Phan Minh Giang đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kì năng đã học cho học sinh thông qua dạy
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NĂNG Lực VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ
Dự ÁN CHỦ ĐỀ ACID - BASE - pH - OXIDE - MUỐI, KHOA
HỌC TỤ NHIÊN 8
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Bộ MÔN HÓA HỌC
Mã số: 8140212.01
Nguòi hướng dẫn khoa học: PGS TS PHAN MINH GIANG
HÀ NỘI - 2024
Trang 2LỜI CẢM ON
Trước tiên với tất cả sự biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS TS.
Phan Minh Giang đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kì năng đã học cho học sinh thông qua dạy học dự án chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối, Khoa học
tự nhiên 8
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên khoa Hóa học trường Đại
Học Giáo Dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội đà trực tiếp giảng dạy cho em trong suốtkhóa học đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học.Các thầy cô đã tận tình giúp đỡ em có cơ hội học tập và nâng cao trình độ chuyên
môn, trình độ lý luận phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Do thời gian học cũng không được nhiều, nên chúng em cũng còn nhiều thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô đê luận văn của em đượchoàn thiện hơn
Kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
19 TNSP Thực nghiệm sư phạm
Trang 421 THPT Trung học phổ thong
22 VDKTKN Vận dụng kiến thức kĩ năng
Ill
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐÀU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Câu hởi nghiên cứu 3
5 Giả thuyết nghiên cứu 3
6 Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu 3
7 Phạm vi nghiên cứu 3
8 Phương pháp nghiên cứu 3
9 Đóng góp mới của đề tài 4
10 Cấu trúc luận văn 4
CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA DẠY HỌC PHÁT TRIẺN NĂNG Lực VẬN DỤNG KIÉN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC CHƠ HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC Dự ÁN CHỦ ĐÈ ACID - BASE - pH - OXIDE - MUỐI 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Trên thế giới 6
1.1.2 Ở Việt Nam 7
1.2 Năng lực và phát triến năng lực cho học sinh THCS 9
1.2.1 Khái niệm năng lực 9
1.2.2 Phân loại năng lực 10
1.2.3 Phát triển năng lực cho học sinh THCS 12
1.3 Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 12
1.3.1 Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 12
1.3.2 Cấu trúc và biểu hiện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong môn KHTN 12
1.3.3 Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh 14
1.4 Phương pháp dạy học dự án 15
1.4.1 Khái niệm dạy học dự án 15
1.4.2 Đặc điểm của dạy học dự án 16
1.4.3 Phân loại dạy học dự án 16
1.4.4 Qui trình dạy học dự án 17
iv
Trang 61.4.5 Đánh giá kết quả hoạt động dự án
1.4.6 ưu điểm và hạn chế của dạy học dự án
1.4.7 Điều kiện thực hiện dạy học dự án môn Khoa học tự nhiên 19 20 22 r r 1.5 Một sô ứng dụng công nghệ thông tin kêt hợp trong dạy học dự án môn Khoa học tự nhiên 22
1.5.1 ứng dụng Padlet 22
1.5.2 ứng dụng Canva 23
1.5.3 ứng dụng One Note 24
1.5.4 ứng dụng Windows Live Movie Maker 25
1.6 Thực trạng vận dụng phương pháp dạy học dự án phát triên năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh 25
1.6.1 Mục đích điều tra 25
1.6.2 Đối tượng điều tra 26
1.6.3 Phương pháp điều tra 26
1.6.4 Kết quả điều tra 26
Tiểu kết chuong 1 CHUÔNG 2 THIẾT KÉ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC Dự ÁN CHỦ ĐỀ ACID - BASE - pH -OXIDE - MUỐI NHẰM PHÁT TRIÊN NĂNG LỤC VẬN DỤNG KIÉN THỦC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC CHO HỌC SINH 33
> \ > ỉ 2.1 Phân tích nội dung, yêu câu cân đạt của chủ đê Acid - Base - pH - Oxide - Muôi, KHTN 8 2.2 Những lưu ý khi dạy học chủ đê Acid - Base - pH - Oxide - Muôi, KHTN 8 34
2.3 Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đà học thông qua dạy học dự án chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KHTN 8 35
2.3.1 Đánh giá qua phiếu hỏi 35
2.3.2 Đánh giá qua bảng đánh giá theo tiêu chí 37
2.3.3 Đánh giá qua bài kiểm tra 40
2.4 Xác định nguyên tắc và quy trình xây dựng dự án học tập chủ đề Acid Base -pH - Oxide - Muối, KHTN 8 nhằm phát triển NLVDKTKNĐH 41
2.4.1 Nguyên tắc xây dựng dự án học tập chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KỈ1TN 8 nhằm phát triển NLVDKTKNĐH 41
2.4.2 Quy trình xây dựng dự án học tập chủ đồ Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KHTN 8 nhằm phát triển NLVDKTKNĐH 42
V
Trang 72.4.3 Một số dự án học tập chú đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KHTN 8 43
2.5 Quy trình dạy học dự án chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối môn KHTN 8 nhằm phát triến năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh 44
2.6 Xây dựng kế hoạch dạy học dự án chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KHTN 8 nhằm phát triển NLVDKTKNĐH cho HS 45
2.6.1 Xây dựng kế hoạch dạy học số 1 45
2.6.2 Xây dựng kế hoạch dạy học số 2 55
Tiểu kết chương 2 CHUÔNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 65
3.1 Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và nội dung của thực nghiệm sư phạm 65
3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 65
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 65
3.1.3 Phương pháp và nội dung thực nghiệm sư phạm 65
3.2 Đối tượng và địa điểm thực nghiệm sư phạm 66
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 66
3.2.2 Địa điểm thực nghiệm sư phạm 66
3.3 Nội dung và kế hoạch thực nghiệm sư phạm 66
3.3.1 Nội dung thực nghiệm sư phạm 66
3.3.2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 66
3.4 Kết quả đánh giá thực nghiệm sư phạm 67
3.4.1 Kết quả trước thực nghiệm sư phạm 67
3.4.2 Kết quả sau thực nghiệm sư phạm 67
Tiểu kết chương 3 KÉT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
VI
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Biểu hiện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong mônKHTN 13Bảng 1.2 Các thành tố và tiêu chí biếu hiện của nãng lực vận dụng kiến thức, kì năng
đà học trong môn KHTN 13Bảng 2.1 Nội dung, yêu cầu cần đạt chủ đề Acid - Base - pH - Oxide -
Muối 33Bảng 2.2 Bảng mã hóa và mức độ theo tiêu chí đánh giá NLVDKTKNĐH trong môn KHTN 37Bảng 3.1 Kết quả chất lượng học tập các lớp TN và ĐC truớc TNSP 67
Bảng 3.2 Ảnh huởng của tham số p 69Bảng 3.3 Thống kê kết quả tự đánh giá của HS lớp 8A trường THCS Quảng Phú cầu
trước và sau tác động 70Bảng 3.4 Tồng hợp tham số đặc trưng cho kết quả tự đánh giá của HS lớp 8A trường
THCS Quảng Phú cầu trước và sau tác động 70Bảng 3.5 Thống kê kết quả GV đánh giá của HS lớp 8A trường THCS Quảng Phú càu trước và sau tác động 71Bảng 3.6 Tổng hợp tham số đặc trưng cho kết quả GV đánh giá của HS lớp 8A trường
THCS Quảng Phú cầu trước và sau tác động 71Bảng 3.7 Thống kê kết quả tự đánh giá của HS lớp 8A trường THCS Trường Thịnhtrước và sau tác động 73
Bảng 3.8 Tổng hợp tham số đặc trưng cho kết quả tự đánh giá của HS lớp 8A trường
