1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực hành nghề nghiệp 1 kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh huyền trân

67 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty TNHH Huyền Trân
Tác giả Phan Bảo Ngọc Huệ
Người hướng dẫn TH.S Võ Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Báo cáo thực hành nghề nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 3,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HUYỀN TRÂN (11)
    • 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (11)
      • 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty (11)
      • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (11)
    • 1.2. QUY TRÌNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM (12)
    • 1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY (13)
      • 1.3.1. Sơ đồ tổ chức (13)
      • 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban (14)
    • 1.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY (15)
      • 1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (15)
        • 1.4.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy (15)
        • 1.4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành (15)
      • 1.4.2. Vận dụng chế độ kế toán tại công ty (16)
        • 1.4.2.1. Hình thức sổ kế toán (16)
        • 1.4.2.2. Hệ thống chứng từ (18)
        • 1.4.2.3. Hệ thống tài khoản (18)
        • 1.4.2.4. Hệ thống báo cáo kế toán (18)
        • 1.4.2.5. Chính sách kế toán áp dụng (19)
        • 1.4.2.6. Ứng dụng tin học trong kế toán (19)
    • 1.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI (19)
      • 1.5.1. Thuận lợi (19)
      • 1.5.2. Khó khăn (19)
      • 1.5.3. Phương hướng phát triển trong tương lai (19)
  • CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH HUYỀN TRÂN (22)
    • 2.1. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI (22)
  • THU 12 TẠI CÔNG TY TNHH HUYỀN TRÂN (0)
    • 2.2. KẾ TOÁN TIỀN MẶT (23)
      • 2.2.1. Nội dung (23)
      • 2.2.2. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ (23)
        • 2.2.2.1. Chứng từ sử dụng (23)
        • 2.2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ (23)
      • 2.2.3. Tài khoản sử dụng (24)
      • 2.2.4. Một số nghiệp vụ minh họa (24)
    • 2.3. KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG (27)
      • 2.3.1. Nội dung (27)
      • 2.3.2. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ (27)
        • 2.3.2.1. Chứng từ sử dụng (27)
        • 2.3.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ (28)
      • 2.3.3. Tài khoản sử dụng (28)
      • 2.3.4. Một số nghiệp vụ minh họa (28)
    • 2.4. KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN (30)
    • 2.5. KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG (30)
      • 2.5.1. Nội dung (30)
      • 2.5.2. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ (30)
        • 2.5.2.1. Chứng từ sử dụng (31)
        • 2.5.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ (31)
      • 2.5.3. Tài khoản sử dụng (31)
      • 2.5.4. Một số nghiệp vụ minh họa (31)
    • 2.6. KẾ TOÁN THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ (33)
      • 2.6.1. Nội dung (33)
      • 2.6.2. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ (33)
        • 2.6.2.1. Chứng từ sử dụng (33)
        • 2.6.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ (33)
      • 2.6.3. Tài khoản sử dụng (34)
      • 2.6.4. Một số nghiệp vụ minh họa (34)
    • 2.8. KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁC (35)
      • 2.8.1. Nội dung (36)
      • 2.8.2. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ (36)
        • 2.8.2.1. Chứng từ sử dụng (36)
        • 2.8.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ (36)
      • 2.8.3. Tài khoản sử dụng (37)
      • 2.8.4. Một số nghiệp vụ minh họa (37)
    • 2.9. KẾ TOÁN TẠM ỨNG (37)
      • 2.9.1. Nội dung (37)
      • 2.9.2. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ (37)
        • 2.9.2.1. Chứng từ sử dụng (37)
        • 2.9.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ (37)
      • 2.9.3. Tài khoản sử dụng (38)
      • 2.9.4. Một số nghiệp vụ minh họa (38)
    • 2.10. DỰ PHÒNG CÁC KHOẢN THU KHÓ ĐÒI (38)
    • 2.11. CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC (38)
    • 2.12. CẦM CỐ, THẾ CHẤP, KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC (38)
    • 2.13. TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (38)
  • CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ (43)
    • 3.1. NHẬN XÉT (43)
      • 3.1.1. Nhận xét về công tác kế toán tại công ty (43)
      • 3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty (43)
    • 3.2. KIẾN NGHỊ (45)
      • 3.2.1. Một số kiến nghị đối với tổ chức kế toán tại công ty (45)
      • 3.2.2. Một số kiến nghị đối với tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty (46)

Nội dung

MSSV: 2021005820 ...Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty TNHH Huyền TrânNội dung nhận xétThái độ thực tập của sinh viên:Chất lượng và nội dung của khóa luận:..

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HUYỀN TRÂN

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

- Tên giao dịch của công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Huyền Trân - Địa chỉ: Số 19/4B, khu phố 4 – Phường Long Hoa – Thị xã Hòa Thành –

- Mã số thuế: 3900436154 - Nơi đăng kí quản lý và nộp thuế: Chi cục thuế khu vực Hòa Thành –

- Tài khoản giao dịch: số 66110000136499 tại ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Tây Ninh.

- Loại hình doanh nghiệp: TNHH hai thành viên trở lên - Người đại diện: Lê Hoàng Long

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 3900436154 cấp ngày 10/01/2008 do phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư thành phố Tây Ninh cấp.

