MỤC LỤC DANH SÁCH THÀNH VIÊN 1 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 4 PHỤ LỤC BẢNG 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 I. Lý do nghiên cứu 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Mục tiêu nghiên cứu 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4. Phương pháp nghiên cứu 7 II. Tổng quan nghiên cứu 8 1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài 8 2. Lý thuyết mang tính kế thừa 11 3. Khoảng trống nghiên cứu 12 4.Cơ sở lý thuyết và mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại .. 13 5.Thực trạng tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2022.............................................................................................. 18 III. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ................................................. 24 1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 24 2. Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................ 24 IV. Kết quả và thảo luận ........................................................................... 27 1. Kết quả ước lượng ................................................................................ 27 2. Kiểm định .............................................................................................. 29 3. Thảo luận .............................................................................................. 32 V. Hàm ý chính sách ................................................................................ 36 1. Đối với tỷ giá ......................................................................................... 36 2. Đối với chỉ số giá tiêu dùng CPI .......................................................... 37 3. Đối với GDP .......................................................................................... 38 2 KẾT LUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 3 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện tỷ giá hối đoái giữa Nhật Bản – Việt Nam giai đoạn 2006 - 2022 ............................................................................................................... 18 Hình 4.1 Đồ thị hàm phản ứng biến TB với các biến còn lại ........................... 32 Hình 4.2. Đồ thị phân rã phương sai biến TB .................................................. 34 PHỤ LỤC BẢNG Bảng 3.1 Mô tả biến ......................................................................................... 25 Bảng 4.1 Kết quả kiểm tra tính dừng các biến nội sinh mô hình ..................... 27 Bảng 4.2 Kiểm định loại bỏ độ trễ mô hình ..................................................... 27 Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả ước lượng ................................................................ 28 Bảng 4.4 Kiểm định tính ổn định mô hình ....................................................... 30 Bảng 4.5 Kiểm định tự tương quan tại độ trễ h ................................................ 30 Bảng 4.6 Kiểm định tự tương quan tại độ trễ từ 1 đến h .................................. 31 Bảng 4.7 Kiểm định phương sai sai số ............................................................. 31 4 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có sự phát triển kinh tế và thương mại ấn tượng trong khu vực châu Á và trên thế giới. Mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia này đã có một sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt gần 50 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 24,2 tỷ USD và nhập khẩu từ Nhật Bản 23,4 tỷ USD. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4, là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 và là đối tác nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Tỷ giá chính là một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế, quyết định cân cầu thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. Việc biến đổi tỷ giá có thể tạo ra những thách thức hoặc cơ hội đối với các quốc gia tham gia thương mại. Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thế giới liên tục biến đổi và phức tạp, chúng ta không thể không quan tâm đến tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Trong bài báo cáo này, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. Chúng tôi sẽ trình bày những khía cạnh quan trọng của vấn đề này, từ những tác động thông qua nghiên cứu định lượng đến đưa ra hàm ý chính sách. Chúng tôi hy vọng rằng bài báo cáo này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao kiến thức và sự nhận thức về tầm quan trọng của tỷ giá tiền tệ trong thương mại quốc tế, cũng như cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và người quan tâm đến mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. Bố cục bài báo cáo của nhóm gồm 5 phần: 1.Lý do nghiên cứu 2.Tổng quan nghiên cứu 3.Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 4.Kết quả và thảo luận 5.Hàm ý chính sách Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả chắc chắn còn gặp nhiều sai sót, chúng em rất mong nhận được những góp ý, ý kiến nhận xét, phê bình của thầy để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. 5 I.Lý do nghiên cứu 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn 2006-2022, Việt Nam và Nhật Bản đã chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ về tỷ giá tiền tệ và cán cân thương mại giữa hai quốc gia. Sự biến đổi này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế và thương mại của cả hai, và do đó, việc nghiên cứu tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại trong giai đoạn này trở nên cấp thiết. Một trong những động lực quan trọng tạo nên thành công của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đổi mới là phát triển hướng vào xuất khẩu. Xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng, đạt trung bình hơn 20%/năm trong 20 năm qua. Với mức thu nhập trên đầu người còn thấp, tiêu dùng nội địa còn thấp, thì xuất khẩu là nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng nhanh. Xuất khẩu đã giúp có nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên, mặc dù xuất khẩu tăng nhanh nhưng nhập khẩu lại tăng nhanh hơn xuất khẩu đã làm cho cán cân thương mại (CCTM) rơi vào thâm hụt triền miên. Thâm hụt thương mại chuyển sang nghiêm trọng từ năm 2007, khoảng 14 tỉ USD, và đạt đỉnh vào năm 2008, khoảng 18 USD, làm tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai so với GDP tăng trên 10%, vượt xa mức cảnh báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Diễn biến theo chiều hướng xấu đi của CCTM Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Trong các nhân tố tác động đến CCTM thì tỷ giá được xem là một nhân tố có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nhận định về tỷ giá tác động đến CCTM của Việt Nam còn có nhiều ý kiến khác nhau. Có quan điểm ủng hộ việc tăng tỷ giá (VND giảm giá) để tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Quan điểm này được lý thuyết ủng hộ vì khi tăng tỷ giá thì hàng hóa Việt Nam sẽ rẻ hơn ở nước ngoài nên kích thích xuất khẩu và làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn nên hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, quan điểm không ủng hộ cho rằng việc tăng tỷ giá không giúp ích nhiều cho xuất khẩu mà chỉ làm gia tăng lạm phát do các ngành sản xuất của Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu. Ngoài ra, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nông sản và khoáng sản nên độ co giãn của cung theo giá khá thấp. Nhược điểm của các quan điểm trên là cho rằng mối quan hệ giữa tỷ giá và cán CCTM luôn tuyến tính một chiều. Trong thực tế, mối quan hệ này có thể thay đổi theo thời gian. 6 Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản là một nhiệm vụ quan trọng để hiểu rõ hơn về sự biến đổi trong thương mại quốc tế và tạo ra các chiến lược thích hợp cho cả hai, đặc biệt là Việt Nam trong bối cảnh kinh tế có nhiều sự biến đổi. 2.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn 2006-2022. Cụ thể, bài báo cáo sẽ tập trung vào việc: Phân tích tổng quan tình hình các nghiên cứu đi trước trong và ngoài nước về tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam và Nhật Bản và tìm ra khoảng trống nghiên cứu; Đánh giá và phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn 2006 - 2022; Từ đó đưa ra hàm ý chính sách đối với Việt Nam. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài luận này là tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong phạm vi từ năm 2006 tới năm 2022. Trong đó nhóm xem xét các yếu tố về tỷ giá tiền tệ JPY/VND, cán cân thương mại Việt Nam - Nhật Bản, tổng thu nhập quốc nội và chỉ số giá tiêu dùng trong nước trong giai đoạn nghiên cứu. 4.Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp thống kê và mô hình hóa để đánh giá và dự đoán tác động của tỷ giá tiền tệ tới cán cân thương mại Việt Nam - Nhật Bản Để kiểm định tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, nghiên cứu sử dụng mô hình VAR của Christopher Albert Sims (1980). Yt = β0 + β1Yt-1 + β2Yt-2 +…+ βpYt-p + ℮t Trong đó: Yt = [GDP, CPI, TB, NER] ℮t : Hạng nhiễu trong mô hình ước lượng p:độ trễ của các biến trong mô hình Ngoài ra, nghiên cứu sẽ xây dựng thảo luận kết quả về quan hệ giữa tỷ giá tiền tệ và cán cân thương mại dựa trên kết quả thống kê các khái niệm và lý thuyết kinh tế quốc tế. 7 II. Tổng quan nghiên cứu 1.Tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài 1.1 Nghiên cứu trong nước Nguyễn Văn Phúc, Phạm Thị Tuyết Trinh (2011) đo lường tác động trong ngắn và dài hạn của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam, giai đoạn 2000-2010. Phân tích đồng liên kết dựa trên tiếp cận trễ phân phối tự hồi quy (autoregressive distributed lag) được sử dụng để đo lường tác động dài hạn, cho thấy cán cân thương mại được cải thiện khi đồng tiền Việt Nam (VND) giảm giá thực. Mô hình hiệu chỉnh sai số (error correction model) dựa trên phương trình cân bằng dài hạn được sử dụng để đo lường tác động ngắn hạn, cho thấy cán cân thương mại xấu đi ngay khi VND giảm giá thực. Hàm phản ứng đẩy (impulse response function) dựa trên mô hình hiệu chỉnh sai số cho thấy tác động phá giá Việt Nam đồng đến cán cân thương mại có dạng tuyến J: cán cân thương mại xấu đi trong 3 quý sau khi phá giá, bắt đầu được cải thiện từ quí thứ 4 và thiết lập mức cân bằng mới sau 12 quí Hồ Hải Yến, Nguyễn Tuấn Linh (2016), sử dụng mô hình vector tự hồi quy sử dụng 5 biến số: tỷ giá thực đa phương (REER) của VND và đồng tiền của 9 đối tác thương mại chính của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội 9 nước, tỷ số xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy không tồn tại hiệu ứng đường cong J. Đồng thời, xuất hiện sự lấn át của tác động tiêu cực so với tác động tích cực. Sự phá giá đồng nội tệ chỉ có tác động ở mức thấp đến cán cân thương mại quý đầu tiên, tuy nhiên tác động đã trở thành tiêu cực ở quý thứ hai, không phù hợp lý thuyết J là tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại là tích cực trong dài hạn. Nguyễn Hữu Tuấn cùng cộng sự (2014), trình bày những phân tích về tác động của các yếu tố vĩ mô cơ bản đến cán cân thương mại song phương của VN với các đối tác thương mại lớn thông qua phương thức tiếp cận theo mô hình VECM. Tác giả xem xét 03 yếu tố tác động chính là tỷ giá hối đoái thực song phương (RER), thu nhập quốc gia thực trong nước (IPVN) và thu nhập quốc gia thực của các đối tác thương mại. Nghiên cứu đã tìm ra các mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô là tỷ giá hối đoái hiệu lực song phương, thu nhập quốc gia thực trong nước và thu nhập quốc gia thực của các đối tác thương mại và cán cân thương mại song phương. Kết quả cho 8 thấy chưa tìm được bằng chứng về hiệu ứng đường cong J tồn tại trong thương mại song phương giữa Việt Nam với các đối tác thương mại lớn gồm Mỹ, Liên minh châu Âu. Đối với đối tác Mỹ và Liên minh châu Âu, cán cân thương mại song phương có xu hướng cải thiện sau khi phá giá. Nguyễn Duy Thông (2019), sử dụng mô hình VAR để tìm kiếm mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thương mại của Việt Nam với tỷ giá hối đoái thực, thu thập của Việt Nam và các đối tác. Với việc sử dụng dữ liệu quan hệ thương mại song phương và đa phương của Việt Nam với 6 đối tác lớn, bao gồm: Trung quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Australia và Thái Lan, dữ liệu được lấy trong giai đoạn từ Quý 1 năm 2002 đến quý 4 năm 2018. Qua thực nghiệm, nghiên cứu đã xác nhận đường cong chữ J có tồn tại ở 2 trường hợp Nhật Bản và Thái Lan, đối với trường hợp Mỹ, tuy đường cong chữ J không tồn tại, nhưng nghiên cứu cũng tìm ra sự tác động tích cực của việc phá giá đồng tiền lên cán cân thương mại. Trong khi đó, với trường hợp Australia, Hàn Quốc và Trung Quốc lại không tìm thấy mối quan hệ tích cực của tỷ giá lên cán cân thương mại. Tran Thi Ha (2019) sử dụng độc quyền mô hình ARDL tuyến tính và ARDL phi tuyến tính (NARDL) để xem xét quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong từng ngành. Từ kết quả ước lượng các hệ số ngắn hạn và dài hạn đưa vào mô hình, có thể rút ra một số kết luận về ước tính của mô hình ARDL và NARDL cho tất cả các ngành. Kết quả cho thấy mức độ sai lệch đối với ước tính hồi quy khi sử dụng dữ liệu tổng hợp cho phương pháp bất đối xứng. Vì vậy, cách tiếp cận sử dụng mô hình NARDL với dữ liệu cấp ngành của tác giả sẽ mang lại bức tranh toàn diện và đầy đủ hơn về tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại của Việt Nam. Hơn thế, lý thuyết về hiệu ứng đường cong J không được hỗ trợ bởi kết quả ước lượng của mô hình kiểm định mối quan hệ giữa cán cân thương mại Việt Nam – Nhật Bản và tỷ giá hối đoái. Bài nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái thực sự ảnh hưởng đến cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, mức độ tác động như vậy còn phụ thuộc vào từng ngành. Với những kết luận trên, có thể coi tỷ giá hối đoái là một công cụ hữu hiệu để kích thích xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng tỷ giá hối đoái cần được cân nhắc
Lý do nghiên cứu
Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn 2006-2022, Việt Nam và Nhật Bản đã chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ về tỷ giá tiền tệ và cán cân thương mại giữa hai quốc gia Sự biến đổi này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế và thương mại của cả hai, và do đó, việc nghiên cứu tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại trong giai đoạn này trở nên cấp thiết. Một trong những động lực quan trọng tạo nên thành công của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đổi mới là phát triển hướng vào xuất khẩu Xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng, đạt trung bình hơn 20%/năm trong 20 năm qua Với mức thu nhập trên đầu người còn thấp, tiêu dùng nội địa còn thấp, thì xuất khẩu là nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng nhanh Xuất khẩu đã giúp có nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa Tuy nhiên, mặc dù xuất khẩu tăng nhanh nhưng nhập khẩu lại tăng nhanh hơn xuất khẩu đã làm cho cán cân thương mại (CCTM) rơi vào thâm hụt triền miên Thâm hụt thương mại chuyển sang nghiêm trọng từ năm 2007, khoảng 14 tỉ USD, và đạt đỉnh vào năm 2008, khoảng 18 USD, làm tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai so với GDP tăng trên 10%, vượt xa mức cảnh báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Diễn biến theo chiều hướng xấu đi của CCTM Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu Trong các nhân tố tác động đến CCTM thì tỷ giá được xem là một nhân tố có vai trò quan trọng Tuy nhiên, nhận định về tỷ giá tác động đến CCTM của Việt Nam còn có nhiều ý kiến khác nhau Có quan điểm ủng hộ việc tăng tỷ giá (VND giảm giá) để tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu Quan điểm này được lý thuyết ủng hộ vì khi tăng tỷ giá thì hàng hóa Việt Nam sẽ rẻ hơn ở nước ngoài nên kích thích xuất khẩu và làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn nên hạn chế nhập khẩu Tuy nhiên, quan điểm không ủng hộ cho rằng việc tăng tỷ giá không giúp ích nhiều cho xuất khẩu mà chỉ làm gia tăng lạm phát do các ngành sản xuất của Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu Ngoài ra, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nông sản và khoáng sản nên độ co giãn của cung theo giá khá thấp Nhược điểm của các quan điểm trên là cho rằng mối quan hệ giữa tỷ giá và cán CCTM luôn tuyến tính một chiều.Trong thực tế, mối quan hệ này có thể thay đổi theo thời gian.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản là một nhiệm vụ quan trọng để hiểu rõ hơn về sự biến đổi trong thương mại quốc tế và tạo ra các chiến lược thích hợp cho cả hai, đặc biệt là Việt Nam trong bối cảnh kinh tế có nhiều sự biến đổi.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn 2006-2022 Cụ thể, bài báo cáo sẽ tập trung vào việc: Phân tích tổng quan tình hình các nghiên cứu đi trước trong và ngoài nước về tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam vàNhật Bản và tìm ra khoảng trống nghiên cứu; Đánh giá và phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn 2006 -2022; Từ đó đưa ra hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài luận này là tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong phạm vi từ năm 2006 tới năm 2022.Trong đó nhóm xem xét các yếu tố về tỷ giá tiền tệ JPY/VND, cán cân thương mạiViệt Nam - Nhật Bản, tổng thu nhập quốc nội và chỉ số giá tiêu dùng trong nước trong giai đoạn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp thống kê và mô hình hóa để đánh giá và dự đoán tác động của tỷ giá tiền tệ tới cán cân thương mại Việt Nam - Nhật Bản Để kiểm định tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, nghiên cứu sử dụng mô hình VAR của Christopher Albert Sims (1980).
