Ở đó, các tác giả đã viết về số phận con người Nhật Bản trong một giai đoạn tư tưởng chịu nhiều ảnh hưởng từ diễn ngôn của thiết chế quyền lực, những mất mát, chấn thương tinh thần, văn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN CHI ANH
LUAN VAN THAC Si VAN HOC
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN CHI ANH
Luan văn Thạc si chuyên ngành Văn học nước ngoài
Mã số: 8229030.03
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Thục
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự cô vân của giảng viên hướng dân, Tiên sĩ Trân Thị Thục Tât cả tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận văn đã được công bố và có trích dẫn nguồn day đủ.
Nội dung của luận văn hoàn toàn trung thực.
Học viên thực hiện
Nguyễn Chi Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài luận văn Chiến tranh và chấn thương trongvan học Nhật Bản qua “Mộ dom dom”, “Không chiến Zero rực lia” và “Ngàn hạcgiấy cua Sadako”, tác giả đã nhận được sự quan tâm, chi dẫn và góp ý hết sức tậntình của Tiến sĩ Trần Thị Thục, nguoi trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luậnvăn này Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô và chúc cô luôn thật
nhiêu sức khỏe và hạnh phúc!
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Khoa Văn học,
các thầy cô trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã tận tinh chi dạy những tri thức quý bau, tao điều kiện thuận lợi và nhiệt
tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập tại trường và thực hiện, hoàn thành luận
văn này Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn sự động viên và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè,một nguồn lực có ý nghĩa lớn đối với tác giả trong thời gian học tập sau đại học và
hoàn thiện luận văn.
Do kiên thức, kinh nghiệm và thời gian thực hiện còn có những hạn chê nên
nội dung của luận văn không tránh khỏi thiêu sót Tác giả rât mong nhận được sự góp
ý, chỉ dẫn thêm của các thầy cô và những người quan tâm đến đề tài nghiên cứu này
đê luận văn được hoàn thiện hơn.
Ngày 6 tháng 8 năm 2023
Học viên thực hiện
Nguyễn Chi Anh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ DAU - (5 56 S1 2t 2 22 127122121121121111211 2111111111211 T1 111.111 errre 3
1 Lý do chọn đề tài ¿5c St St EE 11211 2121111111211 2112111111111 e 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - 2 2 sex EE 2112112112111 111111111.4
3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu - 2: 2£ 5++x+2zx+E++zx+erxezrxrrrecree 11
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên ctu ee cececceeseeeeeeseeeeeeeeeseeeeeeeeeseenseens 11
5 Phương pháp nghiên €Ứu - - - G22 3211333135118 kem 12
6 Cau tric WA VAN 8n 4 13CHUONG 1 KHAI LUQC LY THUYET CHAN THUONG VA VAN HOCNHẬT BẢN HIỆN DAI VIET VE CHIEN TRANH - 2-2 555552 141.1 Khái lược lý thuyết chấn thương - 2-2 5¿©2S2x+£x2zxrzxxerkeerxeerrres 141.2 Khái lược về văn học Nhật Bản hiện đại viết về chiến tranh 201.2.1 Bối cảnh xã hội Nhật Bản trong và sau chiến tranh thé giới thứ hai 211.2.2 Văn học Nhật Bản hiện đại viết về chién tranh - 25c Sccccccsersscee 31
1.2.3 Giới thiệu ba tác phẩm Mộ dom dom, Không chiến Zero rực lửa va Ngànhạc giấy của Sadako - 25s sex E2 3E 1E212112112111121121111 1111111 35
CHUONG 2 KINH NGHIEM CHIEN TRANH VÀ NHỮNG CHAN THƯƠNG
TINH THAN CUA CÁC NHÂN VẬTT ¿- 2¿+2++2E+EE2EE+2EEeEEEerEesrkerrxees 42
2.1 Ký ức chiến tranh ám ảnh suốt cuộc đời - 2 2 2s x+cs+zszse2 432.1.1 Mặc cảm tội lỗi trong chien tranhh - 2© 2 s+SteSEc£ESEeEEerkerreerkerkcres 44
2.1.2 Ký ức về tội lỗi của bản thâ 5-5552 EEEEEEEEErrrrrrrerrre 54
2.2 Tái diễn tội lỗi quá khứ trong thực tại - ¿55-5 Scccccrerezrerxrrrree 62
2.2.1 Tái diễn hình ảnh bản thân trong quá kÌhúứ - 5c 5cccccererserssree 62
2.2.2 Tái diễn hình ảnh đã chứng kiến trong chiến tranh 5-5552 66
2.3 Sự sống đồng thời là nỗi đau - 2-52 2+ EESEE E2 EEkerkerkrree 72
CHƯƠNG 3 SỰ CHỮA LANH NHỮNG CHAN THƯƠNG - 79
3.1 Viết văn - một phương thức để chữa lành - 2-5 ©cz+cs+cxsrxcrez 803.2 Tình cảm của con người hàn gắn và chữa lành nỗi đau - 86
SQL Tittle Com Bid Minh nốốốỐốỐốỐốỐ 86
Trang 63.2.2 Tình cảm đồng đội 5S E T2 2211 1121121211011 re, 993.3 Khát vọng sống mãnh liệt vượt thoát nỗi đau -2¿2- 55+: 105
3.3.1 Sự tran quý sinh mệnh của những người ÏÍHÏ -Ăscsseeeexee 105
3.3.2 Nỗ lực sinh ton của những người đâhm +5 ©ccctccerercrrcrrerrees 109KẾT LUẬN -. - ¿5c Set TềEEEE11211211 211111 1121121101111 1111111011111 re 116
TÀI LIEU THAM KHẢO -2 2525 EE‡EE2EE2EEEE1E71211211271 711.1 crxe 119
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chiến tranh vẫn luôn là một đề tài được quan tâm trong văn chương đến tậnngày nay Ký ức về các cuộc chiến trong lịch sử đã dé lại những chan thương to lớnkhông dễ dàng xóa mờ đối với những người đã trực tiếp trải qua và chứng kiến các
sự kiện đau thương ấy Chính vì vậy, việc soi chiếu và phơi bày những chấn thươngtrong các tác phẩm viết về chiến tranh luôn là một việc làm cần thiết dé nhắc nhở conngười về nỗi đau, về những mat mát chung không đáng có va hướng đến xây dựngtương lai hòa bình, không tái diễn tội ác tàn phá, hủy hoại lẫn nhau, đặc biệt trong bốicảnh đương thời vẫn đang hiện hữu những cuộc xung đột chưa thé cham dứt trên toànthế giới Thực tế, trong chiến tranh, dù là phe “chính nghĩa” hay “phi nghĩa” theoquan niệm thường thay, họ đều phải chịu những tổn thất nhất định về thể xác và tinhthần Từ quan điểm này, chúng tôi nhận thấy những tác phẩm viết về chiến tranh củamột đất nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai như Nhật Bản cũng cần được
quan tâm Ở đó, các tác giả đã viết về số phận con người Nhật Bản trong một giai
đoạn tư tưởng chịu nhiều ảnh hưởng từ diễn ngôn của thiết chế quyền lực, những mất
mát, chấn thương tinh thần, văn hóa vì chiến tranh, qua đó thể hiện mạnh mẽ tiếng
nói phản chiến
Đồng thời, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu văn học Nhật tại Việt
Nam hiện nay đang diễn ra sôi nối, tập trung hơn cả vào những tác phẩm nỗi tiếng
thời kỳ cổ - trung đại như Truyện kế Genji (Genji monogatari ÖJ#/ÿ#Ø3'?), Vạn diệptập (Manyoshu 77##), hay những tác giả lớn nổi tiếng của văn học Nhật Bản hiệnđại thời kỳ đầu như Natsume Soseki, Akutagawa Ryunosuke, Kawabata Yasunari;hoặc những tác phẩm đề cập đến khủng hoảng hiện sinh, căn cước và nỗi buồn củacon người thời hậu chiến và giai đoạn sau của các tác giả như Oe Kenzaburo, Abe
Kobo, Murakami Haruki, Yoshimoto Banana, Murakami Ryu, Vi vậy, việc có
thêm nghiên cứu về các tác phẩm viết về chiến tranh trong văn học Nhật Bản hiện đại
là cần thiết Chiến tranh thế giới thứ hai là một giai đoạn nhạy cảm nhưng hết sứcquan trọng trong lịch sử Nhật Bản, có ảnh hưởng lớn đến tinh thần và tư tưởng của
Trang 8người Nhật như đã trình bày trước đó, vậy nên chúng tôi lựa chọn vận dụng lý thuyếtchan thương dé tìm hiểu ba tác phâm thuộc phạm vi dé tài luận văn.
Ba tác phẩm chúng tôi lựa chọn dé thực hiện đề tài gồm Mộ dom dom (tựa sốc:
Amerika hijiki, Hotaru no haka 7 XY GOL &, K€ Z OB), Không chién Zeroruc lửa (tựa gốc: Eien no Zero 7Ki# 00), Ngàn hac giấy của Sadako (tựa gốc: Sadako
no senbazuru #4 FD F-F/#§) đã tái hiện gần như trọn vẹn bức tranh toàn cảnh về xãhội, con người Nhật Bản trong và sau chiến tranh, thậm chí đến những thế hệ sau này
Ba tác phẩm cũng được viết bởi ba tác giả vừa là nạn nhân của cuộc chiến, vừa là thế
hệ kế cận thay những người đã trực tiếp tham gia cuộc chiến lưu giữ những ký ức,những góc khuất chưa được biết đến nhiều trong lịch sử
Tìm hiểu van đề nghiên cứu qua ba tác phẩm này, chúng tôi mong muốn có
thể nhận diện đầy đủ hơn về các số phận khác nhau, những chan thương họ gặp phải
vì chiến tranh và dang sau đó còn là những nguyên nhân khác xuất phát sâu xa từ vănhóa, lịch sử; đồng thời kiến giải được phản ứng của họ với chấn thương và cách thức
con người có thé chữa lành sau những chan thương do chiến tranh gây ra Từ đó, luận
văn có thé làm rõ tinh than phản chiến, ý nghĩa nhân văn về giá trị sinh mệnh và thông
điệp hướng đến hòa bình của ba tác phâm và phan nào khơi mở thêm hiểu biết về văn
hóa, lịch sử cũng như con người Nhật Bản từ những tác phẩm văn học
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ những sự kiện lớn trong lịch sử nhân loại như hai cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ nhất và lần thứ hai, chan thương của con người, những nỗi dau tinh thần đã
được quan tâm mạnh mẽ hơn bao giờ hết Dựa trên nhận định của nhiều nhà nghiêncứu, tự sự trong văn học là hình thức phù hợp đề con người tái hiện và thể hiện mốiquan tâm về chan thương Chan thương đã đi vào văn học của nhiều vùng đất cả ởphương Tây lẫn phương Đông sau hai cuộc chiến tranh thé giới Sau đó, chan thươngkhông chỉ được thể hiện ở phạm vi viết về chiến tranh mà còn được mở rộng đếnnhững sáng tác dé cập các van đề xã hội, con người khác chăng hạn như các tác phẩmthuộc trào lưu Văn học vết thương ở Trung Quốc sau thời kỳ Cách mạng Văn hóa
Trang 9Song hành với sự phát trién da dang của chan thương trong văn chương, việc nghiêncứu về chan thương trong văn học cũng phát trién mạnh mẽ khi có nhiều học giả tham
gia và đề xuất các lý thuyết để tìm hiểu sâu sắc những chấn thương ở các tác phẩm,
có thê ké đến như Sigmund Freud, Cathy Caruth, Dori Laub, Judith Herman, MichelleBalaev, Thông qua khảo cứu va tiếp nhận lý thuyết của các học giả này, nhiều nhànghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới đã thực hiện các nghiên cứu, phê bình tácphẩm văn học từ góc độ lý thuyết chan thương Trong giới hạn khả năng, chúng tôi
đã tìm hiểu được một số luận văn, cuốn sách, bài báo khoa học nghiên cứu về chấn
thương trong các tác phẩm viết về chiến tranh (trong đó có các tác phẩm văn học Nhật
Bản hiện dai).
