1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1999 ĐẾN 2022

38 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Tỷ Giá Đến Cán Cân Thương Mại Giữa Việt Nam Và Khu Vực Đồng Tiền Chung Châu Âu Trong Giai Đoạn Từ 1999 Đến 2022
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài Chính Quốc Tế
Thể loại Tiểu Luận Giữa Kỳ
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 721,96 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (7)
  • 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu (7)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết (7)
      • 2.1.1. Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate) (7)
        • 2.1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái (7)
        • 2.1.1.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (8)
        • 2.1.1.3. Tỷ giá thực đa phương (8)
        • 2.1.1.4. Mối quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ giá có ngang giá sức mua (8)
        • 2.1.1.5. Cơ chế tỷ giá (9)
      • 2.1.2. Cán cân thương mại (TB) (10)
      • 2.1.3. Hiệu ứng tuyến J (11)
    • 2.2. Tổng quan nghiên cứu quốc tế (11)
    • 2.3. Tổng quan nghiên cứu trong nước (13)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu (14)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu (14)
      • 3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu (14)
      • 3.1.2. Phương pháp phân tích số liệu (14)
    • 3.2. Phương pháp xây dựng mô hình hồi quy (15)
      • 3.2.1. Dạng mô hình hồi quy (15)
      • 3.2.2. Giải thích các biến trong mô hình và kỳ vọng về dấu của các hệ số hồi quy (16)
    • 3.3. Nguồn số liệu (17)
  • 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (17)
    • 4.1. Mô tả thống kê dữ liệu (17)
    • 4.2. Biểu đồ phân tán các biến trong mô hình (18)
    • 4.3. Kiểm tra độ tương quan (20)
    • 4.4. Các thử nghiệm ban đầu (20)
      • 4.4.1. Xác định độ trễ phù hợp (21)
      • 4.4.2. Kiểm định tính dừng (22)
    • 4.5. Ước lượng, kiểm định mô hình và suy diễn thống kê (24)
      • 4.5.1. Mô hình ước lượng (24)
        • 4.5.1.1. Mô hình hồi quy trong dài hạn (24)
        • 4.5.1.2. Mô hình trong ngắn hạn (27)
      • 4.5.2. Kiểm định mô hình (29)
        • 4.5.2.1. Kiểm định phân phối chuẩn (29)
        • 4.5.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến (29)
        • 4.5.2.3. Kiểm định khuyết tật phương sai sai số (30)
        • 4.5.2.4. Kiểm định khuyết tật bỏ sót biến (31)
  • 5. Kết luận và kiến nghị (32)
    • 5.1. Kết luận (32)
    • 5.2. Kiến nghị (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU 5 DANH MỤC HÌNH VẼ 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU 6 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu 1 2.1. Cơ sở lý thuyết 1 2.1.1. Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate) 1 2.1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái 1 2.1.1.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa 2 2.1.1.3. Tỷ giá thực đa phương 2 2.1.1.4. Mối quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ giá có ngang giá sức mua 2 2.1.1.5. Cơ chế tỷ giá 3 2.1.2. Cán cân thương mại (TB) 4 2.1.3. Hiệu ứng tuyến J 5 2.2. Tổng quan nghiên cứu quốc tế 5 2.3. Tổng quan nghiên cứu trong nước 7 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 8 3.1. Phương pháp nghiên cứu 8 3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu 8 3.1.2. Phương pháp phân tích số liệu 8 3.2. Phương pháp xây dựng mô hình hồi quy 9 3.2.1. Dạng mô hình hồi quy 9 3.2.2. Giải thích các biến trong mô hình và kỳ vọng về dấu của các hệ số hồi quy 10 3.3. Nguồn số liệu 11 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 11 4.1. Mô tả thống kê dữ liệu 11 4.2. Biểu đồ phân tán các biến trong mô hình 12 4.3. Kiểm tra độ tương quan 14 4.4. Các thử nghiệm ban đầu 14 4.4.1. Xác định độ trễ phù hợp 15 4.4.2. Kiểm định tính dừng 16 4.5. Ước lượng, kiểm định mô hình và suy diễn thống kê 18 4.5.1. Mô hình ước lượng 18 4.5.1.1. Mô hình hồi quy trong dài hạn 18 4.5.1.2. Mô hình trong ngắn hạn 21 4.5.2. Kiểm định mô hình: 23 4.5.2.1. Kiểm định phân phối chuẩn: 23 4.5.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến: 23 4.5.2.3. Kiểm định khuyết tật phương sai sai số: 24 4.5.2.4. Kiểm định khuyết tật bỏ sót biến: 25 5. Kết luận và kiến nghị 26 5.1. Kết luận 26 5.2. Kiến nghị 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.Mô tả về biến trong mô hình và kỳ vọng về dấu của hệ số hồi quy 10 Bảng 2.Mô tả thống kê dữ liệu 12 Bảng 3. Kiểm tra độ tương quan của các biến trong mô hình 14 Bảng 4.Xác định độ trẽ phù hợp của chuỗi biến 15 Bảng 5.Xác định độ trễ phù hợp của chuỗi sai phân bậc 1 của biến 16 Bảng 6.Kiểm định tính dừng 17 Bảng 7. Mô hình trong dài hạn 18 Bảng 8. Kiểm định tính dừng của phần dư Ut 19 Bảng 9. Mô hình trong ngắn hạn 21 Bảng 10. Kiểm định phân phối chuẩn 23 Bảng 11. Kiểm định đa cộng tuyến mô hình OLS trong dài hạn 23 Bảng 12. Kiểm định đa cộng tuyến mô hình ECM trong ngắn hạn 23 Bảng 13. Kiểm định khuyết tật phương sai sai số mô hình trong dài hạn 24 Bảng 14. Kiểm định khuyết tật phương sai sai số mô hình trong ngắn hạn 24 Bảng 15. Kiểm định khuyết tật bỏ sót biến của mô hình trong dài hạn 25 Bảng 16. Kiểm định khuyết tật bỏ sót biến của mô hình trong ngắn hạn 25 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. Mô hình hiệu ứng tuyến J 5 Hình 2.Đồ thị phân tán giữa TB và REER 12 Hình 3.Đồ thị phân tán giữa TB và GDPVN 13 Hình 4. Đồ thị phân tán giữa TB và GDPEU 13 Hình 5.Đồ thị biểu diễn chuỗi biến không dừng 17 Hình 6. Đồ thị biểu diễn chuỗi biến dừng 18 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 NEER Tỷ giá danh nghĩa đa phương 2 REER Tỷ giá thực đa phương 3 TB Cán cân thương mại 4 GDPVN Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam 5 GDPEU Tổng sản phẩm quốc nội của khu vực đồng tiền chung Châu Âu 6 OLS Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất 7 ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số 8 VIF Hệ số phóng đại phương sai 9 Eurozone Khu vực đồng tiền chung Châu Âu 10 USD Đô la Mỹ 11 JPY Đồng Yên Nhật 12 GBP Bảng Anh 13 EUR Euro 14 Ngân hàng Trung ương NHTW 15 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 16 GSO Tổng cục thống kê 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam và Liên minh châu Âu EU đã thiết lập quan hệ ngoại giao, chính trị, thương mại từ năm 1999. Kể từ thời điểm đó đến nay, thị trường EU luôn là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và kim ngạch thương mại của hai đối tác ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, ngày nay mức độ rủi ro tỷ giá đã tăng lên thậm chí còn nhanh hơn tốc độ tăng khối lượng thương mại và đầu tư quốc tế. Điều này xảy ra là vì sự biến động của tỷ giá ngày càng trở nên thất thường với cường độ ngày càng mạnh hơn. Sự biến động thất thường của tỷ giá được thể hiện ở chỗ, tại thời điểm này đồng USD lên giá đột ngột, tại thời điểm khác một số đồng tiền chính đột ngột tụt giá,…Tại những thời điểm căng thẳng ở nước Nga, Trung Đông, hay những thông tin về tình trạng lành mạnh hay khó khăn về kinh tế của một nước chính…thì tỷ giá thường biến động đột biến với hàm lượng lớn. Hàng tỷ USD, JPY, GBP. có thể kiếm được hay thua lỗ chỉ trong một ngày là kết quả của sự biến động tỷ giá. Trước đây, chưa bao giờ tỷ giá lại biến động mạnh như ngày nay và do đó rủi ro tỷ giá ngày càng trở thành mối quan tâm hàng ngày của mỗi quốc gia. Rõ ràng là khi tỷ giá càng biến động thì mối quan tâm đến thương mại ngày càng gia tăng, càng làm phát sinh nhu cầu thiết hiểu biết về bản chất sự biến động của tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy một nghiên cứu đầy đủ kiểm chứng về tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại giữa Việt Nam và Châu Âu, đặc biệt là khu vực đồng tiền chung Châu Âu là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó trước xu hướng mở rộng và đa dạng hóa thị trường quốc tế, đa dạng hóa cơ cấu đồng tiền trong thanh toán, thì việc tìm kiếm các giải pháp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là vô cùng cấp thiết. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1999 ĐẾN 2022”. 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1.Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate) 2.1.1.1.Khái niệm tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ quy đổi giữa đồng tiền của hai quốc gia hoặc vùng kinh tế khác nhau. Trong trường hợp này, chúng ta quan tâm đến tỷ giá hối đoái giữa đồng Euro (EUR) và đồng Việt Nam Đồng (VND). Tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu và 1 cán cân thương mại của một quốc gia. Tỷ giá tương đối giữa hai đồng tiền có thể làm thay đổi sức mua và cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu. 2.1.1.2.Tỷ giá hối đoái danh nghĩa Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER – Nominal Effective Exchange rate) là chỉ số được tính toán để xác định một đồng tiền là lên giá hay giảm giá so với các đồng tiền còn lại. = ∑ =1 . •Với: tại thời điểm t = i •Quốc gia có n đối tác quan hệ thương mại •1, 2, 3 , … … , là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương 2.1.1.3.Tỷ giá thực đa phương Tỷ giá thực đa phương là tỷ giá danh nghĩa đa phương được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại. = •Với i là kì tính toán •là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của các đối tác thương mại •là chỉ số tiêu dùng của Việt Nam 2.1.1.4.Mối quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ giá có ngang giá sức mua Tỷ giá có ngang giá sức mua chính là tỷ giá thực (Er) có trị số bằng 1. Do tỷ giá danh nghĩa được giao dịch trên thị trường ngoại hối thường lệch khỏi ngang giá sức mua nên tỷ giá thực có thể lớn hơn, nhỏ hơn 1. Lúc này đồng tiền có thể được định giá thấp hay cao so với ngang giá sức mua. Vì vậy, khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế, các nhà quản lý nghiên cứu và dự báo ngang giá sức mua để cố gắng kéo tỷ giá về vùng ngang giá sức mua nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế hay phục vụ cho các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Theo lý thuyết, ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền chính là cơ sở để hình thành tỷ giá giao dịch trên thị trường. Do đó, dự báo ngang giá sức mua để điều chỉnh tỷ giá sao cho trong quan hệ mậu dịch quốc tế không có quốc gia nào bị thiệt khi có chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia. Nếu có ngang giá sức mua, tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền một nước so với tất cả các 2 đồng tiền khác sẽ biến động ngang với chênh lệch lạm phát của nước đó so với lạm phát của các nước khác. 2.1.1.5.Cơ chế tỷ giá -Khái niệm Cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Đó là tất cả những quy định pháp luật do chính phủ và ngân hàng trung ương quy định để điều tiết, quản lý thị trường ngoại hối. -Phân loại cơ chế tỷ giá Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định Tỷ giá hối đoái cố định là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ tiền tệ, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm lây nhiễm lạm phát và thất nghiệp từ quốc gia này sang các quốc gia khác. Khi tỷ giá cố định, do lạm phát tăng cao đồng nội tệ bị định giá cao làm giá hàng hóa trong nước tăng nên quốc gia có lạm phát cao hơn sẽ có xu hướng nhập khẩu hàng hóa; ngược lại, quốc gia có lạm phát thấp sẽ giảm bớt nhập khẩu từ quốc gia lạm phát cao. Theo lý thuyết cung cầu, cầu hàng hóa ở quốc gia lạm phát thấp (đồng nội tệ bị định giá thấp) sẽ tăng vượt khả năng cung hàng hóa làm giá cả hàng hóa của quốc gia này tăng kéo lạm phát tăng lên. Hay nói cách khác, nước có lạm phát cao đã lây nhiễm sang nước có lạm phát thấp làm tăng lạm phát ở nước này. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định khá tốn nhiều tiềm lực của chính phủ (phải có đủ dự trự ngoại hối đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết), cơ chế này làm cho chính sách tiền tệ mất hiệu lực. Vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Tỷ giá hối đoái thả nổi 3 Cơ chế tỷ giá thả nổi hay còn gọi là cơ chế tỷ giá linh hoạt là một cơ chế trong đó tỷ giá do các lực thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ. Theo cơ chế này các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do giao động tỷ giá. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi giá, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, chính phủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối. Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối đoái tăng thì đồng nội tệ giảm giá và ngược lại. Đồng tiền của quốc gia có lạm phát thấp sẽ tăng giá và ngược lại, đồng tiền của nước có lạm phát cao hơn sẽ giảm giá. Điều này đã làm cho cán cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng trở lại và đảm bảo có ngang giá sức mua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế. Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả nổi và cố định. Trong thực tế rất ít quốc gia thả nổi hoàn toàn đồng tiền của mình do quá bất ổn. Trong cơ chế thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức. Ngoài ra, tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của NHTW nhằm phục vụ cho các mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát… Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được điều tiết theo quan hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tăng vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các chính sách kinh tế khác để can thiệp. 2.1.2. Cán cân thương mại (TB) Cán cân thương mại là một thành phần chủ yếu trong cán cân vãng lai (bao gồm cán cân thương mại, cán cân dịch vụ và chuyển nhượng đơn phương). Cán cân thương mại ghi lại các hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Khi xuất khẩu ghi dấu (+), khi nhập khẩu ghi dấu (-), chênh lệnh giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa gọi là giá trị xuất khẩu ròng. Xuất khẩu ròng còn thể hiện chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước. Cán cân thương mại thặng dư khi xuất khẩu ròng mang dấu dương, thể hiện giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu, ngược lại là thâm hụt thương mại. Ta có: TB = X – M Trong đó: •TB là cán cân thương mại 4 •X là giá trị xuất khẩu •M là giá trị nhập khẩu Cán cân thương mại thăng dư khi (X – M) > 0 Cán cân thương mại thâm hụt khi (X – M) < 0. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hơn 5% GDP, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh. (State Bank of Vietnam). 2.1.3. Hiệu ứng tuyến J Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Đường biểu diễn hiện tượng này giống hình chữ J. Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 – 1987, thì ban đầu cán cân vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai đã được cải thiện. Hình 1. Mô hình hiệu ứng tuyến J Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện. 2.2.Tổng quan nghiên cứu quốc tế Các nghiên cứu trước đây trên thế giới về tỷ giá và cán cân thương mại đã khám phá mối quan hệ phức tạp giữa tỷ giá và cán cân thương mại trên thế giới, nhấn mạnh tác động 5 của tỷ giá đối với cán cân thương mại trong quá trình điều chỉnh tài chính quốc tế (Gourinchas & Rey, 2007) và sự tương tác phức tạp giữa chính sách tiền tệ, dòng vốn và các yếu tố kinh tế khác. Bahmani-Oskooee & Rhee (1997) phân tích tác động của sự kiện giá và sự không cân đối tỷ giá đến cán cân thương mại, chứng minh rằng biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thương mại và giá cả quốc tế. Sau khi xem xét tác động của các chế độ tỷ giá khác nhau đối với điều chỉnh cán cân thương mại, Bergin & Feenstra (2001) nhận thấy rằng chế độ tỷ giá linh hoạt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho điều chỉnh cán cân thương mại. Ito và Chinn (2007) đề xuất một đo lường mới về sự mở cửa tài chính và tìm thấy mối tương quan giữa mức độ mở cửa tài chính và cán cân thương mại. Levchenko, Lewis và Tesar (2010) nghiên cứu sự sụp đổ của thương mại quốc tế trong cuộc khủng hoảng 2008-2009 và nhận thấy rằng sự suy giảm của cán cân thương mại có liên quan đến sự suy giảm của nhu cầu toàn cầu và tăng lên của các rào cản thương mại. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây khó khăn trong điều chỉnh cán cân thương mại (Bénassy-Quéré, Gourinchas & Martin, 2010), làm giảm nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu, làm suy yếu khả năng tiếp cận nguồn vốn và tạo ra biến động trong tỷ giá và giá cả quốc tế. Các yếu tố này có thể góp phần vào sự mất cân đối trong cán cân thương mại của các quốc gia trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu (Obstfeld & Rogoff, 2009) Tuy nhiên, Rose (2000) cũng đã phát hiện ra rằng các quốc gia không thể hoàn toàn độc lập trong chính sách tiền tệ do sự tương tác của chu kỳ tài chính toàn cầu. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ phức tạp và tương tác giữa tỷ giá, cán cân thương mại và các yếu tố kinh tế khác. Rose (2000) chỉ ra rằng việc sử dụng chung đồng tiền có thể tạo ra một mức độ tích cực của sự tương quan giữa tỷ giá và thương mại. Nghĩa là, các quốc gia sử dụng chung đồng tiền có xu hướng thực hiện giao dịch thương mại nhiều hơn so với những quốc gia không sử dụng chung đồng tiền. Điều này cho thấy sự ổn định và tiện lợi của việc sử dụng chung đồng tiền có thể thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Obstfeld, Shambaugh và Taylor (2005) xem xét khái niệm tam giác bất khả tri giữa tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ và tính di động vốn. Trong tam giác bất khả tri, mỗi quốc gia chỉ có thể chọn hai yếu tố từ ba yếu tố trên. Nếu một quốc gia quyết định duy trì tỷ giá cố định, điều này sẽ hạn chế khả năng thực hiện chính sách tiền tệ độc lập và tính di động vốn. có thể hiểu rằng các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam và Châu Âu, phải đối mặt với sự đánh đổi trong việc quyết định tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ và tính di động vốn. Điều này đặt ra thách thức cho các quốc gia trong việc tìm cách cân bằng các yếu tố này để đạt được sự ổn định và phát triển kinh tế bền vững. Tóm lại, tình hình nghiên cứu tỷ giá và cán cân thương mại trên thế giới cho thấy các mối quan hệ phức tạp và tương tác giữa tỷ giá, cán cân thương mại và các 6 yếu tố kinh tế khác. Mỗi nghiên cứu có phạm vi và phương pháp khác nhau nhưng đều nhấn mạnh tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại . Đây là hai khía cạnh quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và các nước châu Âu sử dụng đồng tiền chung châu Âu -Euro trong giai đoạn từ 1999 đến 2022. Trong thời gian này, tình hình quốc tế đã chứng kiến những biến động và sự thay đổi đáng kể ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và hoạt động kinh doanh giữa hai bên. 2.3.Tổng quan nghiên cứu trong nước Năm 1986 là một cột mốc đánh dấu bước chuyển mình của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường (Phạm Minh Chính & Vương Quân Hoàng, 2009). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã được thực hiện để xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, những phát hiện từ những nghiên cứu này chưa được đồng thuận mặc dù đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại ở cả các nước phát triển và đang phát triển trong những thập kỷ qua (Đào Minh Thông, 2017; ThS. Nguyễn Minh Sáng & Ngô Nữ Diệu Khuê, 2015). Một số nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng quyết định cán cân thương mại của một quốc gia (Phan Thanh Hoàn & Nguyễn Đăng Hào, 2007), trong khi những nghiên cứu khác lại không tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại (Đỗ Thị Mẫn, 2017). Trong nước, không có nhiều các nghiên cứu về vấn đề này và các nghiên cứu còn rất mới. Nguyễn Hoàng Oanh và Nguyễn Hồng Ngọc (2016), Trần Thị Thanh Huyền và Nguyễn Cẩm Nhung (2017), Đặng Ngọc Biên (2019) nghiên cứu về dao động tỷ giá hối đoái. Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền (2011) phân tích thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới, giúp bình ổn tỷ giá trên thị trường ngoại hối;... Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tập trung phân tích tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại. Nguyễn Thị Kim Thanh (2011) cho rằng giảm giá VND không chắc đã làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, Đặng Thị Huyền Anh (2012) xem xét nghiên cứu tác động tỷ giá thực đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1992 đến nay. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam đều còn hạn chế. Từ đó, tác giả cho rằng việc điều hành tỷ giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu là vấn đề mang tính trung hạn. Như vậy, các nghiên cứu trong nước có một số hạn chế như: chưa áp dụng các cách tiếp cận mới đối với cán cân 7 thương mại; khuyết thiếu phương pháp định lượng hiệu quả; chưa bao quát hết các nguyên nhân dẫn đến nhập siêu. Vì lý do này, nhóm nghiên cứu cho rằng việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sẽ mang lại những hiểu biết mới để hiểu được biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng như thế nào đến thương mại quốc tế của Việt Nam - một nền kinh tế chuyển đổi có nhiều bất ổn về thể chế cao. 3.Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 3.1.Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu Dựa trên những phân tích và giả thuyết trên, để nghiên cứu mô hình tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam – khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu chi tiết theo quý của các trường thông tin: cán cân thương mại (chỉ số xuất khẩu - nhập khẩu), tỷ giá thực đa phương của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội của các đối tác thương mại sử dụng đồng tiền chung châu Âu của Việt Nam trong suốt giai đoạn từ 1999 - 2022. 3.1.2. Phương pháp phân tích số liệu Với bộ dữ liệu đã được tổng hợp theo chuỗi thời gian, nhóm tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để lượng hóa mối quan hệ giữa cán cân thương mại với tỷ giá thực đa phương của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội của các đối tác thương mại sử dụng đồng tiền chung châu Âu của Việt Nam. Nội dung phân tích chính của bài nghiên cứu sẽ áp dụng mô hình Đồng liên kết (Cointegration Theory) và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM là mô hình được sử dụng phổ biến nhất cho dữ liệu trong đó các biến cơ bản có xu hướng ngẫu nhiên dài hạn, còn được gọi là đồng liên kết. Kết quả ước lượng theo mô hình ECM cho ta thông tin về các đặc tính trong ngắn hạn giữa những chuỗi dữ liệu thời gian (Engle và Granger, 1987), kết hợp với mô hình Đồng liên kết (Cointegration Theory) để ước lượng mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến, từ đó xây dựng được một mô hình hồi quy để xem xét tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam - châu Âu giai đoạn 1999 - 2022.

