1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đánh giá của người dân và cán bộ về các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề giải quyết việc làm khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lạc .... Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NỘI THU OANH

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Phát Triển Nông Thôn Mã số: 8.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Quang Trung

Thái Nguyên, Năm 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những đánh giá, nhận định trong công trình đều do cá nhân tôi nghiên cứu và thực hiện Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được trân trọng chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Nội Thu Oanh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình công tác thực tiễn, với sự nỗ lực cố gắng của bản thân

Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Hà Quang Trung, người trực tiếp hướng dẫn khoa học và đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cám ơn UBND huyện Bảo Lạc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bảo Lạc; Chi cục Thống kê huyện Bảo Lạc, UBND các xã Kim Cúc, Xuân Trường, Cốc Pàng đã giúp tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin liên quan đến nội dung đề tài để thực hiện Luận văn

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết Kính mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo; đồng chí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Nội Thu Oanh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II DANH MỤC HÌNH VIII DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IX TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ X

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.1.1 Các khái niệm về lao động, việc làm, giải quyết việc làm 5

1.1.2 Lao động nông thôn, đặc điểm của lao động nông thôn 8

1.1.3 Ý nghĩa của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 10

1.1.4 Nội dung giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn 10

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 11

1.2 Cơ sở thực tiễn 13

1.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên ở một số địa phương trong nước 13

Trang 5

1.2.2 Bài học kinh nghiệm giải quyết việc làm vận dụng đối với huyện Bảo Lạc,

tỉnh Cao Bằng 16

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 18

CHƯƠNG 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 20

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 20

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 21

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 29

2.2 Nội dung nghiên cứu 31

2.3 Phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 31

2.3.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 34

2.3.4 Phương pháp phân tích 34

2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 35

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

3.1 Thực trạng lao động nông thôn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 37

3.1.1 Thực trạng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lạc 37

3.1.2 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lạc 41

3.1.3 Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lạc 46

3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 52

3.2.1 Thực trạng về lao động và việc làm của các hộ điều tra 52

3.2.2 Thu nhập của lao động của các hộ điều tra 57

3.2.3 THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG 58

Trang 6

3.2.4 Đánh giá của người dân và cán bộ về các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề giải

quyết việc làm khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lạc 59

3.2.5 Phân tích SWOT về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 61

3.3 Định hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Bảo Lạc 66

3.3.1 Định hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Bảo Lạc 66

3.3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Bảo Lạc 67

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Giá trị sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế huyện bảo lạc 24

Bảng 2.2 Tình hình nhân khẩu lđ huyện bảo lạc 2022 29

Bảng 2.3 Nguồn thu thập thông tin thứ cấp 32

Bảng 2.4 Số lượng mẫu điều tra 34

Bảng 3.1 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm tuổi của huyện bảo lạc năm 2022 37

Bảng 3.2: trình độ văn hóa của lao động của huyện bảo lạc Giai đoạn 2022 38

2020-Bảng 3.3: trình độ chuyên môn của lao động của huyện bảo lạc giai đoạn 2020-2022 40

Bảng 3.4 Tình trạng việc làm của lao động nam và lao động nữ huyện bảo lạc giai đoạn 2020 - 2022 41

Bảng 3.5 Quy mô lao động và việc làm theo ngành kinh tế của huyện bảo lạc giai đoạn 2020-2022 42

Bảng 3.6 Quy mô lao động và việc làm theo thành phần kinh tế của huyện bảo lạc 2020-2022 44

Bảng 3.7 Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm từ năm 2020-2022 45

Bảng 3.8 Hoạt động tư vấn, đào tào nghề, giới thiệu việc làm của huyện bảo lạc (2020-2022) 46

Bảng 3.9 Số lao động được giải quyết việc làm qua hoạt động tín dụng giai đoạn 2020-2022 49

Bảng 3.10 Tình hình lao động đi học nghề tại trường cao đẳng than – khoáng sản việt nam của huyện bảo lạc từ năm 2020-2022 51

Bảng 3.12 Dân số phân theo mức sống của các hộ điều tra năm 2022 53

Trang 8

Bảng 3.13 Thông tin cơ bản về các hộ điều tra 2022 54Bảng 3.14 Trình độ văn hóa, chuyên môn của người lao động tại các hộ điều tra 2022 55Bảng 3.15: thu nhập của lao động tại các hộ điều tra 57Bảng 3.16: thời gian làm việc của lao động tại các hộ điều tra 58

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Các yếu tố của việc làm 6Hình 3.2 Ảnh hưởng của từng nhân tố đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện bảo lạc 60

Trang 10

CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia

GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội

UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 Những thông tin chung

1.1 Họ và tên tác giả: Nội Thu Oanh

1.2 Tên Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

1.3 Chuyên ngành : Phát triển nông thôn, Mã số: 8.62.01.16

1.4 Cơ sở đào tạo : Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên

2 Nội dung bản trích yếu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng giải quyết việc làm lao động nông thôn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết việc làm

cho lao động nông thôn huyện Bảo lạc, tỉnh Cao Bằng 2.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học hành chính Các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp quan sát; Phương pháp xử lý và phân tích số liệu; Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp…

2.3 Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được

Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương đối toàn diện về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, kết quả nghiên cứu có những điểm mới như sau:

Tiếp cận từ góc độ các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn hệ thống hóa các khái niệm về lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Đặc điểm của lao động động nông thôn, ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nội dung giải quyết việc làm và các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề việc làm của lao động nông thôn

Trang 12

Luận văn đã phân tích, đánh giá đúng thực trạng vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lạc; từ các bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại các địa phương khác có đặc điểm tương đồng, luận văn đã cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc và hệ thống giải pháp để nâng cao vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hiện nay và những năm tiếp theo

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Bảo Lạc nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung

2.4 Kết luận

Huyện Bảo Lạc là huyện dựa vào nông nghiệp để phát triển, hàng năm số lao động bước vào độ tuổi lao động là rất lớn nhưng luôn ở trong tình trạng cung lao động luôn nhỏ hơn cầu lao động, số lao động thiếu việc làm còn cao Vì vậy, để góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân buộc huyện cần phải có những biến đổi mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới để giải quyết việc làm cho người nông dân

Từ 2020 đến 2022 công tác giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, cụ thể là đào tạo và giới thiệu việc làm: Số lượng lao động nông thôn tham gia vào tư vấn việc làm và đào tạo nghề ngày càng tăng, cụ thể như năm 2020 công tác tư vấn việc làm chỉ thu hút được 1.151 người dân thì đến năm 2022 đã lên đến 3000 người tham gia tư vấn việc làm và nhận sự giúp đỡ Bình quân từ năm 2020-2022 tốc độ phát triển công tác tư vấn việc làm tăng 294,7 %

Trang 13

THESIS ABSTRACT Master of Science: Nội Thu Oanh

Thesis title:Solving employment issues for rural laborers in Bao Lac district, Cao Bang province

