23 Ôn tập: Viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật24 Luyện đề25 Luyện đề 26 Kiểm tra bài viết số 127 Kiểm tra bài viết số 128
Trang 1UBND TP SẦM SƠN
TRƯỜNG THCS QUẢNG CƯ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập- Tự do- Hạnh phúc
KẾ HOẠCH DẠY THÊM BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
MÔN : Ngữ Văn 8 Năm học 2023 - 2024
Học kì I: 15 buổi x 3 tiết = 45 tiếtHọc kì II: 15 buổi x 3 tiết = 45 tiêt
Cả năm 30 buổi = 90 tiết
1 Ôn tập: Lá cờ thêu sáu chữ vàng
2 Ôn tập: Lá cờ thêu sáu chữ vàng
3 Từ địa phương
2
4 Ôn tập: Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh
5 Ôn tập: Quang Trung đại phá quân Thanh
6 Biệt ngữ xã hội
3
7 Ôn tập: Ta đi tới
8 Ôn tập: Ta đi tới
9 Thực hành TV
4
10 Ôn tập Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá)
11 Ôn tập Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một
di tích lịch sử, văn hoá)
12 Ôn tập: Trình bày giới thiệu ngắn về một cuốn sách
5
13 Ôn tập văn bản: Thu điếu
14 Ôn tập văn bản: Thu điếu
15 Ôn tập Thực hành tiếng Việt
6
16 Ôn tập văn bản: Thiên Trường vãn vọng
17 Ôn tập văn bản: Thiên Trường vãn vọng
18 Ôn tập: Thực hành tiếng Việt
7
19 Ôn tập văn bản: Ca Huế trên sông Hương
20 Ôn tập văn bản: Ca Huế trên sông Hương
21 Ôn tập: Thực hành tiếng Việt
8 22 Ôn tập: Viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn
học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
Trang 223 Ôn tập: Viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn
học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
24 Luyện đề
9
25 Luyện đề
26 Kiểm tra bài viết số 1
27 Kiểm tra bài viết số 1
10
28 Ôn tập văn bản: Hịch tướng sĩ
29 Ôn tập văn bản: Hịch tướng sĩ
30 Ôn tập: Thực hành tiếng Việt
11
31 Ôn tập văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
32 Ôn tập văn bản Nam quốc sơn hà
33 Ôn tập văn bản Nam quốc sơn hà
12
34
Ôn tập Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)
35 Ôn tập Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống
(con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)
Trang 3* Học kì II
16
1 Ôn tập: Văn bản Mắt sói
2 Ôn tập: Văn bản Mắt sói
3 Ôn tập: Thực hành tiếng Việt
7 Ôn tập: Thực hành tiếng Việt
8 Ôn tập Văn bản Bếp lửa
9 Ôn tập Văn bản Bếp lửa
19
10 Ôn tập: Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
11 Ôn tập: Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
12 Ôn tập: Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
19 Ôn tập văn bản: Những ngôi sao xa xôi
20 Ôn tập văn bản: Những ngôi sao xa xôi
21 Luyện đề
23
22 Ôn tập Tập làm một bài thơ tự do
23 Ôn tập: VIẾT: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về
một bài thơ tự do
24 Ôn tập: VIẾT: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về
một bài thơ tự do24
25 Luyện đề
26 Luyện đề
27 Luyện đề
Trang 429 Kiểm tra bài viết số 2
30 Kiểm tra bài viết số 2
36 Ôn tập VIẾT: Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề
của đời sống
28
37 Ôn tập VIẾT: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
38 Ôn tập VIẾT: Viết văn bản thuyết minh giải thích
một hiện tượng tự nhiên
39 Ôn tập VIẾT: Viết văn bản thuyết minh giải thích
một hiện tượng tự nhiên
Trang 5Buổi 1: Tiết 1,2,3: ÔN TẬP : LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG
TỪ ĐỊA PHƯƠNG
A MỤC TIÊU
I Năng lực
1 Năng lực chung: Tự học; hợp tác giải quyết vấn đề, trình bày trước đám đông
2 Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận biết các đặc điểm của truyện lịch sử (cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,ngôn ngữ; chủ đề, tư tưởng, thông điệp);
- Năng lực đọc hiểu các văn bản truyện lịch sử trong và ngoài SGK
- Năng lực cảm thụ văn học
II Phẩm chất
- Bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trong mỗi con người
- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực
- Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc
B THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Chuẩn bị của giáo viên:
HOẠT ĐỘNG 1: CỦNG CỐ TRI THỨC VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN LỊCH SỬ
1 Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của thể loại truyện lịch sử.
2 Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm
để ôn tập
3 Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
4 Tổ chức thực hiện hoạt động.
( THỜI GIAN DỰ KIẾN THỰC HIỆN: 20 PHÚT)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn
vị kiến thức cơ bản bằng phương
pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở;
hoạt động nhóm,
- HS lần lượt trả lời nhanh các câu
I Một số kiến thức chung về thể loại truyện lịch sử
1 Khái niệm
Là những tác phẩm truyện tái hiện lại nhân vật, sự kiện ở 1 thời gian của 1 giai đoạn lịch
sử cụ thể.
Trang 6hỏi của GV các đơn vị kiến thức cơ
bản của thể loại truyện lịch sử
Câu hỏi:
- Em hãy nêu lại một số kiến thức
chung về thể loại truyện lịch sử, đặc
trưng (cốt truyện; ngôn ngữ)
-Em hãy nêu chủ đề của tác phẩm
văn học
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời
- GV khích lệ, động viên
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của
II Chủ đề của tác phẩm văn học
- Khái niệm: Là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốtlõi hoặc thông điệp chính mà tác giả truyềntải tới người đọc
- Cách xác định:
+ Dựa vào nội dung, sự việc chính
+ Dựa vào hệ thống nhất vận,+ Dựa vào cách đánh giá, thái độ của tác giả
Trang 7ÔN TẬP VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG
HOẠT ĐỘNG 1: NHẬN DIỆN ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỆN LỊCH SỬ QUA
VĂN BẢN LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG
- GV phát vấn câu hỏi, phiếu
học tập, yêu cầu HS trả lời và
hoàn thành nội dung phiếu học
tập
Câu hỏi phát vấn: Dựa vào
kiến thức đã học, em liệt kê
những yếu tố giúp ta có thể
nhận biết một câu chuyện lịch
sử?
Câu hỏi phiếu học tập: Em hãy
điền các thông tin vào bảng
thống kê sau để chứng minh Lá
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận hoạt động
1 Để xác định được tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một câu chuyện lịch sử, ta cần căn cứ vào đặc điểm của thể loại truyện lịch sử như: Bối cảnh, cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ.
Bối cảnh Câu chuyện xảy ra vào thời nhà Trần
(Thế kỉ 13), lúc đó dân tộc ta đangphải đối mặt với sự xâm lược củagiặc Nguyên Mông lần thứ 2
Cốt truyện Gồm những sự kiện có thật trong
lịch sử:
-Vua Trần và các vương hầu họpbàn kế sách chống giặc NguyênMông tại bến Bình Than
-Do nhỏ tuổi, Trần Quốc Toản khôngđược dự họp nên chàng không màngsống chết xông vào thuyền đòi gặpvua để bày tỏ mong muốn đánh giặc.-Vua hiểu nỗi lòng của chàng nênkhông trách phạt mà ban cho mộtquả cam
- Quốc Toản quyết định trở về quêchiêu mộ binh mã để đánh giặc
Nhân vật Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo
( Tức vua Trần Nhân Tông), HưngĐạo Vương, Chiêu Quốc Vương,Chiêu Minh Vương, Chiêu ThànhVương là những nhân vật có thậttrong lịch sử
Ngôn ngữ Sử dụng các từ ngữ mang màu sắc
lịch sử, thời đại xa xưa như: thần tử,
hội sư, vương hầu, đồ nghi trượng,
Trang 8người nội thị, chiêu binh mãi mã…
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật thểhiện nguyên tắc giao tiếp của thời đại
như: Cúi xin quan gia cho chém đầu
để nghiêm quân lệnh; Ta tâu với quan gia cho đánh; Quan gia ban cho ta quả cam này; Ơn vua lộc nước, ta đem về biếu mẫu thân.
