Lý do chọn đề tài Việc tiến hành nghiên cứu để có thể phân tích và đánh giá khách quan tình trạng đói nghèo, tiếp cận theo tiêu chí đa chiều, từ đó đưa ra những định hướng để vừa phát hu
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận căn bản và thực tiễn về vấn đề giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều
- Phân tích và đánh giá thực trạng nghèo cũng như là giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2022
- Phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Bảo Lạc
- Rút ra những thuận lợi – bất lợi và điểm mạnh – điểm yếu trong việc giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 – 2022 từ thực trạng
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận
- Đề tài đã tổng hợp và hệ thống hóa các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công cuộc giảm nghèo đa chiều tại cả Việt Nam và một số nước trên thế giới Việc này tạo ra một nền tảng khoa học vững chắc phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, đồng thời tổng hợp những kinh nghiệm đa chiều có giá trị tham khảo cho huyện Bảo Lạc – tỉnh Cao Bằng nói riêng và toàn quốc nói chung
- Phương pháp tiếp cận mới cùng với định hướng được đề xuất trong đề tài có ý nghĩa đáng kể trong nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực liên quan, cung cấp dữ liệu tham khảo và tạo nền tảng cho các phương pháp cải tiến hoặc những điều chỉnh trong cách tiếp cận vấn đề
Về mặt thực tiễn
- Những dữ liệu thực tế về thực trạng nghèo đa chiều tại huyện Bảo Lạc cũng như bộ số liệu sơ cấp từ 315 mẫu khảo sát cung cấp những thông tin và góc nhìn hữu ích về tình hình đói nghèo cũng như là những nội dung nghiên cứu liên quan
- Làm rõ thực trạng giảm nghèo, thực trạng nghèo đa chiều hiện nay và phân tích được các chính sách giảm nghèo tại huyện Bảo Lạc đã thực hiện thời gian qua; vai trò quản lý nhà nước trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bảo Lạc thể hiện thông qua trong cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, quản lý và quy trình vận hành
- Đề tài có thể trở thành một tài liệu tham khảo giá trị trong việc nghiên cứu hoặc một tư liệu phục vụ cho việc học tập, giúp cho các học viên học cá nhân công tác trong lĩnh vực giáo dục có những có sở lý luận và thực tiễn trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững của nhà nước
- Những thuận lợi, bất lợi, điểm mạnh, và điểm yếu cũng như là nguyên căn được chỉ ra trong đề tài sẽ đóng góp như những kinh nghiệm quý giá vào thực tế giảm nghèo trên địa bàn của huyện Bảo Lạc nói riêng và các địa phương khác nói chung Bên cạnh đó, định hướng và giải pháp hướng đến việc nâng cao chất lượng giảm nghèo theo tiêu chí đa chiều cũng hướng đến lợi ích chung
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1 Cơ sở lý luận về khái niệm “nghèo”
Cơ sở lý luận về khái niệm nghèo đa chiều
“Nghèo đa chiều” là khái niệm mô tỏ sự thiếu hụt về năng lượng thụ hưởng các lợi tức của một nền kinh tế - xã hội hoặc sự thiếu thốn trong việc thỏa mãn các nhu cầu sinh sống cơ bản trong phạm vi nhân quyền như giáo dục, y tế, và các điều kiện sống tối thiểu Việc giảm nghèo đa chiều là nỗ lực của các chính sách giảm thiểu số lượng cá nhân và tập thể nghèo dựa trên nhiều khía cạnh, đồng thời tập tủng vào từng khía cạnh bị thiếu hụt
Có 02 tiêu chí dùng cho việc định chuẩn nghèo đa chiều: Thu nhập và Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội căn bản
Bảng 1.2 Các tiêu chí sử dụng đo lường chỉ số nghèo đa chiều
1 Giáo dục 1.1 Số năm đi học (người lớn)
1.2 Tình trạng đi học (trẻ em)
2 Y tế 2.1 Trẻ em tử vong
3.1 Điện 3.2 Điều kiện vệ sinh 3.3 Nước uống hợp vệ sinh 3.4 Sàn nhà
3.5 Nhiên liệu nấu ăn 3.6 Sở hữu tài sản
(Nguồn: Bộ LĐTB và XH-2015) 1.1.2.2 Chuẩn nghèo đa chiều
Thủ tướng Chính phủ đã quy định các tiêu chí dùng để đo lường mức độ nghèo đói đa chiều thông qua Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, được ban hành vào ngày 19/11/2015 Đây cũng là tiêu chuẩn được áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 Cụ thể có 02 tiêu chí lớn như sau:
+ Mức thu nhập bình quân đầu người 700.000đ/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000đ/tháng ở khu vực thành thị được sử dụng cho chuẩn nghèo
+ Mức thu nhập bình quân đầu người 1.000.000đ/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000đ/tháng ở khu vực thành thị được sử dụng cho chuẩn cận nghèo
- Về cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
+ 05 dịch vụ xã hội căn bản: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sinh hoạt, và thông tin
26 + Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
Dựa trên hai tiêu chí kể trên cũng như Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, có thể tổng hợp mức sống của 03 loại hộ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, và trung bình trong giai đoạn 2016 – 2020 như sau:
- Ở khu vực nông thôn, các hộ nghèo đáp ứng một trong hai tiêu chí dưới đây
+ Có thu nhập bình quân đầu người từ 700.000đ/tháng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người từ 700.000đ/tháng đến 1.000.000đ/tháng nhưng thiếu ít nhất 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội căn bản trở lên
- Ở khu vực thành thị, các hộ nghèo đáp ứng một trong hai tiêu chí dưới đây: + Có thu nhập bình quân đầu người từ 900.000đ/tháng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người từ 900.000đ/tháng đến 1.300.000đ/tháng nhưng thiếu ít nhất 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội căn bản trở lên
- Ở khu vực nông thôn, các hộ cận nghèo là những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 700.000đ/tháng đến 1.000.000đ/tháng và thiếu ít hơn 03 chỉ só đo lường mức độ thiếu hụt cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội căn bản
- Ở khu vực thành thị, các hộ cận nghèo là những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 900.000đ/tháng đến 1.300.000đ/tháng và thiếu ít hơn 03 chỉ só đo lường mức độ thiếu hụt cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội căn bản
- Ở khu vực nông thôn, các hộ có mức sống trung bình là những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 1.000.000đ/tháng đến 1.500.000đ/tháng
- Ở khu vực thành thị, các hộ có mức sống trung bình là những hộ có
27 thu nhập bình quân đầu người từ 1.300.000đ/tháng đến 1.950.000đ/tháng (Chính phủ, 2015)
1.1.2.3 Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
Chuẩn nghèo được áp dụng trong giai đoạn 2022 – 2025 cũng có 02 tiêu chí nhưng với các mức chỉ số khác so với giai đoạn 2016 – 2020 Cụ thể:
+ Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/tháng
+ Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/tháng
- Về các dịch vụ xã hội căn bản
+ Có 06 dịch vụ xã hội căn bản, bao gồm giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh, và thông tin viễn thông
+ 12 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội căn bản, bao gồm số người phụ thuộc trong hộ gia đình, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớn, cơ hội đi học của con trẻ, dinh dưỡng, việc làm, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, chất lượng nước sinh hoạt, chất lượng nhà xí/cầu tiêu, cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông, và những tài sản phục vụ cho việc tiếp cận tông tin viễn thông
Các dịch vụ xã hội cơ bản được quy định tại Phụ lục của Nghị định 07/2021/NĐ-CP, kèm theo chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội căn bản cũng như là ngưỡng thiếu hụt
Cũng theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP, mức sống của 03 loại hộ gia đình nghèo, cận nghèo, và trung bình có thể được tổng hợp như sau:
- Ở khu vực nông thôn, các hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 1.500.000đ/tháng trở xuống và thiếu ít nhất 03 chỉ số đo
28 lường mức độ thiếu hụt cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội căn bản trở lên
- Ở khu vực thành thị, các hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 2.000.000đ/tháng trở xuống và thiếu ít nhất 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội căn bản trở lên
- Ở khu vực nông thôn, các hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 1.500.000đ/tháng trở xuống và chỉ thiếu ít hơn 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội căn bản trở lên
- Ở khu vực thành thị, các hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 2.000.000đ/tháng trở xuống và chỉ thiếu ít hơn 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội căn bản trở lên