Major: Rural Development Code: 8.62.01.16

Education organization: Thai Nguyen University of Agriculture and

Forestry – Thai Nguyen University

Research Objectives: Based on assessing the current situation of rural

employment solutions and analyzing the influencing factors in rural employment solutions, proposing solutions to improve rural employment

in Bao Lac district, Cao Bang province

Materials and Method: The thesis employed the approach of public

administration science The specific research methods used include: Observational method; Data processing and analysis method; Document analysis method; Comparative method; Analysis, statistics, and synthesis method

Main findings and conclusions:

Main finding: The thesis is a comprehensive scientific research work

that delves deeply into the issue of rural employment solutions in Bao Lac district, Cao Bang province The research results have some new points as follows:

Approaching the issue from both theoretical and practical perspectives, the thesis systematically conceptualizes the notions of labor, employment, and rural employment solutions It discusses the characteristics of rural labor, the significance of rural employment solutions, the content of employment solutions, and the factors affecting rural labor employment

The thesis accurately analyzes and evaluates the current situation of rural employment solutions in Bao Lac district and draws valuable lessons from similar areas with similar characteristics, providing scientific and practical arguments to propose objectives, viewpoints, principles, and a

Trang 14

system of solutions to improve the issue of rural employment solutions in Bao Lac district, Cao Bang province, in the present and upcoming years

The research results of the thesis can serve as a valuable reference document for managers and policy-makers in the field of rural employment solutions, not only in Bao Lac district but also throughout the country

Conclusions: Bao Lac district relies on agriculture for development

Every year, there is a large influx of laborers entering the working age, but the supply of labor consistently falls short of demand, resulting in a high level of unemployment Therefore, in order to contribute to poverty reduction and improve the lives of the people, the district needs to undergo even more significant changes in the near future to address employment issues for rural residents

From 2020 to 2022, efforts to address employment for rural laborers, specifically in terms of training and job placement, have shown remarkable progress The number of rural laborers participating in job counseling and vocational training has been steadily increasing For instance, in 2020, only 1,151 people were engaged in job counseling, but by 2022, this number had risen to 3,000 participants receiving assistance On average, from 2020 to 2022, the growth rate in job counseling services increased by 294.7%

Trang 15

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại hiện nay, khái niệm "phát triển" đã được hiểu một cách toàn diện, bao gồm sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội Đây bao gồm việc giảm đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp và đảm bảo công bằng xã hội Vấn đề việc làm là một trong những vấn đề xã hội quan trọng trên toàn cầu, được các quốc gia quan tâm đặc biệt, đặc biệt là các nước đang phát triển Trong quá trình đổi mới hiện nay của Việt Nam, việc tạo ra việc làm đã trở thành một yếu tố quan trọng và liên quan chặt chẽ đến chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trên thị trường lao động là một tiền đề quan trọng để tận dụng hiệu quả nguồn lao động và đóng góp tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường và phát triển khu vực Đảng và Nhà nước đã và đang triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động và giải quyết việc làm, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, và vùng xa Tuy nhiên, việc giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn vẫn là một nhiệm vụ khó khăn

Huyện Bảo Lạc, nằm ở miền núi phía Tây tỉnh Cao Bằng, là một ví dụ về tình trạng sử dụng lao động chưa hiệu quả Mặc dù huyện có diện tích tự nhiên lớn và nguồn lao động tăng, nhưng việc này gây áp lực lớn về việc làm và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-xã hội trong khu vực Tổng số người lao động trong huyện chiếm 66,2% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 91,71% tỷ lệ lao động; tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp – Xây dựng là 1.022 người chiếm 2,78%; tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ là 2.026 người chiếm 5,51% Do đó, giải quyết việc làm trở thành một yêu cầu cấp thiết và đòi hỏi sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt từ cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng Tuy nhiên, huyện Bảo Lạc đối mặt với những khó khăn trong việc phát triển

Trang 16

kinh tế-xã hội do là một huyện vùng cao biên giới Điều kiện phát triển không thuận lợi, trình độ dân trí còn hạn chế, phong tục tập quán không đồng nhất và đời sống nhân dân vẫn gặp khó khăn Việc giải quyết việc làm chưa thực sự bền vững, với hầu hết lao động chỉ có công việc tạm thời và nhiều lao động e ngại đi làm xa nhà hoặc ở nước ngoài do lo ngại về an toàn Thêm vào đó, các thị trường xuất khẩu lao động như Hàn Quốc, Nhật Bản yêu cầu lao động có trình độ tay nghề cao và ý thức kỷ luật tốt, khiến hầu hết lao động của huyện không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng Hiện nay, lực lượng lao động trên địa bàn huyện vẫn còn rất lớn, nhưng số lao động chưa có việc làm vẫn khá cao Dự báo trong 5 năm tới, có khoảng trên 10.000 lao động cần giải quyết việc làm trên toàn huyện, tương đương với trên 2.000 lao động nông thôn mỗi năm Điều này tạo ra những khó khăn và thách thức cần được quan tâm và chỉ đạo quyết liệt từ cấp lãnh đạo đảng, chính quyền địa phương Cần thiết có những giải pháp và lộ trình cụ thể và thiết thực để đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của huyện

Từ những vấn đề trên, giải quyết làm không chỉ là sự cần thiết cho bản thân người lao động còn thúc đẩy sản xuất kinh tế phát triển trên địa bàn huyện

Nên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động nông

thôn tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng” với mong muốn nhằm góp một phần

kiến thức của mình để giải quyết vấn đề này Đồng thời làm tiền đề giải quyết được nhiều vấn đề xã hội khác

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

- Đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho lao

Trang 17

động nông thôn ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất các giải pháp tăng cường giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Bảo Lạc trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu tập trung vào các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

- Đối tượng điều tra: Các hộ nông dân, các đơn vị sử dụng lao động, các cơ quan, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội và các cán bộ có liên quan đến công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lạc

3.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng giải quyết

việc làm, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn

* Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Bảo

Lạc, tỉnh Cao Bằng

* Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được tập trung thu thập từ

2020-2022 Số liệu sơ cấp được tập trung thu thập trong năm 2020-2022 Các đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa của đề tài

Trang 18

đạt được và những mặt còn tồn tại trong công tác giải quyết việc làm lao động nông thôn trên địa bàn huyện Nghiên cứu cũng đề xuất được một số giải pháp

nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lạc

Trang 19

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm về lao động, việc làm, giải quyết việc làm

1.1.1.1 Các khái niệm về lao động

Lao động là một trong những quyền cơ bản của công dân, Điều 55 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, Nhà nước và xã hội có kế hoạch ngày càng tạo nhiều việc làm cho người lao động” Công dân có sức lao động phải được làm việc để duy trì sự tồn tại của bản thân và góp phần xây dựng xã hội, thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với những người xung quanh trong cộng đồng Do đó, hơn bao giờ hết, việc làm có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng (Bộ tư pháp, 2013)

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội (Quốc Hội NCHXHCNVN, 2014)

