Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong tác phẩm của Lenin: Giới thiệu và ứng dụng của Đảng ta

MỤC LỤC

Các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước 1. Hình thức tô nhượng

Lênin quan tâm nhiều đến vấn đề hợp tác xã và đặc biệt trong chính sách kinh tế mới-NEP, theo Lênin việc thực hiện chính sách hợp tác xã có ý nghĩa đặc biệt: Tôi thấy hình như chúng ta không chú ý đầy đủ đến chế độ hợp tác xã, chưa chắc mọi người người đều hiểu được rằng sau cách mạng tháng Mười và không vì NEP (trái lại về mặt này, phải nói: “Chính vì có NEP), chế độ hợp tác xã ở nước ta có ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt. “Thủ tiêu một đạo luật về hợp tác xã dễ hơn rất nhiều so với việc bãi bỏ một hợp đồng tô nhượng nhưng bãi bỏ hợp đồng tô nhượng có nghĩa là lập tức và đơn giản cắt đứt ngay những quan hệ thực tế của sự liên kết kinh tế hay sự “chung sống” về mặt kinh tế với nhà tư bản; trái lại không có sự thủ tiêu một đạo luật nào về hợp tác xã và không một đạo luật nào nói chung có thể cắt đứt ngay được chẳng những sự chung sống thực tế của chính quyền Xô Viết với các nhà tư bản nhỏ, mà nói chung, còn không thể cắt đứt được các mối quan hệ kinh tế hiện có. Về vai trò: Chính sách tô nhượng và chính sách hợp tác xã sau khi thắng lợi đều đem lại những thuận lợi cho nền kinh tế nhỏ quá độ của nước Nga:“Chính sách tô nhượng, một khi thắng lợi, sẽ đưa lại cho chúng ta một số ít xí nghiệp lớn kiểu mẫu - kiểu mẫu so với những xí nghiệp của chúng ta - ngang trình độ của chủ nghĩa tư bản tiên tiến hiện đại, mấy chục năm nữa, những xí nghiệp ấy sẽ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chúng ta”; “Chính sách hợp tác xã một khi thành công, sẽ giúp cho nền kinh tế nhỏ phát triển và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nhỏ quá độ - trong một thời hạn không nhất định - lên nền đại sản xuất trên cơ sở tự nguyện kết hợp.

Từ quan niệm chủ nghĩa xã hội chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế độ công hữu về tất cả các tư liệu sản xuất (bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) đã đi đến quan niệm nền kinh tế của ta hiện nay và sau này có ba chế độ sở hữu cơ bản là toàn dân, tập thể, tư nhân, trên cơ sở đó, hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế khác nhau như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Từ quan niệm cho rằng để xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải nhanh chóng hoàn thành việc cải tạo kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chủ là những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, đã đến quan niệm rằng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, còn cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới nhất thiết phải phù hợp với từng bước phát triển của lực lượng sản xuất. Từ quan niệm hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, với việc xóa bỏ nhanh chóng các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu đã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, đã đi đến quan niệm rằng muốn cho hai thành phần kinh tế ấy ngày càng trở thành nền tảng vững chắc thì phải trải qua một quá trình dài xây dựng, đổi mới và phát triển với những bước thích hợp; trong khi đó, vẫn khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế tư nhân, coi như thành phần này là động lực quan trọng của phát triển kinh tế và phát triển lực lượng sản xuất.

Quan điểm của Đảng ta về thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong quá trình đổi mới đất nước

Tuy nhiên, trong tình hình cụ thể lúc bấy giờ do chưa hiểu đầy đủ về thành phần kinh tế này nên trong thực tế nó chưa được đầu tư phù hợp do đó nó hoạt động nhìn chung kém hiệu quả làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế đất nước giai đoạn cuối những 70, đến đầu những năm 80, dẫn đến kinh tế - xã hội Việt Nam khủng hoảng. Đảng ta chỉ rừ việc kiờn định, định hướngiaxax hội chủ nghhĩa trong tiến trình xây dựng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cải thiện đời sống của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích các thành phần và hình thức tổ kinh doanh. Với quan niệm nhất quán như vậy, về việc phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tại Đại hội lần thứ IX, khi tổng kết 15 năm đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã đánh giá đúng đắn, sát thực về vị trí và vai trò của thành phần kinh tế tư bản nhà nước.

Đai hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã xác định: “Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mô, trònh độ, ngành nghề, lĩnh vực, địa bản đào tạo….Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh.

Kết quả đạt được

Đặc biệt, hiện nay nhiều mặt hàng có số lượng xuất khẩu chiếm vị thế cao trong khu vực và trên thế giới như: xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới (Sau Thái Lan và ấn Độ và vượt Mỹ liên tục từ 1990 đến nay). Không những thế, từng vùng, từng địa phương đều có những sản phẩm hàng hoá đặc thù đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với công nghệ chế biến như: cây lương thực ở Đồng bằng Sông Cửa Long, Đồng bằng Sông Hồng, cây cà phê ở Tây Nguyên, cây chè ở Trung du, miền núi phía bắc, cao su ở Đông Nam Bộ, nuôi trồng thủy sản ở hầu khắp các tỉnh chạy dọc đất nước. Khoa học công nghệ mới được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn bước đầu được khôi phục và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, năng lực công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản tăng đáng kể.

Quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới, phù hợp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế tham gia, phát huy vai trò của kinh tế hộ với khoảng 11 triệu hộ nông nghiệp trong đó có khoảng 130.000 hộ phát triển theo hình thức kinh tế trang trại, đổi mới kinh tế hợp tác xã cũ nhờ hình thức hợp tác xã mới ra đời nhiều ở các tỉnh Nam bộ, Trung du và ven biển theo Luật hợp tác xã.

Giải pháp và xu hướng phát triển

Một là, phải tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao sức mua của thị trường trong nước, cả ở thành thị và nông thôn, chú ý thị trường các vùng có nhiều khó khăn. Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế chính sách, luật pháp, đổi mới công tác kế hoạch hóa, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác thông tin kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, công tác kế toán, thống kê; ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học.

Tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc những người có công với nước, thương binh, bệnh binh, cha mẹ, vợ con liệt sĩ, gia đình chính sách, đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự và kỷ cương xã hội, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý, mại dâm, lối sống không lành mạnh, những hành vi trái pháp luật và đạo lý.