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Huyền Trân thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 10 tháng 01 năm 2008 với giấy phép kinh doanh số 3900436154 được cấp bởi phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư thành phố Tây Ninh.

Tính đến thời điểm hiện tại, công ty TNHH Huyền Trân đã đi vào hoạt động kinh doanh được 14 năm với ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn thực phẩm, cụ thể là công ty kinh doanh các sản phẩm của những công ty sản xuất: đường, bánh,kẹo, mì tôm, Sau nhiều năm kinh doanh bán hàng, công ty TNHH Huyền Trân không ngừng phát triển đã đạt những thành tựu đáng kể Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và sự thông thương với thế giới ngày càng mở rộng kéo theo đó là sự xuất hiện của ngày càng nhiều sản phẩm thuộc ngành hàng thực phẩm với chất lượng ổn và nguồn cung rõ ràng Nhu cầu về thực phẩm rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, nắm bắt nhu cầu và xu thế xã hội, công ty TNHH Huyền Trân – một trong những doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đã phân phối sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý Trải qua 14 năm hình thành và phát triển nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể, công ty TNHH Huyền Trân đã làm tốt mảng phân phối thực phẩm và mở rộng ngành hàng kinh doanh thêm: các mặt hàng gia dụng, mỹ phẩm,…Trong thời gian hoạt động, công ty đã giữ vững trách nhiệm với pháp luật và người tiêu dùng, đề cao đạo đức trong kinh doanh.

Ngoài mục tiêu lợi nhuận, công ty tập trung đảm bảo đời sống, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên công ty, góp phần nộp vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.

QUY TRÌNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

Công ty TNHH Huyền Trân với vai trò là đại lý phân phối thực hiện quy trình phân phối sản phẩm với những bước cơ bản sau:

- Tổng kết hàng tồn kho và lên danh sách số lượng hàng hóa cần nhập về.

- Liên hệ với nhà sản xuất đặt hàng.

- Tiến hành kiểm tra và nhập hàng vào kho.

- Thực hiện công tác quản lý hàng xuất kho và làm thủ tục phân phối đến khách hàng.

- Tổng kết tình trạng phân phối đơn hàng và xử lý những đơn hàng phát sinh thêm.

Quy trình sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua công tyTNHH Huyền Trân thể hiện qua sơ đồ:

(Nguồn: trích từ phòng hành chính của công ty)

CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY

(Nguồn: trích từ phòng hành chính của công ty) Đ i lýạ

Người tiêu dùng cuốối cùng

Bán lẻ Mối gi iớ

Phòng kêố toán Phòng hành chính

Sơ đồ 1 1 Quy trình phân phối sản phẩm của công ty TNHH Huyền

Sơ đồ 1 2 Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Huyền Trân

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Là người đại diện pháp nhân của công ty, có trách nhiệm trước pháp luật và công ty trong việc điều hành quản lý.

Là người hỗ trợ, giúp đỡ việc cho giám đốc, trực tiếp điều hành quá trình kinh doanh của công ty, được phép giải quyết công việc thay cho giám đốc khi được ủy quyền của giám đốc hoặc khi giám đốc vắng mặt.

Chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc các vấn đề liên quan đến việc phân phối, mở rộng thị trường, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng.

Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, lưu giữ công văn đi, công văn đến, xây dựng nội qui, qui chế và an toàn lao động Quản lí bảo vệ, phụ trách công tác y tế và đời sống cho công nhân viên, cung ứng các nhu cầu và điều kiện làm việc như: Văn phòng phẩm, đồng phục, ….

Thực hiện thu, chi và các giao dịch với ngân hàng Ghi chép và phản ánh đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày Theo dõi toàn bộ tài sản, nguồn vốn, chi phí, lợi nhuận tại công ty và có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động kinh tế tài chính của công ty Lập báo cáo tài chính một cách kịp thời chính xác theo chế độ quy định của nhà nước và yêu cầu quản lý của Ban Tổng Giám đốc.

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

1.4.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy

Sơ đồ 1 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty

(Nguồn: trích từ phòng kế toán của công ty)

1.4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành

- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tham mưu các hoạt động tài chính cho

Tổng Giám đốc, trực tiếp lãnh đạo các nhân viên kế toán trong công ty.

Chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán và thống kê, đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của công ty và chịu trách nhiệm về sự trung thực của số liệu kế toán, thống kê tài chính.

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kết chuyển doanh thu, chi phí, lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm, giữ sổ cái và các sổ sách có liên quan, giúp kế toán trưởng tổ chức thông tin kinh tế, phân tích kinh tế của toàn công ty và là trợ lý cho kế toán trưởng.

- Kế toán công nợ: Phân loại khách hàng dưới nhiều góc độ khác nhau: người mua, người bán, cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, phải thu phải trả khác, …Theo dõi công nợ theo hợp đồng, hạn thanh toán, bù trừ

Kêố toán tr ưở ng

Th quỹỹủ Kêố toán kho

Kêố toán lương Kêố toán thuêố Kêố toán cống nợ

Kêố toán t ng h pổ ợ công nợ giữa các đối tượng công nợ với nhau, theo dõi công nợ chi tiết theo từng hoá đơn bán hàng Cuối tháng hoặc cuối quý lên các báo cáo:

Sổ chi tiết công nợ, các khoản nợ đến hạn, quá hạn, bảng kê các chứng từ công nợ, báo cáo tổng hợp công nợ, bảng cân đối công nợ trên một tài khoản.

