1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận kết thúc nghiên cứu ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh iot của người dân tại thành phố hồ chí minh

50 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Mai Vũ Đông Nghi, Nguyễn Đức Mạnh, Đặng Nguyễn Như Ngọc, Nguyễn Thị Hồng Thơm, Phạm Minh Khôi
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Quản trị Marketing
Thể loại Bài tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 3,96 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Lý do chọn đề tài (8)
  • 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (9)
    • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu (10)
  • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát (10)
  • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 1.4.1. Nghiên cứu định tính (11)
    • 1.4.2. Nghiên cứu định lượng (11)
  • 1.5. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu (12)
  • 1.6. Kết cấu đề tài (12)
  • CHƯƠNG 02: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (14)
    • 2.1. Các khái niệm nghiên cứu (14)
      • 2.1.1. Mạng lưới Internet vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) (14)
      • 2.1.2. Nhà thông minh (15)
      • 2.1.3. Người tiêu dùng (16)
      • 2.1.4. Hành vi người tiêu dùng (16)
      • 2.1.5. Ý định mua sản phẩm mới (16)
    • 2.2. Các lý thuyết liên quan đến đề tài (17)
      • 2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) (17)
      • 2.2.2. Thuyết hành vi có hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) (18)
      • 2.2.3. Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk - TPR) (18)
      • 2.2.4. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) (19)
      • 2.2.5. Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (Unified Theory of (20)
    • 2.3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài (21)
    • 2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất (24)
      • 2.4.1. Các giả thuyết nghiên cứu (24)
      • 2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (27)
    • 2.5. Thang đo các khái niệm nghiên cứu (28)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.1. Mô tả quy trình nghiên cứu (30)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính (30)
      • 3.2.1. Mục đích sử dụng nghiên cứu định tính (31)
      • 3.2.2. Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính (31)
      • 3.2.3. Phân tích dữ liệu (33)
      • 3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính (36)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng (37)
      • 3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ (37)
      • 3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức (38)

Nội dung

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu sau:

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định, đo lường các tiêu chuẩn, yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống nhà thông minh IoT của người dân thành phố Hồ Chí Minh Phân tích, đánh giá kết quả thu được để đề ra giải pháp phát triển mô hình này tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, nghiên cứu nhằm xác định và nắm bắt những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống nhà thông minh IoT của người dân thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ hai, nghiên cứu đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng hệ thống nhà thông minh IoT của người dân thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ ba, nghiên cứu tiến hành phân tích, đánh giá và thiết lập các mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT của người dân thành phố Hồ Chí Minh.

Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu đánh giá các cơ hội và hạn chế để đưa ra các giải pháp nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng cũng như xu hướng thị trường cho các doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp, đưa ra các chiến lược kinh doanh cho hệ thống nhà ở thông minh đến với người dân thành phố Hồ Chí Minh.

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung trả lời những câu hỏi sau: a Các yếu tố, tiêu chí nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống nhà thông minh IoT của người dân thành phố Hồ Chí Minh? b Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó có tác động như thế nào đến ý định sử dụng hệ thống nhà thông minh IoT của người dân thành phố Hồ Chí Minh? c Các giải pháp nào cho doanh nghiệp có thể thuyết phục ý định sử dụng hệ thống nhà ở thông minh IoT của người dân thành phố Hồ Chí Minh?

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để hỗ trợ quá trình tìm hiểu, khám phá sâu hành vi, các ý kiến khác biệt của các nhóm đối tượng được nghiên cứu, sau đó phân tích đưa ra giải thích cùng các dữ liệu thu thập từ các nguồn nghiên cứu chuyên ngành để như: tạp chí chuyên môn, đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, để xây dựng mô hình nghiên cứu đề nghị và công cụ đo lường.

Tiếp theo, xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ kết hợp kỹ thuật thảo luận nhóm và thu thập ý kiến của những người tiêu dùng Nhóm tham gia thảo luận gồm 18 hộ gia đình sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh có hiểu biết về trang thiết bị điện tử, nội thất thông minh và công nghệ nhà thông minh IoT, nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng và điều chỉnh kịp thời bảng câu hỏi chính thức để sử dụng cho nghiên cứu định lượng, đồng thời thu thập thêm thông tin để bổ sung cho các thang đo mới.

Nghiên cứu định lượng

Bài nghiên cứu sử dụng nghiên cứu định lượng để kiểm định và nhận diện các yếu tố thông qua các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT của người dân Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức Bảng câu hỏi. Để hiểu rõ hơn về nhu cầu sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT, nhóm tác giả tiến hành khảo sát 150 người dân sinh sống, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh về các yếu tố tác động đến ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh Kết quả khảo sát được kiểm tra bằng phương pháp thống kê là cơ sở quan trọng để nhóm tác giả đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống này Từ đó, đề xuất giải pháp, khuyến khích và thúc đẩy nhu cầu sử dụng của khách hàng.Ngoài ra, nhóm tác giả còn kết hợp phương pháp phân tích thống kê để xử lý và kiểm tra các số liệu thu thập được, nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, chính xác, khoa học, có độ tin cậy cao Từ đó thu thập được những đánh giá khách quan nhất về vấn đề nghiên cứu.

Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu

Về khoa học, hiện nay, việc sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT đang trở thành một xu hướng Hệ thống này giúp tăng tính tiện nghi cho ngôi nhà và được lựa chọn để thay thế các hình thức vận hành truyền thống Vì vậy, nghiên cứu thực hiện hệ thống hóa các cơ sở lý luận, làm sáng tỏ về ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT của người dân Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo, nguồn dữ liệu thứ cấp cho những đề tài nghiên cứu khác.

Về thực tiễn, đề tài nghiên cứu giúp các doanh nghiệp nắm bắt được ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT tại Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, đề xuất hàm ý giúp nhà quản trị nhận biết những cơ hội, định hướng phát triển tiềm năng trong tương lai cũng như các hạn chế có thể gặp phải Đồng thời, góp phần xây dựng hoặc cải thiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.

