1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

xu hướng phạm tội ngày càng trẻ hóa và quy định của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong đó đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật VPPL , nhất là hiện tượng vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên NCTN bởi đây là lứa tuổi còn non trẻ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬT HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNĐỀ TÀI:

XU HƯỚNG PHẠM TỘI NGÀY CÀNG TRẺ HÓA VÀ QUY ĐỊNH CỦAPHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

GVHD: TS Lê Nguyễn Gia ThiệnMÃ LỚP HỌC PHẦN: 231BLB403901

HỌC KỲ 2: Năm học 2023 – 2024

TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH Nhóm: Đội Ngũ Pháp Lý

Mức độ hoàn thành: Đánh giá mức độ đóng góp vào tiểu luận của từng thành viênTrưởng nhóm: Trần Quốc Duy – Email: duytq23503a@st.uel.edu.vn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Bài tiểu luận về đề tài “ Xu hướng phạm tội ngày càng trẻ hóa và quy định của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội” là thành quả của cả nhóm sau một khoảng thời gian tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu để lựa chọn ra những nội dung cốt lõi, cơ bản và chính xác nhất về chủ đề này Vì vậy, nhóm tác giả xin cam đoan về nội dung báo cáo, các số liệu thống kê là thực tế, không có bất kỳ gian dối nào Các tài liệu tham khảo và trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc Nhóm tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với nội dung đã cam đoan.

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 BLDS Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

4 BLHS Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

6 BLTTHS Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm2021

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Số lượng và tỷ lệ tội phạm theo giới tính Trang 14

2 Số lượng và tỉ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội bịkhởi tố bị can theo trình độ văn hóa Trang 17

1 Tỉ lệ của người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố bịcan theo độ tuổi Trang 14

2 Tỉ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố bị cancủa 5 địa phương hàng đầu cả nước Trang 15

Tỉ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố bị cantừ năm 2017 đến năm 2021 theo các tội danh phổ

Trang 6

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

LỜI CAM ĐOAN

4 Phương pháp nghiên cứu:

5 Kết cấu của tiểu luận:

Chương 1 Cơ Sở Lý Luận Chung 1

1 Pháp luật: 1

2 Tội phạm và phân loại tội phạm: 2

2.1 Tội phạm: 2

2.2 Phân loại tội phạm: 2

2.3 Phân biệt thuật ngữ “tội phạm” và “tội nhân”: 3

3 Người chưa thành niên: 3

3.1 Khái niệm và phân loại người chưa thành niên: 3

3.2 Phân biệt thuật ngữ “từ” và “từ đủ”: 4

4 Người chưa thành niên phạm tội: 4

Chương 2 Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Người Chưa Thành Niên Phạm Tội 5

1 Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội: 5

1.1 Các nguyên tắc: 5

1.1.1 Nguyên tắc nhân đạo, khoan hồng: 5

1.1.2 Nguyên tắc giáo dục, răn đe: 6

1.1.3 Nguyên tắc bảo vệ, giúp đỡ: 6

1.1.4 Nguyên tắc phòng ngừa đặc biệt: 7

1.2 Các tiêu chí được căn cứ để tiến hành xử phạt người chưa thành niên phạm tội: 7

1.2.1 Mức độ nhận thức: 7

1.2.2 Điều kiện gia đình, xã hội: 8

1.2.3 Nguyên nhân, điều kiện phạm tội: 8

1.2.4.Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: 8

Trang 7

1.2.5 Yêu cầu phòng ngừa tội phạm: 8

2 Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội: 9

2.1 Hình phạt không tước quyền tự do: 9

2.1.1 Cảnh cáo: 9

2.1.2 Phạt tiền: 9

2.1.3 Cải tạo không giam giữ: 9

2.1.4.Đưa vào trường giáo dưỡng: 9

2.2 Hình phạt tước quyền tự do: 10

Chương 3 Nguyên Nhân Và Thực Trạng Phạm Tội Của Người Chưa Thành Niên Ở Việt Nam Trong Những Năm Gần Đây 12

