Nghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trongNghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp khối bằng phương pháp tất cả bên trong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN HOÀNG QUÂN
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GÂN MÁC DÀI TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO ĐỒNG THỜI HAI DÂY CHẰNG CHÉO KHỚP GỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẤT CẢ BÊN TRONG
Ngành
Mã số
: Ngoại khoa : 9720104
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp
trường tại Trường Đại học Y Hà Nội
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án:
Thư viện quốc gia
Thư viện Đại học Y Hà Nội
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Quan Nguyen Hoang, Khanh Nguyen Manh Anatomical and Biomechanical Characteristics of Perones Longus Tendon: Applocations in Knee Cruciate Ligament Reconstructrion Surgery Advancesin Orthopedics Volume 2023, Article ID
tendon, and peroneus longus autoraft VietNam Joumal of Surgery and Endolaparosurgery (2023) No (3)- Vol (13) 56-
60
4 Nguyen Hoang Quan, Nguyen Manh Khanh The outcome of simultaneous arthroscopic anterior cruciate ligament and posterior cruciate ligament reconstruction using hamstring
tendon, and peroneus longus autoraft VietNam Joumal of Surgery and Endolaparosurgery (2023) No (3)- Vol (13) 56-
60
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của luận án
Đứt đồng thời cả hai dây chằng chéo trước (DCCT) và dây chằng chéo sau (DCCS) khớp gối là một thương tổn nặng trong chấn thương khớp gối, thường nằm trong bệnh cảnh trật khớp gối do một chấn thương năng lượng cao (Panigrahi, 2016)
Do tỷ lệ những chấn thương này khá thấp 0,1-0,2% trong những trường hợp chấn thương khớp gối nên có nhiều ý kiến về phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh Với sự ra đời của kỹ thuật nội soi khớp hiện đại và dụng cụ ngày càng tiên tiến hơn, phẫu thuật nội soi tái tạo đã trở thành tiêu chuẩn để điều trị (Winkler, 2023; Strobel, 2006; Fanelli, 2002) Mặc dù một số tác giả vẫn khuyến nghị tái tạo theo giai đoạn, bắt đầu bằng DCCS và sau đó là DCCT nếu cần thiết (Ohkoshi, 2002) Hiện nay, các nghiên cứu đều khuyến nghị nên sớm tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp gối khi cần thiết để giảm thiểu thời gian chữa trị cho người bệnh, ngoài ra cũng giúp người bệnh sớm quay trở lại với hoạt động thể thao (Winkler, 2023)
Có nhiều nguồn gân ghép tự thân khác như gân xương bánh chè, gân cơ tứ đầu… Hai gân mác mặt ngoài cẳng chân có cùng chức năng dạng cổ chân và lật sấp cổ bàn chân Trong đó, gân mác dài được sử dụng trong nhiều phẫu thuật chỉnh hình tái tạo dây chằng ngoài vùng gối như dây chằng bên ngoài cổ chân, tái tạo gân gót, đã
có khá nhiều nghiên cứu về cơ sinh học mảnh ghép gân mác dài (Zhao 2012; Conte 2014) Trong nước, phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp gối cũng đã được thực hiện và phát triển với rất nhiều báo cáo về kết quả của phẫu thuật này (Nguyễn Mạnh Khánh 2015; Dương Đình Toàn 2021) Nhưng chưa có nghiên cứu nào chi tiết về việc sử dụng cả gân bán gân, gân cơ thon và gân mác dài trong việc tái tạo đồng thời cả hai dây chằng chéo khớp gối
Trang 5Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp gối bằng phương pháp tất cả bên trong” được tiến hành với 2 mục tiêu:
1 Khảo sát một số đặc điểm giải phẫu và cơ sinh học gân mác dài
2 Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời dây chằng chéo trước và chéo sau khớp gối theo phương pháp tất cả bên trong
có sử dụng mảnh ghép gân mác dài tự thân
