1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề cương tư tưởng hồ chí minh phat thanh truyền hình 2023

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bị dài phần CNXH,phần đầu chỉ gạch đầu dòng...52CÂU 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐảngCộng sản vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cộngsản Việt Nam hiện nay?...56CÂU 3: Vận dụng

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHNHÓM I

CÂU 1: Nêu khái quát các cơ sở lý luận và trình bàytác động của chủ nghĩa Mác-Lênin đến việc hình thành tưtưởng Hồ Chí Minh (Đã sửa) (Tham khảo của Hằng hoặcVinh) (gia đình là của cơ sở thực tiễn) 7CÂU 2: Nêu các thời kỳ hình thành và phát triển tưtưởng Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến năm 1969 và trìnhbày thời kì hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cáchmạng Việt Nam 1921 – 1930 (Được đem ra tham khảo) 13CÂU 3: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về vấnđề độc lập dân tộc (Tham khảo có lược bớt của nhómVinh hoặc Tâm) 16CÂU 4: Nêu khái quát quan điểm của Hồ Chí Minhvề cách mạng giải phóng dân tộc và trình bày một quanđiểm đó (Cô gửi tài liệu tham khảo câu 4) 32CÂU 5: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về mụctiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Thamkhảo nhóm Hằng, lược bớt của Vinh) 35

Trang 2

CÂU 6: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về tínhtất yếu, sự ra đời, phát triển của Đảng và vai trò lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam (Tham khảo ý nhómHằng, cách trình bày của nhóm Tâm) (Được đem ra làmtham khảo) 38CÂU 7: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về Nhànước của dân, do dân, vì dân (Tham khảo nhóm Hằng)41CÂU 8: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về cácnguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộcthống nhất (Tham khảo nhóm Hằng + Vinh) * Mặt trậndân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khốiliên minh công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo củaĐảng 44CÂU 9: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về giữgìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại (Tham khảo nhóm Vinh có lược bớt, nhómTâm đủ) 47CÂU 10: Nêu quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩnmực đạo đức cách mạng và trình bày một chuẩn mựctrong đó (hiện đang bị thừa phân tích, chỉ chọn 1 ý đểphân tích – tham khảo nhóm Tâm) 50

Trang 3

NHÓM II (3 điểm) 52

CÂU 1: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội vào công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay (Bị dài phần CNXH,phần đầu chỉ gạch đầu dòng) 52CÂU 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐảngCộng sản vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cộngsản Việt Nam hiện nay? 56CÂU 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về côngtác cán bộ vào công tác cán bộ của Đảng Cộng sản ViệtNam hiện nay 59CÂU 4: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhànước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vào xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước tahiện nay 63CÂU 5: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhànước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vào xâydựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh ở nước ta hiệnnay 67CÂU 6: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạiđoàn kết toàn dân tộc vào xây dựng khối đại đoàn kết dân

Trang 4

CÂU 7: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoànkết quốc tế trong quan hệ quốc tế của nước ta hiện nay.74CÂU 8: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóavào xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay 76CÂU 9: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đứcvào xây dựng đạo đức cách mạng ở nước ta hiện nay 79CÂU 10: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về conngười vào xây dựng con người Việt Nam hiện nay 81

Trang 5

III Nhóm 3 (Đánh giá khả năng sáng tạo, 3 điểm)

84Câu 1: Đề xuất quan điểm của mình về ý nghĩa củaviệc học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 84Câu 2: Rút ra những sáng tạo của Hồ Chí Minh vềcách mạng giải phóng dân tộc (Dựa vào 5 ý của TTHCMvề CMGPDT) 85Câu 3: Rút ra những sáng tạo của Hồ Chí Minh vềchủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam 86Câu 4: Rút ra những sáng tạo của Hồ Chí Minh vềĐảng Cộng sản Việt Nam 87Câu 5: Từ việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minhvề Đảng Cộng sản Việt Nam, đề xuất giải pháp thực hiệncông tác phòng, chống tham nhũng của Đảng ta hiện nay 88Câu 6: Rút ra những sáng tạo của Hồ Chí Minh vềNhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 89Câu 7: Từ việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minhvề Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đềxuất giải pháp xây dựng Nhà nước trong sạch, vững

Trang 6

mạnh ở nước ta hiện nay (giải pháp giống câu 4-5 ởnhóm 2) 90Câu 8: Rút ra những sáng tạo của Hồ Chí Minh vềđại đại đoàn kết toàn dân tộc 92Câu 9: Từ việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minhvề đoàn kết quốc tế, đề xuất giải pháp thực hiện chiến

lược đoàn kết quốc tế ở nước ta hiện nay (cách viếttương tự như các câu ở nhóm II) 93

Câu 10: Từ việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minhvề đạo đức, đề xuất phương pháp rèn luyện đạo đức củabản thân 95

Trang 7

CÂU 1: Nêu khái quát các cơ sở lý luận và trìnhbày tác động của chủ nghĩa Mác-Lênin đến việc hìnhthành tư tưởng Hồ Chí Minh (Đã sửa) (Tham khảocủa Hằng hoặc Vinh) (gia đình là của cơ sở thực tiễn)

đường cứu nước, cứu dân Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa,

phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độclập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc giavà sự toàn vẹn lãnh thổ của chủ nghĩa yêu nước ViệtNam Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnhtrọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyềnhưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tựdo và độc lập Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả

Trang 8

tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vữngquyền tự do và độc lập ấy” Không có gì quý hơn độc lậptự do - chân lý lớn của thời đại được Hồ Chí Minh khẳngđịnh, đồng thời cũng chính là một điểm cốt lõi trong tưtưởng Hồ Chí Minh.

