1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Đóng góp của “Thượng Kinh ký sự” về mặt thể loại đối với văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX

96 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đóng góp của “Thượng Kinh ký sự” về mặt thể loại đối với văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
Tác giả Lê Thị Thuỳ Linh
Người hướng dẫn GS.TS Trần Nho Thìn
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Chuyên ngành Văn Học Việt Nam
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 22,89 MB

Nội dung

Thượng kinh ký sự được đề cập như một dẫn chứng tiêu biểu cho sựvận động của nền văn học trung đại trong các giáo trình, công trình nghiêncứu như Văn học Việt Nam thé kỷ XVIII đến mửa da

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÓNG GÓP CUA THƯỢNG KINH KY SỰ VE MAT THE LOẠI

DOI VỚI VĂN HOC VIET NAM NỬA CUOI THE KY XVIII — NỬA DAU THE KY XIX

LUAN VAN THAC SI VAN HOC

HA NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THÙY LINH

ĐÓNG GOP CUA THUONG KINH KY SU VE MAT THẺ LOẠI

DOI VOI VAN HOC VIET NAM NỬA CUOI THE KY XVIII — NỬA DAU THE KY XIX

Luan van thac si chuyén nganh: Van Hoc Viét Nam

Mã số: 822 9030.04

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Trần Nho Thìn Các nộidung nghiên cứu, kết quả trong đề tài đều trung thực và chưa từng đượccông bố ở bat kì công trình nào khác Những số liệu trích dẫn đều có nguồn

goc rõ ràng.

Hà Nội, tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Lê Thị Thuỳ Linh

Trang 4

Đặc biệt, tác gia xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất

tới GS.TS Trần Nho Thìn đã luôn tận tâm hướng dẫn, định hướng, chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, xin gui lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn be đã

giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành

từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè

Hà Nội, tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Lê Thị Thuỳ Linh

Trang 5

MỤC LỤC

j9 3

1 Lý do chọn đề tài 5-52 56Sz SE EEEEEEE1211212121111211 211111111 11 11T 3

2 Lịch sử vấn đề ccc+cc th HH re 4

3 Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - 9

4 Phương pháp nghién CỨU - - - c2 E31 E***EE+*EEEveEEeeeEeeerereerreerrreree 10

5 Đóng góp mới của luận VĂn - - - <6 1E 191v vn ren II

6 Cấu trúc của luận văn ¿- - tt E+EEEESEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEkrkrrerrrrr 12Chương 1: TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU - 13

1.1 Khái quát về thé ký trong văn học Việt Nam c.cccceccecessessessseseeeeseeses 13

1.1.1 Lý luận về thé ký - 2-2 ©E+E£2E£+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEE121 E1 EEerrreg 13

1.1.2 Quá trình phát triển của thé ký trong văn học Việt Nam 17

1.2 Văn xuôi ký sự chữ Hán trong văn học Việt Nam nửa cuối thé ky XVIII

— nửa đầu thé kỷ XIX -¿- ¿2S 2E 2 12112E127171211211211 2112111111 ty 221.3 Vài nét về Lê Hữu Trac và Thượng kinh ký sự cccccccec: 28

1.3.1 Tác giả Lê Hữu Trác - 22-22 2xx EEEE2111211211 211211 ecrre 28

1.3.2 Tác phẩm Tượng kinh ky) SU ccescesccssesscsscessessessessessessessessessessessesseessen 33Chương 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA THƯỢNG KINH KÝ SỰ TRÊNPHƯƠNG DIEN NOT DUNG 55252222222 t2teterererrrrrrrrrres 36

2.1 Bức tranh lịch sử — xã hội Việt Nam dưới thời vua Lê chúa Trinh 36 2.2 Cảnh quan thiên nhiên, đất nước trên hành trình “thượng kinh” 44 2.3 Dấu ấn cá nhân của Lê Hữu Trac seecsssescssseeessseeeessneeessneeeessneessnees 49

Trang 6

Chương 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA THƯỢNG KINH KÝ SỰ TRÊN

PHƯƠNG DIEN HÌNH THUC - 2-22 S2S£+£Et£E£EEzEeerxerrsrred 59

3.1 ‹{( nh 6 3 59 3.2 Điểm nhìn, ngôi kỂ - - ¿- ¿52+ £+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerreee 62 3.3 Ngôn ngữ va ION điỆU - - G111 ng ng Hư, 68

E6am› so — Ô 68

3.3.2 GIONG 00 351.7 77

KẾT LUẬN 2-52 CS SE E21 EEEEE11211 2111111110111 11 11111111 11x rre 86

TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2 2+SE+EE£EE£EEEEEE2EEEEEEEErrkerkerreee 89

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1.1 Trong nền văn xuôi tự sự Việt Nam, ký được coi là loại thể giữ một vi trí quan trọng nhờ khả năng lôi cuốn, khơi gợi được lòng tin nơi độc giả bằng những phản ánh chân thật về hiện thực cuộc sống Với đặc điểm nổi trội đó, ký đã khám phá và phản ánh sâu sắc về đối tượng được miêu tả, đề xuất được những tư tưởng, quan niệm có ý nghĩa đối với đời sống hiện thực

vừa chạm đến chiều sâu cảm xúc con người Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII

- nửa dau thế kỷ XIX là thời kỳ lịch sử Việt Nam có nhiều biến động dữ dộinhưng đây cũng là giai đoạn văn học phát triển rực rỡ và thu được nhiềuthành tựu lớn ở các thé loại Trong đó, đáng chú ý nhất là sự hoàn thiện của

thê ký với những bước tiễn về mặt nội dung cũng như nghệ thuật Văn ký sự

đã khăng định vị thế của mình với nhiều tác phẩm ký ra đời biểu thị sự quan tâm của con người trước những biến cô xảy ra trong xã hội, như Via rung tuy bút và Châu phong tạp thảo của Phạm Đình Hỗ, Tang thương ngdu lục của Phạm Đình Hồ (bút danh là Tùng Niên) và Nguyễn Án (bút danh là Kính Phủ), Thuong kinh ký sự của Lê Hữu Trac Ký trung đại thoi kỳ này không chỉ phản ánh kip thời hiện thực sôi động của xã hội Việt Nam thời Lê — Trinh,

mà còn góp thêm một bước tiến đáng ké vào sự phát triển của văn học trung

đại Việt Nam.

1.2 Lê Hữu Trác không chỉ được biết đến là vị danh y mẫu mực, nhân

từ, một nhà nho ân dật rất mực thanh cao mà ông còn là một nhà văn, nhà thơlớn của văn học trung đại Việt Nam sống vào thế kỷ XVIII, được coi là niềm

tự hào của dân tộc ta Không chỉ là nhà y học lớn nhất của nước Việt thời ky

trước, mà ông còn là một nhà văn lỗi lạc, ông tổ của nghề báo Việt Là mộtnhà nho ẩn dat nhưng mang trong minh tư tưởng nhập thé hành đạo, lại sống

Trang 8

trong một thời đại đầy rẫy những biến động, mâu thuẫn, Lê Hữu Trác phảiluôn đấu tranh với bản thân mình: giữa một bên là sự bon chen danh lợi vớimột bên là cuộc sông thanh nhàn của một vi lương y Điều đó đã khiến cho

những trang ký sự của ông thấm đậm chất trữ tình, giàu giá trị hiện thực và mang một màu sắc triết lý về nhân sinh một cách sâu sắc.

1.3 Thượng kinh ký sự là đỉnh cao của tác phẩm ký nghệ thuật đích

thực đầu tiên của văn học Việt Nam, là sự hoàn thiện của thé ký thời trung đại

và được coi là chuân mực cho những tác phẩm ký sau này Day là tác phẩm

lớn, có ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử văn học dân tộc, đặc biệt là giai đoạnnửa cuối thế ky XVIII — nửa đầu thé ky XIX Dat Thuong kinh ký sự trong dòngchảy văn học ký sự Việt Nam giai đoạn nửa cuối thé ky XVII — nửa đầu thé kyXIX để thấy được vị thế, cũng như những đóng góp về mặt nội dung và nghệthuật mà tác phâm mang lại Với những lý do trên, chúng tôi chon dé tài “Đóng

góp của Thượng kinh ký sự về mặt thê loại đối với văn học Việt Nam nửa cuối thé

kỷ XVIII— nửa đầu thế ky XIX” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2 Lịch sử vấn đề

Được hoàn thành vào cuối năm 1783, 7) hượng kinh ký sự của Lê HữuTrac trở thành một tác pham văn xuôi ký sự bằng chữ Hán có giá trị nghiêncứu to lớn trong nền văn học Việt Nam 7 hượng kinh ký sự là một tác phẩm

trong bộ Hai Thượng Lan Ông y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trac Trong một thời gian dai, tác phẩm tồn tại dưới dạng chép tay Phải đến năm Hàm Nghi (1885), bộ sách mới được tổ chức in gồm 65 quyên, trong đó Thượng kinh ký

sự được in ở quyên 64 Sức hấp dẫn của văn bản này được thể hiện trước hết

ở số lượng phong phú các ban dich của các học giả như Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật, Phó bảng Phan Võ, Ứng Nhạc Võ Văn Đình và Bùi Hạnh Cần.

Năm 1923, Nguyễn Trọng Thuật dịch đăng trên Nam Phong tap chi với nhan

đề “Một tập du ký cụ Lãn Ông” Nhìn nhận Lê Hữu Trác trên các phương

Trang 9

33 66

diện “danh nho”, “danh y”, “văn sĩ”, “đạo đức văn chương”, “đức nghiệp”,

Nguyễn Trọng Thuật khăng định vị trí “cuốn du ký kiệt tác” có sự kết hợp

linh hoạt giữa thơ và ký Trong lời giới thiệu ở ban dịch Thuong kinh ky sự, Phan Võ khái quát về hoàn cảnh lịch sử mà Lê Hữu Trác viết Thượng kinh ký

sự, nhìn nhận: “Đây là một thiên phóng sự duy nhất của văn học cổ viết vềngười thực, việc thực cách sinh động với lối hành văn giản di, tinh tế” [48, tr.11] Trong lần xuất bản đầu tiên vào năm 1977, dịch giả Bùi Hạnh Cần cũngđánh giá cao giá trị phan ánh hiện thực về Hà Nội thời Lê Mat của tác phẩm

Năm 1993, lời giới thiệu của bản dịch của Vũ Văn Đình nhận xét Tượng

kinh ký sự “là một áng văn rất đáng chú ý Văn thơ của ông (Lê Hữu Trác) ởđây đượm vẻ cao quý của kẻ an dat, chứa dung tu tuong xuat tuc” [50, tr 2]

Trong khuôn khổ bài viết giới thiệu bản dich, các dich giả đã đưa ra những

nhận xét ban đầu về Lê Hữu Trac và 7; hượng kinh ký sự nhằm định hướngngười đọc chiếm lĩnh sâu hơn về nội dung và nghệ thuật của văn bản

