1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giao dịch bảo Đảm (Đáp Án Đề thi )

30 18 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao dịch bảo đảm (Đáp Án Đề thi)
Chuyên ngành Giao dịch bảo đảm
Thể loại Đề thi
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,61 MB
File đính kèm GIAO dỊch bẢo ĐẢm (ĐÁp Án ĐỀ thi ).rar (2 MB)

Nội dung

ĐỀ SỐ 1 PHẦN I: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI Câu 1: Các bên phải xác lập lại biện pháp bảo đảm sau khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành Nhận định sai: Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó. CSPL: K2 , Đ294 BLDS 2015 Câu 2: Bên thế chấp có thể không phải là bên giữ tài sản thế chấp Nhận định Đúng , K2 Đ 317 BLDS 2015 quy định Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.(ví dụ giao tài sản thế chấp là xe ô tô cho bên cung cấp dịch vụ giữ xe ô tô). Câu 3: Bảo lãnh là việc bên bảo lãnh dùng uy tín của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho người thứ ba Nhận định sai, Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. VD: A thế chấp bìa đỏ của mình cho ngân hàng BIDV để bảo đảm cho B vay 100 tr CSPL:K3, Đ336 BLDS 2015 Câu 4: Hợp đồng thế chấp tài sản chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm Nhận đinh sai: Đối với thế chấp động sản (VD:thế chấp xe ô tô) không bắt buộc phải đăng ký thì phát sinh hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết K1, Đ25 NĐ 99/2022/NĐ-CP K1. Đ298 BLDS 2015 quy định: Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định. PHẦN 2 LÝ THUYẾT: Phân tích đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, cho ví dụ minh họa cụ thể Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có các đặc điểm sau : Thứ nhất, nghĩa vụ trong các biện pháp bảo đảm là nghĩa vụ phụ mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính. Khi xác lập giao dịch dân sự, các bên có thể thỏa thuận xác lập hoặc không xác lập kèm theo một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Biện pháp bảo đảm thường được thỏa thuận xác lập kèm thêm một giao dịch dân sự và ý nghĩa tồn tại của các biện pháp bảo đảm là đảm bảo cho nghĩa vụ trong giao dịch chính được thực hiện. Lưu ý không phải trong tất cả trường hợp khi xác lập giao dịch dân sự, phải xác lập kèm một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm. Ví dụ: A vay 200 triệu của B, C là người bảo lãnh cho A. Hợp đồng vay có thời hạn là 1 năm, sau một năm A phải trả cho B cả gốc lẫn lãi. A là bên được bảo lãnh; B là bên nhận bảo lãnh; C là bên bảo lãnh.

Trang 1

ĐỀ SỐ 1 PHẦN I: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI

Câu 1: Các bên phải xác lập lại biện pháp bảo đảm sau khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành

Nhận định sai: Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện

pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó

CSPL: K2 , Đ294 BLDS 2015

Câu 2: Bên thế chấp có thể không phải là bên giữ tài sản thế chấp

Nhận định Đúng , K2 Đ 317 BLDS 2015 quy định

Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.(ví dụ giao tài sản thế chấp là

xe ô tô cho bên cung cấp dịch vụ giữ xe ô tô)

Câu 3: Bảo lãnh là việc bên bảo lãnh dùng uy tín của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho người thứ ba

Nhận định sai, Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảmthực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

VD: A thế chấp bìa đỏ của mình cho ngân hàng BIDV để bảo đảm cho B vay 100 tr

CSPL:K3, Đ336 BLDS 2015

Câu 4: Hợp đồng thế chấp tài sản chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba kể

từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm

Nhận đinh sai:

Đối với thế chấp động sản (VD:thế chấp xe ô tô) không bắt buộc phải đăng ký thì phát sinh hiệu

lực đối kháng đối với người thứ ba kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết

K1, Đ25 NĐ 99/2022/NĐ-CP

K1 Đ298 BLDS 2015 quy định: Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ

trong trường hợp luật có quy định

PHẦN 2 LÝ THUYẾT: Phân tích đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, cho ví dụ minh họa cụ thể

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có các đặc điểm sau :

Thứ nhất, nghĩa vụ trong các biện pháp bảo đảm là nghĩa vụ phụ mang tính chất bổ sung

cho nghĩa vụ chính Khi xác lập giao dịch dân sự, các bên có thể thỏa thuận xác lập hoặc không xác lập kèm theo một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Biện pháp bảo đảm thường được thỏa thuận xác lập kèm thêm một giao dịch dân sự và ý nghĩa tồn tại của các biện pháp bảo đảm làđảm bảo cho nghĩa vụ trong giao dịch chính được thực hiện Lưu ý không phải trong tất cả trường hợp khi xác lập giao dịch dân sự, phải xác lập kèm một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm

Ví dụ: A vay 200 triệu của B, C là người bảo lãnh cho A Hợp đồng vay có thời hạn là 1năm, sau một năm A phải trả cho B cả gốc lẫn lãi

A là bên được bảo lãnh;

B là bên nhận bảo lãnh;

C là bên bảo lãnh

Trang 2

Nghĩa vụ bảo lãnh (giữa B và C) là nghĩa vụ phụ so với nghĩa vụ trả tiền vay của A đối với

