UBND QUẬN LÊ CHÂN TRƯỜNG MẦM NON DƯ HÀNG KÊNH I BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Giải pháp phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tại trường Mầm non D
Trang 1UBND QUẬN LÊ CHÂN TRƯỜNG MẦM NON DƯ HÀNG KÊNH I
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Giải pháp phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tại trường Mầm non Dư Hàng Kênh I”
Tác giả :Vũ Thị Lan
Trình độ chuyên môn : Đại học
Chức vụ : Phó Hiệu trưởng
Nơi công tác : Trường mầm non Dư Hàng Kênh I
Ngày 10 tháng 3 năm 2016
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Năm: 2016
Kính gửi: - Phòng giáo dục và đào tạo Quận Lê Chân
Họ và tên: Vũ Thị Lan
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng – Trường mầm non Dư Hàng Kênh I Tên sáng kiến: “Giải pháp phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tại trường Mầm non Dư Hàng Kênh I”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
1 Tóm tắt trình trạng giải pháp đã biết:
Giáo dục hòa nhập là xu thế tất yếu của xã hội nói chung và của giáo dục mầm non nói riêng Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo cùng với xu thế phát triển của
xã hội mạng lưới quy mô trường, lớp mầm non được mở rộng Trẻ được sống trong môi trường đầy đủ về cơ sở vật chất Tuy nhiên cũng có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ tuổi còn thơ Thực tế cho thấy hiện nay khi sinh ra hình thể trẻ phát triển hài hòa và cân đối nhưng lại có những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ, về kỹ năng giao tiếp, về tâm lý lứa tuổi và có một số hành động không tốt với mọi người xung quanh Những biểu hiện đó người ta thường cho là “Tự kỷ” hay còn gọi là “Tăng động, trẻ có rối loạn phát triển, không bình thường…” Vậy nguyên nhân do đâu, những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến trẻ ? Là cán bộ quản
lý bậc học mầm non tôi luôn tìm tòi tham khảo các giải pháp làm thế nào để tháo
gỡ những bất cập đó ngay trong trường mầm non nhằm giảm bớt lỗi lo lắng của phụ huynh, đem lại niềm vui, niềm phấn khởi đến với trẻ Tôi đã tham khảo các sáng kiến trên mạng, các bài viết về trẻ tự kỷ đa số các sáng kiến và bài viết đã đưa ra các biện pháp can thiệp với trẻ mầm non và đã có một số giải pháp tốt Song bên cạnh đó vẫn còn một số giải pháp phát hiện sớm và can thiệp chưa sâu, chưa triệt để Sau đây là một số ưu điểm và hạn chế của giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
- Đưa ra các dấu hiệu phát hiện sớm trẻ tự kỷ
Trang 3- Trẻ tự kỷ đã được can thiệp hòa nhập cộng đồng trong trường mầm non.
- Đội ngũ giáo viên đã có một số kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ tự kỷ
* Hạn chế
- Chưa tìm ra nguyên nhân của trẻ tự kỷ Có nhiều quan điểm về trẻ tự kỷ
- Chưa có các giải pháp cụ thể để phát hiện sớm trẻ tự kỷ trong trường mầm non
- Chưa có minh chứng trong công tác phối kết hợp với phụ huynh
- Các giải pháp chỉ đi sâu vào ngôn ngữ của trẻ chưa đề cập đến sự theo dõi của nhà trường và gia đình
- Từ những khó khăn trên tôi xin đưa ra “Giải pháp phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tại trường Mầm non Dư Hàng Kênh I”
2 Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
* Tính mới:
- Có các giải pháp nghiên cứu thực tế trên trẻ trong trường mầm non
- Tư vấn, chia sẻ với phụ huynh về cách phát hiện sớm trẻ tự kỷ
- Giúp giáo viên có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt
là trẻ tự kỷ
- Cùng giáo viên tìm hiểu thực tế trẻ tự kỷ ngay trong trường của mình
- Bước đầu đánh giá trẻ tự kỷ trong nhà trường qua cách sàng lọc bằng bài tập M-chat
- Tạo trạng thái cân bằng cho trẻ ngay trong trường mầm non
- Trẻ không bị kỳ thị mà được hòa nhập cộng đồng sớm
* Tính sáng tạo
- Giải tỏa tâm lý cho phụ huynh có con bị tự kỷ.