THCS Trường Thịnh trước và sau tác động 73Bảng 3.9 Thống kê kết quả GV đánh giá của HS lóp 8A trường THCS Trường Thịnhtrước và sau tác động 74Bảng 3.10 Tổng họp tham số đặc trưng cho kết quả GV đánh giá của HS lóp 8Atrường THCS Trường Thịnh trước và sau tác động 74Bảng 3.11 Phân bố tần số, tần suất lũy tích kết quả bài kiếm tra của HS trường THCS Quảng Phú Cầu 77
• •
Vll
Trang 9Bảng 3.12 Phân loại kêt quả học tập cùa học sinh trường THCS Quảng Phú Câu sau
bài kiểm tra 78
Bảng 3.13 Tổng họp các tham số đặc trung trong bài kiểm tra của HS trường THCSQuảng Phú Cầu 80Bảng 3.14 Phân bố tần số, tần suất lũy tích kết quả bài kiểm tra của HS trường THCSTrường Thịnh 80Bảng 3.15 Phân loại kết quả học tập cùa học sinh trường THCS Trường Thịnh sau
bài kiểm tra 82
Bảng 3.16 Tổng hợp các tham số đặc trung trong bài kiểm tra của HS trường THCSTrư ờng Thịnh 83
V111
Trang 10DANH MỤC BIẺƯ ĐÒ
Biểu đồ 1.1 Mức độ nhận định vai trò của NLVDKTKNĐH đối với sự phát triển của
HS 26Biểu đồ 1.2 Vận dụng PPDHDA trong dạy học môn KHTN 27
Biểu đồ 1.3 Đánh giá tính phù họp của PPDHDA trong môn KHTN 28
Biểu đồ 1.4 Nhận định của GV về thuận lợi khi sử dụng PPDHDA trong mônKHTN 28
Biểu đồ 1.5 Nhận định của GV về khó khăn khi sử dụng PPDHDA trong mônKHTN 29Biểu đồ 1.6 Tần suất các loại hình hoạt động học tập giáo viên sử dụng 29Biểu đồ 1.7 Loại hình và tần suất sử dụng PPDHDA trong các giờ học mônKHTN 30Biểu đồ 1.8 Hình thức giờ học áp dụng PPDHDA 31Biểu đồ 1.9 Khó khăn gặp phải khi tham gia hoạt động học tập theo DA 31
Biểu đồ 3.1 Kết quả đánh giá của HS lớp 8A truờng THCS Quảng Phú cầu trước và
Biểu đồ 3.4 Phân loại kết quả học tập của học sinh của HS trường THCS Quảng Phú
Cầu sau bài kiểm tra 79Biểu đồ 3.5 Đường lũy tích phần trăm số HS đạt điểm Xi trở xuống trong bài kiểm tra của HS trường THCS Trường Thịnh 81
Biếu đồ 3.6 Phân loại kết quả học tập của học sinh cùa HS trường Trường Thịnh saư
bài kiểm tra 83
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Phân loại năng lực 10
Hình 1.2 Qui trình tố chức dạy học theo dự án 18
Hình 1.3 Sơ đồ các bước của DHDA theo tác giả Đồ Hương Trà 18
Hình 1.4 Hướng dẫn sử dụng Padlet 23
Hình 1.5 Hướng dẫn sử dụng Canva 24
Hình 3.1 HS thảo luận 84
Hình 3.2 HS báo cáo 84
Hình 3.3 Sản phẩm Poster HS thiết kế 85
X
Trang 12MỎ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện đổi mới với bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực (NL) của người học,
từ việc quan tâm học sinh (HS) học được gì đến việc quan tâm HS vận dụng được gì
qua việc học Đẻ đảm bảo được điều đó, cần có sự chuyển đổi từ dạy học ’’truyền thụ
một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành
năng lực và phẩm chất cho HS Đồng thời cũng cần phải chuyển đồi cách thức đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về đánh giá khả năng ghi nhớ sang đánh giá năng lực
HS, và coi trọng đánh giá quá trình học tập của HS để có được những phản hồi và điều chỉnh về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp dạy học (PPDH) kịp thời nhàm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông Và điều này cũng hoàn toàn phùhọp với Luật Giáo Dục số 43/2019/QH14: "Phương pháp giáo dục phô thông phải phát
huy tỉnh tích cực, tự giác, chủ động, sảng tạo của học sinh; phù họp với đặc điếm của
từng lớp học, môn học; bồi dường phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kì năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cám, đem lại niềm
học, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (NLVDKTKNĐH) vào cuộc sống
Trong quá trình dạy học môn KHTN, phương pháp dạy học dự án (PPDHDA)
là một cách thức tổ chức dạy học hiện đại, tích cực và phù hợp với nội dung môn học
Đây là một phương pháp giáo dục trao trách nhiệm cho HS đế khuyến khích HS chủ
động học tập và giải quyết các vấn đề trong học tập cũng như trong thực tiễn Trong
đó, HS được chia thành các nhóm và đề xuất một dự án (DA) cụ thể để thực hiện Từ
đó, HS lập kế hoạch chi tiết, tìm hiếu, phân tích và đưa ra giải pháp để hoàn thành
DA Trong quá trình thực hiện, HS sẽ phải sử dụng nhiều kĩ năng, từ tư duy logic, tìm kiếm thông tin đến truyền thông, làm việc nhóm và giải quyết Vấn đề Vì vậy,PPDHDA không chỉ giúp học sinh phát triến kĩ năng thực hành, mà còn giúp HS rèn
luyện kĩ năng mềm như tư duy sáng tạo, giao tiếp, quản lý thời gian và trách nhiệm
1
Trang 13cá nhân, nên giúp HS tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề thực tế và chuấn bị
tốt hơn cho tương lai PPDHDA cũng giúp HS hiếu rõ hơn về xã hội, môi trường và
kinh tế, đồng thời trở nên nhạy cảm và có trách nhiệm với cộng đồng HS sè học được
cách tương tác với mọi người, phát triển tình bạn và đối thoại xây dựng, từ đó rèn
luyện kĩ năng sống và giá trị nhân văn
Ngoài ra, mặc dù phần kiến thức hóa học thuộc lĩnh vực của ngành khoa học
tự nhiên, có vai trò quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân, nhưng
nhiều năm qua do nội dung sách giáo khoa còn nặng về lý thuyết và do điều kiện giáo
dục hạn chế của nhiều trường phổ thông mà việc dạy học môn KHTN theo định hướng
phát triển NLVDKTKNĐH còn chưa được chú trọng Xuất phát từ những lý do trên,
tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
học cho học sinh thông qua dạy học dự án chủ đề Acid - Base - pH - Oxide
-Muối, Khoa học tự nhiên 8”
Nghiên cứu sử dụng kết hợp một số ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
dự án chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KHTN 8 nhằm phát triển
NLVDKTKNĐH cho HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, tổng quan những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: NL,
NLVDKTKNĐH, biểu hiện của NLVDKTKNĐH, đánh giá NLVDKTKNĐH,
phương pháp dạy học dự án, ứng dụng CNTT trong dạy học KHTN
3.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học
KHTN và dạy học phát triển NLVDKTKNĐH cho HS ở một số trường THCS thuộc
huyện ứng Hòa - Thành phố Hà Nội
- Phân tích chương trình môn KHTN đi sâu vào chú đề Acid - Base - pH - Oxide
- Muối, KHTN 8
- Đề xuất một số ứng dụng công nghệ thông tin kết họp với phưong pháp dạy học
dự án chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KHTN 8 nhàm phát triển
NLVDKTKNĐH cho HS
- Đề xuất nguyên tắc, quy trình xây dựng dự án học tập trong dạy học chủ đề
Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KHTN 8
- Thiết kế dự án học tập về chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối nhằm phát
2
Trang 14triển NLVDKTKNĐH cho HS.
- Thiêt kê một sô kê hoạch dạy học (KHDH) vận dụng phương pháp dạy học
dự án chù đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KHTN 8 nhằm phát triểnNLVDKTKNĐH cho HS
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLVDKTKNĐH của HS thông qua dạy học
dự án về chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KHTN 8
- Tiến hành TNSP để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các đề xuất và
tính đúng đắn của giả thuyết khoa học
4 Câu hỏi nghiên cứu
Dạy học dự án chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối KHTN 8 như thế nào
để phát triển được NLVDKTKNĐH cho HS?
