền vững trong chiến lược đổi mới; củng cố nền tảng đào tạo; thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo; cải thiện và hỗ trợ nguồn lực tài chính; thúc đẩy các liên kết về chuyển giao công nghệ Ngoài ra, Chính phủ cũng tiến hành thành lập cơ quan quản lý nhà nước độc lập phụ trách khu vực DNNVV, đó là Ủy ban doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ thực hiện chức năng hỗ trợ là chính, không can thiệp và gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp
- Về chính sách phát triển: Trung Quốc đặt trọng tâm phát triển vào việc mở rộng việc làm và tập trung vào lĩnh vực dịch vụ Dịch vụ gần gũi và trực tiếp phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, do vậy các DNNVV có lợi thế hơn trong lĩnh vực này
- Về hỗ trợ tài chính và thuế: Hỗ trợ tín dụng được thực hiện dưới các hình thức như: cung cấp bảo lãnh tín dụng, cho vay trực tiếp và hỗ trợ lãi suất Các DNNVV được tiếp cận vốn trên thị trường trái phiếu thông qua liên kết với một ngân hàng, một doanh nghiệp có hạng tín nhiệm cao đứng ra bảo lãnh phát hành trái phiếu hay còn gọi là phát hành trái phiếu liên kết (trái phiếu hợp nhất).Chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được thực hiện, các DNNVV thuộc lĩnh vực này sẽ được tiếp cận các khoản vay ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại với lãi suất do ngân hàng trung ương quy định
- Về hỗ trợ đổi mới công nghệ: Trung Quốc đã hình thành và áp dụng mô hình cho vay trực tuyến - công nghệ tài chính Fintech, nền tảng cho vay CreditTech, mô hình cho vay ngang hàng (P2P), Ngân hàng kỹ thuật số WeBank lớn nhất Trung Quốc cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp thu nhập thấp Đột phá Fintech đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong hoạt động tín dụng, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận vốn đa dạng hơn cho DNNVV mà trước đó bị thống trị bởi các ngân hàng thương mại
Chính phủ Nhật Bản cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới hình thức chương trình bảo lãnh tín dụng và các khoản vay trực tiếp Hệ thống bảo lãnh tín dụng được tổ chức chặt chẽ trong một mô hình “Credit Supplementation System - hệ thống hỗ trợ tín dụng” Hệ thống này bao gồm: bảo lãnh tín dụng và bảo hiểm tín dụng Trong đó, bảo hiểm tín dụng nghĩa là sau khi kí hợp đồng BLTD với các DNNVV, TCTD, các quỹ BLTD có thể kí hợp đồng bảo hiểm (cho khoản đã bảo lãnh đối với các DNNVV) Đối với các NHTM, mô hình này sẽ san sẻ rủi ro, giúp tăng cơ hội mở rộng khả năng cho vay, tạo mối liên hệ tốt hơn với các doanh nghiệp
Ngoài ra, tại Nhật Bản các ngân hàng chuyên biệt về tài trợ cho DNNVV được gọi là các ngân hàng Shinkin - là các tổ chức tài chính khu vực hợp tác phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và người dân địa phương Ngân hàng Trung ương Shinkin (Shinkin Central Bank – SCB) đóng vai trò là ngân hàng trung ương cho các ngân hàng
Shinkin Với vai trò này, nó thực hiện các khoản vay và nhận tiền gửi từ các ngân hàng Shinkin và cơ quan giám sát là Cơ quan Dịch vụ Tài chính Các ngân hàng Shinkin cung cấp khoản vay chủ yếu cho các DNNVV là thành viên của họ Họ cũng có thể cho vay với các DNNVV không phải là thành viên nhưng hạn chế ở tỷ lệ 20%
Nhằm cung cấp một môi trường thích hợp cho các DNNVV để đáp ứng những thách thức và tận dụng những cơ hội mới, Chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra chính sách ưu tiên đối với khối doanh nghiệp này Chính sách phát triển DNNVV ở Hàn Quốc bắt đầu với những nỗ lực của chính phủ để bảo vệ các doanh nghiệp khỏi sự thống trị, hay chi phối mạnh của các doanh nghiệp lớn có năng lực sáng tạo hay có ảnh hưởng lớn về công nghệ và thị trường Tương tự với các cường quốc kinh tế khác, chương trình bảo lãnh tín dụng cũng được Chính phủ Hàn Quốc triển khai nhằm cung cấp tài chính, hỗ trợ cho cả DNNVV và NHTM Đặc biệt, với mục tiêu hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, giao dịch hàng hoá, năm 2009 Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật về Hỗ trợ mua bán cho DNNVV - Hàng hoá sản xuất và hỗ trợ phát triển thị trường (Act on Facilitation of Purchase of Small and Medium Enterprises - Manufactured Products and Support for Development of their Markets) sửa đổi, bổ sung tháng 7/2011 Thông qua Đạo luật, Chính phủ chỉ định một số chủ thể kinh tế sẽ ưu tiên mua hàng hoá trong lĩnh vực công nghệ do các DNNVV sản xuất nhằm tạo ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của DNNVV cũng như tạo điều kiện giao thương hàng hoá giữa các DN với nhau
Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (Industrial Bank of Korea - IBK) được thành lập vào năm 1961 với tư cách là một ngân hàng đại chúng theo Đạo luật Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (The Industrial Bank of Korea Act) nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho các DNNVV có khả năng tiếp cận các nguồn lực thị trường Ngân hàng được yêu cầu phân bổ ít nhất 70% danh mục cho vay của mình cho các DNNVV IBK đã thiết lập các hoạt động cho vay dựa trên định giá tín dụng và chuyển sang hệ thống cho vay tín dụng nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho đối tượng này IBK cũng cung cấp hỗ trợ tư vấn cho DNNVV ở mọi giai đoạn kinh doanh Ngoài ra, khi cho vay trực tiếp, IBK đóng vai trò là đại lý bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay của doanh nghiệp nhỏ.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Thứ nhất, quy định pháp lí chặt chẽ, đầy đủ Hoạt động cấp tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng dựa trên cơ sở pháp lý cao nhất là luật, giúp đảm bảo tính thống nhất, tính tuân thủ của các đối tượng tham gia Các chính sách hỗ trợ cho DNNVV có quy chuẩn, khung pháp lí riêng sẽ nâng cao hiệu quả thi hành, hướng tới mục tiêu cấp thiết nhất là thúc đẩy các DNNVV tiếp cận vốn Luật mang tính chất cơ bản về DNNVV góp phần định hướng, tạo hành lang pháp lý để xây dựng các quy định sau này; thể hiện sự quan tâm, cam kết của các cấp lãnh đạo đối với sự phát triển của DNNVV Các văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ riêng biệt, đặc thù cho từng lĩnh vực; chuyên ngành được ban hành sau đó nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể, tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong từng thời kỳ, phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế
Thứ hai, phát huy vai trò của các cơ quan chuyên biệt dành cho DNNVV Các cơ quan, hiệp hội phụ trách khu vực DNNVV được thành lập nhằm tập trung hỗ trợ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DNNVV một cách tối đa Tại một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Chính phủ còn thành lập ngân hàng chuyên biệt về tài trợ cho DNNVV Việc xây dựng khung khổ pháp luật về hoạt động của các tổ chức này phải đảm bảo phát huy được vai trò, đạt được mục tiêu hỗ trợ DNNVV Ngoài ra, cần có sự liên kết giữa các các cơ quan chuyên biệt dành cho DNNVV với các sở, ban, ngành liên quan nhằm triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ kịp thời, hiệu quả
Thứ ba, phát triển nguồn lực khoa học, công nghệ Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đòi hỏi nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cần chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa để có thể nắm bắt các xu hướng công nghệ số; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; nâng cao tính cạnh tranh và giảm thiểu chi phí Trung Quốc đã hình thành và áp dụng mô hình cho vay trực tuyến, Ngân hàng kỹ thuật số WeBank lớn nhất Trung Quốc cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp thu nhập thấp, mở ra cơ hội tiếp cận vốn dễ dàng hơn Bên cạnh đó, nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cũng nên được Chính phủ các nước chú trọng phát triển nhằm đáp ứng quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Ở chương này, tác giả đã khái quát về định nghĩa, đặc điểm, vai trò của DNNVV và tín dụng ngân hàng đối với đối tượng doanh nghiệp này dựa trên những quy định của Chính phủ, cùng với việc thu thập, tổng hợp thông tin liên quan Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu tình hình phát triển tín dụng dành cho DNNVV ở một số quốc gia lớn trên thế giới, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Thông qua đó, có thể thấy việc hỗ trợ phát triển và nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV là định hướng, mục tiêu trọng tâm của các nền kinh tế, không riêng gì Việt Nam.