Cùng với đó, hàng loạt các bài viết giới thiệu khái quát về tác giả Lê

Hữu Trác và Thượng kinh ký sự trong các từ điển, công trình nghiên cứu, giáo

trình xuất hiện Năm 1943, Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử

yếu, khi tìm hiểu văn học chữ Hán, đã lưu tâm đến hàng loạt các tác phẩm

truyện ký, trong đó có Thuong kinh ký sự cùng với Công du tiệp kí, An Nam

thống nhất chí Nhóm Lê Quý Đôn trong công trình Lược thảo lịch sử vănhọc Việt Nam (1957) và Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn hoc sử giản tướctân biên (1961) chú ý đến bút pháp trữ tình và lối du ky phan ánh hiện thực

day đủ, sâu sắc trong Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trac Năm 1970, nhân ki niệm 250 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một số công trình nghiên cứu quan trọng được công bồ, trong đó tiêu biểu gồm Thân thé

và sự nghiệp y học của Hải Thượng Lãn Ông của Nguyễn Văn Thang, LêTran Đức, Tim hiểu kho sách Hán Nôm (tập 1) của Trần Văn Giáp, bài viết

“Lê Hữu Trac và con đường của một người tri thức trong cơn phong ba dữ dội

Trang 10

nửa cuối thé ki XVII” của Nguyễn Huệ Chi đăng trên Tap chí Van học sé 6, bài viết “Thử tim hiểu nha y học nổi tiếng Việt Nam hồi thé ki XVIII” của Văn Tân va “Tinh thần khoa học và tinh than phục vụ quần chúng của Hải Thuong Lin Ông Lê Hữu Trac” của Nguyễn Dong Chi đăng trên Tap chí

Nghiên cứu lịch sử số 135 Các học giả đều tập trung ca ngợi tài năng, phẩmchất của Lê Hữu Trac và nhấn mạnh đến nội dung phản ánh hiện thực củaThượng kinh ký sự, đặc biệt nhà phê bình Nguyễn Huệ Chi còn chú ý đến tâmtrạng bàng hoàng thao thức, đấu tranh với chính mình của nhà danh y khi trở

lại Thăng Long, trở lại xã hội “trâm anh thế phiệt” cũ.

Thượng kinh ký sự được đề cập như một dẫn chứng tiêu biểu cho sựvận động của nền văn học trung đại trong các giáo trình, công trình nghiêncứu như Văn học Việt Nam thé kỷ XVIII đến mửa dau XIX của Hoàng HữuYên, Nguyễn Lộc (1962), Văn học Việt Nam thời phong kiến của Hoàng HữuYên (1975) Năm 1977, trong cuốn Tổng tdp văn học Việt Nam (tập 7), tac giảBùi Duy Tân đã nhận xét rằng: “Đến Thượng kinh ký sự thì loại văn ký sự đã

có một thành tựu đặc sắc” với “một tâm hồn giàu cảm xúc, bút pháp tinh tẾ,

kín đáo” [43, tr 21] với đường nét và ngòi bút chạm khắc trong tác phẩm đầy

chân thật, rõ nét, phản ánh đầy đủ mọi mặt của đời sống Năm 1980, ở cuốn

Lịch sử văn học Việt Nam (tập 1), nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định và đưa

ra những đánh giá đối với tác phâm dưới góc độ phong cách văn chương: “Lê

Hữu Trác đã bỏ xa phong cách khoa trương, bay bướm hay xu hướng truyền

kì dé ghi lại những câu chuyện bình thường, có thật trong đời sống hằng ngày,

không phải của một vĩ nhân xa lạ nào mà của chính ngay bản thân mình” [34,

tr 320] Theo tác giả, Thượng kinh ký sự không giống như những áng văn truyền kì, kì quái, quái đản giống như trong các tác phâm truyền kì trước đó,

mà Thượng kinh ký sự ra đời gan liền với những biến chuyền của thời cuộc,

của hiện thực xã hội đương thời, của hơi thở thời đại, nó vừa phản ánh hiện

thực đồng thời tác phâm cũng là tiên phong cho lối viết ký sự hiện đại Nhưng

Trang 11

nhìn nhận lại van đề, thì đây cũng mới là nhận định đánh giá sơ lược và khái quát về tác phâm cũng như phong cách của nhà văn Năm 1989, tác giả Đỗ Đức Dục với công trình Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du, ông đã nhân mạnh rang tác phẩm Thuong kinh ky sự là “thiên ký sự dai nóng hồi hiện

đại đầu tiên của văn học Việt Nam” Theo nhận định của tác giả, những lờitâm sự của Lê Hữu Trác có xuất hiện trong thiên ký sự “Bên cạnh phần tâm

sự đó nổi bật bức tranh xã hội vẽ lên cảnh kiêu sa đồi bại, tan tạ và sự sup đồđột ngột như sét đánh của cung đình phong kiến họ Trịnh mà dường như Lê

Hữu Trac đã linh cảm thấy trước” [8, tr 156] Dù đã đưa ra những khác biệt

ma Thuong kinh ký sự dem tới, nhưng tat cả vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sơlược và khái quát, chưa có những nỗi trội riêng biệt của tác phẩm

Trong Tử điển văn hoc (1983) và Từ điển Việt Nam từ nguồn sốc đếnhết thé ki XIX (1997), các tác giả đều nhất trí khang định vị trí đặc biệt của

Thượng kinh ky sự với tư cách một tập ký chữ Han có giá tri to lớn trong van

học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế ky XVIII — nửa đầu thế kỷ XIX Năm

1997, trong công trình Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Trần Nghia đã

xếp “du ký” của Lê Hữu Trac vào bang phân loại chung của tiểu thuyết chữ

Hán Việt Nam Năm 1999, trong công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ

XVIII - dau thé ki XIX, Nguyễn Lộc đã nhận xét: “Thượng kinh ký sự là mộttập bút ký đặc sắc của nhà y học nồi tiếng Lê Hữu Trac, ghi lại những điều tai

nghe mắt thấy và tâm trạng của ông trong chuyến ra kinh thăm bệnh cho thế

tử Trịnh Cán” Đó chính là “tâm trạng của một con người cực kì bất mãn đối

với xã hội đương thời” [26, tr 53] Ra đời cùng năm 1999, công trình Mấy van dé thi pháp văn học trung đại Việt Nam của Trần Dinh Sử đặt van đề tìm hiểu Thượng kinh ký sự từ phương diện thé loại ký, đánh giá cao vai trò của tập ký thấm đẫm tinh văn chương, “đánh dấu trình độ ký văn học cô điển Việt Nam đạt đến trình độ cao, có tính chất đột phá, sáng tạo” [41, tr 279] Năm

2001, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na cho ra đời Văn xuôi tu sự Việt Nam

Trang 12

thời trung đại, tập 2: Ky nhưng phải đến công trình Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam (2006) mới khái quát toàn diện về quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng của thể loại ký cũng như những lời đánh giá

chuyên sâu, độc đáo về tác pham Tượng kinh ký sự Ông đi đến kết luận:

“Thượng kinh ký sự là tác phầm ký nghệ thuật đích thực đầu tiên của ViệtNam Nó không chỉ là đỉnh cao, là sự hoàn thiện thể ký Việt Nam thời trungđại, mà còn là mực thước cho lối viết ky sau nay” [31, tr 435]

Bên cạnh đó, không ít các luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ khai thác

Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác dưới nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu

có thể kế đến luận án tiến sĩ Kí văn xuôi chữ Hán thé kỷ XVIII — XIX (2002)

của Phạm Thị Ngọc Lan, luận văn thạc sĩ Chân dung Lê Hữu Trác qua

Thượng kinh ký sự (2004) của Phạm Thuý Hang, luận văn thạc sĩ Nghệ thuật

tự sự trong Thượng kinh kỷ sự của Lê Hữu Trác (2007) của Nguyễn Phú Tạo, luận văn thạc si But pháp trữ tình trong Thượng kinh ky sự của Lê Hữu Trac (2014) của Nguyễn Thị Thêm, luận văn thạc sĩ Thé tai du ký từ “Thượng kinh

ký sự” của Lê Hữu Trác đến “Mười ngày ở Huế” của Phạm Quỳnh (2019) của Doãn Thúy Hoa Các tác giả đi sâu tìm hiểu và phân tích các phương diện nội dung và nghệ thuật của Thuong kinh ký sự, từ đó góp phần dựng lại chân dung của một thi nhân, một lương y, một nhà nho với cốt cách thanh

cao, tam lòng nhân hau của Lê Hữu Trac và bức tranh hiện thực xã hội phong

kiến Việt Nam thời Lê — Trịnh Từ đó, các công trình làm rõ đặc trưng của thể loại ký trong văn xuôi tự sự trung đại và khám phá các bút pháp hiện thực, trữ tình được kết hợp đa dạng trong thiên ký sự này.

Tình hình nghiên cứu về Tượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác diễn ra vô cùng sôi nổi và phong phú, gặt hái được nhiều thành tựu tiêu biểu Tất cả những kiến thức, tư liệu quý báu trên sẽ là nguồn tham khảo và định hướng

đúng dan, vững chắc về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và tàiliệu tham khảo dé chúng tôi có cái nhìn tong quan và toàn diện khi thực hiện

Trang 13

đề tài: “Đóng góp của Thượng kinh ký sự về mặt thê loại đối với văn học Việt Nam nửa cuối thế ky XVIII — nửa đầu thé kỷ XIX” Tuy nhiên, hầu hết các

kết quả nghiên cứu chưa nắm bắt triệt dé những đóng góp về mặt thé loại của

Thượng kinh ký sự một cách tong thé và có hệ thống Vì vậy, tìm hiểu và

nghiên cứu về những đóng góp của Thượng kinh ký sự mang lại về thé ký sựtrong giai đoạn văn học Việt Nam từ cuối thế ky XVIII đến đầu thé kỷ XIXnhìn chung còn là vấn đề mới mẻ Đây là điều kiện giúp chúng tôi đào sâu đặctrưng làm nên giá trị độc đáo cho thé ký và cung cấp cái nhìn toàn diện về giá

trị tác phẩm Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác.

3 Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là tập truyện ký Thuong kinh

ký sự của Lê Hữu Trác.

3.2 Pham vi nghiên cứu Luận văn giới hạn sự nghiên cứu tác phẩm Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trac ở các phương diện nội dung và hình thức từ góc nhìn thé ký.

Đến thời điểm hiện nay có bốn bản dịch Thượng kinh ký sự ra chữquốc ngữ với những tên khác nhau của các tác giả: Mot tap du ký của cụ Lan

Ông — Thượng kinh ký sự của Nguyễn Trọng Thuật (1923), Thuong kinh kí sự

(1959) của Phan Võ, Kí sự lên kinh (1977) của Bùi Hanh Cần, Thuật lạichuyến di vê kinh đô (1993) của Vũ Văn Đình Qua bốn bản dịch trên, chúngtôi nhận thấy bản dịch của Phan Võ có nhiều ưu điểm hơn về văn phong mặc

dù có lược bớt một số chỗ — chủ yếu lược các bài thơ “có tính chất thù tac của người đương thời”, hoặc “nghĩa không rõ” và đơn thuốc không liên quan Dich giả đã cô gang dịch hết phan ký sự và chia thành các chương dé người

đọc tiện theo dõi Chính do câu văn dịch rõ ràng, gần gũi với người đọc thờinay nên bản dịch của Phan Võ được Nhà xuất bản Giáo dục tuyển chọn vàochương trình sách giáo khoa phổ thông năm 2002 Xuất phát từ lí do trên,

Trang 14

chúng tôi xin được chọn bản dịch Thuong kinh ký sự của Phan Võ (NXB Văn học năm 1959 và được tái bản năm 1971) làm đối tượng nghiên cứu chính Bên cạnh đó chúng tôi cũng tham khảo các bản dịch khác để đối chiếu, so sánh khi cần thiết.