Yt = [GDP, CPI, TB, NER]
℮t : Hạng nhiễu trong mô hình ước lượng p: độ trễ của các biến trong mô hình
Ngoài ra, nghiên cứu sẽ xây dựng thảo luận kết quả về quan hệ giữa tỷ giá tiền tệ và cán cân thương mại dựa trên kết quả thống kê các khái niệm và lý thuyết kinh tế quốc tế.
Tổng quan nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài
Nguyễn Văn Phúc, Phạm Thị Tuyết Trinh (2011) đo lường tác động trong ngắn và dài hạn của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam, giai đoạn 2000-2010. Phân tích đồng liên kết dựa trên tiếp cận trễ phân phối tự hồi quy (autoregressive distributed lag) được sử dụng để đo lường tác động dài hạn, cho thấy cán cân thương mại được cải thiện khi đồng tiền Việt Nam (VND) giảm giá thực Mô hình hiệu chỉnh sai số (error correction model) dựa trên phương trình cân bằng dài hạn được sử dụng để đo lường tác động ngắn hạn, cho thấy cán cân thương mại xấu đi ngay khi VND giảm giá thực Hàm phản ứng đẩy (impulse response function) dựa trên mô hình hiệu chỉnh sai số cho thấy tác động phá giá Việt Nam đồng đến cán cân thương mại có dạng tuyến J: cán cân thương mại xấu đi trong 3 quý sau khi phá giá, bắt đầu được cải thiện từ quí thứ 4 và thiết lập mức cân bằng mới sau 12 quí
Hồ Hải Yến, Nguyễn Tuấn Linh (2016), sử dụng mô hình vector tự hồi quy sử dụng 5 biến số: tỷ giá thực đa phương (REER) của VND và đồng tiền của 9 đối tác thương mại chính của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội 9 nước, tỷ số xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy không tồn tại hiệu ứng đường cong J Đồng thời, xuất hiện sự lấn át của tác động tiêu cực so với tác động tích cực Sự phá giá đồng nội tệ chỉ có tác động ở mức thấp đến cán cân thương mại quý đầu tiên, tuy nhiên tác động đã trở thành tiêu cực ở quý thứ hai, không phù hợp lý thuyết J là tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại là tích cực trong dài hạn.
Nguyễn Hữu Tuấn cùng cộng sự (2014), trình bày những phân tích về tác động của các yếu tố vĩ mô cơ bản đến cán cân thương mại song phương của VN với các đối tác thương mại lớn thông qua phương thức tiếp cận theo mô hình VECM Tác giả xem xét 03 yếu tố tác động chính là tỷ giá hối đoái thực song phương (RER), thu nhập quốc gia thực trong nước (IPVN) và thu nhập quốc gia thực của các đối tác thương mại.Nghiên cứu đã tìm ra các mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô là tỷ giá hối đoái hiệu lực song phương, thu nhập quốc gia thực trong nước và thu nhập quốc gia thực của các đối tác thương mại và cán cân thương mại song phương Kết quả cho thấy chưa tìm được bằng chứng về hiệu ứng đường cong J tồn tại trong thương mại song phương giữa Việt Nam với các đối tác thương mại lớn gồm Mỹ, Liên minh châu Âu Đối với đối tác Mỹ và Liên minh châu Âu, cán cân thương mại song phương có xu hướng cải thiện sau khi phá giá.
Nguyễn Duy Thông (2019), sử dụng mô hình VAR để tìm kiếm mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thương mại của Việt Nam với tỷ giá hối đoái thực, thu thập của Việt Nam và các đối tác Với việc sử dụng dữ liệu quan hệ thương mại song phương và đa phương của Việt Nam với 6 đối tác lớn, bao gồm: Trung quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Australia và Thái Lan, dữ liệu được lấy trong giai đoạn từ Quý 1 năm 2002 đến quý 4 năm 2018 Qua thực nghiệm, nghiên cứu đã xác nhận đường cong chữ J có tồn tại ở 2 trường hợp Nhật Bản và Thái Lan, đối với trường hợp Mỹ, tuy đường cong chữ J không tồn tại, nhưng nghiên cứu cũng tìm ra sự tác động tích cực của việc phá giá đồng tiền lên cán cân thương mại Trong khi đó, với trường hợp Australia, Hàn Quốc và Trung Quốc lại không tìm thấy mối quan hệ tích cực của tỷ giá lên cán cân thương mại.
Tran Thi Ha (2019) sử dụng độc quyền mô hình ARDL tuyến tính và ARDL phi tuyến tính (NARDL) để xem xét quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong từng ngành Từ kết quả ước lượng các hệ số ngắn hạn và dài hạn đưa vào mô hình, có thể rút ra một số kết luận về ước tính của mô hình ARDL và NARDL cho tất cả các ngành Kết quả cho thấy mức độ sai lệch đối với ước tính hồi quy khi sử dụng dữ liệu tổng hợp cho phương pháp bất đối xứng Vì vậy, cách tiếp cận sử dụng mô hình NARDL với dữ liệu cấp ngành của tác giả sẽ mang lại bức tranh toàn diện và đầy đủ hơn về tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại của Việt Nam Hơn thế, lý thuyết về hiệu ứng đường cong J không được hỗ trợ bởi kết quả ước lượng của mô hình kiểm định mối quan hệ giữa cán cân thương mại Việt Nam – Nhật Bản và tỷ giá hối đoái Bài nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái thực sự ảnh hưởng đến cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản Tuy nhiên, mức độ tác động như vậy còn phụ thuộc vào từng ngành Với những kết luận trên, có thể coi tỷ giá hối đoái là một công cụ hữu hiệu để kích thích xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam Tuy nhiên, việc sử dụng tỷ giá hối đoái cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các mục tiêu ưu tiên khác nhau và sự phối hợp giữa các chính sách khác nhau.
Mohsen Bahmani-Oskooee (2009) áp dụng phương pháp đồng liên kết để đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của những biến động trong tỷ giá hối đoái thực Yên-USD đối với cán cân thương mại của Nhật Bản với Mỹ đối với 117 ngành công nghiệp Chúng tôi nhận thấy rằng sự giảm giá đồng Yên so với USD khiến cán cân thương mại được cải thiện trong dài hạn đối với khoảng 1/3 ngành công nghiệp Nhật Bản Hầu hết các tác động ngắn hạn đều tác động tích cực, cho thấy cán cân thương mại của các ngành này được cải thiện nhanh chóng chứ không phải là một giai đoạn suy thoái như “đường cong chữ J”.
