1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tổng thuật nhân vật phản diện trong truyện cổ tích tấm cám

18 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 663,95 KB

Nội dung

Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi tập trung đi sâu vào việc tìm hiểu các đặc trưng của nhân vật phản diện nhưng vì kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, tôi chỉ tập trung v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

MÔN: TỔNG QUAN VĂN HỌC DÂN GIAN

Giảng viên hướng dẫn: TS LÊ THỊ THANH VY

ĐỀ TÀI:

TỔNG THUẬT NHÂN VẬT PHẢN DIỆN TRONG

TRUYỆN CỔ TÍCH “TẤM CÁM”

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ NGỌC HÂN MSSV: 2256010032 - CHUYÊN NGÀNH: HÁN NÔM K22

Email: 2256010032@hcmussh.edu.vn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 05 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I Lí do chọn đề tài

II Cơ sở lí thuyết

1 Khái niệm truyện cổ tích

2 Đặc điểm truyện cổ tích

3 Nhân vật phản diện trong truyện cổ tích

III Nội dung

1 Tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám

2 Phân tích nhân vật phản diện trong cổ tích Tấm Cám 2.1 Nhân vật Cám

2.2 Nhân vật mụ dì ghẻ

Trang 3

Lý do chọn đề tài

Ngày nay, truyện cổ tích đã trở thành một thể loại không còn xa lạ gì với con người Việt Nam ta Mỗi câu chuyện là một bài học quý giá mà ông cha ta đã truyền lại để làm giàu thêm cho kho tàng cổ tích Việt Nam Các câu chuyện đa phần đều thể hiện các quan niệm xưa và bài học đúc kết của thế hệ cha ông ta ngày xưa qua cách xây dựng nhân vật chính với các mối quan hệ trong gia đình hay ngoài xã hội Những hình ảnh, cô Tấm hiền lành, anh Sọ Dừa tốt bụng, người em trai chăm chỉ, đã được khắc sâu vào trong tư tưởng của con người Việt Nam từ khi còn tấm bé Nhưng song song đó trong lòng người Việt Nam cũng tồn tại sự căm ghét dành cho Cám và mụ dì ghẻ hay ông phú hộ tham lam hay người anh trai gian xảo, Qua đó, ta thấy được dù

là nhân vật chính hay nhân vật phụ đều làm nổi bật lên tác phẩm và đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên sự thành công của tác phẩm Mỗi tuyến nhân vật thường có vai trò riêng trong việc thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện nhưng các tuyến chính diện đã được rất nhiều nhà nghiên cứu khai thác qua Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi tập trung đi sâu vào việc tìm hiểu các đặc trưng của nhân vật phản diện nhưng

vì kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, tôi chỉ tập trung vào tìm hiểu về nhân vật Cám và nhân vật dì ghẻ trong truyện cổ tích “Tấm Cám”

Trang 4

NỘI DUNG

I Cơ sở lý thuyết

1 Truyện cổ tích

1.1 Khái niệm thể loại Truyện cổ tích

Văn học dân gian ra đời từ khi con con người chưa có chữ viết, dùng hình thức truyền miệng để sáng tạo và lưu giữ các sáng tác của mình Chính vì thế các khái niệm thuộc về văn học dân gian chỉ được nghiên cứu và cho ra đời sau này Về khái niệm Truyện cổ tích, thầy Hoàng Tiến Tựu từng đề cập đến trong nghiên cứu văn học

dân gian của ông “là một truyện kể dân gian ra đời từ thời kì cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có tính phổ biến trong đời đời sống nhân nhân, đặc biệt là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là “tưởng tượng và hư cấu cổ tích”), kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và mơ ước của nhân dân đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục của nhân dân trong những thời kì những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của những xã hội có giai cấp (ở nước ta chủ yếu là xã hội phong kiến).” Đây là một khái niệm về Truyện cổ tích khá dài vì để bao quát tất cả vấn đề đặc điểm, tính chất, xã hội và khu biệt với các khái niệm khác văn học dân gian khác (thần thoại, truyền thuyết, giai thoại…) Bên cạnh đó PGS

Chu Xuân Diên cũng nói đến khái niệm của thể loại Truyện cổ tích “bao hàm 3 yếu

tố nghĩa: Truyện cổ tích là truyện kể; truyện này có quan hệ với thời quá khứ xa xưa

cả về nội dung và nguồn gốc phát sinh; dấu tích của truyện kể này vẫn còn tồn tại cho đến nay.” Ở định nghĩa này chỉ ra được đơn giản hình thức, quan hệ và sự phát

triển của Truyện cổ tích Một khái niệm khác được đưa vào sách giáo khoa ngữ văn

6 chỉ ra rằng: “Truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan điểm về đạo đức cũng như công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động”