- Kế toán thuế: Có nhiệm vụ kê khai thuế GTGT mua vào và thuế GTGT bán ra, nộp báo cáo thuế hàng quý theo theo quy định Cuối năm làm hồ sơ quyết toán thuế TNDN, TNCN.

- Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập, xuất tồn kho hàng hóa, kiểm kê kho Cuối tháng lập báo cáo hàng tồn kho.

- Kế toán tiền lương: Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động

- Thủ quỹ: Đảm nhận việc thu, chi tiền mặt, lưu trữ hồ sơ, cập nhật chứng từ, báo cáo quỹ hàng ngày, lưu trữ các chứng từ sổ sách liên quan.

1.4.2 Vận dụng chế độ kế toán tại công ty

1.4.2.1 Hình thức sổ kế toán

Công ty TNHH Huyền Trân sử dụng hình thức sổ kế toán: mẫu sổ nhật ký chung ghi chép tất cả các nghiệp vụ phát sinh trên cơ sở chứng từ tương ứng Từ sổ nhật ký, kế toán sẽ chuyển qua sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản Cụ thể, công ty sử dụng các loại sổ: sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết (thông tư số 200/2014/TT-BTC).

Trình tự ghi sổ thể hiện qua sơ đồ sau:

Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm traGhi hàng tháng hoặc định kỳ

(Nguồn: trích từ phòng kế toán của công ty)

- Công ty TNHH Huyền Trân sử dụng các chứng từ: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền tài khoản

- Về mảng hàng hóa: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu giao hàng, hóa đơn GTGT.

Hệ thống tài khoản công ty áp dụng được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC của Bộ Tài Chính.

1.4.2.4 Hệ thống báo cáo kế toán

- Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính S nh t ký đ c bi tổ ậ ặ ệ

S CÁIỔ S NH T KÝ CHUNGỔ Ậ S , th kêố toán chi tiêốtổ ẻ

B ng cấn đốối tài ả kho nả

Sơ đồ 1 4 Trình tự ghi sổ của công ty

1.4.2.5 Chính sách kế toán áp dụng

- Niên độ kế toán (kỳ kế toán): năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc vào ngày 31 tháng 12 (Dương lịch).

- Đơn vị tiền tệ công ty sử dụng: Đồng Việt Nam (VND) - Phương pháp kế toán:

Phương pháp tính thuế GTGT: khấu trừ.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.

Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao đường thẳng - Chuẩn mực và chế độ kế toán mà công ty áp dụng: Chuẩn mực và chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành.

1.4.2.6 Ứng dụng tin học trong kế toán

Công ty TNHH Huyền Trân sử dụng một số phần mềm để thực hiện công tác kế toán: Microsoft Word, Microsoft Excel, MISA.

THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI

Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã dẫn đến việc nâng cao chất lượng đời sống thế nên nhu cầu sử dụng các ngành hàng thiết yếu ngày càng được chú trọng về chất lượng và giá cả Công ty TNHH Huyền Trân với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động kinh doanh đã có nguồn khách hàng nhất định và có cơ hội mở rộng thị trường Hơn thế nữa, công ty có lợi thế về việc kinh doanh phân phối đa ngành hàng sẽ dễ dàng chinh phục nhiều phân khúc thị trường khác nhau.

Ngành nghề đang bị bão hòa, nhiều đại lý, doanh nghiệp xuất hiện tăng cao sự canh tranh Bên cạnh đó, công ty với phương thức kinh doanh truyền thống có thể sẽ khó đảm bảo được lợi thế cạnh tranh với những công ty mới, hiện đại.

1.5.3 Phương hướng phát triển trong tương lai

Công ty TNHH Huyền Trân xây dựng phương hướng phát triển đảm bảo chất lượng về hàng hóa phân phối cũng như giá cả hợp lý đến tay người tiêu dùng.

Tập thể công ty quyết tâm đưa công ty tiến lên, nâng cao năng suất và doanh thu.

Luôn giữ vững mục tiêu và đạo đức nghề nghiệp, thực hiện đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện nghề nghiệp cho người lao động và góp phần phát triển kinh tế nước nhà.

Chương 1 đã giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Huyền Trân và công tác tổ chức kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu của công ty.

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH HUYỀN TRÂN

ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI

TẠI CÔNG TY TNHH HUYỀN TRÂN

- Kế toán vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền là một bộ phận thuộc phần tài sản lưu động trong doanh nghiệp và được thể hiện trực tiếp dưới hình thức tiền tệ có tính thanh khoản cao nhất đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp Vốn bằng tiền bao gồm các khoản sau: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các tài khoản:

Tiền gửi ngân hàng (TK 112)

Tiền đang chuyển (TK 113) Vốn bằng tiền đóng vai trò quan trọng đối với các khoản mục trong doanh nghiệp: công nợ, thu nhập, chi phí, và đa số các tài khoản tài sản của doanh nghiệp Vì sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của khoản mục vốn bẳng tiền nên cần kiểm soát chặt chẽ, tránh việc xảy ra gian lận làm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Với tính chất và đặc điểm của vốn bằng tiền nên kế toán vốn bằng tiền có nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát khoản mục này Kế toán phải phản ánh đúng đắn, kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vốn bằng tiền (thu chi của công ty) Công tác kế toán phải được thực hiện đầy đủ và thống nhất và chính xác đảm bảo chế độ thanh toán, chế độ kế toán Kế toán vốn bằng tiền thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu với thủ quỹ để đảm bảo tính cân bằng, chính xác, kịp thời phát hiện sai sót thừa hoặc thiếu của vốn bằng tiền.

