Nối dây và làm đầu cốt 1.1 Nối dây đơn và làm đầu cốt lõi một sợi Trong quá trình sử dụng điện, bạn có thể sẽ gặp một số trục trặc về các thiết bị như lỗi của ổ cắm, dây dẫn, phích cắm,.
Trang 1BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG CƠ BẢN
NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành theo Quyết định số: 368 ĐT /QĐ-CĐXD1, ngày 10 tháng 8 năm 2021
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1)
Hà nội, năm 2021
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG CƠ BẢN được biên soạn nhằm phục
vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Trung cấp điện ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG CƠ BẢN là môn học chuyên môn ngành nhằm cung cấp các kiến thức về mạch điện chiếu sáng cơ bản
Giáo trình Mạch điện chiếu sáng cơ bản do bộ môn Điện nước xây dựng gồm: ThS.Nguyễn Trường Sinh làm chủ biên và các thầy cô đã và đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùng tham gia biên soạn Giáo trình này được viết theo đề cương môn học An toàn điện đã được Trường CĐXD1 ban hành Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức
mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới
Nội dung gồm 03 chương sau:
Chương 1: Nối dây và làm đầu cốt
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày……tháng……năm 2021
Tham gia biên soạn
1 ThS Nguyễn Trường Sinh - Chủ biên
2 KS Nguyễn Văn Tiến
Trang 4CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG CƠ BẢN
Mã môn học: MH18
Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bải tập: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)
(Trong đó tổng số giờ giảng dạy và học tập trực tuyến: 28 giờ)
I Vị trí, tính chất của môn học
- Vị trí môn học:
Môn học được bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung, các môn học:
An toàn điện; Vẽ điện; Vật liệu, khí cụ điện; Đo lường điện…
- Tính chất của môn học: Là môn học chuyên môn nghề
II Mục tiêu môn học
1 Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại đèn điện thông dụng;
- Trình bày được trình tự lắp đặt ống ghen, lắp các mạch đèn thông dụng
2 Kỹ năng
- Đọc và vẽ được các sơ đồ mạch điện chiếu sáng thông dụng;
- Nhận biết và thống kê được thiết bị điện trong các mạch điện chiếu sáng
- Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực, siêng năng và trách nhiệm
- Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và theo nhóm
III Nội dung môn học
1 Nội dung tổng quát và phân bố thời gian
Trang 53.2 Mạch điện đèn song song, nối tiếp
3.3 Mạch điện đèn cầu thang
3.4 Mạch điện đèn bật tắt luân phiên
4.4 Mạch điện điều khiển máy bơm
Kiểm tra bài 2
Trang 6Chương 1 Nối dây và làm đầu cốt
1.1 Nối dây đơn và làm đầu cốt lõi một sợi
Trong quá trình sử dụng điện, bạn có thể sẽ gặp một số trục trặc về các thiết bị như lỗi của ổ cắm, dây dẫn, phích cắm, trong đó hiện tượng dây dẫn bị đứt, hở được xem là phổ biến nhất Vì vậy, nếu biết cách nối dây điện đúng chuẩn thì bạn hoàn toàn có thể tự sửa tại nhà mà không cần sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên Hãy cùng dailycadivi.com học ngay cách đấu dây điện an toàn, khoa học nhé!
* Khái niệm đấu dây điện
Đấu dây điện, hay nối dây điện, là kỹ thuật liên kết các sợi dây dẫn điện lại với nhau tạo nên đường truyền và đảm bảo an toàn điện Thao tác nối dây điện thường được thực hiện trong quá trình thi công, lắp đặt mạng lưới điện hay sửa chữa, khắc phục lỗi hư hỏng trong quá trình sử dụng
Cách nối dây điện đúng kỹ thuật
Điện là nguồn năng lượng cực kì quan trọng nhưng cũng rất nguy hiểm nên cách đấu dây điện cần phải được tuân theo những quy tắc, yêu cầu kỹ thuật để đạt được hiệu quả
và đảm bảo an toàn như mối nối phải chắc chắn, được bọc cách điện kỹ càng, và đảm bảo tính thẩm mỹ để mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà
Những dụng cụ cần có để đấu nối dây điện an toàn
Trước khi thực hiện đấu nối dây điện, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng
cụ sau đây:
- Bút thử điện - Kéo, dao
- Các loại kìm bấm - Đồng hồ vạn năng - Băng dính cách điện
- Dây điện mới đúng thông số kỹ thuật (nếu cần thiết) - Tua vít
- Đồ bảo hộ cho người sửa chữa như găng tay cách điện, thảm cách điện,
Trang 7Tại sao bạn cần đấu dây điện?
Hấu hết, ai cũng biết rằng trong một hệ thống điện, dây dẫn thực hiện chức năng chính là truyền tải điện năng Người ta còn thường gọi chúng
Một số thiết bị điện trong phòng bếp
Chính vì lý do đó, việc đấu dây điện trong gia đình phải được thao tác một cách chắc chắn, khoa học, đặc biệt là đối với nhà có người già, trẻ em và cũng cần thêm sự gọn gàng, thẩm mỹ để tạo nét đẹp cho không gian ngôi nhà
Cách đấu dây điện đúng chuẩn
1 Dây điện có mối nối thẳng
Dây dẫn cấu tạo lõi 1 sợi
Quy trình nối dây dẫn điện 1 sợi mạch thẳng
Bước 1: Bóc vỏ cách điện
Đầu tiên, bạn cần cắt bằng đầu dây của 2 mối nối, dùng kéo hoặc dao cắt nhẹ vòng quanh lớp nhựa bên ngoài để loại bỏ lớp vỏ cách điện (tầm 3cm) Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kìm tuốt dây để thực hiện thao tác này giúp cho việc tách vỏ dễ dàng hơn và không làm ảnh hưởng đến phần lõi Bước 2: Xoắn lõi dây điện
Sau bước 1, bạn sẽ có được 2 đầu dây điện có phần lõi hở Việc cần làm tiếp theo
là xoắn 2 lõi đồng lại bằng cách gập chúng thành hình chữ L ngoắc vào nhau, tiếp tục xoắn ngược lại cho cả 2 đầu (theo hình minh họa bên dưới)
Trang 8Cách đấu dây điện lõi 1 sợi mạch thẳng
Bước 3: Kiểm tra mối nối
Dùng kìm để siết chặt các vòng đã quấn đồng thời cũng sẽ làm mối nối được chắc chắn hơn Kiểm tra lại mối nối một lần nữa xem đã đảm bảo hay chưa Bước 4: Bọc cách điện
Bước cuối cùng, bạn cần dùng băng dính cách điện quấn nhiều lớp quanh 2 sợi dây nối để đảm bảo mối nối được cách điện an toàn, tránh bị hở gây rò rỉ, giật điện nếu vô tình chạm phải