B Nếu A không có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ, bên có quyền (B)mới có quyền yêu cầu người bảo lãnh (C) thực hiện nghĩa vụ thay

Thứ hai, các biện pháp bảo đảm được thiết lập nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ,

đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do vi phạm nghĩa vụ

VD: A thế chấp bìa đỏ của mình cho ngân hàng để vay 100 tr

Như vậy việc thế bìa đỏ là để nhằm bảo đảm cho việc A trả nợ đầy đủ cho ngân hàng, ngăn ngừa và hạn chế việc A chây ỳ không trả hoặc trả không đúng hạn

Thứ ba, phạm vi bảo đảm do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, trừ trường

hợp các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định thì coi như nghĩa vụ chính được bảođảm toàn bộ

VD bảo lãnh nêu trên

1 Khi xác lập bảo lãnh, các bên A, B, C có thể thỏa thuận rằng C chỉ bảm đảm thực hiệnthay A trả nợ gốc trong trường hợp đến hạn mà A không trả được tiền cho B Còn tiền lãi thì A làngười có nghĩa vụ trả, phần này không nằm trong phạm vi bảo lãnh

Hoặc các bên có thể thỏa thuận nếu hết thời hạn 1 năm mà A không trả được tiền gốc lẫn lãicho B thì C có nghĩa vụ phải trả thay cho A cả tiền gốc lẫn lãi cho B

2 Trường hợp các bên A, B, C không có thỏa thuận khi đến hạn trả nợ mà:

- A không có khả năng trả tiền gốc lẫn lãi cho B (thì lúc này B có quyền yêu cầu C trả tiềngốc lẫn lãi thay cho A) và C phải có nghĩa vụ trả cả tiền gốc lẫn lãi thay cho A

- Hoặc khi đến hạn trả nợ A chỉ có khả năng trả tiền gốc mà không có khả năng trả tiền lãithì B có quyền yêu cầu C trả tiền lãi thay cho A và C có nghĩa vụ phải trả tiền lãi thay cho A

PHẦN III: ĐÁP ÁN BÀI TẬP

A/ Việc anh Ân dùng một tài sản là chiếc ô tô để đảm bảo cho 02 nghĩa vụ (thế chấp và cầm cố) là đúng với quy định của pháp luật hiện hành

Theo K1,Điều 296 BLDS 2015 quy định: Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực

hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị cácnghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

Vì vậy:

Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thôngbáo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ khác Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản

B/ Đến hạn, anh Ân không có khả năng chi trả tiền vay cho ngân hàng thì:

+ Ngân hàng OU và chị Ngọc cùng được quyền tham gia xử lý tài sản bảo đảm là chiếc

xe ô tô, bởi vì theo K3, Điều 296 BLDS 2015 quy định:

Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuychưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử

lý tài sản Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếucác bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác

+ Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán đối với số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm

Trang 3

Cả 2 biện pháp bảo đảm trên đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba

- Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.(K2Đ319 BLDS 2015)

- Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữtài sản cầm cố (K2 Đ310 BLDS 2015)

=> Do đó căn cứ theo quy định tại (điểm a, K1, Đ308 BLDS 2015): Trường hợp các biệnpháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xácđịnh theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng

=>Vì vậy trong trường hợp này Ngân hàng OU sẽ được ưu tiên thanh toán trước rồi tiếp

sau đó mới thanh toán cho chị Ngọc

Mặt khác:

Thứ tự ưu tiên thanh toán có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuậnthay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiênthanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền

CSPL: K2, Đ308 BLDS 2015

-ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI Câu 1: Bên nhận bảo đảm chỉ có quyền xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn mà bên có nghĩa

vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ

Nhận định sai:

Ngoài ra Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm khi

- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật

- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định

căn cứ theo Điều K2 , K3 Điều 299 BLDS 2015

Câu 2: Tài sản thế chấp phải được chuyển giao cho bên nhận thế chấp

Nhận định sai: Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, hoặc Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.(Ví dụ: giao tài sản thế chấp là xe ô tô cho bên cung cấp dịch vụ giữ xe ô tô)

Câu 4 : Đăng ký biện pháp bảo đảm là điều kiện để giao dịch thế chấp tài sản gắn liền với đất

hình thành trong tương lai có hiệu lực pháp luật

Nhận định SAI: Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là trường hợp

đăng ký theo yêu cầu nên không bắt buộc phải có Đăng ký biện pháp bảo đảm mới có hiệu lựcpháp luật

Trang 4

Như vậy thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Về thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Biện pháp bảo đảm phát

sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm Như vậy, dựa vào Điều 297 khoản 1 Bộ luật dân sự

2015, hiệu lực đối kháng với người thứ ba có thể phát sinh tại 3 thời điểm, bao gồm (1) đăng ký biện pháp bảo đảm, (2) bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm, (3) bên nhận bảo đảm chiếm giữ tài sản bảo đảm

Ý nghĩa của việc phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Khi biện pháp bảo

đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 BLDS 2015

Mối quan hệ giữa hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứ

ba Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi

hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm theo quy định tại Điều 22 khoản 4 Nghịđịnh 21/2021/NĐ-CP

Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Điều 23 khoản 1 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh

hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật Như vậy, hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực trước, hiệu lực đối kháng với người thứ ba có thể phát sinh sau

