1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

2 tiểu luận giới thiệu tác phẩm tư tưởng của lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong tác phẩm bàn về thuế lương thực và quá trình nhận thức vận dụng của đảng ta

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong tác phẩm bàn về thuế lương thực và quá trình nhận thức, vận dụng của Đảng ta
Chuyên ngành Giới thiệu các tác phẩm Mác-Lênin, Hồ Chí Minh về chính trị
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 58,93 KB

Nội dung

Đặc biệt, lý luận của Lênin về chủ nghĩa tưbản Nhà nước - một trong những nội dung cơ bản của Người được trình bàytrong tác phẩm: "Bàn về thuế lương thực" được xuất bản năm 1921, là tưtư

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: GIỚI THIỆU CÁC TÁC PHẨM MÁC-LÊNIN,

HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI

Tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong tác phẩm bàn

về thuế lương thực và quá trình nhận thức, vận dụng của Đảng ta

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC PHẨM BÀN VỀ THUẾ LƯƠNG THỰC CỦA LÊNIN 2

1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 2

1.2 Nội dung chính của tác phẩm 4

Chương 2 TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ THUẾ LƯƠNG THỰC 7 2.1 Tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước 7

2.2 Các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước 11

Chương 3 QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA VỀ VẤN ĐỀ NÀY TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY 19

3.1 Quá trình đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta 19

3.2 Quan điểm của Đảng ta về thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong quá trình đổi mới đất nước 21

3.3 Kết quả đạt được 24

3.4 Giải pháp và xu hướng phát triển 25

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 3

sự độc quyền nhà nước trong lưu thông hàng hoá.

Những quan điểm, tư tưởng của Người về thời kỳ quá độ đó và đangđược vận dụng ở nhiều quốc gia Đặc biệt, lý luận của Lênin về chủ nghĩa tưbản Nhà nước - một trong những nội dung cơ bản của Người được trình bày

trong tác phẩm: "Bàn về thuế lương thực" (được xuất bản năm 1921), là tư

tưởng hoàn toàn mới mẻ chưa có tiền lệ về mặt lý luận cũng như thực tiễn,trong đó, nổi bật nhất là tư tưởng về nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần(kinh tế thị trường) và tư tưởng về giữ vững định hướng XHCN trong nềnkinh tế thị trường đó Về bước quá độ lên CNXH ở những nước tiểu nông.Người cho thấy sự cần thiết của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong quá trìnhxây dựng cơ sở vật chất cho CNXH trong thời kỳ qúa độ và các hình thái của

nó mà trước đây Mác và Ăngghen chưa đề cập tới Như vậy, CNTB nhà nướcthực chất là gì? Nó có vai trò, tác dụng như thế nào trong thời kỳ quá độ? Cáchình thức biểu hiện của CNTB nhà nước ra sao? Cần vận dụng lý luận vềCNTB nhà nước của Lênin vào thực tiễn Việt Nam như thế nào? Để phân tích

từ các vấn đề trên, em chọn đề tài “ Tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong tác phẩm bàn về thuế lương thực và quá trình nhận thức, vận dụng của Đảng ta” để làm tiểu luận cho môn học của mình.

Trang 4

NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC PHẨM BÀN VỀ THUẾ LƯƠNG THỰC

CỦA LÊNIN 1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã đưa tới sựxuất hiện của nhà nước Xô viết đầu tiên trên thế giới, mở đầu một thời đạimới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Trước bốicảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản Nga mới bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt,

do đó nó không chịu khoanh tay đầu hàng mà tìm mọi cách để chống lại nhànước Xô viết để giành lại thiên đường đã mất Nên giai cấp tư sản Nga đã cấukết với 14 nước đế quốc do Anh, Pháp cầm đầu hòng bóp chết nhà nước Xôviết non trẻ

Về kinh tế - xã hội: Nền kinh tế quốc dân bị suy sụp nặng nề: trên 20

triệu người chết trong đó 1/7 dân số nước Nga, khoảng 30% là nam giới ở độtuổi lao động Nguồn của cải bị tiêu huỷ trong các cuộc chiến tranh đó rất lớn,1/4 tài sản quốc dân bị tiêu huỷ Đại đa số các xí nghiệp công nghiệp ở tìnhtrạng đình đốn, nhiều nhà máy ngừng hoạt động, đặc biệt các ngành côngnghiệp nặng, so với trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp nặng giảm 7lần Ngành giao thông ở vào tình trạng tê liệt, do nhiên liệu thiếu, lương thựcthực phẩm không đủ “Thêm vào đó, nạn mất mùa năm 1920, nạn thiếu thức