- Ở khu vực nông thôn, các hộ có mức sống trung bình là những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 1.500.000đ/tháng đến 2.250.000đ/tháng
- Ở khu vực thành thị, các hộ có mức sống trung bình là những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 2.000.000đ/tháng đến 3.000.000đ/tháng
Cơ sở lý luận của khai niệm giảm nghèo bền vững
Hiện nay, khái niệm “giảm nghèo bền vững” vẫn chưa có sự đồng nhất giữa các khu vực hoặc các quốc gia khác nhau Mặc dù vậy, việc giảm nghèo vẫn luôn được xem xét khi nói đến việc phát triển bền vững như một nhân tố tạo ra nền móng để có thể ổn định và nâng cao nền kinh tế - xã hội của một khu vực Theo một góc nhìn khác, việc phát triển kinh tế bền vững cũng tạo điều kiện để một khu vực xóa đói giảm nghèo Nhìn chung, việc giảm nghèo bền vững có thể được hiểu là việc cải thiện và nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho ngời nghèo để họ có thể nâng cao năng lực phát triển của bản thân, từ đó hạn chế tối đa tình trạng phụ thuộc hoặc tái nghèo sau khi
29 thoát nghèo Trong thực tế, để có thể giảm nghèo bền vững, việc đảm bảo các mục tiêu giảm nghèo trong từng giai đoạn theo chính sách của Nhà nước là một điều kiện tiên quyết Bên cạnh đó cũng cần phải chú tâm khắc phục những hạn chế và tồn đọng tiêu cực từ công cuộc giảm nghèo ở các giai đoạn trước Việc giảm nghèo phải ưu tiên việc nâng cao khả năng tự vươn lên của các hộ gia đình nghèo thay vì cung cấp vô điều kiện, từ đó đảm bảo “bền vững” Ngoài ra, công tác này cũng yêu cầu việc nắm bắt xu hướng tác động đến việc xóa đói giảm nghèo để có những điều chỉnh mang tính ổn định hóa, bền vững hóa các thành quả của việc giảm nghèo
Vậy là có 03 khía cạnh có thể được sử dụng để cụ thể hóa khái niệm
- Thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình nghèo gia tăng, số lượng và tỷ lệ hộ nghèo giảm
- Điều kiện sống được cải thiện, bao gồm các điều kiện sống căn bản và các
- Cơ hội để người nghèo tự vươn lên và phát triển thông qua các chính sách và chủ trương của Nhà nước
1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững
Việc giảm nghèo bền vững là một thách thức phức tạp và đa phương diện, yêu cầu những phương pháp tiếp cận toàn diện và phải đề cập đến nhiều khía cạnh có liên quan đến nhau Có rất nhiều yếu tố có vai trò quan trọng trong việc xác định sự thành công của các sáng kiến xóa đói giảm nghèo cũng như là tính lâu dài của chúng, bao gồm:
- Thực trạng phát triển kinh tế và tình hình việc làm: Đây là một nhân tố căn bản trong việc xóa đói giảm nghèo Một nền kinh tế được nuôi dưỡng và có tính bao quát cao, tạo ra cơ hội việc làm ổn định cho người dân sẽ tạo ra nguồn thu nhập cao hơn, giúp cho họ có khả năng thoát khỏi vòng đói nghèo
30 hoặc cận nghèo Ngược lại, nền kinh tế suy thoái sẽ không thể tạo ra nguồn thu để người dân có tài chính và điều kiện duy trì cuộc sống và thoát đói nghèo
- Giáo dục và phát triển kỹ năng: Việc tiếp cận giáo dục chất lượng và các chương trình rèn nghề có vai trò rất lớn đối với việc ảnh hưởng tới chuyển giao thế hệ, khiến cho việc nghèo đói không bị kéo dài và tái diện Việc thu thập những kiến thức và kỹ năng mới cũng sẽ giúp tăng khả năng tìm kiếm việc làm và đóng góp hiệu quả vào các hoạt động kinh tế
- Xã hội và an ninh xã hội: Việc thực hiện những chương trình đảm bảo an ninh xã hội ví dụ như hỗ trợ lương thực thực phẩm, đảm bảo an ninh nội tệ có thể sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực đối với những cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương như đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ họ khỏi những tác động từ suy thoái kinh tế và tăng cường khả năng tự vận động của họ trước tình trạng đói nghèo
- Sức khỏe và dinh dưỡng: Nhắm tới những thách thức về mặt y tế và cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe, nước sạch, và thực phẩm dinh dưỡng sẽ tăng khả năng sinh hoạt và sản xuất, giúp cho người dân thoát nghèo Ngược lại, sức khỏe không đảm bảo và dinh dưỡng không đầy đủ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn khi mà thể chất không đảm bảo để tự lực sản xuất, trong khi tinh thần không ổn định để giữ vững quyết tâm thoát nghèo
- Bình đẳng giới: Nâng cao năng lực của phụ nữ và đề cao bình đẳng giới đã và đang được coi là một nhân tố trung tâm trong những nỗ lực xóa đói giảm nghèo Những người phụ nữ có đầy đủ cơ hội, tài nguyên, khả năng quyết định sẽ tạo ra cơ sở để có thể phát huy tiềm năng, thậm chí tạo ra những thay đổi quan trọng trong xã hội nhất là trong bối cảnh đói nghèo ở các khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa
- Cơ sở hạ tầng: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bao gồm đường giao thông vận chuyển, năng lượng, viễn thông, và các cơ sở kinh tế sẽ nâng cao sản
31 lượng sản xuất, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận tới các dịch vụ căn bản tại các khu vực vùng sâu vùng xa Ngược lại, cơ sở hạ tầng nghèo nàn khiến người dân khó đi lại để có thể tiếp cận các dịch vụ xã hội căn bản chất lượng
- Môi trường: Để đảm bảo “bền vững”, yếu tố môi trường chắc chắn phải được ưu tiên khi thực hiện các nỗ lực giảm nghèo Tăng cường khả năng bảo tồn tài nguyên trong khi bảo vệ hệ sinh thái chính là việc đảm bảo cho kế sinh nhai của các cộng đồng nghèo đói vùng sâu vùng xa
- Nhà nước và các chính sách: Các cơ quan quản lý nhà nước với sự đáng tin cậy, hiệu quả hoạt động cao, minh bạch và rõ ràng là yếu tố thiết yếu để có thể giảm nghèo một cách hiệu quả Họ có trách nhiệm trong việc phân bổ tài nguyên và xác định lợi ích, đồng thời tạo ra môi trường để phát triển kinh tế - xã hội
Việc kết hợp phân tích và đánh giá những yếu tố kể trên sẽ tạo ra một góc nhìn và phương pháp tiếp cận có tính khách quan và đa chiều, chắc chắn sẽ tạo ra nhiều tác động đối với quá trình giảm nghèo bền vững Tuy nhiên, công tác này cũng cần những nỗ lực có tính liên kết từ không chỉ Nhà nước mà còn cả các cơ quan và tổ chức trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và cộng đồng dân cư để có thể tạo ra môi trường cho các cá nhân và hộ gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo và xây dựng tương lai theo hướng lâu dài, bền vững
1.1.3.3 Vai trò của giảm nghèo bền vững đối với sự phát triển kinh tế – xã hội
Giảm nghèo hoặc giảm nghèo bền vững đều là những nội dung quan trọng đối với các chính sách phát triển quốc gia Công tác giảm nghèo có những ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của một nền kinh tế - xã hội Cụ thể hơn, tỷ lệ các hộ nghèo giảm có thể khiến cho nền kinh tế tăng trưởng và ổn định, xã hội công bằng và văn minh, không có bất ổn chính trị, và cũng là điều kiện để phát triển nhiều mặt khác trong tương lai Nắm rõ những điều kể trên, Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã và đang
Cơ sở thực tiễn về xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều
1.2.1 Ho ạ t độ ng xóa đ ói gi ả m nghèo ở m ộ t s ố qu ố c gia trên th ế gi ớ i
1.2.1.1 Kinh nghiệm hoạt động giảm nghèo ở Trung Quốc Để có thể xóa đói giảm nghèo, Trung Quốc đã áp dụng các mô hình tăng gia sản xuất nông nghiệp khác nhau dành riêng cho người nhiêu, đi kèm với một số biện pháp liên hiệp giữa người dân và Nhà nước Cụ thể hơn, Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các nguyên vật liệu sản xuất cũng như là vốn để người dân sử dụng sức lao động và sản xuất Bên cạnh đó, Trung Quốc còn áp dụng nhiều các biện pháp khác, bao gồm:
+ Đầu tư áp dụng khoa học công nghệ cho các ngành đặc trưng của từng địa phương, đồng thời tổ chức tư vấn và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm đặc sản Các doanh nghiệp cũng có thể được tham gia các chương trình xóa đói giảm nghèo để có thể đảm bảo tài nguyên sản xuất Ngoài ra, Nhà nước Trung Quốc cũng can thiệp trực tiếp vào giá thị trường để đảm bảo đầu ra và nguồn thu của hàng hóa vùng nông thôn
+ Đầu tư và nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông và mạng lưới điện nước để vừa có thể cung cấp điều kiện sản xuất, vừa tạo ra điều kiện sinh hoạt đảm bảo cho người dân
+ Tổ chức tư vấn và môi giới việc làm cho người dân ở vùng nông thôn, đồng thời tập huấn kỹ năng làm nghề
+ Hỗ trợ các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội căn bản cho vùng sâu – vùng xa