a) Dây dẫn cấu tạo lõi nhiều sợi
Quy trình nối dây dẫn điện nhiều sợi mạch thẳng
- Bước 1: Thực hiện bóc lớp vỏ cách điện như lõi 1 sợi
- Bước 2: Tách lõi đã được bóc vỏ thành 2 phần rồi cho lồng vào nhau
- Bước 3: Vặn xoắn phần lõi của 2 dây dẫn đã được lồng ở bước 2 từ 4-5 vòng siết chặt nhằm tạo sự liên kết và cố định mối nối
Trang 9- Bước 4: Kiểm tra lại mối nối và bọc cách điện tương tự như nối dây điện lõi 1 sợi như trên
Cách đấu dây điện lõi nhiều sợi mạch thẳng
2 Dây điện có mối phân nhánh
Dây dẫn điện lõi cấu tạo 1 sợi
Quy trình nối dây dẫn điện 1 sợi mạch phân nhánh
- Bước 1: Tách vỏ bọc cách điện để tìm phần lõi đồng (khoảng 3cm)
- Bước 2: Đặt dây dẫn điện chính và dây nhánh vuông góc với nhau (phần lõi đồng của 2 dây tiếp xúc tạo thành góc vuông)
- Bước 3: Gập dây nhánh thành nhiều vòng xung quanh dây chính
- Bước 4: Dùng kìm siết chặt mối nối và cắt bỏ phần dây thừa (nếu có)
- Bước 5: Dùng băng dính cách điện quấn quanh mối nối thành nhiều lớp để cách điện
Trang 10Cách nối dây điện lõi 1 sợi mạch phân nhánh
b) Dây dẫn điện lõi cấu tạo nhiều sợi Quy trình nối dây dẫn điện nhiều sợi mạch phân nhánh
Làm tương tự như quy trình nối dây dẫn điện lõi cấu tạo 1 sợi, tuy nhiên cần chú
ý một điểm là với dây dẫn nhiều sợi (có nhiều sợi nhỏ), bạn cần chia chúng làm
2 phần bằng nhau rồi quấn sang 2 bên sợi dây chính thành nhiều vòng để tạo được mối nối đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn
Cách đấu dây điện lõi nhiều sợi mạch phân nhánh
Trang 113 Nối bằng ốc vít
Khi nối dây dẫn điện vào ổ cắm, phích cắm hay thiết bị, máy móc như bóng đèn, quạt điện, bạn cần sử dụng cách đấu dây điện bằng ốc vít để thực hiện Quy trình nối dây dẫn điện bằng ốc vít
- Bước 1: Xác định dây dẫn và thiết bị cần nối Nếu đầu nối dây dẫn quá cũ, bạn có thể cắt bỏ phần đầu để mối nối về sau được chắc chắn hơn
- Bước 2: Bóc lớp bọc cách điện một đoạn 0.5cm, trường hợp dây dẫn
có tiết diện quá nhỏ thì tuốt đoạn dài 1cm rồi gấp đôi lại
- Bước 3: Cho đầu nối vào lỗ vít rồi siết ốc lại, lưu ý là không nên siết quá chặt dễ gây đứt phần lõi bên trong
- Bước 4: Kiểm tra lại mối nối một lần nữa để đảm bảo an toàn
Nối dây dẫn bằng ốc vít
Các lưu ý khi thực hiện quy trình nối dây dẫn điện
- Không chỉ đấu dây điện mà ngay cả các hoạt động sửa chữa điện khác, bạn đều cần ngắt kết nối điện trước khi tiến thành thao tác
- Xem lại vị trí đấu nối đã đúng hay chưa
- Chọn vị trí lắp đặt thông thoáng, không có sự cản trở để việc thực hiện đấu nối được chuẩn xác hơn
- Cần kiểm tra lại dây dẫn, đặc biệt là vỏ cách điện trước khi
đấu nối - Sử dụng dụng cụ phù hợp với từng bước
- Thao tác chuẩn xác, nhất là lúc cắt bỏ lớp vỏ ngoài tránh làm đứt lõi
- Bạn cũng nên mặc đồ bảo hộ (găng tay, thảm cách điện, ) để bảo đảm an toàn
- Sau khi thực hiện xong quy trình nối dây dẫn điện, bạn cần kết nối lại với nguồn điện xem nó đã hoạt động ổn định chưa và tiến hành ngắt kết nối để điều chỉnh khi xảy ra sai sót
Trang 12Găng tay cao su cách điện
Đấu nối dây điện là sử dụng các kỹ thuật, kiểu nối để liên kết các sợi dây điện lại với nhau sao cho chắc chắn và đảm bảo an toàn về điện Quy trình nối dây dẫn điện thường được ứng dụng thi công lắp đặt điện dân dụng, đặc biệt là ở các gia đình
Việc nối dây điện yêu cầu tuân thủ theo những quy tắc cơ bản như lựa chọn tiết diện dây phù hợp, mối nối phải chắc chắn không đứt gãy, vỏ bọc cách điện, lõi điện sạch và thực hiện đúng kỹ thuật
Đấu dây nối điện cần đảm bảo đúng kỹ thuật
Trang 13Thực hiện đúng quy trình nối dây dẫn điện sẽ tránh được tình trạng rò rỉ điện, tránh việc ảnh hưởng đến công suất làm việc của các thiết bị hay hư hỏng Hơn nữa, việc đấu dây đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo an toàn cho tính mạng của con người
Vì vậy, việc đảm bảo mắc nối các sợi dây đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng Nó vừa mang đến tính thẩm mỹ vừa an toàn và gọn gàng
Dụng cụ để thực hiện quy trình nối dây dẫn điện
Để công việc nối dây dẫn an toàn, đúng kỹ thuật bạn nên chuẩn bị trước các dụng cụ dưới đây:
Kìm hoặc dao để tuốt vỏ dây
điện Băng keo cách điện
Bút thử điện
Đồng hồ vạn năng
Găng tay cách điện, ván cách điện, ủng cao
su… Hộp nối dây, tua vít, ốc vít,…
>>>> Tham khảo: Cầu Dao Dùng Để Làm Gì? Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt
Động Quy trình nối dây dẫn điện
Điện Châu Á hướng dẫn bạn quy trình nối dây dẫn điện như các bước sau đây:
Bước 1: Loại bỏ phần vỏ ngoài của dây điện
Dùng kìm hoặc dao để tuốt vỏ dây điện, phải đảm bảo loại bỏ phần bỏ nhưng không ảnh hưởng đến phần lõi Thực hiện bóc vỏ dây điện theo hai cách chủ yếu sau:
Bóc cắt vát: Dùng dao cắt vào điểm cần cắt và gọt lớp vỏ bọc cách điện một góc 30 độ Trong trường hợp dây có tiết diện nhỏ, để an toàn hơn chúng ta nên dùng kìm để tuốt dây để bóc vỏ
Bóc phân đoạn: Chỉ áp dụng với loại dây có hai lớp cách điện Với lớp cách điện ngoài được cắt chệch với lớp trong khoảng 5-8mm
Bước 2 Làm sạch lõi dây đồng
Sử dụng giấy nhám để tiến hành làm sạch lõi cho đến khi thấy ánh kim để mối nối tiếp xúc tốt để có thể dẫn điện
Bước 3: Thực hành các cách nối dây điện
Với mỗi mục đích, loại dây dẫn điện khác nhau thì ta cần lựa chọn kiểu nối dây khác nhau Dưới đây là một số cách nối dây điện phổ biến nhất hiện nay
c) Mối nối thẳng Dây dẫn lõi 1 sợi
Tiến hành đặt hai lõi dây song song với nhau, tiếp theo uốn gập một phần lõi vuông góc và thực hiện móc 2 dây lại Sau đó, xoắn một đầu lõi của dây này sang lõi dây còn lại và làm tương tự với chiều ngược lại
Mỗi bên dây điện bạn nên quấn khoảng 5 vòng và dùng kìm để kẹp hai đầu của vòng ngoài cùng lại
Cuối cùng, kiểm tra xem mối nối đã chắc chắn hay chưa Sau đó, dùng keo cách điện quấn quanh phần lõi dây vừa nối,
Dây dẫn lõi nhiều sợi