HOẠT ĐỘNG 2 HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu tri thức ngữ văn về truyện lịch sử (cốt truyện, bối cảnh,nhân vật, ngôn ngữ; chủ đề, tư tưởng, thông điệp); cách đọc hiểu văn bản truyện lịch sử.Ngữ liệu sử dụng các văn bản truyện lịch sử trong (bộ KNTT) và ngoài SGK
BÀI TẬP 1:
Mục tiêu: giúp HS khắc sâu các đơn vị
kiến thức cơ bản về tác phẩm đã học trong
chương trình
Tổ chức thực hiện: Sử dụng phiếu bài tập
trắc nghiệm nhằm kích hoạt khả năng xử lí
các tình huống phát sinh khi thực hiện
nhiệm vụ học tập
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
- GV phát phiếu câu hỏi trắc nghiệm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, lần lượt trả lời
nhanh các câu hỏi trong phiếu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi phát vấn, ghi đáp án ra
phiếu học tập và chuẩn bị trình bày
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời phát biểu, yêu cầu lớp nhận xét,
Tác giả của “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là ai?
A Nguyễn Huy Tưởng
Trang 9B 17 phần.
C 18 phần
D 19 phần
Câu 5: Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”
trong SGK được trích từ phần nào của tácphẩm?
A Trích phần 1 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
B Trích phần 2 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
C Trích phần 3 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
D Trích phần 4 của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Câu 6: Nhân vật chính trong tác phẩm “Lá
cờ thêu sáu chữ vàng” là ai?
A Văn Hoài
B Trần Quốc Tuấn
C Hưng Đạo Vương
D Trần Quốc Toản
Câu 7: Trần Quốc Toản là một thiếu niên
sớm mồ côi mẹ đúng hay sai?
B Thông thương với nước ta
C Giúp đỡ nước ta
D Xâm chiếm nước ta
Câu 9: Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm
gì?
A Để xin vua ra lệnh hòa hoãn
B Để xin vua ra lệnh đầu hàng
C Để xin vua ra lệnh đánh giặc
D Để xin vua ra lệnh rút lui
Câu 10: Gặp được vua, Trần Quốc Toản đã
Trang 10nói gì với vua?
A Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượnđường là mất nước
B Xin quan gia suy xét! Cho giặc mượnđường là mất nước
C Xin quan gia cảnh giác! Cho giặc mượnđường là mất nước
D Xin quan gia cân nhắc! Cho giặc mượnđường là mất nước
Câu 11: Cốt truyện Lá cờ thêu sáu chữ
vàng dựa trên bối cảnh lịch sử nào?
Câu 12: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có
tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờnhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đangdiễn ra ở bến Bình Than?
A Vô cùng ấm ức, vừa hờn vừa tủi
B Vui mừng, hạnh phúc
C Buồn bã, do dự
D Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 13: Quang cảnh, không khí ở bến Bình
Than – nơi diễn ra hội nghị quan trọng nhưthế nào?
A Đầy những thuyền lớn của các vươnghầu về hội sư, các vị vương chức quyềncao nhất của triều đình, thuyền ngự,không khí trang nghiêm, tĩnh mịch
B Đầy những thuyền lớn nhỏ, cờ, hoa vàbiểu ngữ, không khí vui tươi, hân hoan
C Tấp nập người qua lại, nhộn nhịp, khôngkhí mới lạ đầy thú vị
D Đầy những thuyền lớn của vua quan,không khí vui vẻ
Trang 11Câu 14: Tác phẩm khai thác những gương
mặt tiêu biểu nào?
A Thúy Kiều, Thúy Vân, Sở Khanh
B Sơn Tinh, Thủy Tinh
A Hoài Văn sẽ được gặp vua
B Hoài Văn sẽ bị binh lính bắt giữ
C Hoài Văn sẽ chết
D Đáp án A,C đúng
Câu 16: Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương,
Hưng Hiếu Vương – các con trai của HưngĐạo Vương hơn Hoài Văn bao nhiêu tuổi?
A 3 tuổi
B 4 tuổi
C 5 tuổi
D Dăm 6 tuổi
Câu 17: Hoài Văn có hành động gì khi
không chịu được cảnh chờ đợi?
A Liều mạng xô mấy người lính ThánhDực ngã chúi, xăm xăm xuống bến
B Mắt trừng lên một cách điên dại: “Khôngbuông ra, ta chém!”
B Vua lo thì thần tử cũng phải lo
C Tuy Hoài Văn chưa đến tuổi dự bàn việcnước nhưng chàng không phải giống cỏcây nên không thể ngồi yên được
D Tất cả các đáp đều đúng
Câu 19: Chọn câu không đúng trong các
Trang 12BÀI TẬP 2:
Mục tiêu: giúp HS rèn kĩ năng trình bày
suy nghĩ, cảm nhận của mình về nhân vật,
chi tiết sự việc trong tác phẩm văn học
Câu 1: Em có những ấn tượng như thế nào
về nhân vật Hoài Văn Hầu Trần Quốc
Toản?
Câu 2: Chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát
quả cam thể hiện điều gì?
Câu 3: Em rút ra được bài học gì từ câu
chuyện?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
câu dưới đây
A Trần Quốc Toản là thiếu niên anh hùng,sau này chính là Hưng Đạo Đại VươngTrần Quốc Tuấn
B Trần Quốc Toản là anh vua Trần NhânTông, tham gia kháng chiến chống giặcNguyên
C Trần Quốc Toản là con trai vua TrầnNhân Tông, tham gia kháng chiến chốnggiặc Nguyên
D Trần Quôc Toản là em vua Trần NhânTông, tham gia kháng chiến chống giặcNguyên
Câu 20: Vì sao vua không những tha tội mà
còn ban cho Quốc Toản cam quý?
A Vì Quốc Toản là em trai vua nên có thểtha thứ được
B Vì vua cho rằng quốc toản còn nhỏ tuổinên nông nổi
C Vì vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà cóchí lớn
D Vì Quốc Toản thuộc tôn thất
- Có lòng yêu quê hương và có ý thức trách nhiệm với vận mệnh của đất nước.
Câu 2: Chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả
cam thể hiện: tâm trạng tủi hổ vì bị coi thường là trẻ con, uất giận, căm thù lũ giặc
và quyết tâm đánh giặc cứu nước của Trần Quốc Toản.
Câu 3: Bài học gì từ câu chuyện:
- Tuổi trẻ phải có trách nhiệm với đất nước.
Trang 13Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi phát vấn, ghi đáp án ra
phiếu học tập và chuẩn bị trình bày
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời phát biểu, yêu cầu lớp nhận xét,
góp ý, bổ sung (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
BÀI TẬP 3 Mục tiêu: giúp HS củng cố thêm kĩ năng
làm bài đọc hiểu qua một đoạn trích với
các dạng câu hỏi khác nhau
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
- GV phát phiếu học tập cho HS
Đọc kĩ đoạn văn sau
[…] Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi
ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống.
Hôm nay, đợi mãi từ sớm đến trưa, Hoài
Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu
choáng váng, chân tay buồn bã Hoài Văn
không chịu được nữa Đứng mãi đây cho
đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy.
Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh,
rồi mặc cho triều đình luận tội Hoài Văn
xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi,
xăm xăm xuống bến Một viên tướng hốt
hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại Quốc
Toản tuốt gươm:
- Không buông ra, ta chém!
Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn Thực ra, vì
nể chàng là một vưong hầu, nên họ đã để
cho chàng đứng đấy từ sáng Nay thấy
Hoài Văn làm quá, viên tướng nói:
- Quân pháp vô thân, hầu không có phận
- Biết đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của bản thân.
- Góp công sức của mình để bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước.
- Khi quyết tâm thực hiện điều gì thì phải cố gắng tìm mọi cách dể đạt được kết quả như mong muốn.
- Người lãnh đạo cần có cái nhìn độ lượng, khoan dung với cấp dưới, không trách nhầm, phạt nhầm với người ngay thẳng, chính trực.
BÀI TẬP 3
Gợi ý đáp án câu 1
- Hoài Văn nôn nóng, sốt ruột muốn đượcmuốn gặp vua; dám liều mạng dù biết là tộichết vì Hoài Văn biết nếu triều đình chogiặc mượn đường sẽ mất nước, chàng rất locho sự an nguy của đất nước, vì thế thà liềuchết còn hơn mất nước
- Hoài Văn là người tuổi trẻ nhưng đầydũng cảm, bản lĩnh, có chí khí, trí tuệ, tầmnhìn và đặc biệt có lòng yêu nước, sẵn sàng
xả thân vì đất nước…
Gợi ý đáp án câu 2
* Không đáng trách
- Nếu luật lệ cứng nhắc, vô lý
- Nếu sự việc cấp bách, không thể chậm trễ,trì hoãn Hoài Văn không tuân thủ phépnước Song, đặt vào hoàn cảnh cụ thể lúcbấy giờ, khi vận nước lâm nguy, việc nướckhông thể chậm trễ thì sự không tuân thủcủa Hoài Văn lúc đó lại là cần thiết
* Đáng trách Quy định, luật lệ nếu đúng thì việc tuânthủ là vô cùng cần thiết
Trang 14sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc.
Nhược bằng khinh thường phép nước, anh
em tất phải chiếu theo thượng 1ệnh.
Hoài Văn đỏ mặt bừng bừng, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ
nào được giữ ta lại Lôi thôi thì hãy nhìn
lưỡi gươm này!
Viên tướng tái mặt, hô quân sĩ vây kín lấy
Hoài Văn Quốc Toản vung gươm múa tít,
không ai dám tới gần Tiếng kêu, tiếng thét
D Viên tướng và Hoài Văn
4 Sự việc Hoài Văn gây náo loạn diễn
+ Gây ảnh hưởng đến tập thể, thậm chí gây
ra những hậu quả tai hại khôn lường…
* Vừa đáng trách, vừa không đáng trách
- Kết hợp hai cách lí giải trên
Trang 15D Sông Bến Hải Câu
5 Tại sao Hoài Văn lại không được tham gia cuộc họp ở Bến Bình Than?
A Vì chàng chưa đủ tuổi
B Vì chàng không đủ tài năng để dự họp
C Vì vua cấm chàng không được họp
D Vì chàng muốn tới đó để tỏ rõ uy thếcủa mình
6 Tại sao Hoài Văn lại muốn gặp vua?
A Vì Hoài Văn và vua có mối quan hệruột thịt
B Vì Hoài Văn muốn tham gia nghị bànviệc nước
C Vì Hoài Văn muốn bày tỏ quan điểm
và nói với vua “xin đánh” giặc chứ khôngcho giặc mượn đường
D Không có lí nào cả
7 Tại sao quân lính lại nể mặt Hoài Văn
và cho chàng đứng trên bến Bình Than
từ sáng?
A Vì Hoài Văn là một vương hầu
B Vì Hoài Văn rất cứng cỏi
C Vì Hoài Văn là một người khó bảo
D Vì ai cũng sợ Hoài Văn chém
8 Câu văn nào diễn tả hành động quyết tâm gặp vua bằng mọi giá của Hoài Văn?
A Không buông ra, ta chém!
B Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không
kẻ nào được giữ ta lại Lôi thôi thì hãynhìn lưỡi gươm này!
C Cả A và B
D Xin hãy cho ta được gặp bệ hạ
9 Những câu văn nào trong đoạn diễn tả suy nghĩ của Hoài Văn để chàng quyết định xuống bến gặp bằng được nhà vua?
A Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi
Trang 16thì liều một chết vậy Ta cứ xuống, chỉ nói
hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình
luận tội
B Đứng mãi đây cho đến bao giờ?
C Thôi thì liều một chết vậy
D Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh,
rồi mặc cho triều đình luận tội
* Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau
bằng vài gạch đầu dòng.
Câu 1 Em cảm nhận được điều gì về
nhân vật Hoài Văn qua dòng độc thoại
sau:“Đứng mãi đây cho đến bao giờ?
Thôi thì liều một chết vậy Ta cứ xuống,
chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho
triều đình luận tội.”?
Câu 2 Từ câu chuyện của Hoài Văn, em
có cho rằng trong cuộc sống, người
không tuân thủ quy định, luật lệ luôn
đáng trách không? Vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi phiếu học tập và chuẩn
bị trình bày câu hỏi tự luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm văn
Trang 17- GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn hs lập ý
viết đoạn
- GV yêu cầu HS làm theo hướng dẫn
Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn
ngắn từ 4 đến 7 câu nêu cảm nhận về nhân
vật Trần Quốc Toản qua đoạn trích Lá cờ
thêu sáu chữ vàng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS viết đoạn văn và chuẩn bị trình bày
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời hs phát biểu, yêu cầu lớp nhận
xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, sửa lỗi cho hs
của truyện Trần Quốc Toản được xây dựng trong tác phẩm là một thiếu niên anh dũng, sớm có ý thức trách nhiệm với non sông Tủi
hổ vì bị coi là trẻ con,không được tham gia Hội nghị Diên Hồng, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản đã nhịn đói, rong ruổi ngựa suốt một ngày dưới nắng hè tìm đến bến Bình Than - nơi họp bàn việc nước của nhà vua, xông vào đó bất chấp sự ngăn cản của các tướng sĩ chỉ để bày tỏ ý chí quyết tâm đánh giặc mà không màng nguy hiểm đến tính mạng Uất giận, căm thù lũ giặc cướp nước,Trần Quốc Toản đã tự dựng cờ nghĩa với sáu chữ vàng Phá cường địch báo hoàng ân, nhanh chóng thu phục được hơn sáu trăm trai tráng thành lập quân đội, luyện tập võ nghệ, lên đường đánh giặc…
Có thể nói, qua hình tượng Hoài V ăn Hầu, Nguyễn Huy Tưởng đã rất thành công khi khắc họa tấm gương thiếu niên yêu nước dũng cảm để người đời sau học tập và noi theo.
TIẾT 7: ÔN TẬP TỪ ĐỊA PHƯƠNG HOẠT ĐỘNG 1: CỦNG CỐ TRI THỨC NỀN
Mục tiêu: HS nắm vững tri thức về TĐP, nhận diện và hiểu
được cách sử dụng TĐP phù hợp trong các ngữ cảnh
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
NV1: GV phát phiếu bài tập trắc nghiệm yêu cầu
HS làm nhanh trong 5 phút
Câu 1 Thế nào là từ ngữ địa phương?
A Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
B Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
C Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất
định
D Là từ ngữ được ít người biết đến
Câu 2 Cho hai đoạn thơ sau:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
I.Kiến thức cơ bản cần nhớ
1 Từ ngữ địa phương là gì?
Từ ngữ địa phương lànhững từ ngữ chỉ đượcdùng hạn chế trong phạm
vi một hoặc một vài vùngđịa phương nhất định Khigiao tiếp toàn dân có thểgây khó hiểu đối với ngườikhác
Trang 18Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào.