Thứ hai, tinh hoa văn hoá nhân loại Tinh hoa văn

hoá nhân loại ở đây là sự kết hợp thấm nhuần giữa vănhoá phương Đông và phương Tây Trước hết, với văn hoáphương đồng, kết tinh trong ba học thuyết lớn Nho giáo,Phật giáo, Lão giáo Đó là những học thuyết có ảnhhưởng sâu rộng ở phương Đông, và ở Việt Nam trướcđây Về Nho giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa và đổi mớitư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã hội Kế thừavà phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây dựngmột xã hội lý tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân,nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để có thể đi đếnmột thế giới đại đồng với hòa bình, không có chiến tranh,các dân tộc có quan hệ hữu nghị và hợp tác Đối với Phậtgiáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từbi, vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việcthiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình đẳng của conngười và chân lý; khuyên con người sống hòa đồng, gắnbó với đất nước của Đạo Phật Đối với Lão giáo, Hồ ChíMinh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão Tử,khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hòađồng với thiên nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ môitrường sống Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân ta trồng cây,tổ chức "Tết trồng cây" để bảo vệ môi trường sinh tháicho chính cuộc sống của con người Hồ Chí Minh chú ý

Trang 9

kế thừa phát triển tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòngdanh lợi trong Lão giáo Người khuyên cán bộ, đảng viênít lòng tham muốn về vật chất; thực hiện cần kiệm liêmchính, chí công vô tư; hành động theo đạo lý với ý nghĩalà hành động đúng với quy luật tự nhiên, xã hội Tiếptheo, với tinh hoa văn hoá phương Tây, trong hành trìnhđi tìm đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã sống,hoạt động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tình hình chínhtrị, kinh tế, văn hóa nhân loại tại những trung tâm chínhtrị kinh tế văn hóa lớn ở các cường quốc trên thế giới nhưMỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, v.v bằng chính ngônngữ của các nước đó Người trực tiếp nghiên cứu tưtưởng nhân văn, dân chủ và nhà nước pháp quyền của cácnhà khai sáng phương Tây như Vônte, Rutxô,Môngtétxkiơ, tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn TrungSơn, Trung Quốc; v.v ; thích đọc sách văn học củaShakespeare bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng TrungHoa, Hugo, Zola bằng tiếng Pháp; hai nhà văn AnatoleFrance và Léon Tolstoi “có thể nói là những người đỡđầu văn học” cho Hồ Chí Minh.

Thứ ba, chủ nghĩa Mác-Lênin Tiếp thu chủ nghĩa

Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sảnvới tầm vóc trí tuệ lớn như Lênin mong muốn: "Người tachỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu tríóc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng trithức mà nhân loại đã tạo ra” Trong quá trình lãnh đạocách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khôngnhững đã vận dụng sáng tạo, mà còn bổ sung, phát triểnvà làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại

Trang 10

mới Trong các vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóngdân tộc; chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam; các vấn đề xây dựng Đảng, Nhà nước, vănhóa, con người, đạo đức, v.v Hồ Chí Minh đều có nhữngluận điểm bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước nhảy vọttrong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin đến sựhình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và thời đạimới cũng như chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luậnquyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng HồChí Minh, khiến Người vượt hẳn lên phía trước so vớinhững người yêu nước cùng thời Ngay từ cuối nhữngnăm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh khẳng định rằng:“Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủnghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất làchủ nghĩa Lênin” Vận dụng và phát triển sáng tạo chủnghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã giải quyết được cuộckhủng hoảng đường lối cứu nước và người lãnh đạo cáchmạng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Đốivới Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giớiquan, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt độngcách mạng Trên cơ sở lập trường, quan điểm và phươngpháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã triệt đểkế thừa, đổi mới, phát triển những giá trị truyền thống tốtđẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại kếthợp với thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới hình

Trang 11

thành lên một hệ thống các quan điểm cơ bản, toàn diệnvề cách mạng Việt Nam.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận chủ yếuquyết định sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ ChíMinh Trước hết, chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp choChủ tịch Hồ Chí Minh thế giới quan, phương pháp luậnkhoa học, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời, đặt“hòn đá tảng” những vấn đề có tính nguyên tắc về lậptrường quan điểm, về tinh thần xử lý mọi việc Nhữngphạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằmtrong những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và pháttriển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của ViệtNam Những cống hiến đó có được trước hết do Ngườiđã nắm được bản chất cốt lõi, “linh hồn sống” trong tưtưởng của các nhà kinh điển Mác - Lênin là phép biệnchứng duy vật.

Theo Hồ Chí Minh, mục đích học chủ nghĩa Mác Lênin là để phụng sự lợi ích chung, chứ không có gì caoxa, nếu không hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, tựkiêu, tự đại, tự tư, tự lợi là trái với chủ nghĩa Mác -Lênin Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: “Nếu thuộc bao nhiêusách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểuchủ nghĩa Mác - Lênin được”.

-Bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh là khoa học và cách mạng Vì thế, không thểtách rời mối quan hệ vốn có giữa tư tưởng Hồ Chí Minhvới chủ nghĩa Mác - Lênin; không thể lấy tư tưởng Hồ

Trang 12

Chí Minh để thay thế cho chủ nghĩa Mác - Lênin vàngược lại Cũng không thể đề cao hoặc tuyệt đối hóa tưtưởng Hồ Chí Minh, cũng như bằng cách này hay cáchkhác lại phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trang 13

CÂU 2: Nêu các thời kỳ hình thành và phát triểntư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến năm 1969 vàtrình bày thời kì hình thành cơ bản tư tưởng về conđường cách mạng Việt Nam 1921 – 1930 (Được đemra tham khảo)

Thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng HồChí Minh từ năm 1890 đến năm 1969:

1 Thời kỳ từ ngày 5/6/1911 trở về trước: Hình thành

tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm con đường cứu nướcmới.

2 Thời kỳ từ ngày 6/6/1911 đến ngày 30/12/1920:

Hình thành tư tưởng cứu nước giải phóng dân tộc ViệtNam theo con đường cách mạng vô sản

3 Thời kỳ từ ngày 31/12/1920 đến ngày 3/2/1930:

Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng về CMVN

4 Thời kỳ từ ngày 4/2/1930 đến 28/1/1941: Vượt qua

thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp cách mạngViệt Nam đúng đắn, sáng tạo

5 Thời kỳ từ ngày 29/1/1941 đến ngày 2/9/1969: Tư

tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, soi đường cho sựnghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng Hồ ChíMinh về con đường cách mạng Việt Nam (1921-1930):

 Đây là thời kì mục tiêu, phương hướng cáchmạng giải phóng dân tộc Việt Nam từng bước được cụthể hóa, thể hiện rõ trong cương lĩnh chính trị đầu tiêncủa Đảng cộng sản Việt Nam.

 Đầu thời kì: HCM tích cực sử dụng báo chí Phápđể lên án chủ nghĩa thực dân Pháp, thức tỉnh lương tri của

Trang 14

nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ, khơi dậy lòng yêunước của nhân dân thuộc địa và của dân tộc Việt Nam.

 1921: HCM tham gia sáng lập hội liên hiệp thuộcđịa

 1922: được bầu làm Trưởng tiểu ban Nghiên cứuvấn đề dân tộc thuộc địa của ĐCS Pháp => phát hành báo=> thức tỉnh tinh thần giải phóng các dân tộc thuộc địa.

 HCM đẩy mạnh hoạt động lý luận chính trị, tổchức, chuẩn bị cho việc thành lập ĐCS Việt Nam để lãnhđạo cách mạng Việt Nam Tích cực truyền bá CN Mác-Lênin vào PTCN và PTYN Việt nam.

 6/1925 HCM sáng lập tổ chức tiền thân ĐCS:Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niênbằng tiếng việt => từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và lý luận cách mạng.

 Tổng kết kinh nghiệm HCM vạch rõ cách mạngVN phải có ĐCS với chủ nghĩa Mác-Lênin làm nòng cốtđể lãnh đạo; lực lượng là toàn thể nhân dân Việt Nam,nòng cốt là liên minh công nông

 Những nội dung cốt lõi và nhiều vấn đề trongđường lối và phương pháp cách mạng của Việt Namđược thể hiện trong tác phẩm Đường cách mệnh xuất bảnnăm 1927 => sự chuẩn bị về chính trị tư tưởng, tổ chức

 Đầu 1930 chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chứcĐảng cộng sản Việt Nam Khởi thảo các văn kiện chínhlà bản cương lĩnh chính trị đầu tiên khẳng định rõ nhữngquan điểm cơ bản về đường lối, phương pháp cách mạngViệt nam, việc tổ chức và xây dựng đảng cộng sản ViệtNam thành một tổ chức lãnh đạo cách mạng việt nam

Trang 15

 HCM thành lập Đảng Cộng sản Việt nam vớicương lĩnh chính trị đúng đắn và sáng tạo đã chấm dứtcuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnhđạo cách mạng Việt nam kéo dài suốt từ cuối thế kỉ XIXsang đầu năm 1930.

Trang 16

CÂU 3: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về vấnđề độc lập dân tộc (Tham khảo có lược bớt của nhómVinh hoặc Tâm)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc được thểhiện trên 2 vấn đề là: Vấn đề độc lập dân tộc và Cáchmạng giải phóng dân tộc

Nhân cơ hội các nước đồng minh thắng trận trongChiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội Nghị ở Vécxây(Pháp) năm 1919 mà ở đó Tổng thống Mỹ V.Wilson đãkêu gọi trao quyền tự quyết cho các dân tộc trên thế giới,thay mặt nhóm những người yêu nước Việt Nam tại

Trang 17

Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách củanhân dân An Nam, với hai nội dung chính là đòi quyền

bình đẳng về mặt pháp lý và đòi các quyền tự do, dânchủ Bản yêu sách không được Hội nghị chấp nhậnnhưng qua sự kiện trên cho thấy lần đầu tiên, tư tưởng HồChí Minh về quyền của các dân tộc thuộc địa mà trướchết là quyền bình đẳng và tự do đã hình thành Căn cứvào những quyền tự do, bình đẳng và quyền con người -“những quyền mà không ai có thể xâm phạm được” đã

được ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập của cách mạngMỹ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

của Cách mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh tiếp tụckhẳng định những giá trị thiêng liêng, bất biến về quyềndân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bìnhđẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướngvà quyền tự do… Đó là những lẽ phải không ai chối cãiđược”

Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ

Chí Minh cũng đã xác định mục tiêu chính trị của Đảnglà:

“a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phongkiến.

b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong

Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ

lâm thời trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào vàthế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do vàđộc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập.Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực

Trang 18

lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do vàđộc lập ấy”

Ý chí và quyết tâm trên còn được thể hiện trong haicuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Trong thưgửi Liên hợp quốc năm 1946, một lần nữa Hồ Chí Minhkhẳng định: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốnhoà bình Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyếtchiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêngnhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đấtnước” Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam

lần thứ hai, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày

19-12-1946, Người ra lời hiệu triệu, thể hiện quyết tâmsắt đá, bảo vệ cho bằng được nền độc lập dân tộc - giá trịthiêng liêng mà nhân dân Việt Nam mới giành được:“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định khôngchịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiếntranh ở Việt Nam: ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ, chư hầuvào miền Nam tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc Trong hoàn cảnhkhó khăn, chiến tranh ác liệt đó, Hồ Chí Minh đã nêu lênmột chân lý thời đại, một tuyên ngôn bất hủ của các dân

tộc khao khát nền độc lập, tự do trên thế giới “Không cógì quý hơn độc lập, tự do” Với tư tưởng trên của Hồ Chí

Minh, nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, đánhthắng đế quốc Mỹ xâm lược, buộc chúng phải ký kếtHiệp định Paris, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơbản của nhân dân Việt Nam, rút quân Mỹ về nước.

Trang 19

Thứ hai, độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơmno, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự docủa nhân dân Người đánh giá cao học thuyết “Tam dân”của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc lập,dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc Và bằng lý lẽ

đầy thuyết phục, trong khi viện dẫn bản Tuyên ngônNhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm1791 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi,và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”, Hồ

Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương nhiêncũng phải được tự do và bình đẳng về quyền lợi “Đó làlẽ phải không ai chối cãi được”

Năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng,

Người cũng đã xác định rõ ràng mục tiêu của đấu tranhcủa cách mạng là “Làm cho nước Nam được hoàn toànđộc lập… Thủ tiêu hết các thứ quốc trái… Thâu hếtruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia chodân cày nghèo Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo… Thihành luật ngày làm 8 giờ” Tổng khởi nghĩa Tháng Támnăm 1945 thành công, nước nhà được độc lập và một lầnnữa Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải gắn với tự do.Người nói: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnhphúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Ngoài ra, độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm vàhạnh phúc của nhân dân Ngay sau thắng lợi của Cáchmạng Tháng Tám năm 1945 trong hoàn cảnh nhân dânđói rét, mù chữ,…, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Chúng ta phảithực hiện ngay:

Trang 20

1 Làm cho dân có ăn.2 Làm cho dân có mặc.3 Làm cho dân có chỗ ở.

4 Làm cho dân có học hành”.

Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách

mạng của Hồ Chí Minh, Người luôn coi độc lập gắn liềnvới tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân, như Người từngbộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn,

ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độclập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng cócơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Thứ ba, độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự,hoàn toàn và triệt để

Trong quá trình đi xâm lược các nước, bọn thực dânđế quốc hay dùng chiêu bài mị dân, thành lập các chínhphủ bù nhìn bản xứ, tuyên truyền cái gọi là “độc lập tựdo” giả hiệu cho nhân dân các nước thuộc địa nhưng thựcchất là nhằm che đậy bản chất “ăn cướp” và “giết người”của chúng.

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lậpthật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả các lĩnh vực.Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyềntự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, khôngcó nền tài chính riêng… , thì độc lập đó chẳng có ý nghĩagì Trên tinh thần đó và trong hoàn cảnh đất nước ta sauCách mạng Tháng Tám còn gặp nhiều khó khăn, nhất lànạn thù trong giặc ngoài bao vây tứ phía, để bảo vệ nềnđộc lập thật sự mới giành được, Người đã thay mặt Chính

phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ

Trang 21

ngày 6-3-1946, theo đó: “Chính phủ Pháp công nhậnnước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự docó Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân độicủa mình, tài chính của mình”.

Thứ tư, độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ.

Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộcta luôn đứng trước âm mưu chia cắt đất nước của kẻ thù.Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta đã chia đất nước tara ba kỳ, mỗi kỳ có chế độ cai trị riêng Sau Cách mạngTháng Tám, miền Bắc nước ta thì bị quân Tưởng GiớiThạch chiếm đóng, miền Nam thì thực dân Pháp xâmlược và sau khi độc chiếm hoàn toàn Việt Nam, một lầnnữa thực dân Pháp lại bày ra cái gọi là “Nam Kỳ tự trị”hòng chia cắt nước ta một lần nữa Trong hoàn cảnh đó,trong bức Thư gửi đồng bào Nam Bộ (1946), Hồ ChíMinh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước ViệtNam Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đókhông bao giờ thay đổi” Hiệp định Giơnevơ năm 1954được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làmhai miền, Hồ Chí Minh tiếp tục kiên trì đấu tranh đểthống nhất Tổ quốc Tháng 2 năm 1958, Người khẳngđịnh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.Trong Di chúc, Người cũng đã thể hiện niềm tin tuyệt đốivào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nướcnhà: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhấtđịnh sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phảicút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” Có

Trang 22

thể khẳng định rằng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền vớithống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyênsuốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ ChíMinh.

hòng thoát khỏi vòng áp bức”.