ăn gia súc, nạn chết súc vật” làm cho đời sống nhân dân điêu đứng đến mứckhông thể chịu nổi Tình hình kinh tế, xã hội như vậy dẫn đến tình chính trịtrở nên phức tạp

Về kết cấu kinh tế, xã hội, giai cấp: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

gồm kinh tế gia trưởng, kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, tư bản tư nhân, kinh tế

tư bản nhà nước và kinh tế chủ nghĩa xã hội cùng tồn tại Nước Nga rộng lớn

và hỗn tạp đang tồn tại “những thành phần, những bộ phận, những mảnh củachủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội”

Trang 5

Cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước Nga rất phức tạp gồm giai cấp tư sản,tiểu tư sản, giai cấp vô sản, trong đó “Tính tự phát tiểu tư sản chiếm ưu thế vàkhông thể không chiếm ưu thế, số đông, thậm chí đại đa số nông dân là nhữngngười sản xuất nhỏ”

Thực tế, họ ra sức lợi dụng sự bất bình của công nhân, nông dân, binhlính và sự dao động của những người cộng sản không kiên định lập trườngcách mạng để phá hoại công cuộc xây dựng kinh tế Toàn bộ tình hình kinh tế,chính trị, xã hội trong nước nêu trên đã làm suy yếu cơ sở xã hội của chuyênchính vô sản, đe doạ sự tồn tại của Chính quyền Xôviết

Lênin cho rằng nguyên nhân sâu xa và chủ yếu nhất dẫn đến tình trạnglàm hẹp cơ sở xã hội của Chính quyền Xôviết là do sự bất mãn của đông đảoquần chúng nhân dân, nhất là nông dân đối với chính sách kinh tế - xã hội củaĐảng Bônsêvích Lênin thừa nhận: “Đến năm 1921, chúng tôi vấp phải mộtcuộc khủng khoảng chính trị bên trong nước Nga xôviết Đó là cuộc khủngkhoảng lớn nhất Cuộc khủng khoảng đó đã làm cho một bộ phận khá lớnnông dân, mà cả công nhân, binh lính bất bình”

Về tình hình chính trị quốc tế: Bọn đế quốc bị thất bại trong cuộc

chiến tranh công khai hằn thù, chống nước Nga xôviết, âm mưu bóp nghẹtChính quyền của giai cấp vô sản bằng kinh tế Mặt khác, tình hình quốc tế cónhững thay đổi mang tính bước ngoặt Hy vọng vào thắng lợi đồng loạt củacách mạng vô sản ở các nước phương Tây và phương Đông không thực hiệnđược Bối cảnh quốc tế ấy đã khiến nước Nga xôviết trẻ tuổi có khả năng phảitồn tại ở trạng thái biệt lập, đơn độc trong một thời gian tương đối dài Bởivậy, chiến lược về sự cùng tồn tại hoà bình với thế giới các nước tư bản chủnghĩa đã được hình thành rõ nét hơn Bởi vì, theo Lênin, “Hiện nay, tình hìnhquốc tế đã sản sinh một thế cân bằng, dù là tạm thời, không ổn định, nhưngdẫu sao thì đó cũng vẫn là thế cân bằng”

Tình hình khủng khoảng kinh tế, chính trị, xã hội đó là do thực hiện chế

độ trưng thu lương thực thừa và thi hành Chính sách cộng sản thời chiến trong

Trang 6

thời bình; Về mặt chính trị đó là sự thiếu tổ chức và không đưa ra được chínhsách kinh tế phù hợp với thực tiễn nước Nga lúc đó

Trong điều kiện vô cùng khó khăn phức tạp như vậy, Đại hội X Đảngcộng sản Nga đã đề ra đường lối mới xây dựng Chủ nghĩa xã hội nhằm đưanước Nga vượt qua khó khăn Đại hội X Đảng cộng sản Nga nhấn mạnh: Phảithay Chính sách cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới (NEP),nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong công cuộc hoà bình xâydựng kinh tế, nhấn mạnh tính tất yếu liên minh giữa giai cấp vô sản với giaicấp nông dân trong sự nghiệp cải tạo và xây dựng Chủ nghĩa xã hội