PHẦN III: ĐÁP ÁN BÀI TẬP

A/ Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tình huống trên là biện pháp đặt cọc

Bên đặt cọc là: A Trọng

Bên nhận đặt cọc là: A Nghĩa

Giá trị tài sản bảo đảm (đặt cọc) là: 50 tr

Giá trị nghĩa vụ được bảo đảm: Hợp đồng chuyển nhượng Nhà và đất (có giá 5 tỷ đồng)

- A Trọng đã đặt cọc cho A Nghĩa số tiền là 50 tr để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất và nhà giữa 2 bên có giá là 5 tỷ đồng

CSPL: K1, Đ 328 BLDS 2015

B/ Căn cứ theo K2,Đ 328 BLDS 2015 quy định:

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặcđược trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiệnhợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Vì vậy: Trong Trường hợp A Trọng không muốn mua nhà nữa thì a Trọng sẽ bị mất số tiền cọc 50tr và số tiền cọc 50tr này sẽ thuộc về a Nghĩa

Trang 5

ĐỀ SỐ 3 PHẦN I NHẬN ĐỊNH

Câu 1: Chỉ có tài sản mới được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Nhận định Sai Có thể dùng uy tín để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Điều 344 BLDS quy định Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật

Câu 2: Tài sản thế chấp không còn sẽ làm chấm dứt hợp đồng thế chấp.

Nhận định Sai Tài sản thế chấp không còn không làm chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản.Căn cứ Điều 320 và 327 BLDS 2015, Trường hợp Tài sản thế chấp không còn thì có thể thay thếbằng tài sản khác có giá trị tương đương (Theo K4, Đ320 BLDS 2015) hoặc các bên có thỏa thuậnkhác, do đó không làm chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản

Câu 3: Trường hợp người nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của một trong số nhiều người cùng bảo lãnh thì những người bảo lãnh còn lại cũng được miễn theo

Nhận định Sai, Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụbảo lãnh của họ

2015, hiệu lực đối kháng với người thứ ba có thể phát sinh tại 3 thời điểm, bao gồm:

(1) đăng ký biện pháp bảo đảm,

(2) bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm,

(3) bên nhận bảo đảm chiếm giữ tài sản bảo đảm

Ý nghĩa của việc phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Khi biện pháp bảo đảmphát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sảnbảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 BLDS 2015

Mối quan hệ giữa hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc

Trang 6

không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm theo quy định tại Điều 22 khoản 4 Nghị định21/2021/NĐ-CP

Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Điều 23 khoản 1 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu

lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật Nhưvậy, hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực trước, hiệu lực đối kháng với người thứ ba có thể phátsinh sau

- Tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giá trị: 500 tr

- Giá trị nghĩa vụ được bảo đảm: 200 tr (trả nợ khoản vay)

Tài sản thế chấp hiện có và tài sản hình thành trong tương lai:

– Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối vớitài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch

– Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: Tài sản chưa hình thành; Tài sản đã hình thànhnhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch

Tài sản thế chấp là tài sản có đăng ký quyền sở hữu và không đăng ký quyền sở hữu:

Tài sản thế chấp có đăng ký quyền sở hữu như quyền sử dụng đất, nhà ở, công trìn xây dựng (bấtđộng sản), một số phương tiện giao thông như máy bay, tàu thuyền, ô tô, một số quyền sở hữucông nghiệp,…

Tài sản thế chấp không đăng ký quyền sở hữu là những tài sản còn lại theo phương pháp loạitrong mối quan hệ với tài sản có đăng ký quyền sở hữu

Liệt kê 3 tài sản được dùng để thế chấp phổ biến trong thực tiễn

1 thế chấp quyền sử dụng đất

2 thế chấp xe ô tô

3 thế chấp nhà xưởng

Trang 7

Ví dụ : Đối với biện pháp bảo đảm là “Cầm giữ tài sản”: Chẳng hạn khi bạn mang chiếc xeHonđa đến tiệm sửa xe để sửa, khi sửa xong bạn lại không mang theo tiền để trả tiền sửa xe thì lúcnày chủ tiệm có quyền “cầm giữ tài sản” là chiếc xe.

Ví dụ: Đối với biện pháp bảo đảm là “Thế chấp tài sản”: Khi người dân(Bên bảo đảm) đivay vốn Ngân hàng thì phải đem bìa đỏ (Giấy CNQSDĐ) thuộc sở hữu của mình đi để bảo đảmthực hiện nghĩa vụ vay vốn ngân hàng

Ví dụ: Đối với biện pháp bảo đảm là “bảo lãnh”:

A vay 200 triệu của B, C là người bảo lãnh cho A Hợp đồng vay có thời hạn là 1 năm, sau mộtnăm A phải trả cho B cả gốc lẫn lãi

A là bên được bảo lãnh;

B là bên nhận bảo lãnh;

C là bên bảo lãnh

Câu hỏi 2: Trình bày phân loại các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Dựa vào tính chất bảo đảm, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghiã vụ được chia thành 2loại, gồm các biện pháp bảo đảm đối nhân và các biện pháp bảo đảm đối vật

Bảo đảm đối nhân là các biện pháp bảo đảm mà tính chất bảo đảm được xác lập trên cơ sở camkết bảo đảm của một người Theo quy định hiện hành, bảo lãnh và tín chấp là hai biện pháp bảođảm đối nhân

Bảo đảm đối vật là các biện pháp bảo đảm mà tính chất bảo đảm được thiết lập trên các tàisản cụ thể với bên có nghĩa vụ : thế chấp, cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, cầm giữ tài sản, bảolưu quyền sở hữu

Dựa vào tính chất của giao dịch dân sự, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đượcchia thành 2 loại: các biện pháp được hình thành trên cơ sở giao dịch dân sự và các biện phápđược hình thành trên cơ sở luật định

Câu hỏi 3: Phân tích tài sản bảo đảm.