1 Nguyên nhân dẫn đến NCTN phạm tội: 12

1.1 Nguyên nhân từ bản thân người chưa thành niên: 12

1.2 Nguyên nhân từ gia đình: 12

1.3 Nguyên nhân từ nhà trường: 13

1.4 Nguyên nhân từ xã hội: 13

2 Thực trạng NCTN phạm tội: 13

2.1 Thực trạng xã hội: 13

2.2 Thực trạng về chính sách pháp luật đối với NCTN phạm tội: 17

2.2.1.Thành tựu đã đạt được khi xử lý NCTN phạm tội: 17

2.2.2.Những bất cập và hạn chế trong chính sách xử lý NCTN phạm tội: 18

Chương 4 Giải Pháp Giúp Hạn Chế Tình Trạng Người Chưa Thành Niên Phạm Tội 20

1 Kiến nghị về hoàn thiện chính sách của pháp luật về trách nhiệm hình sự của NCTN phạm tội: 201.1 Về xác định độ tuổi của người chưa thành niên phạm tội: 20

1.2 Về việc áp dụng hình phạt: 21

1.3 Về biện pháp bảo vệ người chưa thành niên trong quá trình tham gia tố tụng: 22

2 Giải pháp về cơ chế phối hợp, tổ chức giữa các bên liên quan trong công tác hạn chế người chưa thành niên phạm tội: 22

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề:

" Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới

đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là

nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" [1] là lời căn dặn vô cùng quý báu của

Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ của đất nước chúng ta Những lời ấy như một sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của trẻ em, những mầm non tương lai, sẽ là những người chủ nhân gánh vác trong mình trọng trách quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh Từ trước đếnnay, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được coi là sự nghiệp lớn Từ những tư tưởng của Người về vai trò của trẻ em, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách chăm sóc bảo vệ trẻ em, tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho lứa tuổi này được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh; phát triển hài hoà, toàn diện cả về vật chất, đạo đức, trí tuệ và tinh thần Bên cạnh đó, Nhà nước ta luôn chú trọng trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ quyền trẻ em [2] Trong đó đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật (VPPL) , nhất là hiện tượng vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên (NCTN) bởi đây là lứa tuổi còn non trẻ kinh nghiệm sống; những thay đổi về tâm sinh lí ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, dễ bị tác động từ môi trường sống không lành mạnh và các hành vi tiêu cực khác làm cho cách suy nghĩ trở nên lệch lạc, không chín chắn gây ra các hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của cá nhân đó và toàn xã hội Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các hành vi VPPL của người chưa thành niên mà pháp luật sẽ áp dụng các chế tài hành chính và hình sự khác nhau Người chưa thành niên ngay cả khi trở thành chủ thể của tội phạm thì việc bảo vệ quyền và lợi ích của đối tượng này cũng được tôn trọng và đặt lên hàng đầu, lấy mục đích xử lý giáo dục, phòng ngừa là chính, định hướng các em quay lại trở thành công dân có ích Nhận thức được tình trạng NCTN phạm tội đang ở mức đáng báo động , nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Xu hướng phạm tội ngày càng trẻ hóa và quy định của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội” làm chủ đề nghiên cứu chobài tiểu luận kết thúc học phần Phương pháp nghiên cứu Luật học

Trong quá trình nghiên cứu về nội dung đề tài, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm bài tiểu luận Vì vậy, nhómtác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, sự đánh giá công tâm từ quý thầy cô để bài tiểu luận trở nên hoàn thiện hơn Qua đó, nhóm tác giả có thêm cơ hội được

Trang 9

tích lũy những kinh nghiệm quý báu, tạo tiền đề để nghiên cứu nhiều chủ đề hơn trong tương lai.

2 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu đúng như tên gọi của nó - Xu hướng phạm tội ngày càng trẻ hóavà quy định của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội.

3 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về các hành vi, các biện pháp xử lý và thực trạng VPPL của NCTNở Việt Nam Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng pháp luật đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam nói riêng và một số nước trên thế giới nói chung, từ đó đưa ra những kiến giải nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong việc giảiquyết tình trạng NCTN phạm tội.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp được sử dụng trong bài tiểu luận bao gồm: phương pháp diễn dịch; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích, tổng hợp; khảo sát thực tế, để phân tích các nội dung được đề cập trong tiểu luận.