Lý do lựa chọn đề tài

Việt Nam và Liên minh châu Âu EU đã thiết lập quan hệ ngoại giao, chính trị, thương mại từ năm 1999 Kể từ thời điểm đó đến nay, thị trường EU luôn là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và kim ngạch thương mại của hai đối tác ngày càng tăng cao.

Tuy nhiên, ngày nay mức độ rủi ro tỷ giá đã tăng lên thậm chí còn nhanh hơn tốc độ tăng khối lượng thương mại và đầu tư quốc tế Điều này xảy ra là vì sự biến động của tỷ giá ngày càng trở nên thất thường với cường độ ngày càng mạnh hơn Sự biến động thất thường của tỷ giá được thể hiện ở chỗ, tại thời điểm này đồng USD lên giá đột ngột, tại thời điểm khác một số đồng tiền chính đột ngột tụt giá,…Tại những thời điểm căng thẳng ở nước Nga, Trung Đông, hay những thông tin về tình trạng lành mạnh hay khó khăn về kinh tế của một nước chính…thì tỷ giá thường biến động đột biến với hàm lượng lớn Hàng tỷ USD, JPY, GBP có thể kiếm được hay thua lỗ chỉ trong một ngày là kết quả của sự biến động tỷ giá.

Trước đây, chưa bao giờ tỷ giá lại biến động mạnh như ngày nay và do đó rủi ro tỷ giá ngày càng trở thành mối quan tâm hàng ngày của mỗi quốc gia Rõ ràng là khi tỷ giá càng biến động thì mối quan tâm đến thương mại ngày càng gia tăng, càng làm phát sinh nhu cầu thiết hiểu biết về bản chất sự biến động của tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Chính vì vậy một nghiên cứu đầy đủ kiểm chứng về tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại giữa Việt Nam và Châu Âu, đặc biệt là khu vực đồng tiền chung Châu Âu là hết sức cần thiết Bên cạnh đó trước xu hướng mở rộng và đa dạng hóa thị trường quốc tế, đa dạng hóa cơ cấu đồng tiền trong thanh toán, thì việc tìm kiếm các giải pháp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là vô cùng cấp thiết Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHUVỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1999 ĐẾN 2022”.

Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate)

2.1.1.1.Khái niệm tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ quy đổi giữa đồng tiền của hai quốc gia hoặc vùng kinh tế khác nhau Trong trường hợp này, chúng ta quan tâm đến tỷ giá hối đoái giữa đồng Euro (EUR) và đồng Việt Nam Đồng (VND) Tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của một quốc gia Tỷ giá tương đối giữa hai đồng tiền có thể làm thay đổi sức mua và cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu.

2.1.1.2.Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER – Nominal Effective Exchange rate) là chỉ số được tính toán để xác định một đồng tiền là lên giá hay giảm giá so với các đồng tiền còn lại.

• Với: tại thời iểm t = i điểm t = i

• Quốc gia có n ối tác quan hệ thương mại điểm t = i

• 1, 2 , 3 , … … , là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương

2.1.1.3.Tỷ giá thực đa phương

Tỷ giá thực đa phương là tỷ giá danh nghĩa đa phương được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại.

• Với i là kì tính toán

• là chỉ số giá tiêu dùng trung bình của các ối tác thương mại điểm t = i

• là chỉ số tiêu dùng của Việt Nam

2.1.1.4.Mối quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ giá có ngang giá sức mua

Tỷ giá có ngang giá sức mua chính là tỷ giá thực (Er) có trị số bằng 1 Do tỷ giá danh nghĩa được giao dịch trên thị trường ngoại hối thường lệch khỏi ngang giá sức mua nên tỷ giá thực có thể lớn hơn, nhỏ hơn 1 Lúc này đồng tiền có thể được định giá thấp hay cao so với ngang giá sức mua Vì vậy, khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế, các nhà quản lý nghiên cứu và dự báo ngang giá sức mua để cố gắng kéo tỷ giá về vùng ngang giá sức mua nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế hay phục vụ cho các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo lý thuyết, ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền chính là cơ sở để hình thành tỷ giá giao dịch trên thị trường Do đó, dự báo ngang giá sức mua để điều chỉnh tỷ giá sao cho trong quan hệ mậu dịch quốc tế không có quốc gia nào bị thiệt khi có chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia Nếu có ngang giá sức mua, tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền một nước so với tất cả các

2 đồng tiền khác sẽ biến động ngang với chênh lệch lạm phát của nước đó so với lạm phát của các nước khác.

Cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối Đó là tất cả những quy định pháp luật do chính phủ và ngân hàng trung ương quy định để điều tiết, quản lý thị trường ngoại hối.

- Phân loại cơ chế tỷ giá

Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định

Tỷ giá hối đoái cố định là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ tiền tệ, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định.

Tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm lây nhiễm lạm phát và thất nghiệp từ quốc gia này sang các quốc gia khác.

Khi tỷ giá cố định, do lạm phát tăng cao đồng nội tệ bị định giá cao làm giá hàng hóa trong nước tăng nên quốc gia có lạm phát cao hơn sẽ có xu hướng nhập khẩu hàng hóa; ngược lại, quốc gia có lạm phát thấp sẽ giảm bớt nhập khẩu từ quốc gia lạm phát cao Theo lý thuyết cung cầu, cầu hàng hóa ở quốc gia lạm phát thấp (đồng nội tệ bị định giá thấp) sẽ tăng vượt khả năng cung hàng hóa làm giá cả hàng hóa của quốc gia này tăng kéo lạm phát tăng lên.

Hay nói cách khác, nước có lạm phát cao đã lây nhiễm sang nước có lạm phát thấp làm tăng lạm phát ở nước này.

Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định khá tốn nhiều tiềm lực của chính phủ (phải có đủ dự trự ngoại hối đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết), cơ chế này làm cho chính sách tiền tệ mất hiệu lực Vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.

Tỷ giá hối đoái thả nổi

Cơ chế tỷ giá thả nổi hay còn gọi là cơ chế tỷ giá linh hoạt là một cơ chế trong đó tỷ giá do các lực thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ Theo cơ chế này các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do giao động tỷ giá.

Trong cơ chế tỷ giá thả nổi giá, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, chính phủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối đoái tăng thì đồng nội tệ giảm giá và ngược lại Đồng tiền của quốc gia có lạm phát thấp sẽ tăng giá và ngược lại, đồng tiền của nước có lạm phát cao hơn sẽ giảm giá Điều này đã làm cho cán cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng trở lại và đảm bảo có ngang giá sức mua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế.

Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết

Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả nổi và cố định Trong thực tế rất ít quốc gia thả nổi hoàn toàn đồng tiền của mình do quá bất ổn.

Trong cơ chế thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức Ngoài ra, tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của NHTW nhằm phục vụ cho các mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát…

Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được điều tiết theo quan hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tăng vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các chính sách kinh tế khác để can thiệp.

2.1.2 Cán cân thương mại (TB)

Cán cân thương mại là một thành phần chủ yếu trong cán cân vãng lai (bao gồm cán cân thương mại, cán cân dịch vụ và chuyển nhượng đơn phương) Cán cân thương mại ghi lại các hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định Khi xuất khẩu ghi dấu (+), khi nhập khẩu ghi dấu (-), chênh lệnh giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa gọi là giá trị xuất khẩu ròng Xuất khẩu ròng còn thể hiện chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước Cán cân thương mại thặng dư khi xuất khẩu ròng mang dấu dương, thể hiện giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu, ngược lại là thâm hụt thương mại.

Ta có: TB = X – M Trong đó:

• TB là cán cân thương mại

• X là giá trị xuất khẩu

• M là giá trị nhập khẩu

Cán cân thương mại thăng dư khi (X – M) > 0 Cán cân thương mại thâm hụt khi (X – M) < 0.

Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hơn 5% GDP, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh (State Bank of Vietnam).

Tổng quan nghiên cứu quốc tế

Các nghiên cứu trước đây trên thế giới về tỷ giá và cán cân thương mại đã khám phá mối quan hệ phức tạp giữa tỷ giá và cán cân thương mại trên thế giới, nhấn mạnh tác động

5 của tỷ giá đối với cán cân thương mại trong quá trình điều chỉnh tài chính quốc tế (Gourinchas

& Rey, 2007) và sự tương tác phức tạp giữa chính sách tiền tệ, dòng vốn và các yếu tố kinh tế khác.

Bahmani-Oskooee & Rhee (1997) phân tích tác động của sự kiện giá và sự không cân đối tỷ giá đến cán cân thương mại, chứng minh rằng biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thương mại và giá cả quốc tế Sau khi xem xét tác động của các chế độ tỷ giá khác nhau đối với điều chỉnh cán cân thương mại, Bergin & Feenstra (2001) nhận thấy rằng chế độ tỷ giá linh hoạt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho điều chỉnh cán cân thương mại Ito và Chinn (2007) đề xuất một đo lường mới về sự mở cửa tài chính và tìm thấy mối tương quan giữa mức độ mở cửa tài chính và cán cân thương mại.