Tại Việt Nam, chúng tôi đã tìm được một số nghiên cứu bao gom: Van đề chắn
thương trong tiểu thuyết cua Philippe Claudel (Thái Thi Cam Tho, 2015, Luận văn
Thạc sĩ Van hoc, Trường Dai hoc Khoa học Xã hội và Nhân văn, Dai học Quốc gia
Hà Nội); Chấn thương kép trong Noi buôn chiến tranh của Bảo Ninh (Cao Kim Lan,
2019, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2); Viết văn như là phương thức tự chữa lành:
Tự thuật chan thương trong Một noi dau riêng của Oe Kenzaburo và Noi buồn chiếntranh của Bảo Ninh (Trần Thị Thục, 2021, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8); Chấnthương và ký ức trong phim của Park Chan-Wook: Tiếp cận ký hiệu học điện ảnh
(Hứa Hoàng Mẫn, 2022, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Trong đó, luận văn Vấn dé chan thương trong tiểu thuyết của Philippe Claudel
của Thái Thị Câm Thơ đã thực hiện nghiên cứu sâu rộng, tiếp cận nội dung và nghệthuật trong các tiêu thuyết của nhà văn Pháp Philippe Claudel đưới góc nhìn lý thuyếtchan thương, tiêu biểu là lý thuyết của Cathy Caruth, từ đó thay được những sáng tạo
và đóng góp có giá trị của nhà van Philippe Claudel đối với văn học chan thương
cũng như văn học Pháp đương dai Bài viết Chan thương kép trong Noi buồn chiếntranh của Bảo Ninh của nhà nghiên cứu Cao Kim Lan đã kết hợp vận dụng lý thuyếtchan thương va lý thuyết phê bình sinh thái dé tìm hiểu và làm rõ chan thương tinhthần (những thương tôn mang tính nhân loại) và chan thương môi trường, tác động
Trang 10hủy hoại của chiến tranh đối với môi trường (những ton hại mang tính phi nhân loại)trong tiểu thuyết Mỗi buôn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh, được tác giả bài viếtgọi là hình thức “chấn chương kép” do sự hủy hoại của chiến tranh gây ra.
Cũng nghiên cứu về chan thương trong Nổi buồn chiến tranh, nhà nghiên cứuTrần Thị Thục đã đặt tác phẩm dưới góc nhìn so sánh với Mot nỗi đau riêng của nhàvăn Nhật Ban Oe Kenzaburo dé thực hiện bài nghiên cứu Viết văn như là phươngthức tự chữa lành: Tự thuật chấn thương trong Một noi dau riéng cua Oe Kenzaburo
và Nổi buôn chiến tranh của Bảo Ninh Bài viết tiếp nhận những lý thuyết chan
thương của Cathy Caruth va Amos Goldberg dé tìm hiểu tự thuật chan thương trong
hai tác pham và làm sáng rõ nhận định “Sáng tác văn chương như là phương thức dé
tự chữa lành những vết thương trong tâm hồn họ” [30; tr.60] Với một mảng nghiêncứu khác nhưng có nhiều liên hệ với văn học là điện ảnh, luận văn Chấn thwong và
ký ức trong phim của Park Chan-Wook: Tiếp cận ký hiệu học điện ảnh của Hứa HoàngMan đã lý giải sâu sắc hơn cách kiến tạo tự sự và diễn ngôn chan thương, ký ức thôngqua hướng tiếp cận hệ thống ký hiệu điện anh trong một số bộ phim nồi tiếng của đạodiễn Park Chan Wook Đồng thời, khi kết hợp với lý thuyết chan thương và tiếp cậnphân tâm học, tác giả nhìn nhận sự gợi nhớ và lãng quên ký ức trong kết nối với hệthống ký hiệu đó là hai phương diện của cơ chế kiến tạo và giải tỏa chấn thương
Trên thế giới, xu hướng vận dụng lý thuyết chân thương trong nghiên cứu vănhọc đã thịnh hành từ những năm cuối thế kỷ XX cho đến nay Chúng tôi đã tiếp cận
được một số tài liệu nghiên cứu chan thương trong các tác phẩm thuộc nhiều nền văn
học trên thế giới, trong đó có các tác phẩm văn học Nhật Bản hiện đại Bài nghiên
cứu “You would not add to my suffering if you knew what i have seen”: Holocaust Testimony and Contemporary African Trauma Literature (Robert Eaglestone, 2008,
Studies in the Novel, Volume 40, No 1&2) (“Ban sẽ không lam tôi thêm dau khổ néu
ban biết diéu tôi đã thấy”: Lời lam chứng về thảm họa diệt ching Holocaust và vănhọc chan thương châu Phi đương đại) đã tìm hiểu các van đề trong một số tác phẩmvăn học chan thương đương đại ở châu Phi thông qua so sánh, đối chiếu với nhữngtài liệu về Holocaust, đồng thời vận dụng lý thuyết chan thương của Judith Herman
Trang 11Công trình Imag(in)ing the War in Japan: Representing and Responding to Trauma in Postwar Literature and Film (David Stahl, Mark Williams (bién soan),
2010, Brill Academic Publishers) (Hình tượng chién tranh ở Nhật Ban: Tái hiện vaphan hồi chan thương trong văn học và điện ảnh hậu chiến) đã tập hợp các bài viếttìm hiểu việc các nhà văn, nghệ sĩ Nhật Bản đã tái hiện những ton thuong tam ly, baoluc va mau thuan ý thức hệ xoay quanh chiến tranh Dựa trên nhận định các sự kiện
và trải nghiệm chan thương phải được hình thành trước khi có thé đồng hóa và hiểuđược, các tác giả trong cuốn sách đã vận dụng lý thuyết chan thương dé phân tích
từng trường hợp tác giả, tác phẩm văn học Nhật Bản hiện dai, qua đó thay được những
đóng góp của họ trong việc phơi bày nỗi đau, các sự kiện lịch sử đau thương vẫn chưa
được thừa nhận hoặc trình bày rõ ràng trong hiện thực.
Trong cuốn sách Trauma, Dissociation and Re-enactment in JapaneseLiterature and Film (David Stahl, 2018, Routledge) (Chấn thương, phân ly và tái
hiện trong văn hoc và điện anh Nhật Bản) tac giả đã tiếp nhận lý thuyết chấn thương
của các nhà nghiên cứu như Pierre Janet và Judith Herman dé phân tích một số tác
phẩm văn học và bộ phim Nhật Bản, trong đó có Những người đẹp say ngủ (1961)của Kawabata Yasunari Thông qua việc vận dung các khái niệm về chan thương xãhội, phân ly và ký ức tường thuật cùng việc cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các
nhà văn, đạo diễn Nhật Bản và về xã hội, văn hóa, lịch sử Nhật Bản, cuốn sách gópphần làm sáng tỏ những hậu quả và tính chất di truyền thế hệ của chấn thương hiện
chan thương và nghiên cứu về PTSD (Post-traumatic stress disorder, R6i loạn căng
thăng hậu chan thương) Ở phan thứ nhất Chẩn thương, trí nhớ tường thuật và phục
hồi một phan, tác giả đã phân tích trường hợp tiêu thuyết Nổi long (Kokoro) của
Natsume Soseki và tiểu thuyết Fires on the Plain (Nobi) (Lửa trên dong bang) cua
Trang 12Ooka Shohei; phần thứ hai Chấn thương, khả năng phản ứng bên trong/giữa các cánhân, và chữa lành các mối quan hệ, tác giả phân tích trường hợp Một nỗi đau riêng
(Kojinteki na taiken) của Oe Kenzaburo và bộ phim Black Rain (Kuroi ame) (Mua
den) của dao diễn Imamura Shohei Stahl quan tâm đến những hậu quả tâm ly xã hộiphải chịu đựng sau chấn thương xã hội, các vấn đề phân ly, thất bại đau thương và sự
phòng vệ trong tâm lý.
Hiện tại, ba tác phẩm Không chiến Zero rực lửa của Hyakuta Naoki, Mộ domdom của Nosaka Akiyuki, Ngàn hac giấy cua Sadako của Sasaki Masahiro còn khámới mẻ ở Việt Nam Vì thế, những tài liệu chúng tôi tim được về ba tác phẩm mớidừng lại chủ yếu ở những bài điểm sách trên các trang báo, trang thông tin điện tửnhư “Không chiến Zero rực lửa” - một góc nhìn phản chiến (ct gdnd.vn), “Mộ Dom
Dom”: Câu chuyện về tinh cảm anh em lấy di nước mat của người đọc (ybox.vn),
Ngàn hạc giấy của Sadako - Những cánh hạc chở khao khát hòa bình
(reviewsach.net) Các bài điểm sách trên đã cung cấp cho độc giả yêu thích vănchương hình dung ban đầu, bao quát về nội dung câu chuyện cùng những nét đặc sắc
nghệ thuật hay thông điệp được truyền tải trong ba tác phâm Bên cạnh đó, đề tài khóaluận tốt nghiệp Diễn ngôn về chiến tranh trong mối quan hệ với thiết chế quyền lực(trường hợp Không chiến Zero rực lửa của Naoki Hyakuta) (Nguyễn Chi Anh, 2020,khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội) dựa trên việc phân tích chi tiết những biểu hiện, hành động đồng thuậnhoặc kháng cự với thiết chế quyền lực của người lính Nhật Bản trong tiểu thuyết
Không chiến Zero rực lửa đề làm sáng tỏ mối quan hệ giữa diễn ngôn về chiến tranhvới thiết chế quyền lực Nhằm củng có các phân tích, lập luận và kiến giải sâu hơnnguyên nhân dang sau các hành động và diễn ngôn trong tác phẩm, người viết đã kết
hợp khảo cứu một số tài liệu về lịch sử Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai,
một số tài liệu về nhân học, văn hóa Nhật Bản như Hoa cúc và guom của RuthBenedict, Võ sĩ dao của Nitobe Inazo, cùng một số bài báo về những người lính NhatBản trong chiến tranh thế giới thứ hai
Trang 13Ngoài các bài viết điểm sách và đề tài nghiên cứu trên, chúng tôi đã tiếp cận
và tham khảo được một số tài liệu nước ngoài có đề cập đến tập truyện ngắn Mộ dom
dom và tiêu thuyết Không chiến Zero rực lửa Về tập truyện ngắn Mộ dom đóm của
Nosaka Akiyuki, với khả năng có giới hạn, chúng tôi đã tìm được hai tài liệu nghiên
cứu Bài viết Victimization and “Response-Ability”: Remembering, Representing,
and Working through Trauma in Grave Of The Fireflies (Nạn nhân hóa và “Kha
năng phản ung”: Hồi tưởng, tái hiện và vượt qua chan thương trong Mộ dom đóm)nằm trong công trình Imag(in)ing the War in Japan: Representing and Responding
to Trauma in Postwar Literature and Film đã giới thiệu ở trên đã đề cập truyện ngắn
và tác phẩm hoạt hình (anime) chuyên thể đều thể hiện những chấn thương, ký ứcchiến tranh của chính tác giả và đạo diễn phim Tác giả bài viết đã tìm hiểu và phântích những chấn thương của chính Nosaka Akiyuki đã được tái hiện, lồng ghép vàonhững câu chuyện, nhân vật hư cấu trong tập truyện ngắn Mộ dom đóm Trong vaitrò một nạn nhân của chan thương lịch sử, Nosaka Akiyuki đã hồi tưởng, tái hiện và
sáng tác Đối với Nosaka Akiyuki, sáng tác dường như là một cách dé ông đối diện
với chân thương, nhìn nhận lại và có thể vượt qua những đau thương của riêng mìnhtrong hình hài đau thương của cả thế hệ đồng trang lứa đã đi qua chiến tranh Ngoài
ra, tác giả bài viết cũng chỉ ra và phân tích vai trò của những thay đổi trong bản phimhoạt hình so với tác phẩm M6 dom dom của Nosaka Akiyuki
2 C— (Re-evaluating of Akiyuki Nosaka’s “Hotaru no haka”: Additions,
Deletions and Corrections of the Story’s Ending) (Tokunaga Atsushi, 2020, 4] Aa
ws
{24 4# Studies in Japanese Language and Japanese Literature, Issue 30) (Đánh
giá lại tác phẩm “Mộ dom dém” của Nosaka Akiyuki - xoay quanh sự cải biến kết
thúc tác phẩm) đã nhắc đến cuộc chiến mà hai nhân vật chính, hai anh em Seita vàSetsuko phải đương đầu không chỉ là chiến tranh khốc liệt mà còn là cuộc chiến sinh
tồn trong một xã hội đã sụp đồ chủ nghĩa, tinh thần cộng đồng sau chiến bại Đánh
giá lại ý nghĩa thực sự của “Đại cương chính sách bảo vệ trẻ m6 côi do chiến tranh”được dé cập trong tác phẩm va khang định cái chết tất yếu đối với Seita dù có hay
Trang 14không có chính sách này Từ đây, tác giả Tokunaga Atsushi tìm hiểu dụng ý của nhàvăn trong cái kết của tác phẩm và ý nghĩa của sự thay đôi cái kết trong bản phim hoạthình chuyền thé.