Lao động trong lĩnh vực kinh tế học là một trong những yếu tố sản xuất do con người đem lại, được xem như một dịch vụ hoặc hàng hóa Những người cần tới dịch vụ này là các nhà sản xuất, trong khi người cung ứng dịch vụ đó chính là người lao động Giống như các sản phẩm và dịch vụ khác, lao động được mua bán trên một thị trường riêng biệt - thị trường lao động Giá của lao động được thể hiện qua tiền lương mà nhà sản xuất chi trả cho người lao động, và đó chính là giá trị của lao động

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội (Quốc Hội NCHXHCNVN, 2014)

Lao động là sự can thiệp ý thức của con người vào thiên nhiên nhằm biến đổi nó theo mục tiêu của mình Các đặc trưng của hoạt động lao động bao gồm việc định hướng theo mục tiêu của con người, việc sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của con người, và việc làm thay đổi thiên nhiên và xã hội để phục vụ lợi ích vật chất và tinh thần của loài người (Nguyễn Tiệp, 2007)

Trang 20

1.1.1.2 Các khái niệm về việc làm

Tìm kiếm việc làm luôn là ưu tiên quan trọng của người lao động, và giải pháp cho vấn đề thất nghiệp là một trong những trách nhiệm hàng đầu của mỗi quốc gia Sự ổn định trong cuộc sống của người lao động và gia đình họ chủ yếu dựa vào công việc họ đang làm Chính vì vậy, dựa vào các quan điểm và bối cảnh khác nhau, đã có nhiều cách hiểu về "việc làm" được đề xuất:

Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm (Theo chương II/ Bộ luật lao động/ 10/2012/QH13)

Sơ đồ 1.1: Các yếu tố của việc làm

Việc làm không chỉ là một nhu cầu thiết yếu để bảo đảm cuộc sống mà còn đóng vai trò trong sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhấn mạnh quyền làm việc và bảo đảm việc làm cho người lao động, điều này cũng được phản ánh rõ trong Bộ luật Lao động đầu tiên của Việt Nam Việc tạo và bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động luôn được đặt lên hàng đầu trong chính sách kinh tế và xã hội của chúng ta Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần không ngừng hoàn thiện các chính sách và pháp luật liên quan đến việc làm

Theo Tổng cục Thống kê, người có việc làm bao gồm những người hiện đang làm việc và những người tạm nghỉ vì lý do như ốm, đình công, nghỉ lễ hoặc các vấn đề khác như thời tiết không thuận lợi hoặc máy móc hỏng Họ có thể được phân loại thành hai nhóm: người đủ việc làm (làm từ 36 giờ/tuần trở lên) và người thiếu việc làm (làm ít hơn 36 giờ/tuần)

Dựa trên phân loại từ Cục điều tra việc làm và thất nghiệp hàng năm của Việc làm

Hoạt động lao động Tạo ra thu nhập Hoạt động này không vi phạm pháp luật

Trang 21

Bộ LĐTB và Xã hội, việc làm được chia thành:

Khu vực hành chính: Gồm các cơ quan hành chính Nhà nước ở mọi cấp Khu vực sự nghiệp: Bao gồm các đơn vị trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, và các ngành khác, bất kể loại hình sở hữu

Khu vực cộng đồng: Các tổ chức chính trị và hiệp hội

Khu vực sản xuất kinh doanh: Bao gồm các doanh nghiệp trong nước từ Nhà nước tới tư nhân

Khu vực hợp tác xã: Hoạt động theo Luật Hợp tác xã Khu vực kinh tế hộ: Gồm kinh tế cá thể và hộ gia đình

Khu vực có yếu tố nước ngoài: Bao gồm các doanh nghiệp với vốn đầu tư từ nước ngoài và các tổ chức, cơ quan nước ngoài khác

Từ các định nghĩa khác nhau về việc làm thì có thể hiểu chung về việc làm là:

+ Việc làm cung cấp thu nhập, dù là tiền mặt hay hiện vật, cho người lao động, đáp ứng nhu cầu cá nhân về công việc Đồng thời, nó cũng là hoạt động hướng tới mục tiêu và tạo ra lợi ích cho xã hội, giúp người lao động và cả cộng đồng có được lợi ích vật chất

+ Việc làm là những hoạt động cơ bản của con người có liên quan đến người lao động

+ Cùng với việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế vào hoàn cảnh Việt Nam, bộ luật lao động đã quy định “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”

1.1.1.3 Khái niệm giải quyết việc làm

Giải quyết tình hình việc làm bao gồm một tập hợp các biện pháp và chính sách kinh tế - xã hội nhằm tác động đa diện đến mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo rằng tất cả những người có khả năng lao động đều có cơ hội tiếp cận công việc Mục tiêu chính của việc giải quyết tình

Trang 22

hình việc làm là tận dụng tối đa tiềm năng của cá nhân, nhằm đạt được việc làm có ý nghĩa và hiệu quả

Việc giải quyết tình hình việc làm bao gồm việc tạo ra cơ hội cho người lao động có việc làm và nâng cao thu nhập của họ, đồng thời phải đảm bảo rằng những cơ hội này phù hợp với lợi ích cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội Vì vậy, việc giải quyết tình hình việc làm đòi hỏi sự kết hợp toàn diện của các biện pháp và chính sách kinh tế - xã hội, từ mức cơ sở cho đến quy mô rộng hơn, nhằm tác động đến khả năng có việc làm của người lao động

1.1.2 Lao động nông thôn, đặc điểm của lao động nông thôn

1.1.2.1 Khái niệm lao động nông thôn

Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã (Chính phủ, 2021)

Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn (Mai Thanh Cúc, 2005)

Lao động trong nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra sản phẩm của những người sống ở nông thôn Do đó, lao động trong nông thôn bao gồm: Lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ ở nông thôn (Dương Ngọc Thành và Nguyễn Minh Hiếu, 2014)

1.1.2.2 Đặc điểm của lao động nông thôn

- Lao động nước ta tập trung chủ yếu khu vực nông thôn Lao động nông thôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh trong khi đó bình quân ruộng đất cho một lao động quá thấp (chỉ có 0,26 ha) lại đang có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hóa nông thôn và diện tích đất thổ cư, chuyên dùng tăng lên Năm 2020, lao động nông thôn chiếm 69,7% trong cơ cấu lao động chung của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2020)

Trang 23

- Lao động nông thôn thường sinh sống và làm việc phân tán trên diện rộng của vùng Vì vậy, việc tổ chức hợp tác lao động và đào tạo nghề, cung cấp thông tin cho họ đang đối mặt với nhiều khó khăn

- Lao động nông thôn thường hoạt động theo mùa vụ, phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp Họ làm việc trong từng giai đoạn mùa và thường có khoảng thời gian dài nghỉ ngơi sau mỗi vụ thu hoạch Điều này dẫn đến việc sử dụng lao động nông thôn không hiệu quả, gây ra tình trạng thất nghiệp phổ biến sau mỗi mùa vụ