Trang 23

Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trongđó giải phóng dân tộc là trước hết, trên hết Theo Mác và

Ăngghen, con đường cách mạng vô sản ở châu Âu là đitừ giải phóng giai cấp - giải phóng dân tộc - giải phóngxã hội - giải phóng con người Còn theo Hồ Chí Minh, thìở Việt Nam và các nước thuộc địa do hoàn cảnh lịch sử -chính trị khác với châu Âu nên phải là: giải phóng dântộc - giải phóng xã hội - giải phóng giai cấp - giải phóngcon người.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội TrongChánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh

đã khẳng định phương hướng chiến lược cách mạng ViệtNam: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cáchmạng để đi tới xã hội cộng sản Phương hướng này vừaphù hợp với xu thế phát triển của thời đại vừa hướng tớigiải quyết một cách triệt để những yêu cầu khách quan,cụ thể mà cách mạng Việt Nam đặt ra vào cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX.

Trong văn kiện Đại hội VI Quốc tế cộng sản, kháiniệm“cách mạng tư sản dân quyền” không bao hàm đầyđủ nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc ở các

nước thuộc địa Còn trong Chánh cương vắn tắt, Hồ Chí

Minh nêu rõ: Cách mạng tư sản dân quyền trước hết làphải đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến, làm cho nướcNam được hoàn toàn độc lập…Cũng theo Quốc tế cộngsản, thì hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến phảiđược thực hiện đồng thời, khăng khít với nhau, nương tựavào nhau, nhưng xuất phát từ một nước thuộc địa, Hồ ChíMinh không coi hai nhiệm vụ đó nhất loạt phải thực hiện

Trang 24

ngang nhau, mà đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đếquốc, giải phóng dân tộc, còn nhiệm vụ chống phongkiến, mang lại ruộng đất cho nông dân thì sẽ từng bước

thực hiện Cho nên trong Chánh cương vắn tắt , Người

chỉ nêu “thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làmcủa công, chia cho dân cày nghèo” mà chưa nêu ra chủtrương “người cày có ruộng” Đấy là nét độc đáo, sángtạo của Hồ Chí Minh.

Thứ hai, cách mạng giải phóng dân tộc, trong điềukiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do đảng cộngsản lãnh đạo.

Về tầm quan trọng của tổ chức Đảng đối với cáchmạng, chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ rõ: Đảng cộng sản lànhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứmệnh lịch sử của mình Giai cấp công nhân phải tổ chứcra chính đảng, đảng đó phải thuyết phục, giác ngộ và tậphợp đông đảo quần chúng, huấn luyện quần chúng và đưaquần chúng ra đấu tranh Hồ Chí Minh tiếp thu lý luậncủa chủ nghĩa Mác-Lênin và rất chú trọng đến việc thànhlập đảng cộng sản, khẳng định vai trò to lớn của Đảng đốivới cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách

mạng vô sản Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927),

Người đặt vấn đề: Cách mệnh trước hết phải có cái gì?Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận độngvà tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bịáp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cáchmệnh mới thành công….

Trong hoàn cảnh Việt Nam là một nước thuộc địa phong kiến, theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản vừa là đội

Trang 25

-tiên phong của giai cấp công nhân vừa là đội -tiên phongcủa nhân dân lao động kiên quyết nhất, hăng hái nhất,trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc Đó

còn là Đảng của cả dân tộc Việt Nam Trong Báo cáochính trị tại Đại hội II của Đảng (1951), Người viết:

chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảngcủa dân tộc Việt Nam.

Đây là một luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh cóý nghĩa bổ sung, phát triển lý luận mác xít về đảng cộngsản.

Thứ ba, cách mạng giải phóng dân tộc phải dựatrên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minhcông - nông làm nền tảng.

Các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lêninkhẳng định rằng: cách mạng là sự nghiệp của quần chúngnhân dân; quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịchsử V.I.Lênin viết: “Không có sự đồng tình ủng hộ củađại đa số nhân dân lao động đối với đội tiền phong củamình tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sảnkhông thể thực hiện được”.

Kế thừa tư tưởng các nhà lý luận nói trên, Hồ ChíMinh quan niệm: có dân là có tất cả, trên đời này khônggì quý bằng dân, được lòng dân thì được tất cả, mất lòngdân thì mất tất cả Người khẳng định: “cách mệnh là việc

chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”.

Người lý giải rằng, dân tộc cách mệnh thì chưa phân giaicấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại

Trang 26

cường quyền Vậy nên phải tập hợp và đoàn kết toàn dânthì cách mạng mới thành công.

Năm 1930, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Hồ Chí

Minh xác định lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân:Đảng phải thu phục đại bộ phận giai cấp công nhân, tậphợp đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèolàm thổ địa cách mạng; liên lạc với tiểu tư sản, trí thức,trung nông,… để lôi kéo họ về phía vô sản giai cấp; cònđối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nammà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít racũng làm cho họ trung lập.

Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lầnthứ hai, Hồ Chí Minh thiết tha kêu gọi mọi người khôngphân biệt giai, tầng, dân tộc, tôn giáo, đảng phái,… đoàn

kết đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc Trong Lờikêu gọi toàn quốc kháng chiến (12-1946), Người viết:

“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ,không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người ViệtNam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổquốc”.