3.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.3.1 Mục đích nghiên cứu:

— Vận dụng lý luận về thé ký dé nghiên cứu một trường hợp cụ thé

trong văn học trung đại Việt Nam nhằm làm sáng tỏ quá trình vận động của

thể loại này trong văn học Việt Nam.

— Phân tích, đánh giá các phương diện nội dung và hình thức của

Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, nhằm hướng tới cái nhìn bao quát về tác

phẩm cũng như những đóng góp về mặt thê loại đối với văn học Việt Nam

nửa cuối thé ky XVIII — nửa dau thé ky XIX

3.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

— Khái quát lý luận về thé ký và văn xuôi ký sự chữ Hán trong văn học Việt Nam nửa cuối thé kỷ XVIII — nửa đầu thế kỷ XIX.

— Phân tích các phương diện nội dung và hình thức của Thuong kinh

ký sự của Lê Hữu Trác từ góc nhìn thê ký.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:

— Phương pháp phân tích tác phâm theo đặc trưng thê loại: trên cơ sở

năm vững đặc trưng của thé ký, phương pháp này nhằm giúp cho sự phân tích

bám sát vào những đặc trưng của thể loại, chỉ ra những đóng góp của Thượng kinh ký sự trong bối cảnh văn học Việt Nam nửa cuối thé ky XVIII — nửa đầu thế kỷ XIX.

10

Trang 15

— Phương pháp loại hình: phương pháp loại hình được sử dụng nhằm phân chia và nhận diện tác phẩm Thượng kinh ký sự qua những bình diện nội dung và hình thức làm nên đặc trưng của văn xuôi ký sự chữ Hán.

— Phương pháp nghiên cứu văn học sử: Thuong kinh ky sự là một hiện

tượng văn học đa dạng, phức tạp, chịu sự chi phối trực tiếp và gián tiếp củanhững tiền dé xã hội — lịch sử — văn hóa Dé nhận diện và tìm hiểu đối tượng

này, phương pháp nghiên cứu văn học sử được sử dụng để nghiên cứu tác

phẩm trong mối tương quan với hoàn cảnh lịch sử — xã hội khi tác phẩm rađời và được tiếp nhận, nghiên cứu theo giai đoạn văn học Từ đó, luận văn chỉ

ra vị trí, vai trò của Thuong kinh ký sự trong nền văn xuôi ký sự trung đại giaiđoạn nửa cuối thé kỷ XVIII — nửa đầu thé ky XIX

— Phương pháp phân tích — tổng hợp: phương pháp này giúp chúng tôi

làm rõ những nét đặc trưng về phương diện đề tài, thể loại của tác phẩm, đi

sâu khai thác dựa trên ngữ liệu trong tác phẩm.

— Phương pháp lịch sử — xã hội: phương pháp này được áp dụng khi khai thác về tiêu sử và thời đại của tác giả Đặt tác giả vào bối cảnh thời đại,

những biến cố xã hội đương thời dé thấy mối liên hệ giữa các vấn đề được đặt

ra.

— Luận văn cũng sử dụng một số thao tác trong quá trình nghiên cứu

như so sánh, hệ thống hóa, đối chiếu, lý giải nhằm làm bật được những điểm sáng tạo và khác biệt về mặt thể loại trong Thuong kinh ký sự, từ đó có cái nhìn bao quát và cụ thể, khách quan.

5 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn nêu được những đóng góp của Thượng kinh ký sự về thê loại trên các phương diện nội dung và hình thức dé có cái nhìn tương đối toàn diện

về tác phẩm cũng như những đóng góp của Lê Hữu Trác đối với nền văn học

trung đại Việt Nam Từ đó giúp độc giả hiểu đúng và sâu những nét độc đáo

II

Trang 16

của thiên ký sự này, một đỉnh cao của thé ký trung dai Việt Nam của bậc danh

y lỗi lạc, một nhà văn, nhà thơ tài hoa cả về kiến thức lẫn phẩm chất tốt đẹp.

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở dau, phần kết luận và tai liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương sau:

Chương 1: Tổng quan van đề nghiên cứu

Chương 2: Những đóng góp của Thượng kinh ký sự trên phương diện nội dung

Chương 3: Những đóng góp cua Thuong kinh ký sự trên phương diện

hình thức

12

Trang 17

Chương 1: TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CUU

Những hình thức ghi chép có tinh chat ky đã xuất hiện từ rat sớm, gan liền với sự xuất hiện của chữ viết Trong mười thế kỷ của văn học trung đại

Việt Nam, sự hình thành và phát triển của thể ký gắn liền với những bướcchuyển mình mạnh mẽ trong xã hội, văn hóa Việt Nam Thể ký mang trong

mình nhịp đập của dòng chảy xã hội đương thời, những tâm tư, nguyện vọng

của các tác giả đang trực tiếp chứng kiến và ghi lấy Điều này khiến thé ký

vừa có ý nghĩa thực tiễn sinh động vừa mang giá trị nghệ thuật sâu sắc Do

đó, tìm hiểu về thể ký là một bước đầu quan trọng trên hành trình khám phá

và nam bắt tiền trình vận động của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIH — nửa đầu thế kỷ XIX cũng như khẳng định vị thé của 7¡ hượng kinh ky sự của

Lê Hữu Trác trong bức tranh toàn cảnh ấy

1.1 Khái quát về thể ký trong văn học Việt Nam

1.1.1 Lý luận về thể ký

Ký ra đời rất sớm trong lịch sử văn học của nhân loại Theo các tác giả

biên soạn giáo trình Li luận văn học, tập 2 thi: “Kí vốn là tên gọi của một thé

văn đã xuất hiện từ trước đời nhà Hán ở bên Trung Quốc bên cạnh các thé văn

công vụ, hành chính khác Đời Đường có nhiều tác phâm kí để ghi lại việc

xen với lời bình Kí ngày càng phát triển và được ý thức về đặc điểm thê loại” [42 tr 241] Thé ky văn học có vai trò va vi tri quan trọng trong văn xuôi tự

sự, là thể loại có khả năng phản ánh hiện thực đời sông một cách trực tiếp, cụ

thé và sinh động Theo công trình Ly luận văn học của Hà Minh Đức thì ký là

một thé loại cơ động, “thể hiện ở chỗ ký có khả năng bám sát cuộc sống, phản

ánh linh hoạt hiện thực bằng nhiều dạng thức khác nhau Ký sự nghiêm ngặt tái hiện những sự kiện phong phú của đời sống: hồi ký ghi lại những diễn biến

của câu chuyện và nhân vật theo bước đi của thời gian qua sự hồi tưởng: bút

ký, tuỳ bút thể hiện một cách linh hoạt việc phản ánh cuộc sống khách quan

13

Trang 18

và bộc lộ những suy tưởng chủ quan ” [12, tr 210] Những sự kiện được ghi chép trong các tác phẩm ký đều là sự kiện có thật và được chứng thực, đây là

nguyên tắc cơ bản dé xác định đặc điểm của ký văn hoc trong việc miêu tảcon người và cuộc sống Có ý kiến cho rằng đặc trưng của ký năm ở chỗ nómang đậm tính chính luận, nhưng có người lại cho rằng đặc điểm của ký rõrệt tính chủ quan Trong khi đó, nhiều người tìm thấy đặc trưng của ký là tính

tư liệu, có nghĩa là phản ánh người thật việc thật Việc xem xét toàn diện các

đặc trưng mà nhiều người nhận định có ý nghĩa góp phần phản ánh đặc trưng

của ký.

Trong 750 thudt ngữ văn học có nêu: “Ký là tên gọi chung cho một

nhóm thê tài nằm giao nhau giữa văn học và ngoài văn học (báo chí, ghi

chép), chủ yếu là văn xuôi tự sự, gồm các thé như bút kí, hồi ki, du kí, phóng

sự, kí sự, nhật kí Ký nói chung khác với truyện ở chỗ tác phẩm ký không cómột xung đột thống nhất, phần khai triển của tác phẩm chủ yếu mang tínhmiêu thuật Đề tài và chủ dé của tác phẩm ký có khác so với truyện” [1, tr

179] Theo Từ điển tiếng Việt: “kí là thê văn tự sự viết về người thật, việc thật

có tính chất thời sự, trung thành với mức cao nhất” [38, tr 520]

Ở Năm bài giảng về thể loại (Kí và tiểu luận), Hoang Ngọc Hién cũng

đã nhận xét rằng: “Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương dai, ký là một

thuật ngữ dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều “thể” hoặc

“tiêu loại”: bút ký, hồi ký, du ký, ký chính luận, phóng sự, tuỳ bút, tản văn,

tạp văn, tiểu phẩm ”, bên cạnh đó, đặc trưng của ký là “viết về cuộc đời thực

tại, về “người thật”, về “việc thật” Tác phẩm ký “thường được viết như là sự phản ứng trực tiếp với những biến cé thời sự trước những van đề nóng bỏng đương đặt ra trong cuộc sống” [17, tr 5].

Theo Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, TrầnĐình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) cho rằng ký là “một loại hình văn

học trung gian, năm giữa báo chí và văn học gôm nhiêu thê, chủ yêu là văn

14

Trang 19

xuôi tự sự như bút kí, hồi ki, du kí, phóng sự, kí sự, tuỳ bút ”, ký là một thé loại văn học có đặc điểm “tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống và không hư cau” và “nhà viết kí luôn đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực

đời sống được phản anh trong tác phẩm” [15, tr 162-163] Theo Tran Dinh

Sử thì “kí thực sự là một lĩnh vực văn học đặc thù Đó là các tác phẩm vănxuôi, tái hiện lại các hiện thực đời sông và nhân vật như là các sự thật xã hội,không tô vẽ Đó là hình thức văn học dé chiếm lĩnh các sự thực ngoài vănhọc của đời sông” (34, tr 352]

Ở cuốn Lý luận văn học, Hà Minh Đức (chủ biên) cũng đã đưa ra ý

kiến rằng: “Kí văn học là một thé loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong việc

phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất Tác pham ki vừa có khả năng đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của

thời đại, đồng thời vẫn giữ được tiếng nói vang xa sâu sắc của nghệ thuật”[12 tr 210] Đồng thời, ông còn nhận định rằng: “Các thé kí văn học chủ yếu

là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi với nhiều dạng tường

thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những sự kiện va con người có thật

trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tínhthời sự của đối tượng được miêu tả” [12, tr 217]

Ký là một thể loại văn học mà nó bao gồm nhiều tiểu loại, thé loại Và

nếu chia theo cách truyền thống, ta có thể phân loại ký văn học thành hai

nhóm dựa trên phương thức biểu đạt chính trong tác phẩm Nhóm đầu bao

gồm các thê ký thiên về tự sự, yếu tố tự sự, đó là những tác phẩm phóng sự,

ký sự, nhật ký, hồi ký, du ký Nhóm còn lại sẽ bao gồm các thé ký thiên về trữ tình, các sự kiện, sự việc sẽ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của chính tác giả, đó là những tác phâm bút ký, tuỳ bút, tản văn.