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 -
2.1.1 Tình hình kinh tế thế giới
Trong công cuộc phục hồi sau đại dịch Covid-19, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới phải đối mặt với thách thức của sự bùng nổ giá cả hàng hoá và năng lượng Hàng loạt những chính sách đã được các nhà lãnh đạo, nhà cầm quyền ban hành nhằm ứng phó với dịch bệnh trên tất cả các phương diện kinh tế, đời sống, xã hội dưới nhiều hình thức như: phát tiền trợ cấp, giảm thuế, phí, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình,… Một số quốc gia triển khai gói hỗ trợ quy mô lớn (Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,…) chưa từng có tiền lệ Tuy nhiên, sự khác biệt về quy mô và mức độ của các gói hỗ trợ giữa các quốc gia là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nền kinh tế hồi phục nhưng tăng trưởng không đều, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro
Ngoài ra, tình hình xung đột chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa các nước diễn biến phức tạp, khó lường tác động lớn đến kinh tế, thương mại, đầu tư, Chính sách nới lỏng tiền tệ chưa từng có trong giai đoạn 2020-2021 cùng với đó là cuộc xung đột
Nga - Ukraine đã khiến lạm phát bùng nổ với quy mô toàn cầu kể từ cuối năm 2022
Cụ thể, các chuỗi cung ứng, sản xuất đứt gãy cục bộ, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh và tăng cao, đẩy lạm phát thế giới gia tăng nhanh và đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ Chưa kể, điều này còn gây ra mất cân bằng cung cầu, ảnh hưởng đến tình trạng lao động việc làm và gia tăng khoảng cách giàu nghèo Để đối phó với thách thức leo thang, hầu hết các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đã thực hiện thắt chặt tiền tệ, điều chỉnh lãi suất liên tục, kéo dài liên tục trong hơn một năm qua; đồng thời giảm bớt, thu hồi các gói hỗ trợ tài khoá do thâm hụt ngân sách tăng cao và nợ công “đụng trần” Các lĩnh vực là động lực tăng trưởng truyền thống của kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư, sản xuất liên tục gặp khó khăn Đến nay, lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn được đánh giá ở mức cao, dẫn đến xu hướng thắt chặt tiền tệ vẫn được áp dụng ở một số nước, gây áp lực tỷ giá ngoại tệ, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu
Thêm vào đó, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đến nay vẫn chưa hạ nhiệt mặc dù đã có những dấu hiệu của việc nỗ lực cải thiện mối quan hệ Mâu thuẫn hiện nay đang tập trung vào lĩnh vực công nghệ, kéo theo những bất lợi cho kinh tế thế giới Đặc biệt là sau động thái ban hành sắc lệnh cấm đầu tư vào công nghệ ở Trung Quốc và thuyết phục các nước đồng minh hạn chế dòng vốn đổ vào Trung Quốc của Mỹ Trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa hai cường quốc này ngày càng gay gắt, nguồn vốn không đến được Trung Quốc sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia khác nắm bắt cơ hội tổ chức lại chuỗi cung ứng, thu hút dòng vốn nước ngoài
Công cuộc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hay chuyển đổi năng lượng được xem như một điểm sáng trong bức tranh có phần ảm đạm của kinh tế thế giới thời gian qua Đây là vấn đề được đề cập nhiều và đang diễn ra rất mạnh mẽ, khẩn trương, gấp rút ở hầu hết các quốc gia Các nước phát triển tăng cường thiết lập các “tiêu chuẩn”, cho kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, kinh tế xanh, giảm phát thải các-bon, nhất là việc triển khai các cam kết tài chính cho phát triển, tài chính khí hậu, tài chính xanh Trong bối cảnh đầu tư quốc tế nói chung suy giảm, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực chuyển đổi năng lượng gia tăng mạnh Đây là lĩnh vực đầu tư có mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2015-2023 Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư xem chuyển đổi năng lượng là chiến lược dài hạn, là xu thế chuyển đổi bắt buộc nhằm thích ứng với các tiêu chuẩn mới về giảm phát thải Xu hướng này mang lại cơ hội, tác động đến khả năng cạnh tranh, đồng thời cũng là thách thức đối với các nước đang phát triển
Các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất trong các lĩnh vực mới và công nghiệp trọng yếu nhằm hướng đến mục tiêu chung là ưu tiên ổn định kinh tế, phát huy nội lực, tăng cường năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Hợp tác về chuỗi cung ứng trong một số lĩnh vực trọng yếu
(bán dẫn, khoáng sản, hydro, pin xe điện, ) có tốc độ phát triển nhanh, nổi bật là các dự án xây dựng nhà máy bán dẫn tại Mỹ, Đức, Nhật Bản, , mở ra cơ hội lớn cho các quốc gia đang phát triển tham gia
Nhìn chung, giai đoạn 2021-2023 là một khoảng thời gian khó khăn chung cho nền kinh tế thế giới với tính bất định cao, diễn biến phức tạp, nhanh chóng cùng nhiều yếu tố mới, bất ngờ, xuất hiện các rủi ro trong cả ngắn hạn và dài hạn Đến cuối năm
2023, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang chịu tác động kéo dài của các biến cố tiêu cực chồng chéo lên nhau Xu hướng phát triển của công cuộc chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trên thế giới đã và đang ghi nhận nhiều kết quả khả quan, mở ra cơ hội cho các nước
2.1.2 Bối cảnh kinh tế tại Việt Nam
Trong giai đoạn 3 năm qua, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt có những vấn đề chưa từng có tiền lệ, ảnh hưởng mạnh mẽ lên hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và tổ chức triển khai thực hiện hàng loạt các biện pháp quyết liệt, kịp thời, bám sát tình hình thực tế Nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã đứng vững, thành công đối mặt với những thách thức, ghi nhận nhiều kết quả quan trọng, được ghi nhận cả trong nước và quốc tế, nâng cao vai trò và vị thế quốc tế
Năm 2021, Việt Nam lần đầu tiên phải đối diện với những tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu cả về y tế, kinh tế và xã hội đến từ đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 với diễn biến phức tạp, nguy hiểm, xâm nhập vào hầu hết các trung tâm kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, thành phố lớn,… Đây cũng là cột mốc quan trọng của quốc gia khi là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 Dịch Covid-19 kéo dài đã bào mòn sức chống chịu của doanh nghiệp và người dân, đồng thời gây mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau đại dịch
Tình hình chính trị, xã hội, an ninh của Việt Nam trong năm 2022 đã ổn định hơn khi dịch bệnh được kiểm soát Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội có được từ nỗ lực của Đảng, Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn từ cả yếu tố bên ngoài lẫn nội tại bên trong Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân cần thời gian và hỗ trợ để phục hồi Với thị trường có độ mở lớn, quy mô khiêm tốn, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế dẫn đến việc nền kinh tế trong nước rất nhạy cảm và bị ảnh hưởng đáng kể bởi những biến động từ bên ngoài Do tác động từ kinh tế thế giới, lạm phát trong năm tăng cao; giá cả xăng dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh; cầu thị trường suy giảm
Sang đến năm 2023, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn đang chịu ảnh hưởng từ mức lạm phát cao, chuỗi cung ứng thiếu ổn định Tăng trưởng kinh tế thấp hơn kịch bản đề ra, hạn chế nội tại của nền kinh tế kéo dài nhiều năm đã bộc lộ hơn; lạm phát tuy có xu hướng chậm lại (bình quân 6 tháng đầu năm 2023 là 3,29%) nhưng lạm phát bình quân vẫn ở mức cao (4,74%) Tình trạng lượng cầu giảm, chi phí đầu vào tăng cao, thiếu thị trường xuất khẩu đã tác động không nhỏ đến nhiều ngành sản xuất công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Ngoài lĩnh vực nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ”, các động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đề có mức tăng trưởng thấp, thậm chí là sụt giảm Những hướng phát triển kinh tế bền vững như chuyển đổi xanh chưa trở thành những lực lượng chính trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu DN còn khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro Nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn tín dụng ngân hàng nhưng hệ thống NHTM cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ xấu
Nhìn chung, bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2023 vẫn có nhiều điểm khả quan bên cạnh những thách thức bên trong lẫn bên ngoài phạm vi lãnh thổ Các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá cao môi trường chính trị, kinh tế - xã hội ổn định của Việt nam Lạm phát được kiểm soát, đà tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì là một điểm sáng trong “bức tranh màu xám” của kinh tế toàn cầu.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê trong thời gian qua, DNNVV chiếm trên 97% số doanh nghiệp cả nước, tạo cơ hội việc làm cho khoảng 36% số lao động, thu hút hơn 31% tổng nguồn vốn, đóng góp doanh thu thuần chiếm khoản 26% tổng doanh thu thuần của khối doanh nghiệp
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tại thời điểm 31/12/2021 có 176.217 doanh nghiệp quy mô nhỏ, chiếm 24,5%, tăng 7,6% và 25.402 doanh nghiệp quy mô vừa, chiếm 3,5%, tăng 6,3% so với cùng thời điểm năm 2020 Số lượng DNNVV không ngừng gia tăng qua các năm Trong năm 2022, nhờ tăng tốc khởi nghiệp, cả nước có 133.367 doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa được thành lập, chiếm 89,8% trong tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 30,2% so với năm 2021 Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào khu vực dịch vụ với 110.285 doanh nghiệp; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có 36.289 doanh nghiệp và 1.959 doanh nghiệp thành lập mới trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
Số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường năm 2023 lần đầu tiên chạm mức kỷ lục, gấp 1,2 lần mức bình quân giai đoạn 2017-2022 và tăng 4,6% so với ước tính thực hiện cả năm 2023 Doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 90,6%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 2,6% và doanh nghiệp có quy mô vừa chiếm 0,9% Điều này phần nào thể hiện những thành quả trong công cuộc hồi phục kinh tế của Việt Nam sau đại dịch Covid-19, môi trường đầu tư được cải thiện và sự nỗ lực của lực lượng doanh nhân trong khởi nghiệp
Số DNNVV khởi nghiệp gia tăng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đạt và đạt vượt mức mục tiêu đề ra, là tín hiệu khả quan cho việc phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới Hành lang pháp lý và các điều kiện hỗ trợ DNNVV đã và đang được cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm và cải thiện, tạo môi trường lành mạnh cho DNNVV ra đời và hoạt động.
CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
Trong Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 03/06/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu với mong muốn phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân Trong đó, Đảng đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, đặc biệt là DNNVV Bởi vì DNNVV là một bộ phận quan trọng và chiếm số lượng chủ yếu trong thành phần kinh tế này Cụ thể: “Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 01 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó 600.000 đến 700.000 doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 02 triệu doanh nghiệp” Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể được đưa ra trong Nghị quyết số 10-NQ/TW, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV được xác định là một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng hàng đầu DNNVV được hỗ trợ cấp tín dụng chủ yếu qua 3 kênh tiếp cận vốn bao gồm: (1) chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước; (2) chương trình ưu đãi tín dụng tại địa phương; (3) chương trình, gói vay ưu đãi lãi suất của các tổ chức tín dụng
2.3.1 Một số chính sách, chương trình phát triển tín dụng đối với DNNVV
2.3.1.1 Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang lâm nghiệp và thủy sản; và sự chuyển dịch trong nội bộ các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng năng suất chất lượng và giảm số lượng Đây là thực tế tất yếu, đảm bảo sự thích ứng, hội nhập của nền kinh tế và chính từ sự chuyển dịch cơ cấu đó đã giúp ngành nông nghiệp ngày càng phát triển, là động lực phát triển của toàn ngành kinh tế Chính vì vậy, nông nghiệp, nông thôn luôn là đối tượng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Thời gian qua đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển lĩnh vực này như:
- Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp: được triển khai thông qua Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 13/2014/TT- NHNN của NHNN hướng đến đối tượng các DNNVV có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân Các doanh nghiệp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất 100% trong hai năm đầu và 50% trong năm thứ ba khi vay vốn tại các NHTM để mua các máy móc thiết bị Hạn mức cho vay của các NHTM tối đa 100% giá trị hàng hoá
- Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch: căn cứ Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ, Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của NHNN và Quyết định 738/QĐ-BNN- KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Khoa học công nghệ, NHTM cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để thực hiện chương trình với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn Theo chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), các NHTM sẽ dành gói tín dụng khoảng 100.000 tỷ đồng để khuyến khích các cá nhân, tổ chức sản xuất theo mô hình này với lãi suất ưu đãi, điều kiện vay thuận lợi Ngoài ra, NHTM được phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi khách hàng khó khăn trong việc trả nợ vay do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng Khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, NHTM cho vay được giữ nguyên nhóm nợ
01 lần đối với một khoản nợ DNNVV cũng có thể được vay mới nếu có phương án sản xuất kinh doanh khả thi Đồng thời, căn cứ quy định hiện hành và khả năng tài chính của mình, NHTM xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác (bao gồm cả miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước thu nợ lãi sau) nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất – kinh doanh Doanh nghiệp vay vốn theo chương trình được phép sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm
- Chương trình ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ: được triển khai theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 01/2016/TT-NHNN của NHNN Khoản 2 Điều 12 quy định DNNVV sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được vay tối đa 70% vốn đầu tư tại các TCTD trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng Điều kiện để được cấp khoản vay bao gồm: “có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tối thiểu 15% giá trị khoản vay”; “có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư”; “tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại các TCTD hoặc tổ chức kinh tế khác”
- Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 và Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/09/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện điều kiện đối với tổ chức, cá nhân vay vốn; đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực này Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tối đa là 6,5%/năm Chính phủ cho phép cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay đối với từng trường hợp được cụ thể Trong đó, trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng, TCTD được thực hiện khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại trong thời gian tối đa 02 (hai) năm Riêng đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị hoặc ứng dụng công nghệ cao thì thời gian khoanh nợ tối đa là 03 (ba) năm Các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ Số tiền lãi TCTD không thu được do đã thực hiện khoanh nợ được ngân sách nhà nước cấp tương ứng
Về cơ chế bảo đảm, TCTD được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết tại Điều 14 quy định các doanh nghiệp ký hợp đồng cung cấp, tiêu thụ theo mô hình liên kết được xem xét cho vay không có TSBĐ tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án Các doanh nghiệp ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị được xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Nghị định 116/2018/NĐ-CP đã bổ sung quy định: “Doanh nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp có thể được ngân hàng xem xét cho vay không cần tài sản bảo đảm tối đa 70% giá trị của dự án, phương án”
- Chính sách cho vay hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ: theo Nghị định
67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ và Thông tư 22/2014/TT-NHNN ngày 15/8/2014 của NHNN hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP Lần sửa đổi, bổ sung gần nhất là vào năm 2018 với Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ và Thông tư 12/2018/TT-NHNN ngày 27/4/2018 của NHNN Đối tượng áp dụng của chính sách là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản Theo đó, chủ tàu được các NHTM cho vay tối đa đến 95% giá trị tàu vỏ thép, vật liệu mới, để đóng mới, nâng cấp tàu vỏ gỗ; lãi suất vay vốn tối đa 7%/năm Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn từ 4-6%/năm, chủ tàu chỉ phải trả lãi suất từ 1-3%/năm tùy thuộc vào chất liệu và công suất máy tàu; thời hạn hỗ trợ lãi suất lên tới 16 năm đối tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới và 11 năm đối với tàu vỏ gỗ; chủ tàu được ân hạn trả gốc và lãi 1 năm Ngoài ra, Nghị định 67 còn áp dụng chính sách cho vay vốn lưu động đối với các chủ tàu khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản Hạn mức cho vay tối đa là 70% giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản; tối đa 70% chi phí cho một chuyến đi biển đối với tàu khai thác hải sản
2.3.1.2 Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
Chương trình kết nối Ngân hàng - doanh nghiệp được triển khai thực hiện theo Công văn 2668/NHNN-VP ngày 17/04/2014, Công văn 4426/NHNN-VP ngày 13/06/2016, Công văn 2174/NHNN-VP ngày 30/03/2017, Công văn 2215/NHNN-VP ngày 6/4/2018 và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 của NHNN Thông qua chương trình, ngành Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương tổ chức các buổi hội nghị, gặp gỡ đối thoại, trao đổi, lắng nghe các DN, kịp thời nhận diện khó khăn, vướng mắc của các DN để từ đó có các giải pháp tháo gỡ cụ thể, phù hợp đối với từng DN thông qua các biện pháp như TCTD tăng cường cho vay mới lãi suất thấp, thực hiện cơ cấu lại nợ vay, giảm lãi suất cho vay, nâng hạn mức cho vay… Gần đây nhất, ngày 23/02/2023, NHNN đã ban hành Công văn 953/NHNN-TD yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối Ngân hàng - doanh nghiệp tại các địa phương; triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2023 theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 của NHNN Cụ thể, Thống đốc NHNN yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (NHNN chi nhánh) chủ phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, các Sở, ban, ngành và hiệp hội có liên quan tại địa phương rà soát tình hình tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp; công khai, làm rõ các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay ở ngân hàng nào và nguyên nhân không tiếp cận được tại Hội nghị kết nối Ngân hàng - doanh nghiệp của địa phương Ngoài ra, yêu cầu NHNN chi nhánh và các chi nhánh của TCTD lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; có trách nhiệm xử lý, trả lời rõ ràng về ý kiến đối với việc cấp tín dụng cho từng trường hợp cụ thể Riêng đối với các TCTD, phải tham gia đầy đủ các Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại địa phương; đăng ký với NHNN chi nhánh về các chương trình tín dụng ngay từ đầu năm; chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật
2.3.1.3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 Khóa XIV năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018 Hàng loạt các chính sách hỗ trợ cơ bản dành cho DNNVV được đề cập tới như: hỗ trợ tiếp cận tín dụng, thông tin, phát triển nguồn nhân lực, tư vấn, công nghệ,… tạo bước tiến quan trọng trong công tác hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho DNNVV Luật Hỗ trợ DNNVV đưa ra 13 điều về chương trình hỗ trợ, trong đó có 8 chính sách hỗ trợ chung và 5 điều theo chính sách hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị Ngày 26/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trong đó, đã quy định chi tiết các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị Điều 8 Luật này khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với DNNVV vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm DN và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm DNNVV Ngoài ra, Điều 9 Luật Hỗ trợ DNNVV còn đề cập đến Quỹ bảo lãnh tín dụng và Điều 20 quy định về Quỹ phát triển DNNVV với mục tiêu hỗ trợ các DNNVV khởi nghiệp và phát triển
Quỹ Bảo lãnh tín dụng
Căn cứ Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017, Nghị định 34/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định việc thành lập tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Quỹ có chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV vay vốn tại các tổ chức cho vay theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan Đối tượng được ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh tín dụng là các DNNVV thuộc các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam trong từng thời kỳ; lĩnh vực hoặc dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong từng thời kỳ (Khoản 2 Điều 15) và thoả mãn tất cả 5 điều kiện bao gồm:
- “Có dự án đầu tư, phương án sản xuất - kinh doanh hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay”;
- “Dự án đầu tư, phương án sản xuất - kinh doanh được Quỹ Bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định”;
- “Có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất - kinh doanh tại thời điểm Quỹ BLTD thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh”;
- “Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, DN không có các khoản nợ thuế từ 1 năm trở lên theo Luật Quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Nếu trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, DN phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp”;
- “Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định”
Việc miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định tại Quy chế quy định cụ thể về các trường hợp, lĩnh vực ưu tiên dựa trên tình hình thực tế của mỗi địa phương Quỹ Bảo lãnh tín dụng có thể xem xét cấp bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tối đa bằng 100% giá trị khoản vay bao gồm cả vốn lưu động và vốn trung, dài hạn Việc bảo lãnh tín dụng dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của DNNVV
Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2021 – 2023
2.4.1 Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Biểu đồ 1 Quy mô tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2021 - 2023
Về tốc độ tăng trưởng, trong giai đoạn 2021-2023, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, tình hình xung đột chính trị, cạnh tranh thương mại và các yếu tố khác, nhưng tín dụng toàn nền kinh tế vẫn có tín hiệu tăng trưởng Cuối năm 2021, tín dụng ghi nhận mức tăng trưởng 13,53% so với năm 2020, trong đó tín dụng DNNVV ước tính tăng 11,98% Đà tăng trưởng tín dụng tiếp tục được duy trì, ngay từ đầu năm 2022, tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực đều tăng và hầu hết tăng cao hơn cùng kỳ 2 năm trước Đến 31/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 14,08% so với cuối năm 2021, đặc biệt khu vực DNNVV tăng 6,64% Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 8,28% so với cuối năm 2021, chiếm khoảng gần 19% tổng dư nợ tín dụng chung toàn nền kinh tế Khu vực ghi nhận mức dư nợ tín dụng DNNVV lớn nhất là thương mại dịch vụ (56,29%), tiếp đến là công nghiệp và xây dựng (40,85%) Các
NHTM Nhà nước đang cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 48,05%; khối NHTM cổ phần cho vay chiếm 47,43%; khối ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính và ngân hàng hợp tác xã tham gia cho vay 4,52%
Tín dụng tăng trưởng mạnh trong tháng cuối năm 2023 Tại cuộc họp báo “Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2024” ngày 03/01/2024, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng tăng 13,5% so với cuối năm
2022 Theo kết quả báo cáo về NHNN, tính đến ngày 31/12/2023, tín dụng toàn hệ thống tăng 13,71% so với cuối năm 2022 Về giá trị, hệ thống các NHTM đã cung ứng cho nền kinh tế khoảng 1,5 triệu tỷ đồng trong năm 2023, đưa tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế lên khoảng 13,56 triệu tỷ đồng Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt trên 2,34 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 18,34% - tăng 7,46% so với cuối năm 2022
2.4.1.2 Lãi suất dành cho DNNVV
Năm 2021, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,3%
- thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4,5%/năm); lãi suất cho vay của NHTM trong nước đối với các khoản vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 7,6-9,3% Tính đến cuối năm 2021, TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho 2,26 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 với dư nợ trên 3,9 triệu tỷ đồng Đặc biệt, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã triển khai chương trình tài trợ ưu đãi DNNVV do phụ nữ làm chủ từ nguồn tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank – ADB), với việc hỗ trợ lãi suất từ 3,85% nếu DN phát sinh khoản vay kể từ ngày 7/1/2021
Tại thời điểm những tháng cuối năm 2022, nhiều NHTM đã chủ động triển khai các chương trình giảm lãi suất cho khách hàng, trong đó có khách hàng DNNVV theo chủ trương của Nhà nước Cụ thể, mức giảm lãi suất của các khoản vay VND áp dụng cho toàn bộ khách hàng hiện hữu của Vietcombank là 1%/năm, triển khai từ ngày 01/11/2022 đến hết ngày 31/12/2022 Agribank nỗ lực giảm tối đa 20% so với mặt bằng lãi suất áp dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực trên thị trường đối với dư nợ phát sinh từ 01/12/2022 đến 31/12/2022 Với phân khúc khách hàng doanh nghiệp, HDBank giảm lãi suất từ 0,5 - 2,5%/năm trên toàn hệ thống với hơn 10.000 khoản vay và 5.000 khách hàng thuộc lĩnh vực: DNNVV, siêu nhỏ; xuất nhập khẩu; nông nghiệp; công nghiệp chế biến,… Ngân hàng SHB hỗ trợ DNNVV với chương trình “Bảo hiểm người đồng hành - Doanh nghiệp vạn sự thành” giảm thêm lãi suất vay 0,3%/năm cho doanh nghiệp tham gia, mức lãi vay sau giảm chỉ còn từ 5,55%/năm
Năm 2023, NHNN 4 lần liên tục giảm lãi suất điều hành với mức giảm 0,5%- 2,0% - lần lượt có hiệu lực từ 15/03/2023; 03/04/2023; 25/05/2023 và 19/06/2023) - lãi suất tiền gửi bình quân của hệ thống NHTM ở mức khoảng 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022), lãi suất cho vay bình quân VND ở mức khoảng 8,9%/năm (giảm 1% so với cuối năm 2022) Với vị thế một trong bốn NHTM lớn, VietinBank triển khai
“Gói tín dụng SME UP” dành cho DNNVV; theo đó, DNNVV là khách hàng mới từ tháng 6/2023 đến hết năm được hưởng lãi suất 5,9%/năm Agribank dành tới 30.000 tỷ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, lãi suất cho khoản vay ngắn hạn chỉ từ 4,8%; trung và dài hạn 7,5% (thời gian ưu đãi tối đa 12 tháng) Cùng với hệ thống NHTM lớn, SHB dành 5.000 tỷ đồng với lãi suất từ 6,97%/năm hỗ trợ các DN bổ sung vốn lưu động ngắn hạn; OCB cho vay ưu đãi sản xuất kinh doanh từ 6,5%/năm,…Đặc biệt, từ ngày 4/10/2023, Quỹ phát triển DNNVV hỗ trợ mức lãi suất ngắn hạn cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành và tham gia chuỗi giá trị ở mức 1,2%/năm; đối với các khoản vay trung và dài hạn sẽ có mức lãi suất là 4,4%/năm