Olugbenga A Onafowora (2003), nghiên cứu xem xét tác động ngắn hạn và ảnh hưởng lâu dài của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của ba nước thuộc Asean trong Thương mại song phương với Mỹ và Nhật Bản qua mô hình sửa lỗi vectơ đồng liên kết (VECM) Tác giả xem xét sự tồn tại của các điều kiện Marshall-Lerner trong trường hợp phân tích đồng liên kết chỉ ra rằng có một mối quan hệ lâu dài giữa cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái thực, thu nhập trong nước và thu nhập nước ngoài Và các mô hình khá ổn định trong giai đoạn phân tích Mặc dù có những khác biệt đáng kể trong các kết quả, nhưng nhìn chung cho thấy điều kiện Marshall-Lerner đúng trong dài hạn với mức độ khác nhau của các hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn, những phát hiện cho thấy rằng việc sụt giá nội tệ cho thấy một sự xấu đi trong cán cân thương mại kéo dài khoảng 1/4 giai đoạn nhưng điều này được theo sau bởi một sự cải tiến trong thời gian dài.
Baharumshah (2001), sử dụng mô hình VAR không giới hạn cho các cán cân thương mại song phương của Thái Lan và Malaysia với Hoa Kỳ và Nhật Bản cho giai đoạn 1980 đến 1996 Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ dài hạn ổn định và tích cực giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái Bằng chứng về phản ứng ngắn hạn của cán cân thương mại hỗ trợ hiệu ứng đường cong J là pha trộn Một đường cong
J trì hoãn có vẻ để áp dụng cho dữ liệu của Thái Lan trong khi không có hỗ trợ nào cho đường cong J được tìm thấy trong dữ liệu của Malaysia
Mohsen Bahmani-Oskooee (2017), xem xét những tác động của sự tăng giảm tỷ giá đối với thương mại song phương của Nhật Bản với 12 đối tác Áp dụng Độ trễ phân phối tự hồi quy tuyến tính (ARDL) của Pesaran và cộng sự (2001) cũng như phương pháp ARDL phi tuyến của Shin et al (2014) đối với dữ liệu chuỗi thời gian hàng quý, nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp phi tuyến cho thấy nhiều tác động hơn Trong khi cách tiếp cận tuyến tính cho thấy cán cân thương mại của Nhật Bản được cải thiện trong thời gian dài sau khi đồng yên mất giá ở ba quốc gia, thì bảy quốc gia lại phản ứng khi áp dụng phương pháp phi tuyến tính Hiệu ứng này không đối xứng trong hầu hết các trường hợp - có nghĩa là thương mại phản ứng khác nhau trước sự tăng giá của tiền tệ so với sự sụt giá.
Lý thuyết mang tính kế thừa
Từ những nghiên cứu đi trước, nghiên cứu rút ra những lý thuyết có tính kế thừa như sau:
Một số bài nghiên cứu chỉ ra rằng có tồn tại tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực Theo đó, khi tỷ giá tăng lên (đồng tiền nội địa giảm giá), ngay lập tức giá cả trong nước của hàng nhập khẩu tăng nhanh hơn giá hàng xuất khẩu, làm cho thâm hụt thương mại trở nên trầm trọng hơn trong ngắn hạn Về dài hạn, lượng xuất khẩu dần tăng lên (do giá cả giảm) và lượng nhập khẩu dần giảm xuống (do giá cả tăng), giá xuất khẩu cũng dần tăng lên, làm cho cán cân thương mại dần cải thiện, các nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc, Phạm Thị Tuyết Trinh (2011), Hồ Hải Yến, Nguyễn Tuấn Linh (2016), Baharumshah (2001)… Trái ngược lại, với trường hợp Australia, Hàn Quốc và Trung Quốc lại không tìm thấy mối quan hệ tích cực của tỷ giá lên cán cân thương mại , nghiên cứu của Nguyễn Duy Thông (2019).
Bên cạnh đó, những nghiên cứu đi trước chỉ ra chưa có bằng chứng về hiệu ứng đường cong J tồn tại ở một số quốc gia như Mỹ, Việt Nam… các nghiên cứu của Nguyễn Duy Thông (2019), Nguyễn Hữu Tuấn cùng cộng sự (2014), Baharumshah (2001). Đồng thời, những nghiên cứu đi trước cũng đưa ra nhiều phương thức và mô hình để xem xét tác động giữa tỷ giá lên cán cân thương mại tại một số quốc gia Hai phương pháp chủ bao yếu gồm sử dụng mô hình VAR và VECM Các biến được sử dụng rộng rãi trong các mô hình nghiên cứu này bao gồm: tỷ giá hối đoái thực song phương (REER), thu nhập quốc gia thực trong nước (IPVN) và thu nhập quốc gia thực của các đối tác thương mại… các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn cùng cộng sự (2014), Olugbenga A Onafowora (2003).
Các nghiên cứu đi trước cũng đưa ra những giải pháp trong việc quản lý tỷ giá hối đoái như một công cụ hữu hiệu để kích thích xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại tại các quốc gia và khu vực và đưa ra những hàm ý chính sách khác trong việc sử dụng tỷ giá hối đoái, nghiên cứu của Tran Thi Ha (2019).
Khoảng trống nghiên cứu
Mặc dù số lượng tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực tỷ giá, cán cân thương mại của các quốc gia ngày một nhiều tuy nhiên hạn chế của hầu hết các nghiên cứu nằm ở thông tin, số liệu chưa được cập nhật một cách kịp thời phần lớn do sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid -19 Đặc biệt trong bối cảnh các tổ chức, hiệp hội quốc tế yêu cầu phải gỡ bỏ các rào cản thuế quan, hạn ngạch hàng hóa theo lộ trình cam kết để giảm dần việc bảo hộ thương mại, vì thế việc lựa chọn điều tiết can thiệp tỷ giá ở mức độ như thế nào để tạo ra những tác động có lợi cho cán cân thương mại và tạo ra những sự ổn định về kinh tế luôn là một bài toán đến nay vẫn cần lời giải đáp.
Bên cạnh đó, một số mô hình kinh tế lượng, phương pháp ước lượng chưa được các bài nghiên cứu chỉ ra và làm rõ tác động giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại cụ thể của Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian gần đây Đồng thời, tính đến nay,lượng tài liệu về tác động tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại mà từ đó có thể cung cấp cụ thể cái nhìn toàn diện chính hơn trong quá trình điều hành và quản lý các chiến lược, chính sách cho Việt Nam và Nhật Bản để áp dụng không nhiều, đặc biệt trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19 đòi hỏi các nền kinh tế phải lập kế hoạch như thế nào để vừa phục hồi kinh tế sau dịch bệnh vừa có kịch bản xây dựng trở lại tốt hơn đảm bảo cho việc hàng hóa luôn cạnh tranh trong thương mại quốc tế.
Cơ sở lý thuyết và mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại
4.1 Cơ sở lý luận về tỷ giá
4.1.1 Bản chất của tỷ giá và phân loại tỷ giá a Khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia so với đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác Tỷ giá hối đoái thường được sử dụng để tính toán giá trị của các giao dịch thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài và các hoạt động tài chính khác Các tỷ giá hối đoái được quyết định thông qua các thị trường hối đoái, nơi các tỷ giá được xác định dựa trên sự cân bằng giữa cung và cầu của các đơn vị tiền tệ Các tỷ giá này thường thay đổi liên tục theo thời gian và có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của kinh tế và đời sống của người dân.
Tỷ giá hiệu dụng (NEER – Nominal Effective Exchange rate) hay còn gọi là tỷ giá danh nghĩa đa phương / tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng Đây là chỉ số trung bình của một tiền tệ này so với tiền tệ nước khác NEER > 1 thì đồng tiền đó giảm giá đối với tất cả đồng tiền còn lại, nếu NEER < 1 thì đồng tiền đó lên giá so với đồng tiền của các nước khác. b Phân loại tỷ giá hối đoái
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
- Tỷ giá mua vào (Bid Rate): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá
- Tỷ giá bán ra (Ask Rate): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá
- Tỷ giá giao ngay (Spot Rate): là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu trực tiếp trên FX và luôn có sẵn không cần phải tính toán, được thỏa thuận ngày hôm nay và việc thanh toán xảy ra sau hai ngày làm việc tiếp theo
- Tỷ giá phái sinh (Derivative Rate): là các tỷ giá áp dụng trong các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn Tỷ giá phái sinh không được hình thành theo quan hệ cung cầu trực tiếp trên FX mà được hình thành từ các thông số có sẵn trên thị trường.