- Lao động nông thôn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân hoặc lưu truyền từ người đi trước để sản xuất Chất lượng lao động nông thôn thấp, đa phần thiếu trình độ văn hóa và kỹ năng nghề nghiệp Số lượng lao động đã được đào tạo hạn chế Điều này gây khó khăn trong việc thay đổi phương thức sản xuất và phân chia công việc, hạn chế phát triển kinh tế nông thôn và thực hiện các sáng kiến sản xuất mới

- Hầu hết người lao động nông thôn làm việc trong hình thức kinh tế hộ gia đình và lao động tự làm Họ làm việc để đóng góp vào sản lượng (hoặc thu nhập) chung của gia đình Mối quan hệ lao động chưa phát triển, thường không có sự liên kết cụ thể Lao động nông thôn thường là người thuê mướn, thiếu hợp đồng lao động chính thức, thường dựa vào thỏa thuận bằng lời nói

- Lao động nông thôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia thị trường, thiếu khả năng hiểu và xử lý thông tin thị trường Sự cung ứng lao động ở khu vực nông thôn biến đổi theo mức độ tăng dân số nhanh chóng, trong khi nhu cầu lao động không có sự thay đổi tương ứng do cơ cấu sản xuất nông thôn thay đổi chậm chạp và nguồn lực sản xuất bị hạn chế Trình độ và chuyên môn thấp, tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo hạn chế Điều này khiến việc tiếp cận các cơ hội việc làm yêu cầu trình độ cao và điều kiện làm việc tốt trở nên khó khăn

Trang 24

1.1.3 Ý nghĩa của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đất nước chúng ta đang ở giai đoạn phát triển, với đa số dân số tập trung chủ yếu tại vùng nông thôn Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn là điều kiện cần để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục Đây cũng là cơ sở để hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần vào tương lai của quốc gia Nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chính cho đất nước Do đó, sự quan tâm và đầu tư vào giáo dục và đào tạo nghề cho người lao động nông thôn sẽ đảm bảo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghệ cao của đất nước

Việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nông thôn sẽ đồng thời hạn chế việc di cư tự do từ nông thôn ra thành thị một cách hợp lý, ngăn chặn tình trạng thiếu lao động ở một số khu vực và thặng dư lao động ở những nơi khác Không chỉ vậy, việc này còn giúp giảm thiểu các tác động xấu từ xã hội, duy trì an ninh trật tự tại các khu vực nông thôn

Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nông thôn mang ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc cung cấp việc làm cho họ mà còn liên quan chặt chẽ đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của đất nước

1.1.4 Nội dung giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn

* Giải quyết việc làm qua hoạt động tư vấn và đào tạo:

Mở rộng hoạt động tư vấn và đào tạo kỹ năng cho lao động nông thôn, nhất là người trẻ

Mở rộng quy mô đào tạo và cung cấp thông tin việc làm

Thúc đẩy sự hợp tác giữa cộng đồng lao động nông thôn và cán bộ quản lý, cũng như cán bộ phụ nữ xã

* Giải quyết việc làm thông qua phát triển kinh tế xã hội:

Khuyến khích đầu tư từ doanh nghiệp địa phương và hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất

Trang 25

Thu hút vốn viện trợ từ trung ương cho giáo dục, y tế và hạ tầng

Tăng trưởng kinh tế đặc biệt quan trọng ở Việt Nam để tạo thêm việc làm Khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và lâm nghiệp

* Giải quyết việc làm qua xuất khẩu lao động:

Xuất khẩu lao động giúp giảm bớt nguồn lao động dư thừa và tạo cơ hội việc làm với mức lương cao hơn ở nước ngoài

* Tạo việc làm từ chính sách và chương trình:

Nhà nước xác định chiến lược để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục từ các đoàn thể và tổ chức chính trị

* Giải quyết việc làm thông qua tín dụng:

Chính phủ cung cấp chính sách tín dụng hỗ trợ lao động nông thôn từ ngân hàng chính sách và ngân hàng nông nghiệp

Hỗ trợ sinh viên với chính sách vay vốn ưu đãi

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

1.1.5.1 Các chính sách của nhà nước về giải quyết việc làm

Nhận thức về tầm quan trọng của việc giải quyết việc làm đã thúc đẩy Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây thể chế hoá nhiều nội dung liên quan đến việc làm thông qua Hiến pháp, các đạo luật và nhiều văn bản pháp luật khác Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn Nhà nước đã đề ra những chính sách về việc làm và các chương trình trọng điểm của Đảng và Nhà nước đã có tác động tích cực đối với việc giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Sự tham gia vào kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài đang ngày càng mở rộ Việt Nam đã và đang tiến xa hơn trong việc tham gia vào các tổ chức

Trang 26

thương mại và hợp tác quốc tế cũng như trong việc giao lưu văn hóa và tri thức với quốc tế Điều này tạo cơ hội cho đất nước phát triển mạnh mẽ hơn Điều quan trọng là thu hút đầu tư nước ngoài, cung cấp cơ hội việc làm trong môi trường làm việc tốt, có mức lương cao và chế độ đãi ngộ tốt, giúp cá nhân phát triển bản thân

1.1.5.2 Sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước

Sự phát triển kinh tế - xã hội ở đất nước đã tạo ra sự kết nối và giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia khác Các hoạt động sản xuất, vận chuyển hàng hóa và trao đổi văn hóa, tri thức đã tăng cường sự hiểu biết và tin cậy giữa các dân tộc trên thế giới Điều này cùng với sự hội nhập và phát triển công nghệ đã đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, mở ra nhiều cơ hội việc làm mới cho các vùng chưa phát triển

Trong tương lai, huyện nông thôn cũng đang trải qua quá trình chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, hướng tới hiện đại hóa Các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, du lịch đang phát triển mạnh tại địa phương, tạo ra cơ hội việc làm mới cho người lao động nông thôn Các yếu tố xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, và dạy nghề cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện tốt hơn để nâng cao chất lượng lao động và tăng khả năng giải quyết việc làm

1.1.5.3 Công tác đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm, giải quyết cơ hội việc làm cho người lao động nông thôn

Các hoạt động đào tạo nghề và giới thiệu việc làm đang được triển khai nhằm hỗ trợ người dân nông thôn tiếp cận cơ hội việc làm thông qua việc cung cấp các khóa học kỹ năng và thông tin liên quan tại địa phương Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và tổ chức tại huyện cũng có tác động quan trọng trong việc giải quyết việc làm Các doanh nghiệp địa phương tổ chức các khóa đào tạo tay nghề và cam kết tuyển dụng người lao động đã có kinh nghiệm làm việc tại địa phương

Trang 27

1.1.5.4 Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ tham gia công tác đào tạo nghề

Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn Các cán bộ quản lý cấp huyện và xã cần phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng thuyết phục và khả năng lắng nghe Tuy nhiên, tại một số địa phương, trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý vẫn còn hạn chế, do đó cần có các chương trình đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý

1.1.5.5 Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động

Yếu tố cá nhân như sức khỏe và trình độ học vấn chuyên môn, kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công việc được phân công Cơ hội việc làm cho người lao động nông thôn phụ thuộc nhiều vào sự chăm chỉ học tập, sự tự giác và quyết tâm trong quá trình học tập và tìm kiếm việc làm của bản thân

