1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công việt nam

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam
Tác giả Trương Á Bình
Người hướng dẫn PGS.TS. Võ Văn Nhị
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2017
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 423,93 KB

Nội dung

Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam”.. Tổng hợp các nghiê

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

TRƯƠNG Á BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

TRƯƠNG Á BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Võ Văn Nhị

TP HỒ CHÍ MINH - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Trương Á Bình – Mã số học viên: 7701250350A, là học viên lớp Cao học Kinh tế Khóa 25 chuyên ngành Kế toán, Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí

Minh, là tác giả của Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam” (Sau đây gọi

tắt là “Luận văn”)

Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện Tất cả các phần kế thừa từ những nghiên cứu trước tác giả đều trích dẫn và trình bày nguồn cụ thể trong mục tài liệu tham khảo Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017

Tác giả

Trương Á Bình

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Những đóng góp của đề tài 3

7 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 4

1.1.1 Nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán công trong việc nâng cao trách nhiệm giải trình 4

1.1.2 Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình khu vực công 7

1.2 Các nghiên cứu trong nước 18

1.2.1 Nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán công liên quan đến trách nhiệm giải trình khu vực công Việt Nam 18

1.2.2 Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình khu vực công Việt Nam 22

1.3 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả 26

1.3.1 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu 26

1.3.2 Định hướng nghiên cứu của tác giả 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 29

2.1 Tổng quan về trách nhiệm giải trình 29

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29

Trang 5

2.1.2 Khái niệm 29

2.1.3 Vai trò 30

2.1.4 Đặc điểm 31

2.1.5 Nội dung 32

2.2 Tổng quan về khu vực công, kế toán công và báo cáo tài chính khu vực công 32

2.2.1 Tổng quan về khu vực công 32

2.2.2 Tổng quan về kế toán công 34

2.2.3 Tổng quan về BCTC khu vực công 36

2.4 Ý nghĩa của việc giải trình BCTC trong khu vực công 38

2.5 Lý thuyết nền nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công 40

2.5.1 Lý thuyết quản lý công mới (New Public Management – NPM) 40

2.5.2 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) 41

2.5.3 Lý thuyết quỹ (Fund Theory) 42

2.5.4 Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision Usefulness Theory) 43

2.6 Phân tích tài liệu và mô hình nghiên cứu đề xuất 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 48

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 49

3.1 Khung nghiên cứu 49

3.2 Thiết kế nghiên cứu 50

3.3 Phương pháp nghiên cứu 50

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 50

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 51

3.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu 52

3.4 Kết quả phỏng vấn chuyên gia và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu 53

3.4.1 Kết quả phỏng vấn chuyên gia 53

3.4.2 Hiệu chỉnh mô hình 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 58

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 59

4.1 Kết quả nghiên cứu 59

4.1.1 Thống kê mô tả 59

4.1.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát 60

Trang 6

4.1.3 Phân tích khám phá nhân tố EFA và mức độ giải thích các biến quan sát với

nhân tố 61

4.1.4 Ma trận tương quan giữa các nhân tố 63

4.1.5 Mô hình hồi quy bội 64

4.2 Phân tích và bàn luận về thực trạng 66

4.2.1 Về nhân tố hệ thống chính trị 66

4.2.2 Về nhân tố hệ thống pháp lý 70

4.2.3 Về nhân tố giáo dục nghề nghiệp 80

4.2.4 Về nhân tố văn hóa xã hội 89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 92

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

5.1 Kết luận 93

5.2 Kiến nghị 94

5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 99

5.3.1 Những hạn chế của luận văn 99

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 Chữ viết tắt Tiếng Việt

2 Chữ viết tắt Tiếng Anh

quốc tế

tác và Phát triển kinh tế

tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về xu hướng cải cách kế toán công trong

việc nâng cao trách nhiệm giải trình 6

Bảng 1.2 Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình khu vực công 13

Bảng 1.3 Tổng hợp các nhận định về những nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình17 Bảng 1.4 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình 17

Bảng 1.5 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về xu hướng cải cách kế toán công liên quan đến trách nhiệm giải trình khu vực công Việt Nam 20

Bảng 1.6 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình khu vực công Việt Nam 24

