1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề tài :" Tìm hiểu nghề đan Lục Bình tại công ty Sao Mai, Đồng Tháp " ppt

22 4,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 27,24 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Từ lâu, cây Lục Bình đã phát triển ở khắp vùng sông nước Nam Bộ,trên các tuyến kênh mương nội đồng làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giaothông đường thủy và tiêu

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu đề tài 3

Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN - THỰC TIỄN 1.1 Giới thiệu cây lục bình ( bèo tây) 4

1.2 Đặc điểm 4

1.3 Thành phần hoá học 5

1.4 Đặc tính của cây lục bình 5

1.5 Công dụng của cây lục bình 5

1.5.1 Trong y học 5

1.5.2 Đối với môi trường 5

1.5.3 Đối với nông nghiệp 6

1.6 Sử dụng cây lục bình làm đồ thủ công mỹ nghệ 6

1.6.1 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lục bình 6

1.6.2 Một số kiểu đan cơ bản 6

Chương II CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 2.1.Tình hình sản xuất. 2.1.1 Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long 8

2.1.2 Trong tỉnh Đồng Tháp 10

2.2 Dây chuyền sản xuất 15

2.2.1 Nguyên liệu sản xuất 15

2.2.2 Nguồn nhân lực 15

2.2.3 Vốn 15

2.2.4 Quy trình sản xuất 16

2.2.5 Nguồn tiêu thụ 18

2.2.6 Giá trị sản phẩm 18

Chương III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Những thuận lợi và khó khăn 3.1.1 Thuận lợi 19

3.1.2 Khó khăn 19

3.2 Giải pháp 20

3.3 Kiến nghị 20

KẾT LUẬN 22

Trang 2

Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Từ lâu, cây Lục Bình đã phát triển ở khắp vùng sông nước Nam Bộ,trên các tuyến kênh mương nội đồng làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giaothông đường thủy và tiêu thoát nước, Lục Bình còn cản trở việc đánh cá, ảnh hưởngnghiêm trọng tới nguồn cấp nước, Lục Bình tăng trưởng chóng mặt vào mùa mưa nó

là nơi cư trú của muỗi và các côn trùng gây bệnh,…gây lo ngại đến môi trường cũngnhư sức khỏe con người Tưởng chừng như vô dụng nhưng nó được xem là nguồnnguyên liệu quý và có giá trị cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, được coi là

“khám phá mới của thế kỉ 21” vì nó được khai thác sử dụng từ sau mùa lũ năm

2000 Trong thời gian gần đây, nghề thủ công mỹ nghệ được chế biến từ loại câynày đang được bà con Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) quan tâm Khôngnhững thế những sản phẩm này cũng được xuất khẩu sang nước ngoài đáp ứng đượcnhu cầu của các thị trường khó tính như: Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… giá bán

từ sản phẩm cây lục bình khá cao mà thuế xuất nhập khẩu lại thấp Nhờ có ngànhnghề này mà nhiều địa phương đã giải quyết được lượng lớn lao động nhàn rỗi giúp

bà con nông dân tăng thu nhập góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo

Từ năm 2000, nghề đan lục bình phát triển mạnh ở vùng ĐBSCL, đặc biệt ởcác tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang, Vĩnh Long, phát triển nghề này đã tạothêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các hộ thuần nông Do đó, cây lục bình cũngđược khai thác mạnh để cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất Các nghiên cứuđánh giá và phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả có sự tham gia của nông dân chothấy việc khai thác cây lục bình đã tạo thu nhập tăng thêm đáng kể cho nông hộ; đặcbiệt là nông dân nghèo thiếu đất sản xuất Bên cạnh đó việc khai thác mạnh cây LụcBình một cách có quy hoạch đã mang lại lợi ích lớn cho xã hội và góp phần khôngnhỏ vào việc bảo vệ môi trường

Chính vì những lý do trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu nghề đan Lục Bình tại công ty Sao Mai, Đồng Tháp”

Trang 3

Tìm hiểu các sản phẩm làm từ Lục Bình thân thiên với môi trường, chi phíthấp, nguồn nguyên liệu dễ kiếm.