5 Kết cấu của tiểu luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của tiểu luận gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung

Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về NCTN phạm tội

Chương 3: Nguyên nhân, Thực trạng phạm tội của NCTN ở Việt Nam trong những

năm gần đây

Chương 4: Giải pháp khắc phục tình trạng NCTN phạm tội

Trang 10

Chương 1 Cơ Sở Lý Luận Chung 1 Pháp luật:

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung, do Nhà Nước đặt ra (hoặcthừa nhận) và có các thuộc tính sau [3]:

Tính quyền lực Nhà Nước: là thuộc tính riêng chỉ có pháp luật mới có được Nhà nước

cần pháp luật để thực hiện việc tổ chức và quản lí xã hội, bắt buộc mọi người phải thựchiện theo Các quy định pháp luật có thể do Nhà Nước đặt ra hoặc được tạo ra khi NhàNước thừa nhận những quy tắc ứng xử đã có sẵn trong xã hội (đạo đức, tập quán, tínđiều của các tôn giáo, …) Từ đó, Nhà Nước cho phép các chủ thể do mình quản lýđược hoặc không được, nên hoặc không nên, phải làm những gì và làm như thế nào.Để đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống, Nhà Nước đặt racác biện pháp cưỡng chế để bắt buộc người dân thực hiện theo pháp luật.

Tính quy phạm phổ biến: vì pháp luật được tạo ra bằng hệ thống các quy phạm pháp

luật, mà quy phạm được ví như tế bào của pháp luật vì nó là khuôn mẫu, là mô hình xửsự chung Trong xã hội, ở mỗi người và mỗi hoàn ảnh, thời điểm khác nhau thì cáchxử sự đối với những vấn đề cụ thể rất khác nhau Từ đó, pháp luật đưa ra các quy tắcxử sự phù hợp với đa số Các quy phạm xã hội cũng có những quy tắc xử sự chung,tuy nhiên nó chỉ có tác dụng đối với một nhóm người cụ thể Còn các quy phạm phápluật thì có tính quy phạm phổ biến và được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ Việc ápdụng các quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền bãi bỏ,bổ sung, sửa đổi bằng các quy định khác hoặc thời hiệu áp dụng các quy phạm đã hết.Tính quy phạm của pháp luật dựa trên ý chí của Nhà Nước và được đề lên thành luật.Tùy theo từng thể chế khác nhau mà mà ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội mangtính chất chủ quan của một nhóm người hay đáp ứng được nguyện vọng, mong muốncủa đa số nhân dân sống trong quốc gia đó.

Tính hệ thống: ngay chính bản thân khái niệm của pháp luật đã là một hệ thống gồm

các quy tắc xử sự chung, hoặc các quy phạm, cũng có thể là các nguyên tắc hoặc kháiniệm pháp lý Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xa hội thông qua việc tác động trựctiếp lên các cách xử sự của các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ xã hội nào đó,nhưng những quy định đó lại không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà giữa chúngcó mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó và thống nhất với nhau, tạo nên một chính thể hoànchỉnh.

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: quy phạm có thể hiểu một cách đơn giản là

các khuôn mẫu, chuẩn mực Các quy định của pháp luật được xem như là các quyphạm trong xã hội và nó được biết đến và sử dụng một cách phổ biến Từ đó, pháp luật

Trang 11

định hướng cho nhận thức và hành vi của các chủ thể trong xã hội Khi rơi vào mộttình huống nhất định, dựa vào thuộc tính quy phạm của pháp luật, các chủ thể sẽ đượcđịnh hướng hành vi cho bản thân mình để đảm bảo theo quy định của pháp luật.

2 Tội phạm và phân loại tội phạm: 2.1 Tội phạm:

Theo khoản 1 điều 8 BLHS 2015, tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hộiđược quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sư hoặc pháp nhânthương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nềnvăn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của tổchức; xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; xâm phạmnhững lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định củaBLHS phải xử lý hình sự.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xãhội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các quy định khác.

2.2 Phân loại tội phạm:

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đượcquy định trong BLHS, tội phạm được phân thành 04 loại chính [4]:

Tội phạm ít nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho

xã hội không lớn Mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấylà phạt hành chính, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Tội phạm nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã

hội lớn Mức cao nhất của khung hình phạt cao nhất do BLHS quy định đối với tội ấylà từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.

Tội phạm rất nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho

xã hội rất lớn Mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy làtrên 07 năm tù đến 15 năm tù.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm

cho xã hội đặc biệt lớn Mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

2

Trang 12

Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện: được phân loại căn cứ vào tính

chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cả hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1điều 9 BLHS và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại điều 76BLHS.