Tài sản bảo đảm là tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Tài sản bảo đảm đượcquy định tại Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 và được quy định chi tiết tại Nghị định 21/2021/NĐ-

CP từ điều 8 đến điều 21

Thứ nhất, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm

giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu Theo đó, trừ biện pháp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu,tài sản bảo đảm trong các biện pháp bảo đảm đối vật (như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, kýquỹ) phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm Đối với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, tài sảnbảo đảm là tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu Tài sản bảo đảmtrong biện pháp cầm giữ tài sản là tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị

vi phạm Ngoài ra, Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP cũng quy định tài sản bảo đảm có thể là tàisản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định

Trang 8

Thứ hai, tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Điều 108 Bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã cáclập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch (ví dụ :nhà, quyền sử dụng đất, xe ô tô, xe máy, điện thoại,…) Tài sản hình thành trong tương lai baogồm (1) tài sản chưa hình thành, (2) tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tàisản sau thời điểm xác lập giao dịch (ví dụ : nhà ở hình thành trong tương lai,…) Tài sản bảo đảmphải không thuộc trường hợp bị cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác vềquyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm (Điều 8 khoản 1 Nghịđịnh 21/2021/NĐ-CP)

Thứ ba, giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được

bảo đảm Quy định này áp dụng cho các biện pháp bảo đảm thuộc nhóm các biện pháp bảo đảmđối vật Thông thường, trường hợp giá trị tài sản bảo đảm tối thiểu bằng hoặc lớn hơn giá trị nghĩa

vụ được bảo đảm có thể kể đến biện pháp thế chấp tài sản, biện pháp cầm cố tài sản,… Đối vớitrường hợp, giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, điển hình là biện phápđặt cọc, đặt biệt lưu ý nếu trong biện pháp đặt cọc, nếu giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc lớn hơnnghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng đặt cọc không còn ý nghĩa tồn tại

Thứ tư, Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ (Điều 296

BLDS), nếu có giá trị tại thời đểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụđược bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Quy định trêncho phép một tài sản có thể bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ nếu đáp ứng các điều kiện theo quyđịnh, tuy nhiên cần lưu ý: thứ nhất, giá trị tài sản bảo đảm so với tổng các nghĩa vụ được bảo đảm;thứ hai, bên nhận bảo đảm có thể là một hoặc nhiều chủ thể khác nhau Trường hợp một tài sảnđảm bảo nhiều nghĩa vụ có thể làm phát sinh quyền xử lý tài sản bảo đảm và thứ tự ưu tiên thanhtoán giữa các bên cùng nhận bảo đảm

Câu hỏi 4: Trình bày hiệu lực đối kháng với người thứ ba theo quy định hiện hành.

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba được quy định tại Điều 297 BLDS 2015 và đượchướng dẫn chi tiết tại Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ-CP

Về thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Biện pháp bảo đảm phát sinhhiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảmnắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm Như vậy, dựa vào Điều 297 khoản 1 Bộ luật dân sự

2015, hiệu lực đối kháng với người thứ ba có thể phát sinh tại 3 thời điểm, bao gồm (1) đăng kýbiện pháp bảo đảm, (2) bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm, (3) bên nhận bảo đảm chiếmgiữ tài sản bảo đảm

+ Ý nghĩa của việc phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Khi biện pháp bảo đảmphát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sảnbảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 BLDS

Mối quan hệ giữa hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứ ba Biệnpháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc khônglàm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm theo quy định tại Điều 22 khoản 4 Nghị định21/2021/NĐ-CP

Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứba: Điều 23 khoản 1 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệulực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật Nhưvậy, hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực trước, hiệu lực đối kháng với người thứ ba có thể phátsinh sau

Trang 9

Câu hỏi 5: Phân tích đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, nghĩa vụ trong các biện pháp bảo đảm là nghĩa vụ phụ mang tính chất bổ sung

cho nghĩa vụ chính Khi xác lập giao dịch dân sự, các bên có thể thỏa thuận xác lập hoặc khôngxác lập kèm theo một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Biện pháp bảo đảm thường đượcthỏa thuận xác lập kèm thêm một giao dịch dân sự và ý nghĩa tồn tại của các biện pháp bảo đảm làđảm bảo cho nghĩa vụ trong giao dịch chính được thực hiện Lưu ý không phải trong tất cả trườnghợp khi xác lập giao dịch dân sự, phải xác lập kèm một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm

Thứ hai, các biện pháp bảo đảm được thiết lập nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ,

đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do vi phạm nghĩa vụ

Thứ ba, phạm vi bảo đảm do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, trừ trường

hợp các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định thì coi như nghĩa vụ chính được bảođảm toàn bộ Nội dung phạm vi bảo đảm sẽ được nghiên cứu chi tiết hơn khi tìm hiểu biện phápbảo lãnh

Câu hỏi 6: Phân tích điểm khác biệt giữa thuật ngữ « các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ » với « giao dịch bảo đảm », « hợp đồng bảo đảm ».