Về tiêu thuyết Không chiến Zero rực lửa của Hyakuta Naoki có một số tài liệubao gồm: The Long Defeat: Cultural Trauma, Memory, and Identity in Japan (AkikoHashimoto, 2015, Oxford University Press) (Sự that bai lau dai: Chan thương vănhoa, ký ức và danh tính ở Nhật Ban); các bài review về tiêu thuyết và phim chuyênthé từ tiểu thuyết như “Zhe Eternal Zero”: Naoki Hyakuta's Best-selling Novel
Reveals the Transformative Power of War (Japantimes) (“Không chién Zero ruc
lửa”: Cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất của Hyakuta Naoki tiết lộ sức mạnh biến đổicủa chiến tranh), The Eternal Zero Review - Rethinking the Motivations of Kamikaze
Pilots (Nikkeivoice) (Đánh giá Không chiến Zero rực lửa - Suy nghĩ lại về những
động lực thúc day các phi công Kamikaze), “The Eternal Zero” Review: A Wrenching
Account of a Kamikaze Pilot (Variety) (Đánh giá “Không chiến Zero rực lửa ”: Thuật
lại noi đau của một phi công Kamikaze)
Trong các tài liệu này, các tác giả đã dé cập đến việc tiêu thuyết làm thay đổicách nhìn nhận, hiểu biết về động lực chiến đấu cảm tử của những người línhKamikaze Tiêu thuyết cùng phim chuyên thê đều tái hiện lời ké của các cựu binh đi
qua chiến tranh, tiết lộ nhiều bộ mặt khác của người lính Nhật Bản còn ít được nhắc
đến trong lịch sử Thông qua tiểu thuyết, tác giả Hyakuta Naoki đã tôn vinh chủ nghĩa
cá nhân khiêm nhường, tinh thần cộng đồng thay vì ca ngợi chiến công của Đề quốc
và đặc biệt là không ca ngợi chiến tranh Với những điểm mới đó, Không chiến Zerorực lửa đã thực sự thành công khi công chúng đã đón nhận một mặt khác về nhữngngười lính Kamikaze, việc họ chiến đấu và hy sinh vì gia đình, những người thân yêu,
họ phải ở trong một bối cảnh không thê phản kháng với chiến thuật ích kỷ, phi lý củachính quyền đương thời và Hải quân Đề quốc Nhật Bản
Như vậy, qua những tìm hiểu về lich sử vấn dé, chúng tôi nhận thấy việc bổsung thêm nghiên cứu tại Việt Nam về ba tác phẩm từ góc nhìn lý thuyết chấn thương
và kêt hợp khảo cứu các tài liệu vé lịch sử, văn hóa, xã hội Nhật Bản là cân thiệt.
10
Trang 15Đồng thời, luận văn sẽ tìm hiểu và kiến giải rõ ràng hơn những phương thức chữalành, giải tỏa chan thương, điều mà những nghiên cứu trên về ba tác phẩm chưa thực
sự đào sâu Thông qua đề tài nghiên cứu, chúng tôi mong muốn sẽ đóng góp thêm
những tìm hiểu và giới thiệu kỹ lưỡng hơn về một mảng đề tài của văn học Nhật Ban
hiện dai van chưa được quan tâm nhiêu tại Việt Nam hiện nay.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác phẩm văn học hiện đại Nhật Bản viết
về chiến tranh được tiếp cận từ góc độ lý thuyết chan thương, những diễn ngôn chan
thương và phương thức chữa lành chan thương được thé hiện qua biểu hiện của cácnhân vật và các yêu tố trần thuật trong ba tác phẩm
Dé thực hiện nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn là tiêu thuyếtKhông chiến Zero rực lửa (Eien no Zero) của Hyakuta Naoki, bản dịch của Võ Vương
Ngoc Chân, 2016, Nxb Văn học; tiêu thuyết Ngàn hạc giấy của Sadako (Sadako no
senbazuru) cua Sasaki Masahiro, ban dịch của Lan Hương, 2018, Nxb Hồng Đức; tập
truyện Mộ dom dom (Amerika hijiki, Hotaru no haka) của Nosaka Akiyuki, bản dịch cua Dao Phú Lợi, 2021, Nxb Ha Nội.
4 Mục dich va nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiều nhà nghiên cứu về chan thương cho rang việc viết là một cách dé thé
hiện được chấn thương, từ đó có thể hiểu được phần nào những chấn thương và giúp
giải tỏa, chữa lành cho con người Dựa trên tinh thần này cùng việc Không chiến Zero
rực lứa của Hyakuta Naoki tập hợp tái hiện những câu chuyện, trải nghiệm có that
dẫn đến chan thương của những người lính Nhật và hai tác phâm M6 dom đóm, Ngàn
hac giấy của Sadako là những tự thuật chan thương của chính tác giả, chúng tôi xác
định mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm tìm ra và làm rõ những chấn thươnggây ra bởi ký ức về chiến tranh, các kinh nghiệm chiến tranh đã được thể hiện trong
ba tác phâm như thé nào, đồng thời lý giải để hiểu được phan nào nguyên nhân dẫnđến chắn thương và phương thức giải tỏa, chữa lành những chắn thương đó
11
Trang 16Song hành với mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ
chính cần thực hiện trong luận văn bao gồm:
Thông qua việc tiếp nhận lý thuyết chan thuong dé chi ra những biểu hiện chan
thương của các nhân vật trong ba tác phẩm từ kinh nghiệm và ký ức về chiến tranh,cách thức thé hiện diễn ngôn chấn thương qua các yếu tổ trần thuật, từ đó làm rõphương thức chữa lành đồng thời như một thông điệp phản chiến của ba tác phẩm
Mở rộng tiếp nhận lý thuyết chan thương trong việc kết hợp khảo cứu các tàiliệu lịch sử, văn hóa, xã hội của Nhật Bản Điều này đem đến góc nhìn đa chiều về
vấn đề nghiên cứu và đề phát hiện, lý giải những nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm
lý, chan thương tinh than trong ba tác phẩm
5 Phuong pháp nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi sử dụng lý thuyết chan thương của Cathy Caruth détriển khai đề tài nghiên cứu, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau:
- Phuong pháp tâm ly học sáng tác: tìm hiểu, lý giải những ân ức, dồn nén tâm lý
của các tác giả, những người sống cùng thời với họ trong xã hội Nhật Bản, vàđược tái hiện lại bằng các hình tượng nhân vật trong tác phẩm
- Phuong pháp tiếp cận thi pháp học: tìm hiéu nghệ thuật xây dựng các hình tượng
nhân vật và cốt truyện, giọng điệu, điểm nhìn, không gian, thời gian góp phan thé
hiện diễn ngôn chấn thương trong ba tác phẩm
- Phuong pháp lich sử - xã hội: soi chiếu ba tác phẩm trong bối cảnh xã hội đương
thời kết hợp với lý thuyết chan thương dé thấy được những anh hưởng qua lại
giữa hoàn cảnh bên ngoài và tâm lý bên trong con người, một cái nhìn mở rộng.
- Phuong pháp tiếp cận liên ngành: chúng tôi khảo sát và sử dụng những kiến thức
về lich sử, văn hóa liên quan đến đề tài nghiên cứu dé có được góc nhìn đa chiều
khi kết hợp tiếp nhận lý thuyết chan thương.
- Thao tác phân tích, so sánh: thực hiện phân tích lý giải những chấn thương,
phương thức chữa lành chan thương trong ba tác phẩm; so sánh giữa ba tác pham
12
Trang 17và đối chiếu với những tác phẩm lịch sử, văn hóa, nhân học tham khảo dé tìmhiểu sâu hơn những nguyên nhân gây chan thương và thấy được tính chat phảnchiến trong đó.
6 Cau trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài luận văn được triểnkhai gồm ba chương:
Chương 1 Khái lược lý thuyết chan thương va văn học Nhật Bản hiện đại viết về
Trang 18CHUONG 1 KHÁI LƯỢC LÝ THUYET CHAN THƯƠNG VÀ VĂN HOC
NHẬT BẢN HIEN ĐẠI VIET VE CHIẾN TRANH
Trong chương này, chúng tôi sẽ khái lược các vấn đề xoay quanh lý thuyết
chan thương trong văn học như một nên tang quan trong, cần thiết nhất dé có thé timhiểu, phân tích những biểu hiện và diễn ngôn về chan thương trong ba tác phẩm Tiếptheo đó, phần khái lược về bối cảnh lịch sử - xã hội và văn học Nhật Bản hiện đại viết
về chiến tranh từ những tài liệu khảo cứu sẽ cung cấp phan tri thức cần biết nhămkiến giải sâu sắc hơn nguyên nhân dẫn đến biểu hiện, diễn ngôn chan thương, phương
thức giải tỏa, chữa lành chan thương trong Mộ dom đóm, Không chiến Zero rực lửa
và Ngàn hac giấy của Sadako Cuối cùng, phần giới thiệu ba tác phẩm mang đến hìnhdung khái quát ban đầu về nội dung và giá trị của các câu chuyện, đồng thời khắngđịnh tính vấn đề hiện hữu rõ rệt trong đó
1.1 Khái lược lý thuyết chan thương
Đề có thé nhận diện và tìm hiểu biểu hiện, diễn ngôn chan thương trong cáctác pham M6 dom dom, Không chiến Zero rực lửa, Ngàn hac giấy của Sadako, trướchết chúng ta cần nắm bắt được khái niệm chan thương cũng như quá trình phát triểntương đối dài lâu của lý thuyết này Đồng thời, trong mục này, chúng tôi sẽ giới thiệunhững quan điểm phù hợp của một số nhà nghiên cứu chan thương, văn học viết vềchân thương là những gợi mở quan trọng trong việc bước đầu tiếp cận các tác phẩm
được lựa chọn nghiên cứu.
Theo Tir điển tiếng Việt, chan thương được hiểu là “(tình trạng) thương tôn ở
bộ phận cơ thể do tác động từ bên ngoài” [21; tr.143]; định nghĩa này tương đồng vớicách hiểu ban đầu về chan thương trong y học, là những vết thương hiện hữu trên cơthé, những ton thương về mặt sinh lý, thể xác Cách hiểu này đồng thời là cách hiểu
phổ biến nhất khi con người đề cập đến một chan thương cụ thể nào đó Tuy nhiên,theo dòng lịch sử phát triển của nhân loại, nội hàm khái niệm chấn thương đã có sự
mở rộng nhất định, từ đó xuất hiện đa dạng lý thuyết về chan thương, được vận dụng
trong nhiêu lĩnh vực, nghiên cứu khác nhau.