Kết cấu đề tài

Đề tài: “Nghiên cứu về ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT của người dân thành phố Hồ Chí Minh” Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài: Giới thiệu tổng quan về đề tài bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của đề tài, kết cấu đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu các cơ sở lý thuyết để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu Đồng thời, dựa vào các bài nghiên cứu đã có trước đây ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu để kế thừa và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất Sau đó, cho ra các điểm mới của đề tài mà nhóm tác giả đã chọn.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu: Trình bày quy trình và các cách thức để có thể triển khai thực hiện đề tài Mô tả chi tiết các phương pháp nghiên cứu, thiết kế thang đo và mã hóa thang đo để xử lý số liệu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các khái niệm nghiên cứu

2.1.1 Mạng lưới Internet vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT)

Năm 1999, nhà khoa học đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Trung tâm Auto-

ID Center, Đại học MIT, Kevin Ashton, đã đưa ra thuật ngữ IoT Hiểu một cách đơn giản IoT là tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau qua một mạng duy nhất, bằng cách trao đổi dữ liệu, thông tin mà không cần những tương tác trực tiếp giữa người và người, người và máy tính

Hình 2.1: Mô tả tương tác của mạng lưới thiết bị kết nối Internet

Theo Sáng kiến tiêu chuẩn toàn cầu về Internet of Things, Internet Vạn Vật (IoT) cung cấp kết nối chuyên sâu cho các thiết bị, hệ thống và dịch vụ, kết nối này mang hiệu quả vượt trội so với kiểu truyền tải máy-máy (M2M), hỗ trợ đa dạng giao thức, miền(domain) và ứng dụng Kết nối các thiết bị nhúng này được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên tự động hóa trong hầu hết các ngành, từ ứng dụng chuyên sâu như điện lưới thông minh tới những lĩnh vực khác như thành phố thông minh Theo Cục thông tinKhoa học và công nghệ Quốc gia, các dịch vụ sẽ có thể tương tác với những "vật thể/đối tượng thông minh" bằng cách sử dụng các giao diện tiêu chuẩn cung cấp liên kết cần thiết thông qua Internet, truy vấn và thay đổi trạng thái của chúng và truy xuất mọi thông tin liên quan đến chúng, có tính đến các vấn đề bảo mật và riêng tư

Tóm lại, IoT là một khái niệm cách mạng hoá các thiết bị từ bình thường sang "thông minh" thông qua việc ứng dụng và tích hợp thêm các cảm biến, bộ truyền động, và công nghệ truyền dữ liệu trên các thiết bị này Trong đó, việc thu thập dữ liệu từ thiết bị, truyền dữ liệu này qua mạng và thực hiện một tác vụ dựa trên việc trích xuất các dữ liệu thu thập được là ba chức năng cơ bản trong các ứng dụng IoT Nó được tin tưởng và kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích lớn trong các ứng dụng chuỗi cung ứng, vận tải, nông nghiệp và các ngành sản xuất, đặc biệt là ở nước đang phát triển như Việt Nam.

Nhà thông minh là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được điều khiển hoặc tự động hóa hay bán tự động, thay thế con người trong việc thực hiện các thao tác điều khiển, quản lý ngôi nhà Đồ dùng trong nhà thông minh từ phòng ngủ đến phòng khách, phòng vệ sinh, đều được lắp ráp các bộ điều khiển điện tử được kết nối với Internet và điện thoại di động, cho phép con người điều khiển vật dụng từ xa hoặc lập trình cho các thiết bị hoạt động theo lịch.

Với sự phát triển của công nghệ IoT thì nhà thông minh không còn quá xa lạ Tiên phong trong lĩnh vực SmartHouse, giải pháp nhà thông minh đã và đang phát triển thêm nhiều tiện ích mới để phục vụ nhiều hơn những nhu cầu của con người Các thiết bị điện, điện tử trong nhà thông minh SmartHouse có khả năng tương tác với con người Khi chủ nhà về nhà cũng sẽ không cần phải đến từng vị trí công tắc để bật đèn hay tìm điều khiển để mở rèm, các thiết bị sẽ hoạt động hoàn toàn tự động dựa trên mong muốn của gia chủ Công nghệ thông minh có thể giúp chủ nhà tiết kiệm thời gian, có một cuộc sống tiện nghi hơn Với những nghiên cứu mới nhất, chỉ với giọng nói con người có thể ra lệnh cho máy móc, thiết bị trong nhà hoạt động Ngoài ra, các thiết bị nhà thông sẽ cảnh báo tới điện thoại hoặc máy tính xách tay của chủ nhà nếu có bất kỳ sự xâm nhập không mong muốn nào xảy ra Hệ thống camera an ninh sẽ ghi lại hình ảnh và kích hoạt chế độ an ninh nếu cần thiết Tuy nhiên, cái giá phải trả cho những lợi ích này là những khoản chi phí dành cho thiết bị, lắp đặt, hóa đơn điện,

Theo định nghĩa trong Luật bảo vệ lợi ích người tiêu dùng của Quốc hội (2010):

“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức” Theo trên, chúng ta xét người tiêu dùng ở

2 hành vi: hành vi mua và hành vi sử dụng Ở vị trí là người mua, người tiêu dùng quan tâm đến các yếu tố như: mẫu mã, phương thức mua, giá cả, ngân sách Ở vị trí là người sử dụng, họ quan tâm đến các yếu tố: chất lượng sản phẩm, cách sử dụng tối ưu.

2.1.4 Hành vi người tiêu dùng

Theo Philip Kotler (2000) hành vi người tiêu dùng được định nghĩa: “là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ nào đó”

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng chính là “Sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ”

Tóm lại, hành vi người tiêu dùng là tập hợp các hành vi, phản ứng, suy nghĩ của người tiêu dùng trong suốt quá trình mua hàng, trong đó các yếu tố của môi trường sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của người tiêu dùng.

