TỦ LẠNH
Cấu tạo, nguyên lý làm việc
1.1.1 Đặc điểm, cấu tạo của tủ lạnh
Tủ lạnh dân dụng là những hệ thống lạnh nhỏ sử dụng trong gia đình nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống
Phân loại: gồm 2 loại - Tủ lạnh làm lạnh trực tiếp (đối lưu tự nhiên) - Tủ lạnh làm lạnh gián tiếp (đối lưu cưỡng bức nhờ quạt)
1.1.2 Sơ đồ khối của tủ lạnh gia dụng
Hình 1-1 Sơ đồ khối của tủ lạnh
Rơle thời gian và bộ xả đá tự động thường chỉ bố trí cho các tủ lạnh lớn hoặc các buồng lạnh lắp ghép từ vài ba khối đến vài chục khối Ở các tủ lạnh lớn và các buồng lạnh lắp ghép thường có quạt gió, điện trở sưởi cửa, điện trở xả đá ở khay hứng nước, điện trở sưởi cửa gió v.v
Tủ lạnh xả đá tự động bằng điện trở có điện trở sưởi cửa gió 1W và điện trở sưởi cửa 13W luôn luôn mắc vào mạch điện Điện trở xả đá chỉ làm việc khi rơle thời gian ngắt mạch vào động cơ máy nén để nối mạch cho nó Thermostat được đấu nối tiếp với mạch này Công tắc của quạt và của đèn được bố trí để khi mở cửa thì quạt tắt và đèn sáng, khi đóng cửa đèn tắt quạt làm việc Nối tiếp với đầu C của động cơ máy nén là rơle bảo vệ của máy nén
1.1.3 Nguyên lý làm việc của tủ lạnh 1.1.3.1 Sơ đồ nguyên lý tủ lạnh trực tiếp a) Sơ đồ nguyên lý:
1 Block; 2 Dàn ngưng tụ; 3 Phin sấy lọc
4.Ống mao; 5 Dàn bay hơi
Hình 1-2 Sơ đồ nguyên lý tủ lạnh trực tiếp b) Nguyên lý hoạt động:
Hơi sinh ra ở dàn bay hơi được máy nén hút về và nén lên thành hơi có áp suất cao và nhiệt độ cao rồi đẩy vào dàn ngưng tụ Trong dàn ngưng tụ, môi chất nóng thải nhiệt cho môi trường làm mát là không khí để ngưng tụ lại thành lỏng Lỏng đi qua phin sấy lọc rồi vào ống mao Khi qua ống mao áp suất bị giảm xuống áp suất bay hơi rồi tiếp tục đi vào dàn bay hơi Tại dàn bay hơi môi chất trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên với môi trường làm lạnh thu nhiệt của môi trường làm lạnh để sôi bay hơi môi chất và cứ như thế khép kín chu trình
1.1.3.2 Sơ đồ nguyên lý tủ lạnh gián tiếp: a Sơ đồ nguyên lý:
Hình 1-3 Sơ đồ nguyên lý tủ lạnh gián tiếp b Nguyên lý hoạt động:
Hơi sinh ra ở dàn bay hơi được máy nén hút về và nén lên thành hơi có áp suất cao và nhiệt độ cao rồi đẩy vào dàn ngưng tụ Trong dàn ngưng tụ, môi chất nóng thải nhiệt cho môi trường làm mát là không khí để ngưng tụ lại thành lỏng Lỏng đi qua phin sấy lọc sau đó vào ống mao Khi qua ống mao áp suất bị giảm xuống áp suất bay hơi rồi tiếp tục đi vào dàn bay hơi Tại dàn bay hơi môi chất trao đổi nhiệt đối lưu cưởng bức với môi trường làm lạnh thu nhiệt của môi trường làm lạnh để sôi bay hơi môi chất và cứ như thế khép kín chu trình Bộ tích lỏng được bố trí ở cuối dàn bay hơi dùng để tránh cho máy nén hút phải lỏng trong trường hợp xả băng hoặc tải lạnh quá lớn, khi dàn bay hơi có quá nhiều lỏng
Hệ thống lạnh của tủ lạnh
Hình 1-4 Cấu tạo máy nén
Gồm 2 phần: Động cơ điện và máy nén được bố trí trong một vỏ máy và được hàn kín
Phần động cơ điện: Gồm stato và roto
Stato được quấn bởi 2 cuộn dây: cuộn làm việc CR và cuộn khởi động CS -C.S.R là 3 chữ viết tắt từ tiếng Anh
-Cuộn CS có điện trở lớn hơn cuộn CR
-Roto là một lõi sắt được nối với trục khửu của máy nén
-Gồm xilanh, piston -Clape hút, clape đẩy
-Tay biên và trục khuỷu Toàn bộ động cơ điện và máy nén được đặt trong một vỏ kim loại bọc kín trên 3 hoặc 4 lò xo giảm rung Trên trục khửu có rãnh để hút dầu bôi trơn các chi tiết chuyển động
Hình 1-5 Nguyên lý làm việc pittong-xilanh
Pittông chuyển động tịnh tiến qua lại được trong xilanh là nhờ cơ cấu tay quay thanh truyền hoặc trục khuỷu tay biên biến chuyển động quay từ động cơ thành chuyển động tịnh tiến qua lại Khi pittông từ trên đi xuống, clapê hút 4 mở, clapê đẩy 5 đóng, máy nén thực hiện quá trình hút Khi đạt đến điểm chết dưới quá trình hút kết thúc, pittông đổ hướng, đi lên, quá trình nén bắt đầu Khi áp suất ở bên trong xilanh lớn hơn áp suất trong khoang đẩy 7, clapê đẩy 5 mở ra để pittông đẩy hơi nén vào khoang đẩy để vào dàn ngưng tụ Khi pittông đạt đến điểm chết trên, quá trình đẩy kết thúc, pittông lại đổi hướng đi xuống để thực hiện quá trình hút của chu trình mới
-Dàn ngưng tủ lạnh thường được làm bằng ống thép (Φ5) với cánh tản nhiệt bằng dây thép Φ 1.2 ÷ 2mm hàn đính lên ống thép
Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn bay hơi được máy hút về nén lên áp suất cao nhiệt độ cao ,sau đó đi vào thiết bị ngưng tụ, tại đây hơi môi chất trao đổi nhiệt với môi trường làm mát là nước hoặc không khí thải nhiệt ra môi trường bên ngoài, ngưng tụ thành lỏng Kết thúc quá trình ngưng tụ
Trong tủ lạnh không quạt gió lạnh, dàn bay hơi là kiểu tấm có bố trí các rãnh cho ga lạnh tuần hoàn bên trong Không khí đối lưu tự nhiên bên ngoài Vật liệu là nhôm hoặc thép không gỉ Nếu là nhôm, dàn thường được phủ một lớp bảo vệ không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bảo quản
Chất lỏng cao áp sau khi ra khỏi thiết bị ngưng tụ đi qua tiết lưu giảm áp xuống áp suất bay hơi rồi đi vào thiết bị bay hơi, tại đây lỏng môi chất nhận nhiệt của môi trường cần làm lạnh, sôi hoá hơi Kết thúc quá trình làm lạnh
1.2.4 Bộ phận tiết lưu Đối với tủ lạnh gia đình có công suất nhỏ chế độ làm việc ổn định nên thay vì dùng van tiết lưu thì người ta sử dụng ống mao a) Cấu tạo: Ống mao đơn giản chỉ là một đoạn ống có đường kính rất nhỏ từ 0,6 đến 2mm với chiều dài từ 0,5 đến 5m b) Nhiệm vụ:
-Giảm áp suất và nhiệt độ cung cấp đầy đủ lượng ga lỏng cho dàn bay hơi và duy trì áp suất bay hơi hợp lý, phù hợp với nhiệt độ bay hơi trong dàn lạnh c) Ưu nhược điểm
- Áp suất hai đầu ống mao tự cân bằng sau khi máy nén ngừng làm việc vài phút, nên máy nén khởi động lại rất dễ dàng
Nhược điểm: dễ tắc bẩn, tắt ẩm, khó xác định độ dài ống, không tự điều chỉnh được lưu lượng theo các chế độ làm việc khác nhau nên sử dụng cho các hệ thống lạnh có công suất nhỏ và rất nhỏ
Vỏ hình trụ bằng đồng hoặc thép, bên trong có lưới chặn,có thể them lớp nỉ hoặc dạ,giửa là các hạt hoá chất có khả năng hút ẩm như silicagel hoặc zeolit
Hình 1-8 Pin lọc b) Nhiệm vụ:
-Hút ẩm, đề phòng hiện tượng tắc ẩm trong hệ thống -Lọc cặn bẩn để tránh hiện tượng, tắc bẩn và ăn mòn thiết bị
Mạch điện của tủ lạnh
1.3.1 Sơ đồ nguyên lý a) Sơ đồ mạch điện trực tiếp
Hình 1-9 Sơ đồ mạch điện trực tiếp
Ưu điểm - Không phải ngồi chờ như phương pháp xả đá thủ công - Xả đá xong mạch tự động cấp nguồn cho block hoạt động
- Không tự động hoàn toàn - Nút nhấn dễ hư hỏng
Kiểm tra các mối nối dây điện và các rắc cắm vào lốc lại lần cuối cùng trước khi vận hành mạch điện
Kẹp ampe kiềm vào chân C của lốc và cắm nguồn vào cho hệ thống hoạt động Khi vận hành cần quan sát dòng làm việc của máy
Dòng điện định mức của tủ 220V khoảng 0.7 ÷ 1.1A
Dòng điện định mức của tủ 110V khoảng 1.7 ÷ 2.8A
Dòng điện định mức của tủ đá 220V khoảng 1 ÷ 2A b) Sơ đồ mạch điện gián tiếp xả đá tự động sử dụng timer loại 1 mắc nối tiếp:
Hình 1-10 Sơ đồ mạch điện gián tiếp mắc nối tiếp
- Có nhu cầu xả đá thì sò lạnh đóng lại mạch xả đá mới hoạt đông - Xả đá triệt để
- Ở mạch này do có quá trình xả đá giả nên tủ lạnh xả đá triệt để và có một khoảng thời gian bảo ôn
-Khi mới cấp nguồn cho mạch, do timer mắc song song nên block hoạt động timer cũng hoạt động Trường hợp sò lạnh đóng lại nhưng timer chưa đá tiếp điểm thì mạch không thực hiện được xả đá
-Kiểm tra các mối nối dây điện và các rắc cắm vào lốc lại lần cuối cùng trước khi vận hành mạch điện
-Kẹp ampe kiềm vào chân C của lốc và cắm nguồn vào cho hệ thống hoạt động Khi vận hành cần quan sát dòng làm việc của máy
-Dòng điện định mức của tủ 220V khoảng 0.7 ÷ 1.1A -Dòng điện định mức của tủ 110V khoảng 1.7 ÷ 2.8A
-Dòng điện định mức của tủ đá 220V khoảng 1 ÷ 2A c) Sơ đồ mạch điện gián tiếp xả đá tự động sử dụng timer loại 1 mắc song song
Hình 1-11 Sơ đồ mạch điện gián tiếp mắc song song
-Xả đá hoàn toàn tự động, có nhu cầu xả đá thì mạch mới hoạt động
-Xả đá không triệt để do xả đá chưa xong mà timer đếm hết thời gian đá tiếp điểm -Trong quá trình xả đá timer luôn hoạt động tiêu tốn một phần điện năng
Kiểm tra các mối nối dây điện và các rắc cắm vào block lại lần cuối cùng trước khi vận hành mạch điện
Kẹp ampe kiềm vào chân C của block và cắm nguồn vào cho hệ thống hoạt động Khi vận hành cần quan sát dòng làm việc của máy
-Dòng điện định mức của tủ 220V khoảng 0.7 ÷ 1.1A -Dòng điện định mức của tủ 110V khoảng 1.7 ÷ 2.8A -Dòng điện định mức của tủ đá 220V khoảng 1 ÷ 2A
1.3.2 Nguyên lý làm việc a) Nguyên lý làm việc của mạch điện trực tiếp
Mắc nút nhấn vào mạch như hình 1-8 Bình thường hệ thống đang hoạt động tiếp điểm ở vị trí 1, khi dàn lạnh đóng băng đá nhiều ta phải nhấn nút xả đá đến vị trí số 2 đóng tiếp điểm cấp nguồn cho thiết bị xả đá Sau thời gian ngắn nhiệt độ buồng lạnh tăng dần bầu cảm ứng nhiệt nóng dần lên hơi môi chất trong hộp xếp giản nở làm tăng áp suất đến một lúc nào đó hộp xếp giản ra đẩy tiếp điểm trở về vị trí 1 Quá trình xả đá kết thúc b) Nguyên lý mạch điện gián tiếp xả đá tự động sử dụng timer loại 1 mắc nối tiếp:
Cuộn dây timer và ĐTXĐ mắc nối tiếp với nhau và mắc song song với block Khi cấp nguồn, do cuộn dây Timer có điện trở lớn hơn điện trở xả đá nên điện áp rơi trên timer lớn hơn rất nhiều so với điện áp rơi trên ĐTXĐ, Timer đếm thời gian, dòng điện lúc này đồng thời qua chân 3-4 vào cấp cho blốc hoạt động khi nhiệt độ buồng lạnh đạt nhiệt độ sò lạnh cài đặt, sò lạnh đóng lại Timer đếm đủ thời gian đá qua tiếp điểm số 2 ,dòng ngắn mạch qua chân số 2 vào điện trở thực hiện xả đá lúc này timer ngừng chạy Nhiệt độ buồng lạnh tăng lên sò lạnh mở ra nhưng quá trình xả đá chưa kết thúc, lúc này do điện áp rơi trên timer lớn hơn nên timer bắt đầu chạy đếm thời gian xả đá sau khi đếm đủ thời gian xả đá timer đá qua tiếp điểm 4 cấp nguồn cho block máy hoạt động kết thúc quá trình xả đá
Trong thời gian xả đá nếu nhiệt độ buồng lạnh tăng cao hoặc vì một lý do nào đó mà sò lạnh không ngắt ra thì sò nóng lúc này sẽ đứt ra ngắt nguồn của điện trở và timer Ta phải kiểm tra thay thế cái khác c) Nguyên lý mạch điện gián tiếp xả đá tự động sử dụng timer loại 1 mắc song song:
Cuộn dây timer, ĐTXĐ, block mắc song song với nhau Khi cấp nguồn đồng thời timer và block có điện Block hoạt động, timer cũng bắt đầu đếm thời gian Nhiệt độ buồng lạnh giảm dần đạt nhiệt độ cài đặt của sò lạnh, sò lạnh đóng lại Timer đếm đủ thời gian cài đặt thì đá tiếp điểm qua chân số 2 nối mạch thực hiện xả đá Khi xả đá timer vẫn hoạt động, dù xả đá xong rồi hay chưa xong timer đếm đủ thời gian xả đá thì tiếp điểm chuyển qua chân số 4 cấp nguồn cho blốc hoạt động trở lại Trong quá trình xả đá, nếu đá tan hết nhiệt độ buồng lạnh tăng cao mà sò lạnh không mở ra lúc này sò nóng sẽ mở ra ngắt nguồn điện trở Như vậy ở mạch này đồng thời luôn có 2 thiết bị cùng hoạt động là timer và 1 trong 2 thiết bị còn lại nên tiêu tốn điện năng