14
Trang 19Hai tài liệu được chúng tôi khảo cứu để tìm hiểu về hành trình vận động, pháttriển của khái niệm, lý thuyết chan thương là Phác thảo hành trình của lí thuyết chan
thương trong lịch sử tư tưởng phương Tây của Đặng Hoàng Oanh [19] và bài giảng
Lý thuyết chan thương của nhà nghiên cứu Karen Thornber [28] đã phác họa nhữngnét cơ bản, nồi bật của hành trình đó, từ khái niệm khởi đầu trong y học đến tâm lýhọc và tiếp nối là khả năng ứng dụng, vận dụng trong văn học như một lý thuyếtnghiên cứu, phê bình bởi ý nghĩa nhân văn của lý thuyết này khi đặt ra mối quan tâm
đến con người và những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh Bài viết của ĐặngHoàng Oanh và bài giảng của Karen Thornber đều thống nhất về hai mốc sự kiện
quan trọng đánh dấu việc mở rộng nội hàm khái niệm chấn thương về phương diệntâm lý con người Đầu tiên là nghiên cứu của vị bác sĩ người Anh John Ericsson vàonăm 1860 về tâm lý của các nạn nhân chịu đau đón từ tai nạn đường sắt đã tạo rabước ngoặt cho sự hiểu biết về chấn thương Và đến năm 1980, khi chứng Rối loạncăng thang hậu chan thương (Post-traumatic stress disorder, PTSD) được Hiệp hộiTâm thần học Hoa Kỳ chính thức xác nhận thông qua việc xuất hiện trong Cẩm nangchan đoán và thong kê các rối loạn tâm lý tâm than (an bản thứ ba) (Diagnostic andStatistical Manual of Mental Disorders III, DSM-III), lúc này chan thương tâm ly ởcon người sau những sự kiện gây sang chan, bién có chan thương mới thực sự đượcnhìn nhận đúng mực Như vậy, từ khái niệm chấn thương được hiểu tồn tại trên thé
xác của con người, chấn thương đã được nhận diện thêm từ góc độ tâm lý học, chấnthương về mặt tinh thần
Thông qua những trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu vấn đề về tâm lý hậu chấnthương về thê xác và trải qua những sự kiện kinh hoàng, bất thường được ghi nhận
đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra chan thương trên thân thé và trải nghiệm nằm
ngoài thường thức, vượt quá khả năng đón nhận, chịu đựng của mỗi người sẽ để lại
di chứng tôn hại nhất định trong tinh thần họ Điều nay là một gợi ý quan trọng cho
việc tiếp cận, nhìn nhận chan thương thé hiện trong các tác phẩm M6 dom đóm, Không
chiến Zero rực lửa và Ngàn hạc giấy của Sadako được trình bày ở các phần tiếp theo
Mở rộng đến tâm lý học - lĩnh vực có liên hệ mật thiết với y học, khái niệm chấn
15
Trang 20thương đã được định nghĩa theo Từ điển tâm iý của nhà nghiên cứu, bác sĩ NguyễnKhắc Viện như sau: “Về tâm lý, chan thương là một sự cố trong cuộc sông, trong đóchủ thé bị kích động mạnh, không đủ sức đối phó thích hợp, làm xáo trộn và dé hậuquả lâu dai trong cơ cau tâm lý của chủ thể” [34; tr.64]
Qua định nghĩa này ta có thể hiểu rang chấn thương tâm lý có nguồn gốc từmột sự có, biến cố nào đó trong cuộc đời chủ thé tâm bệnh và chan thương đó có thểtác động lớn, dài lâu đến tâm lý, tinh thần người bệnh, khiến họ phải chịu “kích thích
tràn ngập, quá sức chịu đựng”; bị “khuấy động những mặc cảm chôn vùi trong vô
thức từ thuở bé” [34; tr.64] Những chan thương mà chúng tôi quan tâm trong Ä⁄ô
dom dom, Không chiến Zero rực lửa, Ngàn hac giấy của Sadako sẽ được hiểu phầnlớn theo định nghĩa trên, là những chấn thương tinh thần xuất phát từ chiến tranh vàthé hiện ảnh hưởng rõ rệt thông qua các biéu hiện, diễn ngôn về chan thương của cácnhân vật, và thậm chí của chính tác giả - những người trực tiếp trải nghiệm, là nhânchứng sự kiện kinh hoàng trong chiến tranh Bên cạnh đó, những chan thương về mặt
thé xác vẫn được dé cập bởi đây cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến tinh thần con
người, dé lại những ký ức ám ảnh dai lâu, từ đó tích tụ và thúc đây sự phát triển chấnthương tỉnh thần trong con người
Những “kích thích” và “khuấy động” ấy có thê diễn ra, chịu tác động từ cơ chế
hồi tưởng, sự tái diễn trong thực tại ký ức, giấc mơ liên quan đến sự kiện sang chan.Các nhà nghiên cứu, tiêu biểu là Sigmund Freud đã làm rõ mối liên hệ đó giữa chấnthương tâm lý và ký ức của con người Ông cũng là học giả đóng vai trò quan trọng
hàng đầu trong tiễn trình phát triển lý thuyết chan thương Không chi với các bác sĩ,nhà nghiên cứu tâm lý, tâm than học, lý thuyết về chan thương và phân tâm học của
Freud còn dé lại dau an ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động nghiên cứu và các lý thuyết
phê bình văn học.
Sau hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lần thứ hai và từ cuối thế kỷ
XX, thực trạng xã hội toàn cầu, đặc biệt ở phương Tây đã có nhiều đổi thay Sự tàn
phá khủng khiếp từ hai cuộc chiến, những sự kiện để lại thiệt hại chưa từng có tronglịch sử nhân loại như hai quả bom nguyên tử thả xuống hai thành phố Hiroshima và
16
Trang 21Nagasaki (Nhật Ban) cùng số lượng lớn bệnh nhân chịu chan thương tâm lý được ghinhận trong va sau chiến tranh là các cựu binh, nan nhân cuộc diệt chủng, đã tácđộng lớn đến cảm thức, sự tri nhận của con người Bởi thực tế đó, những điều đượcxem là chân lý trước kia lại dan bị hoài nghi về tinh đúng đắn, thế giới trong cảm thứccủa con người đương thời hiển hiện đầy hỗn mang, phi lý, khó đoán định khiến con
người rơi vào bi kịch khủng hoảng hiện sinh.
Các nhà văn, nhà thơ là những người luôn nhạy cảm với thời cuộc và biếnđộng xung quanh, vì vậy những vấn đề hiện sinh, sự khủng hoảng và chân thương
tâm lý nhanh chóng được phản ánh, đi vào các sáng tác văn chương giai đoạn nay.
Càng khám phá sâu hơn thế giới nội tâm của con người hiện đại trong các tác phẩm,
sự phức tạp nội tại và những chấn thương tinh thần cảng xuất hiện nhiều hơn, đòi hỏicần có một hệ thống lý thuyết phù hop dé giải mã, làm sáng tỏ Vì vậy, song hành với
xu hướng sáng tác đó, lý thuyết chan thương cũng đi vào hoạt động nghiên cứu, phêbình văn học, khởi nguồn và phát triển mạnh mẽ nhất trong hệ thống lý luận phươngTây Điều này góp phan khẳng định đời sống văn học luôn bén chặt, gắn liền với thực
tế đời sống xã hội và những gi nhân loại đã, đang phải đối diện, hướng về con người
và những vấn đề có ý nghĩa nhân văn
Trong dòng chảy mạnh mẽ đó, sự phát triển cũng diễn ra phong phú với nhiều
quan điểm lý thuyết của các nhà nghiên cứu khác nhau, trong đó gương mặt nỗi bậtnhất là Cathy Caruth cùng lý thuyết chấn thương của bà Việc vận dụng hoàn toànmột lý thuyết nghiên cứu xuất phát từ phương Tây dé tìm hiểu, phân tích các tác phẩm
văn học phương Đông tat yếu có độ chênh nhất định, vậy nên luận văn tập trung décập những quan điểm phù hợp của Cathy Caruth đối với dé tài nghiên cứu, được lựachọn tiếp nhận và đóng vai trò nền tảng lý thuyết ban đầu
Khi đi vào văn học, khái niệm chắn thương được hiểu trên phương diện chấnthương tinh than, tâm lý Như chúng tôi đã đề cập trước đó về tam ảnh hưởng củaSigmund Freud, Cathy Caruth cũng là một trong số những nhà nghiên cứu tiếp nối vàphát triển lý thuyết chan thương từ quan điểm của ông Trong chuyên luận nổi tiếngUnclaimed Experience: Trauma, Narrative, History (Kinh nghiệm không được khang
17
Trang 22định: Chan thương, tự sự, lịch sử), từ việc lý giải Freud đã mô tả chan thương là “mộttrạng thái tinh thần khổ sở tồn tại dai dang một cách khó hiểu trong cuộc đời củanhững cá nhân nhất định” [39; tr.1] biểu hiện qua “những con ác mộng kinh hoànghoàn toàn hiểu theo nghĩa den của những người sống sót từ chiến trận và việc nhữngngười trải qua những biến cố đớn đau cứ phải tái diễn biến có ấy” [39; tr.1], CathyCaruth đã đưa ra khái niệm về chan thương: “Theo định nghĩa phổ biến nhất, chanthương mô tả một kinh nghiệm choáng ngợp về những sự kiện đột ngột hay thảm họa
mà phản ứng đối với sự kiện đó thường xuất hiện dưới dạng ảo giác và các hiện tượng
mang tính chất xâm nhập thường bị trì hoãn và tái diễn một cách không kiểm soát
được.” [5; tr.546]
Định nghĩa này có sự tương đồng nhất định với khái niệm chan thương trongtâm lý học đã đề cập phía trên, đều được nhìn nhận bắt nguồn từ cá nhân phải trảiqua, đối diện hoặc chứng kiến những sự kiện vượt ngưỡng chịu đựng của con ngườibình thường, gây ra ám ảnh dài lâu và biểu hiện qua ký ức, giấc mơ liên quan đến sự
kiện đó tái diễn trong họ Minh họa cho định nghĩa này, bà đã nhắc đến “kinh nghiệm
của người lính khi bị đối điện với những cái chết bất ngờ và hàng loạt xung quanhmình, người chịu đựng cảnh tượng này trong một trạng thái chết lặng và chỉ có thểsông lại nó trong những con ác mộng được tái diễn” [5; tr.546] Do cũng là hình ảnhchan thương hiện diện trở đi trở lại trong các tác phẩm Mộ dom đóm, Không chiến
Zero rực lửa, Ngàn hạc giấy của Sadako sẽ được làm rõ ở chương tiếp theo
Cũng từ đây, những khám phá các văn bản về chan thương đã mang lại cho
Cathy Caruth nhận định rằng: “Câu chuyện về chấn thương, do đó, là câu chuyện về
một thứ kinh nghiệm đến muộn, nó hoàn toàn không phải là sự kể lại việc thoát lymột hiện thực - chạy trốn cái chết, hay áp lực của tính quy chiếu của chấn thương, màđúng hơn, nó là sự chứng nhận cho cái tác động vô hạn của chấn thương lên một cuộcđời.” [39; tr.7] Đồng thời, qua việc khảo cứu, phân tích các văn bản, tự sự chấnthương, tiêu biéu là tác phẩm Moses and Monotheism (Moses và Nhất thần luận) củaSigmund Freud, Cathy Caruth đã nhận thấy sự hiện diện của một lịch sử khác thôngqua lăng kính, trải nghiệm của chủ thé chịu chan thuong
18
Trang 23Trong công trình này, Freud đã kiến giải lại cuộc xuất hành của người Do Thái
- cộng đồng mà ông thuộc về, có điểm khác biệt với nhận thức chung, được thừa nhận
phô biến về cuộc xuất hành đó trong lịch sử cộng đồng Do Thái Diễn giải tác phẩm
của Freud kết hợp cùng bức thư ông viết cho người bạn Arnold Zweig năm 1934 và
dữ liệu về cuộc đời Freud trong giai đoạn ông thực hiện tác phẩm này, Cathy Caruth
đã nhận thấy sự liên đới giữa văn bản với chính chấn thương của ông đương thời.Trong khi kiến giải lại một lịch sử, cuộc xuất hành, chan thương của người Do Thái,Freud cũng đang phải trải qua một cuộc xuất hành dé tránh khỏi cuộc diệt chủng
người Do Thái của Đức Quốc xã Từ sự kiện có tính chất tương tự, chấn thương tiềm
tàng trong ký ức cộng đồng lại tái diễn, ám ảnh Soi chiếu vào thực tại đương thời,Sigmund Freud ké lại một lich sử nhưng đồng thời là lý giải nguyên nhân những thảmhọa, chân thương mà cộng đồng người Do Thái luôn phải hứng chịu Bên trong câuchuyện lịch sử khác biệt đó chứa đựng góc nhìn, trải nghiệm chấn thương, cất lêntiếng nói chan thương của một cá nhân Do Thái cụ thể, chính là Freud Như vậy,
những cá nhân là chủ thé chan thương có thé từ góc nhìn, trải nghiệm riêng dé kể lại,
tạo ra một lịch sử nhỏ bên trong, đối sánh với lịch sử chung, lịch sử chính thống đượcghi nhận Va câu chuyện ay tự thân nó cũng là một dấu hiệu nhận biết chấn thương
của chủ thé
Vận dụng những quan điểm, nét khái lược trên về chan thương trong việc tiếp
cận M6 dom đóm, Không chiến Zero rực lửa, Ngàn hac giấy của Sadako, chúng tôinhận thay rằng các tác phâm đều là những tự sự, câu chuyện chan thương xuất phát
từ những sự kiện, thảm họa kinh hoàng do chiến tranh gây ra Từ góc nhìn, trải nghiệm
của các chủ thé chịu chan thương trong tác phẩm, ho đã kê những câu chuyện khác
về cuộc chiến, những lịch sử nhỏ trong dòng chảy lịch sử chính thống, đó là nhữngđiều, những số phận ít được biết đến và phải sau chiến tranh một thời gian dài mới
dần được phơi tỏ, khi không còn chịu sự kìm kẹp của bất kỳ quyền lực nào
Tiếp nói giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ những năm 90 thế kỷ XX có những
học giả tiêu biểu như Cathy Caruth, lý thuyết chấn thương trong văn học tiếp tục mở
ra các hướng tiêp cận mới, bô sung nội hàm khái niệm chân thương nhăm phù hợp
19
Trang 24với thực tiễn sáng tác Trong công trình Contemporary Approaches in Literary
Trauma Theory (Những phương pháp tiếp cận đương đại trong lý thuyết chan thương
văn học), tác giả Michelle Balaev đã đưa ra nhận định: “Chan thương gây ra sự gián
đoạn và tái định hướng ý thức, nhưng các giá trị gắn liền với trải nghiệm này bị ảnhhưởng bởi nhiều yếu tố cá nhân và văn hóa thay đổi theo thời gian.” [37; tr.4] Quanđiểm này mang lại gợi ý bé sung, khơi mở việc tìm hiểu chi tiết hơn về chan thươngtrong các tác phẩm gan với những yếu tố bên ngoài con người như văn hóa, lich sử -
xã hội, nhưng thực tế đó là những yếu tố có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý bên
trong con người.