Thực hiện hai nội dung trọng tâm là liên minh giai cấp công nông vàviệc áp dụng chính sách kinh tế mới (NEP) Lênin đã viết nhiều văn kiện vàcông trình nghiên cứu về nhiều vấn dề trong đó có NEP Cuốn sách mỏng

Bàn về thuế lương thực, viết vào tháng 5 năm 1921 đã góp phần quan trọng

giải thích thực chất của liên minh công nông và NEP

Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Nga đã quyết định đặc biệt,yêu cầu các tổ chức Đảng ở khu, tỉnh, huyện phải sử dụng rộng rãi tác phẩm

Bàn về thuế lương thực trong công tác tuyên truyền chuẩn bị và triển khai,

thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng

1.2 Nội dung chính của tác phẩm

Tác phẩm gồm 3 phần, được in trong Lênin Toàn tập - Tập 43 – Nhàxuất bản Tiến bộ Matxcova 1978 – trang 244-296

Phần 1: Tình hình kinh tế hiện nay của nước Nga (15 trang, 247-262).

Phần này Lênin trích lại một đoạn dài trong cuốn sách “Về bệnh ấu trĩ tả

khuynh và tính tiểu tư sản” xuất bản năm 1918, nhằm giới thiệu lại lý luận về

chủ nghĩa tư bản nhà nước Trong phần này, Lênin đã phân tích tính chất quá

độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH ở Nga lúc đó Tính chất quá độ đó thể hiện

ở chỗ, “hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảng của chủ

nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội” Từ sự phân tích tính chất quá độ, “Tình

trạng vô chính phủ của những kẻ tiểu tư hữu”, bản chất của Nhà nước Xô

Trang 7

viết, “Sự kiểm kê, kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất và phân phối sản

phẩm”, Lênin vạch rõ 3 điểm chủ yếu:

Thứ nhất: Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến hơn kinh tế tư

bản chủ nghĩa tư nhân và kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ Vì 3 lý do: Một là: Tính chất của bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Hai là:

Thế lực tự phát của nền sản xuất nhỏ đang cản trở nghiêm trọng đối với công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Ba là: Bản chất Chính quyền Xô viết là nhà

nước chuyên chính vô sản

Thứ hai: Vì sao nước Nga phải thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Lênin khẳng định, đối với tình hình kinh tế - xã hội của nước Nga lúc đó,phương án tốt nhất là thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước để lên chủ nghĩa

xã hội một cách chắc chắn nhất

Thứ ba: Chuyển sở hữu chủ nghĩa tư bản nhà nước lên sở hữu xã hội

chủ nghĩa như thế nào

Phần 2: Về thuế lương thực, tự do buôn bán và những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước (24 tr, 262-286) Trong phần này Lênin trình bầy

3 vấn đề:

Về thuế lương thực Trước hết, Lênin giải thích vì sao phải thay chínhsách trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực; tác dụng của nó như thếnào; chủ trương ra sao Lênin phê phán những nhận thức sai lầm và giải thích

vì sao nước Nga phải sử dụng Chính sách cộng sản thời chiến trong thời giantrước đây và thời kỳ hoà bình xây dựng, phải áp dụng Chính sách kinh té mớinhư thế nào là phù hợp Muốn đạt được mục đích nâng cao lực lượng sản xuấtcủa nông dân, cải thiện được đời sống của công nhân cần phải có sự sửa đổilớn trong chính sách lương thực Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằngthuế lương thực là một trong những sửa đổi đó

Về tự do buôn bán Cho tự do buôn bán sẽ dẫn đến sự sống lại tính tựphát tiểu tư sản và của chủ nghĩa tư bản Trong nền kinh tế còn tồn tại nhiềuthành phần, đặc biệt kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế, Nhà nước chuyên chính

Trang 8

vô sản nên thi hành theo chính sách nào? Có sợ chủ nghĩa tư bản sống lạikhông? Theo Lênin “Không tìm cách ngăn cấm hay chặn đứng sự phát triểncủa chủ nghĩa tư bản, mà tìm cách hướng nó vào chủ nghĩa tư bản nhànước”; Liệu có thể kết hợp được Nhà nước chuyên chính vô sản với chủnghĩa tư bản nhà nước không? Những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhànước như thế nào?