1.3.3 Các bộ phận trong mạch điện tủ lạnh
Hình 1-12 Rơle nhiệt lắp trong máy nén
Khi động cơ bị quá tải hoặc không khởi động được, dòng điện cao hơn bình thường, nhiệt sinh ra ở dây điện trở lớn làm nóng thanh lưỡng kim dẫn đến thanh lưỡng kim bị uốn cong, mở tiếp điểm ngắt nguồn cấp cho máy nén
Máy nén ngừng một vài phút, khi đó thanh lưỡng kim đủ nguội và tự động đóng lại mạch điện cho động cơ hoạt động
Thời gian ngắt tiếp điểm khi quá tải phải kịp thời để động cơ không bị hỏng Mỗi một kiểu động cơ phải có một rơle bảo vệ có đặc tính phù hợp
1.3.3.2 Rơle khởi động kiểu dòng điện
Có 2 loại rơle dòng 3 chân và rơle dòng 4 chân
Nguyên lý hoạt động: Khi mới cấp nguồn cho rơle cuộn dây của rơle sinh lực từ đẩy lõi sắt đi lên đóng tiếp điểm nối mạch làm cho máy nén khởi động
Hình 1-13 Rơle khởi động kiểu dòng điện 1.3.3.3 Rơle khởi động PTC
Hình 1-14 Rơle khởi động kiểu PTC
Có 3 loại: rơle dòng 3 chân, rơle dòng 4 chân và rơle dòng 6 chân
Nguyên lý hoạt động: PTC là miếng điện trở nhiệt dương tỉ lệ thuận với nhiệt độ Khi cấp nguồn cho PTC, ban đầu do PTC đang nguội, điện trở nhỏ nên dòng điện khởi động đi qua chân 2–1 nhưng cũng đồng thời đi qua chân 2-3 và làm cho miếng PTC nóng lên làm cho điện trở của miếng PTC tăng lên Lúc này cũng có dòng điện đi qua chân 2-3 nhưng rất nhỏ
1.3.3.4 Rơle khống chế nhiệt độ (thermostat)
Hình 1-15 Rơle khống chế nhiệt độ
Nguyên lý hoạt động: Đầu cảm biến chứa môi chất dễ bay hơi để lấy tín hiệu nhiệt độ buồng lạnh biếnthành tín hiêu áp suất rồi đi vào hộp xếp Hộp xếp sẽ chuyển tín hiệu áp suất đó làm giản nở cơ học của hộp xếp Có thêm hệ thống lò xo và vít hiệu chỉnh nhiệt độ từ chế độ lạnh ít đến chế độ lạnh nhất
Hệ thống làm việc bình thường tiếp điểm luôn ở trạng thái đóng Khi không gian cần làm lạnh đạt được nhiệt độ yêu cầu thì bầu cảm ứng truyền tín hiệu nhiệt độ vào môi chất trong hộp xếp qua ống dẫn, do lạnh nên áp suất trong hộp xếp giảm làm hộp xếp co lại kéo lò xo lên tách tiếp điểm ngắt nguồn điện máy nén ngừng
Thường có 2 loại tụ điện:
- Tụ khởi động(tụ kích): thường là tụ hóa vì tụ có điện dung lớn -Tụ làm việc(tụ ngậm): thường là tụ dầu
Hình 1-16 Hình dạng một số loại tụ điện
-Tụ điện được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động
-Trong mạch điện 1 chiều tụ điện làm nhiệm vụ tích điện tăng momen khởi động
-Trong mạch điện xoay chiều tụ điện làm nhiệm vụ làm lệch pha dòng điện xoay chiều
Hình 1-17 Cấu tạo tụ điện
Nguyên lý hoạt động: Tùy vào từng loại tụ khác nhau và công dụng của nó, khi cấp nguồn vào tụ thì tụ sẽ tích và phóng điện để tăng momen quay kết thúc nhanh quá trình khởi động (đối với tụ khởi động) hay làm tăng hiệu suất làm việc của động cơ(đối với tụ làm việc)
Trị số điện dung nhỏ Trị số điện dung lớn Có điện thường xuyên Chỉ có điện khi khởi động
1.3.3.6 Rơ le thời gian (Timer) a) Timer loại 1:
Gồm 1 động cơ 1 pha, bộ giảm tốc nối gạt tiếp điểm 2 – 4, chân 1-3 cấp nguồn cho cuộn dây
Nguyên lý làm việc: Ban đầu tiếp điểm đang ở chân 4 khi cấp nguồn vào chân (1 -3)
Timer đếm thời gian, sau khoảng thời gian cài đặt ,Timer sẽ đẩy qua tiếp điểm 2 b) Timer loại 2:
Gồm 1 động cơ 1 pha, bộ giảm tốc nối gạt tiếp điểm 2 – 4, chân 1-(3,4) cấp nguồn cho cuộn dây
Nguyên lý làm việc: Ban đầu tiếp điểm đang ở chân 4 khi cấp nguồn vào chân (1-3,4)
Timer đếm thời gian, sau khoảng thời gian cài đặt Timer sẽ đá qua tiếp điểm 2
1.3.3.6 Các thiết bị điện khác a) Điện trở xả đá:
Cấu tạo gồm một dây điện trở sợi đốt đặt trong ống thuỷ tinh môi trường bên trong ống thuỷ tinh là khí trơ b) Sò lạnh:
Nhiệt độ: -7oC, -10oC, -12oC
Nguyên lý hoạt động: Sò lạnh là 1 tiếp điểm thông thường ở nhiệt độ môi trường xung quanh là 1 tiếp điểm thường hở nhưng khi nhiệt độ trong môi trường đạt giá trị cài đặt ghi trên sò lạnh thì lúc này sò lạnh là 1 tiếp điểm thường đóng Sau đó nhiệt độ trong phòng tăng lên thì sò lạnh sẽ hở c) Sò nóng:
Nguyên lý hoạt động: Sò nóng là 1 tiếp điểm có công dụng như 1 cầu chì Khi nhiệt độ bên trong buồng tăng đến ngưỡng nhiệt độ của sò thì nó sẽ hở ra d) Nút nhấn xả đá:
Hình 1-21 Cấu tạo nút xả đá
Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách sửa chữa
1.5.1 Kiểm tra tình trạng làm việc của tủ lạnh: a) Dấu hiệu làm việc bình thường của tủ lạnh:
Tủ chạy êm chỉ nghe tiếng gõ nhẹ của hộp rơ le sau khi cắm nguồn khoảng (0.5 ÷ 1s)
Đường ống nén phải nóng dần và mức độ nóng giảm dần cho tới phin lọc chỉ còn hơi ấm
Mở cửa tủ nghe tiếng gas phun ở dàn lạnh
Để rơle nhiệt độ ở vị trí trị số nhỏ sau một thời gian tủ phải dừng, khi nhiệt độ tủ tăng tủ hoạt động trở lại
Khi mới dừng tủ và hoạt động lại ngay thì rơle bảo vệ ngắt máy nén không hoạt động được
Khi tủ hoạt động dàn nóng nóng đều, dàn lạnh bám tuyết đều và trên đương hút có đọng sương b) Kiểm tra áp suất làm việc của tủ:
Ta chỉ kiểm tra được áp suất đầu hút và áp suất đầu đẩy khi ở đầu nạp của máy có đầu nối rắcco chờ sẵng hoặc ta có van nạp nhanh lắp vào đầu nạp và sau dàn ngưng trước phin lọc (đã có hoặc ta có van trích lắp vào)