- Đưa trẻ hòa nhập cộng đồng ngay từ sớm mang hiệu quả cao
- Giúp giáo viên biết cách giao tiếp và chơi với trẻ trong các hoạt động học và chơi
- Tạo nên điểm sáng, điểm tin cậy của phụ huynh là nơi chọn trường để gửi trẻ
* Khả năng áp dụng nhân rộng
- Được áp dụng tại trường mầm non Dư Hàng Kênh I và một số trường trong và
ngoài Thành Phố
* Hiệu quả kinh tế
- Làm lợi cho phụ huynh một khoản lớn về học phí của trẻ Nếu trẻ học ở trường chuyên biệt khi phí đóng góp rất lớn
Trang 4- Tác nghiệp với phụ huynh có những kinh nghiệm chăm sóc con được nhanh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất
- Giúp phụ huynh không phải mất thời gian đưa trẻ đến các trung tâm chuyên biệt để gửi trẻ Kết quả hòa nhập tại các trường mầm non mang lại hiệu quả kinh
tế cao
* Hiệu quả về mặt xã hội
- Tạo ra môi trường hòa nhập cộng đồng rất lớn với trẻ
- Làm thay đổi tâm lý của trẻ, giảm bớt lỗi lo âu của phụ huynh
- Là nơi cho công tác tuyên truyền tốt trong xã hội
- Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trong nhà trường ngày một
đi lên
- Là nơi để phụ huynh gửi con đến trường học, tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh
CƠ QUAN ĐƠN VỊ Hải Phòng, ngày 10 tháng 3 năm 2016
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn
Vũ Thị Lan
Trang 5
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Sáng kiến“Giải pháp phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tại trường Mầm non Dư Hàng Kênh I”
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
3 Tác giả
- Họ tên: Vũ Thị Lan
- Ngày sinh: 01/07/1971
- Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng - Trường Mầm non Dư Hàng Kênh I
- Điện thoại: DĐ: 0973 504 675 Cố định: 0313 636 316
4 Đồng tác giả: Không có
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến
- Tên đơn vị: Trường Mầm non Dư Hàng Kênh I
- Địa chỉ: Số 79 Đường Dân Lập – Dư Hàng Kênh – Lê Chân – Hải Phòng
- Điện thoại cơ quan: 0313 636 316
I MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là khuyết tật phát triển được hình thành bởi những sự khác biệt trong não bộ, làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất Trong 2 năm đầu đời trẻ có thể phát triển vận động bình thường sau đó các khả năng đã có lại mất dần đi Vậy trẻ 2 tuổi được đến trường lớp, cô giáo mầm non phải biết cách chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ được phát triển tốt về thể chất, thoải mái về tinh thần Chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là một nhiệm vụ rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non Trẻ có sức khỏe tốt, là nền tảng để thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, tìm tòi khám phá các sự vật thế giới xung quanh Trong những năm gần đây đã có sự quan tâm trong việc giáo dục trẻ hòa nhập cộng đồng trong trường mầm non Tuy nhiên công tác “Phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ” hiện nay
ở các trường mầm non vẫn còn nhiều bất cập Đây cũng là lỗi lo rất lớn của các bậc phụ huynh và toàn xã hội Vì hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu chưa tìm được nguyên nhân của bệnh tự kỷ mà chỉ có các giải pháp làm hạn chế của các chuyên gia đã và đang nghiêm cứu Qua việc thực hiện các giải pháp tôi nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế đã và đang áp dụng tại trường mầm non
Dư Hàng Kênh I như sau:
* Ưu điểm:
- Nhà trường đã làm tốt công tác hòa nhập cho trẻ trong trường mầm non
Trang 6- Một số phụ huynh đã kết hợp với nhà trường chăm sóc trẻ tự kỷ và có nhiều tiến bộ rõ nét
- Phụ huynh được mời dự lớp Hội thảo của Quận và Thành phố về trẻ tự kỷ
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ, khỏe, có lòng tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
- Nhà trường đã lắp đặt hệ thống camera thuận tiện cho việc theo dõi hoạt động của cô và trẻ ở trên lớp
* Hạn chế
- Một số phụ huynh chưa mạnh dạn kết hợp với nhà trường chăm sóc trẻ tự kỷ hay chưa công nhận con mình bị tự kỷ
