1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển tại sao trong cuộc sống chúng ta phải có quan điểm toàn diện lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 393,56 KB

Nội dung

Bài làm CÂU 1 Theo Mác Lê-nin định nghĩa về “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép

Trang 1

Trình bày bài giữa kì

Kiểm tra giữa kì Môn học: Triết học Mác-Lênin

Giảng viên: Lê Thị Thu Việt

Tên sinh viên: Võ Hoàng Quý

Mã số sinh viên: 23521322

Lớp: CTTT2023

I Câu hỏi

1 Phân tích định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin Rút

ra ý nghĩa? Tại sao nói vật chất quyết định ý thức? Cho ví dụ minh họa

2 Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển Tại sao trong cuộc sống chúng ta phải có quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển?

II Cơ sở lý luận

1 Giáo trình triết học Mác-Lênin ( Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị )

2 Tài liệu file powerpoint của giảng viên( chương 1,2 Triết học mới)

3 Thư viện tiểu luận triết học ( Studocu)

4 Kênh youtube triết học Mác-Lênin ( Người ngoài hành lang, Triết học123,HộiĐồngCừu…)

Trang 2

Bài làm CÂU 1

Theo Mác Lê-nin định nghĩa về “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại

không lệ thuộc vào cảm giác”

 Phân tích về định nghĩa vật chất của Mác

-“Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan”

=> vật chất tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không bị phụ thuộc vào ý thức “ Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản và chung nhất của vật chất Nhờ đó mà đưa ra tiêu chuẩn cái gì là vật chất, cái gì không phải Một sự vật, hiện tượng từ vi mô tới vĩ

mô, từ những cái đã được biết đến đến những thứ chưa từng được định nghĩa đều thuộc phạm trù vật chất do đó vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người

-“ Vật chất là một phàm trù triết học”=> vật chất là sản phẩm của sự trừu tượng hóa, không có sự tồn tại cảm tính Tuy nhiên khác với chủ nghĩa duy tâm về phạm trù này, Mác Lê-nin đã nhấn mạnh “phạm trù

Trang 3

triết học” này dùng để chỉ cái “đặc tính” duy nhất của vật chất Là cái “đặc tính” tồn tại với tư cách là “thực tại khách quan” và

ở bên ngoài ý thức của chúng ta

 Vật chất là hiện thực chứ không phải hư vô và hiện thực này mang tính khác quan chứ không phải hiện thực chủ quan

-“ vật chất đem lại cho con người trong cảm giác” => vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của nó thông qua sự tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của sự vật, hiện tượng hay nói cách khác vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình dưới dạng thực thể, Các thực thể này mang những “ đặc tính” của bản thể luận vốn có của nó Một số thực thể có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các giác quan của con người, đem lại cho con người cảm giác Tuy vậy không phải mọi sự vật, hiện tượng đều

có thể được con người nhận biết; có cái phải thông qua công cụ khoa học; có cái không thể nhận biết được Dù vậy miễn là

nó tồn tại với vai trò là thực tại khách

quan, ở bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người thì nó vẫn được coi là vật chất

Trang 4

Thông qua đó Mác Lê-nin không chỉ bàn đến vật chất một cách chung chung, mà bàn đến nó đã được đặt trong mối quan hệ với ý thức của con n ` bgười để khẳng định lập trường nguyên duy vật của V.I.Lênin đối với mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học Đồng thời phản bác những quan điểm,

lí luận sai lầm của chủ nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức như duy tâm khách quan, nhị nguyên luận…

-“ Vật chất được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” => Với nội dung này, V.I.Lênin chứng minh vật chất tồn tại khách quan, nhưng không phải tồn tại một cách

vô hình, thần bí mà tồn tại một cách hiện thực dưới dạng các sự vật, hiện tượng và quá trình cụ thể Bằng những phương thức nhận thức khác nhau( viết, chụp, phản ánh…) con người đã có thể nhận thức được thế giới vật chất Vậy nên, về nguyên tắc, không có vật chất nào không thể nhận thức được