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên ở một số địa phương trong nước

1.2.1.1 Kinh nghiệm tạo việc làm của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Hà Quảng, một huyện nằm trong vùng miền núi của tỉnh Cao Bằng, đặt ở phía Tây Nam tỉnh, có khoảng cách 45 km về phía Tây của thành phố Cao Bằng và khoảng 50 km về phía Đông của thủ đô Hà Nội khi di chuyển bằng đường bộ Huyện giáp huyện Quảng Hòa ở phía Đông Bắc, huyện Trùng Khánh ở phía Đông, huyện Bảo Lạc ở phía Tây Nam, và tỉnh lỵ Cao Bằng ở phía Tây Bắc

Với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông tiện lợi, cộng với sự hiện diện của cửa khẩu tỉnh, Hà Quảng đã tận dụng các cơ chế và chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ, từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới:

Huyện Hà Quảng đã thu thập được nhiều kinh nghiệm trong việc tạo việc làm:

Trang 28

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp từ việc sản xuất nhỏ lẻ sang hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn hơn Thay đổi này đã giúp dịch chuyển lực lượng lao động vào ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với các lĩnh vực dịch vụ để thu hút lao động có chất lượng

Tập trung vào việc đào tạo nghề và giáo dục cho người lao động, đồng thời đảm bảo rằng các khóa đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả trong và ngoài tỉnh

Từ năm 2016 đến nay, huyện đã hợp tác tổ chức 80 lớp tập huấn, chuyển giao kiến thức và kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho hơn 5.729 hộ nghèo, cận nghèo Điều này đã giúp hàng trăm hộ nghèo có thêm nguồn vốn và tài liệu sản xuất, cũng như kiến thức cần thiết để phát triển kinh tế Nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi đã được hình thành và phát triển, như mô hình nuôi lợn, bò và các mô hình trồng cây gừng, hạt lạc, thuốc lá, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình (http://danvan.vn, 2020)

1.2.1.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Hiệp Hoà, một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Huyện cách thành phố Bắc Giang khoảng 30 km và cách thủ đô Hà Nội 50 km theo đường thuỷ Phía Đông Bắc của Hiệp Hoà giáp với huyện Tân Yên, phía Đông giáp với huyện Việt Yên, phía Nam tiếp giáp với vùng đồng bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Nam giáp với huyện Sóc Sơn của Hà Nội, và phía Tây Bắc giáp với thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên

Với vị trí địa lý thuận lợi và mạng lưới giao thông tiện lợi, cộng thêm việc tiếp giáp với những vùng kinh tế quan trọng trong và ngoài tỉnh, Hiệp Hoà đã triển khai một loạt cơ chế và chính sách để khuyến khích, hấp dẫn và tạo điều kiện đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt là sự phát triển

Trang 29

của ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm mới:

Trong quá trình tạo việc làm tại Hiệp Hoà, huyện đã áp dụng những kinh nghiệm sau:

•Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp hướng tới sản xuất hàng hoá quy mô lớn Từ đó, hướng lực lượng lao động vào ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

•Phát triển doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, cùng với các lĩnh vực dịch vụ để thu hút nguồn lao động có trình độ

•Tập trung vào phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, kết hợp với tiểu thủ công nghiệp để tạo ra thêm nhiều việc làm mới

•Thực hiện chương trình tuyển sinh - đào tạo lại cho người lao động, cung cấp đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh

1.2.1.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Thanh Miện, Hải Dương

Thanh Miện là một huyện của tỉnh Hải Dương Nằm cách thành phố Hải Dương 30km và cách thủ đô Hà Nội hơn 50km, có nhiều đường cao tốc chạy qua Huyện là đầu mối giao thông nối nhiều huyện thị trong tỉnh và một số tỉnh Hưng Yên, Thái bình Vị trí địa lý của huyện cũng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội khi tạo được nhiều việc làm cho người lao động thông qua buôn bán hàng hoá - dịch vụ Với vị trí như vậy thì đồng nghĩa với việc chính quyền huyện sẽ tạo ra việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp Kinh nghiệm tạo việc làm của huyện Thanh Miện, Hải Dương là đào tạo nghề cho người lao động thông qua sắp xếp cơ cấu nghề hợp lí nhằm gắn số lượng lao động đã đào tạo với yêu cầu của thị trường lao động Tăng cường sự giám sát của xã hội trong quá trình đào tạo, dạy nghề, giáo dục tránh những tiêu cực; Thúc đẩy xuất khẩu lao động: chuyển dịch việc làm theo hướng xuất khẩu lao động được các nước trên thế giới tiến hành rất thành công; Phải duy trì ổn định số lượng nhân lực để phát

Trang 30

triển con người có cơ sở và nguồn gốc do sự phát triển của kinh tế và khả năng tạo việc làm Đồng thời cần có thêm chính sách ưu tiên để người lao động vay vốn đầu tư phát triển những nghề nghiệp mới trong các cơ sở dịch vụ - việc làm, phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế hộ

1.2.1.4 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Kỳ Anh đặc trưng bởi địa hình dốc nghiêng từ phía tây sang phía đông Vùng tây bên đồi núi, phía giữa là đồng bằng, còn phía đông bao gồm ruộng cát và cồn cát ven biển Đây là một huyện thường phải đối mặt với nhiều thiên tai và điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân và gây ra nhiều khó khăn Vì thế, tạo ra việc làm cho người dân luôn là ưu tiên quan trọng của huyện, đặc biệt là việc phát triển nguồn lao động tại vùng nông thôn

Huyện Kỳ Anh đã triển khai nhiều biện pháp để tạo cơ hội việc làm cho người lao động Trong số đó, có việc hỗ trợ người lao động vay vốn để đầu tư vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và xây dựng các trung tâm dịch vụ - việc làm kết hợp với sự phát triển kinh tế gia đình Huyện cũng đã mở rộng mạng lưới dịch vụ việc làm bằng cách thúc đẩy thông tin về các doanh nghiệp tạo việc làm, cung cấp chính sách tạo cơ hội việc làm cho người lao động, và xây dựng hệ thống văn phòng giới thiệu việc làm cũng như đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hơn nữa, huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn dựa trên cơ cấu lại ngành kinh tế và liên kết số lao động được đào tạo với nhu cầu thị trường lao động Huyện cũng đã xúc tiến việc xuất khẩu lao động bằng cách mở rộng thị trường đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ, hỗ trợ vốn để giúp lao động đi làm việc ở nước ngoài

1.2.2 Bài học kinh nghiệm giải quyết việc làm vận dụng đối với huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở các địa phương trong nước có điều kiện tự nhiên tương đồng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đi trước so với huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, có thể rút ra một số bài học

Trang 31

kinh nghiệm giúp vận dụng vào địa phương trong quá trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần tận dụng, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát

triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: nông nghiệp với cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi một số mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện, khí hậu, thổ những có giá trị kinh tế cao, phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, thu hút lao động ở nhiều trình độ để giải quyết phần lớn nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn của địa phương

