1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản

150 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Tác giả Bùi Đức Ái
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Hải, PGS.TS. Lâm Việt Trung
Trường học Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngoại Tiêu Hóa
Thể loại Luận án Tiến sĩ Y học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 3,05 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (17)
    • 1.1 Giải phẫu thực quản (17)
    • 1.2 Ung thư thực quản (28)
    • 1.3 Lịch sử của phương pháp cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng (39)
    • 1.4 Các phương pháp nạo hạch trong phẫu thuật ung thư thực quản (40)
    • 1.5 Chỉ định nạo hạch 3 vùng (43)
    • 1.6 Biến chứng sau nạo hạch 3 vùng (45)
    • 1.7 Nghiên cứu về nạo hạch 3 vùng trong phẫu thuật cắt thực quản (48)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (53)
    • 2.1 Thiết kế nghiên cứu (53)
    • 2.2 Đối tượng nghiên cứu (53)
    • 2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (53)
    • 2.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu (54)
    • 2.5 Các biến số thu thập (54)
    • 2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu (60)
    • 2.7 Quy trình nghiên cứu (66)
    • 2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu (67)
    • 3.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu (69)
    • 3.2 Đặc điểm phẫu thuật (75)
    • 3.3 Kết quả sớm sau phẫu thuật (77)
    • 3.4 Đặc điểm di căn hạch (84)
    • 3.5 Kết quả dài hạn sau phẫu thuật (0)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (69)
    • 4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (98)
    • 4.2 Đặc điểm phẫu thuật (102)
    • 4.3 Di căn hạch (116)
    • 4.4 Kết quả dài hạn sau phẫu thuật (0)
  • KẾT LUẬN (128)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (131)
  • PHỤ LỤC (145)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng.

Đối tượng nghiên cứu

Những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tế bào gai của thực quản đoạn ngực theo phân giai đoạn của Ủy ban Liên kết về Ung thư Hoa Kỳ (AJCC) lần thứ 8 13 có chỉ định phẫu thuật

- Bệnh nhân ung thư tế bào gai của thực quản đoạn ngực, có chỉ định phẫu thuật cắt thực quản, tạo hình thực quản bằng ống dạ dày

- U ở giai đoạn T1-T4a trên chụp cắt lớp vi tính chưa có di căn xa

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu qua việc ký cam kết trước khi mổ

- Có ASA-PSCS ≥ 3 Trong đó, ASA-PSCS là Hệ thống phân loại tình trạng thể chất của bệnh nhân theo Hội các nhà gây mê Hoa Kỳ 59

- Ung thư thực quản đi kèm với ung thư khác

- Loại trừ các trường hợp cắt thực quản làm sạch, u xâm lấn xung quanh, di căn ổ bụng, trung thất ( không phát hiện được trước mổ)

- Loại trừ các trường hợp có tiền sử phẫu thuật phức tạp ở vùng ngực phải, bụng trên.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tế bào gai của thực quản theo phân giai đoạn của Ủy ban Liên kết về Ung thư Hoa Kỳ (AJCC) lần thứ 8 13 có chỉ định phẫu thuật, nhập viện tại khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Cỡ mẫu của nghiên cứu

Được tính theo công thức:

Z: trị số từ phân phối chuẩn Chúng tôi chọn độ tin cậy 95%, Z = 1,96 d: sai số mong muốn, d = 10%: xác suất sai lầm loại I, với độ tin cậy là 95% thì α = 5%, n: cỡ mẫu tối thiểu

 Với mục tiêu số 1: theo nghiên cứu của tác giả Yamashita 60 về nạo hạch 3 vùng điều trị ung thư tế bào gai thực quản, tỉ lệ biến chứng chung là 44% Với p1 = 44%%, chúng tôi tính được n1 = 95 bệnh nhân

 Với mục tiêu số 2: Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Đức Huấn 51 , tỉ lệ di căn hạch của UTTQ 47% Với p2 = 0,47, chúng tôi tính được n2

 Với mục tiêu số 3: Theo nghiên cứu của tác giả Koterazawa 32 , tỉ lệ sống còn chung 3 năm 53% Với p3 = 0,53, chúng tôi tính được n3 = 96

Với cả 3 mục tiêu, chọn cỡ mẫu n, dự trù tỉ lệ mất mẫu khoảng 10%, chúng tôi tính được cở mẫu cần thiết khi thực hiện nghiên cứu là n= 107 bệnh nhân.

Các biến số thu thập

2.5.1 Đặc điểm bệnh nhân bao gồm tên, tuổi, giới, các bệnh kèm theo, chức năng hô hấp trước mổ, đáp ứng với điều trị tân hỗ trợ

Bệnh kèm theo: biến định danh, là bệnh khác UTTQ, vừa mới phát hiện qua thăm khám hoặc đã phát hiện trước đó, được chia theo bệnh tim mạch, hô hấp, bệnh thận, bệnh gan, đái tháo đường theo phân loại ICD 10 61

Chức năng hô hấp: biến thứ tự, gồm 3 mức 62

- Chức năng hô hấp không hạn chế: FEV1 ≥80% giá trị dự đoán

- Chức năng hô hấp hạn chế nhẹ: FEV1 từ 70% đến 79% giá trị dự đoán

- Chức năng hô hấp hạn chế trung bình: FEV1 từ 50% đến 69% giá trị dự đoán Đáp ứng với điều trị tân hỗ trợ: được cải biên từ Tiêu chuẩn Đánh giá Đáp ứng của u tạng đặc (RECIST) phiên bản 1.1 63 Đánh giá chỉ dựa trên tổn thương đích là khối u: o Đáp ứng hoàn toàn về bệnh học (pCR): tất cả các tổn thương biến mất trên bệnh phẩm sau mổ o Đáp ứng một phần (PR): giảm ít nhất 30% đường kính dài nhất của khối u được đo trên chụp cắt lớp vi tính trên cùng một lát cắt mặt phẳng ngang theo cùng một hướng, đối chiếu với đường kính dài nhất của khối u lúc ban đầu

2.5.2 Đặc điểm khối u: gồm các đặc điểm về vị trí, hình dạng, mức độ xâm lấn

(T), di căn hạch (N), di căn xa (M), độ biệt hóa, phân nhóm giai đoạn

Vị trí u được xác định bằng vị trí cực trên của u so với thực quản 41 , được phân loại bao gồm UTTQ ngực trên, UTTQ ngực giữa và UTTQ ngực dưới

Hình dạng của khối u: được ghi nhận sau khi lấy bệnh phẩm ra ngoài và tiến hành cắt dọc thực quản để quan sát hình dạng của khối u, gồm: u dạng sùi, dạng loét, dạng thâm nhiễm và dạng kết hợp

Mức độ xâm lấn của u (T), di căn hạch (N), di căn xa (M) và độ biệt hóa được xác định qua kết quả giải phẫu bệnh sau mổ và được phân loại theo Ủy ban Liên kết về Ung thư Hoa Kỳ (AJCC) lần thứ 8 năm 2017 13

Phân nhóm giai đoạn : chúng tôi chia giai đoạn bệnh sau mổ của bệnh nhân thành 2 nhóm: giai đoạn sớm gồm giai đoạn 0 và I; giai đoạn trễ gồm giai đoạn II, III, IV

Gồm các ghi nhận về thời gian mổ (tính bằng phút), số hạch nạo được, vị trí ống dạ dày, cách thực hiện miệng nối