Trong khi xác định lực lượng cách mạng là toàn dân,Hồ Chí Minh lưu ý rằng, không được quên “công nông làchủ cách mệnh…là gốc cách mệnh” Trong tác phẩm

Đường cách mệnh, Người giải thích: giai cấp công nhân

và nông dân là hai giai cấp đông đảo và cách mạng nhất,bị bóc lột nặng nề nhất, vì thế “lòng cách mệnh càngbền, chí cách mệnh càng quyết…công nông là tay khôngchân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu đượcthì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”.

Trang 27

Thứ tư, cách mạng giải phóng dân tộc cần chủđộng, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cáchmạng vô sản ở chính quốc.

Do chưa đánh giá hết tiềm lực và khả năng to lớn củacách mạng thuộc địa nên Quốc tế cộng sản có lúc xemnhẹ vai trò của cách mạng thuộc địa, coi cách mạng thuộcđịa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc Đại

hội VI Quốc tế cộng sản năm 1928 đã thông qua Nhữngluận cương về phong trào cách mạng trong các nướcthuộc địa và nữa thuộc địa, trong đó có đoạn viết rằng:

chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng cácnước thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ởcác nước tư bản tiên tiến Quan điểm này có tác độngkhông tốt, làm giảm đi tính chủ động, sáng tạo của nhândân các nước thuộc địa trong công cuộc đấu tranh chốngthực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc.

Quán triệt tư tưởng của V.I.Lênin về mối quan hệ chặtchẽ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với phong tràogiải phóng dân tộc thuộc địa, từ rất sớm Hồ Chí Minh chỉrõ mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau giữacách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc -mối quan hệ bình đẳng, không lệ thuộc, phụ thuộc vàonhau Năm 1924, tại Đại hội V của Quốc tế cộng sản,

Người nói: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và

đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đixâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị

áp bức ở các thuộc địa” Trong tác phẩm Bản án chế độthực dân Pháp (1925) , Người cũng viết: “Chủ nghĩa tư

bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô

Trang 28

sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vôsản ở thuộc địa Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phảiđồng thời cắt cả hai vòi Nếu người ta chỉ cắt một vòithôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giaicấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứtlại sẽ mọc ra”.

Là một người dân thuộc địa, là người cộng sản và làngười nghiên cứu rất kỹ về chủ nghĩa đế quốc, Hồ ChíMinh cho rằng: cách mạng thuộc địa không những khôngphụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thểgiành thắng lợi trước Người viết: “Ngày mà hàng trămtriệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh đểgạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng thamkhông đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, vàtrong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại củachủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡnhững người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ

giải phóng hoàn toàn” Căn cứ vào luận điểm của C.Mác

về khả năng tự giải phóng của giai cấp công nhân, trong

Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, khi kêu gọi các

dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh giành quyền độc lậpdân tộc, Người viết: “Hỡi anh em ở các thuộc địa…Anhem phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng côngthức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng,công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện đượcbằng sự nổ lực của bản thân anh em”.

Với thực tiễn thắng lợi năm 1945 ở Việt Nam cũngnhư phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã thànhcông vào những năm 60, trong khi cách mạng vô sản ở

Trang 29

chính quốc chưa nổ ra và thắng lợi, càng chứng minhluận điểm trên của Hồ Chí Minh là độc đáo, sáng tạo, cógiá trị lí luận và thực tiễn to lớn.

Thứ năm, cách mạng giải phóng dân tộc phải đượctiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng.

Trong bộ Tư bản, quyển I, tập thứ nhất, xuất bản lần

đầu tiên năm 1867, C.Mác viết: “Bạo lực là bà đỡ củamột chế độ xã hội cũ đang thai nghén một chế độ mới”.

Năm 1878, trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen

nhắc lại: “Bạo lực còn đóng một vai trò khác trong lịchsử, vai trò cách mạng; nói theo C.Mác, bạo lực còn là bàđỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới;bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mởđường cho mình và đập tan tành những hình thức chínhtrị đã hóa đá và chết cứng” Trên cơ sở tiếp thu quanđiểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, với kinh nghiệm Cáchmạng Tháng Mười Nga và cách mạng thế giới, V.I.Lêninkhẳng định tính tất yếu của bạo lực cách mạng, làm sángtỏ hơn vấn đề bạo lực cách mạng trong học thuyết vềcách mạng vô sản: không có bạo lực cách mạng thì khôngthể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được.

Dựa trên cơ sở quan điểm về bạo lực cách mạng củacác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ ChíMinh đã vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn cáchmạng Việt Nam.

Dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản

cách mạng Hồ Chí Minh đã thấy rõ sự cần thiết phải sử

dụng bạo lực cách mạng: “Trong cuộc đấu tranh gian khổchống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực

Trang 30

cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấychính quyền và bảo vệ chính quyền” Tất yếu là vậy, vìngay như hành động mang quân đi xâm lược của thựcdân đế quốc đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc, thìnhư Người vạch rõ: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đãlà một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếurồi”.

Và sau khi xâm chiếm các nước thuộc địa, bọn thựcdân đế quốc đã thực hiện chế độ cai trị vô cùng tàn bạo:dùng bạo lực để đàn áp dã man các phong trào yêu nước,thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ cơ bản của nhân dân,bóc lột và đẩy người dân thuộc địa vào bước đườngcùng…Vậy nên, muốn đánh đổ thực dân - phong kiếngiành độc lập dân tộc thì tất yếu phải sử dụng phươngpháp bạo lực cách mạng, dùng bạo lực cách mạng đểchống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù.