2.3 Phân biệt thuật ngữ “tội phạm” và “tội nhân”:

Tội phạm và tội nhân đều liên quan đến hành vi phạm pháp, có thể gây ra hậu quả

nghiêm trọng cho xã hội và bị coi là trái pháp luật Tuy nhiên, hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam chưa có các định nghĩa cụ thể cho những thuật ngữ này Tuy nhiên, nếu xét theo ngữ nghĩa tiếng Việt và tính phù hợp trong các tình huống trong đời sống, có thể tạm thời định nghĩa như sau:

Tội phạm: là hành vi vi phạm pháp luật, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã

hội và bị coi là trái pháp luật Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ chung cho hành vi phạm tội mà không nhấn mạnh đến cá nhân thực hiện hành vi đó Thuật ngữ này có thểhiểu là những loại tội ác, hành động phạm pháp nói chung Ví dụ: tội phạm buôn người, tội phạm mại dâm,…

Tội nhân (người phạm tội): là người đã thực hiện hành vi phạm tội và bị phát giác, bắt

giữ và xét xử, có bản án kết tội đã có hiệu lực của tòa án (điều 13, BLTTHS) Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ người đã thực hiện hành vi phạm tội và bị pháp luật truy cứu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình Ví dụ: tội nhân thực hiện hành vi buôn bán trái phép chất ma túy, tội nhân thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em dưới 18 tuổi,…

3 Người chưa thành niên:

3.1 Khái niệm và phân loại người chưa thành niên:

Theo quy định tại điều 20 BLDS 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ 18tuổi (tính theo ngày, tháng, năm Dương lịch) Người chưa thành niên được chia thành03 nhóm [5]:

Người chưa đủ 06 tuổi: giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người

đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: khi xác lập, thực hiện giao dịch dân

sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhucầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Trang 13

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: tự mình xác lập, thực hiện giao dịch

dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giaodịch dân sự khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện theo pháp luậtđồng ý.

3.2 Phân biệt thuật ngữ “từ” và “từ đủ”:

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có quy định hướng dẫn cách

xác định độ tuổi để áp dụng pháp luật, mỗi ngành lại có những quy định khác nhau.Tuy nhiên, các thuật ngữ nhằm xác định độ tuổi của một người khi sự kiện pháp lý xảyra gần như giống nhau và được sử dụng phổ biến trong các văn bản quy phạm phápluật:

Từ X tuổi được xác định từ 01 ngày sau ngày sinh nhật thứ X của người đó Ví dụ: Đ sinh ngày 02/01/2004 thì từ ngày 03/01/2022 trở về sau, Đ được xác định là người từ 18 tuổi.

Từ đủ X tuổi được xác định từ ngày sinh nhật thứ X của người đó Ví du: H sinh ngày 30/9/2005 thì từ ngày 30/9/2023 trở đi, H được xác định là người từ đủ 18 tuổi.

4 Người chưa thành niên phạm tội:

Khái niệm người chưa thành niên phạm tội:

Người chưa thành niên phạm tội là người thực hiện những hành vi gây nguyhiểm cho xã hội khi chưa đủ 18 tuổi, được quy định trong BLHS, do người từ đủ 14tuổi đến dưới 18 tuổi, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) thực hiện, có lỗixâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và phải chịu tráchnhiệm hình sự về hành vi của mình.

4

Trang 14

Chương 2 Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Người Chưa Thành NiênPhạm Tội

Xử lý tội phạm là một vấn đề phức tạp, đặc biệt khi đối tượng là người chưa thành niên NCTN là những cá nhân đang trong giai đoạn phát triển về thể chất và tinh thần, chưa có đủ nhận thức và kinh nghiệm sống để hiểu rõ về hậu quả của hành vi phạm tội Do đó, pháp luật Việt Nam có những quy định riêng biệt và đặc thù để xử lý NCTN phạm tội, nhằm đảm bảo tính nhân đạo, khoan hồng, đồng thời răn đe và phòngngừa tội phạm hiệu quả.

1 Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội: 1.1 Các nguyên tắc:

Việc xử lý NCTN phạm tội phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1.1.1 Nguyên tắc nhân đạo, khoan hồng:

Ưu tiên giáo dục, cải tạo hơn là trừng phạt, tạo điều kiện cho NCTN sửa chữa sai lầm,tái hòa nhập cộng đồng.

Cơ sở lý luận: NCTN là đối tượng đặc biệt, đang trong quá trình hoàn thiện về nhân

cách và nhận thức Do đó, cần ưu tiên các biện pháp giáo dục, cảm hóa để giúp họ nhận ra lỗi lầm, sửa chữa và trở thành người có ích cho xã hội.

