1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Đối chiếu thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt

99 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Chen Nan

ĐÓI CHIẾU THÀNH NGỮ CÓ CHỮ “RÒNG - LONG”

VÀ CHỮ “NGỰA - MÔ TRONG TIENG TRUNG VA

TIENG VIET

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

Chen Nan

ĐÓI CHIẾU THÀNH NGỮ CÓ CHỮ “RÒNG - LONG”

VÀ CHỮ “NGỰA - MÔ TRONG TIENG TRUNG VA

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Con xin gửi lời biết on sâu sắc đến bố mẹ đã sinh thành nuôi lớn con, tạomọi điều kiện tốt nhất cho con có thé theo học và hoàn thành khoá học này.

Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS Phạm Thị Thuý

Hồng đã tận tình chỉ dẫn cho em làm đề tài “Đối chiếu thành ngữ có chữ“rong - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt ” từ lúckhởi đầu cho đến khi hoàn thành luận văn này.

Em xin trân trọng cảm ơn Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Ban Giám hiệu

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa

Việt Nam hoc và tiếng Việt, quý Thay (Cô) đã luôn tận tình truyền đạt kiếnthức, tạo cho chúng em những nền tảng vững chắc.

Xin cảm ơn bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi.Chân thành cảm ơn.

Thành phố Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2023

Học viên

Chen Nan

Trang 4

MỤC LỤC

/0067.1000015 5

1 Lý do chọn đề tài - ¿- ¿5s SE 12 1EEEE2112112711121121121121111 21111111111 5

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2 2 £+E+EE+EE+EE£EE+EEEEEEEeEEEEkeEkrrkrrrrei 7

3 Phurong phap nghién UU '.' 7

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu - 2-2 2 +E+EeExerkerxerzrszes 8

5 Cấu trúc của I0 0 — A 9CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG -2 5 55¿-: 10

1.1 Tổng quan các nghiên €ứu - 2-2 2 +E£Ek#EE#EESEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrrrree 10

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Trung QUỐC - 2 2-©52+c+E+Etetterrrrssreerreee 101.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Viet ÏNGIH - << kg vn 121.2 Hệ thống các khái niệm - 2 2© E+E2EE9EEEEEEEEE21127171E71 211111 141.2.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng 208A 14

1.2.2 Khái niệm thành ngữ trong tiếng VIỆT 5- 2 52+c£+c£+Ec+EcEterterkersrreses 15

1.2.3 Đối chiếu khái niệm thành ngữ trong hai tiẾng này - 2-5-5 ccccscses 17

1.2.4 Phân biệt khái niệm thành ngữ với các đơn vị Khác - ‹« s«<+<s++s+ 18

1.2.5 Mối quan hệ giữa văn hóa và NON Hgñữ - 2 2+52+ce+£c£tecterterrreses 20

1.3 Nguồn gốc của thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong

tiếng Trung và tiếng Việt - ¿2-52 2S 2E E2 21127121121121111111 21111 21

1.3.1 Nguồn gốc của thành ngữ có chữ “rong - long” và chữ “ngựa - mã” trong

tiếng „27 4 211.3.2 Nguồn gốc của thành ngữ có chữ “rong - long” và chữ “ngựa - mã” trongtiếng VIỆP - - 5c SE EEEEEEEEE1181121121121211 1111121111111 11t grgey 251.4 Nội hàm “rồng - long” và “ngựa - mã” và hình ảnh của con vật này trong

văn hóa Trung Quốc và Việt NÑam 2-2: £+SE+EE#EEEEE2EE2EEEEEEEEEEEEErkrrkrrex 27

1.4.1 Nội hàm “rong - long” và hình ảnh của con vật này trong văn hóa TrungQUOC và Việt N@IH - - SE EEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEETEEEET1E111111111111111111 111111 271.4.2 Nội hàm “ngựa - mã” và hình ảnh của con vật này trong văn hóa Trung Quốc

và VIEL GHI TT KT 28Tiểu kết chương I 2-22 2 SE+SE£EEE+EESEE£EEEEEEEE1271211712112111171 1111110 30

Trang 5

CHUONG 2: CẤU TRÚC CUA THÀNH NGỮ CÓ CHỮ “RONG - LONG”

VÀ CHỮ “NGỰA - MÔ TRONG TIENG TRUNG VÀ TIENG VIỆT 312.1 Khao sát về số lượng của thành ngữ có chữ “rồng - long” va chữ “ngựa -

ma” trong tiếng Trung và tiếng Việt - 2-52 SS St 2E EEEEEErkerkrrkrrex 31

2.2 Đôi chiêu cầu trúc của thành ngữ có chữ “rong - long” và chữ “ngựa - mã”

trong tiếng Trung và tiếng Việt - 2-6-5 22 2121121121107 cre 32

2.2.2 Thành ngữ ẩn dụ hóa đối XứPg vecceccesscsscessessesssessessessssssessecsessssssessecsesssesseeseess 392.2.3 Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối XUN 555cc EEEEEEEEEEEEerkerkerkererree 45

Tidus Ket ChUONG Nớ :Ỏ 53

CHUONG 3: NGU NGHIA VA NOI HAM VAN HOA CUA THANH NGU CO

CHỮ “RONG - LONG” VA CHỮ “NGỰA - MA” TRONG TIENG TRUNG

VA TIENG VIET ooicccccccccccecscscsesssesssesseessecssesssessecssessssssvsssecssesssesavessesssesseessesssesaneess 54

3.1 Ngữ nghĩa quan hệ của thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã”

trong tiếng Trung và tiếng Việt 2-5 St 2E E221 211 112111 54

3.1.1 Cả nghĩa cầu trúc và nghĩa biểu trưng giống NNAU cescesceccecsessesseessessessessesseess 543.1.2 Nghia cấu trúc khác nhau, nghĩa biểu trưng giống nhau -5- 573.1.3 Nghĩa cấu trúc giống nhau, nghĩa biếu trưng khác nhau - . - 623.1.4 Cả nghĩa cấu trúc và nghĩa biểu trưng khác nhau 5-55 5sc5s2 552 623.2 Nội hàm văn hóa của thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã”trong tiếng Trung và tiếng Việt - 25s t2 2 2212112110211 xekrre 643.2.1 Nội ham văn hóa của thành ngữ có chữ “rong - long” trong tiếng Trung va

tiếng VIỆP -5c-S+ EE E SE E11811211211211111 1111.12.1111 1.1 E111 ggrey 64

3.2.2 Nội hàm văn hóa của thành ngữ có chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và

tiếng VIỆP, - «5c S+ E EEEEEEEEEEE111112111111 111111211 1111.111 EEEerree 71

Tiểu kết chương 3 - - 2 2-52 2S EEE E9 1211211211 21111111111111 11111111 78KET LUẬN - - 5-5-5 1 E1 E12 12121521 7171211 211211211 11111111 1111111111 11k 80

TÀI LIEU THAM KHAO oie secs csssesssessosssssessssssssessesssssessecssessssecssecssessssecaseceseees 82

000000 86

Trang 6

KÝ HIỆU VIET TAT

C-V : Chủ ngữ - VỊ ngữ

C-V-B : Chủ ngữ - Vị ngữ - Bố ngữ

ĐT : Động Từ

BN : Bồ ngữ

TIN : Trung tam ngữ

Nxb : Nha xuất ban

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1: Thành ngữ so sánh có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong

tiếng Trung và tiếng ViỆP 2-2-5 52524 E1 E1EE127121121121121121111 1111 xe 35

Bang 2.2: Thành ngữ ấn dụ hóa đối xứng có chữ “rồng long” và chữ “ngựa ma” trong tiếng Trung và tiếng ViỆT 2- 2-52 SE SEEE2EE2EEEEEEEEEEEErEerkrred 4IBảng 2.3: Thành ngữ ân dụ hóa phi đối xứng có chữ “rồng - long” và chữ

-“ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng ViỆt 2-52 ScctccxcEzErkrxee 47Bảng 3.1: thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” có cả nghĩa cấu

trúc và nghĩa biểu trưng giống nhau trong hai tiếng này - 55

Bảng 3.2: thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” có nghĩa cấutrúc hơi khác, nghĩa biểu trưng giống nhau trong hai tiếng này 58

Bang 3.3: Thanh ngữ tiếng Việt tương đương với thành ngữ tiếng Trung có

chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mẫ”” ¿- ¿+cs+x+Ex+rxerkerkerkerrerrxereee 60Bảng 3.4: Thành ngữ tiếng Trung tương đương với thành ngữ tiếng Việt có

chữ “rong - long” va chữ “ngựa - THãỉ” - - -s + + + + E+vEseEseeeeeseeeeeree 61

Trang 8

số người Trung Quốc học tiếng Việt ngày càng nhiều, số người Việt Nam học

tiếng Trung Quốc cũng không ngừng tăng lên Một yếu tố quan trọng để cóthê học giỏi một ngoại ngữ là nắm vững văn hóa của quốc gia đó Vì đặc

trưng văn hóa được thê hiện trong biểu đạt và truyền bá ngôn ngữ, trong đó

thành ngữ là một phần quan trọng không thể thiếu, nó phản ánh những thayđổi trong suy nghĩ, tình cảm và trái tim của hai dân tộc Các thành ngữ chủ

yếu xuất phát từ hoàn cảnh chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa, địa lý và điều

kiện tổn tại độc đáo của một quốc gia, dân tộc, sinh ra và biến đổi trong quátrình phát triển và kế thừa.