Về hình thức bạo lực cách mạng, theo Hồ Chí Minh,bạo lực cách mạng ở đây là bạo lực của quần chúng

được với hai lực lượng chính trị và quân sự, hai hình thứcđấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang; chínhtrị và đấu tranh chính trị của quần chúng là cơ sở, nềntảng cho việc xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranhvũ trang; đấu tranh vũ trang có ý nghĩa quyết định đối vớiviệc tiêu diệt lực lượng quân sự và âm mưu thôn tính củathực dân đế quốc, đi đến kết thúc chiến tranh Việc xácđịnh hình thức đấu tranh phải căn cứ vào hoàn cảnh lịchsử cụ thể mà áp dụng cho thích hợp, như Người đã chỉ rõ:“Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấutranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết

Trang 31

hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chínhtrị để giành thắng lợi cho cách mạng” Trong Cách mạngTháng Tám năm 1945, với hình thức tổng khởi nghĩa củaquần chúng nhân dân trong cả nước, chủ yếu dựa vào lựclượng chính trị, kết hợp với lực lượng vũ trang, nhân dânta đã thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân.

Trang 32

CÂU 4: Nêu khái quát quan điểm của Hồ ChíMinh về cách mạng giải phóng dân tộc và trình bàymột quan điểm đó (Cô gửi tài liệu tham khảo câu 4)

Quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóngdân tộc:

- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phảiđi theo con đường cách mạng vô sản: Từ đầu những năm

20 thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ Chủ nghĩa đế quốclà một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, mộtvòi bám vào thuộc địa Muốn đánh bại chủ nghĩa đếquốc, phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức làphải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cáchmạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cáchmạng ở thuộc địa như là “một trong những cái cánh củacách mạng vô sản”; mặt khác, cách mạng giải phóng dântộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vôsản.

- Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện củaViệt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnhđạo: Hồ Chí Minh khẳng định, muốn giải phóng dân tộc

thành công "trước hết phải có Đảng cách mệnh Đảng cóvững cách mệnh mới thành công Đảng muốn vững thìphải có chủ nghĩa làm cốt Bây giờ chủ nghĩa nhiều, họcthuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắcchắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin" Cáchmạng giải phóng dân tộc phải có Đảng của giai cấp côngnhân lãnh đạo theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin.Chỉ có cuộc cách mạng do chính Đảng giai cấp vô sản

Trang 33

lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

- Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lựclượng đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công - nônglàm nền tảng: Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải

phóng dân tộc là việc chung của dân chúng, vì vậy phảiđoàn kết toàn dân, sĩ, nông, công, thương đều nhất tríchống lại cường quyền, nhưng trong sự tập hợp đó, luônphải nhớ: “Công nông là người chủ cách mệnh… Côngnông là gốc cách mệnh” Như vậy, tổ chức chính trị cóthể thực hiện việc quy tụ, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớpnhân dân là “Mặt trận dân tộc thống nhất” dưới sự lãnhđạo của Đảng nhằm tạo ra sức mạnh của cả dân tộc trongcuộc đấu tranh giành độc lập, tự do; đấu tranh chống lạikẻ thù là bọn đế quốc và đại địa chủ phong kiến, tay sai.

- Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sángtạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sảnở chính quốc: Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của

Hồ Chí Minh Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấygiờ đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cáchmạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi củacách mạng vô sản chính quốc Do nhận thức được thuộcđịa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đếquốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêunước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đãsớm cho rằng cách mạng thuộc địa không những khôngphụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thểgiành thắng lợi trước Đây là một cống hiến rất quantrọng vào kho tàng lý luận Mác – Lênin, đã được thắng

Trang 34

lợi của cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toànđúng đắn.

- Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hànhbằng phương pháp bạo lực cách mạng: Theo Hồ Chí

Minh, cách mạng bạo lực là sử dụng bạo lực cách mạngcủa quần chúng nhân dân để chống lại bạo lực phản cáchmạng của bọn xâm lược cấu kết với những kẻ phản động.Người viết: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thùcủa giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạngchống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyềnvà bảo vệ chính quyền

Trang 35

CÂU 5: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về mụctiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.(Tham khảo nhóm Hằng, lược bớt của Vinh)

- Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

+ Mục tiêu về chế độ chính trị: Phải xây dựng đượcchế độ dân chủ Hồ Chí Minh khẳng định “Tất cả lợi íchđều vì dân, tất cả quyền hạn đều của dân công cuộc đổimới là trách nhiệm của dân, sự nghiệp bảo vệ và xâydựng đất nước là công việc của dân, các cấp chính quyềndo dân cử ra, các tổ chức đoàn thể do dân tổ chức nên.Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

+ Mục tiêu về kinh tế: Phải xây dựng được nền kinh tếphát triển cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về chính trị.Hồ Chí Minh xác định đây phải là nền kinh tế phát triểncao “với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa họcvà kỹ thuật tiên tiến”, là “một nền kinh tế thuần nhất, dựatrên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể” Mục tiêunày phải gắn bó chặt chẽ với mục tiêu về chính trị vì“Chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta nhằm thưc hiệnđầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ ở kinh tế xãhội chủ nghĩa ngày càng phát triển”.