Bên cạnh việc nỗ lực thực thi các chính sách hỗ trợ tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ nợ xấu cũng được Nhà nước chú trọng kiểm soát Những biện pháp đảm bảo chất lượng tín dụng được các NHTM chủ động thực hiện quyết liệt Bên cạnh đó, công tác thu hồi nợ và trích lập dự phòng rủi ro cũng được đẩy mạnh, gia tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu toàn ngành Từ giai đoạn năm 2020 cho đến nay, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trở lại, nhưng vẫn được Nhà nước duy trì trong ngưỡng an toàn
Cuối năm 2021 tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm % so với cuối năm 2020) Xét riêng về khối NHTM Nhà nước trong năm 2021, tỷ lệ nợ xấu là 1,23% - ghi nhận mức 58.451 tỷ đồng (giảm 9% so với năm 2020) Bình quân số dư nợ xấu 28 NHTM niêm yết và Agribank tăng 17,3% so với năm 2020
Cuối năm 2022 Chính phủ nhận định, chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ xấu của nền kinh tế là 78.240 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,33% - tăng 18% so với cùng kỳ năm
2021 là 63.487 tỷ đồng Cuối năm 2022 nợ xấu nội bảng của ngành ngân hàng dưới 2% (1,92%) Bức tranh nợ xấu có sự phân hoá mạnh, một số NH có tỷ lệ nợ xấu vượt quá 3% như VietBank, BaoVietBank, NCB; các NH có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 2,5% như ABBank, BVBank, PVcomBank, SHB, PGB Tuy nhiên, có không ít ngân hàng giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu, thậm chí một số ít ngân hàng giữ được tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 1%, điển hình như: Vietcombank, ACB, Techcombank, BacABank, TPBank,…
Hình 1 Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM năm 2021
Năm 2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngành ngân hàng có xu hướng tăng, đến cuối năm là 4,55% VIS Rating đánh giá, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng có xu hướng tăng chủ yếu đến từ các khoản cho vay khách hàng cá nhân và DNNVV Các NHTM chuyên cho vay doanh nghiệp đều có mức tăng tỷ lệ nợ xấu đáng kể trong quý III/2023 như Techcombank, MB, SHB, HDBank, LPBank, MSB, OCB, SeABank
Bảng 2 Tỷ lệ nợ xấu một số NHTM tính đến 09/2023
STT Ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu Thay đổi
2.4.1.4 Số lượng DNNVV tiếp cận tín dụng
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính đến năm 2023, hầu hết các NHTM đã tham gia cho vay đối với phân khúc DNNVV, từ nhóm NHTM Nhà nước đến các
NHTM tư nhân, góp phần mở rộng cơ hội tiếp cận vốn cho đối tượng này Xét riêng về phía NHTM Nhà nước, Agribank đang sở hữu dư nợ của hơn 20.000 DNNVV với hơn 350.000 tỷ đồng vốn tín dụng Đối với BIDV – “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam”, có trên 370.000 DNNVV được giải ngân vốn vay, chiếm 42% tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp Về phía các NHTM tư nhân, VPBank có số lượng khách hàng DNNVV đạt trên 120.000 đơn vị; hơn 6.000 DN siêu nhỏ được MBBank phê duyệt cấp hạn mức tín dụng thông qua BIZ MBBank Bên cạnh đó, các ngân hàng khác như Techcombank, OCB, SHB,…cũng sở hữu tệp khách hàng DNNVV lớn
2.4.2 Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2023
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HẠN CHẾ
Những hành động và nỗ lực của Chính phủ cũng như ngành Ngân hàng trong thời gian qua nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho DNNVV đã thu về những thành tựu đáng kể Tuy nhiên, mỗi chính sách, chương trình tín dụng đặc thù có đối tượng thụ hưởng là DNNVV đều có những bất cập và khó khăn, cản trở nguồn vốn tín dụng ngân hàng đến với DNNV Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc triển khai thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN; song, đều tựu chung ở một số vấn đề nhất định, tồn tại thời gian dài và khó có thể thay đổi nhanh chóng Không đề cập đến các yếu tố khách quan bên ngoài tác động vào nền kinh tế Việt Nam, vì đây là những vấn đề không thể tránh khỏi, cũng không thể lường trước Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào 3 nhóm nhân tố xuất phát từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV bao gồm: Nhóm nhân tố thuộc về Nhà nước, nhóm nhân tố thuộc về NHTM và nhóm nhân tố thuộc về DNNVV
Trong đó, dựa vào kết quả khảo sát một số chuyên gia mà tác giả thu thập được, yếu tố thuộc về DNNVV được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV
2.5.1 Nhóm nhân tố thuộc về Nhà nước
Theo kết quả khảo sát, (1) các quy định về tài sản bảo đảm của Nhà nước là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đối với việc cấp tín dụng cho DNNVV – chiếm 80% trên tổng số ý kiến Bên cạnh đó, các nhân tố khác có tác động đến khả năng vay vốn của DNNVV tại NTHM lần lượt là (2) công tác ban hành, hướng dẫn, triển khai thực hiện các chính sách, chủ trương; (3) vai trò và sự liên kết giữa các bộ, ban, ngành; (4) tính hiệu quả của việc công bố thông tin; (5) khả năng nắm bắt vấn đề của các DNNVV
Biểu đồ 2 Nhóm nhân tố thuộc về Nhà nước
Nguồn: Khảo sát của tác giả
2.5.1.1 Công tác ban hành, hướng dẫn, triển khai thực hiện khung pháp luật và chính sách
Khung pháp luật và chính sách đối với phát triển kinh tế tư nhân nói chung và khu vực DNNVV nói riêng còn nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa ổn định, chưa thực sự nhất quán, đồng bộ với nhau Với nền kinh tế vận hành theo thể chế thị
Công tác ban hành, hướng dẫn, triển khai thực hiện khung pháp luật và chính sách Các quy định về tài sản bảo đảm khi vay vốn
Tính hiệu quả của việc công bố thông tin Vai trò và sự liên kết giữa các sở, ban, ngành
Khả năng nắm bắt vấn đề của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhân tố thuộc về Nhà nước trường, khi một thị trường xảy ra bất ổn thì sẽ kìm hãm sự vận động của các thị trường khác có liên quan và cản trợ sự vận động chung Chính vì vậy, một phần hành lang pháp lý về việc hỗ trợ phát triển cho DNNVV còn chưa ổn định là do phụ thuộc vào các quy định pháp luật có liên quan khác Một số quy định pháp luật còn tồn tại điểm bất cập, chưa rõ ràng, khá cứng nhắc và thiếu tính thực tiễn - đặc biệt là các quy định về tài sản bảo đảm đối với “Tàu 67”, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV,…Rủi ro về mặt pháp lý trong hoạt động của DNNVV vẫn còn cao và khó đoán định Thêm vào đó, công tác “hậu kiểm” đang có thiên hướng nhằm phát hiện vi phạm hơn là hỗ trợ DN tuân thủ pháp luật tốt hơn
Công tác điều hành, chỉ đạo tín dụng đôi khi còn bị động, hầu hết chính sách, chương trình hỗ trợ được triển khai khi nền kinh tế đã xảy ra biến động và đã ảnh hưởng đến các DN, nhất là DNNVV dễ bị tổn thưởng Thêm vào đó là các chính sách luôn có độ trễ nhất định nên việc trợ giúp đối tượng này chưa kịp thời Vấn đề thủ tục hành chính dẫn đến nhiều bức xúc, phản ánh từ phía đối tượng đi vay Nhiều thủ tục hành chính, hồ sơ chồng chéo, phức tạp, chưa có sự thống nhất, khó thực hiện đối với chủ thể vay vốn
2.5.1.2 Các quy định về tài sản bảo đảm khi vay vốn
Theo kết quả khảo sát của tác giả, các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đều cho rằng các quy định về điều kiện cho vay, đặc biệt là tài sản bảo đảm, có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tiếp cập tín dụng của DNNVV Ngoài ra, các DNNVV thiếu tài sản bảo đảm, giá trị TSBĐ thấp cũng là một trong số các nguyên nhân chủ yếu khiến NHTM từ chối hồ sơ đề nghị vay vốn Thời gian qua, những chính sách giảm lãi suất, cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đều đã được triển khai, nhưng tăng trưởng tín dụng của khu vực DNNVV vẫn ảm đạm Theo quan điểm của ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV: “Chúng ta đang ở mức rất thấp về khả năng tiếp cận tín dụng Nên chăng NHNN đề nghị Chính phủ cho các điều kiện cho phép NHNN triển khai điều kiện cho vay đối với DNNVV thấp hơn Bởi tất cả các chính sách hỗ trợ chúng ta làm hết rồi, đặc biệt là đã có chương trình hỗ trợ 2% nhưng vẫn chưa tiếp cận được Câu chuyện ở đây muốn giúp DNNVV thì phải có đồng hành từ Chính phủ xuống, thông qua NHNN rồi mới đến các NHTM Nếu các ngân hàng không thể đột phá được, bị bó với các quy định thì tháo gỡ cho cho DNVVV về nguồn vốn là rất khó Làm sao giảm điều kiện cho vay xuống, NHTM có khả năng mở ra hơn với điều kiện vay, thì phải được Chính phủ cho phép”
Có thể kể đến Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, TSBĐ được yêu cầu là tài sản hình thành từ vốn vay, có thể hiểu là con tàu