Thành ngữ là một phần của từ vựng ngôn ngữ, được tạo thành do từ hoặccụm từ Thành ngữ có tính cố định và tính đặc thù trong sử dụng, vì vậy cácnhà nghiên cứu ngôn ngữ luôn xem thành ngữ như một phan đặc biệt của từvựng Thành ngữ là sản pham của lịch sử, là tinh hoa của văn hóa ngôn ngữ.Mặc dù một câu thành ngữ chỉ có vài từ, nhưng nó phản ánh tương đối rõ về

nội hàm văn hóa, cũng như đặc trưng của một dân tộc nào đó Với số lượng

lớn thành ngữ trong cả tiếng Trung lẫn tiếng Việt, nó không chỉ rộng về đề tài,giàu tính triết lý mà còn chân thực về cảm xúc, đa dạng trong cách thể hiện.

Mặc dù văn hóa Trung Quốc và Việt Nam được cho là khá tương đồng

nhưng cũng có nhiêu diém khác nhau, đặc biệt là nội hàm văn hóa được phản

Trang 9

ánh qua thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” Trong hai convật rồng và ngựa, rồng là vật thần trong trí tưởng tượng của tổ tiên xưa, tổnghợp hình dang của một số con vật và được bé sung bang trí tưởng tượng Từxưa đến nay, người ta đặt tâm sự, ước vọng vào rồng Trong văn hóa Trung -

Việt, người ta đều biết rồng là một con vật hư cấu, nhưng trong lòng ngườidân, rồng luôn là một vật rất cao quý, đáng kính sợ Ở Trung Quốc và ViệtNam đều có tục thờ rồng, chỉ khác về mức độ thờ Không giống như rồng,ngựa là một con vật thực sự ton tại Ngựa là biểu tượng của sự linh hoạt, khỏemạnh và nhanh nhẹn, đồng thời đời sống sản xuất của người Trung Quốc và

Việt Nam xưa đều gan liền chặt chẽ với ngựa Không giống như thành ngữ cóchứa chữ “rồng - long” chỉ những sự vật vĩ đại, một phần của thành ngữ cóchứa chữ “ngựa - mã” được sử dụng dé chỉ những thân phận hèn mọn và các

thế lực xấu.

Từ đó, đã sinh ra rất nhiều câu thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ

“ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt trong quá trình phát triển và tiền

hóa của lịch sử dé phản ánh các quan niệm và nội hàm khác nhau của các nênvăn hóa tương ứng Vì tầm quan trọng của hai nền văn hóa tượng trưng là

rồng và ngựa ở Trung Quốc và Việt Nam, nên thông qua việc tìm hiểu cácthành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếngViệt, chúng ta có thé hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lich sử của hai quốc gia đó.Việc năm vững các thành ngữ về hai loại này sẽ giúp ích rất nhiều cho người

Việt Nam học tiếng Trung cũng như người Trung Quốc học tiếng Việt và góp

phần cho việc giảng dạy tiếng Trung và tiếng Việt.

Vì vậy, luận văn này sẽ lựa chọn các thành ngữ có chữ “rồng - long” vàchữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt để nghiên cứu đối chiếu,trong đó tìm các thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trongngữ liệu Ti điển thành ngữ Trung Quốc, Nxb Tw thư Thượng Hải, 2008, do

Trang 10

Vương Đào biên soạn và Tir điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa

Thông tin, 2000, do Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào biên soạn Tác

giả sẽ trình bày trên cơ sở nghiên cứu của người khác về khái niệm thành ngữ.

Và lấy ví dụ từ ngữ liệu để phân tích cấu trúc và nội hàm văn hóa của thànhngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt

cũng như đối chiếu các điểm giống nhau và khác nhau để các bạn hiểu rõ hơnvề lịch sử và văn hóa của hai nước, và cũng mang ý nghĩa tích cực trong việcdạy và học tiếng Trung và tiếng Việt.

2 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trungvà tiếng Việt.

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu tiếng Trung: thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ

“ngựa - mã” trong Tir điển thành ngữ Trung Quốc Nxb Từ thư Thượng Hải,

2008, do Vương Đảo biên soạn.

Phạm vi nghiên cứu tiếng Việt: thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ“ngựa - mã” trong Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông

tin, 2000, do Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào biên soạn.

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp phân tích tai liệu

Tác giả sẽ tiến hành thu thập, phân tích các tài liệu liên quan đến vấn đềnghiên cứu của luận văn: Sưu tầm, đọc, phân tích các nghiên cứu liên quanđến thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung vàtiếng Việt, gồm cả khái niệm, cấu trúc, ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa của nó

trong các công trình nghiên cứu đã được công bố và thâm định.

Trang 11

3.2 Phương pháp thong kê

Tác giả sẽ thống kê các thành ngữ có chữ “rồng long” và chữ “ngựa

-mã” trong hai ngữ liệu: Vương Đào (2008), Tir điển thành ngữ Trung Quoc,

Nxb Từ thư Thượng Hải Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (2000), Tir

điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin Trong đó tác giảsẽ chọn những thành ngữ có tính đại diện làm ví dụ Kết quả thống kê sẽ cho

thấy trong phụ lục.

3.3 Phương pháp so sánh- đối chiễu

Phương pháp nay đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu những van déđa quốc gia Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích đối chiếu những điểmgiống nhau và khác nhau về cấu trúc, ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa của thành

ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt.3.4 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp phân tích - tông hợp sẽ được thực hiện theo quy trình là phântích vấn đề trước, sau đó sẽ tổng hợp lại những điểm nêu ra và đưa ra kết luận.

Tác giả sẽ tìm hiểu cụ thé và chỉ tiết về cau trúc, ngữ nghĩa và nội hàmvăn hóa của thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếngTrung và tiếng Việt, phân tích từ những nét riêng dé tìm ra nét chung, dé tìm

được bản chất vấn đề Sau khi phân tích, tác giả sẽ thực hiện bước tổng hợp

lại những cái giống nhau và cái khác nhau, đưa ra các kết luận có tính thuyết

phục cao.

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu4.1 Ý nghĩa lý luận của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc làm rõ hơn khái niệm của

thành ngữ, tìm hiểu cấu trúc và nội hàm văn hóa của thành ngữ có chữ “rồng

-long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt Nói một cách cụ

thê, luận văn sẽ giúp chúng ta rõ hơn về khái niệm của thành ngữ, cảm nhận

Trang 12

được nét riêng của nó Đặt nhận xét các đặc điểm cấu trúc , ngữ nghĩa và nộihàm văn hóa của thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong

tiếng Trung và tiếng Việt, lại đối chiếu những điểm giống và khác nhau, sẽ

gop phan bồ sung vào lý thuyết hệ thống từ vựng tiếng Trung và tiếng Việt.4.2 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú nguồn tư liệu cho cácbạn đi sâu hơn khi tìm hiểu các đặc điểm, sự giống và khác nhau của cấu trúc,ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa của thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ

“ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ

góp phần cho sự nghiệp dạy học tiếng Trung và tiếng Việt, giúp người TrungQuốc học tiếng Việt và người Việt Nam học tiếng Trung hiệu quả hơn, giảm

lỗi sai trong khi sử dụng thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã”.

Việc đối chiếu những thành ngữ này cũng có thể tăng cường sự giao lưu giữa

Việt Nam và Trung Quốc, tăng thêm mối tình hữu nghị giữa hai nước.

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, chínhvăn của luận văn có bố cục như sau:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung;

Chương 2: Cấu trúc của thành ngữ có chữ “rồng long” và chữ “ngựa

-mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt;

Chương 3: Ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa của thành ngữ có chữ “rồng

-long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt.

Trang 13

CHƯƠNG 1:

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Tổng quan các nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc

(1) Nghiên cứu liên quan đến con rồng

Con rồng từ lâu đã được coi là một con vật hư cấu, nhưng cũng có nhiềusách cô ghi rang con rồng có thật thé, từ đó có khá nhiều đề tài nghiên cứuchuyên sâu về nó Trong văn hóa Trung Quốc, con rồng là một động vật rất cao

quý, khiến con người kính sợ và một số dân tộc đã hình thành văn hóa “rồng”sâu đậm và đặc biệt dựa trên truyền thuyết va sự tưởng tượng về con rồng.

Năm 2012, Triệu Minh đã so sánh văn hóa “rồng” Trung Quốc qua nội

hàm văn hóa của nó với văn hóa “rồng” của các nước như Hàn Quốc, Nga và

Nhật Bản trong bài “Văn hóa “Rồng' trong thành ngữ Trung Quốc” Tập Vũ(2015) trong luận văn “Đối chiếu văn hóa “rồng? Trung Quốc và phương Tây

dưới tầm nhìn tôn giáo” lấy hình ảnh bên ngoài, chức năng cơ bản và hình ảnh

tôn giáo của “rồng” Trung Quốc và “rồng” phương Tây, từ đó so sánh nhữngđiểm khác của nội hàm văn hóa mà con rồng chứa đựng ở Trung Quốc và

phương Tây Ngoài ra, còn có các bài như “Nói về văn hóa ‘rong’ Trung Quốc

và phương Tây” của Triệu Lệ Linh (2015), “Phân tích sự tương đồng và khác

biệt giữa văn hóa tô-tem “rồng” của Trung Quốc và phương Tây” của Lý ThúyQuyên (2012) đều so sánh và phân tích từ hình ảnh “rồng” Trung Quốc và

hình ảnh “rồng” phương Tây, từ đó tìm ra sự khác biệt trong nội hàm văn hóa

mà hai bên chứa đựng.