2 Những đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu đã khảo sát được một số đặc điểm giải phẫu và cơ sinh học gân cơ mác dài, các gân cơ thon, cơ bán gân trên 50 tiêu bản xác người Việt trưởng thành với kết quả các gân cơ này phù hợp để thay thế dây chằng chéo khớp gối bị tổn thương trên lâm sàng
Đánh giá được kết quả nội soi tái tạo đồng thời DCCT, DCCS theo phương pháp tất cả bên trong có sử dụng mảnh ghép gân cơ mác dài tự thân trên 45 trường hợp chấn thương gối có tổn thương đồng thời cả DCCT và DCCS được tái tạo một thì qua nội soi tại bệnh viện Việt Đức cho kết quả tốt: Chức năng khớp gối: 55,6% bệnh nhân có tỷ lệ tốt
và rất tốt, 44,4% trung bình Chức năng cổ bàn chân: Sức cơ sau mổ giảm đáng kể trong tháng đầu, dần phục hồi sau tháng thứ 2, và sau 3 tháng phục hồi hoàn toàn Bệnh nhân rất hài lòng trong các hoạt động thể thao và sinh hoạt hàng ngày với tỷ lệ cao (93,3%)
3 Bố cục của luận án
Luận án gồm 158 trang (chưa kể tài liệu tham khảo và phụ lục) trong đó: Đặt vấn đề 02 trang; Chương 1: Tổng quan 37 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 42 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 33 trang; Chương 4: Bàn luận 40 trang; Kết luận 03 trang; Kiến nghị
01 trang Luận án có 52 bảng (50 bảng kết quả), 40 hình, 05 biểu đồ và
139 tài liệu tham khảo (17 tài liệu tiếng Việt và 122 tài liệu tiếng Anh)
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giải phẫu, cơ sinh học dây chằng chéo trước, chéo sau của khớp gối
Khớp gối chia thành ba phần: cấu trúc xương, cấu trúc phần mềm trong khớp và cấu trúc phần mềm ngoài khớp
Cấu trúc xương gồm có các lồi cầu xương đùi, các lồi cầu xương chày và xương bánh chè
Cấu trúc phần mềm trong khớp chính là DCCT, DCCS, đệm giữa các diện khớp của lồi cầu xương đùi với lồi cầu xương chày là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài
1.2 Giải phẫu, cơ sinh học cơ mác dài, cơ thon, cơ bán gân
Cơ mác dài: là cơ nẳm ở vùng cẳng chân ngoài, nằm nông hơn và dài hơn cơ mác ngắn Cơ mác dài có nguyên ủy từ chỏm và 2/3 trên của mặt ngoài xương mác, mặt sâu của cân sâu, các vách gian cơ trước và sau, đi xuống chạy phía sau mắt cá ngoài, băng qua lòng bàn chân theo hướng chéo và bám tận bằng hai trẽ: một trẽ vào bờ ngoài nền xương đốt bàn chân một và một trẽ vào mặt ngoài xương chêm trong (Trịnh Văn Minh, 2011)
Trong chỉnh hình, gân cơ mác dài được lấy dưới dạng mô ghép tự thân, đặc biệt để tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối
Cơ thon: là một cơ nằm ở vùng đùi trong Đây là cơ nông nhất, trong nhất của vùng đùi trong Cơ thon có nguyên ủy bám vào ngành ngồi mu của xương chậu, cơ đi xuống dưới thành một dải cơ mỏng và dẹt, chuyển dần thành gân tròn Gân này đi phía sau lồi cầu trong của xương đùi, uốn quanh lồi cầu trong của xương chày, nơi nó trở nên dẹt và bám tận vào phần trên của mặt trong thân xương chày, bên dưới lồi cầu trong của xương chày (Trịnh Văn Minh, 2011)
Trang 7Cơ bán gân: là cơ nằm giữa vùng đùi sau, nguyên ủy của cơ bám chung với cơ nhị đầu đùi vào mặt sau ụ ngồi giữa chỗ bám của cơ bán mạc và dây chằng cùng hông Từ nguyên ủy, cơ đi xuống dưới, trở thành hình thoi khi đến vùng giữa dưới đùi rồi chuyển tiếp thành một gân dài, đồng thời đóng vai trò là ranh giới trong của hố khoeo Gân này nằm sau cơ bán mạc, luồn quanh lồi cầu tới đầu xương chầy
và chèn vào bề mặt trước trong của xương chày Gân bám ở dưới cơ thon và ở sau cơ may, vào mặt trong xương chày Các gân của ba cơ này họp thành gân cơ chân ngỗng (Trịnh Văn Minh, 2011)
1.3 Tổn thương đồng thời 2 DCCT, DCCS cùng bên khớp gối
Chấn thương năng lượng cao (high-energy trauma) thường là nguyên nhân chính để gây ra trật khớp gối từ đó dẫn đến nhiều dây chằng tổn thương đồng thời và mất ổn định của gối
