Tuy nhiên, nguồn vốnviện trợ từ Nhật Bản đã thực sự được sử dụng hiệu quả chưa, làm thếnào để nguồn vốn viện trợ quan trọng này hoạt động thực sự hiệu quảtương xứng với tầm quan trọng củ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ NĂM 2008
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
DƯƠNG VĂN KHÔI
HÀ NỘI - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế
năm 2008
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Mã số : 60310106
DƯƠNG VĂN KHÔI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS NGUYỄN VĂN HỒNG
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết đề tài luận văn này tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thầy
Cô Trường Đại Học Ngoại Thương
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn tới quý Thầy Cô Trường Đại Học Ngoại Thương, đặc biệt là những thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học KTTG & QHKTQT 17B, đã tận tình chỉ dẫn trong suốt thời
gian học tập tại trường Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Hồng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết
hướng dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp Nhân đây, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Ngoại Thương, đã tạo điều kiện để tác giả được học tập và hoàn thành tốt khóa học
Lời cảm ơn tiếp theo, tác giả xin cảm ơn tới các cô chú, anh chị của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả có những dữ liệu để hoàn thành luận văn Tác giả đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý Thầy Cô
Hà Nội, tháng 09 năm 2017
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN ODA VÀ HIỆU QUẢ SỬ
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ODA 6
1.1.1 Sự ra đời của ODA 6 1.1.2 Khái niệm vốn ODA 8
1.1.4 Nội dung viện trợ ODA: 13 1.1.5 Các hình thức viện trợ ODA 15 1.1.6 Nguồn cung cấp ODA 16
1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA VÀ CÁC TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ 17
1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn ODA 17 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 19
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN ODA 24
1.3.1 Trình độ quản lý 24 1.3.2 Sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội 24 1.3.3 Môi trường đầu tư 25 1.3.4 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM 27
2.1.1 Tổng mức ký kết và giải ngân 27
Trang 52.1.2 Cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản theo ngành
2.1.3 Quá trình đàm phán và sử dụng vốn ODA của Nhật Bản: 32
2.2 TÁC ĐỘNG VĨ MÔ VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA
NHẬT BẢN 33
2.2.1 Đóng góp cho tổng vốn đầu tư 33 2.2.2 Tác động của viện trợ phát triển của Nhật Bản đến tăng
2.2.3 Viện trợ phát triển của Nhật Bản và việc chuyển giao công
2.3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT BẢN TRONG CÁC LĨNH VỰC 38
2.3.1 Phát triển ngành công nghiệp năng lượng 38 2.3.2 Phát triển hạ tầng đô thị 43 2.3.3 Phát triển giao thông vận tải 47 2.3.4 Lĩnh vực xã hội và xoá đói giảm nghèo 51
2.4 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM 54
2.4.1 Tình hình giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật
2.4.2 Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển được thực hiện 55 2.4.3 Chất lượng các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản 58 2.4.4 Vấn đề lãng phí, thất thoát và nạn tham nhũng trong việc sử
2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA
NHẬT BẢN 62
Trang 62.5.1.Thành tựu đạt được trong việc sử dụng vốn ODA của Nhật
2.5.2 Hạn chế trong việc sử dụng vốn ODA của Nhật Bản 63
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG
3.1 TRIỂN VỌNG VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT
NAM 66 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ NĂM 2008 68
3.2.1 Chuẩn bị vốn đối ứng cho các dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế quốc gia sử dụng vốn ODA của Nhật Bản 68 3.2.2 Nâng cao chất lượng các dự án, tập trung công tác xây
3.2.3 Đẩy nhanh tốc độ giải ngân các dự án 70 3.2.4 Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng với sự hợp tác của các Bộ, ngành và các địa phương 71 3.2.5 Tăng cường giám sát thi công, phòng chống thất thoát, lãng
3.2.6 Đào tạo nhân lực và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật 74 3.2.7 Làm tốt công tác đấu thầu 76 3.2.8 Phát huy hiệu quả các công trình đầu tư, tăng cường hiệu
Trang 73.2.9 Lập đường dây nóng chống tiêu cực, tham nhũng 81 3.2.10 Giải pháp về thu hút ODA của Nhật Bản 82 3.2.11 Giải pháp về trả nợ ODA của Nhật Bản trong cam kết 84
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân ODA của Việt Nam
Bảng 2.2: Cơ cấu viện trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn
Bảng 2.3: Đóng góp trực tiếp của ODA Nhật Bản vào tăng trưởng
Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 36 Bảng 2.4: Kế hoạch phát triển nguồn điện và mạng lưới truyền tải điện
Bảng 2.5: Nhu cầu vốn đầu tư cho toàn ngành điện giai đoạn
Bảng 2.6: Viện trợ phát triển của Nhật Bản cho phát triển hạ tầng đô
Bảng 2.7: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 54
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau ba thập kỷ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, nước ta vẫn được đánh giá là một nước nông nghiệp, đang phát triển Việc lựa chọn đường lối phát triển kinh tế như thế nào sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và môi trường kinh tế quốc tế là rất cần thiết Vì vậy, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần tiếp tục lựa chọn những bước đi như thế nào để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong điều kiện mới hiện nay Là một nước đang phát triển, sự trợ giúp, viện trợ phát triển là một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta bước đi những bước đi vững vàng hơn trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế
Việt Nam đã trải qua 22 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA kể từ khi chính thức nối lại quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế vào tháng 11 năm 1993 Nguồn vốn ODA trong 22 năm qua đã song hành và đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ với 28 nhà tài trợ ODA song phương, trong đó, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất chiếm tới khoảng 40% tổng số vốn mà cộng đồng quốc tế cam kết
Vốn ODA từ Nhật Bản đã góp phần không nhỏ trong những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được trong thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Việt Nam đã đạt
Trang 10ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân, nhất là người nghèo được cải thiện rõ rệt, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực không ngừng được nâng cao Tuy nhiên, nguồn vốn viện trợ từ Nhật Bản đã thực sự được sử dụng hiệu quả chưa, làm thế nào để nguồn vốn viện trợ quan trọng này hoạt động thực sự hiệu quả tương xứng với tầm quan trọng của nó
Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn chủ đề:
“Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008”.
Làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có nhiều ấn phẩm và bài báo về thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA như:
● Đỗ Đức Bình, Nguyễn Đông Hải, Huy động và sử dụng nguồn
vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 6
(48)-2003, tr.65
● Nguyễn Văn Hiếu, Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn ODA trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế ở nước ta, Tạp chí Ngân hàng, số 10-2003.
● Phạm Thị Tuý, Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2009
● Phạm Thị Tuý, Kinh nghiệm chống tham nhũng trong sử dụng
vốn ODA và bài học rút ra cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng,
Trang 11số 12-2006
● Phạm Thị Tuý, Giải ngân vốn ODA ở Việt Nam vẫn ở mức
thấp: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục, Tạp chí những
vấn đề kinh tế thế giới, số 5-2005
Các ấn phẩm và bài báo nói trên đã giới thiệu những vấn đề chung về nguồn vốn ODA, đồng thời đã phân tích thực trạng quản lý, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Các ấn phẩm và bài báo đã nhấn mạnh sự đóng góp của nguồn vốn ODA có những tác động tích cực trên nhiều phương diện đối với việc phát triển kinh
tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam Tuy vậy, quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cũng đã bộc lộ không ít những vấn đề cần giải quyết và tạo nên những dư luận không tốt Thực trạng đó cho thấy việc đánh giá lại quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA vào phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam là việc làm cần thiết và cấp bách
Trong các ấn phẩm và bài báo nói trên, một số giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cũng đã được bàn đến Sự trì trệ, yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống pháp luật không đồng bộ tại các quốc gia đang phát triển là một lực cản đáng kể đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
Kinh nghiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại một số quốc gia cũng đã được các nhà nghiên cứu bàn đến, đặc biệt là các quốc gia Châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản … Tại các quốc gia này, do có sự quản lý tốt và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA nên đã đóng góp được đáng kể đến phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo cho đất nước mình
Trang 12Các tài liệu trên, bước đầu đã khẳng định về mặt lý luận cần thiết phải có cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA ở Việt Nam
