1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

quả kinh tế cho các hộ dân hay không, các yếu tố nào tác động tới hoạt động sản xuất ổi của các hộ, và những giải pháp phù hợp nào được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xu

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Thái Nguyên, năm 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, rõ ràng Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Vũ Thị Yến

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Dưới sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và hướng dẫn của TS Vũ Thị Hiền, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên”

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Vũ Thị Hiền vì những hướng dẫn nhiệt tình và sự hỗ trợ quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Đồng thời, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vì đã tạo môi trường thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã đồng hành và đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn này

Rất cảm ơn mọi người vì sự giúp đỡ và hỗ trợ tận tình, đó đã là động lực quan trọng giúp tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng năm 2023

Tác giả

Vũ Thị Yến

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn 3

4.1 Ý nghĩa khoa học 3

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả và hiệu quả kinh tế hộ 5

1.1.1 Một số vấn đề lý luận về hộ, hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 5

1.1.2 Lý luận về hiệu quả và hiệu quả kinh tế hộ 10

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các hộ trồng ổi 16

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 18

1.2.1 Tình hình sản xuất ổi ở Việt nam 18

1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế hộ trồng ổi tại một số

địa phương 20

1.3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 25 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

Trang 5

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 27

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 30

2.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34

2.2 Nội dung nghiên cứu 35

2.3 Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 35

2.3.2 Phương pháp phân tích thông tin 38

2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38

2.4.1 Chỉ tiêu phản ánh thực trạng trồng ổi của hộ 38

2.4.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế trồng ổi 39

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

3.1 Thực trạng trồng ổi của thành phố Thái Nguyên 41

3.1.1 Số hộ trồng ổi của thành phố Thái Nguyên 41

3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ trồng ổi của thành phố Thái Nguyên 43

3.2.1 Đặc điểm của các hộ điều tra 43

3.2.2 Tình hình đầu tư chi phí sản xuất ổi của hộ 45

3.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm quả ổi của các hộ điều tra 55

3.2.4 Hiệu quả kinh tế trồng ổi của hộ 56

3.2.5 Hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi 57

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế hộ trồng ổi 58

3.3.1 Ảnh hưởng của trình độ kỹ thuật của hộ 58

3.3.2 Ảnh hưởng của trình độ học vấn chuyên môn của chủ hộ 60

3.3.3 Ảnh hưởng của độ tuổi của chủ hộ 62

3.3.4 Ảnh hưởng của kinh nghiệmcủa hộ trồng ổi 63

3.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các hộ trồng ổi trên địa bàn

thành phố Thái Nguyên 66

3.4.1 Giải pháp về đào tạo tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật 67

Trang 6

3.4.2 Giải pháp về quy hoạch phát triển quy mô trồng ổi của hộ 69

3.4.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm 69

Trang 7

FAO Tổ chức nông lương liên hợp Quốc tế

PTNT Phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh TDTT Thể dục thể thao TMDV Thương mại dịch vụ TTCN Tiểu thủ công nghiệp

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa hộ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp 7

Bảng 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng trồng ổi tại Việt Nam

giai đoạn 2020 - 2022 18

Bảng 2.1 Diện tích và cơ cấu đất tại thành phố Thái Nguyên năm 2022 30

Bảng 2.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành kinh tế Thành phố

Thái Nguyên giai đoạn 2020 – 2022 31

Bảng 2.3 Tình hình dân số và lao động trên địa bàn thành phố

Thái Nguyên giai đoạn 2020 - 2022 32

Bảng 3.1 Tình hình trồng ổi của thành phố Thái Nguyên

giai đoạn 2020 – 2022 41

Bảng 3.2 Thông tin chung của chủ hộ được điều tra 44

Bảng 3.3 Chi phí trồng ổi bình quân của hộ giai đoạn kiến thiết

cơ bản (năm thứ nhất) 46

Bảng 3.4 Chi phí trồng ổi bình quân của hộ giai đoạn kiến thiết

cơ bản (năm thứ hai) 51

Bảng 3.5 Chi phí trồng ổi bình quân của hộ giai đoạn

sản xuất kinh doanh 54

Bảng 3.6 Kết quả trồng ổi của hộ giai đoạn sản xuất kinh doanh theo quy mô sản xuất 56

Bảng 3.7 Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi của hộ theo quy mô 57

Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế hộ trồng ổi phân theo mức độ tham gia

tập huấn kỹ thuật của hộ 59

Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi phân theo trình độ học vấn

chuyên môn của chủ hộ 61

Trang 9

Bảng 3.10 Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi phân theo tuổi của chủ hộ 62 Bảng 3.11 Hiệu quả kinh tế hộ trồng ổi phân theo kinh nghiệm sản xuất 64

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 Những thông tin chung

1.1 Họ và tên tác giả: Vũ Thị Yến

1.2 Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

1.3 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 1.4 Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Vũ Thị Hiền

1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên

2 Nội dung bản trích yếu

2.1 Lý do chọn đề tài

Thành phố Thái Nguyên đã và đang quy hoạch các vùng chuyên canh về nông nghiệp, đặc biệt chú trọng vào trồng cây ăn quả và rau màu Trong số đó, cây ổi là một trong những loại cây trồng được đánh giá cao và phát triển mạnh mẽ ở một số xã, đem lại những kết quả tích cực như góp phần xoá đói giảm nghèo và đem lại hiệu quả kinh tế Có một số xã như Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức, Tân Cương, Linh Sơn và Quyết Thắng, nơi quả ổi đã dần trở thành thương hiệu được nhắc tới cả trong và ngoài tỉnh Diện tích trồng ổi trên toàn thành phố Thái Nguyên tính đến năm 2022 đã đạt khoảng 1000 ha

Mặc dù đã có những thành tựu đáng kể trong việc phát triển cây ổi, hiện tại sản xuất cây ổi ở Thái Nguyên vẫn đang gặp một số khó khăn Đầu ra của cây ổi chưa ổn định, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, giá bán vẫn còn thấp và chưa có sự liên kết sản xuất theo chuỗi hiệu quả Do đó, dẫn đến tình huống giá ổi không ổn định, thậm chí có thời điểm giá bán giảm xuống chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu nhập của các hộ dân trồng ổi Điều này cần được chú trọng giải quyết để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất cây ổi và nâng cao giá trị kinh tế của nó

Vì vậy, để trả lời câu hỏi liệu rằng sản xuất ổi có thực sự mang lại hiệu

Trang 11

quả kinh tế cho các hộ dân hay không, các yếu tố nào tác động tới hoạt động sản xuất ổi của các hộ, và những giải pháp phù hợp nào được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất ổi của hộ, tôi đã quyết định tiến hành

nghiên cứu luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả, hiệu quả kinh tế;

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hộ trồng ổi trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây ổi trên địa bàn nghiên cứu;

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn bản liên quan đến các hộ trồng ổi trong giai đoạn 2020-2022 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Số liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra phỏng vấn 140 hộ trồng ổi có quy mô sản xuất hàng hóa tại 03 xã của thành phố Thái Nguyên

