1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận triết học3đề tài tư tưởng nhân sinh của phật giáo và ảnh hưởng của tư tưởng nhân sinh đến đời sống tinh thần của nước ta hiện nay

31 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng “Nhân Sinh” Của Phật Giáo Và Ảnh Hưởng Của Tư Tưởng “Nhân Sinh” Đến Đời Sống Tinh Thân Của Nước Ta Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hiền
Người hướng dẫn TS.GVC PHAM LE QUANG
Trường học TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,01 MB

Nội dung

Trong số các học thuyết tư tưởng du nhập vào Việt Nam thì Phật giáo là một trong những học thuyết có ảnh hưởng to lớn nhất trong đời sống, tư tưởng dân tộc và nhân sinh quan Phật giáo là

Trang 1

- BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

&

Tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Hiền

Lớp: Cao học Tài chính ngần hàng K20.2

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐÈ TÀI: TƯ TƯỞNG “NHÂN SINH” CỦA PHẬT GIÁO VÀ ẢNH

HƯỚNG CỦA TƯ TƯỞNG “NHÂN SINH” ĐẾN ĐỜI SÓNG TINH

THÂN CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY

Họ và tên GVHD: TS.GVC PHAM LE QUANG

Thành phố Hỗ Chí Minh — Thang 01/2024

Trang 2

MUC LUC

Trang 3

PHAN MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Tôn giáo là một nhu cầu của văn hoá tính thần con người, của mỗi cộng đồng

xã hội trong lịch sử và ngay cả hiện tại Ước muốn về một cuộc sống bình yên và hạnh

phúc là ước muốn không chỉ của riêng ai Mỗi người sẽ chọn cho mình một tín ngưỡng

Tôn giáo đề nương nhờ, cứu rỗi họ qua những khô ải cuộc đời Một trong những Tôn

giáo phố biến hiện nay chính là Phật giáo Phật giáo ra đời ở Ân Độ vào khoảng thế kỷ

thứ VI trước Công nguyên trong một bối cảnh xã hội có hệ thống tư tưởng triết học rất

phong phú nhưng lại có sự phân hoá giai cấp rõ rệt Phật giáo ra đời chứa một triết lí

nhân sinh cao cả với ước muốn là cứu con người khỏi nỗi khổ muôn đời, với cứu cánh

là giải thoát, không phải bảng sự ban bố phép màu mà hướng con người tới sự giác

ngộ, đưa họ đạt đến cái “Chân - Thiện - Mỹ” và nhập vào thể giới niết bàn

Việt Nam là một nước phương Đông, nơi mà Tôn giáo có sức ảnh hưởng rất lớn

đến đời sống văn hoá và tinh thần của người đân Trong số các học thuyết tư tưởng du

nhập vào Việt Nam thì Phật giáo là một trong những học thuyết có ảnh hưởng to lớn

nhất trong đời sống, tư tưởng dân tộc và nhân sinh quan Phật giáo là một trong những

nhân tô cấu thành nên nền văn hoa dan tộc cũng như nhân cách, đạo đức của mỗi

người đân Việt Nam Từ khi du nhập vào nước ta - từ khoảng giữa thế kỷ thứ II đến

đầu thế kỷ thứ III trước Công nguyên cho đến nay, Phật giáo luôn đóng vai trò rất

quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến đời sống chính trị, pháp luật, trong

văn học, trong quan niệm về đạo lý, tư tưởng, phòng tục tập quán của Việt Nam

Ngày nay, đất nước ta đang bước vảo quá trình đây mạnh công nghiệp hoá —

hiện đại hoá và đứng trước nhiều cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá Quá

trình phát triển kinh tế ảnh hưởng tích cực, song cũng làm biến đổi nhiều giá trị văn

hoá truyền thông của dân tộc, khiến cho đời sống vật chất và tỉnh thần của mỗi người

có xu hướng bất an Trong bối cảnh đó, tư tưởng Nhân sinh của Phật giáo giúp con

người tìm lại sự cân băng trong cuộc sống, giải toả nỗi đau, định hướng họ trở về với

cuộc sống hài hoà vốn có Hơn nữa, Phật giáo có thế giúp mỗi người điều chỉnh hành

vi, tam trang và cảm xúc của chính mình

Trang 4

Chính vì thế, việc nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của Tôn giáo, đặc biệt là tư

tưởng “nhân sinh” Phật giáo đối với tỉnh thần người dân Việt Nam hiện nay là rất cần

thiết, là cơ sở để chúng ta có góc nhìn tổng quát đánh giá những tác động tích cực

cũng như tiêu cực, từ đó đề ra phương hướng nhằm phát huy những mặt tích cực, đồng

thời đưa ra giải pháp để khắc phục những mặt tiêu cực đến lối sống và đạo đức của con

người Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cùng với quá trình lịch sử, Phật giáo đã có những đóng góp to lớn cho nền văn hoá

của nhân loại Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tính thần của

người Việt Nam hiện nay là một đề tài rộng lớn và có tính khái quát cao Chính vì vậy,