Biểu hiện:

Không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với NCTN phạm tội: Điều

này thể hiện sự khoan dung của pháp luật đối với NCTN, cho họ cơ hội sửa chữa sai lầm và làm lại cuộc đời.

Mức hình phạt tù có thời hạn đối với NCTN phạm tội thấp hơn so với người thành niên phạm tội: Khi xử phạt tù có thời hạn, tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạmtội tương ứng.

Ưu tiên áp dụng các biện pháp xử lý phi hình sự: Thay vì áp dụng các biện pháp

trừng phạt như phạt tù, pháp luật ưu tiên các biện pháp giáo dục, cải tạo như đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện, cảm hóa giáo dục,

Trang 15

1.1.2 Nguyên tắc giáo dục, răn đe:

Kết hợp xử lý với giáo dục pháp luật, đạo đức, kỹ năng sống để giúp NCTN nhận thức hành vi sai trái, có ý thức tuân thủ pháp luật.

Cơ sở lý luận: NCTN thường phạm tội do thiếu hiểu biết pháp luật, nhận thức lệch lạc,

hoặc bị lôi kéo, xúi giục Giáo dục là biện pháp quan trọng để giúp họ thay đổi nhận thức, hành vi và có lối sống lành mạnh.

Biểu hiện:

Tổ chức các lớp học: Tổ chức các lớp học pháp luật, đạo đức, kỹ năng sống tại các

cơ sở giáo dục, cải tạo để trang bị cho NCTN kiến thức, kỹ năng cần thiết để sống và làm việc theo pháp luật.

Tạo điều kiện tham gia các hoạt động xã hội: Khuyến khích NCTN tham gia các

hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao lành mạnh để giúp họ phát triển toàn diện về nhân cách, tránh xa các tệ nạn xã hội.

Giao cho gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội có trách nhiệm giám sát, giáo dục NCTN: Sự phối hợp giữa các bên này là rất quan trọng để đảm bảo NCTN được

giáo dục, định hướng đúng đắn sau khi được xử lý.

1.1.3 Nguyên tắc bảo vệ, giúp đỡ:

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN, giúp đỡ họ khắc phục khó khăn, hoàn thiện nhân cách.

Cơ sở lý luận: NCTN là đối tượng dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ đặc biệt về các

quyền và lợi ích hợp pháp như: quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu (Điều 16 LTE 2016); quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 14 LTE 2016); quyền bí mật đời sống riêng tư (Điều 21 LTE 2016),

Biểu hiện:

Bảo mật thông tin cá nhân: Thông tin cá nhân của NCTN phạm tội được bảo mật

để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và tương lai của họ.

Không phân biệt đối xử: NCTN được đối xử công bằng, bình đẳng trong quá trình

tố tụng, xét xử.

Hỗ trợ về vật chất, tinh thần: Các chính sách hỗ trợ về vật chất, tinh thần giúp

NCTN vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

6

Trang 16

1.1.4 Nguyên tắc phòng ngừa đặc biệt:

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để ngăn chặn NCTN tái phạm tội.

Cơ sở lý luận: NCTN có nguy cơ tái phạm tội cao hơn so với người thành niên do

chưa ổn định về nhân cách, dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh Vì vậy, việc áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt để giúp NCTN tránh xa các yếu tố có tác động tiêu cực, có điều kiện sống và học tập lành mạnh.

Biểu hiện:

Đưa vào trường giáo dưỡng: Đây là biện pháp giáo dục bắt buộc tại trường giáo

dưỡng, nơi NCTN được học tập, rèn luyện kỹ năng sống, được giáo dục đạo đức, pháp luật để trở thành người có ích cho xã hội.

Giao cho gia đình, người giám hộ quản lý, giáo dục: Gia đình và người giám hộ có

trách nhiệm giáo dục, quản lý NCTN để giúp họ thay đổi nhận thức, hành vi.

Áp dụng các biện pháp quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú: Các biện pháp này nhằm

hạn chế sự tiếp xúc của NCTN với môi trường xấu, giúp họ ổn định cuộc sống và tránh tái phạm tội.

1.2 Các tiêu chí được căn cứ để tiến hành xử phạt người chưa thành niên phạm tội:

Để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong việc xử lý NCTN phạm tội, pháp luật quy định các tiêu chí cụ thể để xem xét, đánh giá:

1.2.1 Mức độ nhận thức:

Khả năng nhận thức về hành vi phạm tội của NCTN, bao gồm:

Mức độ hiểu biết về tính chất, ý nghĩa của hành vi: NCTN có hiểu rõ hành vi mình

thực hiện là đúng hay sai, có vi phạm pháp luật hay không? Mức độ nhận thức càng cao thì trách nhiệm càng lớn.