Công ty TNHH Huyền Trân sử dụng đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam với khoản mục vốn bằng tiền Tại công ty, vốn bằng tiền được xác định là tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và không phát sinh khoản tiền đang chuyển.

TẠI CÔNG TY TNHH HUYỀN TRÂN

KẾ TOÁN TIỀN MẶT

2.2.1 Nội dung Tiền mặt của công ty (tính trên đơn vị đồng Việt Nam) quản lý bởi thủ quỹ tại quỹ tiền mặt Định kì công ty TNHH Huyền Trân phải tổ chức công tác kiểm kê để nắm rõ tình hình quỹ tiền mặt, kịp thời phát hiện ra các khoản chênh lệch thừa thiếu và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử lý tránh thất thoát công quỹ.

Công ty giữ một lượng tiền mặt tại quỹ để đảm bảo không bị gián đoạn quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

2.2.2 Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ 2.2.2.1 Chứng từ sử dụng

- Phiếu thu (Mẫu số 01-TT).

- Phiếu chi (Mẫu số 02-TT).

- Bảng kiểm kê quỹ (Mẫu số 08a-TT).

- Bảng kê chi tiền mặt (Mẫu số 09-TT).

2.2.2.2 Trình tự luân chuyển chứng từ

- Chứng từ thu tiền mặt được luân chuyển theo trình tự sau: dựa trên cơ sở những chứng từ gốc: hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, biên lai thu tiền,

… kế toán thực hiện viết “phiếu thu” thành 3 liên Sau đó kế toán trưởng ký duyệt phiếu thu (3 liên) và chuyển trả lại cho kế toán tiền mặt, kế toán tiền mặt lưu liên 1, liên 2 và 3 chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ.

Sau khi thu đủ số tiền của khách hàng thủ quỹ ghi thực nhận và đóng dấu xác nhận với yêu cầu khách hàng kí và ghi rõ họ tên Thủ quỹ giữ một liên để ghi sổ, một liên giao cho khách hàng nộp tiền Cuối ngày, thủ quỹ chuyển chứng từ “phiếu thu” cho kế toán ghi vào sổ chi tiết của tài khoản tiền mặt (TK 111).

- Chứng từ chi tiền mặt được luân chuyển theo trình tự sau: căn cứ vào chứng từ gốc như: hóa đơn mua hàng, phiếu chi, hóa đơn… nhà cung cấp yêu cầu thanh toán, kế toán lập “phiếu chi” gồm 2 liên (1 liên giữ lại và 1 liên chuyển cho thủ quỹ) Sau khi có đầy đủ chữ ký và xác nhận của cấp trên thù quỹ tiến hành chi tiền Người nhận tiền có nhiệm vụ xác nhận số tiền thủ quỹ chi đầy đủ, điền và ký tên vào phiếu chi Thủ quỹ ghi sổ số tiền đã chi và chuyển qua cho kế toán ghi sổ chi tiết quỹ tiền mặt của công ty.

2.2.3 Tài khoản sử dụng Kế toán hạch toán tiền mặt tại quỹ của công ty TNHH Huyền Trân bằng tài khoản TK 111 – Tiền mặt Tài khoản phản ánh tình hình thu, chi, tồn của quỹ tiền mặt.

Tài khoản 111 – Tiền mặt có 3 tài khoản cấp 2:

- TK 1111 – Tiền Việt Nam - TK 1112 – Ngoại tệ - TK 1113 – Vàng tiền tệ

2.2.4 Một số nghiệp vụ minh họa

Nghiệp vụ 2.1: Ngày 01/12/2021 chi tiền mặt mua hàng của công ty TNHH

XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ DỊCH VỤ HÙNG DUY theo hóa đơn 003391 với số tiền 18.181.731 đồng, thuế GTGT được khấu trừ 10%

- Chứng từ kèm theo: hóa đơn 0033916, phiếu chi PC00294 (phụ lục 1.2) - Màn hình xử lý dữ liệu:

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)

Nghiệp vụ 2.2: ngày 01/12/2021 gửi ngân hàng BIDV số tiền mặt 250.000.000 đồng.

- Chứng từ kèm theo: phiếu chi PC00297 (phụ lục 1.2)- Màn hình xử lý dữ liệu:

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)

Nghiệp vụ 2.3: ngày 01/12/2021 công ty TNHH Huyền Trân thu tiền bán hàng khách mua lẻ theo hóa đơn 0003213 với số tiền 243.317.947 đồng chưa bao gồm thuế GTGT 10%.