5 Giả thuyết nghiên cửu
Nếu áp dụng phương pháp dạy học dự án kết hợp với ứng dụng công nghệ
thông tin như Canva, Window Line Movie Maker, OneNote và Padlet giúp thiết kế các sản phẩm trực quan về vai trò và ứng dụng của các chất hóa học trong sản xuất Tù’ đó phát triển NLVDKTKNĐH cho HS, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học
KHTN ở trường phổ thông
6 Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
6.1 Khách thể nghiên cứu
Dạy học môn KHTN ở trường THCS, NLVDKTKNĐH của HS
6.2 Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức dạy học dự án chú đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KHTN 8 nhằm phát triển NLVDKTKNĐH cho HS
7 Phạm vi nghiên cứu
- Dạy học dự án chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KHTN 8
- Điều tra khảo sát đối với 40 GV KHTN cấp THCS của Thành phố Hà Nội và
300 HS khối lớp 8 cùa 2 trường gồm: THCS Quảng Phú cầu, THCS Trường Thịnh,
huyện Úng Hòa - Thành phố Hà Nội
- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) tiến hành nghiên cứu tại 2 trường THCS Quảng Phú Cầu và THCS Trường Thịnh - huyện ứng Hòa - Thành phố Hà Nội
+ Số lượng lóp dạy thực nghiệm (TN): 02 lóp khối 8 với số lượng 79 HS tham gia
+ Số lượng lóp đối chúng (DC): 02 lóp khối 8 với số lượng 87 HS tham gia
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 08/2023 đến tháng 12/2023
8 Phương pháp nghiên cứu
3
Trang 158.1 Nhóm phương pháp nghiên cún lý luận
Thu thập tài liệu và sử dụng các phương pháp phân tích, tống hợp, phân loại,
hệ thống hóa trong tổng quan các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra đánh giá thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học dự án trong
DH môn KHTN và dạy học phát triển NLVDKTKNĐH cho HS ở một số trường THCS thuộc huyện ứng Hòa, Thành phố Hà Nội
- TNSP đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các đề xuất vận dụng phương
pháp dạy học dự án trong dạy học phát triển NLVDKTKNĐH cho HS chủ đề Acid -
Base - pH - Oxide - Muối KHTN 8 ở một số trường THCS
8.3 Nhóm phương pháp nghiên cữu thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê toán học kết hợp với phương pháp nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng đê đánh giá, phân tích kết quả TNSP
9 Đóng góp mó’ i của đề tài
- Tống quan cơ sở lí luận về đối mới PPDH, DHDA và áp dụng phương pháp DHDA trong DHHH nhằm phát triển NLVDKTKNĐH cho HS THCS
- Điều tra, đánh giá thực trạng vận dụng DHDA trong DH môn KHTN ở
trường THCS nhằm phát triển NLVDKTKNĐH cho HS
- Đề xuất nguyên tắc, quy trình xây dựng DA học tập phát triển NLVDKTKNĐH
và xây dựng một số DA học tập cho chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối, KHTN 8
- De xuất bộ câu hỏi định hướng chú đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối để
thiết kế các DA học tập và tổ chức các hoạt động dạy học nhàm phát triển
NLVDKTKNĐH cho HS
- Xây dựng một số kế hoạch dạy học vận dụng phương pháp DHDA kết họp với một số ứng dụng công nghệ thông tin đế dạy học chủ đề Acid - Base - pH - Oxide
- Muối và các tiêu chí đánh giá dự án
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLVDKTKNĐH của HS
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học phát triến năng lực vận dụngkiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh thông qua dạy học dự án chủ đề Acid - Base -
pH - Oxide - Muối
Chương 2: Thiết kế và tổ chức dạy học dự án chủ đề Acid - Base - pH - Oxide
4
Trang 16- Muối nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
5
Trang 17CHƯƠNG 1
1 1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ll l Trên thế giới
Dạy học dự án đã trở thành một phương pháp giáo dục ngày càng phố biến
trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học trong môn khoahọc tự nhiên trên toàn thế giới Các công trình nghiên cứu được thực hiện trong lìnhvực này đã mang lại nhiều thông tin quan trọng về hiệu quả và lợi ích của dạy học dự
án trong việc nâng cao sự hiểu biết, kỹ nàng và tư duy của học sinh
Một trong những cồng trình nghiên cứu đáng chú ý là ’’Project-Based Learning
Enhances Students’ Critical Thinking Skills in an Undergraduate Genetics Course”
do Megan K Barker và các đồng nghiệp thực hiện vào năm 2016 Nghiên cứu này
tập trung vào việc áp dụng dạy học dự án trong một khóa học di truyền học ở cấp đại
học Kết quả cho thấy dạy học dự án đà cải thiện kỹ năng tư duy phản biện và tư duy sáng tạo của sinh viên, đồng thời cung cấp cho họ cơ hội áp dụng kiến thức di truyền
vào các vấn đề thực tế Điều này cho thấy dạy học dự án có khả năng tạo ra môitrường học tập tích cực và khuyến khích sự tương tác sâu sắc giữa kiến thức học thuật
cứu khác nhau và đưa ra nhận định rằng dạy học dự án đã có tác động tích cực đến
hiệu suất học tập, sự tham gia và kỹ năng phân tích của học sinh Điều này chứng tỏ rằng dạy học dự án không chỉ tạo ra một môi trường học tập đa chiều, mà còn phát triền khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của học sinh.[24]
Nghiên cứu ’’Project-Based Learning in Middle School Science: Effects on
Achievement and Attitude” của Blumenfeld, p c và các đồng nghiệp vào nãm 1991
đã tập trung vào việc đánh giá hiệu quả cùa dạy học dự án trong giáo dục khoa học ở
trường trung học cơ sở Kết quả cho thấy dạy học dự án đã cải thiện cả thành tích học tập và thái độ của học sinh đối với môn học Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng dạy
6
Trang 18học dự án không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn phát triển các kỹ năng
như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.[25]
Ngoài ra, công trình nghiên cứu "Project-Based Learning in Science and Engineering" của Bell, s và các đồng nghiệp vào năm 2005 đã khám phá việc áp
dụng dạy học dự án trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật Tác giả đã nhấn mạnh
ràng dạy học dự án không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn phát triển các
kỹ năng như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm Dạy học dự án
đòi hỏi học sinh tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực
tế, từ đó khám phá và giải quyết các vấn đề phức tạp Điều này giúp họ phát triển kỹ
năng tự học, khả năng làm việc độc lập và hợp tác cùng nhau [26]
Cuối cùng, bài viết "Project-Based Learning: A Review" của Thomas (2000)
cung cấp một cái nhìn tổng quan về dạy học dự án trong giáo dục khoa học và các
lĩnh vực khác Tác giả đã phân tích các nghiên cứu và công trình khác nhau và đề
xuất một khung nhìn toàn diện về dạy học dự án, bao gồm các yếu tố quan trọng như
sự tham gia của học sinh, hướng dẫn của giáo viên và kết quả học tập Bài viết này
nhấn mạnh rằng dạy học dự án không chỉ là việc thực hiện các hoạt động thực tế, mà
còn là một quá trình giáo dục toàn diện, trong đó học sinh phát triển các kỹ năng cần
thiết cho sự thành công trong cuộc sống và công việc.[27]
Tông hợp lại, các công trình nghiên cứu về dạy học dự án trong môn khoa học
tự nhiên trên thế giới đã cung cấp cái nhìn sâu sẳc về hiệu quả và lợi ích của phương pháp này Dạy học dự án không chỉ giúp học sinh nám vừng kiến thức môn KHTN,phát triển NLVDKTKNĐH, mà còn phát triển kỹ năng tư duy phản biện, giải quyếtvấn đề, làm việc nhóm và sáng tạo Đây là những kỹ năng quan trọng để họ có thể áp dụng kiến thức vào thực tế và tương tác hiệu quả trong môi trường công việc và xã
hội
1.1.2 Ở Việt Nam
Dạy học dự án đà trở thành một phương pháp giáo dục phố biến trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học trong môn khoa học tự
nhiên ở Việt Nam Mặc dù chưa có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể về dạy học dự
án phát triển NLVDKTKNĐH cho HS tại Việt Nam, nhưng có một số công trìnhnghiên cứu đã mang lại những kết quả đáng chú ý như sau:
"Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học" của nhóm tác giả Nguyễn Lăng Bình, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng, Đỗ Hương Trà [5]
đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của PPDHDA như: cơ sở tâm lí học của phương
7
Trang 19pháp, nhừng thành phân cơ bản, quy trình áp dụng PPDHDA Những nội dung này
đã mở ra một hướng nghiên cứu mới về việc vận dụng PPDHDA vào đào tạo giáo
viên các cấp học của các trường SU’ phạm
Nhóm tác giả Trịnh Vãn Biều, Trịnh Lê Hồng Phương, Phan Đồng Châu Thủy
đã có bài viết "Dạy học theo dự án - Từ lí luận đến thực tiễn" [4] đã hệ thống những
vấn đề cơ bản nhất về DHDA gồm: khái niệm, phân loại, cấu trúc, đặc điếm, tác dụng,
ưu nhược điếm,cách tiến hành, đánh giá và những bài học kinh nghiệm để thành công
Đáng chú ý là nghiên cứu "Dạy học dự án trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng học sinh môn khoa học tự nhiên" của Trịnh Văn Minh và
Lê Thị Phương Thảo [17] Nghiên cứu này đã được thực hiện với mục đích đánh giá hiệu quả của dạy học dự án trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kỹ
năng cùa học sinh thông qua giảng dạy môn khoa học tự nhiên ở trường phố thông Kết quả cho thấy dạy học dự án đã giúp học sinh nắm vừng kiến thức chuyên môn và
phát triến các kỹ năng như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm
Cùng với đó là nghiên cứu “Hoạt động học tập trong DHTDA và những kết quả thu được” của các tác giả Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà [10] đà làm rõ các giai đoạn
của DHDA và đưa thêm giai đoạn xác định nguồn lực cần thiết là những điềm mớicủa lí luận DHDA
Tại Việt Nam, nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học đã được nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu và cơ quan chức năng quan tâm
và thực hiện Dưới đây là một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biếu về chủ đề
này như:
Công trình nghiên cứu “Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa
học vào thực tiễn cho HS THPT” cũa tác giả Trần Thị Tao Ly [16], nêu ra một số biện
pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh THPT.Các biện pháp này liên quan đến cách giảng dạy, phương pháp học tập, sử dụng các
tài liệu và công cụ hỗ trợ giảng dạy Điều này giúp học sinh áp dụng kiến thức hóa học vào thực tế, từ đó phát triền năng lực và ứng dụng kiến thức trong cuộc sống hàng
Trang 20triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trong môn sinh học 7 Từ đó HS có
thể phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng và hình thành thế giới quan, tự đặt
ra được câu hỏi mang tính thực tiễn về các loài sinh vật
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu đổi với môn Lịch sử của đồng tác giả Nguyễn Thị Côi, Trần Thị Thu Huyền [7] đến từ trường Đại học sư phạm Hà Nội và
trường THPT Trường Định - Hà Nội với tựa đề “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” Nghiên cứu đã chỉ ra
tầm quan trọng của việc phát triến năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh và đề
xuất được một số biện phát triến năng lực vận dụng kiến thức trong môn Lịch sử ởtrường phổ thông Nghiên cứu của các tác giả đà giúp HS nắm vừng được kiến thức
về lịch sử nước ta và thế giới được học ở trường phố thông đồng thời vận dụng được
kiến thức đó để rút ra được các bài học lịch sử từ các sự kiện, diễn biến lịch sử Từ
đó HS không chí hăng hái tích cực tìm hiểu mà còn bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, yêu mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, thấy trách nhiệm của mìnhtrong việc xây dựng và bảo vệ quê hương
Tuy nhiên cho đến nay, PPDHDA vẫn chưa được vận dụng như một PPDH phố
biến ở mọi cấp, bậc học đồng thời cũng chưa có sự đổi mới áp dụng tiến bộ của CNTT
Vì thế tôi nghiên cứu đề tài theo hướng đề xuất biện pháp phát triển năng lực vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh THCS thông qua DHDA với sự hồ trợ
của ứng dụng cũa công nghệ thông tin
1.2 Năng lực và phát triển năng lực cho học sinh THCS
1.2.1 Khái niệm năng lực
Năng lực (Competency) được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà
người lao động Cần phải có để đáp ứng yêu cầu và là yếu tố giúp một cá nhân làm
việc hiệu quả hơn so với người khác
Theo tác giả Lê Kim Long, Nguyễn Thị Kim Thành “NL là tổ hợp các hoạt động dựatrên sự huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tri thức khác nhau để giải quyết
vấn đề hay có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp cúa cuộc sống luôn thay
đồi NL của người học là khả năng làm chủ nhừng hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái
độ phù hợp với lứa tuối và vận hành kết nối chúng một cách hợp lí để thực hiện thành công nhiệm vụ học tập và giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho người
học trong cuộc sống” [15]
Theo Chương trình GDPT 2018 [1], NL được hiểu rằng là “thuộc tính cá nhân
được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho
9
Trang 21phép con người huy động tống hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân
khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một hoạt động nhất định,
đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”
Cùng với nhiều nghiên cứu khác nhau, các tác giả đã đưa ra khái niệm khác nhau
về năng lực, tuy nhiên luận văn này sử dụng khái niệm năng lực theo chưong trình
GDPT 2018
1.2.2 Phân loại nàng lực
Hình ỉ 1 Phân loại năng lực
❖ Nhóm năng lực xã hôi: Gồm có năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác được
thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác Nhóm năng lực này
được rèn luyện và phát triển thông qua các hoạt động nhóm Đòi hởi HS phải có khả năng giao tiếp, thuyết trình, vận hành được cảm xúc, có khả năng thích ứng cũng như
khả năng hợp tác
❖ Nhóm năng lực công cụ: Gồm có năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn
ngữ và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin Những năng lực này là công cụ để tìm kiếm và xử lí thông tin, dừ liệu thu thập được
♦ ♦♦ Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Gồm năng lực tự học,
NLGQVĐ, năng lực sáng tạo và năng lực quản lí bản thân HS phải rèn luyện và phát triển khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triến cũng như những giới
hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát
triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối cách ứng
Trang 22♦ ♦♦ Năng lực chung bao gôm: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiêp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Năng lực tự chủ và tụ học: Yêu cầu HS phải biết xác định mục tiêu học tập, lập kế hoạch và thực hiện cách học, đánh giá và điều chỉnh việc học Chủ động, tích
cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không
đồng tình với những hành vi sống dụa dẫm, ỷ lại
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đòi hỏi HS phải biết phát hiện và làm rõ vấn đề, đề xuất và lựa chọn giải pháp, thực hiện và đánh giá các giải pháp giải quyết vấn đề, nhận ra ý tưởng mới, hình thành và triển khai ý tưởng mới, tư duy độc lập
+ Năng lực giao tiếp và họp tác: Yêu cầu HS biết đặt ra mục đích giao tiếp vàhiểu được vai trò quan trọng cúa việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp Hiếu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù họp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng
để giao tiếp hiệu quả Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề đơn giản cùa đời
sống, khoa học, nghệ thuật, có sử dụng ngôn ngữ kết họp với biểu đồ, số liệu, công thức, kí hiệu, hình ảnh
♦ ♦♦ Năng lực đặc thù bao gồm: Năng lực ngôn ngữ, năng Iịĩc tính toán, năng
lực tin học, năng lực thể chất, năng lực thẩm mĩ, năng lực công nghệ, năng lực khoa
+ Năng lực tin học: Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ của công nghệ
kỹ thuật số, nhận biết, ứng xử phù họp chuấn mực đạo đức và pháp luật trong xã hội
Trang 23+ Năng lực khoa học đôi với học sinh THCS được hình thành qua hai môn học