Đặc điểm nổi bật của ký là ghi chép các sự việc, do đó yêu cầu tínhxác thực cao, đây cũng là đặc trưng quan trọng nhất và có tính nguyên tắc của

ký Trong ký, sự việc và con người được nhắc đên phải cụ thê, chính xác,

15

Trang 20

thậm chí có địa chỉ một cách rõ ràng Các tác pham ký thường gắn với một hoàn cảnh cụ thé, có thé liên quan đến chính cuộc đời của tác giả hay những

điều mà tác giả đã được trông thấy trực tiếp, tận mắt chứng kiến và trải qua

Vì thế mà các tác pham ký thường mang tinh chủ quan, thé hiện quan điểm,

cảm xúc trực tiếp của người viết thông qua việc tái hiện hiện thực

Chính do khả năng xây dựng hình tượng nghệ thuật băng cách lựachọn từ những điển hình có thật trong đời sống đã khiến cho ky văn học cóquan hệ với báo chí một cách tự nhiên Đây là mối quan hệ của những thể loại

đồng hành trên con đường nhận thức và phản ánh hiện thực Cũng giống như

nhà báo, các tác giả ký văn học phải lăn xả vào cuộc sống, trực tiếp lắng nghehơi thở của cuộc song Tuy co đối tượng là phản ánh người thật, việc thật

nhưng tác pham ký văn học không phải là báo chí Nó không chịu áp lực của

yêu cầu thông tin thời sự mà phải đáp ứng những yêu cầu khác vốn khôngđược đặt ra đối với các tác phẩm báo chí Đó là thái độ thâm mỹ trong việcthông tin về hiện thực Mặc dù không coi hư cấu nghệ thuật như một thủ pháp

chính nhưng ký văn học về căn bản vẫn nhằm tới việc xây dựng được những hình tượng nghệ thuật thông qua việc lựa chọn những con người, sự việc tiêu biểu, điển hình trong đời sống và tái hiện lại một cách sinh động với ngôn ngữ văn học và các biện pháp nghệ thuật khác Theo giáo sư Hà Minh Đức, tác phẩm ký văn học phải là nơi gặp gỡ của hai yếu t6 cơ bản là hiện thực đời sống và giá tri nghệ thuật Điều nay cũng thé hiện ở mục dich tái hiện sự thật

thông qua việc lựa chọn đối tượng Người thật, việc thật trong ký văn học có

cấp độ điển hình rất cao Mặc dù vẫn có thé tái tạo sự kiện nhưng mục đích chủ yếu của ký văn học vẫn nhằm phản ánh con người Điều này không giống với mục đích của các tác phâm ký báo chí, trong đó con người không được tái tạo với tư cách như những hình tượng mà chỉ được coi như những nhân chứng trực tiép hoặc gián tiép liên quan đên sự kiện.

16

Trang 21

Ký không chỉ đơn thuần là kê lại những sự kiện có thật trong đời sống, diễn biến theo trình tự tuyến tính, khô khan và khuôn mẫu, ký còn thể hiện suy nghi, thái độ, tinh cảm, đánh gia của tác giả thông qua một vài sự việc

tiêu biểu trong tác phẩm, có thé là khen, chê, có thé đồng tình hoặc phản đối,

hay chỉ đơn thuần là bày tỏ cảm xúc Chính những bình luận mang cảm xúccủa tác giả cùng với những sự kiện có thật trong thực tế đời sống đã tạo nên

sự hài hoà, kết hợp giữa hai yếu tổ tự sự và trữ tình Với tính chất phóng

khoáng, linh hoạt, ký giúp nha văn vừa phan ánh được hiện tại, vừa quay

ngược về quá khứ

Chính vì vậy, ký không chỉ là một thé loại có vai trò và vị tri riêng

trong đời sống văn học, bên cạnh đó, ký còn có thể được coi là thể loại lưugiữ những sự thực về đời sống xã hội, đan cài lồng ghép những cảm xúc nghệthuật của người viết, sẽ là kho tư liệu quý giá cho những sáng tạo nghệ thuật

Sau này.

1.1.2 Quá trình phát triển của thể ký trong văn học Việt Nam Trong nên văn học Việt Nam, bên cạnh các loại hình văn xuôi khác,

ký có một lịch sử lâu dài và phong phú, chiếm một vị trí quan trọng trong tiến

trình vận động và phát triển của đời sống văn học Lịch sử của thể ký như một

chiếc gương phan nào phản ánh lịch sử của văn học trung đại Việt Nam cũng

như thời kỳ hoàng kim của văn học trung đại dân tộc được ghi dấu bằng

những thành tựu lớn của thể ký Cùng với sự ra đời của văn học trung đại ViệtNam vào thế kỷ X, ký được đánh giá là loại hình văn xuôi tự sự phức tạp

nhất, chủ yếu được viết bằng chữ Hán chịu ảnh hưởng sâu sắc của các văn thể Trung Hoa Trong thời kỳ đặt nền móng cho văn xuôi trung đại vào thế kỷ X

— XIV, về cơ ban, ký vẫn thuộc văn học chức năng, bị giới hạn trong khuôn

khổ đề tài viết về hiện tại Hai loại chính của thê ký giai đoạn thé kỷ X — XIX

là văn khắc và tự bạt Các văn bản viết bằng đao, băng đục trên chất liệu ran

như go, đông, da, gôm, xương thú, mai rùa đêu có thê gọi là văn khac Nội

17

Trang 22

dung văn bia thời kỳ này không phong phú nhưng văn phong khá đa dạng Mỗi bài là sự kết hợp giữa tả cảnh, tả tình, ké việc, kể người với phát biểu trực tiếp cảm nghĩ cá nhân người cầm bút nên chúng mang đậm chất ký Một

số bài văn bia nổi tiếng như: Bảo Ninh Sung Phúc tự bi, Can Ni sơn Hương

Nghiêm tự bi minh (Khuyết danh), Thiên phúc tự hong chung minh văn củaSamo Thich Hưng Huệ 7T bat nhằm mục đích giới thiệu, bày tỏ quan điểmcủa mình đối với văn chương, học thuật, tiêu biểu có: Thiền tông chỉ nam tự,Kim Cương tam muội kinh tự, Bình dang lễ sam văn tự, Lục thi sam hoi khoa

tw của Trần Thái Tông, Vạn Kiếp tông bí truyền thư tự của Trần Khánh Dư,

Việt điện u linh tập tw của Ly Tế Xuyên, Thượng Sĩ ngữ lục bạt của Trần

Khắc Chung

Sang đến giai đoạn thứ hai, từ thế kỷ XV — XVII, cùng với sự bùng nỗ

về tác phẩm sưu tầm cũng như sáng tác trên mọi lĩnh vực, từ thơ ca trữ tìnhđến văn xuôi tự sự, từ văn học chữ Hán đến văn học viết băng chữ Nôm, từvăn học chức năng đến văn học nghệ thuật đã làm cho thể văn tự bạt phát

triển theo Ky dưới dang tự bạt đến hậu kỳ trung đại tách dan ra thành môn khoa học riêng: nghiên cứu — phê bình — lý luận văn học và chia tay văn xuôi

tự sự Song nó đã đặt nên móng cho loại hình kí nghệ thuật: tự bạt là tiếng nói

cá nhân người cầm bút; khi vai trò cá nhân chưa trực tiếp bộc lộ thì thể kýđích thực chưa thé ra đời Cùng với tự bạt, thế kỷ XV — XVII còn có những

tác phẩm văn xuôi tự sự như Nam Ong mộng luc của Hồ Nguyên Tring,

Thánh Tông di thảo của Lê Thanh Tông, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ,

Thiên Nam vân lục liệt truyện của Nguyễn Hàng Thế nhưng đặc điểm nỗi bật của văn xuôi tự sự giai đoạn này là ký chưa thành một thể riêng mà chỉ là một phần nhỏ năm trong tác phẩm tự sự nhiều thiên Truyện ngắn thé ky XV

— XVII đã đạt đến đỉnh cao nhưng ký nghệ thuật đích thực chi mới bat đầu Ranh giới giữa truyện và ký cũng hết sức mờ mỏng, theo nhà nghiên cứu

Nguyễn Đăng Na: “Điều làm nên sự phân biệt giữa truyện và ký về bản chất

18

Trang 23

là thái độ người cầm bút Nếu người cầm bút tách mình khỏi các sự kiện, các nhân vật đang được miêu tả như người ngoài cuộc thì đây là truyện, ngược lại, tác giả hòa mình vào sự kiện, các nhân vật với tư cách là người trong cuộc thì đây là ký” [30, tr 37].

Ký trung đại chỉ thực sự ra đời ở giai đoạn thứ ba từ thế ky XVIII đếngiữa thé kỷ XIX Mở dau cho thể kí thé ki XVIII — XIX là Cong du tiép kí của

Vũ Phuong Đề (năm 1755 hoàn thành) Nhiều năm sau, Trần Tiến cho ra đờiliên tiếp hai tác pham ki khá đặc sắc là Tiên tướng công niên pha lục (viết

xong năm 1764) và Trần Khiêm Đường niên phả lục (ngừng viết năm 1765).

Có thể nói, Trần Tiến đã đưa thể kí phát triển thêm một bước mới Trước hết, tác giả bám sát hiện thực, phản ánh trực tiếp những sự kiện, những con người

quanh ông, hoặc của chính bản thân ông Nhưng chủ yếu, hiện thực cuộc sốngkia được phản ánh từ góc nhìn của người cầm bút Với sự ra đời của Thượngkinh ký sự (1783) của Lê Hữu Trac, tác phẩm đã đạt đến đỉnh cao, hoàn thiệnthé ký trung đại và là mẫu mực cho lối viết ký với tác phẩm sau đó như: Bắc

hành tùng ký của Lê Quynh, Vii trung tùy bút của Phạm Đình Hỗ, Tang

thương ngẫu lục của Phạm Đình Hỗ và Nguyễn Án, Tây hành kiến văn kỷlược của Lý Văn Phức Nửa cuối thế kỷ XIX là giai đoạn đời sống xã hội và

văn học nghệ thuật bị đảo lộn dưới những chiến địch xâm lược của thực dân Pháp Cũng như truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi, sau khi đạt đỉnh cao ở

giai đoạn thứ ba, ký rơi vào bề tắc Song ở giai đoạn này vẫn có một tác phẩm

ky đáng chú ý là Gid Viên biệt luc của nhóm tac giả Phạm Phú Thứ, Phan Thanh Giản và Ngụy Khắc Dan Tuy có hạn chế là tác pham dành cho vua đọc (tức trở thành một biên bản) nhưng Giá Viên biệt lục vẫn đánh dâu bước phát triển mới về quy mô phản ánh và đối tượng phản ánh của ký Những nỗ

lực cuối cùng này không thê cứu van được sự bé tắc của ký trung đại, chuẩn

bị nhường bước cho ký hiện đại.