- Chứng từ kèm theo: PT00292, hóa đơn 003213 (phụ lục 1.2) - Màn hình xử lý dữ liệu:

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)

Tổng hợp nghiệp vụ minh họa vào sổ cái:

(Nguồn: Phòng kế toán công ty Huyền Trân năm 2021)

KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

2.3.1 Nội dung Tiền gửi ngân hàng của công ty TNHH Huyền Trân được gửi tại ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Ninh để thanh toán, nhận tiền một cách tiện lợi, nhanh chóng Tiền gửi ngân hàng được sử dụng trong các giao dịch mua bán hàng hóa với số lượng lớn, chi trả lãi nợ vay của công ty Lãi từ tiền gửi ngân hàng ghi nhận vào hoạt động doanh thu tải chính Công ty phải kiểm tra định kì các sổ sách, số liệu giữa kế toán và ngân hàng để đảm bảo giải quyết kịp thời các khoản chênh lệch.

2.3.2 Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ 2.3.2.1 Chứng từ sử dụng

- Sao kê của ngân hàng.

- Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.

- Bản đối chiếu số dư tài khoản.

2.3.2.2 Trình tự luân chuyển chứng từ Dựa trên cơ sở những chứng từ gốc (phiếu chi/phiếu thu; ủy nhiệm chi/ ủy nhiệm thu,;thông báo nộp tiền, hóa đơn,….) kế toán ghi nhận yêu cầu thu/ chi tiền gửi ngân hàng của công ty, xem xét và đối chiếu tính đúng đắn, chính xác của các chứng từ sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt và ký xác nhận các giấy tờ liên quan Tiếp đó chuyển cho giám đốc/ phó giám đốc để phê duyệt yêu cầu thu/chi.

Cuối cùng, kế toán kiểm tra đầy đủ chứng từ sẽ lập phiếu thu/ phiếu chi, ủy nhiệm thu/chi nộp cho ngân hàng Kết thúc quá trình luân chuyển, kế toán ghi sổ sách

2.3.3 Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

2.3.4 Một số nghiệp vụ minh họa

Nghiệp vụ 2.4: ngày 02/12/2021 thanh toán tiền mua hàng cho công ty TNHH

SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẦU TƯ VINH PHÚC AN số tiền 149.601.311 đồng bằng tiền gửi ngân hàng.

- Chứng từ kèm theo: UNC0869 (phụ lục 2.1) - Màn hình xử lý dữ liệu:

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)

Nghiệp vụ 2.5: ngày 02/12/2021 chi tiền trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng

- Chứng từ kèm theo: UNC0907 (phụ lục 2.2) - Màn hình xử lý dữ liệu:

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)

Nghiệp vụ 2.6: ngày 05/12/2021 thu tiền của công ty TNHH DÂY CÁP ĐIỆN

ICF (VIỆT NAM) theo hóa đơn 0003212 Số tiền nhận là 4.950.000 đồng.

- Chứng từ kèm theo: hóa đơn 0003212, NTTK00374 (phụ lục 2.3) - Màn hình xử lý dữ liệu

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)

Tổng hợp các nghiệp vụ minh họa vào sổ cái tài khoản 112 tháng 12 năm 2021

(Nguồn: Phòng kế toán công ty Huyền Trân năm 2021)

KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN

Công ty TNHH Huyền Trân không sử dụng

KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG

2.5.1 Nội dung - Phải thu khách hàng là khoản phải thu khi doanh nghiệp đã cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nhưng khách hàng chưa thanh toán tiền Kế toán hạch toán và mở sổ chi tiết theo dõi từng khách hàng về khoản phải thu, đã thu, đã ứng trước và còn lại.

- Cuối niên độ kế toán, kế toán kiểm tra công nợ của từng khách hàng, nếu có những khoản nợ quá hạn hoặc chưa đến hạn mà khách hàng gặp khó khăn về tài chính như phá sản, giải thể thì kế toán cần tính toán để lập dự phòng, nhằm phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.5.2 Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ

2.5.2.1 Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT

- Hóa đơn bán hàng thông thường - Phiếu thu (có thể có)

- Giấy báo có 2.5.2.2 Trình tự luân chuyển chứng từ Căn cứ vào hóa đơn bán hàng hoặc hợp đồng, kế toán ghi nhận và lưu kho hóa đơn bán hàng Kế toán dựa trên hóa đơn GTGT nhân viên bán hàng gửi đến và hóa đơn trong kho tiến hành đối chiếu, kiểm tra và ghi sổ theo dõi công nợ của khách hàng Nếu phát sinh chêch lệch, kế toán báo cho nhân viên bán hàng để sửa chữa kịp thời, tránh sai sót ảnh hưởng đến công ty.

2.5.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán các khoản phải thu khách hàng là TK 131 – Phải thu của khách hàng.

2.5.4 Một số nghiệp vụ minh họa

Nghiệp vụ 2.7: ngày 01/12/2021 bán hàng cho công ty TNHH DÂY CÁP ĐIỆN

ICF (VIỆT NAM) theo hóa đơn 0003212, phải thu 4.500.000 đồng chưa gồm thuế GTGT đầu ra 10%.

- Chứng từ kèm theo: BH00290 (phụ lục 3.1) - Màn hình xử lý dữ liệu

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)

Nghiệp vụ 2.8: ngày 03/12/2021 công ty TNHH Perfetti Van Melle (Việt Nam) trả tiền bằng tiền gửi ngân hàng 44.499.666 đồng theo hóa đơn 0003158.

- Chứng từ kèm theo: NTTK00375 (phụ lục 3.2) - Màn hình xử lý dữ liệu:

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)

Nghiệp vụ 2.9: ngày 11/12/2021 chi hộ lương nhân viên tháng 11/2021 với số tiền 65.200.000 đồng.