(2) Nghiên cứu liên quan đến con ngựa

Mã Dan (2006) trong bài “Nói về ý nghĩa biểu tượng của 12 cầm tinhtrong thành ngữ Hán ngữ và việc giảng dạy của nó” đã phân tích răng là: Trêncơ sở nghiên cứu ý nghĩa của thành ngữ về 12 con giáp trong tiếng Trung Quốc,

10

Trang 14

phân tích ý nghĩa biểu tượng, nội hàm văn hóa mà 12 con giáp có và đề xuất

phương pháp sử dụng trong hoạt động giảng dạy Trong đó, tần suất xuất hiệncao nhất trong thành ngữ về động vật là thành ngữ về “ngựa” Năm 2007,

Phòng Bồi đã thảo luận về nguồn sốc, hình thành, tiễn hóa, đặc điểm cấu trúc

và đặc điểm tu từ, ý nghĩa văn hóa, tính nhân văn cũng như sự xây dựng của ýnghĩa của thành ngữ Trung Quốc trong bai “Tìm hiểu van đề về thành ngữ cóyếu tố chỉ động vật trong tiếng Trung” Tác giả đã khảo sát được tổng cộng cógần 50 loài động vật, và một trong những loài được sử dụng thường xuyên nhấtcũng là thành ngữ về “ngựa” Bởi vì nó là loài vật sống gần gũi nhất với con

người Tác giả chỉ ra rằng hình ảnh con ngựa hầu hết được sử dụng trên hìnhảnh tích cực của lời khen ngợi Về nghiên cứu về gốc độ ngôn ngữ và văn hóa,vào năm 2012, trong bài “Nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa của thành ngữcó yếu tố chỉ động vật trong tiếng Trung Quốc”, tác gia Đồng Hiểu Vinh đã sắp

xếp nó thành sáu loại theo mức độ liên quan chặt chẽ đến cuộc sống của người

dân Trung Quốc và vị trí của nó trong văn hóa Trung Quốc, thảo luận về ý

nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, còn phân tích và giải thích các khíacạnh như văn hóa tu từ, nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa văn hóa của thành ngữ có

yêu tố chỉ động vật Theo kết quả phân loại của tác giả, có 72 câu thành ngữ cóchứa chữ “ngựa”, là số lượng nhiều nhất trong các thành ngữ có yếu tổ chỉđộng vật Một trong những lý do quan trọng nhất là trong thời cô đại của Trung

Quốc, con ngựa có một vi trí quan trọng trong xã hội Trung Quốc như là một

phương tiện giao thông và công cụ trong chiến tranh.

Qué Ngân Binh (2016) đã so sánh các đặc điểm, việc phân loại, nguồn

sốc của thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Anh và tiếng TrungQuốc và phân tích tính quan trọng của thành ngữ có yếu tố chỉ động vật tronggiảng dạy tiếng Trung Quốc cho người nước ngoài trong bài “Phân tích sosánh thành ngữ có yếu tô chỉ động vật trong tiếng Trung Quốc và tiếng Anh

11

Trang 15

và các phương pháp giảng dạy của nó” Năm 2011, trong bài “ So sánh thành

ngữ về 12 con giáp trong tiếng Trung và tiếng Việt và văn hóa của nó” từ góc

độ ngữ nghĩa và văn hóa, tác giả Trần Chí Minh đã so sánh thành ngữ có chứachữ “ ngựa” trong tiếng Trung và tiếng Việt và chỉ ra rằng, thành ngữ có chứa

chữ “ngựa” trong tiếng Trung và tiếng Việt có 12 cái từ ngữ nghĩa hoàn toàngiống nhau, tiếng Trung dùng chữ “ngựa” dé mô tả nhưng tiếng Việt khôngdùng có 32 cái từ và tiếng Việt dùng chữ “ngựa” nhưng tiếng Trung không

dùng chỉ 4 cái từ.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

(1) Nghiên cứu liên quan đến con rồng

Ở Việt Nam, con rồng cũng là con vật có vị trí cao Người dân Việt Nam

cũng coi rồng như một vị thần của họ, một trong Tứ Linh của họ vả cũng là

vật tô-tem của họ.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều luận văn chuyên về thành ngữ có chứa

chữ “rồng”, trong đó Bạch Thị Lê (2008) đã có bài tại Trường Dai học Khoa

học Xã hội và Nhân văn Việt Nam với đề tài “So sánh cấu trúc ngữ nghĩa cácđơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữnhóm Tày-Thái ở Việt Nam” Trong luận văn này đã viết đến thành ngữ có

chứa chữ “rồng” Tác giả đã so sánh thành ngữ có yếu tố chi động vật trong

tiếng Việt và tiếng Tày-Thái dé tìm ra nội hàm văn hóa của nó, đồng thời đề

xuất các yếu tố liên tưởng đến đặc trưng văn hóa của các dân tộc Việt Nam.

Quyền sách thì có Tìm hiểu văn hóa thời đại Hùng Vương của Lê Thái

Dũng (2010) đã nói về nguồn gốc dân tộc Việt Nam người Việt Nam luôn

coi mình là “con Rồng cháu Tiên”, đồng thời coi trọng nhẫn mạnh ảnh hưởngcủa con rồng đối với văn hóa Việt Nam Và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Namcủa Trần Ngọc Thêm (2004) đã nói đến con rồng là một trong Tứ Linh trong

tâm người Việt, nguôn gôc của con rông, sự tôn sùng của con rông và ảnh

12

Trang 16

hưởng của con rồng đối với văn hóa Việt Nam.

(2) Nghiên cứu liên quan đến con ngựa

Hiện nay, các nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt khá nhiều, nhưng cácnghiên cứu chuyên về thành ngữ có yếu tố chỉ động vật còn ít.

Năm 2003, Nguyễn Thị Bảo trong luận văn “Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ

động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)” đãphân tích thống kê được thành ngữ chứa hình động vật trong tiếng Việt có1,555 câu (gồm 157 loài động vật), trong đó có 58 câu thành ngữ có chứa chữ

“ngựa” Nhưng chỉ có 463 câu thành ngữ chứa hình động vật trong tiếng Anh(gồm 74 loài động vật), trong đó 36 câu thành ngữ có chứa chữ “ngựa” Tác

giả chỉ ra rang con ngựa là con vật duy nhất có ý nghĩa tích cực trong cả haingôn ngữ, mặc dù trong đời sống hiện nay ít có hình dáng của con ngựa,nhưng hình ảnh của nó rất quan trọng và phong phú trong tâm người Việt.

Nam 2009, trong bài “Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yêu

tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ gốc độ ngôn ngữ - văn hóa)”, tác giả Lê Thị

Thương đã chỉ ra rằng, trong tiếng Việt, con ngựa tượng trưng cho cuộc sôngthoải mái, giàu sang, thé hiện sự nhanh nhẹn trong vận động, là biểu tượng

của sự đoàn kết, yêu thương lẫn nhau giữa các tập thể Đồng thời, tác giả cũngnói đến hầu hết ý nghĩa biểu tượng của thành ngữ có chứa chữ “ngựa” trong

tiếng Việt và tiếng Hàn đều là những thành ngữ ca ngợi, có tính tích cực.

Năm 2018, trong bài “Đối chiếu thành ngữ Hán-Việt có yếu tố con “ngựa'từ góc độ nhận thức” của Phạm Phương Thanh, tác giả chủ yếu hướng đến sự

so sánh về ý nghĩa của thành ngữ có chứa chữ “ngựa” trong tiếng Hán và

tiếng Việt và chỉ ra rằng, tỷ lệ thành ngữ có chứa chữ “ngựa” có nghĩa xấutrong tiếng Hán lớn hơn trong tiếng Việt.

Tóm lại, con rồng là con vật linh thiêng theo tín ngưỡng chung của Trung

Quôc và Việt Nam, còn con ngựa là con vật không thê thiêu trong sản xuât và

13

Trang 17

đời sống của người dân hai nước Các tác giả đã nhắc đến có người viết về

ảnh hưởng của hình ảnh hai con vật này đối với văn hóa hai nước, một số thì

cụ thê hóa trong nghiên cứu về cau trúc thành ngữ và thành ngữ có yếu tổ chỉđộng vật Nhưng từ trước đến nay, chưa có tác giả nào so sánh cụ thê về thành

ngữ có chứa chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếngViệt Dựa trên những kết quả nghiên cứu của các tác giả làm cơ sở lý luận,cộng với số lượng thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trongtiếng Trung và tiếng Việt khá phong phú, mới làm đề tải này được tiếp tụcphát trién.

1.2 Hệ thống các khái niệm

1.2.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Trung

Trong Từ điển Trung Quốc xuất bản vào năm 1936, người ta cho rằng

thành ngữ là câu nói ngày xưa thường được người hiện tại trích dẫn Hoặc từ

sách kinh điển, hoặc từ dân gian, đa số là những từ của dân gian mà mọi

người đều biết đến Trong Từ điển Hán ngữ (1936), thành ngữ được định

nghĩa là ngôn ngữ cô được sử dụng trong xã hội Hai cuốn sách này thé hiệnsự hiểu biết về thành ngữ của thời kỳ trước, vì vậy không khó dé nhận ra rằng

các nhà ngôn ngữ học thời kỳ trước chưa hoàn toàn định hình được kiến thứcvề thành ngữ, hầu hết đều định nghĩa thành ngữ từ khía cạnh nguồn gốc, cho

rằng thành ngữ là từ tiếp nối được lưu truyền từ cô.

Mạc Bành Linh (1999) cho răng thành ngữ Trung Quốc là một loại ngônngữ quen thuộc, là những cụm từ cô định được sử dụng theo nhau với màu

sắc văn bản và có tính chất miêu tả, hình thức cơ bản của nó là 4 từ.