2.1.5 Ý định mua sản phẩm mới

Trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nói chung, ý định thực hiện hành vi luôn là tiền đề của hành vi thực sự (Fishbein và Ajzen, 2010) Ý định còn được cho là xu hướng của một người sẵn sàng dùng thử, có kế hoạch để phát triển và thực hiện các hành vi; ý định càng mạnh thì càng dễ dẫn đến hành vi thực sự (Ajzen, 2011) Đối với một sản phẩm mới, ngay từ khi được giới thiệu về sự tồn tại của nó và chưa sẵn có trên thị trường thì ý định mua sản phẩm là thước đo quan trọng để đánh giá ý định chấp nhận sản phẩm mới Nghiên cứu của Lee (2005) khám phá ra rằng 75% số người khảo sát đã mua sản phẩm là những người thể hiện khả năng và ý định mua trong vòng ba đến sáu tháng trước Ý định mua có vai trò dự báo doanh số sản phẩm mới tốt hơn so với những sản phẩm đã tồn tại trên thị trường (Morwitz, 2007) Ý định mua sản phẩm mới thể hiện rõ ràng nhất ý định chấp nhận sản phẩm mới khi nó xuất hiện trên thị trường (Hanzaee và cộng sự, 2011) Vì thế trong các nghiên cứu đo lường hành vi chấp nhận sản phẩm mới, thang đo ý định mua sản phẩm mới được sử dụng nhiều nhất(Jeong và cộng sự, 2016).

Các lý thuyết liên quan đến đề tài

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)

Hình 2.2: Thuyết hành động hợp lý TRA

Theo TRA, ý định hành vi là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi tiêu dùng Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ và chuẩn chủ quan Trong đó, thái độ là biểu hiện yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của người tiêu dùng đối với của sản phẩm Còn chuẩn chủ quan thể hiện ảnh hưởng của quan hệ xã hội lên cá nhân người tiêu dùng.

Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là không áp dụng được trong trường hợp các hành vi này là không hợp lý, các hành động được thực hiện do thói quen hoặc hành vi mà không là kết quả của ý thức.

2.2.2 Thuyết hành vi có hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB)

Xuất phát từ những hạn chế của mô hình TRA, mô hình TPB đã được Ajzen và Fishbein (1975) đề xuất Thuyết TPB dựa trên cơ sở thuyết TRA cộng với giả thuyết rằng bất kì một hình vi nào đều có dự đoán được hoặc giải thích được bằng các quyết định (gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi) để thực hiện hành vi đó. Hành vi hoạch định khẳng định rằng quyết định hành vi là một chức năng của thái độ và ảnh hưởng xã hội, thêm nhận thức kiểm soát hành vi xác định quyết định hành vi.

Sự đánh giá của bản thân về độ khó hay độ dễ để thực hiện một hành vi được gọi là nhận thức kiểm soát hành vi Ajzen và Fishbein (1975) đã đề nghị rằng, quyết định thực hiện hành vi chịu sự tác động bởi nhân tố kiểm soát hành vi, và còn có thể dự báo cả hành vi nếu người dùng cảm nhận chính xác về mức độ kiểm soát của mình.

Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định TPB

2.2.3 Thuyết nhận thức rủi ro (Theory of Perceived Risk - TPR)

Theo thuyết nhận thức rủi TPR, Bauer (1960) cho rằng hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin có nhận thức rủi ro, bao gồm hai yếu tố: (1) nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và (2) nhận thức rủi ro liên quan đến hiểm họa đe dọa an ninh mạng và quyền riêng tư cá nhân.

Hình 2.4: Thuyết nhận thức rủi ro PRT

Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ: chất lượng sản phẩm (cảm ứng không nhạy, độ chính xác thấp, tuổi thọ thấp), thiết bị, phụ kiện đi kèm, dịch vụ và chế độ bảo hành đi kèm, độ ổn định của các thiết bị (tốc độ truy cập mạng Wifi), sự hoạt động của các thiết bị (đèn tự bật, tắt không theo kịch bản, báo động giả, thiết bị điện không hoạt động).

Thành phần nhận thức rủi ro liên quan đến hiểm họa đe dọa an ninh mạng và quyền riêng tư cá nhân: tin tặc có thể tấn công vào thiết bị, xâm phạm quyền riêng tư và đánh cắp dữ liệu, tình trạng rò rỉ thông tin do micro luôn trong trạng thái hoạt động.

2.2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được phát triển từ mô hình hành động hợp lý và hành vi dự định của Davis (1989) giải thích hành vi cá nhân khi sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin và các yếu tố tin tưởng của người sử dụng như cảm nhân” về lợi ích của hê ” thống, nhâ ”n thức về tính dễ sử dụng và thái độ, hành vi sử dụng công nghê ”, trong đó, làm rõ vai trò quyết định của nhâ ”n thức tác động đến hành vi.TAM làm nền tảng lý thuyết cho rất nhiều nghiên cứu về hê ” thống thông tin và sự thành công của hê ” thống thông tin, đặc biê ”t là những nghiên cứu dựa trên hành vi của người sử dụng Mô hình TAM được sơ đồ hóa như sau:

Hình 2.5: Mô hình chấp nhận công nghệ

Nguồn: Davis và cộng sự, 1993

2.2.5 Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT)

Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (UTAUT) Venkatesh và cộng sự (2003) thiết lập một quan điểm chung phục vụ mục đích kiểm tra sự chấp thuận của người tiêu dùng với hệ thống thông tin mới Mô hình UTAUT được sơ đồ hóa như sau:

Nguồn: Venkatesh và cộng sự, 2003

Kết quả kỳ vọng: Cấp độ mà một cá nhân tin tưởng khi sử dụng một hệ thống (dịch vụ) nào đó sẽ khiến họ đạt được lợi ích trong thực hiện công việc Được tổng hợp ở các khía cạnh của tính hữu ích cảm nhận trong mô hình TAM, lợi thế tương đối (lý thuyết IDT: Innovation Diffusion Theory - mô hình phổ biến sự đổi mới), kết quả kỳ vọng (mô hình SCT: Social Cognitive Theory - thuyết nhận thức xã hội).

Nỗ lực kỳ vọng: Mức độ dễ kết hợp với việc sử dụng hệ thống thông tin được đúc kết từ 03 nhân tố tương tự trong hai mô hình TAM và IDT. Ảnh hưởng của xã hội: Mức độ mà một cá nhân xem xét rằng những người xung quanh có ảnh hưởng như thế nào đến việc họ sử dụng một hệ thống mới, nhân tố này được tích hợp từ mô hình chuẩn chủ quan (TRA/TPB), các nhân tố xã hội, …

Các điều kiện thuận tiện: Mức độ mà một cá nhân tin rằng sự tồn tại của cơ sở hạ tầng của tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ sử dụng hệ thống được kết hợp từ khái niệm cảm nhận hành vi kiểm soát từ mô hình TPB và sự tương thích trong mô hình IDT.

Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

(1) Nghiên cứu về áp dụng dịch vụ nhà thông minh IoT: sử dụng Mô hình chấp nhận dựa trên giá trị, tác giả Yonghee Kim, Youngju Park và Jeongil Choi, 2017.

Nghiên cứu này nhằm xác định điều gì sẽ khiến người dùng chấp nhận các dịch vụ nhà thông minh IoT dựa trên lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ hợp nhất (UTAUT). Nghiên cứu là kiểm tra xem các biến số liên quan đến Nhận thức sự hy sinh và Nhận thức hữu ích ảnh hưởng đến Nhận thức giá trị, và Nhận thức giá trị có ảnh hưởng như thế nào đến Thái độ và ý định sử dụng dịch vụ nhà thông minh Kết quả cho thấy sự hy sinh được nhận thức và lợi ích được nhận thức đều có ảnh hưởng đến giá trị nhận thức. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, lợi ích được nhận thức được phát hiện có ý nghĩa về giá trị được nhận thức cao hơn đáng kể so với sự hy sinh được nhận thức.

Hạn chế của nghiên cứu là số lượng mẫu cực kỳ ít và khả năng giải thích của các biến bị hạn chế ở một mức độ nhất định.

(2) Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh tại Đà Nẵng, tác giả Văn Hùng Trọng, Võ Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Kiều Trang và Vũ Thị Quỳnh Anh, 2020.

Nghiên cứu này đề xuất 7 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh tại Đà Nẵng Trong đó, nghiên cứu kế thừa 2 yếu tố cơ bản của mô hình TAM là nhận thức về tính hữu ích và nhận thức về tính dễ sử dụng; đồng thời, nghiên cứu bổ sung 4 nhân tố mới như nhân thức về khả năng chi trả, nhận thức về khả năng tương thích, nhận thức về tính kết nối, nhận thức về rủi ro và tính đổi mới cá nhân.

Hình 2.7: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng ý định sử dụng thiết bị nhà thông minh tại Đà Nẵng

Nguồn: Văn Hùng Trọng, Võ Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Kiều Trang và Vũ Thị Quỳnh Anh, 2002

(3) Nghiên cứu về yếu tố quyết định việc áp dụng dịch vụ nhà thông minh, tác giả Eunil Park, Sunghyun Kim, YoungSeok Kim, Sang Jib Kwon, 2017

Nghiên cứu về yếu tố quyết định việc áp dụng dịch vụ nhà thông minh được thực hiện dựa trên lý thuyết mô hình TAM Nghiên cứu tìm hiểu về các biến liên quan đến Giá trị kinh tế, Giá trị an toàn, Giá trị về sự thoải mái, Giá trị hưởng thụ ảnh hưởng đến mô hình TAM Tuy nhiên, những hạn chế khác nhau của nghiên cứu là có thể khó được khái quát hóa trong các bối cảnh khác, trong khi văn hóa của người tiêu dùng là một trong những tiền đề quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với ý định sử dụng của họ.

(4) Nghiên cứu ứng dụng nhà thông minh IoT về tầm quan trọng tự động hóa mức độ hợp lý, tác giả Heetae Yang, Wonji Lee và Hwansoo Lee, 2018

Nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ thông tin hợp nhất (UTAUT) làm cơ sở nền tảng Các yếu tố cơ bản được kế thừa từ những nghiên cứu trước, cụ thể là: Nhận thức tự động hóa, Nhận thức khả năng kiểm soát, Nhận thức khả năng kết nối và Nhận thức độ tin cậy.

Hình 2.8: Mô hình nghiên ứng dụng nhà thông minh IoT về tầm quan trọng tự động hóa mức độ hợp lý.

Nguồn: Heetae Yang, Wonji Lee và Hwansoo Lee, 2018

(5) Nghiên cứu về mối quan tâm đến sự riêng tư của hệ thống nhà thông minh, tác giả Nadine Guhr, Oliver Werth, Philip P H Blacha & Michael H Breitner, 2020

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên lý thuyết TPB và mô hình TAM, đo lường sự ảnh hưởng của biến lo ngại vấn đề an ninh trực tiếp đến biến ý định sử dụng và gián tiếp thông qua sự ảnh hưởng đối với các biến Tính hữu ích cảm nhận, Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn chủ quan Nghiên cứu làm sáng tỏ hiện tượng mối quan tâm về quyền riêng tư, được phản ánh bởi khía cạnh sử dụng thứ cấp thông tin cá nhân, nhận thức giám sát, nhận thức xâm nhập và nhận thức về thực tiễn quyền riêng tư, có liên quan đến ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh.

(6) Nghiên cứu “Internet of Things: Tìm hiểu ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh”, tác giả Nikou, Shahrokh, 2018

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên lý thuyết mô hình UTAUT2 (được bổ sung ba biến: động lực thụ hưởng, giá trị giá cả và thói quen so với mô hình UTAUT cũ).Nhóm tác giả lựa chọn các biến sau để tiến hành nghiên cứu: Nhận thức về sự đổi mới,nhận thức sự mới lạ, ảnh hưởng xã hội, chi phí cảm nhận và thái độ đối với việc sử dụng công nghệ Kết quả cho thấy ảnh hưởng xã hội, nhận thức sự đổi mới và nhận thức sự mới lạ ảnh hưởng tích cực đến thái độ sử dụng công nghệ và cuối cùng là ý định sử dụng hi phí cảm nhận có tác động đáng kể đến ý định sử dụng công nghệ nhà thông minh chi phí và là điều kiện quan trọng để hiện thực hóa kết quả quan tâm.

Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất

2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu

2.4.1.1 Giả thuyết H1: Chi phí cảm nhận có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng công nghệ nhà thông minh

Chi phí cảm nhận trong hệ thống và dịch vụ thông tin thường được định nghĩa là “các mối quan tâm liên quan đến chi phí được sử dụng trong việc mua, bảo trì và sửa chữa các thành phần thiết yếu trong dịch vụ và hệ thống” (Bertrand và Bouchard, 2008) Đối với hệ thống công nghệ nhà thông minh, cần tìm hiểu việc người dùng nghĩ rằng công nghệ nhà thông minh phù hợp túi tiền hay đắt tiền và họ sẵn sàng trả mức giá yêu cầu cho các thiết bị trong gia đình ở mức độ nào

Chi phí cảm nhận đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước đây để điều tra thực tế tác động của biến này đối với ý định sử dụng công nghệ của người dùng Kết quả, chi phí cảm nhận cao có ảnh hưởng trực tiếp nhưng tiêu cực đến ý định sử dụng công nghệ của người dùng (Shin, 2010; Wu và Wang, 2005) Nếu người dùng nhận thức chi phí của công nghệ nhà thông minh là đắt đỏ, họ sẽ cảm thấy bị hạn chế hơn trong việc tiếp nhận và sử dụng nó

2.4.1.2 Giả thuyết H2: Nhận thức về tính kết nối có tác động tích cực đến ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh

Nhận thức về tính kết nối rất phù hợp với chủ đề ngôi nhà thông minh vì nó làm tăng sự tiện lợi của người dùng bằng cách sử dụng các loại cảm biến, thiết bị hiển thị, điện thoại di động và điều khiển từ xa khác nhau cho phép truy cập vào các dịch vụ khác nhau ở khắp mọi nơi (Pal, D., Funilkul, S., Vanijja, V., Papasratorn, 2018) Do đó, người tiêu dùng có thể cảm thấy tiện lợi khi có thể kiểm soát được các thiết bị trong gia đình mình Điều này có nghĩa là nhận thức về tính kết nối giữa người dùng và các thiết bị trong gia đình của họ là một trong những ưu điểm lợi thế trong việc sử dụng các công nghệ nhà thông minh Sự ảnh hưởng giữa nhận thức về tính kết nối và và nhận thức về tính hữu ích của nhà thông minh đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu, nói cách khác, tính kết nối càng cao thì khả năng sử dụng dịch vụ nhà thông minh càng cao.

2.4.1.3 Giả thuyết H3: Nhận thức về kiểm soát có tác động tích cực đến ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh

Kiểm soát là khả năng thực hiện bất kì điều gì mà người dùng muốn với hệ thống được cung cấp dưới sự kiểm soát (R Kalman, 1959) Nhận thức về kiểm soát được định nghĩa là nhận thức của người dùng về khả năng, tài nguyên và kỹ năng của họ để thực hiện một cách tự nhiên hành vi sử dụng một dịch vụ hoặc hệ thống cụ thể (Lu, Y., Zhou, T., Wang, 2009) Người dùng kiểm soát hệ thống nhà thông minh từ xa bằng cách kết nối các thiết bị thông minh với điện thoại thông minh và máy tính của họ (J. Choi, H J Lee, F Sajad, and H Lee, 2014) Nếu người dùng nhận thức về kiểm soát hệ thống nhà thông minh là dễ dàng, họ sẽ có khả năng tiếp nhận và sử dụng nó cao hơn.

2.4.1.4 Giả thuyết H4: Nhận thức về rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh

Hầu hết các sản phẩm công nghệ thông tin đều có những rủi ro nhất định Do đó, hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin có nhận thức rủi ro, bao gồm hai yếu tố: nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến hiểm họa đe dọa an ninh mạng và quyền riêng tư cá nhân (Bauer, 1960) Khách hàng bị ảnh hưởng bởi các rủi ro mà họ nhận thức, cho dù rủi ro đó có tồn tại hay không (Chan và Lu, 2004) Hệ thống công nghệ nhà thông minh còn là một hệ thống công nghệ mới, chưa có nhiều cơ hội áp dụng thử nghiệm hệ thống cho người dùng nên vẫn đặt ra những lo ngại về rủi ro khi sử dụng Nếu người dùng nhận thấy rủi ro của hệ thống nhà thông minh là nhiều và nguy hiểm, họ sẽ có xu hướng từ chối sử dụng hệ thống công nghệ này Hay có thể nói, rủi ro về hệ thống công nghệ nhà thông minh càng cao thì ý định sử dụng của người dùng càng thấp.

2.4.1.5 Giả thuyết H5: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân xem xét rằng những người xung quanh có ảnh hưởng như thế nào đến việc họ sử dụng một hệ thống mới (Venkatesh và cộng sự, 2003) Dựa vào các thí nghiệm về nguyên tắc hội tụ, Festinger (1957) cho rằng: Con người không phải lúc nào cũng tin chắc vào thái độ và hành vi của mình Do đó, họ có xu hướng đối chiếu suy nghĩ, tình cảm hành động của mình với những người xung quanh, nhằm đạt được sự ăn khớp, tìm sự đồng ý, thông cảm ở họ Trong nghiên cứu này, hệ thống công nghệ nhà thông minh hiện nay chưa quá phổ biến với hầu hết người tiêu dùng Việt Nam (về thương hiệu, giá cả, cách sử dụng…) Chính vì vậy, họ có xu hướng tham khảo ý kiến của các nhóm xã hội xung quanh để đưa ra lựa chọn phù hợp và an toàn nhất khi có ý định chọn sử dụng loại hình nhà này.

2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Đề tài “Nghiên cứu về ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT của người dân thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài thừa kế những ý tưởng của những nghiên cứu trước, nhóm tác giả đã chọn lọc, bổ sung để phù hợp với mong muốn nghiên cứu Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003) và giữ lại yếu tố quan trọng là Ảnh hưởng xã hội Yếu tố Chi phí cảm nhận được bổ sung theo nghiên cứu mở rộng của Wu và Wang (2005) Đề tài nghiên cứu dừng lại ở ý định sử dụng hệ thống nhà thông minh IoT nên “Điều kiện thuận lợi” và “Hành vi sử dụng” không được đưa vào mô hình Nghiên cứu mở rộng và áp dụng lý thuyết nhận thức rủi ro TPR (Bauer, 1960) và Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thiết bị nhà “ thông minh tại Đà Nẵng” của Văn Hùng Trọng , Võ Thị Thanh Thảo , Nguyễn Thị Kiều Trang và Vũ Thị Quỳnh Anh (2020) nhóm tác giả chọn khái niệm Nhận thức về rủi ro Dựa vào mô hình nghiên cứu của Heetae Yang, Wonji Lee và Hwansoo Lee (2018) và của Eunil Park, Sunghyun Kim, YoungSeok Kim, Sang Jib Kwon (2017), nhóm tác giả chọn hai yếu tố Nhận thức kiểm soát và Nhận thức về tính kết nối.