19

Trang 24

Bước sang thế kỷ XX, cùng với sự phát triển vượt bậc của chữ Quốc

ngữ và việc ra đời các loại báo, tạp chí, các nhà xuất bản khắp trong cả nước

thì thể ký cũng xuất hiện và mau chóng giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn học với tác pham kí hiện đại đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ đã ra

đời là Chuyến đi Bắc Kì năm At Hợi 1876 của Trương Vinh Ký Ta có thé kêđến một số tác phẩm ki trong 30 năm đầu của thế kỷ trước như: Hương Sonhành trình kí của Nguyễn Văn Vĩnh, Mười ngày ở Huế và Một tháng ở Nam

Kì của Pham Quỳnh Tuy thành tựu kí giai đoạn nay chưa có gi thật sự nổi bật song định hướng nay là một tiền đề dé cho kí có những bước nhảy vot ở giai

đoạn tiếp theo Với giai đoạn tiếp theo 1930 — 1945, kí đã phát triển rực rỡ

Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của kí, bởi trong vòng 15 năm, kí đã phát triển với tốc độ chưa từng thấy cả về số lượng tác giả lẫn chất lượng tác

phẩm Kí giai đoạn này chủ yếu được thé hiện dưới hai dạng: phóng sự và tùybút Ở thé loại tùy bút, có thé kế đến các tùy bút tiêu biểu như: Ha Nội bămsáu phố phường của Thạch Lam, Chiếc lu dong mắt cua, Tóc chị Hoài, Tùy

bút I, Tày bút II của Nguyễn Tuân Ở thê loại phóng sự thì có các phóng sự

nổi tiếng thời bấy giờ như: Tôi kéo xe của Tam Lang, Việc làng, Tập án cáiđình của Ngô Tất Tố, Com thay cơm cô, Kỹ nghệ lay Tây, Cam bấy người của

Vũ Trọng Phụng Như vậy, phóng sự và tùy bút là hai tiêu loại kí tiêu biểu làm nên những thành tựu nôi bật của kí giai đoạn 1930 — 1945.

Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, trong một thời điểm lịch sử mới,

ký sẽ có những bước phát triển mới cả về nội dung phản ánh lẫn hình thức thê

hiện Ký vẫn tỏ rõ ưu thế của thê loại trong nền văn xuôi Việt Nam hiện dai Bên cạnh các thể loại khác, các sáng tác của thể ký đã ghi lại khá đầy đủ diện mạo và tiến trình cách mạng, các sự kiện lịch sử chủ yếu củađời sống đất

nước và con người Việt Nam trong 30 năm chiến tranh và cách mạng Thời kỳ

kháng chiến chống thực dân Pháp đã tạo nên một bước phát triển mới của văn

xuôi, trong đó ký đóng một vai trò đáng kể với những tác phẩm như: Trong

20

Trang 25

rừng Yên Thế, Trận phố Rang của Tran Đăng, Trên những con đường Việt Bắc, Vài nét ghỉ qua vùng vừa giải phóng, Ở rừng của Nam Cao, Đường vui

của Nguyễn Tuân, Đường vô Nam, Ngược sông Thao của Tô Hoài, Kí sự Cao

— Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Bước vào công cuộc chống Mỹ cứu nước

và xây dựng chủ nghĩa xã hội, ký luôn có mặt hàng đầu, trở thành vũ khí xungkích: Những ngày nồi giận của Ché Lan Viên, Đường lớn của Bùi Hiển, Chứngtôi ở Con Cỏ của Hồ Phương, Những sự tích ở Dat thép, Người mẹ cam súng,Uớc mơ cua đất của Nguyễn Thi, Sống như Anh của Trần Dinh Vân, Bức thu Ca

Mau của Anh Đức, Đường chúng ta đi, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc của Nguyễn Trung Thành — Nguyên Ngọc, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ

giỏi của Nguyễn Tuân, Kết thúc giai đoạn chống Mỹ cứu nước là một loạt ký

sự về Mùa xuân đại thắng 1975, ghi lại thời điểm hào hùng của một thời đánh Mỹ

và thắng Mỹ: Tháng Ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Nhật kí chiến dịch của

Nguyễn Thành Vân — Nguyễn Trọng Oánh

Bên cạnh những sáng tác ký đi sâu vào những vấn đề kinh tế, xã hội,

văn hóa mang cảm hứng nghiên cứu đời sống trước bước chuyền mình, đổi

thay của hình thức xã hội từ thời chiến tranh sang thời bình là sự xuất hiệncủa các hồi ký văn học mang đậm yếu tố tự truyện: Nửa đêm suc tinh của Lưu

Trọng Lu, Mot giọt nắng nhạt của Nguyễn Khải, Cát bụi chân ai của Tô

Hoài, Nhớ lại một thời của TỔ Hữu, Từ bến sông Thương của Anh Thơ Saunăm 1975, đất nước bước vào hoa bình, xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhất là

vào thời kỳ Đổi Mới (1986), ký có sự chuyên mình rõ rệt Với phương châm

“nhìn thăng vào sự thật”, thé phóng sự một thời gian dài vắng bóng nay lai hồi sinh Các thể ký, tuỳ bút, tạp văn, tản văn cũng xuất hiện phong phú hơn bao giờ hết Đội ngũ viết ký đông đảo, nhiều cây bút chuyên tìm tòi ở thé loại

và ngày càng khang định được phong cách riêng, tiêu biểu là: Nguyễn Khảivới tạp văn; Mai Văn Tạo, Băng Sơn với thể Tản văn, đoản văn; Minh

Chuyên, Hoàng Minh Tường, Hoàng Phủ Ngọc Tường với thể bút ký Xu

21

Trang 26

hướng “dân chủ hoá” đã giúp ký thâm nhập vào muôn mặt của cuộc sống, mở rộng phạm vi phan ánh, các nhà văn công khai bày tỏ thái độ, cách nhìn, cách đánh giá đối với hiện thực Đặc biệt người viết ký có cơ hội dé bộc lộ vai trò

của chủ thê sáng tạo, khăng định được dấu ấn của riêng mình

1.2 Văn xuôi ký sự chữ Hán trong văn học Việt Nam nửa cuối thé

kỷ XVIII — nửa đầu thé kỷ XIX

Cuối thế ky XVIII đến đầu thé ki XIX, Việt Nam trong giai đoạn đầybiến động bởi nội chiến và các phong trào, khởi nghĩa của nông dân; chế độphong kiến nước ta đi từ khủng hoảng đến suy thoái Cuộc khởi nghĩa Tây

Sơn (Nguyễn Huệ) lật đồ tập đoàn phong kiến Dang trong (chúa Nguyễn) và Dang ngoài (vua Lê chúa Trinh), đồng thời cũng đánh tan giặc ngoại xâm

(quân Xiêm, quân Thanh) Chế độ phong kiến Việt Nam cực thịnh vào thế kỷ

XV, nhưng sang đến thế ky XVI, XVII đã bắt đầu xuất hiện những vết nut,những dấu hiệu của sự suy yếu Đến giai đoạn nửa cuối thế ky XVIII — nửađầu thế kỷ XIX thì nó đã không còn là dấu hiệu nữa, chế độ phong kiến nước

ta bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, sự khủng hoảng này bộc lộ

trên nhiều phương diện, nhưng nỗi bật nhất là sự thối nát, suy thoái trong toàn

bộ nền cơ cấu của chế độ phong kiến Việt Nam Lúc này, giai cấp thống trịkhông còn đủ năng lực để lãnh đạo đất nước nữa Vì thế mà mâu thuẫn trong

chính nội bộ giai cấp phong kiến, giữa nhân dân với giai cấp thống trị ngày càng trở nên gay gắt, cùng với đó là những cuộc khởi nghĩa bùng nó, tiêu biêu

là các cuộc khởi nghĩa của nông dân, đỉnh cao giai đoạn đó là phong trào Tây Sơn Ngay ban thân Cao Bá Quát — một nhà Nho chân chính thời bấy giờ, vốn thấm nhuan tư tưởng Nho giáo mà ông cũng đứng lên chống lại triều đình, thé hiện khao khát thay đổi hiện thực thối nát của đất nước lúc bấy giờ “Từ thé

ky XVIII ở nước ta, không chỉ có sự suy vong của một triều đại, mà là sự tổng

khủng hoảng của toàn bộ chế độ phong kiến” [40, tr 165].

22

Trang 27

Cuối thế ky XVIII, chính vì sự lũng đoạn của các tập đoàn phong kiến, triều đình lúc đó không còn chăm lo phát triển kinh tế Nông nghiệp đình trệ, "ruộng đất tư của dân nghèo phần nhiều rơi vào tay hào phú, dân nghèo không có miếng đất căm rùi” [36, tr 91] Dé đáp ứng nhu cầu, có rat

nhiều khu chợ đã mọc lên ở khắp nơi nhất là vùng đồng bằng Kinh tế hànghoá phát triển cùng với thế lực đồng tiền và lối sống thị dân đã có ảnh hưởngrất lớn đến trật tự giai cấp phong kiến Tư tưởng tự do ảnh hưởng sâu sắc đếnđời sông làm xuất hiện cái tôi cá nhân Trên cơ sở đó, thé kí với đặc trưng ghi

chép xác thực, ít phụ thuộc vào những vật liệu có sẵn hơn các thé loại văn học khác đến thời điểm này đã có điều kiện bộc lộ trực diện hơn cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ Sự phát triển của kinh tế hàng hoá và đời sống đô thị đã tạo điều kiện vật chất và môi trường thuận lợi cho văn chương giai đoạn này phát

triển trong đó có thê ký

Chính những biến động về đời sống xã hội đó đã có những tác độnglớn đến hệ tư tưởng và đời sống văn học nước nhà, văn học Việt Nam giai

đoạn nửa cuối thé ki XVIII đến nửa đầu thé ki XIX được coi là thời kì phát

triển rực rỡ và đỉnh cao, giai đoạn này đánh dấu bước trưởng thành toàn diện

của văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là giai đoạn văn học cô

điển và đã chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa Nỗi bậthơn cả là tiếng nói đòi quyền sống, đòi đấu tranh và giải phóng con người,

đặc biệt là người phụ nữ.

Sự sụp đồ của ý thức hệ phong kiến cũng là mam mông để manh nha

hình thành và phát triển mạnh mẽ trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, và cụ thê trong các tác phẩm văn học thời kỳ này nó biểu hiện những nội dung mang giá trị nhân đạo sâu sắc: phê phán xã hội phong kiến; cảm thông, yêu thương con người, trân trọng, đề cao gia tri của con người, đặc biệt là người phụ nữ; bên

cạnh đó, văn học giai đoạn này còn thể hiện ước mơ, khát vọng về một xã hội

công băng, bác ái, tôn trọng phâm giá và hạnh phúc của con người.