1.2.1.2 Kinh nghiệm giảm nghèo ở Malaysia.
Trong quá khứ, Malaysia quá tập trung vào quá trình đô thị hóa mà chưa giải quyết các vấn đề nghèo đói ở vùng nông thôn Điều này khiến cho chênh lệch thu nhập tăng cao, mâu thuẫn giàu nghèo sâu sắc, và tỷ lệ đói nghèo ở vùng nông thôn lên tới hơn 40% Tuy nhiên, nhìn nhận những hạn
34 chế của chính sách trước đây, Nhà nước Malaysia đã tích cực điều phối lao động ở nông thôn cho các khu công nghiệp để vừa có thể ổn định kế sinh nhai, vừa phân phối và cơ cấu lại các ngành sản xuất kinh tế của đất nước, đặc biệt là khu vực nông thôn Chính vì vậy, mức sống được nâng lên nhanh chóng Tỷ lệ đói nghèo giảm cực mạnh từ 49,3% vào năm 1970 xuống chỉ còn 9,6% sau 25 năm Khoảng cách thu nhập được thu hẹp và những khoảng cách về văn hóa giữ người gốc Malay, người Ấn, và người Hoa cũng được cải thiện Ngoài ra, chính phủ Malaysia còn thành lập các tổ chức phúc lợi để hỗ trợ người nghèo như Hiệp hội Phúc lợi HOPE, Hiệp hội Lưu động Malaysia, và tổ chức PERKIM để tập trung vào từng nhóm đối tượng như trẻ em, người già neo đơn, người khuyết tật, và phụ nữ …
Một kinh nghiệm quý báu trong quá trình xóa đói giảm nghèo nữa của Malaysia được ghi nhận trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2005 – 2010 Sau những giai đoạn trước chưa thực sự đột phá, Thủ tướng của Malaysia đã công bố một khoản đầu tư lớn trị giá đến gần
54 tỷ USD và đưa ra trọng tâm là vùng nông thôn, vùng sâu – vùng xa của quốc gia này Nhờ lượng vốn khổng lồ cùng với trọng tâm rõ ràng, hơn 300.000 người đã nhận được hỗ trợ hộ nghèo và từ đó, tỷ lệ đói nghèo đã giảm xuống rất thấp, chỉ còn 2,8% Việc đề cao công cuộc xóa đói giảm nghèo như một trọng tâm hoàn toàn là một điều cần thiết ở không chỉ quốc gia này mà còn có thể áp dụng được đối với nhiều quốc gia lân cận khác
1.2.1.3 Kinh nghiệm giảm nghèo ở Thái Lan Để có thể giải quyết tình trạng đói nghèo, Thái Lan đã phát triển ngành nông nghiệp của quốc gia với chính sách tam nông với những thành tựu đáng để học hỏi như sau:
+ Tập trung tăng cường việc làm đi đôi với việc mở rộng thương mại với nước ngoài để tạo kênh phân phối sản phẩm rộng hơn
35 + Đưa ra nhiều chính sách khuyến nông dành riêng cho những cây lương thực trọng điểm như lúa, ngô, và sắn, đồng thời tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật để phát triển các giống cây lương thực chất lượng Kết hợp với việc mở rộng thương mại, giá xuất khẩu gạo của Thái Lan đã tăng gấp đôi giá của các giống lúa thông thường Năng suất của cây ngô và cây sắn cũng lần lượt đạt mức 3,5 tấn/ha và 1,5 tấn/ha, tạo ra nguồn cung lớn
+ Chính phủ khyến khích sản xuất các mặt hàng đặc sản cho mỗi địa phương với chương trình mỗi bản một sản phẩm (OTOP) Bên cạnh đó, những quỹ phát triển nông thôn, quỹ xóa đói giảm nghèo, và các chương trình phổ cấp giáo dục phổ thông hay học bổng khuyến học cho trẻ em vùng núi cũng được tích cực triển khai
+ Tái cơ cấu ngành nghề để có thể cân bằng các yếu tố giữa khu vực thành thị và nông thôn, qua đó tận dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên, kỹ năng truyền thống, tiềm năng sản xuất, và khả năng tiêu dùng trong và ngoài nước
1.2.1.4 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Quốc gia này đã thực hiện nhiều biện pháp xóa đói giảm nghèo khác nhau đi kèm với việc thúc đẩy nền kinh tế ở tốc độ cao Cụ thể, nhiều của cải cách ruộng đấy đã dẫn tới đất đai được chia cho người nông dân, tạo điều kiện cho người nông dân sản xuất nông nghiệp Việc hiện đại hóa được bắt đầu từ quy mô sản xuất nhỏ lẻ, dần mở rộng để có thể thu hút dần dần lao động chất lượng và tạo hàng hóa cho việc xuất khẩu Bên cạnh đó, xã hội được ổn định với việc phổ biến giáo dục tới nhiều địa phương hơn, mục tiêu là tất cả trẻ em đều được đi học nhưng chỉ lựa chọn những đối tượng có khả năng tốt nhất để theo học cao hơn Nhờ vậy, cơ cấu ngành nghề và xã hội được ổn định và sự nghèo khó của đất nước sau chiến tranh đã suy giảm nhanh chóng
1.2.1.5 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia có những điều kiện tự nhiên và xã hội đặc biệt Cụ thể, diện tích tự nhiên của quốc gia này rất bé so với nhiều nước phát triển Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nghèo nàn về tài nguyên Bên cạnh đó, dân số lại thuộc hàng đông nhất thế giới Những khó khăn này còn trở nên nghiêm trọng hơn khi Nhật Bản phải đối mặt với những hậu quả cực kỳ nặng nề từ chiến tranh thế giới thứ II Tuy nhiên, chỉ sau 20 năm, đất nước này đã vươn mình trở thành một cường quốc về kinh tế và xã hội Đời sống của người dân được tăng cao Hiện nay, 90% người Nhật Bản đang thuộc tầng lớp trung lưu, chứng tỏ sự chênh lệch giàu nghèo ở quốc gia này là không nhiều so với nhiều khu vực khác trên thế giới Những thành quả kể trên là kết quả của sự nỗ lực không mệt mỏi trong việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế - và xã hội một cách bền vững của quốc gia này Cụ thể, Nhật Bản đã thực hiện nhiều giải pháp, bao gồm:
- Can thiệp vào nền kinh tế thị trường để đảm bảo sự phát triển cho những mục tiêu được ưu tiên trước tại quốc gia này
- Dân chủ hóa nền chính trị để có thể tạo lập nền kinh tế thị trường cởi mở, có đa dạng chủ thể kinh tế và tạo ra sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh, đồng thời dân chủ hóa lao động
- Phân chia đất đai cho người dân để có thể phát triển nông nghiệp, đồng thời hạn chế chênh lệch giàu nghèo thông qua hệ thống thuế thu nhập
- Thực hiện nghiêm ngặt các chính sách phúc lợi để có hướng đến phương châm “mọi người đều hưởng lợi từ nền kinh tế tăng trưởng”
- Khoanh vùng và khu vực để có thể nắm bắt và phát huy những lợi thế riêng, hỗ trợ nông nghiệp qua các chính sách bảo hộ nhà nông
- Tạo chính sách hỗ trợ những người có thu nhập thấp, người nghèo hoặc người cận nghèo
- Phổ biến các phúc lợi như dịch vụ công cộng, bảo hiểm y tế, trợ cấp cho những đối tượng đặc biệt như thương binh liệt sĩ hoặc những người có công với cộng đồng
Những công trình nghiên cứu ở lĩnh vực liên quan
Lĩnh vực xóa đói giảm nghèo hoặc giảm nghèo bền vững không phải một khía cạnh mới trong nghiên cứu khoa học Tại Việt Nam, những nghiên cứu về vấn đề này đã được đẩy mạnh từ những năm 1980 Tuy nhiên, cho đến những năm gần đây, việc nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn đạt được rất
43 nhiều thành tựu khi mà có tính chuyên hóa cao hơn và tập trung vào một khu vực địa lý riêng thay vì những công trình có tính tổng quát như trước Cụ thể:
- Nghiên cứu của (Choi Jae-sung, 2007), Hàn Quốc bắt đầu thúc đẩy mạnh hoạt động xóa đói giảm nghèo từ năm 1960 Nhiều biện pháp thúc đẩy kinh tế với cường độ cao đã được đề xuất Đất đai cũng được chia nhỏ cho người dân để có thể cải cách ruộng đất Đặc biệt, công cuộc hiện đại hóa các công ty vừa, nhỏ được triển khai để có thể mở rộng quy mô sang hướng xuất khẩu và tạo việc làm cho nhiều lao động hơn Bên cạnh đó, xã hội cũng nhận được sự quan tâm, nhất là giáo dục Ngành giáo dục của Hàn Quốc được định hướng cho việc đảm bảo chất lượng để phổ cập cho ngày một nhiều lao động, khuyến khích tất cả trẻ em tham gia giáo dục, đồng thời lựa chọn gắt gao những đối tượng có khả năng theo học ở trình độ cao hơn Tất cả các yếu tố trên đã tạo ra những tác động tích cực và góp phần đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo tại đất nước này
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh (2017) về việc phát huy vai trò của ban chỉ đạo trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện
Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên là một trong những nghiên cứu nổi bật trong giai đoạn 2015 – 2020 khi mà nghiên cứu này chỉ tập trung vào một yếu tố là ban chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững Đây là hướng đi được đánh giá rất cao khi huyện Võ Nhai là một địa phương phức tạp với 90% dân số ở vùng nông thôn và 60% dân số là dân tộc thiểu số Tình trạng tái nghèo thường xuyên diễn ra do sinh kế không bền vững Mặc dù ban chỉ đạo có số lượng đến 39 người và tất cả đều đã đạt trình độ đại học, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới việc giảm nghèo bền vững chưa được điều hướng hiệu quả Có 03 hạn chế, bao gồm việc phân bổ công việc chưa hợp lý, cán bộ đều có trình độ giáo dục cao nhưng thực chất lại công tác trái chuyên môn, và khoản công tác phí cho các cán bộ văn hóa – xã hội chưa
44 được thực hiện Ngoài ra, khó khăn khi tiếp cận các cộng đồng vùng sâu vùng xa cũng đáng kể Nghiên cứu sau đó đề xuất nhiều định hướng rất có trọng lượng như việc đổi mới công tác tổ chức quản lý, tăng cường đào tạo và đào tạo liên ban ngành/liên địa phương, điều chỉnh phụ cấp, và xây dựng tiêu chí đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ
- Vào năm 2018, tác giả Trần Thanh Tâm đã thực hiện nghiên cứunhắm vào các chính sách giảm nghèo bền vững ở quận Bình Tân – thành phố Hồ Chí Minh và khám phá ra nhiều góc nhìn mới về nghèo đói ở một địa phương lớn như thành phố Hồ Chí Minh Cụ thể, ở một nơi có mức thu nhập trung bình năm không dưới 16.000.000 đồng/người như quận Bình Tân, dịch vụ xã hội căn bản (10 chỉ số) lại bị thiếu hụt tương đối nghiêm trọng và dẫn tới số lượng hộ thuộc diện nghèo cơ hội tiếp cận các dịch vụ như y tế và giáo dục là khoảng hơn 2.000 hộ Bên cạnh đó, tác giả Trần Thanh Tâm cũng cho thấy sự cải tiến trong việc đo lường nghèo khi so sánh sự khác nhau giữa phương pháp đơn chiều và phương pháp đa chiều và lý giải sự thiếu sót của phương pháp đơn chiều khi cho rằng phương pháp này không phát hiện ra một hộ nghèo nào trên địa bàn quận Bình Tân Nghiên cứu này có giá trị đáng kể đối với việc bình ổn và nâng cao xã hội của những địa phương phát triển
- Nghiên cứu của Vương Hồng Hải (2020) đã tập trung vào công tác tổ chức thực thi đề án giảm nghèo bền vững tại địa bàn của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La và cho thấy bức tranh toàn cảnh rất chi tiết của tình trạng nghèo đói của khu vực này Là một khu vực miền núi và đa dân tộc sinh sống, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số nên quá trình giảm nghèo của huyện Bắc Yên cũng gặp những khó khăn nhất định Đặc biệt, nhiều địa phương có giao thông từ trung tâm xã đến các bản còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới công tác vận chuyển nông sản đi tiêu thụ cũng như ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu phục vụ cho xây mới, sửa chữa nhà ở cho
45 các hộ Bên cạnh đó, nhận thức của người dân chưa đồng đều, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước Đề tài đề xuất ra một số giải pháp và nổi bật nhất là sử dụng mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp làm điểm tự cho việc phát triển kinh tế cũng như là xóa đói giảm nghèo Qua phân tích, mô hình này đã giải quyết đến hơn 32.000 việc làm tại tỉnh Sơn La nói chung Bên cạnh đó, hợp tác xã cũng là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp tiên tiến và thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất đồng bộ, khiến cho sản lượng tăng cao, chất lượng ổn định, và thu nhập đem lại rất đáng kể Bên cạnh đó, hệ thống chính sách hỗ trợ cũng nên thay đổi định hướng để tránh tình trạng người dân ỷ lại vào việc nghèo đói để nhận hỗ trợ thay vì tu chí làm ăn
- Năm 2022, nhóm tác giả Phan Thị Thanh Thảo & Trần Ngọc Ngân đã nắm bắt xu hướng phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ trong thời kỳ 4.0 và tổ chức một nghiên cứu cho thấy vai trò và tiềm năng rất lớn của khía cạnh này đối với công tác giảm nghèo bền vững toàn quốc Trong chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2030, những thành tựu khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, giao thông, xây dựng, y tế, và giáo dục đã và đang đóng góp trực tiếp vào diện mạo của tình trạng đói nghèo tại Việt Nam hiện nay Các đề tài nghiên cứu chính là cơ sở để hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm theo chuỗi, đồng thời cho ra đời những sản phẩm chủ lực tại nhiều địa phương để có thể nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời tạo ra giá trị lâu dài và bền vững Thực tế, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đạt kế hoạch thiên niên kỷ khi giảm tỷ lệ nghèo đói từ gần 10% xuống chỉ còn khoảng 3% trên cả nước (2015 – 2020) Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế đáng kể như nhận thức của nhiều cộng đồng vùng sâu vùng xa với Khoa học Công nghệ còn hạn chế, dẫn tới chưa tạo ra động lực để họ
46 vươn lên thoát nghèo Việc nghiên cứu vẫn diễn ra ở quy mô nhỏ lẻ và dẫn tới việc thiếu hiệu quả Những vẫn đề như phân hóa giàu – nghèo, bất bình đẳng thu nhập, và xung đột xã hội vẫn còn được bỏ ngỏ bởi nghiên cứu khoa học Ngoài ra, tỷ lệ tái nghèo vẫn còn ở mức cao, chứng tỏ định hướng “bền vững” đang cần được giải quyết nhanh chóng.