Những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước: Lênin trình bầy cặn

kẽ chế độ tô nhượng Đó “là hình thức đơn giản nhất, rõ ràng nhất, sáng tỏnhất” Chế độ tô nhượng là gì, thi hành chế độ tô nhượng có lợi gì, thực hiệnchế độ cần thứ gì; sau trình bầy về chế độ tô nhượng, Lênin cho rằng “Cáchình thức hợp tác xã cũng là hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước” Chủnghĩa tư bản nhà nước “hợp tác xã” là như thế nào, sự khác nhau giữa tônhượng và “hợp tác xã”; Các hình thức khác của chủ nghĩa tư bản nhà nước.Nhà nước vô sản sử dụng nhà tư bản như thế nào, Nhà nước cho các nhà tưbản thuê những cơ sở sản xuất; Lênin cũng đã phê phán những quan điểm,nhận thức sai lầm của những người cộng sản không tán thành chủ nghĩa tưbản nhà nước Đồng thời, Lênin phê phán chủ nghĩa quan liêu do tình trạngsản xuất nhỏ nó đã cản trở cho sự nhận thức và thực hiện chủ nghiã tư bảnnhà nước nói chung, Chính sách thuế lương thực nói riêng; Xây dựng Đảng,củng cố bộ máy quản lý nhà nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân

Phần 3: Tổng kết và kết luận chính trị (8 tr, 286-294) Trong phần này,

sau khi phân tích một cách sơ lược cục diện chính trị, Lênin đề cập đến sự cầnthiết thắt chặt hơn nữa mối liên hệ giữa Đảng cộng sản với quần chúng laođộng ngoài đảng hoặc đứng ngoài chính trị bằng cách đưa quần chúng “Thamgia vào công tác của các xô viết, mà trước hết là vào các công tác kinh tế”

Trang 9

Chương 2

TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC

TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ THUẾ LƯƠNG THỰC

2.1 Tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước

Theo Lênin: “Chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chúng ta nói đó là một

thứ chủ nghĩa tư bản mà chúng ta có thể hạn chế, có thể quy định giới hạn; chủ nghĩa tư bản nhà nước đó gắn liền với nhà nước, mà nhà nước chính là công nhân, chính là bộ phận tiên tiến của công nhân, là đội tiên phong, là chúng ta”

Mặt khác, theo Lênin, chủ nghĩa tư bản nhà nước là hình thức canthiệp của nhà nước vào lĩnh vực kinh tế, thông qua chính sách đạo luật là sự

kết hợp giữa nhà nước vô sản và nhà nước tư bản Lênin viết: “Chủ nghĩa tư

bản nhà nước, theo sự giải thích của toàn bộ sách báo về kinh tế, là chủ nghĩa tư bản dưới chế độ tư bản, khi chính nhà nước trực tiếp khống chế những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa này hay xí nghiệp tư bản khác Nhưng nhà nước chúng ta là nhà nước vô sản, giai cấp này được nhà nước trao cho

đủ mọi đặc quyền chính trị, và thông qua giai cấp vô sản, nhà nước đó lôi kéo được nông dân lớp dưới về mình (các đồng chí đều nhớ rằng chúng ta

đã bắt đầu công tác ấy bằng cách lập ra những uỷ ban nông dân nghèo)”(T45, tr 101-102).

Tóm lại, theo Lênin chủ nghĩa tư bản nhà nước là “chủ nghĩa tư bản

nhà nước về kinh tế cao hơn rất nhiều so với nền kinh tế hiện nay của nước

ta, đó là điều thứ nhất” Và theo Lênin thì “chủ nghãi tư bản nhà nước không có gì là đáng sợ đối với chính quyền Xô Viết vì Xô Viết là một nước

mà trong đó chính quyền của công nhân và nông dân nghèo đã được bảo đảm” (T43, Tr 252).