23

Trang 28

Văn học luôn phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội, chính những biến động của hiện thực là chất liệu dé các tác giả đưa vào trong đứa con tinh thần của mình Khi quần chúng càng ngày càng bị áp bức, bóc lột, đối đầu gay gắt với nhà nước phong kiến, mâu thuẫn trong xã hội ngày càng tăng cao,

chính vì thế mà không ít các nhà văn đã cất lên tiếng nói của cá nhân mình,phê phán và lên án chế độ phong kiến cùng giai cấp thống trị thối nát đươngthời Trong giai đoạn này, những cái tên như Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm,Nguyễn Gia Thiéu, Hồ Xuân Huong, thơ Nguyễn Du với đỉnh cao là Truyện

Kiểu đều ghi lại dâu ân trong thé hệ lớp nhà thơ, nhà văn đương thời; hay

như Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ dù được coi là hai cây đại thụ ở giai

đoạn cuối vẫn có thể tiếp tục tinh thần nhân đạo nhưng dần dần đã bộc lộ được cái tôi, cái tình cảm riêng tư, ý thức cá nhân của con người.

Một khía cạnh của giá trị nhân đạo dễ nhận thấy trong giai đoạn này là

thái độ cảm thông, tình yêu thương con người và sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp

của họ Xã hội phong kiến vốn dĩ bất công, số phận con người cũng vì thế mà

lênh đênh, trôi nổi; quyền sống, quyền hạnh phúc của họ cũng bị tước đoạt

bởi những thế lực tàn bạo Chính vì vậy, không ít các nhà văn, nhà thơ đã cất

lên tiếng nói cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của những người “hồng nhan bạc

mệnh” Như Truyện Kiéu của Nguyễn Du, ông khắc hoạ hình ảnh nàng Kiều

có nhan sắc, có tài năng, có trí tuệ, nhưng cuộc đời lênh đênh “ba chìm bảy

nổi”, cả tình duyén lẫn số phận đều không trọn ven:

“Cung thương làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

Hay đối với H6 Xuân Hương — bà chúa thơ Nôm, bà ca ngợi vẻ đẹp

hình thé của người phụ nữ trong Dé tranh tổ nữ:

“Hỏi bao nhiêu tuôi hỡi cô minh

24

Trang 29

Chị cũng xinh mà em cũng xinh”

Trong rất nhiều truyện thơ Nôm như Phan Tran, Hoa Tiên, Tổng Trân

Cúc Hoa, các nhân vật nữ đều là những nhân vật thông minh, có ý thức vềquyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc

Cùng với sự ca ngợi, trân trọng thì sự cảm thông, thương xót với sốphận bat hạnh của con người cũng là một khía cạnh tiêu biểu của văn học thời

kì này Trong Làm /ẽ của Hồ Xuân Hương, bà thé hiện sự thông cảm cho thân

phận làm lẽ của người phụ nữ trong xã hội xưa:

“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùngChém cha cái kiếp lay chồng chung”

Qua lời người chinh phụ trong Chính phụ ngâm, Đặng Trần Côn lên

án cuộc chiến tranh phi nghĩa, tước đoạt đi hạnh phúc cá nhân của những con

người lúc bay giờ Trong Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều thé hiện sựthương cảm đối với những cung nữ, cung oán ngâm là khúc ca ai oán, đầy uấthận của những người cung nữ có tài có sắc, ban đầu được vua yêu thương,

sủng hạnh, nhưng chăng được bao lâu lại bị quên lãng khi độ tuổi còn đang dang đở xuân thì, họ chờ đợi trong tuyệt vọng cùng cực, chán ghét, trách móc

cuộc đời bạc bẽo, phù du.

Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVII — nửa đầu thế kỷ

XIX đã phản ánh đầy đủ, rõ nét, phong phú và sâu sắc xã hội nước ta đương thời Văn học giai đoạn Việt Nam cuối thế ky XVIII dén dau thé ki XIX phat

trién manh ca về văn xuôi và văn van, cũng như cả văn học chữ Hán và cả văn

học chữ Nôm Văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc đạt tới đỉnh cao như thơ Nôm viết theo thể Đường luật, ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát, truyện thơ viết theo thé lục bát Văn học chữ Hán cũng đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật lớn như tiêu thuyết chương hồi với tác phẩm

Hoàng Lê nhất thong chí (Ngô gia văn phái), thé ký với đỉnh cao Thượng kinh

kí sự (Lê Hữu Trac), tuỳ bút với ang Vii trung tu) bút (Phạm Đình Hồ)

25

Trang 30

Bản thân ký khác với thơ, truyện hay kịch vì ký là một loại hình văn học phức tạp và rất khó có phân định, ranh giới về mặt thê loại Vì ký là ghi

chép sự việc nên đối tượng mà ký hướng đến nhất thiết phải là người thật việc

thật, xảy ra thật trong đời sống Sự việc và con người phải được soi chiếu và

tái hiện một cách khách quan nhất Cho nên người viết ký không nên đưa vàotác phâm văn học những điều thuộc về chủ quan duy lý của người viết, nhữngcảm xúc cá nhân hay góc nhìn phiến diện một chiều Vì độ khách quan vàchân thực của nó, ký như một pho tư liệu lịch sử quý giá, giúp những thế hệ

sau khi soi chiếu lại quá khứ lich sử thông qua các tác phâm văn học, sẽ có cái nhìn đúng đắn và hiểu rõ hơn về con người va sự việc của thế hệ trước Văn học Việt Nam giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX

được coi là thế kỷ của ký Ký xuất hiện với sự đa dạng về hình thức và phongphú về nội dung, kip thời phan ánh hiện thực sôi động của Việt Nam thế kỷ

XVIII — XIX.

Tang thương ngdu lục của Pham Đình Hỗ và Nguyễn An là thé ký ghi

lại những điều mắt thấy tai nghe, trong bối cảnh hiện thực rối ren, hỗn loạn về

chính trị xã hội làm nảy sinh đấu tranh giai cấp, nội bộ hàng ngũ giai cấp

phong kiến phân tranh, giành ngôi giữa các phe phái Trịnh — Nguyễn, Lê —

Trịnh tất cả đã thu vào cõi mắt tang thương hình ảnh cuộc sống bị đảo lộn,

giá trị văn hoá, phong tục lễ nghi bị xuyên tac Pham Dinh Hồ và Nguyễn

Án sinh vào cuối đời Cảnh Hưng - đây được coi là thời đại có thé khơi nguồncảm hứng về sự tang thương của lịch sử dân tộc, băng tài năng và ngòi bút

chân thực sắc bén của mình, hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ đã được khúc xạ rõ nét qua từng trang văn, ghi lại một thời kỳ đầy bão táp của lịch sử nước nhà Trong tác phẩm Tang thương ngấu lục, Kính Phủ ké tiếp chuyện ăn

chơi trong phủ Chúa, tác giả bằng cách quan sát tỉ mi, ghi chép những sự việc

một cách chân thật, vì thế mà qua những trang viết của tác giả, người đọc thay

được sự thối nát trong bộ máy lãnh đạo lúc bấy giờ, vua Lê “hữu danh vô

26

Trang 31

thực” không có chút quyền lực gì, chúa Trịnh lạm dụng quyền hành, lấy danh

vua Lê làm điều bất chính, ăn chơi sa đoạ Cảnh Trịnh Sâm chơi bời: “Mỗi năm đến Tết trung thu, từ trước may thang, Chua phat gam trong cung ra dé làm hàng trăm hàng nghìn cái đèn lồng, cái nào cũng tinh xảo tuyệt vời, mỗi

cái giá may chục lạng vàng” [19, tr 27] Mỗi trang văn đều lật tây thói 16 lăngcủa chúng, tội ác nảy sinh tội ác: “Nửa đêm, Chúa ngự kiệu đến ao, xuốngthuyền Quan hầu và các phi, thiếp gõ ván hò reo, đi lại vùn vụt và lênh đênhtrên sông Bỗng chốc lại đánh đàn, lại thối sáo, lại ca hát, tiếng vang lanh

lảnh, khiến người tưởng lên chơi cung Quảng Hàm mà nghe khúc nhạc Quân thiên Chúa nhìn ngắm lấy làm vui sướng, đến mãi gà gáy mới về” [19, tr.

27].

Nam hành ký đắc tập của Phạm Nguyễn Du đã phản ánh tình cảnhkhốn khổ của nhân dân Đàng trong thời chúa Nguyễn, đồng thời vạch trầnnhững chuyện thối nát, xấu xa trong xã hội đương thời Hay như tác phẩmHoàng Lê nhất thống chí đã vẽ lên bức tranh sinh động và chân thật về cảnh

thối nát của triều đình phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ Một vua chúa bất tài,

chia rẽ nội bộ, đấu đá trong chốn quan trường Quan lại vô dụng, trục lợi, chỉ

nghĩ đến lợi ích cá nhân Một bộ máy lãnh đạo đất nước đột từ nóc đã bị quân đội Tây Sơn tiêu diệt cùng với hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh Các

tác giả Ngô gia văn phái đã phê phán, t6 cáo mạnh mẽ thói ăn chơi trac tang,

nhu nhược, ham mê sắc dục mà không màng đến đời sống của nhân dân của

các vị được coi là dé vương cũng như quan lại triều đình Lê — Trịnh Bằng

ngòi bút chân thực của mình, nhóm tác giả Ngô gia văn phái đã tái hiện một cách sinh động cuộc sống sinh hoạt của Chúa Phủ Chúa được xây dựng ở ven

hồ Hoàn Kiếm, lộng lẫy và quy mô như một thành phố Nhà Chúa cho xây

dựng xung quanh phủ và ven các hồ lân cận khá nhiều nguyệt đài, thuỷ tạ,

như dựng Tả Vọng đình trên Gò Rùa, dựng cung Khánh Thuy, đắp núi Ngọc

Bội Bên cạnh đó, Chúa cũng cho lập các trại thuỷ binh trên hồ, chính vì vậy

27

Trang 32

hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi khác là hồ Thuỷ quân Không những vậy, ở cửa

ô Tây Long, vào khoảng năm 1644, chúa Trịnh Doanh cho xây lầu Ngũ Long mang hình năm con rồng Theo một số ghi chép để lại thì lầu rất cao, có sách

nói cao 300 thước được dat bằng mảnh sứ và có đá cam thạch quan quanh, vẻngoài rực rỡ và bắt mắt nên đứng từ xa cũng có thể trông thấy Qua nhữngtrang văn trong tác phẩm Hodng Lê nhất thống chí, độc giả có thê thay răngphủ Chúa được trang bị đầy đủ những thứ để có thể thưởng ngoạn cũng như

những trò tiêu khuyến mua vui cho chúa.

Xuyên suốt từ đầu chí cuối các thiên ký sự, người viết là một đối

tượng xác định, có địa chỉ cụ thé, ngôi kế trong các tác phẩm ký hau hết đều

là ngôi thứ nhất, nhưng điều này chỉ được thê hiện rõ nét nhất vào thế kỷ XVIII — XIX, khi người cầm bút có cái nhìn cảm quan của mình, cái tôi cá

nhân đã thoát khỏi cái ta cộng đồng Chính vì vậy, giai đoạn văn học cuối thế

ki XVIII — đầu thế kỷ XIX là giai đoạn thé ký phát triển rực rỡ nhất, đánh dau

bước chuyên mình của văn học trung đại Việt Nam đương thời Trong Thượng kinh ký sự, ta nhận thấy rang tác pham có sự xen kẽ, đan cài khi thì

là một thiên kí sự, nhưng vẫn có những cảm xúc cá nhân của riêng tác giả

được thé hiện trong đó Đó chính là một điều đặc biệt ta có thé tìm thấy

trong Thuong kinh ký sự của Lê Hữu Trac.

1.3 Vài nét về Lê Hữu Trac và 7 hượng kinh ký sự 1.3.1 Tác giả Lê Hữu Trác

Danh y Lê Hữu Trac (1720 — 1791) sinh ra và lớn lên tại vùng đất

Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên, huyện Yên Mỹ) Ông được người đời vẫn quen thuộc gọi với cái tên Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười đất Hải Thượng) Chữ “lười” này

cũng có thé được hiểu là thái độ, cảm xúc chán ghét công danh, không mangdanh lợi, chức tước, bổng lộc, quyền quý của vị danh y này Ông cũng làngười con út trong một gia đình có tới bảy anh em, vì thế mọi người hay gọi

28

Trang 33

ông là Cậu Chiêu Bay Gia đình của ông cũng rat nồi tiếng vì là gia đình hiếuhọc, có truyền thông đỗ đạt khoa bảng và từng có rất nhiều người làm quan to

trong triều đình Ngay cả những người anh em ruột thịt của ông đều thi đỗ khoa cử, tiến sĩ; cha ông khi còn trẻ đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ và từng được nhà vua phong chức Ngự sử, tước Bá; còn chú ông cũng đã từng làm quan dưới

triều đại nhà Lê

Được thừa hưởng và kế thừa những tinh hoa và truyền thống văn hoá,

văn học từ cái nôi gia đình, nên ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ tài năng thiên phú của minh trong việc học hành, tinh thông sách sử, chính vi vậy ông đã được cha cho lên Kinh kỳ theo học Điều đó đã giúp củng có, bồi đưỡng, phát huy khả năng của bản thân mình Với trí tuệ siêu phàm của mình, ông đã thi đậu liền Tam trường, không những thế ông còn cùng các bạn học đồng môn lập

hội “Thi xã” bên Hồ Tây dé thoả mãn niềm đam mê văn chương, hàng ngàycùng nhau ngâm thơ, đối thơ, xướng hoạ Một người có tính tình phóngkhoáng, hào sảng lại thích ngao du, học rộng biết nhiều nên rất được mọi

người yêu mến Nhưng tuy nhiên, không lâu sau đó, vào năm ông 19 tuổi, cha

ông mat (năm 1739) nên ông phải về nhà chịu tang cha, ban thân vừa lo kế

nghiệp gia đình vừa phải lo hậu sự cho cha.

Vào khoảng năm 1740, đất nước đang trong thời buổi loạn lạc khi

Trịnh — Nguyễn — Tây Sơn tranh giành quyền lực, chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân cực khô, lầm than, bách tính đói khổ, bạo loạn xảy ra khắp noi,

Lê Hữu Trac đã tạm gác lai sách vở dé luyện tập võ thuật va binh thu, sau đó xung phong bước vào quân ngũ Những chỉ ít lâu sau, ông cảm thấy đây không phải lẽ sống mà bản thân ông muốn theo đuôi nên dù được tiến cử và

dé bạt nhiều lần, ông vẫn kiên quyết từ chối Đến năm 1746, khi người anh trai cả mất, ông đã viện cớ xin rời khỏi quân ngũ về chăm mẹ già và những

cháu nhỏ mô côi.

29

Trang 34

Cuộc đời ông có chuyên biến lớn khi ông mặc một trận 6m nặng, mặc

dù đã được chăm sóc, thuốc thang đầy đủ và được đưa đi chữa trị khắp nơi

nhưng bệnh tình vẫn không có tiến triển Sau vì có người mách, ông đến nơi thầy thuốc tên Trần Độc ở huyện Thanh Chương (nay là xã Nam Trung,

huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) Trần Độc vốn thi đỗ cử nhân, nhưng bảnthân ông xa rời chốn quan trường, vinh hoa phú quý để chọn con đường vềquê chữa bệnh, “hữu xạ tự nhiên hương”, tiếng lành đồn xa nên ông đượcnhiều người yêu mến và tín nhiệm

Và trong hơn một năm chữa bệnh tại đây, Lê Hữu Trác thường nghiên

cứu sách y học “Phùng thị cam nang” của Trung Hoa, bản thân ông là người

học rộng biết nhiều, thông minh tài giỏi, ông nhanh chóng tiếp thu và lĩnh hội những tinh tuý và chân lý trong sách, đồng thời manh nha và nhen nhóm đam

mê về y thuật Trần Độc nhận thấy tài năng, phẩm chất, cũng như nỗi niềmkhát khao và quyết tâm của ông nên đã bày tỏ mong muốn truyền nghề

Ở độ tuổi 30, danh y Lê Hữu Trac đã trở về quê me ở Hương Sơn, ông

đã từ chối lời mời của chúa Trịnh để quyết ở đây chuyên tâm chữa bệnh cứu

người, từ đây ông lấy tên là Hải Thượng Lãn Ông Ở nơi thôn quê hẻo lánh,

Lê Hữu Trác không có người để hàn huyên bầu bạn tâm sự, cũng không có thầy giỏi để học hỏi nên ông đã quyết định khăn túi lên kinh đô học tập, mở rộng tri thức, khẳng định bản thân.

Sau khoảng thời gian học tập rèn luyện, ông một lần nữa trở về quê

mẹ dé chữa bệnh cứu người Với tài năng học rộng biết nhiều, chân bệnh hay,

bốc thuốc giỏi, ông cũng không phải là người tham vinh hoa phú quý, trọng danh lợi, một lòng tâm huyết với nghề, ông đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người dân Thậm chí có người bệnh nhiều năm không khỏi nhưng ông vẫn

chữa được Chỉ trong một thập kỷ miệt mài chữa bệnh và cống hiến, tên tuôitiếng lành của ông đã vang danh khắp vùng Hương Sơn và lan truyền đến tận

kinh thành.

30

Trang 35

Không dừng lại ở đó, Lê Hữu Trác còn mở thêm Hội y nhằm quy tụ

các danh y từ khắp mọi miền về tâm sự, bầu bạn hàn huyện, đồng thời chia sẻ

những kiến thức về y thuật va học hỏi lẫn nhau Ong cũng mở các lớp day y, đào tạo các thế hệ thầy thuốc trẻ, các lớp dạy của ông đều thu hút được rất

đông các thầy thuốc trẻ tới theo học Bản thân ông là một người thầy thuốcđồng thời cũng là một thầy giáo, Lê Hữu Trác luôn căn dặn với học trò nhưvới chính mình về nhân cách của người thầy thuốc chân chính Ông rất đề cao

tính y đức, sau là tuân thủ tam chữ “Nhân — Minh — Đức — Trí — Lượng —

x

Thành — Khiêm — Cần” (nhân ái — sáng suốt — đức độ - tốt bụng — chân thành

— khiêm tốn — cần cù) Và đặc biệt, ông rất ghét những kẻ dối tra, lười nhac, keo kiệt, vụ lợi, ngu si, bat nhân, sân si, thất đức Tâm lành nên cách hành xử của ông cũng trong sáng, thiện lương.

Đến năm 1782, lúc đó ông đã 62 tuổi, ông nhận được lệnh của ChúaTrịnh hồi kinh dé chữa bệnh cho thé tử Trịnh Cán Vốn đã được lòng TrinhSâm nên ông bị không ít ngự y trong thành dé ky và ghen ghét Nhưng bản

thân ông vốn chang hề may may đồ ky, vì vốn di những sân si đố ky ngoài kia

ông đều tầm thường, ông để ở ngoài tai và chỉ tập trung hoàn thành nhiệm vụ

của mình và mau chóng thoát ra khỏi chốn kinh thành phén hoa nhương nhiễu Tuy nhiên không lâu sau đó, Trịnh Sâm lâm bệnh, Trịnh Cán ốm yếu

dai dang, nên ông bất đắc dĩ lên kinh chữa bệnh Mặc dù đã được chữa khỏibệnh nhưng do tuôi cao sức yếu, chỉ ít lâu sau Trịnh Sâm đã băng ha và contrai là Trịnh Cán lên kế vị Khi triều đình đang rối ren, đang có người tiến cử

thái y mới, Lê Hữu Trác đã viện cớ tuổi già để lui về quê, tránh khỏi những thị phi chốn quan trường.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một đại danh y, nhà văn lớn đồng thời cũng là nhà văn hoá xuất sắc của dân tộc Việt Nam Ông đã dé lại cho hậu thế một khối di sản văn hoá đồ sộ, có giá trị sâu sắc và bên vững vê nhiêu mặt.

31

Trang 36

Trong suốt những năm làm thay thuốc va đào tạo học trò, danh y Lê Hữu Trác vẫn luôn mong muốn truyền lại y lý cho thế hệ sau thông qua

những cuốn sách chat lọc những tâm huyết của ông Bộ Hai Thượng Y tông

tâm lĩnh được ông day công biên soạn, ghi chép va chat lọc lại một cách tỉ mi những chân lý ông đã lĩnh hội được từ các đại danh y đời trước và mat gần 10

năm (1760-1770) dé hoàn thiện tác phẩm nay Đây là cuốn sách đã chứa đựng

tất cả những gì tinh túy nhất trong sự nghiệp của người thầy thuốc vĩ đại này đồng thời nó cũng là tài sản vô giá của nền y học Việt Nam.

Toàn bộ cuốn sách bao gồm 28 tập, 66 quyền về các chuyên ngành nội khoa, sản khoa, phụ khoa, da liễu, nhãn khoa Đồng thời ông còn phê phán và chỉ ra những điểm không phù hợp khi áp dụng trong điều trị cho người Việt Nam Trong gần 20 năm sau đó, ông vẫn tiếp tục biên soạn và cho ra

đời nhiều tập sách y học đồ sộ và quý giá như Vệ sinh quyết yếu, Y hảicau nguyên, Vận khí bí điển, Tâm đắc than phương, Hiệu phỏng tân

phương, Y dương an, Y tam am

Lan Ong khám bệnh rất kỹ, vận dụng các phương pháp, vọng, văn, van, thiết (nhìn, nghe, hỏi, xem mạch người bệnh), chân đoán toàn diện có kết luận chính xác rồi mới kê đơn Khi kê đơn ông ghi rõ chỉ tiết và chỉ dẫn cách chế thuốc, sắc thuốc, cách uống, liều lượng rat ty my Gặp trường hợp nguy cấp, ông bình tĩnh giải quyết theo đúng tinh thần “cứu bệnh như cứu hỏa” vừa khẩn trương vừa chu đáo.

Lan Ông đề cao tinh thần trách nhiệm với bệnh nhân một cách thành

khẩn Ông ghi chép lại những bệnh đã điều trị một cách trung thực, khách

quan và khoa học Y dương án ghi lại những bệnh ông đã chữa khỏi, y âm

án ghi lại những bệnh ông chữa không khỏi Thận trọng trong chữa bệnh, Lan Ong lại rất khiêm tốn học tập, đêm ngày trao đổi nghề nghiệp, trong lòng luôn luôn nghĩ đến việc giúp đỡ mọi người một cách rộng rãi Sau vài

ba năm học thuốc, ông bắt đầu chữa một số bệnh thông thường trong gia đình,

32

Trang 37

thôn xóm Khi đã nồi tiếng, ông vẫn lên kinh đô mong tìm thay học thêm Lan Ông cũng tranh thủ gặp gỡ nhiều thầy thuốc trao đổi kinh nghiệm và sưu tầm thêm phương thuốc gia truyền Học trong sách vở, học trong quá trình

chữa bệnh, học trong nhân dân kết hợp với thái độ thận trọng, phương

pháp chân đoán toàn diện trong điều trị là một bài học quý giá trong y đứcHải Thượng Lan Ong

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác chính là người thầy vĩ đại truyềncảm hứng không nhỏ tới các thế hệ trong tương lai Đồng thời để lại kho tàng

y học vô giá, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của y học nước nhà.

Với những đóng góp của Hải Thượng Lan Ông cho nền y thuật nước nhà,

ngày 16 thang 10 năm 1985, Bộ Y tế ban hành văn bản số 6083/YH về việc tổ chức lễ Kỷ niệm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông lần thứ 265 (1720-1985) -

tài liệu nay đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phong Quốchội, Hồ sơ 5402

Về sự nghiệp sáng tác văn chương, Lê Hữu Trác là một người yêu thơ

và có tải năng sáng tác thơ Thời trẻ, ông đã từng cùng bạn bẻ lập thi xã ở bên

hồ Tây dé tụ họp, sáng tác và thưởng thức thơ ca Ông chuyên tâm sáng tác

thơ với số lượng lớn nhưng tiếc răng thơ ông hiện còn không nhiều Các tác phẩm thơ của Lê Hữu Trac xuất hiện trong các trước tác về y của ông như Y

lý thâu nhàn lý ngôn phụ chi (29 bài), Thượng kinh ky sự (51 bài) Ngoài ra,

ông còn diễn dịch các tri thức y học thành các bài ca Nôm để tiện ghi nhớ, lưutruyền Về văn xuôi, ông chỉ có một tác phẩm duy nhất là tập ký sự chữ Hán

Thượng kinh kỷ sự Ngoài ra, ông cũng viết một số bài tựa có chất ký cho các sách y học của bản thân như Y hdi cẩu nguyên, Hải Thượng Y tông tâm lĩnh

1.3.2 Tác phẩm Thượng kinh ký sựThượng kinh ký sự là tập ky được sáng tác bang chữ Hán, tác phẩmhoàn thiện vào cuối năm Quý Mão, Cảnh Hưng 44 (1783) Lê Hữu Trác viết

trong chuyến ông lên kinh đô dé chữa bệnh cho vua con chúa Trịnh Trong

33

Trang 38

khoảng thời gian ông ở phủ chúa, ông đã chứng kiến rất nhiều những điều mắt thấy tai nghe, những biến động phức tạp của đời sống xã hội, đó là một trong

những điểm đặc sắc của tác phẩm, chứng kiến tận mắt, lắng nghe tận tai

những điều xảy ra ở trong phủ chúa Nhưng bản thân ông cũng không đặt

nặng tâm tư ở chốn quan trường thị phi đầy nhiễu nhương, mà lại một lòngmuốn thoát khỏi vòng danh lợi để về chốn thôn quê dân dã của mình

Thượng kinh ký sự giới thiệu một cách rất sinh động chân dung thi sĩLan Ông, đồng thời nó nói đến cái xã hội quý tộc thời Lê Mat trước khi xảy ra

những biến động lớn: cuộc nổi dậy của kiêu binh và những hậu quả của nó.

Như cái tên của tác phẩm, nó là một tập ký sự khá đơn giản Tác giả kể lại

cuộc hành trình của mình lên kinh dé chữa bệnh cho thé tử Trịnh Cán và Chúa Trịnh Sâm, ké lại thời gian sống ở Kinh thành Thăng Long, giao du với các

công khanh nho sĩ, kể lại mọi sự cố gắng của minh dé thoát khỏi vòng danhlợi và cuối cùng được quay về núi cũ

Thượng kinh ký sự là một giá trị tư liệu lịch sử quan trọng qua lối viết

văn tinh tế, sinh động của Lê Hữu Trác Những đoạn văn tường thuật cảnh tác giả thăm bệnh quan Tham tụng tả binh, vào phủ chữa bệnh cho chúa Trịnh

hay trở lại quê nhà được vẽ nên sống động với những đường nét hài hoà

Đồng thời, tác phẩm dựng lên không khí thời đại qua cuộc sống của chúa Trịnh, sinh hoạt giao du của tầng lớp công khanh, nho sĩ, miêu tả lại những

chân dung con người có vai trò nhất định trong lịch sử của thời Lê Mạt: Trịnh

Sâm, Trịnh Cán, Hoàng Đình Bảo và tái hiện thành Thăng Long cách đây hơn hai trăm năm Cách tả thực ở tầm nhìn gần của tác giả đem lại những đoạn văn, những tình tiết đặc sắc, hiếm thấy trong văn xuôi chữ Hán (truyện ký, truyền kỳ) và truyện thơ Nôm thời trung đại Cùng với các tác phẩm đương thời như Vii rung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục, Thượng kinh ký sự đã góp một phần mình để tô vẽ, bóc trần bộ mặt của giai cấp thống trị lúc bấy giờ,

ghi chép những điêu “trái tai gai mat” và tái hiện một bức tranh vê toan cảnh

34

Trang 39

xã hội, một giai đoạn lịch sử đầy phong ba bão tấp và biến động của cuộc sống kinh đô thế kỷ XVIII Cũng chính vì tác phâm đã đưa tên tuổi của ông là người tiên phong trên lĩnh vực ký sự báo chí.

Tính chất giao thoa, đan xen giữa tư duy nghệ thuật tự sự và trữ tình,

văn xuôi và thi ca, ké sự và ngụ tình, kê chuyện và đối thoại, tự thuật và ngoại

đề, ghi chép thực tại va hồi có cũng là một nét độc đáo về thể loại trong tácpham Thượng kinh ký sự Trong tác phẩm còn có nhiều bài thơ chữ Hán vịnh

phong cảnh và bộc lộ tâm trạng của tác giả; Nguyễn Đăng Na đi sâu phân

tích: “Quyền cuối cùng của bộ sách nói trên là một tác phẩm ký đặc sắc:

Thượng kinh ky sự Tuy lay ky sự, một loại hình văn xuôi nghệ thuật làm

thé tài ghi - thuật, nhưng âm hưởng của tác phẩm như một bai thơ trữ tình

chứa chan niềm tâm sự của tác giả ( ) Trước thời thế và nhân tình, khôngngăn được nỗi ưu sầu, Lãn Ông đã mượn thơ giãi bày tâm sự Chất thơ ca, du

ký, nhật ký, ký sự hòa quyện với nhau khó mà tách bạch Day là nét riêng ở

Thượng kinh ký sự mà những tác phâm khác không có” [30, tr 219-220]

Tiểu kết chương 1: Ky là thé loại khá phức tap trong văn học bởi nộihàm khái niệm này rat rộng và co dan, mang trong mình đặc trưng tổng hợp

kiến thức của nhiều ngành, là sự giao thoa giữa văn học và báo chí Trên

chặng đường dai phát triển, thể ký đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.Trong đó văn xuôi ký sự chữ Hán trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ

XVIII — nửa đầu thé kỷ XIX mang lại những bước tiến vững chắc, định hình

cho thể ký trong nền văn học dân tộc Góp phần làm nên sự vượt bậc ấy

không thé không kế đến Thuong kinh ký sự của Lê Hữu Trac Sức hấp dan của ky sự này không chỉ chứa đựng nhiều thông tin lịch sử — xã hội — văn hóa mới mẻ ma còn phản ánh cái nhìn sâu sắc của người viết về hiện thực, cuộc

sống qua các phương thức nghệ thuật linh hoạt, sinh động

35

Trang 40

Chương 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA THƯỢNG KINH KÝ SỰ

TREN PHƯƠNG DIEN NOI DUNG

Trong sự nghiệp trước thuật của Lê Hữu Trac, Thượng kinh ky sự là

tác phẩm văn xuôi duy nhất của ông Tác phẩm văn xuôi ký sự chữ Hán nàyđược viết theo thể ký với phong cách phóng khoáng đã thu nạp nhiều giá trịlịch sử, văn hóa, xã hội và giá trị nghệ thuật đặc sắc Nhìn lại chặng đường

phát triển của thể ký trong văn học trung đại Việt Nam, Thượng kinh ký

sự của Lê Hữu Trác đã có những đóng góp to lớn trên phương diện nội

dung với những khía cạnh như tái hiện chân thực bức tranh lịch sử — xã hội Việt Nam dưới thời vua Lê chúa Trịnh, tô điểm những cảnh quan thiên nhiên, đất nước trên hành trình “thượng kinh” và phác họa dấu ấn cá nhân chủ quan của Lê Hữu Trác.

2.1 Bức tranh lịch sử - xã hội Việt Nam dưới thời vua Lê chúa Trịnh

Bước sang thế ky XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng

hoảng Đặc biệt vào nửa cuối thế ky XVIII — nửa đầu thế kỷ XIX, một giai

đoạn lịch sử được các nhà nghiên cứu đánh giá là “lưỡng đầu chế”, một giaiđoạn đầy bão táp biến động dưới thời vua Lê chúa Trịnh, khi quyền lực tậptrung ở tay vua Lê nhưng thực tế, quyền tri vì lại ở trong tay của chúa Trịnh.Khi lúc này, vua Lê chỉ là con tốt bù nhìn không có quyền hạn thực tế dé lãnhdao đất nước, chỉ là một cái bóng hư vi: “Chi du di ở trong một ngôi điện cô

kính, kéo dài cuộc đời nhàn tản vô vị của mình” [35, tr 102] còn chúa Trịnh trở thành trung tâm quyền lực chính trị của một đất nước Trong tình hình xã hội khủng hoảng như vậy, nội bộ chính quyền Lê — Trịnh diễn ra xung đột ngày càng mâu thuẫn Năm 1767, Trịnh Doanh chết, con là Trịnh Sâm lên thay Trịnh Sâm chuyên quyên, tàn bạo, không coi trọng dòng họ Lê nữa Chúa Trịnh không mang triều chính mà say mê Đặng Thị Huệ, phế truất thế

tử Trịnh Khải để con của Đặng Thị Huệ là Trịnh Cán lên thay Trịnh Cán còn

36

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w