Lắp bộ van nạp vào hệ thống:
-Xả đuổi hết không khí ở các ống cao su bằng gas -Nối ống giữa với chai gas
-Mở hoàn toàn 2 van của bộ đồng hồ -Nới lỏng các racco phía đầu ống nạp và phía van trích -Mở từ từ chai gas để đuổi không khí trong ống cho đến khi gas thoát ra 1 ít ở 2 phía racco vừa nới lỏng là được
-Vặn chặt các racco lại -Đóng chặt 2 van của bộ van nạp -Đóng van chai gas tháo bỏ chai gas và dây nạp -Mở hoàn toàn van trích và van nạp nhanh ở đầu nạp gas (nếu có) đồng hồ màu đỏ sẽ hiển thị áp suất đẩy đồng hồ màu xanh hiển thị áp hút
-Cho máy chạy điều chỉnh thermostat ở vị trí lạnh nhất -Khi máy chạy ổn định khoảng 5 phút trị số áp suất ghi được ở 2 phía đầu đẩy và đầu hút chính là những áp suất định mức của máy c) Xác định dòng định mức động cơ máy nén:
-Cho máy chạy dùng ampe kiềm có độ chính xác phù hợp cặp vào 1 trong 2 dây cấp nguồn cho tủ hoạt động -Nếu dùng ampe kế thì mắc nối tiếp nó với 1 trong 2 dây cấp nguồn d) Kiểm tra lượng gas nạp:
Cho máy chạy điều chỉnh thermostat cho tủ làm việc ở chế độ lạnh nhất
Sau 5 phút đốt 1 que diêm hơ vào đoạn ống ra ở cuối dàn nóng cho đến khi diêm cháy hết, sờ tay vào đoạn ống vừa bị đốt:
-Nếu ống nóng không thể sờ tay vào đoạn ống đó được là trong máy thiếu gas nên không đủ gas lỏng để nhận nhiệt do que diêm đốt nóng
-Nếu ống ít nóng tức máy còn đủ gas vì có gas lỏng hấp thụ nhiệt của que diêm nên sờ tay được lâu không thấy nóng
1.5.2 Những hư hỏng thông thường và cách sữa chữa 1.5.2.1 Những hư hỏng khi động cơ máy nén vẫn hoạt động a) Độ lạnh kém:
- Không làm được đá hay rất lâu ra đá - Tuyết không bám đều hết dàn lạnh - Máy chạy liên tục
- Dàn nóng không nóng lắm Nguyên nhân:
1.Thiếu gas: do nạp thiếu hoặc hệ thống ta đã bị xì
Tuyết không bám hết dàn lạnh
Máy chạy lâu thermostat không ngắt
Ống đẩy chi hơi nóng
Dàn ngưng không nóng lắm ,cho máy nghỉ thời gian cân bằng áp nhanh hơn bình thường Cách khắc phục:
Quan sát các mối hàn nếu không thấy xì là hệ thống ta nạp thiếu gas Từ đó tùy nguyên nhân mà ta khắc phục
2 Hỏng thermostat Thermostat đóng ngắt không chính xác (kéo dài thời gian nghỉ, khó đóng lại) Cách thử: tháo thermostat ra đấu tắt tủ lại cho tủ chạy lạnh vẫn bình thường thì thermostat đã hỏng thay cái mới
Trên dàn lạnh có tuyết bám rồi lại tan
Ống đẩy và dàn nóng lúc nóng lúc lạnh
Máy làm việc theo chu kì ngắn
Dòng điện làm việc của tủ lạnh không ổn định
Hút chân không thử kín
Chạy thử, tủ đủ lạnh thermostat đóng ngắt tốt 4 Nạp quá nhiều gas
Tuyết bám ở dàn lạnh nhiều hơn bình thường
Dàn nóng nóng dữ dội
Máy nén lạnh hơn mức bình thường nhất là lúc mới khởi động
Ống hút bị đọng sương hoặc có tuyết bám về tới tận blốc
Dòng điện cao hơn bình thường
Khi máy chạy cả áp hút và đẩy cao hơn bình thường
Khi máy nghỉ áp cân bằng cao hơn bình thường
Hàn các đầu racco vào hệ thống
Tiến hành hút chân không lại
Chạy thử b) Máy vẫn làm việc nhưng không bình thường
Có tiếng kêu lạ trong máy
Blốc máy không nóng bình thường
Clape bị bẩn vênh thủng
Pitton, xylanh bị mài mòn khe hở lớn
Vỡ ống đẩy trong blốc Khắc phục: tùy nguyên nhân mà ta khắc phục c) Tủ không kín cách nhiệt bị ẩm hoặc hỏng Biểu hiện:
Tuyết bám nhiều ờ dàn bay hơi, tủ ít ngắt
Nhiệt độ trong tủ tăng
Sờ vỏ tủ gần khe cửa thấy lạnh
Cửa tủ đóng không kín
Cách nhiệt bị ẩm bị nước vào
Điều chỉnh khe hở của tủ cho hợp lý
Kê lại tủ cho bằng cân đối
Hàn vá vỏ tủ không để cho cách nhiệt bị ẩm ướt d) Tủ mất lạnh hoàn toàn:
Biểu hiện: Động cơ máy nén vẫn hoạt động nhưng không có lạnh Nguyên nhân:
Hệ thống đã hết gas
Hệ thống bị tắc ẩm hoàn toàn
Hư hỏng bên trong máy nén Cách khắc phục: Tùy nguyên nhân mà ta xử lí
1.5.2.2 Những hư hỏng khi động cơ máy nén không hoạt động a) Rơle khởi động không làm việc:
-Không đủ áp rơ le không hút được -Điện áp thấp roto động cơ không quay được dòng tăng làm cho rơle bảo vệ ngắt máy
-Tiếp điểm khởi động rơ le bị bẩn không dẫn điện hoặc khi rơle hút tiếp điểm không chạm vào nhau
-Lõi sắt bị kẹt không hút lên được -Hộp rơ le đấu dây nhầm b) Rơle bảo vệ hỏng -Không đóng tiếp điểm -Tiếp điểm tiếp xúc không tốt do bẩn, cháy xém, phủ một lớp bẩn hay xỉ không dẫn điện, vênh, gãy rời, dính tiếp điểm c) Động cơ cháy:
-Cháy cuộn khởi động, rơ le khởi động không ngắt mạch Cuộn đề dễ cháy hơn vì tiết diện dây nhỏ, điện trở lớn
-Cháy cuộn làm việc do điện áp nguồn giảm quá mức, rơ le khởi động không đóng mạch cuộn đề được, roto không quay Cuộn chạy chịu dòng lớn, nóng, rơ le bảo vệ ngắt mạch nhiều lần lặp lại, cuộn chạy dễ cháy
-Máy nén bị kẹt d)Tụ điện hỏng -Tiếp xúc không tốt thì sữa lại -Tụ hỏng thì thay tụ mới e) Nạp quá nhiều gas: Gas nạp quá nhiều cũng làm cho máy không khởi động được
1.5.2.3 Những hư hỏng khác a) Rò điện ra vỏ và các chi tiết Biểu hiện:
-Sờ vào tủ bị điện giật -Chạm bút thử điện vào chỗ kim loại không sơn thấy có điện Nguyên nhân:
-Đầu nối điện hoặc dây dẫn mất cách điện chạm vỏ hoặc dàn , đường ống , hộp rơ le -Cuộn dây mất cách điện chạm vỏ động cơ
-Giắc cắm điện trong động cơ chạm vỏ
Khắc phục: kiểm tra và khắc phục cho từng nguyên nhân b) Máy làm việc ồn
-Có tiếng ù hoặ gõ trong máy nén
-Có tiếng kêu lạch xạch từ các cơ cấu cố định máy nén, đường ống, dàn, cửa -Có tiếng gõ trong rơ le