Hiện nay, các nhà ngôn ngữ học đã có những nghiên cứu sâu hơn, rộng

hơn về thành ngữ Năm 2009, Hoàng Bác Vinh và Liêu Tự Đông lập luậntrong sách Hán ngữ hiện đại răng: Thành ngữ là một cụm từ cố định được sử

dụng theo thói quen người dân, giàu ý nghĩa và mang màu sắc văn bản”.

14

Trang 18

Năm 2012, thành ngữ được định nghĩa trong Tử điền tiếng Trung hiện

đại là các cụm từ hoặc cụm từ định hình ngắn gọn và sắc sảo mà lâu nayngười ta vẫn quen sử dụng, phần lớn gồm bốn chữ và có nguồn gốc từ một

nơi nào đó.

Trong Từ điển Trung Quốc đương đại (2015) đã định nghĩa thành ngữ là:“Cụm từ có cau trúc có định, đầy đủ ý nghĩa nhưng ngắn gọn, sắc sảo mà lâu

nay con người vẫn quen dùng”.

Tóm lại, qua việc giải thích khái niệm thành ngữ trong giới ngôn ngữ học

Trung Quốc, luận văn này khái quát ngăn gọn khái niệm thành ngữ tiếng

Trung với các đặc điểm sau: lâu nay con người vẫn quen dùng, cấu trúc cốđịnh, hình thức ngắn gọn, ý nghĩa sắc sảo, mang tính văn bản, có tính chất

miêu tả và hầu hết là 4 từ.

1.2.2 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt

Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, thành ngữ là một loại có tính đặc thù,

bởi vì nó không chỉ là một đơn vị ngôn ngữ mà còn là một đơn vị văn hóa.

Thành ngữ phản ánh day đủ những đặc trưng về tinh than, văn hóa, phong tụctập quán, lối sống của người Việt Nam Để hiểu sâu hơn về đặc điểm của

thành ngữ, đã có một số nhà học thuật thảo luận và nghiên cứu sâu rộng về

thành ngữ học, văn hóa học và dân tộc học.

Cho đến nay, lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ học Việt Namcó thé chia thành hai giai đoạn, trước và sau năm 1945.

Trước năm 1945, hầu hết các nghiên cứu chưa phân biệt rõ ràng hai loại

cụm từ cố định thành ngữ và tục ngữ Phạm Quỳnh là nhà ngôn ngữ học

đầu tiên thảo luận về thành ngữ ở Việt Nam Năm 1921, ông lập luận rang tatcả các cụm từ cố định đều quy thành tục ngữ trong bài “Tục ngữ, ca dao”.Mặc dù những kết quả nghiên cứu của ông còn khá sơ sài, nhưng ông đãthành công trong việc đặt nền móng cho việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt.

15

Trang 19

Sau năm 1945, thành ngữ trở thành nghiên cứu trọng điểm của nhiều nhàngôn ngữ học Việt Nam Biết được vị trí và vai trò đặc biệt của thành ngữtrong hệ thống từ vựng, họ đã tìm hiểu sâu về định nghĩa, cấu trúc và ngữ

nghĩa của thành ngữ, mở rộng phạm vi nghiên cứu.

Năm 1968, trong cuốn sách Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nguyễn VănTu định nghĩa thành ngữ là: “Thanh ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đóđã mắt tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành mộtkhối vững chắc, hoàn chỉnh Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng

thành t6 (từ) tạo ra Những thành ngữ này cũng có tinh hình tượng hoặc cũngcó thể không có Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng cóthể cắt nghĩa bang từ nguyên hoc” [8, tr 185]

Nam 1976, trong Van dé cấu tao từ cua tiéng Viét hién dai, H6 Lé chorang: “Thành ngữ la một tổ hop từ cô định về cấu trúc, có nghĩa bóng, được

sử dụng để miêu tả những hình ảnh, những hiện tượng, tính cách hay quan

hệ” [2, tr 97]

Năm 1983, Nguyễn Đức Dân trong bài “Ngữ nghĩa thành ngữ tục ngữ - sự

vận dụng” cho rằng: “Thành ngữ là don vị on định về hình thức, phản ánh lối

nói, loi suy nghĩ đặc thi cua moi dân tộc Thành ngữ phản ánh các khái niệm

và các hiện tượng ” [13, tr 11]

Năm 1998, trong Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, Nguyễn Như Yđã định nghĩa như sau: “Thanh ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên

khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác

tong số ý nghĩa của các thành to cấu thành nó, tức là không có nghĩa den và

hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu ” [9, tr 271]

Hiện nay, định nghĩa thành ngữ mà Hoàng Văn Hành đưa ra mang tính đại

diện nhất, trong cuốn Thành ngữ học tiếng Việt, ông đề xuất: “Thành ngữ là

một loại tô hop từ cô định, bên vững về hình thức - cáu trúc, hoàn chính,

16

Trang 20

bóng bẩy, về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặcbiệt là trong khẩu ngữ” [10, tr 27]

Từ định nghĩa trên, hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng thành ngữ

là một loại cụm từ có định có cấu trúc bền vững, ý nghĩa của thành ngữ không

phải do nghĩa của từng thành tổ (từ) tao ra, những đặc điểm này làm cho chức

năng ngữ pháp của thành ngữ tương đương với đơn vi ngôn ngữ của “từ”, có

thể thay thé “tir” hoặc tạo thành câu với “từ” Vì vậy, luận văn này nêu ra mộtsố đặc điểm của thành ngữ Việt Nam: cấu trúc 6n định, ý nghĩa ngăn gon,không thê giải nghĩa đơn thuần theo nghĩa đen, mang màu sắc khẩu ngữ.

1.2.3 Đối chiéu khái niệm thành ngữ trong hai tiếng này

(1) Những điểm giống nhau

Có thé thay Trung Quốc và Việt Nam tuy sử dụng ngôn ngữ và chữ viết

khác nhau, nhưng lại có nhiều điểm giống nhau về thành ngữ một đơn vịngôn ngữ có tính đặc thù Các nhà ngôn ngữ học của cả hai nước đều xác định

thành ngữ thông qua các khía cạnh về nguồn sốc, cấu trúc, ý nghĩa và phạm

vi, và cùng chung nhận định rằng thành ngữ là những cum từ cô định có cautrúc và ý nghĩa ngắn gọn, hoàn chỉnh và được sử dụng và hoàn thiện trong

một thời gian dài.

17

Trang 21

đến khía cạnh số lượng từ cấu tạo thành ngữ.

Thứ hai, khi khảo sát các tài liệu nghiên cứu liên quan đến thành ngữ hai

tiếng cho thấy, hầu hết các thành ngữ tiếng Việt đều đến từ những từ ngữ

truyền miệng trong dân gian, từ ngụ ngôn hoặc là từ nước ngoài truyền vào.Vì vậy, thành ngữ tiếng Việt thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày,mang tính khẩu ngữ Trong khi thành ngữ tiếng Trung chủ yếu bắt nguồn từnhững câu nói nổi tiếng của các danh nhân với những cuốn sách hoặc tácphẩm kinh điển của người xưa, điều này làm cho thành ngữ tiếng Trung có ýnghĩa lịch sử sâu sắc, mang tính văn bản.

Tóm lại, theo những gì đã phân tích ở trên, các nhà ngôn ngữ học Trung

Quốc tập trung nhiều vào nguồn gốc của thành ngữ cũng như hình thức của

thành ngữ, trong khi các nhà ngôn ngữ học Việt Nam tập trung chủ yếu vào

cấu trúc và ý nghĩa tông thé của thành ngữ, chi ra rằng ngữ nghĩa của thành

ngữ Việt Nam không thể hiểu từ ý nghĩa của từng yếu tô của nó Về phạm vi

sử dụng, các thành ngữ tiếng Trung được sử dụng nhiều trong văn bản, trong

khi các thành ngữ tiếng Việt được sử dung rộng rãi trong khẩu ngữ.

1.2.4 Phân biệt khái niém thành ngữ với các đơn vị khác

* Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Tục ngữ được tạo ra bằng quần chúng nhân dân, và được sử dụng và lưu

hành trong khâu ngữ của cuộc sống hàng ngày Còn thành ngữ có cấu trúc ônđịnh, hình thức ngắn gọn, có ý nghĩa văn hóa phản ánh kinh nghiệm sản xuất,đời sống và cách nhận thức, tư duy của người dân.

Có hai điểm chính khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Trung:

Về mặt cú pháp, chức năng của thành ngữ tương đương với từ, trong khi tụcngữ thường độc lập trở thành câu VỀ mặt tính chất sử dụng, thành ngữthường được dùng trong văn bản, còn tục ngữ được sử dùng trong khẩu ngữ.

Sự khác biệt chính giữa thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Việt giống như

18

Trang 22

điểm thứ nhất trong tiếng Trung: Về mặt cú pháp, chức năng của thành ngữ

tương đương với từ, trong khi tục ngữ thường độc lập trở thành câu.