Thời gian mổ: tính bằng phút, tính từ lúc rạch da đến lúc khâu xong da, không tính thời gian chuyển tư thế giữa các thì mổ

Số hạch nạo được: chúng tôi tiến hành phẫu tích hạch từ bệnh phẩm tươi ngay sau mổ, chúng tôi sử dụng kỹ thuật phẫu tích hạch bằng tay và lấy hạch theo protocol (theo mẫu đính kèm)

Số hạch nạo được theo từng vùng (vùng trung thất trên bên trái, vùng trung thất trên bên phải, vùng trung thất giữa, vùng trung thất dưới, vùng bụng, vùng cổ trái và vùng cổ phải): biến định lượng, ghi nhận số hạch nạo được theo các vùng tương ứng nhờ phẫu tích hạch từ bệnh phẩm sau mổ với kỹ thuật phẫu tích hạch bằng tay

Vị trí ống dạ dày : biến định danh, chỉ đường đi của ống dạ dày lên cổ trong phẫu thuật, gồm: sau xương ức và trung thất sau

Cách thực hiện miệng nối: biến định danh, chỉ cách thực hiện miệng nối giữa thực quản cổ và ống dạ dày, gồm: o Nối tay: nối đầu tận thực quản cổ vào mặt bên ống dạ dày kiểu tận-bên bằng khâu tay o Nối bằng máy nối tròn: nối đầu tận thực quản cổ vào mặt bên ống dạ dày kiểu tận-bên bằng máy nối tròn o Nối bằng máy nối thẳng: nối đầu tận thực quản cổ vào mặt bên ống dạ dày bằng máy nối thẳng

Hình 2.1: Phẫu tích, lấy hạch bệnh phẩm

(Nguồn: bệnh nhân có số thứ tự 30 trong nghiên cứu)

Gồm thời gian hậu phẫu, các tai biến, biến chứng và tử vong trong hoặc sau mổ, theo dõi tái phát/di căn, thời gian sống không bệnh, thời gian sống còn chung Trong đó:

Thời gian hậu phẫu tính bằng ngày, tính từ lúc ngay sau mổ đến ngày bệnh nhân xuất viện

Viêm phổi được định nghĩa 64

- Thâm nhiễm trên X quang phổi hay trên chụp cắt lớp vi tính ngực kèm bạch cầu >10 K/μL và sốt;

- Và/hoặc cấy đàm có vi trùng

- Xảy ra 2 tuần đầu sau mổ hoặc trong quá trình nằm viện sau mổ

Xì rò miệng nối được định nghĩa là: khiếm khuyết toàn bộ bề dày đường tiêu hóa liên quan đến thực quản, chỗ nối, đường ghim hoặc ống dạ dày với bất kể biểu hiện hoặc phương pháp xác định 65

Tràn dịch dưỡng trấp được định nghĩa 66

- Tăng lượng dịch ra ống dẫn lưu màng phổi khi ăn vào và/hoặc tính chất dịch ra có màu như sữa

- Và mức triglyceride dịch màng phổi hơn 110 mg/dL hoặc có chylomicron trong dịch màng phổi

Khàn tiếng: biến định danh, ghi nhận dựa trên biểu hiện lâm sàng sau mổ của bệnh nhân Nội soi thanh quản chỉ được tiến hành khi bệnh nhân có khó thở hay hít sặc nhiều

- Hồi phục khàn tiếng : biến định danh, ghi nhận theo sự phục hồi tiếng nói ở những bệnh nhân có khàn tiếng sau mổ, gồm: có hoặc không

- Thời gian hồi phục khàn tiếng: biến định lượng, ghi nhận số tháng từ thời điểm sau mổ đến thời điểm bệnh nhân phục hồi tiếng nói hoàn toàn ở những bệnh nhân đã được ghi nhận khàn tiếng có hồi phục

Tử vong sau mổ: biến định danh, ghi nhận những trường hợp tử vong

(gồm cả những bệnh nhân bệnh nặng xin xuất viện) trong quá trình nằm viện sau mổ hoặc trong 30 ngày sau mổ

Hẹp miệng nối được xác định khi trong vòng 1 năm sau mổ, bệnh nhân có tình trạng khó nuốt và/hoặc hẹp miệng nối khi nội soi thực quản kiểm tra mà cần phải nong thực quản, ước lượng đường kính hẹp dưới 9mm 67 và không có bằng chứng ung thư tái phát

Trào ngược là tình trạng các chất trong dạ dày vào thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu, thường gặp là ợ nóng và ợ trớ

Nuốt vướng với thức ăn đặc: là cảm giác dừng đứng của thức ăn dạng đặc trong thực quản ngay sau khi nuốt

Chúng tôi tiến hành tái khám bệnh nhân theo phác đồ của Khoa Ngoại Tiêu hóa, bệnh viện Chợ Rẫy 68 và ghi nhận tình trạng của bệnh nhân tính đến hết tháng 12 năm 2022 Sau khi xuất viện, các bệnh nhân được hẹn tái khám 1 tháng sau mổ, tiếp theo là mỗi 3 tháng trong 2 năm đầu tiên Từ năm thứ 3 trở đi, bệnh nhân được hẹn tái khám mỗi 6 tháng Mỗi lần tái khám, chúng tôi sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, chụp X quang ngực thẳng, siêu âm bụng, xét nghiệm công thức máu, CEA, CA 19.9, chức năng gan, thận Bệnh nhân được cho chụp X quang thực quản, chụp cắt lớp vi tính ngực có cản quang mỗi 6 tháng và được nội soi thực quản hàng năm Khi cần đánh giá thêm, bệnh nhân được cho xạ hình, chụp MRI ngực và là PET-CT nếu cần thiết Trường hợp bệnh nhân không tái khám, chúng tôi sẽ gọi điện nhắc nhở Trường hợp bệnh nhân vẫn không thể tái khám, chúng tôi sẽ đánh giá tình trạng sống chết qua điện thoại, trường hợp này chúng tôi chỉ ghi nhận tình trạng bệnh nhân là sống hay chết, không đánh giá tình trạng tái phát Các biến số thu thập bao gồm: còn sống, chết, tái phát, không tái phát, mất liên lạc

Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu

Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu

Kỹ thuật PTNS cắt thực quản

Trang thiết bị dụng cụ

Dàn máy mổ nội soi, các dụng cụ PTNS, máy cắt đốt siêu âm, các loại máy cắt nối ruột

Kỹ thuật: PTNS cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng 24 43 69

Hình 2.2: Giải phẫu phẫu thuật thực quản vùng trung thất trên

Nguồn: “Weijs và cộng sự, 2017” 15

Thì nội soi ngực phải:

Tư thế: nằm nghiêng sấp bên trái khoảng 15 o , tư thế này tận dụng lợi thế của nằm sấp và nằm nghiêng Nằm sấp làm cho 2 phổi thấp xuống theo trọng lực, giúp tạo phẫu trường tốt để nạo hạch, bên cạnh đó còn giúp cải thiện chức năng hô hấp sau mổ 70 Tư thế nghiêng giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian chuyển đổi giữa thì ngực và thì bụng

- Trocar 5mm (số 1) liên sườn 2-3, đường nách giữa

- Trocar 12mm (số 2) liên sườn 4-5 đường nách giữa

- Trocar 5mm (số 3) liên sườn 6-7 đường gai

- Trocar 5mm (số 4) liên sườn 7-8 đường nách giữa

- Trocar 10mm (số 5) liên sườn 9 hoặc 10 đường nách sau cho camera

Hình 2.3: Tư thế nằm sấp nghiêng trái và vị trí trocar

(Nguồn: bệnh nhân thứ 90 trong nghiên cứu)