đề tài về Phật giáo từ lâu đã thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa

học trên toàn thế giới không chỉ tại phương Đông và phương Tây mà còn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, đặc biệt từ những năm cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 2L đã xuất hiện

nhiều công trình nghiên cứu khoa học về Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật

giáo nói riêng Trong đó, có thê kê ra một số công trình như sau:

Về Phật giáo, hiện nay đã có nhiều công trình , bài báo hay các bài viết chuyên

sâu nghiên cứu Đó là: “Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Viện

Triết học, hà Nội, 1986; “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của PGS Nguyễn Tài Thư (chủ

biên), Viện Triết học, Hà Nội, 1991; “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập I của Nguyễn

Tài Thư (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, 1993.“Thiền học Trần Thái Tông” của

Nguyễn Đăng Thục, NXB Văn hoá thông tin, 1996; “Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay,

may vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết”, Trung tâm Thông tin tư liệu - Học viện

chính trị Quốc gia Hỗ Chí Minh, 1996.“Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn

Duy Hinh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999; “Đại cương triết học Phật giáo Việt

Nam” của GS.TS Nguyễn Hùng Hậu (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992),

Về nhân sinh quan Phật giáo, có nhiều tài liệu đề cập sâu sắc về vấn đề này Đó là các

công trình như: Trần Văn Giàu với một số công trình như: “Giá trị tính thần truyền

thống của dân tộc Việt Nam” (Nxb KHXH, Hà Nội 1975) “Đạo đức Phật giáo trong

thời hiện đại” (Nxb Tp Hồ Chí Minh 1993) và “ Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam

từ giữa thế ký XIX đến cách mạng tháng Tám” (3 tập) (Nxb CTQG, Hà Nội 1997,

Trang 5

1998) đã đề cập đến những giá trị đạo đức của Phật giáo và những đóng góp của Phật

giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam

“Phật giáo với văn hoá Việt Nam” của Nguyễn Đăng Duy, NXB Hà Nội,

1999.“Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ”

của Nguyễn Thị Bảy, NXB văn hoá thông tin 1997; “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng

và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Tài Thư (chủ biên),

NXE Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997; “Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo

trong đời sống tính thần ở Việt Nam” của Lê Hữu Tuần, Luận án tiên sĩ Triết học, Hà

Nội, 1999; “Khổ đau phát sinh và vận hành như thế nào” của Hoàng Phong (Nxb

Phương Đông, Hà Nội, 2002); “Vô ngã là niết bàn” của Thích Thiện Siêu (Nxb Tôn

giáo, Hà Nội 2002); “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tính

thân của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay”

của Mai Thị Dung, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2003; “Ảnh hưởng của nhân

sinh quan Phật giáo đến đời sống tỉnh thần của cư dân Đồng bằng sông Hồng hiện

nay” của Nguyễn Thị Thuý Hằng, Luận án Tiền sĩ Triết học, Hà Nội, 2015

Nhìn chung, Phật giáo và vai trò của phật giáo đã được nhiều nhà khoa học

nghiên cứu với nhiều ngóc độ khía cạnh khác nhau, song tất cả đề nhân mạnh về vai

trò quan trọng của Phật giáo và những giá trị Phật giáo về đạo đức, tính nhân văn và

giá trị tỉnh thần Song song với các công trình nghiên cứu tập trung vào các giá trị ảnh

hưởng tích cực của Phật giáo thì những ảnh hưởng tiêu cực còn tồn đọng trong thực tế

thì chưa được hệ thông hóa và đưa ra nghiên cứu chính thức

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục dích nghiên cứu

Tiểu luận phân tích thực trạng và một số ảnh hưởng cơ bản của nhân sinh quan

Phật giáo đến đời sống tinh thần của người đân Việt Nam hiện nay Đồng thời nếu ra

phương hướng phát huy những mặt tích cực và giải pháp hạn chế những mặt tiêu cực

của quan điểm “nhân sinh” Phật giáo trong quá trình đôi mới ở nước ta hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, tiêu luận cân thực hiện các nhiệm vụ:

Trang 6

Một là, khái quát được nội dung nhân sinh quan Phật giáo nói chung và nhân

sinh quan Phật giáo ở Việt Nam nói riêng và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tỉnh

thần của con người Việt Nam

Hai là, nêu ra được những biến đôi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo

trong quá trình đôi mới ở Việt Nam hiện nay, bao gồm: Phân tích những tác động tích

cực và tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tỉnh thần của người dân

nước ta

Ba là, đề ra đưa ra các phương hướng đề xuất một số giải pháp đề phát huy các

mặt ảnh hưởng tích cực, hạn chế các mặt ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh”

Phật giáo đến đời sống tỉnh thần người dân Việt Nam

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu đời sống tỉnh thần của người đân Việt Nam trong

phạm vi tư tưởng, đạo đức, lỗi sống và những biến đổi của ảnh hưởng “nhân sinh”

Phật giáo lên nó trong quá trình đổi mới đất nước

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1, Cơ sở lý luận

Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín

ngưỡng Tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng Ngoài ra còn dựa trên kinh điển

của Phật gíao, kế thừa và phát huy có chọn lọc tư tưởng của một số công trình nghiên

cứu khoa học có liên quan

4.2, Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: tiểu luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Phương pháp phân tích - tổng hợp tư liệu: tiêu luận đã phân tích, tông hợp tài

liệu đề viết tổng quan, đánh giá những điểm mà các tác giả đi trước đã làm được

Phương pháp chuyên gia: tiểu luận đã tham khảo kiến của các chuyên gia về

triết

học Phật giáo đề có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn đối với chủ đề nghiên cứu

5 Những đóng góp của đề tài

Trang 7

Đối với lý luận

Tiểu luận góp phần cung cấp cái nhìn tổng quát về thế giới nhân sinh quan, tư

tưởng “nhân sinh” trong Phật giáo và những ảnh hưởng tác động của tư tưởng “nhân

sinh” đến đời sống tỉnh thần văn hóa của người dân Việt Nam hiện nay

Đối với thực tiễn

Tiểu luận góp phần cung cấp những luận cứ khoa học góp phần cho Đảng — Nha

Nước và các cơ quan quản lý chính trị tôn giáo có giải pháp phù hợp đề phát huy ảnh

hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “nhân sinh” đối với đời

sống tỉnh thần của người dân Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG I1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE NHAN SINH QUAN CUA PHẬT GIÁO VÀ

ĐỜI SÓNG TINH THÂN NGƯỜI DẦN VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Khái quát về Phật giáo

1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo

Điều kiện thiên nhiên ở Ấn Độ rất phức tạp, địa hình đa dạngm, khắc nghiệt của

tự nhiên và khí hậu là những thể lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi đấu đậm nét

lên tâm trí người Ấn Độ cổ

Xã hội Ấn Độ cỗ đại là một xã hội rất sớm, khoảng thế kỉ thứ XXV trước công

nguyên đã xuất hiện nền văn minh đầu tiên là nền văn minh sông Ấn Đến thế kỉ thứ

XV trước công nguyên , có sự xâm nhập của người Arya vào khu vực của người bản

địa (người Dravida) hình thành nên các quốc gia Ấn Độ tạo nên nền văn hóa mới gọi

là nền văn hóa Véda

Đặc điểm nỗi bật của nền kinh tế - xã hội Ân Độ cô là sự tổn tại rất sớm và kéo

dài của kết cầu kinh tế xã hội theo mô hình “công xã nông thôn”, đặc trưng của kết cầu

này là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước của các Đế Vương, mà gắn liền với

nó là sự bần cùng hóa của người đân trong công xã Xã hội thời kì này được phân chia

thành 4 đăng cấp lớn là: Tăng lữ, quý tộc, bình dân tự đo và nô lệ cung đình Sự phân

chia đắng cấp đó là cho xã hội xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt dẫn đến cuộc đấu

tranh giai cấp giữa các đăng cấp trong xã hội Trong cuộc đấu tranh ấy nhiều tôn giáo

và trường phái triết học đã ra đời, trong đó có Phật Giáo

Trang 8

Đạo Phật hình thành ở Ân Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI (TCN), người sang lập

là thái tử Sidharta, người đời sau gọi là đức Phật Phật đà (Buddha) không phải là tên riêng Đó là một quả vị, có nghĩa là người Các ngộ (Giác giả), người Tỉnh thức, hoặc

là người Biết như thật Tên riêng của Đức Phật là Sĩï-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhattha

Gotama) Tuy nhiên, ngày nay có rất ít người dùng tên gọi này Chúng ta thường gọi

Ngài là Đức Phật, hoặc Đức Phật Cồ-đàm

Giống như các học thuyết Phương Đông khác, Phật giáo lấy con người, giá trị con người là đối tượng nghiên cứu chủ yếu và mục đích cuối cùng của Phật giáo cứu khổ, cứu nạn, giải thoát con người khỏi nỗi khô trần thế Điều này xuất phát từ căn nguyên từ xã hội chiếm hữu nô lệ ở Ân Độ, với sự thống trị của tư tưởng duy tâm tôn giáo Bà la môn và chế độ phân biệt đăng cấp hà khắc, Phật giáo ra đời đã xoá bỏ những thê chế giai cấp truyền thông, những tín ngưỡng lỗi thời và những quan điểm triết học thịnh hành đề hình thành nên một tín ngưỡng có thê được coi là tính thần khoa học và lý trí Người ta thường gọi tôn giáo này là một tôn giáo, một nền triết học, một tín ngưỡng và một cách sông uôn năn, một nên văn hoá mới vả văn minh tân tiên 1.1.2 Thân thế và sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca

Đức Phật đản sanh!

Vua Tịnh Phạn của bộ tộc Thích Ca (Sakya) và Hoàng hậu Maya có một vị Thái

tử tên là Tất Đạt Đa, sau nay là Đức Phật Thích Ca Mâu NI Ngài ra đời năm 624 trước

Tây Tịch tại khu vườn Lâm Tỳ Ni ( Lumbimi) Suốt những năm tháng niên thiếu và

trường thành, Thái tử luôn được sống trong nhung lụa xa hoa, được học hết thầy

những đạo nghĩa và thuật chữ của thầy dạy mình Thậm chí, nhà vua còn lập riêng một cung điện như chốn thần tiên để phục vụ Ngài, không có cơ hội tiếp xúc với thể giới

Trang 9

Mang theo nỗi tran trở của riêng mình, Thái tử xin vua cha ra khỏi cửa thành

Sau ba lần chứng kiến những cảnh tượng được cho là bình thường nhất như người già yếu, người bệnh tật và một người đã chết thanh thản, Ngài cuối cùng cũng nhận ra

cảnh khổ, quyết tâm tìm kiếm chân lý để cứu chính mình và tất thảy chúng sinh Vào

một đêm khuya khi vợ con đang say giấc, Thái tử lặng lẽ rời khỏi hoàng thành với hai bàn tay trang bo lai tat cả ngôi vị, cuộc sống sung túc đủ đầy, dùng gươm cắt tóc, thay trang phục bằng một mảnh áo đơn sơ trở thành tu sĩ Cô Đàm một lòng đi học đạo

Năm ấy, Ngài 29 tuôi

Sự nghiệp cua Dire Phat Thich Ca Mau NV

Sau sáu năm vừa tầm sư, vừa tự mình tu học theo lỗi khổ hạnh luyện thân mà

không thành công, Ngài đã chọn con đường thiền định, với 49 ngày đêm ngồi bất động dưới cội cây Assatha (Bỏ Đề) ở Gaya, làng Uruvela, Ngài chứng thành Phật quả, có đủ Tam minh, Lục thông, Trí tuệ phi thường biết tất cả mọi điều trong vũ trụ, Lòng từ bí

vô biên yêu thương tất cả chúng sinh Năm đó, Ngài 35 tuôi

Từ đó Ngài đã đi nhiều nơi giảng dạy giáo lý giác ngộ giải thoát cao siêu này

cho nhân loại và chư Thiên Rất nhiều vua chúa, quan tướng, giáo sĩ Bà la môn,

thương gia, kế cả người cùng đinh đã theo làm đệ tử tại gia hay xuất gia của Ngài Rất nhiều đệ tử của Ngài cũng đạt được sự đắc đạo phi thường

Ngày rằm tháng 2 năm 544 trước Công nguyên, Đức Phật 80 tuôi, Ngài nhập

Niết bàn Sau khi trà tỳ, rất nhiều xá lợi của Ngài còn đề lại và được xây tháp thờ cúng lâu dài, có xá lợi còn tồn tại cho đến ngày hôm nay Các Thánh Tăng, đệ tử của Ngài,