* Phân biệt thành ngữ với quán ngữ

Quán ngữ là một loại cụm từ tương đối có định được người ta quen thuộc

trong tiếng Trung, vừa có định dạng cô định chủ yếu là ba từ, vừa có cấu trúctương đối linh hoạt và mang màu sắc tu từ mạnh mẽ Quán ngữ thì sử dụngmột cách tự nhiên, ngắn gọn và thú vị Mặc dù nó là một loại cụm từ tươngđối có định, nhưng cấu trúc không ổn định bằng thành ngữ Và quán ngữ

thường có nghĩa giản dị, mang màu sắc khẩu ngữ còn thành ngữ thì ngược lại.Tác gia Đỗ Hữu Châu (2007) trong cuốn Giáo trình từ vựng học tiếng Việtđã viết: “Quán ngữ là các ngữ cố định phan lớn không có từ trung tâm, không

có kết cấu Chúng là những công thức nói lặp đi lặp lại với những từ ngữtương đối cố định, không có tác dụng định danh cũng không có tác dụng sắc

thái hóa sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái mà chủ yếu là đề đưa đầy,

liên kết, đề chuyển ý, để thể hiện hành động nói khác nhau và nhất là đảm

nhiệm chức năng rào đón” [12, tr.80] Vì thé nó có thé mang theo tất cảnhững đặc điểm được thé hiện trong giao tiếp và chịu sự chế định từ các yếu

tố lời nói Như vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa thành ngữ và quán ngữ là ở chỗ,quán ngữ không có chức năng định danh dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng

mà chỉ cách nói, cách diễn đạt nhăm mục đích đưa đây hoặc gây sự chú ýtrong tình huống giao tiếp.

* Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do

Cụm từ tự do là sự kết hợp tự do của một số từ đơn, trong khi mỗi thành

tố của nó có thé được thay thé băng một từ đồng loài trong tiếng Trung Ý

nghĩa của mỗi từ đơn khi kết hợp lại sẽ tạo nên ý nghĩa của cụm từ tự do Cau

trúc cua thành ngữ ôn định hơn so với cụm từ tự do, các thành tố câu tạo nênthành ngữ đã mat tính tự do của bản thân, do đó không thể tùy ý thay thế hoặc

19

Trang 23

thêm, bớt yếu tố Ý nghĩa của thành ngữ có tính hoàn chỉnh, và ý nghĩa nóichung không thể được rút ra trực tiếp từ sự kết hợp của các thành tố.

Cụm từ tự do là cụm từ được tạo ra nhất thời trong lời nói do nhu cầucủa thực tế được phản ánh hoặc do nhu cầu chủ quan của người nói trong

tiếng Việt Trong cuốn sách (hành ngữ học tiếng Việt, tác giả Hoàng VănHành đã cho rằng các cụm từ tự do là cụm từ có định, có tính ồn định vềthành phan, chặt chẽ về cau trúc, chỉnh thể về ngữ nghĩa Nó tạo thành ngữmới bằng cách mô phỏng theo mẫu cấu trúc của các thành ngữ có trước và

liên kết các thành ngữ có nguồn gốc khác nhau tạo thành một thành ngữ mới.

[10, tr 36]

1.2.5 Mỗi quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ

Văn hóa là tài sản vật chất và tinh thần do sự phát triển của xã hội loàingười tạo ra Văn hóa được cấu thành bằng hai yếu tố: yếu tô hình thái ý thức

và yếu tố hình thái phi ý thức Yếu tô hình thái ý thức gồm ba phan: thế giới

quan, nhân sinh quan và giá trị quan Yếu tố hình thái phi ý thức có hai phần

gồm khoa học tự nhiên và kỹ thuật cũng như ngôn ngữ và chữ viết Nó do conngười tạo ra, thì văn hóa là sản phẩm đặc biệt của xã hội loài người Ngôn

ngữ là một trong những công cụ phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc, bởi giữa

ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ rất mật thiết Xã hội loài người đã trảiqua một thời gian dài phát triển và tạo ra ngôn ngữ Vì vậy, ngôn ngữ là một

thành phần quan trọng trong văn hóa, là phương tiện thông tin của văn hóa.

Đã nói đến văn hóa và ngôn ngữ, chúng ta không thể không nói đến

thành ngữ Thành ngữ là một thành phần rất đặc biệt trong ngôn ngữ Nó có

cấu trúc ngắn gọn, hàm chứa ý nghĩa văn hóa sâu sắc Bởi với tính đặc thùcủa thành ngữ, nó luôn được sử dụng với tần suất cao trong diễn đạt ngôn ngữ.Đối với người học ngoại ngữ, chúng ta học ngoại ngữ không chỉ để học ý

nghĩa bên ngoài của văn bản, ma cân phải hiéu được tính đặc thù của ngôn

20

Trang 24

ngữ này Thành ngữ là một bộ phận quan trọng của ngôn ngữ, tuy ngắn gọn vềhình thức nhưng nó phản ánh cách nghĩ, cách sống, thói quen của con người

trong nước Thông qua việc hiểu biết thành ngữ sẽ giúp chúng ta rất nhiềutrong việc tìm hiểu về nên tảng văn hóa của đất nước đó Từ xưa đến nay, con

người đã quen với việc sử dụng thành ngữ vào biểu đạt và viết ra ngôn ngữ.Vì vậy, hiểu và nắm vững ngữ nghĩa và nội hàm của thành ngữ rất quan trọngđối với việc học ngôn ngữ đó.

Các thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng

Trung và tiếng Việt cũng là một phần của tiếng Trung và tiếng Việt Loạithành ngữ này thể hiện cách nghĩ, cách song, thoi quen sinh hoat, kinh

nghiệm lao động của người dan hai nước thông qua việc su dung hình anh con

rồng và con ngựa Vì vậy, thông qua việc tìm hiểu nội hàm văn hóa của thànhngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã”, chúng tôi cũng có thé hiểu sâu

sắc hơn về sức hap dẫn của văn hóa Trung Quốc và Việt Nam, và có thé tăng

cường sự hứng thú đến việc học ngôn ngữ của hai nước.

1.3 Nguồn gốc của thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã”trong tiếng Trung và tiếng Việt

1.3.1 Nguồn gốc của thành ngữ có chữ “tông - long” và chữ “ngựa - mã”trong tiếng Trung

Thành ngữ tiếng Trung không chỉ nhiều về số lượng, ý nghĩa nó chứa

đựng cũng rất phong phú, nguồn gốc của nó cũng muôn hình vạn trạng.

Nghiên cứu nguồn gốc của thành ngữ rất quan trọng dé hiểu ý nghĩa của nó.

Trong quá trình thu thập tài liệu, tôi đã thu thập được 73 câu thành ngữ có chữ

“rồng - long” và 146 câu thành ngữ có chữ “ngựa - mã” từ Tir điển thành ngữTrung Quốc, Nxb Từ thư Thượng Hải Nguồn gốc của nó được chia thành cácnguồn như sau:

(1) Bắt nguồn từ truyện ngụ ngôn

21

Trang 25

Ngu ngôn là những câu chuyện chứa đựng ý nghĩa khuyên bảo hay châm

biém, thé hiện một triết lý sâu sắc nào đó bằng những câu chuyện mang tính

ân dụ hay châm biếm, tuy ngắn ngủi nhưng giàu ý nghĩa giáo dục sâu sắc Từ

đó có nhiều câu chuyện ngụ ngôn sau khi được tinh luyện và đã hình thành

nên những cụm từ có định thành ngữ Truyện ngụ ngôn là một trong nhữngnguồn gốc quan trọng nhất của thành ngữ tiếng Trung Hau hết các truyện ngụngôn do các dân tộc sáng tạo ra đều chủ yếu liên quan đến các loài động vật.

Những câu chuyện ngụ ngôn này thường ngụ ý một bài học, ví dụ:

It Ate (diệp Công hiểu long):

Thơi Xuân Thu, có một người tên Diệp Công Diệp Công rất thích con

rồng, đồ vật trong nhà đều khắc, vẽ hình con rồng Rồng thật biết được, đến

thd đầu vào cửa số Diệp Công nhìn thấy sợ hãi vat giò lên cổ bỏ chạy Sau

này, thành ngữ này được sử dụng để ân dụ cho sở thích, đánh giá cao một điều

gì đó trên bề ngoài, còn thực chất bên trong thì không thích, thậm chí khônghiểu gì cả.

†RJE312 (chỉ lộc vi ma):

Thời Tần Nhị Thé, thừa tướng Triệu Cao muốn tiém quyên, nhưng lại sợ

các đại thần khác không ủng hộ Triệu Cao bèn nghĩ ra cách thử, Triệu Cao

biếu Tần Nhị Thế một con hươu và nói: “Đây là con ngựa.” Nhị Thế cười:““Thừa tướng lầm rồi, sao lại bảo hươu là ngựa.” Triệu Cao lại hỏi các quanđại thần Người thì nói thật bảo đây là hươu Kẻ lại nói theo Triệu Cao chođây là ngựa Sao đó Triệu Cao âm thầm giết chết những người nói là hươu.

Thành ngữ này dùng để miêu tả những kẻ xấu dựa vào quyền lực để ngang

nhiên nói dối, đôi trắng thay den.

(2) Bắt nguồn từ thần thoại và truyền thuyết

Thần thoại là những câu chuyện liên quan đến các vị thần tiên hoặc các anh

hùng cô đại, đề cập đến sự hiểu biết, giải thích, tưởng tượng và khát vọng làm

22

Trang 26

đẹp của con người cô đại về các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội Truyềnthuyết là những tuyên bố mà người ta truyền lại với một số nhân vật hay sự việcnào đó, luôn mang yếu tố cường điệu Thần thoại và truyền thuyết gián tiếp phanánh lối sống và cách suy nghĩ của người Trung Quốc cô đại, mang màu sắc cực

kỳ lãng mạn, sau khi tinh luyện một số màu sắc bí ân trong thế giới mà chúng tađang tôn tại dé hình thành những thành ngữ ngắn gon, vi dụ:

We Te 44 7k (giao long đắc thủy):

Truyền thuyết kế rằng giao long sau khi có nước có thể làm mây làm

mưa, cũng có thé bay lên trời Thành ngữ này nghĩa là những người tài nănggap phải thời điểm mà họ có thể thể hiện khả năng của mình.