Khám thực thể về độ ổn định của đầu gối là phương pháp có thể
sử dụng để dự đoán bệnh lý nội khớp nhưng có thể khó khăn hơn ở những bệnh nhân bị chấn thương cấp tính Việc khám cả hai chân rất quan trọng để đánh giá sự mất ổn định do bệnh lý so với tình trạng lỏng lẻo do sinh lý Chấn thương đa dây chằng không khó phát hiện khi khám; tuy nhiên, việc chú ý đến những phát hiện nhỏ sẽ giúp bác
sĩ lâm sàng xác định cấu trúc cụ thể nào bị tổn thương Độ ổn định trước sau nên được đánh giá bằng các nghiệm pháp Lachman, chuyển trục xoay và ngăn kéo sau Các xét nghiệm hoạt động về độ võng phía sau và cơ tứ đầu cũng hỗ trợ đánh giá DCCS
Chụp XQ khớp gối thẳng nghiêng và chụp phim XQ khớp gối khi thực hiện nghiệm pháp ngăn kéo sau cũng được sử dụng trong chẩn đoán tổn thương dây chằng Chụp cộng hưởng từ khớp gối là phương pháp rất có ý nghĩa trong chẩn đoán, trên phim chụp cộng hưởng từ việc chẩn đoán tổn thương của cả hai dây chằng là rõ ràng, chính xác
Trang 8đặc biệt trong giai đoạn đầu khi tình trạng sưng nề gối còn rõ làm ảnh hưởng đến việc thăm khám lâm sàng
1.4 Các phương pháp điều trị tổn thương đồng thời DCCT, DCCS cùng bên khớp gối
Phẫu thuật nội soi: Các lựa chọn tốt để tái tạo DCCT cũng như DCCS trong chấn thương đa dây chằng bao gồm khoan qua đường hầm mâm chày so với khoan tạo đường hầm xương đùi và ghép tự thân so với ghép đồng loại
Các phương pháp theo các phương tiện cố định mảnh ghép: Cố định dây chằng bằng vít chẹn; nút treo,…
Các phương pháp theo theo loại vật liệu mảnh ghép sử dụng tái tạo dây chằng: Gân ghép tự thân; mảnh ghép gân đồng loại; mảnh ghép gân tổng hợp
Các kỹ thuật dựa theo cấu trúc giải phẫu của dây chằng: Kỹ thuật một bó; kỹ thuật hai bó
Các kỹ thuật tạo hình với đường hầm xuyên chày dựa theo cách thức tạo đường hầm: Kỹ thuật tạo đường hầm xương từ ngoài vào; kỹ thuật tạo đường hầm “trong ra” hay còn gọi là phương pháp
“một đường rạch da”; kỹ thuật “tất cả bên trong”
Kỹ thuật “tất cả bên trong”: là kỹ thuật khoan tạo đường hầm xương đùi và xương chày đều từ trong ra Cả hai đường hầm này đều chỉ đi hết một phần xương, tức là dạng đường hầm “cụt” Vì chỉ cần rạch da rất nhỏ để đưa 1 kim Kirchner dẫn đường cho việc tạo đường hầm xương chày nên phương pháp này còn được gọi là phương pháp
“không rạch da” Do vậy đây được coi là kỹ thuật ít xâm lấn, hậu phẫu ít đau hơn và có thể sử dụng các mảnh ghép ngắn Ưu điểm của
kỹ thuật này là các đường hầm đều được khoan từ trong khớp ra bên ngoài nên các phẫu thuật viên có thể chủ động được chiều dài đường
Trang 9hầm mong muốn, có thể sử dụng những mảnh ghép ngắn nên tiết kiệm được chiều dài gân, tăng đường kính mảnh ghép, là phương pháp ít xâm lấn, hậu phẫu ít đau Nhược điểm của kỹ thuật là giá thành còn cao, kỹ thuật khoan đường hầm chày khó hơn các phương pháp khác
1.5 Tình hình điều trị DCCT, DCCS cùng bên khớp gối trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu điều trị DCCT, DCCS cùng bên khớp gối như: Năm 2003, Colosimo A.J nghiên cứu trên 11 bệnh nhân tái tạo hai dây chằng theo dõi trong khoảng thời gian trung bình 28 tháng Năm 2013, Tomasz Piontek và các cộng sự nghiên cứu trên 11 bệnh nhân tổn thương cả DCCT và DCCS: thời gian theo dõi trung bình 22 tháng Mardani-Kivi (2019) trong một báo cáo của mình cũng thu được kết quả hài long của người bệnh khi nghiên cứu trên 28 bệnh nhân sử dụng mảnh ghép gân Achilles đồng loại, theo dõi trong vòng 26 tháng