-Lò xo treo hay bulông cố định máy nén bị nới lỏng hoặc quá chắc mất cân đối vững chắc
-Dàn nóng hoặ rơ le của tủ cố định không tốt mất cân bằng động
-Rơ le hoặc máy nén gặp sự cố: kẹt rơ le, lốc sát cốt, lá van hỏng, hỏng lò xo treo trong, ống đẩy bị rò, bôi trơn kém, hỏng chốt piston, bạc biên
-Chỉnh máy chữa theo nguyên nhân -Thay lốc c) Máy chạy liên tục:
-Thermostat không ngắt được tiếp điểm -Đặt bầu cảm biến của thermostat không đúng -Mất gas trong bầu cảm biến
-Xơ cứng trong hộp xếp của thermostat -Nhiệt độ không khí bên ngoài quá cao
-Bỏ quá nhiều sản phẩm hoặc nhiệt độ sản phẩm quá cao Khắc phục:
-Tùy nguyên nhân, chú ý kiểm tra thermostat và thong thoáng chỗ đặt máy d) Máy làm việc và ngừng không theo quy luật:
-Máy đóng ngắt mạch liên tục (hệ số thời gian làm việc giảm) -Máy ít ngắt mạch
-Máy bị tắc ẩm, rơ le bảo vệ cắt, nhiệt độ tăng lại cho thong mạch
-Động cơ bị ôm dây, điện trở giảm khi làm việc do tăng nhiệt độ
-Nếu máy chỉ làm việc khi để núm thermostat ở trị số lớn do giảm gas trong ống cảm biến
Khắc phục: theo từng nguyên nhân e) Rơle bảo vệ hoạt động liên tục:
-Điện áp cung cấp tăng giảm thường xuyên
-Lắp nhằm loại rơ le bảo vệ không phù hợp với tủ lạnh -Hỏng tụ
-Động cơ bị om dây, máy bị kẹt cơ
Khắc phục: tùy theo nguyên nhân f) Tủ lạnh tiêu thụ nhiều điện:
Nhiệt độ môi trường tăng cao:
-Phòng thong thoáng không tốt -Tủ để sát tường hay ở góc chết khó làm mát dàn ngưng
-Tủ đặt gần nguồn nhiệt như bếp, lò sưởi Tủ cách nhiệt kém:
-Cửa tủ đóng không khít nen nhiệt và không khí vào nhiều lớp tuyết bám nhiều truyền nhiệt lại càng kém
-Khi đóng cửa tủ đèn không tắt -Điện áp nguồn cao quá máy chạy cũng nóng hơn, tốn điện -Có tổn hao khi chạy qau biến áp
-Máy nén có sự cố ma sát tăng tải lớn -Cuộn dây độn cơ bị bó, cách điện giảm, tổn thất công suất tiêu thụ tăng
-Cách nhiệt bị hỏng , ẩm, nắp sau dàn lạnh không kín
-Máy thiếu gas, năng suất làm lạnh giảm, máy chạy lâu tốn điện
-Đặt quá nhiều sản phẩm nhất là thức ăn nóng vào tủ
Sữa chữa: tùy theo nguyên nhân mà ta khắc phục
Thiết bị làm lạnh khác
1.6.1 Tủ lạnh-Thùng lạnh-Tủ đông-Tủ kết đông : a) Cấu tạo:
Hình 1-23 Sơ đồ cấu tạo
1 Máy nén; 2 Đầu đẩy; 3 Đoạn dàn ngưng làm mát dầu; 4 Đường làm mát đầu vào; 5.Đường làm mát đầu ra; 6 Ống xoắn dưới đáy tủ; 7 Dàn ngưng tụ; 8 Phin sấy lọc; 9.Ống mao; 10 Dàn bay hơi; 11 Bầu tích lỏng; 12 Hồi nhiệt; 13 Ống hút;
14 Ống dịch vụ; 15 Đầu cảm biến; 16 Cách nhiệt - Tủ lạnh có hình dáng như tủ đứng một, hai hoặc nhiều cửa có nhiệt độ trên 0oC - Thùng lạnh giống như tủ lạnh đặt nằm ngang có nắp mở lên trên,nhiệt độ trên 0oC - Tủ đông có hình dáng giống như tủ lạnh nhưng có nhiệt độ bảo quản -18 ÷ 24 oC - Tủ kết đông có hình dáng giống tủ lạnh có nhiệt độ -18 ÷ 24 oC nhưng có khả năng kết đông sản phẩm b) Nguyên lý hoạt động:
Có nguyên lý hoạt động giống như tủ lạnh gia đình những loại này trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên hoặc cưỡng bức với môi trường làm lạnh
1.6.2 Tủ kín lạnh –Quầy kín lạnh-Tủ kín đông-Quầy kín : a) Cấu tạo:
Hình 1-24 Sơ đồ cấu tạo
1 Máy nén; 2 Phin sấy lọc; 3 Dàn ngưng sơ bộ; 4 Dàn ngưng chính; 5 Đường quay về máy nén; 6 Ống làm mát dầu; 7 Ống đẩy; 8 Ống mao; 9 Dàn bay hơi quạt; 10.Hồi nhiệt (ống hút + ống mao); 11 Ống hút
Những loại tủ và quầy kín này có hình dáng và kết cấu giống như tủ lạnh, quầy lạnh, tủ đông quầy đông nhưng có khác biệt là cửa mở hoặc kéo đẩy có lắp kính để quan sát được hàng hóa trưng bày bên trong
Những loại này dùng để bảo quản hàng trước khi bán b) Nguyên lý hoạt động:
Có nguyên lý hoạt động giống như tủ lạnh gia đình những loại này trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức với môi trường làm lạnh
ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ
Công dụng và phân loại
Hệ thống điều hòa không khí là một hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đối với các công trình kiến trúc hiện nay
Hệ thống này mới được nghiên cứu ứng dụng nhiều vào thiết kế xây dựng từ những năm 50 của thế kỷ 20 Mới đầu chỉ có ở một số nước phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp,Nga riêng ở Việt Nam tới những năm 90 mới bắt đầu phổ biến
Cho đến nay hệ thống điều hòa không khí được nghiên cứu đẩy mạnh, cải tiến nhiều và đã trở thành nhu cầu phổ biến đối với các công trình xây dựng trên khắp thế giới và ở Việt Nam
Do yêu cầu nảy sinh điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió trong một phòng đến mức độ chênh lệch nhiều với môi trường xung quanh, với nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn nhiệt độ môi trường 210 0 C, độ ẩm chỉ khoảng 6570%, tốc độ gió vừa phải 0,30,5 m/s và đảm bảo giữ ổn định trong thời gian dài lọc sạch bụi bặm, ô nhiễm để làm cho con người luc nào cũng cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi sinh hoạt trong môi trường đó Để giải quyết được yêu cầu trên, ta không thể chỉ sử dụng quạt gió mà phải kết hợp sử dụng các loại thiết bị đặc biệt gọi là điều hòa không khí Điều hòa không khí là thiết bị dùng để điều tiết không khí tạo cho con người có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sống và làm việc trong môi trường đó
- Máy 1 chiều (chỉ làm lạnh), máy 2 chiều (vừa làm lạnh vừa sưởi ấm)
- Năng suất làm lạnh (BTU): 9.000, 12.000, 18.000, 24.000,
+ ĐHKK trung tâm(loại công suất lớn).