Trang 5

Nhìn chung các khái niệm về thể loại Truyện cổ tích đều thể hiện được những thuộc tính, bản chất, quá trình của nó

1.2 Đặc điểm thể loại Truyện cổ tích

Truyện cổ tích được xem như là một lĩnh vực sáng tác dân gian rộng lớn, nó khá phức tạp và có giá trị to lớn về bề dày lịch sử Vì vậy nên con đường chiếm lĩnh nhận thức của truyện cổ tích không thể nào đơn giản được, về vấn đề phân loại truyện

cổ tích, bài nghiên cứu này sử dụng cách phân loại của Giáo sư Hoàng Tiến Tựu trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (NXB Giáo dục, năm 2001) Theo cách này, truyện cổ tích được chia thành ba loại: truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích thế sự (truyện cổ tích sinh hoạt) Nói về truyện cổ tích thần kì, yếu tố thần kì đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy cốt truyện phát triển Với các nhân vật, các yếu tố thần kì khi thì đóng vai người giúp đỡ, khi thì đóng vai kẻ cản trở Không như truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích thé sự ra đời khi xã hội đang đối diện với thực trạng chênh lệnh giàu nghèo khá rõ rệt, mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt Truyện kể về những nội dung gần gũi với đời sống thường ngày, trong truyện

có thể ẩn chứa yếu tố thần kì nhưng chi tiết thần kì không giữ vai trò cốt yếu như truyện cổ tích thần kì Còn với truyện cổ tích loài vật, truyện thường kể về xã hội của các loài vật và lấy một loài vật làm nhân vật chính Chuyện thường mượn hình ảnh các loài vật để mang thông điệp đến cho con người

Nhìn chung, dù thuộc loại cổ tích nào thì truyện cổ tích đa phần muốn thể hiện ước muốn của người nông dân về một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc hơn Từ

đó, đặc điểm của truyện cổ tích có ba đặc điểm đáng nói nhất: tính dị bản, các yếu tố thần bí và tính thẩm mỹ cao

Về tính dị bản, ngày xưa, khi chữ viết còn chưa ra đời các câu chuyện cổ tích thường được lưu truyền bằng miệng, nay gọi là văn học dân gian Đó là phương thức lưu truyền vô cùng phổ biến khi mà không có giới hạn về đề tài và người bình dân ai

ai cũng có thể sáng tác chuyện cổ tích Họ dùng các mẩu chuyện cổ tích để răn đe, giáo dục hoặc để mua vui, giải trí trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày Vì các địa điểm, nhân vật trong chuyện cổ tích không được đề cập cụ thể, thêm vào là tư duy

Trang 6

thẩm mĩ của mỗi dân tộc là khác nhau nên những mẩu chuyện đã trải qua sự nhào nặn

để cho ra những tác phẩm phản ánh những giá trị tinh thần khác nhau

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có yếu tố thần bí làm cho thể loại này khac biệt hơn so với các thể loại khác Các yếu tố thần bí trong truyện cổ tích thường là sự xuất hiện của bụt, các vị thần, phù thủy, yêu quái, Các nhân vật này thường xuất hiện để làm nổi bật nên mọi sự tốt đẹp của nhân vật chính Ngoài ra, sự xuất hiện của bụt hay các

vị thần còn đại diện cho niềm tin của con người vào thế lực siêu nhiên, qua đó, họ gửi gắm những mong muốn, ước nguyện được phù hộ, bảo vệ, che chở Các yếu tố thần

bí xuất hiện làm câu chuyện trở nên sống động hơn, dễ tiếp cận đến độc giả hơn, từ trẻ nhỏ cho đến trẻ em đều thích đọc

Đặc điểm cuối cùng của truyện cổ tích là tư duy thẩm mĩ của con người Với

sự tự do lựa chọn đề tài, người nông dân có thể thỏa thích sáng tác theo sở thích của mình Họ biến các sự việc, hiện tượng thông thường trở thành các câu chuyện thú vị

và cuốn hút hơn Chủ đề chủ yếu mà người nông dân hay nhắc đến đó là sự tương phản giữa cái xấu và cái tốt nhằm để đề cao các phẩm chất cao đẹp làm nên yếu tố thẩm mĩ cho câu chuyện Chuyện cổ tích thường lấy chất liệu từ cuộc sống bình dân, đời thường để tạo ra những câu chuyện mang đậm triết lí đạo đức nhằm giáo dục con người, cũng từ đó giúp con người cải thiện khả năng cảm thụ nghệ thuật