Bước 1: Quan sát và đánh giá tổn thương, tiến hành cắt dây chằng phổi dưới Mở màng phổi trung thất, phẫu tích dọc thực quản tiến về rốn phổi phải theo mặt phẳng giữa thực quản – màng ngoài tim, thực quản – động mạch chủ ngực, lấy hết mô hạch cạnh thực quản và tránh làm tổn thương ống ngực ở vùng này (nạo các nhóm hạch 107, 108, 110, 111) Thắt tĩnh mạch đơn bằng hemolock

Bước 2: Mở màng phổi trung thất trên carina dọc thần kinh X bên phải

Nạo nhóm hạch phía trên carina quanh thực quản và nhóm hạch quanh TKQN

Chúng tôi áp dụng kỹ thuật bảo tồn mô tại chỗ (native tissue preservation technique) của tác giả Osuka 86 (hình 2.4) để nạo nhóm hạch quanh TKQN, phẫu tích lấy mô mỡ hạch tránh đụng trực tiếp vào TKQN, để tạo phẫu trường tốt hơn có thể phối hợp gây mê xẹp bóng nội khí quản trong thì này

TD: ống ngực (thoracic duct), Tra: khí quản (trachea), CS:các nhánh thần kinh giao cảm tim (cardiac branch of the sympathetic nerve)

Hình 2.4: Nạo hạch quanh TKQN trái bảo tồn mô tại chỗ

“Nguồn: Otsuka và cộng sự, 2020” 69 Bước 3: Khi nạo hạch xong vùng trung thất trên chúng tôi thường cắt ngang thực quản bằng máy cắt nối thẳng để tiếp tục nạo nhóm hạch cạnh phế quản gốc bên trái (nhóm 109 trái)

Bước 4: Sau khi giải phóng toàn bộ thực quản và nạo hạch trung thất, kiểm tra phổi và đặt một ống dẫn lưu khoang màng phổi 20Fr Một số bệnh nhân, trong quá trình phẫu tích có làm rách màng phổi trái, lúc này, chúng tôi sẽ đặt thêm một ống dẫn lưu màng phổi trái, cho phổi nở và khâu các lỗ trocar

Thì nội soi bụng: Tư thế bệnh nhân nằm ngửa, dang 2 chân, tay trái khép, màn hình nội soi để về phía đầu lệch bên trái bệnh nhân, phẫu thuật viên chính đứng bên phải bệnh nhân

Bước 1: Giải phóng bờ cong lớn dạ dày, chú ý bảo tồn nguyên vẹn cung mạch vị mạc nối phải, cắt dây chằng vị đại tràng vào hậu cung mạc nối Bên trái, dây chằng vị đại tràng được mở dọc lên trên đến dây chằng vị lách Tiếp tục cắt dây chằng vị lách, cắt các mạch máu vị ngắn Cắt các dây dính giữa dạ dày với cơ hoành và thành bụng phía sau, cắt bỏ phúc mạc chỗ khe thực quản Bên phải, dây chằng vị đại tràng được mở đến gốc bó mạch vị mạc nối phải, giải phóng hoàn toàn phần bờ cong lớn dạ dày

Bước 2: Mở dây chằng gan vị đến trụ hoành phải từ cuống gan, giải phóng dạ dày vùng bờ cong nhỏ Cắt bó mạch vị trái, nạo các nhóm hạch 7, 8,

9, 11, 19, 20 Khi bờ cong nhỏ dạ dày được giải phóng đến trụ hoành phải, tiếp tục mở phúc mạc thông với phía trái đã phẫu tích trước đó Tách rời hoàn toàn thực quản bụng khỏi khe hoành

Bước 3: Tạo hình ống dạ dày: mở bụng 5-6 cm nối tiếp từ lỗ trocar thượng vị Cắt tạo hình ống dạ dày dọc bờ cong lớn bằng máy cắt nối thẳng, chiều rộng ống dạ dày khoảng 4 cm Tiếp tục thủ thuật mở hỗng tràng nuôi ăn

Hình 2.5: Tạo hình dạ dày bằng máy cắt nối

(Nguồn: bệnh nhân có số thứ tự số 50 trong nghiên cứu)

Bước 4: Nếu nối qua đường trung thất sau, chúng tôi cắt rộng 2 trụ hoành cho vừa với ống dạ dày Trong trường hợp nối sau xương ức, chúng tôi tiến hành tạo đường hầm qua nội soi: xác định mũi ức trên thành bụng, mở phúc mạc, tạo đường hầm sau xương ức, tránh làm rách màng phổi, màng tim trong thì này

Hình 2.6: Tạo đường hầm sau xương ức qua nội soi

(Nguồn: bệnh nhân có số thứ tự 90 trong nghiên cứu)

Hình 2.7: Nạo hạch vùng cổ sâu và hạch thượng đòn

“Nguồn: Mine và cộng sự, 2018” 43

Tư thế: ngửa cổ, đệm phía dưới vùng cổ để bộc lộ phẫu trường tốt hơn

Bước 1: Rạch da đường vòng cung trên hõm ức khoảng 1-2 cm, bộc lộ cơ ức đòn chũm, cơ ức móng và ức giáp, có thể cắt một phần cơ ức đòn chũm và cơ vai móng, xác định TKQN, nạo nhóm hạch 101 liên tục với trung thất

Bước 2: Vén bao cảnh vào trong, nạo nhóm hạch thượng đòn (nhóm 104) chủ yếu nằm dưới cơ vai móng, chú ý bảo tồn thần kinh hoành, thần kinh phụ, khi nạo bên trái cần chú ý tới ống ngực và các nhánh của nó, phải khâu cột khi thấy có tình trạng rò dịch dưỡng trấp trong lúc mổ

Bước 3: lấy thực quản đoạn trên (đã được cắt ngang trong thì ngực) ra ngoài, sau đó dạ dày được kéo lên qua đường trung thất sau hoặc sau xương ức để nối với thực quản đoạn cổ Chúng tôi thực hiện miệng nối bằng máy nối thẳng hoặc vòng, trong trường hợp ống dạ dày đưa lên ngắn chúng tôi nối tay

(Nguồn: bệnh nhân thứ tự 60 trong nghiên cứu)

Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 2.1 Lưu đồ nghiên cứu

Các bệnh nhân trong nghiên cứu được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ điều trị UTTQ hiện hành tại BV Chợ Rẫy 71 Bệnh nhân được chẩn đoán UTTQ bằng nội soi dạ dày thực quản và sinh thiết làm giải phẫu bệnh, được đánh giá giai đoạn bằng chụp cắt lớp vi tính ngực, bụng cản quang

Sau đó, bệnh nhân được hội chẩn đa chuyên khoa (bao gồm các bác sĩ thuộc các lĩnh vực ngoại tiêu hóa, chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ ung bướu) để được đánh giai đoạn trước mổ và lựa chọn phương pháp điều trị