Tuy nhiên con tàu là động sản nhanh xuống cấp, giảm giá trị; bên cạnh đó, tàu còn là phương tiện sinh sống của ngư dân Điều này gây khó khăn trong việc thu hồi nợ, xử lý tài sản và thi hành án; thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động Về hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, biện pháp bảo đảm vẫn được quy định dựa trên cơ sở tài sản (bao gồm quyền tài sản, tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai thuộc quyền sở hữu của DNNVV hoặc bên thứ ba) Mặc dù, Nghị định số 34/2018/NĐ-CP cho phép Quỹ bảo lãnh tín dụng miễn TSBĐ trong trường hợp Quỹ đánh giá DN có phương án sử dụng vốn khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ hoặc có xếp hạng tín nhiệm đảm bảo khả năng trả nợ Tuy nhiên, vì để hạn chế rủi ro, Quỹ bảo lãnh tín dụng vẫn chọn biện pháp bảo đảm bằng tài sản là chủ yếu Vì vậy, điều kiện về TSBĐ vẫn là một trở ngại lớn đối với khu vực DNNVV khi có nhu cầu vay vốn tại NHTM, thậm chí là đề nghị được bảo lãnh để đi vay vốn của NH
2.5.1.3 Tính hiệu quả của việc công bố thông tin
Những thông tin về chủ trương, chính sách mới của Chính phủ, các cơ quan Nhà nước được công bố trên các trang thông tin chính thống, nhưng sức ảnh hưởng và lan toả đến công chúng còn hạn chế Đặc biệt, những thông tin của các sở, ban, ngành cấp địa phương càng không được chú trọng đến việc truyền thông rộng rãi Hầu hết các cấp chính quyền dựa vào các kênh truyền thống, chưa tận dụng sự phát triển của không gian mạng, phương thức quảng bá khác để đưa thông tin đến gần hơn với cộng đồng các doanh nghiệp Đặc biệt, tỷ lệ các DNNVV nắm bắt kịp thời những thay đổi, bổ sung, ban hành chính sách mới còn thấp
2.5.1.4 Vai trò và sự liên kết giữa các sở, ban, ngành
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) và Cục Phát triển doanh nghiệp - đơn vị trực thuộc của Bộ KHĐT, là những cơ quan chính chịu trách nhiệm về các chính sách DNNVV và khởi nghiệp ở Việt Nam Tuy nhiên, nhiều bộ ngành và cơ quan khác cũng thực thi các chính sách và chương trình liên quan, việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thể chế Mặc dù đã có sự chỉ đạo từ phía Chính phủ và NHNN, song công tác triển khai vẫn không đạt được hiệu quả tối ưu vì thiếu sự liên kết giữa các cơ quan có thẩm quyền Chưa có sự đồng bộ trong việc thực hiện hỗ trợ đối với
DNNVV theo chủ trương của Chính phủ; việc cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành ở các bộ, ngành, thậm chí là địa phương Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các tổ chức đại diện, hỗ trợ cho DNNVV còn mờ nhạt Đơn cử, số lượng Quỹ Phát triển DNNVV và Quỹ bảo lãnh tín dụng đã thành lập và đi vào hoạt động còn hạn chế Tại nhiều địa phương còn chưa biết đến sự tồn tại của các Quỹ này
2.5.1.5 Khả năng nắm bắt vấn đề của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việc tổ chức các hội thảo, diễn đàn để kết nối với cộng đồng DNNVV được triển khai khá hiệu quả ở một số tỉnh, thành phố Tuy nhiên, chưa có sự đồng bộ giữa các địa phương Khả năng các cấp chính quyền nắm bắt được vấn đề, khó khăn của DNNVV tại những khu vực có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn mặt bằng chung cả nước còn hạn chế Những ý kiến của DNNVV đôi khi không được phản ánh đầy đủ đến với cấp thẩm quyền
2.5.2 Nhóm nhân tố thuộc về Ngân hàng thương mại
Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV còn hạn chế có một phần nguyên nhân đến từ phía hệ thống ngân hàng thương mại bao gồm: (1) Chiến lược kinh doanh của cấp quản lý; (2) Lãi suất cho vay; (3) Thủ tục, hồ sơ, thời gian xét duyệt vay vốn; (4) Công tác phân tích thông tin, thẩm định phương án sử dụng vốn và định giá TSBĐ; (5) Sản phẩm tín dụng; (6) Kỳ hạn cho vay; và (7) Phương pháp thu thập thông tin khách hàng Trong đó, chiến lược kinh doanh của cấp quản lý là nguyên nhân được đánh giá cao nhất (chiếm 72%) Vì NHTM hoạt động theo những hoạch định của ban lãnh đạo, quy định hệ thống nội bộ dựa trên cơ sở hành lang pháp lý của Chính phủ Tất cả những vấn đề liên quan đến sản phẩm cho vay, phân khúc khách hàng mục tiêu, chỉ tiêu tín dụng của từng nhóm khách hàng hay quyết định cấp tín dụng suy cho cùng đều phụ thuộc vào cách định hướng, xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh, cũng như khẩu vị rủi ro của ban lãnh đạo tại ngân hàng Chính vì vậy, khi chiến lược kinh doanh của ngân hàng chưa ưu tiên hướng đến khu vực DNNVV, thì rất khó để đối tượng DN này tiếp cận vốn vay
Biểu đồ 3 Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại
Nguồn: Khảo sát của tác giả
2.5.2.1 Chiến lược kinh doanh của cấp quản lý Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho rằng “khẩu vị rủi ro” của các NHTM đang có sự thay đổi vào giai đoạn cuối năm 2023 Tính đến cuối tháng 6/2023, các NHTM đã cho vay đối với DNNVV gần 2,3 triệu tỷ đồng, tăng gần
Chiến lược kinh doanh của cấp quản lý
Lãi suất cho vay Thủ tục, hồ sơ, thời gian xét duyệt vay vốn
Công tác phân tích thông tin, thẩm định phương án sử dụng vốn và định giá TSBĐ
Kỳ hạn cho vay Phương pháp thu thập thông tin khách hàng
Nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
GIẢI PHÁP TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Thứ nhất , xây dựng tầm nhìn chiến lược trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho DNNVV Chủ động, linh hoạt với những biến động thị trường; theo dõi sát sao diễn biến quốc tế, tình hình lạm phát và cung tiền trong nước và dự báo xu hướng biến động để có động thái “đón đầu”, ngăn chặn trước những nguy cơ gây tổn thương đến chủ thể nền kinh tế nói chung và khu vực DNNVV nói riêng cũng như định hướng hỗ trợ tốt nhất cho lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh Để thực hiện được điều này, các nhà hoạch định chính sách cần có lộ trình, giải pháp khuyến khích đồng bộ các thị trường tài chính, hạn chế tín dụng đen Cần có những giải pháp đột phá thúc đẩy sự phát triển của một số thị trường có tác động đến khu vực DNNVV, trong đó có thị trường bất động sản, khoa học công nghệ Tuy nhiên, hạn chế sử dụng các biện pháp điều hành lãi suất để đảm bảo lãi suất trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, đảm bảo ổn định thị trường ngoại hối, an toàn thanh khoản cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài Ngoài ra, tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững đang là xu thế của nhiều nền kinh tế trên thế giới, là vấn đề thời sự đặt trong xu thế của xã hội trong bối cảnh Việt Nam thực hiện cam kết Hội nghị COP 26
Vì vậy, việc bổ sung, lồng ghép định hướng phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh vào các định hướng hoạt động, phát triển của ngành Ngân hàng, tập trung nguồn lực phát triển bền vững, thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt Nam là yêu cầu bức thiết cần phải triển khai mạnh mẽ hơn trong thời gian tới
Thứ hai, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế và thúc đẩy triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV, chính sách tín dụng ngân hàng Thực hiện triệt để và kiên trì các giải pháp hỗ trợ cho DNNVV, đảm bảo hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) Tập trung tháo gỡ những vướng mắc, “nút thắt” tồn tại trong quá trình thực hiện Đối với Luật Hỗ trợ DNNVV, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV - đề xuất sửa đổi theo chiều sâu, “xác định lại ngành nào, lĩnh vực nào và cơ chế nào có thể kéo 100 triệu dân đi lên để từ đó ban hành cơ chế, chính sách phù hợp cho cộng đồng DNNVV phát triển thực chất, ổn định, lâu dài”
Bên cạnh đó, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định và khẩn trương xem xét, phê duyệt đối với các chương trình hỗ trợ như: Nghị định khuyến khích phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp (thay thế Quyết định 68/2013/QĐ-TTg); Nghị định sửa đổi, thay thế Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản Chỉ đạo rà soát, sửa đổi bổ sung/kéo dài thời gian thực hiện đối với các chính sách, chương trình như: Chính sách hỗ trợ lãi suất; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ (Thông tư số 02/2023/TT-NHNN) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, xây dựng quy định chung của quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án, làm căn cứ để các TCTD thẩm định, đánh giá và giám sát Ngoài ra, Chính phủ cũng cần đặt ra yêu cầu đối với NTHM cần bám sát chủ trương, tình hình thực tế, lĩnh vực, ngành nghề và linh hoạt hơn về điều kiện cho vay Công tác kiểm soát nợ xấu cũng cần được chú trọng, triển khai quyết liệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”, chỉ đạo NHTM tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro, ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, cho vay chéo dẫn đến mất an toàn hệ thống