Một hình tức sở hữu hỗn hợp, vừa là của nhà nước vừa là của tư bản tưnhân, hình thức kinh tế quá độ trong điều kiện nhà nước là của giai cấp công

Trang 10

nhân và nhân dân lao độngvà trong thời kỳ quá độ tiến đến chủ nghĩa xã hội,chịu sự kiểm, kiểm soát, hướng dẫn của nhà nước, hình thức trung gian từ tưbản tư nhân lên chủ nghĩa xã hội Bao gồm các xí nghiệp được xây dựng trên

cơ sở các hình thức kinh tế quá độ như cơ sở, cho thuê, xí nghiệp hợp tác tưbản, kinh tiêu, đặt hàng, gia công, đại lý, nhất là công tư hợp doanh (hìnhthức cao của tư bản nhà nước) Tư bản nhà nước là một thành phần kinh tếcần thiết xét về mặt phát triển lực lượng sản xuất và khả năng kiểm soát củanhà nước

Lợi ích của sự tồn tại chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xôviết

Theo Lênin, chủ nghĩa tư bản nhà nước là chiếc cầu trung gian để đưamột nước có nền kinh tế kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội một cách chắc

chắn nhất Ông viết: “Chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ là một bước tiến so với

tình hình hiện nay trong nước Cộng hòa Xô-viết của chúng ta Nếu chẳng hạn trong khoảng nửa năm nữa, mà ở nước ta đã thiết lập được chủ nghĩa tư bản nhà nước thì đó sẽ là thắng lợi to lớn và là điều bảo đảm chắc chắn nhất rằng qua một năm sau, chủ nghĩa xã hội nước ta sẽ được củng cố hoàn toàn

và trở nên vô địch” (T43 - Tr247) Lợi ích của sự tồn tại chủ nghĩa tư bản nhà

nước được Lênin khẳng định trên mấy vấn đề sau đây:

Một là: giai cấp công nhân có thể sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước

như là một công cụ để chống lại tính tự phát của giai cấp tiểu tư sản và nạn

đầu cơ buôn lậu của kinh tế sản xuất nhỏ và kinh tế tư bản tư nhân “ vì việc

để tình trạng vô chính phủ của những kẻ tiểu tư hữu tiếp tục tồn tại là một mối nguy lớn nhất, đáng sợ nhất, nó sẽ làm cho chúng ta bị diệt vong (nếu chúng ta không chiến thắng nó) một cách dứt khoát, còn trả một khoản lớn hơn cho chủ nghĩa tư bản nhà nước thì điều ấy không những không làm cho chúng ta bị diệt vong, trái lại, nó sẽ đưa chúng ta đến chủ nghĩa xã hội bằng con đường chắc chắn nhất"(T43, Tr252) Để chấn chỉnh được trật tự và tổ

Trang 11

chức một khi đập tan đi hành động của bọn tiểu tư hữu phá hoại mọi sự độcquyền của nhà nước coi như một thứ học phí đáng giá

Hai là: thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước chúng ta có thể liên hiệp

nền sản xuất nhỏ lại dưới sự kiểm soát của nhà nước, để từ đó khắc phục sựtách rời của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, đưa sản xuất nhỏ của nhân

dân lên sản xuất tập thể lớn “Chừng nào mà giai cấp công nhân học biết cách

giữ gìn trật tự nhà nước chống tình trạng vô chính phủ của tiểu tư hữu, chừng nào mà giai cấp công nhân học được cách sắp đặt tổ chức sản xuất với quy

mô lớn toàn quốc, trên cơ sở chủ nghĩa tư bản - nhà nước, thì khi ấy ¯ xin thứ lỗi cho cách diễn đạt của tôi ¯ tất cả những con chủ bài đều nằm trong tay công nhân và sẽ bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội được củng cố” [1, Tr.252].

Ba là: thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước, nhà nước vô sản Nga có

thể tăng cường quan hệ giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động quaviệc phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động và do đó tăng cường

trao đổi sản phẩm giữa công nhân và nông dân “áp dụng một cách có

chừng mực và thận trọng, chính sách tô nhượng nhất định sẽ giúp chúng ta cải thiện được nhanh chóng (đến một mức độ nào đó không cao lắm) tình trạng sản xuất, đời sống của công nhân và nông dân; dĩ nhiên là phải có một vài hy sinh, là thả cho tư bản hàng chục triệu pút sản phẩm vô cùng quý báu” [1, Tr.270].