Tổng hợp kinh nghiệm giảm nghèo đa chiều cho huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Qua những kinh nghiệm hoạt động xóa đói giảm nghèo ở cả trong và ngoài nước, huyện Bảo Lạc cần chú trọng tới 06 bài học kinh nghiệm sau để có thể áp dụng cho việc cải thiện đời sống của địa phương:
- Việc tạo ra một hệ thống chính sách và cơ chế đặc thù để sử dụng vốn đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả, ưu tiên việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học – công nghệ, sản xuất nông nghiệp bền vững, và bảo vệ môi trường là nền tảng cần thiết cho công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững
- Các cấp chính quyền của địa phương cần phải tiên phong và tích cực chỉ đạo cho công tác đầu tư vào dịch vụ xã hội căn bản, đào tạo nghề nghiệp cho người lao động ở nông thôn để có thể phát triển nhân lực và qua đó tạo ra khả năng vươn lên cho người nghèo
- Nên ưu tiên việc xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo để có thể huy động được nhiều vốn hơn cho các khoản đầu tư vào từng địa phương, đặc biệt là những khu vực có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khó khăn
- Cần đồng hộ hóa các giải pháp, chính sách, chủ trương, và các hoạt động liên quan đến xóa đói giảm nghèo hoặc phát triển kinh tế - xã hội để có thể huy động tổng lực của toàn bộ hệ thống chính trị từ các cấp chính quyền đến người dân, đồng thời tránh tình trạng ỷ lại vào chính của nhà nước Các chính sách khuyến nông cần thông suốt, tránh mâu thuẫn để người dân có thể nâng cao hiểu biết, đồng thời tăng gia sản xuất nông nghiệp
- Nhà nước là một đơn vị có vai trò cực kỳ quan trọng nhưng trách nhiệm trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cần phải được ủy thác cho toàn xã hội
- Việc lồng ghép chương trình xóa đói giảm nghèo với các mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên được thực hiện để có thể đạt hiệu quả giảm nghèo bền vững tối đa
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
Huyện Bảo Lạc là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của trung tâm tỉnh Cao Bằng Khu vực này có chung đường biên giới dài với nước Trung Quốc về phía Bắc Nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 22˚44’55” - 23˚05’40 Vĩ độ bắc, 105º32'30" đến 105º52'40" kinh độ Đông Địa giới hành chính của huyện Bảo Lạc có những đặc điểm giới hạn như sau:
- Phía Bắc: Giáp với biên giới của Trung Quốc
- Phía Nam: Giáp với huyện Pắc Nặm - tỉnh Bắc Kạn
- Phía Đông: Giáp với huyện Hà Quảng và huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng
- Phía Tây: Giáp với huyện Bảo Lâm – tỉnh Cao Bằng
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Bảo Lạc: 92.072,9 ha, chia thành 17 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Bảo Lạc và các xã: xã Bảo Toàn, Cốc Pàng, Thượng Hà, Cô Ba, Khánh Xuân, Phan Thanh, Hồng Trị, Kim Cúc, Hưng Đạo, Hưng Thịnh, Sơn Lộ, Sơn Lập, Đình Phùng, Huy Giáp, Hồng An và xã Xuân Trường
Bảo Lạc là địa phương tầm quan trọng đối với nền kinh tế và quốc phòng của tỉnh Cao Bằng Huyện có đường biên giới dài chung với nước Trung Quốc, có tuyến quốc lộ 34 chạy qua; Thị trấn Bảo Lạc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện
Nằm ở khu vực miền núi phía Bắc, huyện Bảo Lạc có địa hình núi cao điển hình với mức độ phức tạp khá cao và bị chia cắt mạnh mẽ bởi nhiều dãy núi khác nhau Độ dốc ở các khu vực sườn núi là tương đối lớn, dẫn tới những
49 khó khăn nhất định trong việc di chuyển Tiêu biểu nhất là ngọn núi Phja Dạ với độ cao gần 2.000 m so với mặt nước biển Toàn huyện có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.000m Khu vực trung tâm của huyện là Thị trấn Bảo Lạc với địa hình núi trung bình hoặc núi thấp gấp khúc Sự chia cắt địa hình ở nơi đây vẫn là khá mạnh mẽ khi mà hệ thống núi cao tạo ra nhiều thung lũng và bồn địa nhỏ hẹp khác nhau
Huyện Bảo Lạc nằm trong khu vực dải khí hậu nhiệt đới gió mùa Theo phõn loại của Kửpper (1993), vị trớ địa lý của huyện thực chất nằm ở giữa vành đai nhiệt đới và cận nhiệt Tuy nhiên, nơi đây lại chịu ảnh hưởng bởi những chế độ gió hoặc khí hậu do tác động chia cắt bởi địa hình và núi cao, tạo ra những đặc điểm rất riêng Hàng năm, huyện Bảo Lạc đón nhận 02 mùa là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến hết tháng 10 và là thời điểm 90% lượng mưa cả năm tập trung vào Nhiệt độ của mùa mưa không quá cao, mát mẻ, và có độ ẩm tương đối thấp Nhiệt độ trung bình là
26 o C Mùa khô có xu hướng khắc nghiệt hơn khi thường xuyên đón nhận sương muối vào tháng 12 và tháng 01 năm sau Nhiệt độ trung bình của mùa này chỉ khoảng 18 o C Sự chênh lệch độ cao giữa các vùng khác nhau còn hình thành nhiều vùng tiểu khí hậu á nhiệt đới tại một số xã của huyện Bảo Lạc Nhìn chung, lượng mưa trung bình năm thường rơi vào khoảng 1.200 mm – 1.400 mm, khá thấp và không phù hợp với canh tác lúa nước
Huyện Bảo Lạc có hệ thống sông suối tương đối đa dạng khi mạng lưới sông suối nhỏ dày đặc, tập trung chủ yếu ở các bồn địa hoặc khu vực lòng máng
Có 02 sông lớn ở nơi đây Nổi bật nhất là sông Gâm, chảy từ khu vực núi cao tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc qua huyện Bảo Lạc rồi chảy theo hướng Tây Nam Con sông này có lòng sông rộng và sâu nên trữ lượng nước đặc biệt là vào mùa mưa rất cao Tuy nhiên, độ dốc của địa hình khu vực huyện Bảo Lạc khiến
50 cho tốc độ dòng chảy của con sông này rất cao (khoảng 3m/giây), lưu lượng nước trung bình khoảng 1.030 m 3 /giây và lúc lớn nhất lên tới 2.290 m 3 /giây Đặc điểm kể trên khiến cho khả năng giữ nước của con sông này không cao cũng như nguy cơ xảy ra lũ lụt, lũ quét cao vào mùa mưa Bên cạnh sông Gâm, sông Neo cũng là một sôn glowns chảy từ vùng núi Phja Oắc theo hướng Đông Bắc và đổ vào dòng chảy của sông Gâm tại khu vực thị trấn Bảo Lạc – huyện Bảo Lạ Tuy nhiên, con sông này có lưu lượng nước và dòng chảy không ổn định Nhìn chung, sông suối ở huyện này có vai trò rất lớn cho việc tưới tiêu và ngành nuôi trồng thủy sản, đồng thời phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân Sông Gâm cũng là nguồn cung cấp nhiều loại thủy hải sản có giá trị
Bảng 2.1 Thay đổi về hiện trạng sử dụng đất của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020 - 2022
Tổng số (ha) Cơ cấu
I Đất nông nghiệp 88.196,89 95,86 88.014,25 95,59 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.222,23 17,63 16.783,51 18,23 1.2 Đất lâm nghiệp 71.953,60 78,20 71.208,96 77,34 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 21,06 0,02 21,78 0,02
II Đất phi nông nghiệp 2.088,50 2,27 2.435,33 2,65
2.2 Đất chuyên dùng 939,84 1,02 1.277,90 1,39 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,60 0,00 1,72 0,002 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 19,59 0,02 20,75 0,02
2.5 Đất sông suối/mặt nước chuyên dùng 704,76 0,77 705,28 0,77
III Đất chưa sử dụng 1.725,16 1,87 1.623,29 1,76
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lạc năm 2020 & 2022)
51 Vào năm 2020, huyện Bảo Lạc có tổng diện tích tự nhiên là 92.010,55 ha Chủ yếu trong só đó là đất nông nghiệp với cơ cấu lên tới 95,86%, tương ứng với gần 882 km 2 Đất lâm nghiệp chiếm đa phần trong cơ cấu đất nông nghiệp khi có tỷ trọng là 78,20%, trong khi đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 17,63% và phần còn lại là đất nuôi trồng thủy sản Đất phi nông nghiệp chỉ có cơ cấu 2,27%, tương ứng với 2.088,50 ha, phần lớn trong số đó là đất chuyên dùng (gần 940 ha) Đất ở có 422,71 ha Cơ cấu còn lại là đất chưa sử dụng với 1.725 ha, tương ứng với 0,77% tổng diện tích tự nhiên
Năm 2022, huyện Bảo Lạc ghi nhận tổng diện tích tự nhiên là 92.072,89 ha Hiện trạng sử dụng đất năm 2022 như sau: Diện tích đất nông nghiệp chiếm: 88.014.25ha = 95,595%; Đất phi nông nghiệp chiếm: 2.435,33 ha = 2,65%; Đất chưa sử dụng chiếm: 1.623,29 ha= 1,76% Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện Bảo Lạc có độ dày tầng đất trung bình đến khá, các chất dinh dưỡng trong đất có hàm lượng khá, do đó thuận tiện cho người dân phát triển sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng
Như vậy, sau 3 năm từ 2020 – 2022, cơ cấu đất đai của huyện Bảo Lạc phần nào đã có những thay đổi đáng kể Cụ thể, đất phi nông nghiệp có cơ cấu và diện tích gia tăng, tương ứng với xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang diễn ra trên quy mô cả nước Đất nông nghiệp bị giảm nhẹ về mặt cơ cấu và diện tích, tuy nhiên đất sản xuất nông nghiệp lại tăng lên từ năm 2020 –
2022 trong khi đất lâm nghiệp bị giảm Ngoài ra, huyện Bảo Lạc cũng đã đưa đất chưa sử dụng vào các mục đích nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp khi mà cơ cấu của loại đất này giảm từ năm 2020 – 2022
- Nước mặt: Nguồn nước mặt ở huyện Bảo Lạc phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa được lưu trữ qua hệ thống sông, suối, ao, hồ … Chất lượng của nước tại nơi đây là khá tốt, phù hợp cho việc sản xuất mà cũng hoàn toàn có
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học hành chính Các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp quan sát; Phương pháp xử lý và phân tích số liệu; Phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp…
2.4 Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương đối toàn diện về thực trạng và giải pháp giảm nghèo đang triển khai tại huyện Bảo Lạc , tỉnh Cao Bằng, kết quả nghiên cứu có những điểm mới như sau:
Tiếp cận từ góc độ các vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn hệ thống hóa những lý luận căn bản và thực tiễn về vấn đề xóa đói giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều
Luận văn đã phân tích, đánh giá đúng thực tiễn triển khai các giải pháp giảm nghèo tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng; từ các bài học kinh nghiệm của các địa phương khác có đặc điểm tương đồng, luận văn đã cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc và hệ thống giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hiện nay và những năm tiếp theo Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý về thực hiện các chính sách giảm nghèo theo tiêu chí giảm nghèo đa chiều tại huyện Bảo Lạc nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung 2.5 Kết luận
Trong giai đoạn 2020 – 2022, huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) đã được các cấp chính quyền quan tâm và chỉ đạo sát sao để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia – xóa đói giảm nghèo một cách bền vững Điều này cũng thể hiện quyết tâm theo đuổi các chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà xi nước của không chỉ chính quyền huyện Bảo Lạc mà còn các cơ quan Ủy ban nhân dân của xã và thị trấn trực thuộc khi mà nhiều hoạt động phục vụ xóa đói giảm nghèo đã được triển khai một cách đầy đủ và kịp thời Việc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giữa các cấp và các ban ngành, đoàn thể, và nhân dân nhận được những đánh giá rất cao từ quá trình nghiên cứu Chính vì vậy, tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện Bảo Lạc đã được cải thiện đáng kể nhờ vào việc cụ thể hóa đường lối và chủ trương của Đảng cũng như là vận dụng nghiên cứu khoa học và sự sáng tạo trong công tác xóa đói, giảm nghèo Những thành tựu đáng kể có thể kể đến bao gồm việc phổ cập các dịch vụ xã hội căn bản được bao phủ rộng hơn, cơ sở hạ tầng của khu vực được xây mới và cải thiện nhiều hơn, mức sống tăng, và tỷ lệ đói nghèo suy giảm Từ năm
2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bảo Lạc đã giảm tích cực từ 40,65% xuống còn 30,10% xii
THESIS ABSTRACT Master of Science: Quan Văn Long
Thesis title: The current situation and sustainable poverty reduction solutions in Bao Lac district, Cao Bang province
Education organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry –
Conducting research to objectively analyze and evaluate the multidimensional approach to poverty, in order to provide directions for both leveraging strengths and addressing weaknesses in poverty reduction efforts in Bao Lac district is a practical and urgent task Based on this foundation, the topic 'The current situation and sustainable poverty reduction solutions in Bao Lac district, Cao Bang province' has been selected for implementation
For this reason, the author chose the topic "Enhancing the quality of the commune-level civil servant workforce in Bao Lac district, Cao Bang province" as the subject of their graduation thesis
Systematizing the fundamental theories and practical aspects of multidimensional poverty reduction criteria
Analyzing and evaluating the current poverty situation as well as multidimensional poverty reduction in Bao Lac district, Cao Bang province, during the period 2020 - 2022
Analyzing the factors influencing the sustainable multidimensional poverty reduction process in Bao Lac district Drawing advantages and disadvantages as well as strengths and weaknesses in the multidimensional poverty reduction efforts in Bao Lac district, Cao Bang province, during the period 2020 - 2022 Proposing solutions for sustainable multidimensional poverty reduction in Bao Lac district, Cao Bang province xiii
The thesis employed the approach of public administration science The specific research methods used include: Observational method; Data processing and analysis method; Document analysis method; Comparative method; Analysis, statistics, and synthesis method
The thesis is a scientific work of in-depth research, systematic, and relatively comprehensive on the current situation and poverty reduction solutions being implemented in Bao Lac district, Cao Bang province The research results have some new points as follows:
Approaching from both theoretical and practical perspectives, the thesis systematizes the fundamental theories and practical aspects of sustainable multidimensional poverty eradication The thesis has correctly analyzed and evaluated the practical implementation of poverty reduction solutions in Bao Lac district, Cao Bang province
Drawing from the lessons learned from similar localities, the thesis provides scientific and practical arguments to propose goals, perspectives, principles, and a system of solutions for sustainable multidimensional poverty reduction in Bao Lac district, Cao Bang province, in the present and future years The research results of the thesis can serve as valuable reference materials for policymakers in implementing multidimensional poverty reduction policies in Bao Lac district specifically and across the country in general
During the period from 2020 to 2022, Bao Lac district in Cao Bang province received close attention and precise guidance from various levels of government to implement the national target program for sustainable poverty reduction This reflects the determination to pursue the policies and principles of xiv the Party and the State, not only by the district government but also by the People's Committees of communes and townships, where many poverty reduction activities were fully and timely implemented The coordination of tasks between different levels and departments, organizations, and the people received high praise during the research process As a result, the economic, cultural, and social situation of Bao Lac district has significantly improved by translating the Party's guidelines into concrete actions and applying scientific research and innovation in poverty reduction efforts Notable achievements include the broader coverage of basic social services, improved infrastructure in the region, increased living standards, and a reduction in the poverty rate Since
2020, the poverty rate in Bao Lac district has decreased significantly from
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một xã hội tăng trưởng một cách toàn diện, bao quát chính là tiêu chuẩn cho việc phát triển bền vững Cụ thể hơn, những phúc lợi kinh tế - xã hội cần phải hướng tới mọi đối tượng, không bỏ mặc bất kỳ bộ phận dân cư nào cho tình trạng đói nghèo hoặc thiếu cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội căn bản Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh chóng và bền vững, qua đó tạo ra tiền đề cho công cuộc phát triển quốc gia theo hướng hội nhập quốc tế Việc giảm nghèo nhanh và bền vững cũng khiến cho nền kinh tế chung của quốc gia được nâng cấp, trở nên mạnh mẽ hơn, và tôn vinh giá trị dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, và văn minh (Vũ Thị Phương Hậu, 2021) Thực tế, những chương trình xóa đói giảm nghèo trong hai thập kỷ vừa qua đã đem lại nhiều kết quả tích cực, tạo ra những chuyển biến đáng mong đợi Đại hội XII của Đảng đã tổng hợp kết quả thực hiện và cho thấy mức sống tổng thể đã được cải thiện Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc đã giảm xuống dưới 3% Vấn đề nhà ở xã hội được quan tâm xây dựng đầy đủ Nhiều cơ sở giáo dục và y tế được hoàn thiện trước thời hạn Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang triển khai những kế hoạch mới để tiếp tục phát huy những thành tựu trước đây và nâng cao hơn nữa chất lượng của công cuộc xóa đói giảm nghèo định hướng tới năm 2030 Những chủ trương và chính sách mới sẽ nhắm tới những hạn chế của các chương trình giảm nghèo trước đây, ví dụ như việc giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo vẫn xảy ra ở mức đáng kể, phân hóa giàu - nghèo, bất bình đẳng về thu nhập, và các mâu thuẫn xã hội khác Chính vì những lý do trên, Đảng và Nhà nước đang cần những cơ sở lý luận và khoa học để có thể tối ưu hóa công cuộc xóa đói giảm nghèo tại từng địa phương nói riêng và trên toàn quốc nói chung
16 Việc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững đã và đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Đây cũng là công cuộc tạo nên rất nhiều chính sách quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Có rất nhiều tiêu chí cho việc giảm nghèo bền vững, bao gồm việc đảm bảo và nâng cao thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình nghèo, ổn định hóa kế sinh hai, và phổ cập các dịch vụ xã hội căn bản (nhà ở, điện, nước, giáo dục, y tế, môi trường, viễn thông, …(Lê Điên Nghi & Nguyễn Quyết Thắng, 2022) Đây đều là những tiêu chí dùng để hướng đến việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, đồng thời hạn chế tình trạng tái nghèo hoặc phát sinh nghèo đói Những tiêu chí kể trên tạo ra rất nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với công việc nghiên cứu cũng như là triển khai trên thực địa, qua đó tạo điều kiện rất lớn cho những hoạt động như rà soát, đánh giá, phân tích, và đề xuất các định hướng và giải pháp Đây có thể nói là một cơ hội lớn cho những nghiên cứu về lĩnh vực giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, và giảm nghèo đa chiều Thực tế, một số nghiên cứu trong thời gian gần đây đã áp dụng thành công các tiêu chí đánh giá mức độ nghèo đói ở một số địa phương tại Việt Nam và đưa ra những góc nhìn khách quan, có giá trị lớn (Nguyễn Văn Thiện, 2021)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng công tác giảm nghèo tại huyện Bảo Lạc
Khái quát các chương trình giảm nghèo tại huyện Bảo Lạc giai đoạn
3.1.1.1 Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ cơ bản
- Về dạy nghề và giải quyết việc làm:
Bảng 3.1 Tình hình dạy nghề và việc làm ở huyện Bảo Lạc trong giai đoạn 2020 – 2022