Bệnh nhân ung thư tế bào gai thực quản được xác định giai đoạn bằng chụp cắt lớp vi tính Mức độ xâm lấn T2-3 được xác định khi hình ảnh chụp cắt lớp vi tính thấy dày thành thực quản và chưa xâm lấn mô xung quanh Trong trường hợp không thấy hình ảnh dày thành thực quản (khả năng u ở giai đoạn sớm hơn), bệnh nhân được làm thêm siêu âm qua nội soi thực quản để phân biệt mức độ xâm lấn T1 hay T2 Mức độ di căn hạch vùng N được xác định theo kích thước hạch trên, hạch có kích thước ≥10 mm được xem là di căn Di căn xa được loại trừ dựa vào hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực, bụng, chậu Điều trị tân hỗ trợ tại bệnh viện Chợ Rẫy chủ yếu là hóa trị tân hỗ trợ, một số trường hợp không đáp ứng hoặc bệnh tiến triển có thể kết hợp hóa trị tân hỗ trợ với xạ trị Phác đồ hóa trị được sử dụng gồm 1 trong 2 phác đồ docetaxel + cisplatin + 5-flurouracil/capecitabine (DCF/DCX) hoặc paclitaxel + carboplatin (PAC-CAR) cách nhau 3 đến 4 tuần Sau hoá trị 3-6 chu kỳ, bệnh nhân được thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ngực bụng và nội soi thực quản dạ dày để đánh giá đáp ứng của hoá trị tân hỗ trợ Thời gian từ khi kết thúc điều trị tân hỗ trợ đến khi phẫu thuật khoảng 6 đến 8 tuần

Những bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn vào được giải thích để tham gia nghiên cứu Loại khỏi nghiên cứu các trường hợp nội soi ổ bụng, lồng ngực chẩn đoán, phát hiện u xâm lấn xung quanh, di căn ổ bụng, trung thất không phát hiện trước mổ hoặc các trường hợp không nạo hạch 3 vùng.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Các số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 22 Đối với các biến định danh, chúng tôi trình bày dưới dạng giá trị tuyệt đối hay phần trăm Đối với các biến định lượng, chúng tôi kiểm định biến số đó có phân phối chuẩn hay không bằng cách sử dụng độ lệch và độ gù:

- Trường hợp biến định lượng có phân phối bình thường, chúng tôi trình bày dưới dạng: trị số trung bình ± độ lệch chuẩn

- Trường hợp biến định lượng không có phân phối bình thường, chúng tôi trình bày dưới dạng trung vị và khoảng tứ phân vị Để so sánh hai nhóm biến số định lượng có phân phối bình thường, chúng tôi dùng phép kiểm t Để so sánh hai nhóm biến số định danh chúng tôi dùng phép kiểm Chi bình phương Trong trường hợp có ít nhất 1 ô vuông trong bảng 2 × 2 có vọng trị 60 tuổi chiếm 57%

Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số bệnh nhân (%)

Giới: Bệnh nhân nam chiếm hầu hết (99,1%), chỉ có 1 bệnh nhân nữ (0,9%) Tỉ số nam/nữ là 113/1

Chức năng hô hấp trước mổ: Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu được đo chức năng hô hấp trước mổ Trong đó, gần 79% bệnh nhân không ghi nhận tình trạng hạn chế về hô hấp, hơn 20% có mức hạn chế nhẹ và trung bình (bảng 3.2)

Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo chức năng hô hấp

Chức năng hô hấp Số bệnh nhân (%)

Bệnh kèm theo: Dựa vào phân loại ICD 10, chúng tôi ghi nhận một số bệnh kèm theo được ghi nhận trong bảng 3.3

Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo bệnh kèm theo Bệnh kèm theo Số bệnh nhân (%)

Bệnh tim mạch 12 (10,5) Đái tháo đường 6 (5,3)

Không có bệnh kèm theo 83 (72,8) Nhận xét:

Khoảng 70% bệnh nhân trong nghiên cứu không ghi nhận bệnh kèm theo Bệnh tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất (10,5%), thấp nhất là bệnh gan (2,6%) Các bệnh hô hấp, đái tháo đường, bệnh thận chiếm khoảng 4-5% Điều trị tân hỗ trợ:

Tỉ lệ bệnh nhân được chỉ định điều trị tân hỗ trợ trước mổ chiếm 57,9% Trong đó hóa trị tân hỗ trợ chiếm đa số, chỉ có 4 bệnh nhân được hóa-xạ tân hỗ trợ (3,5%) Trong 66 trường hợp điều trị tân hỗ trợ, có 9 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, chiếm tỉ lệ 7,9%

Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo điều trị tân hỗ trợ Điều trị tân hỗ trợ Số bệnh nhân (%)

Có 66 (57,9) Đáp ứng hoàn toàn 9 (7,9)

Hình dạng khối u: Hình dạng khối u thường kết hợp với nhau Dạng sẹo thường gặp ở những bệnh nhân đã được điều trị tân hỗ trợ

Bảng 3.5: Phân bố hình dạng u

Hình dạng u Số bệnh nhân (%)

Khối u có hình dạng sùi chiếm ưu thế (42,1%), dạng thâm nhiễm thấp nhất (8,8%)

Hình 3.1: U thực quản dạng sẹo sau điều trị tân hỗ trợ

(Nguồn: Bệnh nhân số thứ tự thứ 96 trong nghiên cứu)

UTTQ ngực dưới chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên cứu (50,9%), UTTQ ngực trên thấp nhất, 3,5% (bảng 3.6)

Bảng 3.6: Phân bố bệnh nhân theo vị trí u

Vị trí u Số bệnh nhân (%)

3.1.3 Đặc điểm giải phẫu bệnh sau mổ

Dựa vào phân loại theo Ủy ban Liên kết về Ung thư Hoa Kỳ (AJCC) lần thứ 8 năm 2017 13 , chúng tôi ghi nhận kết quả giải phẫu bệnh sau mổ của bệnh nhân theo bảng 3.6 và bảng 3.7

Bảng 3.7: Đặc điểm giải phẫu bệnh

Biến số Số bệnh nhân (%)

Mức độ xâm lấn của U

- Tỉ lệ bệnh nhân có u biệt hóa trung bình hoặc tốt chiếm ưu thế (86%), u biệt hóa kém chiếm tỉ lệ thấp nhất (14%)

- Tỉ lệ u xâm lấn lớp cơ pT2 nhiều nhất (31,6%), thấp nhất là u ở giai đoạn pT0 (7,9%), đây là những trường hợp đáp ứng hoàn toàn với điều trị tân hỗ trợ

- Tỉ lệ di căn hạch trong nghiên cứu là 49,1%, nhiều nhất là UTTQ có giai đoạn N1(25,4%)

Bảng 3.8: Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh

Giai đoạn TNM Số bệnh nhân (%)

UTTQ giai đoạn III chiếm tỉ lệ cao nhất (34,2%), giai đoạn 0 thấp nhất (6,1%) Trong 9 trường hợp đáp ứng hoàn toàn với điều trị tân hỗ trợ (pT0), chúng tôi ghi nhận vẫn có 2 trường hợp có di căn hạch sau mổ

Phân nhóm giai đoạn: Chúng tôi chia giai đoạn của bệnh nhân thành 2 nhóm: giai đoạn sớm (bao gồm giai đoạn 0 và I), giai đoạn trễ (bao gồm giai đoạn II, III, IVa) Theo đó, 76,3% bệnh nhân ở giai đoạn trễ

Bảng 3.9: Phân nhóm giai đoạn bệnh

Phân nhóm giai đoạn Số bệnh nhân (%)