đã kết tập các lời dạy của Ngài thành ba tạng Kinh điền lưu truyền mãi mãi Ngài đã để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật giáo vô cùng quý báu

1.1.3 Quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Phật giáo tại Việt Nam

Phật giáo là một trong những học thuyết triết học và là tôn giáo lớn nhất trên thế giới,

đã tổn tai va phát triển từ rất lâu đời, được du nhập vào Việt Nam khoảng thế ky II

trước Công nguyên theo đường hải và đường bộ Những vết tích đầu tiên được ghi

nhận với truyện cô tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ Đầu công

nguyên, Luy Lâu (Bắc Ninh) là thủ phủ của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm

Phật giáo quan trọng Các dấu tích của Phật giáo tại Việt Nam được ghi nhận qua các

truyền thuyết như Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự

? (Thiền Tôn Phật Quang, 2022)

8

Trang 10

giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189, Phật giáo hình

thành nên hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp

Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm Đền thời nhà Đinh - Tiền Lê, nhà

Lý nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất

cả mọi vấn đề trong cuộc sống Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái Đến cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung

có găng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mắt sớm nên việc này không có nhiều kết quả Đến thể kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của phong trào chấn hưng Phật giáo của các nước, Phật giáo Việt Nam lai phat triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hoà và Thiện

Chiếu "

Và đến nay, Phật giáo đã trải qua 4 thời kỳ giai đoạn lịch sử:

:J_ Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát

triển rộng rãi

J Giai đoạn thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần là giai đoạn cực thịnh

Nhà Lý ra đời tiếp tục đưa đạo Phật lên hàng quốc đạo, nhiều triều vua nỗi tiếp nhau đã thực hiện rất nhiều Phật sự, không chỉ góp phần phát triển việc tu học mà còn qua đó phát triển một nền văn hóa riêng của Đại Việt khác biệt với Trung Hoa Rất nhiều công trình chùa chiền, tượng tháp được xây dựng Sau đó, Nhà Trần lên năm quyên tiếp tục kế thừa và phát triên thêm dựa trên nền tảng đã có từ thời Lý Dưới triều nhà Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh và trở thành tôn giáo chính thống của cả nước (Ngọc Anh, 2020) Số lượng chùa chiền cũng như tăng sĩ tăng lên rất nhiều

J_ Giai đoạn từ Thời Hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX là giai đoạn suy thoái

Đạo Phật bắt đầu suy thoái mà hai nguyên nhân chính là từ nội tại trong chính đạo Phật và nguyên nhân ngoại tại từ sự phát triển của Nho giáo

J Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến nay là giai đoạn được chắn hưng

Đây là giai đoạn Đạo Phật được phục hưng Đầu thế kỉ 20, thế giới bắt đầu tìm lại và nghiên cứu các di sản của đạo Phật Còn tại Việt Nam, một phong trào chan hưng và cải tô Phật giáo có thê nói được khởi xướng từ Thiền sư Khánh Hoa tai

3 (Wikipedia, 2023)

* (Wikipedia, 2023)

9

Trang 11

miền Nam, thiền sư Phước Huệ tại miền Trung, va thiền sư Thanh Hanh tai miền Bắc.Nhiều hội Phật học, nhiều trường giảng dạy Phật học được thành lập Nhiều ấn phẩm như sách, báo, tạp chí viết về đạo Phật đã được ra đời

Đạo Phật kế từ khi truyền vào Việt Nam đến nay trải hơn 2500 năm đã dần dần

đi vào tâm thức, ảnh hưởng nhiều đến cách nghĩ, cách sống của phần đông người Việt Tuy có nhiều thịnh suy do những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài nhưng đạo Phật từ lâu đã có vai trò quan trọng trong đời sống người Việt, góp phần không nhỏ trong di sản lịch sử và văn hóa của đất nước Việt Nam

1.2 Nội dung về nhân sinh quan của Phật giáo

1.2.1 Một số quan điểm về nhân sinh quan

Nhân sinh quan là một khái niệm thuộc phạm trù triết học, có rất nhiều quan điểm, trường phái tư tưởng khác nhau đề giải thích khái niệm nhân sinh quan Nhân

sinh quan là một quan điểm về cuộc sống con người Nhìn ở đây không đề cập đến hình dáng bên ngoài của sự vật, hiện tượng mà nhằm mục đích khai thác ý nghĩa bên trong, nội tại của sự vật, hiện tượng trong đời sống con người Bằng cách tìm ra những