Bốn là: thông qua sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước mà chống được

chủ nghĩa quan liêu “ ở nước ta, nguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa quan liêu

lại thuộc loại khác, ấy là tình trạng riêng rễ, tình trạng phân tán của sản xuất nhỏ,, cảnh khốn cùng của họ, tình trạng dốt nát của họ, tình trạng không có đường sá, nạn mù chữ, tình trạng không có sự trao đổi giữa công nghiệp và công nghiệp…”[1,Tr.277].

Năm là: thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước, giai cấp công nhân có

thể học được cách quản lý và tổ chức nền sản xuất lớn đại công nghiệp cơ khí

“Người cộng sản không được sợ “học” các chuyên gia tư sản, kể cả những

Trang 12

thương gia, những nhà tư bản nhỏ tham gia hợp tác xã và các nhà tư bản khác Học tập những người đó dưới một hình thức khác, nhưng căn bản cũng vẫn theo cách các đồng chí ta đã học tập các chuyên gia quân sự Chỉ cần dùng kinh nghiệm thực tiễn để kiểm tra kết quả của việc “học tập” ấy, hãy làm tốt hơn các chuyên gia tư sản làm việc bên cạnh mình; hãy biết dùng cách này hay cách khác mà đẩy mạnh nông nghiệp, công nghiệp lên, mà phát triển sự trao đổi giữa nông nghiệp và công nghiệp Chớ nên suy tính về “học phí”, chớ có sợ phải trả đắt, miễn là thu được kết quả tốt” [1, Tr.259].

Sáu là: thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước giai cấp công nhân có thể

sử dụng những nhà tư sản phục vụ cho chủ nghĩa xã hội bằng những biệnpháp thoả hiệp hoặc chuộc lại đối với những nhà tư sản văn minh (tức lànhững nhà tư sản có khả năng thoả hiệp theo chủ nghĩa tư bản nhà nước, tỏ ra

có ich dối với giai cập vô sản vì họ là những người có khả năng tổ chức và cókinh nghiệm trong các xí nghiệp hết sức to lớn) trả cho bọn tư sản một mức

giá cao “Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những

phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà nước có

kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm, thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được….Đồng thời nếu không có sự thống trị của giai cấp vô sản trong nhà nước thì cũng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được: đó cũng là một điều sơ đẳng.” [1, Tr.253].

Tóm lại Lênin đã khẳng định vai trò to lớn và tầm quan trọng đặc biệtcủa chủ nghãi tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

nước Nga Xô viết lúc bấy giờ “ Bởi vì chủ nghĩa xã hội không phải là cái

gì khác hơn là một bước tiến liền ngay sau chế độ độc quyền tư bản - nhà nước Chủ nghĩa tư bản độc quyền - nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy

đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà giữa nó (nấc thang đó) với nấc thang được gọi là chủ nghĩa

xã hội thì không có một nấc nào ở giữa cả” [1, Tr.27-28] “Đứng trên ý

Trang 13

nghĩa vật chất, kinh tế, sản xuất mà xét thì chúng ta còn chưa tiến đến

“phòng chờ” của chủ nghĩa xã hội, và nếu không đi qua “phòng chờ” mà chúng ta chưa đạt tới ấy thì ta không thể vào của chủ nghĩa xã hội được, chẳng lẽ điều đó không rõ [1, Tr.256-257].

2.2 Các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước

2.2.1 Hình thức tô nhượng

Trước khi đi vào tìm hiểu hình thức tô nhượng chúng ta cần hiểu: Tô

nhượng là gì? Để trả lời câu hỏi này, Lênin đưa ra rất nhiều quan niệm Sau

đây là một số quan niệm tiêu biểu:

Theo Lênin: Tô nhượng là sự hợp đồng giữa người Xô Viết và nhà

nước tư bản Lênin viết: “Tô nhượng là gì? Đó là một giao kèo, một sự liên

kết, một sự liên minh giữa chính quyền nhà nước Xô Viết, nghĩa là nhà nước

vô sản, với CNTB nhà nước, chống lại thế lực tự phát triển tư hữu (có tính chất gia trưởng và tiểu tư sản“ [1, Tr.269].