Thứ hai, làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh từ

bậc Trung học cơ sở để đưa một bộ phận học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề; định hướng đào tạo nghề cho lao động trẻ ở nhiều trình độ khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động, phục vụ đa dạng các ngành nghề của nền kinh tế

Thứ ba, xã hội hoá công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho

lao động nông thôn Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp sử dụng lao động trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Thứ tư, làm tốt công tác quy hoạch, dự báo nguồn nhân lực của địa phương để

có hướng giải quyết chủ động Đẩy mạnh công tác phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội vận động và đưa lao động nông thôn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo lộ trình phù hợp với khả năng, điều kiện thực tiễn

Thứ năm, xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận

lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; gắn kết giữa giải quyết việc làm cho người lao động, thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Trang 32

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Trong các nghiên cứu liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, một số tác giả đã thực hiện các công trình nghiên cứu có các nội dung như sau:

Lý Thị Kim Nhung (2019) đã tiến hành nghiên cứu "Giải pháp nâng cao năng lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên" Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động đào tạo nghề trong việc giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn Tác giả cũng đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động ở vùng nông thôn

Nguyễn Thị Hải Vân (2012) đã thực hiện nghiên cứu "Tác động của đô thị hoá đến lao động việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội" Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế về tác động của quá trình đô thị hoá đối với việc làm ở nông thôn Tác giả cũng đề cập đến những giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội

Nguyễn Thị Kim Hồng (2013) đã thực hiện nghiên cứu "Những giải pháp giải quyết việc làm của lao động nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội" Tác giả đã đi sâu vào cơ sở lý luận về việc làm và khám phá các kinh nghiệm giải quyết việc làm từ các quốc gia khác trên thế giới cũng như từ những nơi trong Việt Nam

Bùi Xuân An (2008) đã thực hiện nghiên cứu "Giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp" Tác giả đã xem xét tình hình thực tế về việc làm ở tỉnh Thái Bình và đưa ra những nguyên nhân cơ bản cùng với các giải pháp nhằm hỗ trợ việc giải quyết việc làm tại địa phương này Tác giả cũng tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các mô hình kinh tế mới để tạo việc làm cho người lao động

Trang 33

Trần Văn Tuấn (2005) đã thực hiện nghiên cứu "Đánh giá tình hình giải quyết việc làm ở Hà Nội" Tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu lý thuyết về chính sách bảo đảm việc làm trong bối cảnh dịch chuyển cơ chế thị trường Nghiên cứu cũng tập trung vào nhu cầu lao động, kết quả và kinh nghiệm đối với việc giải quyết việc làm tại Hà Nội

Những nghiên cứu này đều góp phần cung cấp cái nhìn sâu rộng về vấn đề việc làm trong ngữ cảnh nông thôn, từ đó đề xuất các giải pháp và kinh nghiệm thực tế để giải quyết vấn đề này

Trang 34

- Phía Bắc: Giáp nước Trung Quốc - Phía Nam: Giáp tỉnh Bắc Kạn

- Phía Đông: Giáp huyện Hà Quảng và huyện Nguyên Bình - Phía Tây: Giáp huyện Bảo Lâm

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Bảo Lạc: 92.072,9 ha, chia thành 17 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Bảo Lạc và các xã: xã Bảo Toàn, Cốc Pàng, Thượng Hà, Cô Ba, Khánh Xuân, Phan Thanh, Hồng Trị, Kim Cúc, Hưng Đạo, Hưng Thịnh, Sơn Lộ, Sơn Lập, Đình Phùng, Huy Giáp, Hồng An và xã Xuân Trường

2.1.1.2 Địa hình, địa chất

Nhìn chung, địa hình của huyện Bảo Lạc khá phức tạp và có sự chia cắt mạnh mẽ Đa phần diện tích của huyện là địa hình cao và dốc, trong khi các vùng bằng phẳng và thung lũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Các khu vực đất bằng có quy mô nhỏ và phân tán, tạo nên nhiều tiểu vùng với những ưu điểm độc đáo, đặc biệt là cho phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi đại gia súc Tuy nhiên, bản chất cao dốc và địa hình chia cắt của khu vực này đồng thời gây nên nhiều khó khăn cho việc di chuyển, sản xuất và sinh hoạt của cư dân Đặc biệt, đây cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc xây dựng

Trang 35

hạ tầng toàn huyện, tạo ra tác động lớn tới hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của huyện và sự phát triển kinh tế, cũng như tương tác với các vùng lân cận

2.1.1.3 Khí hậu thời tiết

Với vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, huyện Bảo Lạc thể hiện sự hòa quyện giữa đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu vùng cao cận nhiệt đới Mỗi năm, hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô được rõ rệt Thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, chiếm hơn 90% tổng lượng mưa trong năm, mang đến không khí ẩm ướt và mát mẻ Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa kém quan trọng, tạo ra không khí mát mẻ và lạnh, độ ẩm giảm Trong tháng 12 đến tháng 1 năm sau, thường xuất hiện hiện tượng sương muối Nhiệt độ trung bình trong mùa mưa là 26°C và mùa khô là 18,8°C Với sự chênh lệch về độ cao giữa các vùng, hình thành ra các vùng tiểu vùng khí hậu khác nhau, trong đó có các xã Xuân Trường, Hồng An, Huy Giáp, Đình Phùng, Phan Thanh thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới Thời tiết tại các xã này không thích hợp cho việc canh tác hai vụ lúa do lượng mưa trung bình trong năm thấp, từ khoảng 1.200 mm đến 1.400 mm

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Trong những năm vừa qua, nhận được sự quan tâm và đầu tư của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế và xã hội của huyện Bảo Lạc đã có nhiều bước tiến đáng khích lệ Nhiều chính sách đầu tư tiếp tục có tác động tích cực đến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; hệ thống chính trị được xây dựng và củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng Đảng bộ, chính quyền Nhân dân các dân tộc của huyện luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thử thách, quyết liệt, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao tiếp tục được duy trì và phát triển, mạng lưới trường lớp được củng

Trang 36

cố và đầu tư, đáp ứng yêu cầu công tác dạy và học Các hoạt động và phong trào văn hóa, nghệ thuật, và thể thao quần chúng được các cộng đồng đón nhận một cách nhiệt tình Bên cạnh đó, công tác y tế và tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe thường xuyên được tổ chức Ngoài ra, tình hình quốc phòng an ninh được thắt chặt Huyện Bảo Lạc không có các điểm nóng về an ninh trật tự cũng như là không ghi nhận tình trạng chống phá Đảng và Nhà nước