Trang 14Sau khi đã loại bỏ phần vỏ bọc và làm sạch lõi, bạn cần tách những sợi lõi nhỏ xòe
ra Bước tiếp theo, thực hiện đan xen chúng lại với nhau và tiến hành vặn xoắn lần lượt từng bên ngược chiều nhau khoảng 4 – 5 vòng thật chắc chắn
Nối dây dẫn điện lõi nhiều sợi – Mối nối thẳng Cuối cùng, kiểm tra xem các lõi dây đã được lồng chặt vào nhau rồi mới bọc keo cách điện
d) Mối nối phân nhánh Dây dẫn lõi 1 sợi
Đặt phần lõi của hai dây dẫn thành hình dấu cộng và thực hiện xoắn ngược đầu lõi dây nhánh từ sau ra trước
Tiếp theo, quấn ngược lại vòng qua phía sau lõi dây nhánh và tiếp tục dùng kìm xoắn chặt lõi dây nhánh vào lõi dây chính từ 5 – 6 vòng
Cuối cùng, kiểm tra độ chắc chắn và quấn băng keo cách điện
Quy trình nối dây dẫn điện phân nhánh lõi một sợi Dây dẫn lõi nhiều sợi
Chia các sợi lõi dây nhánh thành 2 phần bằng nhau và đặt phần lõi chính vào giữa
Trang 15Tiếp theo, thực hiện xoắn lần lượt từng phần của dây nhánh lên lõi chính theo chiều ngược nhau Nếu phần lõi thừa có thể cắt bớt bằng kéo
Quy trình nối dây dẫn điện phân nhánh lõi nhiều sợi Tương
tự như nối dây dẫn lõi một sợi, kiểm tra và quấn keo cách điện
e) Nối dây bằng ốc vít Thường áp dụng để nối đầu dây dẫn với một số thiết bị điện như chuôi đèn, ổ cắm, phích cắm,…
Quy trình nối dây dẫn điện bằng ốc vít như sau:
Tuốt vỏ bọc của đầu dây dẫn khoảng 3cm, nếu dây dẫn có lõi nhỏ thì nên tuốt dài hơn và gập đôi phần lõi lại
Tiếp theo, xoắn lõi lại với nhau và cho vào lỗ vít, dùng tua vít vặn ốc lại Nên siết vừa tay tránh quá chặt làm cho lõi dây bị đứt hoặc nhanh hư
1.2 Nối dây đơn và làm đầu cốt lõi nhiều sợi
Cách nối dây điện nhiều lõi | Cách nối dây điện nhiều sợi Biết cách nối dây điện nhiều lõi sẽ giúp chúng ta điều chỉnh một vài thiết bị điện đơn giản trong gia đình, không chỉ dừng lại ở đó mà đấu nối dây điện đúng kỹ thuật còn giúp bản thân đảm bảo an toàn về điện, giảm thiểu nguy
nhiều lõi vừa đúng cách vừa an toàn nhé
Nội dung
Hiểu rõ cách nối dây điện nhiều lõi
Trước khi đi tìm hiểu cách nối dây điện nhiều sợi, thì trước tiên cần phải biết đấu nối dây điện là gì và cần phải chuẩn bị những dụng cụ nào để thực hiện Đây đều là những thông tin cực kỳ quan trọng, nếu muốn đi dây điện âm tường trong nhà
Trang 16Cách nối dây điện nhiều sợi là gì?
Nối hay đấu nối dây điện là kỹ thuật nối các sợi dây điện lại với nhau, tạo ra mối liên kết cứng cáp và chắc chắn về an toàn điện Công việc cách nối dây điện lõi nhiều sợi thường được áp dụng, khi bắt đầu thi công lắp đặt hệ thống điện sử dụng cho công trình thi công
Trong cách nối dây điện 1 lõi và nhiều lõi, cần phải tuân hủ đúng những yêu cầu về kỹ thuật cũng như quy tắc cơ bản để tìm được những tiết diện dây thích hợp Mối nối phải luôn đảm bảo cứng cáp, không được đứt gãy và luôn được bọc vỏ cách điện an toàn, lõi điện phải sạch để hệ thống điện luôn hoạt động tốt nhất
Song song với đó, cách nối dây dẫn điện lõi nhiều sợi không chỉ giúp cho tính thẩm mỹ được trọn vẹn mà còn phòng tránh được những rủi ro về rò rỉ điện, khiến thiết bị trong gia đình hoạt động chậm hoặc nghiêm trọng hơn là hư hỏng Nếu chẳng may rò rỉ điện, rất có thể sẽ gây ra những nguy hiểm đến tính mạng
Vật dụng bắt đầu cách nối dây điện lõi nhiều sợi
Cần phải chuẩn bị những gì trong cách nối dây dẫn điện lõi nhiều sợi lớp 9? Để đảm bảo an toàn và thực hiện đúng kỹ thuật, đừng quên một số dụng cụ cần thiết như:
Trang 17Dao, kìm tuốt vỏ điện, băng keo cách điện, bút thử điện, đồng hồ vạn năng, đồ bảo hộ cách điện, hộp nối dây hoặc các thiết bị cần nối dây vào
Cách nối dây điện 1 lõi và nhiều lõi
Dù thực hiện bất kỳ cách nối dây điện nhiều sợi công nghệ 9 nào đi chăng nữa, thì bước đầu tiên luôn cần phải được tiến hành là tuốt vỏ cách điện sao cho khéo léo, không được cắt vào phần dây dẫn và làm sạch
Cách nối dây điện nhiều lõi mối nối
Bước 1: Làm sạch và tách những sợi lõi
Hoàn tất việc tuốt lớp vỏ của 2 sợi dây dẫn, chuẩn bị đến bước thực hiện cách nối dây điện nhiều lõi thì cần làm sạch phần lõi và thách những sợi lõi nhỏ xòe ra
Bước 2: Đan và vặn xoắn
Bắt đầu đan xen chúng lại với nhau, sau đó lại vặn xoắn lần lượt từng bên ngược chiều nhau khoảng 4 đến 5 vòng, đảm bảo cách nối dây điện nhiều lõi luôn chắc chắn
Bước 3: Kiểm tra lần cuối
Chắc chắn rằng cách nối dây điện nhiều sợi đã thực hiện hoàn hảo, hãy thử kiểm tra lại toàn bộ các mối nối đã lồng chặt vào nhau, trước khi bọc keo cách điện
Kìm
Băng keo cách điện Bút thử điện Materials: Dây điện
Trang 18Cách nối dây điện nhiều sợi mối nối phân nhánh Mối nối phân nhánh hay còn được biết đến mối nối chữ T, kiểu mối nối này thường được áp dụng cách nối dây điện lõi nhiều sợi Trước khi thực hiện, cần sử dụng kìm tuốt để bóc lớp bọc cách điện của một đầu dây nhánh, sợi dây chính còn lại bóc lớp vỏ ở giữa dây tầm 5 – 6cm
– Bước 1: Chia các sợi lõi của dây nhánh thành 2 phần bằng nhau, trước khi tiến hành cách nối dây điện 1 lõi và nhiều lõi cần đặt phần lõi dây chính vào giữa
– Bước 2: Xoắn lần lượt từng phần của dây nhánh lên sợi dây chính theo chiều ngược nhau, trong cách nối dây dẫn điện lõi nhiều sợi cần nhớ phải loại bỏ bớt phần lõi thừa
– Bước 3: Kiểm tra lại cách nối dây dẫn điện lõi nhiều sợi lớp 9 đã giúp các mối nối chắc chắn hay chưa, nếu đã đảm bảo hãy quấn keo cách điện
Cách nối dây điện lõi nhiều sợi bằng ốc vít Cách nối dây điện nhiều sợi bằng ốc vít thường được áp dụng để nối đầu dây dẫn với những thiết bị điện như chuôi đèn, ổ cắm và phích cắm… các bước thực hiện như sau:
– Bước 1: Tuốt vỏ cách điện của đầu dây nối khoảng 3cm, đối với những dây
có lõi nhỏ ta có thể thì trong cách nối dây điện nhiều lõi công nghệ 9 cần tuốt dài hơn và gập đôi lõi lại