Tại Việt Nam, năm 2013, Trương Trí Hữu và cộng sự báo cáo kết quả phục hồi chức năng khớp gối sau 2 – 4 năm phẫu thuật nội soi tái tạo cả hai DCCT và DCCS cho 52 bệnh nhân Vào năm 2015, Nguyễn Mạnh Khánh đã báo cáo 15 trường hợp bệnh nhân tái tạo DCCT và DCCS dùng mảnh ghép gân Hamstrings và gân mác dài tự thân trong vòng 2 năm Với việc kỹ thuật “Tất cả bên trong”, năm
2021, Dương Đình Toàn cũng đã báo cáo nghiên cứu của mình trên
32 bênh nhân trong vòng 2 năm sử dụng mảnh ghép gân bán gân và bán phần gân mác dài thu được kết quả rất tốt khi Lachman dương tính độ 1 và âm tính sau mổ là 31/32 bệnh nhân, điểm Lysholm thu được sau mổ rất tốt, đường kính gân thu được trung bình là 8,2mm
Trang 10CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nghiên cứu giải phẫu và cơ sinh học gân cơ mác dài, gân cơ thon, gân cơ bán gân ứng dụng trong phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng
2.1.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: 50 mẫu chi dưới (25 chi bên phải, 25 chi
bên trái) từ 25 thi thể người Việt trưởng thành
Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn Giải phẫu – Trường Đại học Y
dược Tp Hồ Chí Minh
Thời gian nghiên cứu: 6/2019 đến 6/2022
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Thi thể người hiến trên 18 tuổi, không có tiền sử phẫu thuật chi dưới
- Phần chi dưới không gãy, biến dạng hay dị tật, bệnh lý khối u
- Xác được tiếp nhận, xử lý, bảo quản bằng phương pháp formol
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Xác hiến không được bảo quản, xử lý đúng quy trình kỹ thuật trước khi phẫu tích
- Chi dưới có tổn thương, bệnh lý ảnh hưởng đến cấu trúc của gân,
cơ mác dài, cơ thon, cơ bán gân phát hiện trong quá trình phẫu tích
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả loạt ca
Cỡ mẫu nghiên cứu: n = 50 mẫu
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
2.1.3 Dụng cụ phẫu tích và đo lường
Bộ dụng cụ phẫu tích, dụng cụ lấy gân, thước kẹp, thước dây, máy
đo lực cơ học hiệu Instron 8001 Series Serrvohydraulic Fatique
Trang 11Testing Machine (Bộ môn Vật liệu Polyme- Khoa Công nghệ vật liệu trường Đại học Bách khoa- Đại học Quốc Gia TP.HCM)
2.1.4 Quy trình phẫu tích và đo các chỉ số
Quy trình phẫu tích và đo các chỉ số gân cơ mác dài:
- Thi thể được đặt ở tư thế nằm ngửa, kê gót chân cao 20 cm
- Rạch da dọc theo đường nối đầu trên và đầu dưới xương mác, bóc tách lớp da, loại bỏ tổ chức mỡ dưới da theo hướng từ trên
- Xác định điểm cách đỉnh mắt cá ngoài về phía trên 1,5cm, 11,5cm trên gân cơ mác dài, đo khoảng cách từ bờ gân cơ mác dài đến thần kinh mác nông, thần kinh mác sâu, thần kinh bắp chân
- Tách toàn bộ cơ mác dài, cắt lấy cơ từ nguyên ủy tới ngang đỉnh mắt cá ngoài Đo các chỉ số: Tổng chiều dài cơ, chiều dài phần gân không được bao phủ bởi cơ, chiều dài phần gân được che phủ một phần bở cơ Chiểu rộng của gân cơ ở ba vị trí: Điểm bám của gân; Điểm kết thúc phần gân nằm hoàn toàn ngoài cơ; Điểm giữa phần gân được bao phủ một phần bởi các sợi cơ
- Dùng dụng cụ lấy toàn bộ phần gân cơ mác dài ra khỏi cơ Đo chiều dài toàn bộ gân cơ, phần gân nằm hoàn toàn trong cơ
- Chập hai gân cơ mác dài, đo đường kính Chập bốn của gân cơ mác dài (mảnh ghép gân mác dài), đo đường kính
Quy trình phẫu tích và đo các chỉ số gân cơ bán gân, cơ thon:
- Thi thể được đặt ở tư thế nằm sấp, rạch da theo đường dọc từ điểm giữa nếp lằn mông đến qua trám khoeo 10 cm Phẫu tích bóc tách da ở phía sau trong của đùi tới qua cạnh trong của đùi
- Ở vùng cạnh trong khớp gối, tìm gân cơ thon, cơ bán gân, lần theo gân hai cơ xuống điểm bám của hai gân ở xương chày, tìm chẽ phụ của các gân (nếu có), bóc tách hai gân tại điểm bám tận của gân
Trang 12- Bóc tách tổ chức dưới da, tách cơ bán gân, cơ thon ra khỏi các