4{†f?š (thiên mã hành không):

Truyền thuyết ké rằng có một con ngựa thần có thé bay, mang lại sự giúpđỡ và hy vọng cho mọi người Thành ngữ này dùng đề chỉ văn chương, thi ca,

thư pháp hào phóng, không câu thúc.

(3) Xuất phát từ một sự kiện hoặc nhân vật lịch sử

Một phần của thành ngữ Trung Quốc xuất phát từ những câu chuyện lịchsử xảy ra ở Trung Quốc cô đại Các sự kiện lịch sử nay dé cap đến các sự kiện

nhân vật được ghi lại trong lịch sử, hầu hết được trình bày theo cách viết tiêu

sử nhân vật, nó mang tính chân thực Sau này, trong quá trình lưu truyền, nó

dan được khái quát hóa bằng những cụm từ ngắn gọn Sau khi nó trở thành

một thành ngữ, ý nghĩa của chính sự kiện đó hoặc ý nghĩa được mở rộng dođó trở thành ý nghĩa của thành ngữ, ví dụ:

Eh J RAE (ngọa long phượng sô):

Từ sách cổ Tam Quốc chí * Thục chí Gia Cát Lượng Ngọa long: chỉ GiaCát Lượng Phượng sô: chỉ Bàng Thống Hai người này đều là chiến lược gia,

nhà quân sự nổi tiếng thời cuối Hán - Tam Quốc Sau đó thành ngữ này được

sử dụng dé chỉ những người có trình độ hoc vân va khả năng cao.

23

Trang 27

—H*4Z£ (nhất mã dương tiên):

Nó xuất phát từ sách cô Sở ky * Chu bản kỷ, đề cập đến Chu Vũ Vương

xung phong lên phía trước khi chinh phạt vua Trụ Sau nay dùng dé chỉ những

người chiến dau dũng cảm và thiện chiến.

(4) Bắt nguồn từ những câu nỗi tiếng trong tác phẩm

Thành ngữ từ những câu nổi tiếng trong tác phẩm cũng là một phần của

thành ngữ tiếng Trung Hầu hết các thành ngữ này đều xuất phát từ các tác

phẩm cô, đều có nội dung sâu sắc và có ảnh hưởng lớn đến xã hội Những câu

văn noi tiếng trong các tác phẩm đó đều có sức ảnh hưởng rat lớn, theo con

người truyền tai nhau và lưu truyền qua các thời kỳ Ví dụ:3 KJH##š (long phi phượng vũ):

Từ tác phẩm “Biểu trung quan bi” của Tô Thức Nghĩa là như rồng bay,

như phượng múa Dùng đê chỉ sự hùng vĩ của núi sông, sau này được dùng đêchỉ sự tự nhiên và thoải mái của thư pháp.

11 ZENE (mã thủ thị thiêm):

Xuất phát từ “Tả truyền tương công thập tứ niên” Vốn chỉ khi chiến đấu,

người lính nhìn vào đầu ngựa của chủ soái để hành động Bây giờ nó được sửdụng dé ân dụ việc tuân lệnh hoặc phụ thuộc vào ai đó.

(5) Bắt nguồn từ tiếng nói dân gian

Chữ viết là cách lưu truyền thành ngữ chủ yếu nhất, ngoài cách lưutruyền bằng chữ viết còn có một cách khác, đó là truyền miệng Thông quahình thức diễn đạt băng lời nói, người dân sử dụng một cụm từ ngắn dé diễn

đạt một ý nghĩa phức tạp Những cụm từ này dần dần được con người tinhluyện cùng với sự phát triển của xã hội thành những thành ngữ ngắn gọn mà

hiện nay chúng ta đang sử dụng, ví dụ:

Fy Fe W4 (mã tróc lão thử): Như ngựa bắt chuột Dùng để ân dụ làm

việc bận rộn nhưng không hiệu quả.

24

Trang 28

1.3.2 Nguồn gốc của thành ngữ có chữ “tổng - long” và chữ “ngựa - mã”trong tiếng Việt

Người Việt Nam giống người Trung Quốc, rất thích thể hiện những gì

mình muốn nói băng những thành ngữ ngắn gọn trong cuộc sống hàng ngày.Như vậy, số lượng thành ngữ tiếng Việt rất lớn và đối tượng của nó cũng rấtrộng Qua thống kê từ cuốn Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Vănhóa Thông tin, tôi đã thu thập được 57 câu thành ngữ có chữ “rồng - long” và63 câu thành ngữ có chữ “ngựa - mã” Nguồn gốc của chúng có thê được chia

thành các loại như sau:

(1) Bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian

Chữ Việt xuất hiện khá muộn, khi chưa có văn bản nào ghi lại thành ngữtiếng Việt, người ta đã dùng các cách khác dé lưu truyền thành ngữ Hầu hếtcác thành ngữ Việt Nam đều có lịch sử lâu đời hơn chữ viết Việt Nam, hầu hết

các thành ngữ đó đều xuất phát từ truyền thuyết dân gian như:

con Rồng cháu Tiên:

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân,song ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và day dân trồng trot.

Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc

thần đã tìm đến thăm Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng.

Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô

khỏe mạnh Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuốngbiển Âu Cơ đem 50 con lên núi, đặn nhau không bao giờ quên lời hẹn.

Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên

nước là Văn Lang, mười may đời truyền nối không thay đổi.

Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mìnhthường xưng là con Rồng cháu Tiên cho thấy họ rất tự hào về tổ tiên của mình.

(2) Bắt nguồn từ tiếng nói dân gian

25

Trang 29

Trong thành ngữ tiếng Việt cũng có một phần thành ngữ xuất phát từtiếng nói dân gian Phần thành ngữ này do người Việt tự quan sát, tìm hiểu sự

vật rồi tổng kết lại Dựa trên đặc điểm và tập tính của động vật, băng phươngpháp tu từ, các bậc tiền nhân đã sáng tạo ra nhiều thành ngữ liên quan đến

động vật Ví dụ như “thang như ruột ngựa”: ruột ngựa rất dài, dựa vào đặcđiểm này, trong quan niệm của người Việt, ruột ngựa tượng trưng cho sựthăng tính Thông qua sự liên kết này, thành ngữ này biến đổi thành tính cáchcủa con người Trong cuộc sống, người Việt thường dùng thành ngữ nay dé

miêu tả những con người that thà, thang thắn, đi thăng vào van dé.(3) Xuất phát từ kinh nghiệm của người dân

Ngoài nguồn gốc thành ngữ đã nêu trên, trong số các thành ngữ của ViệtNam còn có một số thành ngữ xuất phát từ kinh nghiệm của người dân.

Những hiện tượng đa dạng của môi trường tự nhiên mà con người quan sát,

tìm hiểu qua cuộc sống hàng ngày, sau khi được con người tinh luyện thành

cụm từ ngắn gọn Đối với đất nước Việt Nam, người dân chủ yếu làm nông

nghiệp, những thành ngữ này xuất phát từ kinh nghiệm của người dân rấtquan trọng đối với việc nghiên cứu và tìm hiểu về thành phần ngôn ngữ tiếng

Việt Ví du: Như rồng gặp mây, câu này đồng nghĩa với như cá gặp nước, ân

dụ gặp những người hớp ý với mình hoặc môi trường phù hợp với bản thân

mình Qua kinh nghiệm của người dân thì biết rằng con cá hợp với nước, conrồng hợp với mây.

(4) Bắt nguồn từ thành ngữ ngoại lai

Mỗi dân tộc có một màu sắc văn hóa riêng, tức là văn hóa có ảnh hưởng

đến ngôn ngữ Cùng với sự phát triển, thay đổi của xã hội, việc bị ảnh hưởngbởi văn hóa ngoại lai là điều không thé tránh khỏi Thành ngữ có nguồn gốctừ nước ngoài trong đó thành ngữ tiếng Trung chiếm đa số Việt Nam vàTrung Quốc là nước láng giềng nên Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa

26

Trang 30

Trung Quốc Trong các nghiên cứu trước đây, có người từng thống kê thànhngữ ngoại lai của tiếng Việt và nhận được kết quả: Đa số thành ngữ ngoại laicủa tiếng Việt là thành ngữ gốc Hán, ví dụ: Mã đáo thành công (4 21) Ae),

ngựa quen đường cũ (4 #J1H3§Â), v.v.

1.4 Nội hàm “rồng - long” và “ngựa - mã” và hình ảnh của con vật nàytrong văn hóa Trung Quốc và Việt Nam

1.4.1 Nội hàm “rong - long” và hình ảnh của con vật này trong văn hóaTrung Quốc và Việt Nam

Con rồng từ lâu đã là một hình ảnh nỗi tiếng về sự cao quý, uy quyền vamay mắn, mọi người đều nghĩ rằng nó là hư cấu, thực tế không tồn tại, nhưng

con rồng có ảnh hưởng rất lớn đến cả Trung Quốc và Việt Nam Từ xưa đến

nay, người Trung Quốc và Việt Nam đều coi con vật này là vật thờ cúng, rấtkính sợ nó, trong văn hóa Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều câu chuyện vàtruyền thuyết liên quan đến nó Người Trung Quốc xưng mình là “truyền nhâncủa Rồng”, trong khi người Việt Nam cũng có truyền thuyết “con Rồng cháuTiên” Thành ngữ là tam gương phản chiếu văn hóa của đất nước, trong văn

hóa hai nước đã sinh ra rất nhiều thành ngữ có chữ “rồng - long”, nó có vị trírất quan trọng trong việc nghiên cứu nội hàm văn hóa của hai nước Trong

tiếng Trung tên gọi là “Jz”, còn tiếng Việt có hai cách gọi “rồng” và “long”.Ở Trung Quốc, con rồng tượng trưng cho vương quyền, hoàng dé, ngườicó tài, v.v Con rồng còn tượng trưng cho sự may mắn và uy nghiêm, hoàng

dé được xưng là “chân long thiên tử” Hầu hết các từ liên quan đến con rồngđều chứa những lời khen ngợi, chang hạn như “ÖÈJj#Jÿ##Z£” (long đằng hédược Nghĩa là rồng cuốn hồ chồm, ấn dụ cho một ai đó vươn lên và tạo ra sự

khác biệt), “##-ƒˆhÈ7È” (vọng từ thành long Nghĩa là hy vọng con trai minh

sẽ trở thành người giỏi trong tương lai), v.v.

