BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nguyễn Thị Nhung NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐẾN THOÁT NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾTp... BỘ GIÁO
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nguyễn Thị Nhung
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐẾN THOÁT
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh, năm 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nguyễn Thị Nhung
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐẾN THOÁT
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS, TS Nguyễn Quốc Tế
Tp Hồ Chí Minh, năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
*
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn
và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh
tế TP.HCM
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Nhung
Trang 4MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU………1
1 Lý do chọn đề tài:………1
2 Câu hỏi nghiên cứu:………2
3 Mục tiêu nghiên cứu:……… 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:……… 2
5 Phương pháp nghiên cứu:……… 2
6 Ý nghĩa của đề tài:……… 3
7 Bố cục của luận văn:……… 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN……….4
1.1 Các khái niệm có liên quan:……….4
1.1.1 Khái niệm nghèo……… 4
1.1.2 Phân loại nghèo:………5
1.1.3 Các thước đo chỉ số nghèo đói:……….9
1.1.4 Chính sách An sinh xã hội trong xóa đói giảm nghèo :……… 11
1.1.4.1 Khái niệm An sinh xã hội :……… 11
1.1.4.2 Lịch sử hình thành và một số mô hình an sinh xã hội tiêu biểu trên thế giới: 12
1.1.4.3 Hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam:……….………16
1.2 Các lý thuyết có liên quan đến nghèo đói:……….21
1.2.1 Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn:………….21
1.2.2 Lý thuyết tăng trưởng gắn với thu nhập.:………22
Trang 51.2.3 Mô hình lý thuyết về các nhân tố tác động đến nghèo:……….………23
1.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan:……… 28
1.4 Các mô hình giảm nghèo của các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam: ……….30
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:……….35
2.1 Khung phân tích đánh giá tác động:……… 35
2.2 Mô hình nghiên cứu định lượng:………35
2.3 Thu thập dữ liệu:………37
2.4 Mô hình định lượng:……… 37
2.5 Định nghĩa biến số trong mô hình:……….39
CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỂ THOÁT NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN CHÂU, TỈNH TÂY NINH:……… 42
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Tân Châu:……….42
3.1.2 Cơ cấu kinh tế của huyện Tân Châu:……… 42
3.1.3 Đặc điểm về tình trạng nghèo của huyện Tân Châu:……… 43
3.1.4 Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo: ……… 45
3.1.5 Kết quả giảm nghèo của huyện Tân Châu:……… 47
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:……….49
4.1 Thống kê mô tả những thông tin cơ bản của mẫu khảo sát: ……… 49
4.2 Kết quả mô hình hồi quy:………52
4.2.1 Phân tích kết quả:………52
4.2.2 Nhận xét mô hình:……… 56
CHƯƠNG 5 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO:……….58
5.1 Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương:………58
5.2 Đối với Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh:……… 59
Trang 65.3 Đối với bản thân người nghèo:……… 61
PHẦN KẾT LUẬN:………62 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH An sinh xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BTXH Bảo trợ xã hội
ILO Tổ chức Lao động quốc tế
Bộ LĐTBXH Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội
OXFAM Tổ chức OXFAM
UBND Ủy ban nhân dân
WB Ngân hàng thế giới
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn nghèo đói theo sự phân loại của World Bank:………7
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam:………7
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn hộ cận nghèo tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 – 2015:……… 8
Bảng 1.4 Số người nghèo phân theo vùng địa lý trên thế giới:………23
Bảng 2.1 Các biến số của mô hình các nhân tố tác động đến thu nhập………… 39
Bảng 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Tân Châu giai đoạn 2010 – 2014……… 45
Bảng 3.2 Số hộ thoát nghèo giai đoạn 2010 – 2014………48
Bảng 4.1 Hộ nghèo và giới tính của chủ hộ: ……… 49
Bảng 4.2 Hộ nghèo và tuổi của chủ hộ: ……… 49
Bảng 4.3 Hộ nghèo và thành phần dân tộc:……….…………50
Bảng 4.4 Hộ nghèo và trình độ học vấn của chủ hộ:……… 50
Bảng 4.5 Hộ nghèo và nghề nghiệp của chủ hộ:……… 50
Bảng 4.6 Hộ nghèo và quy mô hộ, số người phụ thuộc:……… 51
Bảng 4.7 Hộ nghèo và vay vốn tín dụng ưu đãi:……… 51
Bảng 4.8 Hộ nghèo và chính sách hỗ trợ nhà ở:……… 51
Bảng 4.9 Hộ nghèo và việc tiếp cận chính sách hỗ trợ đất sản xuất………52
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy các biến số của mô hình các nhân tố tác động đến việc thoát nghèo………52
Bảng 4.11 Kết quả xác định thay đổi biên của xác suất Y=1 tại các giá trị trung bình của biến độc lập………55
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình ASXH của một số nước Trung Âu, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh……… 14 Hình 1.2 Mô hình ASXH theo nguyên tắc tiếp cận 3P (Phòng ngừa -Bảo vệ -Thúc đẩy) ……… 15 Hình 1.3 Hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam giai đoạn 2012-2020………… 18 Hình 1.4 Mô hình lý thuyết các nhân tố tác động đến nghèo……… 28 Hình 2.1 Khung phân tích đánh giá tác động……… 35 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất……… 36
Trang 101
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Nghèo đói được coi là một vấn nạn xã hội bởi vì đó là một vết thương ăn sâu vào mọi phương diện của đời sống văn hóa và xã hội Nó bao gồm sự nghèo nàn của tất cả các thành viên trong cộng đồng Nó bao gồm sự thiếu thốn các dịch vụ như giáo dục, y tế, thị trường; các cơ sở vật chất cộng đồng như nước, vệ sinh, đường, giao thông và thông tin liên lạc Hơn nữa, đó còn là sự nghèo nàn về tinh thần làm cho người ta càng lún sâu vào sự tuyệt vọng, bất lực, thờ ơ và nhút nhát
Sự nghèo đói nhất là các nhân tố cấu thành nó và giải pháp vượt qua nó đều mang tính xã hội
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước
ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã cam kết
Huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh là một huyện biên giới vùng sâu, điều kiện kinh tế rất khó khăn, hộ nghèo nhiều do rất nhiều nguyên nhân như: trình độ học vấn thấp, thiếu vốn sản xuất, hiệu quả đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước chưa cao và chưa đúng trọng tâm Những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo đang giảm đáng kể nhờ những chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội được đầu tư đúng hướng