– Bước 2: Xoắn lõi lại với nhau và cho vào lỗ vít, tiếp tục dùng tua vít vặn ốc lại Đối với cách nối dây điện nhiều lõi này, không nên siết quá chặt sẽ khiến lõi đứt và dây nhanh hỏng
Trang 19Gặp khó khăn trong vấn đề thực hiện cách nối dây điện nhiều sợi, quý khách hàng có thể liên hệ đến 1FIX để được đội ngũ sửa chập điện âm tường hỗ trợ nhanh nhất Chúng tôi không chỉ biết nối dây, mà còn nhận báo giá, thi công, lắp đặt, sửa chữa điện trọn gói, phục vụ mọi nhu cầu mà khách hàng đang tìm kiếm
Báo giá cách nối dây điện nhiều sợi
Đội ngũ thợ điện chuyên nghiệp, tích lũy kinh nghiệm dày dặn thông qua các dự án lớn nhỏ, 1FIX luôn tự tin những yêu cầu của khách hàng đang tìm kiếm, đều là những công trình mà chúng tôi hoạt động động trong nhiều năm qua, thực hiện cách nối dây điện lõi nhiều sợi chất lượng, tránh xảy ra sai sót gây thiệt hại
Mọi công trình đều được thi công chất lượng và hoàn hảo, thế nhưng 1FIX vẫn luôn cân nhắc giá thành cách nối dây điện 1 lõi và nhiều lõi luôn hợp lý với thị trường và cả túi tiền của khách hàng Đáp ứng cung – cầu của thị trường, đồng thời thể hiện được kỹ năng thi công hoàn hảo xứng đáng với sự lựa chọn của khách hàng
Uy tín cách nối dây điện lõi nhiều sợi
Song song với mức giá và kinh nghiệm khi thực hiện cách nối dây dẫn điện lõi nhiều sợi, đơn vị chúng tôi còn đặc biệt chú trọng vào quy trình khảo sát ban đầu Cung cấp những hạng mục thi công phù hợp với từng công trình, khắc phục những bất lợi
về địa hình để đảm bảo nguồn điện sử dụng luôn an toàn
Ngoài những vấn đề liên quan đến thi công, 1FIX còn đặc biệt tư vấn cho khách hàng những cách nối dây dẫn điện lõi nhiều sợi lớp 9 phù hợp với nhu cầu, lựa chọn những trang thiết bị điện cần thiết đáp ứng nhu cầu sử dụng, đúng chủng loại và đảm bảo chất lượng sử dụng lâu dài
1.3 Đấu nối dây cáp và làm đầu cốt
“Đầu cos” một thiết bị quan trọng trong ngành điện lực Quen thuộc là thế! Nhưng để chọn đúng đầu cos, biết cách bấm đầu cos dây điện thì nhiều bạn vẫn tự nhận mình rất “tay mơ” trong vấn đề này Nhất là các bạn mới ra
trường chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều
Chắc hẳn sau khi đọc bài viết này bạn sẽ “dắt túi” thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích đấy Okay! Giờ chúng ta bắt đầu khám phá nhé!
1 Hướng dẫn cách bấm đầu cos dây điện
Bạn có phải là một kỹ sư điện? Nếu bạn là một kỹ sự điện trong doanh nghiệp, nhà máy, công ty điện lực…thì việc bấm đầu cos dây điện là điều tối thiểu bạn phải biết để phục vụ công việc tốt hơn
Chính vì thế, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bấm đầu cos dây điện Okey! Giờ chúng ta sẽ vào vấn đề chính Để bấm đầu cos dây điện bạn hãy chuẩn bị một số dụng cụ như sau:
- Đầu cos dây điện
- Dây điện
- Kìm cắt
- Kìm bấm cos thủy lực
- Kéo
Thực hiện như sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần đo khoảng cách của đầu cos, tuốt vỏ dây điện bên ngoài, thực hiện cẩn thận để không xén vào dây lõi
Trang 20- Bước 2: Tiến hành bo tròn dây điện lại để diện tích của dây nhỏ hơn
- Bước 3: Luồn dây vào đầu cos, đặt dây đúng vị trí
- Bước 4: Dùng kìm bấm thủy lực để bấm đầu cos vào dây điện
- Bước 5: Sau đó hãy Test xem việc bấm đầu cos dây điện đã chuẩn chưa,
có thể sử dụng được không Nếu mọi thứ Ok thì xin chúc mừng, bạn đã tiến hành bấm đầu cos dây điện rất tốt
Cách bấm đầu cos dây điện
2 Cách chọn đầu cos
Đầu cos hay còn gọi là Cosse hoặc Terminal Đây là thiết bị quan trọng trong ngành điện có tác dụng truyền tải điện năng Mặt khác, tăng khả năng dẫn điện giữa cáp điện với cáp điện hoặc cáp điện với thiết bị
Trên thị trường có rất nhiều loại đầu cos:
- Phân loại theo chất liệu thì đầu cos gồm 3 loại: Cos đồng, cos nhôm, cos đồng pha nhôm
- Phân loại theo kiểu dáng thì đầu Cost rất đa dạng: Đầu cos tròn, đầu cos chỉa, đầu cốt nối dây cáp điện
Đầu cos rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng
Trang 21Đầu tiên, khi lựa chọn đầu cos bạn cần căn cứ theo mục đích sử dụng để có thể chọn đúng kích thước đầu cos
Sau đó, dựa vào bán kính, tiết diện dây dẫn, các thông số kỹ thuật của dây cáp điện để chọn đầu cos phù hợp
Lựa chọn đúng dây dẫn phù hợp với kích thước đầu cos sẽ tăng khả năng dẫn điện
Đồng thời, các thao tác khi bấm đầu cos dây điện sẽ diễn ra dễ dàng hơn
Thông thường, khi chọn đầu cos dây điện bạn nên xem xét loại dây dẫn có tiết diện như thế nào Bạn nên chọn đầu cos lớn hơn hoặc bằng tiết diện dây dẫn Không nên chọn đầu cos quá nhỏ hoặc quá lớn Bởi khả năng tiếp xúc sẽ kém hơn, kết nối giữa đầu cos và dây dẫn
sẽ không chắc chắn và không đẹp Để đảm bảo lựa chọn đầu cos chính xác nhất bạn nên đọc kỹ các thông số kỹ thuật của dây dẫn và đầu cos
Chú ý: Tiết diện dây dẫn được quy định cũng chính là kích thước lõi
Ví dụ: Đầu cos có thông số kỹ thuật là SC A-ØE
Trong đó:
A: chỉ số tiết diện dây dẫn (mm2)
ØE: Chỉ số kích thước lỗ tròn bắt ốc (thông thường các chỉ số này sẽ
cộng thêm 0.1mm – 0.3mm)
Ngoài ra, khi chọn đầu cos bạn cũng nên lưu ý về chiều dài của đầu cos nữa nhé
Bản vẽ đầu cos Dưới đây là danh sách các loại đầu cos thông dụng trên thị trường
Trang 233 Cách sử dụng kìm bấm cos
Kìm bấm cos là vật dụng quen thuộc nhưng nhiều người lại chưa sử dụng đúng cách hoặc không biết cách sử dụng Đừng lo lắng! Hãy xem ngay những bước sử dụng kìm bấm cos đúng cách mà chúng tôi chia sẻ sau đây
- Bước 1: Bạn chèn dây trần vào đầu nối, tiếp đến hãy chèn đầu cos muốn bấm vào đầu ép của kìm bấm cos
- Bước 2: Hãy bóp tay cầm với lực mạnh nhất để các crimper mở ra Bạn nhớ kiểm tra các thiết bị đầu cuối khi đã uốn xong Hãy đảm bảo rằng tất cả các sợi dây đều nằm trong thùng uốn
- Bước 3: Tiến hành điều chỉnh các đai ốc trên kìm bấm cos Bạn hãy xoay
bộ phận khóa điều chỉnh cho đến lúc dây cáp và đầu cos đã gắn chặt với nhau rồi hãy tiến hành bấm cos
Bạn đã sử dụng kìm bấm cos đúng cách chưa?
