1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

môn pháp luật đại cương đề cương nghiên cứu đề tài bảo hiểm xã hội

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo hiểm xã hội
Người hướng dẫn GVHD: NGUYỄN THỊ HUỆ
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại Đề cương nghiên cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 44,01 KB

Nội dung

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổchức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chứcthu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài: BẢO HIỂM XÃ HỘI

Lớp học phần: DHDVDT17A-205 Nhóm: 6

GVHD: NGUYỄN THỊ HUỆ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024

Trang 2

Mục lục

Chương 1 : Giới thiệu về bảo hiểm xã hội 3

I.KHÁI NIỆM BẢO HIỂM XÃ HỘI 3

I Bảo hiểm xã hội là gì ? 3

II Sổ bảo hiểm xã hội là gì ? 3

III Bảo hiểm xã hội gồm 2 loại 4

Chương 2 : Chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội Việt Nam 5

I Vị trí và chức năng 5

II Nhiệm vụ và quyền hạn 6

Chương 3 : Những điều cần biết khi tham gia bảo hiểm xã hội 12

I Các chế độ bảo hiểm xã hội 12

II Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội 13

Trang 3

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

I.KHÁI NIỆM BẢO HIỂM XÃ HỘI

I Bảo hiểm xã hội là gì ?

- Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.(Khoản 1 Điều

3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

II Sổ bảo hiểm xã hội là gì ?

- Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia theo quy định của pháp luật Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm

xã hội

III Bảo hiểm xã hội gồm 2 loại

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước

tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước

tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng

Trang 4

phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất

IV CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

 Căn cứ theo điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định có các loại hình bảo hiểm xã hội như sau:

 Bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Ốm đau

- Thai sản

- +Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Hưu trí

- Tử tuất

 Bảo hiểm xã hội tự nguyện

- Hưu trí

- Tử tuất

- Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định

CHƯƠNG 2 : CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI

VIỆT NAM

Trang 5

(Theo Nghị định 89/2020/NĐ-CP, ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

I Vị trí và chức năng

1 Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật

2 Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế

về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

II Nhiệm vụ và quyền hạn

1 Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

2 Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, đề án khác của Bảo hiểm xã hội Việt

Trang 6

Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt

3 Về tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế:

a) Ban hành văn bản hướng dẫn về thủ tục, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện việc giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế; về thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; ban hành các văn bản cá biệt và văn bản quản lý nội bộ ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

b) Xem xét, giải quyết việc tính thời gian công tác đối với người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội;

c) Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

d) Xác định, khai thác và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký và quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

Trang 7

đ) Ban hành mẫu thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và tổ chức cấp thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức thu hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và cá nhân theo quy định của pháp luật Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

g) Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;

h) Tổ chức hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

i) Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; tổ chức thực hiện giám định bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế; bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

và chống lạm dụng, trục lợi chế độ bảo hiểm y tế;

k) Kiểm tra việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y

tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân; từ chối việc đóng

Trang 8

và yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y

tế không đúng quy định của pháp luật;

l) Lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

m) Thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

n) Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y

tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

4 Về quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm

y tế:

a) Quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bao gồm: quỹ hưu trí và tử tuất, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau và thai sản; quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

Trang 9

b) Hằng năm, xây dựng và tổ chức thực hiện phương án đầu tư quỹ bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế sau khi được Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội phê duyệt; thực hiện quản lý rủi ro đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật

5 Thực hiện nhiệm vụ khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Bảo hiểm xã hội

Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an; phối hợp với Bảo hiểm xã hội

Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an quản lý việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

b) Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

c) Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo mục tiêu, yêu cầu, chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

d) Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

Trang 10

đ) Tổ chức thực hiện việc hỗ trợ, giải đáp, tư vấn chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ luật Hình sự, cơ quan bảo hiểm xã hội gửi văn bản kiến nghị khởi

tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để xem xét, khởi tố theo quy định của pháp luật

6 Thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật

7 Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các hiệp định song phương, đa phương về bảo hiểm xã hội thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành bảo hiểm xã hội theo quy định

8 Về tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản:

a) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, nghỉ hưu, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm,

Trang 11

khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; tuyển dụng, sử dụng và chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Quản lý tài chính, tài sản của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm

xã hội Việt Nam theo quy định của pháp luật và quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị;

d) Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị thuộc

hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam

9 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê và quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

10 Định kỳ 6 tháng báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Thực hiện chế

độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế theo quy định của pháp luật

11 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật

Trang 12

CHƯƠNG 3 : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THAM GIA BẢO HIỂM

XÃ HỘI

I Các chế độ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất

NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

II Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội

 Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

- Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014

- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc

- Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được

ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại

Trang 13

ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động

- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau

- Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm

xã hội

- Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác

- Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội

- Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật

 Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật BHXH

- Không đóng, trốn đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật

- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, hồ sơ, thẻ BHXH

Trang 14

- Sử dụng quỹ BHXH, không đúng pháp luật

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp,

chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động, người tham gia

BHXH

- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về BHXH,

- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về

BHXH

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về BHXH

Ngày đăng: 04/07/2024, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w