Bộ luật dân sự 2015 không giải thích khái niệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ mà chỉ liệt kê các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại Điều 292 Cụ thể, các biện pháp

bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ,bảo lưu quyền sở hữu; bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản

Trong khi đó, hợp đồng bảo đảm được giải thích tại Điều 3 khoản 5 Nghị định

21/2021/NĐ-CP Cụ thể, hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhậnbảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảođảm Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồngđặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu,hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp Như vậy, chỉ có 8 biện pháp bảo đảm (cầm cố tài sản,thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp) được xem làhợp đồng bảo đảm, còn biện pháp cầm giữ tài sản không được xem là hợp đồng bảo đảm

Thuật ngữ « giao dịch bảo đảm » được nhắc đến tại Điều 298 Bộ luật dân sự 2015, nhưngkhông được giải thích rõ ràng bởi Bộ luật dân sự hiện hành cũng như các văn bản liên quan về bảođảm thực hiện nghĩa vụ Dựa trên các quy định hiện hành, giao dịch bảo đảm được hiểu là hợpđồng bảo đảm, tức có 8 biện pháp bảo đảm được xem là giao dịch bảo đảm, trừ biện pháp cầm giữtài sản Như vậy, thuật ngữ các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có phạm vi rộng hơn so vớithuật ngữ hợp đồng bảo đảm, giao dịch bảo đảm

Câu hỏi 7: Nêu ý nghĩa của việc phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

Căn cứ khoản 1 Điều 297 Bộ luật dân sự 2015, hiệu lực đối kháng với người thứ ba có thểphát sinh tại 3 thời điểm, bao gồm (1) đăng ký biện pháp bảo đảm, (2) bên nhận bảo đảm nắm giữtài sản bảo đảm, (3) bên nhận bảo đảm chiếm giữ tài sản bảo đảm

+ Ý nghĩa của việc phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Khi biện pháp bảo

đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tàisản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 BLDS

Mối quan hệ giữa hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứ ba.Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc

Trang 10

không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm theo quy định tại Điều 22 khoản 4 Nghị định21/2021/NĐ-CP

Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứba: Điều 23 khoản 1 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệulực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật Nhưvậy, hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực trước, hiệu lực đối kháng với người thứ ba có thể phátsinh sau

Ví dụ: A thế chấp quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của A cho B để bảo đảm cho khoản vay

của A với B Theo quy định tại K2, Đ 319 BLDS 2015 Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đốikháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký Khi phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ

ba B được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định (K2, Đ 297BLDS 2015)

Ví dụ: A cầm cố chiếc xe máy thuộc sở hữu của mình cho B để bảo đảm cho khoản vay của

A với B Đây là trường hợp không phải đăng kí giao dịch bảo đảm nên thời điểm phát sinh hiệulực đối kháng với người thứ ba là kể từ thời điểm B nắm giữ chiếc xe máy của A (theo K2, Đ310BLDS 2015)

Câu hỏi 8: Phân tích các đặc điểm thế chấp tài sản Cho ví dụ minh họa.

Thế chấp tài sản có những đặc điểm sau:

Một là, tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp Về nguyên tắc, bên thế

chấp phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo quy định tạiĐiều 317 và Điều 295 Bộ luật dân sự 2015

Tuy nhiên, quy định này có ngoại lệ được quy định tại Điều 59 Bộ luật dân sự 2015, đó làtrường hợp người giám hộ quản lý tài sản của người được giám hộ Cụ thể, người giám hộ cótrách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình, được thực hiệngiao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ, trong đó có bao gồm các biệnpháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác

Việc người giám hộ sử dụng tài sản của người được giám hộ để đảm bảo thực hiện cácnghĩa vụ dân sự phải tuân thủ các quy định pháp luật, nhất là phải vì lợi ích của người được giámhộ

VD: A thế chấp bìa đỏ cho ngân hàng để vay vốn thì bìa đỏ phải thuộc sở hữu của A

Hai là, tài sản thế chấp không phải chuyển giao cho bên nhận thế chấp Bên thế chấp dùng

tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không chuyển giao tài sảncho bên nhận thế chấp Thông thường, bên thế chấp sẽ giao giấy tờ liên quan đến tài sản cho bênnhận thế chấp nếu các bên có thỏa thuận VD: A thế chấp xe ô tô cho ngân hàng thì chỉ giao giấy

tờ xe cho bên Ngân hàng còn xe thì không phải giao

Ba là, bên giữ tài sản thế chấp có thể là bên thế chấp hoặc bên thứ ba Điều 317 Bộ luật dân

sự quy định bên thế chấp không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, vì vậy chủ thể giữ tài sản thếchấp có thể là bên thế chấp Hoặc trong một số trường hợp bên thế chấp có thể thỏa thuận với bênnhận thế chấp giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp (ví dụ giao tài sản thế chấp là xe ô tô chobên cung cấp dịch vụ giữ xe ô tô)

Bốn là: Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng

ký (K2 Đ319) VD: A thế chấp giấy CNQSDĐ cho ngân hàng thì phát sinh hiệu lực đối kháng vớingười thứ ba kể từ thời điểm đăng ký thế chấp trên giấy CNQSDĐ đó

Câu hỏi 9: Phân tích đặc điểm của cầm cố tài sản Cho ví dụ minh họa.