Đặc điểm phẫu thuật

Lượng máu mất trung bình trong cuộc mổ là không đáng kể ( 390 phút Thời gian phẫu thuật thì ngực có trung vị 150 phút Thời gian thực hiện thì cổ có trung vị 40 phút

Cách thực hiện miệng nối và đường đi ống dạ dày

Chúng tôi thực hiện miệng nối thực quản với ống dạ dày bằng nối tay, dùng máy nối tròn hoặc máy cắt nối thằng Có thể kết hợp máy cắt nối thẳng và khâu tay mặt trước Trong trường hợp ống dạ dày đưa lên ngắn, chúng tôi nối tay (bảng 3.11)

Bảng 3.11: Kiểu nối và đường đi ống dạ dày

Biến số Số bệnh nhân (%)

Nối bằng máy nối thẳng 51 (44,7) Nối bằng máy nối tròn 60 (52,6) Đường đi ống dạ dày

- Hơn 97% các trường hợp được sử dụng phương pháp cắt nối máy, phương pháp nối tay được sử dụng trong khoảng 3% các trường hợp

- Tỉ lệ sử dụng đường trung thất sau đưa ống dạ dày lên nối gần gấp đôi đường hầm sau xương ức

Tai biến trong mổ: Chúng tôi ghi nhận có 2 trường hợp tổn thương rách ống ngực trong lồng ngực, phát hiện được trong mổ Có 3 bệnh nhân tổn thương ống ngực ở vùng cổ trái gây rò bạch huyết Có 7 trường hợp rách màng phổi trái Không ghi nhận trường hợp nào bị tổn thương mạch máu lớn, rách khí quản, rách phế quản gốc (bảng 3.12)

Bảng 3.12: Tai biến trong mổ

Tai biến Số bệnh nhân (%)

Tổn thương ống ngực cổ trái 3 (2,6)

Kết quả sớm sau phẫu thuật

Thời gian nằm viện sau mổ trung vị là 11 ngày, thời gian hậu phẫu ngắn nhất là 7 ngày, dài nhất là 32 ngày

Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 1 trường hợp tử vong sau mổ (chiếm tỉ lệ 0,88%) Trường hợp này bệnh nhân bị viêm phổi, nhiễm vi khuẩn đa kháng Acinetobacter baumannii, điều trị tại đơn vị săn sóc đặc biệt, thở máy, dùng kháng sinh liều cao Tuy nhiên tình trạng bệnh nhân xấu dần, phát triển suy đa cơ quan, choáng không hồi phục và được xuất viện vì bệnh nặng vào ngày thứ 22 hậu phẫu

3.3.3 Biến chứng sau phẫu thuật

Tỉ lệ biến chứng sau PTNS cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong nghiên cứu là 50,9% Trong đó, bao gồm các biến chứng do nạo hạch vùng cổ, chiếm tỉ lệ 13,2% (bảng 3.13) và các biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt thực quản nội soi nạo vét hạch vùng bụng và ngực (bảng 3.14)

Bảng 3.13: Tỉ lệ biến chứng do nạo hạch vùng cổ

Tai biến Số bệnh nhân (%)

Huyết khối tĩnh mạch cảnh 3 (2,6)

Rò bạch huyết cổ trái 3 (2,6)

Tê cánh tay và vai sau mổ 2 (1,8)

Trong các tai biến, biến chứng vùng cổ, tỉ lệ tụ dịch là cao nhất (6,1%), bao gồm tụ dịch do chảy máu hoặc do ứ đọng dịch bạch huyết Tê cánh tay và vùng vai sau mổ chỉ gặp 2 trường hợp (chiếm 1,8%)

Hình 3.2: Bệnh nhân bị rò bạch huyết vùng cổ

(Nguồn: Bệnh nhân số thứ tự 91 trong nghiên cứu)

Bảng 3.14: Biến chứng sau phẫu thuật

Biến chứng Số bệnh nhân (%)

Trong các tai biến biến chứng, khàn tiếng là biến chứng thường gặp nhất (21,9%), trong đó tỉ lệ khàn tiếng có hồi phục gấp khoảng 4 lần tỉ lệ khàn tiếng không hồi phục

Rò bạch huyết chiếm tỉ lệ thấp nhất (2,6%)

Hình 3.3: Tổn thương ống ngực phát hiện trong mổ

(Nguồn: Bệnh nhân số thứ tự 70)

Viêm phổi: Trong nghiên cứu, ghi nhận 12 trường hợp viêm phổi (chiếm tỉ lệ 10,5%) Tất cả các trường hợp đều được cấy đàm, thử kháng sinh đồ Chúng tôi khảo sát liên quan giữa tình trạng viêm phổi và một số yếu tố (bảng 3.15)

Bảng 3.15: So sánh tỉ lệ viêm phổi giữa các nhóm bệnh nhân

Không 78 (88,6) 10(11,4) Điều trị tân hỗ trợ

TKQN: Thần kinh quặt ngược

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ viêm phổi giữa các nhóm trên 60 tuổi và dưới 60 tuổi (p=0,76); giữa nhóm chức năng hô hấp hạn chế và không hạn chế (p=1,000); giữa nhóm có tổn thương TKQN và không tổn thương TKQN; giữa nhóm có và không điều trị tân hỗ trợ (p=0,974)

Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có 13 trường hợp bị xì rò miệng nối (chiếm tỉ lệ 11,4%) Xì rò miệng nối xảy ra sớm nhất vào ngày thứ 4, muộn nhất vào ngày 28 sau mổ Một số trường hợp tụ dịch vùng cổ hoặc có nghi ngờ, chúng tôi chỉ định chụp phim X quang thực quản cản quang tan trong nước để đánh giá tình trạng xì rò miệng nối của bệnh nhân trước xuất viện Chúng tôi khảo sát một số yếu tố liên quan tới tỉ lệ xì rò miệng nối (bảng 3.16)

Hình 3.4: Bệnh nhân bị rò miệng nối sau mổ

(Nguồn: Bệnh nhân số thứ tự 91 trong nghiên cứu)

Bảng 3.16: So sánh tỉ lệ xì rò miệng nối ở các nhóm bệnh nhân

Không xì rò miệng nối (%) (n1)

Nối bằng máy nối thẳng 46 (90,2) 5 (9,8)

Nối bằng máy nối tròn 53 (88,3) 7 (11,7) Đường đi

Trung thất sau 71 (92,2) 6 (7,8) Điều trị tân hỗ trợ

- Tỉ lệ xì rò miệng nối ở nhóm có đường đi ống dạ dày sau xương ức và trung thất sau khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p=0,114)

- Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,402) về tỉ lệ xì rò miệng nối giữa các nhóm thực hiện miệng nối bằng stapler và nối tay

- Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,553) về tỉ lệ xì rò miệng nối giữa các nhóm được điều trị và không điều trị tân hỗ trợ

3.3.4 Di chứng sau phẫu thuật

Trong nghiên cứu, tại thời điểm 6 tháng sau mổ, chúng tôi khảo sát một số di chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (bảng 3.17)

Bảng 3.17: Khảo sát các di chứng sau mổ

Nuốt vướng với thức ăn đặc 25 (21,9)

Nhận xét: Tỉ lệ trào ngược gặp khoảng 27% bệnh nhân sau mổ, nuốt vướng với thức ăn đặc ít gặp hơn chiếm tỉ lệ 21,9%