2.4 Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được

Diện tích đất trồng ổi bình quân của mỗi hộ là 12,4 sào bắc bộ, chi phí cho 1 sào ổi là 7,35 triệu đồng Tổng giá trị sản xuất bình quân đạt 21,27 triệu đồng/sào Hiệu quả kinh tế sản xuất ổi của hộ nông dân ở thành phố Thái Nguyên có thể nói tương đối hiệu quả và có sự lựa chọn tổ hợp các yếu tố đầu vào hợp lý Giữa các nhóm hộ khác nhau thì khác nhau thì có kết quả và hiệu quả kinh tế là khác nhau, nhóm hộ có quy mô lớn có hiệu quả kinh tế cao nhất

Trang 12

xét về cả hiệu quả sử dụng đồng vốn và hiệu quả sử dụng lao động Đối với nhóm hộ sản xuất có quy mô nhỏ tuy có hiệu quả sử dụng vốn cao nhưng cần chú ý đến hiệu quả sử dụng lao động

2.5 Kết luận

Kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất ổi chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố nhưng các nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên, nguồn lực đất đai, nguồn lực lao động và con người là những nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất ổi rõ rệt nhất, bên cạnh đó có những yếu tố ảnh hưởng không rõ ràng nên chúng ta không có nhận xét chính xác về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới kết quả và hiệu quả sản xuất ổi như yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ

Hiệu quả theo điều kiện hộ chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất thì nhóm hộ giàu là nhóm có kết quả sản xuất tốt nhất Về giá trị sản xuất của nhóm hộ giàu đạt 23,12 triệu đồng cao gấp hơn 1,1 lần so với hộ khá và gấp 1,17 lần so với hộ trung bình Điều này là phù hợp vì nhóm hộ giàu có điền kiện hơn về kinh tế vì vậy họ có điều kiện tốt hơn để chăm sóc vườn ổi của mình

Hiệu quả theo quy môn các hộ có quy mô lớn thì có điều kiện hơn và họ chuyên tâm sản xuất hơn các hộ khác Mặt khác, họ có chiến lược kĩ thuật chăm sóc khác xa so với các nhóm hộ khác Chính vì vậy cứ 1 đồng chi phí trung gian nhóm hộ này thu về được 3,28 đồng giá trị sản xuất, cao hơn so với hộ có quy mô trung bình 1,20 lần, nhưng sấp sỉ hộ có quy mô nhỏ chỉ gấp hơn 1,04 lần Tuy nhiên thì 1 đồng chi phí trung gian nhóm hộ này cho mức thu nhập hỗn hợp bằng nhóm hộ quy mô nhỏ và cao hơn nhóm hộ quy mô trung bình là 1,3 lần

Luận văn đã đưa ra được 5 giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế các hộ trồng ổi bao gồm (1) Giải pháp về khuyến nông, (2) Giải pháp về đất đai, (3) Giải pháp về thị trường tiêu thụ, (4) Giải pháp về vốn, (5) Nhóm các giải pháp khác

Trang 13

EXCERPT OF MASTER'S THESIS 1 General information

1.1 Author's full name: Vu Thi Yen

1.2 Topic name: Assessing the economic efficiency of guava growing households in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province

1.3 Major: Agricultural economics Code: 8.62.01.15 1.4 Scientific instructor: Dr Vu Thi Hien

1.5 Training facility: Thai Nguyen University Of Agriculture And Forestry

2 Content of the summary

2.1 Reason for choosing the topic

Thai Nguyen City has been planning specialized agricultural areas, especially focusing on growing fruit trees and vegetables Among them, guava is one of the crops that is highly appreciated and grows strongly in some communes, bringing positive results such as contributing to hunger eradication and poverty reduction and bringing economic efficiency There are some communes such as Phuc Triu, Phuc Xuan, Thinh Duc, Tan Cuong, Linh Son and Quyet Thang, where guava has gradually become a mentioned brand both inside and outside the province The guava growing area across Thai Nguyen

city by 2022 has reached about 1,000 hectares

Although there have been significant achievements in developing guava trees, guava production in Thai Nguyen is still facing some difficulties The output of guava trees is not stable, product quality is not uniform, selling prices are still low and there is no effective production chain linkage Therefore, leading to a situation where guava prices are unstable, even at times the selling price drops to only about 3,000 VND/kg, which negatively affects the income of guava growing households This needs to be addressed to create more

favorable conditions for guava production and improve its economic value

Trang 14

Therefore, to answer the question of whether guava production really

brings economic efficiency to households, what factors affect guava production activities of households, and suitable solutions? In order to improve economic efficiency in guava production of households, I decided to conduct

thesis research."Assessing the economic efficiency of guava growing households in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province"

2.2 Objectives of the study

- Systematize the theoretical and practical basis related to efficiency and economic efficiency;

- Evaluate the economic efficiency of guava growing households in Thai Nguyen City

- Analyze factors affecting the economic efficiency of guava trees in the study area;

- Propose some solutions to improve the economic efficiency of guava growing households in Thai Nguyen City in particular and Thai Nguyen province in general

2.3 Research Methods

In this study, the author used secondary and primary data to make analytical judgments Secondary data is collected from reports and documents related to guava growing households in the period 2020-2022 in Thai Nguyen province Primary data was collected by surveying and interviewing 140 guava growing households with commodity production scale in 03 communes of Thai Nguyen city

2.4 Summary of research results achieved

The average guava land area of each household is 12.4 acres in the North, the cost for 1 guava is 7.35 million VND The average total production value reached 21.27 million VND/acre The economic efficiency of guava production by farming households in Thai Nguyen city can be said to be

Trang 15

relatively effective and has a reasonable combination of input factors Different groups of households have different results and economic efficiency Large-scale households have the highest economic efficiency in terms of both capital use efficiency and labor efficiency dynamic For small-scale production households, although they have high capital efficiency, attention needs to be paid to labor efficiency

2.5 Conclude

The results and economic efficiency of guava production are influenced by many factors, but groups of factors such as natural conditions, land resources, labor resources and human resources are groups of factors that affect the results guava production efficiency and effectiveness are the most obvious, besides there are unclear influencing factors so we do not have an accurate comment on the extent of these factors' influence on production results and efficiency guava as a factor in the educational level of the household head

Efficiency according to the condition of target households reflects production results, the group of rich households is the group with the best production results The production value of the rich household group reached 23.12 million VND, more than 1.1 times higher than the better-off households and 1.17 times higher than the average household This is appropriate because the richer group of households is more economically prosperous, so they have better conditions to take care of their guava gardens

Efficiency at scale Large-scale households have more conditions and they are more dedicated to production than other households On the other hand, they have different technical care strategies compared to other household groups Therefore, for every 1 dong of intermediate costs, this group of households earns 3.28 dong in production value, 1.20 times higher than average-sized households, but is only 1.20 times higher than small-scale

Trang 16

households more than 1.04 times However, 1 VND of intermediate cost for this group of households gives the same mixed income as the group of small-sized households and 1.3 times higher than the group of medium-sized households

The thesis has proposed 5 solutions to help improve the economic efficiency of guava growing households including (1) Solutions for agricultural extension, (2) Solutions for land, (3) Solutions for consumer markets, (4) Capital solutions, (5) Group of other solutions

Science instructor

(Full name, first name and signature)

Vu Thi Yen

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sản xuất cây ăn quả đã trở thành một trong những ngành sản xuất quan trọng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước nhờ vào nhiều điều kiện thuận lợi của nước ta Trong những năm gần đây, việc thực hiện các công cuộc đổi mới, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, đã đem lại những thành tựu đáng kể trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn của nước ta Nhờ vào sự chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội ở nông thôn, ngành trồng cây ăn quả, đặc biệt là trồng các cây ăn quả đặc sản, đã phát triển mạnh mẽ về diện tích, năng suất, chất lượng, và sản lượng