Có thể thấy rằng, bên cạnh nguyên nhân trực tiếp từ chiến tranh, vẫn còn nhữngnguyên nhân gián tiếp, những lý do sâu xa tác động đến tâm lý các nhân vật chấnthương, làm tăng thêm nỗi ám ảnh, chan thương trong họ Điều này sẽ được làm sáng
tỏ thêm thông qua việc phân tích các tác phẩm kết hợp những tai liệu về nhân học,lịch sử Nhật Bản được khảo cứu, khái lược sau đây Ở chiều ngược lại, tìm hiểu các
tác phẩm văn học đồng thời là tìm hiểu về văn hóa, lịch sử - xã hội, nhân học của một
quốc gia, và mỗi cá thể, mỗi con người không thể tách rời cộng đồng họ sinh sống,
vì vậy nghiên cứu chấn thương từ những cá nhân cũng có thể góp phần tìm hiểu mởrộng đến chan thương của một cộng đồng trong một giai đoạn lich sử nhất định
1.2 Khái lược về văn học Nhật Bản hiện đại viết về chiến tranh
Trong phần này, những vấn đề xoay quanh văn học Nhật Bản hiện đại viết vềchiến tranh sẽ được khái lược Bắt đầu từ bối cảnh xã hội Nhật Bản trong vả sau chiếntranh thế giới thứ hai đóng vai trò như tiền đề để từ đó ta hiểu được sự phát triển, vậnđộng, tinh thần chủ đạo trong các sáng tác văn học Nhật Bản hiện đại viết về chiếntranh Đồng thời, bối cảnh xã hội này còn có ý nghĩa làm sáng tỏ thêm nguồn cơnchan thương của các nhân vật trong các tác phẩm ở chương tiếp theo Cuối cùng, M6đom đóm, Không chiến Zero rực lửa, Ngàn hạc giấy của Sadako sẽ được giới thiệu
sơ lược những nét nôi bật ban đầu, là những sáng tác đại diện cho văn học Nhật Bản
hiện đại việt về chiên tranh được chúng tôi lựa chọn tìm hiéu trong luận văn.
20
Trang 2512.1 Bối cảnh xã hội Nhật Bản trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai
Từ những tai liệu lịch sử Nhật Bản khảo cứu được, chúng tôi sẽ khái lược
những nét nồi bật, quan trọng của xã hội nước Nhật trong và sau chiến tranh thế giớithứ hai Qua đó, nguyên nhân chấn thương đến từ môi trường văn hóa, xã hội củangười Nhật sẽ được nhận diện rõ hơn, tội ác của chính quyền quân phiệt đối với cácnước thuộc địa và người dân, binh lính chính quốc gia mình cũng được làm sáng tỏphan nao
Trước thời điểm thé chiến thứ hai chính thức nổ ra, chính quyền Nhật Ban
đương thời đã có những hành động nhăm trù bị và hợp thức hóa kha năng tham dựcuộc chiến, được thôi thúc từ mong muốn banh trướng, phan chia lại và tranh giành
các thuộc địa trên thế giới Thê chế thời chiến đã được ban hành và áp dụng trong
mọi lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, quân sự Đằng sau những khẩu hiệu thúc đâytinh thần toàn dân nỗ lực phục vụ chiến tranh là ý định thực sự cưỡng chế quốc dân
tuân theo, ráo riết tiến hành chạy đua vũ trang, tập trung sản xuất quân nhu, quân
dụng thay vì nhu yếu phẩm cho người dân Điều này khiến cho đời sống của ngườidân Nhật Bản khi đó trở nên hết sức khó khăn, “vào năm 1939 (Showa 14), sức sảnxuất lương thực trong nước trở nên vô cùng tôi tệ Tình trạng kinh tế nông thôn cực
kỳ khó khăn và nạn thiếu thốn lương thực không còn cách nào che giấu được nữa.”
[33; tr.367] Thêm vào đó, chính quyền còn đưa ra khẩu hiệu “Xa xi là địch” [33;tr.367] buộc người dân phải sống kiệm ước, khốn khổ trong khi nhu yếu phâm thiếu
thốn, vật giá tăng cao và bị cưỡng chế lao động sản xuất quân nhu
Tình trạng khó khăn trên của người dân Nhật Bản còn đến từ việc nước Nhậtkhi đó vẫn là một đất nước có quan điểm phân chia hệ thống cấp bậc trong xã hộinặng nề, tang lớp bình dân không phải nhóm đối tượng được hưởng thành qua pháttriển sau cải cách Minh Trị như tầng lớp trên Hoàn cảnh đó là một phần lý do dẫnđến việc nhiều người lính Nhật có xuất thân bình dân đã quyết định gia nhập quânđội, trở thành lính nghĩa vụ như một cách giúp ban thân họ va gia đình có cuộc sống
ồn định hơn trong thời chiến
21
Trang 26Bên cạnh những hành động trực tiếp phục vụ vật chất cho chiến tranh, chínhquyền Nhật Bản đương thời còn sớm kiến tạo nền tảng tư tưởng trong toàn dân, tiền
dé cho những diễn ngôn về chiến tranh, phát động của chính quyền, quân đội Dé quốcNhật Bản được đưa ra và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân và binh lính.Theo các tải liệu lịch sử, ý thức hệ Kokutai sớm được chính quyền Nhật Bản đưa vàogiáo dục toàn dân và truyền bá với những người lính nghĩa vụ nhờ sự trợ giúp đắc lực
từ giới trí thức, các nhà chính trị, giáo dục, báo chí và quân đội Kokutai (quốc thể)
được hiểu như “tính cách đặc trưng của các thé chế và các quá trình cai tri đất nướccủa chính quyền Nhật Bản” [13; tr.344] Ý thức hệ Kokutai cùng sự phổ biến Thần
dao góp phan củng cố vị trí quan trọng của Thiên hoàng đối với người dân Nhật Bangiai đoạn đó, vừa thể hiện vai trò tương đương của Thiên hoàng và đất nước khi khắng
định “chủ quyền thuộc về Thiên hoàng” và “Đề quốc Đại Nhật Bản là do một vị Thiên
hoàng vạn thế nhất hệ cai trị” [33: tr.146], vừa gây dựng một hình tượng Thiên hoàng
“linh thiêng và bắt khả xâm phạm” [13; tr.346]
Chính vì vậy, nhà nhân hoc Ruth Benedict trong công trình Hoa cúc và guom
đã chỉ ra ý nghĩa tồn tại to lớn của Thiên hoàng trong tâm thức người Nhật đươngthời là “biểu tượng của Nhat Bản, là trung tâm của đời sống tôn giáo quốc gia, là đối
tượng tín ngưỡng siêu tôn giáo”; “Nhật Bản không có Thiên hoàng thì không phải là
Nhật Bản” [3; tr.55] Nhằm củng cố thêm, sắc lệnh về giáo dục ban hành năm 1890
đã có điều yêu cầu người dân “Khi có sự cố đột ngột xảy ra, hãy can đảm hiến dângmình cho đất nước và như vậy là bảo vệ và giữ gìn sự thịnh vượng của Ngôi báu
Hoàng triều ta trường tồn cùng trời đất Như vậy, các ngươi không những chỉ là nhữngthần dân tốt và trung thành của ta mà các ngươi còn làm rạng rỡ truyền thông tốt đẹpnhất của cha ông các ngươi” [13; tr.344-345] Đây đồng thời là minh chứng cho việc
ý thức hệ Kokutai và vi trí thiêng liêng của Thiên hoàng đã sớm được đưa vao giáo
dục toàn dân, từ đó cô vũ tinh thần chiến đấu và xả thân của người dân, binh lính viđất nước, Thiên hoàng; tạo tiền đề dé chính quyền quân phiét có thé thực hiện cácphát ngôn, hành động có tính chất cực đoan, phi lý trong cuộc chiến góp phần gây rachan thương tinh thần của phần đông binh lính Nhật Bản
22
Trang 27Đầu tiên, nhằm hợp thức hóa khả năng tham chiến và thúc đây người dân, binhlính tham gia chiến dau, chính quyền Đề quốc Nhật Bản đã đưa ra những phát ngôn,
tuyên truyền về Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á, chiến đấu vì Thiên hoàng, lòng
“yêu nước” tại chính quốc Gọi chiến tranh Thái Bình Dương là chiến tranh Đại Đông
Á “với mục đích xây dựng Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á” [33: tr.382], chínhquyền Nhật Bản đương thời đã tự đề xuất giữ vai trò “người anh cả” dẫn dắt cả khốibao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, các nước Đông Nam Á cùng “pháttriển”: “V6i tư cách là kẻ lãnh đạo vùng Đông Á, Nhật sẽ thiết lập một nên kinh tế và
một nền văn hóa lớn cho cả khu vực, dé mọi thành viên có thé sống cộng tồn cộng
vinh trong sự tự cung tự cấp.” [33; tr.372] Các tài liệu lịch sử ghi nhận những phát
ngôn hoa mỹ tương tự “cộng tồn cộng vinh” cũng được chính quyền Đề quốc NhậtBan đưa ra đối với người dân các nước thuộc địa, không chi nhăm lôi kéo người dâncác nước thuộc địa mà còn dé che giấu mục đích thật sự và hành động tại các nước
thuộc địa trong cuộc chiến đối với người dân chính quốc.
Mặc dù chính quyền quân phiệt đưa ra những phát ngôn hoa mỹ như “Nhật
Mãn nhất thé”, “Nội Tiên nhất thé” (Quốc nội và Triều Tiên là một), “độc lập thânhòa”, “cộng tồn cộng vinh” [33; tr.373] nhưng thực tế mục đích đăng sau là khaithác từ các thuộc địa nguyên liệu cần thiết dé Nhật Bản sản xuất vũ khí, phục vụ côngnghiệp trong nước Không chỉ tiến hành bóc lột, vơ vét của cải vật chất, chính quyền
quân phiét còn có những chính sách đồng hóa, cưỡng chế cả về thé xác lẫn tinh thanđối với người dân các nước thuộc địa Giáo trình lịch sử Nhật Bản (quyển hạ) của
nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân đã dẫn chứng nhiều hành vi tàn ngược của quânđội Nhật Bản tại các thuộc địa như: cưỡng bách dân chúng lao động, thê hiện thái độ
coi thường lịch sử và truyền thống của người dân địa phương, cưỡng ép người dânnước thuộc địa phải vái lạy đền Thần đạo và học tiếng Nhật Có thể nhận thấy những
hành động này hăn nhiên trái ngược hoàn toàn với phát ngôn về cuộc chiến của chính
quyền Nhật Bản đương thời, những phát ngôn dối trá nhằm che giấu tội ác thực sự.