Levchenko, Lewis và Tesar (2010) nghiên cứu sự sụp đổ của thương mại quốc tế trong cuộc khủng hoảng 2008-2009 và nhận thấy rằng sự suy giảm của cán cân thương mại có liên quan đến sự suy giảm của nhu cầu toàn cầu và tăng lên của các rào cản thương mại Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây khó khăn trong điều chỉnh cán cân thương mại (Bénassy- Quéré, Gourinchas & Martin, 2010), làm giảm nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu, làm suy yếu khả năng tiếp cận nguồn vốn và tạo ra biến động trong tỷ giá và giá cả quốc tế Các yếu tố này có thể góp phần vào sự mất cân đối trong cán cân thương mại của các quốc gia trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu (Obstfeld & Rogoff, 2009)

Tuy nhiên, Rose (2000) cũng đã phát hiện ra rằng các quốc gia không thể hoàn toàn độc lập trong chính sách tiền tệ do sự tương tác của chu kỳ tài chính toàn cầu Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ phức tạp và tương tác giữa tỷ giá, cán cân thương mại và các yếu tố kinh tế khác Rose (2000) chỉ ra rằng việc sử dụng chung đồng tiền có thể tạo ra một mức độ tích cực của sự tương quan giữa tỷ giá và thương mại Nghĩa là, các quốc gia sử dụng chung đồng tiền có xu hướng thực hiện giao dịch thương mại nhiều hơn so với những quốc gia không sử dụng chung đồng tiền Điều này cho thấy sự ổn định và tiện lợi của việc sử dụng chung đồng tiền có thể thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các quốc gia Obstfeld,Shambaugh và Taylor (2005) xem xét khái niệm tam giác bất khả tri giữa tỷ giá hối đoái,chính sách tiền tệ và tính di động vốn Trong tam giác bất khả tri, mỗi quốc gia chỉ có thể chọn hai yếu tố từ ba yếu tố trên Nếu một quốc gia quyết định duy trì tỷ giá cố định, điều này sẽ hạn chế khả năng thực hiện chính sách tiền tệ độc lập và tính di động vốn có thể hiểu rằng các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam và Châu Âu, phải đối mặt với sự đánh đổi trong việc quyết định tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ và tính di động vốn Điều này đặt ra thách thức cho các quốc gia trong việc tìm cách cân bằng các yếu tố này để đạt được sự ổn định và phát triển kinh tế bền vững Tóm lại, tình hình nghiên cứu tỷ giá và cán cân thương mại trên thế giới cho thấy các mối quan hệ phức tạp và tương tác giữa tỷ giá, cán cân thương mại và các yếu tố kinh tế khác Mỗi nghiên cứu có phạm vi và phương pháp khác nhau nhưng đều nhấn mạnh tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại Đây là hai khía cạnh quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và các nước châu Âu sử dụng đồng tiền chung châu Âu

-Euro trong giai đoạn từ 1999 đến 2022 Trong thời gian này, tình hình quốc tế đã chứng kiến những biến động và sự thay đổi đáng kể ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và hoạt động kinh doanh giữa hai bên.

Tổng quan nghiên cứu trong nước

Năm 1986 là một cột mốc đánh dấu bước chuyển mình của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường (Phạm Minh Chính & Vương Quân Hoàng, 2009) Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã được thực hiện để xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, những phát hiện từ những nghiên cứu này chưa được đồng thuận mặc dù đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại ở cả các nước phát triển và đang phát triển trong những thập kỷ qua (Đào Minh Thông, 2017; ThS Nguyễn Minh Sáng & Ngô Nữ Diệu Khuê, 2015) Một số nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng quyết định cán cân thương mại của một quốc gia (Phan Thanh Hoàn & Nguyễn Đăng Hào, 2007), trong khi những nghiên cứu khác lại không tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại (Đỗ Thị Mẫn, 2017).

Trong nước, không có nhiều các nghiên cứu về vấn đề này và các nghiên cứu còn rất mới Nguyễn Hoàng Oanh và Nguyễn Hồng Ngọc (2016), Trần Thị Thanh Huyền và Nguyễn Cẩm Nhung (2017), Đặng Ngọc Biên (2019) nghiên cứu về dao động tỷ giá hối đoái Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền (2011) phân tích thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới, giúp bình ổn tỷ giá trên thị trường ngoại hối;

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tập trung phân tích tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Nguyễn Thị Kim Thanh (2011) cho rằng giảm giá VND không chắc đã làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, Đặng Thị Huyền Anh (2012) xem xét nghiên cứu tác động tỷ giá thực đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1992 đến nay.

Bên cạnh đó, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam đều còn hạn chế Từ đó, tác giả cho rằng việc điều hành tỷ giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu là vấn đề mang tính trung hạn Như vậy, các nghiên cứu trong nước có một số hạn chế như: chưa áp dụng các cách tiếp cận mới đối với cán cân thương mại; khuyết thiếu phương pháp định lượng hiệu quả; chưa bao quát hết các nguyên nhân dẫn đến nhập siêu.

Vì lý do này, nhóm nghiên cứu cho rằng việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sẽ mang lại những hiểu biết mới để hiểu được biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng như thế nào đến thương mại quốc tế củaViệt Nam - một nền kinh tế chuyển đổi có nhiều bất ổn về thể chế cao.

Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Dựa trên những phân tích và giả thuyết trên, để nghiên cứu mô hình tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam – khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu chi tiết theo quý của các trường thông tin: cán cân thương mại (chỉ số xuất khẩu - nhập khẩu), tỷ giá thực đa phương của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội của các đối tác thương mại sử dụng đồng tiền chung châu Âu của Việt Nam trong suốt giai đoạn từ 1999 - 2022.

3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu

Với bộ dữ liệu đã được tổng hợp theo chuỗi thời gian, nhóm tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để lượng hóa mối quan hệ giữa cán cân thương mại với tỷ giá thực đa phương của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội của các đối tác thương mại sử dụng đồng tiền chung châu Âu của Việt Nam.

Nội dung phân tích chính của bài nghiên cứu sẽ áp dụng mô hình Đồng liên kết(Cointegration Theory) và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM là mô hình được sử dụng phổ biến nhất cho dữ liệu trong đó các biến cơ bản có xu hướng ngẫu nhiên dài hạn, còn được gọi là đồng liên kết Kết quả ước lượng theo mô hình ECM cho ta thông tin về các đặc tính trong ngắn hạn giữa những chuỗi dữ liệu thời gian (Engle và Granger,1987), kết hợp với mô hình Đồng liên kết (Cointegration Theory) để ước lượng mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến, từ đó xây dựng được một mô hình hồi quy để xem xét tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam - châu Âu giai đoạn 1999 - 2022.

Phương pháp xây dựng mô hình hồi quy

3.2.1 Dạng mô hình hồi quy Để kiểm định tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam nhóm tiến hành nghiên cứu dựa trên các mô hình nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại (Rose và Yellen, 1989; Hsing và Sergi, 2009; Phong và cộng sự, 2018; Bahmani- Oskooee và Nouira, 2020),

Dữ liệu nghiên cứu là các chuỗi kinh tế có tồn tại tính chất tăng trưởng ẩn chứa hàm số mũ Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả lấy logarith tự nhiên của các biến để loại trừ tính chất trên Theo đó, nhóm tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu tổng quát dạng log-log sau: ln TB t = β 1 + β 2 ln REER t + β 3 ln GDP VNt + β 4 ln GDP EUt + (1)

Biến phụ thuộc: ln TB t : Cán cân thương mại (tỷ lệ xuất/ nhập khẩu) của VN với đối tác thương mại tại thời điểm t

• lnGDP VN t : Thu nhập bình quân đầu người của VN tại thời điểm t

• lnGDP EUi,t : Thu nhập bình quân đầu người của đối tác i tại thời điểm t

• lnREER t : Tỷ giá thực đa phương của Việt Nam tại thời điểm t

• Ut (1): Phần dư Để kiểm định tính Đồng liên kết phải thực hiện kiểm tra tính dừng của các biến trong mô hình, từ đó thực hiện phân tích hồi quy với mô hình đã tạo lập bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS Tiếp đến kiểm tra tính dừng của phần dư Ut (1) Nếu hai biến số trong mô hình là đồng liên kết, nhóm tác giả sẽ thực hiện phân tích tác động ngắn hạn thông qua mô hình ECM Mô hình ECM được sử dụng trong nghiên cứu này là mô hình kinh tế lượng chuẩn tắc có dạng sau:

• (−1): Phần dư, với α 4 là hệ số của biến điều chỉnh sai số chỉ tốc độ mà mô hình đạt được trạng thái cân bằng dài hạn – ngắn hạn.

3.2.2 Giải thích các biến trong mô hình và kỳ vọng về dấu của các hệ số hồi quy

Tên biến Ký hiệu Đơn vị Loại biến Kỳ vọng dấu hệ số hồi quy Cán cân thương mại TB Nghìn USD Biến phụ thuộc

Thu nhập bình quân đầu

GDPVN Tỷ VND Biến độc lập - người của Việt Nam

Thu nhập bình quân đầu người của các nước đối tác

GDP EU Triệu EUR Biến độc lập + thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu

Tỷ giá thực đa phương của

Bảng 1.Mô tả về biến trong mô hình và kỳ vọng về dấu của hệ số hồi quy

Cán cân thương mại (TB) có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia Cán cân thương mại sẽ ghi lại các thông tin về sự thay đổi trong xuất khẩu, nhập khẩu của một quốc gia với thời điểm nhất định.