Trong một bài diễn văn, Người lại viết: Về các tô nhượng và về sự pháttriển của chủ nghĩa tư bản, tô nhượng là gì? Là hợp đồng giữa nhà nước vàmột nhà tư bản, người này cam kết tổ chức hoặc hoàn thiện sản xuất (chẳnghạn như đẵn và chở gỗ, khai thác than, dầu lửa, khoáng sản, v.v ), trả chonhà nước một phần sản phẩm sản xuất ra, và nhận một phần khác dưới danhnghĩa là lãi

Như vậy, Tô nhượng là hình thức giản đơn nhất, lành mạnh nhất, rõ

ràng nhất: “So với những hình thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhà nước

trong lòng chế độ Xô Viết thì chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức tô nhượng có lẽ là hình thức đơn giản nhất, lành mạnh nhất, sáng tỏ nhất, có hình thù rõ rệt nhất” [1, Tr.270].

Song, Tô nhượng được tiến hành như thế nào? Theo Lênin để tiến hành

tô nhượng phải có một số nguyên tắc

Một là: Phải đảm bảo đời sống cải thiện đời sống cho công nhân:

Trang 14

Theo Lênin: Các xí nghiệp tô nhượng phải trả lương cho công nhân củamình trên mức bằng công nhân ở nước Nga: Người nhận tô nhượng có tráchnhiệm cải thiện đời sống công nhân trong xí nghiệp tô nhượng (so với nhữngcông nhân khác của xí nghiệp cùng loại ở địa phương) sao cho đạt tới mứcsống trung bình của nước ngoài.

Bên cạnh việc trả mức lương ổn định như trên thì các xí nghiệp tônhượng phải luôn có sự thay đổi trong việc trả lương sao cho mức lương màngười công nhân được trả phải phù hợp với năng suất lao động của ngườicông nhân, phải phù hợp với các tư liệu tiêu dùng phục vụ đời sống của họ.Tức là khi giá cả hàng hoá trên thị trường mà tăng thì phải tăng lương Đồngthời, có tính đến năng suất lao động thấp của công nhân Nga, do đó có thể xétlại mức năng suất lao động của người công nhân Nga tuỳ theo tình hình cảithiện sinh hoạt của họ

Mặt khác, theo Lênin: xí nghiệp tô nhượng nếu có bán các hàng cầnthiết phục vụ sinh hoạt của công nhân thì chỉ được bán với mức giá hợp lýkhông được vượt hơn quá nhiều so với giá trị của nó Lênin viết: Người nhận

tô nhượng phải nhập từ nước ngoài vào cho công nhân các xí nghiệp tônhượng những hàng cần thiết cho đời sống của họ, giá bán hàng này khôngcao hơn giá thì công thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định về tạp phí

Hai là: Khi trả lương cho công nhân phải trên cơ sở năng suất lao động

của Nga lúc đó: Vấn đề trả lương cho công nhân ở các xí nghiệp tô nhượngphải trả bằng ngoại tệ, bằng phiếu đặc biệt hay bằng tiền Xô Viết sẽ quyđịnh theo sự thoả thuận riêng cho từng hợp đồng Không những thế ở vấn đềnày Lênin còn đưa ra quan điểm cần phải có những mức lương khác nhaugiữa các lao động có trình độ chuyên môn khác nhau Và cụ thể mức lương đónhư thế nào là do sự thoả thuận giữa người chủ xí nghiệp tô nhượng với ngườicông nhân trong xí nghiệp đó Điều kiện về thuê mướn, về sinh hoạt vật chất,

về trả lương cho các công nhân lành nghề và nhân viên người nước ngoàiđược quy định theo sự thoả thuận tự do giữa người nhận tô nhượng với những

Trang 15

loại công nhân viên nói trên Bởi vì, như chúng ta đã biết, con người là trungtâm của mọi thành công của công việc, công việc thành công phần lớn là dongười tiến hành công việc đó Ngay từ khi nước Nga vừa giành được chínhquyền Lênin đã rất quan tâm đến việc sử dụng người lao động, sử dụng côngnhân trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước

có nền tiểu nông sản xuất lên chủ nghĩa xã hội Lênin cho rằng cần phải đàotạo đọi ngũ cán bộ đảng viên và không ngừng nâng cao trình độ cho họ về tất

cả các mặt Đồng thời cần phải sử dụng chuyên gia tư sản Theo Lênin:

“Dùng đến chuyên gia tư sản để cày bừa đất đai sao cho không bao giờ còn

có một giai cấp nào có thể mọc lên được trên đất đai ấy cả” (Tác phẩm

“Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô Viết, Nxb Sự thật, Hà Nội