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của chính sách an sinh xã hội đến thoát nghèo trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh” làm luận văn tốt nghiệp của mình Đây là vấn đề thiết thực liên quan đến
công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Châu
Trang 112
2 Câu hỏi nghiên cứu:
Hộ thoát nghèo, giảm nghèo là ai và vì sao họ thoát nghèo? Họ được thụ hưởng các chính sách An sinh xã hội xóa đói giảm nghèo nào? Các chính sách tác động như thế nào tới tình trạng nghèo của hộ dân
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội đến việc giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu thực trạng đói nghèo và tác động của các chính sách ASXH đến xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Tân Châu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa các chính sách ASXH xóa đói giảm nghèo và người nghèo trên địa bàn huyện Tân Châu
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian 12/12 xã trên địa bàn huyện Tân Châu; phạm vi thời gian là từ năm 2013 đến cuối năm 2014
Đối tượng khảo sát là hộ nghèo năm 2013, các cán bộ làm công tác giảm nghèo, cán bộ tín dụng, cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tiếp cận tài liệu: Nghiên cứu, phân tích các lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu trước đó có liên quan đến chủ đề nghiên cứu Thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn bảng câu hỏi đối với hộ nghèo
Điều tra chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên dựa vào sự tư vấn của cán
bộ làm công tác giảm nghèo Phòng Lao động-TB&XH huyện Tân Châu và của Sở Lao động-TB&XH tỉnh Tây Ninh Dựa trên danh sách hộ nghèo của các xã-thị trấn cung cấp, tác giả chon mẫu ngẫu nhiên với bước nhảy k = 5 để được 250 mẫu khảo
Trang 123
sát Trong 250 mẫu điều tra, khảo sát có 243 phiếu hợp lệ được nhập liệu, xử lý và đưa vào mô hình nghiên cứu
Phương pháp phân tích: Thống kê mô tả và hồi quy Logit (Binary Logistic)
để xác định mức độ tác động cụ thể của từng chính sách đến khả năng giảm nghèo, thoát nghèo của hộ nghèo
6 Ý nghĩa của đề tài:
Kết quả nghiên cứu cung cấp một bằng chứng tích cực về mối quan hệ của chính sách an sinh xã hội đối với thu nhập và chi tiêu của các hộ nghèo trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn chính sách an sinh xã hội trong những năm tiếp theo
7 Bố cục của luận văn gồm:
Ngoài Trang phụ bìa, Lời cam đoan, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục các bảng biểu, Danh mục các hình vẽ, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục thì luận văn gồm :
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội để thoát nghèo trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Hàm ý chính sách và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ASXH trong công tác xóa đói giảm nghèo
Phần kết luận
Trang 134
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1 Các khái niệm có liên quan:
1.1.1 Khái niệm nghèo
Tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995 định nghĩa: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.”
Theo Ngân hàng thế giới:
Năm 1990, định nghĩa nghèo đói của tổ chức này bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng
Năm 2000 và 2001, Ngân hàng thế giới đã thêm vào khái niệm tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị tổn thương: xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ (Ngân hàng thế giới 1990)
Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào 9/2003 Các quốc gia đã thống nhất cao và cho rằng:
“nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”
Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith cho rằng: Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng Khi họ không có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức
Trang 145
Abapia Sen, chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động Quốc tế, người
được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998 cho rằng: Nghèo là tất cả những ai mà
thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại
Tại Việt Nam Chính phủ đã sử dụng định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại
Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993, như sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân
cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội
và phong tục tập quán của địa phương”
Nhìn chung, tất cả những định nghĩa về nghèo nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo:
Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư
Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người trong cộng đồng đó
Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng
Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện
Ngoài ra còn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo
1.1.2 Phân loại nghèo:
Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu
Nghèo tuyệt đối:
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không
có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại
Trang 156
Theo Đinh Phi Hổ (năm 2006), khái niệm nghèo tuyệt đối được hiểu là một người hoặc một hộ gia đình khi mức thu nhập của họ thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu (mức thu nhập tối thiểu) được quy định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoản thời gian nhất định
Nghèo tương đối:
Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét
Theo Đinh Phi Hổ (năm 2006), nghèo tương đối là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội xét theo không gian và thời gian nhất định Như vậy, nghèo tương đối được xác định trong mối tương quan xã hội về tình trạng thu nhập với nhóm người Ở bất kỳ xã hội nào, luôn luôn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội, do đó theo khái niệm này thì người nghèo tương đối sẽ luôn hiện diện bất kể trình độ phát triển kinh tế nào
Nghèo có nhu cầu tối thiểu:
Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu
Hộ đói:
Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân
cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ
Mức thu nhập xác định chuẩn nghèo:
Các quốc gia trên thế giới thường dựa vào tiêu chuẩn thu nhập theo Ngân hàng thế giới (World Bank) để đưa ra phân tích tình trạng nghèo của Quốc gia, được trình bày cụ thể trong bảng 1.1