- Tỷ giá mở cửa (Opening Rate): là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày
- Tỷ giá đóng cửa (Closing rate): là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cùng được giao dịch trong ngày
- Tỷ giá chéo (Cross Rate): là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ ba.
- Tỷ giá chuyển khoản (Transfer Rate): là tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng
Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá
- Tỷ giá chính thức (Official Rate): là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố,phản ánh chính thức về giá trị ngoại đối ngoại của đồng nội tệ.
- Tỷ giá chợ đen (Black Market Rate): là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng.
- Tỷ giá cố định (Fixed Rate): là tỷ giá do ngân hàng trung ương công bố cố định trong một biên độ giao động hẹp
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Free Floating Rate): là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, ngân hàng trung ương không can thiệp
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed Floating Rate): là tỷ giá được thả nổi nhưng ngân hàng trung ương tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Nếu chính sách tiền tệ quốc gia thay đổi, cung lớn hơn cầu, tỷ giá hối đoái sẽ giảm Ngược lại, khi chính sách tiền tệ được thắt chặt, cầu lớn hơn cung, sự khan hiếm đồng tiền diễn ra làm tăng tỷ giá hối đoái.
Cán cân thanh toán quốc tế
Khi có dấu hiệu bội chi, tức sự khan hiếm về đồng ngoại tệ tăng lên, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng Ngược lại, khi cán cân thanh toán bội thu, tức lượng tiền ngoại tệ nhiều hơn, đồng nội tệ khan hiếm sẽ đẩy tỷ giá hối đoái xuống thấp.
Lạm phát càng cao, thì giá trị đồng nội tệ càng giảm, ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa và tình hình sản xuất kinh doanh.
Khi các quốc gia thay đổi về lãi suất, tăng giá trị thì nguồn vốn tư bản sẽ bị hút vào, từ đó đồng nội tệ tăng giá, làm giảm tỷ giá hối đoái.
Nợ công làm thâm hụt ngân sách quốc gia Trong trường hợp này, nhà nước sẽ có xu hướng vay nợ nước ngoài, làm tăng nguồn cung ngoại tệ, giảm tỷ giá hối đoái. Khi thiếu hụt nguồn tiền, nhà nước sẽ in thêm, điều này gây ra lạm phát và một lần nữa biến động đến tỷ giá hối đoái theo chiều ngược lại.
Khi thu nhập người dân tăng lên, nhu cầu sử dụng hàng xa xỉ phẩm cao, nhu cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng Đây cũng là thời điểm sức mua toàn thị trường tăng, lạm phát giảm.
Chỉ cần một tin tức liên quan đến chính trị cũng làm thay đổi các quyết định của nhà đầu tư như rút vốn hay bơm thêm tiền vào nền kinh tế, dẫn đến cán cân ngoại tệ
Nếu chính sách nhà nước quan tâm đến đầu tư, phát triển, khuyến khích khởi nghiệp thì tình hình kinh tế sẽ sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến nguồn cung ngoại tệ tăng, giảm tỷ giá hối đoái.
4.2 Cơ sở lý luận chung về cán cân thương mại
4.2.1 Bản chất của cán cân thương mại và phân loại tỷ giá
Cán cân thương mại (Balance Of Trade – BOT) ghi lại sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia tại thời điểm xác định Đây là thành phần lớn nhất trong cán cân thanh toán quốc gia.
4.2.2 Công thức tính cán cân thương mại
Cán cân thương mại được tính bằng công thức:
Cán cân thương mại = Giá trị xuất khẩu / Giá trị nhập khẩu
Cách tính này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm vì nó có thể loại trừ trường hợp cán cân mang giá trị âm.
- Khi xuất khẩu > nhập khẩu, cán cân thương mại > 1 tức quốc gia có thặng dư thương mại.
- Khi xuất khẩu < nhập khẩu, cán cân thương mại < 1, quốc gia có sự thâm hụt thương mại.
Thực trạng tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2022
5.1 Thực trạng tỷ giá của Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2022
Hình II.1 Biểu đồ thể hiện tỷ giá hối đoái giữa Nhật Bản – Việt Nam giai đoạn 2006 - 2022
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Trước tiên, phải làm rõ rằng việc quy đổi giá trị giữa hai đồng Việt Nam đồng và Yên Nhật không phải là trực tiếp mà thông qua việc tính tỷ giá chéo, lấy đồng Đô la Mỹ làm trung gian Do đó, mọi sự biến động thuận chiều của đồng Yên Nhật so với đồng Đô la Mỹ được nhắc tới dưới đây đều tác động tới tỷ giá hối đoái giữa ViệtNam và Nhật Bản.
Nhìn chung, tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và Nhật Bản biến động tương đối ổn định trong thời gian đầu tính từ lúc bắt đầu có dữ liệu và biến động mạnh kể từ cuối năm 2008.
Trong năm 2008, cụ thể là sau cuộc khủng hoảng tài chính, tính bình quân trong tháng 9 cùng năm, đồng Yên tăng khoảng 20% - 25% so với USD Còn nếu tính từ cuối tháng 6/2008 đến tháng 10 năm 2008 thì đồng Yên đã tăng giá 7,73% so với USD và đối với VND là 8,39%.
Trong giai đoạn từ ngày 31/10/2011 - 4/11/2011 Đồng yên tăng giá so với đồng USD lên mức cao nhất thời hậu chiến, với tỷ giá 75,35 yên đổi 1 USD, bất chấp việc Bộ Tài chính Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ thông qua việc bán Yên để mua USD.
Các biện pháp này phản ánh nỗ lực quyết liệt của các cơ quan quản lý tiền tệ Nhật Bản nhằm đối phó với hiện tượng tăng giá bất thường của đồng Yên Khi đó,
Bộ Tài chính Nhật Bản đã chi khoảng 9,09 nghìn tỷ yên để mua USD Sau khi tăng 4,5% trong 90 ngày trước đó, đồng tiền Nhật Bản đã suy yếu 3,1% thông qua hành động can thiệp và tăng 0,8% trong những ngày còn lại của tháng 11/2011.
Trước đó, Chính phủ Nhật cũng can thiệp vào thị trường ngày 4/8/2011 Thời điểm đó, Chính phủ đã mua 57,2 tỷ USD để phản ứng trước hành động đầu cơ và mất trật tự trên thị trường tiền tệ Sau khi leo lên 5,8% trong vòng ba tháng vào cuối tháng 7/2011, đồng yên giảm 2,3% vào ngày 4/8/2011 và tiếp tục tăng 2,9% trong thời gian còn lại của tháng 8 năm đó.
Vào ngày 18/3/2011, Nhật Bản kết hợp cùng G7 bán đồng yên để hạ giá đồng tiền này sau thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3/2011, khiến đồng yên tăng đột biến lên 76,25 yên đổi 1 USD Theo đó, 692,5 tỷ yên đã được bán ra để mua 8,6 tỷ USD. Đối với diễn biến tỷ giá giữa đồng Đô la Mỹ và Việt Nam Đồng trong giai đoạn này, Từ quý IV/2011, để kiểm soát kỳ vọng, góp phần ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên đưa ra các cam kết về việc tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá trong từng thời kỳ với mức biến động trong khoảng 1% giai đoạn cuối năm 2011 Năm 2011 được xem là một năm tương đối thành công của chính sách quản lý ngoại hối với tỷ giá diễn biến tương đối ổn định Kết thúc năm 2011, tỷ giá bình quân Thị trường liên ngân hàng dừng ở mức 20.828 VND/ 1 USD; tỷ giá thị trường tự do ở quanh mức 21.200 – 21.300 VND/ 1 USD, cao hơn tỷ giá Ngân hàng thương mại khoảng 150-250 VND/ 1 USD Có thể thấy rằng do việc mất giá của đồng Yên Nhật đạt mức kỷ lục trong giai đoạn 2011 kéo tỷ giá giữa đồng Yên Nhật với Việt Nam Đồng tăng kỷ lục so với khoảng thời gian từ 2006-2022.