Trang 4

Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN - THỰC TIỄN 1.1 Giới thiệu cây lục bình ( bèo tây)

Bèo tây (tên khoa học: Eichhornia crassipes) còn được gọi là bèo lục bình, bèo lộc bình, hay bèo Nhật Bản là một loài thực vật thuỷ sinh, nổi theo dòng nước,

thuộc về chi Eichhornia của họ Cỏ Cá Chó (Pontederiaceae).

Tên gọi: Loài này có tên bèo tây trong Tiếng Việt vì có nguồn gốc nước

ngoài đưa vào.Còn tên bèo Nhật Bản vì có người cho là mang từ Nhật về.Lục bình

do cuống lá phình lên giống lọ lục bình Loài này ở Miền Bắc và miền Trung gọi là

bèo tây, bèo Nhật Bản nhưng không tươi tốt, cọng không dài và cứng bằng vùngsông nước Nam Bộ

1.2 Đặc điểm

Lục Bình là thân cây thảo, sống nổi ở nước hoặc bám trên

đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới, kích thướccây mọc cao khoảng 30cm với dạng lá hình tròn, màu xanh lục,láng và nhẵn mặt, gân lá hình cung Lá cuốn vào nhau như những

Trang 5

cánh hoa Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây Lục Bình nổi trênmặt nước Ba lá đài giống như ba cánh

Cây lục bình sinh sản rất nhanh, một cây mẹ có thể đẻ cây con, tăng số gấpđôi mỗi 2 tuần nên nhanh chóng lan ra khắp nơi, thường gặp ở những chỗ nước bị tùhãm hoặc nước ngọt chảy chậm như ao, hồ, đầm, mương, kênh rạch, ven sông nên

dễ làm tắc nghẽn giao thông đường thuỷ Ở nước ta, Lục Bình sống quanh năm, sinhsản chủ yếu bằng con đường vô tính, từ nách lá đâm ra những thân bò dài, và mỗiđỉnh thân bò cho một cây mới, về sau tách ra thành một cá thể độc lập

1.3 Thành phần hoá học

Thành phần hoá học của lục bình theo tỷ lệ phần trăm(%): Nước 92,6,

protid 2,9, glucid 0,9, xơ 22, tro 1,4; calcium 40,8mg %, photpho 0,8 mg%, caroten0,66 mg% và vitamin C 20mg%

1.4 Đặc tính của cây lục bình

Lục bình mọc dưới nước rất mềm,xốp nhưng lại rất dẻo dai khi đem lên bờ

phơi khô và chính từ đặc tính này giúp cho ta có thể sản xuất ra những đồ thủ công

mỹ nghệ thân thiện với môi trường từ thân cây Lục Bình khô.

1.5 Công dụng của cây lục bình

1.5.1 Trong y học

Tính vị, tác dụng: Vị nhạt, tính mát, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, lợi

niệu giải độc, chữa sưng tấy hoặc viêm đau như sưng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe,sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết Người tathường dùng phần phình của cuống lá giã nát, thêm muối (5-8g/100g bèo) Ở miềnNam trước đây, bà con thường dùng để chữa bệnh vết thương trên cơ thể bị nhiễmđộc chất hóa học

Đối với đời sống: Lục Bình có thể dùng làm rau ăn, người ta rút các đọt

non, rửa sạch, sắt mỏng dùng nấu canh, bông lục bình ăn cũng rất ngon có thể ănsống hoặc nấu canh như đọt non, cũng có thể ăn kèm chung với lẩu mắm

1.5.2 Đối với môi trường

Trang 6

Lục Bình làm sạch nước ở nơi chúng mọc, có khả năng làm giảm bớt ônhiếm môi trường Chỉ cần 1/3 ha lục bình mỗi ngày đủ để lọc 2225 tấn nước bị ônhiễm các chất thải sinh học và các hóa chất Lục bình còn loại được kim loại nặng,độc như thủy ngân, chì, kẽm, bạc, vàng Ngoài ra chúng còn giúp chống xói mònđất ven sông, rạch, là nơi để các loài thuỷ sinh, sinh trưởng và phát triển góp phầnbảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đang có xu hướng bị cạn kiệt như hiện nay.