tổ chức xung quanh từ dưới lên trên tới nguyên ủy của hai cơ
- Cắt hai cơ thon và cơ bán gân ra khỏi điểm bám của cơ, đo các chỉ số trên cơ thon, cơ bán gân: Tổng chiều dài cơ, chiều dài phần gân không được bao phủ bởi cơ, chiều dài phần gân được che phủ một phần bở cơ Chiểu rộng của gân cơ ở ba vị trí: Điểm bám của gân; Điểm kết thúc phần gân nằm hoàn toàn ngoài cơ; Điểm giữa phần gân được bao phủ một phần bởi cơ
- Dùng dụng cụ lấy toàn bộ phần gân cơ thon, cơ bán gân ra khỏi
cơ Đo chiều dài toàn bộ gân, phần gân nằm hoàn toàn trong cơ
- Chập hai cả hai sợi gân cơ thon – bán gân (mảnh ghép gân cơ thon – bán gân), đo đường kính
Đánh giá các đặc điểm cơ sinh học
- Đưa hai đầu của mảnh ghép cơ mác dài hoặc mảnh ghép gân
cơ thon – bán gân vào bộ phận giữ gân
- Khởi động hệ thống máy tính kết nối, máy hệ thống máy Máy
đo lực cơ học, tiến hành đovà ghi nhận số liệu
- Ghi nhận giá trị: Lực chịu tải tối đa; Chiều dài tối đa khi gân bắt đầu có dấu hiệu tổn thương đứt gân
2.2 Nghiên cứu lâm sàng
2.2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: 45 bệnh nhân được khám, chẩn đoán và
điều trị phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT và DCCS
Địa điểm nghiên cứu: Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện
Hữu Nghị Việt Đức
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2019-12/2022
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Trang 13- BN trong độ tuổi từ 18-60 tuổi
- BN được chẩn đoán xác định tổn thương cả hai dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau cùng bên, không có tổn thương các dây chằng khác, có dấu hiệu lỏng gối, được chẩn đoán xác định bằng lâm sàng và MRI
- BN có biên độ gối tốt: gấp được 90o và không mất biên độ duỗi gối
Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN có chấn thương gối kèm các tổn thương phối hợp khác như: tổn thương dây chằng bên chày, dây chằng bên mác, tổn thương góc sau trong, góc sau ngoài… dựa trên lâm sàng và phim MRI khớp gối
- BN có chấn thương phối hợp trong cùng 1 thời điểm: chấn thương sọ não, vỡ xương chậu, gãy xương đùi, vỡ xương bánh chè, gãy xương cẳng chân, mâm chày
- BN đang có dấu hiệu tràn dịch hay nhiễm trùng khớp gối
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu, không được theo dõi đầy
đủ sau mổ
- BN có chức năng cổ bàn chân kém, thoái hóa khớp gối hoặc thoái hóa khớp cổ chân
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu không nhóm chứng, theo dõi dọc
Cỡ mẫu: n=45
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
2.2.3 Phương pháp đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo dây chằng
* Đánh giá trong mổ: Thời gian phẫu thuật; Tai biến trong mổ, Chuyển mổ mở khớp gối
Trang 14* Đánh giá kết quả xa: sau phẫu thuật tối thiểu 6 tháng: Đánh giá
về lâm sàng; Đánh giá chức năng khớp gối sau phẫu
Đánh giá chức năng cổ bàn chân
Đánh giá ảnh hưởng độ vững cổ chân, thay đổi vòm gan chân sau lấy gân
Đánh giá ảnh hưởng chức năng khớp cổ - bàn chân sau tái tạo dây chằng
Di chứng vùng lấy ghép: vùng cổ chân - bàn chân được đánh giá chức năng qua thang điểm AOFAS và FADI
2.2.5 Quy trình phẫu thuật và phục hồi chức năng sau mổ
- Chẩn đoán và đánh giá bệnh nhân trước mổ
- Phẫu thuật nội soi tạo hình đồng thời hai dây chằng chéo khớp gối bằng kỹ thuật tất cả bên trong
- Chăm sóc và tập luyện sau phẫu thuật
2.3 Đạo đức nghiên cứu
Luận án được thực hiện tuân thủ theo đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng đề cương Trường Đại học Y Hà Nội thông qua theo quyết định số NCS09/BB-HDĐ ngày 14 tháng 2 năm 2019
2.4 Xử lý số liệu: Số liệu của đề tài được nhập và xử lý bằng phần
mềm SPSS 22.0