- Chứng từ kèm theo: BH00277 (phụ lục 3.3) - Màn hình xử lý dữ liệu:

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)Tổng hợp nghiệp vụ minh họa trong sổ cái tài khoản 131

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)

KẾ TOÁN THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ

2.6.1 Nội dung Công ty TNHH Huyền Trân áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Công ty áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% và 10% tùy theo từng mặt hàng.

2.6.2 Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ 2.6.2.1 Chứng từ sử dụng

- Phiếu thu/ chi tiền - Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT - Tờ khai thuế

- Phiếu nhập kho và xuất kho2.6.2.2 Trình tự luân chuyển chứng từKhi đã hoàn thành quá trình mua và nhập hàng thì kế toán tổng hợp, kiểm tra,đối soát chứng từ để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp Kế toán ghi nhận thuế GTGT được khấu trừ vào sổ căn cứ vào chứng từ.

2.6.3 Tài khoản sử dụng Hạch toán nghiệp vụ kinh tế khấu trừ thuế GTGT công ty sử dụng TK 133 -Thuế GTGT được khấu trừ.

2.6.4 Một số nghiệp vụ minh họa

Nghiệp vụ 2.10: Ngày 01/12/2021 chi tiền mặt mua hàng của công ty TNHH

XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ DỊCH VỤ HÙNG DUY theo hóa đơn 003391 với thuế suất thuế GTGT được khấu trừ 10%

- Chứng từ kèm theo: PC00294, hóa đơn 003391 (Phụ lục 4.1) - Màn hình xử lý dữ liệu:

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)

Nghiệp vụ 2.11: ngày 31/12/2021 thanh toán phí chuyển tiền tháng 12/2021 bằng tiền gửi ngân hàng với mức thuế GTGT được khấu trừ 268.434 đồng.

- Chứng từ kèm theo: UNC0938 (phụ lục 4.2).

- Màn hình xử lý dữ liệu:

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)

Nghiệp vụ 2.12: ngày 02/12/2021 mua hàng của CÔNG TY TNHH BÁNH KEO

THỰC PHẨM TSG theo hóa đơn 0000191 - Chứng từ kèm theo: NK00452 (phụ lục 4.3) - Màn hình xử lý dữ liệu:

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021) Tổng hợp nghiệp vụ minh họa trong sổ cái tài khoản 133:

(Nguồn: phòng Kế toán tại công ty TNHH Huyền Trân năm 2021)

2.7 KẾ TOÁN PHẢI THU NỘI BỘ

Công ty TNHH Huyền Trân không sử dụng

KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁC

2.8.1 Nội dung Công ty phát sinh những khoản tiền phải thu rơi vào những trường hợp sau:

- Giá trị tài sản thiếu được phát hiện nhưng chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý.

- Các khoản bồi thường từ cá nhân, tổ chức cả trong và ngoài doanh nghiệp gây ra thiệt hại, mất mát, hư hỏng cho công ty đã được xử lý và nhận bồi thường.

- Cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ cũng nằm trong khoản mục này.

- Các khoản đã chi cho hoạt động kinh doanh của công ty không được phê duyệt phải thu hồi

- Các khoản chi hộ cho bên khác.

- Các khoản phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

- Lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

- Các khoản khác ngoài các trường hợp đã liệt kê ở trên.

2.8.2 Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ 2.8.2.1 Chứng từ sử dụng

- Phiếu chi - Phiếu thu - Biên bản giao nhận tài sản - Biên bản kiểm kê tài sản - Biên bản xử lý tài sản thiếu

2.8.2.2 Trình tự luân chuyển chứng từKế toán dựa trên các chứng từ phát sinh liên quan tiến hành ghi vào sổ cái của tài khoản 138 và theo dõi từng đối tượng phải thu bằng sổ chi tiết theo từng ngày.

2.8.3 Tài khoản sử dụng Hạch toán khoản phải thu khác kế toán sử dụng TK 138 – Phải thu khác.

Trong TK 138, công ty sử dụng ba tài khoản cấp 2:

- TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý - TK 1385 – Phải thu về cổ phần hóa

- TK 1388 – Phải thu khác2.8.4 Một số nghiệp vụ minh họaTrong năm tài chính (2021) không phát sinh nghiệp vụ liên quan đến tài khoản này.

KẾ TOÁN TẠM ỨNG

2.9.1 Nội dung Tạm ứng là khoản tiền hoặc vật tư mà doanh nghiệp giao cho người nhận (phải là người lao động tại doanh nghiệp) để thực hiện hoạt động, nhiệm vụ kinh doanh được giao Người nhận tạm ứng có trách nhiệm đảm bảo về số tiền tạm ứng đã nhận và sử dụng đúng với mục đích công việc được giao.