Từ sau năm 2012, đồng Yên Nhật có xu hướng giảm giá so với VND, nguyên nhân là do đồng Yên Nhật sau khi tăng giá mạnh trong giai đoạn 2010 - 2011 đã giảm giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt trong năm 2012 Xu hướng giảm giá này của đồng Yên Nhật trong năm 2012 được ghi nhận sau những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong việc bơm tiền vào nền kinh tế trong nửa đầu năm
2012 nhằm ngăn chặn đà tăng giá của Yên Nhật trong hai năm trước đó, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước Bên cạnh đó, đồng Yên Nhật cũng giảm giá trong bối cảnh ngân hàng trung ương nước này muốn thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng tối đa nhằm chống lại giảm phát và đạt được mục tiêu lạm phát 1% trong năm 2012
Sau khi giữ ổn định và có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2016 thì đến năm 2021, đồng Yên Nhật bắt đầu giảm giá so với VND Nguyên nhân là do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, trái ngược hoàn toàn với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã 10 lần tăng lãi suất.
5.2 Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2006 –
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21-9-
1973 Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, hai nước đã tiến hành trao đổi đại sứ quán, khởi động các hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn và ký Thỏa thuận về việc Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại đối với Việt Nam Đặc biệt, từ năm
1992, sau khi Nhật Bản quyết định mở lại các hoạt động viện trợ cho Việt Nam, quan hệ giữa hai nước không ngừng được mở rộng, sự hiểu biết, chân thành và tin cậy từng bước tăng lên.
Từ năm 1992, Nhật Bản luôn giữ vững vị trí là đối tác quan trọng hàng đầu củaViệt Nam về kinh tế, luôn sát cánh cùng Việt Nam trong công cuộc đổi mới, trở thành nước cung cấp ODA lớn nhất, FDI lớn thứ hai và đối tác thương mại lớn thứ tư của
Việt Nam Trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng tăng, kể từ khi hai nước dành cho nhau quy chế thuế suất tối huệ quốc (năm 1999) Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực (tháng 10-2009), đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, cùng với các khuôn khổ và hành pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển Nếu như năm 1992, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,3 tỷ USD, năm 2002 đạt 4,9 tỷ USD, đến năm
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xác định tác động giữa tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn 2006 đến 2022.
2 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Kế thừa các nghiên cứu của Nguyễn Duy Thông (2019), Baharumshah (2001), Nguyễn Hữu Tuấn và các cộng sự (2014), Olugbenga A Onafowora (2003), bài viết kỳ vọng NER có tác động cùng chiều đến cán cân thương mại Việt Nam Khi VND giảm giá, cán cân thương mại sẽ cải thiện và ngược lại, khi VND tăng giá cán cân thương mại của Việt Nam sẽ xấu đi Để kiểm định tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam và Nhật Bản, nghiên cứu sử dụng mô hình VAR của Christopher Albert Sims (1980).
Yt = [GDP, CPI, TB, NER]
℮t : Hạng nhiễu trong mô hình ước lượng p: độ trễ của các biến trong mô hình
Cán cân thương mại (TB) thường được đo là sự khác biệt giữa giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng lượng nhập khẩu Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh giá cán cân thương mại là tỷ lệ của giá trị xuất khẩu song phương (X) với giá trị nhập khẩu song phương (M) Tỷ lệ X/M hoặc nghịch đảo của nó đã được sử dụng trong điều tra thực nghiệm về mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái Một lý do cho việc sử dụng biến này là tỷ lệ này trong nghiên cứu thực nghiệm vì nó có thể loại trừ trường hợp cán cân thương mại mang giá trị âm.
TB = Giá trị xuất khẩu/Giá trị nhập khẩu
Ngoài ra, việc sử dụng tỷ lệ này còn vì nó không nhạy cảm với các đơn vị đo lường và tỷ lệ trong một mô hình logarit cung cấp cho các điều kiện Marshall- Lerner chính xác hơn.
Chỉ số tốc độ giá tiêu dùng (CPI) : đại diện cho mức độ lạm phát của nền kinh tế và được đo lường bằng % biến động theo quý từ năm 2006-2022 so với cùng kỳ năm trước Theo như lý thuyết đường cong J, trong ngắn hạn CPI sẽ có tác động ngược chiều lên cán cân thương mại và cùng chiều nếu xét trong khoảng thời gian dài hạn
Chỉ số tăng trưởng GDP của Việt Nam được đo lường bằng % biến đổi giá trị theo quý trong khoảng thời gian GDP là chỉ số quan trọng trong đo lường tổng quan tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cũng như trong xác định tới mức độ tăng giảm của cán cân thương mại theo như nghiên cứu của Hồ Hải Yến, Nguyễn Tuấn Linh (2016).
Tỷ giá danh nghĩa song phương (NER) : đại diện cho tỷ giá hối đoái
VND/JPY và được xác định bằng tỷ giá giao dịch của ngày cuối cùng của mỗi quý. Theo lý thuyết đường cong J và các nghiên cứu trong nước, căn cứ vào khoảng thời gian ngắn hạn thì tỷ giá danh nghĩa song phương (NER) có tác động tiêu cực tới cán cân thương mại và ngược lại trong dài hạn.
Nhóm nghiên cứu có bảng giải thích biến trong mô hình như sau:
Bảng III.1 Mô tả biến
STT Ký hiệu Tên biến Ý nghĩa Đơn vị vọngdấu dữ liệu
Tỷ lệ tổng xuất Cán cân xuất nhập khẩu hàngkhẩu chia tổng Tổng nhập khẩu Việt cục
1 LnTB Nam sang NhậtBản Việt Nam sangNhật bản theohoá dịch vụ thốngkê quý Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng Tổng
Chỉ số giá tiêu cục
2 CPI dùng Việt Nam so % - thống với cùng kỳ kê năm liền trước
Tốc độ tăng kinh tế Việt Tổngcục
3 LnVGDP trưởng kinh tế Nam so với % + thống
Việt Nam cùng kỳ năm kê liền trước
Tỷ lệ trao đổi giữa VND và
Tỷ giá danh JPY trong đó
4 LnNER nghĩa songphương đồng tiền địnhlấy VND là JPY/VND - Oanda
(JPY/VND) giá, JPY là đồng tiền yết giá
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Nhóm đưa vào mô hình nghiên cứu một biến giả đại diện cho covid-19, được dự đoán có ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng, lạm phát cũng như cán cân thanh toán trong thời gian từ quý I/2020 đến quý I/2021.
IV Kết quả và thảo luận
Kết quả ước lượng
1.1 Kiểm định trước ước lượng mô hình
1.1.1 Kiểm định tính dừng các biến nội sinh
Nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định tính dừng cho kiểu dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 2006 đến năm 2022 và thu được kết quả như trong bảng:
Bảng IV.1 Kết quả kiểm tra tính dừng các biến nội sinh mô hình
At level At 1st difference
Series Prob Lag Max Lag Obs Prob Lag Max Lag Obs
Nguồn: nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Theo kết quả kiểm định, các biến LNNER, CPI và LNVGDP dừng tại sai phân bậc 1, riêng biến TB dừng tại sai phân bậc 0.