1.5.3 Đối với nông nghiệp:

Cho Lục Bình lên men bằng vi khuẩn, 1kg sẽ cho 0,3m3 khí mêtan BãLuc Bình sau khi lên men có thể dùng làm phân bón Lục Bình còn được dùng làmnấm rơm, thức ăn cho gia súc

1.6 Sử dụng cây lục bình làm đồ thủ công mỹ nghệ

1.6.1 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lục bình

Cây Lục Bình còn có công dụng thủ công nghiệp Xơ Lục Bình phơi khô có thểchế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, haybàn ghế,đệm lót ghế ngồi,thảm,giỏ sách, tủ nhà bếp, kệ để báo tạp chí,dép dànhmang trong phòng ngủ…

1.6.2 Một số kiểu đan cơ bản

Trang 7

Có hai hình thức đan sản phẩm Lục Bình: đan thảm Lục Bình hay còn gọi

là đan đĩa Lục Bình, và đan khung

Có 3 kiểu đan cơ bản:

Kiểu thứ nhất: là đan hạt gạo hay còn gọi là đan mắt na

Kiểu thứ hai là đan xương cá

Kiểu thứ ba là đan rối hay còn gọi là đan nhện

Mỗi kiểu đan thích hợp với mỗi loại sản phẩm khác nhau ví dụ như đanxương cá dùng để đan thảm, còn đan kệ để báo, tạp chí theo kiểu đan hạt gạo hayđan rối, với các loại sản phẩm khung ta có đan được cả 3 kiểu như trên

Trang 8

Chương II CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

2.1.Tình hình sản xuất.

2.1.1 Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Người đầu tiên bỏ công nghiên cứu biến cây lục bình từ loài cỏ dại trênsông nước thành các sản phẩm xuất khẩu chính là ông Triệu Vĩnh Thịnh, ngụ tạiđường Tết Mậu Thân, phường 4, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) Ông Thịnh là chủ

cơ sở sản xuất tiểu- thủ công nghiệp Vĩnh Thịnh, chuyên đan, bện các sản phẩm giadụng từ bẹ chuối, lác, cói để xuất khẩu Đầu năm 2000, ông Thịnh gửi một số sảnphẩm tí hon được bện từ cây lục bình ra thị trường nước ngoài để thăm dò thị hiếungười tiêu dùng ở thị trường nước ngoài Do tính hơn hẳn của cây lục bình, kháchhàng nước ngoài bắt đầu biết đến cơ sở Vĩnh Thịnh, họ đặt ông làm ra nhiều chủngloại hàng thủ công mỹ nghệ Đến nay, cơ sở Vĩnh Thịnh đã sản xuất ra các sản phẩmnhư chụp đèn ngủ, đệm lót ghế ngồi, chiếu, thảm, giỏ xách, tủ nhà bếp, dép dànhmang trong phòng ngủ Nếu đôi dép bện bằng bẹ chuối khô trước đây đã có nhiều

ưu điểm so với các loại dép khác, thì đôi dép làm bằng cọng lục bình càng làm chokhách hàng nước ngoài thích thú hơn tác dụng của nó mang lại Đó là người mangdép lục bình cảm thấy mềm mại, nhẹ tênh Đối với quý bà thì đôi dép lục bình còn

có ý nghĩa bảo vệ bàn chân đẹp trong lúc sinh hoạt trong nhà Các sản phẩm đượcđan, bện từ cọng lục bình ngày càng tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu sangNhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan, Đức, Nga Giá các sản phẩm mới này từ

6 đến 18 đô-la một cái Hiện cơ sở Vĩnh Thịnh thu hút hơn 2.300 lao động, phần lớn

là nữ, con em của các gia đình nghèo khó Doanh số xuất khẩu mỗi năm khoảng 1,2triệu USD Chỉ từ những chiếc chiếu, chiếc đèn ngủ, tủ bếp, dép đi trong nhà, tấmthảm làm từ lục bình, bẹ chuối, mỗi năm đã đem về cho cơ sở thủ công mỹ nghệ

"Vĩnh Thịnh" của ông Triệu Vĩnh Thịnh cả triệu đô la

Như HTX Quang Minh( Tiền Giang) làm ăn cũng không kém cơ sở VĩnhThịnh Ông Cao Dũng Khanh, Chủ nhiệm HTX Quang Minh, cho biết: HTX sớm

Trang 9

thành công là nhờ sản phẩm lục bình đang được khách hàng nước ngoài ưa chuộng.Bên cạnh đó, HTX đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm ra thị trường nước ngoàithông qua các kỳ hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước như hội chợGiảng Võ (Hà Nội), hội chợ Megashow (Hongkong), hội chợ Nam Ninh (TrungQuốc), hội chợ Paris (Pháp), hội chợ Frankfurt (Đức)