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2.2.1 Máy điều hòa 1 khối 2.2.1.1 Cấu tạo
Hình 2-1 Cấu tạo máy điều hòa 1 khối gồm dàn ngưng tụ (dàn nóng) 1, dàn bay hơi (dàn lạnh) 5, máy nén 2, quạt dàn nóng và quạt dàn lạnh 4, môi chất làm lạnh, hệ thống đường ống dẫn, van điều chỉnh lưu lượng, cửa hút 7, cửa thổi 8, hệ thống điện, khung vỏ
- Máy 1 chiều (chỉ làm lạnh), máy 2 chiều (vừa làm lạnh vừa sưởi ấm)
Máy nén khí nén môi chất từ dạng khí với áp suất thấp thành dạng lỏng với áp suất cao, rồi bơm qua dàn lạnh tại đây môi chất bốc hơi sinh lạnh, nhờ quạt gió hỗ trợ để đẩy không khí lạnh đi khắp phòng tạo sự chênh lệch về áp suất, môi chất lỏng nhận hơi nóng của không khí trong phòng và bốc hơi thành thể khí để tuần hoàn trong ống và tỏa nhiệt ở dàn nóng
- Môi chất làm lạnh (ga lạnh), có đặc điểm
môi chất ở trạng thái lỏng bay hơi (sôi) ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp (đối với máy ĐHKK nhiệt độ sôi khoảng 5 0 C) làm lạnh không khí và nhận nhiệt từ không khí
môi chất ở trạng thái hơi (áp suất cao & nhiệt độ cao) nhả nhiệt ra không khí và biến thành trạng thái lỏng
Máy nén dùng để nén môi chất ở áp suất cao (khoảng 10 bar)
Dàn lạnh đặt phía trong phòng, dàn nóng đặt phía ngoài phòng đều có cấu tạo từ những lá nhôm (tản nhiệt) và ống đồng (ống mao dẫn), ngăn cách bằng vách ngăn cách nhiệt
Van tiết lưu dùng để giảm áp suất và nhiệt độ cho môi chất khi đi từ dàn nóng về dàn lạnh
Quạt dàn nóng (loại hướng trục) và quạt dàn lạnh (loại ly tâm) được dẫn động chung bằng 1 động cơ
Giữa khoang nóng và khoang lạnh có cửa điều chỉnh cấp gió tươi vào phòng
Khoang đáy của vỏ máy dùng chứa nước ngưng rơi từ dàn lạnh và hướng dốc ra cửa thoát nước ngưng
Rơle nhiệt độ: Khi nhiệt độ đạt đến trị số cài đặt, rơle sẽ tác động làm cho máy nén ngừng chạy Khi nhiệt độ tăng lên, rơle lại tác động cho máy chạy lại
2.2.1.4 Ưu, nhược điểm - Dễ lắp đặt và sử dụng
- Đối với hộ gia đình, công sở có nhiều phòng riêng biệt, sử dụng máy điều hòa 1 khối rất kinh tế, chi phí đầu tư và vận hành thấp
- Công suất nhỏ, tối đa 24.000 BTU/h
- Đối với các tòa nhà lớn, khi lắp đặt máy điều hòa 1 khối làm giảm mỹ quan của công trình
- Dàn nóng xả khí nóng ra bên ngoài nên chỉ có thể lắp đặt trên tường bao Đối với các phòng nằm sâu trong công trình thì không thể sử dụng loại máy này
2.2.2 Máy điều hòa 2 khối 2.2.2.1 Cấu tạo
Hình 2-1 Cấu tạo máy điều hòa 2 khối 2.2.2.2 Phân loại
Theo công suất làm lạnh: 9.000, 12.000, 18.000, 24.000, 36.000, 48.000 và 60.000 Btu/h
Theo vị trí của dàn lạnh có thể chia ra - Kiểu gắn tường,
- Kiểu đặt nền, - Kiểu áp trần, - Kiểu âm trần, - Kiểu cassette, - Kiểu vệ tinh
Hình 2-3 Nguyên lý làm việc máy điều hòa 2 khối
Dàn nóng: Một khối đặt ngoài nhà gồm máy nén, dàn ngưng, quạt gió hướng trục (thường gọi là dàn ngưng)
Dàn này có trọng lượng tương đối lớn, luôn thải ra khí nóng nên phải được bố trí ở nơi có khả năng chịu lực, thông gió dễ dàng không thổi gió nóng sang các nhà bên cạnh
Dàn lạnh: Một khối đặt trong phòng gồm dàn lạnh, quạt ly tâm và thiết bị điều khiển bằng vi mạch; khối trong nhà có thể có nhiều hình dạng như treo, áp trần, kiểu đặt sàn … khối này cần lắp đặt chắc chắn, để giảm tiếng ồn khi quạt gió chạy Phải có ống dẫn nước ngưng tụ trên dàn lạnh thoát ra ngoài dễ dàng và bố trí thuận lợi để dễ dàng nối với khối nóng bên ngoài nhà Dàn lạnh còn được dùng như vật trang trí trong nhà
Dàn lạnh và dàn nóng được nối với nhau bằng hai ống đồng bọc cách nhiệt thành 1 vòng tuần hoàn kín Ưu điểm
- So với máy điều hòa 1 khối, máy điều hòa rời cho phép lắp đặt ở nhiều không gian khác nhau
- Có nhiều kiểu loại dàn lạnh cho phép người sử dụng có thể chọn loại thích hợp nhất cho công trình cũng như ý thích cá nhân
- Công suất hạn chế, tối đa là 60.000 Btu/h
- Độ dài đường ống và chênh lệch độ cao giữa các dàn bị hạn chế
- Giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả không cao, đặc biệt những ngày trời nóng
- Làm giảm mỹ quan của công trình do các dàn nóng bố trí bên ngoài
2.2.3 Máy điều hòa trung tâm 2.2.3.1 Cấu tạo
Hình 2-4 Cấu tạo máy điều hòa trung tâm
Cấu tạo tổng thể của một điều hòa trung tâm bao gồm: Dàn nóng, dàn lạnh, hệ thống đường ống dẫn và phụ kiện
– Dàn nóng là một dàn trao đổi nhiệt lớn gồm các ống đồng, cánh nhôm trong có bố trí một quạt hướng trục Moto máy nén và các thiết bị phụ của hệ thống làm lạnh đặt ở dàn nóng Máy nén lạnh thường là loại máy ly tâm dạng xoắn ống gió mềm
– Dàn lạnh: có nhiều chủng loại như các dàn lạnh của các máy điều hòa rời Một dàn nóng được lắp không cố định với một số dàn lạnh nào đó, miễn là tổng công suất của các dàn lạnh dao động trong khoảng 50÷130% công suất dàn nóng
Nói chung các hệ VRV có số dàn lạnh trong khoảng từ 4 đến 16 dàn Hiện nay có một số hãng giới thiệu các chủng loại máy mới có số dàn nhiều hơn