Hình 2.9: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT của người dân thành phố Hồ Chí Minh

Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Bảng 2.1: Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Diễn giải thang đo Mã hoá Nguồn tham khảo

Chi phí cho hệ thống IoT là đắt.

Khả năng chi trả cho hệ thống

Chi phí bỏ ra không tương xứng với chất lượng hệ thống IoT.

Nikou, Shahrokh, 2018, Eunil Park, Sunghyun Kim, YoungSeok Kim, Sang Jib Kwon, 2017

Nhận thức về tính kết nối

Người dùng có thể kết nối với nhà thông minh bất cứ lúc nào.

Người dùng có thể tương tác với thiết bị trong nhà qua dịch vụ nhà thông minh.

Các thiết bị trong nhà có thể tự động kết nối với nhau.

Eunil Park, Sunghyun Kim, YoungSeok Kim, Sang Jib Kwon, 2017 Heetae Yang, Wonji Lee, and Hwansoo Lee, 2018

Hệ thống nhà thông minh có thể được kiểm soát mọi lúc mọi nơi.

Kiến thức và khả năng sử dụng hệ thống nhà thông minh IoT

Kỹ năng sử dụng thuần thục hệ thống nhà thông minh IoT.

Heetae Yang, Wonji, Lee, Hwansoo Lee, 2018 Eunil Park, Sunhuyn Kim, YoungSeok Kim, Sang Jib kwon, 2017

Vấn đề riêng tư của người dùng có thể bị ảnh hưởng khi nhà cung cấp dịch vụ có được thông tin cá nhân của họ.

Người dùng có thể bị mất khả

Heetae Yang, Wonji Lee và Hwansoo Lee, 2018Nadine Guhr, OliverWerth, Philip Peter năng kiểm soát thông tin cá nhân và gặp nguy hiểm

Hệ thống nhà thông minh có thể gặp các lỗi về phần mềm, phần cứng và cần có thời gian bảo trì.

Gia đình/bạn bè/ đồng nghiệp khuyến khích sử dụng công nghệ nhà thông minh.

Tham khảo thông tin trên các phương tiện truyền thông.

Những người xung quanh có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều hơn.

Venkatesh và cộng sự2003Nikou, Shahrokh, 2018

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô tả quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu gồm 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Bảng 3.1: Mô tả quy trình nghiên cứu

STT Giai đoạn nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kỹ thuật nghiên cứu Số lượng tham gia

1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm 18

2 Nghiên cứu chính thức Định lượng Khảo sát bằng bảng hỏi 150Quy trình nghiên cứu được tác giả tóm tắt như sau:

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính giúp tìm hiểu và khám phá sâu về các chi tiết, các ý kiến khác biệt của các nhóm đối tượng được nghiên cứu Hơn nữa, nghiên cứu định tính còn hỗ trợ khám phá ra các mối quan hệ mới, phát triển giả thuyết khoa học, sau đó nghiên cứu định lượng sẽ kiểm định các mối quan hệ này.

3.2.1 Mục đích sử dụng nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính có mục đích để xem xét độ phù hợp của các thang đo được sử dụng với đề tài nghiên cứu ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT, đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hàm ý của từng câu hỏi trước khi đi vào nghiên cứu chính thức.

3.2.2 Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính

3.2.2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu sơ bộ

Bước 1: Nghiên các cơ sở lý thuyết về đề tài Nghiên cứu về ý định sử dụng hệ thống“ công nghệ nhà thông minh IoT của người dân thành phố Hồ Chí Minh”, mô hình lý thuyết liên quan: Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA), Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB), Thuyết nhận thức rủi ro (TPR), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (UTAUT).

Bước 2: Tham khảo, phân tích các đề tài nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước. Bước 3: Từ những lý thuyết và mô hình trên, nhóm tác giả xây dựng thang đo nháp và nhận xét, chỉnh sửa.

Bước 4: Tiến hành thảo luận nhóm với những đối tượng là người dân sống ở thành phố

Hồ Chí Minh đã có kiến thức về hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT.

Bước 5: Xây dựng bảng khảo sát dựa trên thang đo sơ bộ và khảo sát mẫu 150 người.

3.2.2.2 Các bước thành lập một buổi thảo luận nhóm

Các bước tiến hành thảo luận nhóm diễn ra như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề: nghiên cứu về các ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT của người dân thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 2: Lập bảng câu hỏi thảo luận nhóm, ở Phụ lục 01.

Bước 3: Lập kế hoạch cho việc thảo luận nhóm.

- Chọn cỡ mẫu: Do giới hạn về thời gian và không gian từ tác động của dịch Covid –

19, nhóm nghiên cứu thực hiện 2 cuộc thảo luận với số lượng 18 người tham gia theo phương pháp phi xác suất (phương pháp thuận tiện) ở cả hai giới ở độ tuổi 18 – 60, sinh sống tại các hộ gia đình khác nhau tại TP.HCM, và đã có kiến thức về hệ thống công nghệ nhà thông minh Mỗi cuộc thảo luận gồm 9 người để dễ dàng thu thập thông tin và mỗi người đều có thời gian đưa ra ý kiến cá nhân với mỗi câu hỏi được đề ra

- Cách tiếp cận: Nhóm đã tiến hành gửi lời mời tham gia thảo luận bằng thư điện tử: Email, Zalo, Facebook Người tham gia có thể là người quen, người thân, ba mẹ của các sinh viên hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Nơi diễn ra cuộc họp: Các cuộc họp nhóm đều được tổ chức trên Microsoft Teams

- Thời gian tiến hành: Thảo luận có thời lượng 1 giờ 30 phút, diễn ra vào cuối tuần theo thỏa thuận, cụ thể từ 8:00 – 9:30 AM ngày 11/12/2021 và ngày 12/12/2021

Bước 4: Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm nghiên cứu:

Một thành viên chủ trì buổi thảo luận Hai người ghi chép/ ghi âm, từ đó so sánh câu trả lời cũng như kịp thời bổ sung trong trường hợp một người gặp trục trặc đường truyền Internet Hai thành viên phụ trách kỹ thuật Một thành viên hỗ trợ thông tin.