Tóm lại, truyện cổ tích khác biệt so với các thể loại khác là nhờ vào các đặc điểm như trên Có thể thấy dù các câu chuyện tẻ nhạt, đời thường nhưng nếu được truyện cổ tích kể qua lại trở nên vô vùng cuốn hút và thú vị biết bao

2 Nhân vật phản diện trong truyện cổ tích

Nhân vật phản diện trong truyện cổ tích thường là các thế lực đối đầu chủ yếu với nhân vật chính, họ luôn tìm cách gây trở ngại cho nhân vật chính Cuộc đấu đá giữa họ làm cho truyện cổ tích trở nên có tâm điểm và tiêu đề nhằm thể hiện bài học, thông điệp được đúc kết sau truyện Các nhân vật phản diện được ra đời để làm làm nền và làm nổi bật lên những điều tốt đẹp của nhân vật chính vì vậy, ta có ba đặc điểm để nhận dạng về kiểu nhân vật này Thứ nhất, nhân vật phản diện luôn được đặt bên cạnh nhân vật chính Điều này giúp người đọc nhận ra thế giới quan đối lập của

Trang 7

“chính” và “phản” Thứ hai, nhân vật phản thường đi kèm với những điều xấu xa, có thể là từ ngoại hình cho đến tính cách Ở các câu chuyện cổ tích, nhân vật phản diện thường được bộc lộ những điều xấu ngay từ đầu câu chuyện, ngay từ khi xuất hiện

họ đã nhận được cái nhìn không tốt từ độc giả Thông thường, các đặc điểm xấu xa của nhân vật phản diện thường gây trở trở ngại cho nhân vật chính, họ thường tìm mọi cách để nhân vật chính không được hạnh phúc, đó cũng chính là đặc điểm cuối cùng của nhân vật phản diện, luôn gây trở ngại cho sự phát triển của nhân vật chính Nhờ vào các nhân vật phản diện, ta thấy rõ được được quan niệm của dân gian về cái xấu, cái đáng lên án và bài trừ trong xã hội Tuy không phải là nhân vật chính nhưng

họ thường được khắc họa rất sinh động và đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy cốt truyện phát triển

II Phân tích nhân vật phản diện trong truyện cổ tích Tấm Cám

1 Tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám

Chuyện cổ tích Tấm cám được đánh giá là truyện cổ tích tích tiêu biểu nhất,

có rất nhiều dị bản xoay quanh câu truyện kể dân gian này, trong đó có hai dị bản được sử dụng nhiều nhất và được đưa vào sách giáo khoa chính là của Chu Xuân Diên và Nguyễn Đổng Chi Truyện kể về câu chuyện của hai chị em cùng cha khác

mẹ là Tấm và Cám, mẹ Tấm mất sớm, nên Tấm ở cùng dì ghẻ Thế nhưng mụ dì ghẻ hết sức độc ác, ngày đêm dày vò cuộc sống của nàng Vào một hôm, cả hai chị em đi bắt cá, vì quá lười biếng, nên Cám không bắt được con nào Thấy giỏ của Tấm nhiều

cá, bèn lừa lấy hết của cô Tấm đau lòng ôm mặt khóc, ông Bụt hiện ra chỉ cho nàng đem cá bống về nuôi Được ít lâu sau, Cám phát hiện ra sự có mặt của chú cá bống, hai mẹ con lừa Tấm đi xa rồi ăn thịt con cá Quay trở về Tấm gọi cá bống mãi không thấy lên, lại ôm mặt khóc Lần này ông Bụt hiện lên giúp đỡ nàng Trong một dịp, nhà Vua mở hội,cho phép dân thường tham gia, mẹ ghẻ không muốn cho Tấm đi chơi,

bà liền lấy gạo và thóc trộn lại bắt nàng lựa cho xong mới được đi chơi hội Tấm kêu bầy chim sẻ xuống phụ, chẳng mấy chốc đã xong Thế nhưng vì không có quần áo đi trẩy hội, Tâm lại khóc Lần này, ông Bụt cũng hiện ra giúp đỡ cô Trong buổi tiệc đó, nhan sắc của Tấm đã làm Hoàng Tử say mê, thế nhưng nàng lại lật đật quay về nhà