Nông nghiệp nước ta rất đa dạng và phong phú về sản phẩm, đang ngày càng được bổ sung và hoàn thiện để đáp ứng đủ và chất lượng các loại sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội Trong số đó, nhu cầu về hoa quả ngày càng tăng cao và không thể thiếu được Trong danh sách các cây ăn quả, ổi đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay Ổi là một loại cây ăn quả lâu năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt trong việc giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân Cây ổi phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của hầu hết các vùng trên cả nước Đây là một cây ăn quả dễ trồng, mang lại giá trị kinh tế cao và sử dụng đất đai hiệu quả Việc trồng ổi góp phần tạo việc làm và tận dụng nguồn lao động địa phương, từ đó tăng thu nhập cho người lao động

Cây ổi so với các loại cây ăn quả khác như vải, nhãn và những loại cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều Trung bình một hecta trồng ổi có thể đem lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm Với khả năng phát triển tốt và tiềm năng kinh tế cao, việc đẩy mạnh trồng cây ổi là một hướng đi hợp lý và có lợi cho nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn của đất nước

Thành phố Thái Nguyên đã và đang quy hoạch các vùng chuyên canh về nông nghiệp, đặc biệt chú trọng vào trồng cây ăn quả và rau màu Trong số

Trang 18

đó, cây ổi là một trong những loại cây trồng được đánh giá cao và phát triển mạnh mẽ ở một số xã, đem lại những kết quả tích cực như góp phần xoá đói giảm nghèo và đem lại hiệu quả kinh tế Có một số xã như Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức, Tân Cương, Linh Sơn và Quyết Thắng, nơi quả ổi đã dần trở thành thương hiệu được nhắc tới cả trong và ngoài tỉnh Diện tích trồng ổi trên toàn thành phố Thái Nguyên tính đến năm 2022 đã đạt khoảng 1000 ha (UBND thành phố Thái Nguyên, 2022)

Mặc dù đã có những thành tựu đáng kể trong việc phát triển sản xuất cây ổi, tuy nhiên sản xuất ổi ở Thái Nguyên vẫn đang gặp một số khó khăn, trở ngại Cụ thể, đầu ra của cây ổi chưa ổn định, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, giá bán vẫn còn thấp (thực tế cho thấy có những thời điểm giá ổi xuống thấp chỉ khoảng 3000 đồng/kg) và chưa có sự liên kết sản xuất theo chuỗi hiệu quả Chính những khó khăn, trở ngại này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu nhập của các hộ dân trồng ổi Do đó, cần phải có các giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất cây ổi và nâng cao giá trị kinh tế của nó, qua đó góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn

Xuất phát từ thực tế trên, để trả lời câu hỏi liệu rằng sản xuất cây ổi có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân hay không, và những giải pháp nào cần được đề ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng ổi,

tác giả đã tiến hành nghiên cứu luận văn "Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên"

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả và hiệu quả kinh tế hộ nông dân

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ trồng ổi trên địa bàn nghiên cứu

Trang 19

- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai trên địa

bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ

năm 2020 - 2022 Số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập khảo sát vào tháng 3 năm 2023

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá

hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng ổi trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn

Trang 20

được sử dụng để định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, nhằm đề xuất các giải pháp hỗ trợ và cải thiện, nhằm tăng cường lợi ích và tiềm năng phát triển của hoạt động trồng cây ổi

Nhằm mục tiêu mang lại hiệu quả kinh tế nâng cao đời sống nhân dân, đề tài nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp hữu ích, trên cơ sở đó làm tiền đề cho các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương được ban hành Việc áp dụng các giải pháp hỗ trợ đúng đắn và bền vững sẽ góp phần đưa nền kinh tế địa phương trên con đường phát triển bền vững, hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân

Trang 21

Hộ là nhóm người cùng sống chung dưới một mái nhà, chung một nguồn thu nhập và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cùng nhau (Đào Thế Tuấn, 1997)

Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động khác Hộ thường cùng nhau tham gia vào các hoạt động này và chia sẻ nguồn thu nhập (Đỗ Kim Chung, 2021)

Hộ là nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm Hộ thường có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn bản thân và cộng đồng (Chu Văn Vũ, 1995)

Hộ là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc, sống chung dưới một mái nhà và ăn chung một mâm cơm (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007)

Tổng hợp lại, các định nghĩa và quan niệm về hộ có điểm chung như sau: Các thành viên trong hộ có thể có mối quan hệ huyết thống (cùng chung huyết tộc) hoặc không (không cùng chung huyết tộc)

Hộ sống chung dưới một mái nhà, chia sẻ không gian sinh hoạt hàng ngày

Trang 22

Có chung một nguồn thu nhập, ví dụ như một ngân quỹ chung để quản lý tài chính gia đình

Cùng nhau ăn chung một mâm cơm, thể hiện sự gắn kết xã hội và tình thân trong cộng đồng gia đình

Thường cùng nhau tham gia vào các hoạt động sản xuất, tái sản xuất và tiêu dùng

Tuy nhiên, việc hiểu biết và quan niệm về hộ có thể khác nhau tùy thuộc vào văn hóa, lịch sử và tập quán của từng cộng đồng, tạo nên sự đa dạng và phong phú về khái niệm này

1.1.1.2 Khái niệm hộ nông dân

Hộ nông dân là những hộ gia đình sử dụng phương tiện kiếm sống chủ yếu từ ruộng đất và thường sử dụng lao động gia đình trong quá trình sản xuất Hộ nông dân thường nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng tổng thể không có mức độ hoàn hảo cao trong việc tham gia thị trường (Frank Ellis, 1988)

Hộ nông dân có đặc điểm là sự đa năng, vừa là đơn vị sản xuất cây trồng và chăn nuôi, vừa là đơn vị tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu gia đình, và cũng có thể tham gia kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hoặc thực phẩm (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007)

Mối quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất trong hộ nông dân thể hiện trình độ phát triển của họ Có các hộ nông dân có khả năng tự cung cấp đủ sản phẩm cho gia đình mà không phụ thuộc vào thị trường (tự cấp, tự túc hoàn toàn) Cũng có những hộ có thể sản xuất hàng hoá để tiêu thụ và bán ra thị trường Quan hệ này thể hiện sự đa dạng và linh hoạt của hộ nông dân trong tham gia kinh tế

Bên cạnh hoạt động nông nghiệp, các hộ nông dân còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau Điều này cho thấy tính đa dạng và sự tương tác của hộ nông dân với nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau

Trang 23

Tóm lại, hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở đa năng, có khả năng tham gia sản xuất, tiêu dùng và kinh doanh Họ thường nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng không phải lúc nào cũng hoàn hảo trong việc tham gia thị trường Sự đa dạng và linh hoạt trong hoạt động kinh tế của hộ nông dân cũng là một điểm đáng chú ý khi nghiên cứu về họ (Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, 2005)

1.1.1.3 Sự khác nhau giữa hộ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp

Hộ nông dân là đơn vị kinh tế đặc biệt, nó khác với tầng lớp xã hội khác và với doanh nghiệp nông nghiệp, cụ thể:

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa hộ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp

Chủ yếu là lao động thuê ngoài

Mức độ tham gia thị trường Thấp, từng phần Cao và toàn bộ Bản chất thị trường tham

gia

Hoàn hảo, thông tin nhiễu

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023

Có mối quan hệ chặt chẽ giữa nông nghiệp, hộ nông dân và nông dân Hộ nông dân đơn giản là các hộ gia đình sống ở nông thôn và thực hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp Điều này là không thể tránh khỏi khi nghiên cứu

Trang 24

về phát triển nông nghiệp và nông thôn Dưới đây là các lý do cho sự liên kết mật thiết giữa hộ nông dân và nghiên cứu kinh tế nông nghiệp:

Nông dân đang đối mặt với đời sống khó khăn và nhiều thách thức trong nông thôn, bao gồm vấn đề về đất đai, tài nguyên, cơ sở hạ tầng yếu kém và trình độ dân trí thấp

Nông dân có vai trò quan trọng trong các cuộc cách mạng xã hội và chính trị, là lực lượng cơ sở đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển và thay đổi xã hội

Nông dân quản lý và sử dụng đa số nguồn lực như đất đai, lao động và tư liệu sản xuất Sự quản lý hiệu quả của họ đóng vai trò quan trọng trong năng suất và hiệu quả của ngành nông nghiệp

Mức đóng góp của nông nghiệp trong GDP của nhiều quốc gia chiếm tỷ trọng lớn, thường khoảng 35% so với tổng số GDP Do đó, nghiên cứu về hộ nông dân và hoạt động nông nghiệp là rất quan trọng để hiểu và phát triển kinh tế nông nghiệp cả nước (Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, 2005)

1.1.1.4 Kinh tế hộ nông dân và những nét đặc trưng của kinh tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nông dân đã tồn tại từ lâu và trải qua nhiều biến đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất Khái niệm về kinh tế hộ nông dân cũng thay đổi tương ứng với trình độ phát triển của nền sản xuất

Có một số đặc trưng quan trọng của kinh tế hộ nông dân:

Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Người nông dân là người chủ thực sự của quá trình sản xuất, tác động trực tiếp vào quá trình sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi Họ làm việc không kể giờ giấc, bám sát ruộng đồng và đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp

Kinh tế hộ nông dân có khả năng sử dụng hợp lý lao động và tạo việc làm ở nông thôn Trong một hộ nông dân, có cấu trúc lao động đa dạng và phức tạp, với nhiều loại lao động đảm nhận nhiều khâu công việc trong quá trình sản

Trang 25

xuất Tuy nhiên, do sản xuất nông nghiệp thời vụ, thời gian nông nhàn ở nông thôn thường thiếu việc làm nghiêm trọng Hiện nay, chỉ khoảng 40% thời gian lao động được sử dụng trong nông nghiệp (Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005)

Kinh tế hộ nông dân là một trong những hình thức cơ bản để thực hiện kết hợp nông nghiệp với các ngành phi nông nghiệp Hộ nông dân có thể tận dụng điều kiện vốn có để kết hợp với sức lao động, tạo ra sản phẩm và thu nhập Điều này giúp hộ nông dân đối phó với tình trạng mất cân đối đất đai, lao động và việc làm ở nông thôn

Kinh tế hộ nông dân đóng góp lớn vào phát triển nông nghiệp và nông thôn, cung cấp sản phẩm và công ăn việc làm cho người dân nông thôn Đồng thời, điều kiện kinh tế của hộ nông dân cần được quan tâm và hỗ trợ để đảm bảo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực này Kinh tế hộ nông dân có những đặc trưng độc đáo và phù hợp với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong các nước đang phát triển (Lê Đình Thắng và các cộng sự, 1993)

Tính tự điều chỉnh cao: Nhờ chung một cơ sở kinh tế, ngân sách gia đình và lợi ích chung, hộ nông dân có khả năng điều chỉnh giữa tích luỹ, tiêu dùng và đầu tư phát triển sản xuất theo mục tiêu và nhu cầu của hộ Tính cơ động này giúp hộ nông dân thích ứng tốt với biến đổi đầu vào, đầu ra trong quá trình sản xuất và tạo ra sự cạnh tranh trong kinh doanh nông nghiệp

Tự tạo nguồn lao động và tái sản xuất: Kinh tế hộ nông dân là một đơn vị tự tạo nguồn lao động và có khả năng tái sản xuất lao động từ thế hệ này sang thế hệ khác Kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng lao động và tình yêu đối với ruộng đồng được chuyển giao từ cha ông đến các thế hệ sau trong hộ nông dân, giúp duy trì và phát triển sản xuất nông nghiệp

Liên kết và tương tác với các hình thức kinh tế khác: Kinh tế hộ nông dân không đối lập với kinh tế hợp tác và kinh tế Nhà nước, mà thường liên kết và tương tác với các hình thức sở hữu khác nhau thông qua các hoạt động kinh

Trang 26

tế đa dạng Sự phát triển của kinh tế hộ nông dân thúc đẩy sự hình thành tổ chức kinh tế hợp tác và liên kết với kinh tế Nhà nước để tăng cường năng lực sản xuất

Sự thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất: Kinh tế hộ nông dân giữa sự thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất, giảm thiểu chi phí quản lý và tăng hiệu quả sản xuất Sự tự giác trong lao động giúp nâng cao hiệu suất sản xuất nông nghiệp (Lê Đình Thắng và các cộng sự, 1993)

Những đặc trưng này chứng tỏ kinh tế hộ nông dân đóng góp quan trọng vào phát triển nông nghiệp và nông thôn trong các nước đang phát triển Tính linh hoạt, thích ứng và khả năng tái sản xuất lao động của hộ nông dân là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra nguồn lực lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

1.1.2 Lý luận về hiệu quả và hiệu quả kinh tế hộ

1.1.2.1 Khái niệm

Hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả năng sản xuất ra sản lượng mong muốn Khi cái gì đó được coi là có hiệu quả, nó có nghĩa là có một kết quả mong muốn hoặc mong đợi, hoặc tạo ra một ấn tượng sâu sắc, sinh động (Lê Thị Tuyết, 2011)

Hiệu quả kinh tế (HQKT) là khái niệm so sánh, thể hiện mối liên hệ giữa chi phí đầu tư và kết quả thu được trong một khoảng thời gian cụ thể Đối với cả tổ chức và nền kinh tế quốc gia, hiệu quả kinh tế được đo lường dựa trên nhiều chỉ số như khối lượng sản phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng, doanh thu bán hàng và nhiều yếu tố khác (Lê Thị Tuyết, 2011)

Tuy nhiên, để đánh giá mức độ hiệu quả, kết quả sản xuất cần được đặt trong bối cảnh so sánh với chi phí và nguồn lực khác Điều này đặc biệt quan trọng trong tình huống nguồn lực có hạn, khi cần tối ưu hóa sử dụng nguồn lực và đạt được mục tiêu sản xuất một cách hiệu quả và bền vững

Trang 27

Việc nâng cao hiệu quả kinh tế đồng nghĩa với việc cải thiện các chỉ tiêu đo lường và đạt được mục tiêu định tính theo hướng tích cực Điều này gồm việc tăng cường sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực, tối ưu hóa quá trình sản xuất và đảm bảo đạt được mục tiêu sản xuất một cách hiệu quả và bền vững (Lê Thị Tuyết, 2011)

