Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam Việt Nam đã A.. Chiến dịch nào của quân dân Việt Nam đã mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.. Một trong những chi
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LẠNG SƠN
KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC SINH THPT
NĂM HỌC 2023 – 2024 Bài kiểm tra: KHOA HỌC XÃ HỘI
Câu 1 Một trong những thủ đoạn của đế quốc Mĩ khi tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965 – 1968) là
A tiếp tục “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”
B ngăn chặn sự can thiệp của Pháp vào chiến tranh Việt Nam
C tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”
D hạn chế ảnh hưởng của các nước ASEAN ở Việt Nam
Câu 2 Trong những năm 1961 - 1965, để thực hiện kế hoạch Xtalây - Taylo ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mĩ
đã
A tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn
B xây dựng các hệ thống công sự xi măng
C thành lập “vành đai trắng" ở các đô thị
D sa thải sĩ quan của chính quyền Diệm
Câu 3 Nhận xét nào dưới đây đúng về tình hình của miền Nam Việt Nam sau năm 1975?
A Chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn đã sụp đổ
B Miền Nam đã xây dựng được những cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội
C Các vùng đồng bằng nông thôn của miền Nam không bị chiến tranh tàn phá
D Miền Nam trở thành một trong những vùng tập kết của lực lượng đồng minh Mĩ
Câu 4 Trong chiến dịch Tây Nguyên (1975), một trong những vị trí quân dân Việt Nam thực hiện chiến thuật nghi binh là
A Plâyku
B Rạch Giá
C Di Linh
D Phước An
Câu 5 Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết đã
A mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ
B đánh bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
C phá được thế kìm kẹp của địch trong các “ấp tân sinh”
D tạo điều kiện cho miền Nam hoàn thành cải cách ruộng đất
Câu 6 Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam Việt Nam đã
A giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ
B buộc chính quyền Sài Gòn kí Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt Nam
C ngăn chặn nguồn viện trợ của Mĩ cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà
D hình thành các lực lượng vũ trang chính quy của quân dân miền Nam
Câu 7 Sau năm 1954, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam là
A hoàn thành cải cách ruộng đất ở vùng nông thôn
B tiếp tục tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trang 2C xoá bỏ hoàn toàn các thành phần kinh tế cá thể
D tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Câu 8 Chiến dịch nào của quân dân Việt Nam đã mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?
A Chiến dịch Thượng Lào
B Chiến dịch Quảng Bình
C Chiến dịch Tây Nguyên
D Chiến dịch Quảng Trị
Câu 9 Một trong những chiến thuật được đế quốc Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965) ở miền Nam Việt Nam là
A “không quân vận”
B trực thăng vận”
C “lục quân vận”
D “hải quân vận”
Câu 10 Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, miền Bắc Việt Nam
A hoàn toàn được giải phóng
B bị đế quốc Pháp xâm lược
C là nơi tập kết của quân Mĩ
D thu gọn bộ máy nhà nước
Câu 11 Trong chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mĩ có âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”
A “Đối đầu trực tiếp”
B “Ngăn đe thực tế”
C “Chiến tranh đặc biệt”
D “Phản ứng linh hoạt”
Câu 12 Một trong những ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) là
A tạo điều kiện cơ bản để thực hiện nghĩa vụ hậu phương với Lào
B, tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
C mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
D khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp nông dân X
Câu 13 Đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965 - 1968) vì lí do nào dưới đây?
A Miền Nam tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Bắc
B Do thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
C Mĩ thất bại trong quá trình bao vây căn cứ Việt Bắc
D Quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường
Câu 14 Trong những năm 1954 - 1975, phong trào nào dưới đây đánh dấu cách mạng miền Nam Việt Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A Phong trào “Thi đua Ấp Bắc”
B Phong trào “Đồng khởi”
C “Phong trào hòa bình”
Trang 3D Phong trào phá “ấp chiến lược”
Câu 15 Chiến thắng Phước Long (1 - 1975) của quân dân Việt Nam cho thấy
A nhiệm vụ “đánh cho ngụy nhào” đã xong
B khả năng thắng lớn của quân giải phóng
C khả năng can thiệp trở lại của Mĩ rất lớn
D quân đội Sài Gòn ngày càng lớn mạnh
Câu 16 Năm 1960, phong trào “Đồng khởi” diễn ra tiêu biểu nhất ở
A Sơn Trà
B Cà Mau
C Bến Tre
D Quảng Trị
Câu 17 Thủ đoạn nào dưới đây được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965)?
A Chống phá miền Bắc
B Tung gián điệp
C “Đánh lâu dài”
D Lập “ấp chiến lược”
Câu 18 Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam Việt Nam?
A Bảo vệ an toàn cho Trung ương Cục miền Nam
B Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước
C Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược
D Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước
Câu 19 Nội dung nào dưới đây là điểm tương đồng giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?