Các đầu cos có thể có góc cạnh sắc nhọn nên khi sử dụng kìm bấm cos bạn hãy cẩn thận để tránh những tổn thương không đáng có Hãy loại bỏ hết các góc cạnh sắc nhọn trên đầu cos khi đã bấm cos xong
Thêm nữa, các thiết bị đầu cuối dùng trong công việc sửa chữa phải đạt chuẩn quy định về sơ đồ kết nối dây điện Mặt khác, người thợ phải luôn tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn khi sử dụng Tốt nhất, khi sử dụng kìm bấm cos, người dùng nên mặc đồ bảo hộ để tránh các vụn đầu cos, mảnh dây cáp văng trúng
Các dụng cụ kìm bấm cos nên bảo quản cẩn thận, để xa tầm tay của trẻ nhỏ Đặc biệt, các loại kìm đang gắn nguồn điện cấp lực như bơm điện, bơm tay
có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu tiếp xúc với các thiết bị này
Trang 24Chương 2 Tủ điện
2.1 Sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý là một bản vẽ tủ điện cho biết mối liên hệ giữa các mạch điện trong tủ Nhìn vào sơ đồ, bạn có thể biết chính xác cách mà tủ điện vận hành Các thiết bị điện được sử dụng để lắp đặt tủ cũng được thể hiện rõ trong sơ đồ
Sơ đồ nguyên lý tủ điện thể hiện mối liên hệ giữa các phần tử điện trong mạch
Một bản vẽ sơ đồ nguyên lý tủ chính xác, đảm bảo kỹ thuật cần thể hiện được đầy đủ 3 yếu tố sau:
Thể hiện cách đi dây dẫn trong từng loại tải
Chức năng của từng thiết bị và cách thức hoạt động trong tủ điện Sự đồng nhất giữa các ký hiệu và đơn vị đo
Trong sơ đồ, các mối liên hệ giữa các phần tử điện được thể hiện bằng các ký hiệu Do vậy, việc thiết kế sơ đồ nguyên lý đòi hỏi phải do những người có chuyên môn thực hiện Quá trình thiết kế phải được tiến hành cẩn thận để hạn chế những lỗi sai nghiêm trọng Hơn nữa, khi lập sơ đồ nguyên lý tủ điện, người ta thường sử dụng các phần mềm chuyên dụng Điều này nhằm đảm bảo tính chính xác về yêu cầu kỹ thuật
3 Vai trò quan trọng của sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ cho biết quá trình hoạt động của tủ điện giúp người dùng có thể vận hành tủ một cách dễ dàng hơn
Khi xảy ra sự cố hoặc hỏng hóc, người sửa chữa có thể kiểm tra được chính xác vị trí, nguyên nhân gây ra và các đường dây dẫn liên quan để có cách xử lý phù hợp
Giúp cho quá trình đấu nối diễn ra nhanh chóng và chính xác nhất, hạn chế tối đa các rủi ro về điện
Trang 25Sơ đồ nguyên lý tủ điện có vai trò rất quan trọng
Xem thêm: Bản vẽ tủ điện chuẩn hóa IEC
Lưu ý khi đọc sơ đồ nguyên lý
Đọc hiểu được công suất định mức của các tải, loại tải, hệ số đồng thời Ks,
hệ số sử dụng Ku, dòng điện định mức,… Điều này giúp bạn có thể chọn được thiết bị đóng ngắt, điều hòa và busbar cho phù hợp
Đọc hiểu các ký hiệu đèn, mạch điện, công tắc điện,…
Nguyên lý hoạt động và cách đi dây của từng phần như ổ cắm, điều hòa không khí, chiếu sáng,…
Thông số của dây tải điện và cáp nguồn
4 Bước đọc sơ đồ nguyên lý
Bước 1: Đọc hiểu được các ký hiệu liên quan như đồng hồ điện, đèn báo, ổ cắm,…
Tùy theo mỗi loại tủ điện, nhà thiết kế sẽ tạo một bảng ghi chú ký hiệu riêng đi kèm Bước 2: Hiểu rõ cách bố trí các thiết bị, mạch điện trong sơ đồ và thông số kỹ thuật Bước 3: Hiểu cách đấu nối, đi dây điện trong các phần chiếu sáng, ổ cắm và điều hòa làm mát Trong phần chiếu sáng, bạn cần nắm rõ công tắc được bố trí tại đâu
và nguồn cung cấp ký hiệu là gì Ở phần ổ cắm, bạn cần biết ổ cắm nằm ở nguồn cấp nào và ký hiệu nguồn cấp Còn phần điều hòa làm mát cần quan tâm đến vị trí lắp đặt, cách đi dây và thông số kỹ thuật
Bước 4: Tiến hành đọc rõ nguyên lý hoạt động của tủ
Trang 26Đọc sơ đồ nguyên lý tủ điện giúp hiểu rõ cách tự vận hành
Tủ điện BKVN – Đơn vị sản xuất tủ điện uy tín, giá thành cạnh tranh
Tủ điện BKVN với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tủ điện công nghiệp Với quy mô 3 nhà máy toàn quốc với tổng diện tích hơn 50.00m2 Tủ điện Bách Khoa tự hào là đối tác chiến lược của các Chủ đầu tư và Tổng thầu lớn trên cả nước
Chất lượng ưu việt và đồng đều: Trước khi sản xuất, chúng tôi đã lập phương án thiết kế và từng công đoạn được thực hiện một cách rõ ràng
Áp dụng hệ thống máy móc hiện đại vào quy trình gia công
Độ bền cao: tủ có khả năng chống va đập và chống chịu các tác động của môi trường tốt Trong thời gian dài sử dụng, tủ điện không
bị hoen gỉ hay ăn mòn
Tính thẩm mỹ cao: Mỗi sản phẩm tủ điện đều được sơn tĩnh điện cẩn thận với bề mặt trơn, nhẵn nhụi Đảm bảo về mặt thẩm mỹ và dễ dàng vệ sinh
Giá thành hợp lý: Luôn đảm bảo giá thành rẻ nhất trên thị trường Ngoài ra, chúng tôi luôn có những chính sách ưu đãi về giá cả
Trang 27Tủ điện Bách Khoa – Đơn vị sản xuất tủ điện uy tín, giá thành cạnh tranh
2.2 Sơ đồ cấu tạo
Tủ điện công nghiệp là thiết bị quan trọng của hệ thống điện công nghiệp Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về sơ đồ và cách đấu nối tủ điện công nghiệp Hiểu được điều đó, bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bản vẽ tủ điện công nghiệp và cách đấu tủ điện 3 pha công nghiệp Mời bạn đọc theo dõi!