+ Mục tiêu về văn hóa: Phải xây dựng được nền vănhóa mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng và tiếp thutinh hoa văn hóa của nhân loại Hồ Chí Minh khẳng định‘Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúngta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dânchủ Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là mộtviệc làm cần thiết để xây dựng nước ta thành một nướchòa bình, thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Trang 36

+ Mục tiêu về quan hệ xã hội: Phải đảm bảo dân chủ,công bằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem xétnhững lợi ích các nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó đượcthỏa mãn để mỗi người có điều kiện cải thiện đời sốngriêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trườngriêng trong sự hài hòa với đời sống chung, lợi ích chungcủa tập thể.

- Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tất cả các động lực đềurất quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhaunhưng giữ vai trò quyết định là nội lực dân tộc, là nhândân nên để thúc đẩy tiến trình cách mạng xã hội chủnghĩa phải đảm bảo lợi ích của dân, dân chủ của dân, sứcmạnh đoàn kết toàn dân, đây là động lực hàng đầu củachủ nghĩa xã hội

+ Về lợi ích của dân: Hồ Chí Minh quan tâm đến lợiích của cả cộng đồng người và lợi ích của những conngười cụ thể.

+ Về dân chủ: Theo Hồ Chí Minh, dân chủ trong chủnghĩa xã hội là dân chủ của nhân dân, là của quý báu nhấtcủa nhân dân.

+ Về sức mạnh đoàn kết toàn dân: Hồ Chí Minh chorằng đây là lực lượng mạnh nhất trong tất cả các lựclượng và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được vớisự giác ngộ đầy đủ của nhân dân về quyền lợi và quyềnhạn, trách nhiệm và địa vị dân chủ của mình; với sự laođộng sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân.

+ Về hoạt động của những tổ chức: Trước hết là ĐảngCộng sản, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội

Trang 37

khác, trong đó sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyếtđịnh.

+ Về con người Việt Nam: Hồ Chí Minh khẳng định:“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần cónhững con người xã hội chủ nghĩa” Đấy là “những conngười của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng và tác phong xãhội chủ nghĩa”.

Trang 38

CÂU 6: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về tínhtất yếu, sự ra đời, phát triển của Đảng và vai trò lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Tham khảo ýnhóm Hằng, cách trình bày của nhóm Tâm) (Đượcđem ra làm tham khảo)

*

Tính tất yếu của sự ra đời của ĐCS VN:

 Trong tác phẩm “ Đường cách mệnh” (năm1927), Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng “Trước hếtphải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chứcdân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vôsản giai cấp mọi nơi, Đảng có vững, cách mệnh mớithành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mớichạy”.

 Hồ Chí Minh là người trung thành với học thuyếtMác Lênin, trong đó có lý luận của V.I Lênin về Đảngkiểu mới của giai cấp vô sản, đồng thời vận dụng sángtạo và phát triển lý luận đó vào điều kiện cụ thể của ViệtNam Học thuyết Mác- Lênin cho rằng, sự ra đời củađảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩaxã hội khoa học với giai cấp công nhân Đối với ViệtNam, Hồ Chí Minh nhận định: Sự ra đời của Đảng cộngsản Việt Nam Là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

 Quan điểm Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp vớixã hội thuộc địa và phong kiến như Việt Nam, khi mọigiai cấp, tầng lớp, trừ tư sản mại bản và đại địa chủ, đềucó mâu thuẫn dân tộc đó là mâu thuẫn cơ bản giữa toànthể nhân dân Việt Nam với các thế lực đế quốc và tay sai.

Trang 39

Trong thực tế, những phong trào đấu tranh của công nhânđã kết hợp được rất nhuần nhuyễn với phong trào yêunước Một số người Việt Nam yêu nước lúc đầu đi theoxu hướng dân chủ tư sản, nhưng qua thực tế, được sự tácđộng của chủ nghĩa Mác- Lênin, đã dần tiến theo xuhướng cộng sản, rõ nhất là từ năm 1925 trở đi Hàng loạttổ chức yêu nước ra đời, trong đó nổi rõ nhất là Hội ViệtNam cách mạng thanh niên do Hồ Chí Minh lập ra Đấutranh giai cấp hòa quyện với đấu tranh dân tộc Thật khóamà tách bạch mục tiêu cơ bản giữa các phong trào đó, tuylực lượng, phương thức, khẩu hiệu đấu tranh có khácnhau nhưng mục tiêu chung là: Giành độc lập, tự do chodân tộc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại và pháttriển chính là do nhu cầu tất yếu của xã hội việt Nam.

* Về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịchsử dân tộc

 Khẳng định đảng cộng sản “ như người cầm lái”cho con thuyền là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minhvề vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trongsuốt cả quá trình cách mạng cả trong cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân và cả trong cách mạng xã hội chủnghĩa.Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam là một tất yếu, vai trò lãnh đạo của Đảng cũng làmột tất yếu - điều đó xuất phát từ yêu cầu phát triển củadân tộc Việt Nam Thực tế quá trình vận dụng và pháttriển tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng việc bảo đảm,phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Namtrong suốt tiến trình phát triển của đất nước theo mục tiêu

Trang 40

xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc vận hành của xã hộiViệt Nam từ khi có Đảng

 Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước vàxã hội với vai trò là một Đảng duy nhất cầm quyền, hoạtđộng trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, chịu sựgiám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dânvề quyết định của mình.

Ngày đăng: 05/07/2024, 12:50

w