là Khoa học tự nhiên, Lịch sử và địa lí trong đó được thể hiện qua các hoạt động nhưnhận thức khoa học, tìm hiểu tự nhiên, tìm hiếu xã hội và vận dụng kiến thức kĩ năng
đã học [1]
1.2.3 Phát triển năng lực cho học sinh THCS
Đẻ hình thành và phát triển được NL cho HS thì người GV đóng một vai trò
vô cùng quan trọng, người GV cần phải đổi mới mục tiêu, phương pháp giảng dạy, đổi mới cách kiểm tra đánh giá, có thế liệt kê cụ thể là:
- Đối mới mục tiêu dạy học từ dạy học định hướng nội dung sang định hướngphát triển năng lực
- Đổi mới PPDH bao gồm: cải tiến PPDH truyền thống, tăng cường vận dựng dạy học GQVĐ, dạy học theo tình huống, dạy học theo định hướng hành động, tăng
cường sử dụng phương tiện công nghệ thông tin, đồ dùng, thí nghiệm, sử dụng đa
dạng các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm đạt hiệu quả cao trong giờ dạy
- Tăng cường bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS bằng cách để
các em học tập một cách tự lực, tích cực, phát huy tính sáng tạo Tăng cường khả năng hoạt động nhóm, thảo luận, trình bày ý kiến cá nhân của các em trong tiết học
- Tăng cường đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo năng lực Trong
đó việc xây dựng một hệ thống bài tập thực tiền đế sử dụng trong giảng dạy, kiểm tra
là vô cùng cấp thiết
Tóm lại có rất nhiều phương pháp đế phát triển NL cho HS, để dạy học có hiệu
quả thì GV cần lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với HS.[ 19]
1.3 Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
1.3.1 Kháỉ niệm năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học là năng lực của người học để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; những vấn đề
về bảo vệ môi trường và phát triến bền vững; ứng xử thích hợp và giải quyết nhừng vấn đề đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng [2]
1.3.2 Cấu trúc và biểu hiện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong môn KHTN
Cấu trúc và biểu hiện của NLVDKTKNĐH theo chương trình GDPT 2018 trong môn
KHTN [2] bao gồm:
12
Trang 24Bảng LI Biếu hiện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong môn
KHTN
Biểu hiện
Nhận • ra được vấn • •đề thực tiễn dựa• trên kiến thức khoa học♦ tự nhiên •
Giải thích được • • vấn đề thực tiễn dựa• trên kiến thức khoa học tự• • nhiên
Dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra nêu được giải pháp và thực hiện được một
số giải pháp để bảo vệ tự nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi phù hợp
với yêu cầu phát triển bền vừng
Nhiều tác giả như Phạm Thị Bình và Đỗ Xuân Hòa (2022) [6], Nguyễn Thị Thanh và
cộng sự (2014) [18], Nguyễn Đức Dũng và cộng sự (2016) [9] đã đề nghị cấu trúc
NLVDKTKNĐH gồm 5 tiêu chí: Tìm hiểu vấn đề cần giải quyết; Đe xuất lựa chọngiải pháp thực hiện; Lập kế hoạch; Thực hiện kế hoạch; Kết luận và đánh giá phương
án giải quyết vấn đề
Tuy nhicn đe phù hợp với tiến trình tố chức DHDA và bám sát vào các biếu hiện của
NLVDKTKNĐH của HS theo chương trình GDPT 2018, luận vãn đề xuất cấu trúc
và biểu hiện của NLVDKTKNĐH được chia thành 5 thành tố và 8 tiêu chí biểu hiện
như sau:
Bảng 1.2 Các thành tố và tiêu chí biểu hiện của nấng lực vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học trong môn KHTN
Phát hiện ra vấn đề thực tiễn càn giải quyết
Nhận ra• •mâu thuẫn cùa vấn đề thực tiền
Trang 251.3.3 Đánh giả năng lực vận dụng kiên thức, kĩ năng đã học của học sinh
❖ Đánh giá thông qua quan sát
Đánh giá thông qua quan sát HS trong giờ như: thái độ, tinh thần xây dựngbài, hoạt động nhóm, kĩ năng thuyết trình của HS người dạy có thể có cái nhìn tổng quan về người học Đe đánh giá thông qua quan sát, GV cần tiến hành các hoạt động:
- Xác định mục tiêu, đối tượng cụ thể cần quan sát
- Xác định các tiêu chí cho từng nội dung quan sát (thông qua các biếu hiệncủa năng lực cần đánh giá)
- Thiết lập các phiếu, bảng kiếm, những ghi chú thông tin chính vào phiếu
quan sát
- Tiến hành quan sát và ghi chép đầy đủ những biếu hiện quan sát được vào
phiếu quan sát và đánh giá
❖ Đánh giá thông qua vấn đáp
GV có thể vấn đáp về nội dung bài học, nhũng vấn đề thực tiền liên quan đến bài học, dự đoán, giải thích các hiện tượng thí nghiệm để kiểm tra giữa việc học bài
với việc liên hệ, sử dụng những giữa kiến thức được học và vận dụng nhừng kiếnthức đó trong thực tiền cuộc sống Từ đó đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học hoặc phát hiện ra những khó khãn mà người học mắc phải nhằm cải thiện quá trìnhdạy, giúp người học cải thiện việc học tập của mình
❖ Tự đánh giá
Tự đánh giá là một hình thức mà HS tự liện hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện
với các mục tiêu của quá trình học tập HS sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ
của cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điều cần thay đồi để hoàn thiện bản thân HS tự đánh giá bản thân về kết quả bản thân thu được trong các giờ học,
bài kiếm tra, các công việc được giao về nhà
♦ ♦♦ Đánh giá qua hồ sơ học tập (HSHT)
HSHT là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của HS, trong đó HS tự đánh giá
về bản thân, tự ghi lại kết quả học tập, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu định ra đểnhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ của mình Trong HSHT, HS còn lưu giữ những sản phẩm để minh chứng cho kết quả học tập cùa mình HSHT có ý nghĩa quan trọng
đối với mỗi HS, giúp HS tìm hiểu về bản thân, khuyến khích niềm say mê hứng thú học tập và hoạt động đánh giá, đặc biệt là tự đánh giá
HSHT có các loại:
- Hồ sơ tiến bộ: bao gồm những bài tập, sản phẩm HS thực hiện trong quá trình
14
Trang 26học tập để minh chứng cho sự tiến bộ của HS.
- Hồ sơ quá trình: HS ghi lại những điều đã học được về kiến thức, kỹ năng, thái
độ qua các mồn học và xác định cách điều chỉnh
- Hồ sơ mục tiêu: HS tự xây dựng mục tiêu học tập cho mình trên cơ sở tự đánh giá và năng lực của mình và xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đề ra
- Hồ sơ thành tích: HS tự đánh giá các thành tích học tập nổi trội trong quá trình
học tập, từ đó khám phá bản thân về những năng lực tiềm ẩn của mình
❖ Đánh giá dựa vào một số kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi khác
Có thể đánh giá kết quả học tập của HS thông qua nhiều kênh thông tin khác
Chẳng hạn, có thể yêu cầu HS thiết kế những câu hỏi, bài tập, những tình huống về
nội dung bài học có liên quan đến thực tiễn cuộc sống, sản xuất, trong tự nhiên trước
hoặc sau khi học Qua đó, GV có thể đánh giá được mức độ vận dụng kiến thức của
HS, HS được tìm tòi, khám phá và thêm hứng thú với môn học
Cũng có thể đánh giá kết quả học tập của HS khi yêu cầu HS tóm tắt các kiến thức vừa học bằng một số ít câu hởi giới hạn [22]
1.4 Phương pháp dạy học dự án
1.4.1 Khải niệm dạy học dự án
DHDA là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ
học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phấm có
thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn
bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện DA,kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA
Học theo DA là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tống hợp kiến thức
từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống DA làmột bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài
học [4]
Hiện nay, DHDA vẫn được sử dụng trong giáo dục Việt Nam và được đánh giá cao về khả năng giúp học sinh phát triển nhiều kĩ năng quan trọng Đặc biệt,
phương pháp này giúp học sinh tập trung vào thực hành và giải quyết vấn đề thực tế,
từ đó giúp các em phát triển kĩ năng tư duy, phân tích, đánh giá, lập kế hoạch, thực
hiện và đánh giá kết quả
Đồng thời, DHDA còn giúp học sinh phát triển kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình và trải nghiệm thực tế Nhờ đó, các em có cơ hội phát triền tốt hơn
15
Trang 27các kĩ năng mêm, từ đó đáp ứng được yêu câu của thị trường lao động hiện nay.