Tìm hiểu chung về tủ điện công nghiệp
Trước khi biết về sơ đồ tủ điện công nghiệp và cách đấu tủ điện 3 pha công nghiệp, chúng ta cùng tìm hiểu về thiết bị này nhé!
Tủ điện công nghiệp là nơi cất chứa các thiết bị, mạch điều khiển, đầu nối, cầu dao, của hệ thống điện Đây là nơi lắp và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện, thiết bị điều khiển và là nơi đấu nối Tủ điện điều khiển và phân phối điện cho công trình Đồng thời, nó còn đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành
Trang 28Tủ điện công nghiệp
Tủ điện công nghiệp được dùng trong các nhà máy, xí nghiệp lớn hoặc khu chung cư, những nơi tiêu thụ điện với công suất lớn Loại tủ này to và có cấu tạo phức tạp hơn tủ điện dân dụng
Xem thêm: Tủ điện công nghiệp là gì? Các loại tủ điện công nghiệp
phổ biến Cách đấu tủ điện công nghiệp
Cách đấu tủ điện 3 pha công nghiệp được chia thành 6 bước cụ thể như sau:
Xác định thông số kỹ thuật để chọn thiết bị điện cho phù hợp Đây là bước đầu tiên trong cách đấu nối tủ điện công nghiệp Bạn cần tính toán chi tiết để chọn các thiết bị điện phù hợp nhất cho vào tủ Các thiết bị cần được cân đối giữa kinh tế và kỹ thuật, nhằm giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng
Với tủ phân phối hạ thế: Khi đấu nối, bạn cần liệt kê rõ số lượng nhánh cần phân phối, phụ tải để tính toán chính xác giá trị của thiết
bị như: rơle, aptomat, dây dẫn,…
Với tủ điện điều khiển: Bạn cần hiểu rõ yêu cầu công nghệ để tính toán và lựa chọn được các thiết bị tính năng thích hợp
Trang 29Sơ đồ tủ điện công nghiệp
Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động
Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị và sơ đồ nguyên lý hoạt động là bước quan trọng trong cách đấu nối tủ điện 3 pha công nghiệp Khi thiết kế, cần đảm bảo các công năng của hiết bị, đồng thời tối ưu chi phí, giảm vật tư Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét tới khả ăng mở rộng, thay đổi hệ thống để việc sửa chữa, bảo trì trong tương lai sẽ thuận tiện nhất
Quá trình thiết kế cần cẩn trọng, tỉ mỉ, có sự giám sát kỹ càng, tránh các sai sót có thể xảy
ra Bạn có thể dùng các công cụ hay phần mềm để thiết kế sơ đồ tủ điện công nghiệp
chuẩn xác và đúng kỹ thuật nhất Ví dụ như phần mềm Cad Electric
Xem thêm: Tủ điện trung thế là gì? Cấu tạo và cách lắp đặt tủ điện trung thế
Trang 30Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ
Sau khi hoàn thành bước vẽ sơ đồ tủ điện công nghiệp, bạn tiến hành lắp đặt phần vỏ tủ Bạn gia công các gỗ trên mặt tủ để bố trí các thiết bị như: nút nhấn, đồng hồ, đèn báo,… Nên sử dụng các công cụ như máy CNC, máy khoan, máy hàn, máy
cưa, máy mài, để có kết quả tốt Khi lắp các thiết bị lên vỏ tủ điện, bạn cần ghi nhớ và tuân thủ những quy tắc sau:
Các thiết bị như: đồng hồ đo dòng điện, đèn báo nguồn, đồng hồ chỉ thị, điện áp phải đặt ngang tầm mắt Mục đích để nhân viên vận hành quan sát thông số dễ dàng
Thiết bị điều khiển như: công tắc, nút bấm đặt phía dưới, ngang với ngực Chúng cần được để trên 1 hàng Cách bố trí này giúp việc điều khiển, vận hành thiết bị thuận tiện hơn
Trên vỏ tủ có các vị trí khoan khoét thông với bên ngoài như: vị trí đấu
dây vào, quạt thông gió, lưới che chắn,…
Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ
Bước tiếp theo, ta sẽ sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện công nghiệp Các thiết bị được bố trí hợp lý sẽ giúp giảm ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, đồng thời giúp tiết kiệm dây dẫn, tăng tính thẩm mỹ và tuổi thọ cho thiết bị
Trang 31Bạn nên sắp xếp thiết bị theo từng nhóm như sau:
Nhóm thiết bị điều khiển: rơ le trung gian, rơ le bảo vệ, cảm
biến, bộ điều khiển bố trí ở góc phía trên
Nhóm khí cụ điện đóng cắt: khởi động từ, contactor, aptomat
bố trí thành một hàng ở phía dưới
Aptomat tổng đặt ở trung tâm của tủ điện
Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng giúp việc đấu dây ra – vào
dễ dàng Đấu dây dẫn điện
Đây cũng là bước quan trọng trong cách đấu tủ điện 3 pha công nghiệp Khi đấu dây, bạn cần ghi nhớ những điều sau:
Dây dẫn giữa các thiết bị cần để gọn gàng, hợp lý
Đầu cốt phải phân màu, đánh số thứ tự rõ ràng để sau này dễ dàng sửa chữa, kiểm soát
Dây mạch lực và dây tín hiệu bắt buộc phải có vỏ bọc để chống nhiễu Dây phần mạch động lực đấu trước sau đó tới dây điều khiển
Dây mạch lực và dây điều khiển phải để vuông góc với nhau
Cấp nguồn, chạy không tải
Đây là bước cuối cùng trong cách đấu nối tủ điện công nghiệp Sau khi đấu dây xong, bạn cần dùng đồng hồ vạn năng để kiểm tra lại hệ thống trước khi cấp nguồn Lưu ý, cần để tủ điện làm việc không tải để phát hiện các lỗi trước khi đấu tải
Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra lại tủ điện công nghiệp Lưu ý khi lắp đặt tủ điện công nghiệp
Khi thực hiện cách đấu tủ điện công nghiệp, bạn cần để ý đến một số vấn đề sau:
Trang 32Sơ đồ tủ điện cần liên quan đến cách bố trí thiết bị trong tủ với 3 phần
chính: mạch điều khiển, mạch công suất, mạch tự động
Tủ điện đặt ở vị trí hợp lý với hướng điện ra và hướng điện lưới để đảm bảo an toàn
Phần cơ khí của tủ điện phải kín nước Tùy theo tổng các tải phụ bên dưới
mà cường độ ngắt tự động được lựa chọn sao cho phù hợp nhất
Trong tủ điện công nghiệp cần có thêm ổ cắm điện 220V để sử dụng khi bảo dưỡng
Các thiết bị điện cần được bố trí hợp lý theo từng nhóm để quá trình vận hành thuận tiện hơn
Sử dụng bóng đèn sợi tim 300w để kiểm tra dây nối đất của tủ công nghiệp
2.3 Sơ đồ lắp đặt
Tủ điện phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống điện Nó được xem là đầu nối cung cấp, phân phối điện cho các công trình, chung cư, xí nghiệp…Vậy tủ phân phối điện là gì? Chúng được chia thành mấy loại? Cùng Huỳnh Lai tìm đáp án thông qua bài viết dưới đây
Tủ điện phân phối là gì?