Bước 5: Chạy thử buổi thảo luận nhóm để chuẩn bị tốt và khắc phục lỗi phát sinh Bước 6: Tiến hành buổi thảo luận chính thức.

Buổi thảo luận 1: 8:00 – 9:30, ngày 11/12/2021 nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu về ý định sử dụng hệ thống nhà thông minh và phát hiện những yếu tố mới

Buổi thảo luận 2: 8:00 – 9:30, ngày 12/12/2021: Buổi thảo luận này sẽ tìm hiểu kỹ và làm rõ hơn về những thông tin còn mơ hồ và thu thập thêm lượng thông tin

Bước 7: Thu thập thông tin và sắp xếp lại bản ghi chép: Khi thu thập thông tin, nhóm sắp xếp lại bản ghi chép, chọn lọc kỹ càng các thông tin và làm sạch dữ liệu.

Bảng 3.2: Bảng mô tả dữ liệu

Câu hỏi Câu trả lời

Cô/chú/anh/chị đã biết về những lợi ích gì của hệ thống nhà thông minh IoT?

Hầu hết các đáp viên đồng ý hệ thống mang lại sự tiện lợi, hiện đại Những thiết bị phổ biến nhất là đèn, cửa tự động, rèm cửa thông minh

Anh chị quan tâm đến vấn đề gì của hệ thống này?

Hầu hết đáp viên quan tâm đến khả năng kết nối và hoạt động của hệ thống; chất lượng có xứng đáng với giá tiền bỏ ra 66,67% quan tâm đến sự phổ biến của dịch vụ 44,44% quan tâm đến các rủi ro. Cô/chú/anh/chị sẽ so sánh như thế nào giữa một ngôi nhà thông minh và bình thường?

Tất cả các đáp viên đồng ý nhà thông minh mang lại sự tiện lợi, an ninh trong sinh hoạt gia đình và sự sang trọng, đẹp 66,67% cho rằng nhà thông minh mang lại sự hiện đại, đi đầu xu hướng.

Theo cô/chú/anh/chị hệ thống nhà thông minh IoT bao gồm những chi phí gì?

100% cho rằng chi phí thiết bị, lắp đặt là đáng kể 27,78% cho rằng chi phí điện và bảo dưỡng là đáng kể 100% đồng ý chi phí Internet là không đáng kể. Cô/chú/anh/chị có thể cho biết khả năng chi trả của mình cho dịch vụ nhà thông minh không?

66,67% cho rằng bản thân có thể chi trả được 33,33% cảm thấy việc sử dụng hệ thống tạo ra một khoản chi phí đáng kể.

Khi sử dụng dịch vụ nhà thông minh, cô/chú/anh/chị muốn kết

50% muốn kết nối với ngôi nhà khi đi vắng để quan sát 44,44% muốn sự kết nối nhanh chóng và sẵn nối với ngôi nhà của mình vào lúc nào? Để làm gì? sàng của đèn và máy điều hòa khi vừa về đến nhà 100% muốn sự hỗ trợ của hệ thống khi sinh hoạt tại nhà 77,78% muốn kết nối mọi lúc mọi nơi. Theo cô/chú/anh/chị, khả năng kết nối hiệu quả của hệ thống là như thế nào? Điều đó có cần thiết không?

100% cho rằng các thiết bị nhạy và xử lý nhanh chóng khi tương tác với con người ra lệnh là yêu cầu cơ bản 50% yêu cầu các thiết bị có thể nhận thông tin và tương tác với nhau

Theo cô/chú/anh/chị, có cần kiểm soát hệ thống này mọi lúc mọi nơi không? Vì sao?

Hầu hết đáp viên chia sẻ cần phải kiểm soát hoạt động của hệ thống bất cứ lúc nào có thể để kịp thời phát hiện các rủi ro.

Theo cô/chú/anh/chị, để kiểm soát hệ thống nhà thông minh thì cần những kiến thức và kỹ năng nào? Vì sao?

Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Trong phần này, nghiên cứu sẽ phân tích kết quả thảo luận dựa trên thảo luận nhóm với số lượng là 18 người Toàn bộ quá trình thu thập được nhóm kiểm duyệt và ghi chép lại Từ đó nhóm nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT của người dân TP.HCM.

Trước hết về các thông tin cá nhân cần thiết, tất cả những đáp viên đều sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh 100% đáp viên đều nhận thức được sự tiện lợi và hiện đại của hệ thống nhà thông minh mang lại Hầu hết đáp viên nhận thức được chi phí sẽ chiếm một khoản đáng kể trong thu nhập Bên cạnh đó, một nửa số đáp viên đều ý thức rõ các đặc tính kết nối của hệ thống nhà thông minh Các đáp viên nhìn chung đều quan ngại về các rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng, đặc biệt là các vấn đề về ổn định điện, Internet và lộ thông tin cá nhân Điều đó dẫn đến gần một nửa số đáp viên cảm thấy bất tiện và nguy hiểm Ngoài ra, các đáp viên đều chủ động tìm kiếm, tham khảo các nguồn thông tin mở trên Internet Hầu hết đáp viên trả lời rằng họ nhận được nhiều lời mời khuyến khích sử dụng hệ thống nhà thông minh từ người quen Khoảng 56% đáp viên cho biết sẽ sử dụng nhà thông minh nếu hệ thống này được ưa chuộng.

Dựa trên những phát hiện này, nhóm nghiên cứu đề xuất phân loại các yếu tố tác động tới ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT tại TP Hồ Chí Minh.

3.3.2 Nghiên cứu định lượng chính thức

3.3.2.1 Mục đích nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được sử dụng nhằm mô tả lại thị trường bằng các số liệu thống kê Thông qua đúc kết số liệu, nhóm nghiên cứu đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT của người dân tại TP.HCM Từ đó, nhóm kiểm định các giả thuyết và phân tích dự báo.