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn
Câu 3 Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa
phương thể hiện ở phương diện nào?
A Ngữ âm
B Ngữ pháp
C Từ vựng
D Cả A và C
Câu 4 Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử
dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?
A Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
B Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
C Để tô đậm tính cách nhân vật
D Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó
Câu 5 Khi sử dụng từ ngữ địa phương, cần chú ý điều gì?
A Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương
B Tuỳ hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ
địa phương cho phù hợp
C Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu
được từ ngữ địa phương
D Cả A, B, C đều đúng
Câu 6 Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử
dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?
A Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
B Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
C Để tô đậm tính cách nhân vật
D Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó
Câu 7 Trong bài thơ sau đây, từ cá tràu là loại từ ngữ nào?
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế Khế trong vườn thêm một tý rau thơm
Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!
2 Những lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương.
- Trong thơ văn, có thểdùng từ ngữ địa phương để
tô đậ thêm màu sắc địaphương, màu sắc tầng lớp
xã hội của ngôn ngữ vàtính cách nhân vật
- Trong khẩu ngữ, chỉ nêndùng từ ngữ địa phươngngay tại địa phương đóhoặc giao tiếp với ngườicùng địa phương, cùngtầng lớp xã hội để tạo sựthân mật, tự nhiên
- Muốn tránh lạm dụng từđịa phương cần phải tìmhiểu các từ ngữ toàn dân
có nghĩa tương ứng để sửdụng khi cần thiết
Trang 19Cho bầy tui nghe ví,
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
(Hồng Nguyên)
A Miền Bắc
B Miền Trung
C Miền Nam
D Đây là từ ngữ toàn dân
* NV2: GV phát vấn câu hỏi, yêu cầu HS trả lời cá nhân.
+ Em hiểu gì về từ ngữ địa phương?
+ Khi sử dụng từ ngữ địa phương ta cần lưu ý điều gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời các thông tin theo yêu cầu
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời 1 – 2 HS nhận
xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Ngày soạn: 8/10/2023
Ngày dạy: 11/10/2023
BUỔI 2: Tiết 4,5,6: ÔN TẬP :
VĂN BẢN QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Trang 20HOẠT ĐỘNG 1: NHẬN DIỆN ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRUYỆN LỊCH SỬ QUA VĂN BẢN:
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
Mục tiêu: hs ghi nhớ nội dung cốt
truyện, nhận diện đặc điểm thể loại
truyện lịch sử qua văn bản.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
- GV phát vấn câu hỏi, yêu cầu HS trả
lời
Câu hỏi phát vấn:
1 Em hãy kể tóm tắt văn bản Quang
Trung đại phá quân Thanh.
2 Câu chuyện diễn ra vào bối cảnh lịch
sử nào?
3 Em hãy kể tên các nhân vật lịch sử có
trong đoạn trích.
4 Hãy đọc lại đoạn vua Quang Trung ra
doanh phủ dụ binh lính Qua đoạn
trích này, em có nhận xét gì về ngôn
ngữ của nhân vật vua Quang Trung
khi phủ dụ binh sĩ.
5 Ấn tượng của em về nhân vật vua
Quang Trung qua đoạn trích?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi phát vấn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- HS phát biểu
- GV yêu cầu lớp nhận xét, góp ý, bổ
sung (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
2 Bối cảnh lịch sử nước ta cuối thế kỉ
18 đầu thế kỉ 19 Câu chuyện tái hiện lại
sự kiện có thật trong lịch sử, mùa xuânnăm Kỉ Dậu (1789) vua Quang Trung đãchỉ huy nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 20vạn quân Thanh một cách thần tốc Bè lũvua tôi Lê Chiêu Thống bán nước cầuvinh cũng phải bỏ chạy theo giặc hết sứcthảm hại
3 Tên các nhân vật lịch sử có trong
đoạn trích: Quang Trung, Nguyễn Thiếp,
Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị…
4 Nhận xét về ngôn ngữ nhân vật vua Quang Trung khi phủ dụ binh sĩ: mang
đậm màu sắc lịch sử, thể hiện được địa
vị, sự oai phong, bản lĩnh, tính cáchmạnh mẽ, thái độ quyết đoán, rõ ràng,giàu tự tôn dân tộc, tỏ rõ ý chí quyết tâm
Trang 21đánh đuổi kẻ thù xâm lược và tầm nhìn
xa trông rộng của một vị tướng có tàinăng quân sự…
5 Nhận xét về nhân vật vua Quang Trung:
- Quyết đoán, mạnh mẽ, anh minh, cótầm nhìn xa trông rộng, có tài dùngngười
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tài thaolược…
HOẠT ĐỘNG 2 HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu tri thức ngữ văn về truyện lịch sử (cốt truyện, bối cảnh,nhân vật, ngôn ngữ; chủ đề, tư tưởng, thông điệp); cách đọc hiểu văn bản truyện lịch sử.Ngữ liệu sử dụng các văn bản truyện lịch sử trong (bộ KNTT) và ngoài SGK
BÀI TẬP 1:
Mục tiêu: tạo tình huống để hs trình bày
cảm nhận cá nhân về nhân vật trong tác
phẩm và giá trị nghệ thuật trong xây
dựng hình tượng nhân vật theo tuyến đối
lập, nhận thức được thông điệp của tác
Ví dụ:
* Trong tất cả các nhân vật, em ấn tượng nhất với nhân vật chính diện vua Quang Trung – một vị tướng tài ba, mạnh mẽ, oai phong, giàu tinh thần tự tôn dân tộc,
có tài dùng binh, thao lược thần tốc trên chiến trường – một vị vua anh minh sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.
* Hoặc: Trong tất cả các nhân vật, em ấn tượng nhất với nhân vật phản diện vua
Lê Chiêu Thống.
- Vua Lê Chiêu Thống là một ông vua
bù nhìn, đặt lợi ích cá nhân lên trước lợi ích của đất nước, là kẻ bán nước cầu vinh, vì quyền lợi của bản thân sẵn sàng quỳ gối nhận lễ sắc phong bề tôi của vua Thanh, mở đường cho quân giặc vào thành xâm lược nước ta.
Trang 222 Chia sẻ những hiểu biết của em về
người anh hùng Quang Trung – Nguyễn
Huệ?
3 Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang
Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân
Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng
như thế nào trong việc thể hiện chủ đề
của đoạn trích?
4.Theo em, qua đoạn trích, tác giả muốn
gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
Thông điệp ấy có giá trị với cuộc sống
hôm nay như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS trả lời câu hỏi phát vấn, ghi đáp án
ra phiếu học tập và chuẩn bị trình bày
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- Hèn nhát, run sợ bỏ chạy theo Tôn Sĩ Nghị về phương Bắc khi quân Tây Sơn tấn công vào thành Thăng Long và quân Thanh thảm bại.
2 Chia sẻ những hiểu biết của em về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Trả lời
Nguyễn Huệ (1755 - 1792), còn gọi là vua Quang Trung, là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai chính quyền phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỉ thứ 18.
3/ Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích
Trả lời : Sự đối lập giữa vua Lê Chiêu
Thống và vua Quang Trung, giữa quân nhà Thanh và quân Tây Sơn có tác dụng
ca ngợi sự dũng mãnh, đồng lòng chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì đất nước, tôn vinh những chiến công hiển hách của quân Tây Sơn => Qua đó làm nổi bật hình tượng vị anh hùng áo vải với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán trong lịch sử nước nhà Đồng thời phê phán, tố cáo kẻ thù xâm lược và bè lũ vua tôi Lê Chiêu Thống bán nước hại dân.