1963, [1, Tr.270]

Và theo Lênin sau khi đã lôi kéo được chuyên gia tư sản và sử dụng họthì cần phải có cách quản lý, sử dụng họ, đồng thời cần phải trả cho họ mộtmức lương thích hợp cao hơn so với những công nhân trung bình Tinh thần ấy

Lênin thể hiện: “Giờ đây, chúng ta buộc phải dùng đến phương pháp cũ,

phương pháp tư sản và bằng lương trả một giá rất cao những “công tác phục vụ” của những chuyên gia tư sản xuất sắc nhất” (Tác phẩm “Những nhiệm vụ

trước mắt của chính quyền Xô Viết”, Nxb Sự thật, Hà Nội 1963, Sđd, tr 218)

Tất cả những quan điểm trên được Lênin thực hiện trong quá trìnhphát triển kinh tế Liên Xô khi vừa giành được chính quyền từ tay chính phủNga hoàng

Ba là: Khi thực hiện tô nhượng phải tôn trọng, tuân thủ theo pháp luật

về đạo luật, về điều kiện lao động khi tuyển dụng, kỳ hạn trả lương; phải đảmbảo môi trường, môi sinh khi khai thác tài nguyên; không có hành động chốngphá nhà nước Lênin viết: Người nhận tô nhượng phải tôn trọng pháp luật củanước cộng hoà liên bang chủ nghĩa Xô Viết Nga, chẳng hạn các đạo luật vềđiều kiện lao động, về kỳ hạn phát lương, phải ký hợp đồng với các công

Trang 16

đoàn (nếu người nhận tô nhượng yêu cầu thì chúng ta đồng ý sẽ ghi thêm làtrong hợp đồng đó, định mức của một công nhân trung bình ở Mỹ hoặc Tây

Âu, là nước bắt buộc với cả 2 bên

Người nhận tô nhượng phải nghiêm chỉnh tuân theo những quy tắckhoa học và kỹ thuật phù hợp với pháp luật của nước Nga và của nước ngoài(mỗi hợp đồng sẽ quy định cụ thể Theo sự thoả thuận với các cơ quan chínhphủ của nước Cộng hoà Liên bang Xô - Viết Nga, có thể cho người nhận tônhượng quyền mời những chuyên gia có trình độ cao trong số công nhân Nga;các điều kiện tuyển dụng, trong từng trường hợp, phải được sự đồng ý của các

cơ quan chính quyền trung ương

2.2.2 Hình thức hợp tác xã

Lênin quan tâm nhiều đến vấn đề hợp tác xã và đặc biệt trong chínhsách kinh tế mới-NEP, theo Lênin việc thực hiện chính sách hợp tác xã có ýnghĩa đặc biệt: Tôi thấy hình như chúng ta không chú ý đầy đủ đến chế độhợp tác xã, chưa chắc mọi người người đều hiểu được rằng sau cách mạng

tháng Mười và không vì NEP (trái lại về mặt này, phải nói: “Chính vì có

NEP), chế độ hợp tác xã ở nước ta có ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt.

Vậy, hợp tác xã là gì? Theo Lênin: hợp tác xã cùng là một hình thứccủa chủ nghĩa tư bản nhà nước nhưng lại ít đơn giản hơn, có hình thù ít rõ rệt,

phức tạp hơn Lênin nêu: “Các hợp tác xã cũng là một hình thức của chủ

nghĩa tư bản nhà nước nhưng lại ít đơn giản hơn, có hình thù ít rõ rệt hơn, phức tạp hơn và vì thế (trong thực tế), nó đặt chính quyền Xô Viết trước những khó khăn lớn hơn” ( T43, Tr 271).

Hợp tác xã cũng giống như nhà nước ở chỗ tạo điều kiện cho sự kiểm

kê, kiểm soát: “Chủ nghĩa tư bản hợp tác xã giống chủ nghĩa tư bản nhà

nước ở chỗ nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm kê, kiểm soát, theo dõi, cho những quan hệ đã ghi trong hợp đồng giữa nhà nước (ở đây là nhà nước Xô Viết) với nhà tư bản” (T43, Tr 272).

Ngày đăng: 05/07/2024, 17:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w