ý nghĩa này, nhân sinh quan tông hợp các quan điểm về triết lý sống, lý tưởng sống, mục tiêu sống của con người, nhân sinh quan có thê chuyền thành một hệ thông, vì

nó đề cập đến rất nhiều thứ có liên quan và tương tác với nhau

Nghiên cứu của nhân sinh quan là nghiên cứu về con người và cuộc sống của

họ Trong đó nghiên cứu suy nghĩ, thái độ, hành vi của con người đối với các sự vật, hiện tượng xung quanh Sự phát triển quan niệm về đời sống con người theo thời đại, môi trường sống và xã hội cũng là một hướng nghiên cứu khá phô biến

Nhân sinh quan được nhắc đến trong triết học, đặc biệt là triết học Phật giáo Triết học Phật giáo đưa ra những quan điểm nỗi bật nhất về nhân sinh quan Phật giáo nhân sinh quan hướng con người đến sự giải thoát khỏi khổ đau của cuộc sống băng cách chỉ ra nguồn gốc của đau khổ, hướng dẫn chúng sinh thoát khỏi nghiệp chướng

Cuộc sống

Trên phương điện triết học, Triết học đưa ra các lý giải về lý luận, nguồn gốc,

sự phát triển cũng như sự tốn tại về nhân sinh quan, thế giới quan Khác với động vật, bất kỳ con người nào cũng có quan niệm của mình về cuộc sông Nó thê hiện ở ý thức, nhận thức và cách nhìn nhận của con người về thê giới Xét ở đời thường thì nó là

10

Trang 12

nhân sinh quan tự phát Nhưng khi được các nhà tư tưởng khái quát thành quan điểm, thi nó đã nâng lên thành lý luận và tạo ra một nhân sinh quan tự giác, mang đầy tính nguyên lý triết học

Nho giáo quan niệm về nhân sinh, cho rằng “con người là của gia đìnhm của dòng họ, làng, nước Bản thân con người không có cái gì là của mình: than thé là của cha me cho, phan vi la của vua cho, số mệnh là của Trời cho Có được cái gì cũng là nhờ ơn vua, ơn Trời Giá trị của nó được tính theo chỗ nó là con, thuộc họ nào, làng nào, có chức sắc gì, chứ không theo chỗ bản thân nó là gì Tất cả là thần dân của vua, đều được xếp vào bậc thang tước vị xã hội, rồi lại chia hạng thành cha chú hay con cháu Con người phải nhìn xuống, nhìn lên trong thang trật tự trên đưới đó, tự xác định

vị trí của mình mà ăn mặc, nói năng đi đứng cho phải phép Đó là con người chức

năng trong xã hội luân thường chứ không có nhân cách độc lập” °

Với mỗi trường phái Triết học khác nhau, họ nhìn nhận nhân sinh quan ở các

góc độ, hệ tư tưởng khác nhau như Phật giáo, Nho giáo, Nhưng nhìn chung, ở bất

cứ nên triết học nào, nhất là trong triết học tôn giáo thì nhân sinh quan vẫn chiếm một

vị trí cực kì quan trọng, bởi tất cả các tôn giáo đều phải chú trọng đến cuộc sông con người trong đời sống thực hoặc hướng tới cuộc sống trong tương lai Tư tưởng nhân sinh quan chính là hệ thống các tri thức, lý luận, các khái nệm, nghiên cứu, nhìn nhận của mỗi trường phái Triết học về vấn đề nhân sinh quan hay là những vẫn đề về con người, vị trí, vai trò của con người trong thế giới

1.2.2 Nội dung tư tưởng nhân sinh quan trong Phật giáo

Xét về nguồn gốc, nhân sinh quan Phật giáo được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo trên cơ sở tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội và tiền đề tư tưởng văn hóa Ân Độ cổ đại trước công nguyên Bên cạnh đó nó còn xuất phat tir tam lòng từ bi, cứu khô cứu nạn, giải thoát con người trước nỗi khổ trầm luân

Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống các quan niệm, quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc, bản chất cũng như cấu tạo con người Qua đó định hướng mục tiêu, thái độ sống và giá trị của con người Mục đích cuỗi cùng của Phật giáo chính là giải thoát con người ra khỏi kiếp khô trầm luân, tạo cho họ niềm tin dé cô găng phát triển bản thân

> (Phung Thị Lĩnh, 2020)