27

Trang 31

Ở Việt Nam, hình ảnh con Rồng giữ vi trí độc tôn, nó được xem là tổ tiên

của dân tộc Việt Nam Thời phong kiến Việt Nam đều lay chữ “rồng - long”làm biểu tượng cho hoàng dé, dùng chữ “rồng - long” cho hoàng dé và nhữngthứ họ sử dụng, như “long thể”, “gái rồng”, v.v Trong tâm thức người Việt,

con rồng cũng là biểu tượng của sự may mắn, là hình ảnh phải ngưỡng mộ vàkhông thể xúc phạm được Trong tiếng Việt, nhiều từ liên quan đến con rồngcó nguồn gốc từ tiếng Trung, như: “rồng bay phượng múa” (7È KH), “rồngtranh hồ đấu” (7š4J#š *}-), “long bàn hồ cứ” (3#‡Jjj).

Nhưng với nhiều điểm giống nhau như vậy, con rồng trong tiếng Việt

còn mang một ý nghĩa văn hóa đặc biệt Ví dụ: “rồng đến nhà tôm” nghĩa làngười có thân phận cao quý đến xem người có thân phận thấp kém, trong

tiếng Trung người ta thì không dùng chữ “rồng” để nói như vậy.

1.42 Nội hàm “ngựa - ma” và hình ảnh của con vật nay trong văn hóa

Trung Quốc và Việt Nam

Đề đưa ra một cách chính xác nội hàm về thành ngữ có chữ “ngựa - mã”

trong tiếng Trung và tiếng Việt, hiểu được ý nghĩa của chữ “74” trong tiếng

Trung va chữ “ngựa - mã” trong tiếng Việt là một bước không thé thiếu Yếutố “ngựa” trong thành ngữ có chữ “ngựa - mã” là chỉ một loài động vật có vú

được gọi là con ngựa Trong tiếng Trung gọi là “1#” Trong tiếng Việt thì

chăng hạn như “chạy nhanh như ngựa” Bên cạnh đó, con ngựa cũng là biểu

tượng của các thế lực xấu ở Trung Quốc và Việt Nam “F3k&*2]ñj”, tiếng Việt

28

Trang 32

gọi là “đầu trâu mặt ngựa” được sử dụng dé ấn dụ cho bọn côn đồ hung ác

như quỷ dit.

Ngoài ra, con ngựa cũng có ý nghĩa chỉ con người trong bối cảnh cụ thểcủa cả hai ngôn ngữ Ví dụ, tiếng Trung có “HET”, tiếng Việt gọi là

“thanh mai trúc mã” Trong tiếng Trung mô tả khuôn mặt người dài thì gọi là

“mặt ngựa”, tiếng Việt cũng có câu nói “dai như mặt ngựa”.

Sự khác biệt là, con ngựa có ý nghĩa biểu tượng tốt lành ở Trung Quốc,được phản ánh trong các hình vẽ của dân gian Trung Quốc, chang hạn như

hình người đưa tin cưỡi trên lưng ngựa lấy ý nghĩa “ngựa báo bình an” Ngoài

ra đó, con ngựa trong tiếng Trung cũng tượng trưng phụ nữ Và trong tiếng

Việt, hình anh con ngựa được dùng dé châm biém ai đó hay điều gì đó Changhạn như: “ngựa quen đường cũ” để chỉ những thói quen cũ hoặc những lỗi

lâm lại xuât hiện.

29

Trang 33

chỉnh và được sử dụng và hoàn thiện trong một thời gian dài.

Những điểm khác nhau là: Thành ngữ tiếng Trung mang tính văn bản,

còn thành ngữ tiếng Việt thì mang tính khẩu ngữ.

Hầu hết các thành ngữ tiếng Trung có thể hiểu theo nghĩa đen, còn thành

ngữ Việt Nam thì không.

Thành ngữ có sự phân biệt rõ ràng với tục ngữ, quán ngữ và cụm tự từ do.

Ngôn ngữ là một thành phần quan trọng trong văn hóa, là phương tiện

thông tin của văn hóa.

2 Nguồn gốc thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trongtiếng Trung chủ yếu bắt nguồn từ: truyện ngụ ngôn, thần thoại và truyền

thuyết, một sự kiện hoặc nhân vật lịch sử, những câu nồi tiếng trong tác phẩm

và tiếng nói dân gian Trong khi tiếng Việt chủ yếu bắt nguồn từ: truyền

thuyết dân gian, tiếng nói dân gian, kinh nghiệm người dân và thành ngữ

ngoại lai.

3 Con rồng chỉ một con vật trong thần thoại và truyền thuyết mà ngườiTrung Quốc gọi là “2È”, trong tiếng Việt gọi là “rồng” và “long” Nó có mộtvị trí rất quan trọng trong văn hóa Trung Quốc và Việt Nam.

Con ngựa là loài động vật có vú, trong tiếng Trung gọi là “44”, trong

tiếng Việt gọi là “ngựa” và “mã” Nó là phương tiện sản xuất, sinh hoạt và

giao thông quan trọng nhất của người Trung Quốc và Việt Nam thời cổ đại.

30

Trang 34

CHƯƠNG 2:

CÁU TRÚC CUA THÀNH NGU CÓ CHỮ “RONG - LONG”

VÀ CHỮ “NGỰA - MA” TRONG TIENG TRUNG VÀ TIENG VIỆT

2.1 Khảo sát về số lượng của thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ“ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt

Thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung vàtiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc làm phong phú và diễn đạt ngôn ngữtiếng Trùn và tiếng Việt, nó tham gia sáng tác và làm phong phú thêm kho tàng

thành ngữ chỉ động vật của hai nước với nhiều hình thức đa dạng, làm cho cụmtừ cơ bản này da dang hơn về cấu trúc, sâu sắc và tinh tế hơn về nội dung và

ngữ nghĩa Tuy nhiên, trong quá trình sưu tầm tư liệu về thành ngữ, tác giảnhận thấy, trong hệ thống thành ngữ có yếu tố chỉ động vật của tiếng Trung và

tiếng Việt, do hoàn cảnh địa lý và lịch sử, văn hóa không giống nhau, sự gần

gũi giữa con người và từng con vật giữa hai nước là khác nhau, khiến tần suất

xuất hiện của từng con vật giữa hai ngôn ngữ cũng không thống nhất.

Theo thống kê của tôi, tôi đã thu nhập được 219 câu thành ngữ có chữ“rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và 120 câu thành ngữ cóchữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Việt Trong đó đã tìm ra

được 2 câu thành ngữ so sánh có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong

tiếng Trung, 14 câu thành ngữ so sánh có chữ “rồng long” và chữ “ngựa mã” trong tiếng Việt.

-Các thành ngữ ân dụ hóa có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong

tiếng Trung và tiếng Việt là những thành ngữ còn lại sau khi bỏ phần thành

ngữ so sánh có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung vàtiếng Việt Theo thông kê trên, có 219 câu thành ngữ có chữ “rồng - long” vàchữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung, trong đó có 2 câu thành ngữ so sánh, tức

là có 217 câu thành ngữ ân dụ hóa Trong 217 câu thành ngữ ân dụ hóa có 105

31

Trang 35

câu thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng và 112 câu thành ngữ ân dụ hóa phi đối

xứng Trong tiếng Việt, tổng cộng có 120 câu thành ngữ, trong đó có 14 câu

thành ngữ so sánh, thì 106 câu thành ngữ ấn dụ hóa còn lại Trong 106 câuthành ngữ ân dụ hóa có 45 câu thành ngữ ấn dụ hóa đối xứng và 61 câu thành

ngữ ấn dụ hóa phi đối xứng.

2.2 Đối chiếu cấu trúc của thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa- mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt

Về việc nghiên cứu cấu trúc của thành ngữ, các học giả Trung Quốc và

Việt Nam đã từng công bố khá nhiều công trình, họ phân loại cấu trúc của

thành ngữ từ các góc độ khác nhau:

Ở Trung Quốc, bài “Phân tích đặc điểm thành ngữ Hán ngữ” của HànViệt (1999), bằng cách phân tích các mối quan hệ cấu trúc bên trong thànhngữ, chia ra thành ngữ thành sáu loại: cấu trúc đăng lập, cấu trúc chính phụ,

cấu trúc chủ vị, câu trúc động tân, cấu trúc liên động va cấu trúc kiêm ngữ.

Một số nhà nghiên cứu tỉ mi hơn, ví du trong sách Noi về kiến thức thành ngữ,

ông Hứa Cùng Bản chia thành ngữ nói chung thành hai loại: một là cau trúcđơn, hai là cấu trúc ghép Sau đó, thành ngữ cấu trúc ghép tiếp tục được chia

thành mười bảy loại nhỏ hơn, dựa trên mối quan hệ giữa các thành phần bên

trong thành ngữ.