Tuy nhiên với đặc thù là huyện khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, nguồn đầu tư cho phát triển còn hạn chế; thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở một số nơi trên địa bàn đã gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế- xã hội của huyện

a) Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế của huyện Bảo Lạc vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp với giá trị sản xuất của ngành nông – lâm – ngư nghiệp đạt gần 400 tỷ đồng theo ghi nhận vào năm 2022 Sản lượng các loại hạt lương thực của năm 2022 đạt 26.218 tấn, qua đó thắt chặt an ninh lương thực trên địa bàn huyện khi mà bình quân lương thực trên đầu người đạt 330 kg/năm Bên cạnh đó, giá trị sản phẩm trên một ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 24,08 triệu đồng Việc bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên cũng như là rừng trồng được quan tâm và thực hiện tốt Cụ thể hơn, mỗi năm, huyện Bảo Lạc trồng trung bình từ 100 ha rừng trở lên Điều này đã tăng cường độ che phủ rừng của huyện lên tới 52,1% Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện Bảo Lạc có 01 xã đạt 19 tiêu chí tính đến hết năm 2022 Trong đó, có 07 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 08 xã đạt từ 5 - 10 tiêu chí, và chỉ có 01 xã đạt dưới 5 tiêu chí Những kết quả kể trên đã góp phần làm cho bộ mặt của khu vực nông thôn và đời sống người dân tại các xã huyện Bảo Lạc có nhiều chuyển biến theo hướng ngày một cải thiện và tiến bộ hơn

Trang 37

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại, và ngành dịch vụ cũng có được những thành tựu đáng kể tại huyện Bảo Lạc Tổng giá trị sản xuất của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt gần 17 tỷ đồng vào năm 2022 và cao hơn 0,54% so với kế hoạch tăng trưởng Tổng mức hàng hóa bán lẻ hàng hóa đạt mức 908,6 tỷ đồng

Việc quản lý thu, chi ngân sách được thực hiện theo đúng quy định và đáp ứng tốt những yêu cầu và nhiệm vụ đề ra Năm 2022, ngân sách trên địa bàn đã huy động được 26,61 Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc đã tổ chức chỉ đạo, đề cao phương châm tiết kiệm, chống lãng phí, cắt giảm các khoản chi thường xuyên một cách hợp lý và đúng theo quy định Tổng chi ngân sách năm 2022 là 557.420 triệu đồng, trong đó: chi thường xuyên: 378.873 triệu đồng; chi đầu tư XDCB và CTMT: 92.444 triệu đồng; chi cho vay: 400 triệu đồng; chi bổ sung cho NS cấp dưới: 78.196 triệu đồng; chi nộp trả NS cấp trên: 7.507 triệu đồng Việc phát triển khả năng tiếp cận tín dụng của người dân được đẩy mạnh đồng thời với quá trình cải thiện các hoạt động tín dụng của ngân hàng Tổng nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã đạt gần 350 tỷ đồng vào năm 2022, tăng hơn 15% so với cùng kỳ Tổng dư nợ tăng hơn 25% so với năm 2021, đạt giá trị 14.278 tỷ đồng

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tình hình chuyển dịch cơ cáu kinh tế tại huyện Bảo Lạc đã có nhiều chuyển biến tích cực và được thể hiện cụ thể qua bảng 2.1 dưới đây

Tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế đều tăng qua từng năm, ngoại trừ ngành công nghiệp – xây dựng vào năm 2022 khi mà giá trị tăng thêm giảm từ 109,58 tỷ xuống còn 105,16 tỷ Ngành nông nghiệp tăng đều từ 218,42 tỷ vào năm 2020 tới giá trị gần 385 tỷ vào năm 2022 Bên cạnh đó, ngành dịch vụ thương mại cũng tăng từ 30,78 tỷ đồng lên tới 42,32 tỷ sau 3 năm

Về mặt kinh tế, ngành nông nghiệp có cơ cấu chiếm đa số và xu hướng tăng ổn định qua các năm khi tằng từ 61,9% lên tới 72,2% trong giai đoạn 2020 – 2022 Ngượ lại, cơ cấu của ngành công nghiệp – xây dựng lại giảm đều từ

Trang 38

29,4% xuống còn 19,8% Ngành dịch vụ - thương mại thì ban đầu có cơ cấu tăng từ năm 2020 – 2021, nhưng lại giảm vào năm 2022 xuống chỉ còn 8%

Bảng 2.1 Giá trị sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế huyện Bảo Lạc

Theo giá hiện hành; ĐVT: tỷ đồng

Giá trị tăng thêm

Cơ cấu KT (%)

Giá trị tăng thêm

Cơ cấu KT (%)

Giá trị tăng thêm

Cơ cấu KT (%)

1 Nông nghiệp 218,42 61,9 278,15 65,3 384,29 72,2 2 Công nghiệp-XD 103,65 29,4 109,58 25,7 105,16 19,8 3 Dịch vụ, thương mại 30,78 8,7 38,25 9,0 42,32 8,0

Văn hóa và xã hội của huyện Bảo Lạc còn kế thừa nhiều truyền thống văn hiến và cách mạng từ quá khứ, qua đó phát huy rất tốt ý chí tự lực tự cường, cần cù sáng tạo Bên cạnh đó, việc kế thừa các kinh nghiệm của cha ông để có thể khai thác tiềm năng kinh tế trong khu vực, phát huy hiệu quả trong việc đẩy mạnh công tác kinh tế - xã hội cũng rất đáng khen ngợi

Trang 39

2.1.2.2 Kết cấu cơ sở hạ tầng a) Giao thông

Là địa phương có địa hình chia cắt mạnh, giao thông đi lại hết sức khó khăn nên huyện Bảo Lạc thời gian qua luôn ưu tiên nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ Bố trí một số nguồn vốn đầu tư khác từ ngân sách để khắc phục bão lũ, duy tu, bảo dưỡng, cải tạo, sửa chữa các công trình thiết yếu để có thể góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Huyện thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới giao thông phù hợp với điều kiện thực tế địa phương Nâng cấp 5 tuyến đường huyện lên đường tỉnh, tổng chiều dài 71,3km gồm: đường Bảo Lạc - Cô Ba - Pác Dào - Thiêng Qua; đường Ngọc Động (Hà Quảng) - Hồng An - Bản Ngà - Nà Han - Sơn Lộ - Sơn Lập, đường 202 kéo dài qua Phan Thanh - thị trấn Bảo Lạc; 3 tuyến đường xã lên đường huyện, tổng chiều dài 26km gồm đường Khánh Xuân - Xum Hẩu, đường Pác Miỏong - Nặm Pắt, đường Cốc Pàng - Nà Sa

Trong những năm qua, mạng lưới giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư cải tạo, sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới, nhất là các công trình trọng điểm, các tuyến giao thông chính, như cải tạo sửa chữa Quốc lộ (34, 4A), nâng cấp đường tỉnh 202 đoạn Ca Thành - Pác Lũng, Bảo Lạc - Cô Ba, Đường tỉnh 215 xây dựng mới tuyến Hồng An (Bảo Lạc) - Ngọc Động (Hà Quảng), cải tạo nâng cấp đoạn Lũng Pán - Xuân Trường, Đường tỉnh 217 cải tạo, sửa chữa đoạn Phiêng Sỉnh; thảm áp phan 1,6 km đường nội thị thị trấn (đoạn Nà Chùa - UBND thị trấn), mở mới 139km đường giao thông tại các xã