A Phương châm tác chiến
B Thời gian diễn ra
C Địa bàn mở chiến dịch
D Tổ chức lãnh đạo
Câu 20 Những thắng lợi của quân dân miền Nam ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) đã
A phát động cuộc tiến công của quân ta ở đô thị
B lật đổ hoàn toàn chính quyền Ngô Đình Diệm
C đánh bại hoạt động phá hoại miền Bắc của Mĩ
D gây cho quân đội Sài Gòn nhiều thiệt hại nặng
Câu 21 Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965 - 1968), đế quốc Mĩ không sử dụng lực lượng nào dưới đây?
A Quân đồng minh của Mĩ
B Quân Campuchia
C Quân đội Mĩ
D Quân đội Sài Gòn
Trang 4Câu 22 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam (1960) xác định cách mạng miền Bắc
có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?
A Quyết định gián tiếp
B Quyết định cuối cùng
C Quyết định cơ bản
D Quyết định nhất Việt
Câu 23 Sự kiện chính trị nào đánh dấu chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam đã ra đời trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ?
A Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời (1969)
B Thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960)
C Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1959)
D Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960)
Câu 24 Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa đối với thế giới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam?
A Chấm dứt chiến tranh hạt nhân
B Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc
C Bảo vệ an toàn miền Bắc Việt Nam
D Làm sụp đổ trật tự hai cực Ianta
Câu 25 Địa phương cuối cùng giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân Việt Nam là
A Châu Đốc
B Bắc Kạn
C Sơn La
D Yên Bái
Câu 26 Chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã mở đầu quá trình đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của đế quốc Mĩ?
A Ba Tri
B Ấp Bắc
C Vĩnh Thạnh
D Đông Khê
Câu 27 Một trong những nhiệm vụ của nước Việt Nam sau năm 1975 là
A hoàn thành cách mạng tư sản dân quyền
B thống nhất đất nước về mặt nhà nước
C thực hiện cuộc cách mạng văn hóa
D tiến hành công cuộc cải cách mở cửa
Câu 28 Điểm tương đồng giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) là
A buộc đối phương kí một hiệp định hòa bình
B nhằm mục đích đánh bại thực dân Pháp
C tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch
D làm thất bại kế hoạch đánh lâu dài của kẻ thù
Câu 29 Trước khi mở chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), quân dân Việt Nam đã tấn công quân Sài Gòn tại căn cứ
Trang 5phòng thủ nào dưới đây?
A Hậu Giang
B Chu Lai
C Xuân Lộc
D Tiền Giang
Câu 30 Một trong những điểm khác biệt giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và chiến lược Nam Việt Nam là “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ ở miền
A sự chỉ huy của Mĩ
B vũ khí hiện đại
C lực lượng tham gia
D âm mưu chiến lược
Câu 31 Nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của quân dân Việt Nam là do
A Đảng Lao động Việt Nam có đường lối lãnh đạo sáng suốt
B Việt Minh đã chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy
C sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân bán đảo Đông Dương,
D sự ủng hộ của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân
Câu 32 Chiến dịch Tây Nguyên (1975) thắng lợi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước chuyển sang giai đoạn
A chiến tranh cách mạng
B phát triển lực lượng
C tổng tiến công chiến lược
D khởi nghĩa toàn phần
Câu 33 Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972) của quân dân miền Bắc Việt Nam có ý nghĩa nào dưới đây?
A Góp phần giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở miền Bắc Việt Nam
B Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam
C Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc
D Giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng ba nước Đông Dương
Câu 34 Kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (1976) nước Việt Nam thống nhất đã có quyết định nào dưới đây?
A Thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
B Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C Đổi Việt Nam Giải phóng quân bằng tổ chức Vệ quốc đoàn
D Phát động phong trào thi đua tăng gia sản xuất trên cả nước
Câu 35 Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ, quân dân miền Nam Việt Nam đã tham gia phong trào nào dưới đây?
A “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”
B “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”
C “Tất cả vì đồng bào miền Nam ruột thịt”
D “Mỗi người làm việc bằng hai”
Câu 36 Một trong những thủ đoạn ngoại giao của đế quốc Mĩ khi tiến hành chiến lược “Việt Nam hoá chiến
Trang 6tranh” (1969 - 1973) ở Việt Nam là
A hoà hoãn với Triều Tiên
B khống chế tổ chức NATO
C thoả hiệp với Trung Quốc
D gây Chiến tranh lạnh
Câu 37 Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam (1973) xác định tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn trên mặt trận nào dưới đây?
A Văn hoá
B Kinh tế
C Quân sự
D Tư tưởng
Câu 38 Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là
A phát động phong trào đấu tranh đòi chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ
B khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu
C tiếp tục giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng ở khu vực trung du miền núi phía Bắc
D thành lập một mặt trận đoàn kết toàn dân đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai
Câu 39 Âm mưu của đế quốc Mĩ khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) là
A hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô ở Việt Nam
B can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam
C ràng buộc chính quyền Sài Gòn về kinh tế
D giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường
Câu 40 Năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời nhằm thực hiện một trong những chủ trương nào dưới đây?
A Thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam thành một lực lượng chính
B Đoàn kết toàn dân đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm
C Xây dựng miền Nam Việt Nam thành hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới
D Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa
ĐÁP ÁN CẬP NHẬT Ở FAGE :ANH GIÁO DẠY SỬ