4/.Theo em, qua đoạn trích, tác giả muốn
gửi gắm đến người đọc thông điệp về lòng yêu nước và tôn trong lịch sử dân tộc.
Thông điệp ấy đến nay vẫn giữ nguyên giá trị Từ xưa đến nay, dân ta luôn có một lòng yêu nước nồng nàn
và cách thể hiện lòng yêu nước trong
Trang 23- GV mời phát biểu, yêu cầu lớp nhận
xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
sự kính trọng với những gì mà thế hệ trước đã làm được, đồng thời cũng là bài học để thế hệ sau học hỏi, tránh phải những sai lầm không cần thiết
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI SGK
Đề 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
(1)Thái Tổ nhà Lê tên là Lợi, người làng Lam Sơn, xứ Thanh Hóa, có chí khí từ thuở nhỏ Tục truyền ông tổ tam đại nhà ngài nguyên là người làng như áng, một bữa đi qua lam sơn thấy có đàn quạ xúm xít bay, liệng trên một cái gò Ông cụ ấy nói rằng chỗ này
là chỗ đất hay đây mới đem nhà làm ở dưới cái gò, từ bấy giờ con cái làm hào trưởng ở
xứ ấy Được ba đời thì sinh ra ngài.
(2)Cuối đời nhà Trần, Hồ Quý Ly cướp ngôi, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh sang đánh bắt được cả hai bố con Hồ Quý Ly đem về Tàu rồi chiếm giữ lấy nước Nam, làm ra lắm sự tàn ác: Nào là bắt dân khai mỏ vàng, săn voi trắng; nào là bắt dân
mò hạt trân châu Lại cấm dân không cho nấu muối riêng Bắt phải nộp cống hươu trắng, rùa rùa chín đuôi, vượn bạch, trăn to Lại lắm chính sự tàn ác, thuế má nặng nề, hơn 20 năm, dân sự lấy làm khổ ải, bởi thế trộm giặc chỗ nào cũng nổi lên như ong, dân gian lại càng khốn đốn lắm Thái Tổ trông thấy tình hình làm vậy, có chí muốn ra dẹp loạn để yên dân.
(Phan Kế Bính, Lê Thái Tổ, in trong Nam Hải dị nhân, NXB Trẻ)
Câu 1: Sửa những lỗi chính tả có trong đoạn (1).
Câu 2: Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu:
Lại cấm dân không cho nấu muối riêng Bắt phải nộp cống hươu trắng, rùa rùa chín
đuôi, vượn bạch, trăn to Lại lắm chính sự tàn ác thuế má nặng nề, hơn 20 năm, dân sự lấy làm khổ ải, bởi thế trộm giặc chỗ nào cũng nổi lên như ong, dân gian lại càng khốn
đốn lắm có gì đặc biệt? Em hãy phân tích tác dụng của việc sử dụng những câu có cấu tạo ngữ pháp như vậy.
Câu 3: Đoạn (2) sử dụng những phép liên kết nào?
GỢI Ý LÀM BÀI Câu 1: Đoạn trích sai những lỗi về dấu câu và viết hoa
a, Đoạn sai: Tục truyền ông tổ tam đại nhà ngài nguyên là người làng như áng, một bữa
đi qua lam sơn thấy có đàn quạ xúm xít bay, liệng trên một cái gò Ông cụ ấy nói rằngchỗ này là chỗ đất hay đây mới đem nhà làm ở dưới cái gò, từ bấy giờ con cải làm hàotrưởng ở xứ ấy
Sửa lại:
Tục truyền ông tổ tam đại nhà ngài nguyên là người làng Như Áng, một bữa đi quaLam Sơn thấy có đàn quạ xúm xít bay, liệng trên một cái gò Ông cụ ấy nói rằng: “Chỗ
Trang 24này là chỗ đất hay đây!” mới đem nhà làm ở dưới cái gò, từ bấy giờ con cái làm hàotrưởng ở xứ ấy.
Đã sửa những chỗ in hoa, đổi câu nói của ông cụ thành lời dẫn trực tiếp (được trích trựctiếp trong câu văn) và thêm dấu câu
Yêu cầu: học sinh chỉ cần chép đúng được đoạn văn, chỉ ra đã sửa chỗ nào, không cầnchép lại nội dung đoạn sai
Câu 2: Các câu được trích dẫn xét theo cấu tạo ngữ pháp được xếp vào câu rút gọn (rútgọn thành phần chủ ngữ)
Câu 3: Các phương thức liên kết sử dụng trong đoạn trích (2) là:
Phép liên tưởng: nhà văn sử dụng trường từ vựng về bóc lột: chiếm giữ, tàn ác, khai mỏvàng, cấm, nộp cống, chính sự tàn ác, thuế má nặng nề, khốn đốn…
Phép điệp: Lại, nào là,…
Tác dụng: Liên kết nội dung của đoạn văn hướng về chủ đề chính là phê phán chínhsách bóc lột vô lí khiến nhân dân khốn đốn Đặc biệt là việc liệt kê đã khiến cho tội ácđược nhấn mạnh rõ ràng
Đề 2: Đọc văn bản sau và thực hiện theo các yêu cầu:
[…] Trong một buổi sáng đã có hai người nói với Trần Bình Trọng nhiều điều có
ích Họ chỉ là người lính, người dân bình thường, nhưng đều đã trải qua nhiều trận chiến đấu gay go Họ đã làm cho Trần Bình Trọng vui lòng và tin rằng họ sẽ làm tròn những công việc ông giao cho Kể từ khi đất nước có giặc xâm lược, Trần Bình Trọng
đã mắt thấy tai nghe nhiều sự việc chứng tỏ tài năng và lòng yêu nước của những người không phải dòng dõi quý tộc Ông đã được thấy những người lính bình thường lăm lăm ngọn giáo ngắn trong tay, xông thẳng tới trước những tên tướng Nguyên và dùng ngọn giáo ngắn ấy đánh ngã tướng giặc cưỡi trên lưng những con ngựa cao lớn Ông đã từng giao nhiều việc quân cho những người lính của mình.
[…]
Ông già làng Xuân Đình chẳng những giảng giải cho Trần Bình Trọng nghe rất kỹ
về thế đất vùng Thiên Mạc, mà ông ta còn nhận xét rất đúng phép dùng binh: với thế đất như thế, cách bày trận sẽ phải ra sao Ông ta nói:
- Dải cát sa bồi này chạy dài tít tắp, không rõ đâu là bến bờ Mặt trước bãi cát là con sông Thiên Mạc rộng mênh mông Mặt sau lưng nó là bãi lầy Màn Trò ăn mãi vào sâu hàng trăm dặm Chỗ chúng ta đứng đây là địa thế làng Xuân Đình Xuân Đình ở đầu bãi lầy Màn Trò, nhưng cũng ở đầu dải cát sa bồi Từ trước đến nay, ai cũng cho rằng trong bãi lầy không có người ở Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông Nếu như trận đánh xảy ra ở đây, giặc sẽ tránh giao
Trang 25chiến trên sông Thiên Mạc với ta Chúng sẽ rút lên dải cát sa bồi này, lập thế trận dựa lưng vào bãi Màn Trò để quyết chiến với ta trên vùng đất khô ráo quen với vó ngựa của chúng.
Trần Bình Trọng suy nghĩ về lời nói của ông già:
- Có phải ông lão cho rằng tướng giặc sẽ lấy dải cát sa bồi này làm đất quyết chiến không?
- Chính vậy đấy! Nhưng ta có cách buộc chúng không thể quyết chiến ở đây mà phải chịu những đòn ta đánh ở chỗ khác và ở những hướng khác với ý muốn của chúng.
- Ông lão nói nốt đi!- Trần Bình Trọng giục, rõ ràng câu chuyện đã khiến ông thật
sự quan tâm.