Một số bài viết đã đưa ra các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA ở Việt Nam Tuy vậy, chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu nào phân tích một cách toàn diện, cả về mặt lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề chung
về hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá; thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, đánh giá những thành tựu đã đạt được và những mặt còn hạn chế Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh
tế năm 2008
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là làm rõ hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài kể từ năm 1992 khi Nhật Bản nối lại viện trợ chính thức ODA cho Việt Nam cho đến những năm đầu thế kỷ 21 trên cơ sở nghiên cứu
Trang 13hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương pháp thống kê, phân tích – tổng hợp, luận giải, đối chiếu so sánh các luận điểm trên nhiều khía cạnh khác nhau kết hợp quá trình nghiên cứu thực tiễn về đề tài
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và các phụ lục, Luận văn có kết cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan về vốn ODA và hiệu quả sử dụng vốn ODA
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam
Chương 3: Triển vọng vốn ODA của Nhật Bản và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008
Trang 14CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VỐN ODA VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ODA
1.1.1 Sự ra đời của ODA
Viện trợ nước ngoài hay Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance, ODA) là một hoạt động kinh tế quốc tế khá nổi bật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Mặc dù thời gian hoạt động chưa lâu, song bản chất của nó lại không đơn thuần là những vấn đề kinh tế
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước bị tàn phá nặng nề về kinh tế mà chủ yếu là các nước Châu Âu Trong khi đó, nước Mỹ không những không bị suy sụp bởi chiến tranh mà còn giàu lên trông thấy Với sức mạnh về mọi mặt của mình, trong đó nổi bật nhất là về kinh tế, Mỹ
đã đưa ra Kế hoạch Marshall, vừa để trợ giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, vừa để chi phối, kiểm soát các nước này Với mong muốn kích thích nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ thoái trào và ngăn chặn việc mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô, nước Mỹ đã rót khoảng 2,5% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của mình vào công cuộc tái thiết Tây
Âu trong thời kỳ từ năm 1947 đến 1951 Được lồng ghép vào Kế hoạch Marshall, viện trợ của Mỹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình khôi phục Tây Âu từ đống tro tàn đổ nát của Chiến tranh thế giới thứ hai
Để tiếp nhận viện trợ của Kế hoạch Marshall, các nước Châu Âu
đã đưa ra một chương trình phục hồi kinh tế và thành lập Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Âu, về sau trở thành Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development,
Trang 15OECD) Tổ chức này đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho việc cung cấp ODA song phương và đa phương
Được thúc đẩy bởi những tính toán lợi ích về mặt kinh tế và an ninh, cũng như kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của nước Mỹ trên phạm vi toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ tìm cách nhân rộng thành công này thông qua việc tăng cường viện trợ nước ngoài cho các nước đang phát triển trong thập niên 1950 Chương trình Bốn điểm ra đời năm 1951 nhằm cung cấp viện trợ kỹ thuật được tiếp nối bằng việc thành lập Quỹ Viện trợ phát triển (tiền thân của Cơ quan Phát triển quốc
tế ngày nay) nhằm đẩy mạnh tài trợ ưu đãi cho các dự án và chương trình phát triển ở Thế giới thứ ba Đồng thời, Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD), tiền thân của Ngân hàng Thế giới cũng bắt đầu chuyển trọng tâm từ công cuộc tái thiết Châu Âu sang quá trình phát triển ở Thế giới thứ ba Cơ quan phát triển quốc tế (IDA), một bộ phận trực thuộc Ngân hàng Thế giới với mục đích cung cấp các khoản cho vay dài hạn không tính lãi suất để hỗ trợ phát triển ở các nước nghèo nhất thế giới được thành lập vào năm 1960 Các tổ chức chuyên biệt của Liên hợp quốc, ví dụ như Tổ chức Lương thực và nông nghiệp, Tổ chức
Y tế thế giới cũng lớn mạnh cả về số lượng và quy mô trong các thập niên 1950 và 1960
Cùng với sự hình thành đông đảo các tổ chức đa phương là sự ra đời của rất nhiều tổ chức viện trợ tại các nước phát triển Tây Âu cũng như ở các nơi khác Trong vòng 20 năm tiếp theo, chương trình viện trợ song phương từ các nước cung cấp viện trợ khác còn tăng hơn rất nhiều
so với của Mỹ Trong khuôn khổ hợp tác và phát triển, các nước OECD
đã lập ra những Uỷ ban chuyên môn, trong đó có Uỷ ban viện trợ phát