TT Tiêu chí Số lượng
1 Việc làm mới 3.127 lao động
2 Dạy nghề cho hộ nghèo/ cận nghèo 1.810 lao động
3 Tuyển dụng vào doanh nghiệp khai khoáng 308 lao động
4 Tổ chức hội nghị tư vấn việc làm ngành dịch vụ 159 hội nghị
5 Tuyển dụng vào ngành dịch vụ 211 lao động
6 Xuất khẩu lao động 23 lao động
7 Hỗ trợ việc làm từ Quỹ quốc gia 86 lao động
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc)
Từ năm 2020 đến năm 2022, toàn huyện tạo việc làm cho 3.127 lao động, tổ chức dạy nghề cho hơn 1.800 lao động nông thôn người thuộc hộ nghèo, cận nghèo đảm bảo 100% lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học nghề Phối hợp với Sở lao động TBXH tỉnh Cao Bằng, Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam và các đối tác khác tổ chức tuyển dụng được trên 300 lao động thuộc hộ nghèo và cận nghèo vào làm việc, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Cao Bằng tổ chức được trên 150 hội nghị việc làm để tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động Chính sách tạo việc làm: Số người lao động đi làm việc ở
76 nước ngoài theo hợp đồng (đã xuất cảnh): 23 lao động; số lao động được hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm: 86 lao động; số lao động được giới thiệu, cung ứng qua Trung tâm Dịch vụ việc làm: là 200 lao động, đạt 100% kế hoạch
Bảng 3.2 Tình hình phát triển ngành y tế của Bảo Lạc trong giai đoạn
TT Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ
1 Số lượng cơ sở y tế/đơn vị hành chính 19/17 100%
2 Số lượng người tham gia chương trình BHYT 53.788 96,8% dân số
- BHYT hộ gia đình 506 hộ 34,8% hộ
- BHYT học sinh 588 người 100% học sinh
3 Tỷ lệ gia tăng dân số + 1,2%/năm
4 Tỷ lệ suy dinh dưỡng
5 Địa phương đạt tiêu chí quốc gia về y tế 15 88,24%
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc)
+ Mạng lưới y tế tiếp tục được kiện toàn củng cố phát triển từ huyện đến xã Đến năm 2022 trên địa bàn huyện có 19 cơ sở y tế, trong đó: Có 01 Trung tâm y tế huyện; 01 phòng khám đa khoa khu vực; 17 trạm y tế xã, thị trấn
+ Số người đang tham gia BHYT là 53.788 người Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 96,8% dân số (Số liệu dân số tính theo Cơ quan thống kê cung cấp là 55.583 người) Trong đó: Số tham gia BHYT hộ gia đình: là 616 người (có 506/1.454 người giảm theo Quyết định 861/QĐ-TTg thuộc diện tham BHYT hộ gia đình chiếm tỷ lệ 34,8%); Số tham gia BHYT học sinh: là 588 người, đạt 100% người thuộc diện tham gia BHYT học sinh trên địa bàn huyện
+ Thực hiện chính sách về y tế: Gia hạn 43.600 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số, dân tộc kinh
77 đang sinh sống tại vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng, cụ thể: Gia hạn thẻ BHYT đối với người dân tộc thiểu số, người dân tộc kinh đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn: 22.997 người; Gia hạn thẻ BHYT đối với người thuộc hộ nghèo: 18.980 người; Gia hạn thẻ BHYT đối với người thuộc hộ cận nghèo: 984 người; Gia hạn thẻ BHYT đối với đối tượng bảo trợ xã hội: 639 người
+ Các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số đạt kết quả tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%/năm; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn 17,39%, thể thấp còi giảm còn 27,53% Công tác chăm sóc khám chữa bệnh cho Nhân dân luôn được huyện quan tâm và ngày càng được nâng lên, đến nay 15/17 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Hoạt động của Hội Đông y, Hội Chữ thập đỏ luôn được duy trì và đạt kết quả tốt
+ Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng được quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ y tế từ bệnh viện xuống xã được tăng cường Các trạm y tế xã được đầu tư và nâng cấp Đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo cơ bản, có chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
Bảng 3.3 Tình hình hỗ trợ giáo dục và đào tạo tại Bảo Lạc trong giai đoạn 2020 – 2022
TT Nhóm học sinh được hỗ trợ Số lượng
3 Cấp trung học cơ sở 7.006 35.226,4
4 Cấp trung học phổ thông 7.274 41.371,5
5 Sau trung học phổ thông 07 38,5
(Nguồn: Nghị định 81/2021/NĐ-CP và 114/2016/NĐ-CP)
Từ năm 2020 đến năm 2022 đã thực hiện Chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo: Hỗ trợ miễn giảm học phí theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP cho 07 sinh viên đang theo học tại các trường Trung cấp, cao đẳng, đại học dân lập với số tiền là: 38.515.000 đồng Thực hiện chế độ chính sách cho học sinh bán trú theo Nghị định số 116/2016/NĐ- CP: Cấp THPT là 7.274 học sinh với số tiền hỗ trợ là 41.371,5 triệu đồng; cấp THCS là 7.005 học sinh, tương ứng với tổng kinh phí là 35.226,4 triệu đồng; cấp Tiểu học là 5.178 học sinh, tương ứng với kinh phí là 27.774,8 triệu đồng; bậc mầm non là 5.676 trẻ và có tổng kinh phí thực hiện là 30.446,1 triệu đồng
Hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú bậc tiểu học, THCS là 19.458 học sinh, tổng số gạo được hỗ trợ là 2.626,83 tấn
Từ năm 2020 đến năm 2022 đã toàn huyện đã triển khai thực hiện hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo được 890 nhà, với tổng kinh phí hỗ trợ là: 34.146 triệu đồng Trong đó:
Thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Nghị quyết số 56/2021/NQ- HĐND, ngày 29 tháng 7 năm 2021 của HĐND tỉnh Cao Bằng về ban hành chính sách Hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Tổng số hộ 166 hộ, tổng số kinh phí hỗ trợ là 6.838 triệu đồng
Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo làm nhà ở theo Nghị quyết số 64/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh được 380 hộ, tổng số kinh phí được hỗ trợ là 13.476 triệu đồng
Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo làm nhà ở theo Quyết định số 1394/QĐ- UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng được 260 hộ, tổng kinh phí hỗ trợ là 10.208 triệu đồng
Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo làm nhà ở theo Quyết định 90/QĐ-TTg được 48 hộ, tổng kinh phí hỗ trợ là 2.040 triệu đồng
Từ nguồn xã hội hóa đã hỗ trợ cho 36 hộ với tổng số kinh phí là 1.584 triệu đồng
- Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo:
Các hoạt động hỗ trợ vay vốn hộ nghèo, hộ cận nghèo dân tiếp tục được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm Từ năm 2020 đến năm 2022 có 6.215 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi, với tổng số tiền cho vay 331.890 triệu đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững
- Chính sách hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội:
Tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định hồ sơ đối tượng Bảo trợ xã hội trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt 1.383 đối tượng Chi trợ cấp hàng tháng cho
2411 đối tượng với số tiền 13.098.740.000đ Chi trả mai táng phí cho 105 đối tượng Bảo trợ xã hội số tiền 720.000.000đ Chi trợ giúp đột xuất cho 08 đối tượng BTXH và các đối tượng khác, số tiền là 194.000.000đ, cấp phát gạo cứu đói dịp tết Nguyên đán và cứu đói giáp hạt cho 1.056 hộ, với 68, 370kg gạo; trao thiếp mừng thọ cho 01 cụ tròn 100
- Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo:
Kết quả giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2020 – 2022
Sau 3 năm thực hiện Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 07/9/2020 của UBND huyện Bảo Lạc về Kế hoạch về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bảo Lạc giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả cụ thể Với tổng nguồn vốn đã đầu tư cho Chương trình giảm nghèo trong 03 năm 2020 – 2022 là: 151.634,1 tỷ đồng nên các vấn đề cơ bản nhất đối với hộ nghèo như nhà ở, đất sản xuất, khám chữa bệnh, học tập, đã được giải quyết kịp thời, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, đẩy mạnh phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Kết quả qua 03 năm triển khai thực hiện từ năm
2020 đến hết năm 2022, số hộ nghèo giảm từ 4.460 hộ xuống 3.374 hộ (giảm 1.086 hộ); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 40,65% xuống còn 30,10%, (giảm được 10,55%), bình quân mỗi năm giảm 3,52%
- 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện đều được
89 hưởng chế độ BHYT theo quy định
- 100% học sinh thuộc hộ nghèo được miễn, giảm học phí;
- Xóa được 890 nhà tạm, nhà dột nát để xây mới cho hộ nghèo từ các nguồn quỹ Vì Người nghèo; Hội Chữ thập đỏ huyện, Ngân hàng NNPTNT, từ vốn vay theo Quyết định 33 của Chính phủ;
- Giải quyết việc làm mới được 3.127 lao động
Bảng 3.4 Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Bảo Lạc giai đoạn
Chỉ tiêu Tổng số hộ dân cư
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ % Số hộ cận nghèo Tỷ lệ %
Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, 2020,2021,2022
Hộ nghèo chiếm khoảng 30% tổng số hộ nghèo toàn huyện Đây là nhóm hộ yếu thế, dễ bị tổn thương, khả năng tiếp cận trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế Trong 3 năm 2020 – 2022 tỷ lệ hộ nghèo giảm khá mạnh từ 4.460 hộ xuống còn 3.374 hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm 3,5%
Hộ cận nghèo có xu hướng tăng từ 12,18% năm 2020 lên 15,27% năm
2022 (Lý do tăng là do các hộ nghèo thoát khỏi mức thu nhập hộ nghèo nhưng không thể vượt mức thu nhập cận nghèo nên rơi vào hộ cận nghèo), đây là đối tượng hộ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn rất dễ rơi xuống hộ nghèo khi có biến cố, rủi ro, khả năng tái nghèo cao
Thực trạng nghèo của các hộ điều tra
3.2.1 Th ự c tr ạ ng công tác gi ả m nghèo t ạ i các xã, th ị tr ấ n nghiên c ứ u