- Đây nhé! Tướng quân xem, chúng muốn đổ quân lên bộ cũng phải dùng những bến thuyền này Bởi vì ở đây bờ sông thấp, lại có những vụng nhỏ tránh được sóng gió Nhưng chúng không bao giờ nghĩ rằng chúng có thể bị đánh từ cửa Hàm Tử trở xuống,
vì rằng bên kia cửa Hàm Tử là bến Chương Dương thẳng đường về Thăng Long, giặc
sẽ dễ dàng ra cứu.
Trần Bình Trọng khen thầm Ông khẽ gật đầu và giơ tay chỉ về phía Màn Trò hỏi tiếp:
- Ông lão định phục binh trong đó để đánh vỗ vào lưng quân giặc phải không?
- Ấy là nếu lão cầm quân, chứ lão đã trên bảy mươi tuổi đầu rồi và cũng chẳng ai bái lão làm tướng Nhưng nếu lão cầm quân, lão sẽ bày trận như vậy đó!
Gương mặt Trần Bình Trọng rạng rỡ hẳn lên Ông nói to với ông già Xuân Đình:
- Ông lão nói rất đúng Ta cũng sẽ phục quân trong Màn Trò Như thế, nếu giặc phải giao chiến trên sông Thiên Mạc hay trên bãi sa bồi này chúng đều phải đánh trên thế đất chết của chúng Binh pháp cũng nói như vậy đấy!
(Trích Bên bờ Thiên Mạc – Chương 3, Hà Ân, NXB Kim Đồng)
TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG CÁCH CHỌN MỘT PHƯƠNG ÁN ĐÚNG NHẤT.
Câu 1: Tác giả của bài Bên bờ Thiên Mạc là ai?
A Hà Ân
B Đỗ Phủ
C Hàn Mặc Tử
D Trương Kế
Câu 2: Bối cảnh được đặt ra trong đoạn trích là khi nào?
A Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất
B Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai
C Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba
D Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
A Tự sự
B Biểu Cảm
Trang 26C Miêu tả
D Nghị luận
Câu 4 Trong văn bản trên, người kể chuyện là ai?
A Người kể xưng “tôi” và là nhân vật trong truyện
B Người kể xưng “chúng tôi” và là nhân vật trong truyện
C Người kể không tham gia vào câu chuyện
D Người kể mang tên một nhân vật trong câu chuyện
Câu 5 Nhân vật trong văn bản trên chủ yếu khắc họa ở phương diện nào?
A Hình dáng
B Tâm trạng
C Hành động
D Lời nói
Câu 6 Tác dụng của phép so sánh trong câu: “Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa,
ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông” là:
A Khẳng định lợi thế của quân ta là đánh trên sông, để tìm ra kế sách đánh bại giặc
B Ca ngợi sức mạnh và ý chí quyết tâm của quân ta
C Khẳng định sức mạnh ghê gớm của quân giặc
D Thể hiện khao khát đánh thắng giặc
Câu 7 Vì sao Trần Bình Trọng quyết định cho quân mai phục ở bãi Màn Trò?
A Vì dải cát sa bồi này chạy dài tít tắp, không rõ đâu là bến bờ
B Vì mặt trước bãi cát là con sông Thiên Mạc rộng mênh mông
C Vì nơi đây gần làng Xuân Đình
D Vì đây là đất chết của quân giặc
Câu 8 Đâu là nhận xét không đúng về nhân vật ông già Xuân Đình trong đoạn trích?
A Có trí tuệ, giàu kinh nghiệm đánh giặc
B Hiểu biết về địa lí của vùng đất Thiên Mạc
C Có lòng yêu nước, muốn đóng góp sức lực vào cuộc kháng chiến của dân tộc
D Muốn cho Trần Bình Trọng biết mình là người hiểu biết về lũ giặc như thế nào
Câu 9 Tác giả bộc lộ thái độ, tình cảm như thế nào đối với câu chuyện và nhân vật
được kể?
A Lo lắng, sợ hãi
B Bình tĩnh, vui vẻ
C Khâm phục, tự hào, biết ơn
D Say sưa, ngất ngây
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Chi tiết “Gương mặt Trần Bình Trọng rạng rỡ hẳn lên.” giúp em hiểu gì về
nhân vật Trần Bình Trọng?
Trang 27Câu 2 Từ văn bản trên, bằng đoạn văn ngắn (7 đến 9 câu) em hãy nêu cảm nhận về một
chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắcnhất
GỢI Ý TRẢ LỜI
Chi tiết:
+ “ Quang Trung thần tốc ra Bắc đánh tan quân Thanh”
+ Màn đấu kiếm giữa Quang Trung và một tướng quân Thanh trong trận ChiLăng
+…
- Quang Trung đã thể hiện khả năng lãnh đạo xuất sắc khi đưa quân đến Bắc nhanhchóng và không chờ đợi quá lâu
- Ông là một người lãnh đạo có tầm nhìn xa và quyết định nhanh nhạy
- Tạo ra một sự đột phá quan trọng, đánh tan quân Thanh , mở ra con đường cho sựgiải phóng và độc lập của dân tộc
- Sự quyết đoán và sự can đảm của Quang Trung được thể hiện rõ qua chi tiết này
→ Ông không chỉ là một người lãnh đạo xuất sắc, mà còn là một người anh hùng vàbiểu tượng của sự đấu tranh vì tự do và chủ quyền
- Em khâm phục và ngưỡng mộ về những nỗ lực phi thường của Quang Trung vàtình yêu nước vô bờ bến mà ông đã truyền cảm hứng cho thế hệ sau
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Trong văn bản "Quang Trung đại phá quân Thanh," chi tiết "Quang Trung thầntốc ra Bắc đánh tan quân Thanh" là một điểm nhấn đặc biệt khiến em ấn tượng sâusắc Đây là một hành động mạnh mẽ và bất ngờ, tạo nên một cảm giác của sự quyếtđoán và sự táo bạo trong cuộc chiến Quang Trung đã thể hiện khả năng lãnh đạoxuất sắc khi đưa quân đến Bắc nhanh chóng và không chờ đợi quá lâu Hành độngnày không chỉ thể hiện sự tương xứng với tình hình chiến đấu, mà còn cho thấy ông
là một người lãnh đạo có tầm nhìn xa và quyết định nhanh nhạy Quang Trung đãkhông để cho quân Thanh có thời gian thu xếp và lấy lại quyền kiểm soát trong khuvực đó Thay vào đó, ông đã tận dụng sự ngạc nhiên của đối phương để tạo ra mộtcuộc tấn công không chút do dự Việc thần tốc ra Bắc đánh tan quân Thanh khôngchỉ đòi hỏi sự táo bạo mà còn đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết định dứt khoát QuangTrung đã chứng tỏ một tinh thần không chịu đánh mất thời gian và không sợ khókhăn Ông đã tận dụng cơ hội để tạo ra một sự đột phá quan trọng, đánh tan quânThanh và mở ra con đường cho sự giải phóng và độc lập của dân tộc Qua chi tiết
Trang 28này, người đọc như cảm nhận được sự quyết đoán và sự can đảm của Quang Trung.Ông không chỉ là một người lãnh đạo xuất sắc, mà còn là một người anh hùng vàbiểu tượng của sự đấu tranh vì tự do và chủ quyền Điều này gợi lên trong em sựkhâm phục và ngưỡng mộ về những nỗ lực phi thường của Quang Trung và tình yêunước vô bờ bến mà ông đã truyền cảm hứng cho thế hệ sau.
HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Mục tiêu: HS nắm vững tri thức về BNXH, nhận diện và
hiểu được cách sử dụng biệt ngữ xã hội phù hợp trong các
ngữ cảnh
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
NV1: GV phát phiếu bài tập và yêu cầu HS làm
nhanh trong vòng 5 phút.