Chủ nhiệm HTX thủ công mỹ nghệ Ngọc Bích (Sóc Trăng), kể lại rằng tiềnthân của HTX chỉ là cơ sở sản xuất các loại giỏ nhựa để cung ứng cho các chợ khuvực ĐBSCL đựng cá, tôm Rồi trong một chuyến đi tham quan, khảo sát thị trườnghàng thủ công mỹ nghệ TP HCM, bà Bích phát hiện ra các sản phẩm thủ công mỹnghệ từ nguyên liệu lục bình, bẹ chuối đang thu hút khách hàng, trong khi đó địaphương có nguồn nguyên liệu này rất nhiều Từ đó, bà quyết định thành lập HTX,tập hợp lao động đào tạo nghề đan đát lục bình Với đội ngũ lao động cần cù, khéoléo và cùng với hỗ trợ vốn của Ngân hàng chính sách xã hội đầu tư mua nguyên liệusản xuất, HTX Ngọc Bích nhanh chóng phất lên Sản lượng sản phẩm của HTX đềuđược bao tiêu Hiện nay, ngoài tỉnh Sóc Trăng, HTX Ngọc Bích còn phát triển các

vệ tinh nghề đan đát lục bình, bẹ chuối ra những tỉnh lân cận như Bạc Liêu, Cà Mau,Kiên Giang, Hậu Giang Số lao động từ khoảng 200 người ban đầu, nay đã tăng lêntrên 4.000 lao động Bà Huỳnh Ngọc Bích nói: "Nhờ nghề đan đát lục bình, bẹ chuối

mà nhiều hộ giảm được nghèo và có vốn tích lũy từ ít lên nhiều Hy vọng, trongtương lai HTX Ngọc Bích sẽ phát triển hơn nữa để giải quyết việc làm cho người laođộng nhiều hơn"

Trước đây, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở ĐBSCL chủ yếu là từ mây,tre, trúc nhưng nay đã nhường chỗ cho mặt hàng được làm bằng lục bình, bẹ chuối

Từ các nguyên liệu này, qua bàn tay khéo léo của người thợ trở thành các sản phẩmđẹp mắt như giỏ xách, giỏ đựng rượu, thảm, các kệ, tủ, bàn ghế Hiện nay, các "sảnphẩm thân thiện với môi trường" này đang được khách hàng nước ngoài ưa chuộng Doanh nghiệp tư nhân Dạ Lý Hương ở quận 2 (thành phố Hồ Chí Minh),khách hàng của một số cơ sở thủ công mỹ nghệ vùng Tiền Giang, Bến Tre, ĐồngTháp đã xuất ủy thác qua Công ty Haprosimex Saigon sang châu Âu lô hàng hơn

Trang 10

4.500 giỏ xách đan bằng cọng lục bình và bẹ chuối trị giá gần 16.000 USD Lô hànggồm ba mẫu giỏ mới do Dạ Lý Hương thiết kế kết hợp giữa cọng lục bình và chuối,thêm các nguyên liệu như da, vải, vỏ ốc cho quai xách, trang trí hoa văn, lớp lót giỏ

đã được khách hàng nhiều nước đặt mua với số lượng lớn Thông qua HaprosimexSaigon, mỗi tháng Dạ Lý Hương xuất các mặt hàng giỏ xách cọng lục bình, bẹ chuốisang châu Âu trị giá 15.000 - 40.000 USD

Nhìn chung mấy năm gần đây, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩuđược làm bằng nguyên liệu Lục Bình, bẹ chuối ở Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) phát triển rất mạnh Hiện nay, hầu như tỉnh, thành nào trong khu vực cũngđều có sản phẩm này Bởi không chỉ tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có củathiên nhiên, mà còn đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể và góp phần xóa đói giảm nghèo

Bình của các huyện trong tỉnh,

với khoảng 500 lao động, thu nhập bình quân của mỗi lao động khoảng 40.000đồng/ngày Anh Võ Quang Nguyên, Phó phòng kinh doanh Công ty cổ phần Sao Mai nói:

“Khi tiếp nhận những sản phẩm từ Lục Bình, khách hàng nước ngoài cảm thấy thíchthú trước sự mềm mại và dẻo dai của nó Đặc biệt là chúng thích ứng được với mọinhiệt độ, nóng không giòn, lạnh không cứng Do đặc tính ưu việt của Lục Bình nênkhách hàng nước ngoài bắt đầu đến với Công ty đặt hàng nhiều chủng loại Công ty

Trang 11

hiện sản xuất nhiều mặt hàng: Chụp đèn ngủ, chiếu, thảm, giỏ xách, tủ nhà bếp, đĩađựng trái cây, sọt cắm hoa, kệ đựng rượu, salon và dép mang trong nhà AnhNguyên cho biết thêm: Dép mang trong nhà làm từ cây lục bình rất mềm mại, nhẹtênh, có thể bảo vệ bàn chân trong lúc sinh hoạt Hàng tháng, xưởng và các tổ hợptác trực thuộc sử dụng 9 - 10 tấn lục bình khô, sản xuất khoảng 6.000 sản phẩm cácloại, doanh thu gần 10.000 USD chủ yếu là xuất khẩu cho các nước Anh, Pháp ,Đức, Mĩ, …

Năm 2003, cây LụcBình chính thức lên ngôi.Cùng với những cơ sở khác,Công ty Sao Mai (thành phốCao Lãnh - Đồng Tháp) đãnghiên cứu, biến lục bình từloài cỏ dại trên sông nước trởthành món hàng xuất khẩu.Buổi đầu, chỉ xuất hiện một

số người chuyên cắt Lục Bình tươi có sẵn ngoài thiên nhiên lấy cọng, phơi khô rồibán, dần dần nguồn nguyên liệu này cạn kiệt

Để phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, một số nơi trong tỉnh ĐồngTháp đã hình thành vùng nguyên liệu chuyên trồng Lục Bình, tập trung nhiều nhất là

xã Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) Tận dụng vùng đất cù lao có nhiều bãi bồi, ngườidân đã giữ cây Lục Bình để nuôi trồng Theo ông Huỳnh Hoàng Việt, Phó chủ tịchUBND xã, hiện có khoảng 200 hộ trồng trên 80ha Lục Bình ven kênh rạch, bãi bồi,đuôi cồn Công việc này rất nhẹ nhàng nhưng cho thu nhập khá Anh Nguyễn VănDồi, ở ấp Bình Mỹ A, trồng 2 công (1 công = 1.000m2) Lục Bình cho biết: Chi phímua cây và dây cho việc giữ lục bình khoảng 100.000 đồng, ba tháng thu hoạch mộtlần, mỗi lần 16-17 tấn, giá bán từ 200 - 220đồng/kg, được 3 triệu đồng Như vậymỗi năm, từ 2 công Lục Bình, anh có thu 12 triệu đồng

Trang 12

Khi đến Công ty Sao Mai tìm hiểu thì được cô Lê Thị Hoàng Oanh( quản lý ) cho biết

Mỹ Thọ, Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp Tổ hợp hiện có 30 thợ, hầu hết là phụ

nữ Được biết 10 năm trước từ Bắc Giang, hai vợ chồng cô Thảo vào Đồng Tháp aithuê gì làm nấy, từ chăn nuôi heo thuê đế trồng lúa đầu tắt mặt tối với công việc màvẫn bữa đói bữa no Cơ hội đến khi một lần đi họp Hôi Phụ Nữ, cô biết Hội đangphối hợp với công ty Sao Mai mở lớp dạy đan Lục Bình cho hội viên phụ nữ Với sựcần cù, chăm chỉ học nghề, chỉ sau nửa tháng Cô đã được công ty giao hàng để giacông tại nhà

Vốn khéo tay nên sản phẩm

của cô được công ty ưng ý, công ty giao

cho cô nhiều mẫu hàng hơn Và cô đã kêu

gọi nhiều chị em trong khóm đén đẻ hướng

dẫn, cùng mình làm nghề Hiện cơ sở của

cô Thảo trở thành nơi cung cấp sản phẩm

cho Sao Mai nói riêng và tỉnh Đồng Tháp

nói chung và các tỉnh khác như Vĩnh

Long, Đồng Nai,… Và một số tổ hợp khác cũng phát triển không kém như tổ hợp

Ngày đăng: 27/06/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w