Tổ chức sản xuất và nền kinh tế có trình độ hiệu quả cao thường có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội, đồng thời tạo ra lợi ích tối đa từ mức đầu tư và nguồn lực có sẵn Nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng để phát triển và định hình trình độ văn minh của một nền kinh tế so với các nền kinh tế khác

1.1.2.2 Quan điểm về hiệu quả kinh tế

Quan điểm kinh tế truyền thống: Theo quan điểm này, HQKT được hiểu là lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí Nó thường được tính bằng tỉ lệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra, hoặc theo mức sinh lời của đồng vốn Quan điểm này tập trung vào khía cạnh lợi nhuận và coi quá trình sản xuất kinh doanh là trạng thái tĩnh, xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư

Quan điểm kinh tế tân cổ điển: Theo quan điểm này, HQKT được hiểu rộng hơn và không chỉ dựa trên lợi nhuận mà còn bao gồm nhiều chỉ tiêu khác như hiệu suất sử dụng nguồn lực, năng suất lao động, tối ưu hóa quy trình sản xuất và sự tăng trưởng bền vững Điều này cho phép đánh giá toàn diện và chi tiết các khía cạnh của hiệu quả kinh tế và tập trung vào sự tối ưu và hiệu quả trong sử dụng tài nguyên và quá trình sản xuất

Từ quan điểm truyền thống đến quan điểm kinh tế tân cổ điển, hiệu quả kinh tế trở nên phức tạp và đa chiều hơn Nó không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn phản ánh sự tối ưu và hiệu quả trong sử dụng tài nguyên và quá trình sản xuất, đồng thời cân nhắc đến sự bền vững trong phát triển kinh tế

HQKT là một khái niệm quan trọng không chỉ để xem xét kết quả đầu tư mà còn để đưa ra quyết định về việc nên đầu tư vào sản xuất như thế nào và đến

Trang 28

mức độ nào Điều này đòi hỏi xem xét và tính toán cả yếu tố thời gian trong quá trình sản xuất và kinh doanh, không chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng

Tuy nhiên, quan điểm kinh tế truyền thống thường hạn chế bởi việc chỉ tập trung vào khía cạnh lợi nhuận và hiệu quả kinh tế sau khi đã đầu tư Nó không tính đến các yếu tố không kinh tế như tác động xã hội và môi trường, mà có thể có tác động rộng lớn đến cộng đồng và môi trường xung quanh

Để đánh giá và quản lý hiệu quả kinh tế một cách toàn diện và thích hợp, cần tích hợp nhiều yếu tố khác nhau như thời gian, tác động xã hội, môi trường và cân nhắc đến các tác động dài hạn của quá trình sản xuất và đầu tư Các quan điểm mới như quan điểm kinh tế tân cổ điển, thường cố gắng đáp ứng những yêu cầu này và xem xét hiệu quả kinh tế một cách toàn diện và bền vững hơn (Lê Thị Tuyết, 2011)

Vì vậy, để đạt được một cái nhìn đầy đủ về HQKT, chúng ta cần xem xét không chỉ các khía cạnh kinh tế mà còn tính đến các yếu tố xã hội và môi trường, và đảm bảo tính bền vững trong quá trình sản xuất và đầu tư

Để tính toán hiệu quả kinh tế, cần thu thập và phân tích các dữ liệu về sản lượng, giá trị sản phẩm và chi phí đầu tư trong quá trình sản xuất Sau đó, sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế để đánh giá khả năng sinh lời và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có nhược điểm là không thể hiện được quy mô của hiệu quả kinh tế nói chung

Trong quan điểm kinh tế tân cổ điển, hiệu quả kinh tế được xem xét trong trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Thời gian trở thành yếu tố quan trọng và hiệu quả kinh tế cũng bao gồm cả hiệu quả xã hội và môi trường Trong quan điểm này, hiệu quả kinh tế không chỉ bao gồm hiệu quả tài chính mà còn bao gồm lợi ích và chi phí

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong trạng thái động cho phép xem xét phần biến động giữa chi phí và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 29

Hiệu quả kinh tế được biểu hiện bằng tỉ lệ phần tăng thêm của chi phí và phần tăng thêm của kết quả đạt được khi chi phí tăng thêm Đánh giá hiệu quả kinh tế trong trạng thái động giúp xem xét cách mà mỗi đồng chi phí bổ sung đóng góp vào tăng trưởng và kết quả của hoạt động sản xuất

1.1.2.3 Nội dung xác định hiệu quả kinh tế hộ

Để đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường, việc xác định HQKT bao gồm hai khía cạnh chính:

Xác định các yếu tố đầu ra: Điều này đòi hỏi xác định các mục tiêu mà sản xuất nông nghiệp muốn đạt được Các yếu tố đầu ra có thể bao gồm giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận và các chỉ số khác liên quan đến kết quả kinh tế

Xác định các yếu tố đầu vào: Việc này liên quan đến xác định các chi phí bỏ ra để thực hiện sản xuất nông nghiệp Các yếu tố đầu vào bao gồm chi phí sản xuất, chi phí dịch vụ, chi phí lao động và các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp

Tuy nhiên, trong việc đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp, cũng có nhiều khó khăn và thách thức:

Khó khăn trong xác định yếu tố đầu vào: Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng tư liệu sản xuất vào từng quá trình sản xuất không đồng đều và có thể gây ra nhiều biến động trong chi phí Khấu hao và phân bổ chi phí để tính đúng chi phí sản xuất cũng đòi hỏi sự ước lượng và đánh giá chính xác Các chi phí sản xuất chung cũng khó tính toán cụ thể và có thể bị ảnh hưởng bởi thị trường và biến động giá cả

Khó khăn trong xác định các yếu tố đầu ra: Kết quả sản xuất về mặt vật chất có thể lượng hóa và so sánh dễ dàng Tuy nhiên, những kết quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái và khả năng nông nghiệp cạnh tranh trên thị trường thường không thể lượng hóa một cách chính xác và chỉ được bộc lộ trong thời

Trang 30

gian dài Điều này gây ra khó khăn trong việc xác định đúng và đủ các yếu tố đầu ra trong quá trình đánh giá HQKT

Đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự thống nhất và đồng thuận về các yếu tố đầu vào và đầu ra Nó đối diện với các khó khăn và thách thức trong việc định lượng và đánh giá chính xác các yếu tố kinh tế và phi kinh tế liên quan đến quá trình sản xuất

Người sản xuất trong nông nghiệp thường mong muốn tăng nhanh kết quả hữu ích hoặc mục đích cuối cùng của sản xuất là đáp ứng tốt nhất những nhu cầu về vật chất và tinh thần, văn hóa xã hội Họ cũng muốn tiết kiệm các yếu tố đầu vào để tăng nhanh kết quả hữu ích hoặc tăng hiệu quả kinh tế

Tuy nhiên, việc đạt được cân nhắc và cân bằng giữa các mục tiêu này có thể khó khăn Sự phát triển kinh tế và mục tiêu đạt được hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp không chỉ dựa vào việc tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn cần xem xét các yếu tố xã hội, văn hóa, và môi trường Điều này đòi hỏi sự kết hợp giữa các khía cạnh kinh tế và phi kinh tế để đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp

Việc quản lý các yếu tố đầu vào và đầu ra một cách hiệu quả và thận trọng là quan trọng để đạt được HQKT trong sản xuất nông nghiệp Đồng thời, cần cân nhắc đến các yếu tố phi kinh tế như tác động xã hội và môi trường để đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp

1.1.2.4 Bản chất của hiệu quả kinh tế

Bản chất của HQKT là sự liên kết giữa kết quả và chi phí, với mục tiêu tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong bối cảnh tài nguyên có hạn Tuy nhiên, trong thời đại hiện tại, việc đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh không chỉ tập trung vào mặt kinh tế mà còn chú trọng đến hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường

Trang 31

Hiệu quả kinh tế cũng có ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng kinh tế như tăng cường năng lực sản xuất và cải thiện hạ tầng về giao thông, điện, công nghiệp chế biến dịch vụ, và cơ sở hạ tầng khác Điều này thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tạo sự ổn định chính trị xã hội và đảm bảo công bằng trong việc phân phối và ăn chia lợi ích từ hoạt động sản xuất

Từ đó, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp không chỉ liên quan đến khía cạnh tăng cường hiệu suất và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực mà còn bao gồm cả các yếu tố liên quan đến phát triển xã hội và hạ tầng kinh tế, đóng góp vào sự tiến bộ và bền vững của nền kinh tế đất nước

1.1.2.5 Ý nghĩa việc nâng cao hiệu quả kinh tế

Chính xác, tăng cường hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh Việc tối ưu hóa nguồn lực có hạn để đạt được lượng sản phẩm lớn nhất và chất lượng cao nhất, đồng thời giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, việc tăng cường hiệu quả sử dụng đất là một vấn đề quan trọng Tiết kiệm nguồn đất và tăng cường bồi đắp độ phì nhiêu của đất là các yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả kinh tế Đạt được số lượng nông sản tối đa và chất lượng cao từ nguồn đất hạn chế giúp người sản xuất tích lũy vốn và đầu tư tái sản xuất mở rộng

Tuy nhiên, việc tăng cường hiệu quả kinh tế cần được xem xét trong mối quan hệ bền vững với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường cả trong tương lai và lâu dài Đảm bảo rằng việc tăng cường hiệu quả kinh tế được thực hiện cùng với việc đảm bảo sự cân nhắc đến các yếu tố xã hội và môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và lợi ích của cả xã hội và môi trường trong thời gian dài

Khi xã hội phát triển và công nghệ tiến bộ, tiềm năng để tăng cường hiệu quả kinh tế ngày càng tăng Tuy nhiên, quan trọng là đảm bảo rằng việc tăng

Trang 32

cường hiệu quả kinh tế phải đi đôi với việc đảm bảo sự cân nhắc đến các yếu tố xã hội và môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và lợi ích của cả xã hội và môi trường được bảo tồn trong thời gian dài

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các hộ trồng ổi

1.1.3.1 Trình độ kỹ thuật của chủ hộ

Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong trồng cây Ổi quả, có nhiều yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đến hiệu quả kinh tế Một trong những yếu tố quan trọng đó là giống cây trồng Sự lựa chọn giống cây tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ, chống chịu sâu bệnh và mang lại năng suất cao và chất lượng tốt Việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong nghiên cứu và chọn lựa giống cây là rất quan trọng để phát huy tiềm năng sản xuất tối ưu trên diện tích canh tác

Thời vụ gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Bố trí đúng khung thời vụ cho từng loại cây trồng giúp đảm bảo cây phát triển và đạt năng suất cao và chất lượng tốt Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp giảm thiểu thiệt hại do thời tiết và sâu bệnh gây ra, tăng cường hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường

Khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong trồng cây Ổi quả Áp dụng KHKT vào sản xuất giúp tối ưu hóa các quy trình kỹ thuật từ làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, từ đó mang lại năng suất và chất lượng cao cho cây trồng Điều này đòi hỏi người sản xuất phải tuân thủ và áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật, chế độ chăm sóc thường xuyên và hợp lý để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất

1.1.3.2 Quy mô sản xuất

Quy mô sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ Ổi Vì đối với sản xuất nông nghiệp sẽ tính lợi thế theo quy mô Các hộ sản xuất lớn sẽ cần đầu tư nhiều hơn và ngược lại Vì nếu quy mô sản xuất lớn sẽ tạo cho các hộ có hiệu quả kinh tế hơn như: Tiết kiệm chi phí sản xuất:

Trang 33

Khi sản xuất theo quy mô lớn, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất cũng được mua với số lượng lớn nên thường ưu đãi về giá hơn Giảm chi phí cho lao động: Quy mô sản xuất lớn thường không yêu cầu cao về nhân công trong giai đoạn sản xuất và thường có sự phân bổ lao động trên mỗi công nhân, sản lượng Do đó, chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm đáng kể so với sản xuất quy mô nhỏ Sản xuất được nhiều sản phẩm hơn: Các hộ có quy mô lớn thường tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu để có thể sản xuất đa dạng hàng hóa hơn Dễ vay tiền với lãi suất thấp: Các hộ có quy mô lớn sẽ có nguồn tài sản cố định lớn do đó có thể đảm bảo cho các khoản vay tín dụng Các ngân hàng hay tổ chức tài chính sẽ dễ dàng cho các hộ vay với lãi suất rất thấp

1.1.3.3 Trình độ học vấn của chủ hộ

Trong thực tế của cơ chế thị trường, sự phát triển của các ngành nghề trong nông nghiệp đòi hỏi cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng và giá cả Trong đó, nghề trồng Ổi không nằm ngoài quy luật này Nhận thức được điều đó, nhiều hộ nông dân đã có kiến thức hơn trong kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ ổi, cũng như phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm,

1.1.3.4 Độ tuổi của chủ hộ

Độ tuổi của chủ hộ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây Ổi Các hộ có độ tuổi cao sẽ khó tiếp cận hơn đối với khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc cây ổi Tuy nhiên hiện nay một thực trạng cho thấy các hộ sản xuất nông nghiệp hiện nay đang già hóa Thế hệ trẻ hiện nay đang không tập trung sản xuất nông nghiệp mà tham gia chủ yếu làm tại các khu công nghiệp, làm công nhân Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến độ tuổi của các hộ sản xuất nông nghiệp ngày càng lớn

Trang 34

1.1.3.4 Kinh nghiệm sản xuất của hộ

Kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp rất quan trọng Đây là những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng ổi Ta thấy nếu như hộ có kinh nghiệm sản xuất nhiều năm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với hộ chưa có kinh nghiệm trồng Kinh nghiệm được thể hiện ở cách chăm sóc, cách bón phân, kỹ thuật để cây có thể đem lại hiệu quả cao hơn

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Tình hình sản xuất ổi ở Việt nam

Ở miền Bắc, ổi được trồng tập trung ở nhiều địa phương và đã đem lại thu nhập không nhỏ cho người sản xuất tại các tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình…

Bảng 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng trồng ổi tại Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

Viện Nghên cứu Rau quả đã thành công trong việc nghiên cứu và triển khai quy trình trồng cam xen ổi nhằm kiểm soát rầy chổng cánh, nguyên nhân

Trang 35

gây bệnh greening trên cây cam Áp dụng quy trình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân mà còn giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong việc sản xuất cây cam và ổi, đồng thời tạo ra các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng

Trong tình hình các loại quả không truyền thống đang ngày càng được quan tâm phát triển, trái ổi cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi giá trị dinh dưỡng cao và giá thành không quá cao Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước, ổi không chỉ được tiêu thụ tươi, mà còn được sáng tạo thành nhiều sản phẩm khác như nước ổi, mứt ổi, và kẹo ổi, và tất cả những sản phẩm này đang nhận được sự yêu thích rộng rãi từ người tiêu dùng

Tại Việt Nam, quả ổi đang trải qua quá trình chế biến để tạo thành nước quả, và một số nhà máy chế biến như Nhà máy xuất khẩu Đồng Giao và Công ty sữa Vinamilk đã hoạt động trong lĩnh vực này Tuy nhiên, công suất chế biến vẫn còn hạn chế Các sản phẩm từ quả ổi hiện tại trên thị trường chủ yếu là dạng Nectar và được chế biến từ puree nhập khẩu từ nước ngoài Với điều kiện sinh thái đa dạng và phong phú, Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm từ cây ăn quả, trong đó có quả ổi với nhiều loại chủng và hương vị độc đáo Đây thực sự là nguồn nguyên liệu quý báu, tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm trong nước

Ở miền Bắc Việt Nam, sản xuất quả ổi chủ yếu tập trung ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh lân cận Cây ổi được trồng nhiều và tập trung thành các vùng sản xuất hàng hóa, trong đó diện tích lớn nhất ở miền Bắc chủ yếu là huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương Năm 2020, diện tích trồng ổi tại huyện Thanh Hà đạt 1080 ha, đứng thứ hai sau vải (3.945 ha) Trong huyện Thanh Hà, sản xuất chủ yếu tập trung ở 4 xã, trong đó xã Liên Mạc có diện tích trồng lớn nhất với 391 ha, xã Thanh Xuân 210 ha, xã Cẩm Chế 107 ha, và xã Thanh Lang 135 ha Tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, diện tích trồng ổi đạt 197 ha, tập trung chủ yếu tại xã Đông Dư với 118 ha Tại các vùng khác, việc trồng cây ổi mới bắt đầu và diện tích trồng còn rất khiêm tốn Ví dụ, tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, diện tích trồng ổi là 22,5 ha; huyện Đồng

Trang 36

Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, diện tích trồng ổi là 44,3 ha; và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, diện tích trồng ổi chỉ có 17,5 ha

Ở miền Nam Việt Nam, cây ổi được trồng với quy mô lớn chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Trong vùng này, Tiền Giang là một trong những địa phương có diện tích trồng ổi lớn nhất với 1.197 ha (sản lượng 27.525 tấn) Tại Tiền Giang, cây ổi được trồng với nhiều giống khác nhau như ổi sẻ, ổi bom, ổi xa lỵ, ổi Đài Loan, và ổi không hạt Thái Lan

Giống ổi xá lỵ đang được trồng nhiều nhất trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long do có nhiều ưu điểm như trái to, da hơi trắng vàng và láng, ít hạt, thịt dày, giòn, và vị chua ngọt Ổi xá lỵ nghệ có năng suất cao, trong vườn từ 2 - 4 tuổi và được chăm sóc đúng cách, năng suất có thể đạt từ 20 - 60 tấn/ha/năm Từ 5 tuổi trở lên, năng suất có thể đạt 70 tấn/ha/năm Giống ổi không hạt cũng đang được nhiều nhà vườn quan tâm và nhân rộng

Mặc dù giá bán của giống ổi xá lỵ có mức trung bình khá, nhưng trái có hương vị đậm đà và thường có thị trường tiêu thụ ổn định Tương tự nhiều nông sản hàng hóa khác, giá trái ổi thường biến đổi theo mùa vụ Trong các tháng nắng (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ở miền Nam Bộ), giá thường cao hơn so với các tháng mưa (tháng 6 đến tháng 10) Trong tháng mùa nắng, thường xảy ra tình trạng thiếu cung ổi để đáp ứng nhu cầu thị trường, do đó giá cả thường tăng cao

1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế hộ trồng ổi tại một số địa phương

1.2.2.1 Tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Trong những năm gần đây, cây ổi đã trở thành một nguồn thu nhập đáng tin cậy và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Cây ổi Yên Khánh đã tạo ra giá trị kinh tế cao, với mỗi hecta trồng ổi sau khi trừ đi chi phí đem lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng

Thành công kinh tế của cây ổi tại Yên Khánh đến từ những kinh nghiệm quan trọng sau:

Trang 37

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai chương trình chuyển đổi cây trồng: Nhờ sự hỗ trợ và tư vấn từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi đất vườn, đất xen kẹt, đất lúa kém hiệu quả sang trồng ổi lê Đài Loan Điều này đã giúp tối ưu hóa sử dụng đất và tăng hiệu quả kinh tế

Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân trồng ổi: Các hộ dân được tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi để có quả ổi thơm, ngon và đạt chất lượng cao Các biện pháp như cắt tỉa cành, tạo khoảng trống lấy ánh sáng cho cây quang hợp cũng được hướng dẫn, giúp nâng cao giá trị kinh tế của cây ổi

Chuẩn hóa quy trình trồng và chăm sóc cây ổi theo tiêu chuẩn VietGAP: Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP giúp đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn, từ đó tăng giá trị kinh tế của cây ổi và tạo lòng tin cho người tiêu dùng

Tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm ổi với các địa phương: Để đảm bảo tiêu thụ ổn định cho cây ổi, các hoạt động kết nối sản phẩm với các địa phương được thường xuyên tổ chức Điều này giúp tạo ra nhiều cơ hội tiêu thụ ổi cho người dân và giữ cho nguồn tiêu thụ ổn định

Nhờ những nỗ lực trên, cây ổi đã trở thành một nguồn thu nhập đáng tin cậy và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Yên Khánh, Ninh Bình Thành công này là kết quả của sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng và việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và tạo bền vững cho nền kinh tế nông thôn, (UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình, 2022).

1.2.2.2 Tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương

Hiện nay, huyện Thanh Hà có diện tích trồng ổi lên đến hơn 1.400ha, đạt năng suất 35.000 tấn mỗi năm, là vùng đất đặc biệt phát triển trồng ổi và vải thiều trong tỉnh Hải Dương, Việt Nam Sự kết hợp giữa điều kiện thổ nhưỡng, đất phù sa và khí hậu phù hợp đã làm cho việc trồng ổi tại địa phương này trở thành một ngành nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao

Trang 38

Để đạt được hiệu quả kinh tế cao từ trồng ổi tại Thanh Hà, người nông dân đã chú trọng đến các yếu tố sau:

Lựa chọn giống ổi tốt nhất và cắt ghép tỉ mỉ khi xuống giống Các giống ổi như ổi Bo xù, ổi Thái, ổi Bo trắng và ổi siêu ngọt được ưa chuộng và trồng nhiều tại địa phương

Huyện đã phối hợp với trung tâm dịch vụ nông nghiệp để tập huấn và hướng dẫn diện tích vườn ổi Thanh Hà trồng theo quy trình VietGAP Điều này giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm vượt trội so với phương pháp trồng thông thường và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ khi thu hoạch

Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ để cấp Giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể” cho ổi Thanh Hà, nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm và tạo thương hiệu cho nông dân địa phương

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc để sản phẩm ổi Thanh Hà chủ yếu là ổi trái vụ, được khách hàng ưa thích và tiêu thụ mạnh tại nhiều tỉnh và thành phố trong cả nước Ngoài ra, ổi cũng được nhiều siêu thị và công ty kinh doanh nông sản uy tín đặt hàng bao tiêu sản phẩm và hướng tới xuất khẩu