Bài 1: Chọn đáp án đúng nhất để trả lời câu hỏi:
Câu 1: Biệt ngữ xã hội là gì?
A Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất
D Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội
Câu 2: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa
phương thể hiện ở phương diện nào?
A Ngữ âm
B Ngữ pháp
C Từ vựng
D Cả A và C
Câu 3: Đọc kĩ câu văn sau và trả lời các câu hỏi.
Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.
(Nguyên Hồng)
a, Từ “dằm thượng” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?
A Túi áo trên
B Vật nhọn, nhỏ được làm bằng thân cây tre
C Vật nhọn, nhỏ được làm bằng kim loại để cài áo
2 Một số lưu ý khi sử dụng biệt ngữ xã hội:
Biệt ngữ xã hội là những từngữ sử dụng trong hoàncảnh hạn chế, không đượcphổ biến rộng rãi trong toàndân nên cần lưu ý sử dụngcho phù hợp, tránh lạmdụng gây khó hiểu chongười đọc, người nghethông tin
Biệt ngữ xã hội chỉ nên sửdụng trong các hoàn cảnhdưới đây:
Thứ nhất: Trong khẩu ngữ,việc sử dụng biệt ngữ xãhội để giao tiếp với ngườicùng tầng lớp với mình đểtạo sự thân mật, gần gũi
Thứ hai: Trong thơ văn,sáng tác các tác phẩm vănhọc để làm tăng tính biểu
Trang 29b, Từ “mõi” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?
A Lấy cắp, lấy trộm
B Mắc bẫy, mắc lừa
C Mệt mỏi
D Cả A, B, C đều sai
c, Hai từ ở “dằm thượng”, “mõi” ở ví dụ trên là từ ngữ địa
phương hay biệt ngữ xã hội?
A Từ ngữ địa phương
B Biệt ngữ xã hội
Bài 2: Đọc kĩ đoạn văn sau và chỉ ra các biệt ngữ xã
hội có trong đoạn văn.
[…] Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua,
quên không ăn uống Hôm nay, đợi mãi từ sớm đến trưa,
Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng
váng, chân tay buồn bã Hoài Văn không chịu được nữa.
Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết
vậy Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho
triều đình luận tội Hoài Văn xô mấy người lính Thánh
Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến Một viên tướng hốt
hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại Quốc Toản tuốt
gươm:
- Không buông ra, ta chém!
Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn Thực ra, vì nể chàng là
một vưong hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ
sáng Nay thấy Hoài Văn làm quá, viên tướng nói:
- Quân pháp vô thân, hầu không có phận sự ở đây, nên
trở ra cho anh em làm việc Nhược bằng khinh thường
phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng 1ệnh.
Hoài Văn đỏ mặt bừng bừng, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ
ta lại Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!
Viên tướng tái mặt, hô quân sĩ vây kín lấy Hoài Văn.
Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần.
Tiếng kêu, tiếng thét náo động cả bến sông.
(Trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Nguyễn Huy
Tưởng)
* NV2: GV phát vấn câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
Nội dung câu hỏi:
cảm cũng như thể hiện rõtầng lớp xã hội, làm nổi bậttính cách của nhân vật
Để tránh lạm dụng biệt ngữ
xã hội, cần tìm hiểu các từngữ toàn dân có nghĩatương ứng để sử dụng khicần thiết
Trang 30+ Khi sử dụng biệt ngữ xã hội ta cần lưu ý điều gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem lại kiến thức đã học chuẩn bị trình bày
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- HS phát biểu cá nhân
- HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn kĩ năng
làm bài tập liên quan đến biệt ngữ xã hội
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
- GV phát phiếu học tập số 1.
Chỉ ra biệt ngữ ở những câu sau và giải
thích nghĩa của các biệt ngữ đó.
a Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố
có cuộc tuyển “gà” khắp các trường tiểu
học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng
khiếu
(Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu)
b Ôn tập cẩn thận đi em Em cứ “tủ” như
vậy, không trúng đề thì nguy đấy
* GV phát phiếu học tập số 2
Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:
a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng
kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh
bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một
năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một
lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và
gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
– Không! Cháu không muốn vào Cuối
năm thế nào mợ cháu cũng về.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu).
- Từ “gà” trong câu trên được hiểu là người
có năng khiếu, được ưu ái
- Từ “tủ” trong câu trên được hiểu là họcchọn lọc những kiến thức quan trọng, cầnthiết để làm bài kiểm tra, làm bài thi
* Hs cần hiểu được nội dung và phạm
vi , mục đích sử dụng các biệt ngữ của tác giả qua ngữ liệu của bài tập 2.
Trả lời:
a) Trong đoạn văn trên, tác giả có chỗdùng “mẹ”, có chỗ lại dùng “mợ” bởi vìTrong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng
từ “mẹ” – từ ngữ hiện tại
Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng
từ “mợ” vì đoạn đối thoại đó nằm trong kíức
Trước Cách mạng tháng Tám 1945 tầnglớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là “mợ”,gọi cha là “cậu”
Trang 31Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả
dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ? Trước
Cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng
lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi
bằng mợ, cha được gọi bằng cậu?
b)
– Chán quá, hôm nay mình phải nhận con
ngỗng cho bài tập làm văn.
– Trúng tủ , hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao
Chỉ ra biệt ngữ trong các đoạn hội thoại
sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ
của người nói:
a – Cậu ấy là bạn con đấy à?
- Đúng rồi, bố Nó lầy quá bố nhỉ?
b – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng
buồn buồn, ít nói Cậu biết vì sao
không?
- Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm bài tập trên phiếu và chuẩn bị
trình bày
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả
“mợ” – biệt ngữ xã hội trong giao tiếp vớingười cô trong kí ức cho thấy sự chân thậtcủa câu chuyện mà tác giả kể lại, ngay từcách nói chuyện với người cùng tầng lớptrong quá khứ
b) Từ “ngỗng” có nghĩa là điểm hai, việcgọi như vậy xuất phát từ hình dạng conngỗng giống với điểm 2
Trong câu (a) sử dụng khi giao tiếp với bố người lớn nên không phù hợp
-Trong câu (b) sử dụng khi giao tiếp với bạn
bè – có thể sử dụng biệt ngữ
Trang 331 Năng lực chung: Tự học; hợp tác giải quyết vấn đề, trình bày trước đám đông.
2 Năng lực riêng biệt:
- Năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực cảm thụ văn học: HS viết được đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật
II Phẩm chất
- Bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trong mỗi con người
- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực
- Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc
B THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Chuẩn bị của giáo viên:
HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học
tập
- GV phát vấn câu hỏi nhằm khắc sâu
kiến thức, yêu cầu HS suy nghĩ, ghi
phương án dự kiến trả lời ra giấy nháp
Câu hỏi phát vấn:
1.Theo em những yếu tố lịch sử nào
được thể hiện trong bài thơ Ta đi tới?
2.Những sự kiện lịch sử nào được nhắc
đến trong đoạn trích?
3.Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng
I Kiến thức cơ bản cần ghi nhớ
1.Những yếu tố lịch sử được thể hiện
trong bài thơ Ta đi tới:
- Các địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn (1945- 1954):Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên.
Thái Nguyên là thủ đô của Kháng chiến Điện Biên là npow diễn ra chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.
Về thời gian: tác giả dùng các cụm từ; chín năm (1945- 1954), tháng Tám mùa thu ( Cách mạng tháng 8 năm 1945), kháng chiến ba ngàn ngày ( từ cách
Trang 34những biện pháp nghệ thuật nổi bật
nào? Tác dụng?
4.Tình cảm của nhà thơ được thể hiện
như thế nào trong đoạn trích?