1.1.2 Xác định độ trễ tối ưu mô hình Để kiểm định về độ trễ của mô hình, đầu tiên nhóm chọn độ trễ khởi đầu theo mặc định là độ trễ 2 Tiếp đến nhóm thực hiện kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu và thu được kết quả mô hình có độ trễ tối ưu là 3 theo kết quả bảng 4.2.
Bảng IV.2 Kiểm định loại bỏ độ trễ mô hình
DNER DTB DVGDP DCPI Joint
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Nhóm sử dụng phần mềm Eviews 12 ước lượng mô hình VAR cho ra kết quả như bảng
Bảng IV.3 Tóm tắt kết quả ước lượng
R-squared 0.257740 0.395055 0.322337 0.414487 Adj R-squared 0.083090 0.252715 0.162887 0.276719 Sum sq resids 0.148718 0.221209 0.010639 0.040682 S.E equation 0.054000 0.065859 0.014443 0.028243 F-statistic 1.475753 2.775435 2.021552 3.008590 Log likelihood 103.2547 90.54893 187.6567 144.7355 Akaike AIC -2.820459 -2.423404 -5.458022 -4.116733 Schwarz SC -2.381935 -1.984881 -5.019499 -3.678210 Mean dependent 0.005089 0.001171 -0.000459 -0.000372 S.D dependent 0.056394 0.076186 0.015786 0.033209
Determinant resid covariance (dof adj.) 1.87E-12
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
2.1 Kiểm định tính ổn định của mô hình
Nhóm sử dụng kiểm định Roots of Characteristic Polynomial để kiểm định tính ổn định của mô hình, thu được kết quả như bảng 4.4.
Bảng IV.4 Kiểm định tính ổn định mô hình
No root lies outside the unit circle.
VAR satisfies the stability condition.
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Có thể thấy mô hình hoàn toàn ổn định, phù hợp để ước lượng
2.2.1 Kiểm định tự tương quan
Nhóm sử dụng LM test để kiểm định tự tính tự tương quan giữa các biến trong mô hình, với 2 kiểm định
Kiểm định tự tương quan tại độ trễ h
H0: Mô hình không mắc tự tương quan
H1: Mô hình mắc tự tương quan
Kết quả được trình bày theo bảng 4.5.
Bảng IV.5 Kiểm định tự tương quan tại độ trễ h
Null hypothesis: No serial correlation at lag h
Lag LRE* stat df Prob Rao F-stat df Prob.
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Tại các độ trễ (1), (2), (3), p-value > 0.05, chấp nhận H0, mô hình không mắc tự tương quan tại các độ trễ trên.
Kiểm định tự tương quan tại độ trễ 1 đến h
H0: Mô hình không mắc tự tương quan
H1: Mô hình mắc tự tương quan
Kết quả được trình bày theo bảng 4.6.
Bảng IV.6 Kiểm định tự tương quan tại độ trễ từ 1 đến h
Null hypothesis: No serial correlation at lags 1 to h
Lag LRE* stat df Prob Rao F-stat df Prob.
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Có thể thấy p-value > 0.05 tại tất cả các độ trễ từ (1) đến (3), chấp nhận H0, mô hình không mắc tự tương quan.
2.2.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Nhóm sử dụng VAR Residual Heteroskedasticity Tests (Levels and Squares) kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình
Với cặp giả thuyết: H0: mô hình không mắc phương sai sai số thay đổi
H1: mô hình mắc phương sai sai số thay đổi Được kết quả như bảng 4.7.
Bảng IV.7 Kiểm định phương sai sai số
Dependent R-squared F(24,39) Prob Chi-sq(24) Prob. res1*res1 0.355290 0.895515 0.6055 22.73859 0.5353 res2*res2 0.387012 1.025949 0.4607 24.76877 0.4184 res3*res3 0.638247 2.867014 0.0017 40.84780 0.0173 res4*res4 0.137476 0.259006 0.9996 8.798466 0.9980 res2*res1 0.346636 0.862128 0.6440 22.18470 0.5682 res3*res1 0.706889 3.918967 0.0001 45.24087 0.0055 res3*res2 0.439308 1.273206 0.2458 28.11573 0.2552 res4*res1 0.224722 0.471023 0.9731 14.38221 0.9375 res4*res2 0.310492 0.731753 0.7891 19.87150 0.7041 res4*res3 0.541463 1.918876 0.0342 34.65360 0.0737
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Nhìn chung, với p-value > 0.05 (joint test), chấp nhận H0, mô hình không mắc phương sai sai số thay đổi, kết quả mô hình ước lượng chính xác.
Response to Cholesky One S.D (d.f adjusted) Innovations ± 2 S.E.
Response of DTB to DNER
Response of DTB to DVGDP
Response of DTB to DCPI
Hình IV.1 Đồ thị hàm phản ứng biến TB với các biến còn lại
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự
Dựa trên hàm phản ứng của TB khi có sự thay đổi của GDP, ta có thể thấy đây là tác động cùng chiều giữa hai biến Tức là khi GDP tăng, cán cân thương mại cũng tăng Khi GDP tăng, người dân có thu nhập cao hơn, tiêu dùng gia tăng và đầu tư tăng Điều này dẫn đến tăng cầu sản phẩm trong nước, tạo ra sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp và dịch vụ Việc nâng cao sản lượng trong nước giúp giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu. Để xem xét phản ứng của TB khi có sự điều chỉnh tỷ giá NER trong ngắn hạn và dài hạn, nhóm nghiên cứu sử dụng hàm phản ứng dựa trên kết quả VAR Kết quả cho thấy, khi tỷ giá NER và có xu hướng tăng trong ngắn hạn tức là VND giảm giá, ngay lập tức giá cả trong nước của hàng nhập khẩu tăng nhanh hơn hàng xuất khẩu, làm cho thâm hụt thương mại trở nên trầm trọng Tuy nhiên, trong dài hạn, tỷ giá NER có tác động cùng chiều đối với cán cân thương mại, bởi lượng xuất khẩu dần tăng lên và lượng nhập khẩu dần giảm xuống khiến cho giá xuất khẩu tăng lên và làm cải thiện cán cân thương mại Điều này cũng được giải thích bằng hiệu ứng tuyến J Ban đầu, cán cân thương mại có hướng thâm hụt nhiều hơn khi thay đổi tỷ giá, sau đó mới chuyển sang thặng dư hay tác động theo mong muốn.
Bên cạnh đó, nhóm cũng tính đến giai đoạn đại dịch covid-19 diễn ra từ quý I/
2020 đến quý I/2021, đưa thêm biến ngoại sinh vào trong lúc ước lượng mô hình. Tuy nhiên, kết quả mô hình ước lượng không có quá nhiều thay đổi Điều này chứng tỏ, trong thời gian diễn ra dịch bệnh sự tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản không bị tác động đáng kể.
Ta có đồ thị phân rã phương sai biến TB theo stacked graphs như sau:
Variance Decomposition of DTB using Cholesky (d.f adjusted) Factors
Hình IV.2 Đồ thị phân rã phương sai biến TB
Thông qua các kết quả chạy trên phần mềm Eviews như ở trên, nhóm nghiên cứu rút ra kết luận là các biến GDP và CPI có ảnh hưởng cao đến cán cân thương mại, và có tồn tại mối quan hệ một chiều từ biến NER đến TB nhưng chỉ là tác động nhỏ với mức ý nghĩa 5% Điều này có thể giải thích là do yếu tố thời gian, đặc tính của hàng hóa và kỳ vọng của nhà đầu tư.