Cán cân thương mại sẽ được xác định như sau:

• Mức chênh lệch > 0: thể hiện cán cân thương mại có thặng dư

• Mức chênh lệch < 0: cán cân thương mại đang bị thâm hụt

• Mức chênh lệch = 0: lúc này cán cân thương mại đang ở trạng thái cân bằng

Biến độc lập gồm có 3 nhân tố tác động sau đây:

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (GDP VN ): Khi thu nhập bình quân đầu người tăng, người dân có khả năng tiêu dùng cao hơn, mua sắm nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, và đặc biệt là những loại hàng hóa nhập khẩu có chất lượng cao sẽ được ưa chuộng hơn. Điều này dẫn đến việc cán cân thương mại có thể giảm, vì quốc gia xuất khẩu ít hơn so với việc nhập khẩu Vậy nên 2 chỉ số này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau.

Thu nhập bình quân đầu người của các nước đối tác thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (GDP EU ): Thu nhập bình quân đầu người cao trong các nước đối tác thường đi kèm với mức tiêu dùng cao hơn Người dân có khả năng mua sắm nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, bao gồm cả hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam Điều này tạo ra một nhu cầu cao cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và có thể tạo điều kiện cho cân bằng hoặc thặng dư cán cân thương mại cho Việt Nam.

Tỷ giá thực đa phương của Việt Nam (REER): Khi tỷ giá thực đa phương tăng, giá trị đồng tiền của Việt Nam (VND) giảm so với các đồng tiền khác Nhờ vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể có cơ hội tăng cường xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ của mình với giá cạnh tranh trên thị trường châu Âu Điều này có thể tạo ra thặng dư thương mại, khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu.

Nguồn số liệu

- Số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu uy tín khác nhau:

- Số liệu về cán cân thương mại (TB) - Xuất nhập khẩu được tổng hợp từ Tổng cục thống kê (GSO) và ceicdata.com;

- Thu nhập bình quân đầu người của các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu

(GDP EU ) được thu thập từ FRED

- Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (GDP vn ) được tổng hợp từ Tổng cục thống kê, Finance Vietstock;

- Tỷ giá thực đa phương (REER) được thu thập từ Bruegel.org

Những chỉ số trên kết hợp thành một bộ dữ liệu theo kiểu chuỗi thời gian, được đảm bảo đầy đủ, chính thống và đáng tin cậy, làm nền tảng vững chắc cho quá trình phân tích.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Mô tả thống kê dữ liệu

Với dữ liệu cán cân thương mại (TB), tỷ giá thực đa phương (REER), tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam (GDPVN) và tổng sản phẩm quốc nội của Eurozone (GDPEU) thu thập theo quý từ quý 1 năm 1999 đến hết quý 4 năm 2022, nhóm tác giả sử dụng lệnh dum trong phần mềm STATA15 để có được dữ liệu thống kê về các nhân tố trong mô hình nghiên cứu như sau:

Biến Số quan sát Giá trị Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn trung bình chuẩn nhất nhất

Bảng 2.Mô tả thống kê dữ liệu

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA15 Theo dữ liệu thống kê, biến TB từ quý

1 năm 1999 đến hết quý 4 năm 2022 biến động trong khoảng từ -39126 đến 7294944 và có giá trị trung bình là 2331805 Trong đó, cán cân thương mại thặng dư cao nhất vào quý 3 năm 2022 và thâm hụt nhiều nhất vào quý 4/2002.

Biến REER biến động trong khoảng từ 88.57127 đến 163.7881 và có giá trị trung bình là 120.9839 Vào quý 4 năm 2003, tỷ giá thực đa phương của Việt Nam là thấp nhất trong khi quý 3 năm 2022 ghi nhận giá trị cao nhất.

Biến GDP VN có giá trị trung bình là 835074.6, đạt giá trị nhỏ nhất là 90059 vào quý 1 năm 2002 và giá trị cao nhất 2669131 vào quý 4 năm 2022 Quan sát còn cho thấy biếnGDPEU biến động từ 1639521 vào quý 1 năm 1999 đến 3423362 vào quý 4 năm 2022.

Biểu đồ phân tán các biến trong mô hình

Đồ thị phân tán giữa TB và REER

Hình 2.Đồ thị phân tán giữa TB và REER

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm

Biểu đồ phân tán giữa TB và REER, GDP VN và GDP EU cho thấy mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá thực đa phương trong mô hình từ quý 1 năm 1999 tới quý 4 năm 2022 Nhìn chung, trong ngắn hạn, sự tăng lên của tỷ giá thực đa phương không ảnh hưởng không rõ ràng tới cán cân thương mại Tuy nhiên, trong dài hạn, tỷ giá thực đa phương có mối quan hệ cùng chiều với cán cân thương mại Tỷ giá thực tăng, cán cân thương mại cũng tăng. Đồ thị phân tán giữa TB và GDP VN , TB và GDP EU

Hình 3.Đồ thị phân tán giữa TB và GDP VN

Hình 4 Đồ thị phân tán giữa TB và GDP EU

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm

Qua biểu đồ phân tán giữa TB GDP VN và GDP EU , có thể thấy có một khoảng thời gian từ quý 1 năm 2020 đến quý 3 năm 2021 cán cân thương mại bị chững lại, thậm chí là giảm xuống dù GDP tăng Điều này xảy ra là do sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đóng băng.

Kiểm tra độ tương quan

TB REER GDP VN GDP EU

Bảng 3 Kiểm tra độ tương quan của các biến trong mô hình

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA15

Qua bảng ma trận hệ số tương quan, nhóm tác giả nhận thấy các biến độc lập trong mô hình đều có mối quan hệ tương quan với các biến phụ thuộc Có thể thấy rằng các biến đều có mối tương quan với nhau Hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình khá cao.

Các thử nghiệm ban đầu

Trong phân tích hồi quy với dữ liệu chuỗi thời gian, một mô hình tốt được đưa ra khi phân tích trên các dữ liệu dừng Nói cách khác, chuỗi thời gian đang xem xét phải là chuỗi dừng (stationary) Khi đó, dù chuỗi thời gian được xác định tại các thời điểm khác nhau, giá trị trung bình (mean), phương sai (variance) của dữ liệu là không đổi và giá trị hiệp phương sai (covariance) giữa hai giai đoạn chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai giai đoạn ấy chứ không phụ thuộc vào thời gian thực sự mà tại đó hiệp phương sai được tính toán (Gujarati, 2003) Ngược lại, một chuỗi thời gian không dừng có giá trị trung bình hoặc giá trị phương sai thay đổi theo thời gian, dễ dẫn tới kết quả hồi quy giả. Để xác định tính dừng, có nhiều phương pháp có thể sử dụng như: Kiểm định Dicky-Fuller (DF), kiểm định Phillip-Person (PP), kiểm định Kwiatkiwski-Phillips-Schimidt-Shin(KPSS), kiểm định Dicky-Fuller mở rộng (ADF) Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả lựa chọn phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị dựa trên kiểm định Dicky-Fuller mở rộng (ADF)(Dicky và Fuller, 1981).

Trước tiên, nhóm tác giả xác định độ trễ phù hợp của các biến, sau đó tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị, thực hiện các bước hồi quy, kiểm định đồng liên kết và kiểm định kết quả mô hình.

4.4.1 Xác định độ trễ phù hợp Độ trễ (lag) là khoảng thời gian cần thiết để tác động của biến số được phản ánh thông qua các chỉ số kinh tế, được đo bằng khoảng thời gian từ lúc biến số bắt đầu được tác động cho đến khi chỉ số kinh tế thay đổi và phản ánh tác động đó Xác định độ trễ là bước quan trọng trước khi kiểm định tính dừng bởi kết quả kiểm định của ADF thường nhạy cảm với lựa chọn chiều dài độ trễ Trong nghiên cứu này, độ trễ là khoảng thời gian cần có để ba biến REER, GDP VN và GDP EU tác động lên TB, làm trị giá kim ngạch xuất – nhập khẩu thay đổi.