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận hoạt động và thảo luận
- HS phát biểu
- GV yêu cầu lớp nhận xét, góp ý, bổ
sung (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, sửa lỗi cho hs
mạng tháng 8/1945 đến ngày 7/5/1954 chiến thắng Điện Biên Phủ).
2.Những sự kiện lịch sử được nhắc đến
trong đoạn trích là:
+ Cách mạng tháng 8/1945 diễn ra thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
3.Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nổi bật: + BPTT điệp ngữ: từ “đường” được lặp lại nhiều lần: Đường ta rộng thênh thang ta bước; Đường Bắc Sơn, Đình
Cả, Thái Nguyên, Đường qua Tây bắc, đường lên Điện Biên; Đường cách mạng dài theo kháng chiến
+ Lặp cấu trúc: Ai + động từ + địa danh được lặp lại nhiều lần.
Tác dụng: tạo nhịp điệu, nhấn mạnh niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan cách mạng và khí thế tưng bừng của cả dân tộc.
4.Tình cảm của nhà thơ được thể hiện
trong đoạn trích: Niềm xúc động và tự hào của tác giả về sức mạnh và tinh thần quyết chiến quyết thắng của cả dân tộc Bên cạnh đó ta còn nhận ra tinh thần của thời đại và cảm xúc cộng đồng hòa quyện chặt chẽ.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CỦA GV
VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao
Viết đoạn văn phân tích tác dụng của một biện pháp
tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp, Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
Trang 35
hỏi và hoàn thành nội dung
Bước 3: Báo cáo kết quả
hoạt động và thảo luận
- GV mời phát biểu, yêu cầu
Gợi ý:
Bằng bút pháp nghệ thuật so sánh, Tố Hữu miêu tả chặng đường giành lại gian sơn bờ cõi của dân tộc
ta không một giây nào chùn bước Ý chí của dân ta
“rắn như thép, vững như đồng”, “cao như núi, dài như sông”, “Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!” Dân tộc ta “đi tới” với khí thế ngút trời, hùng hậu, đoàn kết “Bắc Nam liền một biển” khiến kẻ địch dù
có mạnh đến đâu cũng phải kinh hãi, khiếp sợ Cuối cùng, bằng điệp từ “Lòng ta”, nhà thơ nhất mực thể hiện tấm lòng trung với nước, hiếu với dân hòa cùng tấm lòng của dân tộc Dân ta đều chung một nước, quyết không cùng giới tuyến với kẻ thù nào, trong lòng cùng chung một người cha già vĩ đại, cùng chung một Thủ đô kháng chiến, cùng chung một “cơ
đồ Việt Nam”.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3
Viết đoạn văn phân tích đoạn thơ sau:
Ta đi giữa ban ngày Trên đường cái, ung dung ta bước.
Đường ta rộng thênh thang tám thước Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…
Đến hôm nay đường xuôi về biển Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…
Gợi ý:
Đất nước trong con mắt của mỗi người được cảm nhận bởi nhiều mạch cảm xúc khác nhau Đối với Tổ Hữu cũng vậy, bằng con mắt biết cảm của mình, ông lật qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào:
Ta đi giữa ban ngày Trên đường cái, ung dung ta bước.
Trang 36Đường ta rộng thênh thang tám thước Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…
Đến hôm nay đường xuôi về biển Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…
Đất nước hiện lên trong mắt Tố Hữu với những con đường rộng mở “ung dung ta bước” Hàng loạt những con đường cách mạng được gọi tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cà, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên nay đã được yên bình, xuôi theo về biển Những con đường từng in hằn dấu chân của những người chiến sĩ nay đã “mới tinh khôi màu đất
đỏ tươi” Đất nước yên bình quả thật làm cho trái tim ta rạo rực, làm cho nhà thơ phải thốt lên rằng:
“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!” Đất nước thời bom rơi đạn nổ cháy cả đồi cây nay đã thành rừng cọ, đồi chè xanh tươi bát ngát Dòng sông Lô từng đẫm máu quân thù nay đã yên bình đón nắng mới, hò vang tiếng hát, phải chăng đó chính là tiếng hát trong lòng nhà thơ, tiếng hát tự hào, tôn vinh về những anh hùng dân tộc đã gây dựng nên đất nước hòa bình Bến Bình Ca một thời máy bay địch oanh tạc nay trở nên hiền hòa, dào dạt.
PHIẾU BÀI TẬP 1 Chọn một chữ cái trong các phương án sau để có câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Ta đi tới”?
Trang 37A Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Câu 4: Phong cách sáng tác của Tố Hữu là gì?
A Tập trung hoàn toàn vào hiện thực, ngòi bút của ông lách rất sâu vào mảnh đấthiện thực, để mà phê phán, để mà cải tạo
B Phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực vàvốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện
C Thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ôngmangtính thời đại
D Là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông thôntrước Cách mạng
Câu 5: Các tập thơ tiêu biểu của Tố Hữu là?
A Từ ấy (1946)
B Việt Bắc (1954)
C Gió lộng (1961)
D Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6 Xuất xứ của bài thơ “Ta đi tới”?
A Trích trong tập “Máu lửa”
B Trích trong tập “Hoa dọc chiến hào”
Trang 38Câu 8: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Ta đi tới” là?
A Thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã kết thúc thắng lợi
B Thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chuẩn
bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà
C Thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thất bại
D Đáp án B,C đúng
Câu 9: Nội dung của bài thơ “Ta đi tới” là gì?
A Cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu
B Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính
C Bài thơ vừa ca ngợi những chiến thắng lẫy lừng của cuộc kháng chiến, vừa thểhiện những suy nghĩ sâu sắc về chặng đường sắp tới của dân tộc
D Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 10: Từ “bưng biển” có nghĩa là gì?
A Vùng đầm lầy ngập nước ở miền Tây Nam Bộ, thường được dùng làm căn cứtrong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
B Phụ lưu tả ngạn của song Hồng, chảy từ Trung Quốc sang các tỉnh Hà Giang,Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc của Việt Nam
C Bến Bình Ca, thuộc thôn Bình Ca, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh TuyênQuang
Trang 39D Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 11: Nhân vật “ta” đi trong khoảng thời gian nào?
A Buổi trưa
B Ban ngày
C Ban đêm
D Buổi tối
Câu 12: “Khu Năm” gồm bao nhiêu tỉnh? Đó là những tỉnh nào?
A 3 tỉnh gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa
B 4 tỉnh gồm Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Bình
C 5 tỉnh gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai
D 6 tỉnh gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, VũngTàu
Câu 13: Những địa danh nào dưới đây được nhắc đến trong bài thơ?
A Tiền Giang, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Phan Rang,Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc
B Nam Định, Tiền Giang, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp
C Tiền Giang, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Hà Nội,Quảng Ninh
D Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Hà Nội, Ninh Bình
Câu 14: Có mấy dòng sông xuất hiện trong bài thơ?
Trang 40A Sông Hồng.
B Sông Cửu Long
C Sông Nhuệ
D Sông Đà
Câu 16: Có mấy chiến khu trong bài thơ? Đó là những khu nào?
A 3 chiến khu gồm Khu Ba, Khu Bốn, Khu Năm
B 4 chiến khu gồm Khu Hai, Khu Ba, Khu Bốn, Khu Năm
C 5 chiến khu gồm Khu Hai, Khu Ba, Khu Bốn, Khu Năm, Khu Sáu
D 6 chiến khu gồm Khu Hai, Khu Ba, Khu Bốn, Khu Năm, Khu Sáu, Khu Bảy
Câu 17: Khu Ba thuộc khu vực nào?
Câu 19: Khu Bốn gồm các tỉnh nào?
A Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, ThừaThiênHuế
B Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
C Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, HàNội