Tủ điện phân phối là thành phần quan trọng trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng Từ các nhà máy điện, trạm biến áp, hệ thống truyền tải điện hay các tòa nhà, chung cư, xí nghiệp đều có sử dụng tủ điện phân phối
Đây là nơi dùng để lắp đặt, bảo vệ các thiết bị điện, thiết bị đóng cắt và hệ thống thiết bị điều khiển như cầu giao, biến áp, biến thế…Tủ điện phân phối còn là đầu nối để phân phối điện cho các công trình, tòa nhà Trong quá trình vận hàng, đảm bảo cách ly các thiết bị điện nguy hiểm, giữ an toàn cho con người
Tủ phân phối hạ thế thực hiện chức năng phân chia nguồn điện được cung cấp thành các mạch riêng biệt Những mạch này đều được quản lý và đảm bảo bằng cầu chì hoặc các thiết bị chuyển mạch lắp đặt trong tủ điện
Tùy vào mục đích sử dụng cũng như vị trí lắp đặt mà có thể chọn loại tủ hình vuông hoặc chữ nhật sao cho phù hợp nhất
Vỏ tủ điện phân phối thường được làm bằng tôn tấm sơn tĩnh điện hoặc thép không gỉ để bảo vệ các thiết bị bên trong được tốt nhất
Cấu tạo của tủ điện phân phối
Tủ điện phân phối được cấu tạo từ những thành phần cố định dưới đây
Trang 33Cấu tạo của tủ điện phân phối Chất liệu làm tủ điện phân phối
Thông thường, tủ điện phân phối sẽ được làm từ tấm kim loại và composite Chúng
có sự đa dạng về độ dày cũng như là kích thước Tùy thuộc vào mục đích sử dụng
và yêu cầu của mỗi công trình mà được thiết kế cho phù hợp
Các chất liệu này sau khi sản xuất sẽ được phủ một lớp sơn tĩnh điện hoặc pha nhăn gồm các màu sắc khác nhau Nhằm đảm bảo các yêu cầu thiết kế cho từng hạng mục riêng
Ngoài ra, thép mạ kẽm cũng là một vật liệu được sử dụng phổ biến Đặc biệt đối với các công trình lắp đặt tủ điện phân phối cho các cơ sở thuộc ngành thực phẩm, y tế,… Vì chúng mang đặc tính không bị gỉ sét
Các bộ phận của tủ điện phân phối như vỏ, nắp tủ điện, lưng tủ, 2 bên hông tủ đều có thể tháo lắp một cách linh hoạt Nhằm tạo sự thuận tiện cho việc lắp đặt và sửa chữa
Đặc tính tiêu chuẩn của tủ điện phân phối Thành
phần vật liệu: Làm từ thép không gỉ hoặc inox
Kích thước tủ điện tiêu chuẩn: Chiều cao: 200 – 2200 mm, chiều rộng: 200 mm trở
lên, chiều sâu: 150 – 1000 mm
Độ dày vật liệu: 1,0mm; 1,2mm; 2,0mm
Màu sắc thông dụng: Thường là màu xám, màu kem nhăn hoặc màu màu cam
Phân loại các tủ điện phân phối trên thị trường
Tủ điện phân phối là một bộ phận không thể thiếu trong điện công nghiệp với chức năng quan trong Vì vậy, để phù hợp với chức năng riêng thì tủ điện phân phối được chia thành hai loại chính là tủ điện phân phối tổng (MSB) và
tủ điện phân phối nhánh (DB)
Tủ điện phân phối tổng MSB
Hay còn gọi là tủ điện tổng hoặc tủ điện phân phối chính và được lắp đặt ngay phía sau trạm biến áp hạ thế
Trang 34Tủ điện phân phối tổng MSB có cấu tạo từ nhiều nhánh tủ như tủ tụ bù công suất phản kháng, tụ ATS, tủ tụ bù với chức năng đổi nguồn khi xảy ra sự cố, ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa các MCCB/MCB…
Tủ điện phân phối tổng MSB Hoạt động của tủ điện tổng là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải trước các sự cố và dòng điện định mức có thể đến 6300A
Ứng dụng:
Tủ điện phân phối tổng được lắp đặt ở bất cứ đâu có sử dụng điện hạ thế Ngoài
ra, còn được lắp rộng rãi ở các phòng kỹ thuật, tầng hầm của một số công trình như xí nghiệp, trường học, nhà máy, bệnh viện, sân bay…
Tủ điện phân phối nhánh DB
Tủ điện phân phối DB được ứng dụng đa dạng ở các hệ thống điện hạ thế và được lắp đặt ở phía sau tủ điện phân phối tổng MSB
Chức năng chính của bộ phận nhánh này là cung cấp điện cho một nhóm thiết bị hay một số thiết bị đầu cuối như máy bơm, máy móc, động cơ…
Loại tủ này nhỏ và thường chỉ chứa một số thiết bị như đèn báo pha, cầu chì hay thiết bị đóng cắt Đối với một số loại đặc biệt thì có thêm đồng hồ kWh, tụ
bù, bảo vệ mất pha…
Trang 35Tủ điện phân phối DB Ứng dụng:
Được lắp tại các phòng kỹ thuật điện ở các công trình điện công nghiệp hoặc
là công trình điện dân dụng
Tủ điện phân phối 3 pha
Tủ phân phối điện 3 pha là loại tủ được sử dụng rất phổ biến ở hệ thống điện công nghiệp Với mục đích là phân phối điện cho các thiết bị sử dụng điện trong cùng một hệ thống Từ đó, những kỹ thuật viên dễ dàng vận hành, kiểm soát và sửa chữa khi có sự cố
Loại tủ điện phân này này giúp tiết kiệm điện năng, không có hiện tượng sụt
khi hoạt động còn không phát ra tiếng ồn Chính vì những lý do này mà được nhiều người sử dụng cho nhiều địa điểm khác nhau
Sơ đồ lắp đặt tủ điện phân phối hạ áp
Để lắp đặt được tủ điện phân phối hạ áp cần phải thiết lập rõ về số lượng nhánh cần phân phối, phụ tải Mục đích là tính toán chính xác giá của một số thiết bị như relay, aptomat, dây dẫn…
Trang 36Sơ đồ bố trí các thiết bị trong tủ điện phân phối
hạ áp Báo giá tủ điện phân phối Hiện nay, giá của tủ điện phân phối rất đa dạng, có rất nhiều yếu tố tác động đến giá như kích thước, chất liệu vỏ tủ, vị trí lắp đặt…
Giá của tủ điện phân phối dao động từ khoảng 300.000 – 2.500.000 VNĐ Tùy vào mục đích
sử dụng mà bạn lựa chọn loại tủ phù hợp, kích thước càng nhỏ, lớp sơn tĩnh điện thông thường thì giá sẽ thấp hơn các loại có kích thước lớn và lớp tĩnh điện dày
Huỳnh Lai chuyên cung cấp và dịch vụ thi công lắp đặt tủ điện phân phối hạ thế Với đội ngũ kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm, giá thành cạnh tranh và chúng tôi đảm bảo mang đến cho bạn sự hài lòng