Thứ ba, điều chỉnh các chính sách liên quan đến tài sản bảo đảm Xem xét giảm các điều kiện cho vay Biện pháp bảo đảm của một số chính sách không thể được miễn vì tính chất đặc thù của lĩnh vực, ngành nghề - ví dụ như trường hợp “Tàu 67” - có thể cho phép các TCTD hỗ trợ miễn giảm, giãn số nợ (gốc, lãi) đối với các khoản nợ còn lại sau khi bán tài sản thế chấp những vẫn không đủ trả nợ Đối với hoạt động bảo lãnh tín dụng, các biện pháp bảo đảm nên được xem xét điều chỉnh theo hướng loại bỏ tài sản hiện có (bao gồm của DN và của bên thứ ba) ra khỏi danh mục TSBĐ Theo đó, DNNVV có thể được bảo lãnh bởi Quỹ phát triển DNNVV với biện pháp bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai từ số vốn vay được từ NHTM theo chứng thư bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng Tuy nhiên, việc này cũng mang lại rủi ro cao hơn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng xuất phát từ sự thiếu chắc chắn về khả năng thu hồi nợ từ tài sản hình thành trong tương lai Vì vậy, Nhà nước cần thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ khác như đầu tư phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin nhằm nâng cao chất lượng thẩm định Phân bổ ngân sách Nhà nước hỗ trợ các Quỹ trích lập dự phòng giúp giảm nguy cơ tổn thất khi không thu hồi được nợ
Thứ tư, tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính trong quá trình đi vay và cho vay
Cần có sự thống nhất trong hướng dẫn thực hiện giải quyết thủ tục hành chính Đẩy mạnh cải cách, kiểm soát chặt chẽ các quy định, đảm bảo các thủ tục phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện Chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của các TCTD, kịp thời chỉ đạo, yêu cầu các sở, ban, ngành phối hợp giải quyết
Thứ năm, nâng cao vai trò của các tổ chức, hiệp hội DN trong việc hỗ trợ DNNVV Đẩy mạnh triển khai hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn thông qua Quỹ phát triển
DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV Đặc biệt, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, trong số các giải pháp, việc nâng cao hiệu quả các Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương rất quan trọng vì địa phương nắm rõ nhất về tình hình DN trên địa bàn Xem xét kêu gọi vốn góp từ các TCTD và Quỹ từ nước ngoài để tăng vốn điều lệ cho Quỹ phát triển DNNVV cũng như Quỹ bảo lãnh tín dụng nhằm tạo nguồn lực cho sự phát triển, mở rộng quy mô của các Quỹ và hỗ trợ DNNVV một cách tối đa, hiệu quả Để khuyến khích các Quỹ bảo lãnh tín dụng mạnh dạn hơn trong việc quyết định bảo lãnh cho DN vay vốn, phát huy tối đa vai trò là một biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với các DNNVV, cần điều chỉnh quy định về việc chấp nhận tỷ lệ nợ trả thay và tỷ lệ nợ xấu lên mức cao hơn khi đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại Quỹ bảo lãnh tín dụng theo Nghị định 34/2018/NĐ-CP và Thông tư 15/2019/TT-BTC Nhằm nâng cao vai trò của Quỹ bảo lãnh khi đứng ra bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại NHTM, cơ chế bảo lãnh nên chuyển sang bảo lãnh không huỷ ngang để giúp các NHTM yên tâm cấp tín dụng
Thứ sáu, phối hợp với các bộ, ngành tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ DNNVV Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan, các Hiệp hội
DNNVV và NHNN trong việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả chủ trương của Chính phủ; tổ chức các buổi trao đổi nhằm nắm bắt thông tin, tình hình, vướng mắc trong quá trình triển khai để có phương án chỉ đạo kịp thời; tổ chức các chương trình đào tạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao hiểu biết thông tin thị trường vĩ mô, chủ trương của Chính phủ, đặc biệt là thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ tín dụng đến với các sở, ban, ngành
Thứ bảy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về những chính sách hỗ trợ cho DNNVV Tăng cường cung cấp thông tin thị trường vĩ mô cũng như các thông tin liên quan đến kế hoạch, định hướng của Chính phủ; cụ thể hơn về các chương trình vay vốn, yêu cầu và phương thức lập hồ sơ vay vốn thông qua các kênh thông tin khác nhau Thiết lập kênh phản hồi và tiếp thu những bất cập về thể chế một cách thường xuyên và hiệu quả
3.1.2 Đối với Ngân hàng thương mại
Thứ nhất, triển khai hiệu quả, kịp thời chương trình, chính sách tín dụng theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Các chiến lược kinh doanh mà ban lãnh đạo đề ra theo từng thời kỳ phải phù hợp, thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế và chỉ đạo của Chính phủ Các biện pháp hỗ trợ đã phần nào phát huy tác dụng, song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Chính phủ và ngành ngân hàng đang không ngừng bổ sung, hoàn thiện môi trường pháp lý, triển khai các chính sách phù hợp có liên quan Vậy nên, việc chủ động theo dõi và nắm bắt thông tin để có những phản ứng kịp thời là cần thiết Đẩy mạnh triển khai hiệu quả các gói tín dụng ưu đãi phù hợp với đặc thù của từng đơn vị trong các lĩnh vực quan trọng, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ Tuân thủ đúng quy định ưu đãi về lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ Nghiêm tục thực hiện việc công bố và chịu trách nhiệm về lãi suất cho vay bình quân nhằm gia tăng sự minh bạch, giúp các DN có cơ sở lựa chọn
Thứ hai, tích cực, chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường và tình hình thực tế tại địa phương Trên cơ sở quy định pháp luật, các NHTM linh hoạt triển khai chính sách hỗ trợ DNNVV phù hợp dựa trên tình hình thực tế tại địa phương, nhưng vẫn phải đặt trọng tâm vào các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ Tăng cường nắm bắt thông tin, theo dõi tình hình hoạt động của các DN trên địa bàn nhằm đánh giá tiềm năng phát triển cũng như các lĩnh vực đang gặp vấn đề để kịp thời tăng cường các biện pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn Tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, cải tiến hệ thống nội bộ; xây dựng quy trình hoạt động theo hướng số hoá Có thể xây dựng chiến lược kinh doanh theo hướng cho vay tài trợ chuỗi cung ứng Dựa vào uy tín và mức độ rủi ro của một doanh nghiệp trung tâm là khách hàng lớn và truyền thống của ngân hàng, các DNNVV có vai trò là nhà cung cấp/nhà phân phối với doanh nghiệp trung tâm có thể vay vốn không cần TSBĐ, với lãi suất thấp hơn
Thứ ba, tăng cường tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn Chủ động liên hệ, hợp tác để huy động thêm nguồn vốn từ các chương trình, dự án của các tổ chức trong và ngoài nước để tài trợ cho các DNNVV, đặc biệt là các DN thuộc lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ Hơn thế nữa, các NHTM có thể kết nối các DNNVV trong tệp khách hàng của mình với nhau hoặc với các đối tác khác, tăng cơ hội để các DNNVV trở thành nhà cung cấp, phân phối hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ, hợp tác cùng phát triển
Thứ tư, rút ngắn thời gian thẩm định, đơn giản hoá thủ tục, hồ sơ vay vốn
Quy trình tín dụng nội bộ của các NHTM cần được đơn giản hoá, lược giảm các thủ tục, văn bản giấy tờ không thực sự cần thiết Số hoá quy trình, thay thế tài liệu giấy bằng tài liệu kỹ thuật số từ khâu tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn đến khâu phê duyệt giải ngân nhằm tinh gọn quy trình, thủ tục cho vay, giải ngân vốn kịp thời cho đối tượng cần Bên cạnh đó, có thể áp dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data) trong hoạt động, giúp việc nắm bắt thông tin, xu hướng thị trường, đánh giá mức độ tín nhiệm và tính khả thi của phương án sử dụng vốn của khách hàng tốt hơn, chính xác hơn Ngoài ra, việc thực hiện đổi mới, cải tiến quy trình dựa trên ứng dụng công nghệ giúp cấp lãnh đạo có phương án bố trí nhân sự phù hợp, linh hoạt hơn, tăng khả năng xử lý hồ sơ khách hàng mà không làm tăng quá nhiều chi phí quản lý của ngân hàng Đối với hồ sơ vay vốn, các NHTM xem xét cho phép DN cung cấp các bằng chứng khác như hoá đơn mua vào, bán ra, số lượng hàng tồn kho,…ngoài báo cáo tài chính để làm căn cứ đánh giá năng lực trả nợ Tuy nhiên, đơn giản hoá quy trình, nhưng vẫn phải chú trọng đến chất lượng thẩm định và tính minh bạch của hồ sơ
KIẾN NGHỊ