- Đa số trẻ bị tự kỷ là do xa bố mẹ hoặc bố mẹ bận rộn với công việc, trẻ ở với ông bà, người giúp việc ít được trò truyện, vui chơi giao tiếp cũng là yếu tố tác động làm trẻ bị tự kỷ
- Trung tâm tư vấn giúp đỡ trẻ tự kỷ ở Hải Phòng rất ít
- Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ
- Chưa có chương trình dành riêng cho trẻ tự kỷ
- Số cháu định biên trong lớp đông nên giáo viên không có điều kiện, thời gian dành riêng cho trẻ tự kỷ
- Các giải pháp đưa ra chỉ dừng ở mức độ khám phá thực tế bằng các hoạt động của trẻ hàng ngày
- Từ những hạn chế trên tôi xin đưa ra “Giải pháp phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ nhằm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tại trường Mầm non Dư Hàng Kênh I” góp phần nâng cao công tác giáo dục hòa nhập cộng đồng đem lại niềm vui cho thế hệ trẻ thơ ngày càng tốt hơn
II NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Các cụ ngày xưa có câu:
“Uốn cây từ thủa còn thơ
Dạy con từ thủa con còn thơ ngây”
Con trẻ chỉ có một lần trưởng thành, sai đường là không có cách làm lại hoặc những gì trẻ em không có được trước 5 tuổi thì sau này khó hình thành
hôm nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau” Để đáp ứng nhu cầu phát triển
đi lên của đất nước trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu chiến lược phát triển giáo
dưỡng giáo dục trẻ dưới 6 tuổi tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ” Điều này khẳng định rằng việc chăm sóc giáo dục trẻ có một ý nghĩa rất lớn đóng vai trò quan trọng cho việc hình thành nhân cách ở thế hệ tương lai Muốn có một thế hệ tương lai tươi sáng vừa thông minh, vừa khỏe mạnh thì toàn xã hội cần phải chú trọng đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ tuổi đến trường Sau đây là các giải pháp phát hiện sớm và can thiệp trẻ tự kỷ mang lại kết quả trong trường mầm non
* Giải pháp thứ nhất: Phát hiện sớm trẻ tự kỷ trong trường mầm non.
* Giải pháp thứ hai: Tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ với phụ huynh cùng hợp tác chăm sóc trẻ tự kỷ.
* Giải pháp thứ ba: Tạo mối quan hệ thân thiện với trẻ tự kỷ trong lớp học.
Trang 7II.0 NỘI DUNG GIẢI PHÁP
* Giải pháp thứ nhất: Phát hiện sớm trẻ tự kỷ trong trường mầm non.
bởi trong những năm gần đây, số ca chẩn đoán tự kỷ ngày càng tăng Cứ 110 trẻ
em ở Mỹ thì có 1 trẻ em mắc rối loạn tự kỷ, ở Việt Nam cứ 50 gia đình thì có 1 gia đình có trẻ tự kỷ và số trẻ được chẩn đoán tự kỷ đang tăng mạnh hàng năm, con số đó được so với số trẻ em trong độ tuổi mầm non, con số trẻ tự kỷ chắc chắn rất lớn Đây là thách thức với xã hội nói chung và ngành giáo dục đặc biệt nói riêng Để nhấn mạnh sự phức tạp, nghiêm trọng của chứng tự kỷ và tác động của nó đối với cộng đồng nên năm 2007 Liên hiệp quốc đã chọn ngày 02/04 là
“Ngày thế giới nhận biết về chứng tự kỷ”. Những trẻ tự kỷ không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu các hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng Trẻ cũng có hành vi lặp đi lặp lại
và nhạy cảm giác quan Những trẻ này có khuynh hướng khó khăn trong học tập
và nhiều trẻ bị khiếm khuyết về trí tuệ Do vậy, việc phát hiện sớm trẻ tự kỷ trong trường mầm non là việc làm rất cần thiết Bởi như vậy cơ hội phát triển bình thường và hòa nhập với trẻ trong cộng đồng rất lớn Để phát hiện sớm trẻ
tự kỷ trong trường mầm non người cán bộ quản lý phải nắm chắc những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ như sau:
* Những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ
- Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, không quan tâm tới những chuyện trong cuộc sống xung quanh
- Chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp
- Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác
- Không phản ứng lại đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm
- Luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể
- Có những hành vi kỳ quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, thích ở một mình…
- Không hứng thú hoặc ác cảm với hoạt động thể chất và chỉ thích chơi một hoặc vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại
- Rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác
- Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ
- Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc, diễn biến thường diễn ra hàng ngày
- Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc
- Thường xuyên quấy nhiễu
- Rối loạn ăn uống, tiêu hóa
Thực tế ở các trường mầm non nhận trẻ ở độ tuổi từ 24 đến 72 tháng tuổi Đây là
độ tuổi dễ phát hiện sớm vì ở lứa tuổi này ngôn ngữ giao tiếp và hoạt động với
đồ vật của trẻ rất rõ nét Cách phát hiện sớm trẻ trong trường tôi thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Phát hiện sớm thông qua công tác tuyển sinh
Công tác tuyển sinh thường diễn ra vào trước đầu năm học từ 1đến 2 tháng Đối với trẻ mầm non công tác tuyển sinh không diễn ra đồng loạt như các cấp học khác Nhưng cũng hết sức cần thiết trong khâu đầu vào của trẻ đến học
Trang 8tại trường Để làm tốt công tác tuyển sinh trường chúng tôi tuyển sinh ngoài việc tiếp nhận hồ sơ, chúng tôi yêu cầu phụ huynh khi đưa con đến xin học phải đưa con đi kèm để chúng tôi sàng lọc về sức khoẻ và tâm lý của trẻ có biện pháp kết hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ tốt hơn Đối với trẻ tự kỷ nhìn hình thức bên ngoài khó phát hiện trẻ bị khuyết tật nhưng điều rõ nét nhất đối với trẻ tự kỷ là ngôn ngữ giao tiếp Vậy khi tuyển sinh chúng tôi chỉ cần hỏi trẻ những câu thông thường như:
- Con tên là gì?
- Con đến trường, thấy trường có đẹp không ?
- Con có thích học ở trường như các bạn không ?
Với những câu hỏi đơn giản như vậy nếu trẻ bình thường trẻ trả lời một cách
dễ dàng Nhưng với trẻ tự kỷ thì trẻ không trả lời được Hoặc có thể để ý xem trẻ
có để ý đến các câu hỏi đó hay không ? hay các hành vi của trẻ khi tiếp xúc với người lạ Với những trẻ như vậy chúng tôi đánh dấu, đưa vào danh sách để theo dõi tiếp ở lớp Khéo léo trao đối với phụ huynh về tình trạng của trẻ (cháu chậm biết nói, ít quan tâm đến mọi người…) nên gia đình thường xuyên giao tiếp với trẻ để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt Hoặc có thể giới thiệu phụ huynh với phụ huynh cho trẻ đến trung tâm tư vấn sức khỏe để các bác sỹ chuẩn đoán cho trẻ
Bước 2: Chỉ đạo giáo viên theo dõi trẻ thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ.
Đối với trẻ mầm non thời gian trẻ ở bên cô chiếm 2/3 thời gian cả ngày Vậy các hoạt động của trẻ được cô giáo hướng dẫn và theo dõi trẻ Tôi chỉ đạo giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động từ giờ đón đến giờ trả và ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký các hoạt động bất thường của trẻ, đánh giá sự tiến bộ của trẻ
Từ đó tôi kết hợp với theo dõi của giáo viên trên lớp cùng với hệ thống camera của trường chúng tôi đánh dấu lại mốc thời gian để cho phụ huynh xem con của mình ở lớp Đây là minh chứng cho phụ huynh biết về con của mình khi được hòa nhập cộng đồng thấy con mình không giống các bạn ở điểm gì Qua đó phụ huynh nhận thức rõ con mình thiếu những gì và đang cần gì?
Bước 3: Sàng lọc trẻ thông qua khám sức khoẻ định kỳ
Hàng năm nhà trường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 2 lần Qua các đợt khám sức khoẻ trẻ được các bác sĩ ở bệnh viện “Đa khoa Quận Lê Chân” đến khám, chuẩn đoán các loại bệnh và đánh giá sức khoẻ, các bệnh của trẻ được bác sĩ kết luận trong sổ sức khỏe của trẻ Qua đó phụ huynh được xem và ký vào
sổ Từ những kết luận của bác sĩ nhà trường đã thống kê được trẻ bị tự kỷ Sau đây minh chứng kết luận về trẻ tự kỷ của trường chúng tôi trong năm học
2015-2016 gồm 6 cháu:
Trang 9
1 Cháu: Nguyễn Vũ Phong
2 Cháu: Nguyễn Trần Ngân Hà
Trang 102 Cháu: Nguyễn Trần Ngân Hà
3 Cháu: Phạm Vũ Hải Phong
4 Cháu: Lê NGọc Linh
Trang 115 Cháu:Nguyễn Hàn Hà Mi
6 Cháu: Chu Gia Hưng