Đối với binh lính và người dân Nhật Bản, chính quyền quân phiệt và quân đội
xuyên suôt cuộc chiên đã có những lời tuyên truyên, phát ngôn cô vũ tinh thân chiên
23
Trang 28dau ngày càng có tính chất cực đoan và từ đó phát động những chiến lược sai trái, phi
lý, thậm chí thiếu tình người trong chiến tranh Vào thời điểm chiến sự né ra, “Nội
các Konoe Fumimaro đưa ra 3 khâu hiệu: “Cử quốc nhất trí, tận trung báo quốc, kiên
nhẫn trì cửu” nghĩa là cả nước đoàn kết một lòng, nhẫn nại không ngừng, đem hết tâmlực phục vụ nhà vua va đất nước” [33; tr.365]; với những lời kêu gọi lòng yêu nước,chiến đấu vì Tổ quốc và Thiên hoàng như vậy, một số lượng lớn thanh niên đã tintưởng và xin nhập ngũ nhăm thể hiện sự trung thành với đất nước
Trong Hoa cúc và gươm, Ruth Benedict đã dẫn giải những phát ngôn của chính
quyền và quân đội Nhật Bản đương thời có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, quan
điểm của binh lính, người dân Xuyên suốt cuộc chiến, việc đề cao chiến dau băngtỉnh thần được rèn luyện khắc nghiệt, coi nhẹ va căm thu vật chất được tuyên truyền
và diễn ra phô biến trong quân đội Nếu như ở hậu phương chính quyền quân phiệtđòi hỏi người dân sống kiệm ước trong cảnh khốn khó, thiếu thốn đã có phần khắcnghiệt thì việc tuyên truyền nơi tiền tuyến răng chỉ cần chiến đấu bằng tinh thần đượcrèn luyện khắc nghiệt, chủ nghĩa vật chất của kẻ địch sẽ thất bại, chỉ cần có tinh thầnbất diệt sẽ tất thăng lại càng phi lý, hà khắc
Những phát ngôn như “Cuộc chiến này không phải là sự so kè về quân bị, mà
là cuộc chiến tranh giữa người Nhat dựa vào tinh thần và người Mỹ dựa vào vật chat”;
“Trong cuộc so kè nay, sức mạnh vật chất chắc chắn sẽ thất bại” [3; tr.44]; “Dùng sựrèn luyện của chúng ta chống lại ưu thế về số lượng của quân địch, dùng khí huyếtcủa chúng ta chống lai sắt thép của quân địch” [3; tr.46] càng cho thấy sự bat hợp lý
khi chúng trái ngược hoàn toàn với thực tế ráo riết chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí,quân dụng của chính quyền quân phiệt như đã đề cập trước đó Sau khi gây dựng
được niềm tin của quốc dân với việc chiến dau bang tinh thần, những tuyên truyền cótính chất cực đoan hơn nữa đã có thé thuận lợi được phát đi và tiếp nhận Nhờ giới
truyền thông, chủ nghĩa anh hùng cực đoan và chủ thuyết không đầu hàng đã đượctruyền bá, “trong chiến đấu, tinh than có thé chiến thắng hiện thực về sinh lý là cái
chết” [3; tr.47], họ ra sức ca ngợi những cái chết, những binh lính hy sinh, cảm tử
trong chiến trận là anh hùng
24
Trang 29Những kẻ đứng đầu chính quyền quân phiệt cho rằng các binh sĩ bị sốt rét vàcác thương binh sẽ làm quấy nhiễu chủ nghĩa anh hùng, vì vậy, quân đội Nhật Banluôn trong tình trạng thiếu thốn đội ngũ y tế, bài xích cứu trợ Chủ thuyết không đầuhàng được quán triệt trong quân đội, các binh sĩ người Nhật phải chiến đấu đến phútcuối và sẵn sang tự sát trước nguy cơ bi bắt làm tù binh “Binh sĩ Nhật Bản được dạyrằng, bản thân cái chết chính là thắng lợi của tinh thần.” [3; tr.61] điều này đã dẫnđến quan điểm xem nhẹ cái chết của binh lính Nhật đương thời, tạo tiền đề cho quânđội đề ra chiến dịch cảm tử đầy phi ly, vô nhân đạo vào giai đoạn cuối cuộc chiến.
Việc không ngừng ca ngợi những cái chết cảm tử, phê phán những người trởthành tủ binh, sống sót sau các trận chiến khốc liệt của truyền thông, chính quyên,quân đội có ảnh hưởng lớn đến quan điểm, thái độ của người dân, khiến quần chúng
có thé công kích những người sống sót và gia đình họ Điều này chạm tới một giá trị
đặc biệt quan trọng đối với người Nhật nhiều thé hệ, đó chính là danh dự Trong Hoa
cúc và guom, với nỗ lực lý giải hành vi tự sát phố biến của binh lính Nhật Bản trongthé chiến thứ hai, Ruth Benedict đã nhận thấy một nguyên nhân dẫn đến hành vi này
là mong muốn được gột rửa thanh danh, giữ gìn danh dự cho bản than, gia đình, Thiênhoàng va đất nước “Theo quan điểm của họ, tự sát, khi được thực hiện đúng, sẽ gột
rửa thanh danh và được hậu thế tưởng nhớ.” [3; tr.222] Khi ay, lựa chon tu sát được
các binh lính xem như một cách thức bảo vệ gia đình khỏi những áp lực từ bên ngoai.
Bên cạnh những luận điệu trên, chính quyền và quân đội Nhật Bản trong chiến
tranh còn đưa ra những phát ngôn liên quan đến Thiên hoàng dé kích động tinh than
chiến dau của binh lính “Họ kêu gọi binh sĩ phải “phụng chiếu tất can’; “trừ bỏ nỗi
lo lang của thánh thượng", phải ‘dén đáp lòng nhân từ của thánh thượng bằng thái độsing kính”, phải ‘hy sinh vì Thiên hoang’.” [3; tr.57] Như vậy, chính quyền và quân
đội Nhật Bản khi đó đã kêu gọi tỉnh thần chiến đấu đề thể hiện sự trung thành, đền
ơn, tận hiểu với Thiên hoàng, dat nước ở binh lính Tiến xa hơn là thúc day tinh thần
tình nguyện nhập ngũ, chiến đấu không ngừng nghỉ, thậm chí sẵn sàng cảm tử, đặc
biệt trong giai đoạn cuối cuộc chiến với chiến địch cảm tử Thần phong (Kamikaze)
25
Trang 30Điều đó khiến cho từ góc nhìn ngoài cuộc, người dân và binh lính Nhật Ban bi xemnhư những người bị chính quyền “tây não”.
Đề những phát ngôn, hành động như vậy được thực thi, có tầm ảnh hưởng vànhận được sự tin tưởng của người dân, binh lính, nên tảng ý thức hệ Kokutai và vi trithiêng liêng cao quý của Thiên hoàng được chính quyền và quân đội Đề quốc Nhật
Bản gây dựng, đi sâu vào tư tưởng của nhân dân từ trước đó đóng vai trò quan trọng.
Ngoài ra, hệ thống phát ngôn còn tạo được niềm tin nhờ vào điểm tương đồng vớimột sé quan diém trong võ si dao - một hệ thong tư tưởng, dao đức được hình thành
và tồn tại lâu đời tại Nhật Bản Tuy nhiên, khi đối sánh với quan điểm của võ sĩ đạo
(được diễn giải cụ thé trong V6 sĩ đạo của Nitobe Inazo) chúng tôi nhận thấy nhữngquan điểm vốn tốt đẹp ay đã bị chính quyền quân phiét lợi dụng, biến tướng, tuyêntruyền theo hướng cực đoan hóa nhằm phục vụ những mục đích sai trái đằng sau đó
Trong chương viết về ding khí, tinh thần gan da và nhẫn nại, Nitobe Inazo đã
đề cập đến cách rèn luyện con cái nghiêm khắc của các gia đình Nhật Bản thời xưa
như kê truyện quân ky cho những đứa trẻ từ khi mới lọt lòng, hay rèn luyện sức chịu
đựng của chúng trong cơn đói, cái lạnh và khuyến khích chúng làm những việc khónhọc Những đứa trẻ sẽ bị cha mẹ quở trách nếu la khóc vì đau đớn: “Chỉ đau đớnmột chút mà cũng la khóc lên a? Sao mà nhút nhát như thé! Ra ngoài chiến trường
nếu bị chặt đứt tay thì làm sao hả? Nếu bị ra lệnh phải mô bụng thì làm sao hả?” [17;tr.76] Cách rèn luyện này khiến những đứa trẻ Nhật Bản sớm hình thành tinh thanchịu đựng, tính can đảm, gan dạ và chính việc quen thuộc với lối rèn luyện tinh thần
khắc nghiệt đó đã khiến người Nhật tin tưởng những phát ngôn cô vũ của chính quyên,
quân đội cho dù chúng đã bị cực đoan hóa, dựa trên quan điểm hiện đại ngày nay
càng trở nên phi lý.
Bên cạnh quan điểm rèn luyện tinh thần, phát ngôn của chính quyền và quânđội Nhật Bản đương thời còn có sự liên hệ với quan điểm “Trung” và chủ nghĩa khắc
kỷ, vấn đề danh dự trong võ sĩ đạo Tương đồng với quan điểm “võ sĩ đạo nghĩ răng
quốc gia có trước cá nhân, cá nhân được sinh ra như một phần, một bộ phận của quốc
gia, nên cá nhân phải sông hoặc chêt cho quôc gia hay cho người cam quyên có quyên
26
Trang 31lực hợp pháp” [17; tr.134] nhiều thanh niên nước Nhật trong cuộc chiến đã tình
nguyện nhập ngũ với suy nghĩ chiến đấu vì quốc gia, Thiên hoàng Về hành vi tự sát,
Nitobe Inazo có lý giải mối liên hệ với chủ nghĩa khắc kỷ và vẫn đề danh dự trong võ
sĩ đạo, “Dẫu có mất mạng cũng không tiếc nếu có được danh dự và tiếng tăm Vì thế
cho nên khi có một lý do nào đó được xem như là quan trọng hơn tính mạng, võ sĩ sẽ
hết sức bình thản, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình.” [17; tr.126] Võ sĩ đạo đãluôn răn dạy về thái độ rèn luyện tinh thần khắc nghiệt như vậy, tuy nhiên ở đó không
hề ca ngợi việc lạm dụng hành vi tự sát như cách mà chính quyền quân phiệt ca ngợihành động tự sát trong chiến đấu với chủ nghĩa anh hùng cực đoan và chủ thuyếtkhông đầu hàng Tương tự, tinh thần trung nghĩa trong võ sĩ đạo không hướng conngười đến hành động ngu trung, bắt lương tâm mình trở thành nô lệ của chúa quân,những người đứng đầu như tư tưởng trung thành thái quá mà chính quyền, quân đội
Đề quốc Nhật Bản tuyên truyền xuyên suốt chiến sự Những giá trị tư tưởng vốn tốt
đẹp đã bị lợi dụng, biến tướng và tạo ra lối tư duy, chiến đấu cực đoan cho các binh
lính Nhật Tất cả nhằm phục vụ mục đích của giới cầm quyền và xuất phát từ lối nghĩcoi rẻ sinh mạng binh lính (do sự phân chia hệ thống cấp bậc nặng né trong xã hộiNhật Bản bấy giờ)
Niềm tin của binh lính Nhật Bản đã bị lợi dung dé quân đội thực thi chiến dich
đầy phi lý, vô nhân đạo là chiến dịch cảm tử vào thời điểm cuối cuộc chiến Tuy
nhiên, đây là một chiến địch thể hiện sự tuyệt vọng của quân đội Nhật Bản bởi không
thể thay đổi kết cục chiến bại nhưng lại kéo theo vô số sinh mệnh bị lãng phí vô nghĩa
Đội quân cam tử Kamikaze và Kaiten bao gồm những người lính trẻ tuổi, những tânbinh mới nhập ngũ, họ phải thực hiện nhiệm vụ tấn công cảm tử bằng cách lái các phi
cơ gắn đầy bom và tiềm thủy đỉnh gắn ngư lôi lao vào các hạm đội quân Mỹ “Họđều là những kẻ ra đi không có ngày về Người ta còn ghi lại trên phim ảnh những
bữa cơm cuối cùng, những cảnh ly biệt, những bài thơ tuyệt mệnh và di vật (tóc, móngtay ) họ dé lại Tổng số tử trận lên tới 4.400 người.” [33; tr.392] Những phát ngôn
và hành động trên của chính quyền quân phiệt cùng con số mất mát đó đã gây ảnhhưởng không nhỏ đến tinh thần của binh lính Nhật Bản, nhất là sau chiến tranh, khi
27
Trang 32những sự thật được lộ diện, họ phải chịu cú sốc sup đồ niềm tin, dé lại vết thươngtâm lý lớn Những phát ngôn, hành động trong cuộc chiến đó và nỗi đau, chan thươngtinh than ám ảnh dài lâu bắt nguồn một phan từ đây được tái hiện cụ thể trong các tácphẩm nghiên cứu, đặc biệt là ở tiểu thuyết Không chiến Zero rực lửa của nhà văn
Hyakuta Naoki.