Hoàn thiện chính sách pháp lý đối với DNNVV Nhanh chóng sửa đổi, bổ sung, thay thế Luật hỗ trợ DNNVV, các Nghị định có liên quan nhằm tháo gỡ “nút thắt” tạo một môi trường luật pháp thuận lợi, lành mạnh cho DNNVV ổn định, phát triển Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường mở, nhạy cảm với biến động thế giới, các chính sách hỗ trợ cần mang tính “đón đầu”, hướng vào các vấn đề xu hướng hiện nay như: đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; liên kết ngành, chuỗi giá trị; công nghệ hoá; tín dụng xanh Đặc biệt, những quy định liên quan đến TSBĐ cần được điều chỉnh nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng cho DNNVV Bên cạnh đó, môi trường hoạt động, tình hình kinh tế xã hội tại mỗi địa phương là khác nhau, không thể áp dụng các quy định một cách rập khuôn, thiếu thực tế Cần thực hiện đồng bộ từ việc nghiên cứu nhu cầu, thực trạng; đánh giá kết quả triển khai chính sách, đến tiếp nhận phản hồi từ phía các DN ở từng địa phương để tháo gỡ được vướng mắc trong hoạt động của DNNVV đúng, trúng, kịp thời
Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ DNNVV Tăng cường liên kết giữa các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan đến việc hỗ trợ DNNVV Thực hiện rà soát, kiểm tra tình hình triển khai chính sách từ trung ương đến địa phương, nhằm đánh giá kết quả thực hiện và chỉ đạo kịp thời đối với những trường hợp chậm trễ triển khai
Phát huy vai trò của Quỹ phát triển DNNVV và Quỹ bảo lãnh tín dụng Rà soát, xem xét sửa đổi một số bất cập trong cơ chế hoạt động của các Quỹ; thúc đẩy các địa phương thành lập Quỹ phát triển DNNVV và Quỹ bảo lãnh tín dụng Hỗ trợ ngân sách địa phương hoặc kêu gọi vốn góp từ các TCTD và Quỹ từ nước ngoài để tăng vốn điều lệ nhằm tạo nguồn lực cho sự phát triển, mở rộng quy mô của các Quỹ và hỗ trợ DNNVV một cách tối đa, hiệu quả
- Đối với ngân hàng thương mại
Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với chủ trương của Chính phủ và tình hình thực tế Chính sách tín dụng của các NHTM có thể khác nhau do mục tiêu và định hướng kinh doanh, nhưng phải đảm bảo sự đồng nhất trong cùng một hệ thống ngân hàng Các chính sách phải phù hợp, linh hoạt với những thay đổi của nền kinh tế và chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Tuân thủ quy định nhưng không cứng nhắc, rập khuôn, ban lãnh đạo mỗi đơn vị cần cân nhắc, dựa trên tình hình tại địa phương để có những hoạch định, chính sách đáp ứng nhu cầu thực tế trên địa bàn hoạt động Ưu tiên dòng vốn tín dụng vào động lực tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực ưu tiên Chủ động thay đổi phân khúc khách hàng mục tiêu, hướng nguồn vốn vào các DNNVV trong lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Xem xét định hướng cấp tín dụng theo mô hình tài trợ chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho các DNNVV
Tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình hoạt động Xây dựng chiến lược, kế hoạch chuyển đổi, tập trung vào mục tiêu nâng cao giá trị và hiệu quả hoạt động Thực hiện đánh giá chiến lược công nghệ số thường xuyên để khắc phục hạn chế và nắm bắt nhu cầu của khách hàng kịp thời Đầu tư công nghệ mới vào hệ thống, phần mềm nhằm đảm bảo tính linh hoạt và nâng cao hiệu quả chuyển đổi số Đào tạo nguồn nhân lực, trau dồi, bồi dưỡng năng lực số, kỹ năng vận hành công nghệ số trong quá trình tác nghiệp, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng
- Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chấp hành nghiêm quy định của pháp luật Tuân thủ Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán và các quy định về việc vay vốn, hồ sơ bảo đảm của Chính phủ, NHNN cũng như của NHTM Thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm Cung cấp thông tin báo cáo đầy đủ, minh bạch, chính xác khi làm thủ tục vay vốn tại các NHTM Bên cạnh đó, phải tuân thủ các nội dung trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích; phối hợp với NH trong công tác kiểm tra trước, trong và sau vay; có thiện chí, hợp tác với NH trong trường hợp xử lý TSBĐ
Tăng cường năng lực nắm bắt thông tin từ Chính phủ và hệ thống ngân hàng thương mại Chủ động tìm hiểu, nắm rõ các vấn đề liên quan đến hỗ trợ tín dụng của
Nhà nước cũng như của NHTM Từ đó có thể xây dựng phương án nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính, hồ sơ TSBĐ; tính khả thi của phương án sử dụng vốn nhằm đáp ứng các điều kiện tối thiểu cần có để được vay vốn tại các NHTM Tích cực nắm bắt thông tin về lãi suất, các chương trình cho vay của NH; từ đó, tìm kiếm cơ hội, nguồn cung tín dụng phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế tại DN
Nâng cao năng lực ban quản lý, đầu tư phát triển nguồn nhân lực Trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực quản trị, trình độ chuyên môn của các cấp quản lý; đặc biệt, phải nắm rõ những quy định của pháp luật liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cử các bộ quản lý tham gia các diễn đàn, hội thảo, chương trình đào tạo, lớp bồi dưỡng chuyên môn Quan tâm hơn nữa trong việc bố trí nguồn lực tài chính phục vụ công tác đào tạo cán bộ
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Ở chương 4, tác giả đã thực hiện nghiên cứu, khảo sát về các giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNNVV Trong đó, tác giả nhấn mạnh những nỗ lực tháo gỡ khó khăn, “khơi thông” dòng vốn cho DNNVV không thể chỉ đến từ Nhà nước và các NHTM, bản thân các DNNVV cần phải tích cực, chủ động hơn nữa trong việc cải thiện năng lực, đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định Bên cạnh đó, tác giả cũng có một số kiến nghị đối với Nhà nước, NHTM và DNNVV hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ khu vực DNNVV trong bối cảnh mới, đóng góp tích cực hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam
Với vai trò quan trọng của DNVVN đối với sự phát triển chung của nền kinh tế, việc chú trọng vào phân khúc khách hàng DNVVN là tất yếu Trong suốt thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng, ưu tiên đề ra những chủ trương, định hướng, chỉ đạo nhằm phát huy tối đa nội lực của mô hình doanh nghiệp này Mong rằng trong tương lai, Chính phủ và hệ thống các NHTM sẽ có những hành động bức phá hơn nữa để khắc phục những hạn chế đang tồn tại bên cạnh việc phát huy những thành tựu và lợi thế mà các chủ trương, chính sách hỗ trợ DNNVV đạt được trong suốt thời gian qua Hệ thống NHTM đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, đòi hỏi ngày càng cao tính minh bạch về thông tin, tài chính, tài sản bảo đảm của khách hàng, không thể thực hiện các giải pháp về “hạ chuẩn” điều kiện cấp tín dụng Chính vì vậy, bản thân các DNNVV phải nỗ lực, “tự thân vận động” khắc phục hạn chế đến từ những yếu tố nội tại nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, phát huy lợi thế, nâng cao năng lực, minh bạch thông tin tài chính góp phần phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhưng vì kiến thức chưa sâu rộng, kinh nghiệm còn hạn chế, đa phần thông tin phục vụ việc nghiên cứu không được công bố rộng rãi, nên đề tài không tránh khỏi có những thiếu sót và hạn chế Phạm vi thời gian nghiên cứu được tác giả thực hiện trong giai đoạn 2021-
2023, và tập trung chủ yếu vào hình thức cho vay trong hoạt động cấp tín dụng nên chưa thể bóc tách toàn diện về thực trạng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV Tác giả kính mong nhận được góp ý, hướng dẫn từ Quý Thầy/Cô và đọc giả để đề tài được hoàn thiện tốt hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
1 Community Reinvestment Act (CRA), Available from
2 Khrystyna, K 2010 A Universal Definition of Small Enterprise: A Procrustean bed for SMEs? Private Sector Development Blog, xem 11.08.2010, Available from
3 Parth, S T et al 2013 Competitive Small and Medium Enterprises World Bank Document
4 Enterprise and industry publications n.d The new SME definition - User guide and model declaration, European Commission
5 Report to congress 2022 Availability of Credit to Small Businesses, Board of Governors of The Federal Reserve System
6 IFC’s Definitions of Targeted Sectors n.d, Available from
7 Santiago et al 2013 Commercial credit -alternative source of bank loans Small Business Economics
8 Haron, H., Said, S.B., Jayaraman, K and Ismail, I 2013 Factors Influencing
Small Medium Enterprises (SMES) in Obtaining Loan International Journal of
9 Henry, J O 2017 Strategies for Accessing Credit by Small and Medium
Enterprises: A Case Study of Kakamega Town, Kenya International Journal of
Academic Research in Business and Social Sciences
1 Anh Tuấn 2024, “Doanh nghiệp nhỏ và vừa kì vọng cơ hội hội nhập từ chính sách”, Tạp chí điện tử pháp lý, truy cập tại < https://phaply.net.vn/doanh- nghiep-nho-va-vua-ki-vong-co-hoi-hoi-nhap-tu-chinh-sach-a257822.html>