Thực trạng giảm nghèo của 3 xã Đình Phùng, xã Huy Giáp, xã Cô Ba và thị trấn Bảo Lạc đại diện cho điểm nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.5 Công tác giảm nghèo của huyện Bảo Lạc nói chung và 4 xã, thị trấn nghiên cứu nói riêng được thực hiện tương đối tốt, tỷ lệ hộ nghèo trong 3 năm giảm rõ rệt Nếu như năm 2020 khi áp dụng chuẩn nghèo mới tỷ lệ hộ nghèo còn đang ở mức cao như xã Đình Phùng 41,72%, xã Cô Ba 37,62% thì sau 3 năm tỷ lệ hộ nghèo giảm xã Đình Phùng còn 27,0 % giảm 14,7%, xã Cô Ba còn 24,55% giảm 13,1% Đây là kết quả rất đáng khích lệ, điều này chứng tỏ các chính sách giảm nghèo thực hiện tại huyện đã phát huy hiệu quả
Bảng 3.5 Thực trạng giảm nghèotại 4 xã, thị trấn điều tra giai đoạn 2020 - 2022
(Nguồn: Phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện 2020, 2021, 2022)
Tỷ lệ hộ nghèo trung bình các xã, thị trấn chiếm khá cao 59,73% Thị trấn Bảo Lạc có tỷ lệ hộ nghèo chiếm ít nhất 1,24%, xã Đình Phùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất chiếm 27% Trong 3 năm qua hộ nghèo ở các xã, thị trấn điều tra nhanh nhưng chưa bền vững, khả năng tái nghèo còn cao Do vậy cần có những giải pháp tốt hơn nữa giúp cho nhóm người dễ bị tổn thương thoát nghèo một cách hiệu quả, bền vững
3.2.2 Đặ c đ i ể m chung c ủ a nhóm h ộ nghiên c ứ u Để nghiên cứu tình hình giảm nghèo của hộ dân tộc thiểu số tại huyện Bảo Lạc, trong đó tập trung 315 hộ gia đình nghèo thuộc địa bàn 3 xã Đình Phùng, xã Huy Giáp, xã Cô Ba và thị trấn Bảo Lạc đã được khảo sát Kết quả điều tra về tình hình chung của nhóm hộ được thể hiện qua bảng số liệu 3.6
Bảng 3.6 Tình hình chung của nhóm hộ điều tra
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1 Tổng số hộ được điều tra Hộ 315
2 Chủ hộ là nam giới Hộ 246
3 Chủ hộ là nữ giới Hộ 69
4 Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 43,5
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2022
Trong 315 hộ được điều tra tại 3 xã Đình Phùng, xã Huy Giáp, xã Cô
Ba và thị trấn Bảo Lạc của huyện Bảo Lạc, cho thấy chủ hộ là nam giới là chủ yếu 246/tổng số 315 hộ điều tra chiếm 78,1% Tuổi bình quân của chủ hộ được điều tra là 43,5 tuổi, đây là tuổi đã có “độ chín” trong cuộc sống, có kinh nghiệm trong lao động sản xuất, có vốn sống
Các địa bàn nghiên cứu dân tộc thiểu số tập trung là dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ, trong đó dân tộc Dao chiếm số lượng chủ yếu với 48,9% ứng với 154 hộ, các dân tộc ít người như dân tộc Nùng chiếm 9,8%, dân tộc Sán Chỉ chiếm 0,95%
Bảng 3.7 Chỉ tiêu về lao động và nhân khẩu và trình độ học vấn của hộ nghèo
Chỉ tiêu ĐVT Xã Đình
Tổng số hộ điều tra Hộ 83 116 100 16
Bình quân số khẩu/hộ Người 3,46 4,27 4,10 3,13 Bình quân lao động/hộ Người 2,16 2,35 2,25 1,72
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2022
Kết quả điều tra tại 3 xã Đình Phùng, xã Huy Giáp, xã Cô Ba và thị trấn Bảo Lạc của huyện Bảo Lạc, cho thấy Bình quân nhân khẩu của các xã, thị trấn từ 3,09 khẩu đến 4,27 khẩu, đây là số khẩu trung bình và phù hợp với điều kiện phát triển của hộ Về trình độ văn hóa của chủ hộ, tỷ lệ chủ hộ học cấp cấp 1 chiếm cao trung bình là 43,29% số hộ nghiên cứu, số chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 2 có tỷ lệ trung bình là 33,46%, còn lại là trình độ văn hóa cấp 3 chiếm tỷ lệ thấp 23,25%, kết quả điều tra số hộ có trình độ cấp I, cấp II là chủ hộ có độ tuổi khá cao Đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo
3.2.3 Th ự c tr ạ ng nghèo c ủ a nhóm h ộ đ i ề u tra
Qua khảo sát 315 hộ nghèo tại 3 xã Đình Phùng, xã Huy Giáp, xã Cô
Ba và thị trấn Bảo Lạc của huyện Bảo Lạc có 303 hộ (chiếm 96,19%) là
93 nghèo theo thu nhập, còn lại có 12 hộ (chiếm 3,81%) nghèo đa chiều do thiếu hụt các dịch vụ cơ bản Hộ nghèo do thiếu hụt các dịch vụ cơ bản tập trung thiếu ở các chỉ tiêu về diện tích nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh
Bảng 3.8 Thực trạng hộ nghèo của nhóm hộ nghiên cứu
Hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập (N1)
Hộ nghèo do thiếu hụt các dịch vụ cơ bản (N2)
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả 2022) 3.2.3.1 Thu nhập bình quân của các hộ nghèo
Thu nhập là tiêu chí quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến việc thiếu hụt hay không thiếu hụt các tiêu chí khác Qua bảng 3.9 ta thấy: Thu nhập của các hộ nghèo ở 3 xã Đình Phùng, xã Huy Giáp, xã Cô Ba và thị trấn Bảo Lạc của huyện Bảo Lạc dao động từ 15.320.000 đến 18.000.000 VNĐ/hộ/năm Thu nhập của hộ nghèo đạt cao nhất đối với thị trấn Bảo Lạc và xã Đình Phùng thấp hơn so với các xã, thị trấn
Bảng 3.9 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra ĐVT: VNĐ/hộ/năm
STT Xã, thị trấn Hộ nghèo
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2022) 3.2.3.2 Thực trạng nghèo đa chiều của các hộ nghèo - tiêu chí giáo dục
* Thực trạng tiêu chí giáo dục
Kết quả khảo sát hộ nghèo đa chiều, tiêu chí giáo dục được đánh giá trên hai tiêu chí: Trình độ giáo dục người lớn và tình trang đi học của trẻ em
Bảng 3.10 Thực trạng thiếu hụt về tiêu chí giáo dục
Trình độ giáo dục người lớn
Tình trạng đi học của trẻ em
Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Nguồn: Số liệu điều tra, 2022
Thực trạng giáo dục của các hộ điều tra thấy rằng tình trạng đi học của trẻ em đại đa số đều đạt tiêu chuẩn theo quy định, trình độ giáo dục người lớn nhìn chung đi học ít, đa số mới học cấp I và tập trung ở nhóm người cao tuổi
3.2.3.3 Thực trạng nghèo đa chiều của các hộ nghèo - tiêu chí y tế
Chiều nghèo về y tế được thực hiện trên hai chỉ tiêu: Hộ gia đình có ít nhất một trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi hoặc suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi; Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 06 tuổi trở lên không có thẻ bảo hiểm y tế
Bảng 3.11 Thực trạng thiếu hụt tiêu chí y tế
Dinh dưỡng Bảo hiểm y tế
Nguồn: Số liệu điều tra, 2022
Bảng 3.8 cho thấy, chỉ số về dinh dưỡng: Hộ gia đình có ít nhất một trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi hoặc suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là 10 hộ/315 hộ điều tra chiếm 3,2%, trong đó xã Huy Giáp nhiều nhất là 4 hộ chiếm 1,3%, thị trấn Bảo Lạc ít nhất 1 hộ chiếm 0,3%
Chỉ số bảo hiểm y tế: Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có bảo hiểm y tế thì hộ đó thiếu hụt về chỉ số bảo hiểm y tế Qua khảo sát xã Huy Giáp có số hộ cao nhất là 56 hộ chiếm 17,8% (Lý do là xã Huy Giáp đã về đích NTM nên người dân không có hỗ trợ của Nhà nước về mua BHYT, mà số hộ mua BHYT rất thấp), còn lại các xã khác cơ bản người dân được tham gia BHYT, điều này thể hiện công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho các hộ nghèo tại các xã, thị trấn được thực hiện tốt
3.2.3.4 Thực trạng nghèo đa chiều của các hộ nghèo - tiêu chí nhà ở Đánh giá tiêu chí nghèo về nhà ở được thực hiện trên hai chỉ số là chất lượng nhà ở và diện tích nhà ở bình quân trên đầu người
Bảng 3.12 Thực trạng thiếu hụt tiêu chí nhà ở
TT Xã, thị trấn Chất lượng nhà ở Diện tích bình quân đầu người
Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Nguồn: Số liệu điều tra, 2022
Hộ nghèo thiếu hụt tiêu chí nhà ở là: Hộ gia đình đang sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc loại không bền chắc; Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m 2 /người Qua điều tra tại 4 xã, thị trấn Có 27 hộ nghèo thiếu hụt tiêu chí chất lượng nhà ở thuộc loại nhà ở không bền chắc (chiếm 8,5%)/tổng số hộ điều tra (315 hộ) Trong đó, có 16 hộ chiếm 5,1% số hộ điều tra thiếu hụt tập trung tại xã Cô Ba do là xã Vùng Cao tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ít người, điều kiện địa hình, địa lý đi lại khó khăn, các hộ đã xây dựng lâu, nhà xuống cấp nghiêm trọng
Nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của các hộ nghèo
- Do điều kiện tự nhiên: khí hậu biến đổi, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh thường xuyên xảy ra, đất dốc bị xói mòn ngày càng cằn cỗi, địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, môi trường ngày càng bị ô nhiễm do tác động của con người, đất đai thu hẹp, diện tích canh tác ít Điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp của người dân
- Ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, trong nước và khu vực, giá cả các mặt hàng tăng cao, giá không ổn định, bấp bênh, trong khi đó thu nhập người dân thấp do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân
- Nhiều chương trình, dự án của Nhà nước được đầu tư, tuy nhiên một số chính sách đầu tư của nhà nước chưa có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư còn dàn trải, một số chính sách về giáo dục, y tế, việc làm chưa đồng bộ, còn nhiều chính sách chồng chéo, chưa có giải pháp khắc phục kịp thời
- Chính sách đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu kém, nhiều kết cấu cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo trong sinh hoạt cộng đồng và phát triển sản xuất của người dân
Nghiên cứu cho thấy 4 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng nghèo của các hộ điều tra là: (1) thiếu vốn sản xuất; (2) thiếu việc làm; (3) thiếu diện tích đất canh tác; (4) Thiếu kiến thức Ngoài ra các nguyên nhân như còn có các nguyên nhận như trình độ học vấn; thiếu lao động; cơ cấu sản xuất; giá cả thị trường bấp bênh; bất bình đẳng giới, bệnh tật, sức khoẻ kém cũng là yếu tố dẫn đến nghèo đói của người dân Để giảm nghèo bền vững thì các giải pháp đưa ra cần chú trọng giải quyết các nguyên nhân trên
Bảng 3.21 Đánh giá của hộ điều tra về nguyên nhân nghèo
TT Nguyên nhân nghèo Đối với hộ nghèo Đối với hộ cận nghèo
Số lượng (hộ) Tỷ lệ
1 Thiếu vốn trong sản xuất 129 53,1 23 31,9
3 Thiếu nhân lực lao động 15 6,2 4 5,6
4 Thiếu diện tích đất canh tác 53 21,8 25 34,7
6 Giá cả thi trường bấp bênh 4 1,6 1 1,4