Trang 11

Điều 309 BLDS 2015 quy định:Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố)giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảođảm thực hiện nghĩa vụ.

Cầm cố tài sản có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố Tương tự thế chấp tài

sản, về nguyên tắc, bên cầm cố phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ, theo quy định tại Điều 309 và Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 Tuy nhiên, ngoại lệ củanguyên tắc trên là trường hợp người giám hộ có thể dùng tài sản của người được giám hộ để cầm

cố bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 59 Bộ luật dân sự 2015

VD: A vay B số tiền 100 triệu đồng và A giao chiếc xe ô tô thuộc sở hữu của mình cho B

để cầm cố Sau khi A trả B số tiền là 100 triệu đồng thì bên B sẽ trả lại xe ô tô cho A

Thứ hai, tài sản cầm cố phải chuyển giao cho bên nhận cầm cố Bên cầm cố phải chuyển

giao tài sản cho bên nhận cầm cố Trường hợp, tài sản cầm cố là tài sản có đăng ký thì khi chuyểngiao tài sản có chuyển giao kèm theo giấy tờ liên quan đến tài sản hay không phụ thuộc vào sựthỏa thuận giữa các bên

Thứ ba, bên giữ tài sản cầm cố là bên nhận cầm cố hoặc người thứ ba Chính quy định bên

cầm cố phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, vì vậy bên giữ tài sản cầm cố là bên nhậncầm cố Trong trường hợp bên nhận cầm cố có thể thỏa thuận với bên cầm cố giao cho người thứ

ba giữ tài sản cầm cố (ví dụ bên thứ ba có thể là bên nhận gửi giữ tài sản cầm cố là xe ô tô, tàubay, tàu biển)

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người

thứ 3 là kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố Trường hợp bất động sản là đốitượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng vớingười thứ ba kể từ thời điểm đăng ký Lưu ý, hợp đồng cầm cố tài sản không phát sinh hiệu lựcđối kháng với người thứ ba, bên nhận cầm cố vẫn có quyền xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thựchiện mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ

Câu hỏi 10: Phân tích các đặc điểm của ký quỹ Cho ví dụ minh họa

Theo Điều 330 BLDS 2015 Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kimkhí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảmviệc thực hiện nghĩa vụ

Biện pháp ký quỹ có những đặc điểm sau:

- Giao dịch bảo đảm ký quỹ có sự tham gia của bên thứ ba là tổ chức tín dụng

- Ký quỹ là biện pháp bảo đảm bằng tài sản

- Có ít nhất hai hợp đồng ký kết với các quyền và nghĩa vụ khác nhau của ba bên

- Hiệu lực của hợp đồng ký quỹ: từ thời điểm giao kết

Phân tích một ví dụ về ký quỹ để làm rõ quan hệ của các chủ thể trong quan hệ ký quỹ.Trong ví dụ có 3 chủ thể gồm doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp Nhật và Ngân hàngVietcombank Doanh nghiệp VN giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp Nhật và

để đảm bảo việc thanh toán Doanh nghiệp VN, doanh nghiệp Nhật và Doanh nghiệp VN đã thỏathuận xác lập giao dịch ký quỹ tại Ngân hàng Vietcombank Cụ thể, cơ chế xác lập bảo đảm kýquỹ như sau:

(1) Quan hệ ký quỹ (Doanh nghiệp Việt Nam – Ngân hàng Vietcombank) được xác lập trượt hoặcchuẩn bị xác lập quan hệ nghĩa vụ chính, trong đó, Doanh nghiệp VN là bên ký quỹ, Ngân hàngVietcombank là tổ chức tín dụng nhận ký quỹ Giá trị tài sản ký quỹ của Doanh nghiệp VN tại

Trang 12

ngân hàng Vietcombank tương ứng với giá trị nghĩa vụ của Doanh nghiệp VN đối với doanhnghiệp Nhật

(2) Có thể diễn ra quan hệ thanh toán Ngân hàng Vietcombank – Doanh nghiệp Nhật nếu Doanhnghiệp VN không thanh toán cho Doanh nghiệp Nhật hoặc thanh toán không đầy đủ Doanhnghiệp Nhật có thể yêu cầu trực tiếp Ngân hàng Vietcombank trả cho mình (Ngân hàngVietcombank sẽ trừ đi các chi phí sau đó mới thanh toán cho Doanh nghiệp Nhật, nếu thiếu thìDoanh nghiệp Nhật sẽ quay lại đòi Doanh nghiệp VN)

Câu hỏi 11: Phân tích các đặc điểm của bảo lưu quyền sở hữu Cho ví dụ minh họa

Căn cứ theo Điều 331 BLDS 2015 quy định

Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu có những đặc điểm sau đây:

- Người bán chỉ được bảo lưu quyền sở hữu khi người mua chưa thực hiện xong nghĩa vụ thanhtoán

– Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản phải được lập thành văn bản riêng là hợp đồng bảo lưuquyền sở hữu tài sản hoặc phải được ghi trong hợp đồng mua bán Theo quy định tại khoản 2 Điều

331 BLDS 2015 Phản ánh rõ tính chất pháp lý trong hợp đồng Khi đó nếu có tranh chấp xảy ra,việc giải quyết có thể tiến hành dễ dàng theo quy định cụ thể Mang đến các phản ánh trong bảnchất chuyển giao sở hữu sang cho bên mua Cũng như các quyền lợi được phản ánh và nhu cầuđược thể hiện là chưa đầy đủ

– Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng kể từ thời điểm đăng ký Theoquy định tại khoản 3 Điều 331 BLDS 2015 Rõ ràng khi giao dịch đang được thực hiện, có thểmang đến kết quả phản ánh trong thay đổi chủ sở hữu Cũng như diễn ra tính chất chuyển giao tàisản

– Bên mua đã nhận hàng hóa trong tính chất chuyển giao Tuy nhiên, nếu muốn được sở hữu vềmặt pháp lý, cần thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết Trong thời gian đó, quyền sở hữu tài sảnvẫn là của bên bán trong trường hợp bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ Tức làcác ràng buộc nghĩa vụ chỉ được phản ánh khi nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện theo đúng nộidung cam kết

– Hai bên tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán được phép thực hiện các thỏa thuận theo tínhchất của hợp đồng mua bán Miễn là đảm bảo các quyền và nghĩa vụ quy định của luật Các bên

có thể thỏa thuận để bên mua đưa tài sản vào khai thác công dụng và giữ quyền sở hữu cho đếnkhi việc thanh toán được hoàn tất

– Khác với các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, kýcược, kỹ quỹ, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ Khi mà bên nhận vật có quyền trong đảm bảo cho giaodịch được tiến hành Trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thì bên nhận vật lại là bên có nghĩa vụphải thực hiện công việc, hành vi nào đó Nhằm mang đến hiệu lực pháp lý cho giao dịch trênthực tế

Ví dụ: An mua điện thoại trị giá 50 triệu đồng nhưng An không có tiền trả ngay mà thực hiện trả

trong nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng

Câu hỏi 12: Trình bày trách nhiệm liên đới trong bảo lãnh và cho ví dụ minh họa Trách nhiệm liên đới trong bảo lãnh

Căn cứ theo Điều 338 và Điều 288 BLDS 2015

Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ và các bên không thỏa thuận xác định phạm

vi thực hiện nghĩa vụ thì đây được xác định là thực hiện nghĩa vụ liên đới

Trang 13

Thực hiện nghĩa vụ liên đới được quy định chung tại Điều 288 và thực hiện nghĩa vụ bảolãnh quy định riêng tại Điều 338 Cụ thể, khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liênđới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnhtheo các phần độc lập

Ví dụ: A vay của B 100 triệu đồng, C và D đứng ra bảo lãnh việc hoàn trả khoản tiền vay

này

1 Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thểyêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ Theo VDtrên A có quyền yêu cầu C phải trả toàn bộ 100tr cho A

2 Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người

có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình (trường hợp

C đã trả toàn bộ 100tr cho A thì C có quyền yêu cầu D phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới đốivới mình)

3 Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đớithực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũngđược miễn thực hiện nghĩa vụ.(trường hợp A đã chỉ định C trả toàn bộ 100tr nhưng sau đó lạimiễn cho C thì D cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ)

4 Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số nhữngngười có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lạivẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.(trường hợp A đã chỉ miễn việc thực hiện nghĩa

vụ cho C thì D vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của mình)

Câu hỏi 13: Nêu khái niệm bảo lãnh và cho ví dụ.

Theo Điều 335 BLDS 2015 quy định:

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sauđây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bênđược bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ

Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bênđược bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảolãnh

Ví dụ: A vay của B 100 triệu đồng và C đứng ra bảo lãnh việc hoàn trả khoản tiền vay này

Ở đây, có một nghĩa vụ bảo lãnh và B là người có quyền Trong tình huống trên, giao dịchvay tiền giữa A và B được xác lập, theo đó A có nghĩa vụ trả tiền vay cho B khi đến hạn Nghĩa

vụ bảo lãnh (giữa B và C) là nghĩa vụ phụ so với nghĩa vụ trả tiền vay của A đối với B

Nếu A không có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ, bên có quyền(B) mới có quyền yêu cầu người bảo lãnh (C) thực hiện nghĩa vụ thay

Câu hỏi 14: Nêu khái niệm tín chấp và cho ví dụ.

Theo Điều 344 BLDS 2015 quy định:

Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộgia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theoquy định của pháp luật (Điều 344 BLDS 2015)

VD: Gia đình anh A có hoàn cảnh rất khó khăn, được công nhận là hộ gia đình nghèo Giađình anh A có anh A, vợ và 02 con Anh A là thành viên của Hội nông dân xã X Anh A có thểvay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất bằng tín chấp của Hội nông dân nơi anh là Hội viên

Trang 14

Câu hỏi 15: Trình bày quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín chấp.

Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín chấp Chủ thể tham gia tín chấp baogồm bên bảo đảm bằng tín chấp (tức tổ chức chính trị - xã hội), tổ chức tín dụng cho vay và ngườivay Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này được quy định tại Điều 46 Nghị định 21/2021/NĐ-

CP, cụ thể :

Quyền và nghĩa vụ của bên bảo đảm bằng tín chấp:

- Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điềukiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợđầy đủ, đúng hạn;

- Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng để vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khivay vốn;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cho vay :

- Yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trảnợ;

- Phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật dân sự, luật khác liên quan quy định Quyền và nghĩa vụ của người vay :

- Sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc tiêu dùng phù hợp vớimục đích vay;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cho vay và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra việc

sử dụng vốn vay;

- Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn cho tổ chức tín dụng cho vay;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật dân sự, luật khác liên quan quy định

Câu hỏi 16: Phân tích đặc điểm bảo lãnh Cho ví dụ minh họa.

Theo Điều 335 BLDS 2015 quy định:

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sauđây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bênđược bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ

Biện pháp bảo lãnh có những đặc điểm sau:

- Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân

- Bên bảo lãnh không phải là bên có nghĩa vụ trong giao dịch được bảo lãnh

- Bên bảo lãnh có thể dùng uy tín hoặc tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

- Phạm vi bảo lãnh: Theo Điều 336 BLDS 2015, Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh mộtphần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh Trường hợp các bên không có thỏa thuận,nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh được xem là toàn bộ, bao gồm tiền lãi trên nợ gốc, tiến phạt,tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả (Điều 293 Bộ luật dân sự 2015) Thời hạn củahợp đồng bảo lãnh phụ thuộc vào hợp đồng chính

Ví dụ: A vay 200 triệu của B, C là người bảo lãnh cho A Hợp đồng vay có thời hạn là 1

năm, sau một năm A phải trả cho B cả gốc lẫn lãi

A là bên được bảo lãnh;

B là bên nhận bảo lãnh;

C là bên bảo lãnh

Trang 15

Ở đây có thể hiểu là nghĩa vụ bảo lãnh (giữa B và C) là nghĩa vụ phụ so với nghĩa vụ trảtiền vay của A đối với B Nếu A không có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy

đủ, bên có quyền (B) mới có quyền yêu cầu người bảo lãnh (C) thực hiện nghĩa vụ thay

1 Khi xác lập bảo lãnh, các bên A, B, C có thể thỏa thuận rằng C chỉ bảm đảm thực hiệnthay A trả nợ gốc trong trường hợp đến hạn mà A không trả được tiền cho B Còn tiền lãi thì A làngười có nghĩa vụ trả, phần này không nằm trong phạm vi bảo lãnh

Hoặc các bên có thể thỏa thuận nếu hết thời hạn 1 năm mà A không trả được tiền gốc lẫn lãi cho Bthì C có nghĩa vụ phải trả thay cho A cả tiền gốc lẫn lãi cho B

2 Trường hợp các bên A, B, C không có thỏa thuận khi đến hạn trả nợ mà:

- A không có khả năng trả tiền gốc lẫn lãi cho B (thì lúc này B có quyền yêu cầu C trả tiền gốc lẫnlãi thay cho A) và C phải có nghĩa vụ trả cả tiền gốc lẫn lãi thay cho A

- Hoặc khi đến hạn trả nợ A chỉ có khả năng trả tiền gốc mà không có khả năng trả tiền lãi thì B

có quyền yêu cầu C trả tiền lãi thay cho A và C có nghĩa vụ phải trả tiền lãi thay cho A

Câu hỏi 17: Phân tích đặc điểm của tín chấp Cho ví dụ minh họa.

Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cánhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêudùng theo quy định của pháp luật (theo Điều 344 BLDS 2015)

Biện pháp tín chấp có những đặc điểm sau :

+ Là biện pháp bảo đảm đối nhân

+ Tổ chức chính trị xã hội dùng uy tín để bảo đảm cho khoản vay của thành viên trong tổchức (không dùng bất cứ tài sản nào để bảo đảm cho khoản vay);

+ Nghĩa vụ trả nợ thuộc về bên vay; tổ chức chính trị xã hội không có nghĩa vụ trả nợ thaybên vay (ngay cả khi người vay không có khả năng chi trả)

Ví Dụ: Gia đình anh A có hoàn cảnh rất khó khăn, được công nhận là hộ gia đình nghèo.

Gia đình anh A có anh A, vợ và 02 con Anh A là thành viên của Hội nông dân xã X Anh A cóthể vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất bằng tín chấp của Hội nông dân nơi anh là Hội viên

Câu hỏi 18: Hãy trình bày những cơ quan có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm.

Tại Điều 10 NĐ 99/2022/NĐ-CP quy định Về cơ quan đăng ký, cơ quan cung cấp thông tin

Có nhiều cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm tùy vào từng biện phápbảo đảm và tài sản bảo đảm, cụ thể:

+ Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Vănphòng đăng ký đất đai (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấpthông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

+ Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấpthông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay

+ Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải hoặc Chi cục Hàng hải, Cảng

vụ Hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi là Cơ quan đăng ký tàu biểnViệt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển, tài sản khácquy định tại Điều 41 Nghị định này

+ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký, cung cấp thôngtin về biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật vềchứng khoán

+ Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc

Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản) thực hiện đăng ký, cung cấp

Ngày đăng: 10/07/2024, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w