Hệ thống cầu treo, cầu dân sinh được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa theo định hướng quy hoạch phát triển GTNT và huy động các nguồn lực thực hiện bê tông hóa đường làng, ngõ xóm

Thực hiện cơ chế Nhà nước hỗ trợ xi măng để bê tông mặt đường, huyện đầu tư hơn 12 tỷ đồng mua xi măng, nhân dân đóng góp 5.473 ngày công lao

Trang 40

động mở mới 26 tuyến đường xóm, đường nội đồng dài 12,5km; cải tạo, nâng cấp 57 tuyến đường bê tông dài 25,52km

Đến nay, toàn huyện có 799 km đường giao thông, gồm: 162 km đường liên huyện, 637 km đường liên xã Kết cấu đường từng bước nâng cao, đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân với 40,9% đường cấp phối; 36,6% đường bê tông, đường nhựa; 22,5% đường đất

b) Hệ thống thuỷ lợi

- Các công trình thủy lợi là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần vào việc khai hoang đất đai, duy trì cũng như là phát triển không chỉ các ngành kinh tế mà còn cuộc sống hàng ngày của người dân Trên địa bàn huyện Bảo Lạc có các công trình thủy lợi nổi bật như

+ Phai, đập: Hiện trên địa bàn huyện có khoảng 154 công trình (trong đó: Đập bê tông chiếm khoảng 18,6%; phai đập rọ thép chiếm khoảng 10,8%; phai đập tạm chiếm khoảng 70,6%)

+ Kênh mương: Hiện trên địa bàn huyện có khoảng trên 749,685 km, trong đó kênh mương đã kiên cố hoá là 180,025km, chiếm tỷ lệ 24,01% tổng số kênh mương; số kênh mương đất 569,66 km, chiếm tỷ 75,99% Hệ thống kênh mương thuỷ lợi hiện đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho trên 2.081,86 ha diện tích lúa

+ Các hệ tự chảy đã được xây dựng nhiều ở các thôn bản, các khu dân cư tập trung Một số công trình được xây dựng ở các trung tâm xã, đồn biên phòng Ở các bản vùng cao, vùng giáp biên giới, vùng núi đá được hỗ trợ xây dựng bể chứa nước mưa cho các hộ gia đình bằng nguồn vốn của các dự án định canh, định cư; Chương trình 120…, các nguồn vốn tài trợ bởi các tổ chức trong và ngoài nước đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt của nhân dân

- Các công trình phòng, chống lũ trên địa bàn huyện có 03 công trình kè chống sạt lở bờ sông, sạt lở đất với quy mô 2,2km

c) Mạng lưới điện

* Nguồn điện:

Ngày đăng: 05/07/2024, 09:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế huyện Bảo Lạc - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế huyện Bảo Lạc (Trang 38)
Bảng 2.2. Tình hình nhân khẩu LĐ huyện Bảo Lạc 2022 - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 2.2. Tình hình nhân khẩu LĐ huyện Bảo Lạc 2022 (Trang 43)
Bảng 2.3. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp  Vấn đề - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 2.3. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp Vấn đề (Trang 46)
Bảng 2.4. Số lượng mẫu điều tra - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 2.4. Số lượng mẫu điều tra (Trang 48)
Bảng 3.2: Trình độ văn hóa của lao động của huyện Bảo Lạc   giai đoạn 2020-2022 - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.2 Trình độ văn hóa của lao động của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020-2022 (Trang 52)
Bảng 3.3: Trình độ chuyên môn của lao động của huyện Bảo Lạc giai  đoạn 2020-2022 - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.3 Trình độ chuyên môn của lao động của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020-2022 (Trang 54)
Bảng 3.4. Tình trạng việc làm của lao động nam và lao động nữ huyện  Bảo Lạc giai đoạn 2020 -  2022 - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.4. Tình trạng việc làm của lao động nam và lao động nữ huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 55)
Bảng 3.5. Quy mô lao động và việc làm theo ngành kinh tế của huyện  Bảo Lạc giai đoạn 2020-2022 - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.5. Quy mô lao động và việc làm theo ngành kinh tế của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020-2022 (Trang 56)
Bảng 3.6. Quy mô lao động và việc làm theo thành phần kinh tế của  huyện Bảo Lạc 2020-2022 - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.6. Quy mô lao động và việc làm theo thành phần kinh tế của huyện Bảo Lạc 2020-2022 (Trang 58)
Bảng 3.7. Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm từ năm 2020-2022 - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.7. Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm từ năm 2020-2022 (Trang 59)
Bảng 3.8. Hoạt động tư vấn, đào tào nghề, giới thiệu việc làm của huyện  Bảo Lạc (2020-2022) - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.8. Hoạt động tư vấn, đào tào nghề, giới thiệu việc làm của huyện Bảo Lạc (2020-2022) (Trang 60)
Bảng 3.9. Số lao động được giải quyết việc làm qua hoạt động tín dụng  giai đoạn 2020-2022 - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.9. Số lao động được giải quyết việc làm qua hoạt động tín dụng giai đoạn 2020-2022 (Trang 63)
Bảng 3.10. Tình hình lao động đi học nghề tại Trường Cao đẳng Than –  Khoáng sản Việt Nam của huyện Bảo Lạc từ năm 2020-2022 - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.10. Tình hình lao động đi học nghề tại Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam của huyện Bảo Lạc từ năm 2020-2022 (Trang 65)
Bảng 3.12.  Dân số phân theo mức sống của các hộ điều tra năm 2022 - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.12. Dân số phân theo mức sống của các hộ điều tra năm 2022 (Trang 67)
Bảng 3.13. Thông tin cơ bản chung về các hộ điều tra 2022 - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.13. Thông tin cơ bản chung về các hộ điều tra 2022 (Trang 68)
Bảng 3.14. Trình độ văn hóa, chuyên môn của người lao động tại các hộ  điều tra 2022 - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.14. Trình độ văn hóa, chuyên môn của người lao động tại các hộ điều tra 2022 (Trang 69)
Bảng 3.15: Thu nhập của lao động tại các hộ điều tra - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.15 Thu nhập của lao động tại các hộ điều tra (Trang 71)
Bảng 3.16: Thời gian làm việc của lao động tại các hộ điều tra - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3.16 Thời gian làm việc của lao động tại các hộ điều tra (Trang 72)
Hình 3.2. Ảnh hưởng của từng nhân tố đến giải quyết việc làm cho lao động  nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lạc - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Hình 3.2. Ảnh hưởng của từng nhân tố đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bảo Lạc (Trang 74)
Bảng 3. 1. Phân tích SWOT về vấn đề giải quyết việc làm cho TNNT huyện  Bảo Lạc - giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện bảo lạc tỉnh cao bằng
Bảng 3. 1. Phân tích SWOT về vấn đề giải quyết việc làm cho TNNT huyện Bảo Lạc (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w