Vao giai doan cuối cuộc chiến, quân Mỹ oanh tac dir dội nội dia Nhật Bảnkhông phân biệt khu quân sự hay dân sự, khiến thương vong vô số, người dân hoảngloạn và được lệnh di tản về các vùng quê Sự kiện quân Mỹ thả bom hạt nhân xuống
hai thành phố Hiroshima và Nagasaki là “giọt nước tràn ly”, một mặt khiến chính
quyên và quân đội Nhật Ban bi chan động, chấp nhận Tuyên bố Potsdam và đầu hang
vô điều kiện, cham dứt chiến sự trong thất bại; mặt khác sự kiện ay gây ra cú sốc lớn,thương tốn sâu sắc cả thé xác lẫn tinh thần đối với người dân Nhật Bản Thiệt hại củaquả bom nguyên tử đối với Hiroshima là “14 vạn người chết tức khắc, hàng vạn người
bị thương, chưa kề vô số nạn nhân của tia phóng xạ chết dần chết mòn”, còn Nagasaki
là “7 vạn người bị thương và 5 ngàn người mat tích” [25; tr.285] Nhiều năm sau
chiến tranh, dù nỗi đau thé xác đã qua nhưng nỗi đau về tinh thần vẫn luôn đeo bámnhững người đã trải qua giai đoạn đó, đặc biệt với những đứa trẻ may mắn vượt thoátkhỏi làn bom đạn tàn khốc ấy trong Ä⁄ô dom đóm va Ngàn hac giấy của Sadako
Sau chiến tranh, điện mạo xã hội Nhật Bản đã có nhiều đổi khác, thậm chí trái
ngược, như nhận xét của các nha nghiên cứu lich sử R.P.H Mason và J.G Caiger
trong Lịch sử Nhật Bản: “Trong tình hình hậu chiến, người dân Nhật tỏ ra rất đễ bảo”
[13; tr.408], khác han với thái độ thù địch gay gắt trong chiến tranh Ngày 15 thángTám năm 1945, tuyên bố của Thiên hoàng được loan báo toàn dân qua đài phát thanh
đóng vai trò như lời cáo chung cho cuộc chiến, nhưng sâu xa hơn, sự kiện này đã ảnh
hưởng, tạo ra thay đối lớn trong tư tưởng, tinh thần người dân Nhật Bản đương thời
Lần đầu tiên nghe được giọng nói của Thiên hoàng, hình tượng linh thiêng, nửa nhưthánh thần được bao phủ bởi lớp chuyện huyền thoại trước đó của Thiên hoàng trongtâm thức người Nhật đã bị sụp đồ, kéo theo cả nền tảng ý thức hệ, tư tưởng chungtrong xã hội Nhật Bản thời chiến Niềm tin trong thời gian dài đột ngột tan vỡ tất yếu
28
Trang 33sẽ tác động lớn đến tâm lý, tinh thần người Nhật hậu chiến, điều này được minh chứng
ở những tác phâm văn học Nhật Bản viết về chiến tranh, trong đó có các tác phẩm
thuộc khuôn khô nghiên cứu luận văn Ké từ sau thời điểm đó, Thiên hoàng hay Nhật
hoàng van là biểu tượng của nước Nhật hiện đại nhưng đã không còn nhuốm màuhuyền bí như giai đoạn trước kia
Sự kiệt quệ về tinh than, mỏi mệt vì cuộc chiến của người dân Nhật Bản cònđến từ nguyên do thiệt hại vật chất kéo dài từ trong đến sau chiến tranh Trước đó,
đời sống khốn khó của người dân trong giai đoạn dồn toàn lực chạy đua vũ trang chochiến sự đã dự báo về tình trạng thiếu thốn sẽ lan rộng, tuy nhiên, sự ngó lơ của chính
quyên và những dot tập kích ác liệt của quân Đồng minh vào cuối cuộc chiến đã đâythực trạng khốn khó đó đi xa hơn và kéo dài đến thời hậu chiến Theo dẫn chứng
trong Lịch sw Nhật Bản của Mason và cộng sự, hậu quả là tinh trạng sản xuất bị ảnh
hưởng (dừng hoạt động hoặc vận hành dưới công suất) do thiếu lao động, thiếu
nguyên liệu; “những cuộc tập kích đã gây tử thương và tiêu hủy nhà cửa cho những
người dân vốn đã thiếu thực phẩm Khi chiến tranh kết thúc có đến một phần tư số
nhà ở các thành phố bị tàn phá, và có thể có tới một triệu dân đã rời khỏi Tokyo.”[13; tr.420] Sau cuộc chiến, những người trở về quê hương phải chứng kiến quangcảnh “những mảng rộng day than, lô nhô những ống khói, những két sắt, những phòngkiên cố tránh bom và đôi khi là những mảnh tường thủng nát của một tòa nhà bê tông,
đi đôi với những câu trả lời chán nản của những người dân.” [13; tr.422] Quang cảnh
đồ nát đó không chỉ là minh chứng cho sự tàn phá mạnh mẽ của chiến tranh mà còn
đi vào các sáng tác văn chương như một không gian, địa điểm ghi dấu chan thương,
có khả năng phóng chiếu, tái hiện sự kiện chấn thương trong ký ức, dòng ý thức củacác nhân vật Điều này được thể hiện rõ trong M6 dom dom, Không chién Zero ruc
lửa va Ngàn hac giấy của Sadako
Một sự kiện quan trọng khác đánh dấu những thay đổi lớn trong xã hội NhậtBản sau chiến tranh đó là sự xuất hiện của chính quyền chiếm đóng trong gần bảynăm, từ tháng Chín năm 1945 đến tháng Tư năm 1952 Trong khoảng thời gian đó,
các chính sách của chính quyền chiếm đóng tạo ra nhiều thay đổi trong xã hội nước
29
Trang 34Nhật Nhằm mục tiêu “loại trừ khả năng có thể có sự đe dọa quân sự trong tương lai”[13: tr.422], “bài trừ chủ nghĩa quân phiệt” [25; tr.294], chính quyền chiếm đóng đãthực hiện cuộc Thanh trừng, đốc thúc chính quyền Nhật Ban sửa đổi hiến pháp, giảitrừ các lực lượng quân đội, cải cách giáo dục với việc “cắt những nội dung quân phiệt
và dân tộc chủ nghĩa cực đoan trong các sách giáo khoa” [13; tr.427] Quan trọng
hơn, nước Nhật lúc này không còn là một quốc gia “chủ quyền tại quân” như trướckia mà dần trở thành một quốc gia đề cao khuynh hướng dân chủ bởi sự khuyến khíchcủa quân chiếm đóng Những điều trên khiến diện mạo xã hội Nhật Bản có sự khác
biệt lớn so với thời chiến, đi sâu đến cả nền tảng ý thức, tư tưởng của người dân Sự
khác biệt giữa hai thời kỳ ấy cũng giống như hai hình tượng mà nhà nhân học RuthBenedict dùng đề mô tả hai phương diện trái ngược trong tính cách người Nhật là hoa
cúc và gươm.
Theo các tài liệu lịch sử chúng tôi khảo cứu được, thái độ của người Nhật đối
với quân chiếm đóng trong giai đoạn bị chiếm đóng có sự phân hóa rõ rệt Trong khi
có những người cảm thấy thoải mái với sự lệ thuộc vào chính quyền chiếm đóng hay
trở nên niềm nở qua mức thì trai lại, có những người vẫn chịu ám ảnh từ cuộc chiến,không thé quên lãng ngay những gi đã xảy ra nên đối với họ, sự xuất hiện của quânchiếm đóng lại dé lại những khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng căn cước, danh tính,
được thể hiện qua nhiều tác phẩm văn học Nhật Bản sau chiến tranh, trong đó có M6
dom dom của Nosaka Akiyuki.
Hành động, động thai hòa hợp với người Mỹ, quan chiếm đóng sau chiến tranhđược một số nghiên cứu nhìn nhận có sự liên hệ với văn hóa coi trọng danh dự vàquan tâm đến nỗi hồ then của người Nhật Trong tập tiêu luận Bong hồng cho ngày
tháng không tên, tac giả Hoàng Long đã nhận định: “Là “kẻ mang nợ của quá khứ và
lịch sử”, sau ngày chiến tranh người Nhật nỗ lực vượt bậc dé tự do thoát khỏi nỗi sợ
bị chỉ trích và khai trừ của thé giới Không cần phải nói ra đó chính là cảm giác của
nỗi hỗ then (haji) trong văn hóa truyền thống của mình Không ai có thé chối bỏ được
qua khứ, ta phải mang theo quá khứ di suốt cuộc đời mình.” [12; tr.65] Như vậy,những hành động trái ngược trên của người Nhật thời hậu chiến có phần đến từ mong
30
Trang 35muốn xóa bỏ được nỗi hồ thẹn và khôi phục danh dự sau chiến bại, nỗi hồ thẹn vìnhững sai lầm từ cuộc chiến và bị chỉ trích Nhiều năm sau chiến tranh, người Nhật
vẫn nỗ lực khắc phục hậu quả do cuộc chiến gây ra trong quá khứ, lịch sử không chỉ
với người dân chính đất nước họ mà còn cả ở những đất nước khác từng là thuộc địachịu tôn thương Điều này có ảnh hưởng nhất định đến các sáng tác văn chương viết
về chiến tranh sau thời chiến trong văn học Nhật Bản hiện đại Ở đó các tác giả côgang thé hiện nổi bật tinh thần phản chiến va các tác phẩm đồng thời là lời chứngthực cho chấn thương gây ra bởi chiến tranh, lời nhắc nhở về quá khứ đã là một phần
lịch sử không thể quên lãng
1.2.2 Văn học Nhật Bản hiện đại viết về chién tranh
Trước khi trình bày những nét khái lược nổi bật, chúng tôi sẽ xác định mốcthời gian bắt đầu thời kỳ hiện đại của văn học Nhật Bản, được viện dẫn từ Tổng quan
lịch sử văn học Nhật Bản của nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân - một công trình
được biên soạn công phu, có giá trị tham khảo lớn về văn học Nhật Bản và là tư liệu
chúng tôi tham khảo chủ yếu phục vụ việc khái lược trong tiểu mục này Tại đây, tácgiả Nguyễn Nam Trân đã đề cập văn học Nhật Bản hiện đại có thé được xác định bắt
đầu từ năm 1868, thời điểm diễn ra cuộc Duy tân Minh Trị, cách phân kỳ này dựa
trên việc tham khảo nhiều công trình uy tín về lịch sử văn học Nhật Bản của các nhà
nghiên cứu trước đó Trong đó, thời kỳ hiện đại tiếp tục được phân chia thành hai giai
đoạn nhỏ hơn là giai đoạn từ Duy tân Minh Trị đến thời Showa (1868 - 1989), và giaiđoạn từ thời Heisei đến nay (từ năm 1989) Trong khi giai đoạn Heisei đến nay chưa
được cập nhật nhiều vì còn mới mẻ tại thời điểm bộ sách ra mắt, giai đoạn từ Duy tân
Minh Trị đến Showa lại được trình bày kỹ lưỡng, đặc biệt là thời Showa (1926 - 1989)
vì đây là thời điểm quan trọng diễn ra chiến tranh Thái Bình Dương (Nhật Bản tham
gia thế chiến thứ hai) - mốc lich sử quan trọng của nước Nhật hiện đại, và xảy ra cuộcchiếm đóng sau chiến tranh Những vấn đề xoay quanh các sáng tác về đề tài chiếntranh trong văn học Nhật Bản hiện đại được giới thiệu trong công trình này hầu hết
đêu năm trong giai đoạn trên.
31
Trang 36Trước chiến tranh, các nhà văn Nhật Ban đã nỗ lực thé hiện vẻ đẹp bản sắcvăn hóa và mỹ cảm truyền thống của người Nhật qua các tác pham văn chương da
dạng Song hành với đó, các sáng tác và lý thuyết văn học phương Tây cũng được du
nhập, giới thiệu vào Nhật Bản thông qua những trí thức được cử di du học và thực
hiện hoạt động dịch thuật, trong đó nôi bật như nhà văn Natsume Soseki (văn họcAnh) và nha văn Mori Ogai (văn học Đức) Trong chiến tranh, điện mao văn học NhậtBản hiện đại có nhiều đổi khác và đến sau này, các nhà nghiên cứu nhận định răngthời kỳ này là những tháng ngày tăm tối đối với nền văn học Nhật Bản
Cùng bối cảnh lịch sử trình bày trong tiểu mục trước, các sáng tác văn học
Nhật Bản trong thời chiến trở thành công cụ tuyên truyền của chính quyền quân phiệt
“Văn học trở thành văn học “quốc sách” mà mục đích duy nhất là cô vũ cho tinh thần
chiến đấu của quân đội đề quốc.” [32; tr.420] Thông qua đó, chính quyền và quân đội
Nhật Bản đương thời có thể đưa ra những diễn ngôn về chiến tranh, ảnh hưởng lớn
đến tư tưởng, quan điểm của quốc dân Khi bị chi phối bởi ý thức hệ, văn học NhậtBản dan rơi vào quãng tram, đội ngũ nhà văn gặp cảnh khó khăn khi rơi vào khủng
hoảng lương tri, thiếu tự do ngôn luận “Chiến trường càng mở rộng thi thé lực phátxít càng ngăn chặn quyền tự do ngôn luận cùng với những tự do khác.” [32; tr.420]
Càng lún sâu vào chiến tranh, đời sống tinh than của người dân Nhật Bản cũng
như hoạt động xuất bản, sinh hoạt văn chương càng trở nên ngột ngạt Vì sự kiểmduyệt gắt gao của chính quyền quân phiét, giới sáng tác không thé tự do, thoải mái
diễn đạt trong tác phẩm, họ không thể viết sự thật về cuộc chiến, cuộc sống Chỉ
những tác phẩm phù hợp với chính sách cổ vũ chiến tranh của chính quyền, sáng tác
theo chủ nghĩa quốc túy mới được ủng hộ, tình trạng này diễn ra không chỉ với giới
văn học mà còn xảy ra với lĩnh vực nghệ thuật khác như điện ảnh Điều đó khiến cho
một bộ phận nhà văn có tiếng đã bị chính quyền, quân đội lợi dụng hoặc trưng dụng
để sáng tác tuyên truyền cho cuộc chiến, trong đó có một số cây bút “trở về với truyền
thống dân tộc (nhưng có khi rơi vào cái bẫy của chủ thuyết Đại Đông Á)” [32; tr.431]
Trước thực trạng trên và bởi sự nhạy cảm với thời cuộc, có những tác giả vẫn “đi tìm
kiếm đâu là lương tâm của người cầm bút” [32; tr.431] dé từ đó sau khi chiến tranh
32
Trang 37kết thúc trên toàn cõi nước Nhật, diện mạo văn học Nhật Bản hiện đại, đặc biệt là cácsáng tác viết về chiến tranh đã có sự đôi khác hoàn toàn.