Trong nghiên cứu ghi nhân 5 trường hợp hẹp miệng nối (chiếm tỉ lệ 4,4%) Tất cả các trường hợp được phát hiện sau tháng thứ 3 sau mổ Chúng tôi khảo sát một số yếu tố liên quan tới tỉ lệ xì rò miệng nối (bảng 3.18)

Bảng 3.18: So sánh tỉ lệ hẹp miệng nối giữa các nhóm bệnh nhân

Hẹp miệng nối (%) (n=5) p* Kiểu nối

Nối bằng máy nối thẳng 50 (98,0) 1 (2,0)

Nối bằng máy nối tròn 56 (93,3) 4 (6,7)

- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ hẹp miệng nối giữa các kiểu nối bằng máy nối và nối tay (p=0,452)

- Tỉ lệ hẹp miệng nối ở nhóm có xì miệng nối (60%) cao hơn nhóm không xì miệng nối (40%) có ý nghĩa thống kê (p60 tuổi chiếm 57%

Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số bệnh nhân (%)

Giới: Bệnh nhân nam chiếm hầu hết (99,1%), chỉ có 1 bệnh nhân nữ (0,9%) Tỉ số nam/nữ là 113/1

Chức năng hô hấp trước mổ: Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu được đo chức năng hô hấp trước mổ Trong đó, gần 79% bệnh nhân không ghi nhận tình trạng hạn chế về hô hấp, hơn 20% có mức hạn chế nhẹ và trung bình (bảng 3.2)

BÀN LUẬN

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

UTTQ thường gặp ở người lớn tuổi, phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi trên

60 hay 70 tuổi 1 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 60,1 ± 7,2, dao động từ 45 tuổi đến 74 tuổi

Bảng 4.1: Tuổi trung bình của bệnh nhân phẫu thuật cắt thực quản do ung thư tế bào gai thực quản

Tác giả Quốc gia Năm N Tuổi trung bình

Nguyễn Hoàng Bắc 55 Việt Nam 2013 26 56,7 ± 8,3 Phạm Đức Huấn 51 Việt Nam 2003 185 51,4 ± 7,1 Hoàng Trọng Nhật Phương 75 Việt Nam 2013 205 61,7 (38-81) Triệu Triều Dương 52 Việt Nam 2014 69 54,0 ± 8,1

Nhìn chung tuổi trung bình của những bệnh nhân UTTQ trong nghiên cứu tương tự như số liệu của một số nghiên cứu khác

Về giới tính, UTTQ ở nam thường gặp hơn ở nữ gấp 2,4 lần Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về tỉ lệ nam/nữ giữa các vùng miền 1 Sự khác biệt này gợi ý các nguyên nhân UTTQ khác nhau giữa các vùng Ví dụ như ở Nhật Bản và Hàn Quốc, hút thuốc và uống rượu được cho là nguyên nhân chính của UTTQ và tỉ lệ nam/nữ trong UTTQ thường có liên quan đến tỉ lệ hút thuốc và uống rượu giữa hai giới Ở Trung Quốc và Nam Phi, bên cạnh yếu tố thuốc lá và rượu thì suy dinh dưỡng, nhất là thiếu các vitamin và yếu tố vi lượng cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng 1 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nam/nữ rất cao Tỉ lệ nam/nữ cao này tương tự với các nghiên cứu của các tác giả trong nước và nhìn chung cao hơn nhiều so với các tác giả ngoài nước Điều này có thể là do những khác biệt về kinh tế xã hội và lối sống của từng vùng miền

Phẫu thuật cắt thực quản là một phẫu thuật lớn với nhiều tai biến, biến chứng, bệnh nhân UTTQ thường lớn tuổi và có bệnh kèm theo Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 30% bệnh nhân có bệnh kèm theo và chủ yếu là các tình trạng có thể điều chỉnh tạm ổn trước mổ Một số nghiên cứu có tỉ lệ bệnh nhân có bệnh kèm theo cao hơn như Luketich và cộng sự 76 với hơn 50% bệnh nhân có bệnh kèm theo, Shao và cộng sự 73 với 33,6% bệnh nhân có bệnh kèm theo Điều này có thể do việc lựa chọn bệnh nhân theo kinh nghiệm phẫu thuật viên, khả năng hồi sức sau mổ để tăng tính an toàn của phẫu thuật

Dùng phép so sánh Fisher’s exact test, chúng tôi cũng thấy tỉ lệ tai biến, biến chứng khác nhau không ý nghĩa giữa các bệnh nhân có và không có bệnh kèm theo Tuy nhiên, kết luận này cần được xem xét trên khía cạnh bệnh nhân phẫu thuật đã được chọn lựa kỹ để phù hợp với cuộc mổ lớn, các bệnh đi kèm không nặng và phức tạp

4.1.4 Điều trị tân hỗ trợ Điều trị tân hỗ trợ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của việc nạo hạch 3 vùng Nó có thể làm tăng tỉ lệ tai biến, biến chứng; làm giảm số lượng hạch di căn và tổng số hạch nạo được sau mổ

Hiện nay, điều trị tân hỗ trợ trên bệnh nhân UTTQ đã được chứng minh là làm tăng thời gian sống còn, làm giảm giai đoạn trước phẫu thuật và giảm nguy cơ di căn xa 11 Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi và trở thành phương pháp điều trị tiêu chuẩn đối với UTTQ tiến triển tại chỗ (cT1N+/cT2- T4aN0-3) trên toàn thế giới Điều trị hóa-xạ kết hợp hay hóa trị tân hỗ trợ khác nhau giữa Nhật Bản và các nước phương Tây Tại Nhật Bản, dựa vào kết quả của nghiên cứu JCOG

9907, hóa trị tân hỗ trợ với cisplatin và 5-FU cho kết quả sống còn tốt hơn so với điều trị sau mổ và là phương pháp điều trị tiêu chuẩn đối với UTTQ giai đoạn II, III lâm sàng Tại các nước phương Tây, dựa vào kết quả nghiên cứu CROSS cho thấy hóa-xạ tân hỗ trợ cho kết quả sống còn tốt hơn so với phẫu thuật đơn thuần đối với bệnh nhân ung thư tế bào gai thực quản giai đoạn tiến triển 11

Tại Việt Nam, do đến bệnh viện thường đã ở giai đoạn trễ, nên hầu hết bệnh nhân UTTQ có u cắt được về mặt kỹ thuật đều có chỉ định điều trị tân hỗ trợ Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ điều trị tân hỗ trợ chiếm tỉ lệ khoảng 58% là do việc thực hành điều trị tân hỗ trợ đối với bệnh nhân UTTQ chỉ mới được áp dụng thường quy tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2017 Một số bệnh nhân của nghiên cứu nằm trong giai đoạn 2015-2017 được phẫu thuật ngay mà chưa được điều trị tân hỗ trợ Hiện nay, gần như tất cả các trường hợp ung thư tế bào gai thực quản có thể cắt được về mặt kỹ thuật đều được điều trị hóa trị tân hỗ trợ trước khi phẫu thuật Điều trị tân hỗ trợ là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định nạo hạch rộng rãi hay không Có nhiều nghiên cứu cho kết quả trái ngược và cần thêm nghiên cứu để làm rõ vấn đề này Nghiên cứu của tác giả Mine và cộng sự 43 tại Nhật Bản cho thấy, đối với những bệnh nhân UTTQ đã điều trị tân hóa trị hỗ trợ nếu không phát hiện hạch thượng đòn di căn trên lâm sàng thì không cần thiết nạo hạch cổ dự phòng Nghiên cứu của Lee và cộng sự tại Hàn quốc 74 cho thấy, nên thực hiện nạo hạch 3 vùng dựa vào nhiều yếu tố như vị trí, giai đoạn u, tổng trạng bệnh nhân, kinh nghiệm phẫu thuật viên, điều kiện của trung tâm Nạo hạch cổ vùng số IV là bắt buộc đối với những trường hợp khi đánh giá ung thư có giai đoạn N tiến triển ngay cả khi đã hóa trị trước mổ