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2022
3.4.3 Nguyên nhân c ụ th ể đố i v ớ i các d ị ch v ụ xã h ộ i c ơ b ả n b ị thi ế u h ụ t
* Nhóm thiếu hụt về việc làm
+ Đa số người lao động do trình độ học vấn thấp nên không đi làm thuê ở các công ty được, mà địa phương lại không có việc làm nên thất nghiệp
+ Một số người có khả năng đi làm việc nhưng lại lười lao động, sa vào tệ nạn xã hội như nghiện ma tuý, rượu chè bê tha
+ Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa quan tâm đúng mức Giới thiệu, tìm kiếm việc làm cho người lao động còn hạn chế Chưa thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển các HTX, Doanh nghiệp trên địa bàn để tạo công ăn, việc làm tại chỗ cho người dân
+ Điều kiện khí hậu, thời tiết không thuận lợi, đa số các địa phương chỉ làm được 01 vụ/năm nên khi xong mùa vụ người lao động không có việc làm
+ Một số hộ gia đình có số người phụ thuộc, ăn theo nhiều do bị bệnh tật, bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động bị mất sức lao động; trẻ em, người già không có khả năng lao động
* Nhóm hộ thiếu hụt về y tế
- Các hộ nghèo thiếu hụt về y tế tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn thuộc vùng I, không có sự hỗ trợ của Nhà nước để mua thẻ BHYT do vậy đa số người dân không có khả năng mua thẻ BHYT
- Địa hình chia cắt, cơ sở y tế ở xa nhà dân, nên người dân nghèo khi bị bệnh thường không đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế mà tự chữa bệnh bằng mẹo hoặc thuốc nam
- Tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng còn cao, do điều kiện sống thấp, dinh dưỡng không đủ chất, gia đình khó khăn không đủ điều kiện chăm sóc trẻ từ lúc thai nhi đến sinh ra Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ còn thiếu
- Dịch vụ y tế, chi phí, viện phí tăng, đó là vấn đề lo ngại đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn
* Nhóm hộ thiếu hụt về giáo dục
+ Do phong tục, tập quán địa phương, họ chỉ quan tâm đến vấn đề lao động chứ không quan tâm đến trình độ học vấn, nên ít quan tâm đến việc học hành
+ Do điều kiện kinh tế khó khăn, nhà neo đơn, thiếu lao động nên họ không đi học
+ Kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn còn thiếu và yếu, đường xá đi lại khó khăn
- Đối với trẻ em: Hiện nay được sự quan tâm của bố mẹ và nhà nước tình trạng của trẻ em đi học là không thiếu hụt, được đi học đẩy đủ, tỷ lệ thiếu hụt vẫn còn tuy nhiên là rất thấp
* Nhóm hộ thiếu hụt về nhà ở
Giải pháp giảm nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều đối với các hộ nghèo, cận nghèo tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
3.5.1 M ụ c tiêu gi ả m nghèo đ a chi ề u theo tiêu chí ti ế p c ậ n đ a chi ề u c ủ a t ỉ nh Cao B ằ ng
3.5.1.1 Thực trạng hộ nghèo, cận nghèo huyện Bảo Lạc
Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2022 và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2021 - 2025: Tổng số hộ nghèo là 5.990 hộ/11.210 hộ, chiếm tỷ lệ 53,43%; Tổng số hộ cận nghèo là 1.044 hộ/11.210 hộ chiếm tỷ lệ 9,31%; tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số xã hội cơ bản như sau:
- Thiếu hụt chỉ số Việc làm: 1.435 hộ, chiếm 24,0%
- Thiếu hụt chỉ số có Người phụ thuộc trong gia đình: 1.118 hộ, chiếm 18,7%
- Thiếu hụt chỉ số Dinh dưỡng: 1.148 hộ, chiếm 19,2%
- Thiếu hụt chỉ số Bảo hiểm y tế: 489 hộ, chiếm 8,2%
- Thiếu hụt chỉ số Trình độ giáo dục người lớn: 3.071 hộ, chiếm 51,3%
- Thiếu hụt chỉ số Tình trạng đi học của trẻ em: 254 hộ, chiếm 4,2%
- Thiếu hụt chỉ số Chất lượng nhà ở: 1.803 hộ, chiếm 30,1%
- Thiếu hụt chỉ số Diện tích nhà ở bình quân đầu người: 531 hộ, chiếm 8,9%
- Thiếu hụt chỉ số Nguồn nước sinh hoạt: 942 hộ, chiếm 15,7%
- Thiếu hụt chỉ số Nhà tiêu hợp vệ sinh: 4.683 hộ, chiếm 78,2%
- Thiếu hụt chỉ số Sử dụng dịch vụ viễn thông: 2.966 hộ, chiếm 49,5%
- Thiếu hụt chỉ số Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: 1.525 hộ, chiếm 25,5%
Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách dân tộc, các chương trình, dự án hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, Chính phủ trên địa bàn toàn huyện, nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống, từng bước giảm nghèo bền vững Tiếp tục quán triệt, triển khai hiệu quả, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; tập trung phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là an ninh biên giới và các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tăng dần sự chủ động tiếp cận các chính sách về giảm nghèo đối với người nghèo, phát huy tính tự lực, tự cường trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, tránh cho hộ nghèo tâm lý ỷ lại
115 Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân để thực hiện chương trình giảm nghèo, tập trung tuyên truyền thay đổi trong nhận thức và hành động của các ngành, các cấp, cùng sự thay đổi nhận thức căn bản của chính những người dân
- Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đối với huyện nghèo theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là: Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 4-5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm;
- Chỉ tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo được UBND tỉnh và Hội đồng nhân dân huyện giao giai đoạn 2021-2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân 6,13%/năm
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả huyện từ 4,2%/năm trở lên
- Tạo việc làm mới cho ít nhất từ 500 lao động trở lên/năm; thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện trên 48%, trong đó đào tạo nghề đạt 37% (trong đó đưa lao động đi đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Than - TKV từ 50 lao động trở lên)
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo giúp người nghèo, hộ nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội, trước hết là y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh để cải thiện điều kiện sống, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo do thiếu hụt các chiều tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
- Cải thiện tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn xóm khó khăn và đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới
- Đảm bảo 100% người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và người dân đang
116 sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cấp thẻ Bảo hiểm Y tế; vận động các hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình đang làm nông, lâm nghiệp và các đối tượng không thuộc ngân sách nhà nước hỗ trợ tham gia mua Bảo hiểm Y tế tự nguyện để giảm chiều thiếu hụt dịch vụ về y tế
- 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên các đối tượng chính sách được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, thực hiện đồng bộ các chính sách khác về giáo dục, đào tạo theo quy định để giảm nhanh chiều thiếu hụt về giáo dục
- Đảm bảo 100% hộ nghèo, người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo
- Xây dựng, triển khai các mô hình sinh kế giảm nghèo có hiệu quả (theo nguồn ngân sách được cấp, nếu có)
- Tiếp tục việc hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh và tăng số hộ được sử dụng nước sạch để giảm chiều thiếu hụt về nước sạch và vệ sinh
- Các hộ dân thuộc địa bàn xã đặc biệt khó khăn được tiếp cận thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các hình thức báo đài và các sản phẩm truyền thông khác; thực hiện hỗ trợ phương tiện nghe nhìn cho hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số; hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn để giảm chiều thiếu hụt về tiếp cận thông tin
- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng xóm, tổ trưởng dân phố và cán bộ đoàn thể được tập huấn về kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ
117 chức thực hiện chương trình giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân để giúp phát triển cộng đồng
3.5.2 Các gi ả i pháp gi ả m nghèo theo tiêu chí ti ế p c ậ n đ a chi ề u đố i v ớ i h ộ nghèo, c ậ n nghèo t ạ i huy ệ n B ả o L ạ c, t ỉ nh Cao B ằ ng
3.5.2.1 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về công tác giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số
- Các cấp, các ngành, các đơn vị tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc nội dung các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, huyện về công tác giảm nghèo nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác giảm nghèo bền vững Tiếp tục quán triệt các mục tiêu, quan điểm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đảng bộ huyện khóa XXI về chương trình giảm nghèo bền vững; xây dựng mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tạo động lực cho công tác giảm nghèo Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người nghèo nhằm thay đổi và tạo sự chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, vận động nhân dân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo
Đề xuất, kiến nghị
DÂN TỘC THIỂU SỐ THÔNG QUA CÁCH TIẾP CẬN ĐA CHIỀU
Mẫu phỏng vấn số: ……… Ngày phỏng vấn: / / 2022
Người điều tra: Địa bàn phỏng vấn:
A Thông tin chung về hộ:
1 Tên chủ hộ: ……… 2 Dân tộc: …………
II Phân loại các hộ theo chuẩn nghèo mới
1 Hộ nghèo theo chuẩn cũ 2 Hộ cận nghèo theo chuẩn cũ
3 Hộ nghèo theo chuẩn mới 4 Hộ cận nghèo theo chuẩn mới
5 Không thuộc hộ nghèo/cận nghèo
III Các tiêu chí thiếu hụt đánh giá mức độ nghèo theo tiếp cận đa chiều
(Xin ông/bà hãy tích dấu x vào ô tiêu chí thiếu hụt)
(1) Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế
(2) Tình trạng đi học của trẻ em
(3) Trình độ giáo dục của người lớn
(6) Diện tích nhà ở bình quân đầu người
(8) Loại hố xí/nhà tiêu