Trong một hệ thống có thể có nhiều dàn lạnh với kiểu dạng và công suất khác nhau Các dàn lạnh hoạt động hoàn toàn độc lập thông qua bộ điều khiển Khi số lượng dàn lạnh trong hệ thống hoạt động giảm thì hệ thống tự động điều chỉnh công suất một cách tương ứng
– Các dàn lạnh được điều khiển bằng các Remote hoặc các bộ điều khiển theo nhóm thông cửa gió
– Nối dàn nóng và dàn lạnh là một hệ thống ống đồng và dây điện điều khiển Ống đồng trong hệ thống này có kích thước cỡ lớn hơn máy điều hòa rời Hệ thống ống đồng được nối với nhau bằng các chi tiết gép nối chuyên dụng gọi là các REFNET
– Hệ thống có trang bị bộ điều khiển tỷ tích vi ( PID) để điều khiển nhiệt độ phòng lọc bụi
– Hệ thống có hai nhóm đảo từ và điều tần ( inverter) và hồi nhiệt ( heat recovery) Máy điều hòa VRV kiểu hồi nhiệt có thể làm việc ở 2 chế độ sưởi nóng và làm lạnh
2.2.3.2 Phân loại - Hệ thống điều hòa trung tâm kiểu VRV/VRF
Variable Refrigerant Flow (VRF) hay Variable Refrigerant Volume (VRV), là hệ thống điều hòa có khả năng điều chỉnh lưu lượng môi chất tuần hoàn thay đổi công suất theo phụ tải bên ngoài
- Hệ thống ĐHKK trung tâm kiểu giải nhiệt
Sơ đồ mạch điện máy điều hoà
Hình 2-6 Sơ đồ mạch điện máy điều hoà trung tâm
Sử dụng, bảo dưỡng máy điều hòa không khí
2.4.1 Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng:
- Hạn chế phụ tải nhiệt cho máy
- Không để thất thoát gió lạnh:
+ Làm kín các khe cửa sổ, cửa ra vào, hạn chế số lần mở cửa ra vào (lắp bộ lò xo đóng cửa tự động), ra vào đóng cửa, không mở cửa sổ khi máy hoạt động
+ Nếu phòng có lắp quạt thông gió cần kiểm soát thời điểm và thời gian làm việc của quạt phù hợp
- Không để các nguồn nhiệt trong phòng:
+ Không là áo quần, không dùng máy sấy tóc, không dùng bếp gas mini, bếp điện, cho việc ăn uống trong phòng
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị điện khác trong phòng: đèn, máy tính, tivi, đầu đĩa,…
- Cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý:
+ Ban ngày 24 -25 0 C, ban đêm (phòng ngủ) 25-27 0 C (ưu tiên tăng tốc độ quạt hơn là giảm nhiệt độ phòng)
+ Tắt máy lạnh khi không sử dụng và chỉ sử dụng máy lạnh khi thật cần thiết
+ Dùng quạt thay cho máy điều hòa không khí
- Trong quá trình thiết kế không gian (phòng/khu vực) dự định sử dụng máy điều hòa không khí chúng ta nên chú ý một số điểm sau:
+ Tránh ánh nắng mặt trời chiếu nắng trực tiếp vào các cửa kính nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính
+ Bảo vệ từ bên ngoài: Chống bức xạ qua mái
+ Một số hình thức khác: Trồng cỏ bề mặt trên sân thượng, hồ bơi, phun sương, sử dụng thiết bị thu năng lượng mặt trời trên mái giúp khai thác năng lượng tái tạo và chống nhiệt bức xạ mặt trời qua mái
+ Tránh mở cửa sổ trực diện hướng Đông và đặc biệt là hướng Tây Diện tích cửa sổ cần ở mức vừa phải, tỷ lệ diện tích cửa sổ so với diện tích vách phải bé hơn 25% đối với hướng Đông và hướng Tây, tỷ lệ này nhỏ hơn 30% đối với hướng Nam và hướng Bắc
+ Trong trường hợp mở cửa sổ ở hướng Đông và hướng Tây thì cần có biện pháp chống nắng như: sử dụng các dạng ô văng, các lam che nắng, sử dụng các màn che (màn che có thể đặt phía trong hay ngoài) nhưng đặt bên ngoài sẽ hiệu quả tốt hơn), nên sử dụng màn che có màu sáng
+ Sử dụng rèm che ánh nắng trực tiếp: Vừa hạn chế xâm nhập nhiệt vừa tận dụng ánh sáng tự nhiên vừa phải
+ Đối với các vách hướng Tây và Đông nên sử dụng vật liệu xây dựng có hệ số truyền nhiệt thấp hoặc có một lớp cách nhiệt cho vách, các tòa nhà với kiểu xây dựng có hành lang bên ngoài sẽ giúp tránh việc xâm nhập nhiệt này
+ Các vách cần sơn màu sáng
+ Khoảng không gian giữa trần và mái cần được thông thoáng, đặc biệt đối với các loại mái tole Có thể sử dụng trên các lớp lót cách nhiệt cho mái, trần
+ Tận dụng mọi diện tích, khoảng không trống để trồng cây xanh, tạo các hồ nước nhân tạo
2.4.2 Qui trình và phương pháp lắp đặt máy điều hoà không khí
- Dàn nóng đặt nơi thoáng gió, không bị ánh nắng chiếu trực tiếp
- Vị trí lắp đặt dàn nóng:
+ Lắp đặt đúng yêu cầu nhà sản xuất, ví dụ: khoảng cách tối thiểu từ bề mặt tường đến các bề mặt của dàn
+ Đặt nơi thông thoáng, không bị cản trở hoặc quẩn gió nóng Nên đặt nơi có bóng mát ở gần cây cối, mặt đất có cỏ sẽ giảm được 3 - 5°C nhiệt độ không khí
+ Tránh để dàn ngưng bị nắng chiếu trực tiếp Nếu không cần có mái che phù hợp
+ Tránh đặt trên mái nhà bị nắng chiếu có phủ lớp hắc ín hoặc chất chống thấm màu sậm,
+ Tránh đặt gần (trong) khu vực có nhiều bụi Tránh đặt gần mặt đất để tránh bụi
+ Không đặt ngay hướng luồng gió mạnh: quạt thổi phải chống lại luồng gió đi ngược
+ Không đặt nơi mà không (khó) leo lên được: không được bảo trì tốt
+ Tối ưu chiều dài và bố trí đường ống gas (nên nhỏ hơn 15m) + Đảm bảo lớp cách nhiệt ống gas, đặc biệt các đoạn bị nắng chiếu
2.4.3 Bảo dưỡng máy điều hòa
- Kiểm tra thường xuyên các phần máy và làm vệ sinh định kỳ như sau:
+ Làm vệ sinh định kỳ luới lọc bụi dàn lạnh mỗi 2-3 tháng tùy tình trạng luới lọc (có thể tự thực hiện)
+ Làm vệ sinh định kỳ dàn lạnh và quạt dàn lạnh 1-2 lần mỗi năm tùy tình trạng vệ sinh thực tế của dàn (công việc này do thợ thực hiện)