Trước tiên, nhóm tác giả tiến hành lựa chọn độ trễ tối ưu cho các biến lnTB, lnREER, lnGDP VN và lnGDP EU Để kiểm tra độ trễ phù hợp cho mô hình trên STATA, nhóm tác giả sử dụng lệnh: varsoc lntb lnreer lngdpvn lngdpeu, maxlag(8) và thu được kết quả sau: lag LL LR df p FPE AIC HQIC SBIC

Bảng 4.Xác định độ trẽ phù hợp của chuỗi biến

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA15

Trong bảng kiểm tra độ trễ, dễ dàng nhận thấy rằng: dữ liệu bị trễ ở lag(1), lag(4) và lag(8) Với điều kiện mô hình nhiều lag, lag(4) là độ trễ phù hợp nhất cho các chuỗi với tiêu chuẩn thông tin AIC (Akaike's Information Criterion) nhỏ nhất (Akaike, 1973).

Song, các chuỗi logarith thường dừng lại ở vi phân bậc 0, bậc 1 hoặc bậc 2, ký hiệu lần lượt là I(0), I(1) và I(2) Vì thế, nhóm tác giả tiến hành xác định độ trễ tối ưu cho chuỗi sai phân bậc 1 của mô hình bằng lệnh varsoc d.lntb d.lnreer d.lngdpvn d.lngdpeu, maxlag(8) và thu được kết quả như sau: lag LL LR df p FPE AIC HQIC SBIC

Bảng 5.Xác định độ trễ phù hợp của chuỗi sai phân bậc 1 của biến

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA15

Các tiêu chuẩn FPE, AIC và HQIC chỉ ra lag(3) là độ trễ phù hợp nhất cho chuỗi sai phân bậc 1 của mô hình.

4.4.2 Kiểm định tính dừng Để kiểm định tính dừng của các biến, nhóm tác giả thực hiện kiểm định Dickey và Fuller mở rộng (ADF).

{ H0: = 0 (Chuỗi dữ liệu không dừng)

Nhóm tác giả sử dụng các câu lệnh: dfuller lntb, trend lags(4); dfuller lnreer,trend lags(4); dfuller lngdpvn, trend lags(4); dfuller lngdpeu, trend lags(4 ) ; dfuller d.lntb, trend lags(3); dfuller d.lnreer, trend lags(3); dfuller d.lngdpvn, trend lags(3); dfuller d.lngdpeu, trend lags(3) , thu được kết quả sau:

Kiểm định Giá trị ở mức Giá trị ở mức Giá trị ở mức sai phân của Kết quả thống kê ý nghĩa 1% ý nghĩa 5% ý nghĩa 10% biến lnTB -2.777 -4.073 -3.465 -3.159 Dừng tại sai phân bậc 1

D.lnTB -4.732 -4.073 -3.465 -3.159 lnREER -2.395 -4.060 -3.459 -3.155 Dừng tại sai phân bậc 1

D.lnREER -5.241 -4.060 -3.459 -3.155 lnGDP VN -3.710 -4.075 -3.466 -3.160 Dừng tại sai phân bậc 1

D lnGDP VN -6.050 -4.075 -3.466 -3.160 lnGDPEU -2.596 -4.060 -3.459 -3.155 Dừng tại sai phân bậc 1

Bảng 6.Kiểm định tính dừng Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA15

Sau khi kiểm định tính dừng, nhóm tác giả nhận thấy toàn bộ chuỗi biến lnTB, lnREER, lnGDPVN và lnGDPEU đều là chuỗi biến dừng tại sai phân logarith bậc 1.

Chuỗi biến không dừng được biểu diễn ở biểu đồ sau:

Hình 5.Đồ thị biểu diễn chuỗi biến không dừng

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA15

Chuổi biến dừng được biểu diễn ở biểu đồ sau:

Hình 6 Đồ thị biểu diễn chuỗi biến dừng

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA15 Như vậy, chuỗi dữ liệu thỏa mãn điều kiện để tiến hành mô hình hồi quy.

Ước lượng, kiểm định mô hình và suy diễn thống kê

4.5.1.1 Mô hình hồi quy trong dài hạn

• Thực hiện hồi quy OLS trong dài hạn:

Với chuỗi dữ liệu sẵn có, nhóm tác giả thực hiện mô hình hồi quy theo phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS đối với biến phụ thuộc là lnTB và các biến độc lập là lnREER, lnGDPVN, lnGDPEU Dưới đây là kết quả ước lượng nhận được:

Biến Hệ số Độ lệch chuẩn t Giá trị P [95% Conf Interval] lnreer 4.251205 4978383 8.54 0.000 3.261535 5.240874 lngdpvn -.4117078 1087381 -3.79 0.000 -.6278719 -.1955436 lngdpeu 4.482465 5510135 8.13 0.000 3.387086 5.577843

Hệ số xác định: R-squared = 0.9105 F(3, 86) = 291.79

Bảng 7 Mô hình trong dài hạn

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm

• Kiểm định tính dừng của phần dư U t :

Nhóm tác giả thực hiện phương pháp kiểm định hai bước Engle – Granger để tạo phần dư dựa trên hồi quy tĩnh, sau đó kiểm tra phần dư để kiểm tra liệu các đơn vị có tính dừng không Song, từ kết quả có thể kết luận được tính đồng liên kết của mô hình.

Với lệnh engranger lntb lnreer lngdpvn lngdpeu , nhóm tác giả thu được kết quả sau:

Kiểm định Giá trị ở mức Giá trị ở mức Giá trị ở mức

Kết quả thống kê ý nghĩa 1% ý nghĩa 5% ý nghĩa 10%

Z(t) -7.107 -4.852 -4.224 -3.905 Phần dư là chuỗi dừng

Bảng 8 Kiểm định tính dừng của phần dư Ut

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA15

Kiểm định cho thấy phần dư U t cũng là chuỗi dừng ở mức ý nghĩa 1% Các kiểm định trên cho biết các biến trong mô hình cũng là chuỗi dừng tại sai phân bậc 1, qua đó, nhóm tác giả kết luận rằng các biến trong mô hình có tồn tại đồng liên kết.

Hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá thực đa phương, tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam và tổng sản phẩm quốc nội Eurozone trong dài hạn sau :

Mô hình giải thích được 91.05% sự phục thuộc của cán cân thương mại vào sự biến động của tỷ giá thực đa phương, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam và tổng sản phẩm quốc nội của khu vực đồng tiền chung Châu Âu.

Hệ số hồi quy với lnREER = 4.241205 và có ý nghĩa thống kê (p-value = 0.000 < 0.05) cho thấy trong dài hạn ở Việt Nam, khi tỉ giá hối đoái thực tăng lên 1% (tức đồng tiền Việt Nam sẽ giảm giá tương đối so với các đồng ngoại tệ trong rổ tiền tệ 1%) thì cán cân thương mại của Việt Nam tăng 4.251205%.