Trang 8

trước khi trời sáng và đánh rơi lại một chiếc hài Nhờ chiếc hài đó, Hoàng tử đã tìm

ra được nàng, rước nàng về cung Đến ngày giỗ cha, Tấm xin trở về nhà Lúc trèo lên cây hái cau, nàng bị hai mẹ con Cám hại chết Cám vào cung thế chỗ của chị Tấm hóa kiếp thành chim Hoàng Anh, thành cây đào, thành quả thị Sau bao nhiêu gian truân, cuối cùng Hoàng Tử cũng gặp lại nàng Cái kết của hai mẹ con Cám sau khi ra khỏi hoàng cung liền bị sét chết Qua dị bản của Nguyễn Đổng Chi, Cám bị Tấm dội nước sôi, nghe tin con mình chết tức tưởi, mụ dì ghẻ cũng lăn đùng ra chết Một số

dị bản khác kể rằng sau khi Tấm đổ nước sôi giết chết con Cám, thì đem xác muối mắm gửi về cho mụ dì ghẻ Kết cục chung cuối cùng là cả hai mẹ con cùng chết

Đó là hai dị bản thường thấy, bên cạnh đó có những dị bản khác về câu chuyện Tấm Cám có nhiều điểm khác biệt Đáng kể đến nhất là bản kể của G Jeanneau sưu tầm tại Mỹ Tho, được công bố vào năm 1886 Bản kể này kể lại rằng Tấm và Cám là chị em song sinh Trong khi Tấm được cha mẹ yêu thương hết mực, Cám thì bị hắt hủi không thương tiếc Cũng tình tiết đi bắt cá, cô Cám bị Tấm gạt chỉ còn lại một con cá, sau đó nó cũng bị ăn thịt nốt Xương con cá cho Cám giày và quần áo đẹp Một hôm có quạ từ đâu bay đến tha chiếc giày đến hoàng cung, nơi có vị Hoàng Tử

Cả hai gặp được nhau dưới sự giúp đỡ của vị thần Ít lâu sau hay tin cha bị ốm Nàng Cám qua trở về thăm nom cha Thế nhưng lần trở về này đã cướp đi mạng sống của nàng Vì là chị em sinh đôi nên Tấm giả làm em mình vào cung Trải qua nhiều khó khăn thử thách, Hoàng Tử và Cám tìm được nhau Cám trả thù Tấm bằng cách lừa gạt đổ nước sôi, giết chết nàng và dã man hơn nữa là làm mắm gửi về cho mẹ Trông thấy đầu lâu của con gái, bà cũng chết ngay lập tức

Trên đây là bản tóm tắt truyện Tấm Cám dựa trên những dị bản thường thấy

Vì tính dị bản của văn học dân gian nên Truyện cổ tích Tấm Cám vẫn còn rất nhiều

dị bản khác đã được tìm thấy như của Đỗ Thuận (1907), A.Landes (1886) hoặc chưa được tìm thấy

2 Phân tích nhân vật phản diện trong Truyện cổ tích Tấm Cám

2.1 Nhân vật Cám

Trang 9

Nhân vật Cám được dân gian gắn mác là nhân vật phản diện Khác với nhân vật Tấm, được dân gian miêu tả với vẻ đẹp trong sáng, làm say mê chàng Hoàng Tử, người sống trong giàu sang, tiếp xúc với biết bao người con gái đẹp Nhân vật cô Cám không được dân gian đề cập đến việc ngoại hình ra sao, đẹp hay xấu mà tập trung vào tính cách của cô Sau này, các tác phẩm phim được chuyển thể từ cổ tích Tấm Cám, nhân vật Cám có ngoại hình rất đẹp, thậm chí khi so với cô Tấm ta không thể nhận ra

ai là người đẹp hơn Nhưng đó có phải là hình ảnh Cám mà dân gian muốn truyền tải hay không? Quan điểm người xưa cho rằng “tướng do tâm sinh”, người có tính cách xấu xa thường có tướng mạo và ngoại hình không được đẹp Có những chi tiết trong câu chuyện kể chứng minh rằng điều này là đúng Khi tham gia một buổi yến tiệc nhưng cô Cám hiện lên mờ nhạt, chẳng thể lọt vào mắt xanh của Hoàng Tử mặc dù

đã được mẹ sắm sửa váy áo Tuy nhiên lý thuyết này không hoàn toàn đúng, vẫn còn nhiều hoài nghi Bởi vì trong truyện cổ tích không thiếu các nhân vật chính diện, đại diện cho công lý, ý thức, quan niệm của dân gian nhưng có vẻ bề ngoài xấu xí Nhân vật chính trong truyện cổ tích Sọ dừa là một đứa trẻ không tay, không chân, tròn vo như quả dừa nhưng mang dáng vẻ đẹp đẽ trong tâm hồn, được người con út của phú

hộ quý mến Chàng Sọ dừa đại diện cho ý thức dân gian về quan điểm “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Đến bây giờ ta vẫn không thế khẳng định chắc chắn về ngoại hình, dung mạo của cô Cám, có thật sự nghiêng nước, nghiêng thành như các bộ phim điện ảnh

có kịch bản chuyển thể cho chúng ta thấy hay chỉ là một cô gái bình thường, mang tâm địa độc ác và xảo trá