Khả năng lường trước hậu quả: NCTN có lường trước được hậu quả của hành vi mình

gây ra hay không? Nếu nhận thức được hậu quả mà vẫn cố tình thực hiện thì mức độ nguy hiểm càng cao.

Khả năng điều khiển hành vi của mình: NCTN có đủ khả năng tự chủ trong việc kiểm

soát hành vi của mình hay không, có bị tác động, lôi kéo bởi người khác hay không.

Trang 17

1.2.2 Điều kiện gia đình, xã hội:

Hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội tác động đến hành vi phạm tội của NCTN, bao gồm:

Hoàn cảnh gia đình: Gia đình khó khăn, thiếu sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ,

người giám hộ có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của NCTN.

Môi trường xã hội: Bạn bè xấu, môi trường sống không lành mạnh, tiếp xúc với các

thông tin, hình ảnh bạo lực, đồi trụy cũng có thể tác động tiêu cực đến NCTN.

1.2.3 Nguyên nhân, điều kiện phạm tội:

Các yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến hành vi phạm tội của NCTN, bao gồm:

Nguyên nhân chủ quan: Do nhận thức lệch lạc, thiếu hiểu biết pháp luật, bị bạn bè lôi

kéo, kích động, thiếu kỹ năng sống, không kiểm soát được hành vi,…

Nguyên nhân khách quan: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị bạo hành, xâm hại,

thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội,

1.2.4.Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:

Xét đến tính chất (cố ý, vô ý) và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, cũng nhưhậu quả gây ra đối với nạn nhân, xã hội (Cơ sở pháp lý: Điều 09 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Hành vi càng có tính chất côn đồ, tàn bạo, gây hậu quả nghiêm trọng (như chết người, thiệt hại tài sản lớn ) thì càng nguy hiểm cho xã hội.

1.2.5 Yêu cầu phòng ngừa tội phạm:

Đánh giá nguy cơ tái phạm của NCTN, khả năng cải tạo để áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Nguy cơ tái phạm cao khi NCTN có nhân thân xấu, không ăn năn hối cải, không có điều kiện gia đình thuận lợi để giáo dục, cải tạo.

Khả năng cải tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nhận thức, thái độ hợp tác, hoàn cảnh gia đình, sự hỗ trợ từ xã hội,

Lưu Ý:

8

Trang 18

Thứ nhất, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với NCTN chỉ được áp dụng khi thật

cần thiết và phải căn cứ vào các tiêu chí nêu trên (độ tuổi, nhận thức, hoàn cảnh gia đình, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi )

Thứ hai, không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Thứ ba, không áp dụng hình phạt “phạt tiền” đối với người chưa thành niên phạm tội ở

độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi

Trang 19

2 Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội: 2.1 Hình phạt không tước quyền tự do:

2.1.1 Cảnh cáo:

Đây là hình phạt nhẹ nhất và mang tính cưỡng chế thấp Hiện nay, BLHS không quy định điều kiện riêng biệt áp dụng cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội Dovậy, có thể hiểu điều kiện để áp dụng cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tộikhông có sự khác biệt so với người đã thành niên Cụ thể, điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo là khi người phạm tội đã phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại Điều 51 BLHS năm 2015 nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

2.1.2 Phạt tiền:

Hình phạt này buộc NCTN phải nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước Mức

phạt tiền sẽ tùy thuộc vào loại tội phạm, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội vàkhả năng tài chính của gia đình NCTN Trong trường hợp NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội mà có thu nhập hoặc có tài sản riêng, phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính.

Mục đích: Vừa mang tính chất trừng phạt, vừa có tác dụng răn đe, giúp NCTN nhận

thức rõ hơn về hậu quả kinh tế của hành vi phạm tội, đồng thời bù đắp một phần thiệt hại cho xã hội.

Lưu ý: Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá

một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.

2.1.3 Cải tạo không giam giữ:

Hình phạt này được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.

Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, khi được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì không khấu trừ thu nhập của người đó.

Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

2.1.4.Đưa vào trường giáo dưỡng:

Là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với NCTN phạm tội nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự hoặc được miễn xử lý hình sự

10

Ngày đăng: 03/07/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w