Hệ số hồi quy với lnGDP VN = - 0.4117078 và có ý nghĩa thống kê (p-value = 0.000

Ngày đăng: 09/07/2024, 16:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bahmani-Oskooee, M. và Rhee, H. J. (1997) Impact of exchange rate uncertainty on commodity trade between the United States and Korea, Applied Economics, 2011, quyển 43, phát hành số 24, trang 3231-3251. Truy cập tại:https://econpapers.repec.org/article/tafapplec/v_3a43_3ay_3a2011_3ai_3a24_3ap_3a3231-3251.htm Link
2. Bahmani-Oskooee, M và cộng sự (2020), Is there I-curve effect in the trade between Pakistan and United Kingdom? Asymmetric evidence from industry level data, WorldScientific. Truy cập tại:https://www.worldscientific.com/doi/abs/10.1142/S0217590821500089 Link
3. Bergin, P. R., và Feenstra, R., (2001), Pricing-to-Market, Staggered Contracts, and Real Exchange Rate Persistence, Journal of International Economics, số 54, trang 333-359. Truy cập tại:https://econpapers.repec.org/article/eeeinecon/v_3a54_3ay_3a2001_3ai_3a2_3ap_3a333-359.htm Link
4. Chinn, M. D và Ito, H. (2008), A New Measure of Financial Openness, Journal of Comparative Policy Analysis, quyển 10, số 3, trang 309 – 322. Truy cập tại:https://www.researchgate.net/publication/304421552_A_New_Measure_of_Financial_Openness Link
5. Đặng, N.B. (2019), Biến động tỷ giá trung tâm theo mô hình RID và ARIMA - dự báo và khuyến nghị, Thư viện số Quốc hội. Truy cập tại:https://thuvienso.quochoi.vn/handle/11742/52919 Link
6. Đặng, T.H.A., 2017, Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Công thương Điện tử - Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công Thương, 27/09/2017. Truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/xuat-khau-nong-san-cua-viet-nam-sang-thi-truong-eu-thuc-trang-va-giai-phap-49597.htm Link
8. Gourinchas, P.O, và Rey, H., (2017), International Financial Adjustment, Journal ofPolitical Economy. Truy cập tại:https://www.researchgate.net/publication/24104499_International_Financial_Adjustment Link
11. Lê, T.P.T., Võ , Đ.L.L. and Dương , H. (2022) Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam - Tiếp cận theo mô hình VECM, thitruongtaichinhtiente.vn.Available at: https://thitruongtaichinhtiente.vn/tac-dong-cua-ty-gia-hoi-doai-den-can-can-thuong-mai-viet-nam-tiep-can-theo-mo-hinh-vecm-42294.html (Accessed: 20 September 2023) Link
15. Nguyễn, T.H. et al. (2014) Tác động tỷ giá hối đoái và thu nhập quốc dân đến cán cân thương mại: Tiếp cận theo mô hình VECM, Tạp chí UEF. Available at:https://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2014-03-04-15/4.pdf (Accessed: 20 September 2023) Link
16. Nguyễn Thị Hiền (2021), Tác động của dao động tủ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Truy cập tại: http://ciem.org.vn/Content/files/2_%20T%C3%B3m%20t%E1%BA%AFt-%20TV%20V%C3%A2n%20Nga.pdf Link
17. Nguyễn Thị Kim Thanh (2011), Điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, Trung tâm thông tin - Thư viện Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh. Truy cập tại: https://lib.hcmulaw.edu.vn/opac/wshowdetail.aspx?intItemID=40232 Link
18. Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Kim Liên (2020), The impact of real effective exchange rate volatility on trade balance in Vietnam, GrowingScience. Truy cập tại:https://www.growingscience.com/ac/Vol6/ac_2020_74.pdf Link
19. Phạm, A.T.H. and Hà, H.T.T. (2017) Cán cân thương mại Việt Nam- Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế hóa Nhân dân tệ [Preprint]. Available at:https://hvnh.edu.vn/tapchi/vi/nam-2012/can-can-thuong-mai-viet-nam-trung-quoc-trong-boi-canh-quoc-te-hoa-nhan-dan-te-52.html Link
20. Pham, M.C. and Vuong, Q.H. (2009) KINH TE VIET NAM: THANG TRAM VA DOT PHA, Knowledge Publishing House, Available at SSRN:https://ssrn.com/abstract=1651724 Link
21. Phạm Hồng Phúc (2009), Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. Truy cập tại:https://www.slideshare.net/shareslide18/luan-van-ty-gia-hoi-doai-thuc-va-can-can-thuong-mai-cua-viet-nam Link
23. Phong, L.H., Bao, H.H.G., Thi Bach Van, D. (2018). Testing J-Curve Phenomenon in Vietnam: An Autoregressive Distributed Lag (ARDL) Approach. In: Anh, L., Dong, L., Kreinovich, V., Thach, N. (eds) Econometrics for Financial Applications.ECONVN 2018. Studies in Computational Intelligence, vol 760. Springer, Cham.https://doi.org/10.1007/978-3-319-73150-6_39 Link
25. Trần, T.T.T., Ngô, N.T.M. and Phạm, L.H. (2017) Tác động Của Tỷ Giá Hối đoái đến Cán Cân Thương Mại Song phương Giữa Việt Nam và EU, Tạp chí Công Thương.Available at: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong-cua-ty-gia-hoi-doai-den-can-can-thuong-mai-song-phuong-giua-viet-nam-va-eu-47014.htm (Accessed: 27 September 2023) Link
26. Trần Thị Thu Hà (2021), Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô và một số hàm ý chính sách, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 224+225, Tháng 1&amp;2, 2021. Truy cập tại:https://hvnh.edu.vn/medias/tapchi/vi/02.2021/system/archivedate/b5f0d7ea_B%C3%A0i%20c%E1%BB%A7a%20Tr%E1%BA%A7n%20Th%E1%BB%8B%20Thu%20 H%C3%A0.pdf Link
27. Trịnh Thị Thùy Dương và Nguyễn Thị Thùy Vinh (2019), The Impact of Exchange Rate Volatility on Exports in Vietnam: A Bounds Testing Approach, Journal of Risk Financial Management. Truy cập tại: https://www.mdpi.com/1911-8074/12/1/6 Link
29. Yazici, M. &amp; Islam, M. Q. (2014). Exchange Rate And Bilateral Trade Balance Of Turkey With EU (15) Countries . Journal of Business Economics and Finance , 3 (3) , 341-356 . Retrieved from https://dergipark.org.tr/en/pub/jbef/issue/32410/360456 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Mô hình hiệu ứng tuyến J - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Hình 1. Mô hình hiệu ứng tuyến J (Trang 11)
Bảng 1.Mô tả về biến trong mô hình và kỳ vọng về dấu của hệ số hồi quy - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Bảng 1. Mô tả về biến trong mô hình và kỳ vọng về dấu của hệ số hồi quy (Trang 16)
Hình 2.Đồ thị phân tán giữa TB và REER - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Hình 2. Đồ thị phân tán giữa TB và REER (Trang 18)
Đồ thị phân tán giữa TB và REER - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
th ị phân tán giữa TB và REER (Trang 18)
Hình 3.Đồ thị phân tán giữa TB và GDP VN - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Hình 3. Đồ thị phân tán giữa TB và GDP VN (Trang 19)
Đồ thị phân tán giữa TB và GDP VN , TB và GDP EU - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
th ị phân tán giữa TB và GDP VN , TB và GDP EU (Trang 19)
Bảng 3. Kiểm tra độ tương quan của các biến trong mô hình - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Bảng 3. Kiểm tra độ tương quan của các biến trong mô hình (Trang 20)
Bảng 4.Xác định độ trẽ phù hợp của chuỗi biến - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Bảng 4. Xác định độ trẽ phù hợp của chuỗi biến (Trang 21)
Bảng 5.Xác định độ trễ phù hợp của chuỗi sai phân bậc 1 của biến - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Bảng 5. Xác định độ trễ phù hợp của chuỗi sai phân bậc 1 của biến (Trang 22)
Hình 5.Đồ thị biểu diễn chuỗi biến không dừng - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Hình 5. Đồ thị biểu diễn chuỗi biến không dừng (Trang 23)
Bảng 6.Kiểm định tính dừng - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Bảng 6. Kiểm định tính dừng (Trang 23)
Hình 6. Đồ thị biểu diễn chuỗi biến dừng - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Hình 6. Đồ thị biểu diễn chuỗi biến dừng (Trang 24)
Bảng 7. Mô hình trong dài hạn - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Bảng 7. Mô hình trong dài hạn (Trang 24)
Bảng 8. Kiểm định tính dừng của phần dư Ut - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Bảng 8. Kiểm định tính dừng của phần dư Ut (Trang 25)
Bảng 9. Mô hình trong ngắn hạn - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Bảng 9. Mô hình trong ngắn hạn (Trang 27)
Bảng 10. Kiểm định phân phối chuẩn - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Bảng 10. Kiểm định phân phối chuẩn (Trang 29)
Bảng 14. Kiểm định khuyết tật phương sai sai số mô hình trong ngắn hạn - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Bảng 14. Kiểm định khuyết tật phương sai sai số mô hình trong ngắn hạn (Trang 30)
Bảng 13. Kiểm định khuyết tật phương sai sai số mô hình trong dài hạn - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Bảng 13. Kiểm định khuyết tật phương sai sai số mô hình trong dài hạn (Trang 30)
Bảng 16. Kiểm định khuyết tật bỏ sót biến của mô hình trong ngắn hạn - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ  BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ    TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU TRONG GIAI ĐOẠN  TỪ 1999 ĐẾN 2022
Bảng 16. Kiểm định khuyết tật bỏ sót biến của mô hình trong ngắn hạn (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w