Tính cách của Cám được thể hiện rõ qua từng hành động Ngay từ lúc đầu câu chuyện kể, dân gian cung cấp cho chúng ta biết việc Cám được mẹ nuông chiều, được

ăn sung mặc sướng, không phải làm gì cả Điều này cũng trái ngược hoàn toàn với cô Tấm, người con gái bất hạnh, làm việc suốt ngày để cung phụng hai mẹ con nhà Cám

Từ việc chăn trâu, gánh nước cho đến việc xay lúa, giã gạo chẳng bao giờ ngơi tay

Cô Cám hẳn là thấy chị mình làm việc luôn canh là thế nhưng vì quen thói được nuông chiều nên coi đó là điều đương nhiên Chứng tỏ rằng cô Cám là con người vô tâm, vô tình, chỉ biết đến mình Giữa Tấm và Cám họ chung một người cha, chảy

Trang 10

chung một dòng máu, tuy nhiên điều đó cũng chẳng làm thay đổi được sự ích kỷ trong

cô, Cám mặc kệ chị mình một mình làm lụng vất vả và cô coi đó là điều hiển nhiên Cám hiện lên thật xấu tính qua câu chuyện đi bắt cá cùng với chị Tấm Cám lười biếng, chỉ biết đủng đỉnh dạo hết từ đồng nọ qua đồng kia Vốn dĩ công việc này không thuộc về nàng, suốt cả buổi chiều mà chiếc giỏ vẫn trốn không Thế nhưng suy nghĩ gian dối hiện lên trong đầu Cám Cám không từ thủ đoạn lừa gạt chị mình, lấy hết cá trong giỏ của chị Tấm mà chẳng hề áy náy hay ân hận Trộm cắp là một thói đời xấu hơn thế nữa là một người nữ nhi trong xã hội xưa, đáng lẽ ra phải nên có chuẩn mực và quy tắc, ấy vậy mà cô Cám không từ thủ đoạn đẩy chị mình trực tiếp vào khổ đau Nhìn vào nhân vật Cám, ta không thấy được phẩm chất, đạo hạnh của một người phụ nữ mà chỉ toàn xấu xa cùng với đó là thói đời đê tiện Cám còn ủ mưu với mẹ mình hãm hại Tấm đủ đường, ăn thịt con cá bống của cô, ngăn chặn mọi hạnh phúc nhỏ nhoi mà Tấm hiếm hoi lắm mới có được Hành động quá đáng nhất phải kể đến chính là giết chị để cướp lấy Hoàng Tử Lúc này mâu thuẫn đã đạt mức đỉnh điểm, Cám đạt được thứ mình mong muốn và làm mọi cách để giữ gìn Hẳn là cô Cám lúc này đã biết mình sa vào vũng lầy tội lỗi không thể thoát ra nên cô chấp nhận tắm đẫm trong bùn, làm đủ mọi cách để tiêu diệt thứ đang lăm le hạnh phúc của cô

Nếu không đứng trên góc nhìn đạo đức, mọi việc Cám làm đều đúng Cô luôn

cố gắng hết sức để giành lấy, giữ gìn hạnh phúc cho riêng mình Chẳng phải người ta vẫn hay được dạy rằng hạnh phúc là đấu tranh, Cám cố gắng kiếm tìm thứ trái ngọt cho riêng mình, đó là tình yêu Nàng làm đủ mọi cách để có được người mình yêu Bắt đầu từ những việc làm được cho là đúng đắn, váy áo xúng xính, chỉ hi vọng sẽ được Hoàng tử để mắt đến nhưng chẳng thể nhận lấy từ chàng một ánh nhìn Sau này Cám mới bắt đầu có những suy nghĩ và việc làm xấu xa Nàng nghĩ ngay đến việc giết chị, giành lấy tình yêu mà mình luôn theo đuổi Cô Cám chỉ đang cố gắng hết sức để có được thứ mà theo cô gọi đó chính là hạnh phúc Thế nhưng thông qua lăng kính đạo đức để nhìn nhận lại nhân vật Cám mà dân gian vẫn hay rỉ tai nhau, nhân vật này chính là một kẻ phản diện thực thụ Ngay từ đầu truyện kể cô xuất hiện với hình ảnh không mấy đẹp đẽ, mang những thói hư tật xấu không phù hợp với một

Ngày đăng: 01/07/2024, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w