Huyện đã tạo mọi thuận lợi để sản phẩm ổi Thanh Hà tham gia các hội chợ, triển lãm hàng nông nghiệp, Hội chợ OCOP và Hội chợ đặc sản vùng miền Qua đó, giới thiệu và tiếp cận thị trường, góp phần thúc đẩy tiêu thụ và tiếp cận khách hàng mới

Nhờ các biện pháp và kinh nghiệm trên, trồng ổi tại Thanh Hà đã đạt hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn định cho người trồng và giúp phát triển nông nghiệp địa phương, đồng thời góp phần tạo nên danh tiếng cho ổi Thanh Hà trên thị trường nông sản Việt Nam, (UBND huyện Thanh Hà, Hải Dương, 2022)

Trang 39

1.2.2.3 Tại huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội

Từ mô hình trồng ổi lê Đài Loan ra quả trái vụ, nhiều hội viên nông dân ở xã Di Trạch, (huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội) đã có thu nhập hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm Trồng ổi trái vụ-Nâng cao hệ số sử dụng đất Cây ổi là 1 trong những sản phẩm chủ lực ở địa phương Những năm gần đây, Hội ND tích cực hướng dẫn hội viên tham gia các hoạt động giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông sản ở địa phương mình Trong bối cảnh đô thị hoá, cũng giống như các địa phương khác, diện tích đất nông nghiệp ở Di Trạch ngày càng bị thu hẹp Trước tình hình đó, Hội ND xã đã tích cực vận động hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất

Tại xã Di Trạch, hộ nào trồng ổi ít cũng phải 1 mẫu, hội trồng nhiều nhất lên tới cả chục mẫu Bình quân, mỗi sào ổi cho thu nhập từ 30-40 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí

Hội ND xã thường xuyên phối hợp với trung tâm dạy nghề của huyện tổ chức các lớp học nghề về trồng cây ăn quả, nấm, rau an toàn cho hội viên Ngoài ra, Hội ND xã Di Trạch cũng tích cực phối hợp với Hội ND, Trung tâm Khuyến nông thành phố tổ chức các lớp tập huấn KHKT về trồng trọt Tạo cơ chế để người dân còn thuê đất ở các xã lân cận để mở rộng diện tích Ở Di Trạch, hộ nào trồng ít cũng phải 1 mẫu, hộ trồng nhiều nhất lên tới cả chục mẫu Bình quân, mỗi sào ổi cho thu nhập từ 30-40 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí

Tích lũy kinh nghiệm trong sản xuất để có những trái ổi trái vụ giòn ngọt, bà con thường bấm ngọn, hái bỏ hoa chính vụ, chăm sóc và để ổi đậu quả trái vụ

Được tham gia các lớp tập huấn KHKT do Hội ND tổ chức, anh Quang đã biết "bắt" vườn ổi ra quả theo ý mình (trồng ổi ra quả trái vụ) Thay

Trang 40

vì thu hoạch quả ổi vào tháng 5, tháng 6, anh Quang điều chỉnh cho vườn ổi ra hoa, kết trái để có thể thu quả từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau

1.2.2.3 Bài học kinh nghiệp đươc rút ra về nâng cao hiệu quả kinh tế hộ trồng ổi tại thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên đã nghiên cứu và rút ra một số bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng ổi Những bài học này bao gồm:

Tuyên truyền khuyến khích người dân chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang các cây trồng có hiệu quả cao hơn Điều này giúp tăng thu nhập và giảm rủi ro khi họ thích ứng với thị trường và điều kiện sản xuất tốt hơn

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch ổi Đào tạo và cung cấp kiến thức cho người trồng ổi giúp họ áp dụng các phương pháp chăm sóc hiện đại và kỹ thuật tốt nhất để tối ưu hóa năng suất và chất lượng sản phẩm

Khuyến khích và hỗ trợ người dân trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao để tiếp cận thị trường rộng hơn

Hỗ trợ thông tin thị trường và khuyến khích ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo tinh thần Nghị định 98 về liên kết chuỗi giá trị Điều này giúp người trồng ổi có thể tiếp cận thị trường ổn định và tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả

Hỗ trợ những vùng có diện tích trồng ổi có quy mô, đảm bảo giúp người dân trong khu vực tăng cường sản xuất và cạnh tranh trên thị trường

Hỗ trợ kinh phí tập huấn, đào tạo và xây dựng các mô hình ứng dụng các công nghệ mới, mô hình sản xuất bền vững để đạt hiệu quả kinh tế cao và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe người dân

Tổng hợp các kinh nghiệm này giúp người trồng cây ổi tại Thái Nguyên tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng thu nhập từ trồng ổi Điều này góp phần phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp

Ngày đăng: 05/07/2024, 09:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa hộ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa hộ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp (Trang 23)
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng trồng ổi tại Việt Nam giai đoạn  2020 - 2022 - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng trồng ổi tại Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 34)
Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu đất tại thành phố Thái Nguyên năm 2022  STT  Mục đích sử dụng đất  Diện tích (ha)  Cơ cấu (%) - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu đất tại thành phố Thái Nguyên năm 2022 STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (Trang 46)
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành kinh tế Thành phố Thái  Nguyên giai đoạn 2020 – 2022 - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành kinh tế Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 47)
Bảng 2.4. Phân chia số lượng mẫu điều tra - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 2.4. Phân chia số lượng mẫu điều tra (Trang 54)
Bảng 3.1. Tình hình trồng ổi của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2020  – 2022 - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 3.1. Tình hình trồng ổi của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2020 – 2022 (Trang 57)
Bảng 3.2. Thông tin chung của chủ hộ được điều tra - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 3.2. Thông tin chung của chủ hộ được điều tra (Trang 60)
Bảng 3.3. Chi phí trồng ổi bình quân của hộ giai đoạn kiến thiết cơ bản  (năm thứ nhất) - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 3.3. Chi phí trồng ổi bình quân của hộ giai đoạn kiến thiết cơ bản (năm thứ nhất) (Trang 62)
Bảng 3.6. Kết quả trồng ổi của hộ giai đoạn sản xuất kinh doanh  theo quy mô sản xuất - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 3.6. Kết quả trồng ổi của hộ giai đoạn sản xuất kinh doanh theo quy mô sản xuất (Trang 72)
Bảng 3.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng ổi của hộ theo quy mô - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 3.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng ổi của hộ theo quy mô (Trang 73)
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế hộ trồng ổi phân theo mức độ tham gia tập  huấn kỹ thuật của hộ - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế hộ trồng ổi phân theo mức độ tham gia tập huấn kỹ thuật của hộ (Trang 75)
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi phân theo trình độ học vấn  chuyên môn của chủ hộ - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi phân theo trình độ học vấn chuyên môn của chủ hộ (Trang 77)
Bảng 3.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi phân theo tuổi của  chủ hộ - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 3.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi phân theo tuổi của chủ hộ (Trang 78)
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế hộ trồng ổi phân theo kinh nghiệm sản xuất - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế hộ trồng ổi phân theo kinh nghiệm sản xuất (Trang 80)
Hình thức  khác - đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng ổi trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên
Hình th ức khác (Trang 98)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w