+ Làm vệ sinh định kỳ dàn nóng và quạt dàn nóng 2-4 lần mỗi năm tùy tình trạng vệ sinh thực tế của dàn (công việc này do thợ thực hiện)
- Yêu cầu nhà cung cấp (thợ) kiểm tra định kỳ tình trạng kỹ thuật máy (ví dụ: lượng tác nhân lạnh, dòng điện máy nén, tình trạng rò rỉ, chất lượng lớp cách nhiệt, bộ cảm biến nhiệt, ) ít nhất 1 lần mỗi năm
- Yêu cầu bảo trì sửa chữa ngay khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra: máy chạy mãi không dừng, máy chạy rất lâu mới đạt độ lạnh hoặc không đạt độ lạnh, rò rỉ nước, các tiếng ồn bất thường
Một số hư hỏng và cách khắc phục
2.5.1 Máy lạnh không hoạt động
Khi khởi động máy lạnh nhưng không thấy hoạt động thì nguyên nhân có thể là do những nguyên nhân chính như sau:
- Nguồn điện không ổn định hoặc không có nguồn điện đi qua
- Cầu chị bị đứt, biến thế bị hư hoặc ngắn mạch đứt dây
- Các mối nối điện bị lỏng, thiết bị an toàn mở
- Kiểm tra điện thế, cỡ và loại cầu chì có bị hỏng không
- Kiểm tra các mối nối điện, nếu bị hở thì cần siết chặt lại
- Sử dụng đồng hồ điện thế kiểm tra mạch điện
- Kiểm tra thông mạch của thiết bị bảo vệ và mạch điều khiển bằng đồng hồ
2.5.2 Khả năng làm lạnh kém
- Máy lạnh sử dụng lâu ngày chưa được vệ sinh, lọc gió, dàn ngưng tụ và dàn lạnh bị dơ nên không thể tỏa ra hơi lạnh
- Máy lạnh bị thiếu gas, đường ống gas bị lỏng, hở, hư hỏng và rò rỉ gas ra ngoài
- Dàn lạnh không có đủ không khí đi qua
- Hoạt động quá tải làm máy nén vận hành không hiệu quả
- Máy nén bị hư hỏng
- Không khí giải nhiệt không tuần hoàn
- Vệ sinh máy lạnh định kỳ và thường xuyên tùy theo tần suất sử dụng nhiều hay ít, khoảng 3 - 6 tháng/lần
- Kiểm tra đường dẫn gas, nạp gas cho máy lạnh
- Kiểm tra quạt và bảo trì dàn nóng
- Kiểm tra hiệu suất máy nén và tải hoạt động
- Tháo gỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt
Nguyên nhân gây ra hiện tượng máy lạnh quá lạnh có thể do bộ điều khiển nhiệt độ của máy bị hư, hoặc do nhiệt độ bị chỉnh xuống quá thấp so với nhu cầu sử dụng
- Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn
- Điều chỉnh lại nhiệt độ cho phù hợp
Hiện tượng máy nén chạy ồn thường sẽ xảy ra ở những dàn nóng được đặt ngoài trời
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do các bu lông hay đinh vít bị lỏng, hoặc có chi tiết bên trong máy nén bị hư khiến cho máy không hoạt động ổn định Ngoài ra, thừa gas hay ma sát mạnh giữa các đường ống với nhau hoặc với vỏ máy cũng có thể gây ra tiếng ồn trong lúc hoạt động
- Cố định lại đường ống tránh cho chúng va chạm với nhau
- Kiểm tra nơi đặt dàn nóng đã bằng phẳng hay chưa, vỏ máy nén có bị móp mép gây va chạm với các chi tiết bên trong hay không Đồng thời, kiểm tra lại những bu lông ở dưới đáy máy xem có bị lỏng hay không Sau đó, tiến hành kê lại máy cho ổn định và xiết chặt lại những bu lông bị lỏng
- Xả lượng gas thừa ra bên ngoài bằng van lục giác Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của dàn nóng
- Thay máy nén mới Trước khi thay, bạn cần kiểm tra mã số, thương hiệu và công suất để chọn mua cho phù hợp
2.5.5 Máy chạy liên tục nhưng không lạnh Đôi khi bạn sẽ phát hiện máy lạnh vẫn đang chạy liên tục nhưng lại không có hiệu quả làm lạnh Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này như:
- Thiếu gas do rò rỉ hoặc đường ống dẫn gas bị nghẹt
- Lọc gió và dàn lạnh bị dơ khiến hơi lạnh không được phả ra ngoài
- Dàn ngưng tụ bị dơ
- Không đủ không khí đi qua dàn lạnh
-Không khí giải nhiệt không tuần hoàn
- Máy nén hoạt động không hiệu quả
- Tải quá nặng làm không đủ điện năng cho máy hoạt động
- Kiểm tra lại hệ thống dẫn gas Rút gas, hút chân không và sạc lại gas nếu cần thiết
- Vệ sinh hệ thống lọc gió và dàn lạnh
- Bảo trì dàn nóng và hệ thống tản nhiệt
- Kiểm tra và tháo dỡ những vật gây cản trở dòng không khí tản nhiệt
- Kiểm tra lại tải và điện thế dòng điện Nếu tải không đủ thì bạn nên tắt bớt những thiết bị điện không sử dụng, hoặc sử dụng ổn áp để đảm bảo dòng điện được ổn định
Bài thực hành 1: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa tủ lạnh a.Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp
- Sử dụng và sửa chữa được các pan đơn giản của tủ lạnh b.Dụng cụ và thiết bị
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng - Thiết bị và vật tư: Tư lạnh c.Nội dung thực hành Bước 1 Quan sát Bước 2 Sửa chữa các hư hỏng Bước 3 Cấp điện , chạy thử Bước 4 Viết báo cáo trình tự thực hiện Bài thực hành 2: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa máy điều hòa nhiệt độ a.Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp
- Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa được các pan đơn giản của máy biến áp nguồn b.Dụng cụ và thiết bị
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng
- Thiết bị và vật tư: Máy điều hòa nhiệt độ c.Nội dung thực hành
Bước 1 Quan sát Bước 2 Mở vít Bước 3 Sửa chữa các hư hỏng Bước 4 Cấp điện , chạy thử Bước 5 Viết báo cáo trình tự thực hiện