11

Trang 13

Khi xét dưới góc độ đời sống con người, nhân sinh quan Phật giáo tập trung vào

2 vấn đề chính cơ bản nhất, đó là sự khổ não và sự giải thoát Đức Phật đã nhìn rõ được sự đau khô của đời sống con người, giúp cho con người nhận biết và đề giải thoát nỗi khô Tuy nhiên muốn thoát được khô thì con người phải tự phần đấu, tự tu tâm nơi

chính mình đề thoát khỏi vòng luân hôi, nghiệp chướng

Theo Phật giáo, nguồn gốc của con người và vũ trụ không do một lực lượng siêu nhiên nào sáng tạo ra cả, cũng không do một đáng sáng thế nào tạo dựng Mọi sự vật hiện tượng đang hiện hữu là tất cả đều đo Vô minh đem lại Phật giáo cho rằng, thế

giới hữu hình được hình thành do hội tụ của các nguyên tô vật chất (Sắc) va tinh than

(Danh) Như thế Sắc và Danh hợp thành 5 yếu tố gọi là Ngũ uân, tức là con người được cấu tạo từ năm yếu tố gồm sắc, thọ, tưởng, hành và thức

Ngũ uân là năm yếu tổ hay năm nhóm kết hợp lại tạo thành con người; hay nói cách khác, con người là một hợp thế của năm yếu tố, gồm có: Sắc uân (Rùpa)

là yếu tô sinh lý - vật lý; Thọ uấn (Vedanà) là yếu tố cảm giác; Tưởng uân (Sãnnã)

làyếu tốtri giác, là sự nhận biết đối tượng giác quan hay tâm lý: Hành uan (Sankhara) la yéu tổ tâm lý hoạt động ngoài Thọ và Tưởng là những tâm

lý tạo động lực đi tới tạo nghiệp và kết quả của nghiệp như ước muốn, quyết định thuộc ý chí còn gọi là Tư; Thức uân (Vinãna) là yếu tố nhận thức, phát hiện sự có mặt của đối tượng, gồm có sáu thức Thức làm nên tảng cho Thọ, Tưởng và Hành, theo Duy thức học thì có tám thức Thức là Tâm vương (Citta); Thọ, Tưởng, Hành

là Tâm sở (Cetasika)5 Cụ thê:

Sắc uấn là yếu tố vật chất bao gồm vật lý sinh lý, có bốn yếu tố vật chất căn

bản là Địa (chất rắn), Thuỷ (chất lỏng), Hoả (nhiệt độ), Phong (chất khí) Các yếu tổ

do bốn đại tạo ra thuộc về sinh lý như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm Thân thể là sắc uẫn, vì vậy chúng

không phải là một thực thê độc lập mà là một hợp thể vật chất biến động và mâu thuẫn

Khi đề cập đến nhân sinh quan Phật giáo, ban đầu chính là quan niệm bác bỏ quan niệm về Đắng sáng tạo của Bà la môn Sự bác bỏ này đã đem lại nhiều tư tưởng mới trong Phật giáo sau này Song đây không phải là bác bỏ hoàn toàn mả còn có sự

kế thừa Phật giáo quan niệm cuộc đời con người là Khổ và làm sao thoát khỏi bê khổ cuộc đời, thoát khỏi vòng luân hồi là quan điểm cơ bản nhất về con người trong đạo

5 (Chương trình Phat học Hàm thụ (1998 - 2002))

12

Trang 14

Phật Đề giải thoát chúng sinh khỏi nghiệp nhân quả luân hồi sinh - tử, tử - sinh, Đức

Phật nêu ra Tứ diệu đề - bốn chân lý giải thoát màu nhiệm, thiêng liêng mà mọi người

đều phải nhận thức được, đó là: Khê đề, Tap dé, Diét dé va Dao dé

Khổ đề là một chân lý, một sự thực về bản chất cái khổ Khổ đau là một thực trạng mà con người cảm nhận tử lúc lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, không ai phủ nhận điều ấy Con người luôn có xu hướng vượt thoát khô đau, tìm kiếm hạnh phúc, nhưng vì không hiểu rõ bản chất của khô đau nên không tìm được lối thoát thực sự; đôi khi ngược lại, càng tìm kiếm hạnh phúc càng vướng vào khổ đau Đức Phật dạy: “Này các Ty kheo, sanh là khổ, giả là khổ, bệnh là khổ, chết là khỏ, thương yêu mà biệt ly là khổ, mong cầu mà không được là khô Tóm lại, chấp thủ năm uân là

khô« (Tương Ưng V)”

Khổ được chia làm 3 phương diện:

- _ Về phương diện sinh lý: Khổ là một cảm giác khó chịu, đau đớn Con người sinh ra đã rất vất vả khốn đón, lớn lên già yếu, bệnh tât và cuối cùng đi đến cái chết

- _ Về phương diện tâm lý: Là sự khổ đau không toại ý, không vừa lòng Sự không vừa ý sẽ mang lại cảm giác khó chịu về tâm lý

- _ Khô là sự chấp thủ năm uân: Cái khô thứ ba này bao hàm hai cái khổ ở trên, như trong kinh đã dạy: “Chấp thủ năm uân là khổ” Ngũ uẫn bao gồm bay

nỗi khô: Thân thì sinh, già, bệnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc

nhắn; Tâm thì buôn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy Có thể nói, với học thuyết về Khổ đề Phật giáo đã khái quát tất cả các nỗi khổ của cả một đời người Tóm lại, về mặt hiện tượng khổ là cảm giác đau đớn của thân xác, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý Về bản chất, khổ là do sự chấp của bản ngã

Tập đề: Tap là tích tập, các phiền não tụ hội tạo thành năng lực đưa đến khổ đâu, đây là nguyên nhân, nguồn gốc của các khô Khi nhận thức được bản chất của khô một cách rõ ràng, ta mới có thể đi vào con đường đoạn tận khổ đau Phật giao nhin thấy được các nguyên nhân của đau khô, có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã

hội, nhưng nguyên nhân thật sự vẫn là tâm thức

Trang 15

Nguyên nhân của khổ thường được các kinh đề cập đến chính là tham ái, do tham ái mà chấp thủ Sự khao khát về dục lạc sẽ dẫn đến khổ đau, bởi vì lòng khao khát ấy không bao giờ thỏa mãn Trong thuyết Thập Nhị Nhân Duyên thì Phật giáo đã đưa ra 12 duyên khởi của nhân sinh quan của một đời trong đó Vô minh và Ái đục là

là hai duyên khởi, nguyên nhân chính gây nên nỗi khổ cho con người Do tham Ái mà chấp thủ, do sĩ mê mà không thấy rõ bản chất sự vật hiện tượng đều nương nhau mà sinh khởi, đều vô thường và chuyên biến Không có chủ thê nào là độc lập và bền vững mãi Do không thấy rõ nên sinh tâm ham muốn, do vô minh mà có chấp thủm do chấp thủ mà có những nỗi thống khổ trong cuộc đời Sự kết hợp của Ái dục và Vô minh là nguồn sốc của ba thứ mà Phật giáo coi la Tam độc, đó là Tham — San - Si Tom lại, chúng ta có thê nhận thây một cách rõ ràng, khô hay không là do lòng

minh; long mình đây tham lam, chấp thủ, nhận thức sai lầm thì khổ là chắc chắn Nói

cách khác, do cái nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khô hay không Nếu không bị sự chấp ngã và dục vọng vị kỷ hay phiền não khuấy động, chỉ phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc, hạnh phúc

Diệt đề là sự chấm dứt hay đập tắt phiền não, nguyên nhân đưa đến đau khổ và

sự chấm dứt khô đau; cũng có nghĩa là hạnh phúc, an lạc Diệt để đồng nghĩa với Niết

bàn.” Lần theo thập nhị nhân duyên, tìm ra cội nguồn của nỗi khô và ái dục, đứt bỏ từ

ngọn nguồn cho đến gốc mọi nguồn gốc đau khô đưa chúng sinh thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi, đạt đến cảnh trí Niết bàn Trang thai Niét ban, Thuong tru, Chinh quả không thể lý giải được mà là tự mình giác ngộ

Luận điểm này cũng bộc lộ tinh thần lạc quan tôn giáo của Phật giáo, cũng thể hiện khát vọng nhân bản của nó muốn hướng tới con người đến niềm hạnh phúc “tuyệt đối”, khát vọng chân chính của con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ

Đạo để là con đường để diệt trừ đau khổ, hướng đến giác ngộ Khi đó, con nguoi co thể chấm đứt khỏi khổ đau và đạt được hạnh phúc chân thật do Đức Phật vạch ra Khổ được giải thích là xuất phát từ Thập nhị nhân duyên, và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thê thoát khỏi vòng sinh tử Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với chứng ngộ niết bàn Có 8 con đường chân chính đề đạt sự diệt khổ dẫn đến niết bàn gọi là “Bát chính đạo” Bát chính đạo bao gồm:

” (Chương trình Phật học Hàm thụ (1998 - 2002))

14

Ngày đăng: 02/07/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w