Sau chiến tranh, những điều vốn được nhìn nhận là chân lý trong thời chiến
(do định hướng và phát ngôn của chính quyền quân phiệt) đã trở thành hư ngụy Vìvậy, vết thương chiến tranh van han sâu trong tâm thức người Nhật, các nhà văn vaphải đến năm 1970 mới được xem là “cái mốc dé cham dứt thời hậu chiến trong vănhọc Nhật Bản” [32; tr.565] Các nhà nghiên cứu nhận thấy trong giai đoạn này, tìnhhình văn đàn Nhật Bản đã phát triển hai khuynh hướng có phan trái ngược: “kế tiếp
và đoạn tuyệt với quá khứ” [32; tr.565] Trong khuynh hướng “kế tiếp”, các tác giả
đương thời nỗ lực gìn giữ những nét truyền thống đã tồn tại lâu đời, có thé nói họ đã
kế thừa và nối tiếp những việc làm các tác giả tiền bối thực hiện nhiều năm trước đó
Về nhóm “đoạn tuyệt với quá khứ”, các nhà văn cố gang cat đứt, xóa bỏ hoàn toàn
những sai lầm đã hình thành trong thời chiến và hướng đến tương lai, như nhận địnhcủa nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân là “đoạn tuyệt dé xóa sạch tàn tích của thờiquân phiệt và xây dựng nền văn học thích nghi cho xã hội mới” [32; tr.565]
Song hành với hai khuynh hướng sáng tác trên và thực trạng xã hội Nhật Bản
sau chiến tranh, đặc biệt trong thời kỳ bị chiếm đóng, có những tác phẩm đã phảnánh, bày tỏ thái độ phản đối mạnh mẽ với lề lối xã hội, sự chi phối xã hội thời hậu
chiến Qua đó, nỗi khổ tâm và niềm đau trước cảnh tượng thời hậu chiến của ngườitrí thức, các nhà văn được phơi bày Sau chiến tranh, họ buộc phải đứng dậy từ cảnh
điêu tan cả bên ngoài lẫn bên trong lòng người, khi những điểm tựa, lý tưởng trước
đó đều vụn vỡ và cuộc sống số đông rơi vào cảnh lầm than gây ra biến đổi lớn trong
đạo đức con người, xã hội Nhật Bản thời gian này.
Những tác phẩm mang tính hiện sinh rõ nét, tái hiện được hình ảnh nước Nhật
bại trận và kiệt quệ, những vùng đất và lòng người điêu tàn, hiện thực suy đổi dao
đức với nạn trộm cắp, mại dâm và chợ đen - tất cả chỉ nhăm mục đích sinh tồn, thông
qua lăng kính của các tác giả khi bản thân họ cũng là những nhân chứng sống, là đốitượng chịu chấn thương, ám ảnh tỉnh thần gây ra bởi chiến tranh và di họa từ nó Hình
ảnh các nạn nhân của các trận không kích, thảm kịch bom nguyên tử dội xuông
33
Trang 38Hiroshima và Nagasaki cũng trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm, hình thành và xuấthiện dòng tiêu thuyết chống bom nguyên tử.
Qua các sáng tác viết về chiến tranh, tội ác chiến tranh của chính quyền quân
phiệt được tố cáo, những sự thật trong quân đội Nhật Bản từng bị che giấu trong suốtthời chiến cũng dần được hé lộ Đặc biệt hơn, đó là tiếng nói tố cáo, khai mở hiệnthực cất lên từ bộ phận các tác giả chịu ảnh hưởng trước đó của chủ thuyết Đại Đông
Á và diễn ngôn về chiến tranh của chính quyền quân phiệt Nhật Bản trong cuộc chiến.Những tác phẩm còn giãi bày được cảm xúc, tinh thần của người Nhật thời hậu chiếnkhi phải kiếm tìm một điểm tựa tinh thần, niềm tin sau nỗi hồ thẹn và sụp đồ niềm tin
vì cuộc chiến
Vào giai đoạn bi chiếm đóng sau chiến bại, thực tế rằng giới sáng tác và hoạtđộng xuất bản văn chương vẫn chịu sự kiêm duyệt nhất định của chính quyền chiếmđóng Vì vậy, từ thời điểm Hiệp ước hòa bình San Francisco có hiệu lực (thang Tưnăm 1952), chính thức cham dứt cuộc chiến giữa Nhật Ban và các nước Đồng minh(nỗi bật là Mỹ), kết thúc thời kỳ bị chiếm đóng, các nhà văn Nhật mới thực sự đượctháo bỏ hoàn toàn những giới hạn, được tự do ngôn luận, không còn chịu sự kiểmduyệt gắt gao hay kìm hãm của diễn ngôn, quyền lực nào bên ngoài như thời gian dài
trước đó Lúc này, họ có thé nói những điều họ thật sự nghĩ về chính quyền chiếmđóng trong các tác phâm, những điều đã làm thay đổi bức tranh toàn cảnh xã hội Nhật
Bản rat lớn sau chiến tranh Đây là một nội dung được phan ánh trong nhiều tác pham
về chiến tranh của văn học Nhật Bản hiện đại
Trong Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân
còn dé cập một đặc điểm khác của các tiêu thuyết Nhật Bản hiện đại về đề tài chiến
tranh Đó là từ năm 1950, nhóm tiêu thuyết này đã hướng đến đối tượng độc giả đại
chúng, từ đó có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn, cho ra nhiều sáng tác sau khi chiến
sự kết thúc và có những cuốn sách bán chạy Điều này cho thấy tiểu thuyết viết về
chiến tranh đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của đông đảo độc giả Như đề cập
trước đó, các tác giả viết tiêu thuyết chiến tranh từ thời gian này có thé viết nhữngđiều từng không thể nói hay viết trong thời chiến, nội dung các tác phâm thể hiện
34
Trang 39được thái độ phê phan, tinh thần phản chiến, “chỉ trích thậm tệ sách vở tuyên truyền
thời chiến, các nhà văn trình bày những cái chết vô lý, những nỗi khổ trong do chiếntranh mang lại” [32; tr.626] nhằm nỗ lực thực hiện mong muốn, mục đích ngăn cáccuộc chiến có thé bùng lên sau này Có những nhà văn đã sáng tác dựa trên trải nghiệm
tự thân, họ viết những tác pham có tính tự thuật, hoặc hư cấu từ trai nghiệm của chínhmình trong quá khứ Với những nhà văn thế hệ sau, những người không phải chứng
nhân trực tiếp của cuộc chiến, họ vẫn có thé xây dựng chi tiết, tình huống, các nhân
vật, hình tượng người lính, trong tác phẩm thật sông động từ các tư liệu có thật
Hai trường hợp này tương ứng với các sáng tác M6 dom dom, Không chiến Zero rực
lửa, Ngàn hac giấy của Sadako mà chúng tôi lựa chọn tìm hiểu trong luận văn
Như vậy, trong chiến tranh, đây là khoảng thời gian ảm đạm của văn học Nhật
Bản hiện đại khi chịu sự kìm kẹp và tác động từ giới cầm quyền Vì thế, giới sang tác
đã có những sai lầm nhất định khiến văn chương, đặc biệt là các tác phẩm viết vềchiến tranh bị lợi dụng trở thành công cụ đắc lực để chính quyền quân phiệt tuyên
truyền những quan điểm sai lệch, cực đoan xuyên suốt cuộc chiến Thế nhưng, sau
chiến tranh, diện mạo văn học Nhật Bản hiện đại có sự thay đôi rõ rệt liên quan đếnnhững thay đôi mạnh mẽ trong lịch sử, xã hội Nhật Bản thời kỳ này Văn đàn trở lạiphát triển mạnh mẽ, phong phú hơn như cơn bừng tinh sau những tháng ngày mộng
mi Khủng hoảng hiện sinh, khủng hoảng căn cước của con người hiện diện trong văn
chương nhiều hơn Nỗi đau tinh thần không ngừng xuất hiện trong nhiều tác phẩm
Sự hình thành của dòng tiêu thuyết chống bom nguyên tử và các tác phâm viết vềchiến tranh đã không ngừng nhắc lại nỗi đau dân tộc và cất lên mạnh mẽ tiếng nóiphản chiến, lên án giới cầm quyền từng thúc đây chiến tranh
1.2.3 Giới thiệu ba tác phẩm Mộ dom dom, Không chiến Zero rực lửa va Ngan
hạc giấy của Sadako
Mộ đom đóm, Không chiến Zero rực lửa, Ngàn hạc giấy của Sadako đều lànhững sáng tác văn học Nhật Bản hiện đại viết về chiến tranh, đề cập đến thời kỳtrong và sau chiến tranh thế giới thứ hai Mặc dù thân phận của các nhân vật trung
35
Trang 40tâm trong mỗi tác phẩm là khác nhau và nỗi đau, chan thương họ mang cũng không
hoàn toàn đồng nhất, nhưng khi đặt ba tác phẩm kế bên nhau, chúng sẽ tạo thành một
bức tranh toàn cảnh bao phủ và hiện diện nhiều số phận con người Nhật Bản khác
nhau trong và sau cuộc chiến Và hơn hết, cả ba tác phẩm đều thể hiện tinh thần phảnchiến, khát vọng hòa bình và thông điệp trân trọng giá trị sinh mệnh vốn rất mong
manh của con người.
Dựa trên thời điểm ra đời và phần khái lược văn học Nhật Bản hiện đại trước
đó, chúng tôi nhận thấy M6 dom đóm, Không chiến Zero rực lửa va Ngàn hac giấy
của Sadako nằm trong hai thời kỳ sáng tác khác nhau Trong khi toàn bộ tập truyện
Mộ dom dom của Nosaka Akiyuki được ra mắt trong thoi Showa, ngay sau khi thời
kỳ bị chiếm đóng kết thúc, hai tiêu thuyết Không chiến Zero rực lửa của Hyakuta
Naoki và Ngàn hac giấy cua Sadako của Sasaki Masahiro lại xuất hiện vào thời
Heisei Bên cạnh đó, ba tác giả cũng thuộc về hai thế hệ khác nhau, một thế hệ lànhững chứng nhân trực tiếp của cuộc chiến (Nosaka Akiyuki và Sasaki Masahiro),
một thế hệ là những người kế cận, chỉ được biết về cuộc chiến qua những tư liệu, lời
ké của các chứng nhân (Hyakuta Naoki) Điều này dường như lý giải cho cách théhiện, thái độ khác nhau được trình hiện trong các tác phẩm cho dù ba tác giả cùng
viết về một cuộc chiến và những con người chịu tốn thương, chan thương tinh thanlẫn thé xác vì chiến tranh
Về Mộ dom đóm của Nosaka Akiyuki, toàn bộ tập truyện đã được xuất bảnvào năm 1968 - sau khi Nhật Bản kết thúc thời kỳ bị chiếm đóng chưa lâu và chưa
cách quá xa thời điểm kết thúc cuộc chiến Vì lẽ đó, những cảm xúc, biểu hiện chấnthương tinh thần như nỗi đau, ám ảnh tội lỗi, sự mặc cảm và thái độ đối với chính
quyền chiếm đóng còn được thê hiện rõ rệt, đầy mạnh mẽ, thậm chí có phần gay gắt.Cùng với thời gian sáng tác, nhà văn Nosaka Akiyuki là một thiếu niên mười lim tuổi
khi nước Nhật bại trận năm 1945 vì vậy ông cũng là một chứng nhân, có khả năng ý
thức rõ về cuộc chiến, về thảm họa và sức hủy hoại sâu rộng mà chiến tranh gây ra
cho con người nói chung.
36