Ngoài ra, DHDA còn giúp học sinh phát triến kĩ năng tự học và tư duy sáng
tạo Từ việc thực hiện các dự án thực tế, các em phải tìm hiếu, nghiên cứu và áp dụng
kiến thức vào thực tể, từ đó giúp các em phát triển kĩ năng tự học và tư duy sáng tạo
1.4.2 Đặc điếm của dạy học dự án
Dạy học dự án có các đặc điểm sau
- Định hưởng thực tiễn: Chú đề của dự án gắn với thực tiễn, kết quả của dự án
phải có ý nghĩa thực tiễn xã hội DHDA tạo ra kinh nghiệm học tập thu hút người họcvào những DA phức tạp trong thực tiễn xã hội, người học sẽ dựa vào đó để phát triển
và ứng dụng các năng lực, phẩm chất của mình
- Định hướng hứng thủ: Chù đề và nội dung của DA phù họp với hứng thú củangười học, thúc đẩy mong muốn học tập của người học, tăng cường năng lực hoàn thành các công việc quan trọng và mong muốn được đánh giá Khi người học có cơ
hội kiếm soát được việc học của mình, giá trị việc học đối với họ cũng tăng lên Cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp cũng tăng hứng thú học tập cùa học sinh
- Tỉnh tự lực cao của người học: Người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học: đề xuất vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề và trình bày kết quả thực hiện
- Định hướng hành động'. Khi thực hiện dự án, đòi hỏi học sinh phải kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan Người học khám phá, giảithích, tổng họp thông tin sao cho có được sản phẩm ý nghĩa
- Định hướng sản phẩm: Đó là những sản phẩm hành động có thể công bố, giới thiệu được Kết quả của dự án có thể là bài báo, bài trình bày, các mô hình vật chất, thí nghiệm
- Có tỉnh phức hợp'. Nội dung dự án có sự kết họp của nhiều lĩnh vực hoặc các
môn khác nhau DHDA yêu cầu người học sử dụng thông tin của nhiều môn học khác
nhau để giải quyết vấn đề
- Cộng tảc ỉàm việc'. Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, việchọc mang tính xã hội DHDA thúc đẩy cộng tác giữa những người học với giáo viên
và giữa những người học với nhau Nhiều khi cộng tác được mở rộng đến cộng đồng
Sự làm việc mang tính cộng tác, có tầm quan trọng làm phong phú và mở rộng sự
hiểu biết của người học về nhừng điều họ đang học [13]
ỉ 4.3 Phân loại dạy học dự án
Các DA học tập được phân loại theo các cơ sở:
16
Trang 28- Phân loại theo môn học: Trọng tâm nội dung năm trong một môn học hay một
số môn học khác (liên môn)
- Phân loại theo sự tham gia của người học: Cá nhân, nhóm HS, một lớp học hay một khối lớp
- Phân loại theo sự tham gia của GV: DA dưới sự hướng dẫn cùa một GV hay
sự cộng tác nhiều GV
- Phân loại theo quỹ thời gian: Tuỳ vào mức độ phức tạp của DA mà quyết định
thời gian thực hiện và dựa vào thời gian thực hiện, có thể phân chia các DA học tập
làm 3 loại:
+ DA nhỏ: Tiến hành trong một số giờ học+ DA trung bình: Tiến hành trong một số ngày (1 tuần hoặc 40 giờ học)
+ DA lớn: Tiến hành trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần
- Phân loại theo nhiệm vụ
+ DA tìm hiểu: Khảo sát thực trạng đối tượng
+ DA nghiên cứu: Giải quyết vấn đề, giải thích hiện tượng
+ DA kiến tạo: Tạo ra sản phấm vật chất hành động thực tiền như trưng bày
+ DA hỗn hợp: Là các DA có nội dung kết hợp các dạng nêu trên
Các loại DA trên không hoàn toàn tách biệt với nhau Trong từng lĩnh vực
chuyên môn có thế phân loại các DA theo đặc thù riêng
Khi áp dụng phương pháp DHDA cho việc dạy học nói chung, tuỳ theo điềukiện, hoàn cảnh cụ thể về quỹ thời gian, địa điểm, tình hình đặc điểm lớp học, điều
kiện cơ sở vật chất của nhà trường và gia đình HS, và cả đề tài HS lựa chọn mà GV đưa ra các kế hoạch thực hiện phù hợp.[12]
1.4.4, Qui trình dạy học dự án
Đe thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động dạy học, qui trình tổ chức cho HS học tập theo DA gồm 3 bước chính và mỗi bước chính có những hoạt động cụ thể và được thể hiện bằng sơ đồ sau [3]
17
Trang 29Hình 1.2 Qui trình tồ chức dạy học theo dự án
Tác giả Đỗ Hương Trà phân chia cấu trúc tiến trinh DHDA theo 5 bước, thể hiện
bằng sơ đồ sau [21]:
GV tạo điều kiện đê HS đề xuất ý tưởng DA, quyết định chù đề,
xác định • mục a tiêu DA
Nhóm HS lập kế hoạch làm việc, phân còng lao động
3 Thực hiện DA
HS làm việc nhỏm và cá nhân theo kế hoạch
Ket hợp lí thuyết và thực hành, tạo ra san phẩm
HS trình bày sản phàm, giới thiệu, công bố san phẩm DA
5 Dán 11 giá
GV và HS đánh giá kết qua và quá trình Rút ra kinh nghiệm
Hình 1.3 Sư đồ các bước của DHDA theo tác giả Đỗ Hương Trà
Như vậy, cách chia thành 5 bước này cơ bản không khác nhiều so vói cách thứnhất, tác giả Đỗ Hương Trà đà gộp phần thu thập và xử lí thông tin của cách phân loại trên vào bước 3 là bước thực hiện DA của HS
Luận văn lựa chọn qui trình DHDA 5 bước đế dạy học chú đề Acid - Base - pH
- Oxide - Muối, KHTN 8 THCS nhằm phát triển NLVDKTKNĐH cho HS
18
Trang 301.4.5 Đánh giả kêt quả hoạt động dự án
Đánh giá kết quả học tập của HS trong DHDA được thực hiện phối hợp đánh giá kiến thức, kĩ năng (qua bài kiếm tra kiến thức), đánh giá năng lực và thái độ của
HS trong quá trình thực hiện DA thông qua các hoạt động học tập do GV tố chức(qua các bảng kiểm, quan sát) Đánh giá trong DHDA phải kết họp các hình thức
đánh giá khác nhau, tại nhiều thời điếm khác nhau và được kết họp giừa đánh giá của
GV và đánh giá của HS Như vậy, đánh giá năng lực HS trong DHDA cần được thực
hiện qua bộ công cụ đánh giá cụ thế
Yêu cầu của việc thiết kế bộ công cụ đánh giá là phải đảm bảo tính khách quan, độ
giá trị và độ tin cậy Vì vậy, khi thiết kế bộ công cụ đánh giá trong DHDA, GV cần
dựa trên các dấu hiệu/ biểu hiện cùa năng lực cần đánh giá để xây dựng bảng kiểmquan sát, bảng kiếm đánh giá, sổ theo dõi DA, thang đo thái độ,
a) Bảng kiêm quan sát
Việc đánh giá quan sát thực hiện thông qua bảng kiểm/ phiếu quan sát Quy trình xây
dựng bảng kiểm quan sát được thực hiện như sau:
Bước 1: Liệt kê danh sách các tiêu chỉ: GV cần căn cứ nội dung quan sát đế liệt kê
nhũng tiêu chí cần đánh giá và lĩnh vực cần đánh giá
Bước 2: Khớp nổi những mức độ chất lượng: Mô tả mức độ tốt nhất và kém nhất của
chất lượng, sau đó viết vào những cột ở giữa mức độ trung gian
Bước 3: Sử dụng trong đảnh giả của GV: GV sử dụng bảng kiếm quan sát đế đánh giá chất lượng công việc HS thực hiện
Số theo dõi DA được sử dụng trong tất cả các giai đoạn cúa tiến trình dạy học GV cần chuẩn bị sẵn mẫu sổ theo dõi DA và cung Cấp ngay khi HS bắt đầu DA
Thông qua sổ theo dõi DA để DV đánh giá năng lực và thái độ của HS trong quá trình thực hiện DA
c) Bảng kiếm đảnh giả két quả dự án học tập
Bảng kiếm đánh giá DA học tập là một công cụ làm càn cứ có liệt kê danh sách các
tiêu chí đánh giá sản phẩm của DA học tập (chẳng hạn mô hình vật chất, bài trình bày
19
Trang 31PowerPoint, trang web ) mà trong đó có sự kêt hợp các mức độ của chât lượng cho
mỗi tiêu chí, từ xuất sắc đến kém
Trong DHDA, có thể sử dụng bảng kiểm để đánh giá bài trình diễn đa phương tiện;
Đánh giá ấn phẩm (poster); Đánh giá trang web; Đánh giá tổng thể DA Ngoài ra, còn
có bảng kiếm trình bày của HS, bảng kiếm thảo luận nhóm, bảng kiêm bài tập ở nhà,
bảng kiềm đánh giá sự họp tác của HS,
d) Thang đo thải độ (thang đo Likert)
Một thang đo Likert bao gồm một chuỗi các mục là các phát biếu tường thuật HS
được yêu cầu chỉ ra ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với mỗi phát biếu Nói chung, thường có 5 lựa chọn: “ rất không đống ỷ” , “ không đồng ỷ ’7 “trung tỉnh”, “đồng ỷ ”
và “rất đồng ý ”, được gán với điểm số, thường từ 1 đến 5 Nhờ cách gán điểm, những phản hồi cũa HS được định lượng và có thể tính tống điểm số của các cá nhân chomột mục nào đó để điều tra sự quan tâm của họ với nội dung đó Vì vậy thang đo
Likert còn được gọi là thang đo tổng họp
Quy trình xây dựng thang đo Likert
Bước 1: Xác định mục tiêu: Tức là xác định những gì cần đo lường
Bước 2: Tạo ra các mục: Căn cứ vào mục tiêu để tạo ra các mục thang đo
Bước 3: Phân loại các mục: Gồm nhóm các mức độ hưởng ứng với mỗi mục Thông
thường đối với các phát biểu khắng định, người ta sử dụng một thang mức độ từ 1
đến 5 từ “rất không đồng ỷ/ rất không quan tâm ” đến “ rất đống ỷ/ rất quan tâm ”
Đối với các phát biểu phủ định, các mức độ được gán điếm số ngược lại
Bước 4: Thực thỉ thang đo: Tức là sử dụng thang đo Likert trong đánh giá Trong
DHTDA, có thể sửa dụng thang đo Likert để HS: (1) Lựa chọn các chủ đề DA; (2) Phân chia nhóm theo sở thích; (3) Đo thái độ của khán giả với bài trình bày Đối với
GV: Thang đo Likert đánh giá nhừng thuận lợi/ khó khắn về phía GV trước, trong,sau quá trình DHDA, liên quan tới nhiều yếu tố tác động tới việc tiến hành thuận lợi
- Phát huy tính tự lực, trách nhiệm, sáng tạo của HS
- Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính tích hợp
20
Trang 32- Phát huy năng lực cộng tác làm việc và kĩ nãng giao tiêp ở HS.
- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn của HS trong hoạt động thực hiện DA
- Phát triến năng lực đánh giá của HS
- Phát triển kĩ năng sử dụng CNTT trong hoạt động bên cạnh việc phát triển các
kĩ năng mềm khác
- Thông qua quá trình thục hiện DHDA, HS củng cố mối quan hệ (tình bạn) với nhau trong nhóm, lớp và với GV bộ môn
* Với G V:
- Phát triển đuợc các kĩ năng đánh giá (quan sát,vấn đáp) của GV cả về kiến
thức và năng lực của HS (theo chiều rộng và chiều sâu) Việc đánh giá HS sẽ toàn
diện hơn so với các PPDH khác: Đánh giá về việc học (đánh giá quá trình), trong việc
học (đánh giá đồng đẳng) và về việc học của HS (đánh giá kết quả)
- Ọuan tâm tới tiềm năng cùa HS và gắn kết hơn với HS trong dạy học, từ đó
GV thấy yêu nghề hơn
- Tự bồi duờng kĩ năng sử dụng CNTT và các phương tiện kĩ thuật hiện đại
trong dạy học
- Luôn có ý thức tìm hiểu và gắn kết kiến thức lí thuyết với thực tiễn, từ đó sẽ tạo được bộ tư liệu dạy học ngày càng phong phú, đa dạng, sâu sắc hơn
b Hạn ché
Tuy nhiên, DHDA cũng có những hạn chế và thách thức nhất định:
- Không phải bất kì bài học nào cũng áp dụng được DHDA DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức mang tính hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ
năng cơ bản
- DHDA là hình thức bổ sung cho các PPDH truyền thống, không thay thế chophương pháp thuyết trình và luyện tập
- DHDA đòi hỏi phải có thời gian để HS nghiên cứu, tìm hiểu và còn mất thời
gian của cả GV Đây là hạn chế lớn nhất của DHDA Do vậy đòi hởi GV phải xác
định cụ thế mục tiêu và giới hạn được phạm vi nội dung của DA Thực hiện điều này lại
hạn chế những ý tưởng, tính sáng tạo của HS Đây cũng là một trong những nguyên nhân
lí giải vì sao GV ít sử dụng PPDH này ở trường phổ thông tại Việt Nam
- Đổ HS làm việc hiệu quả, GV phải cân đối giữa việc HS họp nhóm gây ồn àovới việc phải duy trì trật tự
- GV gặp khó khăn trong thiết kế bộ công cụ đánh giá khách quan và chính xác
nhất những mục tiêu học tập và giáo dục
21
Trang 33- DHDA đòi hỏi phương tiện vật chât và tài chính phù hợp, đặc biệt cân sự trợgiúp của CNTT, các phần mềm ứng dụng và mạng Internet, các phương tiện kĩ thuật hiện đại (đa phương tiện).
- DHDA yêu cầu GV phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm và lòng tâm huyết với nghề
1.4.7. Điều kiện thực hiện dạy học dự án môn Khoa học tự nhiên
Đe việc vận dụng DHDA trong môn KHTN đạt được hiệu quả cao cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Xác định rồ mục tiêu học tập của HS: HS đạt được gì về năng lực, phẩm chất qua
DA học tập? Các DA có tính chất liên môn hay chỉ gồm nội dung đơn môn đều chú ý tới khía cạnh khoa học và thực nghiệm Tập trung vào hoạt động tư duy bậc cao, không chỉ là những kĩ năng đọc sách hay sử dụng CNTT,
- Nội dung hoặc chú đề DA phải gắn với thực tiễn, hoặc với những Vấn đề đang diễn
ra trong cuộc sống xung quanh, mang tính thời sự, tính xã hội có liên quan đến nội dung môn học, bài học
- Chú ý các đặc điếm chuyên biệt về giới tính, tâm sinh lí lứa tuối giúp phát huy những điểm mạnh riêng của HS theo sự khác biệt về cá thể
- GV, nhà trường và gia đình phải tạo được môi trường học tập thân thiện, tích cực;ùng hộ và hỗ trợ các điều kiện vật chất (chủ yếu là phương tiện kĩ thuật CNTT,
Internet) và tinh thần, thời gian cho phương pháp học tập mới cùa HS
- GV phải xây dựng một lịch trình đánh giá hiệu quả và luôn theo dồi, tư vấn cho HS trong quá trình thực hiện DA
- GV cần hình thành và rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao và các kì năng cần có của người lao động mới trong thế kỉ XXI đế làm gương cho HS
1.5 Một số ứng dụng công nghệ thông tin kết họp trong dạy học dự án môn Khoa học tự nhiên
1 5 ỉ ủng dụng Padlet
a Giới thiệu về úng dụng Padlet
- Padlet là trang web/ứng dụng, để dễ hiểu thì nó có thể được ví như là một tấm bảng
trong lớp học Nhưng điều khiến nó đặc biệt hơn khi so với các tấm bảng trên trường lớp đó chính là cho phép người dùng thêm văn bản, hình ảnh, video, đường dẫn, ý
tưởng lên tấm bảng này và chia sẻ đến lóp học, hội nhóm vô cùng dễ dàng
- Padlet là ứng dụng phù họp với giáo viên đế xây dựng nội dưng bài học và nhất là
các bạn học sinh dùng đề họp nhóm, lên ý tưởng sáng tạo [29]
22
Trang 34b Cách sử dụng ứng dụng Padlet
Hình 1.4 Hướng dẫn sử dụng Padlet
Hướng dẫn sử dụng Padlet được mô tả chi tiết tại link sau:
1.5.2 Ủng dụng Canva
a Giới thiệu về ứng dụng Can va
Canva được biết đến là một phần mềm thiết kế online với các thao tác đơn giản, nhanh chóng mà bạn không cần phải biết nhiều kỹ năng thiết kế như các phần mềm chuyên
dụng Photoshop, AI,
Đến với Canva, người dùng sẽ được sử dựng một kho dữ liệu khống lồ, hoàn toàn
miễn phí với hàng loạt mẫu thiết kế được phân chia theo mục như: Poster, cv, Logo, bài đăng Facebook, bài đăng Instagram, áp phích, Video, bài thuyết trình, thư mời,hình ảnh thông tin bằng đồ họa, mà bạn có thế tùy ý sử dụng Giao diện thiết kếcủa Canva cũng vô cùng đơn giản, bắt mắt, phù hợp với hầu hết mọi người, thậm chí những người thiết kế không chuyên
Sản phẩm sau khi thiết kế và chỉnh sửa, bạn có thể tải chúng về máy bằng nhiều định
dạng file khác nhau như: JPG, PNG, PDF [28]
b Cách sử dụng úng dụng Can va
23
Trang 35Hình 1,5, Hướng dẫn sử dụng Canva
Hưóng dẫn sử dụng ứng dụng Canva được mô tả chi tiết tại link sau:
1.5,3, ủng dụng One Note
a Giới thiệu về ủng dụng One Note
OneNote Class Notebook là một ứng dụng giúp bạn thiết lập OneNote trong lớp của bạn Với Microsoft OneNote giáo viên có thế tạo ra các notebook giúp họ tô chức,phân phối chương trình giảng dạy, và cộng tác với học sinh và đồng nghiệp
ứng dụng này sẽ tạo một sổ ghi chép lớp học, trong đó bao gồm ba loại sô ghi chép con:
- Sổ tay học viên — sổ ghi chép riêng tư được chia sẻ giữa mỗi giáo viên và học viên
cá nhân của họ Giáo viên có thể truy nhập các sổ ghi chép này bất kỳ lúc nào, nhưng
học viên không thể xem số ghi chép của học viên khác
- Thư viện nội dung — số tay dành cho giáo viên đe chia sẻ tài liệu khóa học với học viên Giáo viên có thế thêm và sửa tài liệu của nó, nhưng đối với học viên, sô ghi chép có dạng chỉ đọc
- Không gian cộng tác — sổ ghi chép dành cho tất cả học viên và giáo viên trong
lóp học để chia sẻ, tổ chức và cộng tác [30]
b Cách sử dụng ủng dụng One Note
Hiróng dẫn sử dụng One note đưọc mô tả chi tiết tại link sau:
24
Trang 361.5.4 ửng dụng Windows Live Movie Maker
a Giới thiệu về ứng dụng Windows Live Movie Maker
Windows Movie Maker là một trong những công cụ tạo và chỉnh sửa video phố biến
và đáng tin cậy nhất Công cụ được phát triển với một giao diện độc đáo, dễ nhìn và
dễ sử dụng, ửng dụng hầu như hoạt động được trên tất cả những phiên bản của hệ
điều hành Microsoft Windows và macOS
Do sự đơn giản và giao diện dễ sử dụng nên Windows Movie Maker đà trở thành ứng dụng tạo phim và video nổi tiếng nhất trên thế giới Với công cụ này, bất kì ai cũng
có thể dễ dàng chỉnh sửa video và chia sẻ chúng thông qua phương tiện truyền thông
xã hội Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng rất phù hợp với nhừng người mới bắt đầuchỉnh sửa [31]
b Cách sử dụng ứng dụng Windows Live Movie Maker
1.6 Thực trạng vận dụng phương pháp dạy học dự án phát triên năng lực vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh
1.6.1 Mục đích điều tra
a Đối với học sinh
- Thu thập thông tin, phân tích thuận lợi, khó khăn trong quá trình học tập môn KHTN
8 của HS để triển khai DHDA chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối nhằm phát
NLVDKTKNĐH cho HS
b Đổi với giảo viên
- Thu thập thông tin, phân tích thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng PPDHDAcho môn KHTN 8 chủ đề Acid - Base - pH - Oxide - Muối nhàm phát
25
Trang 37NLVDKTKNĐH cho HS
1.6,2 Đối tượng điều tra
- Khảo sát đối với 40 GV KHTN cấp THCS cùa Thành phố Hà Nội và 300 HS khối lớp
8 của 2 trường gồm: THCS Quảng Phú cầu, THCS Trường Thịnh, huyện ứng Hòa
-Thành phố Hà Nội
ỉ, 6.3 Phương pháp điều tra
- Sử dụng phiếu hỏi khảo sát thực trạng sử dụng PPDHDA cho môn KHTN 8 nhàmphát triển NLVDKTKNĐH cho HS
ỉ, 6,4 Kết quả điều tra
a Kết quả phiếu điều tra của GV
Phần 1: Các câu hỏi liên quan đến thực trạng sử dụng phưong pháp dạy học dự
án trong ” dạy • </ học • • môn khoa học tự nhiên • ■ nhằm phát triển năng ” • lực vận • dụng •
kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh
Câu hỏi khảo sát về nhận định vai trò của NLVDKTKNĐH đối với sự phát triển của
HS thu được kết quả là 100% GV đồng ý Khảo sát về nhận định vai trò của
NLVDKTKNĐH đối với sự phát triển của HS với kết quả thống kê thu được trong bảngsau:
câu 3: Thầy/cô hãy đưa ra nhận định v’ê vai trò cùa năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học đối
với sự phát triển của học sinh
Biểu đồ L 1 Mức độ nhận định vai trò của NL VDKTKNĐH đối với sự phát triển
Trang 38đó cho thấy vai trò rất quan trọng của NLVDKTKNĐH trong sự phát triển đối với
HS Tuy nhiên, vẫn còn nhiều GV còn phân vân trong đối với các vai trò khác của
NLVDKTKNĐH Đặc biệt vẫn còn có GV không đồng ý với những vai trò củaNLVDKTKNĐH đem lại cho sự phát triển của HS Điều đó cho thấy ngoàiNLVDKTKNĐH, học sinh vẫn cần phải phát triển thêm nhiều NL khác
Khảo sát về việc vận dụng PPDHDA trong dạy học môn KHTN với kế quả thu đuợc
ở biểu đồ sau:
Câu 6: Th'ây/cô đã vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học mòn Khoa học tự nhiên như
thê' nào? (Th‘ây/cô có thể chọn nhiều đáp án)
41 câu trà lởi
Biểu đồ 1.2 Vận dụng PPDHDA trong dạy học môn KHTN
Thông qua biểu đồ, ta thấy rằng có đến hơn 73% số GV được hỏi cho rằngPPDHDA phù hợp với việc dạy học lý thuyết mới điều đó cho thấy đã có sự thay đối
về cách sử dụng PPDHDA cùa GV Ta cũng thấy rằng rất nhiều GV cho rằng
PPDHDA phù hợp với nhiều loại hình dạy học, nhiều bài học khác nhau Từ đó chúng
tở giá trị cùa PPDHDA đối với GV và được GV sử dụng thường xuyên
Phần 2 Các câu hỏi liên quan đến đánh giá hiệu quả của việc sủ ’ dụng phương
pháp dạy học dự án trong dạy học môn khoa học tự nhiên nhằm phát triển năng
lực• vận • dụng kiến• n thức, kĩ năng ” đã học• cho học• sinh
Câu hởi khảo sát về tính phù họp của PPDHDA trong môn KHTN có kết quả được
thể hiện tại biểu đồ dưới đây:
27
Trang 39Câu 2: Thầy/cô hãy đánh giá tính phù hợp cúa phương pháp dạy học dự án trong mòn Khoa học tự
nhiên
Biểu đồ 13 Đảnh giá tính phù họp cua PPDHDA trong môn KHTN
Thông qua biểu đồ ta thấy rằng hàu hết GV đều chọn đồng ý hoặc tương đối đồng ý Điều này cho thấy sự đồng tình của GV cho rằng PPDHDA phù hợp với đối tượng
HS phố thông hiện nay và lợi ích của PPDHDA mang lại cho người học
Khảo sát về thuận lợi và hạn chế của GV khi sử dụng PPDHDA trong dạy học môn
KHTN thu được kết quả được trình bày trong hai biểu đồ dưới đây:
câu 4 Thầy/cô hãy cho biết những hạn chế khi sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học môn
KHTN (Thuận lợi)
Biếu đồ 1.4 Nhận♦ định• • của• GV về thuận lợi• o khi sử dụngO PPDHDA trong môn
KHTN
28
Trang 40câu 4 Thầy/có hãy cho biết những hạn chế khi sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học mòn
KHTN (Khó khăn)
Biêu đô 1.5 Nhận định của GV vê khó khăn khi sử dụng PPDHDA trong môn
KHTN
Thông qua hai biểu đồ thuận lợi và khó khăn ta thấy rằng hầu hết GV đều đồng ý với
thuận lợi và khó khăn thuộc phân phối chương trình giảng dạy và trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy Điều đó cho thấy đế triển khai được PPDHDA trong nhàtrường hiện nay cần có sự nghiên cứu kì về phân phối chương trình giảng dạy hợp lí,
đồng thời trang bị thêm các cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học theo PPDHDA môn KHTN
a Kết quả phiếu điều tra của HS
Câu hỏi khảo sát về tàn suất sử dụng loại hình DA trong môn KHTN có kết quả được
thể hiện tại biểu đồ dưới đây:
Câu 1: Trong giờ học môn Khoa học tự nhiôn, tần suất các loại hình hoạt động học tập giáo viên sử dụng
Biêu đô 1.6 Tân suất các loại hình hoạt động • • • o •học tập • L o giáo viên sử dụng♦ ơ
29