2.9.2 Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ 2.9.2.1 Chứng từ sử dụng

- Giấy đề nghị tạm ứng - Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng - Phiếu thu

- Hóa đơn GTGT2.9.2.2 Trình tự luân chuyển chứng từNgười nhận tạm ứng chuyển giao giấy “đề nghị tạm ứng” đã được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt cho thủ quỹ Thủ quỹ kiểm tra, lập phiếu chi và xuất tiền Sau khi sử dụng khoản tạm ứng để làm việc được giao, người nhận tạm ứng hoàn thành công việc được giao phải thanh toán tạm ứng bằng cách hoàn thành và nộp “giấy đề nghị thanh toán tạm ứng” kèm theo các chứng từ liên quan (hóa đơn GTGT) Kế toán tiến hành kiểm tra và so sánh chênh lệch giữa khoản tạm ứng đã sử dụng và tạm ứng doanh nghiệp đã chi Nếu số tạm ứng doanh nghiệp chi ra lớn hơn số tạm ứng phải thanh toán thì người nhận phải hoàn trả trực tiếp hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng Trường hợp ngược lại thì kế toán chi thêm tiền cho người nhận tạm ứng.

2.9.3 Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng TK 141 – Tạm ứng để hạch toán khoản tạm ứng.

2.9.4 Một số nghiệp vụ minh họaTrong năm tài chính (2021) không phát sinh nghiệp vụ liên quan đến tài khoản này

DỰ PHÒNG CÁC KHOẢN THU KHÓ ĐÒI

Công ty TNHH Huyền Trân không sử dụng

CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC

Công ty TNHH Huyền Trân không sử dụng

CẦM CỐ, THẾ CHẤP, KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC

Công ty TNHH Huyền Trân không sử dụng

TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Báo cáo tài chính được sử dụng: bảng cân đối kế toán.

Trình bày thông tin của khoản mục vốn bằng tiền và các khoản phải thu cuối kì kế toán trên bảng cân đối kế toán theo mẫu b01-dn mà thông tư 200 của Bộ Tài chính quy định.

Nội dung trình bày và cách lập chỉ tiêu (thuyết minh) Phần Tài sản ngắn hạn Mã số 100 = 110+ 120 + 130 + 140 + 150 = 41.501.542.040

- Mã số 110 = 111 + 112 – Tiền và các khoản tương đương tiền: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo gồm có: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng(doanh nghiệp không có khoản mục tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền) Trong đó:

 Mã số 111 = 483.501.223 (tổng số dư bên nợ của TK 111, 112).

 Mã số 112 = 0 (doanh nghiệp không sử dụng).

- Mã số 120 = 121 + 122 + 123 =0– đầu tư tài chính ngắn hạn: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh), bao gồm: Chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư khác có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo.

 Mã số 121 = 0 (số dư bên nợ của TK 121)

 Mã số 122 và 123 (doanh nghiệp không sử dụng)

- Mã số 130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 136 + 137 + 139 = 1.370.786.286 – Các khoản phải thu ngắn hạn: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi), như: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, phải thu về cho vay và phải thu ngắn hạn khác.

 Mã số 133, 134, 135, 136, 137, 139 (doanh nghiệp không sử dụng)

- Mã số 140 = 141 + 149 = 38.146.775.771 – Hàng tồn kho: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo.

 Mã số 141 = 38.146.775.771 (số dư nợ của các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158)

 Mã số 149 (không phát sinh)

- Mã số 150 = 151 + 152 + 153 + 154 + 155 = 1.500.478.760 – Tài sản ngắn hạn khác: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các tài sản ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo, như chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT còn được khấu trừ, các khoản thuế phải thu, giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo.

 Mã số 152 = 1.356.814.541 (số dư nợ của TK 133)

 Mã số 153 = 143.664.219 (số dư nợ TK 333)

 Mã số 151, 154, 155 (không phát sinh)

Tài sản dài hạn: mã số 200= 210 + 220 + 230 + 240 + 250 + 260 = 1.610.167.197

- Mã số 210 = 211 + 212 + + 216 + 219 = 0 – Các khoản phải thu dài hạn

- Mã số 220 = 221 + 224 + 227 = 1.610.167.197 – Tài sản cố định: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (Nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.

Mã số 222 = 3.641.418.182 (số dư nợ của TK 211)

Mã số 223 = 2.031.250.985 (số dư có của TK 2141 và ghi dưới dạng số âm trong bảng cân đối kế toán bằng cách ghi trong ngoặc đơn)

 Mã số 224 = 0 – Tài sản cố định thuê tài chính.

 Mã số 227 = 0 – tài sản cố định vô hình

- Mã số 230 = 231 + 232 = 0 – bất động sản đầu tư- Mã số 240 = 241 + 242 = 0 – tài sản dở dang dài hạn- Mã số 250 = 251 + …+ 255 = 0 – đầu tư tài chính dài hạn- Mã số 260 = 261 + 262 + 263 + 268 = 0 – tài sản dài hạn khác

TỔNG CỘNG TÀI SẢN – MÃ SỐ 270 = 100 + 200 = 43.111.709.237TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN – MÃ SỐ 440 = 300 + 400 = 43.111.709.237Bảng cân đối kế toán (phụ lục 5)

Chương 2 đã trình bày cụ thể và chi tiết về kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty TNHH Huyền Trân.

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

NHẬN XÉT

3.1.1 Nhận xét về công tác kế toán tại công ty - Ưu điểm:

 Mọi chứng từ của nghiệp vụ kế toán phát sinh đều được tổng hợp, kiểm tra và quản lý chặt chẽ tại phòng kế toán của công ty vì thế sẽ tránh được trường hợp thất lạc.

 Bộ máy kế toán linh hoạt, phân chia rõ ràng các chức năng nhiệm vụ của các kế toán nhằm quản lý số liệu dễ dàng, thuận tiện cho việc kiểm tra sổ sách.