Thứ nhất, thời gian: Tác động của tỷ giá hối đoái có thể mất thời gian để phản ánh vào cán cân thương mại Các hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu thường được ký kết từ trước và có giá trị ổn định trong một khoảng thời gian dài Do đó, thay đổi tỷ giá hối đoái có thể không ngay lập tức ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
Thứ hai, đặc tính hàng hóa: Cán cân thương mại được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chất lượng và giá cả của hàng hóa, sự cạnh tranh trên thị trường, chính sách thương mại, yêu cầu của người tiêu dùng và nhiều yếu tố kinh tế khác Tỷ giá hối đoái chỉ là một trong số các yếu tố này và không phản ánh hoàn toàn sự cạnh tranh và giá trị của hàng hóa.
Thứ ba kỳ vọng của nhà đầu tư: Các nhà đầu tư và thị trường tài chính có thể đưa ra dự đoán về tỷ giá hối đoái dựa trên thông tin và triển vọng kinh tế Tuy nhiên, kỳ vọng này không phản ánh thực tế và có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại.
Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ kinh tế song phương chặt chẽ, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 42,7 tỷ USD trong năm 2022 Tuy nhiên, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản vẫn nghiêng về phía Nhật Bản, với Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu Để đạt lợi thế trong cán cân thương mại với Nhật Bản,Việt Nam cần thực hiện một số chính sách tác động trực tiếp tới cán cân thương mại xuất nhập khẩu cũng như gián tiếp tác động đến 3 yếu tố tỷ giá, CPI, GDP.
Đối với tỷ giá
Tỷ giá là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến cán cân thương mại. Một tỷ giá cạnh tranh sẽ giúp hàng hóa của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn khi xuất khẩu sang Nhật Bản Tiến tới mục tiêu này chính phủ Việt Nam có thể thực hiện các chính sách sau:
Thứ nhất, chính sách tỷ giá cần được thực hiện đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô Điều này đòi hỏi cần có một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh trong quản lý và điều hành thị trường ngoại tệ Tiếp theo đó là phối hợp chặt chẽ với các chính sách tiền tệ tiếp cận trên phương diện như nguồn vốn hay lãi suất Sau khi có sự phối hợp giữa các chính sách và cơ sở pháp lý cần đưa vào thực tiễn thực hiện với mục tiêu nâng cao năng lực và quy mô thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam
Thứ hai, cần xác định mức tỷ giá hiện hành và có sự điều chỉnh và khống chế tỷ giá tại mức độ cho phép, như hiện tại chính sách tiền tệ đã mở rộng dải bảng tỷ giá lên 0,5% và dần hướng tới 1% Với công cụ này NHTW có thể niêm yết và đảm bảo mức độ khách quan của tỷ giá cũng như ngăn chặn xu hướng tỷ giá đẩy Ngoài ra xác định ngang giá trung tâm giúp duy trì được giá cả hàng hoá trên thị trường ngoại quốc cũng là điểm cần quan tâm Điều chỉnh ngang giá cũng cần đi kèm với các điều kiện về lạm phát, cán cân vãng lai và tình hình kinh tế vi mô trong nước
Thứ ba, chính phủ cần xây dựng một tiềm lực ngoại hối dự trữ tiềm năng Tỷ lệ dự trữ ngoại hối tác động rất nhiều tới nguồn cung cầu nội tệ và ngoại tệ lưu thông giữa các quốc gia Để ổn định tỷ giá yêu cầu nhà nước có những động thái mua vào hoặc bán ra ngoại tệ linh hoạt và phù hợp với tình hình chính quốc Để có được một lượng dự trữ ngoại hối an toàn nhà nước cần sử dụng các chính sách tài khóa hay tiền tệ linh hoạt, quản lý các khoản vay, nợ nước ngoài hay tại các NHTM trong nước.
Kết hợp với thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, khuyến khích đồng tiền lưu thông bằng phương pháp số đảm bảo tính nhanh chóng, cập nhật và tránh thất thoát Tiếp cận đa kênh trong việc mua bán ngoại hối như thông qua các doanh nghiệp đa quốc gia, liên doanh.
Thứ tư, cần xác định mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa tỷ giá và lãi suất.
Có thể thấy rằng lãi suất và tỷ giá có tỉ lệ thuận với nhau Để thực hiện được mục tiêu này cần có một cơ chế điều chỉnh sự chênh lệch lãi suất đi vay và cho vay giữa đồng nội tệ và ngoại tệ NHTW điều chỉnh tăng giảm lãi suất theo xu thế của tỷ giá và điều chỉnh tỷ giá tránh thất thoát nguồn ngoại hối dự trữ.
Thứ năm, đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần cập nhật tình hình, tin tức liên quan tới vấn đề tỷ giá, các vấn đề tác động tới tỷ giá cũng như tình hình kinh tế chính trị của quốc gia nhập khẩu để đưa ra chiến lược kinh doanh cũng như xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài đạt tối ưu hoá kinh tế cũng như tránh rủi ro.
2 Đối với chỉ số giá tiêu dùng CPI
CPI là chỉ số đo lường mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng Chỉ số CPI thường sẽ đại diện cũng như có mối quan hệ cùng chiều mật thiết với tỷ lệ lạm phát Khi lạm phát quá cao sẽ dẫn đến đồng nội tệ mất giá có ảnh hưởng đến cán cân thương mại cũng như việc tiêu thụ sản phẩm trong nước Do đó, có thể nói, một chỉ số CPI thấp sẽ mang lại lợi ích cho cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản Vì vậy để kiểm soát được tốc độ tăng trưởng CPI Việt Nam có thể áp dụng các chính sách như sau:
Thứ nhất, cân bằng nguồn cung cầu trong nền kinh tế, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hoá theo nhu cầu thị trường Đặc biệt với quá trình hội nhập, lưu thông hàng hoá với các quốc gia, cần đảm bảo cán cân xuất nhập khẩu đạt giá trị dương bền vững Để thực hiện được điều này cần tăng giá trị và năng suất lao động đối với các mặt hàng nhập khẩu, hàng tiêu dùng cao cấp, điện tử Đồng thời đảm bảo việc xử lý tốt hàng hoá nội quốc tránh tình trạng ứ đọng hay đầu cơ tích trữ.
Thứ hai, thực hiện các chính sách tiền tệ thận trọng, xử lý linh hoạt trong quy mô kiểm soát lạm phát phá giá đồng tiền Tận dụng tối đa các công cụ tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, mức tín dụng hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc Đảm bảo việc bình ổn mua bán ngoại tệ, quản lý tốt ngoại hối, khuyến khích xuất khẩu, ổn định và phát triển cán cân thanh toán.
Thứ ba , khai thác các tiềm năng có sẵn trong đẩy mạnh phát triển sản xuất, giảm chi phí trong sản xuất cũng như lưu thông từ đó chống các hành vi đầu cơ, gây khan hiếm đẩy giá cả của hàng hoá Điều này cũng giúp thúc đẩy nguồn vốn dự trữ quốc gia Để hướng tới mục tiêu lâu dài cần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, đầu tư vào tay nghề, trình độ học thức cũng như mở rộng tính cạnh tranh của thị trường từ đó cân bằng và nâng cao giá trị của hàng hoá sản xuất.
GDP là tổng sản phẩm quốc nội, đo lường tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một năm Một GDP tăng trưởng cao sẽ giúp Việt Nam có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư vào xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thương mại Để đạt mức tăng trưởng GDP trong lâu dài và bền vững , chính phủ có thể thực hiện các chính sách sau:
Thứ nhất, tăng cường thúc đẩy sản xuất nội địa: Đầu tư vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có thể làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng và giá trị sản phẩm, thúc đẩy hoạt động sản xuất nội địa tăng nhanh Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu và gia tăng hàng xuất khẩu.
Thứ hai, đẩy mạnh đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ lao động: Các chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ phía chính phủ và doanh nghiệp có thể giúp cải thiện năng suất lao động và tăng cường hiệu quả kinh tế.
Thứ ba, khuyến khích đầu tư nước ngoài: Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển, mở rộng xuất khẩu.