Tỉ lệ tai biến có thể tăng lên sau khi bệnh nhân điều trị tân hỗ trợ, do đó, mức độ nạo hạch 3 vùng cần được cân nhắc 77 Vấn đề có nên nạo hạch triệt căn trên những bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với điều trị tân hỗ trợ cũng đang được nghiên cứu trên thế giới Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn với liệu pháp hóa-xạ tân hỗ trợ đã được báo cáo lên tới 23% bệnh nhân UTTQ biểu mô tuyến và 49% bệnh nhân ung thư tế bào gai thực quản 77 Tỉ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi là 7,9%, và đáng chú ý là trong các trường hợp đáp ứng hoàn toàn với điều trị tân hỗ trợ, vẫn ghi nhận 2 trường hợp di căn hạch sau mổ (2 trường hợp này di căn hạch cạnh dạ dày) Một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn có thể không được hưởng lợi gì từ việc phẫu thuật sau đó, những bệnh nhân này thường có tỉ lệ tái phát thấp hơn, tỉ lệ sống cao hơn 9,34 Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để khẳng định có nên nạo hạch 3 vùng trên những bệnh nhân này hay không.

Đặc điểm phẫu thuật

Như đã trình bày trong phần tổng quan, ở các nước phương Tây nạo hạch tiêu chuẩn 2 vùng bao gồm các nhóm hạch ở vùng bụng và nhóm hạch phía dưới carina Tại Nhật Bản, nạo hạch tiêu chuẩn 2 vùng bao gồm hạch bụng, phía dưới carina và cả nhóm hạch phía trên carina Nạo hạch 3 vùng bao gồm thêm nhóm hạch vùng cổ (quanh thực quản và nhóm hạch thượng đòn) Do đó, khi so sánh kết quả của phẫu thuật cắt thực quản với nạo hạch 2 vùng hay 3 vùng các tác giả không chỉ nói tới sự khác biệt do việc nạo hạch vùng cổ mà còn nhấn mạnh sự khác biệt giữa 2 phẫu thuật do việc nạo nhóm hạch trung thất trên, nhất là hạch quanh TKQN đem lại

Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận khoảng 50% số ca có thời gian dưới 390 phút Thời gian phẫu thuật thì ngực có trung vị 150 phút Thời gian thì ngực tương đối dài; trong đó, thời gian nạo các nhóm hạch quanh TKQN 2 bên là chiếm nhiều thời gian nhất Đây là phần thách thức nhất về mặt kỹ thuật do tại vị trí này khung xương sườn cứng, không gian liên sườn hẹp trong khi phải luôn chú ý để không làm tổn thương TKQN khi nạo hạch Tác giả Yasuhiro Shirakawa 78 trong một nghiên cứu về PTNS cắt thực quản với nạo hạch, sử dụng hỗ trợ hệ thống nội soi có độ phân giải 4K và đòi hỏi phẫu thuật viên phải nắm rõ vi cấu trúc giải phẫu vùng trung thất trên, cho thấy: có sự rút ngắn về thời gian mổ nội soi thì ngực khi áp dụng các biện pháp trên (thời gian mổ thì ngực là 209 phút so với 232 phút khi không áp dụng các biện pháp đã nêu, khác biệt có ý nghĩa thống kê, p20%), kết quả này của chúng tôi cũng tương đồng với một số nghiên cứu

Bảng 4.9: Tỉ lệ di căn hạch cổ theo mức độ xâm lấn của u

Tỉ lệ di căn hạch quanh TKQN là khá cao khi UTTQ có giai đoạn u từ pT1 trở lên (>14%) Điều này cho thấy vai trò của việc nạo hạch quanh TKQN đối với bệnh nhân UTTQ

4.4 Kết quả sống còn sau phẫu thuật

4.4.1 Thời gian sống còn chung

Hiện nay, có rất nhiều phân tích gộp cho thấy ưu điểm của nạo hạch 3 vùng so với 2 vùng về thời gian sống còn chung (bảng 4.10) Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đến từ các tác giả Châu Á và một vài báo cáo ở phương Tây 7 Mặc dù di căn hạch cổ xếp vào di căn xa nhưng có khoảng 13-32% sống trên 5 năm sau phẫu thuật nạo hạch cổ làm sạch lần 2 97

Bảng 4.10: So sánh tỉ lệ sống 5 năm giữa nạo hạch 2 vùng và 3 vùng

Tác giả Cách nạo hạch N Tỉ lệ sống

2FD: nạo hạch 2 vùng (2-Field dissection)

3FD: nạo hạch 3 vùng (3-Field dissection)

Kết quả dài hạn sau phẫu thuật

Qua 114 trường hợp ung thư tế bào gai thực quản được PTNS cắt thực quản nạo hạch 3 vùng tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/2015 đến 31/12/2022, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1 Về tai biến, biến chứng và tử vong

Tỉ lệ tai biến, biến chứng chung sau PTNS cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng là 50,9%, biến chứng do nạo hạch vùng cổ chiếm 13,2% Trong đó tỉ lệ khàn tiếng sau mổ cao nhất (21,9%), xì rò miệng nối (11,4%), viêm phổi (10,5%), rò bạch huyết chiếm tỉ lệ thấp nhất (2,6%) Tỉ lệ tử vong là 0,88%

Tỉ lệ di căn hạch của ung thư tế bào gai thực quản là 49,1%

* Di căn hạch theo vị trí u

- Tỉ lệ di căn hạch cổ đối với UTTQ ngực trên là 50%, UTTQ ngực giữa, dưới tương ứng là 19,2%, 6,9%

- Tỉ lệ di căn hạch cạnh dày ở UTTQ ngực dưới và giữa tương ứng là 36,2%, 17,3% UTTQ ngực trên không di căn hạch cạnh dạ dày

* Di căn hạch theo mức độ xâm lấn của khối u

Tỉ lệ di căn hạch ở bệnh nhân ung thư tế bào gai thực quản có u giai đoạn pT0 là 3,6%, pT1 là 12,5%, pT2 là 28,6%, pT3 là 44,6% và pT4 là 10,7%

Tỉ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư tế bào gai thực quản sau 1 năm là 86%, 3 năm là 63% Yếu tố tái phát/di căn và xì rò miệng nối là các yếu tố tiên lượng tử vong độc lập

Tỉ lệ bệnh nhân sống không bệnh sau 1 năm là 80%, 3 năm là 49%.