 Kế toán từng bộ phận có năng lực nghiệp vụ tốt.

 Trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý và rõ ràng, tuân thủ các nguyên tắc, quy định theo luật kế toán.

 Sử dụng những chứng từ thông dụng theo mẫu, đầy đủ đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống chứng từ.

 Công ty tích hợp sử dụng cả phần mềm Microsoft Excel, MISA hỗ trợ công tác kế toán được thuận lợi, nhanh chóng và ít sai sót hơn

 Do nhân sự phòng kế toán có một vài kế toán còn chưa nhiều kinh nghiệm nên trình độ chuyên môn giữa các kế toán chưa có sự đồng đều dẫn đến khó khăn trong quản lý công tác kế toán

 Công ty sử dụng quỹ tiền mặt để chi những khoản mua hàng hóa lẻ không có chứng từ sẽ khó khăn trong việc kiểm soát của kế toán.

3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty

 Công ty có nguồn tài chính ổn định đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục, không bị gián đoạn.

 Chứng từ hợp lý, dễ sử dụng và quản lý.

 Trình tự luân chuyển chứng từ rõ ràng, đảm bảo đúng quy định.

 Chi phí lãi vay năm 2021 (580.004.352 đồng) giảm 5% so với năm 2020 (610.657.344 đồng).

 Công ty chưa có quy định cụ thể đối với việc thanh toán tạm ứng: thời hạn thanh toán tạm ứng, cách thanh toán tạm ứng.

 Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2020 (10.205.810 đồng) và năm 2021 (- 97.807.444 đồng), năm 2021 do tình hình dịch bệnh phức tạp nên mức lợi nhuận giảm mạnh và dẫn đến lỗ.

 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 (49.823.724.830 đồng) tăng 7% so với năm 2020 (46.681.100.064 đồng).

 Giá vốn hàng bán năm 2021 (49.278.144.339 đồng) tăng 9% so với năm 2020 (45.174.828.560 đồng).

Bảng 3 1 Bảng so sánh doanh thu của công ty TNHH Huyền Trân trong 3 năm

(Nguồn: trích từ phòng kế toán công ty)

KIẾN NGHỊ

- Cần tổ chức các buổi học tập, học hỏi kinh nghiệm tại phòng kế toán để trình độ chuyên môn đồng đều hơn.

- Các hoạt động mua hàng lẻ cần có hóa đơn để dễ dàng hạch toán kiểm kê quỹ tiền mặt.

3.2.2 Một số kiến nghị đối với tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty

- Quy định rõ ràng về thanh toán tạm ứng: thời gian thanh toán tạm ứng không vượt quá kì kế toán để hạch toán số liệu dễ dàng hơn, thống nhất phương thức thanh toán bằng trực tiếp bằng tiền mặt.

- Công ty nên xây dựng một mức tồn quỹ phù hợp để đảm bảo cho việc thanh toán trong ngày Việc xây dựng một mức tồn quỹ cũng giúp sử dụng tiền một cách hiệu quả, hạn chế việc chiếm dụng tiền và tránh rủi ro như mất mát Xây dựng mức tồn quỹ phù hợp với tính chất, tình hình của công ty giúp sử dụng tối đa hóa giá trị của tiền mà vẫn đảm bảo khả năng chi trả của công ty hàng ngày như thanh toán cho nhà cung cấp, chi tạm ứng và chi trả cho các khoản chi phí khác.

- Năm 2021 tình hình dịch bệnh phức tạp dẫn đến kế quả hoạt động kinh doanh của công ty không được hiệu quả, nên xây dựng các kế hoạch kinh doanh phù hợp với hiện nay để thích nghi với dịch bệnh Hiện nay nhà nước đã mở cửa giao thương, mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài để tăng doanh thu thu nhập

Phụ lục 5Uỷ nhiệm chi 0869

Phụ lục 6Uỷ nhiệm chi 0907

Phụ lục 7Giấy báo có 00374

Phụ lục 10Giấy báo có 00375:

Phụ lục 13Uỷ nhiệm chi 0938

Phụ lục 14Phiếu nhập kho 00452

Phụ lục 16: Bảng cân đối kế toán 2021

Phụ lục 17: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhNăm 2021

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. 2 Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Huyền Trân - thực hành nghề nghiệp 1 kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh huyền trân
Sơ đồ 1. 2 Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Huyền Trân (Trang 13)
1.4.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy - thực hành nghề nghiệp 1 kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh huyền trân
1.4.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy (Trang 15)
Sơ đồ 1. 4 Trình tự ghi sổ của công ty - thực hành nghề nghiệp 1 kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh huyền trân
Sơ đồ 1. 4 Trình tự ghi sổ của công ty (Trang 18)
Bảng 3. 1 Bảng so sánh doanh thu của công ty TNHH Huyền Trân trong 3 năm 2019, 2020 và 2021 - thực hành nghề nghiệp 1 kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh huyền trân
Bảng 3. 1 Bảng so sánh doanh thu của công ty TNHH Huyền Trân trong 3 năm 2019, 2020 và 2021 (Trang 45)
Phụ lục 16: Bảng cân đối kế toán 2021 - thực hành nghề nghiệp 1 kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh huyền trân
h ụ lục 16: Bảng cân đối kế toán 2021 (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w