2.4 Trình tự lắp đặt
Thiết kế tủ điện công nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng góp phần tạo nên sự
ổn định và an toàn cho hệ thống điện và máy móc Tuy nhiên, quy trình lắp đặt tủ điện, thiết kế tủ điện công nghiệp chung thì không phải ai cũng biết Trong bài viết này, Siêu Thị Biến Tần – TPT xin chia sẻ đến các bạn cách lắp đặt tủ điện công nghiệp một cách cơ bản nhất
Thiết kế tủ điện công nghiệp cơ bản
Tủ điện công nghiệp là nơi được thiết kế để chứa các thiết bị điện như: công tắc, nút nhấn, cầu dao, biến tần, biến áp, biến thế hoặc bảng điện Tủ điện thường được thiết kế theo hình hộp vuông hoặc hình hộp chữ nhật Thiết kế tủ điện công nghiệp phải sử dụng đảm bảo độ bền, chắc chắn, an toàn và ổn định
Tủ điện công nghiệp là thành phần quan trọng của mọi công trình, kể cả những công trình nhỏ như nhà máy, xưởng, kho,… Lắp tủ điện công nghiệp kết nối hệ thống và bộ điều khiển cấu trúc tùy theo yêu cầu và mục đích sử dụng
Quy trình cách lắp ráp tủ điện công nghiệp chi tiết Các bước lắp đặt tủ điện công nghiệp
Quý khách có thể tham khảo cách lắp tủ điện công nghiệp như sau:
Trang 37Bước 1: Lên phương án cụ thể và tính toán các thông số kỹ thuật
Mọi thiết bị điện cần được lựa chọn đúng cách để thực hiện tốt sơ đồ tủ điện công nghiệp Từ đó hỗ trợ vận hành hệ thống máy móc đảm bảo các tiêu chuẩn
kỹ thuật và an toàn Việc tính toán và lựa chọn phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên yêu cầu thực tế của từng khách hàng và từng hệ thống Lựa chọn thiết
bị lắp tủ điện phù hợp với khả năng chi trả Vì khi chi phí thiết bị cao thì giá tủ điện công nghiệp sẽ cao
Bước 2: Vẽ sơ đồ tủ điện công nghiệp
Sơ đồ thiết bị của tủ điện phải đảm bảo đầy đủ các chức năng theo yêu cầu của người sử dụng Ngoài ra, phải tối ưu hóa tủ điện đơn giản hóa và giảm các vật tư cần thiết để giảm giá thành hoàn thiện tủ điện
Sơ đồ tủ điện công nghiệp
Sơ đồ thiết bị hay bản vẽ tủ điện là phần thiết yếu để quá trình mở động và thay thế thiết bị về sau hoạt động hiệu quả Công đoạn này cần được thực hiện bởi kỹ sư có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn
Bước 3: Lắp ráp tủ điện công nghiệp
Bước này còn được gọi là lắp ráp tủ điện công nghiệp Chúng ta sắp xếp và lắp đặt các thiết bị trên cánh tủ Và hãy ghi nhớ ba nguyên tắc sau:
Các nút, công tắc, điều khiển sẽ nằm bên dưới
Các thiết bị như đồng hồ hiển thị, đèn báo nguồn, đồng hồ đo áp suất sẽ được đặt trên cùng
Các công tắc, nút bấm, điều khiển động cơ nên được bố trí thành hàng dọc hoặc hàng ngang để kỹ thuật viên thao tác dễ dàng hơn
Bước 4: Sắp xếp các thiết bị đặt trong tủ điện
Để thuận tiện, người ta thường chia chúng thành các nhóm sau:
Các bộ dụng cụ điện như: khởi động từ, aptomat, công tắc tơ
đóng cắt sẽ được đặt cùng hàng và ở dưới cùng
Các thiết bị điều khiển như cảm biến, rơ le trung gian, bộ điều khiển, rơ le bảo vệ,… sẽ được lắp ở các góc trên và lắp ghép với nhau
Phần trung tâm sẽ là aptomat tổng hoặc đặt ở góc trên bên trái
để vừa người, dễ thao tác
Để bố trí dây hợp lý, cầu đấu sẽ được đặt ở phía dưới cùng
Lắp ráp tủ điện công nghiệp
Xem thêm: Biến tần điều khiển quạt tiết kiệm điện cho nhà máy xi măng
Trang 38Bước 5: Đấu tủ điện công nghiệp
Các đầu nối dây nguồn cần được phân biệt bằng màu sắc và số seri để thuận tiện cho việc kiểm tra và bảo trì
Các dây truyền thông, dây dẫn encoder và dây tín hiệu có độ nhạy hình cao cần được bọc cẩn thận để tránh nhiễu Các dây dẫn phải được kết nối với nhau một cách khoa học và logic
Dây mạch lực và dây điều khiển phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định và được nối vuông góc Kỹ thuật viên nên đấu nối mạch động lực trước, sau đó nối các dây điều khiển
Trước khi đấu dây cho tủ điện, người lắp đặt cần kiểm tra toàn bộ
hệ thống Kỹ thuật viên cần kiểm tra để phát hiện các lỗi chạy không tải và điều chỉnh kịp thời
Hình ảnh tủ điện công nghiệp Bước 6: Chạy thử và kiểm tra tủ điện Đây là bước cuối cùng rất quan trọng nhưng dễ bị xem nhẹ Kỹ thuật viên cần tiến hành kiểm tra thử nghiệm để đảm bảo không xảy ra sai sót trong quá trình sử dụng
Trên đây là một số kinh nghiệm và kiến thức cơ bản hướng dẫn lắp ráp tủ điện công nghiệp chuẩn nhất TPT chuyên thi công và cung cấp biến tần, thiết bị, linh kiện tủ điện Chúng tôi nhận báo giá nhanh, thiết kế tủ điện công nghiệp, cung cấp các giải pháp tự động hóa hoàn hảo TPT là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp, mang đến cho khách hàng chất lượng và dịch vụ hài lòng
Trang 39Chương 3 Các mạch điện chiếu sáng cơ bản 3.1 Mạch điện đèn đơn
MẠCH ĐÈN ĐƠN 1 CÔNG TẮC ĐIỀU KHIỂN 1 BÓNG ĐÈN
Để điều khiển bóng đèn, ta mắc nối tiếp bóng đèn với 1 công tắc
Điều kiện: điện áp định mức bóng đèn phải lớn hơn hoặc bằng điện áp
của nguồn điện: UĐèn = UNguồn
MẠCH ĐÈN MẮC NỐI TIẾP
Gồm có nguồn điện, công tắc, ổ cắm và nhiều bóng đèn mắc nối tiếp nhau
Các bóng đèn phải là đèn nung sáng
Trang 40UĐ1 + UĐ2 + UĐi + … + UĐn =
Unguồn UĐ1= UĐ2 = UĐi = … = UĐn
PĐ1= PĐ2 = PĐi = … = PĐn
MẠCH ĐÈN MẮC SONG SONG
Gồm có nguồn điện, công tắc, ổ cắm và nhiều bóng đèn mắc song song nhau
READ Mạch báo dung lượng bình ắc quy 12V bằng 2 đèn led
Điều kiện: UĐ1= UĐ2 = UĐi =… = UĐn
MẠCH ĐÈN CẦU THANG, 2 CÔNG TẮC ĐIỀU KHIỂN 1 BÓNG ĐÈN
Mạch đèn cầu thang dùng để điều khiển tắt, mở 1 bóng đèn ở 2 vị trí khác
nhau Có 2 sơ đồ thường dùng như sau:
Nguyên lý hoạt động sơ đồ (1):