Phân tích về cấu trúc thành ngữ tiếng Việt của các nhà nghiên cứu ViệtNam cũng có nhiều phân loại Ví dụ: Đỗ Hữu Châu chia thành ngữ thành hai

nhóm chính dựa trên cấu trúc ngữ pháp cơ ban của thành ngữ: một là thành

ngữ có cấu trúc như câu, hai là thành ngữ có cấu trúc cụm từ; còn Hoàng Văn

Hành chia thành ngữ thành hai loại chính: thành ngữ có cấu trúc đối xứng vàthành ngữ có cấu trúc phi đối xứng.

Kết quả nghiên cứu cấu trúc của thành ngữ nói chung có thể cung cấp

nhiêu cơ sở nghiên cứu đáng tham khảo và tham khảo cho việc nghiên cứu câu

32

Trang 36

trúc của các loại thành ngữ loại nhỏ , bao gồm thành ngữ có chữ “rồng - long”và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt Luận văn này dựa trên

cách phân loại của Bạch Thị Lê trong bài “So sánh cấu trúc ngữ nghĩa các đơn

vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm

Tày-Thái ở Việt Nam” đề phân loại thành ngữ, cô chia như sau: thành ngữ sosánh có yếu tố chỉ động vật, thành ngữ 4n dụ hóa đối xứng có yếu tố chỉ độngvật và thành ngữ ân dụ hóa phi đối xứng có yếu tô chỉ động vật.

Tôi chọn phương pháp phân loại này là do thành ngữ có chữ “rồng - long”

và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt nói chung có những điểmtương đồng như sau: Cả hai đều có cấu trúc cố định, về mặt nội dung ngữ

nghĩa ngoài nghĩa đen còn có ý nghĩa an dụ Nói cách khác, những thành ngữnày nói chung là mượn hình ảnh con vật đề thể hiện một suy nghĩ hoặc quan

niệm nào đó của con người Và cách thé hiện ý nghĩa an dụ này không giống

nhau ở trong mỗi thành ngữ Một số thành ngữ từ nghĩa đen có thể thấy nghĩa

biểu trưng của nó, ví dụ: “nói như rồng cuốn” Có những thành ngữ chỉ nhìn

vào nghĩa đen mà không thấy nghĩa biểu trưng của nó là gì, chăng hạn như:“long đầu xà vĩ” (trước thịnh sau Suy).

Vì vậy, tôi chia thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong

tiếng Trung và tiếng Việt thành ba loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ an dụ

hóa đối xứng và thành ngữ ân dụ hóa phi đối xứng Sau đó tiếp tục phân tích,khảo sát cấu trúc từng loại để tìm ra sự giống và khác nhau trong cấu trúc

thành ngữ giữa hai ngôn ngữ này.

2.2.1 Thành ngữ so sánh

2.2.1.1 Đặc điểm thành ngữ so sánh

(1) Đặc điểm thành ngữ so sánh trong tiếng Trung

Học giả Trung Quốc Vương Dần và Vương Thiên Dực trong bài “Phântích cấu trúc thành ngữ so sánh của tiếng Trung” cho rằng thành ngữ so sánh

33

Trang 37

của Trung Quốc bao gồm ba phan:

“bản thé”: là phần được so sánh (về A);“dụ thể”: là phần so sánh (về B);

“từ so sánh”: như “80”, “4Д, “#?”,

Nếu trong một thành ngữ mà cả ba thành phần này đều xuất hiện, thành

ngữ đó được gọi là thành ngữ so sánh hoàn chỉnh, tức là cấu trúc “A như B”.

Có lúc phần được so sánh có thể bỏ qua, nhưng phần so sánh và từ so sánh

phải có, trong khi thành ngữ vẫn giữ lại ý nghĩa “cái gì như cái gì” Những thành

ngữ như vậy được gọi là thành ngữ so sánh không hoàn chỉnh, tức là cấu trúc

“như B” Nhưng thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếngTrung không có cấu trúc này cho nên tôi không thảo luận thêm.

(2) Đặc điểm thành ngữ so sánh trong tiếng Việt

Học giả Việt Nam cũng như học giả Trung Quốc, cho rằng thành ngữ so

sánh Việt Nam gồm ba thành phần: phần được so sánh (về A), phần so sánh

(về B), và từ so sánh (ví dụ: như, bằng, hơn) Họ cho rằng dé có thé goi motthành ngữ so sánh là hoàn chỉnh can phải có ba thành phan này cùng xuất hiện

(A như B) Quan điểm này giống hệt với thành ngữ so sánh của Trung Quốc.

Ví dụ:

Nói như rồng cuén

A B

34

Trang 38

Trong đó “nói” là phần được so sánh, “rồng cuốn” là phần so sánh, “như”

sánh hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh đều phải có từ so sánh nhưng trong

tiếng Việt thì có thé không cần Trong thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ

“ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt không thấy cấu trúc này.2.2.1.2 Cau trúc thành ngữ so sánh

Theo tiêu chuẩn định nghĩa thành ngữ so sánh có chữ “rồng - long” vàchữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt ở trên, tôi đã thu thập được

số thành ngữ so sánh có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng

Trung và tiếng Việt Kết quả như sau:

Bảng 2.1: Thành ngữ so sánh có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã”trong tiếng Trung và tiếng Việt

Thành ngữ so sánh tiếng Trung |_ Thành ngữ so sánh tiếng Việt

Sô lượng 2 14

Tỷ lệ (%) 0,91 11,67

irae (kiều nhã kinh

Long lên như ngựa;

Ví dụ long)

¬ Như rồng như phượng

Fy Quy 7È (mã như du long)

35

Trang 39

Theo bảng 2.1, có thê thấy tỷ lệ thành ngữ so sánh có chữ “rồng - long”và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Việt không cao, chỉ chiếm 0,91% của tông số.

Tỷ lệ thành ngữ so sánh có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếngTrung còn thấp hơn nhiều, chỉ chiếm 11,67% của tổng số Từ so sánh trongtiếng Trung đã được sử dung hai từ “4” và “#7”, còn tiếng Việt chỉ có từ

“như” được sử dụng trong thành ngữ so sánh có chữ “rồng - long” và chữ

“ngựa - mã”.

Sau phân tích số lượng của thành ngữ so sánh có chữ “rồng - long” và

chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt mà phải phân tích cấu trúc

của nó Đề cho dễ về việc phân tích, tôi làm “phần được so sánh” là về A,

“phan so sánh” là về B, thì sẽ có 3 loại cau trúc:

1 A như B (thành ngữ so sánh hoàn chỉnh)

2 Như B (thành ngữ so sánh không hoàn chỉnh, bỏ phần được so sánh)

3 AB (thành ngữ so sánh không hoàn chỉnh, bỏ từ so sánh, cau trúc này

chỉ có trong tiếng Việt, tiếng Trung không có)1 Cau trúc “A như B”

Thành ngữ so sánh có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếngTrung có cau trúc A như B có 2 câu thành ngữ, chiếm tổng số 100% Thành

ngữ so sánh có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Việt có cấutrúc A như B có 6 câu thành ngữ, chiếm tông số 60,00%.

Trong cấu trúc này, có ba yêu tô tạo nên thành ngữ và ý nghĩa trung tâmluôn nằm ở về A, trong khi về B chỉ mang chức năng so sánh Và A thường là

từ chứ không phức tạp như về B (một từ, một cụm từ, một kết cầu chủ VỊ, ).

Do đó, khi phân loại chỉ tiết, chúng tôi tập trung vào về A dé chia thành ngữ so

sánh A như B thành các tiểu loại nhỏ hon, cụ thé là 3 tiểu loại: Vé A là từ loạidanh từ, về A từ loại động từ và về A từ loại tính từ.

-Về A là từ loại danh từ

36

Trang 40

Những thành ngữ có mô hình dang này thì vé A là những danh từ chỉ bộphận hay danh từ chung như : “*##IIƒ# 7È” Nhung khi về A là một cụm danh

từ có quan hệ chính phụ như: “Ngựa xe như nước”.

Khi về A là một danh từ, về B là cụm danh từ, có duy nhất 1 câu thành ngữ

Trong tiếng Trung: 1ÿ 1| Fe (Mã như du long)

A (danh từ) B (cum danh từ, quan hệ động - tân)

Nghĩa Việt: Ngựa như rồng đang bay, miêu tả cạnh trên phố đông người,

náo nhiệt.

Khi về A là một cụm danh từ, về B là danh từ, thì có duy nhất 1 câu thành

ngữ Việt.

Ngua xe nhu nudc

A cum danh từ, quan hệ chính phu) (danh từ)

Khi về A là động từ và về B là cụm động từ, có 3 câu thành ngữ trong tiếng

Việt và trong thành ngữ Trung không có.

Chạy như ngựa tế

Atđôngtừ) — (eumđộngtừ, quan hé C-V)

Nói như rồng cuốn

Ađộngtừ) — (eym động từ, quan hé C-V)

Nói như ròng leo

A (động từ) Boum động từ, quan hệ C-V)

37

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Thành ngữ so sánh có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Đối chiếu thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt
Bảng 2.1 Thành ngữ so sánh có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” (Trang 38)
Bảng 3.4: Thành ngữ tiếng Trung tương đương với thành ngữ tiếng Việt - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Đối chiếu thành ngữ có chữ “rồng - long” và chữ “ngựa - mã” trong tiếng Trung và tiếng Việt
Bảng 3.4 Thành ngữ tiếng Trung tương đương với thành ngữ tiếng Việt (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN