1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Tìm hiểu thực trạng công tác bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc,tỉnh Kiên Giang; Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xácđịnh đường lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcluôn song hành cùng với quá trình đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Quan điểm này đánh dấu sự phát triển tư duy lý luận của Đảng,đồng thời cũng là kết quả tổng kết thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóaViệt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng Cụ thể, Đảng và Nhà nướcđã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng thành công nền văn hóatiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là: Xây dựng con người Việt Nam trong giaiđoạn cách mạng mới; Xây dựng môi trường văn hóa; Phát triển sự nghiệp vănhọc và nghệ thuật; Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa; Chính sách vănhóa đối với tôn giáo; Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa; Củng cố, xây dựngvà hoàn thiện thể chế văn hoá

Học tập phải gắn với thực hành, nghiên cứu lý luận phải liên hệ vớithực tiễn Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ban Giám hiệu Trường Chính trịtỉnh đã tạo điều kiện cho học viên lớp Trung cấp Lý luận chính trị, Hệ tập trung(Khóa 64) đi học tập nghiên cứu thực tế tại các địa phương, đơn vị trên địa bànThành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Qua chuyến đi nghiên cứu khảo sátthực tế này đã có ý nghĩa rất lớn góp phần củng cố kiến thức thực tiễn để bổsung làm rõ cho phần lý luận đã học ở trường, đặc biệt là tham quan di tíchquốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc (Nhà lao Cây Dừa) đã để lại cho bản thânnhiều ấn tượng sâu sắc Thông qua việc nghiên cứu công tác bảo tồn và pháthuy di tích trong chuyến đi, bản thân học tập, rút kinh nghiệm và đề ra một sốgiải pháp phát huy hiệu quả các di tích lịch sử - văn hóa tại huyện Châu

Thành, tỉnh Chính vì vậy, tôi chọn chủ đề: “Công tác bảo tồn và phát huygiá trị di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” làm đề

tài nghiên cứu thực tế.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trang 2

- Tìm hiểu thực trạng công tác bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt Nhà tùPhú Quốc,tỉnh Kiên Giang; Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp.

- Địa điểm: Khu di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc, Thành phố PhúQuốc, tỉnh Kiên Giang.

- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 19/12/2022 đến ngày 22/12/2022.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu thực tế về thực trạng công tác bảo tồn vàphát huy di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc giúp củng cố kiến thức lýluận và học tập kinh nghiệm thực tế, đề ra một số giải pháp khắc phục nhữngkhó khăn, hạn chế Từ đó, vận dụng những bài học kinh nghiệm đó trongcông tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích văn hoá - lịch sử tại huyện ChâuThành, tỉnh trong thời gian tới.

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp quan sát: được quan sát, tiếp xúc trực tiếp khu di tích.

Phương pháp trao đổi: Thu thập thông tin trực tiếp từ người phụ trách

hướng dẫn giới thiệu tại khu di tích.

Phương pháp nghiên cứu: thu thập ghi lại những thông tin, hình ảnh

được trưng bày tại khu di tích và qua các tư liệu khác.

5 Kết cấu của bài thu hoạch

Bài thu hoạch 3 nội dung chính: Mở đầu, nội dung và kết luận Trong đó,phần nội dung được phân chia thành các tiểu mục, cụ thể như sau:

1 Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặcbiệt Nhà tù Phú Quốc.

2 Một số giải pháp, kiến nghị trong công tác bảo tồn và phát huy giá trịdi tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc.

3 Vận dụng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử- văn hóa ở huyện Châu Thành, tỉnh

Trang 3

Việc nghiên cứu thực tế đã có được những mặt thuận lợi, cụ thể là: Sựhướng dẫn tận tình của giảng viên phụ trách hướng dẫn đoàn nghiên cứu thực tế;Lãnh đạo Trung tâm Chính trị Thành phố Phú Quốc đã tạo điều kiện và cung cấpthông tin tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Phú Quốc; Sựhướng dẫn tận tình của giảng viên chủ nhiệm lớp, giúp cho học viên nắm bắt đượccác yêu cầu về nội dung nghiên cứu thực tế.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế: đoàn không có điềukiện tiếp cận toàn bộ khu di tích do thời gian có hạn, nên thông tin tìm hiểuchưa thật sự đầy đủ Chính vì vậy, bản thân cũng tự tìm hiểu thêm thông tinthông qua các tư liệu sách, báo, tạp chí, mạng …

2 Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc giađặc biệt Nhà tù Phú Quốc

a Cơ sở lý luận

- Khái niệm văn hóa

Trang 4

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồncũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngônngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật; Nhữngcông cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ

những sáng tạo và phát minh ấy tức là văn hóa”.

- Bảo tồn di sản văn hóa

Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng con người về sinh quyển nhằm thu đượclợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đápứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai.

Bảo tồn các di sản văn hóa là một hoạt động nhằm mục đích lưu giữ, bảovệ các di sản văn hóa đang có nguy cơ biến mất vì lý do này hay lý do khác Bảotồn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như việc điều tra, nghiên cứu, bảo quản,tu bổ, phục dựng.

Bảo tồn được coi là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành với nhữngyêu cầu về kỹ năng riêng biệt Bên cạnh đó, việc bảo tồn các di sản văn hóavật thể phải tuân thủ các nguyên tắc về việc trùng tu, tôn tạo, bảo quản.

Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đòi hỏi phải nghiên cứu,phân tích, chọn lựa các yếu tố tích cực trong di sản để kế thừa, nâng cao vàsáng tạo ra những giá trị văn hóa mới.

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa và bảo tồn, pháthuy các giá trị văn hóa

Quan điểm của Đảng ta về văn hoá và bảo tồn, phát huy các giá trị vănhóa truyền thống dân tộc

Một là, xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắccủa xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững vàbảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”.

Hai là, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh pháttriển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Xâydựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thống chính trị,

Trang 5

trong mỗi địa phương, trong từng cộng đồng khu phố, cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp, khu công nghiệp và mỗi gia đình, góp phần giáo dục, rèn luyện con ngườivề nhân cách, đạo đức, lối sống

Ba là, xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế Chú trọng chăm lo xâydựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đâylà nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế Xây dựng văn hóadoanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật,giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát triển bền vững của đất nước, gópphần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa Huy độngsức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống dân tộc; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc Xây dựng cơ chế để giải quyết hợplý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xãhội.

Năm là, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiệnthị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sởvật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sảnphẩm, dịch vụ văn hóa Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ,thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển Đổi mới, hoàn thiệnthể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường dịchvụ, sản phẩm văn hóa lành mạnh; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa; tăngcường quảng bá văn hóa Việt Nam.

Sáu là, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạngcác hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vàochiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thếgiới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc Chủ động đón nhận cơ hội pháttriển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc;

Trang 6

hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa vềvăn hóa.

Bảy là, tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nướcvề văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Đẩy nhanh việc thể chế hóa,cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa Chấn chỉnh vàquản lý tốt các hoạt động lễ hội Rà soát, phát triển hợp lý các thiết chế vănhóa Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách vềvăn hóa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

Tám là, xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa Coitrọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa,cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở.

Chín là, mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mứctăng trưởng kinh tế Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư,tài trợ cho phát triển văn hóa.

Chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về văn hoá và bảo tồn, pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

Nhằm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danhlam thắng cảnh đã được xếp hạng và công trình xây dựng, địa điểm, cảnhquan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên thuộc danh mục kiểm kê di tích Quốchội và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản sau: Luật Di sản văn hóa ngày 29tháng 6 năm 2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóangày 18 tháng 6 năm 2009; Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển vănhoá đến năm 2020; Nghị định 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quyhoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lamthắng cảnh.

b Cơ sở thực thực tiễn

- Khái quát đặc điểm, tình hình về Phú Quốc

Trang 7

Phú Quốc, còn có tên “Đảo Ngọc”, thuộc tỉnh Kiên Giang, là hòn đảolớn nhất nước ta, với diện tích tự nhiên 589,23 km², nằm trong vùng biển TâyNam của Tổ quốc Việt Nam Vị trí của đảo cách thành phố Rạch Giá 120 km,cách thành phố Hà Tiên 50 km và cách đất liền Campuchia, nơi gần nhấtkhoảng 8 km Theo Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 ngày 09/12/2020của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Phú Quốc và cácphường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, có hiệu lực từ ngày01/01/202 Theo đó, thành phố Phú Quốc được chia thành 09 đơn vị hànhchính cấp xã, gồm 02 phường: An Thới, Dương Đông và 07 xã: Bãi Thơm,Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Thổ Châu (xã HònThơm trước đây đã được sáp nhập vào phường An Thới) Năm 2019, dân số là179.480 người, mật độ dân số đạt 305 người/km².

Thành phố Phú Quốc không những có lợi thế về tiềm năng đánh bắt,nuôi trồng thủy sản khái thác phát triển nguồn lợi kinh tế biển, mà còn có lợithế về tiềm năng khai thác phát triển ngành dịch vụ du lịch nghĩ dưỡng, du lịchsinh thái, hội nghị, hội thảo, đặc biệt di tích lịch sử trại giam tù binh cộng sảnViệt Nam/Phú Quốc ở Phường An Thới là một trong những điểm du lịch vănhóa tâm linh khá lý tưởng, đang hút đông đảo khách du lịch đến tham quan.

Hình Bản đồ thành phố Phú Quốc

Trang 8

Trong 5 năm qua (2015-2020), kinh tế Phú Quốc luôn giữ được mức tăngtrưởng cao và ổn định, giá trị sản xuất tăng 84,6% so với đầu nhiệm kỳ, bình quântăng trên 13%/năm Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 141.650 tỷ đồng, thungân sách của thành phố đạt hơn 21.300 tỷ đồng, chiếm hơn 42% số thu ngânsách toàn tỉnh, thực sự trở thành động lực góp phần quan trọng vào sự phát triểnchung của tỉnh Kiên Giang.

- Khái quát về di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc trải qua 03 giai đoạn hình thành:

+ Giai đoạn 1953 – 1954: Căng Cây Dừa

Hình.Toàn cảnh Căng Cây Dừa (1953-1954)

Năm 1953, tận dụng doanh trại của Quốc dân Đảng để lại tại đồn điềnCây Dừa, thực dân Pháp lập ra Trại giam tù binh Căng Cây Dừa (tức Trạigiam Cây Dừa), một trong những trại giam lớn nhất ở Đông Dương lúc bấygiờ mục đích của thực dân Pháp nhằm chuyển phần lớn số tù binh và nhữngngười kháng chiến yêu nước mà chúng bắt được về phía sau, cách xa vùngchiến sự ác liệt, để vừa có điều kiện giam giữ, vừa rãnh tay đối phó với phong

trào đấu tranh của nhân dân ta hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Trang 9

Căng Cây Dừa nằm phía cực nam đảo Phú Quốc, diện tích khoảng 40hécta, hình chữ nhật, chia làm 4 trại A, B, C, D liền kề nhau Toàn Căng CâyDừa có hàng rào thép gai kiểu “cũi lợn” hoặc bùng nhùng, phía trên mắc dâyđiện trần, đèn điện bao bọc, có các chòi canh với một tiểu đội lính tuần tiễucanh gác, được trang bị tiểu liên và súng trường, vành ngoài có công sự chiếnđấu Số lượng tù binh lúc đông nhất lên tới 14.000 người.

Tháng 12/1953, thực dân Pháp giao quyền quản lý Căng Cây Dừa chobọn ngụy quyền tay sai Đến tháng 7/1954, Hiệp định Genevơ được ký kết.Tháng 8/1954, thực dân Pháp trao trả toàn bộ tù binh về cho Chính phủ ViệtNam Dân chủ Cộng hòa, Căng Cây Dừa chấm dứt hoạt động sau hơn một nămtồn tại.

+ Giai đoạn 1955 – 1957: Trại Huấn chính Cây Dừa

Từ tháng 8/1954, Căng Cây Dừa bị bỏ hoang, đến cuối năm 1955, ngụyquyền Sài Gòn lập lại trại giam trên cơ sở nhà cửa của Căng Cây Dừa thờiPháp, đặt tên là Trại Huấn chính Cây Dừa Tồn tại gần hai năm (1955-1957),Trại Huấn chính Cây Dừa giam giữ gần 1.000 tù binh và tù chính trị cả nam lẫnnữ.

Từ ngày 19/10/1956 đến tháng 3/1957, địch di chuyển tù nhân về đấtliền và đưa một số ra Côn Đảo Trại Huấn chính Cây Dừa lại bị bỏ hoang.

+ Giai đoạn 1967 – 1973: Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam/PhúQuốc (Trại giam tù binh Phú Quốc)

Trại giam tù binh Phú Quốc là tên gọi tắt của “Trại giam tù binh Cộngsản Việt Nam/Phú Quốc) bắt đầu hoạt động vào ngày 6-7-1967 Trại giamđược xây dựng tại thung lũng An Thới (trước đây là ấp 5 xã Dương Tơ), cáchCăng Cây Dừa khoảng 2 km Trại giam có tổng diện tích khoảng 400 hecta vàchiều dài hơn 5km, với 12 khu được đánh số từ khu 1 đến khu 12 Mỗi khu có4 phân khu đánh số thứ tự A, B, C, D; với tổng số gần 500 ngôi nhà vách dựngtôn thiếc, mái lợp tôn thiếc, cửa cũng bằng tôn thiếc, nền nhà giam lúc đầu lànền đất, nhưng sau nhiều lần từ binh đào hầm trốn thoát, đích cho làm nền ximăng Đây là trại giam lớn nhất của Mỹ - Ngụy ở miền Nam Việt Nam, giam

Trang 10

giữ khoảng 40.000 lượt tù binh Âm mưu thâm độc của Mỹ - ngụy là hủy diệt thểxác và tinh thần của tù binh, giết càng nhiều càng tốt và tra tấn họ đến tàn phế,thậm chí vu khống, xuyên tạc, cưỡng ép… để nếu họ sống sót trở về cũng sẽ trởthành gánh nặng cho gia đình và xã hội

Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, hai bên trao trả tù binh,trong đó có tù binh Phú Quốc.

Hình Toàn cảnh Trại giam Phú Quốc(1967-1973) và Sơ đồ trại giam tù binh Phú Quốc (năm 1968)

- Các hình thức giam cầm, tra tấn của chính quyền Sài Gòn đối với tùbinh tại nhà tù Phú Quốc

Ở Phú Quốc, các tù binh mỗi ngày ăn hai bữa, mỗi bữa một lưng chén cơmgạo mốc và miến cá khô mục nhưng đàn áp, khủng bố, tra tấn thì địch đã dùnghơn 45 kiểu tra tấn dã man từ thời trung cổ đến hiện đại Các kiểu tra tấn thờitrung cổ tiêu biểu như: kẹp ván vào ngực siết bulong làm tù binh vỡ ngực chết;đục răng, bẻ răng; đánh bằng chày vồ; đục xương bánh chè; nướng sắt đỏ xuyênqua bắp chuối; đóng đinh 8 phân, 10 phân; cho người vào bao bố đổ nước sôi lênbao bố rồi để trên lửa than đỏ rực; nhốt vào chuồng cọp; nhốt vào cát xô; phơinắng tù binh; bắt tù binh lộn vỉ sắt làm rách thịt, đổ máu’; đốt hạ bộ… Kiểu tra

Trang 11

tấn hiện đại tiêu biểu như: tra tấn bằng điện; đổ nước xà bông, nước ớt vào mũi,miệng; cho vào thùng phi nước đầy, dùng chày vồ, búa đánh vào thùng, máu ộcra; thụt dầu và phơi nắng… Ngoài ra dịch còn nổ súng vào trại giam đàn áp cáccuộc đấu tranh, tàn sát tù binh hàng loạt.

Hình Dùng roi cá đuối tra tấn tù binh

Không chỉ hành hạ về thể xác và giết người, thâm độc nhất là địch thựchiện Chiến dịch “cưỡng ép chiêu hồi” vào trại “Tân sinh hoạt”, nhằm mụcđích chính là tiêu diệt sinh mạng chính trị của tù binh Chỉ riêng các năm1969 và 1970, địch đã làm cho hàng ngàn tù binh bị chết, bị thương tật đếntàn phế và cưỡng ép hàng ngàn người và trại Tân sinh hoạt để khi trở về họluôn mang mặc cảm tội lỗi với các mạng và nhân dân.

Trang 12

Hình Đóng đinh vào người tù

Hình Bắt người tù lộn trên vỉ sắt

Hình Gõ thùng tra tấn tù nhân

Trang 13

Hình Bẻ răng tù nhân

- Phong trào đấu tranh của tù binh

Dưới chế độ lao tù hết sức tàn bạo, với những âm mưu, thủ đoạn chốngphá tổ chức liên tục và tinh vi, vượt lên những khó khăn, thủ thách để đáp ứngyêu cầu cấp thiết, tổ chức đảng trong trại giam tù binh Phú Quốc đã đượcthành lập Trong trại giam, tù binh là những cán, sĩ quan, chiến sĩ…hoạt độngtrong một tổ chức được giáo dục, rèn luyện và trưởng thành, có lối sống kỷ luật,kỷ cương chặt chẽ, đã xây dựng được hàng trăm tổ chức đảng, giữ vững vai tròlãnh đạo của đảng trong các hoạt động đấu tranh chống chế độ lao tù dã man,tàn bạo, giữ vững khí tiết cách mạng, bảo vệ người tù cho đến ngày chiến thắngtrở về Tại đây, để đảm bảo bí mật, mỗi phân khu thành lập một đảng bộ dướitên gọi là Liên chi, dưới là chi bộ, tổ đảng Các tổ chức đảng sinh hoạt độc lậpở từng phân khu và từng phòng giam.

Các hình thức đấu tranh đa dạng như: Đấu tranh trực diện, Tuyệt thực,Diệt mật báo và bọn trật tự, Đánh bắt quân cảnh, trừng trị giám thị: Đấu tranhgiữ tròn khí tiết phẩm chất cách mạng, chống địch cưỡng ép, chiêu hồi, Vượtngục trở về với cách mạng…

Ngày đăng: 07/07/2024, 20:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w