Trong bài nghiên cứu này, nhóm chọn mẫu phi xác suất để thu thập số liệu vì sự thuận tiện, dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình hiện đang sinh sống, làm việc tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi từ 18 - 60 và có mối quan tâm lớn đến việc sử dụng hệ thống nhà thông minh IoT trong tương lai

Theo Tabachnick và Fidell (1996) thì ứng với số biến độc lập trong mô hình là 6 biến,dung lượng mẫu cần là: n = 50 + 8 x m (trong đó m là số biến độc lập trong mô hình), vậy số quan sát mẫu cần là 50 + 8 x 6 = 98 quan sát Dựa vào phân tích trên, tác giả dự kiến số lượng bảng câu hỏi dự kiến gửi đi là 150.

Nhóm nghiên cứu không lựa chọn phương pháp chọn mẫu xác suất vì việc thiếu dữ liệu thứ cấp do số lượng khung mẫu lớn và không lập được danh mục các đối tượng nghiên cứu một cách cụ thể Thay vào đó, nhóm lựa chọn phương pháp phi xác suất. 3.3.2.5 Tổ chức thu thập dữ liệu

Quá trình xây dựng bảng hỏi khảo sát diễn ra cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề khảo sát “Nghiên cứu về ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh IoT của người dân TP.HCM”.

Bước 2: Lập kế hoạch cho việc xây dựng bảng khảo sát

- Cách tiếp cận: Để đảm bảo đạt được số lượng mẫu 150 người đã trình bày ở trên, nhóm sử dụng khảo sát gián tiếp qua Internet (bằng Google form), dựa trên cách chọn mẫu phi xác suất để chọn ra những người phù hợp với yêu cầu về đối tượng mục tiêu Nhóm tác giả lựa chọn đăng bài trên các diễn đàn về thiết kế, tân trang ngôi nhà, các nhóm quan tâm đến công nghệ; đồng thời sử dụng Zalo, Messenger và Gmail để gửi trực tiếp bảng khảo sát đến đối tượng phù hợp

- Chọn cỡ mẫu: Nhóm tiến hành khảo sát 150 người và đặt ra 2 câu hỏi như sau để gạn lọc đối tượng khảo sát:

1 Cô/chú/anh/chị có đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh không? a Có (Tiếp tục khảo sát) b Không (Ngừng khảo sát)

2 Cô/chú/anh/chị đã từng biết hoặc nghe về hệ thống nhà thông minh IoT chưa? a Có (Tiếp tục khảo sát) b Không (Ngừng khảo sát)

Bước 3: Lập bảng câu hỏi: Sử dụng các bảng câu hỏi chính thức (ở Phụ lục 02 đã được hiệu chỉnh ở phần nghiên cứu sơ bộ), chủ yếu sử dụng thang đo Likert.

Bước 4: Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm nghiên cứu:

Một thành viên tạo bảng câu hỏi lên Google Forms Tất cả thành viên đều đăng và gửi bài khảo sát Một người chịu trách nhiệm trả lời các thắc mắc của người tham gia về bảng khảo sát, đồng thời gửi quà tặng Hai thành viên tổng hợp kết quả có giá trị.

Bước 5: Tiến hành khảo sát chính thức.

Bước 6: Thống kê mô tả và xử lý, phân tích thông tin.

Thành viên đảm nhiệm vị trí thống kê kết quả sẽ đi thống kê các số liệu từ các phản hồi vào phần mềm Excel và mô tả dữ liệu Đồng thời có thể lấy các biểu đồ trực tiếp từ kết quả của Google Forms Một người giữ vai trò xử lý dữ liệu phải kết hợp kết quả thống kê với các thang đo và giả thuyết ở chương II để đưa ra nhận định và dự đoán.

Venkatesh và cộng sự (2003) Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất UTAUT

Ajzen, F & (1975) Belief, attitude, intention and behaviour: An introduction to theory and research Được truy lục từ https://www.researchgate.net/publication/233897090_Belief_attitude_intention_ and_behaviour_An_introduction_to_theory_and_research

Bauer (1960) Thuyết nhận thức rủi ro PRT

CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA (2017) INTERNET VẠN VẬT: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI Được truy lục từ https://vista.gov.vn/vn- uploads/tong-luan/2017/tl5_2017.pdf

Davis và cộng sự (1993) Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

Dư Thị Chung, Ngô Thị Thu, Trần Văn Thi (2020) TÍNH ĐỔI MỚI VÀ Ý ĐỊNH MUA SẢN PHẨM MỚI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ CÁ NHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing Được truy lục từ https://jfm.ufm.edu.vn/index.php/jfm/article/view/31/37

Fishbein và Ajzen (1975) Thuyết hành động hợp lý TRA.

Fishbein và Ajzen (1975) Thuyết hành vi hoạch định TPB.

Heetae Yang, Wonji Lee, & Hwansoo Lee (2018) Nghiên cứu ứng dụng nhà thông minh IoT về tầm quan trọng của tự động hóa mức độ hợp lý Được truy lục từ https://www.hindawi.com/journals/js/2018/6464036/

Nadine Guhr, Oliver Werth, Philip Peter Hermann Blacha, & Michael H Breitner (2020) Vấn đề an ninh của hệ thống nhà thông minh Được truy lục từ https://link.springer.com/article/10.1007/s42452-020-2025-8

Nikou, & Shahrokh (2018) Internet of Things: Tìm hiểu ý định sử dụng hệ thống công nghệ nhà thông minh Được truy lục từ https://www.econstor.eu/bitstream/10419/190335/1/A2_2_Nikou.pdf

PGS.TS Đặng Trần Khánh, PGS.TS Thoại Nam, & TS Lê Thành Sách (2018) XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, DỮ LIỆU

LỚN VÀ MẠNG LƯỚI KẾT NỐI VẠN VẬT TRONG THÀNH PHỐ THÔNG MINH Được truy lục từ https://drive.google.com/file/d/1M5pkNS3Gh9F7BL5UhpkuouvNjCurBbZK/vi ew

Ngày đăng: 02/07/2024, 17:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w