-Ví dụ: Một loài cây mới ngoài tự nhiên được coi là vật chất Nó tồn tại một cách khách quan ở đó vì dù con người có ý thức được hay không thì sự tồn tại của nó vẫn không

Trang 5

phụ thuộc vào ý thức của con người Khi con người thấy nó, hình ảnh của cây được phản ánh vào trong bộ não của con người

và từ đó được cải biên để đặt tên hay thậm chí là tác động ngược lại cái cây bằng nhiều cách như cưa lấy gỗ, bảo tồn…

- Điều này mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bác bỏ thuyết “bất khả tri” cũng như khuyến khích các nhà bác học, các nhà khoa học tìm hiểu, nguyên cứu và phát hiện nhiều hơn và sâu hơn về thế giới vật chất nhằm tìm ra những quy luật mới, những khám phá mới làm giàu thêm nguồn tri thức của nhân loại

Lê-nin

-Phản bác, chống lại những tư tưởng, lí lẽ sai lầm của chủ nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức và củng cố thêm thế giới quan duy vật biện chứng

-Giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng

-Khắc phục được khủng hoảng, đem lại niềm tin trong khoa học tự nhiên

Trang 6

-Là cơ sở để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh ngày càng chặt chẽ giữa triết học duy vật biện chứng với khoa học -Triệt để khắc phục hạn chế của CNDV cũ, bác bỏ CNDT, bất khả tri

-Tạo tiền đề xây dựng quan điểm duy vật về

xã hội, và lịch sử loài người

 Vì sao nói “vật chất quyết định ý thức”

Theo như chủ nghĩa duy vật “ Vật chất là thứ có trước, ý thức là thứ có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức” Ta có thể nói vật chất quyết định ý thức vì :

-Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: + vật chất là thực tại khách quan, tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức vậy nên vật chất là cái có trước Ý thức là sự phản ánh của vật chất trong bộ não của con người nên ý thức là cái

có sau và bị lệ thuộc vào vật chất

+ Thông qua quan sát, xem xét, nghiên cứu các hình thức vận động của thế giới vật chất, con người mới có thể nhận thức được

sự vật, hiện tượng từ đó ý thức mới có thể được hình thành

-Vật chất quyết định nội dung của ý thức:

Trang 7

+ Ý thức là sự phản ánh của hiện thực khách quan của thế giới vật chất Do đó nội dung của ý thức chính là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào chính bộ não của con người

+ thế giới vật chất luôn có sự vận động nhờ vậy khi quan sát và phản ánh lại thế giới vật chất, sự phong phú và đa dạng của ý thức được quyết định với sự vận động đó của vật chất

-Vật chất quyết định bản chất của ý thức + Ý thức phản ánh một cách tích cực, sáng tạo, tự giác thông qua thực tiễn Chính thực tiễn là hoạt dộng vật chất có tính cải biến hay nói cách khác thế giới vật chất được dịch chuyển vào trong bộ não của con người và cải biên trong đó -Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức

+ Sự vận động , biến đổi không ngừng của thế giới vật chất, của thực tiễn là yếu tố quyết định nên sự vận động, biến đổi của

tư duy, ý thức của con người

+ Mọi sự phát triển, vận động của ý thức đều gắn liền với quá tình vận động của vật chất Vật chất thay đổi thì sớm hay muộn

ý thức cũng phải thay đổi theo

Trang 8

VD1: Bóng tối là vật chất, là cái có trước Vì

sợ hãi bóng tối nên tổ tiên mới tìm được cách tạo ra lửa

VD2: Khi có quá nhiều tiền trong tay, con người sẽ phung phí nó vào những hoạt động giải trí Khi không có điều kiện tài chính, họ

sẽ bắt đầu biết tiết kiệm

Tiền bạc là thứ có trước, là thứ quyết định

ý thức con người nên làm gì với nó

CÂU 2

 Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

1.Định nghĩa

-Liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng mà

sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi

-Mối liên hệ: dùng để chỉ các mối ràng buộc

tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau

- mối liên hệ phổ biến:

+ theo quan điểm siêu hình: Mọi SVHT trên thế giới khách quan đều tồn tại biệt lập, tách rời nhau, không quy định ràng buộc lẫn nhau, nếu có thì chỉ là những quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên

Trang 9

+ Theo quan điểm biện chứng: Các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa liên hệ, quy định và chuyển hóa lẫn nhau

-Ví dụ: Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả trên thị trường Khi cầu tăng thì cung tăng, cầu giảm thì cung giảm Khi giá tăng thì cầu giảm kéo theo là cung giảm hay khi giá giảm thì cầu tăng từ đó cung cũng tăng Chúng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách khách quan

2.Tính chất của mối liên hệ phổ biến

-Tính khách quan: MLH phổ biến là cái vốn

có, tồn tại độc lập với con người; con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các MLH vốn có của nó

Vd: ếch ăn châu chấu, rết, sâu bọ là mlh có sẵn trong tự nhiên Các bác nông dân tận dụng điều đó mà thả ếch vào ruộng đồng để bảo vệ mùa màng

-Tính phổ biến: các mối liên hệ thể hiện ở bất

kì đâu trong tự nhiên, xã hội và tư duy Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn

Trang 10

diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng

VD: mối liên hệ giữa đồng tiền và thị

trường, mối liên hệ giữa con người và môi trường, mối liên hệ giữa cây cối

và đất đai….

- Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau Một sự vật hiện tượng có nhiều mối liên hệ khác nhau và các mối liên hệ đó giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Tùy vào tính chất và vai trò của từng mối liên hệ

mà ta có thể phân loại các mối liên hệ như sau:

- Mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới:

Ví dụ về mối liên hệ chung có thể là tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường tự nhiên và sức khỏe của toàn bộ hệ sinh thái trên Trái Đất

- Mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật, hiện tượng cụ thể: Ví

dụ cho mối liên hệ riêng có thể là tác động của việc học tập và rèn luyện cá nhân đối

Trang 11

với việc nâng cao khả năng làm việc của một người trong lĩnh vực kinh doanh

-Mối liên hệ phổ biến trực tiếp và mối liên hệ phổ biến gián tiếp: Ví dụ về mối liên hệ phổ biến trực tiếp là sự tương quan giữa mức

độ học vấn và thu nhập của một nhóm người Ví dụ về mối liên hệ phổ biến gián tiếp là tương quan giữa chất lượng giáo dục

và phát triển kinh tế của một quốc gia -Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và mối liên hệ phổ biến thứ yếu: Ví dụ cho mối liên hệ phổ biến chủ yếu là sự tương quan giữa chế độ

ăn uống và tình trạng sức khỏe của con người Ví dụ cho mối liên hệ phổ biến thứ yếu là tương quan giữa thời tiết và tâm trạng của một người trong một ngày cụ thể

-Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và mối liên hệ phổ biến ngẫu nhiên: Ví dụ cho mối liên hệ phổ biến tất nhiên là sự tương quan giữa tăng trưởng tuổi thọ và cải thiện chất lượng chăm sóc y tế Ví dụ cho mối liên hệ phổ biến ngẫu nhiên là tương quan giữa việc sử dụng điện thoại di động và sở thích âm nhạc của một nhóm người

-Mối liên hệ phổ biến bên trong và mối liên

hệ phổ biến bên ngoài: Ví dụ cho mối liên

Trang 12

hệ phổ biến bên trong là tương quan giữa năng lực cá nhân và hiệu suất làm việc của một nhân viên trong một công ty Ví dụ cho mối liên hệ phổ biến bên ngoài là tương quan giữa chính sách kinh tế của một quốc gia và sự ổn định kinh tế toàn cầu

-Mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận: Ví dụ cho mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận là tương quan giữa hiệu suất sản xuất của một công ty và hiệu suất của từng nhân viên trong công ty đó

……

Tuy vậy sự phân loại chỉ mang tính chất tương đối, bởi vì các mối liên hệ của các đối tượng rất phức tạp, không thể tách chúng khỏi tất cả các mlh khác

 Phân tích nguyên lý về sự phát triển

1 Khái niệm

-Theo quan điểm siêu hình:

+ Phát triển chỉ là sự tăng hoặc giảm về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới

+ Phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật, hiện tượng

Trang 13

-Theo quan điểm biện chứng:

+ Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật

+ Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh có phức tạp thậm chí có những bước thụt lùi

 Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Vận động nào theo khuynh hướng đi lên mới là phát triển

2 Tính chất của sự phát triển

-Tính khách quan: Mọi sự phát triển của sự vật hiện tượng đều có nguồn gốc từ trong chính bản thân sự vật, hiện tượng đó Sự phát triển không do tác động từ bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thích, ý muốn chủ quan của con người

Vd : khi có điều kiện thích hợp, hạt giống nảy mầm, phát triển thành cây dù có con người hay không

Trang 14

-Tính phổ biến: Sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội

và tư duy

vd: Từ cấp 1 lên cấp 2 lên cấp 3, tư duy của một con người không ngừng phát triển; xã hội hiện đại đã trở nên văn minh hơn so với xã hội phong kiến xưa…

-Tính đa dạng, phong phú: Sự phát triển ở mỗi sự vật, hiện tượng có quá trình diễn ra không giống nhau Sự khác biệt đó phụ thuộc vào không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó

vd: Tùy vào hoàn cảnh gia đình và môi trường, con người sẽ phát triển theo nhiều hướng khác nhau

-Tính kế thừa: Sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự phủ định tuyệt đối, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối với sự vật, hiện tượng cũ Trong quá trình phát triển,

sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, phù hợp với chúng

vd: Trong quá trình phát triển của con người, vô số phong tục tập quán đã bị đào thải vì không còn phù hợp ( tục bắt vợ, tục hiến tế….) và còn có những phong tục

Trang 15

được giữ đến tận bây giờ ( lễ cầu siêu, đi chùa đầu năm…)

 Vì sao trong cuộc sống chúng ta phải có quan điểm toàn diện, lịch

sử cụ thể và quan điểm phát triển?

luận,quanđiểmtoàndiện,quanđiểmlịchsử-cụ thể,quanđiểmpháttriểngópphầnđịnhhướng, chỉđạohoạtđộngnhậnthứcvàhoạtđộngthực tiễncảitạohiệnthực,cảitạochínhbảnthân chúngta.Songđểthựchiệnđượcchúng,mỗi chúngtacầnnắmchắccơsởlýluậncủachúng-nguyênlývềmốiliênhệphổbiếnvànguyênlý vềsựpháttriển,biếtvậndụngchúngmộtcách sángtạotronghoạtđộngcủamình.Từđórútra đượcnhữngquanniệm,tưtưởngđúngđắnvề cácsựvật,hiệntượngxungquanh

Vd: Khi ta muốn đánh giá một cách toàn diện một con người, ta phải quan sát và đánh giá một cách khách quan nhiều mặt, mối liên hệ khác nhau của

họ trong một khoảng thời gian dài tránh việc vội vàng đưa ra nhận xét mang tính chủ quan, phiến diện ngoài ra ta còn phải đặt họ vào những mối liên hệ cụ thể ( thầy cô, bạn bè, người thân…) và những yếu tố như môi trường, hoàn cảnh, khả năng tiến bộ của họ để có thể nhìn thấy được bản chất cũng như con người họ.

Ngày đăng: 01/07/2024, 17:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w