Bảng 2.1 Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu nước ngoài 44

Bảng 3.1 Thống kê đối tượng khảo sát theo Đơn vị công tác 52

Bảng 3.2 Thống kê đối tượng khảo sát theo Lĩnh vực hoạt động 53

Bảng 3.3 Thống kê đối tượng khảo sát theo Vị trí công tác 53

Bảng 4.1 Tổng hợp thống kê mô tả các nhóm nhân tố 59

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định thang đo 60

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test 62

Bảng 4.4 Kết quả hệ số tải nhân tố 62

Bảng 4.5 Kết quả tổng phương sai trích và giá trị Eigenvalue 63

Bảng 4.6 Ma trận tương quan giữa các nhân tố 63

Bảng 4.7 Kết quả giá trị hệ số R2 đã điều chỉnh 65

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hệ số hồi quy 65

Bảng 4.9 Xác định mức độ tác động của từng nhân tố 66

Bảng 4.10 Tổng hợp hệ thống báo cáo của các chế độ kế toán khu vực công 70

Bảng 4.11 Thống kê các hệ thống kế toán khu vực công 78

Bảng 4.12 Kết quả CPI hàng năm của Việt Nam 89

Bảng 5.1 Các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công VN 93

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu ban đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình

BCTC khu vực công Việt Nam 46

Hình 3.1 Khung lý thuyết nghiên cứu 49

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công Việt Nam 55

Hình 4.1 Biểu đồ Scree Plot 63

Hình 4.2 Sơ đồ tổng hợp hệ số hồi quy 64

Hình 4.3 Chỉ số công khai ngân sách của Việt Nam so với một số nước 84

Trang 10

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kế toán công của nhiều quốc gia trên thế giới, có thể thấy rằng hầu hết các quốc gia đều hướng đến việc cải cách nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công Đối với Việt Nam, trải qua một chặng đường dài đổi mới, hệ thống khu vực công Việt Nam được đánh giá là đạt được nhiều thành quả đáng kể, BCTC khu vực công ngày càng công khai, minh bạch hơn

Có thể nói, lòng tin của công chúng vào hệ thống quản lý tài chính của Nhà nước ngày càng được củng cố Mặc dù vậy, không thể phủ nhận hệ thống kế toán khu vực công còn nhiều hạn chế, trong đó trách nhiệm giải trình BCTC là nội dung còn nhiều bất cập

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, với mục tiêu thực hành dân chủ, đảm bảo quyền của người dân trong tham gia quản lý đất nước và xã hội, đặc biệt trong công tác phòng chống tham nhũng, trách nhiệm giải trình ngày càng trở nên quan trọng và là một trong những vấn đề cấp thiết Nhà nước ta đang quan tâm Đối với công tác kế toán, khi BCTC là một sản phẩm đặc thù và có ý nghĩa trong công tác quản lý thì việc giải trình BCTC để hiểu

rõ tình hình hoạt động, dự toán thu, chi ngân sách và kết quả tài chính cuối năm lại càng có

ý nghĩa cấp thiết Dù đã có nhiều cuộc cải cách diễn ra và thu được một số kết quả như áp dụng cơ sở kế toán dồn tích có điều chỉnh, áp dụng mô hình quản lý công mới NPM, tuy nhiên, việc áp dụng này chưa hoàn toàn và chỉ một số tỉnh, thành phố áp dụng hiệu quả mô

hình này Vì vậy, hiện nay công tác giải trình còn nhiều hạn chế “Hệ thống trách nhiệm

giải trình ở nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào cơ chế giải trình lên trên thông qua nhiều cấp bậc, khiến công chức lo sợ về các nguy cơ rủi ro, công chức thường thụ động nếu không được giao thẩm quyền rõ ràng” (Bùi Thị Ngọc Hiền, 2016), đồng thời công tác giải trình

cũng chưa có hiệu quả, chưa thể hiện rõ ý nghĩa các thông tin trên BCTC cho việc ra quyết định Trong thực tế, khi đời sống xã hội ngày càng được nâng lên, yêu cầu của người dân đặt ra với cơ quan Nhà nước cũng ngày càng cao Đặt ra vấn đề cơ quan Nhà nước phải cung cấp, giải thích và làm rõ các thông tin, các kết quả đạt được và chịu trách nhiệm kết quả cũng như hậu quả trong thẩm quyền được giao của mình Rõ ràng, trước nhu cầu ngày một tăng cao này, Nhà nước cần thẳng thắn nhìn nhận công tác giải trình nói chung và giải trình BCTC nói riêng để nâng cao công tác quản lý, thực hiện và giám sát của mình Do đó, Nghị quyết trung ương 5 (khóa XII) đã đề ra mục tiêu đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong

Trang 11

2

quản lý tài chính Nhà nước Chính vì thế, làm thế nào hoàn thiện cơ chế giám sát, nâng cao tính minh bạch, cải thiện trách nhiệm giải trình là vấn đề cần quan tâm đúng mức Trước

yêu cầu cấp thiết đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách

nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho

luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đi sâu vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công Việt Nam

1 Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công Việt Nam

2 Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, làm cơ sở đề xuất các chính sách phù hợp

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu của luận văn, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực

công Việt Nam?

Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến trách nhiệm giải trình BCTC khu

vực công Việt Nam?

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công Việt Nam để có những đề xuất phù hợp

4.2 Phạm vi nghiên cứu

nhiệm giải trình BCTC khu vực công Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải trình BCTC khu vực công nước ta Tuy nhiên, khu vực công Việt Nam khá rộng, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, mỗi lĩnh vực mang tính chất đặc thù, vì thế tác giả chọn các đơn vị thuộc khu vực công được tài trợ bằng ngân sách Nhà nước làm đối tượng nghiên cứu chính Về phạm vi khảo sát, luận văn tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp tại

Trang 12

3

chuyên khảo, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các bài báo hội thảo trong nước về kế toán công và các bài báo khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên các website

tháng 10/2017

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp phương pháp định tính và định lượng Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính giúp tác giả nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công ở Việt Nam Cụ thể luận văn sử dụng một số phương pháp sau đây: (1) Phương pháp tiếp cận hệ thống, (2) Phương pháp tổng hợp, tiếp cận, so sánh, (3) Phương pháp lý luận khách quan, (4) Phương pháp phỏng vấn điều tra Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp tác giả kiểm định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp Công cụ kỹ thuật bảng khảo sát được sử dụng để thu thập ý kiến của những người làm việc trong khu vực công, kết hợp với phần mềm SPSS để thống kê và phân tích dữ liệu

6 Những đóng góp của đề tài

Thông qua việc nhận diện và kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng, tác giả đã đưa ra một số gợi ý chính sách góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công Việt Nam

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phụ lục, luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 13

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

1.1.1 Nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán công trong việc nâng cao trách nhiệm giải trình

Đối mặt với nỗi thất vọng ngày càng gia tăng của người dân Australia về kết quả hoạt động của Chính phủ, Hoque, Z và Moll, J (2001) đã thực hiện nghiên cứu của mình tập trung vào 2 mục tiêu Thứ nhất, kiểm tra xem công cuộc cải cách được diễn ra thế nào ở khu vực công Australia nói chung và Chính phủ bang Queensland nói riêng Thứ hai, nghiên cứu đánh giá tác động của cải cách kế toán khu vực công trong việc thay đổi hệ thống kế toán,

hệ thống hoạt động và trách nhiệm giải trình Nghiên cứu khẳng định rằng cải cách kế toán

có vai trò quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm giải trình, hiệu quả và hiệu suất các dịch vụ khu vực công

Trong một nghiên cứu về quá trình cải cách khu vực công ở Australia, Bowrey, G (2007) thấy rằng kể từ đầu những năm 1990, khu vực công của Australia đã trải qua cuộc cải cách tài chính đáng kể, chủ yếu là do Chính phủ liên bang muốn thúc đẩy trách nhiệm giải trình khu vực công Khối thịnh vượng chung Australia Những cải cách này bao gồm việc áp dụng kế toán dồn tích, phát triển và thực hiện khuôn mẫu về vấn đề thu nhập Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm tổng hợp từ các nghiên cứu trước kết hợp phân tích, diễn giải, nghiên cứu này tập trung vào 2 mục tiêu: (1) Tìm hiểu quá trình áp dụng kế toán dồn tích, lập ngân sách cũng như việc thực hiện khuôn mẫu về vấn đề thu nhập

ở khu vực công Khối thịnh vượng chung, (2) kiểm tra xem liệu rằng các cuộc cải cách về tài chính có đáp ứng được mục tiêu của Chính phủ liên bang về việc nâng cao tính minh bạch

và trách nhiệm giải trình tài chính hay không Kết quả nghiên cứu cho thấy cải cách về tài chính áp dụng kế toán dồn tích cho việc lập ngân sách đã góp phần làm nâng cao hiệu quả, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình khu vực công Khối thịnh vượng chung của Australia

Nghiên cứu của Alan, M & Nadan, R (2008) khẳng định tầm quan trọng của việc vận dụng mô hình quản lý công mới NPM trong việc nâng cao trách nhiệm giải trình đặc biệt đối với khu vực công Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính phân tích tình huống ở Fiji, Anh Quốc, tác giả khẳng định rằng (1) phương thức quản lý công mới cần thiết vận dụng trong khu vực công nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình, (2) nghiên cứu đề cao vai trò của kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị trong bước đầu thực hiện NPM phù hợp

Ngày đăng: 06/07/2024, 20:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w