Ngày đăng: 02/07/2024, 07:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global cancer statistics 2020: Globocan estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2021; 71(3):209-249 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CA Cancer J Clin
2. Tachimori Y. Pattern of lymph node metastases of squamous cell esophageal cancer based on the anatomical lymphatic drainage system:efficacy of lymph node dissection according to tumor location. J Thorac Dis. 2017; 9(Suppl 8):S724 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Thorac Dis
3. Fujita H, Sueyoshi S, Tanaka T, Shirouzu K. Three-field dissection for squamous cell carcinoma in the thoracic esophagus. Ann Thorac Cardiovas Surg. 2002; 8(6):328-335 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ann Thorac Cardiovas Surg
4. Kinoshita I. Lymph node metastasis in esophageal cancer with special reference to upper mediastinum and measures for its treatment. Jpn J Gastroenterol Surg. 1976; 9:24-430 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jpn J Gastroenterol Surg
5. Sannohe Y, Hiratsuka R, Doki K. Lymph node metastases in cancer of the thoracic esophagus. A J Surg. 1981; 141(2):216-218 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A J Surg
6. Kitagawa Y, Uno T, Oyama T, et al. Esophageal cancer practice guidelines 2017 edited by the Japan esophageal society: part 2.Esophagus. Jan 2019;16(1):25-43. doi:10.1007/s10388-018-0642-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Esophagus
7. Fujita H. The history of lymphadenectomy for esophageal cancer and the future prospects for esophageal cancer surgery. Surg T. 2015;45(2):140- 149 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Surg T
9. Nafteux P, Depypere L, Van Veer H, Coosemans W, Lerut T. Principles of esophageal cancer surgery, including surgical approaches and optimal node dissection (2-vs. 3-field). Ann Cardiothorac Surg. 2017; 6(2):152 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ann Cardiothorac Surg
10. Wang J, Yang Y, Shaik MS, et al. Three-field versus two-field lymphadenectomy for esophageal squamous cell carcinoma: a meta- analysis. J Surg Res. 2020;255:195-204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Surg Res
11. Kitagawa Y, Ishihara R, Ishikawa H, et al. Esophageal cancer practice guidelines 2022 edited by the Japan esophageal society: part 1.Esophagus. 2023:1-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Esophagus
12. Gronnier C, Collet D. Anatomie chirurgicale de l’œsophage. EMC- Techniques chirurgicales-Appareil digestif. 2018;14(1):1-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: EMC-Techniques chirurgicales-Appareil digestif
13. Rice TW, Ishwaran H, Ferguson MK, Blackstone EH, Goldstraw P. Cancer of the esophagus and esophagogastric junction: an eighth edition staging primer. J Thorac Oncol. 2017;12(1):36-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Thorac Oncol
14. Nguyễn Quang Quyền. Giải phẫu người. Bản dịch của tác giả F. Netter. Giải phẫu đầu mặt cổ. Nhà xuất bản Y học; 1998:142-194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu người. Bản dịch của tác giả F. Netter
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học; 1998:142-194
15. Weijs TJ, Ruurda JP, Luyer MD, Cuesta MA, van Hillegersberg R, Bleys RL. New insights into the surgical anatomy of the esophagus. J Thorac Dis. 2017; 9(Suppl 8):S675 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Thorac Dis
16. Cuesta MA. Minimally invasive mesoesophageal resection. J Thorac Dis. 2019; 11(Suppl 5):S728 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Thorac Dis
17. Shirakawa Y, Noma K, Maeda N, Tanabe S, Sakurama K, Fujiwara T. Microanatomy-based standardization of left upper mediastinal lymph node dissection in thoracoscopic esophagectomy in the prone position.Surg Endosc. 2021;35(1):349-357 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Surg Endosc
18. Lê Văn Cường. Giải phẫu học sau đại học. Giải phẫu học thực quản. Nhà xuất bản Y học; 2010:183-206 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu học sau đại học
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học; 2010:183-206
19. Japan Esophageal S. Japanese Classification of Esophageal Cancer, 11th Edition: part II and III. Esophagus. 2017;14(1):37-65.doi:10.1007/s10388-016-0556-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Esophagus
20. Robbins KT, Shaha AR, Medina JE, et al. Consensus statement on the classification and terminology of neck dissection. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 2008;134(5):536-538 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arch Otolaryngol Head Neck Surg
21. Japan Esophageal S. Japanese Classification of Esophageal Cancer, 11th Edition: part I. Esophagus. 2017;14(1):1-36. doi:10.1007/s10388-016- 0551-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Esophagus

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Thực quản nhìn từ bên trái - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.1 Thực quản nhìn từ bên trái (Trang 17)
Hình 1.2: Phân chia thực quản dựa vào nội soi theo AJCC lần thứ 8 - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.2 Phân chia thực quản dựa vào nội soi theo AJCC lần thứ 8 (Trang 18)
Hình 1.3: Mạch máu thực quản - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.3 Mạch máu thực quản (Trang 20)
Hình 1.5: Thiết đồ ngang cổ ở mức C7 - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.5 Thiết đồ ngang cổ ở mức C7 (Trang 22)
Hình 1.6: Liên quan vùng cổ - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.6 Liên quan vùng cổ (Trang 23)
Hình 1.7: Liên quan thực quản nhìn từ bên phải - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.7 Liên quan thực quản nhìn từ bên phải (Trang 24)
Hình 1.8: Các nhánh phổi của thần kinh X - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.8 Các nhánh phổi của thần kinh X (Trang 25)
Hình 1.9: Mạc treo thực quản - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.9 Mạc treo thực quản (Trang 26)
Hình 1.10: Vi cấu trúc bao quanh thực quản - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.10 Vi cấu trúc bao quanh thực quản (Trang 27)
Hình 1.11: Phân loại hạch của Hiệp hội thực quản Nhật Bản - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.11 Phân loại hạch của Hiệp hội thực quản Nhật Bản (Trang 29)
Hình 1.14: Hướng di căn bạch huyết trong ung thư thực quản - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.14 Hướng di căn bạch huyết trong ung thư thực quản (Trang 31)
Hình 1.15: Phân loại TNM trong UTTQ theo AJCC lần thứ 8 - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.15 Phân loại TNM trong UTTQ theo AJCC lần thứ 8 (Trang 34)
Bảng 1.5: Phân độ mô học ung thư thực quản theo AJCC lần thứ 8 - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Bảng 1.5 Phân độ mô học ung thư thực quản theo AJCC lần thứ 8 (Trang 36)
Hình 1.16: Các phương pháp nạo hạch - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 1.16 Các phương pháp nạo hạch (Trang 41)
Hình 2.1: Phẫu tích, lấy hạch bệnh phẩm - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 2.1 Phẫu tích, lấy hạch bệnh phẩm (Trang 57)
Hình 2.2: Giải phẫu phẫu thuật thực quản vùng trung thất trên - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 2.2 Giải phẫu phẫu thuật thực quản vùng trung thất trên (Trang 60)
Hình 2.3: Tư thế nằm sấp nghiêng trái và vị trí trocar - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 2.3 Tư thế nằm sấp nghiêng trái và vị trí trocar (Trang 61)
Hình 2.4: Nạo hạch quanh TKQN trái bảo tồn mô tại chỗ - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 2.4 Nạo hạch quanh TKQN trái bảo tồn mô tại chỗ (Trang 62)
Hình 2.5: Tạo hình dạ dày bằng máy cắt nối - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 2.5 Tạo hình dạ dày bằng máy cắt nối (Trang 63)
Hình 2.7: Nạo hạch vùng cổ sâu và hạch thượng đòn - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 2.7 Nạo hạch vùng cổ sâu và hạch thượng đòn (Trang 64)
Hình 2.8: Nạo hạch cổ - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Hình 2.8 Nạo hạch cổ (Trang 65)
Sơ đồ 2.1. Lưu đồ nghiên cứu - nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản
Sơ đồ 2.1. Lưu đồ nghiên cứu (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w